Các khái niệm cơ bản
Khái niệm :Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hoá, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường.
Logistics thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận nguyên vật liệu, bao bì đóng gói Trách nhiệm vận hành của hoạt động logistics là việc tái định vị của nguyên vật liệu thô, của công việc trong toàn quá trình, và tồn kho theo yêu cầu chi phí tối thiểu có thể Có thể nói logistics được coi như một nhánh của quá trình tạo ra một hệ thống liên quan đến nguồn lực con người hơn là một hệ thống về máy móc.
Có thể nói con người có vai trò rất quan trọng trong hoạt động logistics với vai trò vừa là đối tượng, vừa là công cụ tác động, vừa là chủ thể của quá trình.
Cơ sở của hoạt động logistics.
Logistics có thể được hiểu như là việc có được đúng số lượng cần thiết ở đúng thời điểm và với chi phí phù hợp Nó là nghệ thuật, là một quá trình khoa học Nó phối hợp tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, quản lý vòng đời dự án, chuỗi cung cấp và hiệu quả.
Khái niệm về logistics bắt nguồn từ nhu cầu quân sự trong việc cung cấp cho chính họ trong quá trình di chuyển của các đoàn quân từ căn cứ ra tiền tuyến Đến năm 1950 logistics mới được vận dụng trong kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ bùng nổ kinh tế.Bằng cách vận dụng các biện pháp vận tải linh hoạt giúp doanh nghiệp có được lợi thế so với đối thủ canh tranh.
Trong kinh doanh, logistics có thể hiểu như việc tập trung cả nội lực lẫn ngoại lực bao hàm cả quá trình chu chuyển từ nhà sản xuất gốc đến người tiêu dùng cuối cùng Chức năng chính của logistics bao gồm việc quản lý việc mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó Người quản lý logistics kết hợp kiến thức tổng hợp của mỗi chức năng từ đó phối hợp các nguồn lực trong tổ chức để vận hành.Có hai quan niệm khác nhau nói lên vai trò của logistics trong kinh doanh Một thì đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó như là sự chu chuyển ổn định của nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ một phía thì coi đó là sự kết hợp giữa các nguồn lực để tiến hành cả quá trình Các hãng sản xuất kinh doanh ứng dụng Logistics vào ngay từ phần lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất, trong quá trình sản xuất và trong khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.
Họ có thể ứng dụng Logistics để phân công dây chuyền sản xuất, chuyên môn hoá sản xuất bố trí, bố trí các cơ sở, các công ty con, các chi nhánh ở trong nước hoặc nước ngoài để nhằm mục đích mua nguồn nguyên vật liệu thuận lợi, thuê nhân công với giá rẻ, đưa hàng đi tiêu thụ nhanh chóng đến các thị trường có nhu cầu, do đó mà đạt được mục tiêu giá rẻ, thuận tiện và bán được nhiều sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận Các công ty lớn ngày càng nghiên cứu ứng dụng Logistics ở mức độ cao hơn Đã có một số hãng đạt được mô hình sản xuất tối ưu Toàn bộ quá trình sản xuất – lưu thông – tiêu dùng của nền sản xuất hàng hoá được mô hình hoá như sau:
(Sơ đồ chuỗi cung ứng)
(nguồn http://www.saga.vn)
Trên thực tế, các hoạt động của quá trình này còn phức tạp hơn nhiều Ngày nay, nền sản xuất hiện đại, với sự phát triển của kinh tế quốc tế và thương mại toàn cầu, đã mở rộng nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ Logistics.
Trong quá trình sản xuất
Chủ yếu áp dụng trong nghành công nghiệp mục đích của nó là đảm bảo mỗi một máy móc thiết bị hay trạm làm việc được ‘nạp’ đủ sản phẩm với đúng số lượng, chất lượng và đúng lúc Vấn đề như vậy không phải là chỉ liên quan đến việc vận chuyển, mà còn là phâm luồng và điều chỉnh các kênh xuyên suốt quá trình gia tăng giá trị và xoá bỏ những giá trị không gia tăng Logistics trong quá trình sản xuất được ápdụng cho cả những nhà máy đang tồn tại hoặc mới được thành lập Sản xuất chế tạo là một nhà máy với quá trình thay đổi ổn định ( có thể hiểu là một nhà máy thì luôn phải hoạt động nhưng với một công suất ổn định) Máy móc được thay đổi vày thay mới.Theo đó sẽ là cơ hội cải thiện hệ thống logistics trong sản xuất Ngược lại, logistics sẽ cung cấp các ‘phương tiện’ cho việc đạt được hiệu quả mong muốn của khách hàng và hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động logistics
Các dịch vụ Logistics chủ yếu là nhận đơn đặt hàng vận tải, gom hàng, xử lý nguyên vật liệu, gia công mã mác, lưu kho, kiểm soát hàng tồn kho, tái chế hàng trả lại, quản lý việc phân phối, xúc tiến thị trường và các dịch vụ thông tin…Tất cả các dịch vụ Logistics nhằm mục đích thoả mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng).Trong dây chuyền cung ứng và tiêu thụ bao gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao nhận, xếp dỡ, lưu kho,… Nếu để hàng hoá phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó họ đã chú ý khâu này bằng những giải pháp khác nhau xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thục họn vị trí kho hàng, thiết lập trung tâm phân phối, quản lý quá trình vận chuyển…
Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đối với một số mặt hàng nhất định, và đã đạt được lợi nhuận cao Các bên tham gia vào hệ thống Logistics có các hãng sản xuất, các nhà giao nhận, các hãng chuyên kinh doanh dịch vụ Logistics Đối với toàn bộ quá trình lưu thông,phân phối, ứng dụng hệ thống Logistics là một bước phát triển cao hơn của công nghệ vận tải Vận tải đa phương thức đã liên kết được tất cả các phương thức vận tải với nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ của hãng sản xuất.Hệ thống Logistics còn liên kết và tối ưu toàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông trên phạm vi rất rộng: trong một quốc gia, một khu vực, đến toàn cầu.
Các nội dung cơ bản của dịch vụ logistics
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh XNK với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó, đây là một công việc rất phức tạp Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh XNK phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch Do vậy sự lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp chỉ tập trung vào lĩnh vực thế mạnh của mình, tối đa hoá lợi nhuận Đến nay đã có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động của dịch vụ logistics.
Logistics bên thứ nhất (1 PL) người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Logistics bên thứ hai (2 PL ) người cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ của Logistics (vận tải, kho bãi, thanh toán,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa có tích hợp hoạt động Logistics
Logistics bên thứ ba (3 PL) là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics, do đó 3 PL tích hợp các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,… trong dây chuyền cung ứng.
Logistics bên thứ tư (4 PL) – là người tích hợp chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển Logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải,… 4 PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Logistics bên thứ năm (5 PL) Gần đây, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, người ta đã nói đến khái niệm Logistics bên thứ năm (5 PL) 5 PL phát triển nhằm phục vụ cho Thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5 PL là các 3 PL và 4 PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.
Nếu theo tính chất thì hoạt động logistics gồm:
Quy trình logistics khi thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
1.3.1 Giao nhận hàng xuất khẩu cho cảng
Giao Danh mục hàng hoá XK và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ.Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với cảng, lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng, giao hàng vào kho, bãi của cảng.
