1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro danh mục cho vạy tại các ngân hàng thương mại việt nam

325 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Bích Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thuỳ Dương, TS. Nguyễn Tiến Đông
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 325
Dung lượng 2,43 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM (30)
    • 1.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay (30)
      • 1.1.1. Nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay (30)
      • 1.1.2. Nghiên cứu về nguyên tắc báo cáo thông tin giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay (36)
    • 1.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay (37)
      • 1.2.1. Nghiên cứu về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (37)
      • 1.2.2. Nghiên cứu về các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ (40)
    • 1.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay (42)
    • 1.4. Về các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay (45)
      • 1.4.1. Nghiên cứu về nhóm các công cụ hiện đại (45)
      • 1.4.2. Nghiên cứu về nhóm các công cụ truyền thống (49)
    • 1.5. Khoảng trống nghiên cứu (55)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM (59)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM (59)
      • 2.1.1. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM (59)
      • 2.1.2. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM (62)
      • 2.1.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM (65)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM (75)
      • 2.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM (75)
      • 2.2.2. Nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM (77)
      • 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM (121)
    • 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM (128)
      • 2.3.1. Kinh nghiệm của các NHTM Nhật Bản (128)
      • 2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng phát triển KDB - Hàn Quốc (129)
      • 2.3.3. Kinh nghiệm của ngân hàng Bangkok Bank - Thái Lan (134)
      • 2.3.4. Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank - Hoa Kì (136)
      • 2.3.5. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam (141)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC (147)
    • 3.1. Khái quát về các NHTM Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu (147)
    • 3.2. Thực trạng rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam (152)
      • 3.2.1. Về tỷ lệ nợ xấu trên danh mục cho vay (152)
      • 3.2.2. Về mức độ tổn thất trên danh mục cho vay (153)
      • 3.2.3. Về mức độ tập trung tín dụng trên danh mục cho vay (156)
    • 3.3. Thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam (160)
      • 3.3.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay (160)
      • 3.3.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay (166)
      • 3.3.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay (170)
      • 3.3.4. Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay (176)
    • 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam 125 1. Các kết quả đạt được (189)
      • 3.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân (194)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM (205)
    • 4.1. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam (205)
    • 4.2. Giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay (206)
      • 4.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay (206)
      • 4.2.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay (210)
      • 4.2.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay (211)
      • 4.2.4. sử Về dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay (0)
    • 4.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (262)
      • 4.3.1. Nhóm kiến nghị cho NHNN với vai trò hỗ trợ, thúc đẩy việc áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại tại các NHTM trong hệ thống (262)
      • 4.3.2. Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là cơ quan quản lý, giám sát hoạt động (264)
      • 4.3.3. Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là đơn vị quản lý thị trường giao dịch phái sinh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam (269)
  • PHỤ LỤC (294)

Nội dung

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM

Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Về cơ cấu tổ chức tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay, không có nhiều các nghiên cứu đề cập cụ thể tới phạm vi danh mục cho vay mà các nghiên cứu hiện có đưa ra các nguyên tắc chung nhất về xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng để đảm bảo hoạt động này được thực hiện hiệu quả tại NHTM Dưới đây là các nghiên cứu trong nước và nước ngoài tiêu biểu về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay xét trên hai khía cạnh: mô hình tổ chức và nguyên tắc báo cáo thông tin giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức.

1.1.1 Nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Thứ nhất, trong nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM, Ghosh

(2012) đã nhấn mạnh về việc cần có bộ phận riêng trong ngân hàng để quản lý rủi ro tín dụng, bên cạnh hai loại rủi ro trọng yếu khác là rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, bởi tần suất xảy ra thường xuyên và độ lớn của rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt Cơ cấu tổ chức mà tác giả đề xuất các NHTM cần thực hiện là cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng tập trung (centralized organizational structure), bởi theo nghiên cứu này, mô hình trên đã phân tách được chức năng chấp nhận rủi ro (risk taking) với chức năng giám sát và kiểm soát rủi ro (risk monitoring and control) Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá về các ưu điểm khác của mô hình này trong quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM Đây là nền tảng lý thuyết về mô hình quản lý rủi ro mang tính chuẩn mực, phù hợp với xu hướng quản trị ngân hàng hiện đại được tác giả của luận án đưa vào nghiên cứu của mình Tuy vậy, nghiên cứu trên cũng lưu ý các NHTM cân nhắc tới các đặc điểm về quy mô, vị trí địa lý, các hoạt động kinh doanh, số lượng sản phẩm dịch vụ….để đưa ra mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.

Thứ hai, một dạng mô hình quản lý rủi ro tín dụng nổi bật được nhiều nghiên cứu đưa ra và được chứng minh có tính hiệu quả cao khi áp dụng trên thực tế tại các NHTM là mô hình “ba lớp phòng vệ” Các hướng dẫn mang tính chuẩn mực về mặt lý thuyết cho mô hình này có thể kể tới như IIA (2013), Basel (2015) 5 , Oliver Wyman (2015), PwC (2017) Mô hình quản lý rủi ro theo “ba lớp phòng vệ” được phát triển lần đầu tiên bởi Institute of Internal Auditors (IIA) vào năm

2013, sau đó trở thành chuẩn mực mang tính phổ biến nhất cho các tổ chức trong việc quy định các trách nhiệm về giám sát và quản lý rủi ro cho các bộ phận chức năng Trong luận án này, tác giả kế thừa các luận cứ lý thuyết trên về nhiệm vụ và chức năng của các lớp phòng vệ để đưa ra đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp cho việc thực hiện hiệu quả mô hình này tại các NHTM.

Thứ ba, nghiên cứu của Nguyễn Đức Tú (2012) về quản lý rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã đưa ra về mặt lý thuyết hai dạng mô hình phổ biến về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM bao gồm: định hướng quản lý rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, trình độ công nghệ và trình độ nhân lực Tuy nhiên, nghiên cứu trên chưa đưa ra thực trạng việc áp dụng các mô hình quản lý rủi ro tín dụng này tại NHTM, đây là khía cạnh khác biệt về mục tiêu nghiên cứu tại luận án này với công trình trên Dù vậy, luận án kế thừa các lý thuyết tại nghiên cứu này về đặc điểm cũng như ưu, nhược điểm của từng dạng mô hình để đưa ra giải pháp phù hợp cho các NHTM Việt Nam.

Thứ tư, công trình khoa học của Lê Thị Huyền Diệu (2010) về luận cứ khoa học trong xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam Đây được xem là nghiên cứu có tính toàn diện nhất về các nội dung liên quan tới mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM cho đến hiện tại, bao gồm: khái niệm, phân loại mô hình, điều kiện áp dụng, kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng các dạng mô

5 Trong nghiên cứu này mô hình “bốn lớp phòng vệ” được đưa ra, tuy vậy mô hình này nhấn mạnh vai trò về mối quan hệ giữa lớp phòng vệ thứ ba và thứ tư, tức vai trò của bộ phận giám sát và kiểm soát bên trong và bên ngoài NHTM Với mục đích nghiên cứu về cơ cấu tổ chức bên trong NHTM về mặt quản lý rủi ro tín dụng, luận án tập trung vào mô hình “ba lớp phòng vệ”. hình, thực trạng ứng dụng các mô hình tại các NHTM Việt Nam qua khảo sát 40 ngân hàng trong hệ thống và các khuyến nghị, đề xuất trong triển khai các mô hình trên thực tiễn Theo nghiên cứu của tác giả này, mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung là phù hợp và ưu việt nhất trong quản lý rủi ro tín dụng trên phạm vi toàn ngân hàng nhằm đảm bảo việc thực thi các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng được toàn diện, lâu dài và có tính cạnh tranh Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra các điều kiện để có thể thực hiện có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung này tại các NHTM Việt Nam như điều kiện về công nghệ thông tin, nhân lực, nguồn vốn, phân định trách nhiệm trong hệ thống quản trị Như vậy, đây là nghiên cứu phù hợp với các lý thuyết trước đó về tính ưu việt của mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung trong nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng Do đó, luận án vận dụng nghiên cứu thực tiễn này để làm cơ sở xác định mô hình chuẩn mực về quản lý rủi ro danh mục cho vay, từ đó đưa ra đánh giá về thực trạng và đề xuất giải pháp cần thiết đối với các NHTM Việt Nam.

Thứ năm, nghiên cứu của Việt Dũng (2007) về các dạng mô hình tổ chức quản lý rủi ro trong ngân hàng Nghiên cứu này tập trung phân tích về sự cân bằng giữa vai trò và trách nhiệm quản lý rủi ro ở cấp Hội sở chính và của các đơn vị quản lý rủi ro nằm bên trong chi nhánh đối với rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường Kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận tổng thể rằng không có một dạng mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng duy nhất nào là phù hợp cho tất cả các NHTM mà dạng mô hình cần được điều chỉnh thận trọng và phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của ngân hàng Tuy vậy nhưng nguyên tắc cơ bản trong việc thiết kế mô hình cần tuân thủ là: (i) đơn vị quản lý rủi ro phải độc lập với đơn vị chấp nhận rủi ro, (ii) Hội đồng quản lý rủi ro/Khối quản lý rủi ro cần được Ban điều hành uỷ quyền quản lý và kiểm soát về rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, tác giả này nhấn mạnh việc thành lập các mô hình tổ chức quản lý rủi ro và kiểm soát ở cấp hội sở chính, bên cạnh việc theo dõi và kiểm soát rủi ro ở các đơn vị kinh doanh.Tuy nhiên, cấp hội sở chính chú trọng về kiểm soát rủi ro tín dụng về những vấn đề chiến lược, trong khi cấp đơn vị kinh doanh kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động tác nghiệp cho vay hàng ngày Như vậy, nghiên cứu này đưa ra gợi ý về việc thiết kế và vận dụng các hình thức cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế đa dạng trong hoạt động cho vay của các NHTM, đây là cơ sở lí luận để tác giả luận án đưa ra các đánh giá về thực trạng và xây dựng nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam.

1.1.2 Nghiên cứu về nguyên tắc báo cáo thông tin giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Thứ nhất, Ghosh (2012) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra nguyên tắc thiết kế luồng báo cáo sao cho phân tách giữa các báo cáo về quản lý kinh doanh với các báo cáo về quản lý rủi ro Bên cạnh đó, theo tác giả này, NHTM nên đưa ra các quy định rõ ràng về nhiệm vụ của từng bộ phận tham gia hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản lý rủi ro để tránh chồng chéo và mâu thuẫn về lợi ích của các bộ phận này Ngoài ra, nghiên cứu thực nghiệm của nhóm tác giả Vincent, Gabriele và Markus (2012) về ảnh hưởng của quy trình báo cáo tới hiệu quả của quản lý rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng tại các NHTM đã chỉ ra, tại các NHTM mà Giám đốc khối quản lý rủi ro (CRO) báo cáo trực tiếp tới Hội đồng quản trị (BOD) thể hiện tính hiệu quả hơn trong quản lý rủi ro, đặc biệt là trong các giai đoạn có khủng hoảng về hoạt động tín dụng, so với các mô hình CRO báo cáo trực tiếp tới Tổng giám đốc (CEO) của ngân hàng Kết quả này phù hợp với lí giải về mặt lý thuyết rằng thường xuyên xuất hiện sự mâu thuẫn về lợi ích giữa CEO và CRO của ngân hàng Như vậy việc thiết kế quy trình báo cáo là thành tố quan trọng trong việt thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng, do đó luận án sử dụng các lý thuyết về nguyên tắc báo cáo trên như một nội dung để phân tích và đánh giá thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Thứ hai, Việt Dũng (2007) qua khảo sát thực nghiệm tại các NHTM Việt Nam cũng đưa ra khuyến nghị về việc các NHTM cần đảm bảo có sự phân chia rõ ràng về trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày về quản lý rủi ro tín dụng Nguyên tắc báo cáo này như sau:

Hội đồng quản lý rủi ro Hội đồng quản trị

Bộ phận kiểm soát rủi ro tại chi nhánh

Sơ đồ 1.1: Nguyên tắc báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng

Nguồn: Việt Dũng (2007) Đây được xem như khuyến nghị phù hợp với hoạt động của các NHTM có quy mô lớn hiện nay ở Việt Nam Do vậy, tác giả luận án kế thừa nguyên tắc trên để đưa ra các đánh giá và giải pháp phù hợp cho từng nhóm các NHTM trong nghiên cứu.

Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

1.2.1 Nghiên cứu về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

Về nhóm các nghiên cứu đối với phương pháp nhận diện rủi ro thông qua cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, có rất nhiều các công trình bao gồm cả nghiên cứu về phương pháp luận và nghiên cứu về tính hiệu quả trên thực tiễn khi áp dụng trong quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ở các quốc gia khác nhau.

Thứ nhất, về các nghiên cứu liên quan tới phương pháp luận trong việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM Một số nghiên cứu điển hình như sau:

 Nghiên cứu của Gramlich và các cộng sự (2010); Zhou, Wang và Qiu (2008); Davis và Karim (2008) Các nghiên cứu trên đưa ra hệ thống các mô hình, phương pháp dùng trong thiết kế một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại ngân hàng như phương pháp dựa trên giám sát của cơ quan quản lý, phương pháp Monte Carlo, các mô hình dự báo (Predictive models), phương pháp mô phỏng sự kiện rời rạc (Discrete event simulation), phương pháp Logit…

 Nghiên cứu của Nguyễn Văn Huân và Đỗ Năng Thắng (2018) về xây dựng mô hình ảnh báo rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam Nhóm tác giả này sử dụng mô hình Logistic (Maddala, 1983) để dự báo xác suất khách hàng không trả được nợ Đây là dạng mô hình được nhóm tác giả đánh giá là dễ áp dụng cho các NHTM bởi vận dụng trên phần mềm SPSS khá thông dụng Tuy nhiên trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ xem xét trên đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân, hơn nữa chưa xem xét trên phạm vi toàn danh mục cho vay mà chỉ dừng lại trong dự báo rủi ro tín dụng cho từng khoản vay.

