1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình toàn cầu hoá.DOC

85 825 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 600,5 KB

Nội dung

Quá trình toàn cầu hoá

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra cả về chiều rộng và chiều sâu, vàthương mại quốc tế tăng trưởng theo cấp số nhân đã đòi hỏi các phương thứcthanh toán quốc tế cũng như nguồn luật điều chỉnh các phương thức này ngàymột hoàn hảo

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhấttrong thanh toán quốc tế Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng

từ (UCP) do ICC phát hành được coi là thành công nhất trong lịch sử thươngmại quốc tế từ trước đến nay Cùng với UCP, ICC cũng ban hành Tập QuánNgân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP) để điều chỉnh việc tạo lập và kiểmtra bộ chứng từ thanh toán theo UCP UCP600 là phiên bản mới nhất đượcICC ban hành ngày 1/7/2007 để thay thế cho UCP500.Và cùng với UCP600,ICC cũng ban hành Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế mớiISBP681 để thay thế cho ISBP645

UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500 Do vậy việc tìm hiểu

về UCP600 cũng như Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế(ISBP681) là vô cùng cần thiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại

Lụân văn: “Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập

và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại” với những phân tích, đánh giá những

điểm mới của UCP600, tình hình ứng dụng UCP600 và ISBP681 tại một sốngân hàng thương mại sẽ phần nào đáp ứng yêu cầu nói trên

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về phương thức tín dụngchứng từ và nguồn luật điều chỉnh phương thức này, khoá luận tập trung vàophân tích những thay đổi cơ bản của UCP600 so với UCP500 và thực tiến ápdụng UCP600 và ISBP681 tại một số ngân hàng thương mại, từ đó đề xuấtmột số giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả của phương thức tíndụng chứng từ khi áp dụng phiên bản UCP mới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tíndụng chứng từ

- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình ứng dụng tại một số ngân hàng thươngmại

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu tại bàn

- Phương pháp đối chiếu so sánh

- Phương pháp diễn giải, quy nạp

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

5 Kết cấu của khoá luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệutham khảo, khoá luận đựơc chia làm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về phương thức tín dụng chứng từ, UCP600

và ISBP681

Trang 3

Chương 2: Thực tế áp dụng UCP600 và ISBP681 trong việc tạo lập và

kiểm tra bộ chứng từ thanh toán tại một số ngân hàng thương mại

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những bất

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Phạm Thanh Hà

đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận cũng nhưcung cấp cho em những kiến thức cơ bản cũng như những tài liệu cần thiếtcho việc nghiên cứu đề tài Đồng thời em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới cácthầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế- Trường ĐạiHọc Ngoại Thương Hà Nội, cùng toàn thể các cán bộ phòng thanh toán quốc

tế của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NHTM Cổ Phần KỹThương Việt Nam, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chinhánh Láng Hạ, Ngân Hàng HSBC đã giúp em hoàn thành khoá luận

Trang 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN

DỤNG CHỨNG TỪ, UCP600 VÀ ISBP681

I Phương thức tín dụng chứng từ:

1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ:

Trước hết cần hiểu phương thức tín dụng chứng từ là một phương thứcthanh toán Nói đơn giản hơn đó chính là cách mà người nhập khẩu trả tiền vàngười xuất khẩu thu tiền về Trong thương mai quốc tế, hai bên mua bán cóthể lựa chọn một trong số các phương thức thanh toán: Chuyển tiền, ghi sổ,nhờ thu Tuy nhiên trong các phương thức đó vai trò của ngân hàng chưa cao,chưa phát huy được thế mạnh của ngân hàng

Từ thực tiễn sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay, yêu cầu mộtphương thức thanh toán mới vừa đảm bảo được quyền lợi của người mua vàngười bán đồng thời lại phát huy được thế mạnh của ngân hàng- một trunggian tài chính có uy tín và có tiềm lực kinh tế lớn? Phương thức ấy phải đảmbảo rằng người bán chắc chắn sẽ thu được tiền khi đã giao hàng theo đúngquy định trong hợp đồng, đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người muatrả tiền thì chắc chắn người mua sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu củahợp đồng mua bán

Một phương thức thanh toán hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả ngườimua, người bán đồng thời lại có thể phát huy được thế mạnh của ngân hàng

đã ra đời Đó chính là phương thức tín dụng chứng từ (documentary credit)Theo điều 2 UCP600 (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứngtừ) “Tín dụng là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tênnhư thế nào, là không thể huỷ bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn củangân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp”

Trang 5

Định nghĩa trên có thể hiểu một cách đơn giản như sau: về bản chất,phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng(ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu phát hànhthư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởnglợi của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trongphạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từphù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng Để có thể thực hiện việcthanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ thìtrước hết người nhập khẩu (người trả tiền) phải làm đơn yêu cầu ngân hàngphát hành thư tín dụng Và để ngân hàng phát hành thư tín dụng cho ngườihưởng lợi hưởng thì thông thường người yêu cầu phát hành thư tín dụng phải

ký quỹ một số tiền nhất định mở L/C và cũng phải trả một khoản phí nhấtđịnh Tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu phần trăm trị giá L/C thì tuỳ thuộc vào mốiquan hệ giữa người nhập khẩu và ngân hàng Mức phí mở L/C thì áp dụngtheo mức phí của từng ngân hàng cụ thể Như vậy thư tín dụng đã xác lậpphương thức thanh toán theo L/C Nếu không có phương thức tín dụng thìphương thức thanh toán này cũng không được áp dụng Các bên tham gia cơbản trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

- Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: Đó chính là người nhập khẩu:Người nhập khẩu hàng hoá hoặc là người nhập khẩu uỷ thác cho một ngườikhác

- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cho ngườinhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu

- Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người xuất khẩu: Người xuất khẩuhay bất cứ người nào mà người hưởng lợi chỉ định

- Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi

Trang 6

Quy trình thanh toán thư tín dụng như sau:

Các bước cụ thể bao gồm:

(1) Hợp đồng ngoại thương đựơc ký kết giữa người xuất khẩu và người

nhập khẩu

(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng

phát hành yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng

Thông thường khi làm đơn xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải

cung cấp cho ngân hàng các giấy tờ cần thiết tuỳ theo yêu cầu của ngân hàng

phát hành, thông thường gồm những giấy tờ sau: hợp đồng ngoại thương, giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá (nếu là

hàng hoá thuộc đối tượng chịu hạn ngạch xuất nhập khẩu)

Trong thực tế, quy trình phát hành thư tín dụng như sau:

Ngân hàng phát hành

Ngân hàng thông báo

Người nhập khẩu

Ngườixuất khẩu(1)

(3)

(8) (9)

(6) (7)

(4) (5)

(6)

Trang 7

SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG

Ban Hỗ Trợ Kinh Doanh

Chuyên Viên Thanh Toán

Cấp Thẩm Quyền

Chuyên Viên Thanh Toán

Nguồn: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

Techcombank.