1.3.2 Giao hàng xuất khẩu cho tàu
Sau khi giao hàng cho cảng xong, người xuất khẩu phải làm tiếp thủ tục giao hàng cho tàu, bao gồm các bước Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan, báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận thông báo sẵn sàng Giao cho cảng Danh mục hàng hoá XK để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ Trên cơ sở các danh mục hàng hoá này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên sơ đồ xếp hàng, ký hợp đồng xếp dỡ với cảng Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải. Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để lập vận đơn.Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu Ðây cũng là cơ sở để lập vận đơn đường biển.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L hối phiếu, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm chất, Giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng
1.3.3 Trình tự nhận hàng nhập khẩu
1.3.3.1 Cảng nhận hàng từ tàu :
Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng bản lược khai hàng hoá, sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan, điều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng.Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hoá giao nhận Lập bản kết toán nhận hàng với tàu, cảng và tàu đều ký vào bản kết toán này, xác nhận số lương thực giao so với Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) và B/L Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu giao thiếu.
1.3.3.2 Cảng giao hàng cho chủ hàng:
Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản cho người nhận hàng Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản, chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản lệnh và danh mục hàng đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận lệnh và tìm vị trí hàng.
Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng Ðối với hàng không lưu kho, bãi tại cảng Khi chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc tàu hoặc hàng rời như phân bón, xi măng, clinker, than quặng, thực phẩm…thì chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.Trước khi nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục hải quan và trao cho cảng B/L, lệnh giao hàng Sau khi đối chiếu với Bản lược khai hàng hoá, cảng sẽ lên hoá đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao hàng thẳng để chủ hàng trình cán bộ giao nhận cảng tại tàu để nhận hàng.Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhận cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hoá đã giao nhận bằng phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho
Trong hợp đồng thuê tàu thường ghi rõ họ tên và địa chỉ người thuê tàu, người vận chuyển và một số chi tiết về tàu như tên tàu, cờ tàu, năm đóng, trọng tải, dung tích, loại hạng tàu, cơ quan đăng kiểm, vị trí tàu lúc ký hợp đồng Phải quy định rõ khoảng thời gian, nếu tàu đến chậm quá quy định, người thuê tàu có quyền huỷ hợp đồng (tuỳ theo sự thoả thuận) Tàu được xem như đã đến cảng nếu xảy ra một trong ba trường hợp sau Tàu đã cập cầu cảng hoặc đến vùng thương mại của cảng quy định, tàu đã sẵn sàng để xếp hoặc dỡ hàng của người thuê, tàu đã trao thông báo sẵn sàng cho người được ghi trong C/P (tức người thuê).
Tương tự như quy định về tàu, quy định về hàng hoá cũng đòi hỏi một số chi tiết như, tên hàng, loại bao bì, trọng lượng, thể tích Nếu người thuê tàu cung cấp không đủ số lượng hàng quy định, cũng phải chịu cước như hàng đã đầy tàu Về chi phí xếp dỡ hàng, theo điều kiện tàu chợ thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp dỡ hàng Các chi phí xếp dỡ đã được tính gộp trong giá cước thuê tàu Theo cách này, mức xếp dỡ được quy định theo tập quán của cảng chứ không quy định tiền thưởng phạt xếp dỡ nhanh hay chậm như thuê tàu chuyến.
Cước phí thanh toán được ghi rõ trong hợp đồng như giá cước, loại tiền thanh toán, đồng thời đơn vị tính cước là theo trọng lượng hay thể tích đều có thể dùng chung một đơn vị là tấn cước Khi ấn định giá cước, cần xác định ai chịu phí xếp, dỡ và chi phí xếp hàng dưới tàu.
Nếu tính cước theo trọng lượng, cũng cần ghi rõ trọng lượng tính cước phí theo số lượng hàng xếp lên tàu ở cảng xếp hay theo số lượng hàng giao ở cảng đến Người thuê phải trả toàn bộ tiền cước cho chủ tàu sau khi xếp xong hàng hoặc sau khi ký B/L một số ngày do hai bên quy định nếu bán theo CIF, CF Người thuê tàu có thể trả cước phí sau, thời điểm trả có thể ấn định tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên Trả tiền trước khi mở hầm tàu để dỡ hàng, trả đồng thời với việc dỡ hàng, trả sau khi dỡ xong hàng, trả trước một phần và trả sau một phần Việc giữ lại một phần tiền cước nhằm giúp người thuê gây áp lực nếu có tranh chấp, thưởng phạt với hãng tàu Hợp đồng cũng phải quy định tiền cước được thanh toán tại ngân hàng nào, cách thức trả tiền…
Khi tất cả các hợp đồng và thủ tục cần thiết được hoàn tất chủ tàu sẽ gửi các bản thông báo cho bên thuê tàu gồm Thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng Việc thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng trong một khoảng thời gian ngắn (7,5,3 ngày) trước khi tàu đến cảng xếp dỡ là rất cần cho có đủ thời gian làm thủ tục cho tàu ra vào cảng và chuẩn bị xếp dỡ hàng theo đúng lịch trình đã quy định giữa hai bên chủ tàu và người thuê tàu Thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng Thời gian đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ còn tuỳ thuộc vào điều khoản về tàu đến bến.
Thưởng phạt về xếp dỡ:
Mức tiền bội thường hoặc phạt thường được quy định theo ngày hoặc tấn dung tích đăng ký toàn phần của tàu mỗi ngày.
Nguyên tắc của phạt là khi đã phạt là luôn bị phạt ,tức các ngày sau đó dù là ngày chủ nhật, ngày lễ, xấu hay tốt trời đều bị phạt.Mức thưởng thường chỉ bằng 1/ 2 mức phạt Tiền thưởng thường được tính theo ngày hoặc theo tỷ lệ một phần của ngày, không hẳn ngày chẵn mà còn tính thêm giờ phút. Tàu chợ không có tiền thưởng phạt về xếp dỡ nhanh chậm, chỉ có trong tàu chuyến.Việc nảy sinh tranh chấp giữa hai bên ngoài hợp đồng hiện tại sẽ được chuyển cho trọng tài do hai bên thoả thuận từ trước.Nói chung các hợp đồng đều quy định chủ tàu phải chịu trách nhiệm tổn thất hư hỏng của hàng hoá do xếp không cẩn thận, do chèn lót không tốt, do hun khói, do thiếu cần mẫn thích đáng nên tàu không đủ khả năng đi biển…
Các trường hợp miễn trách nhiệm gồm: thiên tai, tai hoạ ngoài biển,thuỷ thủ phá hoại, cháy, cướp biển, ẩn tỳ của vỏ tàu và máy móc, do bản chất hàng, sơ sót của thuyền trưởng, bị cầm giữ do vua chúa và chính phủ, đi lệch hướng Ngoài ra, chủ tàu được miễn trách do trì hoãn lúc khởi hành và trong chuyến hải trình bởi đình công , thiếu thuỷ thủ hoặc những người ảnh hưởng đến hải trình.Cần xác định rõ chủ tàu hay người cho thuê chịu các chi phí cung cấp vật liệu chèn lót, cung cấp cần trục, dây buộc Chi phí thuê người điều khiển cần trục, di chuyển cần trục, đóng mở hầm tàu.Chi phí làm ngoài giờ, kiểm đếm thuế má, cảng phí
Cách thức thuê tàu chuyến
Thuê tàu chuyến phức tạp hơn công việc thuê tàu chợ, đòi hỏi người thuê tàu phải am hiểu tuyến, luồng vận tải, am hiểu đặc điểm kinh doanh của từng hãng tàu, am hiểu về giá cước phí
Các loại hình tàu chuyến sẽ thuê phục vụ cho kinh doanh như thuê chuyến một, thuê khứ hồi, thuê nhiều chuyến liên tục, thuê bao cả tàu trong một thời gian.