 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và các cộng sự (2018) với phương pháp luận tương tự như công trình ở trên, đã đưa ra mô phỏng ứng dụng mô hình Logistics cùng với bổ sung về hai phương pháp: phân tích khác biệt tuyến tính (LDA) và máy véc tơ hỗ trợ (SVM) trong cảnh báo sớm nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng TMCP Việt Nam Bên cạnh việc đưa ra kết quả dự báo về rủi ro tín dụng của khách hàng vay, phương pháp luận của nhóm tác giả này còn đưa ra đánh giá về tính chính xác của các mô hình sử dụng trong dự báo rủi ro Theo quan điểm của các tác giả, việc ứng dụng các mô hình trên vào thực tế tại các NHTM là hoàn toàn khả thi.

Trong luận án này, tác giả không tập trung vào cách thức thiết kế và xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM như các nghiên cứu được đưa ra ở trên Thay vào đó, luận án tập trung vào giới thiệu về hệ thống này như một phương pháp có hiệu quả về mặt lý thuyết trong quản lý rủi ro danh mục cho vay, dựa vào đó kiểm nghiệm thực tiễn và đưa ra đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống này trên cũng như đưa ra các đề xuất cần thiết Vì vậy, luận án vận dụng kết quả từ các nghiên cứu về tính hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM ở các quốc gia khác nhau.

Thứ hai, về tính hiệu quả trên thực tiễn khi áp dụng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tại NHTM Vai trò và hiệu quả của hệ thống này trong việc nhận diện rủi ro tín dụng tại NHTM đã được làm rõ tại nhiều nghiên cứu đối với cácNHTM ở các quốc gia khác nhau như: Azam (2016) tại Iran; Qin và Luo (2014) tại nhóm các quốc gia phát triển G20; Koyuncugil và Ozgulbas (2012) tại Thổ

Nhĩ Kì; Tiberiu (2006) tại Romani; Sahajwala và Bergh (2000) tại nhóm các quốc gia phát triển G10 Các nghiên cứu này đều đưa ra kết luận về cảnh báo sớm rủi ro như một phương pháp có độ tin cậy để nhận diện rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay của ngân hàng.

1.2.2 Nghiên cứu về các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ

Về nghiên cứu đối với các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ như: phương pháp phân tích xu hướng (Trend report), phương pháp phân tích dịch chuyển (Migration analysis), phương pháp phân tích Vintage (Vintage analysis)…là không nhiều Với nhóm các công trình nước ngoài, phương pháp được tập trung nghiên cứu là phân tích Vintage Phương pháp này được chứng minh là khá hiệu quả như Siarka (2011), Zhang (2009), Breeden

(2004), Burns và Stanley (2001) đã đưa trong công trình của mình Trong số này tiêu biểu là nghiên cứu của Siarka (2011), tác giả đã đưa ra nghiên cứu khá toàn diện về kĩ thuật phân tích Vintage bao gồm khái niệm, cách diễn dịch kết quả của phân tích và lợi ích của kĩ thuật này đối với quá trình kiểm định lại chất lượng danh mục tín dụng như khuyến nghị tại các hiệp ước Basel mới Thêm vào đó, tác giả trên còn thảo luận những hạn chế của phương pháp này trong quá trình thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM Đây là các nghiên cứu nền tảng để tác giả đưa vào luận án của mình tại các nội dung lý thuyết và thực trạng nhận diện rủi ro trên danh mục cho vay tại các NHTM.

Bên cạnh đó, với nhóm các công trình trong nước thực hiện nghiên cứu về các phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro tín dụng thông qua đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ, hiện mới chỉ có công trình của PhạmThị Nương (2013) Với nghiên cứu về phương pháp phân tích dịch chuyển, tác giả đã đưa ra phân tích thực nghiệm và xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng để cảnh báo nguy cơ chuyển nhóm nợ với các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam Nghiên cứu đã đưa ra cách thức xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng sử dụng phương pháp hồi quy biến thứ bậc; qua đó tính toán được xu hướng dịch chuyển nhóm nợ nếu thay đổi chính sách của ngân hàng, đồng thời đưa ra cách tiếp cận để ngân hàng có thể sát sao hơn đối với các điểm yếu của khách hàng Đây là nghiên cứu có tính kiểm định và phản biện thực tiễn cao khi đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được triển khai tại NHTM nghiên cứu, từ đó khuyến nghị về dạng mô hình trong dự báo khả năng chuyển nhóm nợ có thể khắc phục được các hạn chế trong hệ thống đang ứng dụng hiện nay tại ngân hàng.

Về đo lường rủi ro danh mục cho vay

Về mặt lượng hoá rủi ro, so với các phương pháp chỉ số rủi ro (KRI), phương pháp tiêu chuẩn (SA) và phương pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (AIRB, FIRB) được Basel khuyến nghị, nhóm các phương pháp mang tính dự báo về mức độ rủi ro của danh mục trong tương lai được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu hơn và một trong số các nghiên cứu đó là của Saunders và Allen (2010). Nhóm tác giả này đã giới thiệu về các phương pháp tiếp cận hiện đại trong đo lường rủi ro tín dụng nói chung, trong đó có rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay thông qua các mô hình sử dụng thống kê toán theo các nhóm: (i) nhóm mô hình xem xét khoản vay như một hợp đồng quyền chọn: mô hình KMV và các mô hình khác của Moody’s, (ii) nhóm mô hình dạng rút gọn: hệ thống phân tích khoản vay của KPMG và mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Kamakura, (iii) nhóm mô hình theo tiếp cận VAR: mô hình Credit Metrics và các mô hình khác, (iv) nhóm mô hình theo tiếp cận mô phỏng vĩ mô: Mô hình CreditPortfolio View và các mô hình khác, (v) nhóm mô hình theo tiếp cận bảo hiểm: mô hình phá sản và mô hình Credit Risk Plus Bên cạnh đó, các tác giả trên đưa thêm ra các lý thuyết khái quát về phái sinh tín dụng như công cụ để quản lý rủi ro tín dụng trên danh mục Đây là nghiên cứu khá chuyên sâu và bao quát về mặt lượng hoá rủi ro tín dụng, tuy nhiên trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả chỉ đề cập tới mà không bàn luận đến các nội dung khác của quản lý danh mục cho vay Nói cách khác là các tác giả trên chỉ tập trung về khía cạnh đo lường rủi ro, một nội dung trong nhiều các vấn đề về quản lý danh mục.

Một cách toàn diện hơn, Bluhm, Overbeck và Wegner (2010) đã đưa ra cái nhìn bao quát về bốn nhóm phương pháp đo lường rủi ro mang tính dự báo và các công cụ hiện đại để quản lý rủi ro với một danh mục cho vay Các tác giả đã trình này các vấn đề một cách khá chi tiết về mặt lý thuyết, tuy vậy việc đánh giá các tác động của các phương pháp và công cụ này để quản trị rủi ro cho một ngân hàng hay một hệ thống các NHTM cụ thể lại chưa được thực hiện. Đứng trên một cách tiếp cận khác về đo lường rủi ro danh mục cho vay trong tương lai, Capuano và các cộng sự (2009) dựa trên lý thuyết về xác suất vỡ nợ của từng khoản vay riêng lẻ, kết hợp với các mô hình rủi ro danh mục để dự báo xác suất một nhóm khách hàng vay bị rơi vào tình trạng vỡ nợ Các lý thuyết nền tảng được sử dụng bao gồm: hệ phương trình Gaussian được giới thiệu bởi Vacisek (1987) (phương trình một nhân tố) và sau này được phát triển bởi Li

(2000) (phương trình đa nhân tố) cùng với hàm hồi quy phân phối tổn thất được nghiên cứu bởi Andersen, Sidenius và Basu (2003) Luận án cũng kế thừa phương pháp lượng hoá này trong việc xác định tương quan vỡ nợ giữa các khoản vay trong danh mục để tính toán rủi ro của danh mục cho vay.

Trước thực tế rủi ro tín dụng ngày càng xảy ra với tần suất và quy mô lớn hơn trước, hiệp ước Basel phiên bản II và III đã đưa ra rất nhiều khuyến nghị về việc sử dụng các kĩ thuật đo lường hiện đại và công cụ quản trị rủi ro tiên tiến trong việc giảm thiểu tác động của rủi ro tới khả năng sinh lời của NHTM Công trình nghiên cứu của Engelmann và Rauhmeier (2006) là một ví dụ điển hình về hướng dẫn cho các NHTM sử dụng ba chỉ tiêu quan trọng nhất theo khuyến nghị của Basel II để đánh giá rủi ro tín dụng, bao gồm Xác suất khách hàng không trả được nợ (PD), Tỷ lệ tổn thất trong trường hợp khách hàng vỡ nợ (LGD) và Giá trị tổn thất thực sự nếu khách hàng vỡ nợ (EAD) Ba yếu tố này là các thành tố đầu vào quan trọng trong ước lượng rủi ro của danh mục tín dụng và do vậy chúng quan trọng cho công tác giám sát và quản lý nội bộ của NHTM Kể từ khi các quy định mới của Basel đưa ra được thực hiện vào tháng 1 năm 2007, có rất nhiều thắc mắc được đưa ra bởi các nhà quản trị ngân hàng, nhà giám sát và các học giả trong việc thực hiện các quy định này Nghiên cứu này của nhóm tác giả đã phần nào giúp làm sáng tỏ các khúc mắc trên.

Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu về phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho vay

STT Tác giả (Năm thực hiện nghiên cứu)

• Nhóm các mô hình hiện đại: mô hình Credit Metrics, mô hình Credit Risk+, mô hình CreditPortfolio View

• Nhóm mô hình xem xét khoản vay như một hợp đồng quyền chọn: mô hình KMV và các mô hình khác của Moody’s

• Nhóm mô hình dạng rút gọn: hệ thống phân tích khoản vay của KPMG và mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Kamakura

• Nhóm mô hình theo tiếp cận VAR: mô hình Credit Metrics và các mô hình khác

• Nhóm mô hình theo tiếp cận mô phỏng vĩ mô: Mô hình CreditPortfolio View và các mô hình khác

• Nhóm mô hình theo tiếp cận bảo hiểm: mô hình phá sản và mô hình Credit Risk+.

3 Capuano, C và các cộng sự (2009) Đo lường xác suất một nhóm các khách hàng vay bị vỡ nợ dựa trên:

• Hàm hồi quy phân phối tổn thất bởi Andersen, L., Sidenius, J và Basu, S (2003)

• Hệ phương trình Gaussian đa nhân tố bởi Li, D.X (2000)

• Hệ phương trình Gaussian một nhân tố bởi Vacisek, O (1987)

Hướng dẫn xác định ba đại lượng PD, EAD, LGD

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong luận án này, tác giả kế thừa các nghiên cứu hiện có ở trên về phương pháp luận của các mô hình dùng trong lượng hoá rủi ro tín dụng như: mô hình Credit Metrics, mô hình Credit Risk+, mô hình CreditPortfolio View và mô hình KMV để thực hiện mô phỏng việc đo lường rủi ro danh mục cho vay tại NHTM, đồng thời đưa ra các hạn chế cũng như điều kiện áp dụng của các mô hình để lựa chọn mô hình áp dụng phù hợp cho các NHTM Việt Nam.

Về các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay

1.4.1 Nghiên cứu về nhóm các công cụ hiện đại

Trước hết, về nhóm công cụ hiện đại trong quản lý rủi ro danh mục cho vay, theo như nghiên cứu của hầu hết các nhà kinh tế thì các sản phẩm phái sinh tín dụng đang nổi lên như một biện pháp giảm thiểu, phòng tránh tác động của rủi ro danh mục tín dụng hiện đại và khá hiệu quả Số lượng các nghiên cứu trong và ngoài nước về các sản phẩm phái sinh tín dụng này là khá đồ sộ, một vài các nghiên cứu tiêu biểu trong số đó như sau:

 Huỳnh Thị Hương Thảo (2014) đã đưa ra góc nhìn khái quát về sự phát triển và thực trạng của thị trường phái sinh tín dụng trên thế giới và Việt Nam Từ những đánh giá này, tác giả chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển thị trường này tại Việt Nam, điều này khiến cho các công cụ này chưa được các NHTM biết tới nhiều và chưa được sử dụng trên thực tế quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Từ đó, tác giả đề xuất các kiến nghị và điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của thị trường phái sinh tín dụng tại Việt Nam.

 Nguyễn Thị Châu Long và Trần Thụy Ái Phương (2014) nghiên cứu về đặc điểm của các công cụ phái sinh tín dụng cũng như thực trạng việc sử dụng các công cụ này trong quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại ThươngViệt Nam Các phân tích thực trạng việc sử dụng công cụ phái sinh tín dụng được nghiên cứu tại công trình này cho thấy, việc áp dụng nhóm công cụ này chưa phổ biến tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại NHTM được nghiên cứu cũng chưa sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tín dụng được lý thuyết chỉ ra như: trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng và hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập Tại công trình này, các tác giả cũng đưa ra một số đề xuất về phía Nhà nước và bản thân NHTM cần thực hiện để đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ này trong giảm thiểu rủi ro tín dụng trên thực tiễn.

 Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Lan Hương (2013) giới thiệu về việc sử dụng các công cụ ngoại bảng, bao gồm các công cụ tài chính phái sinh, để gia tăng lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của NHTM Đồng thời, vì giao dịch ngoại bảng cũng sẽ tạo ra rủi ro cho ngân hàng, do đó nhóm tác giả còn đưa ra khuyến nghị cho các ngân hàng về việc quản lý rủi ro cho các hoạt động ngoại bảng này, từ đó giúp các NHTM có cách nhìn nhận toàn diện hơn về các công cụ trên Theo nhận định trong nghiên cứu của nhóm tác giả, tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều yếu tố tiềm năng để phát triển hoạt động ngoại bảng, riêng thị trường phái sinh tín dụng có thể sẽ sớm hình thành tại Việt Nam Thêm vào đó, dự báo về sự phát triển trong tương lai của nhóm công cụ phái sinh tín dụng trong quản lý rủi ro danh mục tín dụng được cho là do nhu cầu sử dụng để phòng ngừa rủi ro là rất lớn xuất phát từ nhiều nguyên nhân tại danh mục tín dụng như: nợ xấu và nợ quá hạn vẫn ở mức cao, mức độ tập trung tín dụng cao tại các NHTM Hơn nữa, với phương thức quản lý rủi ro này, các NHTM không cần điều chỉnh danh mục tín dụng hiện tại của mình, điều này là phù hợp trong xu hướng chuyên môn hoá trong các lĩnh vực cho vay của các NHTM Việt Nam hiện nay.

