1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu các môn hình thương mại điện tử và sàn giao dịch thương mại điện tử ( b2b, b2c, c2c ) các hình thức thanh toán trong TMĐT

24 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 191,26 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ***** TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Đề Tài : “Tìm hiểu các môn hình thương mại điện tử sàn giao dịch thương mại điện tử ( B2B, B2C, C2C ) Các hình thức toán TMĐT?” Sinh viên thực hiện: Cái Ngọc Minh Nguyễn Thu Hà Nguyễn Thị Như Quỳnh Nguyễn Thị Phương Anh Lớp: 71DCTT22 Khóa: 71 Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Đình Nga HÀ NỘI – 2022 Bảng Phân Công Công Việc Tên Thành Viên Cái Ngọc Minh ( Nhóm Trưởng) Nguyễn Thu Hà Nguyễn Thị Phương Anh Nguyễn Thị Như Quỳnh Công Việc Các phương thức toán thương mại điện tử Word + PowerPoint Tìm hiểu môn hình thương mại điện tử sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ( Dẫn chứng, Minh hoạ ) Tìm hiểu môn hình thương mại điện tử sàn giao dịch thương mại điện tử C2C ( Dẫn chứng, Minh hoạ ) Tìm hiểu môn hình thương mại điện tử sàn giao dịch thương mại điện tử B2C ( Dẫn chứng, Minh hoạ ) Trạng Thái Hoàn thành Hoàn Thành Hoàn Thành Hoàn Thành LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan rằng bài làm đề tài: “Tìm hiểu các môn hình thương mại điện tử và sàn giao dịch thương mại điện tử ( B2B, B2C, C2C ) Các hình thức toán TMĐT?” là bài viết của chúng em Chúng em xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước về tính trung thực về các các nội dung có bài của mình Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nhận Xét Giáo Viên Hà Nội, ngày 6/9/2002 Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên cho chúng em xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths Nguyễn Đình Nga Trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Thương Mại Điện Tử đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình với tâm huyết của thầy Chúng em đã cố gắng vận dụng kiến thức đã học được để hoàn thành bài tiểu tìm hiểu này Nhưng kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi thiếu sót quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong sự góp ý của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.Một lần em xin chân thành cảm ơn và mong thầy sẽ có nhiều sự thành công sự nhiệp Xin Chân Thành Cảm Ơn ! Mục Lục Bảng Phân Công Công Việc .2 Nhận Xét của Giáo Viên .3 Lời Cảm Ơn Mục Lục Lời Mở Đầu Nội Dung I.Khái Niệm Thương Mại Điện Tử .8 II Các Mô Hình Thương Mại Điện Tử .8 A Mô Hình B2B Khái niệm mô hình thương mại điện tử B2B Đối tượng khách hàng .8 Vai trị của mơ hình thương mại điện tử B2B Các mô hình B2B phổ biến hiện .9 Một số website bản sử dụng mô hình B2B VN .10 B Mô Hình B2C 11 Khái Niệm Thương mại điện tử B2C 11 Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C 11 Các mô hình thương mại đt B2C phổ biến 11 Sàn giao dịch thương mại điện tử B2C 12 C Mô Hình C2C 13 Khái niệm 13 Đặc điểm của mô hình C2C 13 Hoạt động mô hình C2C 13 Mô hình C2C thương mại điện tử 16 5 Lợi ích kinh doanh theo mô hình C2C .16 Ưu nhược điểm của mô hình C2C 17 III.Hình thức toán thương mại điện tử .19 Thanh toán bằng ví điện tử .19 Thanh toán qua Mobile Banking 19 Thanh toán bằng thẻ 19 Thanh toán bằng séc trực tuyến 20 Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng .20 Thanh toán qua cổng toán điện tử 20 Kết Luận .22 Tài Liệu Tham Khảo Lời Mở Đầu Hiện thương mại điện tử lên một