1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Một số kinh nghiệm thành công và hạn chế trong quá trình cải cách

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 169 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Họ và tên học viên Hà Đình Hải Ngày sinh 05 09 1974 Lớp Cao cấp lý luận chính trị Lạng Sơn Mã số học viên 14 CCKTT0596 Tên Tiểu luận Một số kinh nghiệm thành công và hạn chế trong quá trình cải.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

Tên tiểu luận: Một số kinh nghiệm thànhcông và hạn chế trong quá trình cải cáchmở cửa của Trung Quốc và những vấn đề

đặt ra cho các tỉnh phía Bắc Việt NamChuyên đề tự chọn: Cải cách mở cửa của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra

cho các tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay

Thuộc chuyên đề số: 3

Họ và tên học viên: Hà Đình Hải Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn Khóa học: 2014 - 2016

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Trang 2

Họ và tên học viên: Hà Đình Hải Ngày sinh: 05-09-1974Lớp: Cao cấp lý luận chính trị Lạng Sơn Mã số học viên: 14-CCKTT0596 Tên Tiểu luận: Một số kinh nghiệm thành công và hạn chế trong quá trình cải cáchmở cửa của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam

Khối kiến thức thứ 4, thuộc các chuyên đề tự chọn.Chuyên đề số: 3

Học viên ký và ghi rõ họ tên

Hà Đình Hải

Điểm kết luận của tiểu luậnChữ kí xác nhận CB chấm tiểu luận

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước So với công cuộc cải cách và chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trungsang kinh tế thị trường ở các quốc gia khác, đổi mới ở Việt Nam có những nétđặc thù riêng Đổi mới ở Việt Nam diễn ra từ hai chiều: “từ dưới lên” tức là ởcác hợp tác xã, doanh nghiệp và “từ trên xuống” tức là các quyết định củaĐảng và Nhà nước Mối liên hệ hai chiều ấy đã làm cho công cuộc đổi mới ởViệt Nam diễn ra không có sự xung đột giữa “phía trên” và “phía dưới”, cũngnhư không có các “cú sốc” quá mạnh được tạo ra bởi các chính sách và biệnpháp điều chỉnh vĩ mô cứng rắn và duy ý chí của bộ máy lãnh đạo “phía trên”.Đó là đặc điểm nổi bật của quá trình đổi mới ở Việt Nam, vừa có sự chỉ đạotừ trên xuống, vừa có sự sáng tạo của nhân dân từ bên dưới Do đó, đổi mớiđã dẫn đến thành công

Khác với các nước Đông Âu và Liên Xô, ở Việt Nam nhu cầu đổi mớicác chính sách xuất phát từ chính lĩnh vực kinh tế, chứ không phải là hệ quảcủa những biến động chính trị

Sự chuyển từ chiến tranh sang hòa bình đã làm bùng nổ các nhu cầu vềđời sống, từ đó làm nảy sinh yêu cầu tháo gỡ các cản trở về quản lý kinh tế vàsau đó dẫn đến những thay đổi trong quan niệm từ sự vận hành của nền kinhtế Nói cách khác, thực tiễn đã làm “tan băng” các quan niệm xơ cứng và thúcép hoàn thành hệ thống lý thuyết và quan niệm phù hợp hơn

Quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc trong những năm qua đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn Trên con đường ấy, Trung Quốc đã phải “dò đáqua sông”, vừa cải cách, vừa tìm tòi các biện pháp thích hợp, vừa khôngngừng rút kinh nghiệm Thành công của Trung Quốc là biểu trưng cho thànhcông của sự đột phá về lý luận và sự quả cảm trong thực tiễn Cải cách củaTrung Quốc là một nỗ lực nhằm đưa xã hội Trung Quốc phát triển theo conđường chủ nghĩa xã hội “mang đặc sắc Trung Quốc”