 Bluhm, Overbeck và Wegner (2010) đã nghiên cứu về cách thức phân loại, cấu trúc, nguyên tắc trao đổi các dòng tiền, cũng như vai trò của sản phẩm nghĩa vụ nợ thế chấp (Collateral Debt Obligation - CDO) như một công cụ phái sinh hiện đại giúp NHTM có thể quản lý rủi ro trên phạm vi toàn bộ danh mục tín dụng của mình, trong đó có danh mục cho vay Tuy vậy thực tế, việc sử dụng các sản phẩm phái sinh tín dụng tại các NHTM chưa được phổ biến do nguyên nhân từ rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch Trên nền tảng lý luận này, luận án sẽ đưa ra một số kiến nghị góp phần đưa phái sinh tín dụng trở thành một công cụ hiệu quả hơn trong quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thị trường Việt Nam.

 Lê Hồ An Châu (2006) tập trung phân tích về các hạn chế và từ đó đưa ra các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường phái sinh tín dụng tại Việt Nam. Nghiên cứu này đưa ra các khuyến nghị và đề xuất khá chi tiết về các yếu tố thúc đẩy thị trường như: hành lang pháp lý, phát triển thị trường các công cụ nợ, các trang bị hiểu biết và công cụ quản lý cho các giao dịch phái sinh tín dụng tại NHTM, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước…Tuy vậy trong nghiên cứu này, thực trạng về sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng này tại NHTM chưa được chỉ ra.

 Nghiên cứu được thực hiện bởi Minton, Stulz và Williamson (2005) đã cho thấy tại các NHTM Hoa Kì, công cụ này tỏ ra có tác dụng tốt khi giúp giảm thiểu rủi ro cho cả danh mục tín dụng bởi ưu điểm của công cụ này là không quan trọng loại khoản vay được bảo hiểm bởi công cụ đó là gì.

1.4.2 Nghiên cứu về nhóm các công cụ truyền thống

Thứ nhất, về đa dạng hoá danh mục cho vay Trong nhóm các công cụ truyền thống để quản lý rủi ro danh mục cho vay, đa dạng hoá danh mục được sử dụng như công cụ khá phổ biến tại các NHTM và có nhiều nghiên cứu thực tiễn được đưa ra về tính hiệu quả của công cụ này trên các NHTM tại các thị trường khác nhau, ví dụ như:

 Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Quế Thu (2016), Bùi Diệu Anh (2010) đều chỉ ra lợi ích của việc đa dạng hoá danh mục cho vay là không chỉ giúp NHTM gia tăng lợi nhuận mà còn giúp giảm thiểu rủi ro tập trung danh mục Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Hiếu (2011) còn đưa ra cụ thể hoá các giải pháp đa dạng hoá danh mục cho vay đối với một NHTM được nghiên cứu theo từng khía cạnh về ngành kinh tế, loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, kì hạn cho vay, hình thức bảo đảm….và cách kết hợp các tiểu danh mục theo từng tiêu thức khác nhau thành một danh mục cho vay có hiệu quả Như vậy, các nghiên cứu trong nước đã chỉ rõ lợi ích của đa dạng hoá danh mục cho vay như một công cụ được sử dụng phổ biến và có hiệu quả trong quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam Về mặt số lượng thì các nghiên cứu tập trung sâu theo hướng phân tích và đánh giá về tác dụng của đa dạng hoá danh mục tới hoạt động quản lý danh mục cho vay của

NHTM là không nhiều, mà phần lớn nghiên cứu khái quát về việc đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ của NHTM với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tập trung danh mục Vì vậy, luận án vẫn có hướng tiếp cận có tính kế thừa và phát triển hơn từ các nghiên cứu sẵn có về nội dung này.

 Rossi, Schwaiger và Winkler (2009) nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đến rủi ro, tính hiệu quả và khả năng vốn hóa của các ngân hàng Úc Với mục đích tương tự, Kamp, Pfingsten và Prath (2005) tập trung nghiên cứu về mức độ đa dạng hóa danh mục các khoản vay tại các ngân hàng của Đức và ảnh hưởng của nó đến danh mục cho vay của ngân hàng Tuy nhiên trong khuôn khổ một bài báo nên cả hai nghiên cứu trên không nghiên cứu toàn diện về quản lý rủi ro danh mục cho vay, trong khi vấn đề tập trung danh mục chỉ là một trong số các nội dung trong đó.

Thứ hai, về mua bán nợ Mua bán nợ là công cụ để quản lý rủi ro trên phạm vi danh mục cho vay đã được các NHTM sử dụng từ nhiều năm trước, như được đề cập tới trong nghiên cứu của Smithson (2003) Tác giả này đưa ra khá chi tiết về các nội dung: khái niệm, các chủ thể tham gia, sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng trên thế giới từ những năm 1970 Trong luận án này, mua bán nợ cũng được đưa ra như một công cụ đã và đang tỏ ra hiệu quả để quản lý rủi ro danh mục tín dụng tại các NHTM Việt Nam, trên cơ sở kế thừa lý thuyết trên của tác giả Tuy nhiên điểm khác biệt là luận án chỉ nghiên cứu tới sự thay đổi và phát triển của thị trường mua bán nợ ngân hàng tại Việt Nam, nơi có nhiều đặc điểm khác biệt về sự phát triển cũng như các chủ thể tham gia so với các thị trường phát triển trên thế giới như nghiên cứu trên đã chỉ ra.

Với các nghiên cứu tại Việt Nam về công cụ mua bán nợ, các nghiên cứu trong nước hướng tới những mục tiêu nghiên cứu khá đa dạng xoay quanh nội dung này như pháp luật về giao dịch mua bán nợ, thực trạng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam và khuyến nghị chính sách để phát triển thị trường, hoạt động của công ty mua bán nợ của tổ chức tín dụng… Tuy vậy không có nhiều các nghiên cứu trong nước đưa ra được góc nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng công cụ này trong quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Một số các công trình tiêu biểu có thể kể tới như:

 Huỳnh Thị Hương Thảo (2019) sử dụng mô hình định lượng để đánh giá tác động của rủi ro tín dụng tới hiệu quả hoạt động của NHTM, từ đó nhấn mạnh việc quản lý rủi ro nhằm hạn chế tác động của rủi ro tín dụng là cần thiết để cải thiện hoạt động ngân hàng Một trong số các đề xuất nhằm quản lý rủi ro tín dụng mà tác giả đưa ra là phát triển thị trường mua bán nợ, đây được xem là giải pháp quan trọng giúp NHTM xử lý các khoản nợ xấu triệt để.

 Hoàng Thị Duyên (2016) đưa ra đánh giá tổng quan về thực trạng nợ xấu toàn hệ thống NHTM Việt Nam dựa theo kết quả nghiên cứu của Vietnam Report thực hiện cùng năm, từ đó đưa ra những kiến nghị để kiểm soát nợ xấu và hạn chế các tác động tiêu cực tới nền kinh tế Theo đó việc xử lý nợ xấu của hệ thống sẽ có vai trò rất quan trọng của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) với tư cách là đối tác mua bán nợ xấu với tổ chức tín dụng tại Việt Nam Theo tác giả, việc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường mua bán nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC là hai nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện liên quan tới giải pháp mua bán nợ để xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay.

Khoảng trống nghiên cứu

Nhìn chung về các nghiên cứu về quản lý rủi ro danh mục cho vay trong và ngoài nước, mỗi nghiên cứu có hướng tiếp cận về quản lý rủi ro danh mục cho vay khác nhau do cách nhìn chủ quan của từng tác giả Với các nghiên cứu nước ngoài hiện có, hầu như chưa có nghiên cứu nào tổng hợp các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thực tiễn của một NHTM hoặc một nhóm NHTM cụ thể Với các nghiên cứu trong nước, đa số các nghiên cứu hiện nay về quản lý rủi ro tín dụng đã thực hiện được trên nhiều khía cạnh như: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nguyên tắc quản lý rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhận diện rủi ro, áp dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo tổn thất tín dụng nhưng chưa tập trung hướng tới đối tượng là danh mục cho vay Đối với chủ đề về quản lý rủi ro danh mục cho vay, số lượng các nghiên cứu tại Việt Nam đã thực hiện được là rất ít và vẫn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu nhất định, cụ thể như sau:

Một là, các nghiên cứu đã đề cập tới quản lý rủi ro danh mục cho vay tuy nhiên lại không đầy đủ các nội dung thuộc quản lý rủi ro danh mục cho vay, hoặc chỉ thực hiện nghiên cứu trên một nhóm các khoản vay được lựa chọn, hoặc trên phạm vi danh mục cho vay của một NHTM cụ thể Cho đến thời điểm này tại Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu chính thức nào được công bố nghiên cứu đầy đủ toàn diện về cơ cấu tổ chức, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay tại nhiều ngân hàng trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

Hai là, hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tiến hành so sánh thực trạng quản lý rủi ro trên phạm vi danh mục cho vay tại các nhóm NHTM có trình độ quản lý rủi ro khác nhau về toàn diện các nội dung như: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro.Các nghiên cứu hiện có mới khai thác trên phương diện so sánh các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM với các tiêu chuẩn được đưa ra tại các khuyến nghị, hiệp ước quốc tế hay các quy định pháp lý Khoảng trống nghiên cứu này sẽ được luận án làm rõ khi phân tích thực trạng hoạt động quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam trên một mẫu nghiên cứu gồm các NHTM được chia thành hai nhóm: (i) Nhóm các NHTM được Ngân hàng Nhà nước thí điểm áp dụng quản lý rủi ro theo chuẩn mực Basel II và (ii) Nhóm các NHTM còn lại được tác giả ngẫu nhiên lựa chọn Từ đó, tác giả thực hiện so sánh về thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại hai nhóm NHTM trên về bốn khía cạnh bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro.

Ba là, với các nghiên cứu hiện có về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các

NHTM Việt Nam thì hiện chưa có nghiên cứu nào tiến hành đo lường được mức độ rủi ro danh mục cho vay của NHTM Đây chính là khoảng trống về mặt lí luận mà luận án sẽ tập trung khai thác, cụ thể tác giả sẽ tiến hành mô phỏng việc đo lường rủi ro danh mục cho vay của các NHTM theo hai phương pháp FIRB và Credit Metrics tại chương 4 của luận án.

Trong chương 1, luận án đã trình bày tổng quan về các nghiên cứu trong nước và ngoài nước hiện có về các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay, nhận diện rủi ro danh mục cho vay, đo lường rủi ro danh mục cho vay và sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay Từ đó, tác giả đã đưa ra các khoảng trống trong những nghiên cứu hiện có làm cơ sở để làm rõ tính cấp thiết của chủ đề nghiên cứu tại luận án Cụ thể, các nghiên cứu trong nước hiện có chưa toàn diện về các nội dung của quản lý rủi ro danh mục cho vay, hoặc chỉ nghiên cứu tại một danh mục cho vay cụ thể hoặc tại một NHTM cụ thể Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu trong nước nào thực hiện so sánh các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các nhóm NHTM khác nhau Đặc biệt, luận án khai thác khoảng trống nghiên cứu về lượng hoá rủi ro danh mục cho vay của NHTM thông qua mô phỏng nội dung này bằng hai phương pháp tại chương 4 Tuy vậy, luận án vẫn có tính kế thừa và phát triển từ các nghiên đã có để xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM ở các chương tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM

Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM

2.1.1 Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM

Trước hết, để hiểu về quản lý rủi ro tín dụng, khái niệm “Rủi ro tín dụng” cần được làm rõ Đã có nhiều định nghĩa được đưa ra bởi các nghiên cứu trong và ngoài nước như sau:

• Theo Fitch (2012): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ, là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng”.

• Theo Basel (2000): “Rủi ro tín dụng là khả năng người đi vay hoặc bên đối tác không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng” Theo đó, mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là tối đa hoá thu nhập có điều chỉnh rủi ro (risk-adjusted rate of return) của ngân hàng theo mức khẩu vị rủi ro xác định Để làm được điều này, NHTM cần quản lý rủi ro tín dụng đồng thời trên phạm vi cả danh mục tín dụng và cho từng giao dịch vay cụ thể.

• Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

• Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành “Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” thì “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng”.

Như vậy các định nghĩa cho khái niệm “Rủi ro tín dụng” ở cả trong nước và quốc tế được đưa ra tương đối đồng nhất về bản chất Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng khái niệm trên đây của Basel (2000) về rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, tại hầu hết các ngân hàng, các khoản vay là nguồn gốc chính của rủi ro tín dụng, tuy nhiên các hoạt động khác cũng có thể tạo ra rủi ro tín dụng, bao gồm cả hoạt động trong sổ kinh doanh và sổ ngân hàng, cả nội và ngoại bảng như: hối phiếu, giao dịch liên ngân hàng, tài trợ thương mại, giao dịch ngoại hối, giao dịch phái sinh, giao dịch chứng khoán, bảo lãnh và hoạt động thanh toán Với phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả chỉ xem xét rủi ro tín dụng phát sinh từ các khoản cho vay và rộng hơn là danh mục cho vay của NHTM.

Tiếp theo, về khái niệm “Quản lý rủi ro tín dụng”, đã có nhiều định nghĩa được đưa ra như sau:

• Theo Karen (2005), quản lý rủi ro tín dụng là một hoạt động của quản lý rủi ro tài chính nói chung trong tổ chức Đây là quá trình bao gồm việc đánh giá các loại rủi ro mà tổ chức phải đối mặt và phát triển các chiến lược quản lý phù hợp với các ưu tiên và chiến lược hoạt động của tổ chức Tác giả cũng đưa ra hai phương pháp tiếp cận để quản lý các loại rủi ro tài chính bao gồm chiến lược quản lý thụ động (passive strategy) và chiến lược quản lý năng động (proactive strategy) Việc tổ chức tài chính trong đó bao gồm cả NHTM nên áp dụng chiến lược nào thì cần linh hoạt theo sự thay đổi trong các yếu tố thị trường và yêu cầu của cơ quan quản lý Cùng với việc đưa ra khái niệm về quản lý rủi ro tài chính,tác giả đã khái quát các nội dung cần thực hiện trong quy trình quản lý rủi ro tài chính nói chung, trong đó bao hàm quy trình quản lý rủi ro tín dụng như sau:

Nhận diện rủi ro và xác định các rủi ro trọng yếu

Xác định mức khẩu vị rủi ro hợp lý

Xác định chiến lược quản lý rủi ro phù hợp với chính sách phát triển của tổ chức Đo lường, giảm thiểu, báo cáo, giám sát về rủi ro

Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý rủi ro tài chính tại NHTM

• Theo Tony và Bart (2009), “quản lý rủi ro tín dụng là một quá trình bao gồm việc nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, đo lường các rủi ro này, và có các hành động ứng xử thích hợp, bao gồm cả việc thực hiện trên thực tế các mô hình rủi ro”.

