1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc bộ xây dựng

185 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng
Tác giả Nguyễn Văn Sinh
Người hướng dẫn GS.TS Trần Thọ Đạt, PGS.TS Lê Trung Thành
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 529,86 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (20)
    • 1.1. Nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (20)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (21)
      • 1.2.1 Các khái niệm cơ bản (21)
      • 1.2.2 Các trường phái lý thuyết liên quan đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (35)
    • 1.3. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt nam có liên quan (61)
  • CHƯƠNG 2: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG (65)
    • 2.1. Giới thiệu ngành sản xuất vật liệu xây dựng (65)
    • 2.2. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (68)
      • 2.2.1. Môi trường chung (68)
      • 2.2.2. Môi trường ngành (72)
      • 2.2.3. Cơ hội và thách thức (79)
    • 2.3. Động thái phát triển các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (83)
      • 2.3.1. Kính xây dựng (84)
      • 2.3.2. Sứ vệ sinh (89)
      • 2.3.3. Gạch ốp lát (93)
      • 2.3.4. Gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung (102)
    • 2.4. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (106)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (113)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (113)
    • 3.2. Trình tự nghiên cứu (114)
    • 3.3. Các khái niệm nghiên cứu và thang đo (117)
    • 3.4. Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra (120)
    • 3.5. Thiết kế mẫu điều tra (121)
    • 3.6. Thu thập phiếu điều tra (122)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG (124)
    • 4.1. Đánh giá độ tin cậy của các biến khảo sát (124)
    • 4.2. Mô tả thống kê của các biến (125)
    • 4.3. Phân tích tương quan giữa Lợi thế cạnh tranh và các nguồn lực (127)
    • 4.4. Phân tích mô hình hồi quy (128)
    • 4.5. Phân tích các yếu tố Lợi thế cạnh tranh, Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường (131)
      • 4.5.1. Lợi thế cạnh tranh (131)
      • 4.5.2. Định hướng học hỏi (133)
      • 4.5.3. Định hướng thị trường (135)
    • 4.6. Phân tích Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào định hướng học hỏi, định hướng thị trường (138)
      • 4.6.1. Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi, định hướng thị trường (138)
      • 4.6.2. Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc từng biến Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường (139)
      • 4.6.3. Mô hình các nhân tố của Định hướng học hỏi ảnh hưởng tới Lợi thế cạnh tranh (142)
      • 4.6.5. Mô hình Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào Lợi thế cạnh tranh (144)
  • CHƯƠNG 5: NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG 136 5.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 (147)
    • 5.2. Định hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng (150)
    • 5.3. Những thách thức và mục tiêu cần hướng tới (151)
      • 5.3.1. Những thách thức (151)
      • 5.3.2. Mục tiêu cần hướng tới (152)
    • 5.4. Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (153)
      • 5.4.1. Nâng cao các yếu tố làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (154)
      • 5.4.2. Nâng cao định hướng học hỏi của doanh nghiệp (154)
      • 5.4.3. Nâng cao định hướng thị trường của doanh nghiệp (156)
    • 5.5. Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các lĩnh vực sản xuất vật liệu dây dựng của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng (157)
      • 5.5.1. Kính xây dựng (157)
      • 5.5.2. Sứ vệ sinh (158)
      • 5.5.3. Gạch ốp lát (159)
      • 5.5.4. Gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung (160)
  • KẾT LUẬN (19)
  • PHỤ LỤC (171)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Về mặt lý luận, vẫn còn rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về lợi thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững và nguồn gốc hình thành các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy có nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng có thể chia các lý thuyết này thành hai nhánh lớn: (a) những lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ bên ngoài doanh nghiệp gồm: lợi thế cạnh tranh quốc gia, lợi thế cạnh tranh ngành; (b) lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ bên trong doanh nghiệp gồm: chuỗi giá trị, nguồn lực của doanh nghiệp.

Nghiên cứu trên thế giới của Miller và Shamsie, (1996) sử dụng lý thuyết nguồn lực để phân tích vai trò của nguồn lực bên trong doanh nghiệp đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp [52] Một số nghiên cứu tại Việt nam (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005 [12]; Bùi Xuân Phong, 2006 [4]; Zhan và đồng tác giả, 2009 [62]; Phạm Quang Trung, 2009 [14]; Vũ Trọng Lâm, 2006 [27]; Nguyễn Kế Tuấn,

2011 [11] đã tiến hành đánh giá lợi thế cạnh tranh và nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu này đa phần đều đề cập đến nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp như vốn, tài sản, công nghệ, lợi thế về đất đai, vị trí, v.v trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên các địa bàn Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, hoặc của ngành may mặc Một số ít các nghiên cứu đề cập đến các nguồn lực vô hình mà doanh nghiệp đang sở hữu trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Những nguồn lực vô hình này có thể bị mất giá trị khi môi trường kinh doanh thay đổi do vậy chúng chưa thực sự tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Nguồn lực vô hình thể hiện cách thức doanh nghiệp hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng nói riêng nhưng lại chưa được nghiên cứu.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

Theo Từ điển tiếng Việt, cạnh tranh có nghĩa là “cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau” [25, trg 112] Như vậy, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua, tranh đấu, giành giật giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với nhau về thị trường, thị phần và khách hàng.

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế, sử dụng các công nghệ sản xuất ưu việt, cung cấp dịch vụ hoàn hảo để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý hơn so với các đối thủ cạnh tranh Muốn thành công trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với các đối thủ trực tiếp Sự khác biệt này sẽ thúc đẩy khách hàng mua hàng của các doanh nghiệp chứ không phải từ đối thủ cạnh tranh khác. Chính sự khác biệt này giúp doanh nghiệp có được những lợi thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận.

Cạnh tranh là một quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực Về mặt tích cực, cạnh tranh chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, thiết kế các sản phẩm phù hợp, tận dụng tối đa khoa học công nghệ để tổ chức sản xuất và cung ứng sản phẩm hiệu quả nhất nhằm đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng, qua đó doanh nghiệp sẽ có được lợi nhuận Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể dẫn đến tác động tiêu cực khi các doanh nghiệp vì quá quan tâm đến lợi ích của mình, bỏ qua lợi ích xã hội và các nhóm liên quan như người lao động, các nhà phân phối, dân cư sinh sống trong khu vực doanh nghiệp hoạt động để giành giật lợi nhuận bằng mọi cách, kể cả cách tiêu cực nhất. Muốn phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh trong cơ chế thị trường, nhà nước cần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát độc quyền, ngăn ngừa và xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp Ngoài ra, người tiêu dùng và những nhóm có liên quan trong xã hội như người lao động, các nhà phân phối, các nhà cung ứng,… cũng cần thể hiện chính kiến và vai trò của mình trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp Khách hàng chính là người đưa ra các quyết định có nên sử dụng sản phẩm của những doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, vì quá coi trọng lợi nhuận mà gây ra những tổn hại cho xã hội như gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động không đúng qui định, không chấp hành các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như nộp thuế thu nhập, cũng như không tuân thủ các qui định khác của pháp luật.

Porter, 1980 [56] là một trong những học giả đầu tiên đề cập đến khái niệm lợi thế cạnh tranh (competitive advantages) trong lĩnh vực quản trị chiến lược doanh nghiệp Porter (1980) cho rằng “lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này lớn hơn các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra” [56] Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng có cùng quan điểm về lợi thế cạnh tranh với Porter, 1980 [56] Dưới đây là một số ví dụ:

Barney (1991) cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là những giá trị nổi trội mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh, và do đó làm cho doanh nghiệp nâng cao được thương hiệu và trở thành nhà cung cấp được khách hàng ưa thích [31].

Kurt (2010) đưa ra định nghĩa sau: “lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà doanh nghiệp có thể đưa ra nhằm khuyến khích khách hàng (hoặc người sử dụng cuối cùng) mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp chứ không phải của đối thủ cạnh tranh và ngăn cản việc bắt chiếc của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại hoặc trong tương lai” [49, trg 21].

Tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

“thể hiện một hoặc nhiều ưu thế của nó so với đối thủ cạnh tranh nhằm đạt được thắng lợi trong cạnh tranh Ưu thế này có thể dẫn đến chi phí thấp hơn hoặc sự khác biệt nhiều hơn về sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh và được thể hiện thành tỉ suất lợi nhuận cao hơn trung bình” [27, trg 26].

Lê Thế Giới (2007) và các cộng sự cho rằng một công ty được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỉ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỉ lệ bình quân trong ngành Công ty có được lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỉ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài [9].

Như vậy, nhìn chung Porter, 1980, [56] và nhiều tác giả đều thống nhất cho rằng lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra Như vậy, hai yếu tố thể hiện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hay không, đó là: lượng giá trị mà khách hàng cảm nhận về hàng hóa hay dịch vụ của công ty, và chi phí sản xuất ra nó Chúng ta hãy tiếp tục phân tích bản chất của lợi thế cạnh tranh.

Giá trị cảm nhận của khách hàng chính là những gì đọng lại trong trí óc khách hàng về các yếu tố làm họ thỏa mãn khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty Nhìn chung, giá trị khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của công ty thường cao hơn giá mà công ty có thể đòi hỏi với sản phẩm của mình Theo các nhà kinh tế học, phần chênh lệch này chính là thặng dư người tiêu dùng mà khách hàng có thể giành được Chính nhờ có cạnh tranh giữa các công ty mà khách hàng nhận được phần thặng dư này Cạnh tranh càng gay gắt thì thặng dư của khách hàng càng lớn.

V = Giá trị đối với khách hàng

C = Chi phí sản xuất V- P = Thặng dư người tiêu dùng P- C = Biên lợi nhuận

Hình 1.1: Việc hình thành giá trị cho khách hàng

Có thể thấy rằng, giá trị của sản phẩm đối với khách hàng là V, giá mà công ty có thể đòi hỏi đối với sản phẩm mà họ cung cấp dưới sức ép của các doanh nghiệp cạnh tranh là P, và chi phí để sản xuất sản phẩm này của công ty là C Như vậy biên lợi nhuận của công ty là P – C; và thặng dư của khách hàng là V – P Công ty tạo ra lợi nhuận vì P > C và tỉ lệ lợi nhuận càng lớn thì nếu C càng nhỏ tương đối so với P Mức độ thặng dư của khách hàng V – P càng lớn nếu sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.

Giá trị mà một công ty tạo ra trên thị trường được thể hiện bằng sự chênh lệch giữa V và C (V-C) Công ty có thể tạo ra giá trị bằng cách chuyển đổi các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất với chi phí C để tạo ra thành phẩm được khách hàng cảm nhận với giá trị V Cách hiểu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thức công ty có được lợi thế cạnh tranh.

Thứ nhất , công ty sẽ cố gắng tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng, làm cho họ có được sử thỏa mãn trên cả mong đợi của chính họ Các công ty tìm mọi cách để làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn nhờ sự vượt trội về tính năng, thiết kế, mẫu mã, chất lượng, dịch vụ sau bán hàng, …để khách hàng cảm nhận được giá trị V lớn hơn và họ sẵn sàng trả giá P cao hơn cho sản phẩm của công ty.

Thứ hai , công ty có thể nâng cao hiệu quả các hoạt động của mình để giảm chi phí C Kết quả là biên lợi nhuận P - C tăng lên, hướng đến tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty Như vậy, sự sáng tạo ra giá trị nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh chính là hạt nhân của lợi thế cạnh tranh.

Về bản chất, việc tạo ra giá trị vượt trội không nhất thiết đòi hỏi một công ty phải có cấu trúc chi phí thấp nhất trong ngành hay phải tạo ra một sản phẩm có giá trị lớn nhất trong tâm trí của khách hàng mà điều quan trọng là sự chênh lệch giữa giá trị được nhận thức bởi khách hàng (V) và chi phí sản xuất của doanh nghiệp (C) lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt nam có liên quan

Áp dụng lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp, Miller và Shamsie, 1996

[52] đã nghiên cứu các nguồn lực đóng góp như thế nào đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ môi trường kinh doanh biến động ít từ năm 1936 đến 1950 và biến động nhiều từ năm 1951 đến 1965 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy các nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản và nguồn lực dựa trên tri thức có đặc tính khó mua, khó bắt chước đều đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp ở các phương diện khác nhau Tuy nhiên, môi trường kinh doanh đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến mối quan hệ này Trong môi trường kinh doanh ổn định, ít biến động thì các nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản đóng vai trò quan trọng hơn so với các nguồn lực dựa trên tri thức Ngược lại, trong môi trường kinh doanh không ổn định thì nguồn lực dựa trên tri thức đóng vai trò quan trọng hơn Vì thế, một tài sản của doanh nghiệp có được coi là nguồn lực hay không sẽ phụ thuộc vào môi trường hoạt động của doanh nghiệp và đặc tính của tài sản đó.

Vì thế, muốn xác định tài sản có phải là nguồn lực hay không phải căn cứ vào cách thức sử dụng tài sản và môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thực nghiệm của Zhan và cộng sự, 2009 [62] sử dụng lý thuyết nguồn lực để nghiên cứu việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của các liên doanh tại Việt nam Nghiên cứu cho thấy đặc điểm của nền kinh tế chuyển đổi đã tạo ra rào cản cho quá trình biến các nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản thành lợi thế cạnh tranh bền vững Ngoài ra, ảnh hưởng thuận chiều của các nguồn lực dựa trên tri thức đối với lợi thế cạnh tranh ngày càng lớn khi tỉ lệ sở hữu trong liên doanh của đối tác nước ngoài tăng lên Cuối cùng, lợi thế cạnh tranh của liên doanh sẽ được cải tiến khi việc chuyển đổi các nguồn lực dựa vào sở hữu tài sản vào liên doanh được hỗ trợ bởi các nguồn lực dựa trên tri thức gắn liền với các tài sản đó; và việc chuyển đổi các nguồn lực mang tính nội bộ, riêng có của liên doanh được hỗ trợ bởi các nguồn lực từ bên ngoài, dựa trên thị trường Các kết luận này có phù hợp với các doanh nghiệp Việt nam thuộc sở hữu nhà nước hay không chưa được nghiên cứu này trả lời.

Tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005 [12] đề cập chủ yếu đến vai trò và tác động của nguồn lực hữu hình (vốn doanh nghiệp) và các hoạt động trong doanh nghiệp (gồm nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trình độ công nghệ, năng lực quản lý và điều hành) đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.Nghiên cứu này cũng chưa chỉ rõ được các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.Hơn nữa, đây cũng là một nghiên cứu mang tính lý thuyết và tác giả cũng chưa nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa các nguồn lực hữu hình và các hoạt động nêu trên của doanh nghiệp trong việc hình thành nên các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tác giả Bùi Xuân Phong, 2006 [4] cho rằng cho rằng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, một nguồn lực vô hình của doanh nghiệp, là giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành viễn thông Tuy nhiên, tác giả lại không cụ thể hóa các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông là gì Hơn nữa, công trình này mới chỉ dừng lại ở lý luận, chưa được kiểm định qua các nghiên cứu thực nghiệm Ngoài ra, nghiên cứu này chưa chỉ ra cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào trong điều kiện hội nhập.

