1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- chi nhánh Hoàng Quốc Việt.DOC

81 718 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 581,5 KB

Nội dung

Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở ViệtNam Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơhội và thách thức vô cùng to lớn Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở ViệtNam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành chonhững doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh Chính vì thế muốn tồntại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng caonăng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này.Ngành Tài chính – Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó

Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính – Ngân hàng

có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của ViệtNam chúng ta Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, cáchoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảolãnh, dịch vụ ngoại hối tại các Ngân hàng Để có thể đứng vững và vượt quacác thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bịcho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranhđược với các ngân hàng trên thế giới

Không nằm ngoài xu thế chung đó, Habubank nói chung cũng nhưHabubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt đượcnhững mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mìnhtrên thị trường Tài chính Ngân hàng Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển,Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực conngười dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh Habubank luôn sẵnsàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấnđấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp côngnghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Trang 2

Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt vớinhững nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đángkhích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn Ngân hàng Habubank nói riêng vàcho nền tài chính Việt Nam nói chung Các mảng hoạt động đều có sự tăngtrưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch

vụ Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, Habubank cần phải tăngcường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch

vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế…

Nhận thức được tầm quan trọng đó trong thời gian thực tập tại Habubank– Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, em mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề

“Phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- chi nhánh Hoàng Quốc Việt” để có thể hiểu thêm về những hoạt động dịch vụ tại ngân hàng trong

thời đại hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp kiến nghị và kiến nghị để phát triển các dịch vụNgân hàng tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt- Habubank

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng vàphát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng Thương mại trong thời kỳ hộinhập

 Phân tích thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng tại chi nhánhHoàng Quốc Việt – Habubank, rút ra ưu điểm, tồn tại đồng thời phân tích đượccác nguyên nhân của tồn tại đó tại Ngân hàng Habubank- chi nhánh HoàngQuốc Việt

 Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ ngânhàng doanh nghiệp tại Habubank – chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank

Trang 4

- Trình bày các loại hình dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp hiện nay

- Trình bày các công việc phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

- Trình bày được các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các loại hình

dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP hiện nay.

Cuối cùng là đi sâu vào phân tích tính cấp thiết cần phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng TMCP trong giai đoạn này

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP (NHDN)

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp(NHDN)

1.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp(NHDN)

Để hiểu được thế nào là dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, chúng ta cầnphải hiểu được một cách khái quát nhất thế nào là ngân hàng, thế nào là dịch

Trang 5

tổ chức hoạt động kinh doanh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợinhuận

Nhưng cũng có những quan niệm khác về ngân hàng, ngân hàng thươngmại được hiểu là cụm từ để nói đến các ngân hàng hay các chi nhánh của ngânhàng mà nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến các khoản tín dụng từ các tổ chứchoặc doanh nghiệp lớn, qua đó các dịch vụ được cung cấp trực tiếp tới kháchhàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp

Như vậy có thể nói hiểu một cách đơn thuần và ngắn gọn nhất: Ngânhàng là một tổ chức tài chính cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạngnhất, hiện đại nhất thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

 Bản chất:

Được biết đến như một trung gian tài chính trong nền kinh tế của mỗi mộtđất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại đã khẳng định được thương hiệuriêng cho mình trong toàn lĩnh vực tài chính ngân hàng - một lĩnh vực vô cùnglớn mạnh và nhiều biến động Ngân hàng thương mại cung cấp toàn bộ các hoạtđộng tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối của ngân hàng cho doanh nghiệp

và công chúng Ngân hàng thương mại tạo ra mối quan hệ về tài chính giữa cácdoanh nghiệp, các tổ chức tài chính và các cá nhân với nhau, giúp mối quan hệlàm ăn giữa các tổ chức này được thuận lợi hơn

 Theo Philip Kotler, dịch vụ là mọi hành động hay lợi ích

mà một bên có thể và cũng có thể không liên quan đến một sản phẩm vật chất

Trang 6

 Bản chất:

Thực chất dịch vụ cũng là một sản phẩm của quá trình lao động, sản xuấtcủa con người Và nó mang tính vô hình nhưng giá trị vật chất lại rất lớn lao đốivới việc đóng góp vào GDP của một đất nước

Một nước phát triển là một đất nước có tỷ trọng phát triển dịch vụ chiếmkhoảng 70%-80% tổng thu nhập từ các hoạt động như nông, công và dịch vụ.Nền kinh tế nước ta những năm vừa qua đã tăng trưởng vượt bậc là nhờ có tỷtrọng phát triển dịch vụ tăng đều qua các năm Tỷ trọng dịch vụ trong GDP năm

1995 là 44,0%; năm 2000 là 38,7%; năm 2005 là 38,1% và đến năm 2008 là38,7%

 Dịch vụ ngân hàng

 Khái niệm:

Dịch vụ ngân hàng là một trong những loại hình dịch vụ cung ứng các sảnphẩm liên quan đến hoạt động thương mại, hoạt động tiền tệ…đem lại ích lợicho không chỉ khách hàng tham gia sử dụng mà còn cả chính ngân hàng đó

 Bản chất:

Dịch vụ ngân hàng là một trong muôn ngàn các loại hình dịch vụ, nó làmột yếu tố cấu thành nên dịch vụ Bản chất của dịch vụ ngân hàng là cung cấpcác dịch vụ cho từng đoạn thị trường riêng lẻ, mỗi một phân đoạn thị trường làmột thách thức vô cùng to lớn đối với các ngân hàng, nó đòi hỏi sự thâm nhậpsâu vào thị trường để tìm hiểu và thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng của từng phânđoạn cụ thể

 Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

 Khái niệm:

Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp là một loài hình dịch vụ tập trung cungứng những sản phẩm có lợi ích phục vụ cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài

Trang 7

chính tham gia hoạt động kinh doanh, mà thông qua đó ngân hàng thu phí dịch

vụ thu lợi nhuận cho mình

 Bản chất:

Nó là loại hình dịch vụ cung ứng các sản phẩm vô hình phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức thương mại, như hỗ trợ vayvốn, đầu tư cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh…tạo ra nhữngnguồn thu đáng kể cho nền kinh tế

Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chỉ là một trong các loại hình dịch vụcủa các ngân hàng Thương mại hiện nay Hầu như các ngân hàng đều chia tách

ra thành 3 mảng dịch vụ riêng biệt là dịch vụ ngân hàng cá nhân, dịch vụ ngânhàng doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng đầu tư, để có những điều kiện thuận lợinhất cho phát triển chất lượng dịch vụ cung ứng

1.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (NHDN)

Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp là một trong những hình thái của dịch vụngân hàng nói chung, chính vì thế nó mang những đặc điểm chung của dịch vụngân hàng

 Đặc điểm chung của dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

 Mang tính vô hình, khó xác định

Bất kỳ một loại hình dịch vụ nào cũng đều có nét đặc điểm này, chính

vì tính vô hình của nó mà con người chúng ta không thể định dạng, không thểxác định được hình thái vật chất của nó Mỗi một khách hàng khi được sử dụngdịch vụ chỉ quan tâm đến mục đích cuối cùng mà dịch vụ cung ứng là gì, lợi ích

nó đem lại cho bản thân là gì mà thôi

Và cũng chính vì nó không tồn tại dưới dạng vật chất nên không thểchuyển nhượng được dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp Khách hàng khi đếntham gia dịch vụ thì sẽ là người có quyền quyết định đến tất cả những vấn đề

Trang 8

liên quan đến mọi phát sinh quanh nó và Ngân hàng cũng chỉ làm việc với người

có thỏa thuận sử dụng dịch vụ với ngân hàng ngay trong bản hợp đồng

 Không đồng nhất, khó tiêu chuẩn hóa

Dịch vụ là loại sản phẩm không đánh giá dựa vào việc cân đo đong đếm.Chất lượng dịch vụ cung ứng được đánh giá bằng chính mức độ thỏa mãn nhucầu của khách hàng, khách hàng sẽ nhận xét đánh giá và đưa ra kết luận là cónên tiếp tục sử dụng dịch vụ này nữa không sau khi sử dụng Nhưng mỗi mộtngười lại có một suy nghĩ một góc nhìn, góc đánh giá khác nhau, chính vì vậydịch vụ rất khó có thể đưa ra được tiêu chuẩn chung nhất để đo lường Lúc nàycác ngân hàng chỉ có thể cố gắng làm sao dịch vụ mình tung ra thị trường đềumang tính phổ biến và có lợi ích cao nhất cho khách hàng sử dụng

