BÁO CÁO KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ ppt

144 521 0
BÁO CÁO KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Hà Nội, 2011 2 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 I. Bối cảnh chung 4 II. Lý do thực hiện nghiên cứu 5 III. Phạm vi, đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu 7 PHẦN A THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CẢN TRỞ TÁC NGHIỆPCÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG I. Quá trình nghiên cứu trước đây – Các định nghĩa đã có về “cản trở tác nghiệp báo chí” 11 II. Một số vụ cản trở tác nghiệp điển hình trong hai năm qua 14 III. Một số kết quả khảo sát đáng chú ý 19 IV. Cản trở tác nghiệp báo chí trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên-môi trường và chống tham nhũng 45 V. Hoạt động cung cấp thông tin của các cơ quan Nhà nước – Quy chế người phát ngôn 55 PHẦN B NGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VI CẢN TRỞ BÁO CHÍ TÁC NGHIỆP I. Nguyên nhân về phía người làm báo 63 1. Nguyên nhân chủ quan 63 2. Nguyên nhân khách quan 67 II. Nguyên nhân về phía cơ quan báo chí 68 3 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ 1. Khi tòa soạn kém uy tín 68 2. Khi tòa soạn không đoàn kết 69 III. Nguyên nhân về phía đối tượng Cản trở 70 1. Cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội… 70 2. Người dân 72 IV. Nguyên nhân liên quan đến hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi 73 A. CÁC TỒN TẠI 1. Hệ thống pháp luật 74 2. Hội nghề nghiệp (Hội Nhà báo) 83 3. Cơ quan quản lý nhà nước (kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về báo chí) 88 B. CÁC NGUYÊN NHÂN 90 C. CÁC GIẢI PHÁP 93 1. Truyền thông (tuyên truyền - giáo dục) 93 2. Kiện toàn pháp luật 95 3. Nâng cao vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam 96 4. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 97 KẾT LUẬN 100 PHỤ LỤC 104 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 113 4 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ PHẦN MỞ ĐẦU I. BI CNH CHUNG Từ một nước chậm phát triển, Việt Nam đã bước sang giai đoạn trở thành một nước phát triển với trình độ trung bình. Nền kinh tế đang chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu với những bước đi cụ thể và tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên hệ lụy của chính sách tăng trưởng theo chiều rộng một thời đã bộc lộ một số mặt trái: môi trường bị tàn phá, nạn tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, cái xấu-cái tốt, cái cũ-cái mới đan xen và không dễ nhận diện, đặc biệt là sự tác động của nhiều nhóm lợi ích vào chính sách, vào việc ưu tiên sử dụng tài nguyên và các nguồn lực diễn ra ngày một phức tạp… Những điều này đã tạo ra những nguy cơ lớn gây bất ổn xã hội, đe dọa sự phát triển. Trong bối cảnh đó, với vai trò là công cụ của Đảng, Nhà nước, tiếng nói của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân, lực lượng báo chí đã bám sát các sự kiện xảy ra trong xã hội, phản ánh đa chiều những vấn đề nảy sinh từ hiện tượng cũng như lột tả bản chất các xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình đi lên của đất nước. Sự tham gia của báo chí vừa là thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin 5 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ cho người dân theo Hiến pháp, vừa giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước với tư cách là nhân tố chủ chốt điều hành và phân chia các nguồn lực trong xã hội. Chính đánh giá rất cao vai trò của báo chí nên từ năm 1989, Quốc hội đã ban hành Luật Báo chí nhằm tạo hành lang pháp lý cho các phóng viên, nhà báo hoạt động. Luật này không những minh định quyền thu thập và công bố thông tin của nhà báo mà còn nghiêm cấm tất cả những hành vi cản trở nhà báo hành nghề đúng pháp luật. Sau đó, Luật Phòng chống tham nhũng và nhiều văn bản khác tiếp tục cụ thể hóa quyền này của báo chí với mục tiêu tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà báo hoạt động, cũng là nhằm phục vụ xã hội tốt hơn. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các sự vật hiện tượng diễn ra trong quá trình phát triển, do bị đụng chạm đến lợi ích, do nhà báo bị tác động hoặc đơn giản do thiếu hiểu biết, ở một số nơi, hiện tượng cản trở nhà báo hành nghề vẫn diễn ra, có trường hợp rất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội. Trong vài năm gần đây, hiện tượng này diễn ra ngày một nhiều, hậu quả ngày một lớn, diễn ra ở tất cả mọi vùng miền, lĩnh vực… nhưng kết quả xử lý các hành vi cản trở nhà báo lại không tương xứng với mong muốn của các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí, của chính giới báo chí cũng như của các tầng lớp nhân dân. Tình hình này đòi hỏi có những khảo sát, đánh giá cụ thể về thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng cản trở nhà báo tác nghiệp. II. LÝ DO THC HIN NGHIÊN CU Tính đến tháng 3/2011, trên lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1003 ấn phẩm. Ở lĩ nh vực phát thanh và truyền hình, có 67 đài phát thanh, truyền hình gồm 3 đài phát thanh, truyền hình ở trung ương (VOV, VTV, VTC), và 64 đài phát thanh-truyền hình ở các địa phương với 200 kênh sản xuất trong nước và 67 kênh nước ngoài. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng nghìn trang tin điện tử có nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp. 6 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Cũng tính đến tháng 3/2001, cả nước có gần 17.000 người đã được cấp thẻ nhà báo và trên 5.000 người đang hoạt động báo chí nhưng chưa có thẻ, trong đó nhiều phóng viên, biên tập viên có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ khá. Hiện tượng phóng viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp đã diễn ra từ lâu, ở nhiều vùng, do nhiều loại đối tượng gây ra với đủ loại hậu quả. Xét về mặt hình thức, các quy định của pháp luật về lĩnh vực này có tương đối nhiều, hệ thống cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí và tổ chức của hội nghề nghiệp cũng khá đầy đủ. Tuy nhiên, tình hình các phóng viên, nhà báo liên tục bị cản trở vẫn diễn ra, trong khi từ trước đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu bài bản, toàn diện nào về tình trạng này. RED Communication là tổ chức khoa học trực thuộc Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, có chức năng nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông phát triển. Các nhân sự tham gia RED đều từng là nhà báo, từng quan tâm và bám sát các hiện tượng phóng viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp. Ngay tại thời điểm RED đề xuất ý tưởng nghiên cứu (tháng 4/2011), đã xảy ra liên tiếp các vụ cản trở nhà báo gây xôn xao dư luận và giống như nhiều sự việc khác, các vụ cản trở này đa phần không tìm ra thủ phạm hoặc thủ phạm không bị xử lý nghiêm minh. Chính thế, từ tháng 6/2011, được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Anh, được cơ quan chủ quản là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phê duyệt, RED triển khai thực hiện dự án trên quy mô toàn quốc với nhiều hoạt động cụ thể. Chính tầm quan trọng của dự án, RED Communication đã mời nhóm chuyên gia nghiên cứu là những người đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực báo chí, có nhiều kinh nghiệm, am hiểu công tác nghiên cứu và xây dựng chính sách, đã tham gia nhiều hoạt động tương tự ở giai đoạn tiền dự án. 7 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Họ tên Các đơn vị công tác đã qua Chuyên môn hiện tại Mai Phan Lợi Báo Khoa Học & Đời Sống, báo Nhà Báo & Công Luận, báo Pháp Luật TP.HCM Quản lý tòa soạn báo Ngô Huy Toàn anh tra Bộ VH-TT; anh tra Bộ TT-TT anh tra Báo chí Lưu Đình Phúc Cục An ninh Tư tưởng - Văn hóa; Cục Báo chí Quản lý báo chí Nguyễn Văn Hiếu VKSND tỉnh Hưng Yên, Vụ Pháp chế Bộ VH-TT, Cục Báo chí Quản lý báo chí Phạm Đoan Trang Báo điện tử VnExpress; Đài TH VTC, báo điện tử VietNamNet, báo Pháp