CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG
Một số vấn đề lý luận chung về chỉ số niềm tin người tiêu dùng
1.1.1.1 Khái niệm về niềm tin người tiêu dùng
Niềm tin người tiêu dùng là một khái niệm có nội hàm rộng Trước khi làm rõ khái niệm niềm tin người tiêu dùng, cần hiểu rõ "niềm tin" - yếu tố cấu thành quan trọng của khái niệm này.
Theo Siergist và cộng sự (2006), niềm tin là sự tin chắc rằng mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát và sự không chắn chắn là rất thấp Trịnh Đình Bảy (2002) xác định niềm tin bao gồm hai yếu tố cơ bản, gồm tri thức (kinh nghiệm và lý luận) và cảm xúc Tri thức gồm các mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ nhận thức, còn cảm xúc tùy thuộc vào mức độ thỏa mãn nhu cầu và được thể hiện dưới hình thức tích cực hoặc tiêu cực Tri thức và cảm xúc tích hợp với nhau để tạo nên niềm tin Trong hai yếu tố trên cảm xúc đôi khi chiếm phần nổi trội hơn tri thức.
Trong kinh tế học hành vi, khi nói về niềm tin người tiêu dùng, Merkle và cộng sự (2004) nhận định đây là một khái niệm mang tính chủ quan và hiện chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm này Curtin (2002) cho rằng định nghĩa về niềm tin người tiêu dùng không đơn giản vì không thể quan sát trực tiếp được niềm tin của người tiêu dùng Tổng quan các tài liệu nghiên cứu cho thấy khái niệm về niềm tin của người tiêu dùng hay niềm tin người tiêu dùng (consumer confidence hay consumer sentiment trong tiếng Anh) được các nhà nghiên cứu và từ điển trình bày như sau:
Katona (1951) quan niệm niềm tin người tiêu dùng là một cách để đo lường những thay đổi kỳ vọng về thu nhập Nó không chỉ đơn thuần đo lường kỳ vọng của người tiêu dùng về qui mô thu nhập tương lai mà còn cả sự chắc chắn hay không chắc chắn đi kèm với những kỳ vọng đó Do đó, thành tố quan trọng trong quan niệm về niềm tin người tiêu dùng là phải bao hàm kỳ vọng về mức độ và sự thay đổi của thu nhập Để nhận biết được yếu tố kép này, Katona xác định nội hàm của niềm tin người tiêu dùng được xếp từ mức độ lạc quan và tin tưởng đến bi quan và không chắc chắn Như vậy có thể thấy theo quan điểm của Katona, kỳ vọng vào tương lai là trung tâm của niềm tin người tiêu dùng, khiến niềm tin người tiêu dùng mang tính tiên báo, từ đó dự báo được tiêu dùng.
Katona cũng cho rằng niềm tin người tiêu dùng bao gồm các yếu tố cảm xúc và tri thức Yếu tố cảm xúc trong thái độ và kỳ vọng kinh tế của người tiêu dùng chính là căn cứ để có được các thông tin kinh tế, và cũng chính yếu tố cảm xúc đã tạo nên các làn sóng lạc quan và bi quan lan tỏa đến những người tiêu dùng khác (Curtin, 2002).
Theo Curtin (2002), không đơn giản để đưa ra định nghĩa về niềm tin người tiêu dùng vì không thể quan sát trực tiếp được niềm tin của người tiêu dùng mà chỉ có thể quan sát được hành vi của họ Do đó, khi nói đến niềm tin người tiêu dùng là ta nói đến các hành vi kinh tế cụ thể của họ và những hành vi kinh tế khác nhau đó đòi hỏi phải có những cách khác nhau để đo lường niềm tin Tương tự, FitzGerald (1983) quan niệm niềm tin người tiêu dùng là nhận định chủ quan của người tiêu dùng về các điều kiện hiện tại và tương lai và có mối liên hệ trực tiếp đến chi tiêu, nhất là chi tiêu tự định (discretionary spending), loại chi tiêu cho những thứ người tiêu dùng “muốn" chứ không phải là “cần”.
McIntyre (2007) xác định niềm tin người tiêu dùng là thước đo hành vi tương lai của người tiêu dùng, và niềm tin người tiêu dùng là yếu tố quyết định chi tiêu của họ cả trong hiện tại và tương lai.
Theo Akerlof & Shiller (2010), khái niệm niềm tin người tiêu dùng trong kinh tế có liên quan đến khả năng dự đoán, thể hiện ở chỗ khi niềm tin được dự đoán ở mức cao, người tiêu dùng sẽ trở nên lạc quan về tương lai và ngược lại nếu dự đoán niềm tin ở mức thấp, người tiêu dùng sẽ bi quan Khi niềm tin tăng, người tiêu dùng tăng chi tiêu và người lại khi niềm tin người tiêu dùng giảm, người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu.
Consumer Confidence (2016) định nghĩa niềm tin người tiêu dùng là một khái niệm được dùng để chỉ mức độ lạc quan của người tiêu dùng đối với tình hình kinh tế chung của đất nước và tình trạng tài chính của bản thân họ Niềm tin người tiêu dùng là nguồn thông tin kinh tế hết sức quan trọng do tiêu dùng cá nhân chiếm khoảng hai phần ba toàn bộ các hoạt động kinh tế ở hầu hết các quốc gia Khi niềm tin người tiêu dùng cao, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn những thời điểm khác, đặc biệt người tiêu dùng chi tiêu vào các mặt hàng có giá trị cao như ô tô và đồ dùng gia đình Chi tiêu dùng tăng giúp nền kinh tế tăng trưởng Nếu vì một lý do nào đó niềm tin người tiêu dùng giảm, người tiêu dùng sẽ ít chắc chắn về triển vọng tài chính của họ và sẽ chi tiêu ít đi, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh khiến doanh số kinh doanh giảm Nếu chi tiêu dùng tiếp tục giảm và các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, nền kinh tế sẽ trải qua giai đoạn sụt giảm, thậm chí bị suy thoái.
Tuy còn tồn tại những quan niệm khác nhau về niềm tin người tiêu dùng nhưng điểm chung ở đây là niềm tin người tiêu dùng chính là nhận định và kỳ vọng của người tiêu dùng về các điều kiện kinh tế ở hiện tại cũng như tương lai Những nhận định và kỳ vọng này tác động đến các quyết định kinh tế của người tiêu dùng (thể hiện qua hành vi tiêu dùng của bản thân họ).
Từ những quan niệm khác nhau nói trên về niềm tin người tiêu dùng, Luận án xác định “Niềm tin người tiêu dùng là một khái niệm dùng để chỉ nhận định chủ quan và kỳ vọng của người tiêu dùng đối với tình hình kinh tế chung của đất nước và tình trạng tài chính hay thu nhập của cá nhân họ và có mối quan hệ với tiêu dùng của bản thân người tiêu dùng” Niềm tin của người tiêu dùng cần được lượng hóa thông qua chỉ số thống kê cụ thể và sẽ được trình bày dưới đây.
1.1.1.2 Khái niệm về chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ số thống kê được dùng để đo lường niềm tin người tiêu dùng Các quốc gia trên thế giới đưa ra các khái niệm khác nhau về chỉ số niềm tin người tiêu dùng tùy vào điều kiện thực tiễn của quốc gia mình.
Conference Board (2011) hay tên gọi tiếng Việt là Ủy ban Hội thảo Hoa Kỳ quan niệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng là một chỉ số dùng để đo lường sức khỏe nền kinh tế Mỹ từ quan điểm của người tiêu dùng Chỉ số này được xây dựng dựa trên quan điểm của người tiêu dùng về điều kiện kinh doanh, tình trạng việc làm tại thời điểm hiện tại, cũng như kỳ vọng của họ về điều kiện kinh doanh, việc làm và thu nhập trong sáu tháng tới.
Thai Chamber of Commerce (2002) quan niệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng là một chỉ tiêu đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng Thái Lan về tình hình kinh tế ở thời điểm hiện tại và tương lai Chỉ số này cho biết nhận định của người tiêu dùng về tình hình kinh doanh ở hiện tại và tương lai, tình trạng việc làm ở thời điểm hiện tại, triển vọng việc làm trong tương lai và kỳ vọng của họ về thu nhập.
Conference Board of Canada (2016) quan niệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Ca-na-đa đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng Ca-na-đa đối với tình hình kinh tế dựa trên 4 câu hỏi liên quan đến nhận định của người tiêu dùng về tình hình tài chính của hộ gia đình ở thời điểm hiện tại và kỳ vọng trong tương lai, triển vọng việc làm trong ngắn hạn, cũng như thời điểm hiện tại có phải là thời điểm tốt để mua các hàng hóa lâu bền không. Đối với các nước thuộc liên minh châu Âu, chỉ số niềm tin người tiêu dùng đo lường kỳ vọng của người tiêu dùng về tình hình kinh tế chung của đất nước, tình hình tài chính của hộ, tình hình thất nghiệp, cũng như khả năng tiết kiệm của hộ trong 12 tháng tới.
Các nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng trên thế giới
1.2.1 Điều tra niềm tin người tiêu dùng và các phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng trên thế giới
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và của các Tổ chức quốc tế có uy tín như Ủy ban châu Âu, Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc cho thấy nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng luôn gắn liền với điều tra niềm tin người tiêu dùng Sở dĩ như vậy là do nguồn thông tin duy nhất phục vụ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng được thu thập từ cuộc điều tra này Chỉ số niềm tin người tiêu dùng có độ tin cậy cao hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của điều tra niềm tin người tiêu dùng Do đó, nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng không thể tách rời khỏi điều tra niềm tin người tiêu dùng.