Tác giả Phạm Quang Trung, 2009 [14] cho rằng các nguồn lực có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: vốn và tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ, thương hiệu và hoạt động Marketing.

Có thể thấy rằng, ngoại trừ thương hiệu, các nhân tố được tác giả đề cập là các nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đề cập đến lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng chưa đề cập đến các lợi thế cụ thể của các doanh nghiệp Việt nam trong quá trình cạnh tranh.

Tác giả Vũ Trọng Lâm, 2006 [27] đã hệ thống hóa các lý thuyết đánh giá về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phân tích hiện trạng về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tác giả đã áp dụng mô hình kim cương của Porter để đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các kiến nghị này chủ yếu dành cho cơ quan quản lý nhà nước và các kiến nghị này chủ yếu ở tầm vĩ mô: nhà nước, cấp tỉnh Nghiên cứu này không phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Hơn nữa, nghiên cứu này cũng không cụ thể hóa các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và nguồn gốc hình thành nên các lợi thế này.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kế Tuấn, 2011 [11] đã chỉ ra năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp may mặc Việt nam có những điểm mạnh: sản phẩm đa dạng, có nguồn lao động rẻ, tận dụng được ưu đãi của chính phủ trong ưu đãi % thuế xuất nhập khẩu của chính phủ, khả năng linh hoạt với việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, thương hiệu và uy tín đã đạt được thành tựu nhất định Tuy nhiên nghiên cứu này không đề cập đến vai trò của các nguồn lực thuộc doanh nghiệp trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp may Việt nam như thế nào.

Lợi thế cạnh tranh là một trong những chủ đề được nhiều nghiên cứu đề cập. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh đã được nhiều lý thuyết giải thích từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp là một trong những lý thuyết rất quang trọng để phân tích vai trò của nguồn lực bên trong doanh nghiệp đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Kể từ khi giới thiệu lý thuyết này, đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học khác nhau nghiên cứu về tác động của nguồn lực của doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Trong sự phát triển trên thực tế cũng như sự phát triển các trường phái nghiên cứu, đã chỉ ra rằng nguồn lực vô hình càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Định hướng học hỏi và định hướng thị trường là hai nguồn lực vô hình có vai trò quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Vì thế, việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh và các sự tác động của các nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là hoàn toàn cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc

ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG

Giới thiệu ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Ở Việt Nam từ xưa đã có những công trình bằng gỗ, gạch đá xây dựng rất công phu, ví dụ công trình đá thành nhà Hồ (Thanh Hóa), công trình đất Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) Nhưng trong suốt thời kỳ phong kiến thực dân thống trị, kỹ thuật về vật liệu xây dựng không được đúc kết, đề cao và phát triển Sau chiến thắng thực dân Pháp (1954) và nhất là kể từ khi ngành xây dựng Việt Nam ra đời (29.4.1958) đến nay ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đã phát triển nhanh chóng Trong 45 năm, từ những vật liệu xây dựng truyền thống như gạch, ngói, đá, cát, xi măng, ngày nay ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đã bao gồm hàng trăm chủng loại vật liệu khác nhau, từ vật liệu thông dụng nhất đến vật liệu cao cấp với chất lượng tốt, có đủ các mẫu mã, kích thước, màu sắc đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và hướng ra xuất khẩu.

Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Chính Phủ, ngành vật liệu xây dựng đã phát huy tiềm năng, nội lực sử dụng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng với sức lao động dồi dào, hợp tác, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại của thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, đầu tư, liên doanh với nước ngoài xây dựng nhiều nhà máy mới trên khắp ba miền như xi măng Bút Sơn (1,4 triệu tấn/năm), xi măng Chinfon - Hải Phòng (1,4 triệu tấn/năm), xi măng Sao Mai (1,76 triệu tấn/năm), xi măng Nghi Sơn (2,27 triệu tấn/năm) Về gốm sứ xây dựng có nhà máy ceramic Hữu Hưng, Thanh Thanh, Thạch Bàn, Việt Trì, Đà Nẵng, Đồng Tâm, Taicera ShiJar, Năm 1992 chúng ta mới sản xuất được 160.000 m2 loại Ceramic tráng men ốp tường 100 x

100 mm, thì năm 2002 đã cung cấp cho thị trường hơn 15 triệu m2 loại: 300x300,400x400, 500x500 mm.

Một thành tựu quan trọng của ngành gốm sứ xây dựng là sự phát triển đột biến của sứ vệ sinh Hai nhà máy sứ Thiên Thanh và Thanh Trì đã nghiên cứu sản xuất sứ từ nguyên liệu trong nước, tự vay vốn đầu tư trang bị dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại đưa sản lượng hai nhà máy lên 800.000 sản phẩm/năm Nếu kể cả sản lượng của các liên doanh thì năm 2002 đã sản xuất được 1405 triệu sản phẩm sứ vệ sinh có chất lượng cao Về kính xây dựng có nhà máy kính Đáp Cầu, với các sản phẩm kính phẳng dày 2 -5 mm, kính phản quang, kính màu, kính an toàn, gương soi đã đạt sản lượng 7,2 triệu m2 trong năm 2002.

Ngoài các loại vật liệu cơ bản trên, các sản phẩm vật liệu trang trí hoàn thiện như đá ốp lát thiên nhiên sản xuất từ đá cẩm thạch, đá hoa cương, sơn silicat, vật liệu chống thấm, vật liệu làm trần, vật liệu lợp đã được phát triển với tốc độ cao, chất lượng ngày càng được cải thiện

Tuy nhiên, bên cạnh các nhà máy vật liệu xây dựng được đầu tư với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại thì cũng còn nhiều nhà máy vẫn phải duy trì công nghệ lạc hậu, thiết bị quá cũ, chất lượng sản phẩm không ổn định.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam trong mười năm qua đã phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế và đã đạt được những thành tựu to lớn về năng lực sản xuất, công nghệ, chất lượng sản phẩm, Đến nay sản phẩm vật liệu xây dựng Việt Nam không những đã đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước mà còn có mặt tại thị trường trên 100 nước và vùng lãnh thổ.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng là phấn đấu cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và hướng đến năm 2030 đạt trình độ là ngành công nghiệp hiện đại, công nghiệp xanh ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu trên, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam cần phát triển theo các định hướng: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành khai thác chế biến nguyên liệu đẻ nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, tiết kiệm nguồn nguyên liệu để nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, tiết kiệm nguồn nguyên liệu; Sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất để giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, giảm thiểu phát thải khí CO2 và các khí độc khác, tái sử dụng các loại phế thải công nghiệp để tích cực phát triển công nghệ xanh; Đồng thời với phát triển mới các cơ sở sản xuất là đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có theo hướng hiện đại hóa để sản phẩm vật liệu xây dựng Việt Nam có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, có giá trị, phù hợp với kiến trúc hiện đại, Con người là yếu tố quyết định trong sự phát triển của ngành vì vậy cần phát triển nguồn lực lao động có chất lượng cao, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp theo hướng sản xuất, kinh doanh lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm vật liệu xây dựng Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, theo đó tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như xi măng; vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh; kính xây dựng; vật liệu xây, lợp; đá, cát xây dựng và vật liệu trang trí hoàn thiện; đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.

Quy hoạch nêu rõ: Phát triển vật liệu xây dựng phải bảo đảm tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường; phù hợp với các quy hoạch khác liên quan.

Hiện nay, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của Việt nam đã sớm tiếp cận và hội nhập với khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại của quốc tế để đầu tư phát triển sản xuất, nhanh chóng chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, từ công nghệ lạc hậu sang công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thị trường, công nghệ, lao động sẽ được khai thác để phát triển ngành vật liệu xây dựng thành ngành kinh tế mạnh, từ năm 2010, đáp ứng về số lượng, chất lượng và các chủng loại vật liệu xây dựng cơ bản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Nhà nước cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Để đáp ứng được quy hoạch thì đội ngũ cán bộ ngành vật liệu xây dựng phải nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất Đến năm 2015 Việt Nam phải tự chế tạo được các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng quy mô tương đối lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến, phải làm chủ trong việc sản xuất, dịch vụ cung cấp phụ tùng thay thế.

Ngoài ra, các công ty từ rất nhiều thành phần kinh tế đã tham gia vào sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: sở hữu nhà nước, tư nhân, cổ phần, liên doanh trong và ngoài nước, đầu tư nước ngoài 100% Theo Trần Văn Huynh, 2009

[19], cơ cấu các thành phần kinh tế năm 2008 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu các thành phần kinh tế ngành Vật liệu xây dựng năm 2008

TT Chủng loại vật liệu

Tỷ lệ sở hữu (%) Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn NN

Hiện nay, có 43 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng (phụ lục 3) với gần 25.000 cán bộ công nhân viên Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp sản xuất, khai thác nguyên liệu để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp này Bên cạnh đó, hai Tổng Công ty là Tổng Công ty Vật liệu xây dựng và Tổng Công ty Viglacera cũng có mảng kinh doanh bất động sản, xây lắp với nhiều công ty con nhằm mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp này.

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

• Thể chế, luật pháp (Political)

Môi trường chính trị và hành lang pháp lý của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vững được ổn định , phát triển khu vực tư nhân năng động, tích cực tham gia kinh tế quốc tế, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài…

Chính sách đổi mới, mở cửa cùng với sự ổn định về chính trị, môi trường sống an toàn, an ninh là những nguyên nhân cơ bản khiến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua Phó Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mario Amano khẳng định “Các doanh nghiệp nước ngoài đã dần thay đổi quan niệm về tình trạng quan liêu, thủ tục phức tạp mà họ thường gặp phải trong quá trình đầu tư vào Việt Nam trước đây.” [23]

Công cuộc cải cách hành chính, cải cách thể chế của Việt Nam có sự quyết tâm từ các cấp lãnh đạo cao nhất, cũng như sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị. Đó đều là những kết quả ấn tượng mà Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam trong 10 năm qua, đặc biệt là trong 3 năm gần đây, kể từ khi bắt đầu thực hiện Đề án 30 Với sự nỗ lực này, đề án 30 đến nay đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận và đang dần trở thành nền tảng hướng tới một chiến lược cải cách thể chế tổng thể Chiến lược này sẽ góp phần thu hút nguồn đầu tư cần thiết cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hình thành và phát triển của doanh nghiệp và chất lượng quản trị công - những nhân tố cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam [23].

Dự thảo Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Việt Nam đã nhắc tới 3 đột phá chiến lược trong 10 năm tới, đó là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, trong đó, nhiều ý kiến cho rằng thể chế là yếu tố cần ưu tiên hàng đầu Theo đó, Chính phủ sẽ có biện pháp trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn,tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, lấy chất lượng, chiều sâu tăng trưởng làm trọng,cẩn trọng với việc kiềm chế lạm phát, các chính sách tiền tệ, tài khóa… Có thể thấy rằng, song song với việc giải cứu nền kinh tế khỏi những khó khăn, Nhà nước vừa thực hiện kế hoạch hoàn thiện kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong nước phát triển Cơ chế, thể chế chính sách là toàn bộ những môi trường về mặt luật pháp Một thể chế tốt sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động, ít thay đổi do biến động chính sách, có hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động Trong tương lai, Nhà nước luôn hoàn thiện thể chế, pháp luật ngày một tốt hơn, tiếp cận với các nước tiên tiến hơn, giúp các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng nói riêng có thể phát triển tốt hơn.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011 đã cho thấy những dấu hiệu ban đầu vượt qua khó khăn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dần hồi phục đà tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên do tác dụng phụ của chính sách kích cầu và chính sách tiền tệ mở rộng, lạm phát tăng khiến bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành một rủi ro lớn cho nền kinh tế Việt Nam Cụ thể, năm 2010, Việt Nam bị hạ xếp hạng tín nhiệm xuống mức B1 (triển vọng tiêu cực) trong báo cáo thường niên của Hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody.

Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 5,89%, thấp hơn so với kế hoạch, tuy nhiên đây là mức tương đối cao so với các nước trong khu vực Có thể nói, trong năm 2011 và năm 2012, Việt Nam vẫn đang tiếp tục đối diện với những bất ổn vĩ mô kéo dài, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007, như lạm phát cao cả năm ở mức 18,15%, tỷ giá biến động khó lường, thâm hụt ngân sách cao ở mức 4,9% GDP với tình trạng nợ công và nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, theo đó, dư nợ công bằng 52,9% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 41,9% GDP và dư nợ nước ngoài quốc gia bằng 41,1% GDP, thị trường tài chính tiền tệ dễ tổn thương với những biến động mạnh về lãi suất, niềm tin của thị trường vào điều hành kinh tế vĩ mô suy giảm [14]. Những điều kiện khó khăn về kinh tế vĩ mô trên có tác động không nhỏ đến các ngành sản xuất nói chung và đến các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc

Trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế có những dấu hiệu không tốt, mà điển hình là thị trường bất động bị đóng băng, giảm giá do người dân không có nhu cầu và khả năng mua nhà Vì thế, lượng vật liệu xây dựng dự kiến phục vụ cho sự phát triển của thị trường bất động sản không lưu chuyên được, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng liên tục sản xuất nhưng không tiêu thụ được sản phẩm nên trữ lượng tồn kho ngày càng lớn.

• Văn hóa xã hội (Sociocultrural)

Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đều đạt mức cao, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… do đó, việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng có chất lượng tốt là nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Đó là trào lưu và xu hướng tiêu dùng giàu sang hơn.

Tuy nhiên, văn hóa người Việt Nam trong những năm qua luôn có xu hướng “sính ngoại” cũng là một đặc điểm khiến cho các sản phẩm trong nước luôn gặp khó khăn trong cạnh tranh với các mặt hàng cao cấp ngoại nhập Vì thế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ, quảng cáo trên truyền hình, đài báo về các chương trình tôn vinh thương hiệu Việt, Hàng Việt Nam chất lượng cao,… đang phần nào thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Việt.

Văn hóa Việt Nam phát triển với tiền đề từ văn hóa phong kiến Tuy nhiên trong thời gian qua do tình hình quốc tế hóa, toàn cầu hóa cả về kinh tế lẫn văn hóa nên cũng học tập những nét văn hóa hiện đại của các quốc gia khác nhau Bởi vậy, nhu cầu về vật liệu xây dựng tại Việt Nam khá đa dạng cả về hình thức lẫn chất lượng.

