LỜI NÓI ĐẦUCùng với sự phát triển của xã hội về nhiều mặt, các ngành công nghiệp khôngngừng phát triển, trong đó ngành điện tử viễn thông có một vai trò đặc biệt quan trọng.Nhu cầu sử dụ
Trang 1Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Bài tập lớn Môn Kỹ thuật ghép kênh
Đề tài
"Nghiên cứu phần mào đầu của SDH”
Lớp: ĐHLT ĐIỆN TỬ 12 –K4
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội về nhiều mặt, các ngành công nghiệp khôngngừng phát triển, trong đó ngành điện tử viễn thông có một vai trò đặc biệt quan trọng.Nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng: các dịch
vụ đa phương tiện mới xuất hiện ngày càng đa dạng và yêu cầu về chất lượng dịch vụcủa người sử dụng cũng ngày càng cao, khắt khe hơn; các ứng dụng yêu cầu băngthông lớn, thời gian tương tác nhanh hơn Để đáp ứng những nhu cầu trên các côngnghệ đã dần được phát triển
Sự ra đời của công nghệ SDH đã tạo một bước ngoặt trong lĩnh vực viễn thông Công nghệ SDH khắc phục các nhược điểm mà các thế hệ trước không đáp ứng được Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu công nghệ mới, tạiTrường Đại Học Thành Đô, em đã chọn đề tài là “ Nghiên cứu phần mào đầu của SDHSau đây, em xin giới thiệu nội dung tìm hiểu đề tài gồm :
Mặc dù, đã hết sức cố gắng nhưng công nghệ SDH là một công nghệ mới, và dohạn chế về khả năng cũng như về thời gian nên bài tiểu luận không thể tránh khỏinhững hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SDH 1.1 Giới thiệu chung
Như chúng ta biết mạng viễn thông là một tập hợp các trang thiết bị kỹ thuật để cung
cấp các dịch vụ viễn thông cho ngườì sử dụng Ví dụ: mạng điện thoại cung cấp dịch vụ
điện thoại, mạng điện báo cung cấp dịch vụ điện báo, mạng truyền số liệu cung cấp dịch
vụ truyền số liệu v v Nhưng do đặc điểm lịch sử các mạng trên phát triển theo phươngtiện kỹ thuật tương đối độc lập nhau Nhờ sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là côngnghệ tin học, ý tưởng về mạng thông tin số đa dịch vụ có thể phục vụ đầy đủ nhu cầu củangười sử dụng đang dần được thực hiện
Trước năm 1970 mạng điện thoại để truyền tín hiệu thoại tương tự (Analog) và ghépkênh theo tần số (FDM) Trên các tuyến thông tin cự ly dài phương tiện truyền dẫn chủyếu dùng cáp đồng trục và vi ba
Đầu những năm 70, các hệ thống truyền dẫn số bắt đầu phát triển Trên các hệthống này chủ yếu sử dụng ghép kênh theo thời gian với ứng dụng của kỹ thuật điều xung
mã, phương tiện truyền dẫn dùng cáp sợi quang và vi ba số
Nhờ kỹ thuật điều xung mã tín hiệu thoại có băng tần số từ 0,3 3,4 kHz đượcchuyển thành tín hiệu số có tốc độ 64 kbit/s
Nhưng nếu truyền riêng biệt mỗi kênh 64 Kbit/s đi xa sẽ rất tốn kém Vì vậy kỹthuật ghép các tín hiệu 64 kbit/s theo kỹ thuật ghép kênh theo thời gian thành các luồng