Trong phần trình bày dưới đây, Luận án sẽ giới thiệu về các đặc điểm chung của điều tra niềm tin người tiêu dùng Tiếp đến, Luận án tổng quan kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong điều tra niềm tin người tiêu dùng và tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng bằng cách phân nhóm các quốc gia dựa trên các đặc điểm giống nhau trong điều tra niềm tin người tiêu dùng và phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
1.2.1.1 Đặc điểm chung về điều tra niềm tin người tiêu dùng
Trên cơ sở lý thuyết nền tảng của Katona đề cập đến ở trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng thông qua kết quả của cuộc điều tra niềm tin người tiêu dùng Điều tra niềm tin người tiêu dùng đã được tiến hành từ rất sớm trên thế giới Trường Đại học Michigan - Hoa Kỳ là tổ chức đi tiên phong, tiến hành cuộc điều tra này từ năm 1946 nhằm đánh giá tác động của các quyết định chi tiêu và tiết kiệm của người tiêu dùng đối với tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Trên phạm vi toàn cầu, điều tra niềm tin người tiêu dùng được thực hiện ở khoảng 62 quốc gia (Xem Bảng 1.1 dưới đây). Để có thông tin phục vụ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng, các quốc gia tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng (Consumer Confidence Survey) hay khảo sát người tiêu dùng (Survey of Consumers), Điều tra niềm tin người tiêu dùng là điều tra chọn mẫu, thường không hỏi những câu mang tính định lượng mà chỉ thu thập các thông tin định tính liên quan đến cảm nhận hay nhận định của người tiêu dùng đối với một số chủ đề (hay cũng là nhân tố trong Luận án này) như: tình hình kinh tế của đất nước, nhận định của người tiêu dùng về tình trạng thu nhập/tài chính, dự định mua sắm hay tiết kiệm của cá nhân họ. Cuộc điều tra này khác với các cuộc điều tra truyền thống và có hai đặc điểm nổi bật sau:
(i) Một là, đặc điểm quan trọng nhất của điều tra niềm tin người tiêu dùng là tính kịp thời Bảng hỏi của cuộc điều tra này khá đơn giản và mang tính trực giác cao. Phần lớn các câu hỏi đều là câu hỏi đóng Nhờ đó, đối tượng cung cấp thông tin có thể hoàn thành bảng hỏi nhanh chóng Về thời gian xử lý dữ liệu cũng rất nhanh do bảng hỏi đơn giản.
(ii) Hai là, điều tra niềm tin người tiêu dùng là nguồn thông tin duy nhất về kỳ vọng của người tiêu dùng, là những thông tin được dùng để tính toán chỉ tiêu “niềm tin” Cuộc điều tra này cho phép thu thập thông tin về hiện tượng kinh tế không có hoặc không đủ dữ liệu định lượng Do đó, kết quả điều tra niềm tin người tiêu dùng là nguồn số liệu cần thiết bổ sung cho dữ liệu định lượng - những dữ liệu thường có độ trễ cao Khi kết hợp kết quả của điều tra này với các số liệu thống kê ngắn hạn khác sẽ có nhiều thông tin hơn để xây dựng những chỉ tiêu tổng hợp.
Bảng 1.1 Danh sách các quốc gia đã tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Năm bắt đầu công bố chỉ số
Dân số năm 2017 ( Triệu người )
Năm bắt đầu công bố chỉ số
Dân số năm 2017 ( Triệu người )
An-ba-ni 2003 1200 2,9 Man- ta 2002 1000 0,4 Áo 1996 1500 8,8 Síp 2001 500 1,2
Bỉ 1985 1850 11,3 U-crai-na 2000 1000 42,3 Đan Mạch 1974 1500 5,8 Séc-bi … 1200 7,0
Pháp 1972 3300 65 Ca-na-đa 1980 2000 36,7 Đức 2001 2000 83,1 Mê-hi-cô 2001 2336 129,2
Hy Lạp 1985 1500 10,7 Ác-hen-ti- 1998 … 44,3
Hà Lan 1986 1660 17,1 Cô- lôm-bi- 2001 700 49,3
Tây Ban Nha 2004 2000 46,6 Ka-dắc- 2016 … 18,0
Thụy Điển 1993 1500 10,1 Ma-lai-xi-a 2005 1200 31,6
Lúc-xăm-bua 2013 500 0,6 Trung Quốc 1996 700 1386,6
Bun-ga-ri 2001 1000 7,1 In-đô-nê-xi- 1999 4600 264,0
Cộng hòa Séc 1998 1000 10,6 Nhật Bản 1982 8400 126,7
Ai-xơ-len 2001 … 0,3 Hàn Quốc 1998 2000 51,4
Hung-ga-ri 1996 1000 9,8 Niu Di-lân 1988 1500 4,8
Lat-vi-a 1993 1000 1,9 Phi-lip-pin 2007 5000 105,
Li-tu-a-ni-a 2001 3600 2,8 Thái Lan 1998 2440 66,1
Ba Lan 2000 1020 38,4 Pa-ki-xtan 2012 1600 199,3
Slô-va-ki-a 1997 1400 5,4 Ac-mê-ni 2005 … 3,0
Ru-ma-ni 2001 1000 19,6 Thổ Nhĩ Kỳ 2004 4884 80,9
Crô-a-ti-a 2005 1000 4,1 Ấn Độ 2010 5400 1352,6 Ê-xtô-ni-a 2001 800 1,3 Việt Nam 2 2014 1000 93,7
Mông-tê-nê-gờ-rô … 1000 0,6 Châu Phi
Mác-xê-đô-nhi-a … 1000 2,1 Ni-giê-ri-a 2008 1800 36,4
Slô-ve-ni-a 1996 1500 2,1 Nam Phi 1982 2500 56,5
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ siêu dữ liệu (metadata) của các quốc gia.
2 Tại Việt Nam, Ngân hàng ANZ phối hợp với tập đoàn nghiên cứu thị trường Roy Morgan công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015
Về bảng hỏi: Theo United Nations Statistics Division (2014), để lượng hóa niềm tin người tiêu dùng, bảng hỏi của điều tra niềm tin người tiêu dùng cần được thiết kế nhằm đo lường được thái độ và kỳ vọng của người tiêu dùng, từ đó giúp tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng Do đó, các câu hỏi của cuộc điều tra này tập trung thu thập thông tin của người tiêu dùng về nhận định chủ quan của bản thân họ đối với các chủ đề tài chính/thu nhập của cá nhân/hộ gia đình, tình hình kinh tế chung của đất nước (gồm việc làm và lạm phát), tình hình tiết kiệm và/hoặc ý định mua sắm, thường là đồ dùng lâu bền Tùy điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà các chủ đề chính này có thể phần nào khác nhau, nhưng tựu chung tất cả các câu hỏi mà các nước sử dụng đều đi sâu khai thác các chủ đề tương tự Ở hầu hết các nước, các câu hỏi thường dưới dạng định tính, chủ yếu là câu hỏi đóng, với các phương án trả lời được sắp xếp theo thang điểm Likert, từ mức rất tích cực đến mức rất tiêu cực (United Nations Statistics Division, 2014).
Số lượng các câu hỏi trong bảng hỏi nhiều hơn số lượng câu hỏi được dùng để tính toán các chỉ số thành phần của chỉ số niềm tin người tiêu dùng nhằm mục đích bổ sung hoặc tính toán lại cấu phần chỉ số hiện tại Trong mỗi chủ đề nói trên, người tiêu dùng không chỉ được hỏi về nhận định chung của họ mà còn cả lý do đưa ra những quan điểm đó Những câu hỏi về lý do này giúp biết được dự định của người tiêu dùng cũng như hiểu tại sao người tiêu dùng đưa ra các quyết định chi tiêu và tiết kiệm, từ đó cho phép lý giải tại sao người tiêu dùng có những phản ứng khác nhau với cùng hiện tượng kinh tế ở các thời điểm khác nhau Tùy từng quốc gia mà số lượng câu hỏi thay đổi khác nhau, với cách sử dụng dạng câu hỏi khác nhau (phần lớn các quốc gia áp dụng câu hỏi đóng nhưng một số quốc gia lại dùng cả câu hỏi đóng và mở) Chẳng hạn bảng hỏi của các nước thuộc liên minh châu Âu gồm 12 câu hỏi (đối với điều tra tháng) và 15 câu hỏi (đối với điều tra quý), trong đó 4 câu hỏi được dùng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng, các câu hỏi còn lại là những câu hỏi mang tính chất bổ sung thêm và được hỏi dưới dạng câu hỏi đóng Trong khi đó, bảng hỏi của trường đại học Michigan gồm 28 câu hỏi (nhưng thực chất nếu tính cả các câu hỏi con trong từng câu hỏi thì số lượng lên thành khoảng 50 câu), trong đó 5 câu hỏi được dùng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng, các câu hỏi bổ sung còn lại xoáy sâu vào các chủ đề tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh, thất nghiệp, giá cả, lãi suất, thu nhập dưới dạng vừa câu hỏi đóng vừa câu hỏi mở.