Tốc độ tiến bộ khoa học kỹ thuật quá nhanh, những phát minh khoa học đã làm cho sản phẩm mới hoàn thiện hơn xuất hiện liên tục Nhiều công nghệ mới làm biến đổi những công nghệ truyền thống, tạo ra khả năng thay thế triệt để các hàng hoá truyền thống.

Những công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, kỹ thuật rô bốt đang góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới.

Muốn nâng cao cạnh tranh phải lấy tiêu chuẩn hàng hoá quốc tế để quyết định lựa chọn công nghệ Bởi những sản phẩm của ngành sẽ phục vụ không chỉ người Việt Nam mà còn phục vụ công dân quốc tế.

• Về vốn của doanh nghiệp

Hiện nay cả nước có 8.749 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 3,5% tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng có tới 90% doanh nghiệp nhà nước chỉ có vốn dưới 10 tỷ đồng Khoảng 6,5% doanh nghiệp nhà nước có vốn từ 10-50 tỷ đồng và chỉ hơn 1% có vốn trên 200 tỷ đồng [26] Số liệu trên cho thấy, quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn ít đã gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh cũng như mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nhà nước ở cả trong và ngoài nước. Đa phần các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Việc tiếp cận nguồn vốn hạn chế gây ra tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp Nói một cách khác nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp Việt nam nhỏ, yếu và bị động.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng không hiệu quả nguồn lực tài chính, hay nguồn vốn của doanh nghiệp mình Chúng xuất phát từ các nguyên nhân: đầu tư sai lầm và tăng trưởng quá cao dẫn đến việc đầu tư quá mức và mất cân đối thanh toán; xung đột trong nội bộ chủ sở hữu; hệ thống kiểm soát và công cụ kiểm soát không đầy đủ; công ty yếu kém trong quản trị và tổ chức; đánh giá sai sự phát triển của thị trường; việc thực hiện cấu trúc chi phí không hiệu quả.Tại báo cáo được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tại hội thảo “Ngân hàng và doanh nghiệp trước tác động của chính sách tiền tệ”, có hơn 60% doanh nghiệp lấy quá nhiều vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn, đa số doanh nghiệp đều đầu tư ngoài ngành Lãi phải trả cho 100% khoản vay trong khi chỉ có 60% vốn sử dụng có hiệu quả [15].

Động thái phát triển các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng

Trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam hiện nay, có tất cả

5 ngành sản xuất chính là xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung Trong đó, riêng sản phẩm xi măng tuy là một ngành chính song nó chủ yếu chỉ phụ thuộc vào công nghệ, các sản phẩm đồng nhất, chênh lệch nhau không nhiều như các sản phẩm còn lại Do đó, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu bốn ngành còn lại Bởi các ngành này ngoài những sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chủng loại, chất liệu, sự đổi mới nguyên vật liệu,…

• Sản phẩm và dịch vụ

Thị trường kính xây dựng Việt Nam trước năm 2011 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ trung bình từ 10-15%/ năm và trình độ công nghệ cũng không hề thua kém so với thế giới Không những thế, các doanh nghiệp cũng có nhiều nỗ lực tiết giảm tối đa chi phí sản suất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn trong và ngoài nước Đến hết năm 2008, Việt Nam có 8 nhà máy kính đang hoạt động với tống công suất trên 107 triệu m2 Đến 2010, khi nhà máy kính Chu Lai đi vào hoạt động, tổng công suất toàn ngành đạt gần 140 triệu m2 Hiện nay, năng lực sản xuất kính xây dựng trong nước không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, mà còn Xuất khẩu 15% sản lượng Các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng thuộc Bộ Xây dựng chiếm trên 30% tổng công suất toàn ngành, với công suất trên 55 triệu m2 kính quy tiêu chuẩn/năm.

Thế nhưng, đến cuối năm 2011, đã có 2/8 nhà máy phải đóng cửa, các đơn vị còn lại cũng trong tình trạng leo lắt Thông tin từ hiệp hội Kính và Thủy tinh ViệtNam (Vieglass) cho thấy, hiện tổng sản lượng kính xây dựng quy chuẩn thành phẩm đang tồn đọng lên tới trên 34 triệu m2, bằng sản lượng trung bình của 3 nhà máy.Điển hình, Công ty Cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu đang tồn kho hơn 2 triệu m2 kính, trị giá gần 50 tỉ đồng Tại đây, dây chuyền kính kéo ngang công suất 120 tấn/ngày đã ngừng sản xuất từ tháng 5/2011, số công nhân nghỉ việc, chuyển nghề lên tới hơn một nửa tổng số cán bộ, công nhân viên.

Theo Hiệp hội Kính và thủy tinh Việt Nam, đến năm 2012, cả nước có 7 doanh nghiệp sản xuất kính tấm lớn với công suất thiết kế 150 triệu 2 nhưng tính đến hết tháng 8/2012 lượng tồn kho khoảng 60 triệu m2 kính quy tiêu chuẩn, tương đương sản lượng kính của hơn 4 tháng đầu năm (trong đó riêng kính nổi tồn kho 57 triệu m2, tương ứng sản lượng 5 tháng sản xuất) Từ năm 2011 đến cuối tháng 8/2012, có 3/4 lò kính cán in hoa dừng sản xuất, làm giảm 85% công suất kính cán in hoa của toàn ngành; Kính gia công tiêu thụ ước giảm 40% so với cùng kỳ năm

2011, lao động cũng giảm đến 40% so với cuối năm 2011. Đứng trước thực trạng khó khăn như vậy, các doanh nghiệp sản xuất kính thuộc Bộ Xây dựng cũng buộc phải có những thay đổi để tồn tại Điển hình là CTCP Kính Viglacera Đáp Cầu thành lập năm 1984 tại Bắc Ninh có 2 dây chuyền với tổng công suất 16,2 triệu m2 QTC/năm Sản phẩm chính là kính cán với chất lượng và giá cả thấp hơn so với kính nổi do công nghệ lạc hậu Hiện nay Đáp Cầu đã dừng một dây chuyền, chỉ còn hoạt động dây chuyền kính cán công suất 6 triệu m2/năm Ngoài ra, công ty có chiến lược chuyển dịch kinh doanh sang gia công sau kính với các sản phẩm như: kính dán an toàn, kính an toàn cường lực, kính mài, gương, kính bảo ôn, kính hoa văn trang trí,…

Bên cạnh đó, một đơn vị khác là Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam (VFG) thành lập năm 1995 và là liên doanh giữa 3 bên: NSG Group, Viglacera và Toyota Tsusho Corporation của Nhật Bản VFG được đầu tư dây chuyền hiện đại theo công nghệ kính nổi của Nhật Bản tại Quế Võ, Bắc Ninh Đây là dây chuyền kính nổi có công nghệ hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay, công suất 500 tấn thủy tinh lỏng/ngày, tương đương với 30 triệu m2 kính/năm hoặc 145.000 tấn kính/năm VFG cũng là đơn vị đang dẫn đầu về thị phần kính nổi tại Việt Nam.

Sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yế là kính nổi, kính cán Kính nổi chủ yếu được dung để làm vách kính, cửa kính trong các công trình xây dựng hoặc gia công sau kinh để trở thành kính chịu lực, kính phản nhiệt… Kính cán có thể được làm kính trắng xây dựng thông thường hoặc cán hoa văn, gia công thành kính màu, kính trang trí khác,… Các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng hiện đang kinh doanh trực tiếp từ sản xuất tới phân phối trong nước Các sản phẩm được phân phối qua hệ thống đại lý độc lập của mỗi doanh nghiệp Xuất khẩu kính cũng hạn chế do giá nguyên vật liệu trong nước cao hơn tại nước ngoài, khiến giá thành sản xuất trong nước cao hơn tương đối với với giá kính bên ngoài.

Thị trường kính xây dựng phụ thuộc lớn vào thị trường bất động sản Kiến trúc xây dựng hiện đại có xu hướng sử dụng kính nhiều hơn các loại vật liệu xây dựng khác, tuy nhiên cũng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao Thị trường đang chuyển dịch sang các loại kính công nghệ cao như kính cản nhiệt, những loại kính phục vụ cho những công trình nhà cao tầng như kính cường lực mà theo xu hướng phát triển chung của thế giới các công trình cao tầng đang sử dụng ngày càng nhiều hơn các loại kính này do tận dụng được ánh sáng và giúp giảm sử dụng năng lượng.

Tuy nhiên, cũng do phụ thuộc lớn vào thị trường bất động sản nên giai đoạn

2009 – 2012 là giai đoạn khó khăn của ngành kính, thậm chí có thể kéo dài đến 2013-2014, chừng nào thị trường bất động sản vẫn ảm đạm, tiến độ của các công trình thi công chậm chạp và nguồn vốn giải ngân vào bất động sản hạn hẹp hơn. Theo dự báo của Hiệp hội Kính Việt Nam, mức độ tăng trưởng cầu về kính xây dựng ở Việt Nam trong các năm tới khoảng 8-10%/năm, đến năm 2016, cả nước sẽ cần khoảng 178 triệu m2 kính QTC/năm Nếu xét đến công suất hiện nay của ngành kính vào khoảng 141 triệu m2 kính, cùng với kính nhập khẩu khoảng 35-40 triệu m2 kính/năm, nguồn cung về kính ở Việt Nam hiện nay đã đủ cho 5 năm tới Do đó, đầu năm 2012 vừa qua, Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam VIEGLASS đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tạm ngừng cấp phép đầu tư mới đối với các dự án sản xuất kính xây dựng trên phạm vi toàn quốc, kể cả liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, do Việt Nam là một nước đang phát triển với nhu cầu xây dựng cao, dự kiến khoảng 10-12% GDP hàng năm được phân bổ cho xây dựng và hạ tầng Trong khi đó, kiến trúc hiện đại đều chung một đánh giá về việc sử dụng kính công nghệ cao trong các công trình xây dựng có rất nhiều ưu thế: chịu được cường độ lực cao, liên kết với khung kết cấu thép tốt, tạo hình thanh thoát trang nhã, mở rộng không gian Còn theo đánh giá của các chuyên gia về môi trường, vật liệu xây dựng là thép hợp kim và thủy tinh dùng trong xây dựng là những chất liệu thân thiện với môi trường Do đó khi nhu cầu xây dựng tăng cao, dự báo nhu cầu về kính sẽ còn gia tăng trong tương lai Mặc dù vậy, thị trường cũng sẽ dịch chuyển về nhu cầu và sẽ đòi hỏi khắt khe hơn với loại mặt hang này Kính phải vừa là vật liệu kết cấu, vừa phải có tác dụng chịu lực, điều tiết nhiệt lượng, cách âm cách nhiệt, vừa phải có tính thẩm mỹ Chính vì vậy, mặc dù nguồn cung kính xây dựng hiện đang rất lớn, nhưng những nhà máy sản xuất kính công nghệ cao vẫn chưa xuất hiện nhiều.

Dầu FO là nguyên liệu chính trong sản xuất kính Đối với công nghệ kính cán, chi phí dầu FO chiếm khoảng 60-65% giá thành trong khi đối với công nghệ kính nổi thì dầu FO chiếm khoảng 35-40% giá thành kính, soda chiếm khoảng 20- 25% giá thành, cát, penspat, donomit, nhân công, điện, khấu hao cầu thành phần còn lại của giá vốn kính xây dựng Dầu FO và soda là những nguyên liệu không khó mua, nhưng có giá cả biến động lớn, do đó ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất.

Theo số liệu của VIEGLASS, giá dầu FO tại Việt Nam thường cao hơn giá dầu của các nước trong khu vực Ví dụ giá dầu FO năm 2008 và năm 2009 đều cao hơn giá tại Trung Quốc khoảng 10-49%, cao hơn giá tại Singapore khoảng 5-60%. Trong khi đó Nhà nước lại độc quyền kinh doanh dầu FO nên chi phí dầu tăng cao khiến việc sản xuất kính của các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các nguyên phụ liệu khác trong sản xuất kính như cát, một phần được cung cấp bởi CTCP Cát Vân Hải, penspat một phần cũng được cung cấp bởi CTCP Khoáng sản Viglacera do công ty này có mỏ penspat ở Việt Nam Mặc dù chiếm tỷ lệ về giá trị không cao trong giá thành nhưng đây là các nguyên liệu hết sức quan trọng trong sản xuất kính và việc tự chủ được một phần nguồn nguyên phụ liệu quan trọng này cũng là một lợi thế đặc thù của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng.

CTCP Kính Viglacera Đáp Cầu là công ty kính đầu tiên tại Việt Nam, thành lập năm 1990 dưới sự hỗ trợ về công nghệ của Liên Xô Đây là một trong những doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng làm ăn có lãi nhất trong nhiều năm liền Tuy nhiên do chậm đổi mới công nghệ, hiện Đáp Cầu là công ty có công nghệ lạc hậu nhất và cũng là một trong những Công ty thua lỗ lớn nhất trong số các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng Nguyên nhân là hiện nay Đáp Cấu vẫn sử dụng công nghệ kính cán với chất lượng thành phẩm thấp hơn nhiều so với kính nổi Ngoài ra do dầu FO chiếm tới 60-65% giá thành sản xuất kính cán trong khi Việt Nam lại là nước có chi phí dầu FO đắt đỏ hơn thế giới khoảng 30-40%, nên việc Đáp Cầu kinh doanh thua lỗ là một việc khó tránh.

Trong ngắn hạn, Đáp Cầu có chiến lược chuyển dịch sang thị trường các sản phẩm sau kính như: kính cường lực, kính phản quang, kính Mosaic để trang trí và xuất khẩu Quy trình sản xuất của các loại kính này là cắt nhỏ kính thông thường và phủ sơn hoặc gia công sau kính Để phục vụ chiến lược này, các năm gần đây Đáp Cầu đã đầu tư một dây chuyền gia công sau kính với trị giá hơn 100 tỷ đồng Tuy nhiên thị trường sau kính trong giai đoạn hiện nay lại không lớn Ngoài ra quy trình sản xuất đòi hỏi nhân công có trình độ cao, chi phí nhân công thường chiếm tới 45- 50% giá thành của các sản phẩm này Đáp Cầu hiện nay mới khai thác được khoảng 30-40% công suất của dây chuyền này Do đó mảng sau kính của Đáp Cầu đến hiện nay vẫn chưa hiệu quả.

Tình hình tài chính của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng

Trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam hiện nay, có tất cả

5 ngành sản xuất chính là xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung Trong đó, riêng sản phẩm xi măng tuy là một ngành chính song nó chủ yếu chỉ phụ thuộc vào công nghệ, các sản phẩm đồng nhất, chênh lệch nhau không nhiều Vì thế đề tài này không tập trung vào lĩnh vực xi măng.