Theo các tác giả, sự cần thiết của việc duy trì quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả đã được nhận ra bởi rất nhiều các nhà quản trị ngân hàng chứ không phải chỉ từ khi xuất hiện các sự kiện đổ vỡ của NHTM.

• Theo Basel (2000), “mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là tối đa hoá tỷ lệ thu nhập có điều chỉnh rủi ro bằng việc duy trì mức rủi ro tín dụng nằm trong các ngưỡng đo lường có thể chấp nhận được Các ngân hàng cần quản lý rủi ro tín dụng trên phạm vi toàn bộ danh mục cũng như từng khoản vay hay giao dịch tín dụng” Cũng theo khuyến nghị này của Basel, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng sẽ hiệu quả nếu ngân hàng có một chiến lược quản lý rủi ro toàn diện và điều này sẽ tạo ra sự thành công trong hoạt động của ngân hàng về dài hạn.

• Theo Standard Charter (2012), quản trị rủi ro tín dụng được quản lý thông qua thiết lập khung các chính sách và thủ tục, nhằm kiểm soát việc đo lường và quản lý rủi ro tín dụng.

Nhóm nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng

Nhóm nguyên tắc về thiết lập môi trường rủi ro tín dụng hợp lý Nhóm nguyên tắc về thiết lập quy trình cấp tín dụng có hiệu quả Nhóm nguyên tắc về duy trì hệ thống quản lý tín dụng, đo lường và quy trình giám sát thích hợp Nhóm nguyên tắc về đảm bảo hệ thống kiểm soát tương thích cho tất cả rủi ro tín dụng

Nhóm nguyên tắc về vai trò của các nhà giám sát

• Theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (2013), quản lý rủi ro tín dụng là quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo rủi ro tín dụng thông qua thiết lập khung các chính sách và thủ tục, nhằm kiểm soát việc đo lường và quản lý rủi ro tín dụng.

Như vậy, từ tất cả các định nghĩa được đưa ra như trên có thể khái quát rằng, quản lý rủi ro tín dụng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng góp phần vào hoạt động thành công của một NHTM trong dài hạn với mục đích tối đa hoá tỷ lệ thu nhập có điều chỉnh theo các yếu tố rủi ro tín dụng của ngân hàng Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo các khung chính sách và mô hình tổ chức được NHTM thiết lập và bao gồm các nội dung chính là: nhận diện rủi ro; đo lường rủi ro; sử dụng các công cụ giám sát, giảm thiểu và kiểm soát rủi ro 6 ; báo cáo về rủi ro.

2.1.2 Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM

Trong hướng dẫn của Basel (1999), 17 nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng được đưa ra và chia thành năm nhóm Như vậy hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro danh mục cho vay nói riêng đều cần thực hiện theo các hướng dẫn này.

Sơ đồ 2.2: Các nhóm nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II

Nguồn: Tác giả tổng hợp

• Nhóm nguyên tắc về thiết lập môi trường rủi ro tín dụng hợp lý

Nhóm này bao gồm ba nguyên tắc như sau:

6 Sau đây gọi tắt là “các công cụ quản lý rủi ro”

Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM

2.2.1 Khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM

Quản lý rủi ro danh mục cho vay cùng với quản lý rủi ro từng khoản vay cá biệt là hai nội dung thuộc quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM Như vậy ta có thể hiểu khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay từ khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng trên cấp độ danh mục cho vay Bên cạnh đó, khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay được đưa ra như một trong số các mục tiêu quan trọng nhất của quản lý danh mục cho vay nói chung (LPM) được đưa ra trong một số nghiên cứu như sau:

• Theo Sylvain và Diane (2012), mục tiêu của LPM là phải đưa ra được cái nhìn bao quát và có thể quản lý được rủi ro phát sinh trên toàn bộ danh mục cho vay đó Như vậy quản lý rủi ro tín dụng là một mục tiêu của quản lý danh mục cho vay, và ngược lại nếu thực hiện quản lý rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay thành công sẽ tạo ra hoạt động LPM hiệu quả Quản lý rủi ro danh mục cho vay sẽ được thực hiện trên bốn nội dung cơ bản nhất của quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: nhận diện rủi ro; đo lường rủi ro; sử dụng các công cụ quản lý rủi ro 8 ; báo cáo về rủi ro.

• Theo Ghosh (2012), mục tiêu của LPM trước hết là phải nhận diện được kịp thời sự suy giảm trong chất lượng danh mục và phòng ngừa các khoản vay quá hạn bị tập trung trong danh mục, nơi có thể ẩn chứa rủi ro tín dụng rất lớn Bên cạnh đó, mục tiêu thứ hai của LPM là xây dựng danh mục theo hướng mở rộng tối đa phạm vi khách hàng và phù hợp nhất với NHTM Cụ thể, hoạt động quản lý này phải giúp NHTM xây dựng được các danh mục cân bằng, trong đó rủi ro tín dụng của những danh mục có rủi ro cao được chuyển sang các danh mục có rủi ro thấp hơn hoặc các mảng hoạt động sinh lời nhiều hơn Cuối cùng, mục tiêu của LPM cần giúp các nhà quản trị của NHTM xác định được các chiến lược tăng trưởng tín dụng phù hợp trong tương lai, bằng cách thu hẹp các danh mục được nhận diện là có sự suy giảm về chất lượng.

Bảng 2.1: Các mục tiêu cụ thể của quản lý danh mục cho vay

Mục tiêu quản lý Diễn giải

Theo dõi sự chuyển dịch của các khoản vay trong danh mục theo thang hạng tín dụng

Phân tích dịch chuyển chỉ ra liệu mức độ rủi ro của người vay trong danh mục cho vay cụ thể đang xấu đi so với mức hạng thường đạt Kết quả phân tích giúp NHTM có thể điều chỉnh các tiêu chuẩn cho vay và tất toán khoản vay.

Tối đa hoá lợi ích của đa dạng hoá danh mục

Kết quả của phân tích danh mục chỉ ra nhóm những khoản vay có hiệu ứng ngược lớn nhất và những khoản vay tạo ra lợi nhuận lớn nhất Từ đó giúp NHTM đa dạng hoá được hoạt động cho vay và tối đa hoá lợi nhuận.

Giảm thiếu các tác động ngược chiều tiềm ẩn của việc tập trung tín dụng Việc phân tích này giúp chỉ ra những tiểu danh mục đang gặp vấn đề về tập trung danh mục, tức có nguy cơ rủi ro rất gần. Điều này giúp NHTM giảm thiểu rủi ro tập trung danh mục một cách kịp thời.

8 Trong đó quản lý danh mục cho vay là một công cụ để đánh giá, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng. Đưa ra các chiến lược phù hợp để xây dựng danh mục trong tương lai

Các kết luận cho phép NHTM lựa chọn các chiến lược để phát triển các hoạt động cho vay mới trong bối cảnh hiện tại. Đưa ra các chính sách quản lý rủi ro linh hoạt Mục tiêu này giúp NHTM nhận diện được các nhân tố rủi ro (bao gồm cả các nhân tố thị trường bên ngoài) có nguy cơ tạo ra rủi ro tín dụng Điều này giúp NHTM điều chỉnh và đưa ra các chính sách, chiến lược quản lý rủi ro phù hợp Đạt được các cấp độ rủi ro thích hợp trong phân phối tổn thất của danh mục Đánh giá về phân phối tổn thất của từng tiểu danh mục, từ đó đưa ra chất lượng tổng thể của cả danh mục Nếu kết quả đưa ra mức độ rủi ro rất cao của các khoản vay, NHTM cần kết cấu lại danh mục để giảm mức rủi ro tín dụng tổng thể xuống Đánh giá chất lượng danh mục trên khía cạnh lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro (risk- adjusted returns) Đánh giá các tiểu danh mục trên khía cạnh lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro giúp đưa ra kết luận về tính hiệu quả của từng danh mục Kết luận đưa ra sẽ giúp NHTM lựa chọn phương thức mở rộng tín dụng tốt hơn mà không đặt ra áp lực về vốn tăng thêm

(2012) Nội dung tại bảng 2.1 cho thấy quản lý rủi ro tín dụng là một mục tiêu quan trọng của LPM với các nội dung cụ thể cần thực hiện đã được mô tả tại bảng.

Như vậy, xét một cách khái quát thì quản lý rủi ro danh mục cho vay của NHTM là hệ thống các hoạt động giúp cho ngân hàng có thể nhận biết và đo lường được mức độ rủi ro tín dụng cho cả danh mục cho vay, từ đó cho phép ngân hàng đạt được tương quan giữa mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể chấp nhận được ở mức tương xứng với lợi nhuận có thể thu được từ hoạt động cho vay; đồng thời giúp ngân hàng kiểm soát, giảm thiểu được những rủi ro đó. 2.2.2 Nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM

Nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay cũng tương tự như nội dung quản lý rủi ro tín dụng nói chung của ngân hàng, tuy nhiên với từng nội dung có những điểm đặc thù với danh mục cho vay như sau:

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Chức năng kinh doanh Bộ phận quan hệ khách hàng

Bộ phận tín dụng Chức năng quản lý rủi ro Bộ phận quản lý rủi ro

Chức năng tác nghiệp Bộ phận quản lý nợ

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay phải thống nhất với mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của NHTM và phù hợp với mô hình tổ chức chung của NHTM theo quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban điều hành và các chi nhánh, đơn vị kinh doanh Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, để đạt được hiệu quả quản lý rủi ro danh mục cho vay cao nhất thì NHTM nên tổ chức mô hình quản lý rủi ro theo hướng tập trung như sau:

Sơ đồ 2.5: Các bộ phận trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

(2003) Trong cơ cấu này, chức năng quản lý rủi ro được giao về đầu mối quản lý cho bộ phận quản lý rủi ro đặt tại Hội sở chính của NHTM Bộ phận quản lý rủi ro này có chức năng chuyên trách về rà soát và kiểm soát rủi ro của toàn danh mục cho vay, trong đó sẽ chú trọng tới việc tuân thủ các chính sách tín dụng, phát hiện ra các rủi ro trên phạm vi toàn danh mục, đưa ra các đề xuất về điều chỉnh danh mục cũng như hạn chế rủi ro danh mục cho Ban điều hành và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, giám sát quá trình phê duyệt và quản lý rủi ro của từng khoản vay riêng lẻ trong danh mục được thực hiện ở các đơn vị kinh doanh. Để thực hiện có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro danh mục cho vay tập trung này cần có các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện cần để xây dựng được mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo hướng tập trung đòi hỏi NHTM phải đầu tư nguồn lực để nâng cao trình độ nguồn nhân lực, cơ sở thông tin dữ liệu và hạ tầng công nghệ Trong đó các thông tin liên quan đến danh mục cho vay phải được lưu trữ tại một hệ thống dữ liệu chung, thống nhất trong toàn ngân hàng.

Thứ hai, mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng nói chung chỉ hiệu quả khi ba chức năng: kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp được tách rời và do các bộ phận chuyên trách khác nhau trong ngân hàng đảm nhiệm, tránh sự chồng chéo trong phân cấp thẩm quyền hoạt động tín dụng.

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM

2.3.1 Kinh nghiệm của các NHTM Nhật Bản

Theo Phan Thị Linh (2012) từ nghiên cứu về áp dụng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) Nhật Bản đối với các NHTM trọng hệ thống, các kinh nghiệm quản lý rủi ro trên phạm vi danh mục tín dụng nói chung được áp dụng với danh mục cho vay tại các NHTM quốc gia này như sau:

 Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Tại các NHTM Nhật Bản đều áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung,khi đó chức năng quản lý rủi ro được tách rời khỏi chức năng kinh doanh và tác nghiệp Thêm vào đó, việc quản lý rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay được tách bạch với quản lý rủi ro tín dụng trên phạm vi danh mục tín dụng.

Về bộ phận quản lý rủi ro danh mục tín dụng, tại các NHTM Nhật Bản thì bộ phận này không có quyền quản lý trực tiếp với từng khoản vay (nhiệm vụ này thuộc về bộ phận tác nghiệp hoặc bộ phận quản lý rủi ro từng khoản vay) và chỉ chịu trách nhiệm về theo dõi, giám sát và thực hiện các giao dịch phòng ngừa rủi ro trên phạm vi toàn danh mục Tuy vậy, tại các NHTM này vẫn đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận quản lý rủi ro danh mục tín dụng với bộ phận khách hàng, cụ thể là trong bộ phận khách hàng có một nhóm thường xuyên giữ liên lạc, báo cáo, trao đổi thông tin với bộ phận quản lý rủi ro danh mục Việc quản lý này vừa giúp NHTM vẫn có khả năng mở rộng tín dụng với khách hàng, lại vừa kiểm soát được rủi ro của khách hàng trên quan điểm: quản lý rủi ro danh mục giúp từ đó chọn ra được các khách hàng mục tiêu để cấp tín dụng, bên cạnh đó còn kiểm soát được mức độ tập trung của danh mục tín dụng một cách thường xuyên, liên tục.

 Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật Bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng Do vậy một trong số những dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro về danh mục tín dụng kém hiệu quả đến từ các chỉ số đánh giá “sức khoẻ” của nền kinh tế vĩ mô.