thế lực với sức ảnh hưởng khủng khiếp, lan rợng khắp toàn cầu và hứa hẹn sẽ cịn tiếp tục bùng nổ tương lai Chính vì điều này mà giờ đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào thị trường thương mại điện tử, tạo nên một thị trường vô đa dạng với mức độ cạnh tranh vô khốc liệt Chính điều này đã tạo mô hình kinh doanh mới, phù hợp với mục đích của loại hình doanh nghiệp Tiêu biểu có thể kể đến mô hình B2B, B2C và C2C là sẽ một lời hứa hẹn cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thời đại công nghiệp 4.0.Vậy các mô hình thương mại điện tử đó là gì? Điều khác biệt chúng là gì ? Chúng ta hãy tìm hiểu Nội Dung I Khái Niệm Thương Mại Điện Tử Thương mại điện tử ( Electronic commerce – e commerce ) là một khái niệm dùng để mô tả quá trình mua và bán huặc trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, kể cả Internet Thuật ngữ thương mại ( Commerce) được nhiều người hiểu là một số giao dịch được thực hiện các đối tác kinh doanh II Các Mô Hình Thương Mại Điện Tử B2B A Mô Hình B2B Khái niệm mô hình thương mại điện tử B2B B2B (Business to Business) dùng để hình thức kinh doanh, buôn bán doanh nghiệp với doanh nghiệp Các giao dịch diễn chủ yếu các kênh thương mại điện tử sàn giao dịch Một số giao dịch phức tạp sẽ diễn ngoài thực tế dựa hợp đồng, báo giá, mua bán sản phẩm với sự thỏa thuận trực tiếp bên Hình thức này mang lại nhiều ưu điểm được các doanh nghiệp lựa chọn vì nó mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả cao, độ tin cậy và hiệu suất làm việc lớn Đối tượng khách hàng Khách hàng mô hình B2B không phải là một cá nhân mà là một công ty, doanh nghiệp, cửa hàng Các doanh nghiệp B2B thường tập trung Marketing đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sau: + Công ty mua để sử dụng Ví dụ: công ty xây dựng mua nguyên vật liệu (sắt, thép, xi măng… để dùng các công trình xây dựng; công ty mua máy tính, laptop cho nhân viên công ty để sử dụng; công ty sử dụng dịch vụ tư vấn, đào tạo/ truyền thông, quảng cáo …) + Công ty mua để phân phối lại đến người tiêu dùng các đại lý nhỏ Ví dụ: công ty có chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch mua nông sản từ nhà sản xuất để bán đến người tiêu dùng; Công ty thương mại mua đồ gia dụng từ nhà sản xuất và phân phối lại cho các đại lý/ cửa hàng bán lẻ…) Các giao dịch B2B phổ biến là các công ty mua các thành phần và sản phẩm nguyên liệu thô để sử dụng quy trình sản xuất, thành phẩm sau đó có thể được bán cho các cá nhân thông qua các giao dịch B2C VD: Apple giữ mối quan hệ B2B với công ty Intel, Panasonic nhà sản xuất bán dẫn Micron Technology Giao dịch B2B là xương sống của ngành công nghiệp ô tô VD: Bộ phận xe sản xuất độc lập, nhà sản xuất ô tô mua phận để lắp ráp thành xe hoàn chỉnh Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ tham gia vào giao dịch B2B (Các cty chuyên về quản lý tài sản giúp việc và dọn dẹp công nghiệp thường bán các dịch vụ này cho các doanh nghiệp khác thay vì người tiêu dùng cá nhân) Đặc điểm thứ của B2B Marketing là hướng tới người đưa quyết định tổ chức Thông thường, B2B Marketing thì doanh nghiệp cần tiếp cận đến đối tượng cá nhân tổ chức như: + Người quyết định (thường là cấp quản lý, điều hành Giám đốc điều hành, Giám đốc khối chức năng, Trưởng phòng…) + Người mua (Trưởng phòng, nhân viên…) + Người ảnh hưởng (người có hiểu biết chuyên môn, người dùng cuối, người vị trí trợ lý tư vấn cho người quyết định) Vai trị mơ hình thương mại điện tử B2B Với một quy