Trong các nguồn lực hữu hình của các doanh nghiệp, nguồn lực về tài chính có vai trò khá quan trọng, nó phản ánh nội lực của doanh nghiệp, phản ánh tổng tài sản của doanh nghiệp,… Vì thế, tác giả đã phân tích một số chỉ tiêu về tài chính của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng Số lượng các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng là không nhỏ, hơn nữa việc thu thập số liệu tài chính của các công ty này gặp nhiều khó khăn vì thế, ở phần này, tác giả chỉ đánh giá tình hình tài chính của một số doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Gốm và Sư thủy tinh Viglacera Các doanh nghiệp thuộc tổng công ty này cũng bao hàm cả bốn lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Tổng Công ty Gốm và Sư thủy tinh Viglacera là một trong những công ty hàng đầu thuộc Bộ Xây dựng chuyên về sản xuất vật liệu xây dựng Hơn nữa, nhiều chuyên gia cho rằng bức tranh tài chính của Tổng Tổng Công ty Gốm và Sư thủy tinh Viglacera cũng rất đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng Vì những lý do trên, các phân tích về tài chính của Tổng công ty Gốm và Sứ Thủy tinh Viglacera vẫn đảm bảo giá trị và độ tin cậy cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng khác thuộc Bộ Xây dựng.

Bảng 2.8: Danh sách các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

STT Tên doanh nghiệp Lĩnh vực sản xuất

1 Công ty Kính nổi Viglacera Kính xây dựng

2 Công ty CP Kính Viglacera Đáp Cầu Kính xây dựng

3 Công ty CP Sứ Viglacera Thanh Trì Sứ vệ sinh

4 Công ty CP Sứ Việt Trì Viglacera Sứ vệ sinh

5 Công ty CP Viglacera Hà Nội Gạch ốp lát

6 Công ty CP Viglacera Tiên Sơn Gạch ốp lát

7 Công ty CP Gạch men Viglacera

8 Công ty CP Viglacera Hạ Long Gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung

9 Công ty CP Viglacera Từ Sơn Gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung

(Nguồn: Một số doanh nghiệp của các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, tác giả tổng hợp)

Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đều ở mức trung bình so với các doanh nghiệp nhà nước Trong 9 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chỉ có CTCP Viglacera Hạ Long là đạt mức 200 tỷ, còn lại, hầu hết các doanh nghiệp đều từ mức 100 tỷ trở xuống Đặc biệt, có một số doanh nghiệp như CTCP

Sứ Việt Trì Viglacera, CTCP Viglacera Hà Nội, CTCP Viglacera Thăng Long có vốn chủ sở hữu gần như không có, hoặc vốn chủ sở hữu âm Qua số liệu trên, ta thấy rằng các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 2.9: Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tác giả tổng hợp)

Bảng 2.10: Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong Tổng Tài sản của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tác giả tổng hợp)

Bên cạnh đó, tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong Tổng tài sản cũng phản ánh hoạt động của các doanh nghiệp trong những năm qua Nhìn số liệu, tác giả thấy rằng, trong thời kỳ 2009-2011, khi thị trường bất động sản có những tăng trưởng vượt bậc, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng được hưởng lợi từ sự tăng trưởng đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn Tuy nhiên, từ năm 2012, khi thị trường bất động sản đóng băng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng kém hiệu quả hơn, tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong Tổng tài sản giảm đi rõ rệt.

Từ bảng số liệu trên, tác giả cũng khẳng định được rằng, trong bốn lĩnh vực nghiên cứu, lĩnh vực sản xuất Gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung đang là một thế mạnh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Điều này cũng khẳng định được một thực tế khách quan, rằng các lĩnh vực kính, sứ vệ sinh, gạch ốp lát đang chịu sự cạnh tranh rất lớn đến từ rất nhiều doanh nghiệp, từ các sản phẩm ngoại nhập Trong khi đó, trước đây, thị trường gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung trên thị trường Việt Nam chủ yếu đến từ Trung Quốc, nên khi các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được sản phẩm này với chất lượng tốt hơn, vì thế họ đã chiếm được thị phần Do đó, với đặc điểm sản phẩm riêng biệt của từng ngành, mỗi lĩnh vực cũng cần có những hướng phát triển, hướng cạnh tranh riêng.

Ngoài vốn chủ sở hữu thể hiện bản chất của doanh nghiệp, tác giả sẽ nghiên cứu thêm số liệu về lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp để xem xét doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả không.

Bảng 2.11: Lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tác giả tổng hợp) Từ bảng trên ta có thể thấy rằng, lợi nhuận thuần của hầu hết các doanh nghiệp đều không ổn định và có chiều hướng suy giảm trong những năm qua Qua đó, chúng ta càng khẳng định thêm rằng, thị trường vật liệu xây dựng thời gian gần đây gặp rất nhiều khó khăn Vì thế, để các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động hiệu quả hơn, mục tiêu cấp thiết chính là phải cơ cấu lại, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Và để củng cố khẳng định đấy, tác giả đã thống kê sản lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp.

Bảng 2.12: Tồn kho hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tác giả tổng hợp)

Tồn kho hàng hóa tác giả thống kê ở đây bao gồm hàng hóa tồn kho, nguyên và nhiên liệu tồn kho, thành phẩm tồn kho Tính theo giá trị tồn kho hàng hóa, chúng ta có thể thấy ngay rằng, giá trị này gần bằng giá trị vốn chủ sở hữu Từ đó, tác giả có thể khẳng định rằng, các doanh nghiệp sản xuất chỉ đủ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, còn toàn bộ vốn chủ sở hữu đều nằm ở lượng tồn kho hàng hóa Hay nói cách khác, các doanh nghiệp này đang hoạt động không hiệu quả, không có tăng trưởng.

Từ phân tích tình hình tài chính của một số doanh nghiệp tiêu biểu trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, tác giả kết luận rằng các doanh nghiệp này hiện tại đang sản xuất chỉ ở mức cầm chừng, duy trì hoạt động Và vấn đề này càng khẳng định sự cấp thiết của việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

Quá trình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc

Bộ Xây dựng được tác giả tổng hợp và tóm tắt trong chương này Thực tế cho thấy bối cảnh hiện nay của ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức Xu thế cạnh tranh trong ngành ngày một đa dạng hơn, đối thủ cạnh tranh có thể đến từ các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hay là các sản phẩm ngoại nhập Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích nguồn lực tài chính, một trong các nguồn lực hữu hình quan trọng của các doanh nghiệp.

Mức độ phát triển công nghệ

Mức độ cạnh tranh Mức độ biến động thị trường

Nguồn lực vô hình: Định hướng học hỏi Định hướng thị trường

Kết quả kinh doanh Lợi thế cạnh tranh

Quy mô Tổng nguồn vốn

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Đối tượng điều tra là lợi thế cạnh tranh và các nguồn lực hình thành nên các lợi thế cạnh tranh này của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ

Xây dựng Mô hình nghiên cứu về vai trò và mối quan hệ của các nguồn lực (gồm nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình) với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng được thể hiện ở Hình 3.1 Các lợi thế cạnh tranh sẽ dựa trên cơ sở nghiên cứu là các quan điểm của Koufteros và đồng tác giả (1995), Li và đồng tác giả (2006), Thatte (2007) Các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ được phân loại theo quan điểm của Miller và Shamsie (1996).

Hình 3.1: Mô hình các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Nghiên cứu tập trung đi sâu vào vai trò của hai nguồn lực hữu hình là số lượng lao động và qui mô tổng nguồn vốn; hai nguồn lực vô hình là định hướng học hỏi và định hướng thị trường đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Các mối quan hệ dự kiến là quan hệ cùng chiều; tức là các nguồn lực càng lớn, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Ngoài ra các nhân tố có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nguồn lực của doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh cũng được nghiên cứu và xem xét Các nhân tố này gồm: mức độ biến động của thị trường; mức độ cạnh tranh; và mức độ phát triển công nghệ Các nhân tố này có cường độ càng cao thì càng làm chặt hơn mối quan hệ giữa các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trình tự nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả đã thực hiện ba bước sau đây:

Nghiên cứu sơ bộ: Ở bước này, dựa trên số liệu thứ cấp và nghiên cứu tổng quan về lợi thế cạnh tranh và các lý thuyết liên quan đến lợi thế cạnh tranh, tác giả đã tiến hành xây dựng, trao đổi và hoàn thiện mô hình nghiên cứu Các nguồn tài liệu được sử dụng bao gồm: các bài báo, nghiên cứu có liên quan từ các tạp chí, các báo cáo của Bộ Xây dựng, của các công ty sản xuất vật liệu xây dựng Tác giả tiến hành trao đổi mô hình nghiên cứu dự kiến nêu trên với ba nhóm đối tượng chủ yếu: (a) 5 giám đốc điều hành doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, (b) 8 khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đến từ 4 lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh, và gạch ngói đất sét nung, và (c) 5 chuyên gia nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp tại Việt nam Phương pháp sử dụng là phỏng vấn cá nhân theo chiều sâu Kết quả của bước này là bước đầu xác định các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, xác định được cụ thể các nguồn lực tạo ra các lợi thế cạnh tranh này, và kiểm tra ý nghĩa thực tiễn và lý luận của mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính: Nhằm cụ thể hóa mô hình nghiên cứu, phỏng vấn theo nhóm đã được thực hiện đối với các nhóm sau đây:

• Phỏng vấn theo nhóm các khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng trong các lĩnh vực: gạch ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ngói đất sét nung Tác giả đã tiến hành 01 cuộc phỏng vấn theo nhóm, mỗi nhóm bao gồm từ 5 đến 7 khách hàng đến từ cùng một lĩnh vực nghiên cứu. Như vậy, đã có 04 cuộc phỏng vấn theo nhóm được thực hiện cho 04 lĩnh vực nghiên cứu Kết quả của bước này là tổng hợp ý kiến đánh giá của khách hàng để nhận diện và cụ thể hóa lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.

• Phỏng vấn theo nhóm các thành viên là ban giám đốc và các trưởng phòng, gồm: phòng kinh doanh, kế toán, kế hoạch, nhân sự, kỹ thuật và cơ điện của các doanh nghiệp sản xuất thuộc Bộ Xây dựng Tác giả đã tiến hành 04 cuộc phỏng vấn cho 04 lĩnh vực sản xuất nhằm nhận diện và cụ thể hóa các lợi thế cạnh tranh cụ thể của các doanh nghiệp dựa trên ý kiến của Ban giám đốc và đội ngũ trưởng phòng Đồng thời, các ý kiến sơ bộ về nguồn gốc hình thành các lợi thế này cũng sẽ được tổng hợp nhằm phục vụ thiết kế bảng hỏi ở bước nghiên cứu định lượng sau này.

Việc so sánh và tổng hợp ý kiến về các lợi thế cạnh tranh cụ thể từ ý kiến của khách hàng và thành viên ban giám đốc, trưởng phòng đã được thực hiện để phục vụ cho việc xây dựng bảng hỏi về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở bước nghiên cứu định lượng sau này.

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các chứng cứ để chứng minh, kiểm nghiệm và khẳng định mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu Nghiên cứu định lượng thường trả lời câu hỏi:

Có bao nhiêu? Nhiều ít như thế nào? Nghiên cứu định lượng mang tính khách quan hơn so với nghiên cứu định tính Chính vì vai trò này mà tác giả đã sử dụng nghiên cứu định tính để kiểm định mối quan hệ giữa các nguồn lực hữu hình và vô hình của doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh; giữa lợi thế cạnh tranh và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở bước nghiên cứu định lượng này, phương pháp điều tra xã hội học đã được áp dụng Dựa trên kết quả phỏng vấn theo nhóm và kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, các bảng hỏi với các câu hỏi điều tra thích hợp về lợi thế cạnh tranh cụ thể và các nguồn lực hình thành nên các lợi thế cạnh tranh này đã được thực hiện Các bảng hỏi này đã được thử nghiệm ở hai doanh nghiệp để điều chỉnh và sửa đổi trước khi điều tra trên diện rộng.

Tại mỗi doanh nghiệp, đối tượng được phỏng vấn, điều tra là các thành viên ban giám đốc, các cán bộ quản lý cấp phòng Các phòng cơ bản của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng này bao gồm: phòng kinh doanh, kế toán, kế hoạch, nhân sự, kỹ thuật và cơ điện Nội dung điều tra là ý kiến của các cán bộ quản lý về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, và các nguồn lực của doanh nghiệp tạo ra các lợi thế cạnh tranh này Số cán bộ quản lý trung bình được phỏng vấn ở mỗi doanh nghiệp là 17 cán bộ Tổng số phiếu phát ra là 900 phiếu Số phiếu thu về là

Phân tích hồi qui đã được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các nguồn lực dựa trên sở hữu tài sản và dựa trên tri thức với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Cụ thể, biến phụ thuộc sẽ là lợi thế cạnh tranh nói chung và các lợi thế cạnh tranh cụ thể của doanh nghiệp, biến độc lập sẽ là các nguồn lực nói chung và các nguồn lực hữu hình, nguồn lực vô hình Hai nguồn lực vô hình là định hướng thị trường, định hướng học hỏi đã được lựa chọn để làm rõ mối quan hệ với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Sự tác động tổng hợp của biến độc lập (nguồn lực hữu hình, nguồn lực vô hình: định hướng thị trường, định hướng học hỏi, đối đối với biến phụ thuộc (lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp) cũng được kiểm định Ngoài ra mối liên hệ hai nguồn lực vô hình và lợi thế cạnh tranh đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được nghiên cứu.

Các bước nghiên cứu được tóm tắt ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu

STT Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng khảo sát

Phương pháp thu thập và công cụ xử lý thông tin

Tổng hợp lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu, kiểm tra ý nghĩa thực tiễn và lý luận của mô hình nghiên cứu;

08 khách hàng hiện tại của các doanh nghiệp

05 nhà nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp

Cụ thể hóa các lợi thế cạnh tranh;

Cụ thể hóa các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của các doanh

- 04 cuộc phỏng vấn theo nhóm đối với các khách hàng ở bốn lĩnh vực

STT Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng khảo sát

Phương pháp thu thập và công cụ xử lý thông tin nghiệp nhóm đối với cán bộ quản lý các doanh nghiệp ở bốn lĩnh vực

Kiểm định mối quan hệ giữa các nguồn lực hữu hình, vô hình với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- 900 cán bộ quản lý các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở bốn lĩnh vực chính: gạch ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh, và gạch ngói đất sét nung. Điều tra xã hội học

Bảng câu hỏi Phân tích hồi qui

Kiểm định sự tác động tổng hợp của các nguồn lực này đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Quá trình này bao gồm các khái niệm nghiên cứu và thang đo, thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra, thiết kế mẫu, thu thập.