Luật TP.HCM Nhà báo Hoàng Nghĩa Nhân Tạp chí Nghề Luật, báo điện tử VnExpress, báo Pháp Luật TP.HCM ư ký tòa soạn báo Lê Khánh Duy Báo điện tử VietNamNet Nhà báo III. PHM VI, ĐI TƯNG, THI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU Dự án được ký kết ngày 20/6/2011, nhưng đã được nhóm thành viên RED khởi động từ rất sớm. Sau khi văn kiện dự án được phê duyệt, từ 1/7/2011 đến 15/8/2011, việc khảo sát được tiến hành theo hai hình thức: - Khảo sát trực tuyến trên 6 báo điện tử (VietNamNet, VTC News, Dân Việt, anh Niên online, Pháp luật TP.HCM online, Người Lao Động online) với nhóm bạn đọc và nội dung được xác định trước. - Khảo sát trực tiếp với 384 người đang trực tiếp hành nghề báo chí theo bảng câu hỏi có sẵn (bảng hỏi định lượng); phỏng vấn trực tiếp (bảng hỏi định tính có ghi danh) 60 nhà báo, cán bộ liên quan đến tác nghiệp báo chí xung quanh chủ đề cản trở nhà báo tác nghiệp. Trong quá trình này, nhóm nghiên cứu đã trực tiếp thực hiện điều tra khảo sát tại một số địa bàn trọng điểm đối với tác nghiệp báo chí 8 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tây Nguyên, TP.HCM và Cần ơ. Một số địa bàn “nóng” khác cũng được các điều tra viên, cộng tác viên của RED trực tiếp khảo sát, như Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Bình uận. Trong cuộc khảo sát trực tiếp 384 người làm báo (gồm cả nhà báo – đã có thẻ, và phóng viên – chưa được cấp thẻ), để đảm bảo tính đại diện, RED cố gắng duy trì một tỷ lệ thích hợp, cân đối giữa các nhóm tuổi, kinh nghiệm làm nghề và loại hình báo chí, như trong các bảng dưới đây. Độ tuổi của các phóng viên, nhà báo tham gia khảo sát cũng là một thông số cần chú ý, bởi trong nghề báo, độ tuổi có mối liên hệ rất chặt chẽ với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, trong đó có cả kỹ năng ứng xử khi tác nghiệp, nhất là trong những tình huống khó khăn. 9 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Tương tự, một thông số khác là số năm kinh nghiệm làm việc, cũng là một yếu tố có tác động mạnh tới trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp của phóng viên, nhà báo, nhất là trong tình huống khó khăn. Một thông số quan trọng mà nhóm tiến hành điều tra khảo sát tính đến là tỷ lệ người làm báo có và không có thẻ nhà báo. Điều này sở dĩ quan trọng trong luật pháp cũng như trong nhận thức của xã hội, nhà báo phải là người “đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”. Người chưa/không được cấp thẻ thì không được công nhận là nhà báo. ế nhưng trên thực tế, như các phần sau trong báo cáo sẽ cho thấy, một tỷ lệ rất lớn người bị cản trở trong lúc tác nghiệp báo chí lại là những người không có thẻ. Từ đây đặt ra vấn đề cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của những người tác nghiệp báo chí chính đáng, đúng luật pháp mà lại chưa/không có thẻ nhà báo. 10 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tiến hành thu thập tài liệu, khảo sát, phân tích sâu về các nhóm đề tài: thực trạng việc sử dụng công cụ pháp lý (hành chính, hình sự) trong việc bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo; việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin theo Quyết định của ủ tướng Chính phủ; thực trạng cản trở tác nghiệp báo chí liên quan đến mảng phòng chống tham nhũng và tài nguyên môi trường; vai trò của hội nghề nghiệp trong bảo vệ quyền tác nghiệp báo chí; sự quan tâm của một cơ quan báo chí (Pháp Luật TP.HCM) đối với đề tài cản trở tác nghiệp báo chí; kinh nghiệm nước ngoài xử lý các hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp. [...]