 Có tính không tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng

Nếu như quá trình sản xuất một bộ bàn ghế được thực hiện qua các côngđoạn như chế biến gỗ thô thành các miếng gỗ hoa văn đẹp mắt, các thợ thủ công

sẽ đục đẽo làm sao cho những nét tinh tế nhất sẽ được hiện hữu trên mặt bàn,trên chân ghế, và trên từng cm gỗ, sau đấy qua quá trình lắp ráp chúng ta sẽ cómột bộ bàn ghế hoàn chỉnh Nhưng sản phẩm này sẽ không thể đến tay ngườitiêu dùng nếu nó không được thực hiện thêm một khâu cuối cùng nữa đấy là đưahàng hóa đến các đại ly bán đồ thủ công mỹ nghệ Vậy quy trình sản xuất và tiêuthụ sản phẩm là hai quy trình hoàn toàn tách rời nhau, nó là hai hoạt động độclập không phụ thuộc lẫn nhau Nhưng khi tìm hiểu về quá trình cung ứng dịch

vụ thì nhận thấy một điều hoàn toàn trái ngược, không có một dịch vụ nào đượcđưa vào máy móc sản xuất, không có một dịch vụ nào được phân phối bằng conđường vận chuyển thô sơ, mà tất cả chỉ là một hoạt động vô hình Ngân hàng tạo

ra dịch vụ từ chính nhu cầu của khách hàng, cung ứng cũng chính từ hệ thốngngân hàng, khách hàng sẽ không nhận ra đâu là sản phẩm chưa hoàn chỉnh đâu

là sản phẩm đã được hoàn thiện, bởi nó không có tính tách rời Khi bắt đầu xuâthiện nó cũng mang hình thái vô hình ấy và sau khi được sử dụng nó cũng mang

Trang 9

hình thái phi vật chất ấy, nó luôn thể hiện tính liên hoàn trong sản xuất và cungứng.

 Không thể cất trữ và lưu kho

Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp nói riêng, cũng như dịch vụ nói chungđều mang hình thái phi vật chất, không thể định dạng được vì thế không cần mộtkho bãi, một nhà xưởng nào tham gia vào quá trình sản xuất và lưu trữ nó Sảnphẩm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chỉ là những giấy tờ liên quan đến hợpđồng kinh doanh, giấy chứng nhận pháp nhân hay là những hợp đồng lưuchuyên tiền tệ giữa khách hàng và ngân hàng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệpluôn được sẵn sàng phục vụ trong mọi trường hợp mà không cần sản xuất dôithùa để cất giữ phòng những khi thị trường thừa cầu mà thiếu cung

 Có khả năng thích ứng tốt

Với bất cứ một ngân hàng nào, việc cung ứng dịch vụ đều có một chuẩnmẫu chung, và chuẩn mấu đó được thể hiện bằng chính quy trình và các điềukiện thực hiện nó Quy trình thực hiện dịch vụ sẽ mang tính tương đồng giữa cácngân hàng với nhau, chỉ khác ở điều kiện và phí thu dịch vụ mà thôi Vậy cónghĩa là mỗi một dịch vụ ngân hàng xác định, các ngân hàng có thể tham khảolẫn nhau và nếu hợp lý sẽ mang nó áp dụng vào chính hệ thống mình

 Mối liên kết giữa các dịch vụ ngân hàng rất chặt chẽ

Dịch vụ ngân hàng không tồn tại riêng rẽ nhau, trong hệ thống ngân hàngcác dịch vụ có cùng một đối tượng phục vụ sẽ được xếp vào một mảng để giúpcán bộ quản lý một cách thuận tiện hơn mức độ phát triển cũng như khả năngthích ứng của dịch vụ đó Sự phát triển của dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triểncủa dịch vụ kia, ví như đối với dịch vụ kinh doanh kiều hối và dịch vụ thanhtoán quốc tế, một khi ngân hàng tham gia cung ứng nhiều hơn số lượng dịch vụthanh toán quốc tế cho các DN thì cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đã nângcao doanh thu cho hoạt động kiều hối

Trang 10

Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, sự phát triển hoạt động xuất nhậpkhẩu hàng hóa sẽ làm tăng hoạt động thanh toán quốc tế như thế có nghĩa làhoạt động thanh toán tại các ngân hàng sẽ phải sử dụng đến kiều hối.Vậy có thểkhẳng định, không chỉ các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp mà ngay cả các dịch

vụ ngân hàng nói chung đều có sự tương hỗ lẫn nhau, sự tiến lên mạnh mẽ của 1dịch vụ sẽ kéo theo sự phát triển vượt bậc cho cả hệ thống dịch vụ

 Tính linh hoạt cao

Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp không mang tính cứng nhắc, cán bộngân hàng cần phải linh động trong các trường hợp đặc biệt để có thể phục vụkhách hàng một cách tốt nhất

Ví như trong dịch vụ thanh toán quốc tế, % ký quỹ của khách hàngkhác nhau sẽ khác nhau, không có một chuẩn mực chung cho nó Nếu doanhnghiệp bạn là khách hàng lâu năm của Ngân hàng thì vấn đề ký quỹ chỉ còn làhình thức mà thôi, ngân hàng sẽ dựa vào uy tín của doanh nghiệp và dựa vàomối quan hệ thân quen của mình mà xử lý công việc

Đồng thời các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp còn dễ thích ứng vớiđặc điểm của từng ngân hàng khác nhau Mỗi một ngân hàng có năng lực tàichính, năng lực nhân viên khác nhau nhưng đều có khả năng cung ứng nhữngdịch vụ có cùng mục đích, song chất lượng dịch vụ cung ứng lại hoàn toàn khácnhau Như dịch vụ rút tiền tự động qua thẻ ATM, hầu như ngân hàng nào cũngđều cung ứng, nhưng phạm vi và chất lượng cung ứng lại hoàn toàn khác nhau.Nếu như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có một lượng lớnkhách hàng là các sinh viên thì ngân hàng ANZ lại chỉ chủ yếu cung ứng chonhững nhà kinh doanh lớn, mà hầu như không có bóng dáng một sinh viên nào

sử dụng thẻ của ngân hàng Cái đó thể hiện cùng một dịch vụ nhưng tại các ngânhàng có quy mô tài chính khác nhau thì đối tượng khách hàng sẽ hoàn toàn khác

xa nhau

Trang 11

Bên cạnh những đặc điểm chung và phổ biến đó, dịch vụ ngân hàngdoanh nghiệp còn mang những nét đặc sắc riêng, tạo ra những ấn tượng khácbiệt với các loại hình dịch vụ ngân hàng cá nhân, dịch vụ ngân hàng hiện đại.

 Đặc điểm riêng của dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

 Phù hợp với kinh tế hội nhập

Trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng luôn nỗ lực cungứng những dịch vụ có tầm quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các kháchhàng của mình trong hoạt động kinh doanh Những dịch vụ gắn liền với các hoạtđộng xuất nhập khẩu như dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụcho vay doanh nghiệp, dịch vụ ngoại hối, đều đem lại những tiện ích nhất địnhcho khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Ngân hàng cung cấp cho cácdoanh nghiệp những hoạt động mang tính chuyên sâu và phù hợp, giúp doanhnghiệp giảm thiểu được rủi ro và chi phí trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa vớicác đối tác nước ngoài

Hội nhập kinh tế, tức là được tiếp xúc với hệ thống công nghệ thông tin

đa chiều và tân tiến nhất, chính vì thế việc nâng cao chất lượng phần mềm vàchất lượng máy móc trong từng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp cũng là mộttrong những nét thể hiện sự phù hợp của nó trong nền kinh tế quốc tế này

Các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp mà các ngân hàng thương mại cungứng có tính năng rất ưu việt như thanh toán thẻ, tiền gửi tiết kiệm đều gắn bómật thiết với các máy móc thiết bị hiện đại Ví như, khách hàng tiêu dùng dịch

vụ thanh toán thẻ chỉ cần sử dụng thẻ rút tiền tự động của mình và thao tácnhanh gọn trên các máy rút tiền ATM là có thể trong thời gian chưa đầy 1 phút

đã có thể có số tiền mình cần mà không phải đến sở giao dịch của ngân hàng đểlàm thủ tục rút tiền

 Đối tượng phục vụ chỉ là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế

Trang 12

Đúng thế, dịch vụ ngân hàng ở hầu hết các ngân hàng TMCP đều đã đượcchia ra làm 3 hoặc 4 mảng chính, trong đó dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chỉcung cấp cho mỗi một đối tượng đó là các doanh nghiệp và các tổ chức tài chínhkhác Chính vì chỉ phục vụ cho đối tượng doanh nghiệp nên các phòng ban phụtrách mảng dịch vụ này sẽ cần phải có những chuyên môn nghiệp vụ sâu về việcđánh giá năng lực tài chính thực sự của các doanh nghiệp và tổ chức tài chínhtham gia sử dụng dịch vụ, tránh các rủi ro khôn lường Chính vì nghiệp vụ mangtính chuyên sâu nên ngân hàng sẽ dễ dàng cung ứng dịch vụ mang chất lượngcao cho khách hàng doanh nghiệp, đồng thời sự giới hạn này sẽ phân loại được

rõ nét giữa nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu cá nhân, từ đó tạo không ít thuậnlợi cho các ngân hàng thương mại phát triển mảng dịch vụ ngân hàng doanhnghiệp