Các khái niệm nghiên cứu và thang đo

Phần này tác giả sẽ trình bày khái niệm nghiên cứu và thang đo của các biến độc lập và biến phụ thuộc có trong mô hình nghiên cứu đã xây dựng Đó là: (1) Lợi thế cạnh tranh của công ty; (2) Định hướng học hỏi; (3) Định hướng thị trường; (4) Kết quả kinh doanh; (5) Các thông tin về môi trường kinh doanh Các biến được trình bày dưới đây dựa trên mô hình và thang đo được xây dựng từ cơ sở lý luận, các nghiên cứu trước đây và được chỉnh sửa từng biến qua bước nghiên cứu định tính.

Thang đo sử dụng là các thang đo đa biến (multi-item scale) để đo các khái niệm chính Các thang đo đa biến được áp dụng trong nghiên cứu này đã được chứng minh là phù hợp với tiêu chuẩn về độ giá trị và độ tin cậy bởi những nghiên cứu trước đó.

Các biến quan sát sử dụng cho các khái niệm trong mô hình được đo bằng thang đo 5 điểm, điểm càng cao thể hiện mức độ của biến càng cao.

Biến phụ thuộc thứ nhất là “Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp” được đo lường bởi 14 biến quan sát, ký hiệu từ I.1 đến I.14; tương ứng với 14 câu hỏi được thể hiện ở phụ lục 1, phần I Biến này dùng để đánh giá lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng, giao hàng, đổi mới và cung ứng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng Các biến này đã được sử dụng tại các nghiên cứu của Koufteros (1995), Li và đồng tác giả (2006), Thatte (2007) khi phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất Lợi thế cạnh tranh được thể hiện ở các phương diện sau:

- Giá / Chi phí: Khả năng của một công ty cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh chính dựa trên giá / chi phí thấp (Li và đồng tác giả, 2006)

- Chất lượng: Khả năng của công ty cung cấp sản phẩm có chất lượng và hoạt động tốt nhằm đem lại giá trị cao hơn cho khách hàng (Koufteros, 1995)

- Giao hàng theo yêu cầu khách hàng: Khả năng của công ty trong việc giao sản phẩm với số lượng và chủng loại theo yêu cầu riêng của khách hàng đúng hẹn (Li và đồng tác giả, 2006)

- Đổi mới sản phẩm: Khả năng của công ty trong việc giới thiệu sản phẩm mới với tính năng mới ra thị trường (Koufteros, 1995)

- Thời hạn cung ứng sản phẩm ra thị trường: Khả năng của công ty giới thiệu sản phẩm mới nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh chính (Li và đồng tác giả, 2006) Định hướng học hỏi là biến độc lập thứ nhất Biến này được đo lường bởi 11 biến quan sát ký hiệu từ II.1 đến II.11 được thể hiện ở phụ lục 1, phần II Biến này được xây dựng trên thang đo gồm 3 yếu tố: Cam kết học hỏi; Chia sẻ tầm nhìn; Tư duy mở Các biến này được sử dụng lần đầu tiên tại nghiên cứu của Sinkula (1997); sau đó được khá nhiều các nghiên cứu khác sử dụng.

(1) Cam kết học hỏi là cam kết của doanh nghiệp, của cán bộ quản lý, các cá nhân trong doanh nghiệp đối với việc học tập, khả năng học tập, coi học tập là chìa khóa để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

(2) Chia sẻ tầm nhìn của lãnh đạo xuống từng cá nhân trong doanh nghiệp, giúp mọi người trong công ty đều hiểu rõ định hướng, kế hoạch của công ty.

(3) Việc đánh giá thị trường cũng như đóng góp ý kiến để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp là liên tục, đến từ nhiều người, nhiều nguồn khác nhau. Định hướng thị trường là biến độc lập thứ hai Biến này được đo lường bởi

21 biến quan sát ký hiệu từ III.1 đến III.21 được thể hiện ở phụ lục 1, phần III Biến độc lập này được xây dựng trên thang đo bao gồm 5 yếu tố: Định hướng khách hàng; Định hướng đối thủ cạnh tranh; Định hướng hợp tác đa chức năng; Định hướng nhân viên; Định hướng cạnh tranh nhân viên Các biến này dựa trên các nghiên cứu của Kohli và Jaworski (1990); Deshpande (2004); Narver và Slater (1990); Hombur (2007); Boris và cộng sự (2010).

(1) Sự thỏa mãn của khách hàng chính là mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Khả năng thích ứng, phản ứng của doanh nghiệp trước hành động của đối thủ cạnh tranh.

(3) Sự hợp tác của các bộ phận, chức năng khác nhau trong doanh nghiệp.

(4) Sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên trong công ty.

(5) Điều kiện làm việc và sức hấp dẫn của công việc đối với nhân viên.

Biến “Kết quả kinh doanh” của công ty Đây là biến đánh giá tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Biến này được xây dựng trên thang đo gồm 7 biến quan sát ký hiệu từ IV.1 đến IV.7; được thể hiện ở phụ lục 1, phần IV Các biến này đã được sử dụng trong các nghiên cứu của của Kohli và Jaworski (1990); Deshpande (2004); Narver và Slater (1990); Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên 7 phương diện sau:

(1) và (2) Thị phần và tốc độ tăng trưởng của thị phần

(3) và (4) Lãi và tốc độ tăng trưởng của lãi trên vốn đầu tư

(5) Tốc độ tăng trưởng của doanh thu

(6) Lãi gộp trong doanh thu

(7) Kết quả kinh doanh tổng hợp nói chung

Các biến thông tin về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Các thông tin này được xây dựng dựa trên thang đo gồm 3 biến; được thể hiện ở phụ lục 1, phần V.

(1) Về mức độ biến động thị trường gồm 5 biến quan sát ký hiệu từ V.a.1 đến V.a.5, biến này quan sát sự thay đổi về sở thích của khách hàng cũ, khách hàng mới đối với các sản phẩm.

(2) Về mức độ cạnh tranh gồm 6 biến quan sát ký hiệu từ V.b.1 đến V.b.6, biến này quan sát mức độ cạnh tranh của thị trường mà doanh nghiệp hoạt động.

(3) Về mức độ phát triển công nghệ gồm 4 biến quan sát ký hiệu từ V.c.1 đến V.c.4, quan sát tình hình công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Các thông tin về môi trường kinh doanh cũng được thu thập bổ sung trong nghiên cứu này nhằm làm rõ vai trò và sự tác động của môi các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh gồm mức độ biến động thị trường, mức độ cạnh tranh, và mức độ phát triển công nghệ đến mối quan hệ giữa các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Sự tác động của các nhân tố này làm tăng cường mối quan hệ giữa các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Đối với nguồn lực hữu hình, nghiên cứu này chỉ đề cập đến hai nguồn lực là số lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp và qui mô tổng nguồn vốn Đây là hai thang đo có 1 biến.

Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra

Bảng câu hỏi trong nghiên cứu này được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận và những nghiên cứu trước Sau đó, tác giả đã đưa ra thảo luận trong nghiên cứu định tính và tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp với nghiên cứu và môi trường hoạt động của doanh nghiệp Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày ở phụ lục 1 Phiếu điều tra. Nội dung của bảng câu hỏi bao gồm:

Thông tin mở đầu: Nội dung phần này bao gồm phần giới thiệu nội dung, mục đích nghiên cứu Tác giả hướng dẫn ngắn gọn cách trả lời các câu hỏi trong bảng và thông tin liên hệ khi người được điều tra có những thắc mắc.

Thông tin chính cần nghiên cứu: Trong phần này, tác giả đặt ra những câu hỏi định lượng nhằm ghi lại mức độ ý kiến của người trả lời Nội dung của những phát biểu được thiết kế thành các thang đo đã được nghiên cứu Các thang đo này gồm nhiều biến quan sát về (1) Lợi thế cạnh tranh của công ty, (2) Định hướng học hỏi, (3) Định hướng thị trường, (4) Kết quả kinh doanh của công ty.

Thông tin bổ sung: Nhằm thu thập thêm những nội dung khác liên quan đến mô hình nghiên cứu Những thông tin bổ sung này gồm các thang đo về (5) Các thông tin về môi trường kinh doanh, (6) Các thông tin chung về công ty, (7) Thông tin về người trả lời trong trường hợp họ muốn biết kết quả nghiên cứu này.

Thiết kế mẫu điều tra

Mẫu trong nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất Theo phương pháp này, tác giả đã tập trung khảo sát các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng Các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn nhà nước trên 51% trong bốn lĩnh vực: kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung Các doanh nghiệp hoạt động tại các vùng miền trên khắp cả nước Tác giả thực hiện phát phiếu điều tra cho 43 doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp sẽ lấy ý kiến theo thứ tự là: thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban giám đốc, các cán bộ lãnh đạo cấp phòng, ban Các phòng ban cơ sở của các doanh nghiệp bao gồm: phòng kinh doanh, kế toán, kế hoạch, nhân sự, kỹ thuật và cơ điện Tổng số phiếu phát ra là

Sở dĩ tác giả lựa chọn đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý của các doanh nghiệp thay vì các đại lý của các doanh nghiệp vì mặc dù đại lý của doanh nghiệp có thể có những đánh giá chính xác hơn về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với ý kiến đánh giá chủ quan của các nhà quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tiễn, trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng ngày các nhà quản lý của doanh nghiệp cũng biết được lợi thế của doanh nghiệp mình so với đối thủ cạnh tranh; chính vì thế họ có thể đưa ra những nhận định chính xác về lợi thế của doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Bên cạnh đó, những đại lý bán vật liệu xây dựng có qui mô lớn thường làm đại lý độc quyền cho một nhà cung cấp, chính vì thế mà họ thiếu thông tin về những nhà cung cấp vật liệu xây dựng cạnh tranh khác Hơn nữa, việc kiểm định mối quan hệ giữa các nguồn lực, lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi việc thu thập số liệu liên quan đến các nguồn lực, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Các số liệu này không thể tiến hành thu thập từ các đại lý mà chỉ có thể tiến hành từ các nhà quản lý được.

Sau quá trình thu thập, số phiếu thu về là 236 phiếu (chiếm 26,2% số phiếu phát ra) Có thể nói, mẫu điều tra này bao gồm tổng hợp tất cả các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng Đây là chương trình điều tra lớn nhất từ trước đến nay của các doanh nghiệp này Bên cạnh đó, dưới giác độ nghiên cứu của đề tài này, việc lựa chọn mẫu như thế sẽ bao quát hết các câu hỏi nghiên cứu, tổng hợp hết các khía cạnh nghiên cứu.

Phiếu điều tra được điền thử trước khi gửi rộng rãi, tác giả đã gửi tới 10 người quản lý về các lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh, tài chính, vật liệu, kỹ thuật,… để có nhận xét bổ sung sửa đổi bảng hỏi, ví dụ câu hỏi đã rõ nghĩa chưa, đã đủ phương án lựa chọn cho công ty chưa, nếu người trả lời không khoanh vào các phương án có sẵn thì họ có thể viết thêm ở các mục khác.

Thu thập phiếu điều tra

Việc thu thập dữ liệu được tác giả thực hiện trực tiếp Sau hai tuần, tác giả nhận được 236 phiếu trả lời, đạt tỷ lệ 26,2% Việc phân loại theo thứ tự thời gian nhận được phiếu trả lời cho thấy không có sự khác biệt giữa phiếu nhận được trước và sau.

Trong 236 phiếu điều tra nhận được, tỷ lệ phần trăm trong các lĩnh sản xuất như sau: 23,7% kính xây dựng, 25% sứ vệ sinh, 26,7% gạch ốp lát, 24,6% gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung Trong đó, chủ tịch và giám đốc chiếm 8,5%, phó giám đốc chiếm 13,6%, trưởng các phòng ban cơ sở chiếm 36,4%, phó phòng chiếm41,5%.

Bảng 3.2 : Phân nhóm đối tượng điều tra theo vị trí công tác

Vị trí Tỉ lệ phần trăm

1 Chủ tịch Hội đồng quản trị 3,8

(Nguồn: Khảo sát về mô hình ảnh hưởng nguồn lực tới lợi thế cạnh tranh, tác giả)

Bảng 3.3: Phân nhóm điều tra theo lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh Tỉ lệ phần trăm

4 Gạch ngói và đất sét nung 25,2

(Nguồn: Khảo sát về mô hình ảnh hưởng nguồn lực tới lợi thế cạnh tranh, tác giả)

PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG

Đánh giá độ tin cậy của các biến khảo sát

Để đo độ tin cậy của dữ liệu khảo sát, chúng ta phân tích các nhóm nhân tố bằng mô hình Cronbach’s Alpha Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để loại bỏ các câu không phù hợp và hạn chế các câu nhiễu trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của các biến Hệ số Cronbach’s Alpha biến thiên từ 0 đến 1 Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì các biến có độ tin cậy càng cao Những biến có Hệ số tương quan khi đã khắc phục nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được.

Sau đây, tác giả dùng phương pháp Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của các thang đo: Lợi thế cạnh tranh, Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường, Kết quả kinh doanh, Mức độ biến động của thị trường, Mức độ cạnh tranh,Mức độ phát triển công nghệ.

Bảng 4.1: Phân tích Cronbach’s Apha của các thang đo

STT Thang đo Số yếu tố

5 Mức độ biến động của thị trường 5 0,76 3,77

7 Mức độ phát triển công nghệ 4 0,79 3,63

(Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Từ bảng phân tích, Hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo này đều có giá trị lớn hơn 0,75 như vậy đều đạt tiêu chuẩn vì thế nên các thang đo này đảm bảo độ tin cậy và được sử dụng để phân tích ở các bước tiếp theo Thông tin chi tiết của các thang đo được trình bày tại tại phụ lục 2.

Mô tả thống kê của các biến

Sau khi phân tích độ tin cậy bằng Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm yếu tố, tác giả đã xây dựng được mô hình lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào hai nguồn lực Nguồn lực hữu hình bao gồm Số lượng cán bộ công nhân viên và Quy mô Tổng Nguồn vốn (Tổng Tài sản) Nguồn lực vô hình gồm Định hướng học hỏi và Định hướng học tập.

Trước khi đi phân tích mô hình hồi quy, tác giả thống kê các biến trên như sau:

Bảng 4.2: Mô tả thống kê các biến

Mẫu Bình quân Độ lệch chuẩ n

Số lượng cán bộ nhân viên 236 4,25 1,41 1,98 5,00 1,00 6,00

Quy mô tổng nguồn vốn 236 3,78 1,48 2,18 5,00 1,00 6,00 Định hướng học hỏi 236 3,66 0,75 0,56 3,00 1,82 4,82 Định hướng thị trường 236 3,57 0,83 0,70 3,04 1,86 4,90

Mức biến động của thị trường 236 3,78 0,15 0,02 1,40 2,40 3,80

Mức độ phát triển công nghệ 236 3,63 0,30 0,09 1,50 2,75 4,25

(Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Những giá trị thống kê đều cho ý nghĩa về mặt định lượng Qua kết quả thống kê mô tả, ta thấy rằng, độ lớn của các yếu tố hữu hình là Số lượng cán bộ nhân viên và Quy mô tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp là khá phong phú và đa dạng Từ giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và khoảng biến thiên, tác giả thấy được các phiếu khảo sát được thu lại bao gồm hầu như tất cả các loại doanh nghiệp cần nghiên cứu. Đối với các nguồn lực vô hình như định hướng học hỏi, định hướng thị trường, khoảng biến thiên nhỏ hơn, chỉ gần 3 đơn vị, tức là các doanh nghiệp nghiên cứu khá tương đồng về các yếu tố này.

