TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề đến việc làm của người lao động
1.1.1 Các nghiên cứu quốc tế về tác động của đào tạo nghề đến việc làm của người lao động
Vốn xã hội tạo ra việc làm cho người lao động ở tất cả các khu vực, trong đó khu vực thành thị chiếm tỷ trọng lớn (Norwood, 2001) Qua nghiên cho thấy tác động của các thuộc tính về vốn xã hội đối với chất lượng việc làm là tối thiểu so với vốn nhân lực Kết quả nghiên cứu cho rằng các ảnh hưởng của vốn con người đối với chất lượng việc làm là sự trung gian của vốn xã hội theo một cách cụ thể Cũng có sự hạn chế cho giả thuyết rằng sự canh tranh và vốn xã hội có tác động đến chất lượng việc làm Những phát hiện này cho thấy cần tiếp tục nhấn mạnh vào sự công bằng trong việc đào tạo nghề cho người lao động Kết quả cho thấy cần phải có nhiều nguồn lực để làm cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo nghề và xã hội, trong đó có các dân tộc thiểu số Các chương trình tập trung nâng cao kỹ năng kỹ thuật là cần thiết nếu như người lao động được kỳ vọng sẽ có khả năng cạnh tranh về cơ hội việc làm trong thị trường lao động.
Trong nghiên cứu của mình tại Trung Quốc, Zhang Cong Cheng (2008) cho rằng trong điều kiện làm việc của Trung Quốc, từ các khía cạnh về số lượng việc làm, cơ cấu việc làm và phân phối ngành cho thấy cơ cấu dân số của người làm việc tại Trung Quốc không thể đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu quá trình công nghiệp Vì vậy tăng cường đào tạo nghề cho người lao động và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động là những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy việc làm và giảm thất nghiệp. Bên cạnh đó ông cũng chỉ ra rằng trình độ tay nghề thấp của người lao động là lý do chính để sa thải và thất nghiệp ở các thành phố và thị trấn, do đó tăng cường đào tạo nghề là chìa khóa để thúc đẩy việc tái lao động cho người thất nghiệp. Ở góc độ xã hội, Jacobs Garry and Slaus Ivo (2011) cho rằng lý thuyết về việc làm trong xã hội rộng lớn cần phải tính đến nhu cầu thực tế và năng lực của người lao động. Nếu bạn càng phát triển và thu hút họ, thì sự phát triển về năng lực và trình độ tay nghề của họ càng mở rộng nhiều chiều Thất nghiệp là một hình thức nghiêm trọng của sự tước đoạt đi cơ hội làm việc và thu nhập của người lao động Một lý do cho sự thiếu sót này là khó khăn trong việc phân tích, dự báo chính xác và đáng tin cậy liên quan đến mức thất nghiệp và thiếu việc làm trong tương lai Trong trường hợp không có cơ hội việc làm phù hợp, nhiều người tìm đến các công việc bán thời gian vì không thể tìm được việc làm toàn thời gian Theo kết quả nghiên cứu thì số người làm việc bán thời gian ở Mỹ đã tăng gấp đôi trong suốt cuộc suy thoái kinh tế Dedu (2012) vấn đề lao động qua đào tạo nghề và việc làm là một chủ đề quan trọng của các nhà nghiên cứu quan tâm để phát triển kinh tế, xã hội và chính trị Theo Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (2012), đầu tư vào đào tạo nghề làm tăng những kỹ năng của cá nhân, tăng khả năng làm việc và cơ hội kinh doanh cho cả nam và nữ Ngoài tác động trực tiếp của đào tạo nghề lên sự tham gia vào nền kinh tế hay các hoạt động khác, đào tạo nghề cũng có tác động đến những khía cạnh xã hội khác như tuổi thọ, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ sinh hay sức khỏe cá nhân.
Vì vậy cần một sự đầu tư lớn trong chính sách đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động cho người lao động và sức khỏe của những thế hệ tương lai Không một quốc gia hiện đại nào có thể phát triển thịnh vượng mà không có một hệ thống các cơ sở đào tạo nghề chất lượng và phù hợp với quy luật cung cầu lao động.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước về tác động của đào tạo nghề đến việc làm của người lao động
Bùi Tôn Hiến (2009) cùng với nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra xác suất để một lao động qua đào tạo nghề tìm được việc làm ổn định cao hơn rất nhiều so với những người lao động không có chuyên môn kỹ thuật, trong đó chú trọng quan tâm đào tạo nghề cho đối tượng lao động có trình độ học vấn từ trung học cơ sở và trung học phổ thông trở lên Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo mang lại cơ hội việc làm cho người lao động nói chung và lao động qua đào tạo nghề nói riêng. Đặng Thị Thơm (2015) với nghiên cứu quyền bình đẳng cơ hội việc làm và thu nhập của lao động nữ, tác giả đã chỉ ra rằng: “Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ về việc làm trước hết được thể hiện ngay ở việc tuyển dụng lao động; đây chính là giai đoạn quan trọng trong việc thiết lập quan hệ lao động để người lao động được làm việc; không có sự phân biết đối xử giữa lao động nam và lao động nữ trong vấn đề này; bất kể nam hay nữ đủ độ tuổi, đủ điều kiện đều được tuyển dụng lao động”.
Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2017) trong báo cáo về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đã nghiên cứu ba nội dung chính, đó là: 1) Đổi mới hệ thống đào tạo nghề; 2) Chính sách hỗ trợ cho lao động nông thôn và thanh niên nông thôn tham gia học nghề;
3) Việc làm và thu nhập của thanh niên nông thôn sau khi học nghề Qua kết quả nghiên cứu khẳng định việc đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đã góp phần thay đổi cơ cấu tỷ lệ lao động theo hướng hiện đại trong các lĩnh vực của đời sống Nghiên cứu cũng chỉ ra các ưu điểm và hạn chế của Đề án 1956 của Chính phủ để từ đó gợi ý và đề xuất một số chính sách đến đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trong thời gian tới Một điểm đáng lưu ý của nghiên cứu đó là thu nhập của thanh niên nông thôn sau khi đào tạo nghề có hướng tăng hơn so với thanh niên chưa qua đào tạo nghề khoảng 20%.
Nguyễn Đình Phúc (2017) đã đánh giá xác định các yếu tố tác động đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn Tác giả đã kế thừa các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm để xác định sự tác động đến khả năng tham gia việc làm của lao động nông thôn, cụ thể: “Tuổi; giới tính; trình độ giáo dục; học nghề; quy mô gia đình; thu nhập nông nghiệp; nông nhàn; tổ hợp sản xuất; giao thông; thông tin việc làm; dự án tạo việc làm; chính sách tín dụng” Tác giả sử dụng mô hình xác suất Probit để xác định mức độ tác động đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn.
Các nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động
1.2.1 Các nghiên cứu quốc tế về tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động
Lý thuyết về vốn con người của Becker (1975) khẳng định rằng đào tạo nghề tạo ra kĩ năng lao động với trình độ tay nghề cao là cơ sở để nâng cao năng suất lao động Một phần quan trọng của lợi nhuận để đào tạo nghề dường như mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động Nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực đến năng suất thường lớn hơn hiệu ứng tiền lương (Bartel, 1994; Zwick, 2005), ngụ ý rằng đào tạo nghề làm tăng khả năng sinh lời (Ballot và cộng sự, 2006; Dearden và cộng sự, 2006; Conti, 2005) Trong thực tế, Hansson's (2008) tổng quan cho thấy rằng các nhà tuyển dụng nắm bắt phần lớn về lợi nhuận của việc đào tạo nghề cho người lao động Đầu tư vào đào tạo nghề cũng như đầu tư vào bất kỳ dự án nào đều đem lại lợi ích Những người đưa ra lý thuyết về vốn con người tìm thấy những bằng chứng để củng cố những khẳng định trên. Đầu tiên, họ tìm thấy mối quan hệ mạnh mẽ về tiền lương (thu nhập) người lao động nhận được trong công việc với trình độ tay nghề của họ Mối quan hệ này được kiểm chứng và có mối quan hệ cùng chiều ở tất cả các lĩnh vực xã hội Trên thị trường lao động cạnh tranh và thị trường hàng hóa, những người có trình độ tay nghề cao hơn thì có năng suất lao động cao hơn Những người thuê nhân công thường sử dụng những đặc điểm của đào tạo nghề như là một điều kiện để kiểm tra sự phù hợp và xem họ có đạt tiêu chuẩn cho một công việc cũng như năng suất lao động của những lao động trong tương lai.
Thứ hai, thu nhập của những người được đào tạo nghề ngày càng cao và tăng nhanh hơn so với những người không được đào tạo nghề Những xu hướng này chỉ ra rằng đào tạo nghề không chỉ làm cho người ta có năng suất lao động cao hơn, thu nhập cao hơn mà còn tăng khả năng tự học thông qua việc làm hàng ngày của họ.
Theo Psacharopoulos (2000) giáo dục tạo ra nguồn nhân lực bằng cách truyền đạt học tập và đào tạo Giáo dục cho phép mọi người kiếm tiền theo cách tốt hơn Họ nhận thấy rằng mức thu nhập của người lao động khác nhau trên cơ sở mức độ học tập hay một gói giáo dục bao gồm về phương pháp sư phạm và kỹ năng linh hoạt là một cách tiếp cận thành công để giúp tăng thu nhập của người lao động.
Self and Grabowski (2004) xem xét tác động của các cấp giáo dục khác nhau đối với thu nhập ở Ấn Độ Họ phân loại giáo dục thành ba cấp độ: tiểu học, trung học và đại học. Kết quả của họ cho thấy giáo dục tiểu học có tác động nhân quả tích cực mạnh mẽ đến tăng trưởng thu nhập trong khi giáo dục trung học có tác động tương đối hạn chế đến tăng trưởng thu nhập.
Trong nghiên cứu của Mughal,W.H (2007) đã tìm thấy mối quan hệ tuyến tính trực tiếp giữa giáo dục và thu nhập Ở Pakistan, người ta đã phát hiện ra rằng thu nhập hàng tháng của một công nhân sẽ tăng 7,3% nếu như người đó có thêm 1 năm học tập và 37% nếu có 10 năm học tập Hơn nữa, với mỗi năm học tăng thêm ở mối cấp thì tương ứng mức thu nhập sẽ tăng thêm tương ứng là 3% ở cấp tiểu học, 5% ở cấp trung học và từ 7,1 đến 8,2% ở cấp cao hơn đại học Mỗi năm đào tạo kỹ thuật bổ sung tăng thu nhập 2,5 % Do đó, điều khá rõ ràng là giáo dục có thể làm tăng khả năng kiếm tiền của người nghèo và năng suất lao động của họ cũng cao hơn.
Thường có một khoảng cách lớn về thu nhập giữa người được đào tạo nghề và người chưa được đào tạo nghề Những sự khác biệt trong thu nhập này được hiểu như là sự khác biệt lớn về cơ hội và tương lai cho những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình này(Carnevale, 2012) Khẳng định rằng đào tạo nghề có tác động dài hạn và ngắn hạn lên cuộc sống của người lao động thông qua mức lương của mỗi người.
1.2.2 Các nghiên cứu trong nước về tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động
Nguyễn Thị Nguyệt và Lê Thị An Bình (2007) trong nghiên cứu về bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng sự chênh lệch về thu nhập của lao động nam và lao động nữ với xu hướng ngày càng tăng Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình tuyến tính của Juhn, Murphy và Pierce (1991) Y t = xt’bt + et’,E(et) = 0, để phân tích mức độ ảnh hưởng Từ đó, nhóm tác giả cũng đã đề xuất nhóm giải pháp nhằm hạn chế bất bình đẳng giới về thu nhập, trong đó chú trọng đầu tư cho giáo dục; nâng cao chuyên môn, tay nghề cho lao động nữ
Phạm Lê Thông (2012) đã sử dụng hàm thu nhập vốn nhân lực để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với thu nhập của người lao động Tác giả đã ước lượng suất sinh lợi từ hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động đào tạo nghề dựa trên giả định rằng các cá nhân không khác nhau về năng lực bẩm sinh Tuy nhiên, những cá nhân khác nhau có thể có những năng lực bẩm sinh khác nhau.
Hàm thu nhập vốn nhân lực có dạng như sau: lnY = ò0 + ò1EDU1 + ò2EXPi + ò3EXPi 2 + αkXk + ÊI (1)
Hàm kiểm soát năng lực bẩn sinh đến thu nhập như sau:
Ln(TNHAPik) = α0+α1HVANik+α2KNGHIEMik+α3KNGHIEMik 2 + α4GTINHik
Mô hình (2) có thể được xem là mô hình hiệu ứng cố định (fixed effects model
- FEM) Tác giả sử dụng phương pháp OLS và mô hình hiệu ứng cố định FEM để hồi quy các biến độc lập có ảnh hưởng đến tiền công hay thu nhập của người lao động. Đặng Thị Thơm (2015) với nghiên cứu quyền bình đẳng cơ hội việc làm và thù lao thu nhập của lao động nữ, bên cạnh việc chỉ ra sự bình đẳng trong tìm kiếm việc làm của cả nam và nữ, tác giả cũng chỉ ra việc bình đẳng về thu nhập và tiền công, cụ thể: “Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc; người sử dụng lao động phải trả lương bình đẳng không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc giá trị như nhau”. Đặng Trung Dũng (2016) sử dụng mô hình thực nghiệm của Troske (1999) để phân tích mối quan hệ giữa mức lương của người lao động và đặc điểm của người lao động với đặc điểm của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trình độ học vấn ở mọi cấp đều phản ánh xu hướng người lao động có trình độ học vấn cao hơn (trình độ tay nghề, kinh nghiệm) có tác động tích cự đến mức lương cao hơn Bên cạnh đó cũng phản ánh mức lương của người lao động có tác động cùng chiều với chiều tăng về quy mô của doanh nghiệp Mô hình Troske (1999) có dạng: LnWi = α + XiBi
Các nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề đến giảm nghèo, nghèo đa chiều
1.3.1 Các nghiên cứu quốc tế về tác động của đào tạo nghề đến giảm nghèo, nghèo đa chiều
Psacharopoulos (1994) kết luận rằng giáo dục tiểu học tạo ra tỷ lệ sinh lợi cao hơn các cấp độ giáo dục khác Ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, tỷ lệ nghèo đói ở mức cao do tỷ lệ mù chữ cao Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghèo đói cao là do học tập thông qua hệ thống giáo dục không chính thức, trong đó đào tạo và học tập dựa trên kiến thức và phương pháp truyền thống Kết quả nghiên cứu đề xuất rằng giáo dục có thể giảm nghèo thông qua các kênh trực tiếp (thu nhập) và gián tiếp (bên ngoài) Trong chính sách giảm nghèo, một lựa chọn quan trọng là mức độ giáo dục (đào tạo nghề cho người dân). Dựa trên yêu cầu lao động và trình độ phát triển của một quốc gia, Gemmel (1996) thấy rằng giáo dục tiểu học là quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp, giáo dục trung học cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình và giáo dục đại học cho các nước giàu.