Trang 4

Việt Nam là nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa,lịch sử với Trung Quốc Đặc biệt trong thời hiện đại, Việt Nam cũng đã đi conđường mà Trung Quốc đã trải qua Vì thế, có thể nhận thấy mô thức đi lên củaViệt Nam, những “vấp váp” của Việt Nam đều ít nhiều mang dáng dấp mànhững gì Trung Quốc đã trải qua Tuy nhiên, đứng trước một “cuộc khủnghoảng thực sự của chủ nghĩa xã hội”, Trung Quốc và Việt Nam – dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản mỗi nước đã kịp thời và mạnh dạn tiến hành cải cáchtoàn diện về kinh tế - xã hội Trên bước đường cải cách, Việt Nam có thể đúckết và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ mô hình của Trung Quốc Vẫnbiết mỗi nước có những đặc điểm tự nhiên, xã hội khác nhau, xuất phát điểmkinh tế - xã hội khác nhau, nhưng thực tiễn công cuộc cải cách mở của củaTrung Quốc vẫn là một điểm nhìn tham chiếu bổ ích cho Việt Nam, vẫn để lạicho chúng ta nhiều bài học thiết thực, có giá trị Đó cũng là lý do em chọn đềtài: “ Một số kinh nghiệm thành công và hạn chế trong quá trình cải cách mởcửa của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam”

I MỤC ĐÍCH, PHẠM VI CỦA TIỂU LUẬN

Đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình cải cách mở cửacủa Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, rút ra những bài học kinh nghiệm vànhững vấn đề đặt ra đối với các tỉnh phía Bắc Việt Nam

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Thu thập các tài liệu, số liệu trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngànhvề Trung Quốc

III Ý NGHĨA THỰC TIỄNTiểu luận đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong công cuộc cảicách, mở cửa của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra những bài học kinh nghiệmlàm cơ sở tham khảo, liên hệ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta trong giai đoạn hiện nay

Trang 5

IV NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIỂU LUẬN

Tiểu luận gồm những nội dung chính sau:1 Khái quát về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc trước cảicách, mở cửa

2 Những thành công và bài học kinh nghiệm trong công cuộc cải cách,mở cửa, phát triển của Trung Quốc

3 Một số vấn đề rút ra cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam từ công cuộccải cách mở cửa của Trung Quốc

Trang 6

B NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (CNXH) ỞTRUNG QUỐC THỜI KỲ TRƯỚC CẢI CÁCH MỞ CỬA

1 Hình thành tư tưởng Mao Trạch Đông

Từ thực tiễn đấu tranh “thành phố là trung tâm” chuyển sang “lấy nôngthôn bao vây thành thị” Nông dân là trung tâm của cách mạng Trung Quốc

Tư tưởng Mao Trạch Đông bao gồm:Lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hộiLý luận về cách mạng dân chủ mới

Lý luận về xây dựng quân đội cách mạng và chiến lược quân sựLý luận về công tác chính trị, tư tưởng, công tác văn hóa

Lý luận về xây dựng Đảng,…Đại hội VII Đảng cộng sản Trung Quốc chính thức xác nhận tư tưởngMao Trạch Đông là tư tưởng chỉ đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc

Tư tưởng Mao Trạch Đông có những đóng góp quan trọng đối với cáchmạng Trung Quốc thể hiện nổi bật trên 3 mặt:

Đưa ra tinh thần “thực sự cầu thị”, nghĩa là lý luận phải liên hệ với thựctế, giải phóng tư tưởng, dùng thực tế khách quan để kiểm nghiệm chân lý

Đường lối quần chúng, nghĩa là tất cả vì quần chúng, từ quần chúng màra sau đó trở lại quần chúng

Độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, nghĩa là các phương châm của Đảngphải dựa trên cơ sở thực tế đất nước và lực lượng của nhân dân, tìm ra conđường phát triển phù hợp với tinh thần đất nước

2 Thực tiễn xây dựng CNXH

Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng Mao Trạch Đông, công cuộc xây dựngCNXH Trung Quốc thời kỳ này đã đạt được một số thành tựu sau:

Trang 7

Chế độ XHCN được xác lập gồm 3 trụ cột chính: Chế độ đại hội đạibiểu nhân dân; Chế độ hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản Trung Quốc; Chế độ tự trị khu vực dân tộc thiểu số.