1.1.2 Phân loại dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp(NHDN)

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng doanhnghiệp Những dịch vụ cần kể đến như:

1.1.2.1 Dịch vụ tài khoản tiền gửi

Trước hết cần hiểu tài khoản tiền gửi là dịch vụ như thế nào, nó là dịch vụngân hàng cung ứng nhằm thay mặt doanh nghiệp quản lý lượng tiền nhàn rỗicủa mình, hoặc quản lý số tiền được dùng để thanh toán các hợp đồng theo hìnhthức ký quỹ

 Lợi ích :

- Với doanh nghiệp: Dịch vụ tài khoản tiền gửi đem lại sự an toàn vàtính đảm bảo cao cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính khi chưa muốnđưa đồng tiền nhàn rỗi của mình vào tham gia hoạt động kinh doanh

- Với chính ngân hàng cung ứng: dịch vụ tài khoản tiền gửi giúp ngânhàng tăng được nguồn vốn sẵn có, tạo ra những nguồn thu từ việc sử dụng tiền

Trang 13

gửi của khách hàng doanh nghiệp sang thực hiện cung ứng các dịch vụ khác thulợi nhuận cao hơn.

sẽ gặp lỗ vô cùng nghiêm trọng

- Với chính ngân hàng: ngân hàng cũng vậy, vì muốn cạnh tranh đượctrên thị trường nên mỗi khi có biến động tỷ giá, các ngân hàng thương mại khácthực hiện tăng hoặc giảm lãi suất buộc ngân hàng mình cũng phải có chính sáchđiều chỉnh sao cho phù hợp

1.1.2.2 Cho vay doanh nghiệp( tín dụng)

Nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong những trường hợp thiếuvốn kinh doanh chủ yếu được cung cấp từ các ngân hàng Ngân hàng giúp doanhnghiệp giải quyết những vướng mắc về tài chính trong khi thực hiện hợp đồng,tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển Những nguồn vốn vay đó đều đượccác doanh nghiệp thế chấp bằng chính bản hợp đồng hoặc bằng tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp

 Tiện ích:

- Với ngân hàng: ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận thông qua lãi suất vay vốn

mà doanh nghiệp thanh toán cho ngân hàng qua từng tháng hoặc quý như đãthỏa thuận trong hợp đồng

Trang 14

- Với doanh nghiệp: doanh nghiệp sẽ được ngân hàng hỗ trợ vốn ban đầu đểtham gia kinh doanh, hoặc đấu tư cho những dự án có lợi ích kinh tế cao Từ đógây dựng được hình ảnh của mình trên thị trường.

 Hạn chế:

- Với ngân hàng: dễ gặp rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh toánlượng tiền vay Chính vì vậy các ngân hàng luôn phải thận trọng trong việc kiểmtra kiểm soát các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của các doanh nghiệp

1.1.2.3 Bảo lãnh

Bảo lãnh nghĩa là ngân hàng sẽ đứng ra bảo đảm cho đối tác của doanhnghiệp về khả năng thực hiện hợp đồng, khả năng thanh toán hợp đồng nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh

 Tiện ích:

- Với doanh nghiệp: được ngân hàng đứng ra trực tiếp bảo lãnh, doanhnghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được với những cơ hội làm ăn béo bở hơn Uy tín củangân hàng sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin trong công việc, tạo nên

cơ hội thăng tiến cho doanh nghiệp mình

- Với ngân hàng: khi nói đến bảo lãnh là ta đã hiểu rằng người đứng ra bảolãnh phải là người có uy tín, có tiềm năng về vốn khi đó mới đảm bảo đượcnhững gì mình bảo lãnh là có cơ sở Với một hợp đồng bảo lãnh thành công,ngân hàng lại thu về cho mình những khoản lợi nhuận đáng kể, đồng thời lấyđược niềm tin từ những đối tác trong việc cung ứng dịch vụ Đó là điều quantrọng trên thị trường tài chính đầy biến động này

 Hạn chế:

- Với doanh nghiệp: nếu ngân hàng mà doanh nghiệp lựa chọn không có

uy tín trên thị trường thì khi đó hậu quả gây ra sẽ rất nặng nề, đối tác sẵn sàng từchối kết ước vào hợp đồng cho dù đã đàm phán thành công

Trang 15

- Với ngân hàng: Nếu cán bộ ngân hàng chưa có sự kiểm tra kỹ càng cácđặc tính và khả năng tài chính của doanh nghiệp cần bảo lãnh, thì rất dễ gặp phảirủi ro Doanh nghiệp yêu cầu bảo lãnh là một doanh nghiệp ma, chỉ lừa đảo lấytiền bạc mà thôi, hoặc gặp phải những doanh nghiệp không có bề dày kinhnghiệm làm ăn thua lỗ, tham gia dự thầu nhưng không trúng thầu, gây tổn thấtcho ngân hàng.

1.1.2.4 Dịch vụ thanh toán quốc tế

Kinh tế mở cửa đã khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, kéotheo cầu về thanh toán quốc tế tăng cao Ngay lập tức các ngân hàng thương mại

đã mở rộng dịch vụ thanh toán vươn ra ngoài phạm vi một quốc gia, đáp ứngnhu cầu cấp bách cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động buôn bán quốc tế.Trong dịch vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng sẽ thay mặt các doanh nghiệpchi trả những khoản tiền được thỏa thuận trong hợp đồng

 Tiện ích

- Với doanh nghiệp: Ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đềthanh toán một cách nhanh chóng và an toàn nhờ nắm bắt nghiệp vụ thanh toánsâu và chuyên nghiệp hơn

- Với ngân hàng: Thông qua việc thanh toán tiền hàng cho các doanhnghiệp, ngân hàng có thể thực hiện việc cung ứng các dịch vụ đi kèm như dịch

vụ kinh doanh ngoại hối, dịch vụ bảo lãnh tăng thêm thu nhập cho ngân hàng

 Hạn chế

- Với doanh nghiệp: tuy nhiên dịch vụ thanh toán, ngân hàng chỉ cam kếtlàm việc trên chứng từ và sổ sách, nên nhiều lúc hàng chưa về hoặc chất lượnghàng trên thực tế không được như hàng hóa chuyển về nhưng doanh nghiệp vẫnkhông thể từ chối thanh toán

- Với ngân hàng: ngân hàng sẽ đối mặt với nhiều rủi ro, như rủi ro về tỷgiá, rủi ro về đối tác Có thể doanh nghiệp khách hàng của ngân hàng là một

Trang 16

doanh nghiệp đang đứng trước bờ phá sản, hoặc khả năng thanh khoản thấp thìngân hàng sẽ gặp nhiều rắc rối trong việc thu hồi nợ Hoặc người thụ hưởng làmột công ty có nhiều mánh khóe trong làm ăn, tạo ra những trường hợp khókhăn cho bên nhập khẩu dẫn đến việc ngân hàng cần phải thận trọng trong thựchiện thanh toán quốc tế.

1.1.2.5 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đồng ngoại tệ cho cácdoanh nghiệp cần mua lượng ngoại tệ đó với mục đích thanh toán hợp đồnghoặc những mục đích khác Thông qua 4 hình thức cơ bản như giao dịch hốiđoái giao ngay, giao dịch hối đoái kỳ hạn, giao dịch hối đoái hoán đổi và giaodịch quyền chọn

Mỗi một loại hình giao dịch sẽ có những đặc điểm khác nhau, song đều cómột nét chung là đáp ứng tối đa nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp Nóđem lại những tiện ích và hạn chế nhất định cho doanh nghiệp

 Tiện ích

- Với doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu thanh toán tiềnhàng bằng đồng ngoại tệ cho đối tác một cách đơn giản

- Với ngân hàng: thu được lợi từ việc thu phí và hưởng chênh lệch tỷ giá

 Hạn chế: kinh doanh ngoại tệ là dịch vụ gây ra rủi ro cho cả doanh nghiệp

và ngân hàng khi tỷ giá tiền tệ thay đổi

1.1.2.6 Dịch vụ thanh toán thẻ

Thời đại bây giờ thanh toán bằng thẻ là một phương thức khá gần gũi vớingười dân Thanh toán thẻ được ngân hàng sử dụng nhằm giả thiểu thời gianthanh toán và sử dụng tiền mặt cho khách hàng

 Tiện ích

Trang 17

- Với doanh nghiệp: thanh toán thẻ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời giangiao dịch thanh toán, tránh những rủi ro về mất mát tài sản một cách bất ngờ.