Giáo dục và nghèo đói có liên quan nghịch đảo Trình độ học vấn của dân số càng cao, số người nghèo sẽ càng ít đi vì giáo dục truyền đạt kiến thức và kỹ năng hỗ trợ cho mức lương cao hơn Tác động trực tiếp của giáo dục đối với giảm nghèo là thông qua việc tăng thu nhập hoặc tiền lương Tác động gián tiếp của giáo dục đối với nghèo đói là khi giáo dục cải thiện thu nhập, việc thực hiện các nhu cầu cơ bản trở nên dễ dàng hơn và nâng cao mức sống từ đó sẽ dẫn tới giảm nghèo Mối liên hệ giữa giáo dục và nghèo đói có thể được nhìn nhận theo hai cách: Thứ nhất, đầu tư vào giáo dục làm tăng kỹ năng và năng suất của các hộ nghèo từ đó nâng cao mức thu nhập cũng như mức sống tối thiểu của con người.
Thứ hai, nghèo đói sẽ giảm bớt khi con người có trình độ học vấn và có tỷ lệ được học nghề, đào tạo nghề cao.
Ferreira và cộng sự (1998) nghiên cứu về đói nghèo tại Brazil đã chỉ ra rằng đào tạo nghề cho người lao động là một đặc tính quan trọng mà có thể xác định khả năng một hộ gia đình có nguy cơ chịu đói nghèo hay không Các yếu tố tạo ra đói nghèo khác như độ tuổi, quy mô gia đình, sắc tộc và sinh sống ở nông thôn Tất cả những bàn luận trên đều chỉ ra rằng tác động của lao động qua đào tạo nghề làm giảm sự nghèo đói Đào tạo nghề rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân Nó cũng đảm bảo sự phát triển của gia đình, của cộng đồng trong khu vực và mỗi quốc gia hay thế giới nói chung Đào tạo nghề là quan trọng và cần thiết trên toàn thế giới và có tác động tích cực đến sức khỏe, xóa đói giảm nghèo và cân bằng giới tính.
Gundlach, de Pablo và Weisert (2001) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục nói chung và bất bình đẳng thu nhập và phát hiện ra rằng lao động được đào tạo nghề, học nghề thực chất là nền tảng để phân phối lại thu nhập và tạo cơ hội cho người nghèo được hưởng sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ lớn hơn.
Theo Qureshi và Arif (2001), trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ đói nghèo cần được xem xét Họ đã thực hiện một nghiên cứu để xác định tỷ lệ đói nghèo của giai đoạn 1998-1999, sự khác biệt về đói nghèo giữa các nhóm kinh tế xã hội như nông thôn - thành thị cũng đã được nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy logistic Kết quả cho thấy các hộ gia đình nông thôn nghèo hơn thành thị và tỷ lệ nghèo của chủ trang trại thấp hơn những hộ không có trang trại.
Gundlach, Pablo và Weisert (2002) nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập Theo kết quả nghiên cứu của họ, giáo dục không phân phối trung lập. Giáo dục dường như cải thiện sự phân phối thu nhập và do đó có thể cho phép người nghèo hưởng lợi từ tăng trưởng ở mức độ cao hơn, tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Harper, Marcus và Moore (2003) cung cấp một đánh giá toàn diện về các tài liệu về giảm nghèo Trong nghiên cứu của mình các tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục như là một phương tiện để xóa đói giảm nghèo, và lập luận rằng người lao động được đào tạo nghề có chất lượng tốt sẽ làm tăng cơ hội việc làm trong tương lai Kết luận này xác nhận tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho người lao động có tác đông to lớn đến việc giảm nghèo cho người dân, từ thu nhập cá nhân đến tổng thu nhập của cả gia đình Khan
(2003) đói nghèo là một hiện tượng đa chiều bao gồm không chỉ là chi tiêu/thu nhập tiêu dùng mà còn thiếu tiếp cận các cơ sở y tế và giáo dục, cơ hội việc làm.
Những quan niệm sai lầm về vai trò của việc đào tạo nghề cho người lao động trong quá khứ mang tới hậu quả là tỷ lệ đói nghèo gia tăng (Ramphele, 2003) lao động được đào tạo nghề là điều kiện quan trọng trong nâng cao tiềm năng tăng thu nhập của người lao động Vener(2004) đưa ra ý kiến rằng một lực lượng lao động được đào tạo nghề với chất lượng cao sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn, đây là một điều cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế và giảm nghèo Vener (2004), chỉ ra hai kết luận quan trọng (a) mối liên hệ giữa đói nghèo và đặc điểm của những thành viên trong hộ gia đình và (b) các nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương Khả năng nghèo đói của một hộ gia đình có thể được phân tích dựa trên những đặc điểm của cá nhân và các thành viên của hộ gia đình Một trong những kết luận quan trọng nhất là đói nghèo có thể được tạo nên bởi sự thiếu việc làm để tạo ra thu nhập, đặc biệt là vốn nhân lực.
Verner (2004) cho thấy việc phá vỡ sự nghèo đói kinh niên liên thế hệ đòi hỏi phải có hành động rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Giáo dục nghề nghiệp với chất lượng thấp dẫn đến thu nhập thấp, điều này sẽ kéo theo nghèo đói Ông cũng kết luận rằng trình độ học vấn là yếu tố quan trọng nhất giúp giảm nghèo, những cải tiến trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghệp cho người lao động là chìa khóa để giảm nghèo ở Paraiba và phía đông bắc Brazil.
Jamal, H (2005), trình độ học vấn là yếu tố quan trọng trong việc giảm khả năng hộ nghèo Sẽ là sai lầm khi nói rằng để tăng trưởng, phát triển và giảm nghèo chúng ta nên chờ đợi phổ cập giáo dục tiểu học thay vì chúng ta nên làm việc với giáo dục sau tiểu học Giáo dục tiểu học là ngưỡng ban đầu của nguồn nhân lực, nhưng giáo dục trung học, giáo dục đại học và đầu tư vào khoa học - công nghệ sẽ tạo ra sự tăng tốc và duy trì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nghèo đa chiều không chỉ được phân biệt bởi trình độ học vấn của chủ hộ mà còn có sự khác nhau khi chủ hộ là nam hay là nữ Thông thường nếu chủ hộ là nữ giới thì các hộ sẽ thiếu thốn hơn nhiều so với chủ hộ là nam giới Mặt khác, những hộ nghèo đa chiều do phụ nữ làm chủ hộ có tính trầm trọng ở những yêu cầu cơ bản của cuộc sống như: Nhà ở, y tế, nước uống, thiết bị vệ sinh và hệ thống thu gom rác của họ đều trong tình trạng tồi tệ Tất cả những điều này ảnh hưởng đến năng suất của người nghèo và họ không thể thoát ra khỏi vòng nghèo khó Vì vậy, trong nghiên cứu của Abuka, C.A., Ego, M.A., Opolot, J và Okello, P (2007) đã nhấn mạnh rằng việc đào tạo nghề cho người lao động có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đa chiều thông qua việc tăng thu nhập và đáp ứng các nhu cầu cơ bản Abuka, Ego, Opolot và Okello (2007) đã xem xét các yếu tố liên quan đến nguy cơ đói nghèo đa chiều ở Uganda thông qua phương pháp hồi quy logistic Trong nghiên cứu này, họ đã sử dụng dữ liệu Khảo sát hộ gia đình Uganda nhằm mục đích tạo ra một dữ liệu liên quan đến dân số hộ gia đình và các tính năng kinh tế xã hội để kiểm tra hiệu suất phát triển Kết quả của nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp cho người dân trong cuộc đấu tranh với đói nghèo Họ cũng cho thấy sự gia tăng trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng đến năng suất và có thể ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân cũng như hiệu quả của các thành viên khác trong gia đình.
Theo báo cáo của Unesco (2007) thì ở Pakistan, 6,5 triệu trẻ em thuộc các hộ nghèo không được đến trường do những hạn chế về kinh tế và phi kinh tế Chẳng hạn, trẻ em nam được coi là nguồn thu nhập chính còn trẻ em gái thương phải lo toan các công việc trong gia đình và chăm sóc các em nhỏ.
Sử dụng dữ liệu từ Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng Trung Quốc, Goh, Luo và Zhu
(2009) điều tra ảnh hưởng của tăng trưởng thu nhập đối với đói nghèo trong giai đoạn 1989-
2004 tại 8 tỉnh của Trung Quốc Họ cho thấy tăng trưởng thu nhập ảnh hưởng tiêu cực đến đói nghèo.
Kızılgol và Demir (2010) đã phân tích các thông số xác định đói nghèo về thu nhập và chi tiêu tiêu dùng từ Bảng câu hỏi ngân sách hộ gia đình của TUIK năm 2002-2006 Họ cho thấy nguy cơ đói nghèo giảm khi độ tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ gia tăng.
Janjua và Kamal (2011) đã xem xét giai đoạn 1999-2007, sử dụng dữ liệu bảng cho
40 quốc gia đang phát triển và phân tích mô hình kinh tế lượng với phương pháp GLS đã cho thấy thu nhập có tác động tích cực đến giảm nghèo trong khi phân phối thu nhập nhưng không có vai trò chủ đạo trong đó Nghiên cứu cũng cho thấy lao động được đào tạo nghề là yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm nghèo và giảm nghèo đa chiều.
Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đã từng phần khai thác các khía cạnh khác nhau của nghèo đói trên thế giới, các nghiên cứu cũng đã đề cập đến các tác nhân của sự nghèo đói như: Trình độ học vấn của người dân, của chủ hộ, tỷ lệ các thành viên trong gia đình được giáo dục phổ thông được giáo dục nghề nghiệp (đã được đào tạo nghề, học nghề), vấn đề bất bình đẳng giới trong việc làm, thu nhập; sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định của thể chế chính trị… Các nghiên cứu trước đã từng bước nghiên cứu từng khía cạnh về sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo và giảm nghèo đa chiều dựa vào các mô hình lý thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề nghiên cứu Có rất nhiều nghiên cứu về lao động qua đào tạo nghề cho lao động nông thôn và coi đây là yếu tố then chốt để xoá đói giảm nghèo mà ngày nay các quốc gia đang tiếp cận theo khái niệm mới về nghèo đa chiều Nghèo đa chiều là một khái niệm mới xuất hiện ở Việt Nam năm 2015 Qua tổng quan nghiên cứu sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều cho thấy có khá ít các nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề này ở Việt Nam, đặc biệt tiếp cận về nghèo đa chiều ở nước ta mới bắt đầu nghiên cứu và thực thi sau khi Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 được ban hành Đây là khoảng trống lớn để Nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu đề tài “Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giám nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc” dựa trên các mô hình lý thuyết: (1)Lý thuyết về vốn con người và tăng trưởng kinh tế; (2)lý thuyết vốn con người và thu nhập của người lao động; (3)lý thuyết vốn con người trong giảm nghèo Được áp dụng ở vùng Tây Bắc thuộc vùng lõi nghèo của cả nước có tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lao động chủ yếu là lao động nông thôn có thu nhập thấp Trong khi đó giai đoạn
2014 -2018, Đảng và nhà nước ta đã tập trung khá nhiều các chế độ chính sách để thực hiện chính sách giảm nghèo để nâng cao đời sống người dân Nhưng các công cụ chính sách mới chỉ là giải pháp tạm thời trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, chưa đem lại hiệu quả cao và mang tính bền vững Nhưng đến nay cho có một công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này Bên cạnh đó, thước đo về nghèo đa chiều có sự khác biệt so với quốc tế, đó là có tính thêm chiều về thu nhập.
Việc nghiên cứu thành công đề tài sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Bởi vì các nghiên cứu chỉ xem xét ở một khía cạnh nào đó về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu đánh giá sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều, cụ thể: Trong đó đi sâu phân tích đánh giá việc đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo ở nông thôn; việc xác định có hay không sự chênh lệch về thu nhập của người lao động thuộc hộ nghèo qua đào tạo nghề và những người lao động chưa qua đào tạo nghề có tác động như thế nào đến giảm nghèo đa chiều; xác định mối tương quan giữa lao động qua đào tạo nghề đến cơ hội việc làm, năng suất lao động và giảm nghèo đa chiều Quan trong hơn cả là luận án xác định được cơ sở lý luận về lao động động qua đào tạo nghề tác động đến giảm nghèo đa chiều hiện nay Đồng thời, thông qua nghiên cứu thực trạng về tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều tác giả đề xuất các giải pháp giúp chính quyền các địa phương vùng Tây Bắc có cách nhìn tổng quát hơn đối với công tác đào tạo nghề cho người lao động trong việc xoá đói giảm nghèo ở nước ta nói chung và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc nói riêng Từ đó đề ra các chính sách để đào tạo nghề cho người lao động tại các vùng nông thôn nơi tập trung phần lớn thanh niên nông thôn là lực lao động chính nhằm thúc đẩy quá trình giảm nghèo và nghèo đa chiều ở nước ta hiện nay.
Về mặt lý thuyết tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có chất lượng cao sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tăng việc làm, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn Đặc biệt là vần đề giảm nghèo đa chiều hiện nay Tuy nhiên trên thực tế đảm bảo được tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề hướng đến tăng thu nhập góp phần giảm nghèo đa chiều đòi hỏi phải nghiên cứu xem xét một cách cụ thể từ các yếu tố của từng quá trình để từ đó có những đánh giá, kiểm định phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng khu vực.
