1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX

98 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp: “Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu Tân dược tại Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex” được thực hiện trong quá trình em

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y

DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : PGSTS NGUYỄN PHÚ TỤ

Sinh viên thực hiện : KIỀU BÍCH NGỌC

MSSV : 0954020299 Lớp : 09DQD1

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2013

Sinh viên thực hiện

Kiều Bích Ngọc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp: “Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh nhập khẩu Tân dược tại Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex” được

thực hiện trong quá trình em thực tập tại trụ sở chính của Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex

Để hoàn thành được bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và những góp ý quý báu từ: Ban lãnh đạo các cấp, các anh chị phòng Xuất Nhập khẩu, phòng Tài chính & Kế toán, phòng Nhân sự, phòng Hành Chính tại Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex

và đặc biệt là thầy hướng dẫn là PGS.TS.Nguyễn Phú Tụ, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh– trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, em xin chân thành kính gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất

Do hạn chế về thời gian chuẩn bị và tài liệu tham khảo nên Khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Mong Thầy/Cô, người đọc góp ý thêm để Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn chỉnh hơn

TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2013 SVTH Kiều Bích Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG vii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU 5

1.1 Khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 5

1.1.1 Khái niệm và hình thức nhập khẩu 5

1.1.2 Đặc điểm của phương thức nhập khẩu trong nền kinh tế hiện nay 7

1.1.3 Vai trò của phương thức nhập khẩu trong nền kinh tế hiện nay 8

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhập khẩu trong nền kinh tế hiện nay 11

1.1.4.1 Chính sách thuế đối với nhập khẩu 11

1.1.4.2 Tỷ giá hối đoái 12

1.1.4.3 Nhu cầu và giá của thị trường 12

1.1.4.4 Các nhân tố khác 12

1.2 Khái quát về tình hình nhập khẩu Tân dược trên Thế giới 13

1.2.1 Thị trường nhập khẩu Tân dược của thế giới có xu hướng tăng 13

1.2.2 Thị trường Tân dược phân bố không đều giữa các khu vực 14

1.3 Khái quát về tình hình nhập khẩu Tân dược tại Việt Nam 15

1.3.1 Thực trạng ngành Dược Việt Nam trong những năm gần đây 15

1.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng 15

1.3.1.2 Gia tăng cạnh tranh 18

1.3.1.3 Kiểm soát giá 19

1.3.1.4 Hỗ trợ từ Chính phủ 20

Trang 5

1.3.1 Kim ngạch nhập khẩu Tân dược tại thị trường Việt Nam trong

những năm gần đây 21

1.3.1.1 Nhập khẩu dược phẩm 21

1.3.1.2 Nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 23

1.3.2 Những quy định của Nhà nước đối với ngành Dược và hoạt động nhập khẩu Tân dược 24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN Y DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX 27

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phàn Y dược phẩm Vimedimex 27

2.1.1 Giới thiệu về công ty 27

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, mục tiêu của công ty 28

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 28

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, mục tiêu của công ty 29

2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex 31

2.1.4 Cơ cấu tổ chức, quản lý 33

2.1.4.1 Nguồn nhân lực 33

2.1.4.2 Sơ đố bộ máy tổ chức, quản lý 34

2.2 Quy trình nhập khẩu ủy thác tân dược tại công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex 34

2.2.1 Định nghĩa các thuật ngữ 34

2.2.2 Quy trình nhập khẩu ủy thác 35

2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Vimedimex 37

2.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 37

2.3.1.1 Vốn kinh doanh 37

2.3.1.2 Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 37

Trang 6

2.3.2 Vài nét về tình hình tài chính của công ty 41

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 44

2.3.3.1 Thuận lợi 44 2.3.3.2 Khó khăn 45

2.4 Thực trạng hoạt động nhập khẩu dƣợc phẩm của công ty cổ phần Y dƣợc phẩm Vimedimex 45

2.4.1 Tình hình doanh thu của kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn 2010- 2012 46

2.4.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu dược phẩm của công ty giai đoạn

2.5 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty cổ phần Y dƣợc phẩm Vimedimex 53

Trang 7

3.2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường 60

3.2.1.2 Tăng cường quan hệ với khách hàng và mở rộng thị trường trong nước 62

3.2.1.3 Nâng cao khả năng đàm phán của nhân viên trong công ty 64

3.2.1.4 Giảm chi phí vận chuyển và giao nhận 65

3.2.1.5 Lên kế hoạch dự trữ ngoại tệ, đa dạng hóa đồng tiền thanh toán 66 3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan chức năng có liên quan 68

3.2.2.1 Về công tác hải quan 68

3.2.2.2 Về quản lý giá hàng nhập 69

3.2.2.3 Quản lý việc cung cấp thông tin 69

3.2.2.4 Kiểm soát đầu cơ ngoại tệ 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 76

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT

TẮT

CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

CIF: Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước

vận tải

CIP: Carriage and Insurance Paid To…- Tiền cước và phí bảo hiểm

đã trả tới

CFR: Cost and Freight – Tiền hàng và cước vận tải

CPI: Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

FAS: Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu

FCA: Free carrier – Giao hàng cho người vận tải đầu tiên

FOB: Free On Board – Giao lên tàu

FDI: Foreign Direct Investment – Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước

ngoài

GDP: Good Distribution Practices – Thực hành tốt phân phối thuốc

GSP: Good Strorage Practices – Thực hành tốt bảo quản thuốc

GPP: Good Pharmacy Practices – Thực hành nhà thuốc tốt

GMP: Good Manufacturing Practices – Thực hành tốt sản xuất thuốc

GLP: Good Laboratory Practices – Thực hành tốt phòng thí nghiệm

HĐQT: Hội đồng quản trị

L/C: Letter of Cerdit – Thư tín dụng

SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

T/T: Telegraphic Transper – Điện chuyển tiền

TTR: Telegraphic Transper Reimbursement – Chuyển tiền bằng điện

có hoàn bồi

TCHQ: Tài chính Hải quan

VNPCA: Vietnam Pharmacuetial Companies Association - Hiệp hội

doanh nghiệp Dược Việt Nam

Trang 9

VIMEDIMEX: Công ty Cổ phần Y Dược phẩm VIMEDIMEX

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thị trường và tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp dược thế giới thời kỳ 2000 –

2009 14 Bảng 1.2 Phân bổ không đều thị trường dược phẩm toàn cầu (2010) 14 Bảng 1.3 Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2011 22 Bảng 1.4.Thống kê thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm năm 2012 23 Bảng 2.1 Quá trình tăng vốn của Vimedimex qua các năm 33 Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex 34

Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010,

2011, 2012 đã kiểm toán 40 Bảng 2.4 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2010, 2011, 2012 41 Bảng 2.5 Doanh thu và tỷ trọng doanh thu các sản phẩm tại Vimedimex giai đoạn 2010-2012 46 Bảng 2.6 Kim ngạch Xuất nhập khẩu dược phẩm Công ty Vimedimex từ 2010 đến

2012 47 Bảng 2.7 Cơ cấu nhập khẩu thành phẩm tân dược theo thị trường giai đoạn 2010-

2012 48 Bảng 2.8 Cơ cấu nhập khẩu thành phẩm tân dược theo mặt hàng giai đoạn 2010-

2012 50 Bảng 2.9 Cơ cấu nhập khẩu thành phẩm tân dược theo phương thức thanh toán giai đoạn 2010-2012 52 Bảng 3.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Vimedimex trong năm 2013 60