Diễn giải thực hiện:

Tiếp nhận yêu cầu

Trang 8

Tiếp nhận yêu cầu: CVKH tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và hướng

dẫn khách hàng lập đơn xin yêu cầu phát hành thư tín dụng (theo mẫu sẵn cócủa các ngân hàng) và chuẩn bị bộ hồ sơ (các giấy tờ cần thiết theo yêu cầucủa ngân hàng)

Kiểm tra, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mở L/C:

CVKH kiểm tra và xác định rõ tính đầy đủ, rõ ràng của yêu cầu pháthành hoặc điều chỉnh thư tín dụng, so sánh với hợp đồng ngoại thương để kịpthời lưu ý khách hàng khi có mâu thuẫn

CVKH chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng có đủ điều kiện để pháthành, điều chỉnh thư tín dụng hay không theo các hướng dẫn hiện hành củacác ngân hàng

Phê duyệt hồ sơ:

Sau khi CVKH kiểm tra hồ sơ và thẩm định khách hàng, trưởng đơn vị,chuyên gia phê duyệt tín dụng các cấp có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ Nếuđồng ý thì phê duyệt chấp nhận và chuyển xuống cho CVKH, ban hỗ trợ kinhdoanh Nếu không đồng ý thì trả lại cho CVKH để yêu cầu khách hàng sửađổi cho phù hợp

Thông báo, ký kết hợp đồng, mở tài khoản và mua ngoại tệ:

Sau khi thông báo cho khách hàng về việc đơn yêu cầu mở thư tín dụngđược chấp nhận, hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu mở L/C và ngân hàngphát hành được ký kết và một tài khoản được mở cho khách hàng Nếu kháchhàng chưa có ngoại tệ thì ngân hàng sẽ bán ngoại tệ cho khách hàng

Trang 9

Kiểm tra, soạn điện và hạch toán:

CVTT có trách nhiệm kiểm tra yêu cầu mở L/C Nếu có sai sót thì thôngbáo cho CVKH liên hệ với khách hàng để điều chỉnh thích hợp Nếu không cósai sót gì thì tiến hành soạn điện và hạch toán chi phí

Kiểm tra điện:

Cấp thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điện Nếu đồng ý thì chuyểncho CVTT để phát điện và lưu hồ sơ Nếu có sai sót thì chuyển lại cho CVTTđể

sửa chữa

Phát điện và lưu hồ sơ:

Tại trung tâm thanh toán, sau khi soạn điện, đã kiểm soát, đã thực hiệnthu phí, ký quỹ và được cấp có thẩm quyền cuối cùng phê duyệt thì tiến hànhphát điện vào phiên gần nhất

Hồ sơ được lưu giữ tại ngân hàng

Muốn mở L/C người nhập khẩu phải trả một khoản phí và ký quỹ nhỏhơn hoặc bằng giá trị của L/C (Tuỳ theo hạn mức mà ngân hàng cấp chongười nhập khẩu mà người nhập khẩu có thể được miễn ký quỹ hoặc chỉ phải

ký quỹ một phần giá trị của L/C)

Về phía ngân hàng, khi nhận được đơn yêu cầu mở L/C của người nhậpkhẩu, ngân hàng cần xem xét, tư vấn cho người nhập khẩu về nội dung của L/

C như: Số lượng các chứng từ, loại chứng từ, ngày tháng giao hàng… dựatrên hợp đồng mua bán ngoại thương, luật áp dụng và UCP 600

Như vậy người nhập khẩu đã thực hiện nghĩa vụ của mình và sẽ khôngthể từ chối nhận hàng hoặc không thanh toán cho người xuất khẩu nếu người

Trang 10

xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và cung cấp chứng từ đúng yêu cầu của L/C.

(3) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng phát hành thư tíndụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuấtkhẩu (ngân hàng thông báo) ở nước người xuất khẩu thông báo thư tín dụng

và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu

Trên thực tế, quy trình thanh toán thư tín dụng có thể sẽ phải sử dụngnhiều hơn một ngân hàng thông báo, bởi vì trong trường hợp ngân hàng thôngbáo L/C được người yêu cầu đề nghị trong thư tín dụng mà ngân hàng đó lạikhông có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành L/C thì ngân hàng phát hànhphải thông qua một ngân hàng đại lý của mình (nhưng có mối quan hệ vớingân hàng mà người yêu cầu chỉ định làm ngân hàng thông báo) thông báothư tín dụng Như vậy trong quy trình sẽ có 2 ngân hàng thông báo: ngânhàng thông báo thứ nhất và ngân hàng thông báo thứ 2

(4) Khi nhận được thư tín dụng, ngân hàng thông báo báo cho người xuấtkhẩu về thư tín dụng và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyểnngay cho người xuất khẩu

Thực tế có trường hợp thư tín dụng sẽ được thông báo sơ bộ, các chi tiếtđầy đủ gửi sau Trong trường hợp ấy, ngân hàng thông báo khi nhận đượcthông báo sơ bộ thư tín dụng từ ngân hàng phát hành sẽ thông báo sơ bộ chongười xuất khẩu Trong thông báo sơ bộ ghi rõ: “các chi tiết đầy đủ gửi sau”.Khi nhận được bản gốc từ phía ngân hàng phát hành thì chuyển ngay chongười xuất khẩu

(5) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng,nếu không chấp nhận thì đề nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi, bổ sungcho phù hợp với hợp đồng

Trang 11

(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp theoyêu cầu của thư tín dụng xuất trình đến ngân hàng phát hành xin thanh toánthông qua ngân hàng phục vụ mình (có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngânhàng khác)

(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với thưtín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu Nếu không phù hợp, ngânhàng từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu (nếungười nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì ngân hàng vẫn thanh toán và trừphí sai sót của bộ chứng từ)

(8) Ngân hàng phát hành thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và tiếnhành chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu trảtiền hoặc chấp nhận thanh toán

(9) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tíndụng thì trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho ngân hàng phát hành, nếukhông phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền

Từ sự phân tích quy trình của phương thức tín dụng chứng từ, chúng ta

sẽ rút ra các đặc điểm của phương thức thanh toán này

2 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ:

a Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức có liên quan đến

ba quan hệ hợp đồng:

♣ Hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu:

Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa người mua và ngườibán, trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua

có trách nhiệm trả tiền Trong hợp đồng mua bán, các bên tham gia thoả thuậnphương thức thanh toán tiền hàng: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng

Trang 12

chứng từ Khi lựa chọn tín dụng thư làm phương thức thanh toán tiền hàng thìthư tín dụng sẽ được mở Có thể nói hợp đồng mua bán hàng hoá làm cơ sởcho phương thức tín dụng chứng từ.

Mặc dù thư tín dụng ra đời trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa ngườixuất khẩu và người nhập khẩu nhưng thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập vớihợp đồng mua bán Bất cứ sự dẫn chiếu nào tới điều khoản trong hợp đồngmua bán đều không được coi là một phần cấu thành của tín dụng thư vàkhông được ngân hàng xem xét đến

♣ Hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (người nhập khẩu) và ngân hàng phát hành:

Muốn thanh toán bằng phương thức tín dụng thư thì trước hết thư tíndụng phải được mở Để thư tín dụng được mở thì người nhập khẩu hàng hoá(người trả tiền) phải làm đơn (Đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng) gửi đếnngân hàng phát hành xin mở L/C Căn cứ vào đó, ngân hàng phát hành sẽ pháthành một thư tín dụng cho ngưòi hưởng lợi hưởng, và người nhập khẩu sẽphải chịu một khoản lệ phí để mở L/C

Thực chất, đây chính là một hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng và ngườixin phát hành L/C Theo đó, ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính củamình để đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình phù hợp

và thu phí từ người nhập khẩu Và khi đó, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệmkiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình trước khi quyết định thanhtoán hay từ chối thanh toán

♣ Thư tín dụng:

Thư tín dụng được ra đời trên cơ sở hợp đồng dịch vụ được ký kết giữangân hàng phát hành và người nhập khẩu Thư tín dụng hình thành trên cơ sởhợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng

Trang 13

mua bán Thậm chí trong trường hợp thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồngmua bán thì các ngân hàng cũng không coi hợp đồng mua bán như là một bộphận cấu thành nên thư tín dụng Do vậy, các ngân hàng thường khuyênkhách hàng của mình không nên dẫn chiếu hợp đồng mua bán vào thư tíndụng Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng để làm đơn yêu cầu phát hànhthư tín dụng Người xuất khẩu căn cứ vào các điều kiện của thư tín dụng tiếnhành giao hàng và lập chứng từ trên cơ sở yêu cầu của thư tín dụng Do đóngười xuất khẩu khi nhận được thư tín dụng phải kiểm tra kỹ các điều khoảncủa thư tín dụng, nếu có điều khoản nào chưa phù hợp phải yêu cầu ngườinhập khẩu tiến hành sửa đổi thư tín dụng cho phù hợp trước khi thực hiệngiao hàng Người xuất khẩu phải lập đầy đủ các chứng từ phù hợp với yêu cầucủa thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn quy định Sau khikiểm tra chứng từ, nếu thây hoàn toàn phù hợp với các quy định của thư tíndụng, ngân hàng phát hành thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu.

