b. Phương pháp phân tích các thông số
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Nƣớc thải sản xuất dệt nhuộm là một trong những loại nƣớc thải có mức độ ô nhiễm cao, với đặc trƣng là hàm lƣợng chất thải hữu cơ khó phân huỷ cao tồn tại trong nƣớc thải. Hàm lƣợng COD theo nghiên cứu dao động từ khoảng 2000 – 2400mg/l đối với nƣớc thải của công đoạn nhuộm, còn đối với nƣớc thải của công đoạn hồ nấu có thể đạt đến giá trị khoảng 25.000mg/l.
a. Từ kết quả nghiên cứu điều kiện tối ƣu để xử lý COD trong nƣớc thải nhằm loại bỏ chất hữu cơ khó phân huỷ ở công đoạn nhuộm, đƣa đến các kết luận sau:
Điều kiện tối ưu cho quá trình keo tụ:
- Sử dụng phèn sắt III sunfat (Fe2(SO4)3) đem lại hiệu quả cao về cả mặt kinh tế và hiệu quả xử lý, lƣợng phèn tối ƣu theo tỉ lệ: Fe2(SO4)3:CODvào=1:1,24 (theo khối lƣợng).
- Sử dụng chất trợ keo (polyme hữu cơ) loại cation đem lại hiệu quả xử lý COD cao nhất, lƣợng chất trợ keo tối ƣu 0,025g/l.
- Điều kiện pH = 5 là tối ƣu cho quá trình keo tụ sử dụng phèn sắt III sunfat.
Điều kiện tối ưu cho quá trình oxi hoá tiên tiến:
- Xử lý kết hợp UV/H2O2 đem lại hiệu quả cao hơn so với xử lý không kết hợp. - Lƣợng H2O2 tối ƣu theo tỉ lệ H2O2:COD = 1:0,8 (theo khối lƣợng)
- Điều kiện pH =3,5 là tối ƣu cho quá trình xử lý bằng UV/H2O2.
- Với thời gian tiếp xúc UV 40 phút thì COD trong nƣớc thải sau xử lý đạt TCVN5945/2005 (loại B).
b. Dựa trên các kết quả đã nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình hệ thống xử lý nƣớc thải quy mô phòng thí nghiệm.
c. Ứng dụng các điều kiện tối ƣu đã nghiên cứu để vận hành mô hình hệ thống xử lý nƣớc thải đã xây dựng. Kết quả xử lý COD trong nƣớc thải đạt đƣợc từ quá trình vận hành mô hình là rất khả thi. Tuy nhiên chi phí cho để vận hành hệ thống xử lý khá tốn kém (17.050 VNĐ/m3
).
d. Các kết quả nghiên cứu của đề tài này đã góp phần quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên và giáo viên ngành Kỹ thuật Môi trƣờng.