2.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng phát triển KDB - Hàn Quốc

 Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Việc duy trì hệ thống kiểm soát rủi ro trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro được thực hiện rất nghiêm túc tại ngân hàng KDB Hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng

Tính toán PD, LGD, EAD Tính toán EL,UL Tính toán ELp và ULp

Xác định Vốn kinh tế và định giá khoản vay Thực hiện quản lý danh mục tín dụng chủ động Quản lý rủi ro trên cơ sở giá trị của KDB được thiết lập một cách độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả những khoản tín dụng ngoại bảng, và toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản lý hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro Hệ thống này cũng cho phép ngân hàng kiểm tra tình trạng của khoản vay từ điều kiện cấp tín dụng, xếp hạng khách hàng, điều kiện giải ngân, dự phòng rủi ro, hạn mức rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật Hơn nữa, hệ thống này cũng là công cụ giúp ngân hàng đánh giá lại chiến lược rủi ro cũng như các chính sách trước khi xảy ra rủi ro Kết quả kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ được báo cáo trực tiếp lên Ủy ban quản lý rủi ro (Nguyễn Quang Hiện, 2016).

 Về đo lường rủi ro danh mục cho vay

Ngân hàng KDB đã xây dựng lộ trình hướng tới phương pháp đo lường rủi ro tín dụng hiện đại như sau:

Sơ đồ 2.11: Các bước lượng hoá rủi ro tín dụng tại ngân hàng KDB

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Nguyễn Quang Hiện

(2016) Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu của quản lý rủi ro tín dụng là tuân thủ các nguyên tắc quản lý theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần là PD, LGD và EAD.

Giai đoạn 2: Dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD, các ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lường rủi ro tín dụng qua EL – tổn thất dự kiến và UL – tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng cụ thể (Basel,2000):

ELi = PD x LGD x EAD Tuy nhiên, việc đo lường, tính toán vốn tối thiểu cần duy trì để bù đắp rủi ro cho các khoản vay không chỉ dừng lại ở những khoản vay đơn lẻ mà còn tính đến rủi ro của cả danh mục tín dụng.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn quản lý rủi ro danh mục tín dụng bằng cách lượng hoá mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các khoản vay trong danh mục và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

Giai đoạn 4: Ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng Khi các thước đo rủi ro tín dụng là EL và UL đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng nguyên tắc

“rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro Giai đoạn 5: Cao hơn việc quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo rủi ro, ngân hàng hướng tới việc quản lý rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM- Active credit portfolio management) thay vì quản lý rủi ro danh mục một cách thụ động bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hoá khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).

Giai đoạn 6: Mô hình toàn diện nhất mà ngân hàng đạt được là quản lý rủi ro trên cơ sở giá trị (Value-based management – VBM) Khi đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục cho vay đều được xác định, giúp cho công tác quản lý rủi ro được hiệu quả, chính xác.

 Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay Để quản lý rủi ro tín dụng toàn hàng, KDB thực hiện quản lý theo hạn mức tín dụng bao gồm hai cấp độ chủ yếu là giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách hàng như sau:

Thứ nhất, đối với ngành hàng, hạn mức được xác định trên cơ sở kết hợp việc đánh giá giữa Dấu hiệu (tầm nhìn dài hạn) và Xếp hạng (tầm nhìn ngắn hạn) để đưa ra định hướng tăng trưởng, duy trì hay rút lui Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức theo từng ngành nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một ngành hàng cụ thể, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả của các tiêu chí quản lý rủi ro từng ngành.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC

Khái quát về các NHTM Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu

Để đánh giá về thực trạng rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam, luận án dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM Việt Nam được chia làm hai nhóm Trong đó nhóm 1 gồm nhóm 09 ngân hàng được lựa chọn triển khai Basel

II theo quy định của NHNN và nhóm 2 gồm 07 NHTM được lựa chọn ngẫu nhiên còn lại Dưới đây là khái quát về hoạt động của các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu trên ba khía cạnh: (i) Quy mô – thể hiện qua chỉ tiêu Tổng tài sản, (ii) Khả năng sinh lời – thể hiện qua chỉ tiêu Thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và

(iii) Mức độ an toàn vốn – thể hiện qua chỉ tiêu Tỷ lệ an toàn vốn (CAR).

Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các

2019 Biểu đồ trên thể hiện tổng tài sản tính bình quân mỗi ngân hàng cho hai nhóm ngân hàng thuộc mẫu nghiên cứu vào giai đoạn 2017-2019 Kết quả đưa ra cho thấy trong cả giai đoạn, các NHTM nhóm 1 đều vượt trội hơn so với cácNHTM nhóm 2 về chỉ tiêu tổng tài sản, điều này thể hiện quy mô hoạt động và năng lực tài chính của các NHTM nhóm 1 là mạnh hơn các NHTM nhóm 2 nhiều lần.

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ROAA bình quân giai đoạn 2017-2019 của các NHTM Việt Nam Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Báo cáo thường niên của các NHTM các năm

2017- 2019 và S&P Global Biểu đồ trên cho thấy, nhìn chung các NHTM nhóm 1 có tỷ lệ ROAA cao hơn các NHTM nhóm 2, tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các NHTM nhóm này là tốt hơn Trong các NHTM nhóm 1, khả năng sinh lời không có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng, bình quân ở mức 1,47% trong đó ba NHTM có tỷ lệ ROAA thấp nhất trong nhóm này là Vietinbank, BIDV và Maritimebank với mức dưới 0,66% - bằng một nửa so với mức bình quân của nhóm Trong các NHTM nhóm 2, số liệu trên cho thấy có ba NHTM đạt tỷ lệ ROAA vượt trội hơn nhiều so với các NHTM còn lại trong nhóm, bao gồm: HDBank, AB Bank và PVcomBank Ngược lại có ba NHTM nhóm này có tỷ lệ ROAA ở mức thấp nhất trong tổng số 16 NHTM được nghiên cứu, bao gồm: Bao Viet Bank, PG bank và NCB Như vậy hiệu quả sinh lời của cácNHTM trong nhóm 2 có sự khác nhau khá lớn.

Bảng 3.1: Tỷ lệ CAR của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Báo cáo thường niên của các NHTM các năm

2017- 2019 và S&P Global Về lý thuyết, hệ số CAR là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn tự có cấp I và cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng Tuy vậy trên thực tế, đây là tỷ lệ các NHTM tự tính toán theo các quy chuẩn khác nhau (bao gồm Thông tư 22/2019/TT-NHNN, Thông tư 41/2016/TT-NHNN, Thông tư 36/2014/TT- NHNN) và công bố, do vậy nếu dựa vào mức độ cao hay thấp của hệ số này để so sánh mức độ an toàn trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là chưa thực sự toàn diện Từ các số liệu tại bảng trên ta chỉ đưa ra được đánh giá về tính tuân thủ của các NHTM theo các quy định về tỷ lệ an toàn vốn của NHNN đều rất tốt, duy trừ trường hợp của ngân hàng ACB năm 2017 với tỷ lệ CAR ở dưới mức 9%.Điều này cho thấy các NHTM được nghiên cứu đều đảm bảo tính an toàn về vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thực trạng rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam

3.2.1 Về tỷ lệ nợ xấu trên danh mục cho vay

Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu 14 trên danh mục cho vay khách hàng của các NHTM

Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: %

14 Nợ xấu bao gồm cả các khoản cho vay nội bảng và ngoại bảng, không tách riêng các khoản cho vay đã bán cho VAMC

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các

NHTM các năm 2017- 2019 và website: nfsc.gov.vn

Xét một cách khái quát, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM trong mẫu nghiên cứu vào giai đoạn 2017-2019 đa số đều đạt ngưỡng theo quy định tại TT02/2013/TT- NHNN, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu vẫn còn vượt mức 3% tại một số NHTM vào một số thời điểm Trong nhóm 1, VP Bank là NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao nhất và cao hơn ngưỡng 3% trong suốt cả giai đoạn nghiên cứu Trong nhóm 2, hai NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao và vượt mức quy định là Bao Viet bank và PG bank Xét về hình thức sở hữu, BIDV và Bao Viet bank đại diện cho hai nhóm: NHTM có sở hữu nhà nước và NHTM không có sở hữu nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao nhất tính tại thời điểm 31/12/2019 Nhìn chung, nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu cao trong danh mục cho vay khách hàng tại các NHTM thời điểm này có thể lí giải là do sự bất ổn kinh tế vĩ mô, sự suy giảm năng lực trả nợ của khách hàng vay và phương thức quản lý rủi ro không hiệu quả tại các NHTM.

3.2.2 Về mức độ tổn thất trên danh mục cho vay

Bảng 3.3: Tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay khách hàng 15 tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: %

15 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức:

Tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay khách hàng =

� ức Jự L/ò$( rủ) ro tí$ Jụ$( được tríc/ QậL trê$ Jư $ợ c/o 4TU V/ác/ /à$(

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM các năm

Bảng 3.4: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên danh mục cho vay khách hàng 16 tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: %

16 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức:

Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên danh mục cho vay khách hàng = cức c/) L/í Jự L/ò$( rủ) ro trê$ JT$/ dục c/o 4TU V/ác/ /à$( V/ác/ /à$(

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM các năm

2017- 2019 Thứ nhất, về tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay.

Do mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay phản ánh gián tiếp chất lượng của danh mục trên khía cạnh: mức trích lập dự phòng rủi ro càng cao là minh chứng cho giá trị dư nợ tại các nhóm nợ có chất lượng thấp (nợ nhóm 3, 4 và 5) càng lớn Tại nhóm 1, tại 05 trên tổng số 09 NHTM có xu hướng gia tăng trong tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay trong giai đoạn 2017-2019 bao gồm: Vietinbank, BIDV, VP Bank, MB và Maritime Bank Tại các NHTM nhóm 2, xu hướng gia tăng trong mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được nhận diện tại các NHTM bao gồm: HDBank, Sacombank và NCB Như vậy, từ số liệu thống kê trên cho thấy chất lượng danh mục cho vay của các NHTM nhóm 1 trong giai đoạn nghiên cứu là chưa tốt Với các NHTM nhóm 2, tỷ lệ mức trích lập dự phòng rủi ro này thấp hơn tương đối nhiều so với các NHTM nhóm 1 Tuy vậy chưa đủ căn cứ để đưa ra kết luận về chất lượng danh mục cho vay của các NHTM nhóm 2 là tốt hơn nhóm 1 bởi xét về quy mô danh mục cho vay của các NHTM 2 còn nhỏ hơn nhiều so với các NHTM nhóm 1.

Thứ hai, về tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay Tỷ lệ này cho biết về mức dự phòng rủi ro đã được sử dụng để xử lý các khoản vay bị tổn thất trong kì Vì mức chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của danh mục cho vay càng cao thể hiện mức độ tổn thất trên danh mục cho vay đó càng lớn, do đó đây cũng là tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá chất lượng danh mục cho vay của ngân

0.00% hàng Xét trong các NHTM nhóm 1, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng khá mạnh trong giai đoạn 2017 – 2019 tại các ngân hàng: Vietinbank, BIDV, VP Bank, MB và Maritime bank Ngược lại, xu hướng giảm trong chi phí này xuất hiện tại các ngân hàng: Vietcombank, ACB, Techcombank và VIB Như vậy một cách khái quát, chất lượng của danh mục cho vay của các NHTM nhóm 1 duy trì cả hai xu hướng trong giai đoạn 2017-

2019 và nhìn chung trong tổng thể của cả nhóm là không cao Xét tại các NHTM nhóm 2, có 04 ngân hàng trên tổng số 07 ngân hàng thuộc mẫu quan sát ghi nhận xu hướng giảm đi trong tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Ngược lại, có 03 ngân hàng thuộc nhóm này có tỷ lệ tổn thất trên danh mục cho vay tăng lên là HDBank, Sacombank và NCB Nhìn chung có thể thấy, mức độ tổn thất tín dụng trên danh mục cho vay của các NHTM nhóm 2 cũng có xu hướng được cải thiện trong giai đoạn này.

3.2.3.Về mức độ tập trung tín dụng trên danh mục cho vay

3.2.3.1 Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác Sản xuất và gia công chế biến

Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

Thương mạiKinh doanh bất động sảnHoạt động cá nhânHoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng cho vay ngành nghề có dư nợ lớn nhất 17 tại các NHTM vào 31/12/2019

17 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức:

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM năm

2019 Trên mẫu các NHTM được nghiên cứu, tại thời điểm 31/12/2019, nhóm ngành nghề cho vay hoạt động cá nhân và phục vụ các nhu cầu của hộ gia đình có xu hướng chiếm ưu thế trong các ngành nghề cho vay có dư nợ lớn nhất tại NHTM Về mặt tỷ trọng trên tổng dư nợ của ngân hàng, các NHTM có mức tập trung tín dụng trong cho vay theo ngành ở mức cao (mức >40% dư nợ cho vay) như: VP Bank, VIB, AB Bank và PVcomBank Đây là các NHTM đang tiềm ẩn rủi ro tập trung danh mục cho vay xét theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

3.2.3.2 Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng

Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân, Cá nhân Công ty cổ phần ngoài Nhà nước

Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng cho vay nhóm đối tượng khách hàng có dư nợ lớn nhất 18 tại các NHTM vào 31/12/2019

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của các NHTM năm 2019

Tỷ trọng dư nợ ngành có dư nợ cho vay lớn nhất = � ư �ợ Zà�] à à �ó �ư �ợ ]]]]]]]]]]]]]]] ��� ớ ớ ớ ớ ớ ớ ớ ớ ớ ớ ớ ớ ớ ớ ớ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ấ ]ấ�

18 Tác giả tính toán theo số liệu trên báo cáo tài chính của NHTM, theo công thức:

Tỷ trọng dư nợ cho vay đối tượng khách hàng có dư nợ lớn nhất =

Dư $ợ c/o 4TU đố) tượ$( V/ác/ /à$( có Jư $ợ Qớ$

$/ất mổ$( Jư $ợ c/o 4TU củT nomc

Trên mẫu các NHTM được nghiên cứu, tại thời điểm 31/12/2019, nhóm đối tượng khách hàng có mức dư nợ lớn nhất phần lớn là nhóm Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân, Cá nhân Về tỷ trọng dư nợ của đối tượng khách hàng có dư nợ cho vay lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, đa số cácNHTM được nghiên cứu đều duy trì mức tỷ trọng tương đối cao Mức tỷ trọng này lớn nhất được nhận thấy tại VIB với 81,29% dư nợ cho vay nhóm khách hàng cá nhân Các NHTM khác có mức tập trung dư nợ cao (mức >40% dư nợ cho vay của ngân hàng) như: (i) nhóm 1 bao gồm Vietcombank, VP bank, MB,ACB, Techcombank, Maritimebank; (ii) nhóm 2 bao gồm HDBank, PG Bank,Sacombank, PVcomBank Vì vậy có thể nói, mức độ tập trung danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng ở cả 2 nhóm NHTM nghiên cứu đều ở mức khá cao.

Thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam

3.3.1 Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

(i) Về phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay nằm trong mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng nói chung của NHTM Theo lý thuyết, có hai dạng mô hình quản lý rủi ro tín dụng có thể thực hiện tại NHTM là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán Theo kết quả khảo sát thực tế trên mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM, phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay nói riêng và quản lý rủi ro tín dụng nói chung được thực hiện tại hai nhóm NHTM như sau:

Mô hình tập trung Nhóm 1

Biểu đồ 3.5: Mức độ sử dụng hai phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Kết quả trên cho thấy, 100% các NHTM của cả hai nhóm đều thực hiện quản lý rủi ro danh mục cho vay theo phương pháp tập trung về tất cả các nội dung bao gồm nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát và báo cáo về rủi ro Nguyên nhân được đưa ra là bởi tính ưu việt của phương pháp này như đã nêu tại lý thuyết và hơn nữa, đây là phương pháp tiếp cận được các chuẩn mực quốc tế (ví dụ như chuẩn mực Basel II) về quản lý rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, có 1 NHTM trong nhóm 1 (chiếm tỷ lệ 11%) có sử dụng kết hợp cả phương pháp quản lý rủi ro danh mục phân tán tại từng chi nhánh ngân hàng Nguyên nhân của việc sử dụng đồng thời cả hai phương pháp này là do đối với những NHTM có quy mô danh mục cho vay lớn, số lượng khoản vay nhiều và có nhiều chi nhánh hoạt động, việc từng chi nhánh quản lý rủi ro trên danh mục cho vay của mình và đồng thời cấp hội sở chính quản lý rủi ro danh mục cho vay trên phạm vi toàn hàng sẽ giúp nhận diện kịp thời hơn các rủi ro phát sinh, từ đó có biện pháp ứng xử với các khoản vay có rủi ro trong danh mục một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

(ii) Về vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Thực tế tại tất cả các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu cho thấy, tất cả các NHTM đều có các quy định rõ ràng tại các văn bản nội bộ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận kiểm soát nội bộ trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có hoạt động quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng theo đúng nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng mà lý thuyết tại chương 2 của luận án đã chỉ ra Cụ thể, vai trò này tại quy định nội bộ của NHTM bao gồm:

 Kiểm tra, đánh giá về tính tuân thủ theo các quy định về chính sách cho vay của ngân hàng

 Kiểm toán các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng

 Đánh giá độc lập về tính đầy đủ, hợp lý, hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng

 Chủ động nhận dạng các rủi ro tín dụng trọng yếu trong quá trình kiểm toán độc lập, đề xuất các biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

 Đánh giá trách nhiệm của các cá nhân, tập thể gây ra nợ xấu cho ngân hàng Tuy nhiên trên thực tế, mức độ hiệu quả của bộ phận kiểm soát nội bộ với vai trò như chốt chặn rủi ro thứ ba trong mô hình kiểm soát “ba lớp phòng vệ” lại có sự khác nhau giữa các NHTM Kết quả phỏng vấn chuyên gia được đưa ra như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.6: Đánh giá về vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ của NHTM trong quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thực tế

Nguồn: Khảo sát của tác giả Theo đánh giá của các chuyên gia tham gia khảo sát, nhìn chung hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ ở mức tích cực tại tất cả các NHTM thuộc hai nhóm nghiên cứu với mức điểm đánh giá đều lớn hơn 3, trong đó mức độ hiệu quả của kiểm soát nội bộ được đánh giá cao hơn tại các NHTM nhóm 1 so với các NHTM nhóm 2 Như vậy trên thực tế, tuy vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ trong quản lý rủi ro danh mục cho vay đã phát huy khá tốt theo đánh giá chủ quan từ phía NHTM, hiệu quả của bộ phận này vẫn chưa đạt tối ưu về mặt lý thuyết, đặc biệt tại các NHTM nhóm 2.

(iii) Về quy trình báo cáo giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Thứ nhất, với báo cáo về rủi ro tín dụng gửi NHNN, các NHTM đều thực hiện

Khối Quản lý rủi ro tín dụng

Báo cáo tình hình thực hiện về:

Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng

Kết quả giám sát các chỉ tiêu theo hạn mức, chính sách đã ban hành

Báo cáo Ban điều hành

Giám đốc Khối quản lý rủi ro

Uỷ ban Quản lý rủi ro chế độ báo cáo do NHNN quy định về từng mảng nội dung và hoạt động Các báo cáo này đều do bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro tại ngân hàng trình Ban điều hành phê duyệt trước khi gửi đi.

Thứ hai, với các báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng trong đó có rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay, các báo cáo này đều được thực hiện tại các NHTM theo định kì hàng quý hoặc đột xuất với quy trình chung như sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM

Nguồn: Văn bản nội bộ quy định về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM thuộc mẫu nghiên cứu Việc thực hiện và đưa ra báo cáo về kết quả thực hiện các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay trên phạm vi toàn hàng được thực hiện tại Khối quản lý rủi ro tín dụng Sau đó báo cáo được trình lên Giám đốc khối quản lý rủi ro phê duyệt trước khi báo cáo tới ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng bao gồm Ban điều hành và Uỷ ban quản lý rủi ro Các thông tin, dữ liệu phục vụ cho báo cáo này được chiết xuất từ hệ thống dữ liệu tập trung đã được xây dựng.

Bên cạnh đó, tại một số các NHTM thuộc nhóm 1, Phòng quản lý rủi ro thuộc các khối kinh doanh (như Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối bán lẻ…) cũng thực hiện việc báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng nhưng chỉ trên phạm vi danh mục cho vay của phân khúc khách hàng mà khối mình phụ trách và trình lênGiám đốc khối Sau đó các thông tin này tiếp tục được báo cáo chéo tới Khối quản lý rủi ro trước khi trình tới ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng Có thể nói với cơ chế báo cáo này, việc giám sát, theo dõi và báo cáo về rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay được thực hiện chặt chẽ, kĩ lưỡng hơn.

3.3.2 Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

• Về các thông tin sử dụng để nhận diện rủi ro danh mục cho vay

Như nội dung lý thuyết đã trình bày tại chương 2, có hai cơ sở để NHTM nhận diện được rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay bao gồm: (i) các dấu hiệu từ nền kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng, và (ii) các dấu hiệu từ nội tại danh mục cho vay của ngân hàng Theo khảo sát của tác giả, tất cả các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu đều dựa trên thông tin thuộc hai nhóm trên để nhận diện rủi ro tín dụng theo các cơ sở cụ thể như sau:

(i) Với nhóm các dấu hiệu từ nền kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng

Các NHTM đều tự xây dựng các mô hình cảnh báo, bộ chỉ tiêu về các yếu tố vĩ mô và yếu tố ngành, làm cơ sở để so sánh và đối chiếu với tình hình thực tế Bên cạnh đó, tại một số các NHTM có quy mô lớn còn đưa ra các cáo thống kê tình hình các ngành kinh tế theo các giai đoạn (tháng, quý, năm) dựa theo hệ thống phân loại ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay tại ngân hàng Các báo cáo này là cơ sở để ngân hàng có thể nhận diện sớm các rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ những khoản vay tại các ngành kinh tế đang có biến động, bất ổn, suy thoái….

(ii) Với nhóm các dấu hiệu từ nội tại danh mục cho vay của ngân hàng Để nhận diện rủi ro tín dụng phát sinh từ nội tại danh mục cho vay, Khối quản lý rủi ro tại các NHTM sử dụng phương pháp chuyên gia để chủ động đưa ra các dấu hiệu suy giảm về chất lượng tín dụng trên các khoản vay trong quá trình tác nghiệp hoặc xử lý, tiếp nhận các thông tin cảnh báo do các đơn vị, bộ phận khác trong NHTM báo cáo tới Các công cụ thường được NHTM sử dụng trong phương pháp nhận diện rủi ro tín dụng này bao gồm xếp hạng tín dụng và bộ chỉ tiêu hạn mức tín dụng theo hai hình thức: Kiểm soát các ngưỡng cảnh báo và Mức chấp nhận tối đa/tối thiểu.

• Về các phương pháp sử dụng để nhận diện rủi ro danh mục cho vay

(i) Phương pháp cảnh báo sớm rủi ro (EWS)

Trên thực tế, khi sử dụng kết hợp các nhóm dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng từ các thông tin, dữ liệu cả bên trong và bên ngoài NHTM, các ngân hàng đã xây dựng nên hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện sớm rủi ro tín dụng Kết quả khảo sát từ mẫu nghiên cứu về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay như sau:

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các NHTM đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam 125 1 Các kết quả đạt được

3.4.1 Các kết quả đạt được

3.4.1.1 Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng ở trên cho thấy, các NHTM đều đã sử dụng linh hoạt riêng lẻ hoặc kết hợp các dạng mô hình tổ chức để quản lý rủi ro danh mục cho vay, trong đó phương pháp quản lý rủi ro tín dụng tập trung được sử dụng phổ biến Điều này cho thấy các NHTM đều đã tiệm cận được với nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II về việc cơ cấu các bộ phận chức năng tham gia vào các nội dung quản lý rủi ro tín dụng để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất, đồng thời cũng linh hoạt sử dụng kết hợp thêm phương pháp quản lý rủi ro phân tán cho phù hợp với đặc điểm về quy mô tại các NHTM và yêu cầu quản lý rủi ro kịp thời, chính xác.

3.4.1.2 Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

Hướng tới tiệm cận chuẩn mực quản trị ngân hàng theo nguyên tắc Basel II đề xuất, các NHTM tại Việt Nam hiện nay đều đã xây dựng được các phương pháp luận rõ ràng để nhận diện rủi ro trên danh mục cho vay như sử dụng phối hợp các mô hình đánh giá chất lượng danh mục cho vay trong quá khứ hay xây dựng mô hình cảnh báo sớm rủi ro Xét về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm đã được sử dụng để nhận diện rủi ro trên danh mục cho vay tại các NHTM, kết quả phỏng vấn chuyên gia cho thấy, đây là công cụ giúp việc nhận diện rủi ro chuyển từ phương pháp định tính (phương pháp chuyên gia) sang dạng mô hình định lượng có tính khách quan và khoa học cao, ngoài ra còn là công cụ được thực hiện toàn diện trong cả hệ thống NHTM nên đã giúp việc thực hiện giám sát khách hàng sau cho vay nghiêm túc, chặt chẽ hơn Bên cạnh đó, hệ thống cảnh báo sớm còn giúp NHTM tiết kiệm thời gian, công sức cho nhân viên tín dụng, là công cụ hiệu quả cho khối Quản lý rủi ro và ban lãnh đạo cấp cao trong quản lý rủi ro tín dụng Nguyên nhân là bởi với kết quả của hệ thống này đưa ra, cấp quản lý có thể nhận diện được khách hàng đang thuộc nhóm rủi ro nào theo từng mức độ cảnh báo cụ thể, từ đó có thể đánh giá khả năng và thời điểm chuyển nhóm của từng khách hàng để xây dựng kế hoạch tài chính và cân đối vốn của ngân hàng Theo đánh giá của các chuyên gia tham gia vào khảo sát này, việc triển khai hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả có thể giúp các NHTM phát hiện sớm khả năng không trả được nợ của khách hàng trước thời điểm vỡ nợ trên thực tế

06 tháng Ngoài ra, khi phát triển tốt hệ thống cảnh báo sớm này đã góp phần giảm thiểu khoảng 60% tổn thất, trong khi nếu chỉ thực hiện các công cụ quản trị rủi ro tín dụng truyền thống mà không có cảnh báo sớm rủi ro tín dụng thì hiệu quả giảm thiểu tổn thất chỉ khoảng 20%.

3.4.1.3 Về đo lường rủi ro danh mục cho vay

Kết quả khảo sát ở trên cho thấy, các NHTM Việt Nam đều đã bước đầu tiếp cận các phương pháp để lượng hoá rủi ro tín dụng trên danh mục cho vay, dù thực hiện ở các trình độ khác nhau Cũng theo kết quả phỏng vấn chuyên gia tại nghiên cứu này, nhiều NHTM đã mời các chuyên gia tư vấn có uy tín từ các tổ chức chuyên nghiệp để xây dựng các phần mềm lượng hoá rủi ro tín dụng theo hướng tiến tiến và có tính chuẩn mực quốc tế cao tại ngân hàng, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai trên thực tế trong giai đoạn 05 năm tới.

Bên cạnh đó, với những NHTM có quy mô nhỏ và trình độ quản trị ngân hàng còn chưa cao thì việc vận dụng các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng còn tương đối đơn giản như hiện nay đã và đang tỏ ra phù hợp với thực tế hạn chế của ngân hàng về trình độ công nghệ, trình độ nhân lực và chất lượng nguồn thông tin đầu vào Như vậy với nhóm các NHTM này, đo lường rủi ro tín dụng chỉ được xem như công cụ hỗ trợ trong việc ra các quyết định về quản lý rủi ro tín dụng bên cạnh các công cụ khác như quản lý theo hạn mức tín dụng, xếp hạng tín dụng và phân loại nợ….

3.4.1.4 Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay

 Về quản lý rủi ro từng khoản vay trong danh mục

Với việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực tế triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM được khảo sát cho thấy những mặt tích cực đã đạt được như sau:

Thứ nhất, hệ thống xếp hạng tín dụng được xây dựng đã theo khung hướng dẫn của NHNN quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản như khuyến nghị tại hiệp ước Basel Mô hình xếp hạng tín dụng được xây dựng ở tất cả các NHTM đều có kết cấu chặt chẽ bao gồm: hệ thống các tiêu chí đánh giá, trọng số điểm từng tiêu chí, cách xác định giá trị từng tiêu chí, cách quy đổi các giá trị tiêu chí sang điểm tín dụng, cách phân loại các nhóm nợ theo điểm tín dụng Nhờ vậy, việc quản lý rủi ro tại các chi nhánh trong một hệ thống ngân hàng được thống nhất, cách chấm điểm được quy định rõ ràng, dễ tính toán.