Như vậy thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành đối vớingười xuất khẩu Nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở Điều 4a UCP600nêu rõ: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồngmua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở củatín dụng Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợpđồng như thế, thậm chí ngay cả trong tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đếncác hợp đồng như thế Vì vậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán,thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tíndụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầuphát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng.”

Trang 14

b Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn

cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá:

Có thể nói trong phương thức tín dụng chứng từ, người nào nắm chứng

từ sở hữu hàng hóa thì người đó là người có quyền sở hữu đối với hàng hoá

Vì chỉ cần nắm chứng từ là có thể đi nhận hàng Trong phương thức tín dụngchứng từ, các bên giao dịch cũng chỉ căn cứ vào chứng từ để xem rằng xuấttrình đó đã phù hợp hay chưa? để quyết định việc có thanh toán hay chấpnhận thanh toán không? Chính các chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất đểcác ngân hàng quyết định trả tiền hay từ chối thanh toán cho người hưởng lợi,đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để người nhập khẩu hoàn trả hay từ chối trảtiền cho ngân hàng Nếu người xuất khẩu xuất trình được các chứng từ thểhiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các quy định của thư tín dụng thì sẽđược ngân hàng trả tiền

Ngân hàng không có lý do gì để từ chối thanh toán tiền hàng khi ngườixuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ Bởi vì như đã nói ở trên, phươngthức tín dụng chứng từ là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành thư tíndụng đối với người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quyđịnh trong thư tín dụng Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tên hàng, sốlượng, trọng lượng, chất lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hay

sự hiện hữu của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện Cũng tương tựnhư vậy, nếu bộ chứng từ ngân hàng xuất trình để đòi tiền người nhập khẩuhợp lệ thì ngưòi nhập khẩu sẽ trả tiền cho ngân hàng, còn nếu không thì ngườinhập khẩu có quyền từ chối thanh toán Trong trường hợp đó, rủi ro sẽ hoàntoàn thuộc về ngân hàng Vì vậy, ngân hàng cần phải kiểm tra kỹ bộ chứng từxuất trình trước khi chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu

Trang 15

Như vậy, trong phương thức tín dụng chứng từ, các chứng từ có một tầmquan trọng to lớn, nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá mà người xuất khẩu đãgiao và là căn cứ cho người xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng,đồng thời nó cũng là căn cứ duy nhất để nhà nhập khẩu dựa vào đó quyết địnhthanh toán hay từ chối thanh toán đối với ngân hàng phát hành.

3 Các loại thư tín dụng chủ yếu:

Phương thức tín dụng chứng từ có ưu việt hơn hẳn những phương thứcthanh toán quốc tế khác Tuy vậy, hiệu quả của phương thức này sẽ được thểhiện đầy đủ hơn khi ta biết lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp với yêu cầu củatừng tình huống cụ thể trong mối quan hệ thương mại quốc tế nảy sinh giữa các bên

Theo quy ước quốc tế, thư tín dụng bao gồm nhiều loại Có thể phân biệtchúng dưới các góc độ khác nhau dưới đây

a Căn cứ vào tính chất:

Thư tín dụng có thể huỷ ngang (revocable L/C): Là loại thư tín dụng

mà sau khi L/C được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hang sửađổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý củangười hưởng lợi L/C Thư tín dụng có thể huỷ ngang hầu như không được sửdụng trong thực tế mà chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết

Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C): Là loại thư tín

dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu phát hành thư tín dụng sẽ khôngđược tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu khôngđược sự đồng ý của người hưởng lợi thư tín dụng Để đảm bảo được tính chất

và tác dụng của thư tín dụng, ngày nay hầu hết thư tín dụng được mở theohình thức không huỷ ngang

Trang 16

b Căn cứ vào thời điểm thanh toán:

- L/C trả ngay (at sight L/C): là L/C mà ngân hàng phải thanh toán ngay

cho người hưởng lợi khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điềukhoản quy định trong thư tín dụng Trong trường hợp này, người xuất khẩu sẽ

ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán

- L/C trả chậm ( time L/C): là loại L/C mà ngân hàng cam kết sẽ thanh

toán cho người hưởng lợi sau một số ngày nhất định quy định trong L/C Có 2loại L/C kỳ hạn

+ Acceptable L/C: là loại L/C sử dụng hối phiếu trả chậm để đòi tiềnngân hàng

+ Deferred L/C: là loại L/C không sử dụng hối phiếu để đòi tiền ngânhàng

c Một số loại L/C đặc biệt:

- L/C xác nhận (confirm L/C): là L/C được một ngân hàng khác ngoài

ngân hàng phát hành xác nhận, là cam kết trả tiền của đồng thời 2 ngân hàng

- L/C chuyển nhượng (transferable L/C): là L/C trong đó quy định

người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/C, hoặc làngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/

C cho một hay nhiều người khác

- L/C tuần hoàn (revolving L/C): là L/C không thể huỷ ngang mà sau

khi thực hiện hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì L/C lại tự động cógiá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạnnhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện

- L/C giáp lưng (back to back L/C): là loại L/C mà sau khi người xuất

khẩu nhận được L/C người nhập khẩu mở cho mình hưởng lại dùng chính L/C

Trang 17

đó thế chấp để mở một L/C khác cho người khác hưởng L/C đem đi thế chấp

là L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lưng

- L/C đối ứng (reciprocal L/C): là loại L/C chỉ bắt đầu có hiêụ lực khi

một L/C đối ứng với nó đã được mở

- L/C điều khoản đỏ (red clause L/C): là L/C có điều khoản (trước đây

thường in bằng mực đỏ) cho phép ngân hàng chỉ định ứng trước một phần tiềncho người thụ hưởng để mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và giao hàngtheo L/C đã mở

- L/C dự phòng (stand by L/C): là loại L/C do ngân hàng của người xuất

khẩu phát hành, cam kết hoàn trả tiền đặt cọc, ứng trước và chi phí mở L/Ccho người nhập khẩu nếu người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ củamình

4 Vai trò của phương thức tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế.

a Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.

Ta có thể thấy rằng, một trong những nhược điểm của các phương thứcthanh toán: nhờ thu, chuyển tiền, ghi sổ đó là chưa giải quyết được mâu thuẫn

về lợi ích giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu Người nhập khẩu khôngbao giờ muốn trả tiền trước vì lo ngại trường hợp người xuất khẩu nhận tiềnrồi song từ chối giao hàng Ngược lại, người xuất khẩu không bao giờ muốngiao hàng trước khi nhận tiền vì lo sợ trường hợp người nhập khẩu sẽ nhậnhàng nhưng không thanh toán Phương thức tín dụng chứng từ với đặc điểm làtrả tiền khi giao chứng từ đã giải quyết được mâu thuẫn về lợi ích giữa haibên mua bán Hay nói cách khác, phương thức tín dụng chứng từ đã đảm bảolợi ích cho cả người mua và người bán thông qua việc sử dụng dịch vụ củangân hàng: Ngân hàng c0068ỉ chấp nhận trả tiền nếu chứng từ phù hợp

Trang 18

♣ Đối với nhà xuất khẩu:

Như trên đã nói, lo ngại lớn nhất đối với nhà xuất khẩu khi thực hiện hợpđồng ngoại thương đó là: Người nhập khẩu sau khi nhận hàng sẽ từ chối thanhtoán Nhưng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, một tín dụng đãđược mở cho người xuất khẩu hưởng và khi ngân hàng thông báo thông báothư tín dụng đó cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu thấy phù hợp thìmới giao hàng, nếu không thì có thể đề nghị người nhập khẩu tu chỉnh L/Ccho phù hợp Sau khi giao hàng xong, người xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng

từ phù hợp với những quy định của L/C xin thanh toán Cam kết thanh toáncủa ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi là không thể huỷ bỏ, vấn đềchỉ nằm ở chỗ người xuất khẩu có xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ đúngtheo quy định của tín dụng thư hay không

Mặt khác khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu còntránh được những rủi ro như: rủi ro về ngoại hối, rủi ro do nhà nhập khẩu mấtkhả năng thanh toán…