trình mua hàng riêng biệt giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí mở rộng hội hợp tác, tăng lợi nhuận và phát triển thị trường các doanh nghiệp với nhau, mô hình B2B mang một nét đặc trưng và ưu thế riêng biệt so với mô hình kinh doanh khác Sự liên kết, hợp tác các doanh nghiệp theo mô hình B2B sẽ mở rộng hội hợp tác doanh nghiệp khác lĩnh vực Thêm vào đó, yếu tố chủ quan giao dịch kinh doanh – điểm yếu mà khách hàng (người tiêu dùng cá nhân hay gặp phải) sẽ được loại bỏ Do đó, lợi ích và hiệu quả việc hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó sẽ được nâng cao, mở rộng yếu tố công nghệ được coi trọng Các mô hình B2B phổ biến hiện 4.1 Mô hình B2B thiên bên bán Đây là loại mô hình dễ dàng bắt gặp Việt Nam Các doanh nghiệp sở hữu các website thương mại điện tử sẽ cung cấp sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của mình đến bên thứ Bên thứ có thể là đơn vị, cá nhân, đại lý, nhà bán lẻ, nhà sản xuất 4.2 Mô hình B2B thiên bên mua Mô hình này thường ít gặp thị trường thương mại điện tử Việt Nam Nhưng nước ngoài, loại mô hình này khá là phát triển Đối với mô hình B2B này, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chính việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất Sau đó, bên thứ sẽ truy cập vào website để báo giá, phân phối sản phẩm 4.3 Mô hình B2B trung gian Mô hình này là hình thức giao dịch, trao đổi doanh nghiệp này với doanh nghiệp thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử Đây là loại mô hình phổ biến hiện Một số trang TMĐT mà bạn thấy Việt Nam bật là Lazada, Shopee, Tiki…Tại các sàn này, người bán sẽ gửi sản phẩm lên trang thương mại điện tử Người mua sẽ tìm kiếm, chọn lọc và mua hàng theo quy định, quyền lợi mua bán sàn 4.4 Mô hình B2B thương mại hợp tác Mô hình này giống B2B trung gian nó có tính tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp Mô hình này thường được hiển thị dưới các sàn giao dịch điện tử như: + Chợ điện tử (e-markets) + Sàn giao dịch internet (internet exchanges) + Chợ mạng (e-marketplaces) + Cộng đồng thương mại (trading communities) + Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges) Một số website sử dụng mô hình B2B VN Theo các chuyên gia, thương mại điện tử B2B hiện là một kênh quan trọng cho việc xuất Với sự gia nhập nền tảng TMĐT B2B, doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng thế giới, giảm chi phí liên quan đến việc 10 xúc tiến thương mại truyền thống tham gia triển lãm, hợi chợ, thiết lập văn phịng tại các thị trường mục tiêu Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh B2B cịn khá mới mẻ Mợt sớ website hoạt động theo mô hình này mà bạn có thể tham khảo là: Foody, Hotdeal, Cungmua, Tiki, Lazada, Shopee, Adayroi,… Doanh nghiệp nào cần bán hàng hóa có thể đăng ký nội dung, gửi sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử Doanh nghiệp nào muốn mua thì liên lạc sàn Điểm mạnh giao dịch qua sàn thương mại điện tử chính là công việc mua bán, được đặt dưới sự bảo trợ của sàn, nên tình trạng gian lận, lừa đảo khó xảy Các hoạt động mua bán đều được diễn công khai, minh bạch 11 B Mô Hình B2C Khái Niệm Thương mại điện tử B2C Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C ( Business to Customer ) – doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối Khác với mô hình B2B, đối đối tượng giao dịch và mua hàng là các doanh nghiệp hay có thể gọi là bán sỉ, mô hình bán hàng B2C là mô hình bán lẻ truyền thống, nơi một doanh nghiệp bán