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ

ĐỒ, HÌNH ẢNH

Biểu đồ 1.1 Giá trị sử dụng thuốc tại Việt Nam qua các năm 16 Biểu đồ 1.2 Chỉ tiêu thuốc bình quân đầu người giai đoạn 2001-2011 17 Biểu đồ 1.3 Thị phần Doanh nghiệp Dược Việt Nam năm 2012 19 Biểu đồ 1.4 Tốc độ tăng CPI của ngành Dược so với cả nước giai đoạn 2002-2011 20

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xa xưa, dân gian ta đã có những bài thuốc Đông Y từ những loại cây mộc mạc gần gũi như rau răm, kinh giới, bạc hà,…hay đến các loại thảo dược quý hiếm từ rừng núi Các bài thuốc này có các đặc tính khác nhau và chữa trị cho những loại bệnh khác nhau ở từng vùng Nhờ biết chủ động sử dụng thuốc nam cũng như thuốc bắc mà rất nhiều các loại bệnh có thể được chữa khỏi Nhưng khi bệnh tật của con người vượt tầm kiểm soát, xuất hiện những bệnh lạ, với mức độ và biến chứng nặng thì thuốc Đông Y đã không theo kịp Thêm vào đó, Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa với nhiều bệnh tật phát sinh nên nhu cầu sử dụng thuốc hằng năm là rất lớn Theo thống kê của Cục quản lý Dược Việt Nam, tiêu dùng thuốc hằng năm của người dân luôn có xu hướng tăng nhanh: năm 2010 là 22,25 USD/người, năm 2011 là 20 USD/người, năm 2012 là 23 USD/người, và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới (dự báo vào năm 2013 là 33 USD/người)

Thế nhưng, khi nhu cầu của người dân tăng về các loại thuốc phòng - chữa bệnh ngày càng nhiều thì ngành sản xuất dược của nước ta lại phát triển chậm hơn, không theo kịp với tốc độ tăng trưởng mạnh của nguồn cầu Thực tế, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu nội địa, thêm nữa nguồn nguyên liệu

để sản xuất lại phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu ngoại nhập Do đó, nhu cầu trao đổi thuốc, tìm kiếm thuốc mới mang tên Tây Y là điều tất yếu xảy ra Bên cạnh

đó, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, sự hòa nhập vào làn sóng giao lưu thương mại hóa toàn cầu đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa nói chung và xuất - nhập khẩu thuốc nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ,

đa dạng Người dân có cơ hội tiếp xúc với các loại thuốc mới, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trang thiết bị y tế hiện đại,…Các loại dược phẩm từ nước ngoài đã và đang tích cực góp phần đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe cho người dân Đặc biệt là các loại thuốc đặc trị mà nước ta chưa có khả năng sản xuất được, trong khi người bệnh buộc phải sử dụng

Nhận thức được cơ hội, nhu cầu, sứ mệnh đảm bảo cho nền công nghiệp dược thực sự phát huy hiệu quả của nó cho vấn đề an ninh sức khỏe toàn dân;

Trang 13

VIMEDIMEX tự tin là một trong số ít các doanh nghiệp cung cấp và phân phối y, dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam Nổi bật nhất là hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dược và y tế với bề dày hoạt động lâu năm, nhiều kinh nghiệm và có uy tín trên thị trường nước nhà Vì vậy, trên cơ sở vận dụng lý thuyết được học tại trường

và tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty, em đã tiến hành thực hiện

đề tài: “BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động nhập khẩu tân dược tại thị trường Việt Nam,

cụ thể là ở Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex Trong đó, đi sâu phân tích thực trạng kim ngạch nhập khẩu, quy trình thực hiện và những thành công, tồn tại

để có thể đánh giá khả năng cạnh tranh và đưa ra những giải pháp cho công ty trong những năm tới

Phạm vi nghiên cứu là thị trường tân dược Việt Nam trong khoảng thời gian

từ năm 2010 đến 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên việc thu thập tài liệu thực tế tại công ty kết hợp với phương pháp phân tích thống kê (phương pháp so sánh) nhằm đánh giá, làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu và tạo cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề đã được đặt ra

Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp dựa vào các số liệu, biểu bảng thu được, phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, người ta xây dựng các chỉ tiêu kinh tế cho phép đánh giá thực trạng, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 14

Phương pháp so sánh là phương pháp mà người ta xây dựng các chỉ tiêu kinh tế và thực hiện so sánh tuyệt đối hoặc tương đối để rút ra các kết luận về đối tượng kinh tế nghiên cứu: phát triển tốt hay trung bình hay thụt lùi, hoạt động xấu

đi

5 Dự kiến kết quả nghiên cứu

Làm tài liệu tham khảo cho ban lãnh đạo công ty, đưa ra những giải pháp thiết thực, hữu ích, giúp công ty vượt qua những khó khăn còn tồn đọng, phát huy những thế mạnh trong hiện tại và tương lai, hướng tới một VIMEDIMEX vững mạnh, thịnh vượng

6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Kết cấu bài khóa luận gồm 3 chương giới hạn trong 70 trang giấy A4:

Chương 1: Lý luận cơ bản về nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu

Chương 1 trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đồng thời nêu rõ nội dung các bước cần thiết của quy trình nhập khẩu nói chung Bên cạnh đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường nhập khẩu dược phẩm tại thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế trong thời gian gần đây

Chương 2: Thực trạng tình hình nhập khẩu tân dược tại Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex

Chương 2 đưa ra những thông tin tổng quan về Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cảu công ty từ năm 2010-

2012 Đồng thời trình bày một cách cụ thể thực trạng hoạt động nhập khẩu tân dược tại công ty qua phân tích tỷ trọng và tình hình kim ngạch nhập theo các yếu tố khác nhau Sau đó, tổng hợp các bước trong quy trình nhập khẩu trong thực tế mà công ty đang tiến hành Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động nhập khẩu với những thành công và hạn chế nhất định

Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu tân dược tại Vimedimex

Chương 3 điểm lại những thông tin chủ yếu trong phương hướng hoạt động của công ty thời gian tới Bên cạnh đó, trình bày những giải pháp cho những tồn tại

đã đề cập ở chương 2 để nâng cao hoạt động nhập khẩu tân dược của công ty, góp phần thực hiện thành công phương hướng đã đề ra Cuối cùng là những kiến nghị

Trang 15

đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp

Trang 16

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU

1.1 Khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

1.1.1 Khái niệm và hình thức nhập khẩu

Trong xu thế quốc tế hóa ngày nay đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra mạnh mẽ Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, nếu thương mại quốc tế là sự trao đổi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau và nói rằng xuất khẩu là một hình thức tất yếu của các công ty kinh doanh quốc tế khi xâm nhập thị trường quốc tế thì nhập khẩu cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng, bởi vì xuất khẩu của nước này là nhập khẩu của nước kia và ngược lại, nó là một mặt không thể tách rời của nghiệp vụ ngoại thương Đã

có không ít những cách hiểu khác nhau về nhập khẩu nhưng xét trên góc độ trung thực nhất thì “nhập khẩu được hiểu là sự mua hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận” Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các công ty kinh doanh quốc tế khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thường áp dụng

ba hình thức kinh doanh nhập khẩu chính: là nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh) và nhập khẩu gián tiếp (nhập khẩu ủy thác), nhập khẩu liên doanh Áp dụng hình thức nào điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất

kỹ thuật và vào yêu cầu của khách hàng

Nhập khẩu trực tiếp:

