1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔN LUẬT THƯƠNG mại QUỐC tế TRỌNG tài THƯƠNG mại và điều KIỆN để GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG tài THƯƠNG mại

14 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 172,17 KB

Nội dung

Khái niệm Theo khoản 1 điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của

Trang 1

7hTỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC

THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn: Lê Trần Quốc Công

Lớp Luật thương mại quốc tế (Ca 4 Thứ 3)

Nhóm : 7

Danh sách sinh viên thực hiện:

Phan Nguyễn Cẩm Tiên-71902046 Nguyễn Thị Quỳnh Như-71902037 Hoàng Thị Thảo-71902042

Đặng Thị Mai Hương-71902027 Trần Thị Kim Ngân-71900962

Nguyễn Trần Diễm Quỳnh-71901061

Lê Nguyễn Tường Vi-71901247 Phùng Thị Như Quỳnh-71901063 Phạm Anh Thư-71902044

Nguyễn Văn Nhã-71900978

TP HCM, THÁNG 4, NĂM 2021

1

Trang 2

MỤC LỤC

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Đặc điểm 3

1.3 Hình thức 3

1.4 Những điều đổi mới của Luật Trọng tài thương mại 2010 so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 5

2 Ý NGHĨA SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 7

3 VAI TRÒ CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI SO VỚI TÒA ÁN VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 9

3.1 Ưu điểm 9

3.2 Nhược điểm 9

3.3 Ý nghĩa của luật trọng tài thương mại 9

4 ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 10

4.1 Phải có thỏa thuận trọng tài 10

4.2 Tranh chấp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài 10

4.3 Thỏa thuận trọng tài không vô hiệu 10

4.4 Thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp không thực hiện được 10

4.5 Điều kiện về hiệu lực đối với chủ thể là cá nhân: 11

4.6 Điều kiện về hiệu lực đối với chủ thể là tổ chức: 11

5 THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO (Tham khảo thông qua các đường link sau) 14

2

Trang 3

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm

Theo khoản 1 điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì “Trọng tài thương mại là phương thức

giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”.

Như vậy ta có thể hiểu Trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của tòa án khi các bên đã lựa chọn trọng

tài

1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, việc tự do lựa chọn trọng tài viên: đối với những tranh chấp có tính chuyên môn cao, các bên có thể lựa chọn trọng tài viên có trình độ chuyên môn đúng với lĩnh vực tranh chấp

Thứ hai, thời gian nhanh chóng, linh hoạt, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài nhanh hơn kiện tụng tại tòa án

Thứ ba, phán quyết trọng tài được công nhận rộng rãi: cho đến nay đã có nhiều Công ước quốc tế về trọng tài thương mại được ký kết và phê chuẩn bởi nhiều quốc gia như Công ước New York 1958, Công ước Washington 1965, Công ước Liên Mỹ về trọng tài thương mại quốc tế; do đó, các phán quyết của trọng tài được công nhận rộng rãi hơn và dễ thực thi hơn so với các phán quyết ở tòa án

Thứ tư, tính chung thẩm: nhìn chung, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, các bên tham gia tranh chấp không có quyền kháng cáo đối với phán quyết của trọng tài (tuy nhiên, tòa án vẫn có quyền hạn nhất định đối với việc ra quyết định hủy phán quyết trọng tài hoặc tuyên bố phán quyết của trọng tài vô hiệu)

Thứ năm, tính bảo mật: nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài không được công bố rộng rãi Điều này rất có lợi khi công ty muốn giữ uy tín của mình.

Vậy nên các cá nhân, tổ chức thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại để tiết kiệm thời gian và bảo mật thông tin

1.3 Hình thức

Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.

a) Trọng tài vụ việc

Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới Tuy nhiên quy định của pháp luâ tr các nước về hình thức trọng tài này csng ở mức đô rsâu, rôngr khác nhau

Bản chất của trọng tài vụ viêcr được thể hiênr qua các đă cr trưng cơ bản sau:

Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp Theo đó, trọng tài chỉ được thành lâ rp theo thỏa thuânr của các bên tranh chấp để giải quyết vụ viê cr tranh chấp cụ thể giữa các bên Khi giải quyết xong tranh chấp, trọng tài tự chấm dứt hoạt đô ngr

Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người

có tên hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tố tụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng Thông thường, các bên

Trang 4

tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào, thường

là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế

Trọng tài vụ viêcr lần đầu tiên được quy định tại Pháp lệnh trọng tài thương mại năm