- Với ngân hàng: với dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng cũng như doanhnghiệp rút ngắn được thời gian xử lý giao dịch, gia tăng thêm lượng dịch vụphục vụ khách hàng doanh nghiệp, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả dịchvụ

 Hạn chế

- Với doanh nghiệp: do công nghệ tại các ngân hàng Việt Nam chưa cao như cácngân hàng trên thế giới chính vì thế thường hay xảy ra trục trặc và hỏng hóc làmgián đoạn giao dịch thanh toán

- Với ngân hàng: ngân hàng cần phải đầu tư vốn ban đầu để mua sắm trang thiết

bị phù hợp với dịch vụ thanh toán bằng thẻ hiện đại và tiên tiến

1.1.2.7 Dịch vụ cho các doanh nghiệp thuê mua thiết bị

Nhằm hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn

để đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh, một số ngân hàngthương mại đã cung cấp dịch vụ Thuê mua tài chính qua đó khách hàng có thể

sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thỏathuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn

 Tiện ích

- Với doanh nghiệp: Đây là một dịch vụ khá mới trong hệ thống ngân hàng,

nó đem lại nhiều tiện ích cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng máy mócthiết bị hiện đại.Với dịch vụ này doanh nghiệp có thế sản xuất hàng hóa với thiết

bị tiên tiến hợp với xu hướng phát triển của thế giới mà không cần bỏ nhiều vốn

để mua hẳn nó Bên cạnh đó, các ngân hàng còn không yêu cầu doanh nghiệpkhông phải đóng thuế cho thiết bị máy móc đó, giảm thiểu được một phần chiphí cho doanh nghiệp

Trang 18

- Với ngân hàng: doanh nghiệp chi trả tiền thuê máy móc thiết bị cho ngânhàng, nhưng sau khi hết hợp đồng ngân hàng vẫn có quyền thu hồi, và trong quátrình cho thuê thiết bị vẫn thuộc sở hữu của ngân hàng, vì thế ngân hàng có thểkhấu hao chúng nhằm làm tăng lợi ích về thuế.

 Hạn chế

- Với doanh nghiệp: do ngân hàng luôn là người sở hữu máy móc cho thuê,nên sau khi hết hợp đồng nếu doanh nghiệp mong muốn được sở hữu nó nhưtrước đây thì doanh nghiệp lại phải ký hợp đồng mới mà không được chuyểnnhượng quyền sở hữu

1.1.2.8 Cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Nắm bắt được biến động vô cùng to lớn của thị trường tài chính hiện nay, cácngân hàng đã cung ứng dịch vụ bán bảo hiểm tín dụng cho các doanh nghiệp

1.1.2.9 Dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp

Ngân hàng tư vấn cho doanh nghiệp xử lý các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tài chính, tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính trong kinh doanh, lập đề án thu xếp vốn theo nhu cầu doanh nghiệp

 Tiện ích

Trang 19

- Với doanh nghiệp: tài chính luôn là một vấn đề gây nhiều khúc mắc cho doanh nghiệp nhất, chính vì vậy mà mỗi một doanh nghiệp đều mong muốn được ngân hàng cung ứng dịch vụ này nhằm đảm bảo tính an toàn trong kế hoạch kinh doanh của mình Với dịch vụ tư vấn tài chính, doanh nghiệp được ngân hàng tư vấn từ những khâu đơn giản nhất như chuẩn bị thuế đến việc lập kếhoạch tài chính về các cơ hội thị trường trong và ngoài nước

- Với ngân hàng: với bất kỳ một dịch vụ nào ngân hàng cũng thu được lợi nhuận, song với riêng dịch vụ tư vấn ngân hàng còn gây dựng được lòng tin

và uy tín của mình nếu việc tư vấn đem lại thành công to lớn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

1.2 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

1.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ NHDN

Các khái niệm cần nêu:

 Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp là một loại hình dịch vụ tập trung cungứng những sản phẩm có lợi ích phục vụ cho các doanh nghiệp, các tổ chức tàichính tham gia hoạt động kinh doanh, mà thông qua đó ngân hàng thu phí dịch

vụ thu lợi nhuận cho mình

 Phát triển dịch vụ

 Khái niệm :

Phát triển dịch vụ chính là việc hoàn thiện và mở rộng hơn về chất lượnglẫn số lượng các loại hình dịch vụ đó nhằm thu hút được khách hàng và nângcao vị thế cạnh tranh

 Bản chất:

Trang 20

Thực chất nó là một trong những chiến lược Marketing của các doanhnghiệp nhằm duy trì và nâng cao vị thế của mình trên thị trường tài chính.

 Phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

Phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp nói riêng hay phát triển dịch

vụ ngân hàng nói chung đều nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của ngânhàng và nâng cao vị thế của mình trên thị trường tài chính

1.2.2 Các công việc về phát triển dịch vụ NHDN

Để có thể có được chiến lược phát triển đúng đắn và hợp lý, các ngânhàng TMCP phải đề ra cho mình một bản kế hoạch bao gồm các công việc cầnthực hiện trong quá trình thực hiện chính sách phát triển dịch vụ ngân hàngdoanh nghiệp

Những công việc đó có thể được kể đến như:

 Đối với các dịch vụ NHDN hiện có:

 Nâng cao chất lượng dịch vụ NHDN

Chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố hàng đầu, mức độ thỏa mãn khách hànghay lợi nhuận mà ngân hàng có được chính dựa vào chất lượng của dịch vụ cungứng Chính vì thế hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ NHDN là một côngviệc hết sức quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực nhất

Ngân hàng cần phải tập trung vào việc đánh giá chất lượng hiện có củadịch vụ, cần nắm bắt được trên thực tế dịch vụ cung ứng đã mang lại những gìcho khách hàng và cho chính bản thân ngân hàng mình Những nét hạn chế nào

Trang 21

mà ngân hàng còn tồn tại khi cung ứng dịch vụ, và yếu kém so với các dịch vụngân hàng doanh nghiệp của các ngân hàng khác trong hệ thống Chính nhữngnhận định đó sẽ giúp ngân hàng có những bước đi đúng đắn trong việc địnhhướng phát triển.

Từ những cơ sở đó, Ngân hàng sẽ không ngừng cải tiến chất lượng dịch

vụ nhằm thỏa mãn tối đa lợi ích và nhu cầu của khách hàng, những người trựctiếp đánh giá và kiểm định giá trị của dịch vụ Nếu ngân hàng thực hiện mộtcách nghiêm túc và có tính thời đại thì chắc hẳn dịch vụ ngân hàng doanhnghiệp được cung cấp sẽ ngày càng chiếm ưu thế cạnh tranh cao

 Mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ NHDN

Việc mở rộng phạm vi cung ứng sẽ làm cho ngân hàng gia tăng được sốlượng khách hàng, và điều đó ắt hẳn sẽ gia tăng được doanh thu Tuy nhiên, khithực hiện công việc này các ngân hàng TMCP cần lưu tâm đến các khu vực thực

sự có tiềm năng phát triển để tránh bỏ vốn đầu tư mở rộng mà không thu vềđược một con số ấn tượng nào cả

Đúng vậy, khi ngân hàng quyết định đầu tư vốn để phát triển mạng lướicung ứng dịch vụ thì cũng có nghĩa là ngân hàng đang thử thách với một lượngđông đảo khách hàng mới Những doanh nghiệp mới này có thực sự đảm bảođược tính thanh khoản tài sản, hay có đảm bảo được khả năng thanh toán nợ,tiềm năng về nguồn tài chính để thực hiện nhiều hơn nữa các hợp đồng kinhdoanh nhằm biến doanh nghiệp mình thành một khách hàng thân thiết của ngânhàng thương mại đó không

Để có thể thực hiện tốt chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng doanhnghiệp, ngân hàng thương mại không chỉ cần tìm hiểu về năng lực kinh doanhcủa các doanh nghiệp mà còn phải tìm hiểu rõ hơn khả năng thích ứng của dịch

vụ cung ứng tại khu vực Có thể lượng khách hàng quá ít mà lượng các ngânhàng cung ứng cùng một dịch vụ lại quá nhiều, dẫn đến việc thâm nhập thịtrường của ngân hàng mới sẽ gặp không ít khó khăn và có thể dẫn đến thua lỗ

Trang 22

Như vậy có thể nói, hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệpkhông chỉ gói gọn trong việc nâng cao chất lượng, tìm hiểu các doanh nghiệptiềm năng mà còn phải có những phán đoán và nhận định sâu sắc về vị thế củadịch vụ hiện có trên thị trường tài chính ngân hàng để có thể phát huy một cáchtối đa các lợi ích mà phát triển dịch vụ mang lại cho các ngân hàng thương mại.