Trong thương mại quốc tế giao dịch trực tiếp ngày càng phát triển do các phương tiện thị trường rất phát triển, trình độ năng lực giao dịch của người tham gia thương mại quốc tế ngày càng cao Do đó, khi nhập khẩu hàng hóa, các đơn vị kinh doanh quốc tế có thể trực tiếp giao dịch với nhà xuất khẩu một cách thuận tiện và dễ dàng

Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức trực tiếp được hiểu là việc đơn vị kinh doanh trực tiếp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam với danh nghĩa và chi phí của mình, rồi sau đó tiến hành kinh doanh, bán hàng hóa nhập khẩu cho khách hàng trong nước có nhu cầu

Trang 17

Đơn vị kinh doanh theo hình thức nhập khẩu trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao

do giảm được chi phí trung gian, giảm bớt sai sót, lợi nhuận thu được do bán hàng hóa nhập khẩu lớn hơn khi không có chi phí ủy thác Đồng thời theo hình thức này, đơn vị kinh doanh có điều kiện trực tiếp tiếp cận thị trường để thích ứng với nhu cầu thị trường một cách tốt nhất, từ đó có thể chủ động được nguồn hàng và bạn hàng trong kinh doanh

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì kinh doanh nhập khẩu trực tiếp cũng gặp không ít khó khăn; hình thức này cũng chứa đựng đầy rủi ro và mạo hiểm

do doanh nghiệp phải có đủ tiềm lực về tài chính để đầu tư, cán bộ phải có nghiệp

vụ giỏi, hình thức này nếu không tìm hiểu kỹ thị trường và đối tác thì rất dễ bị ép giá thậm chí sau khi nhập khẩu hàng hóa về có thể bán không được hoặc bán với giá thấp Hình thức này không thích hợp với công ty kinh doanh quốc tế khi lần đầu tham gia trên thị trường quốc tế hoặc kinh doanh mặt hàng mới trên thị trường mới

Nhập khẩu gián tiếp

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh quốc tế không đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất để tiến hành nhập khẩu trực tiếp Do đó, họ sẽ cần đến trung gian cầu nối giữa công ty nhập khẩu và đối tác là công ty xuất khẩu Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức ủy thác là việc đơn vị ngoại thương (bên nhận ủy thác) đóng vai trò trung gian để thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam theo yêu cầu của bên ủy thác với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên ủy thác

Theo khái niệm về nhập khẩu ủy thác có thể thấy rằng các đơn vị kinh doanh theo hình thức này thì đơn vị ngoại thương không phải bỏ vốn mình ra đem đi nhập khẩu, vốn này do bên ủy thác cấp; tuy nhiên đơn vị kinh doanh vẫn phải chịu chi phí nghiên cứu thị trường, đối tác Khi thực hiện hình thức nhập khẩu này, đơn vị nhận ủy thác hoàn toàn yên tâm về đầu ra do chi phí nhập khẩu hàng hóa đều do người ủy thác chịu trách nhiệm, điều này tạo ra độ an toàn nhất định cho công ty kinh doanh quốc tế

Về phía bên ủy thác là đơn vị kinh doanh có nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu nhưng do điều kiện có thể không đủ trình độ nghiệp vụ để đứng ra nhập khẩu hàng hóa hoặc có thể họ có vốn nhập khẩu nhưng lại không có chức năng kinh doanh nhập khẩu

Trang 18

Mối liên hệ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác thể hiện ở hoạt động ký kết giữa hai bên và những tài liệu, giấy tờ liên quan mà bên ủy thác gửi cho đơn vị ngoại thương Và chính đây là cơ sở quan trọng để bên được ủy thác tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu với đối tác của nước ngoài Sau khi công việc nhập khẩu hoàn tất, đơn vị được ủy thác bàn giao hàng hóa đúng như yêu cầu cho bên ủy thác gọi là chi phí ủy thác khoảng 1% giá trị hợp đồng, chi phí này có thể ít hơn hoặc nhiều hơn 1% phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bên nhận ủy thác và bên ủy thác cũng như giá trị của hợp đồng

Nhập khẩu liên doanh

Hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết kỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi, nếu lỗ thì cùng nhau chịu Nhập khẩu liên doanh ít chịu rủi ro hơn so với các doanh nghiệp tự doanh nhập khẩu trực tiếp vì mỗi doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên cũng tăng theo số vốn góp; phân chia chi phí, thuế doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ hai bên phân chia tùy theo thoả thuận dựa trên vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên gánh vác

1.1.2 Đặc điểm của phương thức nhập khẩu trong nền kinh tế hiện nay

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong nước Hoạt động nhập khẩu có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như

điều ước quốc tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thương mại quốc tế

Thức hai, các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất

phong phú: Giao dịch thông thường (quan hệ nhập khẩu trực tiếp của 2 bên), giao dịch qua trung gian (quan hệ nhập khẩu gián tiếp có sự tham gia của 3 bên trở lên), giao dịch tại hội trợ triển lãm

Thứ ba, các phương thức thanh toán cũng rất đa dạng: nhờ thu, hành đổi hàng,

L/C,…

Trang 19

Thức tư, tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển

đổi cao như: Đôla Mỹ, Bảng Anh, Euro, Yên Nhật, Franc Pháp,…

Thứ năm, điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất

là nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB,…

Thứ sáu, kinh doanh nhập khẩu có hai hình thức chủ yếu là nhập khẩu ngoài

nước (vượt khỏi biên giới quốc gia, cơ sở nguồn hàng của doanh nghiệp cung cấp đặt ngoài quốc gia), nhập khẩu trong nước (cơ sở nguồn hàng của doanh nghiệp cung ứng đặt quốc gia đó)

Thứ bảy, kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ

quản lý, trình độ nghiệp vụ Ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin

Thứ tám, trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng

hoá Để đề phòng rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng

Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch

khác nhau hợp tác lâu dài Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế - chính trị của các nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại

1.1.3 Vai trò của phương thức nhập khẩu trong nền kinh tế hiện nay

Bất kì quốc gia nào cũng không thể tự sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủ mọi nhu cầu trong nước Đặc biệt trong xu thế ngày này, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thoát khỏi nền kinh tế

tự cung tự cấp, lạc hậu Mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân dựa vào rất hiều lợi thế so sánh, ở đó mỗi quốc gia sẽ đẩy mạnh sản xuất có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu trong nước và suất khẩu đi các quốc gia khác Trong thực tế không có quốc gia nào là có lợi thế về tất cả các mặt hàng, các lĩnh vực Chính vì thế mà sự bổ sung hàng hóa giữa các quốc gia đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu phát triển Những quốc gia phát triển thường xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu rất nhiều và ngược lại những nước kém phát triển thì kim nghạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu Với Việt Nam, một quốc gia mới chuyển sang nền kinh tế thị trường gần 28 năm lại chịu nhiều hậu quả từ sự tàn phá chiến tranh, thì hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình khôi phục nền kinh tế và tiến tới quá trình CNH-HĐH đất nước Cụ thể những vai trò được thể hiện rõ nét như sau:

Trước hết, nhập khẩu sẽ bổ sung kịp thời những hàng hóa còn thiếu mà trong

nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế,

Trang 20

đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của nền kinh tế

Tiếp theo, nhập khẩu làm đa dạng hóa hàng tiêu dùng trong nước, phong phú

chủng loại hàng hóa, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân

Kế đến, nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền toàn khu vực và trên thế giới,

xóa bỏ nền kinh tế lạc hậu, tự cung tự cấp Tiến tới sự hợp tác giữa các quốc gia, là cầu nối thông suốt của nền kinh tế tiên tiến trong nước và nước ngoài, tạo lợi thế để phát huy lợi thế so sánh trên sơ sở CNH