Các loại chứng từ có lien quan đến giao nhận vận tải
Chứng từ là một văn bản có trong đó chứa các thông tin và cung cấp bằng chứng cho sự việc và sự kiện Với ý nghĩa như vậy chứng từ là căn cứ quan trọng cho việc giao nhận và vận chuyển hàng hoá giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
1.4.1 Chứng từ sử dụng đối với hàng nhập khẩu
Chứng từ hải quan là chứng từ theo quy định người chủ hang phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi hàng hoá đi qua biên giới quốc gia.Những chứng từ phải xuất trình và phải nộp khi làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu gồm Một bản chính văn bản cho phép xuất khẩu (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp.Ba bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu, một bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp, bản chính bản kê chi tiết hàng hoá Một bản sao hợp đồng uỷ thác xuất khẩu.
Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện nhập hoặc xuất qua lãnh thổ một quốc gia
Pháp luật Việt Nam quy định việc khai báo hải quan là việc bắt buộc đối với phương tiện xuất khẩu hoặc nhập qua cửa khẩu một quốc gia.Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều bị xử lý theo pháp luật hiện hành.Mẫu tờ khai hải quan thường được thống nhất cho từng loại đối tượng để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên lien quan khi làm thủ tục thông quan.
Hợp đồng mua bán ngoại thương
Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau,theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp.
Tất cả các các doanh nghiệp hội đủ một số điều kiện(về pháp lý,vốn…)là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.Ngoài ra còn có bản kê chi tiết hàng hoá, nó là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện, tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hoá, ngoài ra nó còn có tác dụng bổ sung cho hoá đơn khi lô hàng có tên gọi khác và phẩm cấp khác nhau
1.4.1.2 Các chứng từ với cảng và tàu Được sự uỷ thác của chủ hàng người giao nhận lien hệ với cảng và tàu để lo liệu cho hàng hoá được xếp lên tàu.Các chứng từ được sủ dụng gồm,chỉ thị xếp hàng, biên lai thuyền phó, vận đơn đường biển, bản lược khai hàng hoá, phiếu kiểm đếm, sơ đồ xếp hàng.
Chỉ thị xếp hàng Đây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng,công ty xếp dỡ ,cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi đến cảng đẻ xếp lên tàu và những chỉ dẫn cần thiết.
Biên lai thuyền phó. Đây là những chứng từ do thuyền phó phụ trách về những hàng cấp cho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận hàng xong.Việc cấp biên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận Do đó trong quá trình nhận hàng ngưòi vận tải nếu thấy tình trạng bao bì không chác chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó.Dựa trên biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tàu đẫ nhân hàng đển chuyên trở.
Bản lược khai hàng hoá Đây là bản lược kê các loại hàng hoá xếp trên tàu để vận chuyểnđến các cảng khác nhau, do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập lên. Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngay khi xếp hàng cũng có thể lập khiđang chuẩn bị ký vận đơn, phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tàu rời cảng.BẢn lược khai cung câp số liệu thống kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ sở đẻ công ty vận tải dung để đối chiếu lúc dỡ hàng
Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tàu trên đó ghi số lượng hàng hoá giao nhận tại cầu.
Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép.
Phiếu kiểm đém là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tàu Do đó bản sao của phiếu kiêm đếm phải được cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản để lưu giữ, nó cần thiết cho những khiếu lại tố cáo sau này.
Sơ đồ xếp hàng Đây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu.Nó có thể dung màu sắc khác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dơ hàng lên xuống các cảng.KHi nhận đựoc bản dăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng, mục đích là nhằm sư dụng một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tàu.
Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tàu, ngươi giao nhận được sự uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ hàng hoá,chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán. giáy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng,
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu xác nhận.
Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tùy theo chính sách cảu Nhà Nước vận dụng các chế độ ưu đãu khi tính thuế Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch Đồng thời trong chừng mực nất định, có nói lên phẩm chất của hàng hóa bởi vì đặc đỉểm địa phương và đièu kiện sản xuất có ảnh hưởng tới chất lượng hang hóa.
Sự cần thiết của dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương mại Hải Phòng- Hanosimex
Có thể nói dịch vụ Logistics trong Công ty cổ phần thương mại Hải Phòng – Hanosimex có vai trò hết sức quan trọng đối với công ty Đây là hoạt động kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận trong công ty Hoạt động kinh doanh dịch vụ chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty trong năm
2007 Doanh thu của mảng dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa là 42,26 tỷ đồng trong tổng doanh thu 83,093 tỷ Phần còn lại doanh thu là sự đóng góp của nhà máy may Tuy nhiên, sự hoạt động của nhà máy không đạt hiệu quả cao, kể từ khi đi vào hoạt động năm 2002, phần lớn các năm thua lỗ hoặc hòa vốn Do vậy mà dịch đã tạo ra hầu hết lợi nhuận cho công ty bù đắp sự thua lỗ của nhà máy Việc sản xuất của nhà máy rất thụ động phụ thuộc vào các đơn hàng xuất khẩu từ tổng công ty Không chủ động tìm kiếm thị trường, phần lớn các hợp đồng là gia công do vậy lợi nhuận thu được là không cao Mặt khác, do đặc thù của ngành dệt may là tỷ suất lợi nhuận không cao, giá trị gia tăng không lớn Nếu công ty không kiểm soát chặt chẽ được chi phí đổi mới mẫu mã, tìm kiếm nhu cầu thị trường, tìm kiếm đơn hàng doanh nghiệp sẽ dẫn đến thua lỗ là điều không thể tránh khỏi Về mảng dịch vụ, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế vĩ mô, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa Đây là cơ hội rất lớn cho phát triển của mảng dịch vụ của công ty Với một vị trí địa lý thuận lợi, đó là gần ngay cảng Đoạn Xá, một trong những cảng lớn của Hải Phòng, diện tích đất doanh nghiệp vào khoảng 11000m2 với 8 kho bãi tất cả Đây là một tiền đề vững chắc cho công ty và là lợi thế mà doanh nghiệp khác không có được khi tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, kho bãi, giao nhận, vận tải Với tổng số hơn 80 cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ trên 464 cán bộ công nhân viên của toàn bộ doanh nghiệp đã đóng góp hơn 50% doanh thu và phần lớn lợi nhuận Như vậy, kinh doanh dịch vụ là một mảng xương sống của doanh nghiệp, nó là cơ sở là tiền đề để thúc đẩy sản xuất phát triển, mang tính bền vững, lâu dài Nó duy trì mức lợi nhuận của công ty trong khi sản xuất của nhà máy đang đi vào bế tắc trong khâu tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm Một khi nhà máy có thể tháo gỡ khó khăn trước mắt và từng bước mở rộng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy mảng dịch vụ phát triển mạnh mẽ hơn.
Thực trạng hoạt động logistics tại công ty cổ phần thương mại Hải Phòng –Hanosimex
Giới thiệu tổng quan về công ty cỏ phần thương mại Hải Phòng-Hanosimex
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần thương mại Hải Phòng-Hanosimex, tiền thân là trạm vật tư thuộc Bộ Công Nghiệp chuyên nhập các nguyên vật liệu phục vụ cho ngành sản xuất dệt may ,và một số ngành khác.Được thành lập từ năm 1964 đến nay đã được hơn bốn mươi năm hình thành và phát triển trải qua nhiều thăng trầm công ty cũng có những tên gọi và thuộc nhiều đơn vị chủ quản khác nhau Được Bộ Công Nghiệp chuyển giao về tổng công ty dệt may Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chính là nhập khẩu các nguyên phụ liệu cho ngành may và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu cho ngành dệt may.Gần đây công ty lại được chuyển giao về làm đơn vị trực thuộc của công ty HANOSIMEX với nhiệm vụ chính là nhâp nguyên liệu cho tổng công ty và tham gia một số chức năng mang tính chất tự doanh như vận tải ,tờ khai hải quản ,cho thuê kho tàng bến bãi.Đến ngày 27-11 năm
2006 Bộ trưởng bộ công nghiệp đã ký quyết định số 3376/QĐ-BCN về việc phê duyệt phương án chuyển công ty sản xuất-xuất nhập khẩu Dệt May HảiPhòng của tổng công ty Dệt May Ha Nội thành công ty cổ phần thương mạiHải Phòng-HANOSIMEX.