Tổng thể của điều tra niềm tin người tiêu dùng là dân số trưởng thành, thường là dân số từ 15 tuổi trở lên của một quốc gia Đơn vị điều tra là một cá nhân được lựa chọn trong từng hộ gia đình cụ thể.
Về phương pháp thu thập thông tin, có nhiều hình thức thu thập thông tin cho điều tra niềm tin người tiêu dùng như thu thập trực tiếp (thông qua phỏng vấn trực tiếp), thu thập gián tiếp (gửi phiếu để hộ tự điền thông tin, điều tra bằng điện thoại, điều tra qua Internet) Hiện nay, ở các nước phát triển, điều tra niềm tin người tiêu dùng thường được thực hiện qua điện thoại cố định, hoặc thậm chí điện thoại di động Đối với điều tra niềm tin người tiêu dùng, việc sử dụng Internet vẫn còn hạn chế vì ở nhiều quốc gia Internet vẫn chưa được sử dụng phổ biến nên phương thức điều tra sử dụng Internet có thể làm chệch kết quả điều tra Hơn nữa, điều tra qua Internet đòi hỏi đối tượng cung cấp thông tin phải cam kết mạnh hơn các hình thức điều tra khác.
Dàn mẫu của điều tra niềm tin người tiêu dùng thường là danh sách những người trưởng thành trong đăng ký dân số, danh sách bầu cử, hoặc danh sách đăng ký điện thoại di động/điện thoại cố định Dàn mẫu của điều tra này thường được quyết định bởi phương pháp thu thập thông tin Cụ thể, nếu cuộc điều tra thu thập thông tin bằng hệ thống phỏng vấn qua điện thoại với sự trợ giúp của máy tính, dàn mẫu sẽ là danh sách đăng ký điện thoại của các cá nhân Trong khi đó, nếu phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng thì dàn mẫu sẽ là danh sách những người trưởng thành trong đăng ký dân số.
Phương pháp chọn mẫu phổ biến nhất của điều tra niềm tin người tiêu dùng được hầu hết các quốc gia sử dụng là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (nhiều cấp) nhờ ưu điểm của phương pháp này trong triển khai điều tra thực tế, giúp tiết kiệm được chi phí điều tra Về cỡ mẫu, do đây là cuộc điều tra với các câu hỏi định tính nên cỡ mẫu thường nhỏ hơn so với các cuộc điều tra định lượng (United Nations Statistics Division, 2014), và thường tỷ lệ thuận với quy mô dân số (European Commission,
2017) Mẫu đại diện ở cấp quốc gia Về chu kỳ, điều tra niềm tin người tiêu dùng thường thực hiện hàng tháng, hàng quý hoặc hai lần một năm.
1.2.1.2 Kinh nghiệm quốc tế về điều tra niềm tin người tiêu dùng và các phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng luôn gắn liền với điều tra niềm tin người tiêu dùng Do đó, phần trình bày này sẽ bao gồm các thông tin liên quan đến kinh nghiệm quốc tế về điều tra niềm tin người tiêu dùng và phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Mục 1.2.1.1 ở trên cho thấy phần lớn các câu hỏi trong bảng hỏi của điều tra niềm tin người tiêu dùng liên quan đến tài chính cá nhân/hộ gia đình, tình hình kinh tế chung của đất nước, tình hình tiết kiệm và/hoặc ý định mua sắm Sự khác biệt chính giữa các quốc gia nằm ở thời gian tham chiếu: một số quốc gia thiết kế các câu hỏi quá khứ cũng như các câu hỏi liên quan đến những thay đổi dự kiến trong tương lai Một số quốc gia dùng thời gian tham chiếu sáu tháng, trong khi đó một số quốc gia lại sử dụng thời gian tham chiếu mười hai tháng, hoặc thậm chí dài hơn (5 năm).
Dựa trên sự khác biệt của các quốc gia trong việc sử dụng thời gian tham chiếu 3 , Luận án chia các quốc gia đã tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng và xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng thành 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm thứ nhất: Nhóm các nước sử dụng phương pháp luận chung của châu Âu;
- Nhóm thứ hai: Nhóm các nước sử dụng khoảng thời gian tham chiếu 12 tháng và dài hơn;
- Nhóm thứ ba: Nhóm các nước sử dụng khoảng thời gian tham chiếu sáu tháng.
Nhóm các nước sử dụng phương pháp luận chung của châu Âu
Các nghiên cứu của Việt Nam về chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng lý thuyết về hành vi tiêu dùng. Những nghiên cứu này đều sử dụng lý thuyết về hành vi tiêu dùng để nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng đối với một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể Phần lớn các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thường được áp dụng cho lĩnh vực marketing.
Liên quan đến sử dụng lý thuyết về hành vi tiêu dùng để đo lường niềm tin của người tiêu dùng, mặc dù chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã được các nước nghiên cứu và tính toán từ rất lâu nhưng chỉ mãi đến gần đây chỉ số này mới thực sự bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam và đến nay chỉ mới có một vài nghiên cứu Cụ thể:
(1) Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013) chủ trì thực hiện đề tài “Điều tra, khảo sát niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam” Đề tài này là nghiên cứu đầu tiên do một cơ quan nghiên cứu nhà nước thực hiện nhằm đo lường chỉ số niềm tin người tiêu dùng Đề tài đã tập trung nghiên cứu:
- Kinh nghiệm quốc tế về khái niệm niềm tin người tiêu dùng; Bảng hỏi được các nước Hoa Kỳ, Pháp, Tây Ban Nha và In-đô-nê-xi-a sử dụng để xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng;
- Xây dựng bảng hỏi và tiến hành khảo sát 1.500 người tiêu dùng tại 7 quận/huyện của thành phố Hà Nội, gồm: huyện Thường Tín, huyện Quốc Oai, huyện
Từ Liêm, quận Hà Đông, quận Thanh Xuân, quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản kết hợp mẫu cụm;
- Tính thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Hà Nội dựa trên 5 câu hỏi có liên quan đến chủ đề tình hình kinh tế (2 câu hỏi), tình trạng việc làm (2 câu hỏi) và thu nhập cá nhân (1 câu hỏi) Mỗi câu hỏi trên đều có 3 phương án trả lời. Đề tài đã áp dụng 2 phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng: (1) theo độ khuếch đại; và (2) theo giá trị tương đối để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng của
Hà Nội Kết quả tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Hà Nội từ 2 phương pháp này khá khớp nhau, các chỉ số thu được phản ánh cùng trạng thái tâm lý lạc quan, bi quan của người dân;
- Trên cơ sở kết quả của cuộc điều tra tiến hành tại Hà Nội, nghiên cứu đề xuất hai bộ bảng hỏi và quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam. Đây là một nghiên cứu khá công phu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia Một số nội dung của nghiên cứu này có thể được kế thừa, phát triển để hoàn thiện điều tra niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn bộc lộ một số bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Cụ thể:
Thứ nhất, trong phần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề tài nghiên cứu điều tra niềm tin người tiêu dùng được tiến hành ở 04 quốc gia là Hoa Kỳ, Pháp, Tây Ban Nha và In-đô-nê-xi-a nhưng chưa nêu rõ lý do tại sao lại lựa chọn 04 quốc gia này trong số 62 quốc gia hiện đang tiến hành cuộc điều tra cũng như chưa tổng quan được sự khác biệt giữa các nhóm quốc gia trong tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng và tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng Đặc biệt, Pháp và Tây Ban Nha lại là hai quốc gia thuộc liên minh châu Âu và cùng áp dụng phương pháp luận do Ủy ban châu Âu xây dựng.
Ngoài ra, đề tài chưa đề cập đến phương pháp luận cũng như các khuyến nghị mà các tổ chức quốc tế có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực thống kê nói chung và trong điều tra niềm tin người tiêu dùng như Ủy ban châu Âu, Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc xây dựng/hướng dẫn/thực hiện.
Thứ hai, Dự án tập trung điều tra 1.500 người tiêu dùng tại 07 quận/huyện của
Hà Nội nên mẫu chưa mang tính đại diện quốc gia Các thông tin chi tiết về cách thức chọn mẫu để tiến hành cuộc điều tra tại Hà Nội chưa được đề cập đến đầy đủ nên không biết được mẫu được lựa chọn như thế nào Ngoài ra, nghiên cứu chưa nêu được thông tin về dàn mẫu, cách thức chọn mẫu để tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng cũng như cách gia quyền mẫu điều tra sau khi thu thập thông tin nhằm tính được chỉ số niềm tin người tiêu dùng mang tính đại diện quốc gia.
Thứ ba, về cấu trúc của bảng hỏi được sử dụng trong điều tra thực địa tại Hà
Nội, các câu hỏi chưa được sắp xếp một cách hợp lý và khoa học giữa các chủ đề Thí dụ: liên quan đến tình trạng việc làm, bảng hỏi bố trí ở câu 7 và câu 8, tuy nhiên đến câu 23 lại quay về chủ đề này Hay đối với chủ đề thu nhập, các câu hỏi được bố trí rải rác như lúc thì ở câu 9, câu 10 lúc thì ở câu 14 và câu 15 Với cách bố cục không liền mạch như vậy sẽ làm người trả lời dễ nhầm lẫn, dẫn đến thông tin thu thập được sẽ không bảo đảm được độ tin cậy.