Một ưu điểm nữa khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ đối vớinhà xuất khẩu đó là: Nhà xuất khẩu hoàn toàn có thể xin ngân hàng chiết khấu

bộ chứng từ thanh toán trước thời hạn, từ đó có thể bổ sung nguồn vốn sảnxuất kinh doanh

♣ Đối với nhà nhập khẩu

Trong buôn bán quốc tế, nhà nhập khẩu muốn trả tiền càng muộn càngtốt vì lo sợ nhà xuất khẩu sẽ chiếm dụng vốn trong một thời gian dài, nhậnđược tiền rồi nhưng lại không giao hàng Một phương thức có thể đảm bảoquyền lợi cho cả hai bên mua và bán, bảo đảm rằng nhà nhập khẩu sẽ chắcchắn sẽ nhận được hàng khi trả tiền lại vừa có thể đảm bảo rằng nguồn vốn

Trang 19

của nhà nhập khẩu sẽ không bị nhà xuất khẩu chiếm dụng đó chính là phươngthức tín dụng chứng từ

Khi làm đơn yêu cầu mở L/C, người nhập khẩu có thể xin tư vấn từ ngânhàng phát hành để xây dựng một tín dụng chặt chẽ, có lợi nhất cho mình Nhànhập khẩu có thể kiểm soát được hàng hoá thông qua việc quy định ngưòixuất khẩu sẽ phải xuất trình những giấy chứng nhận xuất xứ, giấy kiểm địnhchất lượng do cơ quan nào ban hành Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng

từ đến đòi tiền, nếu thấy phù hợp thì mới trả tiền, không thì hoàn toàn có thể

từ chối

Bằng việc sử dụng ngân hàng đứng ra thanh toán, phương thức tín dụngchứng từ đảm bảo rằng người bán sẽ thu được tiền, còn người mua sẽ nhậnđược hàng đúng theo quy định trong thư tín dụng Cái lợi ở đây đối với ngườinhập khẩu không chỉ là chứng từ phù hợp thì mới trả tiền mà còn ở chỗ khilàm đơn yêu cầu mở L/C họ có thể nhận được phần tín dụng mà ngân hàngdành cho họ thông qua việc ngân hàng cho phép ký quỹ số tiền nhỏ hơn trị giáL/C Do đó họ có thể sử dụng nguồn vốn thêm một thời gian nữa, đáp ứngnhu cầu kinh doanh của mình

Theo bà Lê Thị Phương Lan, trưởng phòng thanh toán quốc tếNHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội: “Sử dụng UCP 600 các doanh nghiệp cónhiều cái lợi Đối với các nhà nhập khẩu thì có thể đảm bảo thứ nhất về vốn,

sử dụng tài trợ thương mại Thứ hai là đảm bảo về mặt chứng từ, có nghĩa làchứng từ phát hành từ bên thứ 3 hoặc về các hãngt vận tải, bảo hiểm, công tykiểm định chất lượng thứ ba Đương nhiên về sử dụng L/C thông qua UCP thì

nó cũng có thể hạn chế được những tranh chấp có thể xảy ra giữa người mua

và người bán Tương tự với hàng xuất khẩu cũng vậy Nhà xuất khẩu đảm bảo

Trang 20

được khả năng thanh toán rất cao và cũng có thể nhận được tài trợ xuất khẩu

từ phía ngân hàng phục vụ mình.”

Tóm lại, phương thức tín dụng chứng từ mang lại rất nhiều lợi ích cho cảnhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, mà lợi ích lớn nhất là phương pháp này cóthể đạt tới sự thoả thuận chấp nhận được giữa những lợi ích đối kháng củanhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu thông qua việc làm cho thời gian trả tiền phùhợp với thời hạn giao hàng

Từ việc có thể đảm bảo hợp lý quyền lợi của hai bên mua- bán, lại thụântiện dễ sử dụng trong thương mại quốc tế nên phương thức tín dụng chứng từ

đã được sử dụng rộng rãi nhất so với các phương thức thanh toán khác Ngay

cả đối với những nhà xuất nhập khẩu còn ít kinh nghiệm trên thương trườngthì phương thức này cũng tỏ ra khá hữu hiệu Bởi vì bằng việc xây dựng mộttín dụng thư chặt chẽ (điều này sẽ được các ngân hàng tư vấn thêm) kết hợpvới đặc điểm của phương thức thanh toán này đó là chứng từ phù hợp thì mớitrả tiền, nhà nhập khẩu sẽ loại bỏ được trường hợp nhà xuất khẩu giao hàngkhông đúng quy định, chiếm dụng vốn của họ, nhận tiền rồi không giao hàng.Ngược lại nhà xuất khẩu cũng sẽ được đảm bảo rằng khi họ đã tiến hành giaohàng và xuất trình bộ chứng từ hợp lệ đến ngân hàng thì họ chắc chắn đượcthanh toán Điều này không phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu

Do có thể bảo đảm được quyền lợi của hai bên mua bán, lại thuân tiện,

dễ sử dụng, phương thức tín dụng chứng từ đã góp phần không nhỏ vào việcthúc đẩy thương mại quốc tế phát triển

Khi nói về phương thức tín dụng chứng từ, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank đã đề cập như sau:

“Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán Hầuhết mọi giao dịch quốc tế đều được đảm bảo khi sử dụng hình thức này Các

Trang 21

quy định của L/C đều phải tuân thủ UCP qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhấtquán trong thương mại quốc tế.

Nếu lựa chọn sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích đặc biệt là

sự an toàn cần thiết cho cả 2 bên- đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiệnhợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền Tuy nhiên,

để có được lợi ích này, cả hai bên nhất định phải thực hiện theo những quy tắc

và các quy định

Các lợi ích đối với người xuất khẩu:

Ngân hàng sẽ thực hiện việc thanh toán theo đúng quy định, bất kể ngườimua có muốn trả tiền hay không

Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì

Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa

Khi chứng từ được chuyển đến NHPH, việc thanh toán được tiến hànhngay vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm)

Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có tiền chuẩn bị cho việcthực hiện hợp đồng

Các lợi ích đối với người nhập khẩu:

Chỉ khi hàng hoá thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trảtiền

Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cảnhững gì quy định trong L/C để đảm bảo rằng người xuất khẩu sẽ được thanhtoán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền)”

Trang 22

b Phương thức tín dụng chứng từ là một hình thức tín dụng mà ngân hàng dành cho các nhà xuất nhập khẩu.

♣ Đối với nhà nhập khẩu:

Khi làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư tín dụng cho người xuấtkhẩu hưởng, người nhập khẩu thường phải ký quỹ một khoản tiền nhỏ hơnhoặc bằng trị giá L/C tại ngân hàng phát hành Thông thường thì dựa vào mốiquan hệ giữa nhà nhập khẩu với ngân hàng phát hành và uy tín của nhà nhậpkhẩu, ngân hàng thường cho phép nhà nhập khẩu ký quỹ một số tiền nhỏ hơntrị giá L/C Và đương nhiên trong trường hợp đó, nhà nhập khẩu có thể sửdụng vốn trong một thời gian nữa Hay nói cách khác đó chính là khoản tíndụng mà ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu

♣ Đối với nhà xuất khẩu.

Phương thức tín dụng chứng từ là một hình thức tài trợ thương mại rấthữu hiệu cho các nhà xuất khẩu Thông qua các L/C hàng xuất, các nhà xuấtkhẩu được ngân hàng tài trợ dưới các hình thức:

- Cho vay thực hiện hàng xuất theo L/C đã mở: Khi nhận được L/C hàngxuất, nhà xuất khẩu có thể dựa vào đó để nhờ ngân hàng phục vụ mình cấpcho một khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo L/C quy định Như vậy,trong trường hợp này thư tín dụng không những là công cụ đảm bảo thanhtoán mà còn là một công cụ tín dụng

- Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước chứng từ hàng xuất khẩu: Để đápứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượngvới ngân hàng, thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền khi bộchứng từ được thanh toán Như vậy, đối với nhà xuất khẩu, L/C không những

là công cụ đảm bảo thanh toán mà còn là công cụ đảm bảo tín dụng

Trang 23

Dù được tài trợ dưới hình thức nào thì rõ ràng là thông qua phương thứctín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu có thể nhanh chóng thu hồi vốn để tiếp tụctái đầu tư, thực hiện công việc kinh doanh của mình Đây chính là một vai tròquan trọng của phương thức tín dụng chứng từ trong việc hỗ trợ và thúc đẩyhoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng tham gia vào nền thươngmại quốc tế.