Bên cạnh đó, nhập khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước không ngừng vươn

lên, không ngừng tìm tòi nghiên cứu để sản xuất ra hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo tăng cường sức cạnh tranh với hàng ngoại

Cuối cùng, nhập khẩu sẽ tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ; điều này sẽ

tạo ra sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất hàng hóa, tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình độ, tiết kiệm chi phí và thời gian

Ngoài ra, nhập khẩu còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp

phần nâng giá trị cũng như chất lượng hàng hóa xuất khẩu thông qua quá trình trao đổi hàng hóa đối lưu; giúp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt tạo đòn bẩy vững chắc cho quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Những vai trò to lớn đó của nhập khẩu, mỗi quốc gia luôn cố gắng để tận dụng tối đa, đem lại sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên để tận dụng tối đa vai trò của nhập khẩu thì đó lại là cả một vấn đề đặt ra với đường lối phát triển của mỗi quốc gia

Ở Việt Nam, có nền kinh tế xuất phát điểm rất kém, trước kia lại vận hành trong cơ chế quan liêu bao cấp, nền kinh tế chỉ là tự cung, tự cấp, công nghệ trang thiết bị bị lạc hậu, quan hệ kinh tế lại không phát triển, hoặc chỉ phát triển trong hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa (đa số các quốc gia này có nền kinh tế kém phát triển) Vận hàng trong nền kinh tế như thế sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra với kim ngạch nhỏ bé, bó hẹp trong một vài quốc gia cùng chế độ Đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam với Liên Xô cũ dưới hình thức viện trợ và mua bán theo nghị định thư hoặc trao đổi hàng hóa đối lưu, cộng thêm vào đó

Trang 21

là sự quản lý cứng nhắc của nhà nước đã làm mất đi sự năng động linh hoạt trong nền kinh tê quốc dân mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước với cơ cấu tổ chức

bộ máy cồng kềnh, bị độc quyền, hoạt động theo tư tưởng quan liêu, tốc độ công việc nhập khẩu diễn ra trì trệ, kém hiệu quả; hoạt động nhập khẩu phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan chức trách Trong khi nền kinh tế khu vực và trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, linh hoạt và đem lại hiệu quả cao Xu thế tất yếu ấy đã đòi hỏi Việt Nam thay đổi để phù hợp với nền kinh tế thế giới; những tư tưởng lạc hậu ấy cần phải được cải tiến và xóa bỏ, thay vào đó là những cái mới tiến bộ hơn, linh hoạt hơn Đó chính là vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN

Từ khi nền kinh tế thị trường thay thế cho nền kinh tế tự cung tự cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ theo hướng có lợi cho đất nước Nến kinh tế đóng đã hoàn toàn diệt vong thay vào đó là nền kinh tế mở, hợp tác, quan hệ trên cơ sở cùng có lợi, chuyển từ tư tưởng đối đầu sang đối thoại Các chính sách mở rộng nhập khẩu

đã bước đầu phát huy được vai trò to lớn của nó, tạo ra thị trường sôi động với khối lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về hàng hóa không ngừng tăng lên cả về giá trị lẫn chất lượng; thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần theo đường lối của Đảng Một lần nữa khẳng định vai trò của hoạt động nhập khẩu Để tiếp bước trên con đường đúng đắn đó và tiếm thêm những bước vững chắc hơn trong tương lai thì trách nhiệm không thuộc

về riêng ai; cần hơn hết là sự lãnh đạo, chỉ đường và động viên của các cơ quan chức trách, tinh thần học hỏi, lao động, nghiên cứu tìm tòi cố gắng hết mình của từng doanh nghiệp, từng cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng Cụ thể sự cố gắng hết mình đó phải được thể hiện trên các góc độ sau:

Thứ nhất, thu hút và mở rộng sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và hoạt

động ngoại thương nhưng dưới sự quản lý của nhà nước

Thứ hai, hoạt động kinh tế đối ngoại phải đảm bảo được nguyên tắc trong

quan hệ thương mại quốc tế

Thứ ba, không ngừng tạo ra chữ tín đối với các đối tác, tôn trọng chủ quyền

của nhau, bình đẳng cùng có lợi

Trang 22

Cuối cùng, lấy hiệu quả kinh tế chung của xã hội làm đầu, kết hợp giữa lợi ích

riêng của đơn vị kinh doanh với lợi ích của toàn xã hội

Muốn thực hiện được những chủ trương đặt ra đòi hỏi phải biết:

Đầu tiên, sử dụng triệt để lợi thế, phát huy tối đa năng lực sẵn có, không được

để xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ

Tiếp theo, hoạt động phải mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không vi phạm

các điều ước quốc tế

Kế đến, nhập khẩu nhưng phải thúc đẩy và bảo vệ sản xuất trong nước

Kế tiếp, cân đối giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu

Thêm vào đó, cần phải ưu tiên nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu

Cuối cùng, xây dựng thị trường nhập khẩu lâu dài, ổn định, bền vững

Thực hiện những nguyên tắc trên sẽ gặp phải không ít những khó khăn từ sự tác động chủ quan và khách quan Các doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ kịp thời thích đáng của các cơ quan lãnh đạo nhà nước để các doanh nghiệp từng bước tiến kịp trình độ quốc tế

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhập khẩu trong nền kinh tế hiện nay

1.1.4.1 Chính sách thuế đối với nhập khẩu

Thuế nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch trong các trường hợp sau đây:

Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho hàng hóa chúng trở nên đắt đỏ (các mặt hàng xa xỉ như xe hơi, rượi, mỹ phẩm,…) hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước, làm giảm thâm hụt cho cán cân thương mại Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của các mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường (Ví dụ: năm 2013, Mỹ đã chính thức đánh vào thuế cao gấp hàng chục lần vào các mặt hàng cá da trơn của các doanh nghiệp Việt Nam do có nghi ngờ về phi vụ bán phá giá loại cá này trên thị trường tiêu dùng Mỹ) Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất theo chốt, chẳng hạn như nông nghiệp giống như các chính sách

về thuế quan của Liên minh Châu Âu đã thực hiện cho Chính sách nông nghiệp chung của họ Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh bình đẳng trên thị trường quốc tế Chính sách kiểm soát giá cả trên thị trường tạo nguồn cung dồi dào hơn để kìm chế tăng giá đột biến của

Trang 23

các mặt hàng thiết yếu Từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường

1.1.4.2 Tỷ giá hối đoái

Nhân tố này có ý nghĩa quyết định trong việc xác định mặt hàng, bạn hàng, phương án kinh doanh, quan hệ kinh doanh của không chỉ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà tới tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung Sự biến đổi của nhân tố này sẽ gây ra những biến động lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu Ví dụ khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền thanh toán có lợi cho việc nhập khẩu thì lại bất lợi cho xuất khẩu và ngược lại

Mặt khác có rất nhiều loại tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái thả nổi tự do và tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý Vì vậy khi tiến hành bất cứ một hoạt động thương mại xuất nhập khẩu nào, doanh nghiệp cũng cần nắm vững xem hiện nay quốc gia mà mình định hoạt động đang áp dụng loại tỷ giá nào, bởi việc ấn định này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và kinh doanh hàng nhập khẩu