2003 Trước khi ban hành Pháp lênhr trọng tài thương mại, hình thức trọng tài vụ viê cr mới chỉ được ghi nhânr là môtr phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ viê

rc Sau khi ban hành Pháp lênhr trọng tài thương mại thì diênr mạo của trọng tài vụ viê

cr ở Viêtr Nam được khắc họa rw nxt

Trọng tài vụ viêcr có môtr số ưu thế hơn trọng tài thường trực như: giải quyết nhanh chóng vụ viêcr tranh chấp, ít tốn kxm; các bên có quyền lựa chọn bất kì trọng tài viên nào trong danh sách trọng tài viên của bất kì trung tâm trọng tài nào…

b) Trọng tài thường trực

Ở Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định

Các trung tâm trọng tài có môtr số đăcr trưng cơ bản sau:

Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước; nhưng đồng thời vẫn nhận sự hỗ trợ của nhà nước Các trung tâm trọng tài được thành lâpr theo sáng kiến của trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phxp, chứ không phải được thành lâpr bởi nhà nước Các trung tâm trọng tài không nằm trong hê rthống cơ quan quản lí nhà nước, csng không thuô rc hê rthống cơ quan xxt xử nhà nước Hoạt đôngr của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt đôngr từ ngân sách nhà nước

Trọng tài viên duy nhất hoăcr hôir đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước

mà nhân danh người thứ ba đô cr lâpr ra phán quyết

Là tổ chức phi chính phủ nhưng các trung tâm trọng tài vẫn luôn đă rt dưới sự quản lí và

hỗ trợ của Nhà nước Nhà nước quản lí đối với các trung tâm trọng tài thông qua viê cr bạn hành các văn bản pháp luâtr tạo cơ sở pháp lí cho viêcr tổ chức và hoạt đô ngr của trung tâm trọng tài Ngoài ra, nhà nước còn quản lí thông qua hoạt đô ngr quản lí hê r thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong viê cr cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi giấy phxp thành lâp,r đăng kí hoạt đôngr của các trung tâm trọng tài

Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau Mỗi trung tâm trọng tài là môtr pháp nhân, tồn tại đôcr lâpr và bình đ|ng với các trung tâm trọng tài khác Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới

Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể

tham giai vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt đô rng của mình tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngs trọng tài viên và phải ghi rw trong điều lê r của trung tâm trọng tài Trong quá trình hoạt đô ng,r trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên

cơ sở sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng

căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định

Trang 5

của pháp luật về trọng tài thương mại Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này

Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thường dựa trên cơ sở là một

số bản quy tắc trong tài hay một số công ước quốc tế có liên quan csng như bản quy tắc

tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín

Hoạt động xxt xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên của trung tâm Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trọng danh sách trọng tài viên của trung tâm Vì vậy, hoạt động xxt xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm

1.4 Những điều đổi mới của Luật Trọng tài thương mại 2010 so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003

Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại Luật Trọng tài thương mại (TTTM) đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh TTTM về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại của Trọng tài thông qua việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên (Điều 2 Luật TTTM) Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật TTTM so với Pháp lệnh TTTM và phù hợp với thực tiễn sử dụng Trọng tài của

các nước trên thế giới.

Thứ hai, khắc phục sự không rw ràng của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 về các tình huống có thể làm vô hiệu thoả thuận trọng tài Điều 18 Luật TTTM giới hạn 6 tình huống theo đó thoả thuận trọng tài vô hiệu Đặc biệt, còn có quy định trường hợp thỏa thuận trọng tài không rw ràng thì bên khởi kiện (nguyên đơn) có quyền được tự do lựa chọn tổ chức trọng tài thích hợp để khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Với quy định này sẽ ngăn chặn và giảm bớt tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp

Thứ ba, không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch Việt Nam Điều đó có nghĩa là

người nước ngoài csng có thể được chỉ định làm trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ Quy định này đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ tư, cho phxp các Trung tâm trọng tài được ban hành quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp với quy định của Luật và đảm bảo đặc thù của mỗi Trung tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các bên tranh chấp

Thứ năm, cho phxp các tổ chức trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên (Chương XII với 07 Điều)

Thứ sáu, nâng cao vị thế của Trọng tài thông qua việc cho phxp Hội đồng Trọng tài được thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 47, 48, 49 và 50) Quy định này nhằm giúp cho tố tụng trọng tài vận hành có hiệu quả hơn

Thứ bảy, hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi quy định không phù hợp của Pháp lệnh TTTM như quy định về quyền của một bên được gửi đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu “không đồng ý với quyết định trọng tài”, bởi vì các quy

định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và

Trang 6

làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài mà pháp luật của hầu hết các nước đều công nhận