Trung Quốc đã đạt được một số thành công trong phát triển côngnghiệp Năm 1964 đã thí nghiệm thành công bom nguyên tử và trở thành quốcgia sở hữu vũ khí hạt nhân của thế giới

Trung Quốc đã bước đầu xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩavới ba đặc điểm: Dân tộc, khoa học và đại chúng

Đời sống nhân dân nhất là khu vực nông thôn bước đầu được cải thiệnso với thời kỳ trước khi giành chính quyền

II NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ TRONG CẢI CÁCH, MỞ CỬAXÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA TRUNG QUỐC

1 Vì sao Trung Quốc phải cải cách

Những tác động của bối cảnh thế giớiDo sai lầm về đường lối “Ba ngọn cờ hồng”, “Đại cách mạng văn hóa”;tư tưởng “Hai phàm” làm cho đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng khủnghoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội

2 Nội dung cải cách chủ yếu

Lấy phát triển kinh tế làm trung tâmLấy con người làm gốc

Tiến hành cải cách, mở cửaChuyển kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa

Đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh

Trang 8

3 Những vấn đề cơ bản trong đường lối cải cách của Trung Quốc

Một là, thực hiện bốn nguyên tắc của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở

Trung Quốc: kiên trì chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lýluận Đặng Tiểu Bình (sau này bổ sung tư tưởng “ba đại diện” và “quan điểmphát triển hài hòa”); kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc; kiêntrì con đường xã hội chủ nghĩa; kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân

Hai là, tiến hành bốn hiện đại hóa: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học

kỹ thuật, quốc phòng

Ba là, thực hiện nhất quán: kiên trì giải phóng tư tưởng; kiên định cải

cách mở cửa; kiên định phát triển khoa học và xã hội hài hòa; kiên định phấnđấu vì mục tiêu xây dựng xã hội thịnh vượng (được khẳng định tại Đại hộiXVII-2007)

4 Những thành công và bài học kinh nghiệm trong công cuộc cảicách, mở cửa, phát triển của Trung Quốc

Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế, lại bị tàn phá bởi chiếntranh cộng thêm những sai lầm nghiêm trọng trong phong trào Đại nhảy vọtvà Cách mạng văn hóa, nhưng chỉ sau hơn 30 năm cải cách, mở cửa, TrungQuốc đã tạo ra một bước phát triển nhảy vọt vĩ đại trong lịch sử xây dựng vàphát triển đất nước Bước nhảy vọt vĩ đại đó được thể hiện ở những thành tựunổi bật trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội , đối ngoại, khoahọc – kỹ thuật,…Từ năm 1978-2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của GDPTrung Quốc là 9,8% cao hơn 3% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàngnăm của thế giới trong cùng thời kỳ Năm 2009 bất chấp sự ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn ởvào khoảng 9,0%, GDP đạt 33.500 tỷ nhân dân tệ GDP năm 2014 đạt63.646,3 tỷ NDTThu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2012khoảng 3000USD/người, năm 2013 đạt khoảng 6.000USD/người Tổng lượng