Thứ tư, về 5 câu hỏi được sử dụng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho
Hà Nội, có 2 câu thuộc chỉ số hiện tại, 3 câu thuộc chỉ số kỳ vọng Các câu hỏi thuộc chỉ số hiện tại tập trung vào chủ đề tình hình kinh tế và tình trạng việc làm Các câu hỏi thuộc chỉ số kỳ vọng tập trung vào các chủ đề tình hình kinh tế, tình trạng việc làm và thu nhập cá nhân Các chủ đề nhìn chung là tương đồng với các chủ đề được các quốc gia trên thế giới sử dụng Tuy nhiên, thời gian tham chiếu ở các câu hỏi lại bộc lộ bất cập Thời gian tham chiếu trong các câu hỏi được đề tài nghiên cứu này sử dụng là
6 tháng đầu năm nay (đối với chỉ số hiện tại) và 6 tháng cuối năm so với 6 tháng đầu năm nay (đối với chỉ số kỳ vọng) Trong khi đó thời gian tham chiếu được các quốc gia trên thế giới sử dụng đối với các câu hỏi tương tự như vậy sẽ có thời gian tham chiếu là trong 6 tháng qua (đối với các câu hỏi được dùng để tính chỉ số hiện tại) và 6 tháng tới (đối với các câu hỏi được dùng để tính chỉ số kỳ vọng) Với cách dùng thời gian tham chiếu như vậy của đề tài, có thể hiểu điều tra thực địa chỉ có thể tiến hành từ tháng 7 đến gần hết tháng 12 vì đến lúc đó người trả lời mới có thông tin để cung cấp cho các câu hỏi liên quan đến nhận định về 6 tháng đầu năm Hơn nữa, việc sử dụng khoảng thời gian tham chiếu 6 tháng cũng dễ bị ảnh hưởng của các đặc điểm có tính chất thời vụ.
Thứ năm, đề tài đề xuất hai loại bảng hỏi, một bộ gồm 9 câu hỏi và một bộ gồm 12 câu hỏi để tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng hàng quý trên phạm vi quốc gia dựa trên bộ bảng hỏi điều tra thực hiện tại Hà Nội Tuy nhiên, nghiên cứu chưa giải thích được vì sao lại đề xuất hai bộ bảng hỏi, ưu và nhược điểm của từng bộ bảng hỏi, điều kiện áp dụng của hai loại bảng hỏi này Các câu hỏi trong hai bộ bảng hỏi cũng khá khác biệt so với các câu hỏi của điều tra niềm tin người tiêu dùng tiến hành tại Hà Nội Ngoài ra, nghiên cứu chưa đề xuất các chỉ báo cụ thể được sử dụng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam trong từng bộ bảng hỏi, chưa thực hiện kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của các chỉ báo để chứng minh sự phù hợp của các chỉ báo đó vào tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong bối cảnh của Việt Nam.
Thứ sáu, các chỉ báo trong bảng hỏi đề xuất để áp dụng điều tra trên phạm vi toàn quốc chưa tuân thủ theo hướng dẫn quốc tế về cách sử dụng từ ngữ, thời gian tham chiếu Theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu và Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc, khi thiết kế bảng hỏi cần đặc biệt lưu ý đến phần câu chữ của câu hỏi bằng ngôn ngữ quốc gia Về thời gian tham chiếu, khoảng thời gian tham chiếu sử dụng trong từng câu hỏi mà Dự án đề xuất cho điều tra niềm tin người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc là quá ngắn (chỉ 3 tháng) Trong khi đó, theo khuyến nghị quốc tế, mốc tự nhiên nhất để người tiêu dùng đo lường được tình hình hiện tại hoặc tương lai của họ là so sánh theo năm (12 tháng).
Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam
1.4.1 Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế
Từ kinh nghiệm tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng và tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới cũng như hướng dẫn của Ủy ban châu Âu và Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc, có thể rút ra một số bài học như sau:
Về điều tra niềm tin người tiêu dùng Điều tra niềm tin người tiêu dùng là nguồn thông tin duy nhất để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng Do đó, chất lượng của cuộc điều tra này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của chỉ số niềm tin người tiêu dùng Để đảm bảo chất lượng điều tra, giảm thiểu tối đa sai số chọn mẫu và phi chọn mẫu, cần lưu ý một số điểm sau:
Do đối tượng điều tra là người trưởng thành trong hộ gia đình được chọn và đơn vị điều tra là hộ gia đình nên dàn mẫu cho cuộc điều tra này nên được lấy từ danh sách hộ gia đình của tổng điều tra dân số hoặc danh sách hộ gia đình trong đăng ký thống kê Tổng thể điều tra là dân số trưởng thành Việc xác định tuổi trưởng thành tùy thuộc vào quy định pháp luật về độ tuổi trưởng thành tại mỗi quốc gia. Đặc điểm khác biệt của điều tra niềm tin người tiêu dùng là chỉ bao gồm các câu hỏi định tính Vì vậy, cỡ mẫu không cần phải lớn (United Nations Statistics Division, 2014) Theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, cỡ mẫu của cuộc điều tra này không nên dưới 1.000 quan sát.
Về phương pháp chọn mẫu, nên sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (nhiều cấp) để đảm bảo tính đại diện và tiết kiệm kinh phí điều tra. Để đảm bảo tính đại diện cao của mẫu được chọn, cần tính quyền số mẫu điều tra sau khi thu thập số liệu từ điều tra thực địa Có thể thực hiện gia quyền mẫu điều tra đối với các đặc trưng về nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính, nơi cư trú hoặc quy mô thành thị hoặc các đặc điểm kinh tế - xã hội như: nghề nghiệp, trình độ học vấn, loại hình đô thị.
Nên áp dụng tất cả những câu hỏi từ Chương trình hài hòa hóa của châu Âu vì những câu hỏi này đã được nghiên cứu, chuẩn hóa nhiều lần dựa trên kinh nghiệm tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng của các nước thuộc Chương trình hài hòa hóa điều tra niềm tin người tiêu dùng Việc áp dụng các câu hỏi của Chương trình này sẽ giúp giảm sai số phi chọn mẫu trong điều tra niềm tin người tiêu dùng (United Nations Statistics Division, 2014), từ đó chỉ số niềm tin người tiêu dùng tính toán đảm bảo độ chính xác cao hơn Đồng thời, có thể xem xét bổ sung thêm câu hỏi để phù hợp với mục đích điều tra và điều kiện cụ thể của từng quốc gia.
Khi thiết kế bảng hỏi, cần lưu ý phần câu chữ được dùng trong các câu hỏi bằng ngôn ngữ quốc gia, nhất là khi dịch các câu hỏi Bảng hỏi cần được thiết kế để tránh gây nhầm lẫn cho người trả lời bằng cách phân biệt rõ giữa cấp hộ gia đình và cấp quốc gia vì người tiêu dùng có thể dễ hiểu nhầm mục đích của câu hỏi.
Về thời gian tham chiếu sử dụng trong bảng hỏi, nên dùng khoảng thời gian tham chiếu 12 tháng bởi một số lý do sau: (1) người tiêu dùng thường không ghi chép lại những quyết định trong quá khứ và mốc tự nhiên nhất để người tiêu dùng đo lường được tình hình hiện tại hoặc tương lai của họ là so sánh theo năm; (2) 12 tháng là khoảng thời gian giúp giảm tính không ổn định của các câu trả lời; (3) Giúp loại bỏ được yếu tố mùa vụ.
Phương pháp điều tra và thời điểm điều tra: Cần xác định phương pháp điều tra phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng quốc gia để đảm bảo tỷ lệ trả lời cao Thời điểm điều tra nên giống nhau ở tất cả các quốc gia.
Về tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tùy vào điều kiện thực tiễn mà mỗi quốc gia sử dụng các chỉ báo khác nhau để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng Số lượng chỉ báo được dùng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng khá khác nhau ở các quốc gia: từ 4 đến 10 câu hỏi.
Như vậy, các quốc gia khi nghiên cứu tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng cần xác định một cách khoa học các chỉ báo phản ánh tốt nhất điều kiện cụ thể của quốc gia mình.
Có ba phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng phổ biến hiện nay đang được các nước trên thế giới sử dụng, gồm: theo giá trị cân bằng (có trọng số hoặc không có trọng số); theo độ khuếch đại và theo giá trị tương đối Theo cả ba cách tính này, các câu hỏi được dùng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng đều có quyền số như nhau Mặc dù lý thuyết cho rằng cần xác định quyền số cụ thể cho từng câu hỏi được dùng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng nhưng kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có rất ít khác biệt (nếu không muốn nói là không có sự khác biệt) giữa cách tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng có quyền số và không có quyền số (Curtin, 2000) Bên cạnh đó, United Nations Statistics Division (2014) cho rằng cả ba phương pháp tính nêu trên đều rất phổ biến hiện nay và không có phương pháp nào tối ưu hơn hẳn phương pháp nào Do đó, các quốc gia có thể lựa chọn một trong ba phương pháp trên để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp tính nên cân nhắc để chỉ số niềm tin người tiêu dùng đảm bảo tính so sánh quốc tế.