Tóm lại: Việc xem xét các tài liệu dẫn chúng ta đến các kết luận Thứ nhất, giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp cho người dân (lao động qua đào tạo nghề) có thể tăng thu nhập cho người lao động bằng cách tăng năng suất, tăng thu nhập và từ đó có thể giúp giảm nghèo đáng kể Thứ hai, tác động của giáo dục và giáo dục nghề nghiệp đối với đói nghèo không chỉ hoạt động thông qua thu nhập hoặc cơ chế năng suất (tác động trực tiếp) mà còn thông qua một số tác động gián tiếp, ví dụ như giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, quyết định tốt hơn, cải thiện sức khỏe và giáo dục phụ huynh Thứ ba, tác động của giáo dục và giáo dục nghề nghiệp đối với đói nghèo có thể khác nhau giữa các vùng do một số yếu tố bao gồm hoàn cảnh kinh tế, yêu cầu thị trường lao động, mức độ và chất lượng giáo dục Thứ tư, thông qua việc tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu sinh đã xác định được khoảng trống nghiên cứu của luận án, đó là nghiên cứu sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều dựa trên các mô hình nghiên cứu có trước được áp dụng ở vùng Tây Bắc Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu tiếp cận về nghèo đa chiều từ năm 2015 và thước đo về nghèo đa chiều có sự khác biệt so với quốc tế, đó là có tính thêm chiều về thu nhập Từ các kết luận nêu trên cho thấy giáo dục và giáo dục nghề nghiệp (lao động qua đào tạo nghề) là một biến quan trọng trong xóa đói giảm nghèo nói chung và giảm nghèo đa chiều hiện nay.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU
Đào tạo nghề và lao động qua đào tạo nghề
2.1.1 Đào tạo nghề và hình thức dạy nghề
Khái niệm đào tạo thường đi liền với giáo dục và thành một cặp đôi là giáo dục
- đào tạo Giáo dục được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực (bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ) và phẩm chất (niềm tin, tư cách, đạo đức ) ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ nhất và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội.
Khái niệm đào tạo, theo từ điển tiếng Việt được hiểu là việc: "làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định" (Hoàng Phê, 1996) Cắt nghĩa động từ đào tạo này là hoạt động trang bị cho người lao động năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) theo một tiêu chuẩn định trước để cho người lao động có năng lực và trở nên hữu ích trong một số công việc hoặc hoạt động xã hội.
Từ góc nhìn của các nhà giáo dục và đào tạo Việt Nam, Nguyễn Tiến Đạt
(1990) đã đưa ra khái niệm tương đối đầy đủ về đào tạo đó là: "Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết”.
Theo giáo trình Kinh tế lao động của Trường đại học Kinh tế Quốc Dân Hà nội, khái niệm đào tạo là: "Quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định" (Phạm Đức Thành 1998) Nhóm tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (2004) lại đưa ra một khái niệm khác về đào tạo lao động kỹ thuật: "là quá trình hoạt động đào tạo có mục đích, có tổ chức và có kế hoạch trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nhằm hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho mỗi cá nhân người lao động ở các cấp trình độ để có thể hành nghề, làm công việc phức tạp với năng suất và hiệu quả cao, đồng thời có năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong thực tế.
Theo Tổng cục dạy nghề (2007): "Những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong pham vi một nghề hoặc nhóm nghề Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu".
Luật Dạy nghề đưa ra khái niệm như sau: "Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học." (Luật dạy nghề, 2006).
Tổng hợp những ý kiến ở trên, theo quan điểm của tác giả thì đào tạo nghề được hiểu như sau: "Đào tạo nghề là hoạt động trang bị năng lực (kiến thức, kỹ năng và thái độ) hành nghề cho người lao động để người lao động có thể hành nghề hoặc tự tạo việc làm"
Luật dạy nghề (2006) cũng quy định có ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và về hình thức của hoạt động dạy nghề bao gồm cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.
Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.
Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.
Dạy nghề chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo đục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
Dạy nghề thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.
2.1.2 Lao động qua đào tạo nghề
Theo khái niệm đào tạo nghề nói trên thì một lao động được tính là lao động đã qua đào tạo nghề khi lao động đó đã hoàn thành hay trải qua ít nhất một hoạt động đào tạo nghề. Khi xem xét việc lao động đã từng được đào tạo (đã từng trải qua), thì không xem xét về mặt năng lực thực tế, không xem nặng vấn đề văn bằng chứng chỉ, mà chủ yếu trên góc độ người đó đã từng được tham gia học nghề Thông thường lao động qua đào tạo nghề là người đã trải qua lớp/khóa/chương trình đào tạo nghề với nghề thuộc danh mục nghề đào tạo được ban hành. Để đảm bảo đạt được kiến thức và kỹ năng nghề cần thiết cần quy định thời gian tối thiếu đối với một khóa đào tạo nghề để được coi là đã qua đào tạo nghề Qua ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý thì thời gian để có thể truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghề đơn giản phải cần tối thiểu một tháng Kết thúc khóa học, người học được thi hoặc kiểm tra đánh giá về kiến thức và kỹ năng nghề và được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định.
Thông thường có ba nhóm cung cấp lao động qua đào tạo nghề đó là đào tạo chính thức trong các trường thuộc hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, đào tạo nghề nghiệp trước khi làm việc và đào tạo tại chức (tại chỗ) cho công nhân (Indermit
Nghèo và nghèo đa chiều
2.2.1 Quan điểm về nghèo nói chung
2.2.1.1 Quan điểm về nghèo trên thế giới
Có rất nhiều quan niệm, khái niệm về nghèo Theo Waltts (1968), nghèo được hiểu là thiếu khả năng thỏa mãn đối với các loại hàng hóa thông thường; còn theo Sen
(1987) nghèo là thiếu khả năng hoạt động và kém phát triển, nghèo đói là vấn đề đa chiều.
Tại Hội nghị bàn về đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm về đói nghèo như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội ở Copenhaghen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra khái niệm về người nghèo như sau: “Người nghèo là tất cả những ai có thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Về vấn đề này Ngân hàng Thế giới (WB 2000) đã đưa ra khái niệm về đói nghèo như sau: "Đói nghèo là sự thiếu hụt về mặt phúc lợi", trong đó phúc lợi có thể được đo bằng việc sở hữu của cá nhân về thu nhập, sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, tài sản, nhà ở và các quyền nhất định trong xã hội như quyền tự do ngôn luận Đói nghèo còn là sự thiếu hụt các cơ hội, thiếu quyền lực và nhiều khả năng dễ bị tổn thương.
Từ những khái niệm trên, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã tách riêng hai khái niệm đó là khái niệm đói và khái niệm nghèo:
- Khái niệm đói: “Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo cho nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, thường vay nợ cộng đồng và thiếu khả năng chi trả”.
- Khái niệm nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”.
Nghèo cũng có thể xem xét đơn chiều, như thu nhập, chi tiêu hay đa chiều Theo Ngân hàng Thế giới (2000), nghèo đa chiều là nghèo được xem xét đồng thời thông qua nhiều khía cạnh không chỉ là thu nhập bao gồm các khía cạnh liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực; khả năng để đáp ứng các tiêu chuẩn đầy đủ các phúc lợi, về mức độ an ninh kinh tế, xã hội và con người, quyền dân sự và chính trị; sức khoẻ, giáo dục và thu nhập ở cấp hộ gia đình (UNCP, 2010); giáo dục, dinh dưỡng, y tế, nhà ở, nước và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội (UNICEF, 2009).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm về nghèo theo thu nhập là:
“Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định” Thước đo các tiêu chuẩn tối thiểu đế xác định nghèo thay đổi tuỳ theo từng vùng, từng địa phương và theo các giai đoạn thời gian Có thể được hiểu một người là nghèo khi thu nhập hàng tháng của họ thấp hơn một nửa thu nhập bình quân theo người trên tháng của mỗi quốc gia Tuy nhiên các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá, phân loại sự nghèo đói còn phụ thuộc và từng vùng, từng điều kiện lịch sử nhất định.
Trên góc độ khác Liên hợp Quốc đã đưa ra hai khái niệm về nghèo đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau:
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu tối thiểu bao gồm quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng.
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định Nghèo tương đối phát triển theo không gian và thời gian nhất định tuỳ thuộc vào mức sống chung của xã hội Như vậy, nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định.
Từ những đánh giá trên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xoá dần nghèo tuyệt đối là công việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hoá giàu nghèo.
Thực tế cho thấy có sự không thống nhất về quan điểm, khái niệm và đối với từng quốc gia khác nhau sẽ có chuẩn mực đánh giá khác nhau Vì thế, trên cơ sở thống nhất chung về mặt định tính, cần phải xác định thước đo mức nghèo đói của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương.
2.2.1.2 Quan điểm về nghèo tại Việt Nam
Nhìn chung, khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam tương đồng với những khái niệm về đói nghèo được thừa nhận rộng rãi trên thế giới Hiện nay, Việt Nam đã thừa nhận khái niệm chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, tác giả Trần Xuân Cầu (2013) cho biết nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có thể thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng.
Trong nhiều tài liệu, cụm từ “nghèo khổ“ hay “nghèo đói” cũng hay được sử dụng với nghĩa là nghèo Mặc dù “đói“ là tình trạng không đủ nhu cầu về lương thực và thực phẩm hay còn gọi là "thiếu đói" hay là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống; hay là tình trạng một người được cung cấp mức tiêu dùng năng lượng thấp hơn mức tối thiểu (Trần Xuân Cầu, 2013).
Khung phân tích tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều
2.3.1 Cơ sở lý thuyết tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều
Trước kia, các nhà kinh tế thường quan tâm đến ba yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất: đất đai, nhân công và vốn Vào những năm 1960, người ta bắt đầu quan tâm hơn đến trình độ giáo dục của công nhân Thuật ngữ “vốn con người” xuất hiện từ đó Nó được định nghĩa như là một tổ hợp tất cả những khả năng bẩm sinh và những kỹ năng, kỹ xảo tích luỹ được thông qua việc học Tuy nhiên, trong kinh doanh nó được hiểu hẹp hơn: chỉ bao gồm những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp Hiểu theo nghĩa hẹp này, có thể nói nguồn vốn con người bị đánh đồng với khả năng nhận thức hình thành chủ yếu từ giáo dục chính quy (formal training); vì thế, nó trở thành một định nghĩa không đầy đủ OECD (2001) định nghĩa nguồn vốn con người là “kiến thức, kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, xã hội và của bản thân người ấy” Theo đó, định nghĩa này ngầm bao hàm sức khoẻ của con người vì nếu không có nó thì các cá nhân không thể sống khỏe mạnh để cống hiến với những phẩm chất mà họ có Nếu chúng ta xem xét định nghĩa này theo quan điểm học tập suốt đời, nguồn vốn con người luôn nằm dưới một tiến trình biến đổi không ngừng từ lúc sinh ra đến lúc cá nhân đó mất đi Vì con người luôn thay đổi và làm mới chính mình (thậm chí chính họ cũng không thể nhận thấy điều đó), kiến thức tiềm tàng trong họ cũng thay đổi theo Kiến thức, kỹ năng, và năng lực được kết tinh từ giáo dục dưới nhiều hình thức: học chính quy ở trường hoặc các khoá học vừa học vừa làm, không chính quy ở nơi làm việc hoặc chỉ đơn giản là thông qua các hoạt động thường ngày, thậm chí chỉ thông qua việc suy ngẫm những điều vừa xảy ra để rút ra kinh nghiệm cho những lần tới. Những kiến thức đó có thể là tổng quát hoặc cụ thể cho một hoạt động, có thể tiềm ẩn không thấy được trong hoạt động sản xuất nhưng cũng có thể biểu hiện rất cụ thể rõ ràng.
Cũng cần hiểu rằng, cùng được truyền thụ kiến thức như nhau, thời gian thực tập như nhau, nhưng vốn con người của hai cá nhân là hoàn toàn không giống nhau, một phần do khả năng nhận thức như đã nói ở trên Nguồn vốn con người chịu sự chi phối của thời gian và sự thao tác của mỗi cá nhân Vì trong sản xuất, mỗi cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm cho một khâu cụ thể nào đó, nên những kỹ năng và kiến thức tương ứng với nó sẽ luôn được củng cố và phát triển, ngược lại sẽ bị hao mòn dần theo thời gian Hơn nữa, con người phát triển đến một lúc nào đó sẽ già đi, mặc dù có rất nhiều kinh nghiệm, nhưng khả năng thao tác sẽ giảm hiệu quả; nói cách khác có năng lực nhưng không thể biểu hiện hoàn toàn Nói tóm lại, sẽ không chính xác nếu chúng ta xem nguồn vốn con người như một vật thể đồng nhất và bất biến vì nó luôn được “nâng cấp” hoặc “phân huỷ” tuỳ thuộc vào hoạt động học tập của mỗi cá nhân.
OECD (2001) cho rằng những kỹ năng và phẩm chất sau đây là hết sức quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực: Khả năng giao tiếp bao gồm khả năng đọc, viết, nghe, nói không chỉ bằng tiếng mẹ đẻ mà bao gồm cả ngoại ngữ; Khả năng số học, hay là những kỹ năng đòi hỏi tính logic của toán học; Khả năng tự thấu hiểu, điều chỉnh chính bản thân mình như sự kiên trì, sự tiên phong, khả năng tự học, tự điều tiết bản thân, khả năng đánh giá sự việc dựa trên những chuẩn mực đạo đức nhất định và mục tiêu sống của chính cá nhân người đó; Khả năng thấu hiểu người khác bao gồm khả năng làm việc theo nhóm và khả năng lãnh đạo; Các phẩm chất khác bao gồm kiến thức tiềm ẩn, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc chân tay, thao tác tốt đối với các thiết bị công nghệ thông tin
Như đã đề cập bên trên, vốn con người được hình thành suốt quãng đời của một con người; vì thế, đo lường vốn con người chỉ mang giá trị tạm thời tại thời điểm đo lường Với các nhà kinh tế học, để làm điều này họ mượn cấp độ giáo dục như thời gian một cá nhân theo đuổi việc học, hoặc phần trăm số người có bằng cấp trên giáo dục phổ thông làm công cụ đo dù họ hiểu rằng công cụ đó không thật hoàn hảo (OECD, 2007).
2.3.1.1 Lý thuyết về vốn con người và tăng trưởng kinh tế
Có ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất Đó là vốn vật chất (physical capital), vốn con người (human capital), và tiến bộ công nghệ (technological progress).
-Vốn vật chất là những tài nguyên do con người tạo ra như máy móc, nhà xưởng, để phục vụ sản xuất.
- Vốn con người là những kiến thức và kỹ năng của lực lượng lao động do giáo dục, đào tạo và học hỏi mang lại.
- Tiến bộ công nghệ là những phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các phát minh sáng chế sản phẩm mới, cho đến những đổi mới, phát kiến trong quá trình sản xuất.