cho các cá nhân website thương mại điện tử qua các kênh giao dịch B2C là mô hình được biết đến nhiều và chiếm phần lớn thị trường thương mại đt Đã có nhiều doanh nghiệp với nguồn doanh thu bán hàng offline khủng triển khai hệ thống thương mại điện tử có thể kể đến thế giới các hãng thời trang tiếng adidas, Nike, Zara, … các mặt hàng khác đồ điện tử, gia dụng, đệm chăn ga gối, … Ví dụ về giao dịch B2C là một người nào đó mua một bộ quần áo online Shopee đặt mợt phịng khách sạn trang web của khách sạn đó cho chuyến du lịch Đây có thể là mô hình mà hầu hết mọi người đều đã quen thuộc Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C + Thứ nhất, đặc điểm khách hàng của mô hình B2C này đó là người dùng cá nhân, là người có nhu cầu lên mạng Internet để mua sắm phục vụ nhu cầu của mình, không có giao dịch mua bán nào tiếp theo + Thứ hai, mô hình B2C giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng vì không cần thuê mặt bằng và người mua hàng không cần trực tiếp đến cửa hàng Chu trình bán hàng rõ ràng được ngắn Các mô hình thương mại đt B2C phổ biến + Mô hình B2C bán hàng trực tiếp: là mô hình phố biến nhất, bằng việc xây dựng các gian hàng ảo các website, fanpage bán hàng riêng, … để người mua có thể dễ dàng mua hàng từ các nhà bán lẻ trực tuyến + Mô hình B2C trung gian trực tuyến: Ở mô hình này, người mua và người bán sẽ được kết nối với thông qua các sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki, Adayroi các trang web rao vặt chotot.com, vatgia.com Được gọi là các doanh nghiệp không trực tiếp sở hữu sản phẩm lại đóng vai trò trung gian người bán và người mua 12 + Mô hình kinh doanh B2C dựa quảng cáo: Với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ tạo bài viết có nội dung hấp dẫn và thông tin có ích nhằm thu hút lượng truy cập của người dùng vào web, bài viết đó Sau đó lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo hàng hóa và dịch vụ cho bên thứ 3, ví dụ nhận treo banner, áp phích, logo Cuối doanh nghiệp được nhận tiền từ việc cho thuê quảng cáo này + Mô hình kinh doanh B2C dựa phí: Ở Việt Nam không có nhiều trang web tính phí trang web lớn thế giới Netflix, Spotify sẽ thu phí để người tiêu dùng có thể truy cập vào nền tảng của họ Hoặc nếu người dùng chấp nhận dùng bản không phí thì sẽ bị giới hạn nội dung xem, lượt download phải chịu xem quảng cáo của các bên khác liên tục che hết màn hình bất tiện đối với người dùng Sàn giao dịch thương mại điện tử B2C Mô hình kinh doanh B2C Shopee VN + Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử được thành lập năm 2009 và chính thức mắt Việt Nam vào tháng năm 2016 Trước mô hình kinh doanh của Shopee Việt Nam là C2C (viết tắt của Consumer to Consumer) - trung gian kết nối cá nhân và cá nhân với Và hiện nay, Shopee đã mở rộng thêm mô hình giao dịch B2C - mô hình từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng + Năm 2017 Shopee cho mắt Shopee Mall và cam kết sẽ là gian hàng trực tuyến với các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam + Hiện tại Shopee thu hút được một lượng người bán và người mua tham gia vào sàn TMĐT này lớn các chính sách hấp dẫn đối với người bán không tính phí, không lấy hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm Tuy nhiên, hợp đồng khung của Shopee vẫn ghi rõ các khoản phí có thể được tính vào một thời điểm tương lai + Chính vì khởi nguồn của Shopee là mô hình C2C nên với sàn TMĐT này người dùng tạo tài khoản mua thì đồng thời có thể sử dụng để làm tài