 Đối với các dịch vụ NHDN mới:

 Lập kế hoạch chi tiết về dịch vụ mới

Kế hoạch mà ngân hàng lập ra phải mang tính khoa học và phù hợp vớikhả năng về tài chính, về nguồn lực của ngân hàng, và quan trọng hơn cả là phảiphù hợp với thói quen tiêu dùng của người dân địa phương Kế hoạch lập ra phảimang đầy đủ các đặc tính đó thì mới có khả năng thành công khi tiếp cận vớimôi trường hoàn toàn mới mẻ

 Kiểm tra và triển khai thực hiện

Kiểm tra xem tính khả thi của kế hoạch như thế nào là điều vô cùng quantrọng Các kiểm soát viên sẽ cần phải thu thập những số liệu thực tế từ việc kinhdoanh dịch vụ này ở các ngân hàng khác( nếu nó là dịch vụ đã được triển khai),hoặc cần thử nghiệm nó với một lượng khách hàng nhất định đã được khoanhvùng(nếu nó là dịch vụ hoàn toàn mới mẻ) Kết luận rút ra sẽ tạo đà cho bướctriển khai thực hiện dịch vụ

 Thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ

Cần phải có chiêu thức quảng bá dịch vụ mới, và khuyến khích nhữngkhách hàng đầu tiên tiêu dùng dịch vụ, để từ đó thu thập được những ý kiếnđóng góp quý giá nhằm hoàn thiện hơn nữa dịch vụ mới này

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ NHDN

Có 4 chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

Sự gia tăng số lượng dịch vụ

Trang 23

Phát triển dịch vụ chính là hoạt động làm tăng quy mô và tổng số lượngdịch vụ cung ứng Trước đây các ngân hàng chủ yếu chỉ tập trung vào dịch vụtruyền thống mang đậm tính chất kinh doanh tiền tệ, đó là dịch vụ trao đổi ngoại

tệ, dịch vụ cho vay doanh nghiệp Song với xu hướng phát triển của kinh tế thịtrường, sự gia tăng của các doanh nghiệp và nhu cầu kinh doanh đa dạng vàphong phú của chúng đã thúc đẩy cho các ngân hàng thực hiện chính sách đadạng hóa sản phẩm

Tăng thêm số lượng dịch vụ cung ứng, ví nhu sự xuất hiện của các dịch vụthanh toán quốc tế phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tưvấn tài chính phục vụ cho các doanh nghiệp tham gia các hoạt động kinh doanhthương mại phức tạp, và mới đây nhất là sự xuất hiện hàng loạt các dịch vụ ngânhàng điện tử như dịch vụ thanh toán bằng thẻ, dịch vụ internet banking nhữngdịch vụ mới xuất hiện này đem lại nhiều tiện ích hơn nữa cho các doanh nghiệp

sử dụng và hoàn thiện hơn vai trò chức năng của các ngân hàng thương mại trênthế giới

Sự cải tiến chất lượng dịch vụ

Phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Bất cứ một dịch vụ nào cung ứng cũng cần phải thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng Nhìn chung tất cả các dịch vụ được ngân hàng phục vụ cho kháchhàng doanh nghiệp từ trước đến nay đều đáp ứng được phần nào yêu cầu đó.Doanh nghiệp có mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, mong muốn đượctài trợ vốn thanh toán lô hàng vừa nhập…đều được ngân hàng thương mại hỗ trợthông qua các dịch vụ như tín dụng, thanh toán quốc tế

Phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế.

Ngân hàng cần phải nắm bắt được sự biến động của kinh tế thị trường,cần tìm hiểu những thay đổi của thị trường để tung ra những sản phẩm dịch vụphù hợp nhất Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay các doanh nghiệpluôn có xu hướng kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia, để có thế buôn

Trang 24

bán quốc tế thuận lợi, doanh nghiệp sẽ không khỏi mong muốn được ngân hànggiúp đỡ Những dịch vụ như kinh doanh ngoại hối, dịch vụ cung cấp các tàikhoản giao dịch và thực hiện thanh toán cho các doanh nghiệp…

Sự gia tăng về doanh thu của dịch vụ

Nếu như những năm trước doanh thu từ hoạt động dịch vụ chiếm 3% - 4%tổng thu nhập của cả ngân hàng thì trong năm 2008 con số này đã lên đến 5% sovới tổng thu nhập của toàn ngân hàng Như vậy có thể nói, tuy doanh thu từ hoạtđộng dịch vụ là chưa cao nhưng nó cũng đã có bước tăng trưởng qua các năm,thể hiện sự chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngânhàng doanh nghiệp nói riêng ở Việt Nam

Sự gia tăng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ

 Khách hàng truyền thống: phát triển dịch vụ ngân hàng doanh

nghiệp không có nghĩa là chỉ thu hút thêm lượng khách hàng mới mà còn phảichú trọng việc gia tăng lượng khách hàng truyền thống Trong những năm gầnđây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã

và đang sử dụng dịch vụ tại ngân hàng luôn mong muốn tìm kiếm và tiếp xúcvới nhiều hơn 1 dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng Thương mạivới mục đích kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn

Khách hàng tiềm năng: bên cạnh những khách hàng doanh

nghiệp quen thuộc, ngân hàng đang cố gắng mở rộng và khai thác lượng kháchhàng doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đây làloại hình doanh nghiệp có năng lực kinh doanh hiệu quả khá cao Vì thế với chấtlượng dịch vụ phát triển, ngân hàng đang nỗ lực tiếp cận với số khách hàng này,đem lại sự tăng trưởng về khách hàng tiềm năng

Trang 25

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng Thương mại

1.2.4.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ NHDN đối với các ngân hàng Thương mại

Năng lực về tài chính

Tài chính hay nguồn vốn chính là một trong những yếu tố ban đầu cấuthành nên hệ thống ngân hàng Các ngân hàng muốn hoạt động được cần phải cótiền, có vốn để xây dựng cơ sở, có vốn để duy trì và phát triển hoạt động thươngmại của nó Năng lực tài chính của ngân hàng được thể hiện thông qua các chỉtiêu về cơ cấu nguồn vốn, về tài sản hiện có Nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến sựphát triển dịch vụ NHDN nếu nguồn tài chính của ngân hàng có thế mạnh trênthị trường, và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển dịch vụ NHDN vì thiếu tiền

sẽ khó có thể thực hiện được một số lượng công việc trên

 Nguồn nhân lực

Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng liên tiếp tuyển dụng và đàotạo các cán bộ nhân viên theo học các khóa học nâng cao, mà là vì mục đíchnâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường tài chính ngân hàng Conngười là yếu tố hàng đầu cấu thành nên một tổ chức, ngân hàng cũng vậy, muốnkinh doanh dịch vụ ngân hàng hiệu quả chăc hẳn cần phải đào tạo, tuyển dụngđội ngũ nhân viên tốt và có bề dày kinh nghiêm Chính vì thế, nếu ngân hàng cóđội ngũ nhân viên trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, khả năng quản lý và lập kếhoạch tài giỏi, thì ắt hẳn đó sẽ là một lợi thế vô cùng quan trọng của ngân hàng

để đối mặt với sự đấu tranh gay gắt giành vị thế

 Chất lượng dịch vụ cung ứng

Chất lượng dịch vụ tốt nghiễm nhiên sẽ mang lại lượng khách hàng đôngđảo cho ngân hàng, tuy nhiên dịch vụ tốt đồng nghĩa với phí dịch vụ cao và

Trang 26

nhiều khi nó vô tình trở thành một hạn chế trong kinh doanh dịch vụ ngân hàngdoanh nghiệp cho các ngân hàng TMCP.

 Hệ thống mạng lưới phân phối

Rộng khắp hay hạn hẹp sẽ có tác động tích cực hơn với phát triển dịch vụ

Có thể nói, nếu ngân hàng có mạng lưới phân phối rộng khắp thì lượng dịch vụcung ứng sẽ tăng lên, lượng khách hàng sẽ được nới rộng Tuy nhiên nếu mộtngân hàng chỉ chạy đua theo số lượng thì khi mạng lưới rộng lớn, dịch vụ dàntrải lại làm cho ngân hàng bỏ bê chất lượng cung ứng, dẫn đến tác động ngượcchiều

 Hoạt động Marketing ngân hàng

Hoạt động Marketing làm sao có thể vắng mặt trong các ngân hàngTMCP Cách quảng bá sản phẩm khác nhau cho ta những chính sách Marketingkhác nhau Cụ thể như quảng cáo bằng truyền hình, báo chí, internet…chínhsách Mar hiệu quả sẽ cho kết quả kinh doanh tốt hơn lên rất nhiều

Bên cạnh đó các ngân hàng còn thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnhbằng cách tài trợ cho các chương trình phát sóng trên truyền hình Hình ảnh vàthương hiệu của ngân hàng sẽ được nâng tầm nếu như đó là 1 chương trình hấpdẫn và thu hút được lượng khán giả đông đảo Như VIB đang tài trợ cho nhiềuchương trình truyền hình mà tiêu biểu nhất là chương trình “ ô cửa bí mật” phátsóng trên VTV3, Habubank tài trợ cho chương trình “ Vì trái tim trẻ thơ ”

1.2.4.2 Các yếu tố khách quan đối với các ngân hàng Thương mại

 Môi trường pháp lý

 Luật pháp Việt Nam và những khuyến khích, hạn chế phát triển dịch

vụ ngân hàng doanh nghiệp

Mỗi một ngành nghề đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp, Việt Nam luônđưa ra những thông tư nghị định rõ ràng để quy định cách thức kinh doanh tronglĩnh vực tài chính ngân hàng Các ngân hàng được phép thành lập khi có quyết

Trang 27

định số 104/QĐ-NH ngày 6/6/1992 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước ViệtNam về việc cấp giấy phép hoạt động Quy phạm phát triển dịch vụ ngân hàngcũng vậy, luôn chịu sự chi phối của Luật Việt Nam Luật pháp Việt Nam luônkhuyến khích phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng trong đó dịch vụ ngânhàng doanh nghiệp là dịch vụ mang lại sự tăng trưởng trong nền kinh tế Songkhông có nghĩa là hoạt động mở rộng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp luônđược hưởng ứng nhiệt tình Nếu như trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay,Nhà nước đang gấp rút thực hiện chiến lược chỉ cho Ngân hàng hoạt động khi cóvốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng, điều đó đã ngăn cản sự hình thành cũng như pháttriển thêm nữa các dịch vụ ngân hàng mới Các ngân hàng mới với những dựđịnh tươi đẹp về cung ứng dịch vụ ngân hàng mang nét đặc sắc và độc đáo sẽ vôtình bị dập tắt khi ngân hàng không được thành lập.