Trong một số mô hình tăng trưởng kinh tế phổ biến, thường sử dụng hàm số tổng sản lượng dạng Cobb Douglas Y = AK a L b trong đó K là vốn, L là lao động, A = TFP là yếu tố thể hiện năng suất, hiệu quả của việc sử dụng K và L, do vậy nếu dùng quá nhiều vốn (K) có nghĩa là nền kinh tế dựa phần lớn vào yếu tố vốn vật chất để tăng trưởng, hàm ý là năng suất biên của vốn thấp, và do vậy sự tăng trưởng không thể bền vững, còn yếu tố L có thể chỉ là lao động giản đơn như trong các mô hình cổ điển, đến lao động có kỹ thuật, có tri thức, hàm chứa công nghệ như trong các mô hình tân cổ điển, mô hình tăng trưởng nội sinh.
Mô hình của Mankiw và cộng sự (1992) Y = K a H b (AL) 1-a-b (với H là vốn con người), có hàm chứa nhân tố vốn con người (human capital), yếu tố A = TFP là do các cải tiến của nguồn vốn con người tác động trên công việc, quản lý, thể hiện yếu tố hiệu suất để duy trì tăng trưởng kinh tế dài hạn Cách tính như vậy cho ta biết mức độ đóng góp của vốn và lao động đối với tăng trưởng Phần còn lại của tăng trưởng được gọi là đóng góp của TFP Suy luận cho rằng lao động không thể tăng quá nhiều theo thời gian, và vốn có năng suất biên giảm dần hàm ý rằng phần đóng góp quan trọng nhất cho tăng trưởng phải đến từ công nghệ, hay TFP đo lường từ hệ số A Theo cách hiểu rộng, thuật ngữ “tiến bộ kỹ thuật” hay
“năng suất nhân tố tổng hợp” bao gồm toàn bộ sự gia tăng sản lượng trong điều kiện các yếu tố đầu vào không thay đổi Theo cách hiểu hẹp hơn, “tiến bộ kỹ thuật” hay TFP chính là sự gia tăng tính hiệu quả trong sử dụng các yếu tố đầu vào.
Vốn vật chất, lao động, vốn con người và tiến bộ kỹ thuật là bốn nguồn cơ bản của tăng trưởng kinh tế Các nhà kinh tế học cổ điển nhấn mạnh vốn (được hiểu là tài sản tài chính và vật chất được tích lũy) chính là động cơ hoạt động của cả nền kinh tế Cũng cần nhắc lại rằng, đây là một tư tưởng mang tính cách mạng trong một thời đại mà đất đai được coi là thứ tài sản lớn nhất Phải mất tới gần 100 năm, các chính trị gia mới chấp nhận tư tưởng mới mẻ này và từ bỏ lối suy nghĩ rằng đất đai và tài nguyên thiên nhiên là thứ tài sản duy nhất cần tích lũy và cần gây chiến tranh để đạt được (Piazza-Georgi, 2002).
Tuy nhiên, khi mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) ra đời, nó đã trở thành chỗ dựa chủ yếu cho mọi nghiên cứu và hạch toán tăng trưởng kinh tế suốt 30 năm sau đó Theo mô hình này, con người không thể giải thích tăng trưởng kinh tế mà chỉ dựa trên sự gia tăng vốn vật chất và lao động Yếu tố “số dư” hàm chứa vô vàn nhân tố không xác định, một trong số đó (và có thể là nhân tố quan trọng nhất) là sự nâng cao chất lượng của các yếu tố đầu vào Ngay từ cách đây hơn 50 năm, Schultz (1961) đã dự báo “đầu tư vào vốn con người có lẽ là lời giải thích cơ bản cho sự chênh lệch” giữa tăng trưởng đầu ra và tăng trưởng các đầu vào vốn vật chất và lao động (Trần Thọ Đạt, 2007).
Chính nguồn vốn con người dẫn đến năng suất tăng dần theo quy mô, trong đó chính phủ, xã hội dân sự và thị trường cùng cộng tác để thiết lập thể chế, chính sách phát triển nguồn vốn con người, khuyến khích đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp tri thức (phần mềm, viễn thông ) duy trì động lực tăng trưởng, vì nếu chỉ dựa vào vốn vật chất sẽ bị rơi vào bẫy tăng trưởng kém Theo mô hình Tăng trưởng Quốc gia của Michael Porter, có ba giai đoạn tăng trưởng: tăng trưởng dẫn dắt bởi nhân tố, tăng trưởng dẫn dắt bởi hiệu suất và tăng trưởng dẫn dắt bởi đổi mới, vai trò chất lượng của nguồn nhân lực càng quan trọng trong các giai đoạn hai và ba (Nguyễn Văn Dung, 2011)
2.3.1.2 Lý thuyết về vốn con người và thu nhập của người lao động
Khoa học về vốn con người có thể truy ngược từ thế kỷ XVIII khi Adam Smith viết tác phẩm “Nguồn gốc của cải của các quốc gia” (The wealth of the Nation - 1776) Trong lịch sử phát triển kinh tế học, đã có nhiều nhà kinh tế nổi tiếng quan tâm đến vốn con người và vai trò của giáo dục Adam Smith chú ý tới tầm quan trọng của giáo dục theo hai phương diện: (i) “Giáo dục có thể là một cách thức tốt nhằm chống lại sự khốn cùng do phân công lao động liên tục gây ra”, và (ii) Giáo dục có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hài hòa xã hội Alfred Marshall lại coi giáo dục là một loại đầu tư quốc gia và ủng hộ giáo dục nhằm cải tiến kỹ thuật Ông chỉ ra rằng mặc dù giáo dục cơ bản ít mang lại lợi ích trực tiếp đối với tiến bộ kỹ thuật, nhưng nó khiến con người trở nên thông minh hơn, đáng tin cậy hơn trong những công việc thông thường Karl Marx chia sẻ những quan điểm truyền thống này khi ông viết giáo dục có vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy hòa bình và hài hòa xã hội, cải thiện bản thân và trong quá trình tạo ra của cải ( Cai, 1996).
Tuy nhiên, chính Schultz (1961) mới là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên coi giáo dục như một khoản đầu tư vào con người và nó cũng có tác động như một loại vốn -
“vốn con người” Ông rất chú trọng đến những vấn đề chính sách liên quan đến đầu tư vào vốn con người và cho rằng việc loại bỏ những rào cản đối với đầu tư vào vốn con người sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội Có thể kết luận rằng Schultz là nhà tiên phong và người khởi xướng cho ít nhất hai loại nghiên cứu: một là những phân tích chi phí - lợi ích của giáo dục; và hai là nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và vốn con người (Cai, 1996).
Mô hình nghiên cứu tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều
Từ quá trình tổng quan nghiên cứu, xác định hệ thống thang đo nhằm xác định được biến đo lường về sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều”.
Dựa trên phương pháp xác định nghèo thu nhập để tính tỷ lệ nghèo ở vùng Tây Bắc.Kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính để phân tích sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc.
- Đặc điểm hộ gia đình
- Đặc điểm người lao động
- Tỷ lệ, số lượng lao động được đào tạo tạo nghề
Lao động qua đào tạo nghề
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu Đào tạo là sự kết hợp cân đối giữa các tri thức thu nhận được trong hệ thống giáo dục đào tạo, trong gia đình, trong doanh nghiệp, thông qua các kênh thông tin khác nhau, mang đến kiến thức chung và có thể chuyển giao có lợi nhất cho việc làm Đào tạo là công cụ, kênh trực tiếp tác động vào năng lực của các cá nhân, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học chính vì thế nó có ý nghĩa nhất định trong quá trình tạo việc làm cho người lao động đó là:
- Đào tạo nghề tạo ra năng lực thực hiện cho người học Các nước có nhiều kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực thường coi trọng việc đào tạo để tạo ra một năng lực thực hiện cho người lao động Đào tạo bao gồm đào tạo trong nhà trường, ngoài nhà trường, đào tạo tại gia đình, xã hội và tự đào tạo, đã làm tăng việc làm có kỹ năng của người lao động.
- Đào tạo để làm việc Người lao động có được năng lực thực hiện, cần phải có chỗ việc làm để thể hiện năng lực đó Đào tạo là để làm việc thì mới trở nên có ích, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
- Đào tạo nghề trở thành công cụ điều chỉnh sâu cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động Cung càng nhiều lao động qua đào tạo nghề càng làm tỷ trọng nhóm này tăng lên trong tỷ phần lao động có chuyên môn kỹ thuật trong lực lượng lao động. Lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động, làm giảm tương đối tỷ trọng lao động không có chuyên môn kỹ thuật.
- Đào tạo nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động Trong quá trình công nghiệp hóa, đào tạo trang bị kỹ năng, năng lực cho người lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ Đào tạo nghề làm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập có các cá nhân, tạo khả năng thay đổi và dịch chuyển việc làm, nhanh chóng thích nghi với các biến đổi về kinh tế và xã hội.
- Trong mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở và xoay quanh “cầu lao động” trên thị trường lao động Đào tạo ai, đào tạo nghề gì, cấp trình độ nào… phải do cầu lao động (cung việc làm) quyết định.
Cách đề cập đối với vốn nhân lực giả thiết rằng các mức chênh lệch của tiền lương phản ảnh sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các nhóm lao động khác nhau Giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn và người lao động có năng suất lao động cao hơn sẽ có được thu nhập và tiền lương cao hơn.
Lao động qua đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn và có thu nhập kỳ vọng cao hơn so với nhóm không qua đào tạo Hộ gia đình có lao động qua đào tạo nghề cũng được kỳ vọng sẽ có thu nhập bình quân đầu người tốt hơn Do vậy sẽ giúp giảm nghèo nói chung và giảm nghèo đa chiều nói riêng.
Tóm lại: Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về lao động qua đào tạo nghề, tại chương 2 của luận án đã làm rõ được các vấn đề sau: Thứ nhất, đã xác định được khái niệm và quan niệm về lao động qua đào tạo nghề Thứ hai, làm rõ quan niệm về nghèo trên thế giới và ở Việt Nam, trong đó làm rõ được khái niệm, thước đo và cách tiếp cận về nghèo đa chiều ở Việt Nam Thứ ba, xác định được cơ sở lý thuyết nghiên cứu về tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ học nghề, đào tạo nghề cho người dân trong quá trình tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều Thứ tư, xây dựng được khung phân tích tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều.
PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU
Phương pháp nghiên cứu tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp: Được thu thập khảo sát trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
- Thực hiện khảo sát, phỏng vấn những người đã qua đào tạo nghề để đánh giá các yếu tố như cơ hội việc làm và thu nhập sau khi được đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc. Trao đổi thảo luận đối với cơ quan quản lý Nhà nước là Sở lao động thương binh và xã hội của 6 tỉnh, tập trung lĩnh vực đào tạo nghề, việc làm và giảm nghèo đa chiều; thảo luận với trường nghề nhằm tìm hiểu về đặc điểm và xu hướng học nghề của người lao động.
- Cán bộ Sở, huyện: Liên hệ với cán bộ Sở để trao đổi về nội dung làm việc và tham vấn về việc làm việc, thảo luận tại địa bàn khảo sát cấp huyện/xã Tham vấn trực tiếp các cán bộ ở các cấp về nội dung đào tạo nghề và nghèo đa chiều Đánh giá về tình hình đào tạo nghề cho lao động vùng Tây Bắc; kết quả đào tạo nghề; tình hình việc làm của lao động; Chính sách thu hút học viên học nghề; Chính sách hỗ trợ cho lao động vùng Tây Bắc khi tham gia học nghề và sau khi tốt nghiệp
- Đại diện các cơ sở dạy nghề: Phỏng vấn sâu trực tiếp đại diện cơ sở dạy nghề, làm việc với cán bộ phòng dạy nghề tỉnh/huyện Tìm hiểu về tình hình dạy nghề cho lao động vùng Tây Bắc; tình hình tuyển sinh và cách thức thu hút học viên học nghề (nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp); đánh giá về nhu cầu và động lực tham gia học nghề của thanh niên nông thôn Phương thức tổ chức dạy nghề và hỗ trợ học viên sau khi tốt nghiệp
- Học viên: phỏng vấn, thảo luận trực tiếp về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo đổi với công việc hiện tại Đánh giá về những lợi ích của khóa đào tạo, nhu cầu đào tạo tiếp theo.
- Thực hiện phỏng vấn sâu hộ gia đình có có lao động qua đào tạo nghề (bao gồm hộ nghèo, hộ không nghèo) để xem xét hiệu quả của đào tạo nghề đối với cơ hội việc làm, thu nhập và khả năng thoát nghèo đa chiều của hộ.
3.2.2 Phương pháp thu thập nguồn thông tin số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp, là các tài liệu đã được công bố rộng rãi bao gồm:
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều như: Các luận án tiến sĩ, giáo trình, các bài báo, tạp chí chuyên ngành, đề tài nghiên cứu khoa học
- Nguồn số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình (VHLSS) giai đoạn 2014 - 2018 và số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng Cục thống kê từ năm 2014 - 2018 của vùng Tây Bắc làm cơ sở phân tích đánh giá sự tác động lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc.
Khảo sát VHLSS, thu thập thông tin phản ánh mức sống của hộ, bao gồm:
- Thu nhập của hộ: mức thu nhập và thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của hộ; thu khác).
- Chi tiêu của hộ: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi (chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v… và chi khác theo danh mục các nhóm/khoản chi tiêu để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng).
- Một số thông tin khác của hộ và các thành viên trong hộ để phân tích nguyên nhân và sự khác biệt của mức sống: những đặc điểm chính về nhân khẩu học (tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân); trình độ học vấn; tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế; việc làm; đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh; tham gia các chương trình trợ giúp; các loại đất do hộ quản lý và sử dụng.
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xem xét nghiên cứu khung lý thuyết trên.
- Phương pháp tổng quan tài liệu: nghiên cứu, rà soát, tổng hợp các tài liệu liên quan (từ website, bài báo nghiên cứu…).
- Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm các đối tượng nhằm đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động, những thuận lợi và khó khăn, khả năng ứng dụng của người lao động trong thực tiễn, đánh giá vai trò của lao động qua đào tạo nghề tới việc làm, thu nhập và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc.
- Phương pháp định lượng: phương pháp ước lượng các mô hình kinh tế giúp đề tài phân tích được ảnh hưởng của lao động qua đào tạo nghề đến cơ hội việc làm, thu nhập và giảm nghèo đa chiều của người lao động vùng Tây Bắc.
- Phương pháp xử lý thông tin, số liệu: Đối với thông tin định tính được tập hợp theo các nội dung, các vấn đề từ đó làm căn cứ để phân tích, đánh giá về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc Đối với thông tin định lượng, đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu Sử dụng các mô hình nghiên cứu định lượng thể hiện mối liên hệ giữa đào tạo nghề và cơ hội việc làm, thu nhập và giảm nghèo ở vùng Tây Bắc thông qua việc sử dụng phần mềm Stata 14.