Việc này cũng phản ánh đúng bản chất của các doanh nghiệp nghiên cứu, đó là các doanh nghiệp nhà nước, tuy có quy mô về lao động, về vốn khác nhau rất nhiều, nhưng các nguồn lực vô hình như định hướng thị trường và định hướng học hỏi thì không chênh lệch nhiều như quy mô tài sản hữu hình.

Phân tích tương quan giữa Lợi thế cạnh tranh và các nguồn lực

Trong phần này, tác giả sử dụng Phân tích tương quan hai biến giữa các yếu tố: Lợi thế cạnh tranh, Số lượng cán bộ nhân viên, Quy mô Tổng nguồn vốn, Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường.

Phân tích tương quan hai biến dựa trên giả thuyết H0i: “ Biến i và biến gốc

0 không có mối quan hệ tuyến tính, tức hệ số tương quan bằng 0” Trong giả thuyết này, mức ý nghĩa được chọn là 0,01 (tức là xác suất chấp nhận giả thuyết sai là 1%) Khi Tỷ lệ sai khác > 0,01 thì sẽ chấp nhận giả thuyết H0i, tức là hai biến đang xét không có quan hệ tương quan Còn khi Tỷ lệ sai khác < 0,01 thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0i, hay là hai biến đang xét có quan hệ tương quan Sau khi phân tích số liệu qua SPSS ta có:

Bảng 4.3: Phân tích tương quan hai biến

Hệ số Tương quan hai biến

Số lượng cán bộ nhân viên

Quy mô tổng nguồn vốn Định hướng học hỏi Định hướng thị trường

Hệ số tương quan Lợi thế cạnh

Tỷ lệ sai khác tranh

Tỷ lệ sai khác nhân viên

Hệ số tương quan Quy mô tổng

Tỷ lệ sai khác nguồn vốn

Hệ số tương quan Định hướng học

Tỷ lệ sai khác hỏi Mẫu

Hệ số tương quan Định hướng thị

Tỷ lệ sai khác trường

(Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Từ bảng phân tích trên, tác giả kết luận rằng, nghiên cứu này chưa tìm ra chứng cứ cho thấy các yếu tố hữu hình như là Số lượng cán bộ nhân viên và Quy mô tổng nguồn vốn có mối quan hệ tuyến tính với Lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, Lợi thế cạnh tranh có mối quan hệ tương quan với các yếu tố như là Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường.

Hay nói cách khác, Lợi thế cạnh tranh chịu ảnh hưởng bởi Định hướng học hỏi và Định hướng thị trường,

Bên cạnh đó, nhìn vào bảng số liệu, ta cũng thể thấy rằng hai yếu tố Định hướng học hỏi và Định hướng thị trường cũng có Tỷ lệ sai khác < 0,00 tức là hai yếu tố vô hình cũng có tác động và có mối quan hệ lẫn nhau Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới Lợi thế cạnh tranh, còn sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố vô hình sẽ được tác giả nghiên cứu trong thời gian sắp tới.

Phân tích mô hình hồi quy

Để đánh giá tác động của các yếu tố vào Lợi thế cạnh tranh, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến Phương trình hồi quy đa biến cho mô hình được đề xuất như sau: Y = f(x) = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + ε.

Trong đó: Y là Lợi thế cạnh tranh

X1, X2,…, Xn là các biến độc lập β0 là hằng số β1, β2,…, βn là hệ số hồi quy ε là sai số ngẫu nhiên Giả thiết của tác giả, các yếu tố tác động tới Lợi thế cạnh tranh bao gồm Nguồn lực hữu hình (Số lượng nhân viên, Quy mô tổng nguồn vốn) và Nguồn lực vô hình (Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường) Mô hình nghiên cứu là tác động của các yếu tố môi trường vào sự ảnh hưởng của hai nguồn lực tới Lợi thế cạnh tranh.

Trong mô hình: Y là Lợi thế cạnh tranh X1, X2,…, X7 lần lượt là các yếu tố Số lượng nhân viên, Quy mô tổng nguồn vốn, Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường, Mức độ biến động của thị trường, Mức độ cạnh tranh, Mức độ phát triển công nghệ β1, β2,…, β7 lần lượt là hệ số của các yếu tố tương ứng.

Kiểm định giả thuyết sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến và kiểm định về độ phù hợp của mô hình.

Bảng 4.4: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố

Sai số chuẩn phần ước tính

25205 a Biến độc lập: (Tung độ gốc), Mức độ phát triển công nghệ, Mức biến động của thị trường, Định hướng học hỏi, Số lượng cán bộ nhân viên, Quy mô tổng nguồn vốn, Mức độ cạnh tranh, Định hướng thị trường

Mô hình Tổng Bình phương df Trung bình Bình phương F Tỷ lệ sai khác

Total 82.714 235 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh b Biến độc lập: (Tung độ gốc), Mức độ phát triển công nghệ, Mức biến động của thị trường, Định hướng học hỏi, Số lượng cán bộ nhân viên, Quy mô tổng nguồn vốn,

Mức độ cạnh tranh, Định hướng thị trường

Các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy ước lượng Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Tỷ lệ sai khác

B Sai số chuẩn Hệ số Beta

Số lượng cán bộ nhân viên -.006 012 -.014 -.494 622

Quy mô tổng nguồn vốn -.022 011 -.056 -1.980 049 Định hướng học hỏi 363 035 459 10.434 000

Mức biến động của thị trường 142 111 036 1.278 203

Mức độ phát triển công nghệ 090 061 046 1.480 140 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh (Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Nhìn vào các biểu đồ, có thể thấy rằng Tỷ lệ sai khác của các yếu tố môi trường lần lượt là 0,203; 0,734; 0,14 Các hệ số này quá lớn so với khoảng tin cậy 95% (tương đương tỷ lệ là 0,05) Do đó, tác giả kết luận rằng, trong mô hình hồi quy này, các yếu tố môi trường là Mức độ biến động của thị trường, Mức độ cạnh tranh, Mức độ phát triển công nghệ không có tác động tới sự ảnh hưởng của các nguồn lực (hữu hình và vô hình) tới Lợi thế cạnh tranh.

Sau khi loại bỏ các yếu tố môi trường, Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các nguồn lực như sau:

Bảng 4.5: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các nguồn lực

Sai số chuẩn phần ước tính

25322 a Biến độc lập: (Tung độ gốc), Định hướng thị trường, Số lượng cán bộ nhân viên, Quy mô tổng nguồn vốn, Định hướng học hỏi

Mô hình Tổng Bình phương df Trung bình Bình phương F Tỷ lệ sai khác

Tổng 82.714 235 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh b Biến độc lập: (Tung độ gốc), Định hướng thị trường, Số lượng cán bộ nhân viên, Quy mô tổng nguồn vốn, Định hướng học hỏi

Các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy ước lượng Hệ số hồi quy chuẩn hóa

B Sai số chuẩn Hệ số Beta

Số lượng cán bộ nhân viên -.006 012 -.014 -.515 607

1 Quy mô tổng nguồn vốn -.025 011 -.063 -2.222 127 Định hướng học hỏi 361 035 458 10.433 000 Định hướng thị trường 363 031 510 11.527 000 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh (Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Từ bảng phân tích, tác giả thấy rằng nguồn lực hữu hình Số lượng cán bộ nhân viên, Quy mô tổng nguồn vốn có Tỷ lệ sai khác là 0,607; 0,127 Các hệ số này quá lớn so với khoảng tin cậy 95% (tương đương tỷ lệ là 0,05) Do đó, nguồn lực hữu hình của Mô hình nghiên cứu không ảnh hưởng tới Lợi thế cạnh tranh.

Sau khi kiểm tra các giả thuyết, tác giả có thể khẳng định rằng, Lợi thế cạnh tranh phụ trong nghiên cứu này phụ thuộc vào nguồn lực vô hình, đó là Định hướng học hỏi và định hướng thị trường Phần tiếp theo, tác giả sẽ phân tích Lợi thế cạnh tranh, Định hướng học hỏi và Định hướng thị trường một cách chi tiết hơn.

Phân tích các yếu tố Lợi thế cạnh tranh, Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường

Bảng 4.6 : Các yếu tố cấu thành Lợi thế cạnh tranh

Bình quân Độ lệch chuẩn

Giao hàng theo yêu cầu của khách hàng 3,90 0,78 Đổi mới sản phẩm 3,63 0,75

Thời hạn cung ứng sản phẩm ra thị trường 3,48 0,65

(Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Hình 4.1 : Các yếu tố cấu thành Lợi thế cạnh tranh

(Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Nhìn chung lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được đánh giá ở mức 3,6 trên thang điểm 5 Điều này chứng tỏ bản thân các cán bộ quản lý cho rằng các doanh nghiệp của mình có lợi thế khá cao so với mặt bằng chung của toàn ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Đi sâu phân tích các yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ta thấy, trong năm yếu tố cấu thành Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, yếu tố giao hàng là có điểm cao nhất; 3,9 trong thang điểm 5; tức là khả năng của các công ty sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cung cấp các sản phẩm với số lượng và chủng loại theo yêu cầu riêng của khách hàng là tốt nhất so với mặt bằng của toàn ngành.

Tiếp đến là yếu tố chất lượng sản phẩm có điểm bình quân là 3,71 trên thang điểm 5 Điều này thể hiện các công ty này đã có được lợi thế nhờ cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng, hoạt động tốt và qua đó đem lại giá trị cao cho khách hàng Bên cạnh đó yếu tố thứ ba về đổi mới sản phẩm có điểm bình quân là 3,63 trên thang điểm 5 thể hiện được lợi thế về đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ.

Yếu tố thời hạn cung ứng chưa cao; chỉ ở mức 3,48 Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chưa thực sự có lợi thế trong việc liên tục đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất Kết hợp với các yếu tố số 2 và 3 được phân tích ở trên cho thấy mặc dù các doanh nghiệp này có lợi thế về chất lượng sản phẩm, về khả năng giao hàng theo yêu cầu của khách hàng nhưng các công ty này vẫn chưa thực sự rút ngắn được thời gian giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường.

Yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp là giá / chi phí có điểm số bình quân thấp nhất là 3,29 trên thang điểm 5 Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã không tạo lập được lợi thế cạnh tranh dựa trên giá / chi phí sản xuất sản phẩm, nói cách khác các doanh nghiệp này không dựa vào việc bán giá thấp để tạo lợi thế cạnh tranh và duy trì được thị phần Đi sâu phân tích lợi thế này, điểm bình quân đối với câu hỏi “chúng tôi cung cấp giá bán cạnh tranh” là 3,41 và câu hỏi “chúng tôi có khả năng đưa ra mức giá bằng hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh” là 3,16 cho thấy mặc dù các công ty này không coi cạnh tranh dựa trên giá là một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh nhưng khả năng để các doanh nghiệp này đưa ra mức giá bằng hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn Nói cách khác, cơ hội giảm giá bán của các doanh nghiệp này là rất ít Chính vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các giải pháp giảm chi phí sản xuất sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết.

Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành Định hướng học hỏi

Bình quân Độ lệch chuẩn

Tư duy mở 3.44 0.77 Định hướng học hỏi 3.66 0.75

(Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Tư duy mở Chia sẻ tầm nhìn

Hình 4.2: Các yếu tố cấu thành Định hướng học hỏi

(Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Nhìn chung, điểm số bình quân về Định hướng học hỏi là 3,66 trên thang điểm 5 Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp này có mức định hướng học hỏi cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Đi sâu phân tích, trong ba yếu tố, cam kết học hỏi được đánh giá cao nhất; đạt 3,9 điểm; thể hiện sự cam kết của các thành viên trong doanh nghiệp đối với việc học tập của các thành viên ở các cấp độ khác nhau Điều này cũng rất phù hợp với truyền thống hiếu học của người Việt nam nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng Nhìn chung các doanh nghiệp này đều có những chính sách khuyên khích học tập và nâng cao trình độ Tuy nhiên phân tích sâu hơn chúng ta thấy điểm bình quân đối với yếu tố tư duy mở là thấp nhất Điều này chứng tỏ, lối học và cách thức học tập còn vấn đề Việc tư duy mở chưa cao, một cách khách quan cũng cho thấy các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp nhà nước, việc tuân thủ các qui định và các cách làm cũ, theo lối mòn còn khá phổ biến; chưa thật sự dám tư duy theo kiểu vượt qua các lối mòn, tư duy truyền thống để tạo ra đột phát và những cuộc cách mạng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Yếu tố thứ ba thuộc về Định hướng học hỏi là Chia sẻ tầm nhìn có điểm số bình quân là 3,59; thấp hơn so với điểm bình quân của Định hướng học hỏi Điều này thể hiện công tác truyền thông nội bộ trong các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế Việc truyền thông nội bộ từ các cấp lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp đối với các thành viên trong doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì qua đó nó không chỉ giúp cho từng cá nhân hiểu được định hướng phát triển của doanh nghiệp, hiện trạng của doanh nghiệp mà quan trọng hơn còn giúp cho mỗi cá nhân hiểu được vai trò và sự đóng góp của mình đối với thành tích chung của doanh nghiệp qua đó cam kết hoàn thành nhiệm vụ của mình Điểm bình quân đối với câu hỏi “Mọi cán bộ nhân viên trong công ty đều cho rằng chính họ là những người đưa ra các định hướng phát triển của công ty” ở mức thấp nhất là 3,32 điểm Điều này chứng tỏ thực tế rằng quan niệm về việc đưa ra định hướng phát triển công ty thuộc về lãnh đạo công ty, còn cán bộ công nhân viên chỉ tập trung vào hoàn thành công việc của mình vẫn còn khá phổ biến.

Bảng 4.8: Các yếu tố cấu thành Định hướng thị trường

Bình quân Độ lệch chuẩn Định hướng khách hàng 3.61 0.76 Định hướng đối thủ cạnh tranh 3.46 1.00 Định hướng hợp tác đa chức năng 3.63 0.95 Định hướng nhân viên 3.74 1.01 Định hướng cạnh tranh nhân viên 3.39 0.98 Định hướng thị trường 3.57 0.83

(Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Hình 4.3: Các yếu tố cấu thành Định hướng thị trường

(Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Nhìn chung, định hướng thị trường có điểm bình quân chung là 3,57 trên thang điểm 5 Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp này đã luôn dự đoán và chủ động thay đổi với những diễn biến trên thị trường trong các hoạt động của mình.