Như vậy, với nguồn luật điều chỉnh như hiện nay, các ngân hàng tiến hành pháttriển dịch vụ ngân hàng chưa hoàn toàn được tạo điều kiện tốt nhất

 Luật quốc tế về lĩnh vực tài chính ngân hàng

Trên thế giới, lĩnh vực tài chính ngân hàng là một lĩnh vực tồn tại rất lâu đời,

nó là mấu chốt của sự tăng trưởng và phát triển Chính vì thế, các tổ chức chínhphủ luôn chú trọng điều chỉnh sao cho ngân hàng tài chính có điều kiện tốt nhất

để hoạt động Nhưng cũng chính vì vai trò quan trọng của nó, nên ngân hàngluôn được quan tâm và quản lý chặt chẽ trong mọi hành vi cử chỉ Các ngânhàng Thương mại trên thế giới cần chú trọng và thực hiện đầy đủ các tiêu chí màluật quốc tế đề ra để có thể kinh doanh ngân hàng tốt hơn và hiệu quả hơn

 Môi trường kinh tế

Kinh tế trong nước cũng như kinh tế trên thế giới trong những năm gầnđây đã có quá nhiều biến động Sự tăng trưởng nhanh chóng trong 2 năm 2006,

2007 và đầu năm 2008 đã làm cho kinh tế Việt Nam bắt nhịp được một cáchnhanh chóng với kinh tế quốc tế, và cũng khiến cho doanh thu của ngành ngânhàng đạt ấn tượng cao Song sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, mà nguyên

Trang 28

nhân sâu xa là do sự khủng hoảng của lĩnh vực chứng khoán, bất động sản dẫnđến sự xa sút nghiêm trọng của các ngân hàng các tập đoàn tài chính lớn trên thếgiới đã làm cho các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng suy thoái Khôngnằm ngoài tình hình chung đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đang chao đảo vìkhủng hoảng Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã phải nỗ lực hết mình đểtránh khỏi nguy cơ phá sản và duy trì được kết quả kinh doanh Rất ít ngân hànggiữu được năng suất lao động như trước Môi trường kinh tế được coi là yếu tốquan trọng gây những ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển ngành ngân hàng, sựphát triển dịch vụ ngân hàng mà cụ thể là dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp.

 Môi trường xã hội

Khi nhắc đến môi trường xã hội, chúng ta không khỏi băn khoăn về sự bình ổntrong chính trị, sự hợp lý trong chính sách lao động, chính sách phát triển, nângcao cuộc sống văn minh, hiện đại của con người Liệu những chính sách này cóảnh hưởng gì đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

 Chính trị - tất cả những chính sách, những hoạt động của bộ máy quản

lý đều nhằm mục đích ổn định chính trị nước nhà Chính trị mà ổn định thì mọihoạt động xã hội, kinh doanh thương mại đều sẽ thuận lợi hơn Ngân hàngkhông phải quan ngại về khách hàng doanh nghiệp mình sẽ rơi vào tình trạnggặp rủi ro bất khả kháng do công nhân đình công, do chiến tranh bùng nổ…vìthế sẽ luôn luôn có được động lực mới mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ ngânhàng doanh nghiệp, mở rộng lượng khách hàng doanh nghiệp trên thị trường

 Chính sách lao động, việc làm: Việt Nam luôn tìm cách giảm thiểulượng lao động thất nghiệp trong nước bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó

có những giải pháp như khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất của các doanhnghiệp Chính sách này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại có thêmkhách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp như dịch vụ

tư vấn, dịch vụ tín dụng và dịch vụ bảo lãnh

Trang 29

Mối quan hệ giữa chính sách lao động và sự phát triển dịch vụ ngân hàng

là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu ngân hàng luôn nỗ lực phát triển dịch vụngân hàng doanh nghiệp thì chính sách lao động sẽ có điều kiện thực hiện tốthơn và ngược lại

Như vậy có thể khẳng định, các ngân hàng sẽ được tạo điều kiện mở rộngphạm vi cung ứng, quy mô cung ứng tốt hơn khi hoạt động trong một đất nước

có chính sách phát triển lao động phù hợp

 Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh là một khía cạnh luôn tồn tại trong kinh tế thị trường Sẽ khôngthể phát triển nếu ngân hàng bạn hoạt động trong môi trường không có đối thủcạnh tranh Khả năng cạnh tranh của ngân hàng được thể hiện chính bằng vị thếcủa ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại

Một môi trường cạnh tranh gay gắt sẽ hình thành cho mỗi ngân hàng độnglực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, không ngừng làm mới

và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp của mình Cạnh tranh khôngdừng lại giữa các ngân hàng với nhau, mà ngay trong một ngân hàng cũng tồntại sự cạnh tranh giữa các chi nhánh với nhau Sự vượt bậc của một chi nhánh sẽ

là thước đo cho nỗ lực phát triển của các chi nhánh còn lại

Bên cạnh môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước, hiện nayvới xu thế hội nhập, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài sẽ làm tăng tínhgay gắt trong cạnh tranh Một nghiên cứu công phu vào năm 1998 ở 80 quốc giađang phát triển trong khoảng thời gian từ 1988 – 1995 đã kết luận rằng: “ Sự cómặt của các ngân hàng nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp làm cho thị trườngngân hàng trong nước hoạt động hiệu quả hơn.” Ngân hàng trong nước muốnthống lĩnh thị trường nội địa cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ mà khôngthay đổi giá dịch vụ để có thể đạt được mong muốn

Môi trường cạnh tranh là môi trường thuận lợi và hợp lý nhất để lý giải tính cấpthiết để các ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

Trang 30

 Sự phát triển của khoa học công nghệ

Với sự phát triển công nghệ hiện đại như thời kỳ này, tất cả các dịch vụngân hàng đều được truyền tải đến người dân một cách nhanh chóng và chínhxác nhất Nó đem lại cho người dân hiểu được những tiện ích khi sử dụng dịch

vụ ngân hàng trong cuộc sống trong kinh doanh cũng như trong chính nhữngcuộc đàm phán, ngoại giao quan trọng Những công nghệ máy móc phát triểnsản sinh ra những máy rút tiền tự động, sản sinh ra máy tính công nghệ caonhằm giúp cán bộ công nhân viên ngân hàng thuận tiện trong việc xử lý nghiệp

vụ và nhanh chóng lấy được lòng tin từ quý khách hàng

1.3 TÍNH CẤP THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Tính cấp thiết của phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung

1.3.1.1 Do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay

Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường đã kéo theo sự quantâm hơn của người dân về các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp Hoạt động buônbán thương mại và kinh doanh trong cũng như ngoài nước với trình độ phát triểnnhư hiện nay sẽ không thể không cần đến dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp Kinh doanh hàng hóa không chỉ bó hẹp phạm vi trong một nước mà nó đãvượt ra khỏi biên giới quốc gia, vì thế doanh nghiệp không thể tự mình thực hiệntất cả các khâu trong hợp đồng mua bán Vướng mắc về thanh toán bằng đồngngoại tệ sẽ không thể được giải quyết nếu như ngân hàng không cung ứng chodoanh nghiệp dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, vướng mắc xảy ra khi doanh nghiệpchưa nắm bắt rõ những đặc tính của đối tác, và cần được ngân hàng tư vấn, ngaylập tức ngân hàng thương mại triển khai dịch vụ tư vấn và ủy thác cho các doanhnghiệp

Ngân hàng cần phải xác định rõ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng doanhnghiệp trong một nền kinh tế mở và nhiều tiềm năng phát triển như các nước