Ngoài ra, phương thức tín dụng chứng từ cũng góp phần nâng cao vai tròcủa ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực thanh toán Bằng việc cung cấp dịch

vụ tín dụng chứng từ, phát triển các nghiệp vụ liên quan như kinh doanhngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác, qua đó mở rộng phạm vi và lĩnh vựchoạt động của các ngân hàng trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càngphát triển

II UCP 600 và ISBP 681

1 Sự cần thiết phải ra đời UCP 600 và ISBP 681

UCP 600 và ISBP 681 ra đời là kết quả tất yếu xuất phát từ vấn đề lýluận và thực tiễn

a Về mặt lý luận:

Không có một bản sửa đổi nào là toàn diện, có khả năng bao quát toàn

bộ thực tiễn và giảm thiểu toàn bộ những sai biệt Lịch sử hơn 70 năm củaUCP đã chứng kiến nhiều lần sửa đổi tiến bộ, tuy nhiên UCP chưa thể nhổ tậngốc nhiều vấn đề trong phương thức tín dụng chứng từ Thương mại quốc tếcàng phát triển thì càng đòi hỏi các phương thức thanh toán cũng như cácnguồn luật điều chỉnh nó ngày càng hoàn thiện hơn Chính vì vậy, việc UCP

600 và ISBP 681 ra đời là kết quả tất yếu để giảm thiểu hơn nữa những saibiệt và thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng phát triển

Trang 24

b Về mặt thực tiễn:

Mặc dù UCP500 và đi kèm với nó là Bộ Tập Quán Ngân Hàng TiêuChuẩn Quốc Tế (ISBP 645) ra đời hết sức tiến bộ, đạt kỷ lục về thời gian tồntại, bởi vì thông thường cứ khoảng 10 năm UCP lại được sửa đổi một lầntrong khi UCP 500 kéo dài vị trí của mình tới 14 năm, thế nhưng tỷ lệ bộchứng từ có sai biệt trong lần xuất trình đầu tiên vẫn lên tới 60%-80% (Sốliệu nghiên cứu của VIBank) Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu sai biệt trong số60%-80% này là do cách hiểu không thống nhất về UCP?

Xét dưới góc độ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, UCP 500 được xemnhư một bộ luật tương đối khó hiểu về mặt ngôn ngữ và phức tạp về mặt quytrình Do không hiểu một cách tường tận về UCP 500, các doanh nghiệpthường hoạt động theo thói quen thương mại của mình là chính Bộ chứng từ

vì vậy cũng thường có sai biệt, mặc dù có thể về thực tế, hàng hoá được giaokhông khác như yêu cầu của hợp đồng thương mại Các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu sẽ phải chịu rất nhiều chi phí để sửa chữa các sai biệt này, chỉ đơn

cử như việc tín dụng yêu cầu vận tải đơn phải ghi rõ số L/C, điều này khônggiúp cho nhà nhập khẩu nhận được hàng hóa dễ dàng hơn, nhưng người xuấtkhẩu vẫn có thể mất tới mấy chục đô la (kết quả nghiên cứu của VIBank) đểsửa lại vận đơn sau khi đã được phát hành nếu vận đơn không dẫn chiếu tới sốL/C Ngoài ra, nếu việc sửa chữa sai biệt này mất nhiều thời gian, người xuấtkhẩu lại gặp phải nguy cơ xuất trình muộn Chính vì vậy, các doanh nghiệprất ngại khi gặp phải các vấn đề liên quan đến UCP và thường phó thác hếtcho ngân hàng của mình

Về phía các ngân hàng, khi tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

về UCP cũng gặp phải không ít khó khăn về sự mơ hồ về các điều khoản củaUCP Đặc biệt khi tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP 500

Trang 25

và ISBP 645 các ngân hàng đã gặp phải không ít khó khăn như thương lượng

bộ chứng từ, các vấn đề liên quan đến kiểm tra chứng từ…

Thực tế đó buộc UCP và ISBP phải sửa đổi, nếu không thì nguy cơphương thức tín dụng chứng từ- từ một phương thức an toàn trong thanh toánquốc tế rất dễ trở thành một công cụ để từ chối thanh toán và thu phí của ngânhàng Một yêu cầu nữa của thực tiễn là, sự phát triển của hệ thống ngân hàng,bảo hiểm, vận tải kéo theo nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thương mại quốc

tế, đòi hỏi UCP cũng như ISBP cũng phải có những điều chỉnh thích hợp

2 Đặc điểm lần sửa đổi thứ 6 của UCP

a Về mặt hình thức:

- UCP 600 được cấu trúc lại phù hợp với cấu trúc thông thường của cácvăn bản pháp lý quốc tế, thay vì cấu trúc theo tính chất nghiệp vụ L/C nhưUCP 500

+ Kết cấu của UCP500 gồm 7 vấn đề, được đánh thứ tự từ A đến G:

A Những quy định chung và định nghĩa

G Nhượng tiền thu được

+ Cấu trúc của UCP600

Phạm vi áp dụng của UCP600

Các định nghĩa

Giải thích

Trang 26

Các mục khác theo tính chất nghiệp vụ

- UCP 600 giảm thiểu nhiều trùng lắp về mặt ngôn từ không cần thiếttrong UCP 500 và lược bỏ lời văn rườm rà Cấu trúc câu thường là câu trựctiếp, logic và đơn giản Ngôn ngữ sử dụng trong UCP 600 được coi là thânthiện với người sử dụng hơn hẳn UCP 500

- UCP được bố cục lại với 39 điều khoản (thay vì 49 điều khoản nhưUCP500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích nhiều thuật ngữvẫn còn gây tranh cãi trong UCP500 Điều 2 định nghĩa của UCP600 là mộtdẫn chứng cụ thể Lần đầu tiên các thuật ngữ như: ngân hàng thông báo(advising bank), người yêu cầu (applicant), xuất trình (presentation)… đượcđịnh nghĩa một cách cụ thể trong một bản UCP

b Về nội dung:

- UCP600 loại bỏ những nội dung không thuộc đối tượng áp dụng củaUCP 600, ví dụ những nội dung liên quan đến yêu cầu mở thư tín dụng, cácchỉ thị không rõ ràng (điều 12); huỷ bỏ một thư tín dụng (điều 8), tín dụng cóthể huỷ bỏ và không thể huỷ bỏ (một phần điều 6); lệnh phát hành, sửa đổimột thư tín dụng (điều 5); chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành(điều 30), các chứng từ khác (điều 38)

- UCP600 điều chỉnh cả thư tín dụng dự phòng (standby L/C) Điều nàyđược thể hiện rõ trong Điều 1 UCP600

- UCP600 đã cập nhật một số điều khoản mới Có thể kể đến ở đây đó là:Điều 2: Định nghĩa (definitions)

Điều 3: Giải nghĩa (interpretations)

Điều 9: Thông báo tín dụng và các sửa đổi (Advising of credits andamendments)

Trang 27

Điều 12: Sự chỉ định (nomination)

Điều 15: Xuất trình phù hợp (complying presentation)

Điều 17: Các chứng từ gốc và bản sao (original documents and copies)

- UCP600 giảm thiểu những mâu thuẫn giữa các điều khoản với nhau

Có thể dẫn chiếu đến ở đây như là điều 13(a) và điều 13(c) UCP500

- UCP đã đưa ra khoảng thời gian cụ thể cho việc chấp nhận hoặc từ chối

bộ chứng từ không hợp lệ là 5 ngày làm việc ngân hàng (banking day) thay vì

7 ngày làm việc trước đây quy định trong UCP500

- UCP600 đã loại trừ việc sử dụng những từ, cụm từ mơ hồ, khó hiểu,thường dẫn đến hiểu lầm và xảy ra tranh chấp trong UCP500 như là: Khoảngthời gian hợp lý, sự cần mẫn hợp lý…