Năm yếu tố cấu thành nên định hướng thị trường khá đồng đều, thấp nhất từ 3,39 đến cao nhất là 3,74 Trong đó, định hướng cạnh tranh nhân viên có trung bình thấp nhất; ở mức 3,39 trên 3,57; chứng tỏ các doanh nghiệp này đều chưa thực sự coi trọng việc thu hút những cán bộ nhân viên có năng lực giỏi từ trên thị trường và từ các đối thủ cạnh tranh Mặc dù doanh nghiệp “hiểu rõ sự nguy hiểm của việc cán bộ nhân viên của chúng tôi chuyển sang làm việc cho đối thủ cạnh tranh” (thể hiện ở mức điểm bình quân là 3,52) nhưng thực tế doanh nghiệp chưa có các hành động cụ thể trong việc phân tích một cách hệ thống điều kiện làm việc của cán bộ và nhân viên tại các công ty cạnh tranh; qua đó đưa ra các chính sách thu hút và duy trì đội ngũ cán bộ có năng lực Các doanh nghiệp cần làm tốt hơn việc phổ biến, quảng bá sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với nguồn lao động thông qua việc giới thiệu các chính sách đặc thù này.

Yếu tố thấp thứ hai là định hướng đối thủ cạnh tranh, điểm bình quân là 3,46 so với điểm bình quân chung của Định hướng thị trường là 3,57 Đặc biệt, điểm bình quân thấp nhất của định hướng đối thủ cạnh tranh đối với câu hỏi

“Chúng tôi phản ứng rất nhanh trước các hành động của đối thủ cạnh tranh” là 3,18 thể hiện sự chậm chập của các doanh nghiệp này đối với các hành động của đối thủ cạnh tranh Điều này cũng phù hợp với yếu điểm về thời hạn cung ứng sản phẩm ra thị trường như đã phân tích ở phần lợi thế cạnh tranh.

Hai yếu tố về định hướng khách hàng

Yếu tố định hướng hợp tác đa chức năng có điểm số bình quân cao thứ nhì; là 3,63; tức là cao hơn một chút so với điểm bình quân chung của định hướng học hỏi Điều này thể hiện sự hợp tác theo chiều ngang khá tốt giữa các đơn vị Tuy nhiên, đi sâu phân tích ta thấy yếu tố này còn gặp hai trở ngại lớn là việc chia sẻ các nguồn lực giữa các chức năng khác nhau trong doanh nghiệp (điểm bình quân là 3,46) và trao đổi các thông tin về các kinh nghiệm thành công và không thành công đối với khách hàng giữa tất cả các phòng ban chức năng của công ty (điểm bình quân là ( 3,55)

Tuy nhiên, yếu tố nổi trội nhất chính là định hướng nhân viên khá tốt, điều này khẳng định việc quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động đang được coi trọng, cũng như có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua Đây cũng là một trong những ưu điểm nổi trội của các doanh nghiệp nhà nước.

Qua những đánh giá về giá trị của các yếu tố, tác giả có được góc nhìn một cách khái quát về các yếu tố lợi thế cạnh tranh, định hướng thị trường cũng như định hướng học hỏi Để làm rõ hơn về mối liên hệ này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy để phân tích ở phần sau.

Phân tích Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào định hướng học hỏi, định hướng thị trường

4.6.1 Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi, định hướng thị trường

Bảng 4.9: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường

Sai số chuẩn phần ước tính

25492 a Biến độc lập: (Tung độ gốc), Định hướng thị trường, Định hướng học hỏi

Mô hình Tổng Bình phương df Trung bình Bình phương

Tổng 82.714 235 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh b Biến độc lập: (Tung độ gốc), Định hướng thị trường, Định hướng học hỏi

Các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy ước lượng Hệ số hồi quy chuẩn hóa

B Sai số chuẩn Hệ số Beta

1 Định hướng học hỏi Định hướng thị trường

000 000 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh (Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Hệ số R của mô hình là 0,904 và các biến Tỷ lệ sai khác đều bằng 0,00 chứng tỏ các biến của mô hình này có ý nghĩa Hệ số R bình phương = 0,817, tức là mô hình này giải thích 81,7% sự thay đổi của biến phụ thuộc Lợi thế cạnh tranh. Con số này là khá lớn chứng tỏ ảnh hưởng của hai yếu tố vô hình tới Lợi thế cạnh tranh là khá cao.

Từ Bảng trên ta có Mô hình chuẩn là:

Lợi thế cạnh tranh = 1,007 + 0,363 x Định hướng học hỏi + 0,356 x Định hướng thị trường

Từ mô hình, có thể thấy, việc thay của Định hướng học hỏi tác động hơn Định hướng thị trường đối với Lợi thế cạnh tranh, nhưng sự lớn hơn này là không nhiều.

Hệ số tự do là 1,007 tức là loại bỏ ảnh hưởng của Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường thì Lợi thế cạnh tranh đã có sẵn, và có một giới hạn nhất định.

Hệ số của Định hướng học hỏi là +0,363 tức là khi Định hướng học hỏi tăng lên hay giảm đi một mức thì Lợi thế cạnh tranh tăng lên hoặc giảm đi 0,363 lần mức đó Sự thay đổi này là cùng chiều.

Tương tự, hệ số của Định hướng thị trường là +0,356 tức là khi Định hướng thị trường tăng lên hay giảm đi một mức thì Lợi thế cạnh tranh tăng lên hoặc giảm đi 0,356 lần mức đó Sự thay đổi này là cùng chiều.

Phần tiếp theo, chúng ta tiếp tục phân tích các hàm hồi quy để chứng minh sự ảnh hưởng của Lợi thế cạnh tranh tới Kế quả kinh doanh.

4.6.2 Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc từng biến Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường

• Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi

Bảng 4.10: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi

Sai số chuẩn phần ước tính

31691 a Biến độc lập: (Tung độ gốc), Định hướng học hỏi

Mô hình Tổng Bình phương df Trung bình Bình phương

Tổng 82.714 235 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh b Biến độc lập: (Tung độ gốc), Định hướng học hỏi

Các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy ước lượng Hệ số hồi quy chuẩn hóa

B Sai số chuẩn Hệ số Beta

1 1.162 103 11.289 000 Định hướng học hỏi 668 028 846 24.281 000 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh (Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

• Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng thị trường

Bảng 4.11: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng thị trường

Sai số chuẩn phần ước tính

30790 a Biến độc lập: (Tung độ gốc), Định hướng thị trường

Mô hình Tổng Bình phương df Trung bình Bình phương

Tổng 82.714 235 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh b Biến độc lập: (Tung độ gốc), Định hướng thị trường

Các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy ước lượng Hệ số hồi quy chuẩn hóa

B Sai số chuẩn Hệ số Beta

000 000 a Biến phụ thuộc:: Lợi thế cạnh tranh (Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Từ phân tích, có hai mô hình tuyến tính:

Lợi thế cạnh tranh = 1,162 + 0,668 x Định hướng học hỏi

Lợi thế cạnh tranh = 1,433 + 0,609 x Định hướng thị trường

Từ hai mô hình ta thấy hai biến Định hướng học hỏi và Định hướng thị trường có tác động tới Lợi thế cạnh tranh rất chặt chẽ Hai yếu tố này tác động tới Lợi thế cạnh tranh khá tương đồng Hệ số R của Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường lần lượt là 0,846 và 0,855 Hệ số trong mô hình cũng lần lượt là 0,668 và 0,609 Phân tích Phương sai đều có Tỷ lệ sai khác xấp xỉ 0, tức là hai biến thống kê này đều có ý nghĩa lớn.

Phần tiếp theo, ta phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố trong Định hướng học hỏi, Định hướng thị trường tác động tới Lợi thế cạnh tranh.

4.6.3 Mô hình các nhân tố của Định hướng học hỏi ảnh hưởng tới Lợi thế cạnh tranh

Bảng 4.12: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các nhân tố của Định hướng học hỏi

Sai số chuẩn phần ước tính

31179 a Biến độc lập: (Tung độ gốc), Tu duy mo, Cam ket hoc hoi,

Mô hình Tổng Bình phương df Trung bình Bình phương

Tổng 82.714 235 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh b Biến độc lập: (Tung độ gốc), Tu duy mo, Cam ket hoc hoi, Chia se tam nhin

Các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy ước lượng Hệ số hồi quy chuẩn hóa

B Sai số chuẩn Hệ số Beta

Tu duy mo 273 040 357 6.790 000 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh (Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

R- Bình phương = 0,727; Tỷ lệ sai khác = 0,000; 0,001; 0,000 nghĩa là mô hình có ý nghĩa, các nhân tố này đều ảnh hưởng tới Lợi thế cạnh tranh Trong ba nhân tố, Tư duy mở có tác động nhiều nhất tới Lợi thế cạnh tranh (do B= 0,273 là lớn nhất), còn Chia sẻ tầm nhìn có tác động ít nhất Các nhân tố này đều tác động thuận chiều tới Lợi thế cạnh tranh Từ đây có thể thấy rằng, nếu muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh, các nhân tố cam kết học hỏi, chia sẻ tầm nhìn, tư duy mở nên được nâng cao, mở rộng trong doanh nghiệp Hay nói cách khác, các doanh nghiệp luôn luôn cần có những phản biện, những cách thức lý giải khách hàng, và các nhà quản lý cần có tinh thần học hỏi, cầu tiến tiếp thu những ý kiến mới.

4.6.4 Mô hình các nhân tố của Định hướng thị trường ảnh hưởng tới Lợi thế cạnh tranh

Bảng 4.13: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các nhân tố của Định hướng thị trường

Sai số chuẩn phần ước tính

16055 a Biến độc lập: (Tung độ gốc), Định hướng cạnh tranh nhân viên, Định hướng nhân viên, Định hướng đối thủ cạnh tranh, Định hướng khách hàng, Dinh huong khach hang, Dinh huong hop tac da chuc nang

Mô hình Tổng Bình phương df Trung bình Bình phương

Tổng 82.714 235 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh b Biến độc lập: (Tung độ gốc), Dinh huong canh tranh nhan vin, Dinh huong nhan vien, Dinh huong doi thu canh tranh, Dinh huong khach hang, Dinh huong hop tac da chuc nang

Các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy ước lượng Hệ số hồi quy chuẩn hóa

B Sai số chuẩn Hệ số Beta

Dinh huong doi thu canh tranh 257 027 433 9.464 000

1 Dinh huong hop tac da chuc nang

Dinh huong canh tranh nhan vien

155 018 257 8.726 000 a Biến phụ thuộc: Lợi thế cạnh tranh (Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

R- Bình phương = 0,928; Hệ số tin cậy đều nhỏ hơn 0,000 nghĩa là thống kê này có ý nghĩa, các nhân tố đều có tác động lên Lợi thế cạnh tranh.Và nhân tố Định hướng khách hàng có tác động nhiều nhất tới Lợi thế cạnh tranh (do B= 0,505 là lớn nhất); tiếp theo là nhân tố Định hướng nhân viên và Định hướng đối thủ cạnh tranh Định hướng hợp tác đa chức năng (B = 0,007) có tác động thấp nhất Từ phân tích, thấy rằng tất cả các nhân tố khác đều tác động thuận chiều Tức là, nếu muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh thì cần tăng các nhân tố khác lên.

4.6.5 Mô hình Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào Lợi thế cạnh tranh Để đánh giá tác động của Lợi thế cạnh tranh tới Kết quả kinh doanh, tác giả đã dùng mô hình tuyến tính trong đó biến Lợi thế cạnh tranh là biến độc lập, biến Kết quả kinh doanh là biến phụ thuộc.

Bảng 4.14: Mô hình Kết quả kinh doanh phụ thuộc Lợi thế cạnh tranh phụ

Sai số chuẩn phần ước tính

63646 a Biến độc lập: (Tung độ gốc), Lợi thế cạnh tranh

Mô hình Tổng Bình phương df Trung bình Bình phương F Tỷ lệ sai khác

Tổng 108.997 235 a Biến phụ thuộc: Kết quả kinh doanh b Biến độc lập: (Tung độ gốc), Lợi thế cạnh tranh

Các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy ước lượng Hệ số hồi quy chuẩn hóa

B Sai số chuẩn Hệ số Beta

000 000 a Biến phụ thuộc: Kết quả kinh doanh (Nguồn: Điều tra và phân tích của tác giả)

Mô hình thu được: Kết quả kinh doanh = 1,368 + 0,414 x Lợi thế cạnh tranhR- Bình phương = 0,130, Sig = 0,000 tức là Lợi thế cạnh tranh có ảnh hưởng tới Kết quả kinh doanh Lợi thế cạnh tranh có tác động thuận chiều đến Kết quả kinh doanh Lợi thế cạnh tranh tăng hay giảm một mức thì Kết quả kinh doanh tăng hay giảm 0,414 lần mức đó Hay nói cách khác, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sẽ có tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các mô hình giả thiết các yếu tố tác động vào Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, bao gồm: nguồn lực hữu hình (số lao động, tổng nguồn vốn), nguồn lực vô hình (định hướng học hỏi, định hướng thị trường), mức độ cạnh tranh của thị trường, mức độ cạnh tranh, mức độ phát triển công nghệ Tác giả đã sử dụng các số liệu thống kê để tiến hành phân tích thống kê qua phần mềm SPSS để thấy được các yếu tố tác động chủ yếu tới lợi thế cạnh tranh chính là định hướng học hỏi và định hướng thị trường.

Như vậy, có thể thấy rằng muốn nâng cao kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng thì một trong những biện pháp chính là nâng cao lợi thế cạnh tranh Hai nguồn lực vô hình là Định hướng thị trường và Định hướng học hỏi có tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Phát triển hai nguồn lực vô hình này sẽ nâng cao được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG 136 5.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020

Định hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng là phấn đấu cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và hướng đến năm 2030 đạt trình độ là ngành công nghiệp hiện đại, công nghiệp xanh ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu trên, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam cần phát triển theo các định hướng: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành khai thác chế biến nguyên liệu đẻ nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, tiết kiệm nguồn nguyên liệu để nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, tiết kiệm nguồn nguyên liệu;

Sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất để giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, giảm thiểu phát thải khí CO2 và các khí độc khác, tái sử dụng các loại phế thải công nghiệp để tích cực phát triển công nghệ xanh; Đồng thời với phát triển mới các cơ sở sản xuất là đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có theo hướng hiện đại hóa để sản phẩm vật liệu xây dựng Việt Nam có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, có giá trị, phù hợp với kiến trúc hiện đại, Con người là yếu tố quyết định trong sự phát triển của ngành vì vậy cần phát triển nguồn lực lao động có chất lượng cao, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp theo hướng sản xuất, kinh doanh lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm vật liệu xây dựng Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam đến năm 2020, theo đó tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như xi măng; vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh; kính xây dựng; vật liệu xây,lợp; đá, cát xây dựng và vật liệu trang trí hoàn thiện; đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.