1.1.4.3 Nhu cầu và giá của thị trường

Có thể hình dung hoạt động nhập khẩu như một chiếc cầu nối thông thương giữa hai thị trường: đầu cầu bên này là thị trường trong nước, đầu cầu bên kia là thị trường ngoài nước Nó tạo sự phù hợp gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lại giữa chúng, phản ánh sự biến động của mỗi thị trường, cụ thể như sự tôn trọng giá, giảm nhu cầu về một mặt hàng nào đó trong nước sẽ làm giảm lượng hàng hoá

đó chuyển qua chiếc cầu nhập khẩu và ngược lại Cũng như vậy, thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn các nhu cầu trên thị trường trong nước Sự biến đổi của nó về khả năng cung cấp, về sự đa dạng của hàng hoá, dịch vụ cũng được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác dụng đến thị trường nhập khẩu

1.1.4.4 Các nhân tố khác

Hệ thống tài chính ngân hàng

Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh, nó can thiệp sâu tới tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù tồn tại dưới hình thức nào, thuộc thành phần kinh tế nào

Có được điều đó là bởi nó đóng vai trò hết sức to lớn trong hoạt động quản lý, cung cấp vốn, đảm trách việc thanh toán một cách thuận tiện, chính xác, nhanh

Trang 24

chóng cho các doanh nghiệp Hoạt động nhập khẩu sẽ không thực hiện được nếu không có sự phát triển của hệ thống ngân hàng, dựa trên các thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu, đảm bảo cho họ về mặt lợi ích kỹ thuật cũng như xã hội và cũng nhiều trường hợp do có lòng tin với ngân hàng mà các doanh nghiệp với số lượng vốn lớn kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được những thời cơ kinh doanh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc:

Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể tách rời với hoạt động vận chuyển và thông tin liên lạc Nhờ có thông tin liên lạc hiện đại mà công việc có thể tiến hành thuận lợi, kịp thời Còn việc vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác là một công việc hết sức quan trọng trong hoạt động nhập khẩu Do đó sự hiện đại hoá công việc nghiên cứu và áp dụng những công nghệ tiên tiến của khoa học

kỹ thuật vào hệ thống thông tin và giao thông vận tải là tất yếu ảnh hưởng to lớn đến hoạt động nhập khẩu

Trên đây, chúng ta đã xem xét một số nhân tố chính ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động nhập khẩu của bất cứ một quốc gia nào Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều nhân tố khác Vì vậy hoạt động nhập khẩu hết sức phức tạp và có mối tác động qua lại tương hỗ với nhiều hoạt động khác trong nền kinh tế

1.2 Khái quát về tình hình nhập khẩu Tân dƣợc trên Thế giới

1.2.1 Thị trường nhập khẩu Tân dược của thế giới có xu hướng tăng

Trong 10 năm 2000-2009 thị trường dược phẩm thế giới tăng 2,25 lần với tỷ lệ tăng trưởng bình quân dưới mức 2 chữ số: 9,3%, mặc dù giữa thập kỷ tỷ lệ tăng trưởng có lúc đạt 2 chữ số: 16,4% (2003) và 12,5% (2004) Nói cách khác, có thể thấy rằng trong nhiều thập niên, đã hình thành một quy luật là sau mỗi 10 năm thị trường dược phẩm toàn cầu tăng gấp đôi

Trang 25

Bảng 1.1 Thị trường và tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp dược thế giới thời kỳ 2000 -

2009

Năm Doanh thu

( tỷ USD)

Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)

Năm Doanh thu

(tỷ USD)

Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)

(Nguồn: IMS Health)

Theo thống kê của IMS Health, tổng doanh số ngành dược thế giới năm 2008 đạt 773 tỷ USD, tăng trưởng thuần 4,8% (loại trừ biến động yếu tố giá) Trước đó, ngành này có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 10% (2000-2003) và 7% (2004-2007) Đây là mức tăng trưởng nổi trội so với tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế

thế giới và nhiều nhóm ngành khác ( IMS Health, 2010)

1.2.2 Thị trường Tân dược phân bố không đều giữa các khu vực

Mặc dù các thị tường mới nổi có tốc độ tăng trưởng hai chữ số, nhưng tỷ lệ phân chia thị trường theo các Châu lục vẫn không đều Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản chiếm khoảng 80% thị trường dược phẩm toàn cầu và theo Tổ chức Y tế Thế giới,

tỷ lệ này không thay đổi qua nhiều thập niên từ thế kỷ trước

Bảng 1.2 Phân bổ không đều thị trường dược phẩm toàn cầu (2010)

Khu vực Doanh thu

(tỷUSD)

Tốc độ tăng trưởng

(%)

Thị phần (%)

Trang 26

(Nguồn: MedAd News, Sept 2011.)

1.3 Khái quát về tình hình nhập khẩu Tân dƣợc tại Việt Nam

1.3.1 Thực trạng ngành Dược Việt Nam trong những năm gần đây

Ngành Dược phẩm là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng sản xuất các loại thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh, phục hồi và tăng cường sức khỏe cho con người Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành Dược Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) mang đến rất nhiều cơ hội

để phát triển nhưng cũng không ít thách thức để cạnh tranh bền vững với các công

ty Dược nước ngoài Để có thể tận dụng được cơ hội, nhận rõ và từng bước khắc phục những tồn tại trước mắt, chúng ta phải hiểu rõ thực trạng của ngành Dược Việt Nam, cùng với những chính sách của Nhà nước có liên quan trong giai đoạn hiện nay; từ đó đề ra phương hướng để đưa ra những chiến lược phát triển cho bản thân các doanh nghiệp trong nước Với điển hình về một số đặc điểm, sự kiện như sau:

1.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng ngành dược Việt Nam duy trì tốt ở mức 2 con số:

Trong khi tốc độ tăng trưởng ngành dược thế giới có xu hướng chậm dần về mức 5-7%/năm, ngành dược trong nước vẫn duy trì tốt ở mức 2 con số trong suốt

10 năm qua Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã có dấu hiệu giảm dần sau khi tăng trưởng rất mạnh trong năm 2008 với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng lên đến 1,43 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2007 Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm 2009

và 2010 lần lượt đạt 1,69 và 1,91 tỷ USD, tăng 18,9% và 12,8% so với cùng kỳ năm trước

Trang 27

Biểu đồ 1.1 Giá trị sử dụng thuốc tại Việt Nam qua các năm

Nguồn tin: Cục quản lý dược (năm 2012)

(Nguồn: Cục quản lý Dược, năm 2011)

Chỉ tiêu thuốc bình quân đầu người tăng đáng kể:

Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng ngành dược Việt Nam là mức chỉ tiêu thuốc bình quân đầu người vẫn ở mức thấp Theo thống kê Hiệp hội các Doanh nghiệp Việt Nam, chi tiêu thuốc bình quân đầu người Việt Nam tăng gần 4 lần, kể từ 6 USD/người trong năm 2001 lên đến 22,5 USD/người năm 2010 Tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao nhưng nhìn chung mức chỉ tiêu này vẫn còn khá thấp so với mức chỉ tiêu bình quân đầu người của các nước lân cận là 40 USD/người/năm

0 0.5 1 1.5 2 2.5

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ USD

Năm Thị trường Dược Việt Nam

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng Trị giá sản xuất trong nước Trị giá thuốc nhập khẩu

Trang 28

Biểu đồ 1.2 Chỉ tiêu thuốc bình quân đầu người giai đoạn 2001-2011

(Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam)