III Ảnh hưởng của UCP 600 và ISBP 681 đến hoạt động thương mại quốc tế:

1 Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói chung:

- Ngăn ngừa nguy cơ giảm sút vai trò của tín dụng chứng từ trongthương mại quốc tế khi nhiều ngân hàng coi đây là một công cụ thu phí saibiệt và từ chối thanh toán Nhờ các quy định rõ ràng, tiêu chuẩn kiểm trachứng từ linh hoạt hơn, UCP 600 cùng với ISBP 681 đã làm giảm thiểu lượngchứng từ có sai biệt

- UCP 600 đã tăng cường sử dụng các quy tắc, tập quán quốc tế khác củaICC như URR 525, ISP 98, thông qua đó, những vấn đề mà UCP chưa baobao quát được sẽ được giải quyết cụ thể trong các tập quán trên

Trang 28

- UCP 600 đưa ra những quy định cụ thể liên quan đến L/C chuyểnnhượng, phù hợp với hoạt động thương mại ba bên đang ngày càng phát triểntại các nước Châu Á.

- UCP 600 có những thay đổi phù hợp với thực tiễn của ngành vận tải vàbảo hiểm, không những được những người hoạt động trong lĩnh vực này hoannghênh mà còn tạo điều kiện cho việc xuất trình bộ chứng từ của nhà xuấtkhẩu, việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán của các ngân hàng

- UCP 600 và ISBP 681 cũng đã đưa ra tiêu chuẩn kiểm tra chứng từchặt chẽ nhằm chống lại hành động giả mạo bộ chứng từ thanh toán

2 Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại

- UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 đòi hỏi các ngân hàng phải cóbước chuẩn bị trước đó để có thể tự tin áp dụng UCP600 trong giao dịch L/Cthường ngày của mình, trong đó, hoạt động đào tạo đóng một vai trò quantrọng Vì vậy hầu hết các ngân hàng đều mở những lớp đào tạo và bồi dưỡngcán bộ cập nhật UCP 600 và ISBP 681 Cho đến nay hầu hết các ngân hàngcủa Việt Nam đều đã áp dụng phiên bản mới của ICC trong hoạt động thanhtoán của mình

-Theo quy định của UCP 600, ngân hàng chỉ có 5 ngày làm việc ngânhàng để kiểm tra bộ chứng từ thanh toán thay vì quy định 7 ngày làm việctrong UCP 500 Điều này cũng tạo ra thách thức cho các ngân hàng, đặc biệttrong trường hợp bất thường (ví dụ như các tình huống nảy sinh liên quan đến

bộ chứng từ bất thường, có sai sót ….) Trong những tình huống đó, ngân hàng

sẽ chịu áp lực về thời gian để đưa ra các quyết định của mình Đồng thời đểphù hợp với những quy định nói trên của UCP 600, ngân hàng cũng phải thayđổi một số bước trong quy trình thanh toán của mình

Trang 29

- ISBP 681 ra đời thay thế cho ISBP 645 thực sự cũng đã tạo ra nhữngthay đổi cơ bản trong quy trình nghiệp vụ thanh toán tại các ngân hàngthương mại Vì ISBP 681 có một số thay đổi so với ISBP 645 như nên để ápdụng được thành công UCP 600 và ISBP 681 đòi hỏi các ngân hàng cần phảithay đổi, bổ sung , hoàn thiện quy trình nghiệp vụ của mình cho phù hợp vớiquy tắc và thông lệ quốc tế.

- Trách nhiệm của các ngân hàng theo UCP 600 được nâng cao, đặc biệtUCP 600 đặt ra yêu cầu cao hơn với ngân hàng thông báo Theo UCP 600,ngân hàng thông báo không chỉ có trách nhiệm xác minh tính chân thực củathư tín dụng, mà phải phản ánh chính xác thư tín dụng mà ngân hàng này đãnhận được (Điều 9b UCP600)

- Với những quy định mới về thương lượng bộ chứng từ trả sau họăcchấp nhận, các ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận phải chịu rủi rotrong trường hợp bộ chứng từ đã được ngân hàng chỉ định thương lượngthanh toán được xác định là giả mạo Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần phải

có những biện pháp quản lý rủi ro nhằm bảo vệ chính mình

3 Ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

a Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

- UCP 600 và ISBP 681 giảm thiểu số lượng chứng từ của nhà xuất khẩu

bị từ chối thanh toán nhờ: Thứ nhất: UCP 600 đặt ra những tiêu chuẩn kiểmtra chứng từ rõ ràng tạo cơ sở cho việc tạo lập chứng từ, bên cạnh đó ISBP

681 cũng có những quy định rõ ràng về chứng từ được lập tuân thủ UCP 600

và ISBP 681 từ đó giảm thiểu được những sai sót của bộ chứng từ khi lập theoUCP 500 và ISBP 645 Thứ hai, các ngân hàng cũng kiểm tra chứng từ linhhoạt hơn như quy định về địa chỉ của người hưởng lợi và người yêu cầu, dữ

Trang 30

liệu trong chứng từ không cần phải giống hệt như khi đọc lời văn trong tíndụng…

- ISBP 681 có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn nhiều so với ISBP 645

về chứng từ xuất trình do đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đòi tiền

dễ dàng hơn (bộ chứng từ bị từ chối thanh toán ít hơn)

- Do UCP 600 cung cấp nhiều lựa chọn cho nhà xuất khẩu, nhà xuấtkhẩu có thể được tái tài trợ đối với L/C trả chậm chứ không phải chỉ đối vớiL/C chiết khấu nên người xuất khẩu giảm thiểu được rủi ro từ phía nhà nhậpkhẩu (rủi ro liên quan đến môi trường kinh tế, chính trị, địa lý của nước nhànhập khẩu…)

- Nhà xuất khẩu nhanh chóng được thanh toán nếu bộ chứng từ xuấttrình phù hợp do thời gian dành cho ngân hàng kiểm tra chứng từ rút từ 7ngày xuống còn 5 ngày làm việc ngân hàng Nhờ đó, mà dòng tiền của ngườixuất khẩu được cải thiện, cho phép người xuất khẩu trả tiền cho nhà cung cấpsớm hơn và đảm bảo về giá hàng, đồng thời cho phép nhanh chóng tái sảnxuất, mở rộng hoạt động kinh doanh

b Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

- Nhà nhập khẩu cũng có thêm lựa chọn trong đơn đề nghị mở L/C khimuốn thay đổi, bổ sung hoặc xoá bỏ một số điều khoản của UCP 600 nhằmphù hợp với đặc điểm giao dịch của mình Điều này được quy định trong điều

1 UCP 600: các quy tắc của UCP sẽ “ ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tíndụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng”

- Nhà nhập khẩu cần phải tìm hiểu bạn hàng của mình một cách kỹ càng,

do UCP 600 đặt ra yêu cầu cao hơn so với UCP 500 về phía nhà nhập khẩu vàngân hàng phát hành trong trường hợp chứng từ có giả mạo

Trang 31

CHƯƠNG 2THỰC TIỄN ÁP DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 681 TRONG VIỆC TẠO LẬP VÀ KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN TẠI MỘT SỐ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I Thực tiễn áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra

bộ chứng từ thanh toán tại một số ngân hàng thương mại

1 Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng phát hành L/C:

Hiện nay thương mại quốc tế mở rộng theo cấp số nhân đã đòi hỏi sựtham gia của các ngân hàng vào thương mại quốc tế ngày càng nhiều hơn.Các ngân hàng đã đảm nhiệm một khâu vô cùng quan trọng trong việc xuấtnhập khẩu của doanh nghiệp đó là thanh toán quốc tế Thực tế cho thấy kimngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trongcán cân thanh toán quốc tế và khi thực hiên giao dịch với các đối tác nướcngoài thì có đến 70% các giao dịch được thực hiện qua phương thức tín dụngchứng từ Vậy trong quy trình thanh toán bộ chứng từ hàng nhập (ngân hàngthương mại là ngân hàng phát hành) thì quy trình tạo lập và kiểm tra bộ chứng

từ đó được thực hiện như thế nào?

