Để làm rõ được điều này, tôi đã tìm hiểu thực trạng từ một số nghiên cứu trên thế giới, cụ thể như sau: Về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ Theo Marcelli và Cohen 2009, 138, quá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Sinh viên thực hiện: Mai Trúc Quỳnh – MSSV 1956150129 Năm học: 2022 – 2023
Cơ sở: Nhóm trẻ Mầm non Ngôi nhà Hướng Dương KHV Trường: Phạm Thị Thu Thủy
KHV Cơ sở: Nguyễn Thị Thu Hiền
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 3
1 Đặt vấn đề 3
2 Tổng quan tài liệu 7
3 Những lý thuyết đã sử dụng 8
3.1 Thuyết học tập xã hội 8
3.2 Thuyết hệ thống sinh thái 9
3.3 Thuyết Tâm lý học phát triển của Erik Erikson 10
4 Phương pháp CTXH cá nhân 11
II TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VỚI THÂN CHỦ 13
1 Tiếp nhận, thiết lập quan hệ 13
2 Thu thập thông tin về thân chủ 15
3 Đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ 18
4 Lập kế hoạch hỗ trợ thân chủ 22
5 Triển khai thực hiện kế hoạch 23
6 Lượng giá/ Chuyển giao 23
II NHẬN XÉT KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 23
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 24
PHỤ LỤC 2 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Theo UNICEF, Đại dịch Covid 19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏecủa người lớn và trẻ em trên toàn cầu Ở Việt Nam, vì đại dịch nên tất cả hoạt động đềuphải tạm dừng lại và mọi người đều sống trong bối cảnh giãn cách, do đó trẻ em khôngthể đến trường Chính điều này khiến trẻ gặp nhiều hạn chế trong giao tiếp, vận động vàtrẻ có nguy cơ phải đối mặt đối với các vấn đề về sức khỏe tâm thần, căng thẳng… trong
đó có nguy cơ chậm nói Theo ThS Bác sĩ Đinh Thạc – Trưởng khoa Tâm lý Bệnh việnNhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết, thời gian gần đây, mỗi ngày khoa Tâm lý của bệnhviện tiếp nhận khá nhiều trẻ tới khám, trong 10 trường hợp trẻ đến tư vấn tâm lý mỗingày, có khoảng 2 – 3 trẻ có tình trạng chậm nói, chủ yếu ở độ tuổi 2
– 3 tuổi, 95% trẻ trong số này là trẻ chậm nói đơn thuần, không kèm theo nguyên nhân vật lý hoặc tâm lý đi kèm
Vậy thực trạng của vấn đề trẻ chậm nói và nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do đâu? Để làm rõ được điều này, tôi đã tìm hiểu thực trạng từ một số nghiên cứu trên thế giới, cụ thể như sau:
Về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Theo Marcelli và Cohen (2009, 138), quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ diễn ra theo 3 giai đoạn căn bản:
Đầu tiên là Giai đoạn tiền ngôn ngữ (từ 0 đến 12, 13 tháng, với một vài trường
hợp là 18 tháng) thường bắt đầu bằng việc bật các âm thanh căn bản như “Ê…”
“A…” “Ây…”, v.v nhằm biểu đạt sự khó chịu của trẻ khi đau, đói hoặc có mong
muốn được hỗ trợ việc gì đấy, qua đó trẻ dần dần hình thành nên tiền đề giao tiếp
giữa trẻ và môi trường xung quanh Việc này cho thấy sắc thái cảm giác mà trẻ đòi
người chăm sóc phải đáp ứng, như giận dữ, đau đớn, bứt rứt, thỏa mãn, khoái cảm.Đây được gọi là hành vi ngôn ngữ sơ khơi của trẻ
Kế tiếp là Giai đoạn ngôn ngữ của trẻ bé (từ 10 tháng đến 2 tuổi rưỡi, 3 tuổi): những
từ đầu tiên thường xuất hiện trong một số tình huống như: lặp lại lời nói, đáp từ đuôi củacâu hát, hay bắt chước các âm thanh đơn giản Hầu hết trong giai đoạn này ngôn
Trang 4ngữ của trẻ chưa diễn đạt đầy đủ về mặt ý nghĩa, nhưng lại dễ để bật âm Từ khoảng
12 tháng tuổi, trẻ có thể học được 5 đến 10 từ, chẳng hạn như mama, măm măm, ba,
bi, em… và đến 2 tuổi, vốn từ vựng của trẻ có thể đạt đến 200 từ Ngôn ngữ hiểu của
trẻ luôn hình thành trước khi ngôn ngữ nói phát triển, do vậy, trẻ có thể hiểu đượckhoảng 80% những câu nói, mệnh lệnh của những người xung quanh Khoảng 18tháng tuổi, các câu nói đầu tiên sẽ xuất hiện Vì thế đây được xem là giai đoạn vàngcho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Nếu cha mẹ bỏ lỡ thời cơ này, cụ thể là không tạo
cơ hội giao tiếp với trẻ sẽ khiến cho vốn từ của trẻ trở nên nghèo nàn hoặc trẻ trở nênchậm nói
Cuối cùng là Giai đoạn ngôn ngữ (bắt đầu từ 3 tuổi): đây là giai đoạn dài nhất và