Tốc độ tăng trưởng dân số ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ngành Dược

Ngoài ra, yếu tố nhân khẩu học được đánh giá là quan trọng thứ hai có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng ngành dược nói chung Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, khoảng 68% tổng dân số dưới độ tuổi 40 Tuổi thọ trung bình ngày càng được cải thiện Bên cạnh đó Việt Nam là một trong những nước có dân số đông, gần tới 91 triệu dân vào năm 2011 Tỷ lệ tăng trưởng dân số sẽ tiếp tục duy trì hơn 1%/năm, đạt xấp xỉ

khoảng 1 triệu người/năm nhờ đó mà nhu cầu sử dụng thuốc có thể nâng lên đáng kể

Tốc độ tăng trưởng ngành dược Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức 10%/năm

Trong giai đoạn 2001-2011, công nghệ bào chế thuốc trong nước đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao Mặc dù gần 90% nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị thuốc sản xuất trong nước đã tăng đáng kể, cụ thể đạt hơn 919 triệu USD trong năm

2010, tăng gần 11% so với năm trước Tuy nhiên với nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng và đa dạng, thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% tổng nhu cầu thuốc sử dụng Điều này mang đến nhiều tiềm năng tăng trưởng cho ngành dược nội địa trong tương lai Với niềm hy vọng tốc độ tăng trưởng ngành dược đạt 10%/năm trong giai đoạn 2012-2017

5.2 5.7

7.1 7.8

9 10.3

12.7 16.1 19.8 22.4 28.4 30

2001 2003 2005 2007 2009 2011

Năm Chỉ tiêu thuốc bình quân đầu người

Chỉ tiêu đầu người Tốc độ tăng trưởng

Trang 29

1.3.1.2 Gia tăng cạnh tranh

Thị trường dược Việt Nam đang mở rộng cửa cho các công ty dược nước ngoài:

Hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tương đối phong phú, cả nước có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất tân dược, và 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược)

Sau khi gia nhập WTO, thị trường dược Việt Nam đang mở rộng cửa cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu và hậu cần (logistics) Trước đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường chủ yếu đầu tư vào các nhà máy sản xuất thuốc.; thì giờ đây có khoảng 70-80% doanh nghiệp FDI đã dần chuyển sang lĩnh vực lưu thông và phân phối dược phẩm

Theo lộ trình cam kết WTO của Chính phủ, kể từ 01/01/2009, các công ty dược nước ngoài được phép nhập khẩu thuốc trực tiếp, khiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dược trong nước và các hãng dược nước ngoài ngày càng quyết liệt Sau 5 năm mức thuế nhập khẩu trung bình sẽ giảm từ 5% xuống 2,5%, đòi hỏi các công ty dược phẩm trong nước phải nỗ lực mạnh mẽ cải thiện quy trình, nâng cao năng lực sản xuất,

và mở rộng tiêu thụ, nhằm tránh nguy cơ mất thị phần vào thuốc nhập khẩu

Bên cạnh đó, với tâm lý thích dùng hàng ngoại nhập của người tiêu dùng Việt Nam, các công ty dược nước ngoài đã có thể tăng mức lợi nhuận bán hàng đáng kể Ngoài ra, các công ty dược đa quốc gia này còn có lợi thế vượt trội ở nguồn tài chính dồi dào và đưa ra mức hoa hồng cao, cạnh tranh với các doanh nghiệp dược trong nước

Trang 30

Biểu đồ 1.3 Thị phần Doanh nghiệp Dược Việt Nam năm 2012

(Nguồn: Cục quản lý dược (2012))

Nổi bật trong số các công ty trong nước là Dược Hậu Giang, là công ty đầu ngành Ngoài ra các công ty dược khác như Imexpharm, Traphaco, Domesco, Dược Cửu Long và OPC tương đối đồng đều với thị phần chiếm từ 3-5% thị trường dược nội địa

1.3.1.3 Kiểm soát giá

Giá thuốc niêm yết của các doanh nghiệp sản xuất thuốc bị quản lý khá chặt chẽ bởi Bộ Y tế:

Do là mặt hàng thiết yếu đối với đời sống người dân, giá thuốc niêm yết của các doanh nghiệp dược bị quản lý chặt chẽ bởi Bộ Y tế Các công ty dược không được phép tăng giá thuốc quá mức quy định Trong mỗi lần tăng, doanh nghiệp phải đăng ký

và giải trình rõ ràng những lý do của sự tăng giá Nếu xét thấy không hợp lý hoặc chưa thật sự cần thiết, Bộ Y tế có quyền bác bỏ yêu cầu

Với can thiệp sâu sắc trên, chỉ số giá thuốc chỉ tăng trung bình gần 7% trong 10 năm qua; trong khi chỉ số CPI chung trên toàn thị trường đã tăng lên đến 9,1% Đáng chú ý nhất, chỉ số giá thuốc trong năm 2011 vừa qua chỉ tăng 5,65%, trong khi chỉ số CPI chung trên toàn thị trường thì tăng đến 18,58%

Trang 31

Biểu đồ 1.4 Tốc độ tăng CPI của ngành Dược so với cả nước giai đoạn 2002-2011

(Nguồn: VNPCA tổng hợp ( năm 2012))

Ngay từ đầu năm 2011, các yếu tố chi phí sản xuất của các ngành công nghiệp nói chung tăng đáng kể Việc tăng giá xăng dầu, điện, cộng thêm tình hình lạm phát luôn ở mức cao, khiến chi phí sản xuất trung bình trong năm 2011 đã tăng từ 5-7% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, gia tăng 9,3% tỷ giá USD/VND đã gây khó khăn lớn đến các doanh nghiệp sản xuất dược vì gần 90% nguyên liệu dược phẩm được nhập khẩu, chiếm trung bình hơn 50% giá thành sản phẩm

Những căng thẳng trên thị trường tiền tệ đã dẫn đến việc lãi suất tăng cao, khó khăn đối vơí các doanh nghiệp kinh doanh và phân phối thuốc tăng lên gấp bội vì thường tỷ lệ vay nợ được duy trì ở mức cao Cộng thêm những nỗ lực kiểm soát giá thuốc của Chính phủ đã làm cho lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp sản xuất dược

% CPI % CPI (Thuốc & Y tế)

Trang 32

triển ngành dược phẩm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngành dược Việt Nam chỉ được đánh giá ở cấp độ thấp Trong đó khó khăn lớn nhất của ngành Dược Việt Nam là chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu dược, phục vụ cho chính nhu cầu sản xuất trong nước Để giải quyết vấn đề trên, nhà nước đã quy hoạch chi tiết phát triển ngành công nghiệp dược đến giai đoạn 2020 và tầm nhìn đến giai đoạn 2030, nhằm bảo đảm sản lượng sản xuất trong nước đáp ứng được 70% tổng trị giá tiền thuốc vào năm 2020 và 80% năm 2030

Song song với quy hoạch này, Thủ tướng chính phủ cũng dành ưu đãi đặc biệt cho việc phát triển sản xuất nguyên liệu kháng sinh Trong đó, các doanh nghiệp Dược được vay khoảng 70% vốn đầu tư cố định của dự án với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu; hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ

Tuy nhiên, hiện nay những hỗ trợ của Chính phủ vẫn chưa thật sự tạo ra một xu hướng đầu tư mới trong lĩnh vực Dược