Quy trình thực hiện khi là ngân hàng phát hành L/C của mỗi ngân hàngthương mại khác nhau là khác nhau Tuy nhiên quy trình ấy có một điểmchung là đều tuân thủ UCP 600 và ISBP 681

Ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ quy trình đó như sau:

SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG HÀNG XUẤT

Trang 32

Trách Nhiệm Tiến Trình Thực Hiện

Từ chối bộ chứng từ

có bất đồng

TT khi khách hàng có tiền

Kiểm Tra

N

N Y

Trang 33

Bước 1: Kiểm Tra: Hầu hết các ngân hàng thương mại đều tiến hành

kiểm tra chứng từ tuân thủ UCP 600 và ISBP 681

♣ Về thời gian kiểm tra chứng từ:

Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước:

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) quy định thời

gian kiểm tra chứng từ tuân thủ theo quy định của UCP600, đó là 5 ngày làmviệc ngân hàng

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) chưa áp dụng bản tập

quán mới nên vẫn quy định thời gian kiểm tra chứng từ là 7 ngày làm việcnhư quy định của UCP500

- Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP):

Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank): thời gian

kiểm tra BCT là 5 ngày làm việc ngân hàng

Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank): 5 ngày làm

việc ngân hàng

Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) quy định như sau:

Habubank chịu trách nhiệm thanh toán đúng, đủ và kịp thời theo L/C đã mởkhi các bên liên quan thực hiện đúng các quy định của L/C trong vòng 5 ngàylàm việc sau khi nhận được BCT từ ngân hàng nước ngoài

Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GPbank): 5 ngày làm việc ngân hàng.

♣ Về việc phân bố thời gian kiểm tra chứng từ:

Hầu hết các ngân hàng đều quy định thời gian kiểm tra BCT tuân thủđúng Đ14 UCP600, đó là 5 ngày làm việc ngân hàng Tuy nhiên khi áp dụng

Trang 34

cụ thể vào quy trình của mình thì ngân hàng đã phân bổ thời gian 5 ngày đótheo những cách thức khác nhau.

- Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước:

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV): Thanh toán viên

(TTV) có tối đa là 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận để kiểm tra tính phù hợpcủa BCT theo L/C, phù hợp với các quy tắc thanh toán quy định trongUCP600 và ISBP681 Thời gian còn lại trình cấp thẩm quyền (kiểm soát viên)

để tiến hành kiểm tra lại kết quả kiểm tra của TTV và quyết định tính phù hợphoặc không phù hợp của bộ chứng từ (BCT)

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo & PTNT): 3 ngày làm việc.

Đối với các ngân hàng TMCP:

Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank: Thanh toán viên

có tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận để kiểm tra tính phù hợp của BCTtheo L/C, phù hợp với các quy tắc thanh toán quy định trong UCP600 vàISBP681

Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank): Quy định ngay sau khi

nhận được BCT từ ngân hàng nước ngoài, Habubank sẽ tiến hành kiểm tra bộchứng từ và thông báo tình trạng BCT cho khách hàng trong vòng 2 ngày làmviệc và có thể trả BCT nhanh theo yêu cầu của khách hàng khi ngân hàngnhận được BCT từ ngân hàng nước ngoài

Như vậy rõ ràng là với thời gian 5 ngày làm việc để kiểm tra chứng từtheo UCP600, các ngân hàng đã phân bố khoảng thời gian ấy tương đối hợp

lý (thời gian 5 ngày ấy bằng thời gian dành cho thanh toán viên kiểm tra cộngvới thời gian để kiểm soát viên, cấp có thẩm quyền kiểm tra lại) Nhờ quy

Trang 35

định một cách chặt chẽ, thời gian phân bổ hợp lý nên đã giúp cho các ngânhàng tránh được những sai sót từ việc kiểm tra BCT thanh toán.

♣ Quy định ngày nhận chứng từ:

Ta có thể thấy rằng một hạn chế của UCP600 đó là mặc dù UCP600 đãquy định thời gian kiểm tra chứng từ là 5 ngày làm việc ngân hàng, tuy nhiênlại không quy định rõ ràng về ngày nhận chứng từ Thời hạn tối đa dành chomỗi ngân hàng tiến hành kiểm tra BCT là 5 ngày làm việc ngân hàng, nhưngthời điểm bắt đầu tính từ khi nào? Để tránh trường hợp có sự hiểu lầm vàtránh tranh chấp xảy ra liên quan đến thời gian kiểm tra bộ chứng từ, một sốngân hàng cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề này

- Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước:

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã quy định: Ngày

tiếp nhận chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửi đến chi nhánh đượccoi là ngày nhận chứng từ

- Đối với ngân hàng TMCP:

NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank quy định: Ngày tiếp nhận

chứng từ do cơ quan chuyển phát chứng từ gửi đến chi nhánh được coi làngày nhận chứng từ, trong trường hợp chứng từ được nhận từ hãng chuyểnphát sau 14h30 hoặc vào ngày thứ 7 thì ngày nhận chứng từ được tính là ngàylàm việc tiếp theo

Bước 2: TTV kiểm tra bộ chứng từ so với L/C đã phát hành để xác định

tình trạng bộ chứng từ Việc kiểm tra chứng từ tuân thủ Đ16 UCP600 Thực

tế sẽ xảy ra hai trường hợp đó là BCT hợp lệ và BCT không hợp lệ

♣ Bộ chứng từ phù hợp:

- Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước:

Trang 36

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV): Nếu BCT hợp lệ

thì lập thông báo BCT về gửi khách hàng

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo & PTNT): Trong trường hợp BCT phù hợp, lập thông báo BCT về theo mẫu của

- Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước:

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV): Nếu BCT có sai

biệt thì lập điện từ chối BCT gửi ngân hàng đã gửi chứng từ và lập thông báoBCT có bất đồng gửi khách hàng

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quy định như sau:

khi BCT có sai sót, NHNo&PTNT gửi thông báo về BCT có sai sót đến kháchhàng, nếu trong vòng 3 ngày làm việc mà khách hàng chưa chấp nhận sai sótthì NHNo&PTNT điện từ chối chứng từ

- Đối với ngân hàng TMCP:

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank

quy định như sau: Đối với bộ chứng từ có sai biệt, điện thông báo về sự saibiệt phải được gửi tới ngân hàng đòi tiền/ ngân hàng đại lý của ngân hànghưởng trong vòng 5 ngày làm việc kể từ sau ngày Techcombank nhận đượcBCT Mọi thông báo gửi sau ngày này đều khiến cho Techcombank mấtquyền từ chối bộ chứng từ có sai biệt (tuân thủ theo Đ16 UCP 600) Đồngthời Techcombank cũng gửi thông báo đến khách hàng về việc BCT có sai sót

và xin chỉ dẫn của khách hàng

Trang 37

Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội Habubank: Trong trường hợp BCT có

bất đồng trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Habubank,khách hàng phải có chỉ thị về việc chấp nhận hay không chấp nhận bất đồngcủa BCT

Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội (vcbhanoi): Nếu BCT có sai sót, ngân

hàng sẽ thông báo sai sót bằng văn bản Quý khách hàng phải xem xét sai sót

đó và trả lời ngân hàng bằng văn bản trong vòng 2 ngày làm việc để ngânhàng có cơ sở trả lời ngân hàng nước ngoài

Ngân Hàng Phương Đông (OCB): Đối với BCT có sai sót, trong vòng 5

ngày kể từ ngày nhận được thông báo của OCB, khách hàng phải trả lời OCBbằng văn bản OCB sẽ căn cứ vào công văn chấp nhận hay từ chối BCT củakhách hàng để tiến hành thanh toán (đối với L/C trả ngay), cam kết thanhtoán vào ngày đáo hạn (Đối với L/C trả chậm), hoặc gởi điện từ chối thanhtoán đối với phía nước ngoài