khoản bán hàng Vì vậy nền tảng này được coi là một trung gian mạnh mẽ việc kết nối khách hàng với nhau, vị trí của người bán và người mua là tương đương Mô hình kinh doanh B2C Lazada VN: 13 + Sàn giao dịch TMĐT Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 03 năm 2012, cung cấp nền tảng trung gian mua bán online vừa ứng dụng đồng thời cả hai mô hình là C2C và B2C + Cũng giống Shopee, Lazada ngoại trừ một số trường hợp định thì sẽ không đứng kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm và sẽ không bắt buộc các nhà bán hàng sàn TMĐT này phải cung cấp giấy phép kinh doanh + Sau mắt LazMall, Lazada khẳng định sẽ là gian hàng trực thuộc Lazada và sẽ bán các sản phẩm thương hiệu, được xét duyệt gắt gao và đảm bảo chất lượng Lazada từ người bán hàng uy tín + Tại Lazada, phần trăm hoa hồng cho người bán hàng có sức hút cao, 5% cho sản phẩm điện tử,10% hoa hồng cho sản phẩm thời trang và các loại sản phẩm khác là 8% + Không thể phủ nhận rằng mô hình kinh doanh B2C không đem đến lợi thế về tăng trưởng kinh doanh mà cịn giúp mở rợng phạm vi marketing, chăm sóc khách hàng chu đáo và tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý so với các doanh nghiệp truyền thống 14 C Mô Hình C2C Khái niệm C2C là gì? C2C là viết tắt tiếng anh của cụm từ Consumer To Consumer (tạm dịch là: Người tiêu dùng tới người tiêu dùng) Đúng tên gọi, C2C là mô hình kinh doanh mà đó đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân Thường giao dịch này sẽ được thực hiện môi trường trực tuyến, thông qua một bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian, trang web đấu giá trung gian Đặc điểm mô hình C2C Như đã giải thích phần khái niệm C2C là gì, mô hình này sẽ là việc giao thương các cá nhân với nhau, không có sự tham gia mua bán của doanh nghiệp Chính vì vậy, đặc điểm C2C sẽ sở hữu yếu tố như: + Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Là mô hình kinh doanh các cá nhân, vậy nên C2C cho phép khách hàng trao đổi mua bán sản phẩm qua lại với Những cá nhân này không phải doanh nghiệp sản xuất, vậy nên sản phẩm họ bán có thể đã khơng cịn xuất hiện thị trường nhiên vẫn được nhiều đối tượng quan tâm, ưa chuộng + Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Do không cịn sự tác đợng từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ hay nhà bán buôn, vậy nên cá nhân người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao + Thiếu kiểm soát chất lượng và toán: Cũng chính vì không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất hay phía bán lẻ, bán buôn vậy nên mọi sản phẩm giao dịch mô hình C2C sẽ không được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng khâu toán Hoạt động mô hình C2C Sau hiểu được khái niệm và đặc điểm của mô hình C2C là gì, chắc hẳn bạn đã mường tượng được phần nào hoạt động mô hình kinh doanh này Cụ thể, hoạt động chủ yếu mô hình C2C sẽ là: + Đấu giá: Đây là hoạt động phổ biến của mô hình C2C với sự xuất hiện của trang đấu giá tiếng toàn cầu là eBay Nền tảng này cho phép cá nhân đăng bán sản phẩm cá nhân của mình và đặt một mức giá sàn, sau đó cá nhân có nhu cầu mua sản phẩm sẽ đấu giá Người đưa mức giá cao sẽ sở hữu được sản phẩm 15 + Giao dịch trao đổi: Là hoạt động trao đổi của người dùng thông tin, đó người dùng sẽ trao đổi với dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm khác ngang giá + Dịch vụ hỗ trợ: Sở dĩ giao dịch mô hình C2C là các cá nhân xa lạ với Vậy nên dịch vụ hỗ trợ xuất hiện để đứng hỗ trợ về mặt chất