1.4.2 Đề xuất quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
Dựa trên cơ sở lý luận xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng, kinh nghiệm quốc tế và xuất phát từ điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, Luận án đề xuất quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam theo năm bước như sau:
Bước 1: Tổng quan nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Trong bước này, Luận án tập trung làm rõ khái niệm niềm tin người tiêu dùng, chỉ số niềm tin người tiêu dùng, các cách tiếp cận về niềm tin người tiêu dùng, các nhân tố đo lường niềm tin người tiêu dùng, vai trò của chỉ số niềm tin người tiêu dùng cũng như cơ sở lý luận để xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng Đồng thời Luận án cũng tổng quan các kinh nghiêm trong nước và quốc tế về xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng nhằm tìm ra các khoảng trống nghiên cứu.
Bước 2: Xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng
Từ kinh nghiệm quốc tế, những khiếm khuyết của các nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng trước đây tại Việt Nam, Luận án đề xuất quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng theo hướng: (1) Xác định cơ sở đề xuất, các nguyên tắc tổ chức điều tra, mục đích và yêu cầu đối với điều tra niềm tin người tiêu dùng; (2) Đưa ra các nguyên tắc tổ chức điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam; (3) Xác định mục đích và yêu cầu đối với điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam; (4) Điều tra thu thập thông tin phục vụ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam; (5) Xây dựng quy trình tính quyền số mẫu và đặc điểm mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng. Đối với mục (4), cần lưu ý những điểm sau:
Dàn mẫu điều tra: là danh sách các hộ gia đình được lấy từ Tổng điều tra dân số hoặc điều tra dân số giữa kỳ kết hợp với điều tra lao động việc làm.
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU TRA VÀ THANG ĐO NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM
Xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
2.1.1 Cơ sở đề xuất, các nguyên tắc tổ chức điều tra, mục đích và yêu cầu đối với điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
2.1.1.1 Cơ sở đề xuất điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
Thứ nhất, xuất phát từ kinh nghiệm quốc tế
Chương 1 đã chỉ rõ chỉ số niềm tin người tiêu dùng được nhiều quốc gia trên thế giới tính toán và công bố từ nhiều năm nay, phục vụ rất hữu ích cho công tác dự báo ngắn hạn tình hình kinh tế quốc gia Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thu thập thông tin, tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng của các quốc gia, một số tổ chức quốc tế có uy tín và kinh nghiệm về thống kê như Ủy ban châu Âu và UNSD đã biên soạn các tài liệu hướng dẫn cách thức thu thập thông tin và tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng Đồng thời các tổ chức này cũng khuyến nghị các quốc gia áp dụng thống nhất nhằm đảm bảo tính toán được chỉ số niềm tin người tiêu dùng có chất lượng và có thể so sánh quốc tế. Ở tất cả các quốc gia, điều tra niềm tin người tiêu dùng là nguồn thông tin duy nhất để tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng và đây là cuộc điều tra chọn mẫu Để chỉ số niềm tin người tiêu dùng đảm bảo độ tin cậy cao, điều tra niềm tin người tiêu dùng của mỗi quốc gia cần tuân thủ các hướng dẫn quốc tế liên quan đến thiết kế mẫu điều tra, bảng hỏi để hạn chế tối đa sai số chọn mẫu và phi chọn mẫu Đồng thời, các quốc gia cần nghiên cứu xác định các chỉ báo phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia.
Thứ hai, xuất phát từ những khiếm khuyết của các nghiên cứu trong nước
Tổng quan các nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong nước cho thấy mặc dù các tổ chức quốc tế đã đưa ra các hướng dẫn rất chi tiết để thực hiện điều tra niềm tin người tiêu dùng và tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng nhưng các nghiên cứu ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ những bất cập liên quan đến cách thức chọn mẫu, đối tượng điều tra, bảng hỏi, phương pháp điều tra, và/hoặc thời gian tham chiếu(thời kỳ) điều tra Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện điều tra niềm tin người tiêu dùng tạiViệt Nam làm cơ sở để tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng đại diện cho cấp quốc gia với độ tin cậy và chất lượng cao.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả tham vấn với các chuyên gia Để tính toán được chỉ số niềm tin người tiêu dùng, kết quả tham vấn với các chuyên gia am hiểu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam cho thấy cần những thông tin có liên quan đến nhận định của người tiêu dùng về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, mua sắm cá nhân cũng như về tình hình phát triển kinh tế chung, tăng giảm giá cả, tình hình việc làm của đất nước ở thời điểm hiện tại cũng như kỳ vọng hay dự định của họ trong tương lai.
Như vậy, điều tra niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam cần bao gồm những thông tin này trong bảng hỏi Sau khi tiến hành điều tra, các chỉ báo được sử dụng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng được xác định thông qua đặc điểm kiểm chứng thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, phương pháp phân tích EFA và phân tích CFA.
2.1.1.2 Các nguyên tắc tổ chức điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
Tương tự như các cuộc điều tra thống kê khác, điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam cần bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính khả thi: bảo đảm có thể thực hiện được trong thực tế;
- Bảo đảm tính thống nhất: bảo đảm các bảng phân loại, danh mục đơn vị hành chính, cách chọn mẫu thống nhất với các cuộc điều tra thống kê do Tổng cục Thống kê thực hiện;
- Bảo đảm tính phù hợp: bảo đảm phù hợp với phương pháp luận và thông lệ quốc tế cũng như các điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
2.1.1.3 Mục đích và yêu cầu đối với điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
Mục đích điều tra Điều tra niềm tin người tiêu dùng nhằm thu thập thông tin liên quan đến nhận định của người tiêu dùng về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, mua sắm của cá nhân và tình hình phát triển kinh tế chung, tăng giảm giá cả, tình hình thất nghiệp của đất nước ở thời điểm hiện tại cũng như kỳ vọng hay dự định của họ trong tương lai.
Các thông tin thu thập từ cuộc điều tra này nhằm phục vụ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng, công tác phân tích, đánh giá về niềm tin người tiêu dùng Trên cơ sở đó đưa ra dự báo ngắn hạn cũng như những cảnh báo sớm về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Yêu cầu điều tra Điều tra niềm tin người tiêu dùng phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau:
- Kết quả điều tra phải đảm bảo mức độ đại diện cho cả nước;
- Tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp và công bố số liệu điều tra phải thực hiện theo đúng quy định;
- Tránh trùng lặp với các hoạt động thống kê khác nhằm giảm gánh nặng cho người trả lời;
- Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế, được công bố và phổ biến kịp thời với hình thức phù hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.
2.1.2 Điều tra thu thập thông tin phục vụ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
2.1.2.1 Phạm vi, đối tượng, thời gian điều tra và phương pháp thu thập thông tin
Phạm vi điều tra: là cuộc điều tra chọn mẫu các hộ đại diện cho toàn quốc. Đối tượng điều tra: là nhân khẩu thực tế thường trú từ 16 tuổi trở lên (người trưởng thành), là người quyết định chi tiêu của hộ dân cư (sau đây gọi chung là hộ). Đơn vị điều tra là hộ được chọn điều tra.
Thời gian điều tra: Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn là 10 ngày, từ ngày
Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp.
2.1.2.2 Thiết kế mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng Điều tra niềm tin người tiêu dùng của các nghiên cứu trước đây về chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết liên quan đến thiết kế mẫu Do đó, Mục 2.1.2.2 của Luận án sẽ tập trung trình bày các nội dung liên quan đến thiết kế mẫu cho cuộc điều tra này.
Dàn mẫu điều tra: được lấy từ điều tra dân số giữa kỳ năm 2014 kết hợp với điều tra lao động việc làm năm 2017.
Mẫu điều tra: điều tra niềm tin người tiêu dùng là điều tra chọn mẫu Quy mô mẫu được phân bổ để bảo đảm đại diện thống kê cho toàn quốc.
Cỡ mẫu được xác định như sau: để đảm bảo tính khách quan của thông tin thu thập được, điều tra này cần áp dụng phương pháp chọn mẫu không lặp Do điều tra chọn mẫu để suy rộng tỷ lệ theo tiêu thức nên cỡ mẫu (số hộ có người tiêu dùng trả lời) được xác định trên cơ sở áp dụng công thức:
Nguồn: Trần Thị Kim Thu (biên soạn, 2014)
Trong đó: n: là số đơn vị mẫu (số hộ được chọn điều tra)
N: là số đơn vị tổng thể chung (tổng số hộ) p (1- p): là phương sai của tổng thể chung theo chỉ tiêu tỷ lệ z: là hệ số tin cậy ε: là phạm vi sai số chọn mẫu.
Bảng 2.1 dưới đây trình bày cỡ mẫu tương ứng với các phạm vi sai số khác nhau, với p(1-p) được xác định là 0,25 (p=0,5 là tỷ lệ tối đa), hệ số tin cậy z bằng 1,96 (tương ứng với khoảng tin cậy 95%).
Bảng 2.1 Cỡ mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng
STT Phạm vi sai số chọn mẫu
Phạm vi sai số chọn mẫu (Giá trị tuyệt đối)
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Xuất phát từ nghiên cứu cỡ mẫu điều tra của các quốc gia trên thế giới (thấp nhất là 500 quan sát của Trường Đại học Michigan - Hoa Kỳ, trung bình khoảng 1.000 đến 2.000 quan sát, đến cao nhất là 8.400 quan sát của Nhật Bản theo thông tin được trình bày ở Bảng 1.1 của Luận án) cũng như theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu cỡ mẫu tối thiểu nên là 1.000 quan sát, với quy mô của đề tài nghiên cứu và nguồn lực có được, 1.110 người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên (thuộc 1.110 hộ), tương ứng với phạm vi sai số chọn mẫu khoảng 2,95%, đã được lựa chọn vào mẫu Có thể nói đây là cỡ mẫu khá lớn so với cỡ mẫu được các nghiên cứu khác sử dụng Thông thường, các nghiên cứu sử dụng phạm vi sai số chọn mẫu khoảng 5% để chọn mẫu (nếu áp dụng phạm vi sai số chọn mẫu 5%, cỡ mẫu của điều tra niềm tin người tiêu dùng chỉ cần 384 quan sát) Tuy nhiên, khi cỡ mẫu càng lớn thì độ tin cậy của chỉ số niềm tin người tiêu dùng sẽ tăng lên nên Luận án đã chọn phạm vi sai số chọn mẫu là 2,95%.