Mô hình phân tích tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều
Bên cạnh những phân tích định tính, báo cáo sử dụng mô hình định lượng để xem xét vài trò, ảnh hưởng của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều Cụ thể xem xét ảnh hưởng của lao động qua đào tạo nghề đến cơ hội có việc làm, đến thu nhập của người lao động và đến cơ hội thoát nghèo đa chiều của hộ gia đình.
3.3.1 Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm của người lao động
Các lý thuyết về vốn con người và lý thuyết về thị trường lao động giả định rằng các cá nhân có thể tự do lựa chọn trong một loạt các công việc dựa trên sở thích và khả năng, kỹ năng và kỹ năng của riêng họ và do đó nhận được tiền lương, thu nhập dựa trên nguồn vốn của con người (Mincer, 1974; Leontaridi, 1998) Dựa trên lý thuyết này, có thể giả định rằng VET sẽ có tác động tích cực đến xác suất có được việc làm vì nó giúp nâng cao kỹ năng của người lao động và cải thiện nguồn vốn nhân lực cho người lao động Tuy nhiên, người lao động được phân biệt không chỉ dựa trên các thuộc tính riêng như tuổi tác, học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm, mà còn dựa trên nhận thức và định kiến của người mua (Beker, 1957) Theo lý thuyết về sự phân biệt đối xử do Becker
(1957) đề xuất, các nhà tuyển dụng thường đặt ra sự phân biệt đối xử với các nhóm bị loại trừ xã hội Chất lượng nhân lực khác nhau do sự hiện diện của các rào cản thể chế mà tất cả các cá nhân không được hưởng lợi như nhau từ giáo dục và kỹ năng (Leontaridi, 1998) Do đó, với sự xuất hiện của việc phân biệt đối xử trong thị trường lao động, tác động của VET đối với việc làm có thể khác nhau giữa các nhóm xã hội.
Theo Mincer (1974), mô hình thông thường về cung lao động và lý thuyết vốn nhân lực, sự tham gia của lực lượng lao động có thể được trình bày như sau:
Trong đó Y thể hiện sự tham gia thị trường lao động, Y=1 nếu một người tham gia thị trường lao động và Y=0 nếu một người không tham gia thị trường Các biến số X 1 ,
X2, Xn là các biến thể hiện đặc điểm về kinh tế xã hội như tuổi, giới tính, dân tộc, giáo dục, kỹ năng, tình trạng hôn nhân,
Trong nghiên cứu này sẽ quan tâm tới cơ hội có việc làm hưởng lương thay vì xem xét cơ hội có việc làm nói chung (việc làm nói chung bao gồm việc làm hưởng lương và việc làm không hưởng lương như trong nông nghiệp, hộ gia đình không hưởng lương)
Do phương trình (1) có biến phụ thuộc là nhị phân, nên việc áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản sẽ không thu được kết quả tốt do giá trị dự báo của mô hình có thể nằm ngoài khoảng [0,1] Do vậy cần thiết phải ước lượng bằng mô hình phi tuyến tính.
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy xác suất logit với biến phụ thuộc là biến nhị thức về tình trạng việc làm công hưởng lương (Paidjob), paidjob nhận giá trị bằng 1 nếu một người đang làm việc có hưởng lương và Paidjob nhận giá trị bằng 0 nếu một người có việc làm không hưởng lương trong vùng Tây Bắc.
Biến độc lập trong mô hình này bao gồm các đặc điểm của người lao động (X) như: giới tính (Gender), trình độ (Skill), tuổi (Age), thành thị nông thôn (Urban).
Mô hình Logit có thể mô tả dạng cơ bản như sau:
, trong đó Zi = β0 + β1Xis + ei
Với các biến được giải thích như trên, chỉ số i là tương ứng với người lao động i, chỉ số is là người lao động i trong ngành s. Ước lượng các hệ số β của mô hình Logit bằng phương pháp ML thay vì OLS
Tác động biên của biến độc lập X đến xác suất nhận giá trị bằng 1 của biến phụ thuộc như sau:
Từ công thức trên cho thấy tác động biên của biến X phụ thuộc vào hệ số ước lượng và giá trị xác suất p với những điều kiện cho trước, thường là tại giá trị trung bình của các biến độc lập Như vậy với X nào đó là biến thể hiện cho cấp đào tạo nghề thì sẽ giúp đề tài phân tích được ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội có việc làm.
Mô hình trên có thể viết cụ thể như sau:
, trong đó Zi = β0 + β1CMKTi + β2Marriedi + β3Genderi + β4TTNTi + β5Agei + yeari + ei Ở đây, CMKT là trình độ chuyên môn kỹ thuật, bao gồm: không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, đại học trở lên;
Biến Married là tình trạng hôn nhân, nhận giá trị là 1 nếu đã kết hôn, là 0 nếu trường hợp khác.
Biến Gender, là giới tính của người lao động, nhận giá trị bằng 1 nếu đó là nữ giới TTNT là biến thành thị, nông thôn, nhận giá trị bằng 1 nếu là nông thôn
Age là biến tuổi của người lao động
Year là biến năm, có trong mô hình phả ánh có những thay đổi theo thời gian nhưng không quan sát được.
3.3.2 Tác động đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động
Về phương pháp, phần lớn các tác giả đều tiếp cận theo phương pháp của Mincer
(1974) Jacob Mincer (1974) giới thiệu phương trình tiền lương thể hiện mối quan hệ giữa logarit tiền lương (hoặc tiền công/thu nhập) bị tác động bởi các yếu tố như số năm đi học, kinh nghiệm và bình phương của biến kinh nghiệm dựa trên lập luận rằng số tiền công được trả của một người trong hiện tại phụ thuộc vào việc họ đã đầu tư vào vốn con người (Human Capital) của bản thân trước đó Phương trình tiền lương của Mincer có dạng:
LnYi = β0 + β1Si + β2EXi + β3EXi 2 + ei,
Với Y: Tiền lương của người lao động: Số năm đi học của người lao động S: Số năm kinh nghiệm EX; Bình phương của số năm kinh nghiệm EX2 Đây là phương trình tiền lương Mincer dạng tĩnh, được sử dụng rất nhiều trong các bài nghiên cứu về tiền lương và phân tích sự chênh lệch tiền lương Kế thừa phương trình tiền lương của Mincer (1974) để tiếp tục hoàn thiện và phát triển, David Card (1999) tập trung vào tác động trung bình của số năm đi học đến tiền lương thông qua kĩ thuật hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất và phương pháp hồi quy với biến công cụ Sau đó, hàng loạt các nghiên cứu khác về tiền lương và chênh lệch tiền lương dựa trên phương trình tiền lương của Mincer đã được công bố Nhiều nghiên cứu mở rộng đề xuất thêm biến và thay đổi các biến độc lập xuất hiện trong phương trình Mincer ban đầu Mặc dù phương trình tiền lương do Mincer đề xuất và các dạng mở rộng còn có một số hạn chế nhưng nó vẫn có vai trò nhất định trong việc xác định tác động của việc học tập đến tiền lương trên thị trường lao động và được sử dụng rất rộng rãi trong các nghiên cứu về tiền lương và chênh lệch tiền lương.
Dạng tổng quát của phương trình tiền lương Mincer có dạng: lnW X + (2)
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VÙNG TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 60
Thực trạng lao động qua đào tạo nghề (được đào tạo nghề) ở vùng Tây Bắc
4.2.1 Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo khu vực
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm trong giai đoạn 2014-2018 ở khu vực nông thôn cao hơn ở thành thị Nếu như năm 2014 sự chênh lệch này không nhiều chỉ ở mức trên 11%, năm 2017 là 16,58% thì càng những năm gần đây, khoảng cách này càng được nới rộng ra đặc biệt là đến năm 2018 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm ở thành thị đạt 37,54% nhưng ở nông thôn lên tới 62,46% (tức là mức chênh lệch lên tới gần 25%), gấp gần 1,7 lần Đây là một trong những tín hiệu tốt thể hiện kết quả tích cực của quá trình đào tạo nghề diễn ra ở nông thôn hiện nay Ở khu vực nông thôn với một lượng lớn lao động đang độ tuổi lao động nhưng lại không có trình độ chuyên môn, nếu được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn nghề nghiệp, phát huy được thế mạnh của vùng Tây Bắc thì đây sẽ là kênh hữu hiệu để đưa người nông dân thoát nghèo Điều này cũng cho thấy các chính sách đào tạo nghề hướng tới khu vực nông nghiệp, nông thôn là cần thiết Đơn vị tính: %
Hình 4.4: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo khu vực giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK 4.2.2 Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo giới tính
Trong cả giai đoạn nghiên cứu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm giữa nam và nữ gần như ít thay đổi tuy vậy nhìn chung tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm qua các năm của nam giới bao giờ cũng cao hơn nữ giới rất nhiều, tỷ lệ nam giới qua đào tạo nghề có việc làm thường trên 60% còn lại là của nữ giới Năm 2017 tỷ lệ nữ giới qua đào tạo nghề có việc làm thấp nhất là 32,79% Có thể nói vùng Tây Bắc là vùng kinh tế có địa hình đa phần là đồi núi, người dân ở nông thôn tuy nhiều nhưng lại sử dụng đất lâm nghiệp là chủ yếu, canh tác khó khăn, phụ thuộc vào thời tiết là chính Chính vì vậy như đã phân tích ở trên về lực lượng lao động không có sự chênh lệch quá nhiều về số lượng giữa nam và nữ nhưng tính chất công việc ở vùng Tây Bắc phù hợp với nam giới nhiều hơn đặc biệt là phù hợp những ngành công nghiệp nặng, vì thế tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm tăng ở vùng nông thôn nhưng lại tập trung chủ yếu ở nam giới. Đơn vị tính: %
Hình 4.5: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo giới tính giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK 4.2.3 Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo nhóm tuổi
Cũng giống như lực lượng lao động, lao động trẻ dưới 35 tuổi là nhưng người được đào tạo nghề có việc làm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các lao động qua đào tạo nghề.
Tỷ lệ lao động trẻ dưới 35 tuổi qua đào tạo nghề có việc làm của toàn giai đoạn chiếm khoảng 46,21%, cao gấp gần 3 lần so với lao động có độ tuổi trên 55 tuổi, còn lại lao động trung niên từ 35 đến 54 tuổi qua đào tạo nghề có việc làm ở khoảng 38,19% Trong lực lượng lao động, tỷ lệ lao động trẻ của vùng cũng chiếm đa số (khoảng trên 46%) vì thế đây là tỷ lệ tương xứng khi chính sách đào tạo nghề tập trung chủ yếu là những người trẻ, chiếm phần lớn lực lượng lao động của toàn vùng Tuy vậy, việc lao động trẻ học nghề nhưng lại có việc làm với tỷ lệ cao tương đương với lực lượng lao động thể hiện chính sách đào tạo nghề được thực hiện ở vùng Tây Bắc rất tốt, gần gũi với người lao động, giúp người lao động phát huy được năng lực vốn có của mình đặc biệt giúp họ có việc làm tức là có thêm thu nhập, nâng cao kinh tế của toàn vùng, cũng là một trong những phương thức để xóa đói giảm nghèo Một điểm nhấn nữa trong chính sách dạy nghề của vùng này đó là không chỉ có những lao động trẻ được đào tạo nghề mới có tỷ lệ việc làm cao mà những lao đông trung niên có độ tuổi từ 35 đến 54 tuổi khi được qua đào tạo nghề có cơ hội tìm được việc làm cũng rất tốt với tỷ lệ trung bình của cả giai đoạn là 38,19% Đây là điều đáng mừng mà không phải vùng nào cũng đạt được Ngay cả đối với lao động trên 55 tuổi, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm cũng xấp xỉ 16%, chứng tỏ rằng vùng Tây Bắc đã biết tận dụng tối đa lợi thế đào tạo nghề của mình để những người biết nghề sẽ được gắn bó với nghề lâu dài đồng thời với đối tượng trên 55 tuổi họ còn có thể truyền đạt thêm kinh nghiệm làm nghề cho các thế hệ sau này cũng là một điều rất đáng trân trọng.
Bảng 4.7: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nhóm tuổi giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: %
Lao động trung niên 2014 2015 2016 2017 2018 Chung
Lao động trẻ dưới 35 tuổi 46,09 49,58 46,6 46,71 45,15 46,21
Lao động trung niên từ 35 đến 54 tuổi 38,21 33,24 36,97 36,73 38,03 38,19
Lao động trên độ tuổi 55 15,7 17,17 16,43 16,57 16,82 15,59
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK 4.2.4 Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo lao động được trả lương
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm được trả lương thường cao hơn so với lao động qua đào tạo nghề có việc làm nhưng không được trả lương Tính theo sự phát triển chung của thị trường lao động, thì trong giai đoạn 2014-2018, lao động qua đào tạo nghề được hưởng lương cao hơn so với lao động không được hưởng lương khoảng gần 10%. Khoảng cách này ngày càng được thu hẹp dần vào những năm gần đây khi năm 2014 chênh lệch giữa 2 nhóm lao động này lên tới gần 13 % thì đến năm 2018 tỷ lệ chênh lệch giữa người lao động qua đào tạo nghề có việc làm được hưởng lương với không được hưởng lương chỉ còn chưa đến 5% Điều này cho thấy, mặc dù có đào tạo nghề nhưng nếu chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình thì chưa hẳn đã tốt, mà học nghề xong được tham gia vào chuỗi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty được trả lương xứng đáng cho những công sức mình bỏ ra, để thấy được giá trị của việc học nghề, có thêm thu nhập góp phần nâng cao kinh tế hộ gia đình từ đó kéo theo sự phát triển kinh tế của cả vùng thì giá trị của việc đào tạo nghề lại càng được khẳng định hơn, và xã hội sẽ đánh giá cao hơn vai trò của đào tạo nghề trong phát triển kinh tế xã hội, giảm khoảng cách nghèo đói giữa các hộ gia đình. Đơn vị tính: %
Hinh 4.6: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nhóm tuổi giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK 4.2.5 Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo ngành sản xuất
Trong số những ngành sản xuất kinh doanh thì ngành dịch vụ khác là ngành thu hút nhiều lao động đã qua đào tạo nghề vào làm việc nhất với tỷ lệ dao động từ 30% đến 40% tùy theo từng năm Tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm, trong khi đó ngành nông, lâm,thủy sản lại có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều Tây Bắc là vùng có diện tích đất nông nghiệp nhiều vì thế lao động có tay nghề cần được tập trung vào lĩnh vực này để tận dụng, phát huy lợi thế của vùng, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp tăng lên chứng tỏ chính sách đào tạo nghề của vùng đã đi đúng hướng,góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn Tuy vậy, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề có việc làm ở vùng Tây Bắc lại chỉ tập trung ở một số ngành chính như dịch vụ, nông, lâm, thủy sản khiến cho việc mất cân đối về lực lượng lao động giữa các ngành vì thế địa phương cũng cần cần quan tâm hơn nữa đến chính sách phát triển lao động nghề trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, khách sạn… đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, xây dựng Bởi vì để phát triển kinh tế của vùng thì cơ sở vật chất cũng cần được đầu tư thích đáng do đó lao động nghề trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là điều cần thiết. Đơn vị tính: %
Hinh 4.7: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo ngành sản xuất giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK 4.2.6 Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo nghề nghiệp, chuyên môn
Nhìn vào bảng tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm chia theo nghề nghiệp có thể thấy lao động có tay nghề mà có việc làm ở vùng Tây Bắc chủ yếu là lao động giản đơn, hoặc là các lao động có CMKT bậc trung còn các lao động có CMKT bậc cao hay lao động có kỹ năng gần như chiếm tỷ lệ rất ít Điều này có nghĩa là mặc dù lao động qua đào tạo nghề tuy có việc làm nhưng chỉ là việc làm đơn thuần, không có nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao tức là chỉ làm công nhân đơn thuần chứ chưa phải là công nhân lành nghề, có khả năng đảm đương những công việc khó, cần nhiều kỹ năng kỹ xảo Đây cũng là một điểm yếu trong đào tạo nghề của vùng Với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần len lỏi đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội nếu người lao động chỉ trang bị cho mình những kỹ năng giản đơn thì chưa đủ, mà cần phải chú ý đến việc nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận với những kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, khi đó mới có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu công việc của xã hội Vì vậy, các nhà quản lý ở đây cần tập trung hơn nữa vào chính sách đào tạo nghề có chất lượng tốt cho xã hội để nâng cao vị thế của vùng.