Thứ hai, hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng được nâng cao kể từ khi áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Hiệu quả này thể hiện ở mức nợ xấu tại các NHTM có áp dụng mô hình được cải thiện đáng kể 22

Thứ ba, hệ thống xếp hạng tín dụng đã hỗ trợ cho quy trình cấp tín dụng được thực hiện hiệu quả hơn Bởi trước khi hệ thống này được áp dụng, việc phân tích tín dụng phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng Chính vì thế quyết định cấp tín dụng bị thiếu khách quan, dẫn tới nợ xấu Từ khi áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, NHTM sẽ căn cứ vào kết quả xếp hạng để làm cơ sở đưa ra quyết dịnh cấp tín dụng và các giới hạn tín dụng cho khách hàng

 Về đa dạng hoá danh mục cho vay

Hiện nay danh mục cho vay của các NHTM đã thực hiện được yêu cầu về đa dạng hoá theo ngành nghề, theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt vào các khu vực có khuyến khích của Chính phủ và giảm tỷ trọng vào lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt tại các ngành có rủi ro cao (chứng khoán, bất động sản…) Ngoài ra, xét về yếu tố kì hạn của khoản vay, tính tập trung vào các khoản vay trung và dài hạn đã được giảm bớt, thay vào đó là gia tăng về mặt tỷ trọng của các khoản vay ngắn hạn.

 Về nghiệp vụ mua bán nợ

Hiện tại có thể nói sự ra đời của VAMC là thành công khi góp phần làm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD giảm rõ rệt qua từng năm Ngoài ra, việc bán đi các khoản nợ kém lành mạnh trong danh mục cũng đã góp phần tạo cơ hội cho NHTM tái cơ cấu danh mục tài sản, có vốn để đưa vào hoạt động kinh doanh sinh lời Thêm vào đó, sự ra đời của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lí nợ xấu của TCTD sẽ phần nào tháo gỡ khó khăn trong nghiệp vụ mua bán nợ xấu của TCTD, giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong danh mục của NHTM.

22 Ví dụ Ngân hàng BIDV áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2006, điều này góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu từ mức 11,64% năm 2005 xuống 9,6% năm 2006 và duy trì ở mức dưới 3% từ 2007 đến hết 2012.

Bộ phận kinh doanh Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng Bộ phận kiểm soát nội bộ

Báo cáo Báo cáo Báo cáo

Giám đốc các khối kinh doanh Giám đốc khối quản lý rủi ro Hội đồng quản trị

3.4.2 Các hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1 Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Theo ý kiến phỏng vấn chuyên gia tại khảo sát được thực hiện tại nghiên cứu này, hiện nay việc duy trì bộ phận kiểm soát nội bộ như lớp phòng vệ thứ ba trong cơ cấu tổ chức theo mô hình “Ba lớp phòng vệ” tại các NHTM chưa thực sự đạt kết quả tối ưu, đặc biệt là tại các NHTM nhóm 2.

Các nguyên nhân của hạn chế trên bao gồm: thứ nhất, quy định tại các văn bản nội bộ của ngân hàng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận tại từng lớp phòng vệ có sự trùng lắp; thứ hai, chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các lớp phòng vệ, cụ thể ở hiện tượng chồng chéo trong thực hiện tác nghiệp và trao đổi thông tin; thứ ba, mỗi lớp phòng vệ được quản lý chức năng bởi các bộ phận khác nhau nên sẽ không có sự báo cáo thống nhất về một đơn vị đầu mối, cụ thể như sau:

Ba lớp phòng vệ trong quản lý rủi ro tín dụng

Cấp thẩm quyền nhận báo cáo trực tiếp

Sơ đồ 3.3: Luồng báo cáo thông tin của các tuyến phòng vệ trong mô hình

“Ba lớp phòng vệ” tại NHTM

Nguồn: Khảo sát của tác giả Sơ đồ trên cho thấy, mỗi lớp phòng vệ trong cơ cấu tổ chức “Ba lớp phòng vệ” tại NHTM thực hiện báo cáo trực tiếp lên ban lãnh đạo với các đầu mối khác nhau, bao gồm: Giám đốc các khối kinh doanh, Giám đốc khối quản lý rủi ro và Hội đồng quản trị Như vậy do không có sự đồng nhất về đơn vị tiếp nhận báo cáo trực tiếp nên sẽ có thể gây ra sự chồng chéo, sai lệch, kém hiệu quả đối với việc tiếp nhận và xử lý thông tin về rủi ro tín dụng.

3.4.2.2 Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Sau đây là một số định hướng chung về quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các quy định pháp lý trong nước và các hiệp ước Basel đang trong lộ trình triển khai:

Thứ nhất, về áp dụng các chuẩn mực của Basel trong quản lý rủi ro tín dụng Từ năm 2014, theo công văn số 1601/NHNN-TTGSNH, NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM và đã chọn

10 NHTM thí điểm áp dụng Basel II Sau khi một số NHTM trong nhóm này được Thống đốc NHNN trao quyết định được áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn một năm, ngành Ngân hàng đã chứng kiến những biến chuyển mạnh mẽ của các NHTM còn lại để tuân thủ Basel II Khác với Basel I, Basel II không chỉ đưa ra các yêu cầu về quản lý rủi ro mà còn có các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý vốn Do đó, việc thực hiện Thông tư 41/2016/TT-NHNN cũng như các văn bản của NHNN ban hành trong thời gian tới để hướng dẫn thực hiện Basel II đòi hỏi các NHTM có sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và tăng cường đáng kể năng lực quản lý rủi ro tín dụng Trước thực tế này, hàng loạt các NHTM đã và sẽ tổ chức triển khai các dự án nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn của Basel về rủi ro tín dụng như: các dự án về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel; các dự án về hệ thống khung quản lý rủi ro tín dụng và kho dữ liệu; các dự án về phương pháp luận quản lý rủi ro tín dụng; các dự án về giải pháp đo lường, quản lý rủi ro tín dụng; các dự án về nâng cao năng lực kiểm toán và kiểm soát nội bộ theo chuẩn mực Basel.

Thứ hai, về ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong quản lý rủi ro tín dụng Ngày 08/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 986/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó Thủ tướngChính phủ đã chỉ đạo những mục tiêu ngành Ngân hàng cần đạt được, đặc biệt là phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế.

Trên cơ sở đó, NHNN cũng đã ban hành Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin của các TCTD giai đoạn 2017 - 2020 với các mục tiêu, lộ trình và giải pháp cụ thể Trong đó với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng và quản lý rủi ro nói chung tại NHTM, xu thế tất yếu là việc ứng dụng các phương pháp quản lý có ứng dụng các phần mềm công nghệ hiện đại và sử dụng hệ thông thông tin đa chiều làm cơ sở dữ liệu đầu vào Trước bối cảnh đó thì việc đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng dữ liệu, nâng cao trình độ công nghệ thông tin và đào tạo nhân sự là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các NHTM Việt Nam.

Giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay

4.2.1 Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

 Cơ sở đề xuất giải pháp

Trước thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay tại chương

3 của luận án, một vấn đề cần được cải thiện tại các NHTM là tăng cường tính hiệu quả của cơ chế “Ba lớp phòng vệ” trong quản lý rủi ro tín dụng Vì vậy các giải pháp để hoàn thiện cơ chế này được đưa ra dựa trên lý thuyết về nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II cũng như kinh nghiệm của ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) được chỉ ra tại chương 2.

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát tại luận án, hiện nay đa số các NHTM tại ViệtNam đã xây dựng cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng theo mô hình tập trung Đây được xem là mô hình với nhiều ưu điểm hơn so với mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán như đã được làm rõ tại chương 2 của luận án Tuy vậy, từ kinh nghiệm của ngân hàng Citibank - Hoa Kì và các NHTM Nhật Bản được tham khảo, vẫn cần có các giải pháp để ứng dụng phù hợp nhất dạng mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay trong điều kiện thực tế tại các NHTM Việt Nam hiện nay.

(i) Nhóm giải pháp về tăng cường tính hiệu quả của cơ chế “Ba lớp phòng vệ” Một là, các chính sách, quy định nội bộ của NHTM cần đưa ra rõ ràng và nhất quán về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện quản lý rủi ro tín dụng của từng bộ phận: các đơn vị kinh doanh, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận kiểm soát nội bộ Các quy định này cần đưa ra theo hướng tránh việc trùng lắp nhiệm vụ và quyền hạn giữa các lớp phòng vệ và đưa ra quy định báo cáo chéo bắt buộc giữa các lớp phòng vệ hoặc quyết định một đơn vị có thẩm quyền cao trong NHTM để là đầu mối nhận các báo cáo định kì về quản lý rủi ro tín dụng được đưa ra tại các lớp phòng vệ.

Hai là, mọi bộ phận trong NHTM cần tự xây dựng cho mình “Văn hoá quản lý rủi ro” Mô hình quản lý rủi ro theo cấu trúc phòng thủ ba tuyến tại ngân hàng là chuẩn mực an toàn giúp ngân hàng tuân thủ và dần tiệm cận với các chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới, đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng Mỗi cá nhân, từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ, đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh “Văn hoá quản lý rủi ro” tức là quản lý rủi ro tín dụng cần thực hiện bởi cả hệ thống ngân hàng, chứ không phải là trách nhiệm riêng của khối quản lý rủi ro Ba là, cần nâng cao tính hiệu quả của bộ phận kiểm soát nội bộ tại NHTM trong cơ chế “Ba lớp phòng vệ” Việc duy trì tính độc lập và hiệu quả của bộ phận kiểm soát nội bộ tại NHTM trên thực tế không phải là điều dễ dàng do bộ phận này cùng với các bộ phận kinh doanh và quản lý rủi ro tại NHTM vẫn ràng buộc nhau bởi yếu tố lợi ích Do vậy việc đưa ra các đánh giá, cảnh báo rủi ro và hành động hoàn toàn khách quan của kiểm soát nội bộ gần như rất khó thực hiện tại các NHTM Việt Nam hiện nay Để hạn chế vấn đề này, điều kiện tiên quyết các NHTM cần thực hiện được là tách rời hoàn toàn lợi ích của Ban kiểm soát nội bộ với quyền hạn và trách nhiệm của Ban điều hành cũng nhưKhối quản lý rủi ro Ngoài ra, với các NHTM có năng lực quản lý rủi ro yếu kém, NHNN có thể cử cán bộ tham gia vào Ban kiểm soát nội bộ của NHTM để tăng cường tính khách quan và minh bạch trong đánh giá và giám sát.

(ii) Nhóm giải pháp về lựa chọn mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay

Về mặt lý thuyết đã đưa ra nhiều điểm ưu việt của mô hình quản lý rủi ro tập trung, tuy vậy không phải đây là dạng mô hình phù hợp nhất cho mọi NHTM tại Việt Nam Việc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý rủi ro phù hợp nhất nên căn cứ vào các yếu tố sau:

 Chiến lược phát triển cho vay của ngân hàng: phân khúc khách hàng, mức khẩu vị rủi ro, tập trung mở rộng thị phần hay tối đa hoá lợi nhuận, chú trọng gia tăng chất lượng dịch vụ hay cạnh tranh về lãi suất cho vay

 Năng lực của ngân hàng về nhân lực, công nghệ, tài chính

 Mô hình tổ chức được xây dựng nên cần phải hướng tới ba mục tiêu: rủi ro thấp, hiệu quả cao và sự hài lòng của khách hàng Tùy từng giai đoạn phát triển mà mỗi ngân hàng đặt tầm quan trọng của các mục tiêu khác nhau, do đó mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng có thể thay đổi.

Bên cạnh đó, các NHTM cần lưu ý khi lựa chọn dạng mô hình quản lý rủi ro để tránh các trường hợp sau:

 Áp dụng máy móc mô hình do học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài mà không xét đến sự phù hợp với thực tiễn tại chính NHTM và đặc điểm thị trường tín dụng tại Việt Nam

 Chưa có chiến lược cho vay rõ ràng đã tiến hành thay đổi mô hình, hay nói cách khác mô hình không được thiết lập dựa trên chiến lược

 Thay đổi mô hình quản lý rủi ro quá nhanh và nóng vội khi chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể vận hành mô hình

Nếu NHTM lựa chọn sai dạng mô hình quản lý rủi ro tín dụng sẽ dẫn tới hệ quả là rủi ro gia tăng, ngân hàng có thể gặp tổn thất tài chính hoặc mất đi khách hàng, suy giảm chất lượng dịch vụ Như vậy, trong điều kiện thực tế hiện nay,các NHTM Việt Nam có thể lựa chọn ba dạng mô hình quản lý rủi ro danh mục cho vay bao gồm: mô hình tập trung, mô hình phân tán, mô hình chuyển đổi (mô hình kết hợp) sao cho phù hợp nhất

4.2.2 Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay

 Cơ sở đề xuất giải pháp

Như các hạn chế đã nêu ra tại chương 3 trong việc áp dụng EWS để nhận diện rủi ro tín dụng trên thực tế tại các NHTM Việt Nam, luận án đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống này, đặc biệt trong việc xây dựng các chỉ tiêu sử dụng trong cảnh báo sớm rủi ro dựa trên kinh nghiệm học hỏi tại các NHTM Nhật Bản và ngân hàng Citibank - Hoa Kì như đã chỉ ra tại chương 2.

Thứ nhất, các NHTM nhóm 2 cần có lộ trình nhanh chóng xây dựng và áp dụng trên thực tiễn hệ thống EWS trong quản lý rủi ro danh mục cho vay Các NHTM này có thể tham khảo khuôn mẫu triển khai tại các NHTM tương đồng đã hoàn thành và vận hành hệ thống EWS trên thực tế, chuẩn bị các điều kiện về tài chính và nhân sự để đáp ứng với yêu cầu vận hành của hệ thống này.