Phương pháp tổ chức chọn mẫu và phân bố mẫu:
Sử dụng kết hợp giữa chọn mẫu phân tổ nhiều cấp và chọn ngẫu nhiên (hệ thống, đơn giản) Cụ thể như sau:
Xây dựng và kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
Về mặt lý thuyết, xây dựng thang đo hay bảng hỏi là một phần của quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng Tuy nhiên, như đã trình bày tại Mục 1.1.5.2, do xây dựng thang đo là một bước quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng của chỉ số niềm tin người tiêu dùng nên Luận án tách phần xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng thành một mục riêng.
2.2.1 Xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng Để xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam, Luận án thực hiện hai bước như sau: Bước 1: Tham vấn chuyên gia; Bước 2: Hỏi một nhóm đối tượng trả lời có đặc điểm tương tự mẫu sẽ tiến hành điều tra Nội dung cụ thể được trình bày ở phần dưới đây.
2.2.1.1 Tham vấn chuyên gia trong xây dựng thang đo
Theo DeVellis (1991), một trong những bước quan trọng trong xây dựng thang đo sau khi đã xác định khái niệm cần đo lường và thiết kế một tập hợp các chỉ báo (hay còn được gọi là biến) được dùng để đo lường khái niệm chính là tham vấn các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu đó đối với tập hợp các biến đã được xây dựng sơ bộ.
Việc lấy ý kiến chuyên gia nhằm mục đích sau Thứ nhất, giúp khẳng định lại khái niệm mà nhà nghiên cứu đưa ra thông qua việc lấy ý kiến của các chuyên gia về mức độ phù hợp của các biến được dùng để đo lường khái niệm Quy trình tham vấn chuyên gia thường được thực hiện thông qua việc nhà nghiên cứu cung cấp cho các chuyên gia định nghĩa về khái niệm, và yêu cầu các chuyên gia xếp hạng mức độ phù hợp của các biến Việc xếp hạng này có thể chỉ đơn giản là xếp theo mức độ phù hợp cao, phù hợp vừa phải, hay ít phù hợp Ngoài ra, nhà nghiên cứu có thể đề nghị các chuyên gia đưa ra thêm nhận xét về mức độ phù hợp cho từng biến Thứ hai, giúp đánh giá sự rõ ràng, súc tích của các biến Trên thực tế, có thể các biến mà nhà nghiên cứu đưa ra đã phù hợp để đo lường khái niệm cần đo nhưng cách dùng từ ngữ, diễn đạt trong các biến vẫn còn khiếm khuyết Điều này có thể gây hiểu nhầm cho người trả lời, do đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu thập được Việc lấy ý kiến chuyên gia sẽ giúp hoàn thiện cách dùng từ hay diễn đạt trong từng biến, từ đó giúp có được các biến tốt Thứ ba, các chuyên gia giúp bổ sung thêm các biến chưa được đưa vào thang đo Trong nhiều trường hợp, có thể nhà nghiên cứu vẫn còn bỏ sót một số biến được xem là quan trọng để đo lường khái niệm cần đo Ý kiến chuyên gia sẽ là một kênh hữu ích để bổ sung thêm các thông tin còn thiếu này.
Như vậy, tham vấn ý kiến chuyên gia là một cách rất hữu ích để hoàn thiện thang đo Điều này được Luận án áp dụng trong quá trình xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng.
Tham vấn chuyên gia về thang đo niềm tin người tiêu dùng
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan tài liệu về điều tra niềm tin người tiêu dùng và chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở trong và ngoài nước, Luận án đã xây dựng bảng hỏi phỏng vấn sâu cũng như thang đo sơ bộ 9 để tham khảo ý kiến của 10 chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu nhằm xác định sự phù hợp, mức độ đầy đủ của các các biến và các thành phần trong thang đo, cũng như cách sử dụng từ ngữ trong các biến để phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Luận án sử dụng bảng hỏi của Chương trình hài hòa hóa điều tra niềm tin người tiêu dùng do Ủy ban châu Âu xây dựng làm thang đo sơ bộ Như đã đề cập tại Chương
1, Luận án sử dụng thang đo của Ủy ban châu Âu vì một số lý do sau: (1) Thang đo này đã được nghiên cứu, chuẩn hóa nhiều lần dựa trên kinh nghiệm tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng của các nước thuộc Chương trình hài hòa hóa điều tra niềm tin người tiêu dùng và hiện nay đang được 33 quốc gia sử dụng Vì vậy, sử dụng thang đo này sẽ giúp giảm tải các sai số phi chọn mẫu; (2) United Nations Statistics Division
(2014) khuyến nghị các nước nên áp dụng thang đo này Để đảm bảo việc biên dịch phản ánh sát nhất nghĩa ban đầu của câu hỏi, thang đo được dịch xuôi và ngược từ Anh sang Việt và Việt sang Anh bởi hai phiên dịch có trình độ đại học ngoại ngữ tiếng Anh Các biến được đo lường bằng thang điểm Likert 5 mức độ, từ rất tích cực đến rất tiêu cực.
Các chuyên gia mà Luận án tham vấn là những người hoạt động trong các lĩnh vực như nghiên cứu chính sách, ngân hàng, phân tích kinh tế và thống kê Số lượng
9 Lý tưởng nhất là tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia, sau đó tiếp tục lấy ý kiến của chuyên gia đối với thang đo sơ bộ Tuy nhiên, trong bối cảnh các chuyên gia đều là những người rất bận rộn, điều kiện thời gian không cho phép nên tác giả phải tiến hành đồng thời phỏng vấn sâu và lấy ý kiến của chuyên gia đối với thang đo sơ bộ chuyên gia được phỏng vấn trong các lĩnh vực cụ thể như sau: (i) Nghiên cứu chính sách: 3 chuyên gia; (ii) Ngân hàng: 3 chuyên gia; Thống kê: 2 chuyên gia; Phân tích kinh tế: 2 chuyên gia.
Phỏng vấn sâu với các chuyên gia tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: (i) Xác định các nhân tố cần đưa vào thang đo cũng như xếp hạng tầm quan trọng của các nhân tố phản ánh niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam; (ii) Xác định các nhân tố và các biến cho các chỉ số thành phần (chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng); (iii) Cách sử dụng từ ngữ trong các biến để phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam; (iv) Thời gian tham chiếu được sử dụng trong các biến; (v) Bố cục của thang đo sơ bộ; (vi) Các gợi ý và hướng dẫn thêm của chuyên gia.
Bảng hỏi phỏng vấn sâu chuyên gia được trình bày tại Phụ lục 5.
Kết quả phỏng vấn với các chuyên gia
Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia đã được tổng hợp một cách chi tiết, theo các nhóm nội dung Cụ thể như sau: Đối với các nhân tố cần đưa vào thang đo và mức độ ưu tiên của các nhân tố, tất cả các chuyên gia đều cho rằng các nhân tố dưới đây cần đưa vào thang đo để đo lường niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam, với thứ tự ưu tiên khá khác nhau giữa các chuyên gia Kết quả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia sắp xếp thứ tự từ quan trọng nhất (1) đến ít quan trọng nhất (6) của các nhân tố như sau:
(3) Tình hình kinh tế chung của đất nước
(5) Mua sắm đồ dùng lâu bền
(6) Khả năng tiết kiệm Đối với các nhân tố được dùng trong các chỉ số thành phần (chỉ số hiện tại và chỉ số tương lai), tất cả các chuyên gia đều nhất trí đưa toàn bộ các nhân tố trên vào cả cấu phần chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của các biến quan sát dựa trên thông tin thực tế thu thập được để xác định mức độ phù hợp của các biến Đa số các chuyên gia cũng thống nhất chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam nên bao gồm cả chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng.
Về thời gian tham chiếu, phần lớn các chuyên gia đều nhất trí sử dụng khoảng thời gian tham chiếu 12 tháng trước và 12 tháng sau thời điểm điều tra vì đây là khoảng thời gian thường được sử dụng trong các cuộc điều tra, giúp loại bỏ tính mùa vụ của thông tin thu thập được Đồng thời khoảng thời gian này cũng có độ dài phù hợp để thu thập các thông tin mang tính hồi tưởng hoặc kỳ vọng Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng đề xuất bổ sung thêm thời gian tham chiếu 3 năm trước và 3 năm sau thời điểm điều tra cho một số biến Theo đó, các biến liên quan đến các chủ đề gồm: thu nhập, tình hình việc làm, tình hình kinh tế chung của đất nước có thời kỳ điều tra vừa là
PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CHỈ SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM
Phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
Tổng quan nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Chương 1 cho thấy hiện nay các nước trên thế giới áp dụng ba phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng, gồm: tính theo giá trị cân bằng (có trọng số và không có trọng số), theo độ khuếch đại và theo giá trị tương đối United Nations Statistics Division (2014) chỉ rõ việc tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia để xác định ra các biến và phương pháp tính phù hợp.