Bảng 4.8: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nghề nghiệp, chuyên môn giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: %
Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị 3,38 3,7 3,86 3,53 2,4 3,6
Nhân viên trợ lý và văn phòng 2,92 3,43 2,67 4,06 3,4 3,4
Nhân viên dịch vụ và bán hàng 13,95 16,72 14,06 13,24 15,84 14,43
Lao động có kỹ năng trong NLTS 6,11 3,06 2,62 2,8 3,2 3,37
Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan
Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 12,43 14,09 18,08 17,86 18,18 15,4
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK 4.2.7 Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo loại hình doanh nghiệp
Có thể thấy một điều rõ ràng rằng lao động qua đào tạo nghề của vùng Tây Bắc chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng nước ngoài thể hiện ở việc tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ 2014-2018 rất thấp, năm mà có nhiều lao động qua đào tạo nghề làm việc trong các công ty nước ngoài là năm 2016 với tỷ lệ là 1,22% Điều này cho thấy, lao động được đào tạo nghề của vùng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nước ngoài, chỉ trên dưới 1% lao động được làm việc tại các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài là quá thấp so với số lao động được đào tạo nghề ở đây Chủ yếu lao động qua đào tạo nghề làm việc tại các cơ sở tư nhân, ngoài nhà nước trung bình chiếm tới trên 61% số lao động qua đào tạo nghề có việc làm, khoảng gần 38% làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước Do tỷ lệ các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp của vùng do đó nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp này thường rất lớn.Tuy vậy, việc lao động qua đào tạo nghề không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp nước ngoài cũng đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách đào tạo nghề vùng Tây Bắc những câu hỏi lớn, cần có giải pháp để việc đào tạo nghề không quá xa vời với thực tế sản xuất, sinh viên ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc của doanh nghiệp Chỉ có cách đó mới phát huy được vai trò của đào tạo nghề trong công tác tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, là một trong những giải pháp thiết yếu để xóa đói, giảm nghèo. Đơn vị tính: %
Hình 4.8: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK
Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc giai đoạn 2014 - 2018
4.3.1 Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo khu vực
Có thể thấy sự tác động của đào tạo nghề tới thu nhập của người lao động vùng Tây Bắc trong giai đoạn 2014-2018 là rất rõ nét Năm 2014 thu nhập bình quân mới chỉ dừng ở mức 2.886,14 (nghìn đồng/ tháng) thì đến năm 2018 mức thu nhập này đã tăng lên5.009,06 (nghìn đồng/tháng) tức là trong vòng 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018, thu nhập bình quân của người lao động ở đây đã tăng 2.122,92 (nghìn đồng/ tháng) tương đương với tốc độ tăng 13,20%/năm Đây là một trong những tốc độ tăng ấn tượng mà rất nhiều nơi mong muốn có được Cùng với tốc độ tăng thu nhập qua các năm thì thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề chia theo khu vực nông thôn, thành thị cũng thay đổi nhanh chóng Tuy vậy, có thể thấy rằng mức tăng thu nhập của lao động qua đào tạo nghề ở khu vực thành thị cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn Thu nhập của người lao động ở thành thị đã tăng 2.966,9 (ngàn đồng/tháng) trong 5 năm, trong khi đó ở khu vực nông thôn mức tăng này chỉ khoảng 1.661,98 (ngàn đồng/tháng) Điều này như muốn khẳng định tính đúng đắn của sự cần thiết phải đào tạo nghề để tăng thu nhập cho người lao động không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở khu vực nông thôn nữa Tuy nhiên, chính sách đào tạo nghề cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến khu vực nông thôn sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như đặc điểm của người lao động ở khu vực này để vừa tạo công ăn việc làm vừa tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa người lao động và thành thị và nông thôn. Đơn vị tính: nghìn đồng/ tháng nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo khu vực giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK
4.3.2 Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo giới tính
Nhìn chung, mức thu nhập của nam giới qua đào tạo nghề cao hơn của nữ giới, trong cả giải đoạn 2014-2018 Nếu như năm 2014 thu nhập qua đào tạo nghề của nữ giới thường cao hơn nam giới tuy nhiên sự chênh lệch này không cao thì bắt đầu từ năm 2015 đến nay thu nhập của lao động nam qua đào tạo nghề đã cao vượt trội hơn hẳn, mức chênh lệch cao nhất là vào năm 2017 khi thu nhập của lao động nữ chỉ là 3.818,34 (ngàn đồng/tháng) thì lao động nam giới qua đào tạo nghề có mức thu nhập lên tới gần 5.500 (ngàn đồng/ tháng). Như vậy có thể nói, mức thu nhập qua đào tạo nghề của lao động nam và nữ đều tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập trong cả giai đoạn này của lao động nam cao hơn gấp gần 2 lần so với lao động nữ (tốc độ tăng thu nhập của lao động qua đào tạo nghề của nam và nữ trong giai đoạn 2014-2018 lần lượt là 15,48%/năm và 8,15%/năm) Sở dĩ, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập của lao động qua đào tạo nghề theo giới tính của vùng Tây Bắc như trên có thể được lý giải như sau: (i) Tây Bắc là vùng chủ yếu có địa hình đồi núi vì vậy tính chất công việc sẽ phù hợp với nam giới nhiều hơn; (ii) do phần lớn dân cư vùng Tây Bắc là đồng bào các dân tộc thiểu số vì vậy phong tục, tập quán, lối sống cũng như quan niệm “trọng nam, khinh nữ” vẫn còn ăn sâu, bám dễ trong tư tưởng của người dân, do đó nữ giới thường giữ vai trò chăm sóc gia đình, con cái còn nam giới sẽ được ưu tiên cho học nghề, kiếm tiền cho cả gia đình Đó là một trong những lý do khiến cho thu nhập của nam giới thường cao hơn so với nữ giới Đơn vị tính: nghìn đồng/ tháng nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo giới tính giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK
4.3.3 Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo nhóm tuổi
Nếu chia thu nhập qua đào tạo nghề theo nhóm tuổi thì nhóm lao động có độ tuổi từ
45 đến 49 có mức thu nhập trung bình cao nhất là 4.994,32 (ngàn đồng/ tháng), trong đó nhóm có mức thu nhập trung bình thấp nhất thuộc về nhóm đối tượng có độ tuổi trên 60 tuổi trở lên với mức thu nhập bình quân là 1.640,5 (ngàn đồng/tháng) Có thể nhận thấy rõ ràng rằng các lao động càng trẻ tuổi (chẳng hạn như lao động ở độ tuổi thấp nhất là từ 15 đến
19 tuổi) thì có mức thu nhập qua đào tạo nghề thấp hơn so với lao động có độ tuổi cao hơn và mức thu nhập cao nhất khi lao động có độ tuổi trong ngưỡng từ 45 đến 49 tuổi Sau ngưỡng tuổi này, thu nhập của người lao động bắt đầu giảm và mức giảm khá nhanh. Với kết quả trên có thể thấy rằng độ tuổi 45 đến 49 tuổi là độ tuổi đạt được mức độ thành thạo rất cao cũng như có những kỹ năng nghề chuyên nghiệp được các doanh nghiệp đánh giá cao và sẵn sàng trả lương với mức rất hấp dẫn Còn với độ tuổi còn trẻ đặc biệt là những lao động vừa trẻ tuổi vừa mới được đào tạo nghề cần nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng qua những va chạm thực tế để bổ trợ thêm cho những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường từ đó mới có cơ hội để nâng cao tay nghề và đây cũng là một trong những yếu tố để nâng cao thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề trong tương lai. nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nhóm tuổi giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: Nghìn đồng/tháng
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK Để phân tích kỹ hơn về thu nhập của lao động qua đào tạo nghề theo nhóm tuổi, luận án tiếp tục tìm hiểu về thu nhập của lao động qua đào tạo nghề chia theo nhóm tuổi trung niên Sở dĩ luận án nghiên cứu thêm tiêu chí này để khẳng định thêm tầm quan trọng của độ tuổi 35 Với độ tuổi này, không còn quá trẻ nhưng cũng không quá già, người lao động đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quá trình làm việc vì thế đây là độ tuổi cần được quan tâm trong chính sách đào tạo nghề của các địa phương Đối với lao động trung niên thì độ tuổi có thu nhập cao nhất nằm trong khoảng tư 35 đến 54 tuổi với mức thu nhập bình quân 1 tháng là 4.784,34 (ngàn đồng), đây là độ tuổi đã đạt được “độ chín” của tuổi nghề, những người này thường đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, mang tính định hướng, dẫn dắt cho những người trẻ tuổi, truyền nghề cũng như kinh nghiệm làm việc cho các thế hệ sau Tuy vậy, cũng giống như nhóm tuổi ở trên, sau tuổi 55 thu nhập của lao động đã qua đào tạo nghề thấp hơn rất nhiều so với nhóm tuổi trước chỉ vào khoảng 2.546,6 (ngàn đồng/tháng), giảm gần 1 nửa so với nhóm lao động có độ tuổi từ 35 đến 54 tuổi Đây cũng là một trong những điều bất cập đối với chính sách đào tạo nghề của cả nước nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng Thực tế cho thấy, lao động ở độ tuổi 55 trở lên họ vẫn làm việc khá tốt, do tính chất công việc nghề nghiệp đôi khi do tuổi tác họ không đảm nhận được những công việc quá nặng nhọc nhưng đây là những người có kinh nghiệm, “gừng càng già càng cay” vì vậy cần có những chính sách nâng cao thu nhập cho đối tượng lao động này, tận dụng sức lao động, sự hiểu biết, vốn kiến thức của nhóm lao động trung niên có độ tuổi trên 55 để cùng với lao động trẻ tuổi cùng nhau phát triển kinh tế cho cả vùng Đơn vị tính: Nghìn đồng/tháng
Hình 4.11: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nhóm lao động trung niên giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
4.3.4 Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo ngành kinh tế
Nếu chia thu nhập theo các ngành kinh tế thì lao động qua đào tạo nghề làm trong lĩnh vực công nghiêp khai thác có thu nhập cao nhất với mức trung bình là 6.666,58 (ngàn đồng/ tháng), trong khi đó mức thu nhập thấp nhất vẫn là ngành thủy sản với mức thu nhập bình quân chỉ 1.026,59 (ngàn đồng/ tháng) Điều này, phù hợp với tính chất công việc của những lao động vùng Tây Bắc Tây Bắc là vùng địa hình phức tạp, có nhiều đồi núi, không có biển và rất ít sông suối ao hồ vì vậy không phù hợp với các hoạt động đánh bắt thủy sản, hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp cũng bị chế, do đất canh tác ít, đất đai cằn cỗi rất khó để cải tạo Trong khi đó, là vùng đất đồi núi do đó hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra thường xuyên và rất sôi động điều này dễ hiểu khi lao động qua đào tạo nghề đối với lĩnh vực công nghiệp khai thác lại cho thu nhập cao nhất trong các ngành kinh tế ở đây Một trong những nganhf kinh tế mang lại thu nhập cao cho lao động vùng Tây Bắc phải kể đến là ngành xây dựng với mức thu nhập bình quân là 5.088,866 (ngàn đồng/tháng) Ở đâu cũng vậy muốn phát triển kinh tế thì phải có hạ tầng cơ sở tốt, giao thông thuận lợi, trong khi đó Tây Bắc là vùng kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, việc thúc đẩy phát triển ngành xây dựng sẽ giúp cải thiện bộ mặt kinh tế của cả vùng nhằm thu hút đầu tư tốt hơn nữa Nhận biết được đặc điểm địa hình cũng như đánh giá được tiềm năng thế mạnh của vùng sẽ là điều cốt lõi để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định đào tạo nghề cho phù hợp với người dân nơi đây để vừa thu hút người học, nâng cao thu nhập cho người lao động, vừa phát triển được kinh tế vùng Chính vì thế vùng Tây Bắc cần tập trung đào tạo nghề liên quan đến lĩnh vực khai thác, xây dựng, vận tải kho bãi sẽ hợp lý và đúng đắn hơn là tập trung vào nông nghiệp, thủy sản.