Thứ hai, tại cả hai nhóm NHTM cần hoàn thiện hệ thống EWS theo hướng đa dạng hơn các chỉ số dùng trong cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, đặc biệt các chỉ số dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp, đồng thời cần sử dụng nhiều hơn các chỉ số có thể tính toán tự động và cập nhật được theo tình hình tài chính của khách hàng liên tục theo thời gian Thêm vào đó, từ kinh nghiệm của các NHTM Nhật Bản, các NHTM Việt Nam có thể bổ sung thêm các chỉ số về kinh tế vĩ mô hoặc các chỉ số về chất lượng tín dụng của hệ thống các NHTM để đưa ra cảnh báo sớm về các loại rủi ro hệ thống, bởi các rủi ro này sau đó sẽ tác động tới danh mục cho vay của từng NHTM Ngoài ra, kinh nghiệm quản lý rủi ro tại ngân hàng Citibank - Hoa Kì còn gợi ý việc đưa ra một hệ thống riêng để theo dõi các khoản nợ xấu, bởi đây là các khoản vay tiềm tàng nguy cơ tổn thất tín dụng cao nhất Hệ thống này nên được duy trì song song với EWS và cần được tập trung vào các công cụ giám sát và xử lý sau cho vay.

Thứ ba, để nâng cao chất lượng nhận diện rủi ro tín dụng và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro, các NHTM ở cả hai nhóm mà đặc biệt là các NHTM nhóm 1 cần thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp thống kê theo hướng hiện đại như Migration analysis, Vintage analysis… thông qua đầu tư nguồn lực để nâng cao trình độ công nghệ và đào tạo nhân sự có trình độ phân tích và sử dụng phần mềm.

4.2.3 Về đo lường rủi ro danh mục cho vay

 Cơ sở đề xuất giải pháp

Giải pháp về đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam được tác giả đưa ra theo từng nhóm NHTM do có sự khác nhau trong trình độ phát triển và vận dụng các phương pháp lượng hoá rủi ro tại hai nhóm NHTM này như chương 3 đã làm rõ Theo đó, các NHTM nhóm 2 cần chú trọng nâng cao tính ứng dụng của kết quả đo lường rủi ro trong quản lý rủi ro danh mục cho vay trên thực tiễn Ngoài ra, các NHTM ở cả hai nhóm cần hoàn thiện hơn việc sử dụng các phương pháp lượng hoá rủi ro hiện đại như phương pháp AIRB theo Basel II và nhóm các phương pháp dự báo chất lượng danh mục cho vay trong tương lai Việc hoàn thiện các phương pháp đo lường rủi ro được đưa ra dựa trên yêu cầu về nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II và nền tảng lý thuyết của từng phương pháp như được trình bày tại chương 2, trong đó hướng tới vận dụng các phương pháp hiện đại theo xu hướng tại các NHTM trên thế giới như kinh nghiệm của ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) và phù hợp với các quy định pháp lý của NHNN cũng như điều kiện hiện tại của các NHTM Việt Nam.

• Nhóm giải pháp chung cho các NHTM

(i) Về sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của Basel II

Thứ nhất, về yếu tố tương quan vỡ nợ giữa các khoản vay Hiện nay theo hai phương pháp SA và FIRB, các NHTM Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc đo lường rủi ro cho từng khoản vay riêng lẻ, bỏ qua tính tương quan giữa các khoản vay trong danh mục Như vậy kết quả về tổn thất được tính toán chưa tính tới lợi ích của việc quản lý rủi ro tín dụng thông qua đa dạng hoá danh mục cho vay Do vậy các NHTM cần thiết phải xây dựng công cụ để đưa cả yếu tố tương quan rủi ro vỡ nợ giữa các khản vay vào trong việc tính toán rủi ro tín dụng.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4.3.1 Nhóm kiến nghị cho NHNN với vai trò hỗ trợ, thúc đẩy việc áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại tại các NHTM trong hệ thống

Thứ nhất, về mặt dữ liệu và thông tin đầu vào Việc thu thập các dữ liệu đáng tin cậy hiện nay được đánh giá là rào cản lớn nhất trong quá trình triển khai các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng Vướng mắc chủ yếu của quá trình thu thập dữ liệu tín dụng ở Việt Nam là sự khan hiếm và không chính xác của dữ liệu Dù mô hình đánh giá rủi ro tín dụng có tốt về mặt phương pháp luận nhưng dữ liệu không có chất lượng cao thì kết quả đầu ra của mô hình không có nhiều ý nghĩa. Để khắc phục hạn chế này, theo tác giả, công việc đầu tiên là phải từng bước hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam, các NHTM phải có được các báo cáo tài chính với số liệu trung thực của các doanh nghiệp, việc kiểm toán phải trở thành bắt buộc (ít nhất là đối với doanh nghiệp lớn) và phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh gian lận Một khó khăn nữa trong quá trình thu thập dữ liệu là thu thập dữ liệu về các vụ vỡ nợ của khách hàng, mặc dù một phần là các vụ vỡ nợ không phải xảy ra thường xuyên và xảy ra rải rác nên khó thu thập thông tin Để có được các số liệu chính xác về các vụ vỡ nợ và phá sản, Luật phá sản cần được sửa đổi cho phù hợp hơn nữa và thực hiện công khai thông tin về các vụ phá sản doanh nghiệp Bên cạnh đó để tránh trùng lặp trong việc thu thập dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu tín dụng giữa các ngân hàng thì NHNN có thể phát triển CIC trở thành một trung tâm cơ sở dữ liệu lớn tập trung hơn nữa cho tất cả các ngân hàng và dựa trên đó phát triển các dịch vụ xếp hạng tín dụng, đánh giá rủi ro tín dụng…Điều này cho phép mỗi ngân hàng có thể tiếp cận nguồn thông tin chính thống và đóng góp vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung của toàn ngành.

Thứ hai, NHNN nên thay đổi các quy định về dự phòng rủi ro tín dụng hiện nay tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN theo sát hơn chuẩn quốc tế; tiến tới cho phép các ngân hàng thương mại tự lựa chọn mô hình đánh giá rủi ro và ước tính dự phòng cần thiết với sự kiểm soát, hỗ trợ của NHNN.

Thứ ba, theo khuyến nghị của Basel thì để thực hiện được các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng hiện đại như FIRB và AIRB thì kết quả xếp hạng tín dụng là yếu tố đầu vào quan trọng nhất quyết định tính chính xác của kết quả đo lường Trước thực trạng có sự không đồng nhất trong kết quả xếp hạng tín dụng của các NHTM đã chỉ ra tại chương 3 của luận án, tác giả đề xuất NHNN cần đưa ra quy định chung thống nhất, cụ thể hơn và sát hơn với các chuẩn mực của Basel về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM để bổ sung hoặc thay thế cho Thông tư 02/2013/TT-NHNN hiện hành Quy định mới này nên bao gồm các tiêu chuẩn và yêu cầu cơ bản cho hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHTM và các hướng dẫn thực hiện chi tiết Tuy vậy quy định này cũng cần tạo điều kiện cho NHTM được phép lựa chọn áp dụng các phương pháp xếp hạng tín dụng khác nhau cho phù hợp với trình độ và điều kiện thực tế của mình.

4.3.2 Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là cơ quan quản lý, giám sát hoạt động mua bán nợ

(i) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Muốn có thị trường mua bán nợ xấu thì phải có người mua, người bán; phải có khuôn khổ pháp lý tốt cho thị trường hoạt động Đặc biệt, muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường này thì khuôn khổ pháp lý phải tạo thuận lợi cho họ Do đó, cần rà soát và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về mua, bán nợ xấu, về quan hệ giữa công ty mua nợ xấu với các TCTD để có các điều chỉnh kịp thời, sớm có các quy định hỗ trợ các công ty này hoạt động thuận lợi.

(ii) Hoàn thiện các chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế tạo hành lang cho thị trường mua bán nợ xấu hoạt động hiệu quả

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động mua bán nợ xấu nói riêng, Việt Nam cần quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán của mình Điều này sẽ giúp cho các bên thuận tiện hơn rất nhiều trong việc chuyển đổi các chuẩn mực kế toán và cũng giúp xử lý chính xác hơn các khoản mục tài chính trong các báo cáo tài chính, làm cơ sở cho công tác định giá, mua bán nợ diễn ra thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả hơn.

(iii) Tăng cường thông tin về hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu

Hàng hoá trên thị trường mua bán nợ xấu là các khoản vay được mua bán Để hiểu rõ hơn về các khoản vay này thì các thành viên tham gia thị trường mua bán nợ xấu cần được có quy định cho phép khai thác thông tin từ các cơ quan thuế, hải quan, cơ quan đăng ký kinh doanh và các trung tâm giao dịch chứng khoán, thông tin có liên quan được lưu giữ ở các NHTM, trung tâm thông tin tín dụng CIC Ngoài ra, cần thực hiện triệt để Đề án Chính phủ điện tử, đặc biệt là các cơ quan thuế và hải quan phải lưu giữ và cập nhật thường xuyên thông tin tài chính về các cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước và chịu trách nhiệm về thông tin Điều này giúp bên mua nợ có đủ hiểu biết về mức độ rủi ro thực tế của khoản vay, tránh tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường.

(iv) Phát triển các tổ chức trung gian cho hoạt động mua bán nợ xấu

Các tổ chức trung gian cho thị trường này bao gồm tổ chức tư vấn, định giá, dịch vụ quản lý thu nợ, tổ chức định mức tín nhiệm Để thị trường mua bán nợ xấu phát triển cần nhanh chóng gia tăng số lượng của nhà môi giới, nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp liên quan đến mua bán nợ xấu.

(v) Xây dựng sàn giao dịch chuyên biệt nhằm nâng cao tính thanh khoản cho các hàng hóa trên thị trường mua bán nợ xấu Đối với các khoản nợ xấu hiện nay cần xem xét thành lập một trung tâm mua bán nợ xấu (một dạng sàn giao dịch mua bán nợ đặc biệt) Đây sẽ là một hệ thống trung tâm quản lý thông tin về nợ xấu (bao gồm cả thông tin liên quan đến khách hàng vay, tài sản bảo đảm, lịch sử thu hồi nợ và lịch sử giao dịch) Trung tâm này sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho cả bên mua và bên bán trên thị trường mua bán nợ xấu Đồng thời có thể thí điểm tại Trung tâm này việc thực hiện chào mua nợ xấu công khai hoặc đấu thầu mua bán nợ xấu Ngoài ra cũng cần hoàn thiện các quy định về công bố thông tin cho phép các nhà đầu tư dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận các thông tin về nợ xấu; cải tiến các cơ chế xúc tiến cho hoạt động mua bán nợ, đơn giản hóa thủ tục đăng lý chuyển nhượng tài sản bảo đảm.

(vi) Xây dựng thống nhất và đầy đủ hệ thống cơ sở xác định giá bán nợ xấu

NHNN, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cần thống nhất trong việc xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn xác định giá trị khoản nợ xấu để làm cơ sở đàm phán giữa bên mua và bên bán Bởi hiện tại, trong giao dịch mua bán nợ xấu tự nguyện, có sự khác nhau lớn giữa giá của khoản nợ được định giá bởi các đơn vị định giá khác nhau, dẫn tới kéo dài thời gian đàm phán giữa bên mua nợ và bên bán nợ, từ đó dẫn đến thất bại trong giao dịch Bên cạnh đó, nên nghiên cứu việc cho ra đời hoạt động của các công ty định giá có chức năng định giá độc lập các khoản nợ xấu như mô hình các công ty định giá hiện tại Việc ra đời các công ty dạng này sẽ giúp cả bên mua nợ và bên bán nợ xấu có cơ sở để xem xét, quyết định việc mua bán và đảm bảo việc mua bán nợ xấu được thực hiện khách quan.

(vii) Thay đổi quy định về thanh toán khi mua bán nợ xấu

Mục tiêu của các NHTM khi bán hoặc chuyển giao nợ xấu là để thu hồi một phần nợ và không phải chịu trách nhiệm đối với các khách hàng vay có rủi ro này Vì thế, để ngân hàng tham gia sâu hơn vào quá trình xử lý nợ xấu thì cần có quy định buộc ngân hàng chuyển giao nợ xấu cho đơn vị mua nợ Khi đó, đơn vị mua nợ sẽ hoạt động như là một nhà cung cấp dịch vụ.

(viii) Quy định về thời gian xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN cần có quy định cụ thể về xử lý các khoản nợ xấu của TCTD theo hướng tập trung bán nợ, khống chế thời hạn xử lý nợ, nếu quá thời hạn thì phải bán theo giá của tổ chức thẩm định trung gian Trong đó, một trong các vướng mắc ảnh hưởng đến thời gian xử lý nợ xấu là nguồn vốn hạn chế của công ty mua bán nợ.

Chỉ khi thời gian xử lý nợ xấu nhanh, thu hồi vốn sớm, các TCTD thấy lợi ích của việc mua bán nợ xấu thì chắc chắc nhu cầu bán nợ xấu sẽ trở thành nhu cầu thực sự của các TCTD mà không cần có bất kỳ sức ép nào từ phía các cơ quan quản lý của Nhà nước.

(ix) Tăng cường hợp tác quốc tế Để vận hành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam, cần quan tâm giải quyết các vấn đề như: tiến hành khảo sát và học tập kinh nghiệm ở các nước về mặt quản lý nhà nước; mời hoặc thuê các chuyên gia có bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển thị trường mua bán nợ xấu trên thế giới làm cố vấn; thường xuyên trao đổi giữa các đoàn đi khảo sát với các quốc gia có thị trường mua bán nợ xấu phát triển; cử cán bộ quản lý đi học tập kiến thức về lĩnh vực mua bán nợ xấu tại các nước phát triển.

(x) Đa dạng hàng hóa các loại hàng hoá trên thị trường mua bán nợ xấu

Thị trường mua bán nợ xấu phát triển đến một giai đoạn cao tất yếu sẽ dẫn đến việc hình thành và phát triển các sản phẩm phái sinh có liên quan đến chứng khoán nợ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hay các sản phẩm chứng khoán hóa nhằm đa dạng hóa và đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của nhà đầu tư từ khả năng sinh lợi đến mục tiêu giảm thiểu, hoán đổi rủi ro hay chỉ đơn thuần là đánh cược với rủi ro Đây là một giai đoạn phát triển cao của thị trường tài chính mà đòi hỏi hệ thống pháp lý phải rõ ràng, hệ thống công nghệ và trình độ các nhà đầu tư tham gia cũng phải được nâng lên tương ứng Có thể nói, để đưa thị trường mua bán nợ xấu chính thức của Việt Nam ngày càng phát triển thì đây là một hướng đi tất yếu.

4.3.3 Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là đơn vị quản lý thị trường giao dịch phái sinh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam

Ngày đăng: 27/12/2022, 23:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w