phức tạp nhất trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ (bao gồm cả ngôn ngữ hiểu và ngônngữ nói) Nó được thể hiện qua sự phong phú cả về chất lượng và số lượng từ vựng củatrẻ Khoảng từ 3 tuổi rưỡi đến 5 tuổi, trẻ có thể sở hữu 1.500 từ mà không phải lúc nàocũng biết chính xác ý nghĩa của từ Ngôn ngữ dần trở thành phương tiện để trẻ tìm hiểu
về thế giới, nó dần thay thế cho các hành động, cử chỉ, điệu bộ của trẻ
Như vậy, ở mỗi mốc phát triển trong 5 năm đầu đời, trẻ cần đạt được các năng lựcngôn ngữ nhất định Điều này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ nhanh chóng
ở các giai đoạn tiếp sau Vì thế, cha mẹ phải nắm vững các mốc phát triển ngôn ngữ trên để xây dựng tiến trình phát triển ngôn ngữ phù hợp cho trẻ
Về các đặc điểm của trẻ chậm nói
Theo Vallees & Dellatolas, 2005 cho biết, tỷ lệ trẻ rối loạn ngôn ngữ nói và viết ởcác quốc gia trên thế giới đã được báo cáo qua nhiều nghiên cứu khác nhau Ở Pháp,
tỷ lệ trẻ chậm nói chiếm khoảng 4 – 5% số trẻ từ 5 đến 9 tuổi (trong đó 1% ở dạngnặng), và có khoảng 10 – 16% trẻ chậm nói trong một độ tuổi cụ thể liên quan đếnnhững rối loạn học tập
“Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ được chẩn đoán là chậm nói khácao Tại các Bệnh viện nhi, số trẻ chậm nói, mắc bệnh tự kỷ hoặc tăng động giảm chú
ý phải điều trị bán trú thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải Ở các bệnh viện chuyênkhoa Tai Mũi Họng hàng tháng có khoảng 100 trẻ đến khám vì chậm nói, trong đó
Trang 530% trẻ chậm nói do yếu tố tâm lý Thực trạng chẩn đoán cho trẻ em ở Việt Nam cònmang tính hình thức, kinh nghiệm cá nhân và chưa thực sự chuẩn xác.” (Theo BùiThị hậu, 2016)
Thuật ngữ Chậm ngôn ngữ hay Chậm nói thường được sử dụng để chỉ những trẻ cómột khoảng cách nhất định với các bạn cùng trang lứa trong việc nắm vững từ vựng, âm
vị hoặc cú pháp (Theo Rescorla & Lee, 1999) Trẻ chậm nói thường ở khoảng 18
– 36 tháng tuổi, và trong các nghiên cứu, hay được đề cập với thuật ngữ nói chậm(later talker)
Theo nghiên cứu của Rescola, Mirak & Singh (2000), số lượng từ trung bình đượchình thành ở những trẻ chậm nói là 18 từ khi 2 tuổi, 89 từ khi 30 tháng tuổi và 195 từkhi 3 tuổi, ít hơn so với số lượng 150 đến 180 từ khi 2 tuổi ở những trẻ phát triểnbình thường Trong số những trẻ chậm nói ở 2 tuổi, nhiều trẻ có thể theo kịp với cácbạn cùng trang lứa (khoảng 70 – 80% trẻ theo Whitehouse, Robinson & Zubrick,2011), trong khi những đứa trẻ khác, với số lượng từ ít hơn, tiếp tục gặp phải nhữngkhó khăn trong việc đạt được ngôn ngữ
Trẻ học nói bằng việc bắt chước các âm thanh mà chúng nghe được và thực hànhqua việc bật thành tiếng các âm thanh này Một sự chậm trễ trong phát triển lời nói
có thể diễn ra do mất khả năng nghe vì nhiễm trùng tai giữa tái phát Hoặc do cha mẹdùng hai ngôn ngữ để nói chuyện khi ở nhà hoặc do trẻ không được tương tác nhiềuvới cha mẹ Những nguyên nhân khác của chậm nói bao gồm sự phát triển chậmchạp, chậm phát triển tâm thần, liệt não, tự kỷ Một vài trẻ chỉ do không muốn nói ởtrường hay ở nơi công cộng, nhưng có thể nói khi ở một mình hoặc với những ngườibạn mà trẻ biết rất rõ hoặc những người trong gia đình (Theo Pinette Gilles, 2004)
Hậu quả của chậm nói ở trẻ
Đối với sự phát triển của một đứa trẻ, ngoài việc quan tâm đến sự trưởng thành về thểchất thì sự phát triển về trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong đó ngôn ngữ chính
là công cụ, là phương tiện để phát triển tư duy cho trẻ Nếu ngôn ngữ của trẻ phát triển
tốt thì tư duy sẽ phát triển, tư duy phát triển càng thúc đẩy ngôn ngữ phát
Trang 6triển Việc trẻ chậm nói trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tưduy, trí lực của trẻ ở các giai đoạn sau, có khi sẽ kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.Chậm nói sẽ đi kèm với việc giảm mức độ tập trung, chú ý ở trẻ, điều này khiếntrẻ gặp khó khăn trong vấn đề ghi nhớ, nhầm lẫn trong việc ghi nhớ… dẫn đến giảmhứng thú học tập, đôi khi sẽ khiến trẻ bỏ lỡ giai đoạn vàng trong việc phát triển tưduy và thể chất Ngoài ra, trẻ chậm nói sẽ khó phán đoán chính xác được các hìnhảnh tưởng tượng đang nảy sinh, làm giảm chất lượng và không phát triển khả năngtưởng tượng và sáng tạo.
Đối với trẻ ngôn ngữ là công cụ để trẻ hiểu thế giới và cách thế giới vận hành Vìvậy, nếu trẻ chậm nói sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin, các kiếnthức về đời sống, kỹ năng sống của trẻ cũng bị hạn chế Trẻ chậm nói không thể chia
sẻ và làm rõ ý tưởng nảy sinh, khó thể hiện nhưng nhu cầu căn bản của mình cũngnhư bày tỏ mong muốn của bản thân
Qua những thực trạng mà các đề tài nghiên cứu và kết quả thống kê của các tác giả
và tình hình tại Việt Nam, tôi nhận thấy vấn đề trẻ chậm nói là một vấn đề cần đượclưu tâm và tìm hiểu sát sao hơn Thực tế, nếu trẻ chậm nói ở mức độ nhẹ thì phụhuynh vẫn có thể giúp bé phát triển tiếp tục bằng cách phát hiện và kịp thời hỗ trợtrẻ, trẻ có thể sớm được cải thiện, bắt kịp và hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa, gópphần quan trọng vào việc học tập ở trường phổ thông cũng như sự thành công trongcuộc sống sau này
Ở Nhóm trẻ Mầm non Ngôi nhà Hướng Dương, với tổng số lượng là 43 trẻ, trong đó
có ít nhất 10 trẻ đang có nguy cơ chậm nói (chưa qua đánh giá của chuyên gia) Các trẻ này
có những dấu hiệu như: ít hoặc không tương tác với cô và bạn bè, thích chơi một mình, sốlượng từ của trẻ bị hạn chế, không hiểu các mệnh lệnh, yêu cầu của cô v.v Dựa trên nhữngkhảo sát nhanh và trao đổi cùng với giáo viên phụ trách, phụ huynh, tôi nhận thấy các bênliên quan đã có được những nhận định ban đầu về vấn đề mà trẻ có nguy cơ gặp phải là chậmnói Điều này đã được các cô giáo, nhân viên chăm sóc ở các lớp nhận thấy và tỏ ra vô cùng
lo lắng vì nếu tình hình này kéo dài sẽ khiến trẻ có nguy cơ rơi vào tình trạng tự kỷ Do đókhi có cơ hội thực tập tại Nhóm trẻ Mầm
Trang 7non Ngôi nhà Hướng Dương và theo đề xuất hỗ trợ từ cơ sở, tôi đã quyết định tìm hiểu và xây dựng tiến trình phù hợp để hỗ trợ với 1 trẻ chậm nói ở trường.
2 Tổng quan tài liệu
Hiện nay, trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã và đangtìm hiểu sâu hơn về thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp tối ưu nhằmgiải quyết triệt để vấn đề này Điều này cho thấy, đây không phải là một vấn đề quá mớinhưng nó vẫn không quá cũ để chúng ta ngừng tìm hiểu Dựa trên những tìm hiểu củabản thân, tôi đã tìm đọc được rất nhiều đề tài với quy mô khác nhau, nhưng tất cả đều đãgiúp tôi có một bức tranh tổng thể tương đối đầy đủ về vấn đề chậm nói ở trẻ
Ở đây tôi sẽ sơ lược về tổng quan của 3 tài liệu mà bản thân tâm đắc và nhận thấyđây là những đề tài có những nét tương quan và phục vụ cho công trình xây dựng kếhoạch của tôi
Đầu tiên, tôi xin đề cập đến đề tài “Vấn đề chậm nói ở trẻ em hiện nay: thực trạng,nguyên nhân, giải pháp” của nhóm tác giả PGS TS Trần Thu Hương, Ths NCS HoàngMai Anh và các cộng sự Đề tài nghiên cứu thực trạng chứng chậm nói ở trẻ từ đó cónhững phân tích và đánh giá các nguyên nhân cũng như hiệu quả của các phương thứccan thiệp đang có đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi được xác định là chậm nói Trên cơ sở đó,nhóm tác giả đã đề xuất một số biện pháp hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ nhằm cải thiện tìnhtrạng chậm nói Đề tài cũng nhấn mạnh nếu phụ huynh kịp thời phát hiện và xây dựngđược tiến trình hỗ trợ kịp thời, đúng gặp thì vẫn có thể giải quyết được vấn đề
Tiếp theo là đề tài “Xung quanh vấn đề chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay” của nhóm tácgiả Trần Văn Công và Vũ Thị Thu Hương Các tác giả đã tiếp xúc trực tiếp hơn 100 trẻđược chẩn đoán tự kỷ và trò chuyện với bố mẹ của chúng, qua đó nhóm tác giả thấynhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng và bức xúc về tình trạng con họ được chẩn đoán tự kỷ rấtnhanh và không chính xác Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các ca lâm sàng trên
20 trường hợp đã được chẩn đoán là tự kỷ ở các cơ sở khám bệnh ở Hà Nội, tuổi daođộng từ 2 đến 7, quê ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc Đề tài này cho thấy việc chẩnđoán tình trạng của một đứa trẻ không được tiến hành một cách qua loa vì điều
Trang 8này sẽ hình thành tâm lý hoang mang cho phụ huynh và quá trình phát triển của trẻgặp nhiều bất cập Qua đề tài, tôi sẽ hiểu hơn về tâm lý của các bậc phụ huynh khibiết tin con mình đang gặp vấn đề về sự phát triển, do đó tôi cần phải thực sự khéoléo trong quá trình trao đổi và giao tiếp với phụ huynh khi muốn hỗ trợ trẻ Đặc biệtnếu trong quá trình hỗ trợ, nếu tôi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu nào liên quan đến
tự kỷ hay chậm phát triển tôi cũng không được ngay lập tức nhận định rằng trẻ là trẻ
tự kỷ hoặc chậm phát triển mà cần cẩn thận trình bày cùng với những thầy cô,chuyên gia có chuyên môn để đưa ra hướng đi phù hợp và hạn chế gây ra những tổnthương cho trẻ và cả phụ huynh
Cuối cùng là đề tài “Chậm phát triển ngôn ngữ và ảnh hưởng cả nó đến sự phát triển
toàn diện trẻ mẫu giáo” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh Đề tài này xoay quanh về
vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ Tác giả đã đưa ra các giả thuyết và yếu tố đểchứng minh rằng vấn đề chậm nói ở trẻ vẫn có thể can thiệp và giải quyết nên chúng taphát hiện, can thiệp kịp thời Thông qua đề tài này, tôi nhận thấy việc phát triển ngônngữ của trẻ rất cần sự hỗ trợ từ các hệ thống sinh thái xung quanh trẻ, cụ thể là nhữngngười lớn quan trọng với bé như ba, mẹ, ông bà Do đó, các bậc phụ huynh không được
lơ là, hay coi thường vấn đề này Vì điều này rất quan trọng để trẻ có thể quay lại sựphát triển bình thường, theo kịp bạn bè của mình Ngoài ra, trong đề tài có đề cập đếncác mức độ của chậm phát triển ngôn ngữ, đây là cơ sở giúp tôi nhận định được vấn đề
và mức độ nguy cấp của trẻ sau khi đánh giá ban đầu
3 Những lý thuyết đã sử dụng
3.1 Thuyết học tập xã hội
Albert Bandura (1925) là một nhà Tâm lý học người Mỹ Ông là người có nhiều đónggóp trong lĩnh vực tâm lý học và bản thân ông cũng bị ảnh hưởng trong quá trìnhchuyển đổi từ chủ nghĩa hành vi đến tâm lý học nhận thức Ông cũng chính là tác giảcủa học thuyết học tập xã hội và lý thuyết về sự tự tin vào năng lực của bản thân
Trang 9Thuyết học tập xã hội Bandura cho rằng học tập còn có thể xuất hiện đơn giảnbằng cách quan sát hành động của người khác Được biết đến với tên gọi Học tậpqua quan sát, dạng học tập này có thể được sử dụng để lý giải hàng loạt các hành vi,bao gồm cả những hành vi không thể giải thích bằng những thuyết học tập khác.
Theo Badura, nội dung của học thuyết bao gồm:
➢ Học tập qua quan sát
➢ Trạng thái tinh thần đóng vai trò quan trọng
➢ Tự kiểm soát
➢ Học tập không phải nhất thiết lúc nào cũng đưa đến sự thay đổi trong hành vi
Theo quan sát của Bandura, mỗi cá nhân sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm nếu chỉ họctập qua việc tự quan sát và trải nghiệm Chính vì cuộc sống của cá nhân có gốc rễ từnhững trải nghiệm mạnh tính xã hội nên việc quan sát những người xung quanh lạiđóng vai trò vô cùng quan trọng Điều này quyết định cách cá nhân lĩnh hội đượcnhững kiến thức và kỹ năng mới
Thuyết học tập xã hội có khá nhiều ứng dụng trong thực tế Trong vấn đề chậm nói
ở trẻ, tôi có thể vận dụng nội dung học thuyết trong việc giúp trẻ học tập thông quaquan sát Người hướng dẫn có thể tạo các hoạt động hoặc tạo các nguyên tắc tương tác vớitrẻ để buộc trẻ phải bật âm Ví dụ, ba mẹ có thể đặt quy tắc là khi trẻ muốn có món bánhmình thích thì phải nói “Ạ” hoặc nói “Bánh” thì lúc đó ba mẹ mới đưa món ăn đó cho trẻ.Ban đầu trẻ có thể sẽ không hiểu để làm theo, ba mẹ nên là người làm mẫu để trẻ quan sát vàlàm theo Quá trình này lúc đầu sẽ có nhiều khó khăn vì trẻ sẽ
không hợp tác ngay, thường quấy khóc để được bánh nhanh hơn, do đó ba mẹ phảithực sự kiên nhẫn và vững lòng để trẻ hợp tác
3.2 Thuyết hệ thống sinh thái
Lý thuyết hệ thống sinh thái được Carel Bailey Germain – Giáo sư ngành Công tác
xã hội trường Đại học Columbia, Mỹ - đề xướng vào năm 1973 Lý thuyết hệ thốngsinh thái với cách tiếp cận theo truyền thống được dựa trên một số mô hình tâm lý
Trang 10học của Freud, trong đó chẩn đoán và điều trị tập trung chủ yếu vào tâm lý của thânchủ và sự can thiệp tích cực, nhanh chóng của gia đình.
Lý thuyết chú trọng đến việc kết nối các mối quan hệ giữa con người với môitrường để giải quyết vấn đề con người đang đối diện, từ thuyết hệ thống sinh tháinày, NVXH có thể đánh giá môi trường sống của thân chủ như gia đình, bạn bè,hàng xóm, đồng nghiệp, cơ quan… nhằm hiểu tình trạng, vị trí hiện tại của thân chủtrong môi trường mà họ đang sống
Điểm đặc biệt nhất của cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống sinh thái là nó cungcấp lăng kính tìm ra mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh dựatrên nền tảng sinh thái sinh học
Thông qua nội dung của học thuyết, tôi có thể phân tích được sự tương tác của trẻ
và hệ thống sinh thái xung quanh trẻ để biết được vấn đề của trẻ xuất phát do đâu và
từ đâu, vì dựa trên những tương tác hằng ngày của trẻ ta có thể hình dung được điều
gì dẫn đến hành vi hiện tại của trẻ Qua đó, NVXH sẽ có thể tìm ra được cách thức
hỗ trợ phù hợp
3.3 Thuyết Tâm lý học phát triển của Erik Erikson
Erik Erikson là một nhà Tâm lý học người Đức (1902 – 1994), ông là ngườinghiên cứu về cái Tôi Các lý thuyết của ông có sự ảnh hưởng bởi công trình nghiêncứu của nhà Phân tâm học Sigmund Freud
Lý thuyết của Erikson mô tả tác động của trải nghiệm xã hội trong toàn bộ cuộcđời của một người Ông quan tâm đến việc các tương tác xã hội và mối quan hệđóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển và trưởng thành của từng chủ thể Lýthuyết Tâm lý học xã hội của ông dựa trên nguyên lý biểu sinh Theo nguyên lý này,con người phát triển theo một trình tự xảy ra theo thời gian, và trong bối cảnh củamột cộng đồng rộng lớn hơn
Trang 11Trong học thuyết này, tôi chú tâm vào giai đoạn phát triển từ trẻ sơ sinh đến 18tháng tuổi, vì đối tượng thân chủ tôi tiếp cận thuộc độ tuổi này Theo học thuyết,đây là giai đoạn của sự Tin tương và Ngờ vực – Giai đoạn đầu tiên trong lý thuyếttâm lý xã hội của Erik Erikson diễn ra từ khi trẻ mới sinh đến 18 tháng tuổi Tronggiai đoạn này, đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc về mọi thứ, bao gồm
cho ăn, tình yêu thương, sự ấm áp, sự an toàn và sự nuôi dưỡng Sự tin tưởng của trẻ
đối với người chăm sóc hình thành dựa trên cảm giác tin cậy và sự yêu thương củangười chăm sóc Nếu người chăm sóc không cung cấp đủ sự quan tâm và tình yêuthương, đứa trẻ sẽ cảm thấy rằng mình không thể tin tưởng hoặc phụ thuộc vàongười này trong cuộc sống của mình Ngược lại, nếu trẻ sẽ cảm thấy an toàn và yêntâm trong thế giới xung quanh thì đứa trẻ sẽ tự tin và hình thành sự tin tưởng, tin cậyvới sự mọi thứ xung quanh
Dựa theo học thuyết này, tôi nắm bắt được nhu cầu phát triển của trẻ, để cónhững tương tác thân mật, tạo được cảm giác tin tưởng của trẻ dành cho tôi Tôi sẽkết hợp nội dung của học thuyết này với thuyết hệ thống sinh thái để tìm hiểu về sựgắn kết giữa trẻ và những người thân xung quanh trẻ để lý giải nguyên nhân tại saotrẻ không có tương tác bền chặt với những người xung quanh như bạn bè, cô giáo…
4 Phương pháp CTXH cá nhân
Theo Cố Thạc sỹ Phát triển Cộng đồng Nguyễn Thị Oanh “Công tác xã hội cánhân là một phương pháp can thiệp (của CTXH), quan tâm đến những vấn đề vềnhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm Mục đích của Công tác xã hội cá nhân làphục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường các chức năng xã hội của
cá nhân và gia đình.”
Quá trình hình thành và phát triển của CTXH cá nhân đã bắt đầu cách đây gần trămnăm Các nhà thực hành đã phát triển nhiều cách tiếp cận khác nhau để sử dụngphương pháp này một cách hiệu quả Trong CTXHCN có 4 thành tố mà NVXH cầnquan tâm đó là: con người, vấn đề, cơ quan và tiến trình Nhìn chung, tiến trình haycác bước đi của mỗi tác giả là không thay đổi, điểm khác biệt nằm ở trọng tâm và
Trang 12các công cụ trị liệu Các nhà tiên phong CTXHCN đặc biệt như Mary Richmond,
Gordon Hamilton và Florence Hollis tập trung triển khai cách tiếp cận tâm lý xã hội.
Cách tiếp cận thứ hai được gọi là “giải quyết vấn đề”, người chủ trương là HelenHarris Perlman, ông tin rằng sự lôi cuốn thân chủ vào tiến trình giải quyết vấn đề đã làmột cách trị liệu Sau đó các NVXH theo đường lối của Ruth Smalley và Tybel Bloomhình thành cách tiếp cận chức năng Cách tiếp cận này tập trung vào một nhiệm vụ doWilliam Reid và Laura Epstein chủ trương, tập trung vào việc giúp thân chủ đạt mộtmục tiêu cụ thể do anh ta chọn và trong thời gian giới hạn, quá trình thực hiện mụctiêu ấy chính là trị liệu Kế đó là “can thiệp khi khủng hoảng” do nhiều NVXH sửdụng khi ngành CTXH mới bắt đầu Theo Howard J Parad và sau đó Naomi Golan,đây là tích cực tác động vào chức năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân tronggiai đoạn khủng hoảng Việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào thẩm định tâmsinh lý của cá nhân và gia đình trong tình huống xã hội
Trong nghiên cứu này, tôi đã sử dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân đểlàm việc với một đối tượng cụ thể, đó là một trẻ 21 tháng tuổi đang gặp vấn đề vềphát triển ngôn ngữ Sử dụng phương pháp này sẽ giúp thân chủ có cơ hội đượctương tác 1 – 1 và hỗ trợ các biện pháp chuyên môn để tạo điều kiện bật âm chotrẻ Đồng thời tôi cũng sẽ làm việc cùng với gia đình trẻ để giúp thân chủ có đượcmôi trường phát triển toàn diện và đẩy mạnh các tương tác xã hội giúp trẻ tự tin,mạnh dạn hơn
Sử dụng phương pháp này tôi sẽ kết hợp cùng với những kỹ năng của chuyênngành CTXH như: kỹ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ghi chép hồ sơ…Với phương pháp CTXH cá nhân tiến trình sẽ bao gồm 6 bước sau:
➢ Bước 2: Thu thập thông tin thân chủ
➢ Bước 3: Đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ
➢ Bước 4: Lập kế hoạch hỗ trợ
➢ Bước 5: Triển khai kế hoạch hỗ trợ
Trang 13➢ Bước 6: Lượng giá/ Chuyển giao
II TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VỚI THÂN CHỦ
1 Tiếp nhận, thiết lập quan hệ
Tiếp xúc với trẻ tại lớp học là một điều đơn giản nhưng cũng gặp nhiều khó khăn,
vì độ tuổi của các bé rất nhỏ, nên sẽ có 2 trường hợp xảy ra: hoặc trẻ sợ và khóc lớn,điều này sẽ ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp; hoặc trẻ sẽ rất thích thú và tích cựctương tác cùng cô Do đó, trước khi có những tiếp xúc trực tiếp với trẻ, tôi đã có mộtbuổi gặp gỡ với ban quản lý của Nhóm trẻ Mầm non Ngôi nhà Hướng Dương
Được sự giới thiệu của KHV Trường – cô Phạm Thị Thu Thủy, tôi đã chủđộng tìm đến và gặp gỡ trao đổi cùng cô Nguyễn Thị Thu Hiền – Chủ Nhóm trẻMầm non Ngôi nhà Hướng Dương Mục tiêu của buổi làm việc này nhằm thiết lậpmối quan hệ với ban quản lý Nhóm trẻ để tìm hiểu một số thông tin về tình hình trẻtại đây và các vấn đề mà trẻ tại cơ sở đang gặp phải
Sau khi tôi trao đổi về yêu cầu môn học và phía cơ sở trình bày một số vấn đề
mà trẻ đang gặp, tôi và đại diện cơ sở đã đi đến thống nhất về việc hỗ trợ 1 đến 2trẻ chậm nói hiện đang học tại đây Tôi được phân công đến quan sát và hỗ trợ cáctrẻ ở lớp Lemon – đây là lớp có các trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi Trong 2 tuầnquan sát hành vi và thái độ của các trẻ tại lớp, tôi đặc biệt quan tâm đến bé TrầnDuy K (Tên trẻ đã được thay đổi)
Từ hồ sơ nhập học của trẻ, tôi thu nhập được một số thông tin về thân chủ nhưtên, tuổi, ngày nhập học, địa chỉ… như sau:
➢ Họ và tên thân chủ: Trần Duy K (Tên trẻ đã được thay đổi)
➢ Ngày tháng năm sinh: 28/2/2021
➢ Địa chỉ: Chung cư Safira, số 454 Võ Chí Công, tổ dân phố 9, khu phố 2,
phường Phú Hữu, quận 9, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
➢ Ngày nhập học: 05/9/2022
Trang 14Sau khi trao đổi và được sự đồng ý của Ban quản lý Nhóm trẻ, theo đúng kếhoạch ngày 20/10/2022, tôi đã chủ động đến Nhóm trẻ để trực tiếp quan sát và hỗtrợ đối tượng Thay cho phương pháp vãng gia, tôi trực tiếp đến lớp, quan sát hành
vi và thái độ của trẻ thông qua các hoạt động học tập tại lớp học Tôi đến lớp vàothứ 3, 5, 7 mỗi tuần để quan sát và ghi chép các đặc điểm về thể chất, cảm xúc,hành vi và thói quen của trẻ Tuy nhiên, vì trẻ chưa phát triển ngôn ngữ, nên ngoàinhững ghi chép thông qua quan sát trẻ, tôi còn làm việc trực tiếp với cô Hằng –Giáo viên phụ trách lớp của trẻ và mẹ của trẻ để phục vụ cho quá trình thu thập cácthông tin liên quan đến trẻ
Đối với phụ huynh, tôi đã triển khai hai hoạt động trao đổi: một là, trực tiếp quaứng dụng Zalo; hai là, gặp gỡ lúc ba mẹ đón bé ra về Qua trao đổi cùng mẹ trẻ ởbuổi đầu, mẹ trẻ đã có những chia sẻ liên quan đến tình hình của trẻ trong thời giangần đây như sau:
“Bé ở nhà chỉ thích chơi một mình, mẹ gọi thì bé không quay lại, bé chỉ thích bế
thôi Trong thời gian dịch vừa qua, ba mẹ ở nhà cho bé xem TV là chủ yếu vì ba mẹ làm văn phòng nên dù dịch vẫn rất bận rộn Ở nhà mẹ cũng thường chơi với bạn, nhưng vì còn một anh lớn đang học cấp 1 nên mẹ không thể quan tâm đồng đều giữa hai anh em Dạo này mẹ bắt đầu thấy lo lắng cho tình hình của bạn, vì mẹ thấy bạn ít tương tác, hầu như không bật được âm mà chỉ khóc và giơ tay đòi thứ mình thích, lo nhất là mẹ gọi nhưng bạn không phản ứng hay quay lại.”
Đối với cô giáo phụ trách của trẻ, tôi đã tiến hành phỏng vấn cô giáo về các thóiquen và hành vi thường ngày của trẻ Trong buổi tiếp xúc đầu tiên với cô Hằng, tôi
đã trò chuyện cùng cô để thu thập một số thông tin liên quan đến quá trình trẻ họctại lớp
“Theo chị quan sát cho thấy, bé K ở lớp chỉ thích chơi một mình, không có phản ứng khi cô gọi tên, những khi bé chơi các trò chơi nguy hiểm cô kêu bé dừng lại bé dường như không nghe thấy và không có phản ứng lại Một điểm đặc biệt mà chị và
Trang 15các cô khác đều nhận thấy khi trông bé là bé thường đi nhón gót và nghiêng đầu sang trái mỗi khi đi, nên bé thường đi lệch sang trái và mất thăng bằng rồi té Chị rất là lo cho bé, vì nếu cứ như vậy kéo dài thì có thể bé sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng để phát triển cùng với các bạn khác, nhiều lúc chị nghi ngờ tai bạn có vấn đề nên bạn mới không nghe và phản ứng lại lời cô nói Nhưng có vài lần khi lớp mở nhạc Baby Shark thì bạn có đứng dậy và nhún theo nhạc, điều này chỉ xuất hiện vài lần chứ không thường xuyên.”
Qua các thông tin khảo sát và phỏng vấn các bên liên quan, tôi nhận thấy trẻ cómột vấn đề khẩn cấp cần được hỗ trợ và xây dựng tiến trình can thiệp sớm đó làvấn đề chậm nói
2 Thu thập thông tin về thân chủ
Sau những buổi quan sát và tương tác trực tiếp với trẻ, đồng thời duy trì việcliên lạc với cô giáo và mẹ của trẻ, tôi nhận thấy trẻ và gia đình đã dành cho tôinhững sự tin cậy nhất định, do đó tôi đã tiếp tục tiến hành bước tiếp theo là “Thuthập thông tin”
Để thu thập những thông tin cần thiết tôi đã sử dụng rất nhiều kỹ năng như: kỹnăng quan sát, lắng nghe, tạo mẫu khảo sát,… để khai thác được từng vấn đề cụ thểcủa đối tượng
Công việc thu thập thông tin được thực hiện hầu hết trong suốt tiến trình canthiệp và làm việc với trẻ Tôi đã sử dụng một số nguồn tài nguyên liên quan để cóthể tiếp cận được các thông tin của trẻ như: bản thân trẻ, cô giáo phụ trách, mẹ củatrẻ, nhân viên quản lý hồ sơ của Nhóm trẻ để thu thập thông tin Các thông tin thu
thập được bao gồm: Phiếu đánh giá Tâm lý – Sức khỏe của trẻ trước khi nhập học
và Biểu mẫu khảo sát do Phụ huynh tự điền (Xem thêm phụ lục 1)
Trang 16Về vấn đề của thân chủ
Qua thông tin ghi nhận từ phỏng vấn và các biểu mẫu liên quan đã kể trên, tôi
đã bước đầu nhận định được một số vấn đề mà trẻ đang gặp phải và cần được hỗtrợ sớm như sau:
Thứ nhất: Trẻ không phản ứng lại khi mẹ/ cô giáo gọi tên
Hằng ngày, mẹ và cô luôn cố gắng gọi tên trẻ để tạo tương tác cùng trẻ Tuynhiên trẻ dường như không có phản ứng và không biết được đâu là tên gọi của bảnthân Mẹ và cô đều cố gắng gọi tên bạn khi ẵm hoặc kể chuyện cho bạn nghe vớingôi xưng là K Trong những trường hợp như vậy, mẹ và cô đều nhận lại kết quảthất bại, bạn không có phản ứng và không có tương tác khi mẹ và cô gọi tên
Thứ hai: Khả năng hiểu mệnh lệnh của trẻ kém, không tập trung
Trong các hoạt động sinh hoạt, như ăn, ngủ bạn thường tự làm theo mong muốncủa bản thân Đôi lúc, bạn có hành động có nguy cơ làm đau bản thân, cô sẽ ra hiệulệnh để bạn ngừng lại, nhưng bạn sẽ không nghe thấy hoặc có thể do không hiểu nênvẫn tiếp tục làm Ngoài ra, cô và mẹ rất cố gắng kết nối bạn tham gia vào các hoạtđộng trong lớp như chơi trò chơi, tráo thẻ, v.v, bạn thường chỉ tập trung vào 3
– 4 phút đầu rồi sau đó quay sang chỗ khác hoặc ngồi nhìn vào không trung và tự chơi trong thế giới riêng của bản thân
Thứ ba: Ngôn ngữ không phát triển, không có dấu hiệu bật âm có chủ đích
Trong quá trình học tập và sinh hoạt tại nhà, mẹ và cô đã tạo điều kiện để bạnbật âm như gọi “Papa”, “Mama”, hoặc “Ạ” nhưng đều không thành công Bạn chỉ
im lặng Tuy nhiên không phải bạn gặp vấn đề liên quan đến thể lý vì vào giờ ngủtrưa, cô giáo của bạn ghi nhận rằng bạn vẫn bật ra các âm thanh không chủ đíchnhư “Aaaa” “Ê ê” rồi cười một mình
Thông qua các buổi làm việc thu thập thông tin, quan sát hành vi của trẻ, tôi đãtrao đổi và bàn bạc cùng với cô giáo và mẹ của trẻ về một số nguyên nhân của vấn
Trang 17đề mà trẻ đang gặp phải Qua đây, mẹ và cô giáo đã xác định rằng, trong thời gian
ở nhà do dịch bệnh, mẹ đã cho bé xem TV quá nhiều, ít tương tác và chơi cùng bé.Tóm lại, vấn đề chậm nói của trẻ xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
Trẻ sử dụng TV, thiết bị điện tử quá mức
Ba mẹ ít tương tác, chơi cùng bé
Mẹ áp dụng phương pháp nuôi dạy chưa đúng cách
Trong quá trình thu thập thông tin, tôi cần chú trọng tìm hiểu kỹ những khíacạnh này để xác định được kế hoạch hỗ trợ cụ thể để có thể tận dụng tối đa cácnguồn lực có sẵn trong hệ sinh thái của trẻ
Tìm hiểu về các nguồn lực:
Tôi đã cùng với cô giáo và mẹ bé bàn bạc, thảo luận về các nguyên nhân liênquan đến các nguồn lực xung quanh trẻ, từ đó có thể huy động để giải quyết vấn
đề bao gồm: nội lực (nguồn lực bên trong từ chính bản thân thân chủ và gia đình)
và ngoại lực (nguồn lực bên ngoài từ sự hỗ trợ của cô giáo, nhà trường, phươngpháp can thiệp) Cụ thể như sau:
Về nội lực:
Nguồn lực để giải quyết vấn đề của thân chủ liên quan đến năng lực bản thâncủa thân chủ dường như là không có, vì trẻ chưa có đủ nhận thức và năng lựcnhận biết vấn đề của bản thân để tự mình nỗ lực giải quyết vấn đề
Về ngoại lực:
Ba mẹ của trẻ đều đang làm công việc văn phòng, rất bận rộn và thườngxuyên mang công việc về nhà để làm, do đó thời gian tương tác và chơi cùng bé bịhạn chế Vì vậy, thời gian tương tác của ba mẹ và bé không quá nhiều và hiện tạitrẻ có xu hướng không muốn chơi cùng người khác, chỉ muốn chơi một mình
Trang 18Thêm vào đó, vì trẻ hiện tại có những dấu hiệu đặc biệt như kiễng chân,không kiểm soát tuyến nước bọt, cười một mình, do đó các bạn trong lớp hầu nhưkhông có tương tác trực tiếp với K.
Như vậy, qua một số quan sát và thông tin trên đây, có thể thấy trẻ ngoài gặpnhững vấn đề liên quan đến năng lực bản thân mà còn do những yếu tố bên ngoàigây cản trở đến quá trình tập nói của trẻ Đây là vấn đề đặt ra cho tôi, yêu cầu tôicần phải đề ra một kế hoạch cụ thể trong tiến trình hỗ trợ với trẻ
3 Đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ
Dựa trên cơ sở các thông tin có được, tôi nhận thấy trẻ có một vấn đề cấp bách
và cần được hỗ trợ sớm đó là vấn đề chậm nói Đây không phải vấn đề quá khókhăn mà đây là vấn đề cần xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triểnsau này của trẻ Vì vấn đề này nếu không can thiệp sớm thì nó sẽ là nguyên nhângây ra các vấn đề về sự phát triển khác về sau
Sau khi xác định được vấn đề trẻ cần được hỗ trợ, tôi cùng với mẹ và cô giáocủa trẻ xác định lại các nguyên nhân của vấn đề, từ đó giúp tôi và các bên hỗ trợliên quan một lần nữa nhìn rõ lại vấn đề và những nguyên nhân thực sự để đưa ra
cơ sở xác thực nhằm chẩn đoán bản chất vấn đề để lên kế hoạch trị liệu một cáchhiệu quả nhất Từ cách đánh giá và nhìn nhận lại tôi xác nhận được các nguyênnhân liên quan như sau:
Trẻ sử dụng TV, thiết bị điện tử quá
mức Ba mẹ ít tương tác, chơi cùng bé
Mẹ áp dụng phương pháp nuôi dạy chưa đúng cách
Bên cạnh đó, tôi đã tìm hiểu về bối cảnh sống của trẻ và gia đình cũng nhưmối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trẻ, nhằm tìm hiểu thêm cách thứctương tác của trẻ và các thành viên khác như thế nào Qua phỏng vấn, tôi đã vẽđược sơ đồ phả hệ của trẻ như sau:
Trang 19Dựa theo sơ đồ phả hệ trên, tôi nhận thấy trẻ vẫn đang nhận được sự quan tâm
và chăm sóc của cả ba và mẹ, tuy nhiên vì ba mẹ trẻ lại rất bận rộn vì tính chấtcông việc, còn anh của trẻ thì chưa đủ hiểu và quan tâm trẻ đầy đủ được Do đó,các tương tác của trẻ với gia đình cũng gặp hạn chế và trẻ chưa có môi trường đủtốt để phát triển ngôn ngữ
Ngoài ra, để nhận diện được hệ sinh thái xung quanh trẻ một cách trực quan,tôi đã dựa trên nội dung phỏng vấn và mẫu khảo sát mà mẹ đã điền để vẽ biểu đồsinh thái xung quanh trẻ Cụ thể như sau:
Trang 20Nguồn: Sinh viên thực tập, tháng 11 năm 2022
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ sinh thái trên, ta thấy sự tác động của các yếu tố bên
ngoài đến trẻ Đặc biệt tôi nhận thấy trẻ nhận được sự hậu thuẫn và hỗ trợ mạnh mẽcủa gia đình, nhà trường, NVXH và bệnh viện Qua biểu đồ ta thấy gia đình và trườnghọc là hai nguồn lực có vai trò tác động mạnh nhất đến trẻ Mặc dù, ba mẹ trẻ vẫnluôn bận rộn với công việc nhưng từ khi gia đình nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm pháttriển ngôn ngữ ba mẹ trẻ vẫn rất cố gắng tìm cách tương tác và trò chuyện cùng bé,chỉ là chưa có phương pháp tối ưu để gia đình áp dụng Vì thế, gia đình là chỗ dựatinh thần và là nguồn lực vững chắc nhất đối với trẻ trong bối cảnh hiện tại, còntrường học là nơi sẽ dành phần lớn thời gian để phát triển và tương tác xã hội
Sau khi vẽ và phân tích biểu đồ sinh thái thì tôi cùng với mẹ và cô giáo củatrẻ phân tích điểm mạnh và điểm yếu của trẻ như sau:
Trang 21Điểm mạnh Điểm yếu
- Trẻ vẫn đang trong thờigian vàng để thúc đẩy sự
phát triển toàn diện, bao
- Ngôn ngữ hiểu của trẻgồm phát triển ngôn ngữ
dường như không cóTrẻ
trẻ khác trong lớp
Trang 22Qua quá trình làm việc với trẻ, tôi đã tạo được mối quan hệ thân thiết với trẻ vàgia đình của trẻ Do vậy, trong giai đoạn này ngoài việc thu thập thông tin về trẻ,
tôi đã cùng gia đình nhìn rõ hơn về vấn đề của trẻ thông qua Bảng đánh giá ban
đầu của trẻ (Xem phụ lục 2)
Nhìn vào Bảng đánh giá, tôi nhận thấy trẻ phát triển thể chất tương đối bìnhthường, vấn đề hiện tại trẻ đang gặp liên quan đến ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ nói.Trẻ không có dấu hiệu nghe và tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài hay phản ứngvới những tương tác xung quanh trẻ Do đó, tôi nhận thấy rằng vấn đề chậm nóicủa trẻ hiện đang ở mức độ nhẹ, tức là sự chậm nói đơn thuần Những trẻ ở mức
độ này đều có sự phát triển bình thường, các cơ quan chức năng không khiếmkhuyết, việc nắm bắt ngôn ngữ được thực hiện theo trật tự bình thường nhưng sẽkéo dài lâu hơn các trẻ cùng độ tuổi khác, chưa đạt được các chỉ tiêu phát triểnngôn ngữ Theo các chuyên gia, nguyên nhân của sự chậm trễ này là do môitrường sống, môi trường giao tiếp không tốt, không xuất phát từ yếu tố sinh họchay bệnh lý Do đó, để có thể hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi ta đặt trẻ trong môitrường giao tiếp lành mạnh, đặc biệt khi có sự kích thích phù hợp và sự quan tâm,dạy dỗ chu đáo của gia đình và những người xung quanh trẻ
4 Lập kế hoạch hỗ trợ thân chủ
Sau khi hoàn thành giai đoạn đánh giá và xác định vấn đề, tôi cần làm ngay một
kế hoạch hỗ trợ để nhằm giải quyết vấn đề của trẻ
Đầu tiên, để lập kế hoạch hỗ trợ phù hợp và đạt hiệu quả, tôi cần xác định đượcmục đích hỗ trợ Với trường hợp này, tôi xác định được 4 mục tiêu cần triển khaitrong quá trình hỗ trợ này, bao gồm:
Tạo lòng tin nơi trẻ
Tương tác 1 – 1 định kỳ với trẻ
Dạy nói theo sách “Từ vựng đầu tiên cho trẻ”
Dạy nói theo sách và kết hợp các trò chơi tương tác