lượng, toán tăng độ tin cậy Điển hình là Paypal nhằm hỗ trợ về mặt toán + Bán tài sản ảo: Tài sản ảo là vật phẩm các trò chơi mà người chơi sở hữu được Họ sẽ đem vật phẩm này trao đổi, buôn bán với người chơi khác Mô hình C2C thương mại điện tử Sau phần giải thích khái niệm C2C là gì, có thể thấy C2C hiện là mô hình bật của thương mại điện tử Ví dụ điển hình về mô hình C2C thương mại điện tử chính là sự xuất hiện của các sàn giao dịch như: Lazada, Vatgia, Sendo, Shopee, Chotot,… Đó là nền tảng tại đó người dùng có thể rao vặt, đăng tin bán sản phẩm của mình Tuy nhiên họ sẽ không cung cấp các dịch vụ khác giao nhận, toán đảm bảo Tất cả yếu tố này, các nền tảng thương mại điện tử đều cần thông qua một bên cung cấp dịch vụ đó, điển hình như: Giaohangtietkiem, GHN cho vận chuyển Momo, Airpay cho khâu toán Về cách hoạt động, các tin rao bán sản phẩm sẽ được phân loại theo chuyên mục ngành khác như: thời trang, thực phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử,… Lợi ích kinh doanh theo mô hình C2C Một hiểu biết C2C là gì thì bạn nên biết rằng mô hình này mang lại lợi ích gì kinh doanh? Hiện nhìn vào sàn thương mại điện tử, điển hình là Shopee là minh chứng rõ ràng cho lợi ích mà mô hình C2C mang lại Mặc dù sàn thương mại điện tử lại có một mô hình kinh doanh riêng, không phải tất cả đều là C2C Tuy nhiên chúng đều có mục đích chung là trở thành cầu nối trung gian người bán và người mua Xét riêng về mô hình C2C, lợi ích mà mô hình này mang lại có thể kể đến như: + Đăng tin rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng: Có món đồ bạn mua về không có nhu cầu sử dụng tới, đã qua sử dụng cần thiết nữa, tất cả đều có thể được rao bán dễ dàng các sàn thương mại điện tử C2C Điều này giúp bạn tận dụng được giá trị của món đồ một cách triệt để Ngoài ra, bạn có thể thoải mái rao bán món hàng tùy thích, không bị giới hạn về số lượng 16 + Tăng khả kết nối người mua và người bán: Một số trang web hoạt động theo mô hình C2C, điển hình là Facebook là nơi được nhiều người tìm đến để rao bán sản phẩm Người mua có thể đăng tin tìm người mua hàng, từ đó người bán có thể tìm được món hàng cần mua dễ dàng Nhờ vậy mà tăng được khả người bán tìm được khách hàng phù hợp, người mua tìm được sản phẩm theo mong muốn + Giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới: Như đã đề cập phía trên, mô hình C2C giúp cho giá bán không bị ảnh hưởng cách định giá truyền thống, khơng cịn sự xuất hiện của phía nhà sản xuất, nhà bán buôn Người mua và người bán được kết nối trực tiếp với để giao dịch Nhờ vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, phía người bán không phải chiết khấu doanh thu cho phía bên thứ 3, nhờ vậy tỷ suất lợi nhuận sẽ cao Về phía người mua được hưởng lợi vì giá mua sẽ rẻ mức giá thông thường Ưu nhược điểm mô hình C2C Sau nắm rõ được các đặc điểm của mô hình C2C là gì, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh này Vậy nên MarketingAI sẽ tổng hợp lại phần dưới để bạn đọc dễ dàng nắm bắt 6.1 Ưu điểm Tận dụng được tối đa giá trị sản phẩm: Mô hình C2C giúp người có nhu cầu muốn bán sản phẩm không có nhu sử dụng, sản phẩm đã qua sử dụng người dùng khơng cịn nhu cầu Nhờ vậy mà giá trị của sản phẩm được tận dụng tối đa, không bị bỏ lãng phí Thậm chí có sản phẩm được liệt vào danh sách “hàng hiếm” có thể nó khơng cịn được sản xuất, nhiều người sẽ mua về để sưu tầm trưng bày Mang lại lợi ích cho cả phía người bán và người mua: Như đã đề cập trên, mô hình C2C mang lại được lợi