sơ cấp và sau đó lại tiến hành ghép kênh để được các luồng số bậc cao hơn Các cấptruyền dẫn theo kiểu ghép như vậy gọi là cận đồng bộ (PDH) PDH đã tăng được dunglượng truyền dẫn, nhưng vẫn còn một số nhược điểm nhất định
Nhờ sự phát triển của công nghệ viễn thông, nhất là trong việc tìm kiếm được mộtmôi trường truyền dẫn lý tưởng là cáp sợi quang (có băng tần rất lớn, suy giảm nhỏ,không bị xuyên nhiễu v v ), công nghệ SDH ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi vềchất lượng thông tin cũng như nhu cầu đa dịch vụ của người sử dụng, đồng thời giúp chongười quản lý khai thác mạng được thuận lợi hơn nhờ việc điều khiển mạng chủ yếu bằngphần mềm Hệ thống phân cấp số đồng bộ SDH tạo ra một cuộc cách mạng trong dịch vụviễn thông, thể hiện một kỹ thuật tiên tiến có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu củanhà thuê bao, người khai thác cũng như các nhà sản xuất Việc đưa SDH vào sử dụng
Trang 4tế, mà còn giúp thỏa mãn các yêu cầu đang tăng nhanh về kênh truyền dẫn linh hoạt hơn,
có dung lượng lớn hơn và về các kênh truyền dẫn băng rộng
Các tiêu chuẩn về SDH thực sự bắt đầu vào năm 1985 tại Mỹ Khởi đầu là các nỗlực nhằm tạo ra một giao tiếp quang có thể hoạt động với tất cả các hệ thống truyền dẫnkhác nhau (theo tiêu chuẩn châu Âu hoặc Bắc Mỹ) Sau đó các tiêu chuẩn này được mởrộng dần lên để sử dụng cho mạng hiện tại, cho cả các loại tín hiệu trong tương lai cũngnhư được tính cả cho mục đích vận hành và bảo dưỡng
Năm 1990, theo quyết định của ETSI (Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu) một thế
hệ mới của loạt khuyến nghị G707, G708, G709 ra đời, đồng thời các khuyến nghị vềthiết bị ghép kênh, giao tiếp quang, thiết bị vòng thuê bao, thiết bị quản lý mạng đượcphê duyệt, tiếp tục nghiên cứu các khuyến nghị về thiết bị nối chéo, cấu trúc mạng
Một đặc điểm quan trọng của các tiêu chuẩn mới là các kênh tín hiệu số riêng biệt cóthể được ghép và tách ra khỏi một tín hiệu SDH từ mức phân cấp cao hơn mà không cầnphải tách kênh đối với tín hiệu tổng, khả năng tách và ghép kênh mà không làm thay đổidòng số liệu chính này sẽ cho phép tạo ra các mạng vòng
Khi các tiêu chuẩn SDH đã được xác định, các nhà phát minh ra nó đã tính đếnnhững sự phát triển thấy trước theo hướng của các mạng số thống nhất hóa đa dịch vụbăng rộng (B - ISDN), chẳng hạn như chế độ chuyển giao không đồng bộ (ATM) và cácmạng thành phố (MAN)
Các thành phần của mạng SDH trong tương lai, chẳng hạn như thiết bị đường dâyđồng bộ (155 Mbit/s đến 2.5 Gbit/s hoặc cao hơn), các bộ ghép luồng xen/rẽ thông minh,các bộ ghép luồng linh hoạt, các hệ thống kết nối chéo kết hợp với hệ thống quản lý mạng
sẽ giúp tạo ra các mạng truyền dẫn mềm dẻo Bằng việc sử dụng chuyển mạch của cáckết nối tín hiệu số và chuyển mạch bảo vệ đường dây, mạng SDH sẽ tận dụng tối đa khảnăng truyền dẫn sẵn có Các mạng linh hoạt còn cho phép giám sát và điều hành mạngmột cách hiệu quả cũng như cải tiến các phương án bảo dưỡng duy trì hệ thống Cả haiyếu tố trên đều giúp cho việc giảm bớt các chi phí vận hành
Mạng băng rộng SDH cho phép truyền đưa các tín hiệu TV chất lượng cao, có thểkết hợp mạng vùng (LAN) với mạng thành phố (MAN), có thể cung cấp dịch vụ videohội nghị, điện thoại thấy hình, cầu truyền hình và các ứng dụng khác cho các luồng sốtốc độ từ 1,544 Mbit/s đến 155,520 Mbit/s, giải quyết cơ bản các nhược điểm của PDH,
mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ viễn thông
Trang 51.2 Hệ thống truyền dẫn phân cấp số cận đồng bộ( SDH )
1.2.1 Khái niệm về SDH
SDH được hình thành và phát triển trên cơ sở các tiêu chuẩn của mạng thông tinquang đồng bộ SONET, năm 1988 các tiêu chuẩn của SDH như tốc độ bit, kích cỡ khungtín hiệu, cấu trúc bộ ghép, trình tự sắp xếp các luồng nhánh … đã được ITU-T ban hành.Tốc độ bit của SDH gồm có:
STM-1 = 155,52 Mbit/sSTM-4 = 4 x STM-1 = 622,08 Mbit/sSTM-8 = 8 x STM-1 = 1244,16 Mbit/sSTM-12 = 12 x STM-1 = 1866,24 Mbit/sSTM-16 = 16 x STM-1 = 2488,32 Mbit/sSTM-64 = 64 x STM-1 = 9953,28 Mbit/s Đến năm 1990 ITU-T đã chính thức ban hành các tiêu chuẩn của SDH : G.707,G708 và G709, cho biết chi tiết các tiêu chuẩn quốc tế bao hàm các quá trình ghép đồng
bộ và truyền dẫn đồng bộ Các chuẩn hóa đưa ra một số khuyến nghị trong đó bao gồmcác tốc độ truyền dẫn số cận đồng bộ (loại trừ 8 Mbit/s) Các tín hiệu nhánh có thể đượcgói trong một container kích cỡ tiêu chuẩn và được đặt vào một vị trị dễ dàng nhận dạngtrong cấu trúc ghép Cấu trúc ghép cũng cung cấp các kênh quản lý mạng gắn vào
1.2.2 Các đặc điểm của SDH
Ưu điểm của SDH
Giao diện đồng bộ thống nhất, nhờ vậy mà trên mạng SDH có thể sử dụngcác chủng loại thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau
Nhờ việc sử dụng các con trỏ mà việc tách/ghép các luồng nhánh tín hiệuSTM-N đơn giản và dễ dàng
Có thể ghép được các loại tín hiệu khác nhau một cách linh hoạt, không chỉtín hiệu thoại mà cả các tín hiệu khác như tế bào ATM, Data… đều có thể ghépvào khung SDH
SDH cho phép đáp ứng được tất cả các dịch vụ mới như ATM, FDDI,DQDB
Thông qua việc sử dụng cấu hình vòng kín (Ring Network), nối chéo mắtlưới, bảo vệ m:n, giám sát chất lượng mà SDH đạt được độ an toàn cao và tiến tới
Trang 6 Dung lượng các byte dành cho quản lý và bảo dưỡng lớn Các kênh quản lýmạng cung cấp các khả năng quản lý, vận hành và bảo dưỡng (OAM) cho phépmạng được quản lý có hiệu quả.
Phần tử mạng SDH hoạt động dựa trên mạng SDH và cấu trúc ghép kênh củaSDH cho phép giảm đáng kể số lượng thiết bị, do đó chi phí lắp đặt, đi dây giảmđáng kể Đồng thời các giao tiếp quang cho phép nâng cao khả năng truyền đếntrên 100 km mà không cần phát lặp ở tốc độ 2,5 Gbit/s
Các nhược điểm của SDH
Việc hiệu chỉnh Byte-Byte làm tăng Jitter hơn kiểu Bit-Bit của PDH
Số lượng byte trong phần mào đầu lớn, do vậy hiệu suất truyền tin thấp
Đồng hồ phải được cung cấp từ ngoài
Có cấu trúc khung đặc trưng cho mỗi
cấp
Cấu trúc khung không đồng nhấtGhép luồng theo nguyên lý xen bit Ghép luồng theo nguyên lý xen byte
Đồng bộ theo nguyên lý xen bit Đồng bộ theo nguyên lý hiệu chỉnh
dương/âm/zero xen byteTruy xuất luồng riêng lẻ sau khi giải
ghép đến cấp tương ứng
Truy xuất trực tiếp từ luồng tốc độ cao hơn
Tốc độ chuẩn hoá chỉ lên đến 140
Mbit/s
Cấu trúc khung đồng nhất từ cấp cơ sở155,52 Mbit/s đến cấp cao hơn
Mối quan hệ giữa khung truyền với
các khung nhánh không được ghi lại,
do đó không thể truy nhập trực tiếp
đến từng kênh nhánh mà không cần
tách kênh
Sử dụng con trỏ để ghi lại quan hệ pha từngkhung nhánh với luồng tổng, do đó có thểtruy nhập trực tiếp đến từng nhánh màkhông cần phải tách kênh hoàn toàn
Hệ thống SDH được thiết kế chủ yếu
dành cho tín hiệu thoại nên không đáp
ứng các dịch vụ băng rộng tương lai
SDH có khả năng vận chuyển hầu hết cácdạng tín hiệu đang sử dụng đồng thời đápứng các dạng tín hiệu mới như ATM…
Trang 71.3 Cấu trúc SDH
1.3.1 Sơ đồ khối bộ ghép
Bộ ghép SDH được ITU-T lựa chọn và dùng để chế tạo thành thiết bị như hình vẽ1.1 Quá trình ghép các luồng nhánh thành luồng tổng STM-N giữa Châu Âu và Bắc Mỹkhác nhau ở chỗ: Châu Âu sử dụng khối AU-4, còn Bắc Mỹ sử dụng khối AU-3
C-4 VC-4
C-11
C-3
C-12
VC-11 VC-12 TU-2
VC-3
AU-4 AUG
STM-N
TUG-2
xN Ghép kênh
Đồng chỉnh Sắp xếp
Xử lý con trỏ
TU-11
VC-2 C-2
TUG-3 x1 TU-3 x3
x1
N x
AU-3 x3
TU-12
x7
x3 x4 x1
Hình 1.1 Sơ đồ khối bộ ghép SDH tiêu chuẩn
Có hai phương pháp hình thành tín hiệu STM-N Phương pháp thứ nhất qua AU-4
và phương pháp thứ hai qua AU-3 Phương pháp thứ nhất được sử dụng ở Châu Âu vàmột số nước khác trong đó có Việt Nam, phương pháp thứ hai được sử dụng tại Bắc Mỹ,Nhật và một số nước khác Tín hiệu AU-4 được hình thành từ một luồng nhánh 139264kbit/s, hoặc 3 luồng nhánh 34368 kbit/s, hoặc 63 luồng nhánh 2048 kbit/s thuộc phân cấp
số PDH của Châu Âu AU-3 được tạo thành từ một luồng nhánh 44736 kbit/s, hoặc từ 7luồng nhánh 6312 kbit/s hoặc từ 84 luồng nhánh 1544 kbit/s Cũng có thể sử dụng 63luồng 1544 kbit/s để thay thế cho 63 luồng 2048 kbit/s ghép thành tín hiệu STM-1 quaTU-12,.,AU-4
1.3.2 Chức năng các khối trong bộ ghép
Container C-n (n=1,…,4)
Trước khi các luồng thông tin đồng bộ hay cận đồng bộ được đưa vào khung STM-1đều phải được chèn vào một Container Thuật ngữ Container dùng để chỉ dung lượngtruyền đồng bộ mạng Đơn vị kích thước của Container tính bằng byte Kích thước nàyđược truyền trong mỗi 125 s
Trang 8Số bit trong 125 s của luồng số luôn luôn nhỏ hơn kích thước của Container tươngứng của nó Để các luồng số vào vừa vặn với các Container đòi hỏi phải chèn thêm từngbit hoặc từng byte vào ( chèn dương, chèn không hay chèn âm).
VC cấp cao (HOVC) và các VC cấp thấp (LOVC) Các VC cấp thấp là VC-11, VC-12,VC-2, các VC cấp cao là VC-3, VC-4
Đơn vị luồng nhánh TU-n
TU là một khối thông tin bao gồm một Container ảo cùng mức và một con trỏ khốinhánh để chỉ thị khoảng cách từ con trỏ khối nhánh đến vị trí bắt đầu của Container ảoVC-3 hoặc VC-n mức thấp
Theo các đơn vị luồng nhánh TU ta có các con trỏ tương ứng sau :
TU-3 con trỏ TU-3( TU-PTR-3) TU-2 con trỏ TU-2( TU-PTR-2) TU-12 con trỏ TU-12( TU-PTR-12) TU-11 con trỏ TU-11( TU-PTR-11)
Nhóm đơn vị luồng nhánh TUG-n (n=2,3)
n được hình thành từ các khối nhánh TU-n hoặc từ TUG mức thấp hơn
TUG-n tạo ra sự tươTUG-ng hợp giữa các coTUG-ntaiTUG-ner ảo mức thấp và coTUG-ntaiTUG-ner ảo mức cao hơTUG-n
Ta có các TUG là : TUG-2 và TUG-3, trong đó :
- TUG-3 được tạo thành từ 7xTUG-2 hoặc 1xTU-3
- TUG-2 được tạo thành từ 4xTU-11 hoặc 3xTU-12 hoặc 1xTU-2
Khối đơn vị quản lý mức AU-n
AU-n là một khối thông tin bao gồm một VC-n cùng mức và một con trỏ khối quản
lý để chỉ thị khoảng cách từ con trỏ khối quản lý đến vị trí bắt đầu của container ảo cùng
Trang 9mức Các con trỏ được thêm vào các container cấp cao như VC-3, VC-4 gọi là con trỏAU-PTR tạo thành đơn vị quản lý AU
Chức năng của các con trỏ AU-PTR là ghi nhận quan hệ pha giữa khung STM-1 và
VC tương ứng, ngoài ra còn được dùng để hiệu chỉnh khi cần thiết Có hai loại con trỏAU-PTR là AU-PTR-4 và AU-PTR-3 Vì STM-1 truyền ba VC-3 trong khung STM-1nên sẽ có 3xAU trong STM-1 Cũng có thể xen ba VC-3 vào một VC-4 rồi đưa vào STM-
1 thông qua AU-4
Nhóm các khối quản lý AUG
Nhiều AU có thể được ghép xen kẽ từng byte tới một nhóm đơn vị quản lý AUG.
Cấu trúc khung của AUG chính là cấu trúc khung của STM-1 khi chưa có mào đầu vùngSOH Một AUG có thể cấu thành từ 1x AU-4 hoặc 3xAU-3
Module truyền tải đồng bộ mức N STM-N (N=1, 4, 16, 64)
STM-N cung cấp các kết nối lớp đoạn trong SDH, bao gồm phần tải trọng là N xAUG và phần đầu đoạn SOH để đồng bộ khung, quản lý và giám sát các trạm lặp và cáctrạm ghép kênh
261 cột
VC-4 POH
Hình 1.2 Cấu trúc khung VC-3 (a) và VC-4 (b)
Trình tự truyền các byte trong khung là từ trái qua phải và từ trên xuống dưới Trình
tự truyền các bit trong một byte là bit có trọng số lớn nhất truyền đầu tiên và bit có trọng
số bé nhất truyền cuối cùng Nguyên tắc này áp dụng cho mọi loại khung tín hiệu trongSDH
Trang 101.3.3.2 Cấu trúc khung và đa khung VC-n, TU-n mức thấp
Đặc điểm của các khung VC-n và TU-n mức thấp là số byte rất ít so với VC-n vàTU-n mức cao Vì vậy phải sắp xếp thành đa khung có 4 khung để sử dụng một số bytemào đầu tuyến và một con trỏ như hình 1.3
Trong mỗi đa khung VC-n mức thấp có 4 byte VC-n POH, được ký hiệu là V5, J2,N2, và K4
26 26 26
35 35 35 35
107 107 107 107
104 140 428
Trạng thái byte H4 XXXXXX00 XXXXXX01 XXXXXX10 XXXXXX11
VC-n TU-n
Hình 1.3 Cấu trúc khung và đa khung VC-n và TU-n mức thấp
Khối mào đầu vùng SOH(Section Overhead)
Khối con trỏ (Pointer)
Khối tải trọng
Trang 11Khối SOH gồm (8x9) bytes, chia làm hai phần :
- RSOH ( Regenerator SOH)
- MSOH (Multiplexing SOH)