Chịu trách nhiệm nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của luật pháp
Chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động kinh doanh của công ty
Đảm bảo quyền lợi và phúc lợi đối với nhân viên trong công ty
Tổ chức, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
Nhận kế hoạch được giao của tổng công ty
2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh và mục tiêu của công ty
Tổ chức đại lý ,dịch vụ giao nhận, bảo quản hàng hoá trong và ngoài nước.
Tổ chức kinh doanh kho vận kho ngoại quan.;
Kinh doanh nguyên vật liệu ,vật tư, thiết bị,phụ tùng ,phụ liệu, hoá chất thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may
Xuất nhập khẩu hàng dệt may ,hàng công nghệ thực phẩm ,nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ ,ôtô,xe máy,….
Kinh doanh vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, dịch vụ cho thuê xe ôtô,
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, cho thuê văn phòng.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Từng bước đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, huy động và sử dụng nguồn vốn đặt hiệu quả cao Tạo lợi nhuận, nâng cao mức sống, thu nhập cho cán bộ công nhân viên giải quyết thêm được công ăn việc làm cho những lao động nhàn dỗi Đóng góp vào ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả từng hoạt động của doanh nghiệp.
Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình Đây cũng là đại diện pháp lý của Công ty trước pháp luật.
Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của luật hoặc điều lệ công ty. Đưa ra các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định, quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó, cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
2.1.3.2 Ban giám đốc Điều hành mọi hoạt động của công ty, quyết định các vấn đề lien quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh thường nhật theo những thông lệ quản lý tốt nhất.
Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty đã được hội đồng quản trị thông qua, nếu trái pháp luật, điều lệ công ty và các quyết định của đại hội cổ đông thì có thể từ chối nhưng việc từ chối này phải làm thành văn bản gửi hội đồng quản trị.
Xây dựng trình hội đồng quản trị phê duyệt cơ cấu tổ chức, phương án thay đổi tổ chức, thành lập hoặc giải thể các đơn vị thuộc công ty, trình hội đồng quản trị quy chế quản lý nội bộ Báo cáo tổng công ty và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính tổng hợp, bảng cân đối tài sản của công ty theo quy định của nhà nước và cấp trên
Chỉ đạo hoạt động của nhà máy may về công tác đầu tư, môi trường,thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch tu sửa thiết bị, sửa chữa nhà xưởng Thiết lập, tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên tuân thủ,thực hiện chính sách chất lượng và chính sách trách nhiệm xã hội Chịu trách nhiệm cao nhất trước khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty.Quản lý phần vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật
(Sơ đồ tổ chức các phòng ban chức năng tại công ty cổ phần thương mại Hải Phòng - Hanoismex)
Phòng Tài chính kế toán
CTY CP VẬN TẢI HOÀ PHÁT
Ghi chú: Điều tra trực tuyếnTham gia quản lý, điều hành vốn của HTPC- Hanosimex lien kết kinh doanh
2.1.3.3 Các phòng ban chức năng
Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, chế độ chính sách, hành chính, phục vụ sức khỏe đời sống cán bộ công nhân viên và công tác đổi mới doanh nghiệp.
Tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, điều chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ Đánh giá, nhận xét cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến cán bộ Lập kế hoạch tổ chức, thực hiện công tác đào tạo cán bộ công nhân viên Triển khai, tổ chức và theo dõi tất cả các hoạt động liên quan tới việc tuyển dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, khen thưởng, kỷ luật Quản lý các chế độ chính sách về tiền lương, công tác y tế chăm sóc sức khỏe
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động khen thưởng, kỷ luật công nhân viên, quản lý công tác xây dựng, củng cố lực lượng tự vệ, an ninh, an toàn trong công ty Quản lý việc lập kế hoạch, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, phối hợp với các đơn vị tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kế hoạch thị trường là đơn vị thực thuộc cơ quan, giám đốc công ty Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty về công tác xây dựng và kiểm soát thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công tác triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, công tác mạng máy tính và công tác đầu tư xây dựng cơ bản của công ty.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2007
2.2.1 Đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh
Môi trường vĩ mô của Doanh nghiệp là những yếu tố ngoài ngành nhưng có ảnh hưởng đến mức cầu của ngành và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Những yếu tố này thường xuyên thay đổi, tạo ra những cơ hội và mối đe dọa mới.
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời một phần cho câu hỏi : Doanh nghiệp đang trực diện với những gì ? Vì vậy, Doanh nghiệp cần phải hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố vĩ mô và đánh giá được ảnh hưởng do sự thay đổi của môi trường này Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm:
Các yếu tố kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp nó có thể tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các quyết đinh đầu tư của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế, và doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực
Kinh tế toàn cầu hiện nay vẫn đang tăng trưởng tốt mặc dù một số nền kinh tế đầu tàu, của một số nước phát triển hiện nay đang gặp phải một số vấn đề về lạm phát, tỷ giá hối đoán, lãi suất, rủi ra về tài chính Đặc biệt là nền kinh tế Mỹ hiện nay đang có dấu hiệu của một cuộc suy thoái, đây là nhận xét của một số chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế Tuy nhiên kinh tế của một số nước đang phát triển vẫn đang tăng trưởng ổn định như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga….Hiện nay giá dầu mỏ đang lên rất cao đe doạ đến nguy cơ tăng trưởng của một số nước và toàn thế giới, mặt khác tình trường tài chính chứng khoán ở các nước phát triển cũng đang rất ảm đạm Tuy nhiên việc xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu khó có thể xảy ra, các nước vẫn có thể kiểm soat đuợc nền kinh tế Kinh tế thế giới năm 2007 tăng trưởng ở mức 5,2% so với năm 2006 là 5,3% và dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 4,8% vào năm 2008 đây là đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, đã đóng góp phần lớn cho mức tăng trưởng cỏc nền kinh tế này đó chiếm ẵ tổng mức tăng trưởng của kinh tế thế giới Tốc độ tăng trưởng mạnh tập trung ở các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có một số nước thuộc châu Phi Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế Mỹ có tác động đến toàn cầu do nền kinh tế Mỹ hiện nay vẫn chiếm khoảng 30% sản lượng của nền kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ được dự báo sẽ có mức tăng trưởng chậm, đạt khoảng 1,9% trong năm 2008, thấp hơn khoảng 1% so với dự báo trước đó của IMF và giảm mạnh so với mức 2,9% trong năm 2006 Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (WB) trong năm 2007 và đầu năm 2008 kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng quá nóng Tỷ lệ lạm phát tăng mạnh từ mức 6,6% năm 2006 lên tới 15,7% tính đến tháng 2/2008 Cán cân vãng lai thâm hụt ở mức đang ngại, khoảng 9,3% - 9,7% GDP, giá tài sản tăng cao, đặc biệt là giá cổ phiếu đầu 2007 và giá bất động sản cuối 2007 Tuy nhiên
WB vẫn dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2008 vào khoảng từ 7,5% - 8% , trong năm 2009 nếu tình hình kinh tế thế giới và khu vực diễn biến tốt thì kinh tế Việt Nam có thể đật mức tăng trưởng trên8% Trong mấy tháng đầu năm mức nhập siêu ở nước ta đã tăng đáng kể so với năm ngoái với 7 tỷ USD nhập siêu Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu trong ba tháng đầu năm đạt trên 20,5 tỉ USD, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, xuất khẩu cả quí của cả nước mới đạt khoảng 13 tỉUSD, bằng 22,15% kế hoạch năm và tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm ngoái Dự báo trong năm nay kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào khoảng
60 tỷ USD Như vậy nếu tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cứ giữ như hiện nay thì trong năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta vào khoảng 140 tỷ USD, đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào dich vụ logistics Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15- 20% GDP, trong năm 2007 GDP của nước ta vào khoảng 63 tỷ USD như vậy chi phí cho hoạt động logistics vào khoảng từ 9,5 đến 12,5 tỷ USD Đây là một khoản tiền rất lớn, nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ Như vậy sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế vĩ mô là tiền đề để cho dịch vụ logistics trong nước và phát triển
Chính trị, pháp luật Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics lại càng phải chú ý đến môi trường chính trị pháp luật của một quốc gia do tính chất của hoạt động là hoạt động trên lãnh thổ rộng, xuyên quốc gia Mà mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về, chính trị, pháp luật, điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Tại Việt Nam chưa có một bộ quy chế hoạt động hoàn chỉnh cho hoạt động của lĩnh vực logistics Cho đến nay bản thân khái niệm logistics mới chỉ được đề cập đến trong bộ luật ThươngMại như là một văn bản chính thức thừa nhận sự hiện diện của ngành này.Song ở cấp độ quản lý và điều hành thì lại chưa hề có một quy chuẩn cụ thể cho ngành dịch vụ này Theo cam kết mở cửa thị trường với WTO thì trong một số năm tới sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường logistics cho các công ty và tập đoàn ở nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics, đây sẽ là một khó khăn rất lớn cho ngành logistics Việt Nam Hiện nay các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics của Việt Nam phần lớn là rất nhỏ bé chưa thể cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn logistics hàng đầu thế giới, đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạch tranh của các công ty trong thời kỳ hội nhập Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để có những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên chính phủ cũng đang dần tạo hành lang pháp lý cho sự tham gia của các công ty nước ngoài theo cam kết hội nhập nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển, như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, các điều kịên về thủ tục luật pháp.