Bảng 4.10: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo ngành kinh tế giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: Nghìn đồng
Công nghiệp chế biến, chế tạo 3.454,62 5.230,90 5.694,20 5.791,15 6.190,89
Sản xuất, phân phối điện ga, khí đốt và nước 4.524,11 4.099,58 4.745,21 5.369,56 4.966,19
Vận tải, kho bãi thông tin liên lạc 2.942,07 5.623,77 6.366,46 7.174,45 6.894,50
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK
4.3.5 Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo nghề nghiệp
Lao động giản đơn vẫn là lao động có thu nhập thấp nhất trong những đối tượng qua đào tạo nghề với mức thu nhập bình quân chỉ 1.180,7 (ngàn đồng/tháng), thấp hơn nhiều so với mức thu nhập chung của cả vùng trong giai đoạn 2014 -2018 là 3.834,46 (ngàn đồng/tháng) Nhìn vào bảng thu thập của lao động qua đào tạo nghề chia theo nghề nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy rằng nghề nghiệp nào đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được những kỹ năng nghề ở một mức nhất định thì những lao động làm việc trong lĩnh vực đó sẽ có thu nhập cao chẳng hạn như các nhà lãnh đạo, những người có chuyên môn kỹ thuật bậc cao, bậc trung Có một điểm đáng chú ý trong thu nhập của các lao động của vùng này đó là những lao động qua đào tạo nghề làm việc là những thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị thu nhập đã tăng lên nhanh chóng trong những gần đây Nếu như năm 2014 những thợ lắp máy, vận hành máy móc thiết bị chỉ có mức thu nhập trung bình khoảng 3.622,26 (ngàn đồng/tháng) nhưng chỉ sau 5 năm mức thu nhâp này vào năm 2018 đã là 7.105,17 (ngàn đồng/tháng) tức là tăng gần 2 lần so với năm 2014 Tây Bắc là vùng kinh tế khó khăn, vì vậy chỉ có phát triển công nghiệp nặng là thế mạnh của vùng thì mới đưa kinh tế của vùng phát triển được.
Bảng 4.11: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nghề nghiệp giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: Nghìn đồng
Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị 5.541,46 5.553,05 6.853,49 8.686,49 7.571,41
Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 5.195,18 5.473,13 5.462,33 6.074,91 7.453,34
Nhân viên trợ lý văn phòng 3.640,75 3.539,79 4.146,82 4.305,05 4.469,28
Lao động có kỹ năng trong NLTS 152,69 2.229,08 3.000,76 5.100,23 2.560,36
Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan 2.319,15 5.002,87 5.029,40 5.447,55 5.879,47
Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 3.622,26 6.711,72 6.442,16 6.878,77 7.105,17
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK
4.3.6 Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo loại hình doanh nghiệp
Thu nhập bình quân của lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2014-2018 của khu vực doanh nghiệp Nhà nước là cao nhất, sau đó đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, cuối cùng là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước Khoảng cách thu nhập giữa người lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là quá cao (khu vực nhà nước gấp hơn 1,8 lần và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gấp gần 1,6 lần khu vực kinh thế ngoài nhà nước) Thu nhập của lao động qua đào tạo nghề hoạt động trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn luôn là vấn đề cần được quan tâm hơn cả Sở dĩ thu nhập bình quân của lao động ở khu vực ngoài nhà nước thấp hơn rất nhiều so với 2 loại hình doanh nghiệp còn lại là do số lượng doanh nghiệp loại hình này rất lớn thường chiếm tới trên 90% tổng số doanh nghiệp của cả vùng, vì vậy thu nhập bình quân tính cho từng lao động cho loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước thấp hơn so với loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, đây là loại hình doanh nghiệp chủ yếu, chiếm đa số doanh nghiệp của cả vùng nên sẽ thu hút một lượng lớn lao động qua đào tạo nghề cho nên chính quyền vùng Tây Bắc cần quan tâm hơn nữa tới doanh nghiệp ngoài nhà nước để hỗ trợ những doanh nghiệp này, phát triển kinh tế cần đặc biệt chú ý tới kinh tế tư nhân vì đây sẽ là loại hình kinh tế đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế đi lên Mặt khác, để người lao động có thể làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì quá trình đào tạo nghề cũng cần hướng tới người học hơn, cần trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết, việc học nghề không quá xa vời với thực tế để có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng khi tham gia vào thị trường lao động Có như thế thì thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề mới từng bước được cải thiện hơn. Đơn vị tính: Nghìn đồng
Hình 4.12: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014-2018
Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm, TCTK
Thực trạng giảm nghèo và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc
4.4.1 Kết quả về thực hiện giảm nghèo chung tại vùng Tây Bắc
Với chính sách đào tạo nghề được triển khai rộng rãi tại các tỉnh miền núi phía Bắc do đó số hộ nghèo đã giảm đi rõ rệt Năm 2014 số hộ nghèo của vùng Tây Bắc là 219.856 hộ nhưng đến năm 2015 số hộ nghèo chỉ còn 240.119 hộ, giảm gần 35.000 hộ tương đương với tốc độ giảm 16% so với năm 2014 Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 thì năm
2015 là năm có số hộ nghèo ít nhất với 184.993 hộ nhưng chỉ sau đó 1 năm số hộ nghèo lại tăng lên nhanh chóng với 317.512 hộ nghèo vào năm 2016, tăng tới 132.519 hộ nghèo so với năm 2015 Tuy nhiên, đến năm 2017, 2018 mỗi năm toàn vùng đã giảm đi được gần 40.000 hộ nghèo, đây là nỗ lực rất lớn của các địa phương cùng chung tay đẩy lùi đói nghèo cho toàn vùng với việc đưa các chính sách đào tạo nghề gần với người học hơn.
Số hộ cận nghèo cũng có sự biến động nhưng không nhiều như số hộ nghèo, tuy nhiên nếu như trong giai đoạn 2014-2018, số hộ nghèo và số hộ cận nghèo của toàn vùng đều tăng nhưng số hộ cận nghèo lại tăng ít hơn so với số hộ nghèo, chỉ khoảng hơn 1.300 hộ cận nghèo, tăng khoảng hơn 1% so với năm 2014 Điều này có thể được lý giải rằng thông qua đào tạo nghề mức sống của các hộ gia đình của vùng đã được cải thiện rất nhiều, một số hộ nghèo đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói và chuyển thành hộ cận nghèo vì thế mà có thể số hộ cận nghèo tăng lên.
Bảng 4.12 Số hộ nghèo, hộ cận nghèo phân theo tỉnh thành phố Đơn vị tính: Hộ
Lào Cai 26.735 19.213 19.025 12.628 43.835 16.821 35.746 17.683 27.364 19.680 Yên Bái 40.899 18.085 32.319 19.326 55.437 21.222 45.899 20.775 37.634 20.157 Điện Biên 37.565 11.239 34.503 11.866 54.723 10.694 51.188 11.782 47.336 12.483 Lai Châu 20.219 7.528 16.441 5.731 32.259 11.169 28.257 11.227 24.195 10.771 Sơn La 62.642 30.817 57.152 29.691 87.146 29.812 81.260 31.237 71.798 31.219 Hòa Bình 31.796 36.606 25.553 35.149 44.112 29.017 38.298 31.657 31.792 30.512
Nguồn: Niên giám thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đơn vị tính: Hộ
Hình 4.13 Số hộ nghèo, hộ cận nghèo phân theo tỉnh thành phố
Nguồn: Niên giám thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trong số 240.119 hộ nghèo của năm 2018 thì Sơn La là tỉnh có hộ nghèo cao nhất với 71.798 hộ chiếm tới 30% số hộ nghèo của toàn vùng Nếu chia các hộ nghèo theo các nhóm đối tượng khác nhau thì có thể thấy số hộ nghèo là những gia đình thuộc diện chính sách ưu đãi người có công thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng chưa đến 1% tổng số hộ nghèo của toàn vùng Điều này chứng tỏ rằng đã có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương đối với những gia đình chính sách để đền ơn đáp nghĩa đối với người có công Trong khi đó, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số lên tới 223.687 hộ trên tổng số 240.119 hộ nghèo của toàn vùng, chiếm hơn 93% số hộ nghèo Có thể nói 6 tỉnh miền núi phía Bắc là những tỉnh tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc ít người, tuy vậy đời sống của người dân nơi đây còn rất khó khăn, kém phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết vì vậy Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, tập trung đào tạo nghề cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số, trang bị cho họ một nghề nghiệp phù hợp để họ có thể tự mưu sinh, xóa đói giảm nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội. Các hộ nghèo của khu vực này chủ yếu là nghèo do thu nhập thấp, đặc biệt tập trung ở khu vực nông thôn với trên
234.000 hộ thuộc diện nghèo đói, trong khi những hộ nghèo ở khu vực thành thị chỉ khoảng 6.000 hộ chiếm khoảng hơn 2% mà thôi Với việc phân chia hộ nghèo theo các nhóm đối tượng này, sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách nắm rõ hơn nguồn gốc sâu xa dẫn đến nghèo đói của các hộ dân của các tỉnh miền núi phía Bắc để đưa ra những chính sách đào tạo nghề phù hợp và cần thiết cho những hộ dân nơi đây để họ có thể nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói tránh kìm hãm sự tăng trưởng của toàn vùng trong những năm tới.
Bảng 4.13: Số hộ nghèo phân theo nhóm đối tượng, tỉnh/ thành phố năm 2018 Đơn vị tính: Hộ Địa phương
Tổng số hộ nghèo năm 2018
Chia theo nhóm đối tượng
Hộ nghèo dân tộc thiểu số
Hộ nghèo về thu nhập
Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Hộ nghèo khu vực thành thị
Hộ nghèo khu vực nông thôn
Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội
Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công
Nguồn: Niên giám thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
4.4.3 Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc
Phần này luận án sử dụng số liệu VHLSS để phân tích biến động về tỷ lệ nghèo đa chiều của các hộ gia đình vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018.
Nhìn vào bảng 4.21 cho biết giai đoạn 2014-2018 số gia đình rơi vào tình trạng nghèo và cận nghèo vùng Tây Bắc đều có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lại có xu hướng giảm trong giai đoạn này, tuy vậy sự thay đổi không đáng kể qua các năm Cụ thể như sau: Nếu như năm 2014 số hộ nghèo là 613 hộ thì đến năm
2018 số hộ nghèo tăng thêm gần 20 hộ đạt 632 hộ nghèo Số hộ cận nghèo thì tăng nhiều hơn với 38 hộ từ 290 hộ từ năm 2014 tăng lên thành 328 hộ vào năm 2018 tức là tăng khoảng 13,1% so với năm 2014, trong khi đó số hộ nghèo chỉ tăng khoảng 3,18%.
Sở dĩ số hộ nghèo và cận nghèo tặng lên nhưng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lại giảm xuống là do trong giai đoạn 2014-2018 số hộ gia đình vùng Tây Bắc tăng lên nhanh chóng và tốc độ tăng của số hộ gia đình vùng này nhanh hơn so với tốc độ tăng của số hộ nghèo và cận nghèo điều đó làm cho tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có xu hướng giảm vào năm cuối chu kỳ Tuy nhiên, tỷ lệ giảm không nhiều (mức giảm chưa đến 2% đối với hộ nghèo và chỉ khoảng 0,07% đối với hộ cận nghèo).
Bảng 4.14: Thay đổi tỷ lệ nghèo đa chiều
Nguồn Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018
Các chiều thiếu hụt của hộ
Tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận đa chiều của các hộ gia đình vùng Tây Bắc chênh lệch nhau khá xa ở các khía cạnh nhưng tỷ lệ thiếu hụt có xu hướng giảm trong những năm cuối giai đoạn nghiên cứu chứng tỏ việc tiếp cận các dịch vụ cũng như đời sống của người dân đã được nâng cao dần Trong khi các tỷ lệ thiếu hụt về y tế và giáo dục ở trẻ em đã được quan tâm và đầu tư thì tỷ lệ thiếu hụt trong sinh hoạt của người dân như nguồn nước, chỗ ở cũng như trình độ giáo dục của người lớn vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao. Ở hầu hết các khía cạnh tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận đa chiều của năm 2018 đều thấp hơn so với năm 2014, chỉ duy nhất có yếu tố “Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin” là có tỷ lệ năm 2018 tăng so với năm 2014 là 1% từ 5% năm 2014 lên 6% vào năm 2018 Trong những chiều tiếp cận của nghèo thì tỷ lệ thiếu hụt quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình thường chiếm tỷ lệ rất cao chẳng hạn như tỷ lệ thiếu hụt hố xí hợp vệ sinh vào năm 2014 lên tới 19,6% đến năm 2018 có giảm xuống đôi chút là 18,4%, ngoài ra tỷ lệ hộ dân được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt còn thiếu khoảng 15,5% vào năm 2014, cũng như tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở cũng như chất lượng nhà ở của các hộ gia đình trong năm 2014 còn rất cao lần lượt là 8,4% và 9,4% Với những con số trên có thể thấy rằng những hộ dân vùng Tây Bắc đang rất thiếu thốn về mặt vật chất, chất lượng nhà ở cũng như đời sống sinh hoạt đang bị xuống cấp nghiêm trọng Trong những năm gần đây, mặc dù đã được các cấp các ngành cũng như chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư để sửa sang nâng cấp nhưng chất lượng nguồn nước, nhà ở, hố xí hợp vệ sinh vẫn là một trong những thứ thiếu hụt nghiêm trọng, cần được đầu tư nhiều hơn nữa.
Trong khi đó tỷ lệ thiếu hụt về trình độ giáo dục của người lớn chiếm đến 16,3% vào năm 2014 nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống rõ rệt vào năm 2018 khi tỷ lệ thiếu hụt ở khía cạnh này chỉ còn 10,6% Ở tất cả các khía cạnh về thiếu hụt tiếp cận nghèo đa chiều thì có thể thấy tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế và tình trạng đi học của trẻ em đã được chính quyền nơi đây làm tốt hơn hẳn thể hiện ở việc tỷ lệ thiếu hụt ở 2 khía cạnh này rất thấp Có thể thấy rằng, trong giai đoạn nghiên cứu thì giáo dục và y tế là 2 lĩnh vực được các địa phương vùng Tây Bắc đặc biệt quan tâm và chú ý Với nhiều chính sách dạy nghề được tập trung cho tất cả các đối tượng khác nhau nhằm tạo lập nghề nghiệp, hướng dẫn người dân cách tiếp cận nhiều lĩnh vực mới, bớt phụ thuộc vào nông nghiệp, lệ thuộc vào thiên nhiên từ đó tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân để từ đó các hộ dân thoát nghèo, từ nghèo lên cận nghèo rồi không còn nằm trong danh sách của hộ nghèo nữa Với những thành quả như thế thì vai trò của đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người dân sẽ phát huy được tính nhân văn của nó, tạo cơ hội để các hộ dân thoát nghèo bền vững.