ích đồng thời cho cả hai phía Do tính chất không có sự tham gia phía môi giới, trung gian vậy nên người mua và người bán có thể thoải mái định giá với Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm không bị ràng buộc cách định giá truyền thống Người bán có thể được hưởng mức lợi nhuận cao hơn, người mua sẽ được mua với mức giá rẻ 6.2 Nhược điểm Không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm: Vì mô hình C2C là giao dịch người tiêu dùng với người tiêu dùng Có nghĩa là sản phẩm mà người mua nhận được đến trực tiếp từ một cá nhân khác, hoàn toàn không có sự đảm bảo từ 17 một bên nào Vậy nên có thể bạn sẽ nhận phải sản phẩm có chất lượng không cam kết Chưa hoàn toàn đảm bảo về mặt toán: Về phía người mua, họ có thể phải chịu rủi ro là sản phẩm không đảm bảo được chất lượng thì ngược lại, về phía người bán họ phải chịu rủi ro về toán Không có một bên nào đứng đảm bảo rằng người mua sẽ “chắc chắn” trả tiền 18 III Hình thức toán thương mại điện tử Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động toán hoá đơn đã giúp cho các giao dịch kinh tế được diễn nhanh chóng, tiện lợi Tiền mặt đã không là hình thức toán được sử dụng Với sự phát triển của khoa học công nghệ, người tiêu dùng có thể lựa chọn toán hóa đơn bằng các phương thức toán hiện đại Cùng MIFI điểm qua hình thức toán phổ biến thương mại điện tử Thanh toán ví điện tử Hình thức toán hoá đơn bằng ví điện tử được sử dụng rộng rãi thời đại ngày Chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn có thể toán tại nơi nào chấp nhận toán Một số ví điện tử phổ biến hiện nay: Momo, Zalo Pay, SmartPay, Shopee Pay,… Hầu hết việc đăng ký tài khoản, dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam đều miễn phí Bằng cách cài đặt ứng dụng và liên kết ngân hàng để chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng nộp tiền mặt là bạn đã có thể toán Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dùng nhiều chi phí quá trình sử dụng Thanh toán hoá đơn bằng ví điện tử giúp người tiêu dùng có thể thực hiện các giao dịch mua sắm một cách nhanh chóng Thanh toán qua Mobile Banking Hơn 80% dân số sử dụng điện thoại thông minh ngày Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh điện thoại thông minh khắp mọi nơi Đây chính là nền tảng để các ngân hàng phát triển mô hình Mobile Banking Nắm bắt lấy hội này, đa số các ngân hàng đều đã mắt ứng dụng Mobile Banking của riêng mình để người dân có thể thuận tiện giao dịch Người tiêu dùng không cần phải mang theo tiền mặt mua sắm trước Họ có thể toán hoá đơn với một chiếc điện thoại đã được cài đặt sẵn ứng dụng của các ngân hàng và có kết nối mạng Hệ thống toán qua Mobile Banking được các nhà cung cấp dịch vụ nâng cấp để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, họ tích cực giới thiệu các tính mới nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng Thanh toán thẻ 19 Thanh toán hoá đơn bằng thẻ đã khơng cịn xa lạ thế kỷ XIX Có nhiều nơi chấp nhận toán bằng thẻ Do đó, bạn có thể dễ dàng toán mọi thứ bằng một lần quẹt thẻ Có hai loại thẻ chính được sử dụng toán: Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Thẻ ghi nợ nội địa là loại thẻ có phạm vi sử dụng quốc gia mà nó được phát hành Thẻ được liên kết với tài khoản ngân hàng của người sử dụng Bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản ngân hàng mới có thể sử dụng được thẻ Thanh toán bằng thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng là thẻ toán trước trả tiền sau Ngân