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần Các yếu tố về văn hoá, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động logistics tại một quốc gia, các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này đòi hỏi phải hiểu biết về các yếu tố văn hoá, tinh thần của một quốc gia Tại Việt Nam văn hoá kinh doanh nói chung và văn hoá trong linh vực hoạt động logistics nói riêng vẫn chưa được chú trọng Các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics vẫn chưa thể hướng nhân viên của mình vào một môi trường văn hoá kinh doanh chuyên nghiệp tạo được những ấn tượng tốt trong con mắt của các bạn hàng quốc tế Văn hoá của một công ty thể hiện ở chính những con người trong công ty đó về khả năng chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp của nhân viên công ty. Nhân viên trong công ty logistics ở Việt Nam hiện nay vừa yếu về khả năng chuyên mon và ngoại ngữ, điều nầy đã làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty trên thị truờng thế giới Ngoài ra các doanh nghiệp còn tự làm mất hình ảnh của mình khi mà tạo ra những cách làm ăn theo kiểu chộp giật, manh mún Điều này phần nào đã tạo ra sự ép giá của các doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới, mà người chịu thiệt cuối cùng chính là các doanh nghiệp trong nước.
Công nghệ là yếu tố không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh logistics, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty cung cấp dịch vụ Thế giới ngày nay vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới đã ra đời và được đưa vào ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống Công nghệ trong hoạt động logistic bao gồm công nghệ thông tin liên lạc, công nghệ vận tải, quản lý Tại các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam yêú tố công nghệ còn rất hạn chế, chưa có sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp điều này sẽ gây ra hạn chế trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Phần lớn các hoạt động đều tiến hành thủ công dựa vào con người là yếu tố chính Hạn chế trong thông tin sẽ làm cho doanh nghiệp bỏ qua nhiều cơ hội trong kinh doanh cho các đối thủ cạnh tranh Công nghệ quản lý có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng.
Môi trường ngành bao gồm các yếu tố về chu kỳ sống của ngành,khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, và đối thủ cạnh tranh trực tiếp, sản phẩm thay thế Tất cả những yếu tố trên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chu kỳ sống của ngành
Chu kỳ sống của ngành là cả một quá trình dài từ khi ngành xuất hiện đến lúc suy thoái và không còn thực hiện chức năng của ngành Do đặc thù là một ngành dịch vụ, luôn gắn liền với sản xuất lên chu kỳ sống của nó cũng tồn tại và kéo dài cùng với quá trình sản xuất hàng hoá Như vậy có thể nói chu kỳ sống của ngành dịch vụ logistics có thể kéo dài mãi mãi cùng các ngành sản xuất Nó là công cụ, cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung giúp sản xuất ngày càng phát triển Hoạt động logistics đã ra đời từ rất lâu nhưng tại Việt Nam thì nó mới chỉ đang trong giai đoạn phát triển trong một xu thế phát triển dài hạn Do hoạt động sản xuất trong nước đang ra tăng, mặt khác mức sống của người dân cũng đã tăng lên rất nhiều điều đó sẽ kính thích mức tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện cho dịch vụ logistics phát triển. Như vậy chu kỳ sống của ngành ở Việt Nam là đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp phải biết tận dụng thời cơ bứt phá, tìm kiếm lợi nhuận Môt khi đã có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, lúc này sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận chung của ngành, đẩy cạnh tranh tới mức độ gay gắt hơn, doanh nghiệp nào không có sự chuẩn bị từ trước thì rất dễ bị loại khỏi thị trường.
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics Khi sức mạnh khách hàng càng lớn thì khách hàng càng có khả năng áp đặt giá Sức mạnh của khách hàng lớn khi khách hàng có tính tập trung cao tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần lớn, khách hàng tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng là rất nhỏ Khách hàng của các doanh nghiệp logistics la các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước Các công ty logistics trong nước phần lớn là các công ty nhỏ và vừa, chỉ thực hiện một công đoạn trong cả quá trình logistics không đủ khả năng để thực hiện cả quá trình Do vậy áp lực từ phía khách hàng đối với công ty cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam là rất lớn Các công ty muốn giảm áp lực từ phía khách hàng thì chỉ còn cách liên kết với nhau để thực hiện một chuỗi logistics hoàn chỉnh Hiện tại lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mỗi năm vào khoảng 20% - 22% trong đó tổng công ty nhà nước đã chiếm phần lớn lượng hàng hoá xuất khẩu, đây là các tập đoàn lớn do vậy áp lực từ các doanh nghiệp này đối với các công ty logistics tương đối lớn Tuy nhiên các công ty sẽ đựơc lợi rất lớn nếu trở thành khách chính của các tổng công ty này, chính vì điều này các công ty đã tìm mọi cách, kể cả việc giảm giá thành để trở thành đối tác chính Hành động này khiền thị trường logistic của Việt Nam càng trở lên rối ren hơn và người chịu thiệt cuối cùng chính là bản thân các doanh nghiệp đó.
Nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.Nếu nhà cung cấp của một doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác, thì có khả năng là họ sẽ phải chấp nhận những điều khoản bất lợi hơn, vì doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển sang đặt hàng của nhà cung cấp khác, do đó, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận tình trạng bị ép giá Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện ở mức độ tập trung của nhà cung cấp, tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp, sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế Nhà cung cấp có sức mạnh thị trường lớn đối với doanh nghiệp khi mà khả năng thay thế nguyên liệu đầu vào thấp, chi phí chuyển đôi nhà cung cấp cao Trong các hoạt động về dịch vụ logistics thì nhà cung cấp là các công ty sản xuất, cho thuê các phương tiện vận tải, ngoài ra còn có các công ty cung ứng về xăng dầu, vật tư máy móc, thiết bị….Hiện tại áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam là không lớn lắm, do quy mô từ phía nhà cung cấp chưa đủ lớn để gây áp lực đối với các doanh nghiệp Do vậy các doanh nghiệp có thể thoải mái lựa chon nhà cung cấp và gây sức ép lên nhà cung cấp nhằm giảm giá thành của sản phẩm.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố gồm sức hấp dẫn của ngành, những rào cản gia nhập ngành
Đánh giá thực trạng hoạt động logistics tại công ty cổ phần thương mại Hải Phòng-Hanosimex
2.3.1 Thực trạng hoạt động logistics tại công ty
Hiện tại công ty có năm cán bộ phụ trách khai báo hải quan và làm việc tại hiện trường Công việc chủ yếu là nhận các giấy tờ, thủ tục cần thiết của khách hàng làm việc với cơ quan hải quan để được phép nhập, xuất hàng hoá và thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước Các thủ tục hải quan được thực hiện thông qua hình thức hải quan điện tử Do vậy, lực lượng cán bộ đảm nhiệm công việc này không nhiều mà vẫn đảm nhiệm, giải quyết được tất cả các công việc theo yêu cầu của khách hàng Hiện tại, mạng máy tính của công ty đã được nối mạng rất thuận tiện cho công tác khai báo hải quan Tuy nhiên, cơ sở vật chất chưa đồng bộ phần lớn là các máy tính cũ, chất lượng xử lý thông tin chậm, hay gặp sự cố ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạt động của các bộ phận khai báo hải quan Số lượng các tờ khai hải quan ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15 -20% Điều này làm cho tốc độ đóng góp vào tổng doanh thu cũng tăng nhanh Đặc thù công việc này yếu tổ con người là chủ yếu, không mất chi phí cố định vì vậy lợi nhuận đem lại là rất lớn so với chi phí bỏ ra ban đầu Năm 2005 tổng số tờ khai hải quan là 2955 và tờ khai hàng lẻ là 2013, đem về doanh thu hơn 4 tỷ đồng tăng 34% so với năm 2004, và tăng 7% so với kế hoạch đặt ra Năm
2006 có 2900 tổng số tờ khai và 2168 tờ khai hàng lẻ với doanh số khoảng gần 6 tỷ đồng Đặc biệt năm 2007 có 3618 tờ khai và 2581 tờ khai hàng lẻ. Đây là năm có số tờ khai tăng đột biến do sự tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô, lĩnh vực xuất nhập khẩu của đất nước tăng mạnh
Do công ty tham gia vào dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá ngay từ khi mới thành lập, vì thế có quan hệ rất tốt với hải quan tạo dựng được uy tín của công ty đối với cơ quan hải quan, do đó các thủ tục giao nhận của công ty được giải quyết một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng
2.3.1.2 Kho bãi và bốc dỡ
Công ty hiện có tất cả 11000m2 mặt bằng, trong đó có 8 kho với một tổ bốc dỡ bao gồm 12 người với nhiều phương tiện phục vụ việc xếp dõ như hai máy năng hạ, một máy kéo, một máy xúc ngoài ra còn có các thiêt bị phục vụ, đo lường, kiểm tra chất lượng như cân, bao bì phục vụ đóng gói, thiết bị bao gói…
Năm 2005, doanh thu từ việc kinh doanh kho bãi, văn phòng là 660 triệu, sang năm 2006 giá trị đạt được là một tỷ đồng, trong đó thuê kho là 770 triệu, bốc xếp là 230 triệu Năm 2007 giá trị kinh doanh kho bãi, văn phòng đạt 934,8 triệu sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2006 Nguyên nhân chính là do công ty chuyển đổi sang giai đoạn cổ phẩn hoá, bộ phận quản lý bị xáo trộn, lãnh đạo chưa chú ý đến công tác quản lý, khai thác khách hàng Trong đó doanh thu từ dịch vụ bốc xếp là 217,3 triệu và từ kinh doanh kho bãi là 717,5 triệu
Hiện tại, công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm năng về lĩnh vực cho thuê văn phòng, kho bãi Phần lớn các kho đều trống chưa bố trí hợp lý việc sử dụng diện tích kho, gây lãng phí nguồn lực Các kho đều đã được xây dựng cách đây mấy chục năm, do vậy đã xuống cấp một phần nên rất khó có thể bảo quản được các loại hàng hoá có tính chất đặc biệt như tránh ẩm thấp, va đập…
Phương tiện xếp dỡ chưa được chú trọng đầu tư, hầu hết là các thiết bị cũ, thường xuyên phải duy tu bảo dưỡng Các công việc chính, phần lớn vẫn do lao đông thủ công làm, dễ gây nguy hiểm cho người lao động do không được các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ
Việc quản lý kho bãi tại công ty cũng nảy sinh nhiều vấn đê bất cập Không có bộ phận chuyên trách quản lý kho mà các kho được giao cho các phòng ban, bộ phận khác nhau khai thác Do vậy, một kho hàng có thể do nhiều người quản lý với những mặt hàng mang tính khác biệt, điều này rất dễ gây rủi ro như cháy nổ, mất an toàn…
Vận tải hàng hoá có thể coi là cứu cánh của công ty trong giai đoạn hiện nay Khi mà sản xuất của nhà máy may chưa ổn định, thị trường còn nhiều bếp bênh Dịch vụ vận tải là hoạt động chính của công ty những năm trước đây khi công ty thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam có nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu cho tập đoàn đồng thời đảm nhận việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu Nhưng khi cổ phần hoá chuyển về trực thuộc tổng công ty dể may Hà Nội thì những ưu đãi đó hiện không còn Công ty phải tự tìm hướng đi riêng cho mình bằng cách vận chuyển hàng hoá cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Lượng hàng hoá vận chuyển bẳng Container liên tục tăng từ năm 2004 đến nay gớp phần tăng doanh số cho doanh nghiệp Nếu trong năm 2005 có 1850 Container 40 feet, và 863 Contain 20 feet được vận chuyển Sang năm 2007 lượng vận tải đã tăng lên tương ứng là 1954 Container 40 feet và 925 Container 20feet
Doanh số của lĩnh vực này tăng lên liên tục, năm 2007 doanh số vận tải đạt 9,2 tỷ đồng trong đó 8,5 tỷ là vận chuyển một chiều, 700 triệu là vận chuyển kết hợp Hiện tại công ty có 23 đầu xe Container phụ trách vận tải hàng hoá và đang góp vốn liên doanh với công ty Hoà Phát thành lập công ty vận tải Hoà Phát với 8 đầu xe Container Tuy nhiên các xe đều đã trong tình trạng quá cũ nát thường xuyên phải duy tu bảo dưỡng Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển hàng hoá, nó có thể gây chậm trễ cho khách hàng làm cho sản xuất của khách hàng bị ngưng trệ ảnh hưởng đến uy tín của công ty Mặt khác khi sử dụng xe này để khai thác thì gây tiêu hao nhiên liệu rất lớn, chi phí sửa chữa khi gặp sự cố cao dẫn đến giảm lợi nhuận của công ty, thậm chí có những chuyến hàng công ty không có lợi nhuận
Sang năm 2007, công ty đã đầu tư mua sắm ba đầu xe mới với giá trị là 900 triệu đồng một đầu xe Nhưng nó chỉ bù đắp được phần nào cho đội vận tải khi mà hầu hết trong tổng số 23 đầu xe đã cũ nát
Hiện tại công ty không đủ nguồn lực để có thể thay đổi số lượng xe hiện có, tuy nhiên có thể tái đầu tư dần dần qua các năm Phấn đấu đến năm 2010 có
30 đầu xe Container trong đó 1/3 là xe mua mới.
2.3.1.4 Xuất nhập khẩu hàng hoá
Ngay từ khi thành lập năm 1964 công ty chỉ là một trạm vật tư phục vụ xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư cho bộ thương mại nay là bộ công thương Sau đó công ty được chuyển sang tổng công ty dệt may và thực hiện xuất nhập khẩu cho tổng công ty Trước tháng 12 năm 2006 tức là trước khi cổ phẩn hóa thì lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá đã tạo ra hơn 50% doanh thu cho công ty Đây có thể nói là thế mạnh của doanh nghiệp Phát huy những kết quả đã đạt được từ trước, sự gắn kết của các bạn hàng lâu năm,công ty đã tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu phần lớn là bông, sợi, vải,hoá chất, nhuộm cho các công ty dệt may trong nước Lợi nhuận từ lĩnh vực này đem lại cũng rất lớn, năm 2004 kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu đạt doanh số 52,295 tỷ đồng Sang năm 2005 doanh số tăng lên là 59,564 tỷ đồng Nhưng đến năm 2007 doanh số về kinh doanh hàng hoá và xuất nhập khẩu đã sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn 22,51 tỷ đồng Nguyên nhân chính ở đây là công ty đã cổ phần hoá, do vậy không tiếp cận được vốn vay ngân hàng, không đủ nguồn lực tài chính để thực hiện nhập khẩu hàng hoá Trước đây thuộc nhà nước, công ty có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, sau đó quay vòng vốn để thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu Khi cổ phần hoá ngân hàng cho vay với tiêu chuẩn khắt khe hơn, do vậy không đủ nguồn lực tài chính để thực hiện mua hàng xuất nhập khẩu
Hiện tại công ty đang tìm cách tháo gỡ khó khăn trước mắt bằng cách huy động các nguồn vốn từ bên ngoài có điều kiện cho vay ít khắt khe hơn.
2.3.2 Sự đóng góp của dịch vụ logistics với doanh nghiệp
2.3.2.1 Đóng góp vào tổng doanh thu
Năm 2004 khi nhà máy mới đi vào hoạt động chưa tạo được doanh thu lớn, do vậy dịch vụ logistics chiếm phần lớn doanh thu Tổng doanh thu năm 2004 là 67,355 tỷ đồng trong đó doanh thu từ mảng dịch vụ logistics là61,98 tỷ đổng chiếm 92,05% trong tổng doanh thu Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi về bản chất công ty trong giai đoạn này mang tính chất của một công ty thương mại dịch vụ là chính Đến năm 2007 thì đã thay đổi hoàn toàn về cơ cấu của doanh thu khi nhà máy đã bắt đầu mở rộng và đi vào sản xuất đại trà Mảng kinh doanh xuất nhập khẩu gặp khó khăn do đó sự đóng góp của dịch vụ logistics vào công ty đã giảm về giá trị đóng góp và tỷ trọng Trong năm 2007, tổng doanh thu của công ty là 83,0939 tỷ đồng,trong đó doanh thu từ nhà máy may là 40,832 tỷ đồng, dịch vụ logistics đóng góp 42,2619 tỷ đồng chiếm 50,86% doanh thu Sự đóng góp này phần lớn do mảng kinh doanh vận tải, kho bãi, thủ tục giao nhận tăng trưởng nhanh Còn mảng nhập khẩu hầng hoá giảm đáng kể.
Giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty cổ phần thương mại Hải Phòng-Hanosimex
3.1 Định hướng phát triển của công ty
3.1.2 Định hướng phát triển chung của công ty
Công ty phát triển theo hướng đa sở hữu, đa dạng hóa, có chọn lọc các ngành nghề kinh doanh trong đó kinh doanh dịch vụ vận tải và thủ tục hải quan là nền tảng để thúc đẩy mảng sản xuất phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của công ty từng bước đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh Ưu tiên đầu tư phát triển đội vận tải và mảng dịch vụ logistics. Đầu tư cho công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ quản lý, công nhân viên và các lực lượng lao động khác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty và tham gia hội nhập Mở rộng hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước vì sự phát triển và lợi ích của các bên.Huy đông và sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình phát triển sản xuất nhằm đạt mức lợi nhuận cao nhất có thể, tăng cổ tức cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước
3.1.3 Mục tiêu phát triển đến năm 2010
Mục tiêu phát triển trong thời gian tới của công ty là từng bước mở rộng sản xuất đang dạng hoá các hoạt động ngành nghề kinh doanh đặc biệt là mảng dich vụ logistics Hiện tại vốn điều lệ của công ty là 10 tỷ đồng dự tính tới năm 2010 sẽ nâng lên khoảng 15 tỷ đồng bằng việc phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài để huy động vốn đầu tư thêm phương tiện vận tải do nhu cầu của thị truờng về lĩnh vực vận tải đang lên cao Đưa công ty tham gia sàn giao dịch OTC theo quy định của nhà nước, từng bước tạo dựng uy tín của công ty tiến tới sẽ đưa công ty lên sàn giao dịch chứng khoán chính thức tạo tiền đề cho công ty huy động vốn tốt hơn Thành lập công ty cổ phần may Hải Phòng trên cơ sở nhà máy may đây sẽ là một điểm nhấn cho sự phát triển của công ty trong bước đường hội nhập và phát triển Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ
Đầu tư thêm phương tiện hoạt động, thường xuyên duy tu bảo dưỡng các phương tiện vận tải, thiết bị nâng hạ
Giảm mức tổn thất tối thiểu cho khách hàng khi thực hiện việc giao nhận vẩn chuyển tạo dựng uy tín của công ty
Duy trì lượng khách hàng hiện tai, tìm kiếm thêm lượng khách hàng mới
Rút ngắn thời gian giao hàng, giao hàng đúng địa điểm theo yêu cầu của khách, góp phần giảm tổn thất cho khách hàng, duy trì sản xuất liên tục cho khách hàng, tạo dựng lòng tin đối với doanh nghiệp.
Phát triển hơn nữa các loại hình dịch vụ logistics như gom hàng lẻ, vận tải kết hợp…
Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ phụ trách giao nhận, nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ, bảo đảm giao dịch tốt hơn đối với các hãng tàu nước ngoài.
Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, đặc biệt là các loại thiết bị máy móc ở nhà máy may nhằm nâng cao khả năng cạch tranh của sản phẩm may mặc.
Hoàn thiện hơn công tác quản lý doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận hoạt động một cách linh hoạt và hiệu quả.
Tim cách liên doanh, liên kết với các đơn vị để huy động thêm nguồn lực
Một số mục tiêu cụ thể
Đưa tổng doanh thu của công ty đến năm 2010 vào khoảng 95 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 4,5 tỷ đồng Trong đó lợi nhuận từ lĩnh vực logistics là 3 tỷ đồng.
Tổng số lao động trong công ty vào khoảng 600 người với 550 lao động phổ thông và 50 lao động làm việc trong lĩnh vực văn phòng.
Đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 6 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu trong năm 2008
Chuẩn bị đưa công ty tham gia sàn giao dich OTC theo quy định
Thành lập công ty cổ phần may Hải Phòng trên cơ sỏ mở rộng nhà máy may hiện nay.