Hình 4.14: Tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận đa chiều của hộ
Nguồn Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018
4.4.3.1 Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều theo khu vực
Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn rất rõ ràng, tỷ lệ các hộ dân rơi vào tình trạng nghèo hay cận nghèo ở nông thôn đều cao hơn rất nhiều so với ở thành thị Mặt khác, cả tỷ lệ nghèo và cận nghèo ở nông thôn và thành thị đều có xu hướng giảm vào những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu. Ở vùng Tây Bắc trong giai đoạn 2014-2018, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 9,54% trong tổng số hộ dân của vùng vào năm 2014, thì đến năm 2018 tỷ lệ về số hộ nghèo và cận nghèo chỉ còn khoảng 18,21% số hộ nghèo và 9,47% số hộ cận nghèo, số hộ nghèo giảm đi đáng kể so với năm 2014 là một trong những điểm sáng trong quá trình thoát nghèo của người dân nơi đây Với số liệu này cho thấy tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của vùng còn khá cao chiếm khoảng gần 30% vào năm 2014 và con số này đã giảm đi 3% vào năm 2018, tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ hộ nghèo là 3,39% vào năm 2014 thì đến năm 2018 chỉ còn khoảng 3,11% nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo lại đang có xu hướng tăng lên khi năm 2014 chỉ khoảng 3,38% thì đến năm 2018 số liệu này là 5,46% Điều này có thể có 2 lý do đó là: thứ nhất, do đời sống các hộ dân không được cải thiện, việc tiếp cận với các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt… càng ngày càng thấp nên họ rơi vào mức cận nghèo, thứ hai có thể do mức sống của các hộ nghèo được cải thiện vì thế những hộ nghèo này được xếp vào hộ cận nghèo.
Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 24,38% vào năm 2014 và tỷ lệ này có giảm xuống đôi chút vào năm 2018 còn 21,98% nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao Còn tỷ lệ hộ cận nghèo của vùng Tây Bắc trong giai đoạn này cũng dao động từ 10,47% đến 11,11% và cũng có xu hướng giảm vào những năm cuối của giai đoạn nghiên cứu Có thể thấy rằng, tỷ lệ hộ nghèo của nông thôn cao hơn so với thành thị khoảng 7 đến 8 lần, trong khi tỷ lệ hộ cận nghèo cao hơn từ 2 đến 3 lần Mặt khác, ở khu vực nông thôn vùng Tây Bắc thì tỷ lệ hộ gia đình rơi vào nghèo đói chiếm tới trên 30% dân số thậm chí năm
2014 tỷ lệ này còn lên tới gần 36%, con số này là rất cao Có thể nói có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn điều này cho thấy thu nhập của người dân nông thôn ở đây thực sự rất thấp, và thấp hơn rất nhiều so với khu vực thành thị, hơn nữa thu nhập của họ rất bấp bênh vì vậy việc rơi vào nghèo đòi luôn thường trực, có thể năm nay là hộ cận nghèo nhưng khả năng năm sau có thể lại rơi vào hộ nghèo Điều này cho thấy cần có sự nỗ lực, chung tay từ chính quyền tới sự ủng hộ của người dân để cùng nhau nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế cho người dân nông thôn để cùng nhau thoát nghèo.
Tây Bắc là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân nông thôn chiếm tỷ lệ cao,các hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nông nghiệp là chính Vì vậy, để các hộ gia đình thoát khỏi nghèo đòi, chính sách của Chính phủ cũng như của từng tỉnh cần quan tâm hơn nữa đối với các hộ dân ở khu vực nông thôn giúp họ thoát nghèo và giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo trở lại Ngoài ra, cần trang bị cho người dân công cụ mưu sinh đó chính là các chính sách đào tạo nghề để họ tìm kiếm việc làm, chủ động thoát nghèo, không còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước Để làm được điều đó, công tác tuyên truyền về chính sách ưu đãi của Nhà nước trong các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án được triển khai tới các tỉnh, các khu vực cần phải được thực hiện thường xuyên, phổ biến rộng rãi đến từng hộ dân để họ thấy được sự quan tâm của Nhà nước và những ưu đãi dành cho đối tượng nghèo. Đơn vị: %
Hình 4.15: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo khu vực giai đoạn 2014-2018
Nguồn Tính toán từ số liệu VHLSS 2014-2018 4.4.3.2 Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều theo giới tính của chủ hộ
Phân tích tác động của lao động qua đào tạo nghề đến việc làm, thu nhập và giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc
4.5.1 Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm và thu nhập
4.5.1.1 Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm của người lao động
Bảng 4.19: Kết quả ước lượng mô hình tác động của lao động qua đào tạo nghề tới cơ hội việc làm
Tên biến Giải thích biến paidjob Marginal effects
(1) (2) Tên biến Giải thích biến paidjob Marginal effects
Nguồn: Tính toán của tác giả
- Tác động của biến chuyên môn kỹ thuật tới cơ hội việc làm có hưởng lương:
Nhóm không bằng cấp chứng chỉ được đặt là biến cơ sở khi so sánh giữa các biến giả, biến trình độ đào tạo sơ cấp được thể hiện thông qua biến giả CMKT2 trong mô hình, đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng và đại học được thể hiện lần lượt qua biến CMKT3, CMKT4, CMKT5, kết quả ước lượng các biến này đều có ý nghĩa thống kê.
Với nền kinh tế thị trường phát triển, những người có trình độ chuyên môn càng cao, càng có nhiều cơ hội việc làm Với hệ số ước lượng của các biến chuyên môn kỹ thuật đều có hệ số dương và tăng dần từ trình độ sơ cấp đến trung cấp đã chỉ ra rằng với người lao động không có chuyên môn kỹ thuật thì xác suất tìm được việc làm công ăn lương thấp hơn so với người lao động có trình độ sơ cấp là 0.2, thấp hơn so với người lao động có trình độ từ trung cấp là 0.436, thấp hơn so với người lao động có trình độ cao đẳng là 0.541 và cuối cùng thấp hơn so với người lao động có trình độ từ đại học trở lên là 0.693 Điều này chứng tỏ rằng xác suất để một lao động qua đào tạo nghề tìm được việc làm công ăn lương khả quan hơn nhiều so với những người lao động không có chuyên môn kỹ thuật, trong đó những người có trình độ, được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên có cơ hội tìm kiếm việc làm cao nhất hay nói cách khác cơ hội việc làm tỷ lệ thuận với trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của người lao động Theo kết quả này, nhà nước cần xây dựng chính sách tập trung vào đào tạo nghề có trình độ chuyên môn, không chỉ làm việc thuần túy bằng chân tay mà cần có sự kết hợp giữa lao động thủ công với tiến bộ của khoa học công nghệ Trong nghiên cứu này, người lao động qua đào tạo nghề có trình độ từ trung cấp trở lên có khả năng tìm kiếm việc làm rất dễ dàng, tuy vậy cũng tránh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ như trong thời gian qua Vì vậy cũng cần phân loại người lao động ngay từ quy trình đánh giá chất lượng đầu vào, nếu người lao động thực sự có năng lực có thể khuyến khích học những cấp học cao hơn, còn lại có thể tập trung đào tạo nghề đặc biệt là nghề cần kỹ năng, kỹ xảo, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội, đây cũng là một hướng đi tốt để cho các lao động đã qua đào tạo nghề xác định công việc của mình trong tương lai.
- Tác động của biến tình trạng hôn nhân tới cơ hội việc làm có hưởng lương:
Biến “married” có hệ số ước lượng bằng - 0.0478 0 cho biết cơ hội có việc làm của người lao động qua đào tạo nghề càng lớn khi tuổi của họ tăng lên Điều này đúng khi mà những người lao động lớn tuổi là những người đã được tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động, sản xuất, các doanh nghiệp sẽ cần những lao động này để truyền đạt những hiểu biết vốn có cho những lao động trẻ để tăng năng suất lao động Thâm niên công việc cũng là nhân tố tấc động mạnh đến cơ hội việc làm của lao động qua đào tạo nghề bởi vì đặc điểm thực hành và tay nghề của người lao động phát triển qua thời gian, năng suất lao động và tiền lương cũng thay đổi theo Xu thế chung là quan hệ thuận chiều giữa thâm niên, tuổi đời với tiền lương, thu nhập của người lao động Tuy nhiên, khi người lao động càng lớn tuổi thì đồng nghĩa với việc sức lao động cũng giảm đi, họ thường gặp những hạn chế về sức khỏe vì thế cơ hội việc làm của họ cũng sẽ giảm đi Điều này có nghĩa cơ hội việc làm của người lao động sẽ tăng đến một mức nào đó cùng với tuổi của họ, nhưng vượt qua ngưỡng này thì cơ hội việc làm sẽ giảm đi do điều kiện về sức khỏe, tuổi tác Cơ hội việc làm của người lao động đạt tới mức cao nhất khi đạo hàm bậc nhất của biến xác xuất có cơ hội việc làm theo biến tuổi bằng 0 Trong nghiên cứu này, hệ số ước lượng của biến age 2 = -0.00026, còn biến age = 0.0177, vậy người lao động có cơ hội việc làm cao nhất ở tuổi 34 (= 0.0177/ 2*0.00026), sau đó cơ hội sẽ giảm dần khi độ tuổi tăng lên Với lao động qua đào tạo nghề, do đặc thù nghề nghiệp phải lao động chân tay, trực tiếp sản xuất nhiều cho nên đến độ tuổi từ sau 34 tuổi thì cơ hội để họ tìm được việc làm mới sẽ càng giảm Cuộc đời mỗi người chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn chưa thành niên, giai đoạn thành niên và giai đoạn cao niên Giai đoạn trưởng thành là giai đoạn sung sức nhất, cao niên thường là chỉ thời kỳ mà con người ở vào giai đoạn cuối cuộc đời Ở giai đoạn cao tuổi, con người có những đặc điểm tâm sinh lý khác với giai đoạn tuổi trẻ Sau một thời gian lao động, cùng với quy luật sinh học tự nhiên của con người, người lao động cao tuổi xuất hiện những biểu hiện của sự suy giảm các chức năng tâm sinh lý và chức năng làm việc, các phản xạ chậm hơn và có phần kém đi, họ cần được nghỉ ngơi Tuy vậy, trong thực tế có nhiều người lao động cao tuổi mong muốn được tiếp tục làm việc, được tiếp tục cống hiến và tham gia các hoạt động xã hội để có thêm thu nhập Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy trong chính sách đào tạo nghề cần quan tâm đến độ tuổi của người lao động để có thể phát huy hết được tiềm năng, sức khỏe của họ đặc biệt là người lao động sẽ có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm, không còn trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
- Tác động của biến năm đến cơ hội có việc làm hưởng lương: Trong mô hình nghiên cứu năm 2014 được chọn là năm cơ sở để làm căn cứ so sánh với các năm khác trong giai đoạn nghiên cứu Kết quả ước lượng của biến năm trong mô hình cho thấy hệ số ước lượng của năm 2014 và 2017 mang dấu âm, các năm còn lại mang dấu dương tức là có những năm cơ hội việc làm của người lao động tăng lên so với năm
2013 nhưng có những năm xác xuất để người lao động có việc làm lại thấp hơn so với năm 2013 Điều này thể hiện chính sách đào tạo nghề của nhà nước có tác động tới cơ hội có việc làm hưởng lương của người lao động khác nhau qua các năm do vậy xác suất để người lao động có việc Chính vì vậy, để chính sách đào tạo nghề đến gần hơn với người lao động, cùng với sự ra đời của chính sách thì một lượng lớn người lao động được có thêm công ăn việc làm, có thu nhập và thoát nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội thì người làm chính sách phải thực sự đặt mình vào người lao động, tìm hiểu nhu cầu thị trường, mục đích học nghề của người lao động, các chương trình đào tạo phải gắn với thực tiễn để người học làm được việc ngay sau khi ra trường mà không cần phải đào tạo lại, có sự chung tay góp sức, đồng lòng của Nhà nước - Nhà trường – Nhà doanh nghiệp có như vậy thì cơ hội có việc làm sau khi học nghề sẽ không còn quá xa vời với người học.
4.5.1.2 Tác động đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động
Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mô hình tác động của đào tạo nghề tới thu nhập của người lao dộng
Tên biến Giải thích biến Logarit(thu nhập bình quân) age Tuổi 0.0570***
Tên biến Giải thích biến Logarit(thu nhập bình quân)
3.branch Công nghiệp khai khoáng 0.837***
4.branch Công nghiệp chế biến, chế tạo 0.725***
(0.0104) 5.branch Sản xuất, phân phối điện ga, khí đốt và nước 0.730***
8.branch Khách sạn, nhà hàng 0.889***
(0.0180) 9.branch Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 0.702***
Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị 0.645***
2.occup_9 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 0.577***
Tên biến Giải thích biến Logarit(thu nhập bình quân)
3.occup_9 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 0.519***
4.occup_9 Nhân viên trợ lý văn phòng -0.0736***
5.occup_9 Nhân viên dịch vụ và bán hàng 0.256***
(0.0116) 6.occup_9 Lao động có kỹ năng trong nông lâm thủy sản -0.0494***
7.occup_9 Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan
(0.00933) 8.occup_9 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 0.342***
2.LHDN2 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 0.0192*
(0.0107) 3.LHDN2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0.221***
Nguồn: Tính toán của tác giả
- Tác động của biến tuổi tới thu nhập của lao động qua đào tạo nghề: Biến
“age” thể hiện tuổi của người lao động có hệ số hồi quy là 0.057 có ý nghĩa thống kê ở mức 99% cho biết rằng thu nhập của người lao động ở vùng Tây Bắc có quan cùng chiều với tuổi của họ có nghĩa là người lao động có độ tuổi càng cao thì thu nhập càng cao Thực tiễn cho thấy, người lao động càng lớn tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, lao động, học tập và có nhiều vốn tích lũy, cũng như tài sản vì thế biến tuổi sẽ có tác động tích cực tới thu nhập của họ.
Tuy vậy, người lao động khi lớn tuổi cũng đồng nghĩa với việc sức lao động cũng sẽ bị suy giảm đồng nghĩa thu nhập cũng sẽ giảm đi Do đó, thu nhập của họ sẽ tăng cùng với tuổi đến một ngưỡng nào đó sau đó sẽ giảm khi tuổi tăng lên Ngưỡng của biến tuổi được tìm thấy khi xét đạo hàm bậc nhất của cả hai bên với tuổi, ta có: lninc = β1 β2*age Để tìm được giá trị cao nhất của tiền lương, yêu cầu lninc = 0 (có nghĩa là đạo hàm bậc nhất của lninc bằng 0) Giải phương trình, ta có giá trị cao nhất của lninc() như sau: = β1/-2 β2 Với β1 = 0.057 >0 và β1 = -0.000653