Trang 31

đang phát triển hiện nay trên thế giới để có thể có những chiến lược mở rộngdịch vụ ngân hàng doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Nếu như trong năm 2008 chỉ số GDP tại các nước đang phát triển là 5,8%thì năm nay 2009 con số đó đã giảm xuống chỉ còn 2,1% Điều này thể hiện sựsuy thoái của kinh tế, chính vì thế mang vai trò to lớn trong việc nâng cao chấtlượng cuộc sống, nâng cao tổng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, ngân hàngcần nỗ lực phát triển dịch vụ, cụ thể nhấn mạnh vào phát triển dịch vụ ngân hàngdoanh nghiệp Các doanh nghiệp có làm ăn tốt đẹp thì kinh tế đất nước mới khởisắc

1.3.1.2 Xu hướng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng TMCP

Ngân hàng nào cũng có chiến lược phát triển riêng để nhằm duy trì vàcủng cố vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng Tình trạng thừacung thiếu cầu trong ngành ngân hàng đang được thể hiện rõ trong năm nay,chính vì thế các ngân hàng không thể không chú trọng phát triển dịch vụ để thuhút khách hàng về với mình

1.3.1.3 Yêu cầu cuả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong xu thế hội nhập kinh tế, tất cả các lĩnh vực kinh tế đều đang đứngtrước những cuộc cạnh tranh quyết liệt Với ngành ngân hàng tài chính, cuộccạnh tranh đó càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, khi mà sự xuất hiện củakhông ít những ngân hàng nước ngoài với sức mạnh tài chính, lẫn sức mạnh vềcon người ồ ạt gia nhập vào thị trường nội địa

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần cung ứng những dịch vụ mang tính hiệnđại, tiên tiến phù hợp với kinh tế hội nhập để không mất thị phần trong tay cácngân hàng nước ngoài

Trang 32

1.3.2 Tính cấp thiết của phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

1.3.2.1 Sự tăng trưởng nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây

Các doanh nghiệp, các công ty TNHH đang mọc lên như nấm trongnhững năm gần đây tại Việt Nam Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… là những khách hàng tiềm năng nhất màngân hàng có thể có Chính vì thể không thể không có một chiến lược phát triểndịch vụ ngân hàng chỉ dành phục vụ riêng cho doanh nghiệp nhằm thu được lợinhuận tại mỗi một ngân hàng TMCP

- Quy mô của các doanh nghiệp tại Việt Nam: theo thống kê của Bộ kế hoạchđầu tư, trong năm 2008 có 9.576 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo LuậtDoanh nghiệp với số vốn đăng ký 44.063 nghìn tỷ đồng Tuy giảm 7% về sốdoanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng tăng 20% về số vốn đăng ký Chứng tỏlượng doanh nghiệp có tiềm năng kinh tế vẫn đang còn rất nhiều, vì thế đây là

cơ hội để ngân hàng mở rộng phạm vi phục vụ, nâng cao số lượng dịch vụ ngânhàng doanh nghiệp đến với khách hàng

- Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: hiện nay tại Việt Nam có rất

nhiều loại hình doanh nghiệp, như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tưnhân nhưng loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là doanh nghiệpngoài quốc doanh Chính vì ưu thế vượt trội về quyền quản lý, phạm vi kinhdoanh của doanh nghiệp này rộng và ưu đãi hơn với các doanh nghiệp khác nênđây là một nguồn khách hàng tiềm năng

1.3.2.2 Lợi nhuận thu được từ dịch vụ NHDN rất cao

Bất cứ một doanh nghiệp nhà nước hay một công ty cổ phần nào cũngmong muốn cho doanh nghiệp mình đứng vững trong mọi tình trạng kinh tế.Muốn đạt được những mục đích đó, ngân hàng Thương mại cần phải hết sức

Trang 33

quan tâm đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụngân hàng doanh nghiệp nói riêng.

Sự phát triển dịch vụ nhằm giúp ngân hàng củng cố vị thế của mình trênthị trường tài chính ngân hàng không chỉ trong nước mà còn muốn vươn ra xatrên thế giới nữa

Phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chỉ là một trong những chiếnlược phát triển kinh tế tại Việt Nam hiện nay Với xu hướng hội nhập, với khátvọng bay cao Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để đạt được kết quả cuối cùng Vàcùng với điều kiện về kinh tế, về nguồn lực con người trẻ trung đầy nhiệt huyết,sáng tạo chúng ta chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đáp ứng được những yêu cầuchung của thế giới về cung ứng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp vào một ngàykhông xa

Tóm lại, chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Đồng thời phân loại một cách rõ ràng các loại hình dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp hiện đang được các ngân hàng Thương mại cung ứng trên thị trường tài chính Sự phát triển của các loại hình dịch vụ này được thể hiện rõ nét dựa trên các tiêu chí nào hay các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp đều đã được làm rõ ở chương đầu tiên này Dựa trên những tiêu chí ở chương 1, chương 2 sẽ đi vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank – chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

Trang 34

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HABUBANK – CN HOÀNG

QUỐC VIỆT

Nếu như ở chương 1, các loại hình dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp là tổng quan chung của tất cả các ngân hàng TMCP thì trong chương 2 này chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp hiện có tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Kết cấu của chương này gồm:

- Quá trình hình thành và phát triển của Habubank nói chung và của

Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng.

- Những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

- Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank –

Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong thời gian qua.

Cuối cùng là những đánh giá và nhận xét về ưu điểm và tồn tại trong hoạt động phát triển dịch vụ tại Habubank – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

Trang 35

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HABUBANK & HABUBANK – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Habubank.

2.1.1.1 Quá trình hình thành của Ngân hàng Habubank

 Tên doanh nghiệp : Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Hà Nội

 Loại hình doanh nghiệp : Ngân Hàng

 Lĩnh vực hoạt động : Tài Chính - Bảo Hiểm - Đầu Tư

 Địa chỉ : B7 Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội

Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,quản lý nhà và du lịch Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank đượcphép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ trong 99 năm

Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt nam cho phépngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi,tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối , thanh toán ngoại tệtrong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanhcủa Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vàođối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và các

Trang 36

tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triểnnhà Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều

cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp pháttriển

Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 2000

tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 9 năm liên tục được Ngân hàng Nhànước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là Ngân hàng phát triển toàn diệnvới hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả

2.1.1.2 Quá trình phát triển của Ngân hàng Habubank

Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, Habubank đã vượt qua nhiều thửthách và đến nay được đánh giá là một ngân hàng phát triển bền vững, hoạt động

an toàn và hiệu quả Đến tháng 9/2007, Tổng tài sản toàn ngân hàng đạt 18.500

tỷ đồng và tăng trưởng liên tục 5 năm liền từ 38 đến 110%/năm Nếu như năm

2005 Habubank nộp vào ngân sách nhà nước 25,2 tỷ đồng, thì năm 2006 đã tăngtới 58 tỷ và 9 tháng đầu năm 2007 đã tạm nộp 42 tỷ đồng Đến nay toàn ngânhàng có 26 chi nhánh và phòng giao dịch, tập trung chủ yếu tại các trung tâmkinh tế lớn của cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, HàTây, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, phục vụ cho hơn 110.000 khách hàng cánhân và doanh nghiệp Ngân hàng cũng chuẩn bị khai trương thêm 4 chi nhánhmới tại Hà Nội, Đà Nẵng và Vĩnh Phúc

Trong hoạt động kinh doanh của mình, Habubank luôn chú trọng nâng caonăng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ và hiệu quả hoạt động.Từ sốvốn ban đầu là 5 tỷ đồng, đến nay, Habubank đã đạt mức vốn 1400 tỷ đồng vàđến cuối 2008 sẽ tăng ít nhất thành 2800 tỷ đồng

Với thặng dư vốn trên 1200 tỷ đồng, Habubank được đánh giá là một trongnhững ngân hàng có cơ cấu tài chính tốt nhất trong hệ thống ngân hàng ViệtNam Hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng tăng trưởng đều qua các năm nhất

Trang 37

là trong các chỉ tiêu Riêng 9 tháng đầu năm 2007, Thu nhập trước thuế củangân hàng đã đạt 360 tỷ đồng bằng 145% so với cả năm 2006 Về hoạt động tíndụng, tổng dư nợ của toàn ngân hàng tăng trưởng bình quân từ 40 - xấp xỉ80%/năm

Habubank luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc hoànthiện quy trình, quy chế hoạt động theo chuẩn mực quốc tế Có gắng duy trì tỷ

nợ quá hạn ở mức dưới 2% tổng dư nợ và thực hiện trích đủ dự phòng để đảmbảo an toàn và hiệu quả hoạt động

Về huy động vốn, với chính sách lãi suất linh hoạt, các sản phẩm huy động

đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng đã giúp Habubank duy trì tốc độtăng trưởng huy động vốn Tổng huy động của ngân hàng đạt 15.500 tỷ đồng