1.3.1 Kim ngạch nhập khẩu Tân dược tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây

1.3.1.1 Nhập khẩu dược phẩm

Năm 2012, Việt Nam đã chi trên 3,5 tỷ USD để nhập khẩu dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm, trong đó, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm chiếm 50% tỷ trọng, với 1,7 tỷ USD, tăng 20,72% so với năm 2011

Các thị trường chính cung cấp mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam trong năm

2012 là Pháp, Ấn Độ, Hàn quốc, Thái Lan… trong đó Pháp chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 14,1%, tăng 9,78% so với năm 2011

Đứng thứ hai sau thị trường Pháp là Ấn Độ với 22,5 triệu USD trong tháng cuối năm 2012 tăng 1,86% so với tháng 12/2011, nâng kim ngạch năm 2012 nhập khẩu mặt hàng dược phẩm từ thị trường Ấn Độ lên 235,7 triệu USD tăng 7.81% so với năm

2011

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Hàn quốc, Thái Lan, Đức, Italia… với kim ngạch đạt lần lượt là 182,5 triệu USD; 160,2 triệu USD; 144,5 triệu USD; 94,1 triệu USD…

Trang 33

Nhìn chung, năm 2012, nhập khẩu dược phẩm ở các thị trường đều tăng trưởng

về kim ngạch so với năm 2011, duy chỉ có hai thị trường giảm kim ngạch đó là Áo giảm 3,47% và Đài Loan giảm 19,57%

Đáng chú ý, tuy chỉ đứng thứ 4 về kim ngạch nhập khẩu dược phẩm trong năm

2012, nhưng tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Thái Lan lại có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 316,71% so với năm 2011

Bảng 1.3 Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2011

Thị trường

Kim ngạch nhập khẩu năm 2012 (USD)

Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 (USD)

So sánh Tốc độ tăng trưởng Kim ngạch nhập khẩu năm 2012

Trang 34

(Nguồn: Cục Tài Chính Hải Quan Việt Nam (2012))

1.3.1.2 Nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm

Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho biết, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tháng 12/2012 là 20,2 triệu USD tăng 17.17% so với tháng 12/2011, nâng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm cả năm 2012 lên 261,1 triệu USD tăng 48.66% so với năm 2011

Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 54.1%, đạt 141,4 triệu USD, tăng 78.64% so với năm 2011 Tính riêng tháng 12/2012, Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ thị trường Trung Quốc tăng 18.86% so với tháng 12/2011

Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm từ các thị trường khác nữa như Ấn Độ, Tây Ban Nha, Áo, Hàn Quốc, Pháp…

Bảng 1.4.Thống kê thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm năm 2012

Thị

trường

Kim ngạch nhập khẩu (USD) So sánh tôc độ tăng

trưởng (%) Tháng

12/2011

Tháng 12/2012 Năm 2011 Năm 2012

So với cùng kỳ năm trước

So với năm trước Tổng

KN 17.296.176 20.266.554 175.664.927 261.136.538 17,17 48,66 Trung

Quốc 7.957.509 9.458.514 79.189.884 141.466.571 18,86 78,64

Trang 35

(Nguồn: Cục hải quan Việt Nam (2012))

1.3.2 Những quy định của Nhà nước đối với ngành Dược và hoạt động nhập khẩu Tân dược

Ngành dược là một trong những ngành chịu sự tác động mạnh bởi sự quản lý của Nhà nước Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các vấn đề như chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước

về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soat đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc,…

Ngày 19/04/2007, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ-Byt về lộ trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) và “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện Theo quyêt định này, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất thuốc không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của WTO sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp Ngoài ra còn có các quy định như GLP “Thực hành tốt phòng thí nghiệm”, GDP “Thực hành tốt về phân phối thuốc”, GPP “thực hành nhà thuốc tốt” Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn này mới có thể tồn tại kinh doanh và phát triển Những quy định này giúp tạo

Trang 36

điêu kiện cho các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tập trung phát triển theo chiều sâu để có thể giành vị thế dẫn đầu tại chính sân nhà Đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm thì Nhà nước ta quản lý rất chặt chẽ, thể hiện cụ thể trong Thông tư 06/2006/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn việc xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm Một số điểm chính được liệt kê như sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài có giấy

chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có kho thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được nhập khẩu thuốc trực tiêp và nhận ủy thác nhập khẩu

thuốc; có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) được

nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc để sản xuất thuốc của chính doanh nghiệp đó

Thứ hai, Doanh nghiệp sản xuất thuốc có vốn đầu tư nước ngoài có giấy chứng

nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được trực tiếp nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu

nguyên liệu làm thuốc để sản xuất thuốc theo đúng quy định tại giấy phép đầu tư

Thứ ba, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép trực tiếp nhập

khẩu và phân phối thuốc tại Việt Nam, chỉ được nhập khẩu và phân phối thông qua các

doanh nghiệp Việt Nam có chức năng xuất nhập khẩu và phân phối thuốc

Thứ tư, thuốc nhập khẩu vào Việt Nam phải có số đăng ký được Cục quản lý

dược cấp cho từng loại thuốc cụ thể (số visa) Thuốc có số đăng ký được nhập khẩu vào nước không hạn chế về số lượng, trừ vắc xin, sinh phẩm y tế và thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt Khi có thay đổi giá so với giá kê khai, doanh nghiệp nhập khẩu phải kê khai lại với Bộ Y tế theo quy định

Cuối cùng, đối với thuốc chưa có số đăng ký nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu

phải làm đơn hàng nhập khẩu gửi Cục quản lý dược Khi xin đơn hàng nhập khẩu, ngoài các giấy tờ càn thiết khác, doanh nghiệp phải gửi kèm đơn hàng nhập khẩu kê khai giá của thuốc nhập khẩu gồm: giá nhập khẩu đến Việt Nam (giá CIF chưa bao gồm thuế nhập khẩu); giá bán buôn tại Việt Nam, dự kiến giá bán lẻ tại Việt Nam Giá thuốc phải được kê khai theo tiền Việt Nam cho đơn vị đóng gói nhỏ nhất

Trang 37

Ngoài ra, hàng tháng doanh nghiệp nhập khẩu phải báo cáo Bộ Y tế (Cục quản lý

dược Việt Nam, Vụ kế hoạch – tài chính) tình hình xuất, nhập khẩu thuốc của tháng trước ngày 10 hàng tháng

Trang 38

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG

TY CỔ PHÀN Y DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phàn Y dược phẩm Vimedimex

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên công ty bằng Tiếng Việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX

Tên giao dịch quốc tế:

VIMEDIMEX MEDI-PHARMA JOINT STOCK COMPANY

Tên công ty viết tắt: VIMEDIMEX

Trụ sở chính: 246 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1,

Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 3899 0164/0206/0224

Tiêu chí của donh nghiệp:

“ Chất lượng của sản phẩm là nhân cách của doanh nghiệp”

Vốn điều lệ: 84.402.860.000

(Tám mươi mốt tỷ bốn trăm mười một triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng) CNĐKKD: 0300479760 thay đổi lần thứ 25 ngày 17/08/2010, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp; đăng kí lần đầu ngày 12/06/2006

Đại diện theo pháp luật: Ông NGUYỄN TIẾN HÙNG

Trang 39

Chức vụ khác trong công ty: Tổng Giám Đốc

Danh sách các công ty con:

Công ty TNHH Một Thành viên Vimedimex Tây Ninh

Địa chỉ: Ấp An Phú, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh

Công ty TNHH Một Thành viên Y Dược phẩm Vimedimex

Địa chỉ: 53 Nguyễn Chí Thanh, quận 5, Tp Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Một Thành viên Vimedimex Bình Dương