Ngân Hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPbank): Khi BCT có sai biệt,

GPbank sẽ giao chứng từ cho khách hàng khi khách hàng ký chấp nhận đồng

ý bất hợp lệ

Ta có thể thấy rằng theo quy định trong Điều 16b UCP600: khi một ngânhàng phát hành quyết định việc xuất trình là không phù hợp, thì nó có thể theocách thức của riêng mình tiếp xúc với người yêu cầu xin bỏ qua sai biệt UCPchỉ quy định điều đó không thể kéo dài quá thời hạn 5 ngày Tuy nhiên, cácngân hàng khi ứng dụng UCP đã sửa đổi sao cho phù hợp với thực tiễn hoạtđộng của ngân hàng mình: Techcombank 5 ngày, NHNo&PTNT 3 ngày,Habubank 2 ngày…

Hết thời hạn nêu trên, nếu nhận được thông báo chấp nhận bỏ qua saibiệt của khách hàng thì ngân hàng tiến hành thanh toán bình thường như trong

Trang 38

trường hợp chứng từ không có sai biệt và thu phí lỗi chứng từ theo quy định.Nếu không nhận được sự phản hồi từ phía khách hàng hoặc khách hàng từchối thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần thì ngân hàng phải điện từ chốithanh toán và ghi rõ là chờ sự định đoạt của ngân hàng gửi chứng từ Nếutrong thời gian chờ sự định đoạt của ngân hàng gửi chứng từ mà nhận đượcchỉ thị bỏ qua sai biệt của khách hàng thì ngân hàng phát hành tiến hành thanhtoán bộ chứng từ.

Thực tế là các ngân hàng nước ngoài trước khi gửi BCT đòi tiền ngânhàng phát hành đã tiến hành kiểm tra BCT và khi phát hiện có sai sót trongBCT cũng đã phải điện thông báo cho NHPH và xin bỏ qua sai biệt Vậy nếuBCT sau khi được chuyển đến cho NHPH mà phát hiện thêm những sai biệt

mà ngân hàng đòi tiền chưa đề cập đến trong điện xin bỏ qua sai biệt thìNHPH có thanh toán BCT không? Về vấn đề này, UCP thực sự vẫn chưa giảiquyết đươc Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại cũng đã có những quyđịnh cụ thể về vấn đề này

Theo quy định của Techcombank: “Trường hợp Techcombank đã gửi

điện chấp nhận sai sót được thông báo trước đó nhưng khi nhận được BCT vàkiểm tra phát hiện thêm các lỗi sai sót khác ngoài các lỗi mà NH nước ngoài

đề cập trong điện thì Techcombank vẫn có quyền từ chối thanh toán BCT khikhách hàng không chấp nhận thêm các lỗi sai sót mà Techcombank thông báothêm sau này”

NHNo&PTNT quy định như sau: khi nhận chứng từ kiểm tra nếu phát

hiện thêm sai sót, TTV phải báo cáo phụ trách phòng và lãnh đạo chi nhánh

để từ chối thanh toán và ghi rõ là chờ sự định đoạt của ngân hàng đòi tiềnđồng thời thông báo để khách hàng cho ý kiến

Trang 39

Vậy rõ ràng là khi áp dụng UCP 600 một số ngân hàng đã biết triển khainhững quy định trên thành những quy tắc và cẩm nang riêng cho doanhnghiệp mình Từ đó đã nâng cao được sức cạnh tranh và tránh được nhữngtranh chấp liên quan đến việc kiểm tra BCT thanh toán.

Bước 3: KSV kiểm tra lại kết quả kiểm tra chứng từ của TTV đồng thời

kiểm tra hồ sơ và dữ liệu mà TTV đã nhập

KSV phê duyệt giao dịch nếu chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từ và dữliệu mà TTV đã nhập

KSV từ chối giao dịch nếu không chấp nhận kết quả kiểm tra chứng từvà/ hoặc dữ liệu mà TTV đã nhập KSV cần ghi lý do từ chối, gạch chéo vàhuỷ bản nháp mà TTV đã in (nếu có) và chuyển hồ sơ lại cho TTV để bổsung, chỉnh sửa

Bước 4: TTV fax thông báo BCT về tới khách hàng.

Bước 5: TTV nhắc nhở khách hàng chuẩn bị tiền để thanh toán BCT phù

hợp

Trong thực tế thường xảy ra 2 tình huống: đó là khách hàng có đủ tiềnthanh toán và khách hàng không có đủ tiền thanh toán Trong trường hợpkhách hàng không có đủ tiền thanh toán thì ngân hàng sẽ thực hiện việc chovay, ghi nợ tài khoản của khách hàng Việc này hầu hết chỉ xảy ra đối vớinhững khách hàng quen thuộc của ngân hàng Vì trong trường hợp nếu kháchhàng không phải là bạn hàng quen thuộc thì đại đa số các ngân hàng sẽ yêucầu khách hàng ký quỹ 100% và như vậy sẽ hiếm khi xảy ra trường hợpkhách hàng không đủ tiền thanh toán BCT

Trang 40

2 Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng thông báo

Như đã đề cập ở trên, trong quy trình thanh toán quốc tế thường có sựtham gia của ít nhất một ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo thưtín dụng (hay nói cách khác đó là ngân hàng của người hưởng lợi, ngân hàngtại nước người xuất khẩu) Vậy khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo L/C,một số ngân hàng tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 như thế nào trong quy trìnhnghiệp vụ của mình?

Quy trình thông báo thư tín dụng hàng xuất được thể hiện như sau:

(1 ) Kiểm tra và thông báo L/C: Hầu hết các ngân hàng thương mại ViệtNam đều quy định rằng việc kiểm tra và thông báo L/C phải tuân thủ UCP

600 và ISBP 681 Tuy nhiên chỉ có một số ngân hàng đã nêu và quy định rõviệc kiểm tra như thế nào trong quy trình nghiệp vụ của mình

♣ Đối với các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước

Theo quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Việt Nam (NHNo&PTNT), Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) thì khi nhận được L/C và thông báo L/C (tu chỉnh L/C), thanh toán

viên có trách nhiệm như sau:

- Kiểm tra L/C phải đúng mẫu Swift (nếu gửi bằng Swift), có xác nhận

mã khoá đúng (nếu mở bằng Telex)

- L/C phải có dẫn chiếu UCP 600

- Kiểm tra tên, địa chỉ người hưởng lợi, các chỉ dẫn của ngân hàng pháthành về việc thông báo L/C (thông báo trực tiếp hay qua ngân hàng thứhai ), loại L/C để lựa chọn hình thức thông báo cho phù hợp

Ngày đăng: 02/09/2012, 12:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Xuân Trình (2006), giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản lao động- xã hội , Hà Nội Khác
2. Đinh Xuân Trình (2007) Bộ tập quán quốc tế về L/C (bản dịch) Nhà xuất bản thống kê Khác
3. Quy Trình TTQT- NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Khác
4. Quy Trình TTQT – NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Khác
5. Quy Trình TTQT- NHNo & PTNT Khác
6. Quy Trình TTQT- HSBC Việt Nam Khác
9. Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế- Cập nhật UCP600, Nhà xuất bản thống kê Khác
10. Website Ngân Hàng Phương Đông (www.ocb.com.vn) Khác
11. Website Ngân Hàng TMCP Hàng Hải (www.maritimebank.com.vn) Khác
12. Website Ngân Hàng Quốc Tế (www.vib.com.vn) Khác
13. Website Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Khác
14. Website Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam Khác
15. Website NHNo&PTNT Chi Nhánh Láng Hạ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG - Quá trình toàn cầu hoá.DOC
SƠ ĐỒ 1 QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG (Trang 7)
Ta có bảng biểu phí thông báo L/C của một số ngân hàng: - Quá trình toàn cầu hoá.DOC
a có bảng biểu phí thông báo L/C của một số ngân hàng: (Trang 43)
Bảng 2: biểu phí xác nhận của một số ngân hàng. - Quá trình toàn cầu hoá.DOC
Bảng 2 biểu phí xác nhận của một số ngân hàng (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w