... đã có về cản trở tác nghiệp báo chí ), cho đến nay chưa BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ 19 có một định nghĩa chính xác về “thế nào là cản trở tác nghiệp báo chí Do vậy, trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu - truyền thông về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí , chúng tôi đã cố gắng để đạt tới một định nghĩa đầy đủ về khái niệm này, thông qua một cuộc khảo sát. .. khảo sát với quy mô 384 người làm báo trên toàn quốc Các câu hỏi nhằm xác định bốn vấn đề sau: - Nhận diện hành vi cản trở báo chí - Quan niệm, nhận thức của người làm báo về hành vi cản trở tác nghiệp báo chí - Hậu quả của hành vi cản trở tác nghiệp báo chí - Định nghĩa rút ra về “thế nào là cản trở tác nghiệp báo chí III.1 Các hình thức cản trở Các hành vi cản trở báo chí rất đa dạng Trong khuôn khổ... quay phim là hành vi cản trở tác nghiệp (79,69%); l 181 người cho rằng thu giữ thẻ nhà báohành vi cản trở tác nghiệp (47,14%); l 141 người cho rằng thu tài liệu (sổ sách…) là hành vi cản trở tác nghiệp (36,72%) l BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ 27 79/384 người từng bị thu giữ phương tiện tác nghiệp trên thực tế (20,57%) Thông thường khi nói tới hành động “thu... bị cản trở trong quá trình tác nghiệp chưa?”, chúng tôi nhận được câu trả lời “Có” từ 327 trên tổng số 384 phóng vi n, nhà báo được hỏi, nghĩa là một tỷ lệ rất cao (87,90%) 20 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Với câu hỏi “Theo bạn, như thế nào thì được gọi là hành vi cản trở tác nghiệp báo chí , các phóng vi n, nhà báo đã nhận diện khoảng 12 nhóm hành vi cản trở. .. báo chí, nhưng vẫn đòi hỏi thêm giấy tờ thì mới tiếp phóng vi n, dụ thẻ nhà báo, giấy giới thiệu của cơ quan báo chí, giấy mời riêng của cơ quan chức năng… Đây rõ ràng là hành vi cản trở, nhưng chưa bao giờ bị nhận diện và rất khó xử lý 213/384 phóng vi n, nhà báo nhận diện màn “đòi hỏi thủ tục” này là hành vi cản trở (55,47%); BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ... công 34 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ vi c (xem phần III.3., “Hậu quả của hành vi cản trở tác nghiệp báo chí ) 35 người từng thực sự bị cản trở theo cách này (9,11%) Trích thư của nhà báo Cao Hùng (cơ quan thường trú báo Lao Động) gửi lãnh đạo, ngày 28/3/2011: (…) Phía lãnh đạo Trường Cao đẳng Điện Lực còn rêu rao đã “mua” được báo Lao Động rồi Thậm chí, tôi... phòng làm vi c của ông Nghiệp Trong buổi làm vi c này, ông Nghiệp cũng như Ban giám hiệu nhà BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ 25 trường không có một cơ sở chứng lý nào thuyết phục nhằm phản hồi lại hai bài báo Họ thừa nhận có các vụ vi c báo nêu và ông Nghiệp xin báo đừng đăng nữa Cuối buổi làm vi c, tôi bước ra khỏi phòng ông Nghiệp để ra về, thì ông Nghiệp, một... VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG I Quá trình nghiên cứu trước đây – Các định nghĩa đã có về cản trở tác nghiệp báo chí Cho đến nay, ở Vi t Nam, chưa từng có một đề tài nghiên cứu nào cụ thể hóa về cản trở tác nghiệp báo chí , cho nên cũng chưa có định nghĩa nào của giới nghiên cứu về khái niệm này Gần đây nhất, Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo. .. coi đó là hành vi cản trở (63,54%); l 238 trường hợp đề cập đến các hành vi hủy hoại dữ liệu (file âm thanh, hình ảnh…) (61,98%); l 164 trường hợp đề cập tới các vụ phóng vi n, nhà báo bị tiêu hủy tài liệu (42,71%) BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ 29 47/384 người (12,24%) cho biết chính họ từng là nạn nhân của hành động phá hoại, tiêu hủy phương tiện tác nghiệp Nhóm... cản trở trong các trường hợp nhìn chung là thành phần ít học, “đối tượng xã hội” (lưu manh, côn đồ, lâm tặc…) Các vụ giữ người, nhất là giữ phóng vi n, nhà báo đang tác nghiệp hợp pháp, do đó thường được coi là “chuyện lớn”, đủ để xuất hiện trên mặt báo BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ 31 Theo khảo sát của RED: 206 phóng vi n, nhà báo nhận diện giam giữ, nhốt là hành . BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Hà Nội, 2011 2 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO. điều tra khảo sát tại một số địa bàn trọng điểm đối với tác nghiệp báo chí 8 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ như

Ngày đăng: 24/03/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan