Sau đây là một vài chiến lược thông dụng mà các nhà đầu tư thường áp dụng : 1- Chiến lược "Mua, Giữ và Chờ giá lên cao": Đây là một trong những chiến lược đầu tư khó nhất dành cho những
Trang 1Tìm hiểu các chiến lược mua bán cổ
phiếu
Ngày nay những nhà đầu tư trên mạng xử dụng nhiều chiến lược mua bán
cổ phiếu khác nhau Tuỳ theo kinh nghiệm và những hiểu biết về thông tin thị trường, họ tự quyết định mua giữ cổ phiếu theo tính cách của từng nhà đầu tư Có người thích tìm đến các cổ phiếu kỷ thuật trên hệ thống
NASDAQ; người khác lại sưu tầm cổ phiếu của hệ thống DOW JONES Tựu trung, mỗi người tìm ra một chiến lược riêng, có thể dài hạn hay ngắn hạn, để kiếm lợi nhuận khi đầu tư vào thị trường cổ phiếu
Sau đây là một vài chiến lược thông dụng mà các nhà đầu tư thường áp dụng :
1- Chiến lược "Mua, Giữ và Chờ (giá lên cao)":
Đây là một trong những chiến lược đầu tư khó nhất dành cho những nhà đầu tư có hiểu biết rộng, biết đánh giá cổ phiếu theo sự thăng trầm của thị trường, có nhiều tiền, chấp nhận rủi ro Chiến lược nầy có thế mang lại thắng lợi cho họ, nếu những nhà đầu tư đó biết lựa mua các cổ phiếu đầy triển vọng, chẳng hạn như CIEN, QCOM, CSCO, SUNW, ORCL,v.v Họ theo dõi thị trường, biết giá đang xuống thấp, mua các cổ phiếu có chất lượng cao nầy, và cầm giữ một thời gian theo sự nhạy cảm của họ Theo truyền thống, đây là một kiểu đầu tư vững chắc vì chuyển động vươn tới tự nhiên theo thị trường toàn cầu Nếu bạn phát hiện một vài loại cổ phiếu
Trang 2nào đó có khả năng phát triển tốt, mua và giữ chúng, chờ khi cao giá bán ra bạn sẽ có lời
2- Chiến lược "Mua/Bán trong ngày" (daytrading)
Đây là chiến lược dành cho những tay đầu tư chuyên nghiệp Họ mua bán
cổ phiếu như giông bảo Triết lý chung của những người nầy là mua và bán các chứng khoán trong một thời gian rất ngắn, có lúc một tiếng đồng hồ, có lúc chỉ vài phút mà thôi Cuối ngày, họ không nắm giữ cổ phiếu nào trong tay Ngày mai là một ngày mới với một thị trường mới Chiến lược mua bán ngắn ngủi nầy thường áp dụng cho những nhà đầu tư độc lập (
independent investors), có tiền, có kiến thức đầu tư giỏi, có nhận định tốt
về từng loại cổ phiếu Ít nhất mỗi ngày họ cũng thực hiện trên 10 đơn mua bán cổ phiếu
3- Chiến lược "Những cổ phiếu hàng đầu trong hệ thống DOW JONES ":
Đây là một chiến lược khá nổi tiếng , vì nó liên quan đến việc đầu tư vào 10
cổ phiếu có lợi nhuân cao nhất theo đánh giá của DOW hằng năm Vào thời gian cuối năm, khi DOW sắp hạng theo thứ tự 10 cổ phiếu hàng đầu,
cổ phiếu nào trước đây đã mua không có trong danh sách sắp hạng , sẽ được bán đi và thay bằng những cổ phiếu mới Theo truyền thống, chiến lược nầy được những nhà đầu tư khó tính , bảo thủ ưa chuộng , vì kinh nghiệm của 40 năm đầu tư trong thị trường chứng khoán, chiến lược nầy luôn mang lại lợi nhuận chắc chắn
4- Chiến lược "Đầu tư vào cổ phiếu ít người thích/ hoặc cổ phiếu bị đánh giá thấp ":
Đây là một kiểu đầu tư liên quan đến việc mua cổ phiếu bị đánh giá thấp hoặc ít người thích Đây là trường hợp những công ty có cổ phiếu sụt giá trong thời gian gần đây, vì đang trong thời kỳ chấn chỉnh việc sản xuất, hay đang trong một vụ kiện, hoặc bị thay thế một giám đốc Những nhà đầu tư tinh ý, nhận định vững chắc rằng giá trị của công ty không phản ảnh đúng với giá trị của cổ phần chỉ vì một vài liên quan kể trên, họ sẽ mua cổ phiếu của công ty đó và tin rằng chúng sẽ phục hồi rất nhanh sau khi cơ cấu được chỉnh đốn Chiến lược nầy thường mang lại thành công cho các nhà đầu tư
Trang 3trong lảnh vực kỷ thuật cao (Hitech), và kỷ nghệ thuốc lá
PHÂN LOẠI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THEO CÁC CHIẾN LƯỢC TRÊN :
Kiến thức tích lủy của những nhà đầu tư cá nhân - qua sự dấn thân của họ trong việc mua bán cổ phiếu trực tiếp với thị trường - đã đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu Mỗi người đều có một chiến lược riêng cho mình, và từ đó phát triển theo chiều hướng của thị trường Cứ mỗi một lần thị trường dao động, họ rút ra được một bài học thực tế trong đầu tư Tuần tự như vậy, họ trở nên những nhà đầu tư giỏi và dày dạn trận mạc Nhìn chung, có ba loại người đầu tư như sau:
1- Người đầu tư theo "giá trị" của cổ phiếu (value):
Những nhà đầu tư theo giá trị của cổ phiếu thường mua các cổ phiếu dưới giá thực của chúng Câu hỏi thường nêu ra: "làm sao chúng ta biết được giá thực của một cổ phiếu ?" Việc đầu tiên bạn cần phải làm là nghiên cứu để xác minh giá trị và tài sản của một công ty qua trang nhà của các phân tích gia về cổ phiếu, chẳng hạn như :
- www.bloomberg.com /markets/techstocks.html (bấm vào phần
ANALYST RATINGS)
- www.stock-reports.net/ (bấm vào phần ANALYST REPORTS)
Thông thường , những nhà đầu tư theo "giá trị" sẽ nhìn vào toàn bộ tài sản
mà công ty đang làm chủ, bao gồm giá trị tiền mặt trong tay, các loại bất động sản sở hửu, dụng cụ và máy móc của công ty, thậm chí cả những phát minh sắp đưa ra thị trường Càng có nhiều thông tin về tài sản của một công ty càng tốt, và từ đó suy ra giá trị thực của cổ phiếu mà công ty đang nắm giử Thí dụ: giá cổ phần hiện nay của JDSU là $8.64, tuy nhiên giá thực của cổ phiếu là $12.16 (book value) Nếu giá hiện tại thấp hơn so với giá thực của cổ phiếu , những nhà đầu tư sẽ mua vào và giữ dài hạn
(Cách thức tìm giá thực (book value) của một cổ phiếu : Vào trang nhà YAHOO, bấm vào FINANCE /QUOTES Đánh ký hiệu cổ phiếu JDSU, bấm vào GET QUOTES, tiếp tục bấm vào PROFILE, theo xuống dưới phần STATISTICS AT A GLANCE, bạn sẽ tìm được BOOK VALUE của
Trang 4JDSU.)
Người ta thường nói những tay đầu tư theo "giá trị" của cổ phiếu là những
kẻ "ngược đời" bởi vì họ mua khi người khác bán ra, và họ bán khi những nhà đầu tư khác mua vào Tại sao họ làm như vậy ? Lý do rõ ràng rằng họ
đã nắm được giá trị thực của cổ phiếu, thông hiểu tài sản của công ty đó, và kiến thức tiên đoán giá trị cổ phiếu đó sẽ tăng trong tương lai gần đây, cộng thêm kinh nghiệm nhạy bén về thị trường cổ phiếu qua quá trình đầu tư lâu dài
2- Người đầu tư theo "sự phát triển" của cổ phiếu (growth ):
Những nhà đầu tư theo sự phát triển của cổ phiếu thường tập trung nghiên cứu tỉ lệ phát triển của một công ty nào đó Công ty nào phát triển càng nhanh càng được đánh giá cao, do cổ phiếu của công ty đó có cơ hội phát triển mạnh Những người nầy phán đoán cổ phiếu của công ty qua giá cả của nó Khi công ty mua bán thuận lợi, ăn nên làm ra, giá cổ phiếu thường tăng lên hằng ngày, hằng tuần , và liên tục tăng ngoài sự mong đợi của giới đầu tư, họ thường tìm mua cổ phiếu của những công ty nầy, vì một câu nói trong thị trường chứng khoán nhấn mạnh rằng " Đã một lần tạo nên ngạc nhiên, càng có nhiều lần ngạc nhiên hơn" Tuy nhiên, các nhà đầu tư theo kiểu nầy chỉ dựa vào lúc thị trường phát khởi đi lên mà thôi Gặp lúc thị trường xuống dốc, họ không tránh khỏi rắc rối, hay nói đúng hơn thua lổ
Do vậy những nhà đầu tư khôn ngoan kiếm lợi nhuận khi thị trường năng động, và nghĩ ngơi khi thị trường tỏ dấu suy kém
3- Người đầu tư theo "chỉ dấu/ thông số kỷ thuật" (technical):
Những nhà đầu tư theo kiểu nầy thường tập trung nghiên cứu sự chuyển động về giá cả của một cổ phiếu thông qua các dạng hình thành (stock patterns) trong các đồ thị cổ phiếu (stock graphs) và từ đó họ khai thác lợi nhuận, biết lúc nào mua, lúc nào bán một cách hợp lý
Phải nói những người nầy - ngoài việc nắm vững nguồn thông tin của thị trường - còn rất giỏi về cách đọc và phân tích đồ thị Họ cho rằng đó là những con số biết nói, những đường ngang dọc chi chít vô dụng dành cho người không biết, nhưng lại rất hửu ích cho người hiểu biết Đa phần họ có một chút năng khiếu về toán học, biết đồ thị cổ phiếu đó hình thành theo
Trang 5dạng tam giác, dạng parabol, dạng bậc thang, dạng hai đáy, v.v Cứ mỗi dạng của đồ thị nói lên giá cả sắp tới của cổ phiếu lên/xuống, và họ không ngần ngại mua bán số lượng tùy theo đồng tiền có sẳn trong tay
Thật vậy, khi giá cổ phiếu tăng nhanh hay xuống thấp hơn thị trường, những nhà đầu tư nầy sẽ mua vào và bán ra nhờ các đồ thị và các chỉ dấu
kỷ thuật đó Nói chung, họ rất tin tưởng các biểu đồ kỷ thuật Nhờ các biểu
đồ kỷ thuật đó họ có thể vạch ra chiến lược đầu tư riêng của họ
Bạn có thể tìm đến vài địa chỉ sau để hiểu biết thêm về biểu đồ kỷ thuật:
- http://www.siliconinvestor.com /research
- http://www.bullchart.com
Kết luận
Dù bạn muốn trở thành một nhà đầu tư theo kiểu nào đi chăng nửa, điều cần thiết và quan trọng là phải chọn một chiến lược đầu tư thích hợp Phải vạch ra một kế hoạch rõ ràng cho việc mua bán, biết nghiên cứu sâu về các công ty bạn muốn tìm đến, và nắm vững thông tin thị trường Hiểu được những điều nầy, khi bạn dấn thân vào cuộc, nguy cơ thua lổ ít xãy ra, và kiến thức đầu tư sẽ tăng dần theo thời gian
ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỦA MỘT CÔNG TY
Như đã đề cập trong phần 1 của bài "ĐƯỜNG DẨN ĐẾN KHO BÁU", giới mua bán chứng khoán Wall Street luôn cần đến Bản Tường Trình Tài Chánh, gồm tờ Cân Bằng Ngân Sách, tờ Tường Trình Lợi Tức, và tờ Kê Khai Lượng Tiền Mặt Lưu Hành Trước hết, để tìm hiểu về công ty họ muốn đầu tư, và kế đến để đánh giá tài sản hiện có của công ty đó Chỉ sau khi đã thấu hiểu triệt để hai phần trên, giới đầu tư mới "trao thân gởi phận" trong các cổ phiếu của công ty đã qua kỳ khảo hạch khó khăn của họ, mà
họ tin chắc rằng sẽ đem lại lợi nhuận cho họ trong tương lai
Giới đầu tư cũng chú ý đến phần vốn của công ty Nhiều công ty có đưa ra Bản Kê Khai Vốn (Capital Statement) riêng biệt, nhưng phần đông đều nằm trong Bản Tường Trình Tài Chánh Giới đầu tư thường hay chú trọng
Trang 6đến các thay đổi trong toàn bộ tài sản của công ty nào đó trong một thời gian nhất định, chú trọng đến lợi nhuận hoặc các khoản thua lổ, những chuyển đổi lớn trong khoản tiền của cổ đông có thể làm tài sản của công ty tăng lên hay giảm xuống
Thí dụ, công ty đã tăng vốn bằng cách bán chứng khoán; ngược lại, tiền chia lời cho cổ đông làm tài sản công ty sụt xuống Nếu bạn nắm được các thông tin bí ẩn trong tờ Cân bằng ngân sách, tờ Tường Trình Lợi Tức, và tờ
kê khai lượng tiền mặt lưu hành, bạn đã nắm rõ về vốn liếng của công ty
đó Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến các tỉ suất chính trong Bản Tường Trình Ngân Sách để hiểu chúng có ý nghĩa như thế nào khi gộp chung các thông tin, để bắt đầu đánh giá tài sản của một công ty
NHỮNG TỈ SUẤT CHÍNH (KEY RATIOS):
Bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào khi tìm hiểu tài sản của một công ty thường hay tập trung vào các con số trên Bản tường trình tài chánh (Financial statement) để biết được những thông tin cần thiết trong việc đầu tư cổ phiếu ngắn hạn Lý do thật đơn giản: Giới đầu tư cá nhân nầy chỉ quan tâm đến sức vóc mua bán của công ty đó trong một chu kỳ ngắn mà thôi
Khác với giới đầu tư cá nhân, những đại tư bản về đầu tư như nhà băng, công ty bảo hiểm, v.v thường có một tầm nhìn lâu dài Nghĩa là họ tìm hiểu công ty đó sẽ làm ăn ra sao trong 20 năm sắp tới Họ đánh giá một công ty nào đó về tài sản chung, hiểu biết toàn bộ vốn liếng công ty đó hiện
có Họ nắm được nguyên tắc quan trọng của việc trao đổi mua bán ngắn hạn là lượng tiền mặt luân chuyển, tiền sinh lợi, tiền vay, và tiền của các nhà đầu tư khác bỏ vào Tất cả những điều nầy đều nằm trong Bản tường trình tài chánh như đã đề cập trong phần một Bên cạnh đó, họ chú ý đến phần tỉ suất (ratios) được tính toán từ các dử kiện của bản tường trình tài chánh và thông tin thị trường, cũng như bản báo cáo chung của công ty Làm thế nào để có bản báo cáo giới thiệu về một công ty ?
- Vào trang nhà YAHOO, bấm vào FINANCE /QUOTES
- Đánh tên ký hiệu tên cổ phiếu (ví dụ: QCOM cho công ty Qualcom)
Trang 7- Bấm tiếp tục vào GET QUOTES Một khung hình nhỏ xuất hiện có liệt kê
ký hiệu, giá mua bán cuối cùng , lưu lượng mua bán (volume)
- Bấm vào PROFILE, và bạn sẽ có tất cả những báo cáo
Sau đây là một vài tỉ suất quan trọng về tài chánh, và chúng có ý nghĩa như sau :
- Tỉ suất tiền mặt (CASH RATIO) Tỉ suất tiền mặt thường theo phương trình sau đây :
Tỉ suất tiền mặt =( tiền mặt + các loại chứng khoán đang trao đổi ngắn hạn trên thị trường) / tiền nợ hiện hành
Một công ty làm ăn giỏi không bao giờ giử quá nhiều tiền mặt trong tay, cho nên tỉ suất tiền mặt (cash ratio) luôn luôn nhỏ hơn 1 (CASH RATIO < 1.0)
- Tỉ suất nợ (DEBT/ EQUITY RATIO) Tỉ suất nợ thường theo công thức sau đây :
Tỉ suất nợ = Tổng số nợ dài hạn / Tổng số tiền của các cổ đông đầu tư
Tỉ suất nợ là một chỉ số cho thấy khả năng trả các khoản nợ lâu dài Một công ty giỏi luôn phân bố nợ của công ty được cấu trúc trong sự cân đối với lượng tiền đầu tư của cổ đông Nói chung tỉ lệ về tỉ suất nợ càng nhỏ, công
ty đó làm ăn càng giỏi
- Chỉ số Lời (Earning per share) Chỉ số lời hoạt đông theo công thức sau: Chỉ số lời = (lợi tức kiếm được - tiền chia lời của cổ phiếu) / tổng trung bình của các cổ phần đóng góp
Chỉ số lời (EPS) là sự đo lường mức lời Uỷ Ban Điều Hành / Kiểm Soát Chứng Khoán yêu cầu rằng các tờ Tường Trình Lợi Tức phải bao gồm tỉ suất EPS ( EPS RATIO ) Tỉ suất lời được xem toàn bộ tiền kiếm được của công ty sẳn sàng chia lời cho các cổ phần viên Bạn hãy chú ý đến điểm nầy
vì nhiều công ty làm phù phép để tạo một EPS thật tốt Do đó đừng mua
Trang 8bán chứng khoán dựa vào tỉ suất EPS, mà xem EPS như là một công cụ để đáng giá mà thôi
- Tỉ suất giá cổ phần (PRICE PER EARNING) Tỉ suất giá cổ phần theo phương trình sau đây:
Tỉ suất giá cổ phần (P/E ratio) =Giá trung bình mổi cổ phần / giá lời mổi cổ phần
Giá cổ phần (P/E) là một con số lôi kéo thị trường bởi vì nó đưa ra giá cổ phần Điều nầy có nghĩa là giá trị P/E của một công ty là tương đối so với các công ty khác trên thị trường Hầu hết các nhà đầu tư xem P/E như là một chỉ dấu làm ăn của tương lai, vì giá cổ phần trung bình phản ảnh được quyết định của người mua và kẻ bán
- Chỉ dấu nợ (QUICK RATIO) Chỉ dấu nợ theo công thức sau:
Chỉ dấu nợ = Tài sản hiện có/tổng số nợ hiện có
Quick ratio là sự đo lường về khoản nợ có thể trả được và cũng là một cái nhìn bảo thủ về vốn nợ của một công ty Nếu Quick Ratio nhỏ hơn 1 ( Quick Ratio < 1.0 ) được coi là một chỉ dấu của nợ nần
- Tỉ suất lời trên tổng vốn đầu tư (Return on total investment -ROTI) Tỉ suất lời trên tổng vốn đầu tư dựa theo công thức sau :
Tỉ suất lời trên tổng vốn đầu tu( ROTI)= {Lợi tức kiếm được + (chi phí lợi tức x 1.00 - tỉ lệ thuế )} / {Nợ dài hạn + tổng tiền nợ các cổ đông}
ROTI cũng là mức đo lường tiền lời kiếm được Đây cũng là một con số truyền thống nói lên mức vốn để đo lường cho thấy công ty xử dụng tiền đầu tư của cổ đông hửu hiệu như thế nào ?
Kết luận
Khi đánh giá tài sản của công ty, giới đầu tư thường tổng hợp những nguồn thông tin có sẳn qua sưu tầm, hoặc qua các Bản Tường Trình Tài Chánh như đã nêu trên Từ đó, giới đầu tư phân tích tỉ mỉ các tỉ suất về tài chánh
Trang 9để đưa ra một hình ảnh thật rõ nét về công ty họ muốn đầu tư Khi các số liệu và hình ảnh thực đã có trong tay, sự đánh giá không còn là một điều khó khăn Nói chung, bạn càng nắm nhiều thông tin của một công ty, tương lai của công ty đó càng được minh họa rõ trong óc bạn, và bạn càng tin tưởng hơn về công ty mà bạn muốn gởi gắm việc đầu tư
ĐƯỜNG DẨN ĐẾN KHO BÁU: BẢN TƯỜNG TRÌNH TÀI CHÁNH