Trang 9

kinh tế của Trung Quốc từ vị trí thứ 11 thế giới khi mới chuyển sang cải cáchmở cửa đã vươn lên vị trí thứ 2 ( từ quý 2 năm 2010), vượt Nhật Bản, chỉđứng sau Mỹ; dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới (năm2013 đạt 3.820 tỷ USD; năm 2014 là 3.843 tỷ USD) Thành tựu của TrungQuốc trên lĩnh vực kinh tế không chỉ được đánh giá qua tốc độ tăng trưởng,về GDP hàng năm mà còn thể hiện trên phương diện bình quân đầu người, vềviệc xóa đói, giảm nghèo, năng lực cạnh tranh với kinh tế thế giới, về tiềmnăng quân sự và cái được gọi là “quyền lực mềm”,…Có quan điểm cho rằng,những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong hơn 30 năm cải cách mở cửathì một số nước trên thế giới phải mất hàng trăm năm mới đạt được GiangTrạch Dân đã cho rằng, cải cách mở cửa là một trong ba sự kiện quan trọngnhất của Trung Quốc trong thế kỷ 20, cùng với cách mạng Tân Hợi và việc rađời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Sự phát triển mạnh mẽ của TrungQuốc trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, khoa học,kỹ thuật,… có những tác động không nhỏ tới các nước trên thế giới, nhất làcác nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam Câu hỏi được đặt ra là:Nguyên nhân nào làm nên những thành tựu to lớn trong mấy chục năm quacủa Trung Quốc? Vì vậy, việc nghiên cứu để chỉ ra những thành công và cảnhững hạn chế trong quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc là vấn đềđược nhiều người quan tâm.

Nguyên nhân của những thành công trong giai đoạn cải cách mở cửacủa Trung Quốc không hoàn toàn bắt đầu từ năm 1978 trở về sau, mà xuấtphát từ giai đoạn trước đó, giai đoạn được xem là thành công ít, sai lầm nhiều.Sở dĩ có thể nói như vậy là vì, xuất phát từ những sai lầm hết sức nghiêmtrọng trong giai đoạn trước 1978 như chủ trương “lấy đấu tranh giai cấp làmchính”, “cách mạng văn hóa”, “hai phàm là”, “nồi cơm to”, “đại nhảy vọt”,“công xã nhân dân’, … ,mà Trung Quốc đã rút ra được những bài học xương

Trang 10

máu cho mình Một điều rõ ràng là, Trung Quốc dám nhìn thẳng vào nhữngsai lầm đó, kiên quyết khắc phục sai lầm, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm,phân tích, làm rõ bản chất của những sai lầm đó, kiên quyết khắc phục sailầm Khi đã nhận thấy sai lầm, khuyết điểm, tìm ra biện pháp, con đường đểkhắc phục, thì Trung Quốc kiên trì đến cùng để khắc phục những sai lầm,khuyết điểm đó Như vậy, nguyên nhân đầu tiên tạo nên những thành tựu tolớn trong giai đoạn cải cách mở cửa là Trung Quốc đã tiến hành tổng kếtnhững sai lầm, hạn chế trong xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn trước,trong đó đặc biệt là việc rút ra những bài học về khắc phục bệnh chủ quan,duy ý chí, không tôn trọng quy luật khách quan, không lấy thực tiễn làm tiêuchuẩn kiểm nghiệm chân lý Những sai lầm trong giai đoạn trước cải cách mởcửa cũng đã giúp Trung Quốc rút ra bài học về việc không được áp dụng dậpkhuôn, máy móc mô hình xã hội chủ nghĩa của nước khác, cụ thể là của LiênXô trước đây.

Chính vì vậy, Trung Quốc đã tự tìm con đường đi cho riêng mình, đó làđộc lập, sáng tạo trong vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lêninvào điều kiện cụ thể của mình Đặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh rằng: “Côngcuộc hiện đại hóa của chúng ta phải xuất phát từ thực tế Trung Quốc Trongcách mạng cũng như trong xây dựng, phải tham khảo học tập kinh nghiệmcủa nước ngoài Nhưng dập khuôn theo kinh nghiệm, mô hình nước khác, từtrước đến nay đều không thể thành công Về mặt này, chúng ta đã có không ítbài học Kết hợp những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác với thực tế củanước ta, đi con đường của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắcTrung Quốc, đó là kết luận của chúng ta, đúc rút được từ tổng kết kinhnghiệm lịch sử lâu dài” Trung Quốc đã nhận thức rõ việc kiên trì chủ nghĩaMác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình nhưng ý thức rằngkhông được dập khuôn, giáo điều và luôn cố gắng để Trung Quốc hóa chủ