Thứ tám, Luật TTTM là đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng là nguyên tắc rất quan trọng đã hình thành lâu đời trong pháp luật tố tụng của các nước phát triển Quy định mới của Luật (Điều 13) xác định, khi một bên nhận thấy những quy định của Luật hoặc của thoả thuận trọng tài bị vi phạm mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối vi phạm đó trong thời hạn luật định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Toà án Quy định này nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quả các hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài

Thứ chín, thể hiện rw nxt mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên Luật đã đưa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối

quan hệ pháp lý quan trọng này: xác định rw Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài

và liệt kê 8 nội dung thẩm quyền của Toà án trong quan hệ với Trọng tài bao gồm: thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ; đăng ký phán quyết trọng tài; tuyên thoả thuận trọng tài vô hiệu; xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; giải quyết và yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài; bảo đảm sự có mặt của người làm chứng; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; chỉ định, thay đổi trọng tài viên Quy định tại các điều luật khác liên quan đã cụ thể hoá nội dung những thẩm quyền này của Toà án Quy định này đã khắc phục được những bất cập của Pháp lệnh TTTM, tạo điều kiện để các Tòa án và Hội đồng trọng tài csng như các bên tranh chấp tránh được lúng túng trong các trường hợp cụ thể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để trọng tài hoạt động có hiệu quả.

Thứ mười, quy định phù hợp hơn về thủ tục Tòa án xxt đơn yêu cầu hủy phán quyết

trọng tài Khác với Pháp lệnh TTTM, thủ tục tòa án xxt đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo Luật TTTM chỉ có một cấp và có giá trị chung thẩm Luật quy định một Hội đồng gồm 03 thẩm phán xem xxt đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và quyết định của Hội đồng là chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay (Điều 71)

Trang 7

2 Ý NGHĨA SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được xxt xử thông qua hệ thống Toà

án và Trung tâm trọng tài Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rw ràng là trong khi số vụ tranh chấp được giải quyết bằng con đường Trọng tài thương mại còn rất khiêm tốn thì hệ thống Toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng số lượng vụ án tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) đã ra đời

và có nhiều quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại Cụ thể: Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của trọng tài: trọng tài là cơ quan tài phán phi chính phủ có quyền lực bắt nguồn từ “quyền lực hợp đồng” do các bên tranh chấp giao phó, ủy nhiệm do đó trọng tài không mang trong mình quyền lực nhà nước khi giải quyết tranh chấp, phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước, không đại diện cho ý chí của Nhà nước mà đại diện cho ý chí của các bên tranh chấp Điều này đã đặt ra cho TTTM những khó khăn khi không có sự đồng thuận, hợp tác thiện chí của cả hai bên tranh chấp trong quá trình tố tụng csng như việc thi hành phán quyết trọng tài Khi những khó khăn này vượt ra khỏi sự kiểm soát của trọng tài và cần đến sự giúp đỡ của Tòa án và các

cơ quan tư pháp khác Vì vậy sự hỗ trợ của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tránh bế tắc cho hoạt động trọng tài, để trọng tài có thể giải quyết tốt các tranh chấp mà các bên đã tin tưởng giao phó

Ví dụ như: trong quá trình thành lập Hội đồng trọng tài, có trường hợp bị đơn không chọn được trọn tài viên cho mình, hay các bên không chọn được trọng tài viên duy nhất; nếu có một bên tranh chấp tẩu tán tài sản, làm thất thoát khối tài sản của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với bên kia thì trọn tài csng không thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các hành vi đó,…Điều đó đặt ra vấn đề cần phải có sự hỗ trợ của Tòa án cho hoạt động của trọng tài để khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của trọng tài Có như vậy mới đảm bảo cho quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thông suốt và hiệu quả

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu, thực tiễn giải quyết tranh chấp ở Việt Nam: Các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam ngày một nhiều hơn và đa dạng về chủng loại, phức tạp về tính chất Điều này đòi hỏi phải có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của chủ thể kinh doanh Tại Việt Nam, trọng tài thương mại đã có lịch sử tồn tại khá lâu dài, tuy nhiên chưa phải là hình thức được các nhà kinh doanh ưa chuộng, căn bản là do thiếu

sự hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan Tòa án nói riêng Thực tiễn này đòi hỏi các cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan Tòa án nói riêng phải có sự hỗ trợ nhất định đối với trọng tài Chính sự hỗ trợ đó sẽ làm cho hoạt động trọng tài được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, đồng thời không làm mất đi ưu thế của hình thức giải quyết tranh chấp tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của các đương sự