Trong Chương 2, Luận án đã xác định được thang đo niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam bao gồm 5 nhân tố, gồm: (i) Thu nhập; (ii) Kinh tế; (iii) Tìm việc; (iv) Giá cả; (v) Mua sắm và các biến cho từng nhóm nhân tố Trong Chương này, Luận án sẽ sử dụng dữ liệu từ điều tra niềm tin người tiêu dùng do tác giả Luận án thực hiện để tính thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam theo ba phương pháp nêu trên Trên cơ sở tính toán, Luận án đề xuất một phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tối ưu cho Việt Nam.
3.1.1 Đề xuất các phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
Tổng quan nghiên cứu cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ số tổng hợp của chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng.
Phân tích EFA, CFA cho thấy 16 biến về thu nhập của cá nhân người tiêu dùng, tình hình kinh tế chung của đất nước, khả năng tìm việc, giá cả hàng hóa nói chung trong hiện tại và tương lai, mua/xây/sửa chữa/cải tạo nhà ở trong tương lai đều có ý nghĩa trong bối cảnh của Việt Nam. Đối với các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế và việc làm, ngoài các biến có thời gian tham chiếu 12 tháng còn có những biến có cùng nội dung nhưng với thời gian tham chiếu 3 năm Vì vậy, mặc dù ba nhóm nhân tố này có 12 biến tương ứng với mỗi nhóm có 4 biến nhưng do cứ 2 biến lại có nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về thời gian tham chiếu nên thực chất 3 nhân tố chỉ bao gồm 6 nội dung.
Như đã đề cập ở các phần trước, United Nations Statistics Division (2014) khuyến nghị các quốc gia nên áp dụng khoảng thời gian tham chiếu 12 tháng vì những lý do sau: (1) Người tiêu dùng thường không ghi chép lại những quyết định trong quá khứ và mốc tự nhiên nhất để người tiêu dùng đo lường được tình hình hiện tại hoặc tương lai của họ là so sánh theo năm; (2) 12 tháng là khoảng thời gian giúp giảm tính không ổn định của các câu trả lời; (3) Giúp loại bỏ được yếu tố mùa vụ Tuy nhiên, Mục 2.2.1.2 cho thấy khi phỏng vấn sâu với các chuyên gia về sử dụng thời gian tham chiếu cho các biến dùng trong thang đo, một số chuyên gia đề xuất nên bổ sung thêm khoảng thời gian tham chiếu 3 năm nhằm: (1) Kiểm tra sự khác biệt trong trả lời của các đối tượng điều tra khi trả lời các câu hỏi có cùng nội dung nhưng khác nhau về thời gian tham chiếu hay nói cách khác để kiểm tra mức độ hợp tác của đối tượng điều tra và tính xác thực của các thông tin được đối tượng điều tra cung cấp; (2) Đảm bảo có đủ các biến để tiến hành đánh giá thang đo (kiểm định độ tin cậy, độ giá trị của thang đo).
Do đó, khi đề xuất các phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng, Luận án sẽ tách những biến có thời gian tham chiếu 3 năm ra khỏi những biến có cùng nội dung với thời gian tham chiếu 12 tháng cho các nhân tố thu nhập, kinh tế và việc làm, sau đó kết hợp với các biến của các nhân tố khác có thời gian tham chiếu 12 tháng như nhân tố giá cả và mua sắm vào cùng một phương án tính Đối với nhân tố mua sắm, chỉ sử dụng một trong hai biến thuộc nhân tố này trong các phương án đề xuất tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam với lập luận nếu đã chọn mua hoặc xây nhà thì sẽ có rất ít khả năng chọn sửa chữa/cải tạo nhà và ngược lại vì nhà ở là tài sản có giá trị lớn.
Việc tách các biến có khoảng thời gian tham chiếu 12 tháng ra khỏi những biến có khoảng thời gian tham chiếu 3 năm cho các nhân tố thu nhập, kinh tế và việc làm trong tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng sẽ giúp xác định được hai mục tiêu mà Luận án đã đưa ra khi bổ sung thêm các biến có thời gian tham chiếu 3 năm vào thang đo như vừa đề cập đến ở trên Nếu tồn tại sự khác biệt khi so sánh các phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng sử dụng các biến có thời gian tham chiếu 3 năm với các phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng sử dụng cùng các biến đó nhưng có thời gian tham chiếu 12 tháng thì đây là bằng chứng cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng mà Luận án đề xuất có độ tin cậy Với quan điểm như vậy nên các phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng có thời gian tham chiếu 3 năm chỉ nhằm mục đích tham chiếu Bên cạnh đó, sẽ không kết hợp các biến có thời gian tham chiếu 3 năm và 12 tháng thuộc các nhân tố thu nhập, kinh tế và việc làm với nhau trong cùng một phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Với cách kết hợp như giải thích ở trên, Luận án đề xuất 8 phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng Cụ thể như sau:
- Phương án 1 gồm 9 biến, trong đó có 4 biến của các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm và giá cả thuộc cấu phần chỉ số hiện tại và 5 biến của đủ 5 nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm, giá cả, mua sắm (chỉ dùng biến dự định mua hoặc xây nhà) thuộc cấu phần chỉ số kỳ vọng Tất cả các biến đều có thời gian tham chiếu 12 tháng trước và 12 tháng tới.
- Phương án 2 gồm 9 biến, trong đó có 4 biến của các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm và giá cả thuộc cấu phần chỉ số hiện tại và 5 biến của đủ 5 nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm, giá cả, mua sắm (chỉ dùng biến dự định sửa chữa hay cải tạo nhà) thuộc cấu phần chỉ số kỳ vọng Tất cả các biến đều có thời gian tham chiếu 12 tháng trước và 12 tháng tới.
Với cách kết hợp như giải thích ở trên, có thể thấy cấu phần chỉ số hiện tại của phương án 1 và phương án 2 là hoàn toàn giống nhau Tuy nhiên, cấu phần chỉ số kỳ vọng của hai phương án này khác nhau ở biến mua sắm Biến mua sắm của phương án
1 liên quan đến dự định mua hoặc xây nhà, trong khi đó biến mua sắm của phương án
2 liên quan đến dự định sửa chữa hay cải tạo nhà Việc tách hai biến liên quan đến mua sắm ra thành hai phương án được dựa trên lập luận vừa đề cập đến ở trên Cụ thể: nếu đã chọn mua hoặc xây nhà thì sẽ có rất ít khả năng chọn sửa chữa hay cải tạo nhà và ngược lại vì nhà ở là tài sản có giá trị lớn Nhận định của người trả lời cho việc mua hoặc xây nhà cũng sẽ khác với sửa chữa hoặc cải tạo nhà.
- Phương án 3 gồm 8 biến, trong đó 4 biến thuộc cấu phần chỉ số hiện tại và 4 biến thuộc cấu phần chỉ số kỳ vọng của các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm và giá cả Tất cả các biến đều có thời gian tham chiếu 12 tháng trước và 12 tháng tới. Như vậy, so với hai phương án 1 và 2 ở trên, phương án này không có biến mua sắm ở cấu phần chỉ số kỳ vọng Việc loại bỏ biến mua sắm trong phương án này nhằm giúp xác định xem chỉ số niềm tin người tiêu dùng khác biệt như thế nào khi không có sự hiện diện của biến mua sắm.
- Phương án 4 gồm 6 biến, trong đó 3 biến thuộc cấu phần chỉ số hiện tại và 3 biến thuộc cấu phần chỉ số kỳ vọng của các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế và việc làm. Tất cả các biến đều có thời gian tham chiếu 12 tháng trước và 12 tháng tới So với phương án 3 ở trên, phương án này không có hai biến thuộc nhân tố giá cả ở cấu phần chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng Phương án này bỏ các biến thuộc nhân tố giá cả nhằm xác định sự khác biệt của chỉ số niềm tin người tiêu dùng khi không có sự hiện diện của biến giá cả.
- Phương án 5 gồm 9 biến, trong đó có 4 biến của các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm và giá cả thuộc cấu phần chỉ số hiện tại 5 biến của đủ 5 nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm, giá cả, mua sắm (chỉ dùng biến dự định mua hoặc xây nhà) thuộc cấu phần chỉ số kỳ vọng Các biến thuộc các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm có thời gian tham chiếu 3 năm trước và 3 năm tới. Các biến thuộc hai nhóm nhân tố giá cả và mua sắm có thời gian tham chiếu 12 tháng trước và 12 tháng tới.
- Phương án 6 gồm 9 biến, trong đó có 4 biến của các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm và giá cả thuộc cấu phần chỉ số hiện tại 5 biến của đủ 5 nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm, giá cả, mua sắm (chỉ dùng biến dự định sửa chữa hay cải tạo nhà) thuộc cấu phần chỉ số kỳ vọng Các biến thuộc các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm có thời gian tham chiếu 3 năm trước và 3 năm tới Các biến thuộc hai nhóm nhân tố giá cả và mua sắm có thời gian tham chiếu 12 tháng trước và
Như vậy, có thể thấy cấu phần chỉ số hiện tại của phương án 5 và phương án 6 là hoàn toàn giống nhau Tuy nhiên, cấu phần chỉ số kỳ vọng của hai phương án này khác nhau ở biến mua sắm Biến mua sắm của phương án 5 liên quan đến dự định mua hoặc xây nhà, trong khi đó biến mua sắm của phương án 6 liên quan đến dự định sửa chữa hay cải tạo nhà.