Trang 11

nghĩa Mác Vấn đề này chính Mao Trạch Đông đã đề ra, nhưng bản thân MaoTrạch Đông đã không đi theo con đường đó mà lại làm ngược lại Đồng thời,Trung Quốc rất tích cực tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thếgiới, nhưng không sao chép nguyên si, dập khuôn máy móc, mà dựa trên hoàncảnh, điều kiện thực tiễn của mình để đi tìm con đường riêng Trong số nhữngthành tựu đã đạt được trong hơn 30 năm cải cách mở cửa nói riêng và toàn bộquá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung,Giang Trạch Dân đặc biệt nhấn mạnh đến thành tựu “luôn luôn kiên trì kếthợp giữa nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của TrungQuốc, kiên trì sự chỉ đạo của lý luận khoa học, kiên định đi theo con đườngcủa mình” Theo Giang Trạch Dân, đây là “kinh nghiệm cơ bản nhất tổng kếtlịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Trong bài phát biểu tổng kết kinh nghiệm 30 năm cải cách mở cửa củaTrung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tiếp tục khẳng định và phát triển quanđiểm nêu trên của Giang Trạch Dân khi cho rằng: “phải kết hợp kiên trìnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác và việc tiến hành Trung Quốc hóa chủnghĩa Mác, giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, tiến cùng thời đại, sáng tạolý luận trên cơ sở thực tiễn để mang lại sự chỉ đạo về lý luận cho cải cách mởcửa Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã thu được những thành tựu to lớntrong cải cách mở cửa chính là nhờ chúng ta vừa kiên trì những nguyên lý cơbản của chủ nghĩa Mác, lại vừa căn cứ vào thực tiễn Trung Quốc và sự pháttriển của thời đại, không ngừng Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, hình thànhmột hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bao gồm lý luậnĐặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trong Ba đại diện và quan điểm phát triển mộtcách khoa học ….tạo sức sống mạnh mẽ cho chủ nghĩa Mác Trung Quốcđương đại

Trang 12

Trên tinh thần thực sự cầu thị, giải phóng tư tưởng, tinh thần độc lập,sáng tạo, nỗ lực tìm kiếm con đường đi riêng, kết hợp các nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa Mác với điều kiện đặc thù của mình, Trung Quốc đã khôngngừng tổng kết thực tiễn, sáng tạo lý luận, do đó luôn tạo ra những đột phátrong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội Khó có lý luận nào vừa mới ra đờiđã sâu sắc, đúng đắn mà phải phải trải qua một quá trình không ngừng điềuchỉnh, phát triển, bổ sung, cụ thể hóa, khái quát hóa mới trở nên hoàn chỉnh,phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và xu hướng của thế giới Vớiphương châm đó Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống lý luận chủnghĩa xã hội hết sức sâu sắc, có bài bản và mang tính hệ thống.

Rất nhiều học giả cho rằng, thành công của công cuộc cải cách mở cửacủa Trung Quốc trước hết xuất phát từ việc đổi mới, sáng tạo và tạo nênnhững đột phá về lý luận Chính từ yêu cầu đổi mới lý luận, coi trọng và kiêntrì đổi mới lý luận, cho đến nay Trung Quốc đã có một hệ thống lý luận đồ sộ,sâu sắc về CNXH, về con đường đi lên CNXH, về CNXH đặc sắc TrungQuốc,… Đổi mới lý luận của Trung Quốc diễn ra trên phạm vi rộng, bao gồmnhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, xây dựng đảng,…Thành quả sáng tạo lý luận của Đảng cộng sản Trung Quốc chủ yếu là hìnhthành hệ thống lý luận về CNXH đặc sắc Trung Quốc

Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội và trong tám thập kỷ qua, Đảng ta luôn kiên trì mục tiêu đó.Trong hơn 20 năm đổi mới, tình hình thế giới biến động rất phức tạp Cuốinhững năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ởcác nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ Chủ nghĩa xã hội hiện thực bị lâm vàothoái trào, phong trào cách mạng thế giới gặp những khó khăn to lớn chưatừng thấy Tình hình đó đã tác động đến cách mạng nước ta Đứng trước tình

Trang 13

thế hiểm nghèo đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng ta vẫn kiên địnhcon đường xã hội chủ nghĩa đã chọn - con đường hợp quy luật phát triển củacách mạng Việt Nam để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng,dân chủ, văn minh, phù hợp với con đường phát triển của nhân loại.

Trong những năm đổi mới, Đảng ta đã có sự nhận thức sâu sắc hơn, đúng

đắn hơn đối với chủ nghĩa Mác - Lênin Trong Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được Đại hội VII của Đảng thông qua

năm 1991 Đảng ta đã đưa tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng nước ta

-Trên cơ sở đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, Đảng ta đặt vấnđề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựngNhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân,vì dân

Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Đảng, nhất là trong thời kỳ đổimới đã khẳng định giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởngHồ Chí Minh Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là kiênđịnh tính biện chứng, là điều kiện cơ bản bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới vô cùng phức tạp của tìnhhình thế giới

Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cáchlàm phù hợp

Công cuộc cải tổ, cải cách ở một số nước xã hội chủ nghĩa cho thấy,nếu xác định đúng mục tiêu, song không xác định đúng phương hướng, bướcđi thì vẫn có thể không thành công Đối với nước ta, đổi mới là một sự nghiệpcó tính chất cách mạng, toàn diện, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xãhội

Đổi mới toàn diện phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, tuy nhiênphải xác định trọng tâm, trọng điểm và phải có các bước đi, hình thức, cáchlàm phù hợp, phải nắm lấy khâu then chốt trong mỗi thời kỳ, phải nắm vững

Trang 14

các mối quan hệ biện chứng chủ yếu trong đời sống xã hội, đó là quan hệ giữalực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tếvà quốc phòng - an ninh, trong đó xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế vàchính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có ý nghĩa hết sức quantrọng.

Trong quá trình đổi mới, nước ta kế thừa những kinh nghiệm dựngnước và giữ nước của lịch sử dân tộc, những thành tựu của cách mạng, giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọnlọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại, trong đó có mặt tích cực của kinh tếthị trường, những giá trị tư tưởng về nhà nước pháp quyền

Để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, nước ta đã bảo đảm tốt nhiệmvụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ thenchốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội Gắn kết chặt chẽ kinhtế với văn hóa và bảo đảm môi trường sinh thái Tăng trưởng kinh tế đi đôi vớithực hiện công bằng xã hội trong từng bước phát triển, gắn kết phát triển kinh tếvới nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đối ngoại

Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vaitrò chủ động, sáng tạo của nhân dân, phù hợp thực tiễn, luôn luôn nhạy bénvới cái mới

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và tổ chức thực hiệnvề bản chất mang tính nhân dân sâu sắc thể hiện ở chỗ nó bắt nguồn từ nhândân, vì lợi ích của nhân dân và do nhân dân thực hiện Chính những sáng kiếncủa nhân dân, của cơ sở nảy sinh từ cuộc sống thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc đểhình thành chủ trương đổi mới của Đảng Đường lối đổi mới phù hợp vớinguyện vọng của nhân dân, thể hiện ý Đảng lòng dân nên được toàn dân ủnghộ và thực hiện một cách sáng tạo đã giải phóng được mọi tiềm năng của lựclượng sản xuất - nhân tố quyết định sự phát triển xã hội, khơi dậy được tài sứccủa nhân dân để xây dựng và bảo vệ đất nước

Hiện nay, công cuộc đổi mới đang đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận vàthực tiễn mà Đảng ta phải nghiên cứu giải quyết Vì vậy, phải tiếp tục nghiên

Ngày đăng: 05/01/2023, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w