Tiếp tục đầu tư mua sắm thêm phương tiện vận tải
Bảng chỉ tiêu kế hoạch năm 2008
STT Chỉ tiêu theo lĩnh vực ĐVT Kế hoạch năm
1.3 Doanh thu gia công Tr.đ 8.970 7.700
(Đơn vị gia công theo quy định của tổng công ty là 6.500dd/SPQC)
2 Dịch vụ- thủ tục giao
Tổng số tờ khai tờ 4.350 3.618
Tờ khai hàng lẻ tờ 2.850 2.581
3 KD hàng hóa, kho bãi, VP Tr.đ
Bán và GT SP Tr.đ 4.000 3.504.6
3.2 Phương hướng phát triển dịch vụ logistics
Quá trình toàn cầu hóa và phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ logistics để đáp ứng quá trình giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa toàn cầu Như vậy trong tương lai dịch vụ logistics sẽ cồn rất phát triển trên toàn thế giới nói chung và Việt nam nói riêng, nó sẽ là công cụ, đòn bẩy cho sản xuất phát triển, và là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng Tại công ty Cổ phần thương mại Hải Phòng-Hanosimex dịch vụ logistics vẫn còn rất nhỏ lẻ chưa phát huy được hết lợi thế và tiềm năng sẵn có của công ty Vì vậy công ty công ty đã có một số định hướng phát triển dịch vụ logistics một cách sâu rộng hơn theo đúng nghĩa của một hoạt động logistics hoàn chỉnh Các hoạt động công ty có thể hướng tới trong tương lai tận dụng được vị trí địa lý và nguồn lực sẵn có như
Tham gia vào lĩnh vực vận tải đường biển, đưòng sông, đưòng sắt, thậm chí cả đường hàng không nếu có thể
Thu gom hàng lẻ, cung cấp bao bì, đóng gói hàng, xây dựng hệ thống kiếm soát hàng xuất nhập.
3.2.1 Quản lý công tác dịch vụ khách hàng
Công tác dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng Mục đích của hoạt động dịch vụ khách hàng là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và đạt được kết quả của quá trình này là làm tăng giá trị sản phẩm trao đổi Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng là: tìm hiểu thị trường,xác định nhu cầu thị trường, xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng, giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác, theo dõi sản phẩm.
3.2.2 Quản lý cung ứng vật tư, nguyên vật liệu
Quản lý vật tư là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, các phụ kiện và bán thành phẩm (tất cả những thứ mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra sản phẩm hàng hóa) Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiết kiệm chi phí (hạ giá thành sản phẩm) Các công việc liên quan đến quản lý vật tư, nguyên vật liệu: quản lý cung ứng vật tư (đặt quan hệ trước để mua hàng, đặt quan hệ trước với các nhà cung cấp khi mà sản phẩm còn đang trong quá trình thiết kế, thực hiện việc mua hàng và các hoạt động của quá trình thu mua, nghiên cứu các cơ hội và thách thức của môi trường cung ứng vật tư, phát triển các chiến lược và kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, cải tiến dây chuyền cung ứng.
Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hóa trong sản xuất và lưu thông Mục đích của hoạt động quản lý vật tư,nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất, lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phòng rủi ro, bất trắc Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: Thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quy mô), thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng
Công ty có thể tham gia vào việc quản lý chuỗi cung ứng của một tập đoàn lớn bao gồm việc quản lý các các đơn hàng, phân phối cho các đơn vị gia công, theo dõi quá trình sản xuất để thu xếp việc giao nguyên, phụ liệu đến các nhà máy cho đến điều tiết, vận chuyển thành phẩm đến các địa điểm giao hàng bất cứ nơi đâu theo yêu cầu của khách hàng.
3.2.1 Xây dựng thêm hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải.
Công ty đang có kế hoạch mở rộng, cải tạo hệ thống kho bãi, bằng việc thuê đất tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) Một khi hợp đồng thuê đất được phê duyệt sẽ tạo điều kiện cho công ty hoàn thiện hơn hệ thông cung ứng của mình Phấn đấu đến năm 2010 công ty sẽ có 30 đầu xe container, 3 máy nâng hạ 2 đầu máy kéo.
3.3 Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics
3.3.1 Đa dạng hoá các hoạt động về dịch vụ logistics
Trên thực tế, nhu càu của khách hàng là rất đa dạng và phong phú. Các doanh nghiệp không có khả năng thoả mãn tất cả các nhu cầu này nhưng để thu hút được nhiều khách hàng, tăng doanh thu thì doanh nghiệp nhất thiết phải đa dạng hoá sản phẩm sản phẩm dịch vụ của mình cung cấp, thoả mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro khi hoạt động Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, mức tiêu dùng của người dân ngày càng cao, hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng mỗi năm vào khoảng20% Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với các công ty cung cấp dịch vụ logistics nói chung và công ty cổ phần thương mại Hải Phòng-Hanosimex nói riêng Do vậy việc lựa chọn hình thức đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ là bước đi mang tính chiến lược của công ty trong thời kỳ cạch tranh ngày càng khốc liệt Đặc thù của hàng hoá dịch vụ là những sản phẩm vô hình nên rất khó trong việc đánh giá chất lượng Việc đa dạng hoá dịch vụ, đa dạng hoá các mức giá với chất lượng luợng phân biệt sẽ giúp khách hàng dễ so sánh hơn, chọn lựa theo nhu cầu và khả năng thanh toán.
Hiện nay nếu nói đúng nghĩa thì các hoạt động dịch vụ của công ty chỉ là một mắt xích rất nhỏ trong chuỗi dịch vụ Logistics Các hoạt động dịch vụ của công ty gồm thủ tục khai báo hải quan, cho thuê kho bãi, vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu hàng hóa Tuy nhiên, các hoạt động không liên kết chặt chẽ với nhau, hoạt động mang tính chất riêng lẻ, không phát huy hết hiệu quả của từng mảng dịch vụ Chẳng hạn, dịch vụ cho thuê kho bãi, nếu theo đúng nghĩa tiêu chuẩn của hoạt động này thì công ty phải trực tiếp liên hệ với hãng tàu, ký kết hợp đồng thuê kho, đóng gói, kê khai đơn hàng, sau đó đảm nhận thêm thủ tục vận chuyển hàng hóa đến nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu Hoạt động cho thuê kho bãi của công ty hiện tại chỉ dừng ở mức cho các doanh nghiệp, hải quan thuê địa điểm chứa hàng, họ chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu vận chuyển, đóng gói và thủ tục Công ty chỉ tham gia với tư cách bên cho thuê địa điểm Về dịch vụ vận tải hàng hóa chưa khai thác được tối đa các phương tiện vận tải, thực hiện vận tải hàng hóa kết hợp nhằm giảm chi phí cho các chuyến đi Để có thể kết hợp vận chuyển đói hỏi doanh nghiệp phải chủ động tích cực tìm kiếm thị trường vận tải nội địa,tạo quan hệ lâu dài với các khách hàng lớn là các tập đoàn, tổng công ty của nhà nước Khi đã là khách hàng của các tổng công ty doanh nghiệp có thể tham gia dịch vụ khác như thủ tục giao nhận hàng hóa, xuất nhập khẩu hàng hóa…Công ty cần mở rộng các hoạt động Logistics theo nhiều lĩnh vực khác nhau như cung cấp dịch vụ khai thác cảng, môi giới vận tải, dịch vụ phân phối, giao nhận gom hàng lẻ, dịch vụ đóng gói vận chuyển, lưu cước tàu chợ, thuê tàu chuyến,cho thuê phương tiện vận tải, phân phối hàng hoá. Chuyên về Logistics bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau, hiện nay tại Việt Nam chưa có một công ty nào có thể cung cấp đầy đủ các hoạt động. Trên thế giới mới chỉ có một số công ty rất lớn có đủ nguồn lực mới có thể cung cấp một chuỗi Logistics hoàn chỉnh Trong giai đoạn trước mắt, công ty có thể mở rộng sang một số hoạt động Logistics khác mà không cần sử dụng đến nhiều nguồn lực, tận dụng những nguồn lực sẵn có trong công ty. Nếu cần thiết công ty có thể thuê ngoài các dịch vụ về phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi Giải pháp tốt nhất là công ty có thể liên kết với các công ty cùng cung cấp dịch vụ Logistics để có thể tận dụng những ưu thế của nhau khai thác nguồn lực các bên cùng có lợi
Công ty cần đa dạng hoá mức giá, phân biệt mức giá theo chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng Ngoài ra các dịch vụ bổ trợ khác cũng cần có sự khác biệt.
3.3.2 Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các hoạt động