Phân tích và đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
Để phân tích và đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng mà Luận án tính thử nghiệm, cần so sánh chỉ số tính được với bức tranh kinh tế của Việt Nam thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội điển hình như tốc độ tăng GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi Từ đó, xác định xem chỉ số niềm tin người tiêu dùng có phản ánh đúng tâm lý và kỳ vọng của người tiêu dùng Việt Nam hay không.
Việc phân tích và đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng được Luận án thực hiện trên phạm vi toàn quốc Ngoài ra, Luận án cũng phân tích và đánh sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở mức độ cụ thể hơn như phân tổ theo vùng và khu vực (thành thị/nông thôn) Nếu kết quả đánh giá sự phù hợp chỉ số niềm tin người tiêu dùng của toàn quốc cũng như chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo từng nhóm phân tổ phản ánh đúng thực trạng khi so sánh với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế
- xã hội có nghĩa là chỉ số niềm tin người tiêu dùng mà Luận án tính toán đảm bảo độ tin cậy Đây cũng là một trong những đóng góp của Luận án vào tổng quan tư liệu tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam.
3.2.1 Phương pháp phân tích và đánh giá sự phù hợp Đối với chỉ số niềm tin người tiêu dùng của toàn quốc: Luận án so sánh số liệu tính cho chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số tương lai với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như số liệu tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi của cả nước để phân tích và đánh giá xem chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung có phản ánh đúng thực trạng kinh tế - xã hội của Việt Nam hay không. Đối với chỉ số niềm tin người tiêu dùng của vùng và khu vực (thành thị/nông thôn): Luận án so sánh số liệu chỉ số niềm tin người tiêu dùng tính cho các vùng, cho khu vực nông thôn, thành thị với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (số liệu tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi) ở cấp vùng và khu vực nhằm đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở hai phân tổ này với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở các cấp phân tổ tương ứng. Để phân tích và đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở cấp vùng và khu vực, Luận án thực hiện hai bước sau:
Bước 1: Kiểm định sự khác biệt của chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo các phân tổ khác nhau Đối với phân tổ có 2 nhóm (khu vực: thành thị/nông thôn), Luận án sử dụng kiểm định t-test để kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình của chỉ số niềm tin người tiêu dùng của hai tổng thể độc lập nhằm xác định sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa thành thị và nông thôn Đối với phân tổ có từ ba nhóm trở lên (theo vùng), phân tích phương sai ANOVA một yếu tố được sử dụng nhằm xác định sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về chỉ số niềm tin người tiêu dùng giữa các vùng.
Phương pháp phân tích ANOVA một yếu tố là kỹ thuật phân tích phương sai được dùng để kiểm định giả thiết các tổng thể nhóm (tổng thể bộ phận) có trị trung bình bằng nhau, áp dụng cho trường hợp so sánh ba trung bình trở lên Kỹ thuật này dựa trên cơ sở tính toán mức độ biến thiên trong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa các trung bình nhóm Dựa trên hai ước lượng này của mức độ biến thiên, nhà nghiên cứu có thể rút ra kết luận về mức độ khác nhau giữa các trung bình nhóm (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Để áp dụng phân tích ANOVA một yếu tố, dữ liệu sử dụng trong phân tích phải thỏa mãn các giả định sau: (i) Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên; (ii) Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn; (iii) Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.
Tuy nhiên, trong trường hợp giả định tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau không đáp ứng được thì kiểm định phi tham số Kruskalv - Wallis sẽ được dùng để thay thế cho ANOVA một yếu tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Bước 2: So sánh chỉ số niềm tin người tiêu dùng với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
So sánh số liệu chỉ số niềm tin người tiêu dùng tính theo các phân tổ nói trên(vùng, khu vực) với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi) của cùng phân tổ để kiểm tra sự phù hợp giữa chúng Nếu chỉ số niềm tin người tiêu dùng có cùng xu hướng tăng hay giảm so với xu hướng tăng hay giảm của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, điều đó cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng phản ánh đúng thực trạng bức tranh kinh tế ở cấp vùng hoặc khu vực thành thị/nông thôn Từ đó cho phép khẳng định phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng mà Luận án đề xuất có độ tin cậy không chỉ ở cấp toàn quốc mà còn đến các phân tổ thấp hơn như phân tổ theo vùng và khu vực.
3.2.2 Đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng tính thử nghiệm tại Việt Nam
3.2.2.1 Đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng toàn quốc
Theo đề xuất ở Mục 3.1.4.2, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam nên được tính theo giá trị cân bằng không trọng số Các biến được sử dụng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng gồm 8 biến thuộc hai chỉ số thành phần (chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng) Đây chính là phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo phương án 3 đã xác định ở Bảng 3.2 ở trên Cụ thể:
Chỉ số hiện tại bao gồm 4 biến: (i) Thu nhập cá nhân hiện nay so với cách đây
12 tháng; (ii) Tình hình kinh tế chung của đất nước hiện nay so với cách đây 12 tháng; (iii) Khả năng tìm việc làm ở nước ta hiện nay so với cách đây 12 tháng; (iv) Giá cả hàng hóa hiện nay so với cách đây 12 tháng.
Chỉ số kỳ vọng bao gồm 4 biến: (i) Thu nhập cá nhân 12 tháng tới so với hiện nay; (ii) Tình hình kinh tế chung của đất nước 12 tháng tới so với hiện nay; (iii) Khả năng tìm việc làm ở nước ta 12 tháng tới so với hiện nay; (iv) Giá cả hàng hóa 12 tháng tới so với hiện nay.
Phần này đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo phương án và phương pháp đề xuất cho Việt Nam Kết quả tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng được tổng hợp lại ở Bảng 3.5 dưới đây TừMục 3.2 trở đi, tất cả các số liệu liên quan đến chỉ số niềm tin người tiêu dùng được tính toán từ điều tra niềm tin người tiêu dùng đều là các số liệu được tính sau khi gia quyền mẫu điều tra, trừ số liệu ở Bảng 3.8.
Bảng 3.5 Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng Đơn vị tính: %
Giá trị cân bằng không trọng số
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung 18,8
Thu nhập cá nhân hiện nay so với cách đây 12 tháng
Tình hình kinh tế chung của đất nước hiện nay so với cách đây 12 tháng
Khả năng tìm việc làm ở nước ta hiện nay so với cách đây 12 tháng
Giá cả hàng hóa hiện nay so với cách đây 12 tháng* 17,1 37,5 26,2 11,7 7,4 -35,6
Thu nhập cá nhân 12 tháng tới so với hiện nay 6,7 38,5 45,9 7,6 1,3 36,3
Tình hình kinh tế chung của đất nước 12 tháng tới so với hiện nay
Khả năng tìm việc làm ở nước ta 12 tháng tới so với hiện nay
Giá cả hàng hóa 12 tháng tới so với hiện nay* 14,5 40,6 29,8 12,6 2,6 -40,0
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra niềm tin người tiêu dùng do tác giả thực hiện.
* Đối với hai câu hỏi về giá cả hàng hóa, giá trị cân bằng có dấu (-) vì đây là hai biến ngược chiều với các biến còn lại Các phương án trả lời cho hai biến này cũng khác so với các biến còn lại (Tăng lên nhiều; Tăng lên chút ít; Không đổi; Giảm đi chút ít; Giảm đi nhiều).
Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.1 dưới đây cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng đều thể hiện mức độ lạc quan của người tiêu dùng Các chỉ số lần lượt là 18,8%; 17,8% và 19,7% (Theo cách tính giá trị cân bằng không có trọng số, chỉ số lớn hơn 0 đồng nghĩa người tiêu dùng lạc quan) Chỉ số hiện tại thấp hơn chỉ số kỳ vọng là do kết quả tính cho các biến thuộc chỉ số hiện tại đều thấp hơn kết quả tính cho các biến thuộc chỉ số kỳ vọng đối với từng cặp nhân tố tương ứng Điều này cho thấy mặc dù nhận định của người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại so với 12 tháng trước trong các biến đều thể hiện lạc quan nhưng kỳ vọng vào tương lai (thời điểm hiện tại so với 12 tháng tới) vẫn cao hơn Trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức như căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại giữa các cường quốc leo thang, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch có tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế của Việt Nam, việc người tiêu dùng Việt Nam thể hiện lạc quan cần được kiểm chứng bằng các con số thực tế thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cụ thể.
Biểu đồ 3.1 Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Nếu so sánh chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng tính từ dữ liệu điều tra niềm tin người tiêu dùng do tác giả thực hiện với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở Bảng3.6 dưới đây, có thể thấy số liệu tính toán cho các biến của chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng có cùng xu hướng với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, chỉ số giá tiêu dùng.
Bảng 3.6 Tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, chỉ số giá tiêu dùng năm 2016, 2017, và 2018 Đơn vị tính: %
Tốc độ tăng GDP Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi
CPI (so với cùng kỳ năm trước)
Nguồn: Niên giám Thống kê 2017 và Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các tháng năm