Các byte RSOH ghép từ cột một đến cột 9 thuộc dòng 1 đến dòng 3 dùng cho quản
lý, giám sát các trạm lặp Các byte MSOH ghép từ cột 1 đến cột 9 thuộc dòng 5 đến dòng
9 dùng để quản lý, giám sát các trạm ghép kênh
Phần tải trọng có 9 dòng x 261 cột được sử dụng để ghép 1 VC-4 hoặc 3 VC-3 hoặc
63 VC-12…
Con trỏ khối nhánh AU-3 hoặc AU-4 đặt tại dòng 4 và có 9 byte Mối quan hệ vềpha giữa vùng tải trọng và khung STM-1 được ghi lại trong con trỏ Vị trí các luồng sốkhi chuyển vào khung STM-1 sẽ được con trỏ ghi nhận chính xác Vì vậy, sau khi đọcđược nội dung con trỏ ta có thể truy xuất đến các luồng riêng rẽ mà không cần phải phânkênh hoàn toàn tín hiệu STM-1 đó
1.3.3.4 Cấu trúc khung STM-N
Tín hiệu SDH với tốc độ cao hơn tốc độ cơ bản thu được thông qua ghép byte xenbyte tín hiệu STM-1, và tốc độ của tín hiệu STM-N là Nx155,52 Mbit/s ( N là số nguyêndương)
Nguyên lý ghép kênh trong khung STM-N :
Trong quá trình ghép kênh các byte trong vùng tải trọng của các STM cấp thấphơn được ghép xen kẽ từng byte và tải trực tiếp vào vùng tải dữ liệu của khung STM-N
sự khác nhau về pha để ghép vào
Theo nguyên lý ghép kênh là NxSTM-1 sẽ cho khung STM-N Như vậy, nếu ghépMxSTM-N vào khung lớn hơn sẽ được STM-NxM
Trang 12Tiếp theo ghép 3TUG-3 vào khung 4, ba khung TUG-3 có 258 cột nên khối
VC-4 phải ghép thêm VC-VC-4 POH vào cột đầu tiên, độn 18 byte không mang thông tin vào cộtthứ hai và cột thứ ba, từ cột thứ tư đến cột 261 là các byte của 3 TUG-3 Trong khungVC-4 có 9 byte NPI và 63 byte con trỏ TU-12 (ký hiệu là Vn) Khối AU-4 ghép 9 bytecon trỏ AU-4 vào dòng 4 thuộc cột 1 đến cột 9 của khung STM-1 Khung AUG hoàn toàngiống khung AU-4 Cuối cùng, khối STM-1 ghép các byte SOH để hình thành khungSTM-1 Quy định 3 byte NPI là 1001SS1111100000, trong đó 2 bit SS=11 để chỉ thịtrong khung TUG-3 chứa các con trỏ TU-12
CHƯƠNG II: Chuyển mạch ATM trong SDH 2.1 Giới thiệu chung
Trong chương này giới thiệu các phương thức truyền tải số liệu như:
Trang 13- Các phương pháp truyền tải ATM qua SDH bằng cách sắp xếp các tế bào ATMvào các contenơ ảo VC-n Trong phần này tập trung thảo luận cách sắp xếp các tế bàoATM vào VC-4 và vào kết chuỗi liền kề VC-4-Xc Quá trình sắp xếp này phải tạo khảnăng để máy thu tách chính xác giới hạn các tế bào nhằm đảm bảo không gây tổn thất tếbào.
- Các phương thức đóng khung số liệu IP Có 4 phương thức đóng khung được giớithiệu, đó là đóng khung kiểu giao thức điểm -điểm (PPP), kiểu điều khiển tuyến số liệumức cao (HDLC), kiểu giao thức truy nhập tuyến SDH (LAPS), thủ tục đóng khungchung (GFP) Sau khi đóng khung, số liệu được truyền qua mạng SDH dưới dạng điểm -điểm, vì vậy gọi chung là phương thức truyền tải gói trên SDH (POS)
- Phương pháp kết chuỗi các contenơ ảo VC-n để truyền tải số liệu có tốc độ bitcao hơn tốc độ bit của contenơ ảo
2.2 Giới thiệu về ATM và khả năng của ATM.
2.2.1 Khái niệm cơ bản về ATM.
B-ISDN theo ITU-T dựa trên cơ sở truyền không đồng bộ ATM Như vậy ATM sẽ là nền tảng của B- ISDN trong tương lai.
Hình 2.1 : Cấu trúc khung thời gian trong STM