Địa chỉ: C29 khu biệt thự Oasis, khu dân cư Việt Nam – Singapore,

phường An Phú, TX Thuận An, Bình Dương

Công ty TNHH Một Thành viên Vimedimex Hà Nội

Địa chỉ: 260 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội

Danh sách các chi nhánh:

Chi nhánh Hà Nội:

Địa chỉ: 260 Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội

Chi nhánh Cần Thơ:

Địa chỉ: 150 đường số 7 Khu dân cư Cái Sơn Hàng Bàng,

phường An Bình, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Chi nhánh Bình Dương

Địa chỉ: C29 đường 16 khu dân cư Việt Nam – Singapore,

phường An Phú TX Thuận An, Bình Dương

Chi nhánh Đà Lạt:

Địa chỉ: 18 Lâm Viên, Tp.Đà Lạt

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, mục tiêu của công ty

2.1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 0300479760 thay đổi lần thứ 25 ngày 17/08/2010, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp, Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex kinh doanh những ngành, nghề sau:

Mua bán nguyên liệu dược, thiết bị y tế, hàng thủ công mỹ nghệ, tinh dầu, nông sản, thiết bị-vật tư-nguyên liệu phục vụ sản xuất, đồ dùng cá nhân và gia đình

Trang 40

Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế

Nuôi trồng dược liệu và các cây công nghiệp khác xen canh

Mua bán hóa chất xét nghiệm, vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất thuốc, mua bán các loại hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực y tế

Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về nuôi trồng, chế biến và sản xuất thuốc từ dược liệu

Cho thuê kho, văn phòng và căn hộ

Mua bán thực phẩm: sữa, trà (trừ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trụ sở)

Mua bán nông lâm sản nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, thực phẩm công nghệ, sản phẩm từ sữa, sản phẩm từ trà, mỹ phẩm, nước hoa

Sản xuất chế biến thực phẩm, trà và các sản phẩm từ trà (không sản xuất, chế biến thực phẩm tươi sống tại trụ sở)

Dịch vụ kho vận, dịch vụ làm thủ tục hải quan

Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh, cho thuê nhà có trang bị kỹ thuật đặc biệt

Môi giới thương mại, ủy thác mua hàng hóa

Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa: đại lý hoa hồng, đại lý bao tiêu hàng hóa, đại lý độc quyền hàng hóa, tổng đại lý mua bán hàng hóa Tổ chức hội chợ triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa

Dịch vụ y tế: Nội tổng quát (không hoạt động tại trụ sở) Hoạt động chăm sóc sức khỏe người già (trừ khám chữa bệnh và không có bệnh nhân lưu trú) Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề (không hoạt động tại trụ sở)

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn, mục tiêu của công ty

Chức năng:

Thứ nhất, mua bán, xuất nhập khẩu dược phẩm theo kế hoạch của Bộ Y Tế

Thứ hai, phân phối dược phẩm, trang thiết bị y tế và các mặt hàng có liên quan đến

y tế

Thứ ba, xuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị không có chức năng xuất nhập khẩu

trực tiếp hoặc không có phương tiện tổ chức xuất nhập khẩu

Ngày đăng: 23/03/2014, 20:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Lao động xã hội, tháng 4 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị xuất nhập khẩu
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
2. GS.TS. Võ Thanh Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, tháng 2 năm 2011.TÀI LIỆU TRÊN MẠNG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM
1. Công ty chứng khoán ACBS, Báo cáo phân tích các công ty ngành Dược tháng 25/05/2012, tải về ngày 10/03/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích các công ty ngành Dược
2. Công ty Cổ phần chứng khoán MHB, Báo cáo phân tích ngành dược tháng 03/2010, tải về ngày 10/3/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích ngành dược
3. IMS Institute Healthcare for Informatics, The Global use of medicines: Outlook Through 2016, July 2012, download on 12/3/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Global use of medicines: "Outlook Through 2016
1. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng
2. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, Sơ đồ tổ chức, tháng 11 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ đồ tổ chức
3. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, Báo cáo tài chính đã soát xét năm 2010, 2011, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính đã soát xét
4. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, Báo cáo thường niên năm 2011 5. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, Bản cáo bạch phát hành thêmnăm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên" năm 2011 5. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, "Bản cáo bạch phát hành thêm
6. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, Báo cáo tổng quát xuất nhập khẩu thuốc năm 2009,2010,2011,2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng quát xuất nhập khẩu thuốc
7. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, Báo cáo chi tiết nhập khẩu thành phẩm tân dược năm 2010, 2011, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chi tiết nhập khẩu thành phẩm tân dược
8. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, The process of forwarding import drugs by seaway at the Vimedimex medi – pharma joint stock company – Đỗ Thị Ngọc Mai, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The process of forwarding import drugs by seaway at the Vimedimex medi – pharma joint stock company
9. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex, Phân tích tình hình nhập khẩu dược phẩm tại Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex – Phạm Thùy Dung, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình nhập khẩu dược phẩm tại Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex
1. Luật thương mại số 36/2005/QH1 ngày 14/6/2005 có hiệu lực từ 01/01/2006 2. Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT – BYT – BTC – BCT ngày 30/12/2011hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Phân bổ không đều thị trường dược phẩm toàn cầu (2010) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 1.2. Phân bổ không đều thị trường dược phẩm toàn cầu (2010) (Trang 25)
Bảng 1.3. Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2011. - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 1.3. Thống kê thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2011 (Trang 33)
Bảng 2.1. Quá trình tăng vốn của Vimedimex qua các năm. - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 2.1. Quá trình tăng vốn của Vimedimex qua các năm (Trang 44)
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex năm - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex năm (Trang 45)
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010, 2011, 2012 đã kiểm toán - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010, 2011, 2012 đã kiểm toán (Trang 51)
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2010, 2011, 2012. - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2010, 2011, 2012 (Trang 52)
Bảng 2.5. Doanh thu và tỷ trọng doanh thu các sản phẩm tại Vimedimex giai đoạn - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 2.5. Doanh thu và tỷ trọng doanh thu các sản phẩm tại Vimedimex giai đoạn (Trang 57)
Bảng 2.6. Kim ngạch Xuất nhập khẩu dược phẩm Công ty Vimedimex từ 2010 đến - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 2.6. Kim ngạch Xuất nhập khẩu dược phẩm Công ty Vimedimex từ 2010 đến (Trang 58)
Bảng 2.7. Cơ cấu nhập khẩu thành phẩm tân dược theo thị trường giai đoạn 2010- - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 2.7. Cơ cấu nhập khẩu thành phẩm tân dược theo thị trường giai đoạn 2010- (Trang 59)
Bảng 2.8. Cơ cấu nhập khẩu thành phẩm tân dược theo mặt hàng giai đoạn 2010- - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 2.8. Cơ cấu nhập khẩu thành phẩm tân dược theo mặt hàng giai đoạn 2010- (Trang 61)
Bảng 2.9. Cơ cấu nhập khẩu thành phẩm tân dược theo phương thức thanh toán giai - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 2.9. Cơ cấu nhập khẩu thành phẩm tân dược theo phương thức thanh toán giai (Trang 63)
Bảng 3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Vimedimex trong năm 2013.  Stt  Các chỉ tiêu chủ yếu  Kế hoạch năm 2013 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH NHẬP KHẨU TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y  DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
Bảng 3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Vimedimex trong năm 2013. Stt Các chỉ tiêu chủ yếu Kế hoạch năm 2013 (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w