Quy hoạch nêu rõ: Phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) phải bảo đảm tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường; phù hợp với các quy hoạch khác liên quan.

Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thị trường, công nghệ, lao động sẽ được khai thác để phát triển ngành VLXD thành ngành kinh tế mạnh, từ năm 2010, đáp ứng về số lượng, chất lượng và các chủng loại VLXD cơ bản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh VLXD Để đáp ứng được quy hoạch thì đội ngũ cán bộ ngành vật liệu xây dựng phải nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất Đến năm 2015 Việt Nam phải tự chế tạo được các dây chuyền sản xuất VLXD quy mô tương đối lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến, phải làm chủ trong việc sản xuất, dịch vụ cung cấp phụ tùng thay thế.

Những thách thức và mục tiêu cần hướng tới

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hàng hóa được xuất, nhập khẩu đi các nơi trên thế giới, thị trường tiêu thụ nhiều, có phạm vi rộng trên toàn thế giới Vì thế, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn lớn mạnh, đủ tiềm lực cũng muốn mở rộng thị trường ra ngoài lãnh thổ Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cũng đứng trước thách thức vươn ra thị trường nước ngoài Bên cạnh đó, dễ dàng nhận thấy, ngay trên thị trường Việt Nam, các hàng hóa, sản phẩm ngoại nhập hay sản phẩm từ các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có chất lượng rất cao, muốn cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm này cũng là không phải việc đơn giản Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải tăng mức độ đầu tư cho nghiên cứu phát triển, chuyển giao kỹ thuật mới.

Doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn với việc tiếp cận nguồn lao động có chất lượng: thiếu hụt kỹ năng càng trở nên khó khăn trong tương lai do lực hấp dẫn hạn chế của ngành đối với giới trẻ và chất lượng đào tạo tại Việt Nam Cũng như tất cả các ngành khác, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đứng trước khó khăn rất lớn trong việc cạnh tranh nguồn nhân lực Việc xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam hay càng ngày càng có rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh và phát triển, các doanh nghiệp này có ngoài chế độ đãi ngộ cao cho nhân viên, còn mang đến nhiều cơ hội làm việc trong môi trường hấp dẫn đối với giới trẻ Bên cạnh đó, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng không có sức hấp dẫn như những ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, nên các doanh nghiệp trong ngành phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây, hay ngay tại Việt Nam, lạm phát tăng cao, lãi suất biến động thất thường,… các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tài chính Khó khăn về vốn, lạm phát gia tăng dẫn đến việc tăng chi phí về nhiên liệu, nguyên vật liệu đầu vào tạo nên sức ép nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường năng lực quản trị để giảm thiểu chi phí Khó khăn về tài chính cũng làm cho nguồn cầu sản phẩm vật liệu xây dựng cũng giảm đi rất nhiều về cả số lượng lẫn quy mô hợp đồng.

5.3.2 Mục tiêu cần hướng tới

Là Bộ chủ quản ngành, định hướng chung của Bộ Xây dựng là nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam Bộ Xây dựng đã đưa ra những mục tiêu cụ thể cần hướng tới.

Thứ nhất là tăng trưởng chiều sâu và đồng bộ Tăng trưởng dựa trên những phẩm chất cốt lõi và sức mạnh riêng có của mình để đảm bảo duy trì những năng lực mạnh và bổ sung những năng lực còn thiếu hoặc cần cải thiện tại từng khâu trong chuỗi giá trị, tạo sự phát triển đồng bộ và phối hợp chặt chẽ với các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất vật liệu xây dựng.

Thứ hai là tăng trưởng bền vững Sự tăng trưởng dựa trên việc thúc đẩy tính hiệu quả và công nghệ xanh; Phát triển những sản phẩm an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường; Tiêu chuẩn hóa là một vấn đề quan trọng đối với sản xuất vật liệu xây dựng, có tính đến yếu tố khác biệt về tiêu chuẩn giữa các quốc gia và hệ thống công nhận – chứng nhận sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp và những quy trình chuẩn là động lực cho sự tăng trưởng và tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế, hướng tới tương lai tăng trưởng của thị trường ngoài Việt Nam.

Thứ ba là tăng trưởng thông minh Tăng trưởng dựa trên tri thức và đổi mới; tiếp cận và chủ động tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến, tri thức và quy trình đổi mới để nâng cao năng lực cũng như hiệu suất Nâng cao năng lực phân tích, dự đoán nhu cầu của thị trường để đảm bảo đáp ứng một cách linh hoạt mọi nhu cầu mới của khách hàng.

Các công ty có tiềm lực mạnh sẽ có những mục tiêu cụ thể, đi tiên phong để đưa ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam phát triển như: Prime, Đồng Tâm, Taicera đang nỗ lực chuyển đổi sang nhóm chiến lược định vị mình như những nhà sản xuất gạch ốp lát cao cấp Những biện pháp được thực hiện bao gồm như: Đầu tư vào công nghệ hiện đại (prime), quảng cáo mạnh (prime), chất lượng sản phẩm tốt (định vị tiêu chuẩn Châu Âu), tài trợ cho bóng đá để làm thương hiệu (Đồng Tâm), tham gia các cuộc thi bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao (Prime). Đầu tư để khai thác những phân khúc có cạnh tranh dễ chịu hơn nhưng độ phức tạp công nghệ cao hơn hoặc đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn: Nhiều công ty đang cố gắng chuyển đổi sang phân khúc mà hiện ít có các công ty Việt Nam tham gia là phân khúc gạch ốp lát khổ lớn Đây là phân khúc chưa được nhiều công ty khai thác và có tỷ suất lợi nhuận tốt do nhu cầu đang gia tăng và cạnh tranh dễ chịu hơn. Công ty Gốm sứ Taicera, Viglacera Tiên Sơn, và Công ty cổ phần CMC đều đang chuyển sang tích cực khai thác phân khúc này. Định hướng xuất khẩu, nhiều công ty đang nỗ lực thực hiện xuất khẩu sản phẩm như một biện pháp để giảm thiểu tình trạng dư thừa công suất trong nước.Tuy nhiên, ngoại trừ một số thương hiệu cao cấp như Prime, Taicera, tỷ trọng xuất khẩu của các công ty còn lại khá khiêm tốn.

Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng

xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng

5.4.1 Nâng cao các yếu tố làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Các hoạt trực tiếp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là rất quan trọng Các giải pháp đó bao gồm:

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất, đưa ra mức giá cạnh tranh bằng hoặc thấp hơn đối với các đối thủ Các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất có thể đến từ nhiều yếu tố như: sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn nguyên, nhiên liệu; áp dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại, giảm thiểu tỷ lệ nhân công trên một sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực lành nghề, nâng cao năng suất lao động;… Ngoài việc giảm trực tiếp chi phí sản xuất của sản phẩm, doanh nghiệp còn có thể áp dụng các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm nhằm sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.

Thứ hai, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như nghiên cứu thị trường Trong bối cảnh thế giới phẳng như hiện nay, môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là một môi trường cạnh tranh khá gay gắt Doanh nghiệp nào đi trước, đưa ra được sản phẩm có giá trị trước thị trường chính là doanh nghiệp chiến thắng, bán được nhiều sản phẩm Và các doanh nghiệp còn lại, những doanh nghiệp cung ứng được sản phẩm đó càng gần thời gian với doanh nghiệp đầu tiên thì khả năng cạnh tranh càng cao Và để có thể cung ứng nhanh nhất các sản phẩm ra thị trường, đầu tiên, doanh nghiệp phải hiểu rõ được thị trường, hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ nhu cầu khách hàng Việc này doanh nghiệp phải thực hiện một các thường xuyên và có chiến lược dài hạn Tiếp đến, doanh nghiệp phải chú trọng tới hoạt động nghiên cứu và phát triển, bởi hiểu được thị trường chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là doanh nghiệp phải có khả năng phát triển được sản phẩm theo nhu cầu của thị trường một cách nhanh nhất.

5.4.2 Nâng cao định hướng học hỏi của doanh nghiệp

Như đã biết, trong kỷ nguyên công nghệ như hiện nay, do đó, các doanh nghiệp phải không ngừng học tập, vận dụng tri thức trong sự phát triển của mình. Bởi vậy, muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp cần duy trì các hoạt động tạo ra tri thức và ứng dụng chúng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Từ những nghiên cứu của mình, tôi xin đưa ra những giải pháp làm tăng thêm định hướng học hỏi để nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng như sau:

Thứ nhất là tăng cường tư duy mở Các doanh nghiệp cần thường xuyên tập hợp ý kiến phản biện về cách thức giải thích các thông tin về khách hàng Bởi mỗi cá nhân, mỗi bộ phận đều có cách lý giải khác nhau về thông tin của khách hàng.

Do đó, khi cùng nhau phản biện sẽ tìm ra được ý kiến chung nhất, cũng tức là đáp ứng được nhiều nhất nguyện vọng của khách hàng Càng tăng cường được lối tư duy này, tức là doanh nghiệp càng nâng cao được lợi thế cạnh tranh, bởi có được tư duy mở, doanh nghiệp luôn luôn đánh giá lại những giá trị và niệm tin về khách hàng, luôn chấp nhận sự thay đổi để hoàn thiện hơn.

Thứ hai là nâng cam cam kết học hỏi Giá trị cơ bản của công ty bao gồm việc coi học tập là chìa khóa để cải tiến, mọi người cần cho rằng việc học tập của mỗi cá nhân là sự đầu tư chứ không phải hoạt động tăng chi phí Nâng cao hơn nữa nhận thức của từng thành viên của doanh nghiệp, từ công nhân, cán bộ tới lãnh đạo quản lý đối với việc học hỏi Học hỏi ở đây chính là học hỏi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm sẽ giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp, dễ dàng tiếp cận, học hỏi các công nghệ mới, các máy móc hiện đại, các đổi mới của ngành.

Thứ ba là chia sẽ tầm nhìn Mọi người ở các cấp độ khác nhau, các bộ phận chức năng khác nhau và các đơn vị khác nhau cần hiểu rõ tầm nhìn của công ty; mọi cán bộ nhân viên trong công ty đều cho rằng chính họ là những người đưa ra các định hướng phát triển của công ty Việc phát triển doanh nghiệp là dựa trên sự đóng góp của toàn bộ các phòng ban, toàn thể cá nhân ở doanh nghiệp Khi mọi người hiểu được định hướng chung, hiểu được kế hoạch cụ thể của doanh nghiệp, họ sẽ có những đóng góp tích cực vào định hướng đó Bởi mỗi người chính là chuyên gia trong lĩnh vực của họ, và để đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, mỗi phòng ban có một phương thức, một cách đóng góp khác nhau Và khi mọi người hiểu được mục tiêu chung, họ sẽ cùng đóng góp vì mục tiêu ấy Do đó, các lãnh đạo cấp cao cần nhận thức được việc này, cần tuyên truyền, phổ biến cho mọi người nắm được, hiểu được định hướng của doanh nghiệp, tầm nhìn của cán bộ quản lý.

5.4.3 Nâng cao định hướng thị trường của doanh nghiệp

Nhu cầu của khách hàng là luôn luôn thay đổi, và sẽ thay đổi theo chiều hướng ngày một khắt khe hơn, yêu cầu ngày càng cao hơn Và để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình, tôi đưa ra những giải pháp để doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường như sau:

Thứ nhất là định hướng cạnh tranh nhân viên Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phân tích một cách có hệ thống các điều kiện về vật chất cũng như tinh thần của người lao động tại doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp hiểu rõ được điều kiện làm việc của doanh nghiệp mình so với các đối thủ Doanh nghiệp cần đẩy mạnh các biện pháp nâng cao điều kiện làm việc của nhân viên, nhằm giữ chân nhân viên, đặc biệt là những nhân viên có năng lực, giúp người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp bằng những hợp đồng dài hạn, hấp dẫn Bên cạnh đó, cũng tạo ra các công việc, các chế độ hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh tại thị trường lao động Bởi nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng của doanh nghiệp, việc vượt trội nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao so với đối thủ cạnh tranh là đảm bảo cho sự nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Thứ hai là định hướng đối thủ cạnh tranh Trong các bộ phận doanh nghiệp, bộ phận bán hàng là bộ phận tiếp cận với thị trường nhiều nhất Do đó, doanh nghiệp cần khuyến khích bộ phận này tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh,hay các hành động của đối thủ cạnh tranh Thật vậy, “thương trường là chiến trường”, khi đã biết rõ về đối thủ cạnh tranh thì “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” Những thông tin, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cần được doanh nghiệp phân tích tỷ mỷ và kỹ lưỡng, từ đó có những phương án nhằm tránh đối đầu với lợi thế của doanh nghiệp cạnh tranh và phát huy được lợi thế của doanh nghiệp mình, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm so với đối thủ và sản phẩm cạnh tranh.

Thứ ba là định hướng khách hàng Khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Cần nâng cao việc đánh giá và kiểm soát mức độ cam kết trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng, thường xuyên đo lường sự thỏa mãn của khách hàng; coi trọng và chú ý đến các dịch vụ sau bán hàng Khách hàng chính là người đánh giá, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp Vì thế, các doanh nghiệp cần theo sát những yêu cầu của khách hàng, và việc làm này cần được tiến hành liên tục, thường xuyên.

Thứ tư là định hướng hợp tác đa chức năng Thường xuyên, tăng cường hơn nữa việc chia sẻ nguồn lực với các chức năng khác nhau trong doanh nghiệp; thoải mái trao đổi các thông tin về các kinh nghiệm thành công và không thành công đối với khách hàng giữa tất cả các phòng ban chức năng của công ty Việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẽ nguồn lực sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn nhiều chiều trong việc sử dụng các nguồn lực, mà từ đó có phương án sử dụng hiệu quả hơn nữa.

Thứ năm là định hướng nhân viên Nguồn nhân lực chính là người trực tiếp tạo ra sản phẩm Các doanh nghiệp cần phân tích một cách hệ thống điều kiện làm việc của cán bộ và nhân viên trong công ty Khi người lao động được làm việc trong môi trường tốt, họ sẽ có được năng suất lao động tốt, bởi khi người lao động mệt mỏi, không thoải mái, thì họ làm việc chắc chắn sẽ không hiệu quả Và việc phân tích một cách có hệ thống nhằm cải thiện môi trường làm việc tốt hơn, giúp tái tạo sức lao động nhanh hơn Các doanh nghiệp cũng cần coi nhân viên như là những khách hàng nội bộ của mình; cần tìm hiểu nhu cầu và tìm cách đáp ứng các nhu cầu của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Ngày đăng: 01/01/2023, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w