hàng sẽ cấp một hạn mức tín dụng định cho chủ thẻ chi tiêu theo yêu cầu Sau đó, chủ thẻ phải hoàn trả số tiền đã sử dụng thời hạn toán nếu không sẽ bị tính thêm lãi suất Thanh toán séc trực tuyến Séc trực tuyến hay séc điện tử là hình thức toán hoá đơn cho phép người dùng toán qua Internet thay vì dùng séc bằng giấy trước Người toán sẽ chuyển tờ séc điện tử tới ngân hàng của mình Sau ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc sẽ tiến hành chuyển tiền cho người được toán Toàn bộ quá trình toán được thực hiện trực tuyến nên tiết kiệm thời gian, chi phí so với séc bằng giấy Các chuyên gia ước tính chi phí sử dụng séc điện tử bằng 1/3 so với chi phí sử dụng séc bằng giấy Thanh toán chuyển khoản ngân hàng Chuyển khoản ngân hàng là hình thức toán hoá đơn được người tiêu dùng ưa chuộng nhiều năm gần Họ có thể chuyển tiền tới đối tác thông qua ATM thao tác điện thoại, máy tính Đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng phương thức toán này các giao dịch kinh tế Thêm vào đó, chuyển khoản là một hai hình thức toán được chấp nhận hóa đơn Thanh toán qua cổng toán điện tử Cổng toán điện tử là hệ thống phần mềm trung gian nhằm kết nối người mua, người bán với ngân hàng để hỗ trợ và thực hiện toán hoá đơn 20 Cổng toán điện tử được các nhà cung cấp phát triển với tính bảo mật cao, an toàn Giúp cho việc toán các trang thương mại điện tử được diễn nhanh chóng, tiện lợi 21 Kết Luận Đối với các doanh nghiệp và khách hàng, thương mại điện tử có một tương lai tươi sáng Có nhiều thách thức đặt đối với các doanh nghiệp, nhiên với tầm ảnh hưởng và xu hướng trở thành kênh phân phối quan trọng các doanh nghiệp không thể không quan tâm tới tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp và dành nguồn lực tương xứng của doanh nghiệp cho việc phát triển thương mại điện tử Trong một thị trường mà người sử dụng và đối thủ cạnh tranh cách một cú nhấp chuột thì các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trực tuyến buộc phải tạo được nét khác biệt dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh nếu không họ sẽ nhà cung cấp hàng hóa hết sức bình thường khác Thương mại điện tử sẽ ngày càng chiếm lĩnh vị thế quan trọng đối với các doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng thị trường nhanh và ổn định kết hợp với xu hướng chuyển dịch thói quen mua sắm của người tiêu dùng 22 Tài Liệu Tham Khảo Giáo Trình Thương Mại Điện Tử Cơ Bản ( tái bản lần thứ 4, 2015), NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Thương Mại Điện Tử Hiện Đại – Lưu Đan Thọ, Tôn Thất Hoàng Hải, NXB Tài Chính Cẩm Nang Thương Mại Điện Tử - TS Nguyễn Văn Hùng, NXB Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh http://m.antoanthongtin.vn/cong-nghe-thong-tin/cac-hinh-thuc-thanh-toantrong-thuong-mai-dien-tu-pho-bien-nhat-hien-nay-108103 ... thương mại điện tử B2B ( Dẫn chứng, Minh hoạ ) Tìm hiểu môn hình thương mại điện tử sàn giao dịch thương mại điện tử C2C ( Dẫn chứng, Minh hoạ ) Tìm hiểu môn hình thương mại điện tử sàn. .. Minh ( Nhóm Trưởng) Nguyễn Thu Hà Nguyễn Thị Phương Anh Nguyễn Thị Như Quỳnh Công Việc Các phương thức toán thương mại điện tử Word + PowerPoint Tìm hiểu môn hình thương mại điện tử sàn giao dịch. .. giao dịch điện tử như: + Chợ điện tử (e-markets) + Sàn giao dịch internet (internet exchanges) + Chợ mạng (e-marketplaces) + Cộng đồng thương mại (trading communities) + Sàn giao dịch

Ngày đăng: 22/12/2022, 04:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w