Ngày nay, làm ra tiền chẳng phải là một điều dễ dàng trên mạng lưới mua bán chứng khoán nữa Nếu bạn thực sự muốn "trúng mánh" một vố lớn, bạn phải cần có "bùa", "ngải" "Bùa", "ngải" của bạn chính là sự hiểu biết và thu nhập những thông tin nóng bỏng, chính xác Bạn muốn mua cổ phiếu của công ty TVVN? Hãy học cách đọc Bản Tường Trình Tài Chánh
(financial statement) của công ty TVVN! Bản Tường Trình Tài Chánh là một bản đồ bí ẩn Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã bản đồ bí ẩn đó, bạn sẽ bắt đầu hiểu những gì Bản Tường Trình Tài Chánh thực sự muốn nói với bạn
Giới mua bán chứng khoán WALL STREET xử dụng những tin tức bí ẩn nầy để hiểu được cổ phiếu nào đang "hấp dẩn" trong thị trường, và cổ phiếu nào không Tại sao như vậy? Cũng rất dể hiểu: Chôn kín dưới những hàng
số đó là một bản đồ kỳ diệu về lượng tiền mặt lưu hành (cash flow), giá trị của một tài sản ít nợ (equity), tài sản có thể chuyển đổi qua tiền mặt
(liquidity), và lợi nhuận (profits) Bạn có nhớ đến câu nói nổi tiếng này không? "MUỐN TÌM KHO BÁU, BẠN PHẢI BIẾT KHÁM PHÁ KHO BÁU Ở ĐÂU ĐỂ ĐÀO"
PHẦN I
BẢN TƯỜNG TRÌNH TÀI CHÁNH:
Thông thường khi kê khai tài sản với Uỷ Ban Điều Hành /Kiểm Soát chứng khoán (SEC), tất cả các công ty phải đưa ra những báo cáo tiêu chuẩn Nói chung những báo cáo nầy là BẢN TƯỜNG TRÌNH TÀI CHÁNH của công
ty Trong Bản Tường Trình Tài Chánh, có ba phần cần phải chú ý đến: 1- Tờ Cân Bằng Ngân Sách (Balance Sheet),
Trang 102- Tờ Tường Trình Lợi Tức (Income Statement),
3- Lượng tiền mặt lưu hành (Cash Flow)
Đối với các nhà đầu tư như chúng ta, mỗi loại báo cáo xử dụng cho mỗi mục đích khác nhau Sau đây sẽ bàn đến chúng có ý nghĩa gì và xử dụng ra làm sao ?
1- TỜ CÂN BẰNG NGÂN SÁCH: Tờ tường trình nầy đưa ra một hình ảnh
về tình hình tài chánh của công ty bằng cách so sánh số tài sản công ty làm chủ, và lượng tiền công ty đang mang nợ Tờ tường trình nầy dựa trên nguyên tắc kế toán căn bản:
TÀI SẢN (Assets) = TIỀN NỢ (Debts/ Liabilities) + TIỀN CỦA CỔ
ĐÔNG (Stockholder Equity)
Thí dụ: Tài sản duy nhất của bạn là chiếc Tooyota Camry 95 trị giá 5.000 USD Bạn mượn nhà băng 3.000 USD để trả tiền xe Do đó điều kiện tài chánh của bạn được diển tả như phương trình sau :
5.000 USD (tài sản của bạn) = 3.000 USD (tiền mượn nhà băng) + 2.000 USD (tiền riêng của bạn nếu bán xe)
Có một điều quan trọng cần nhớ là tờ cân bằng ngân sách được xem như là một bức tranh chụp ngay một lúc nào đó trong một thời gian nào đó Do vậy lượng chuyển đổi tài chánh có thể làm sai đổi tờ tường trình nầy trong vòng 30 ngày, hoặc mỗi 3 tháng Thí dụ, bạn muốn tìm hiểu ngân sách, và khả năng tài chánh của công ty ABCD trong tháng 8, bạn nên tìm tờ cân bằng ngân sách của tháng tám, hoặc mỗi tam cá nguyệt để có hình ảnh thật đúng về công ty bạn đang muốn đầu tư
Trong phần TÀI SẢN và TIỀN NỢ, thường có 2 loại: Thường xuyên
(current), và không thường xuyên (non-current) Tài sản thường xuyên là loại tài sản có thể chuyển đổi ra tiền mặt dưới một năm Nếu lâu hơn một năm được xem như tài sản không thường xuyên Tiền nợ thường xuyên là một sự bắt buộc công ty đó phải đạt tới trong 12 tháng kế tiếp Các hoá đơn thanh toán (bills) là số nợ không thường xuyên nếu chúng hiệu lực ngoài