Thứ ba, xuất phát từ tình trạng quá nhiều án tồn đọng tại các Tòa kinh tế: Cùng với sự phát triển sôi động của các quan hệ kinh tế, các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại được đưa đến Tòa kinh tế ngày càng nhiều, đã tạo ra tình trạng “quá tải”, án tồn đọng tại các Tòa kinh tế, đặc biệt là ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài: Nhà nước nói chung và các cơ quan Nhà nước nói riêng có thẩm quyền quản lý hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội, trong đó có trọng tài Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật quy định về trọng tài

đã thể hiện sự quản lý của mình đối với hoạt động của trọng tài, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của trọng tài

Như vậy mối quan hệ đặc trưng giữa Toà án và Trọng tài là mối quan hệ hỗ trợ và giám sát Nhờ có sự hỗ trợ và giám sát của Toà án mà trọng tài tuy là tổ chức tài phán phi chính phủ nhưng vẫn hoạt động được một cách có hiệu quả Việc thừa nhận vai trò, trách nhiệm của Toà án nhân dân trong hỗ trợ, giám

Trang 8

sát hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp của TTTM là một sự tiếp sức cho TTTM, thể hiện quan điểm của nhà nước trong việc đa dạng hoá phương thức giải quyết tranh chấp và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ thể kinh doanh được sự bảo hộ của nhà nước về mặt pháp lý trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại

Trang 9

3 VAI TRÒ CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI SO VỚI TÒA ÁN VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

3.1 Ưu điểm

Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, thuận lợi cho các bên tham gia

Trọng tài thương mại đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên, tiết kiệm thời gian

và chi phí cho các bên, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Đảm bảo được bí mật trong quá trình giải quyết tranh chấp

Mang tính thân thiện tạo khả năng tiếp tục duy trì mối quan hệ của các

bên Là cơ chế giải quyết tranh chấp trung lập cho các bên

Các phán quyết của trọng tài có thể được công nhận và cho thi hành ở nước

ngoài Trọng tài mang tính chuyên môn cao

Trọng tài không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên thích hợp để giải quyết tranh chấp giữa các bên có quốc tịch khác nhau

3.2 Nhược điểm

Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm là một ưu thế lớn nhưng nó csng là hạn chế không cho các bên kháng cáo, kháng nghị

Chi phí trong việc giải quyết trọng tài thường được ấn định trước và thường cao hơn rất nhiều so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác

=> Xxt về mặt tổng thể, những ưu điểm của thỏa thuận trọng tài vẫn vượt trội, đây là lý do mà phương thức giải quyết tranh chấp này được lựa chọn nhiều hơn trong quan hệ thương mại quốc tế

3.3 Ý nghĩa của luật trọng tài thương mại

Luật trọng tài thương mại là một bước tiến lớn của Việt Nam trong việc phát triển hoạt động trọng tài Luật trọng tài thương mại là khung pháp lý quan trọng trong việc phát triển trọng tài Thực tế, nhờ luật trọng tài thương mại mà đã có sự phát triển về số lượng như số lượng Trung tâm trọng tài nhiều hơn nên doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn, số vụ tranh chấp được giải quyết tại trọng tài nhiều hơn so với trước đây, số lượng Trọng tài viên csng tăng lên nên tăng khả năng lựa chọn cho các bên trong tranh chấp Nhờ Luật trọng tài thương mại mà có gia tăng về chất lượng của hoạt động trọng tài như chất lượng các phán quyết trọng tài ngày được nâng cao, doanh nghiệp ngày càng tin tưởng hệ thống trọng tài của Việt Nam

Trang 10

4 ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

4.1 Phải có thỏa thuận trọng tài

Đây là điều kiện tiên quyết khi xem xxt khả năng tranh chấp được trọng tài thương mại giải quyết Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra nhưng phải được xác lập bằng văn bản, dưới dạng điều khoản trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng

Các hình thức thỏa thuận csng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chxp lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận

*Lưu ý: Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận

trọng tài

4.2 Tranh chấp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài

Mặc dù các bên đã có thỏa thuận tranh chấp phát sinh được giải quyết theo cơ chế trọng tài thương mại, tuy nhiên, vẫn phải xxt xem tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại hay không Pháp luật quy định 3 loại tranh chấp mà trọng tài thương mại

có thẩm quyền giải quyết như sau:

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

4.3 Thỏa thuận trọng tài không vô hiệu

Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu:

Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng

tài Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền

*Ví dụ: Người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền của pháp nhân tham gia hoạt động thương mại Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự

Thỏa thuận trọng tài không được xác lập dưới hình thức văn bản, là điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận riêng

Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng xp trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và

có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu

Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

4.4 Thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp không thực hiện được

Pháp luật quy định các trường hợp mà thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, do đó, để tranh chấp được trọng tài thương mại giải quyết thì thỏa thuận đó phải thực hiện được hay nói

Ngày đăng: 30/12/2022, 04:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w