Về phát triển sản phẩm dịch vụ , bên cạnh các dịch vụ truyền thống nhưthanh toán, bảo lãnh…năm 2006 Habubank đã thành lập công ty chứng khoánHBBS để cung cấp một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ tài chính Vớigần 2 năm hoạt động, HBBS kinh doanh liên tục có lãi và được đánh giá là 1trong những công ty dẫn đầu thị trường về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng ĐứcDeutscheBank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài và Habubankhoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 1.260 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng, tương ứngtổng vốn cổ đông đạt 2.710 tỷ đồng

Với kết quả này, Habubank hiện là một trong những ngân hàng có tỷ lệ quỹtích lũy trên vốn và tài sản cao nhất trong hệ thống Ngân hàng cổ phần tại ViệtNam hiện nay.Dự kiến, Habubank sẽ tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng vào cuốinăm 2007 Đây sẽ là điều kiện để Habubank tăng cường năng lực năng lực tàichính và mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm,phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất

Theo Tổng giám đốc Habubank, bà Bùi Thị Mai cho biết, tổng kết quý III,năm 2007 lợi nhuận trước thuế của Habubank đạt 360 tỷ đồng, bằng 81% kế

Trang 38

hoạch năm 2007 và bằng 145% cả năm 2006, tổng tài sản đạt 18.497 tỷ đồng,tăng 58%, dư nợ đạt 8.142 tỷ đồng, tăng 36% so với cuối năm 2006 Tỷ lệ nợquá hạn ở mức dưới 2% tổng dư nợ và ngân hàng đã trích dự phòng được 115 tỷđồng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được ổn định, an toàn và hiệu quảcao Qua 18 năm phát triển, Habubank luôn được đánh giá là một trong nhữngNgân hàng có hoạt động ổn định - an toàn - hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sựphát triển chung của ngành ngân hàng Việt Nam cũng như nền kinh tế đất nước.

Để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, Habubank đang chú trọng pháttriển các sản phẩm ngân hàng tự động, phát hành thẻ thanh toán, cung cấp cácdịch vụ ngân hàng tự động như: SMS banking, email banking, phone banking,kết hợp với các công ty bảo hiểm uy tín trong và ngoài nước để giới thiệu đếnkhách hàng các sản phẩm bancassurance

Trong những năm qua, Habubank luôn là một trong những ngân hàng đi đầutrong việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý Ngay từ 2002, Habubank

đã đầu tư phần mềm, thực hiện quản lý tập trung và nối mạng online toàn hệthống Đến 2006, Habubank đã triển khai dự án đầu tư công nghệ thay thế phầnmềm mới để nâng cao năng lực quản lý theo các chuẩn mực quốc tế và hỗ trợphát triển sản phẩm mới Habubank luôn tập trung vào xây dựng và thực hiệnchế độ đãi ngộ theo phương châm không chỉ đáp ứng được nhu cầu tái sản xuấtsức lao động của nhân viên mà còn luôn đảm bảo tính cạnh tranh và tính linhhoạt của chính sách đãi ngộ đối với từng lớp nhân viên tại Habuhank, do đóHabubank là 1 ngân hàng có tỷ lệ giữ gìn nhân viên cao của hệ thống

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, phát huy tinh thần tương thân tương ái “lálành đùm lá rách” của dân tộc, Habubank luôn đi đầu trong các phong trào xãhội như, tặng học bổng, tặng sổ tiết kiện ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam,trẻ em, người tàn tật, sinh viên nghèo vượt khó, đồng bào các vùng bị thiên tai

Ông Nguyễn Văn Bảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Habubank cho biết:Với phương châm hoạt động kinh doanh cụ thể của Habubank là “Giá trị tích

Trang 39

lũy niềm tin”, Habubank xác định rõ trách nhiệm của mình là tạo dựng giá trị đểtích lũy niềm tin từ các nhà đầu tư, từ các cổ đông, các khách hàng, những ngườiluôn chia sẻ ủng hộ và đồng hành cùng Habubank trong suốt thời gian qua.

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Habubank – Hoàng Quốc Việt

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Habubank – Hoàng Quốc Việt

Căn cứ vào quyết định số104/QD-NH ngày 6/6/1992 của Thống Đốc Ngânhàng Nhà Nước Việt Nam, vào ngày 18/09/2003 Chi nhánh Hoàng Quốc Việtcủa Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội chính thức được thành lập, trên cơ sở Phònggiao dịch số 2 của Ngân hàng( thành lập năm 1996)

Là một trong những chi nhánh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, HoàngQuốc Việt đã góp phần làm tăng con số lợi nhuận của toàn hệ thống Habubankthông qua những thành tích đạt được trong thời gian hoạt động

Tuy chỉ mới được thành lập cách đây 6 năm, nhưng Habubank – HoàngQuốc Việt đã đạt được những thành tích xuất sắc trong việc cung ứng dịch vụngân hàng cho toàn bộ khối khách hàng Những thành tích đáng khích lệ đóđược thể hiện rõ nét nhất thông qua các bằng khen, các huân chương do chínhcác Tổng giám đốc Bùi Thị Mai trao tặng

Tháng 12/2007, Hoàng Quốc Việt được nhận bằng khen của hội sở vềthành tích cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế Đồng thời Hoàng Quốc Việt cònđược công nhận là chi nhánh tiên phong, chi nhánh có chất lượng dịch vụ hàngđầu trong toàn hệ thống Habubank

Bên cạnh đó Hoàng Quốc Việt còn được lựa chọn là một trong những chinhánh giải ngân cho dự án với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của dự

án hỗ trợ cho các hộ kinh doanh ở thị trường nông thôn Việt Nam

2.1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức tại Habubank – Hoàng Quốc Việt

Trang 40

Cũng như các chi nhánh khác trong hệ thống, CN Hoàng Quốc Việt có

mô hình tổ chức theo chức năng như sau:

 Ban điều hành gồm có 1 GĐ chi nhánh, 1 PGĐ chi nhánh

 Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh, có chức năng giám sát toàn

bộ hoạt động tại Habubank – Hoàng Quốc Việt

 Phó giám đốc là thành viên của ban điều hành chi nhánh HoàngQuốc Việt, Phó giám đốc có nhiệm vụ đốc thúc các phòng ban hoàn thànhnhiệm vụ được giao đúng chỉ tiêu ngân hàng đề ra, đồng thời Phó giám đốc cónhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc giúp Giám đốc quản lý chi nhánh được hiệuquả hơn nữa

 Các phòng ban gồm :

 Phòng phát triển kinh doanh: phòng phát triển kinh doanh có chức

năng tham mưu cho Ban điều hành trong việc đề ra những chính sách, giải phápthực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động,nâng cao sức mạnh tài chính và sức mạnh cạnh tranh của Habubank trong khốitài chính ngân hàng Đồng thời phòng phát triển kinh doanh còn có nhiệm vụphối hợp các phòng ban chức năng với nhau tạo ra sức mạnh tập thể nâng caohiệu quả thực hiện chính sách kinh doanh nhằm cải thiện hoặc phát triển một sảnphẩm mới

 Phòng thanh toán quốc tế: có chức năng là đầu mối trong việc thực

hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt, giúp dịchthuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế choHabubank – chi nhánh Hoàng Quốc Việt

 Phòng tín dụng: bộ phận tín dụng trong ngân hàng Habubank – chi

nhánh Hoàng Quốc Việt có chức năng nhiệm vụ tìm hiểu khách hàng có nhu cầuvay vốn của ngân hàng với những mục đích khác nhau, và cần đảm bảo được

Ngày đăng: 02/09/2012, 12:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 : So sánh mức phí TTQT của Hoàng Quốc Việt và VIB - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- chi nhánh Hoàng Quốc Việt.DOC
Bảng 2.2 So sánh mức phí TTQT của Hoàng Quốc Việt và VIB (Trang 48)
Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ của các doanh nghiệp năm 2008 tại chi - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- chi nhánh Hoàng Quốc Việt.DOC
Bảng 2.3 Tình hình dư nợ của các doanh nghiệp năm 2008 tại chi (Trang 54)
Bảng 2.4: Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh năm 2006 - 2008 - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- chi nhánh Hoàng Quốc Việt.DOC
Bảng 2.4 Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh năm 2006 - 2008 (Trang 58)
Bảng 2.7: Doanh thu từ dịch vụ cho vay doanh nghiệp - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- chi nhánh Hoàng Quốc Việt.DOC
Bảng 2.7 Doanh thu từ dịch vụ cho vay doanh nghiệp (Trang 62)
Bảng 2.8: Số lượng dịch vụ qua các năm 2006 - 2008 - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- chi nhánh Hoàng Quốc Việt.DOC
Bảng 2.8 Số lượng dịch vụ qua các năm 2006 - 2008 (Trang 64)
Hình 2.2 : Sự tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp tại Chi - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Habubank- chi nhánh Hoàng Quốc Việt.DOC
Hình 2.2 Sự tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp tại Chi (Trang 67)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w