1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của thế giới pdf

17 894 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 60,28 KB

Nội dung

E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài người khai thác.. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các k

Trang 1

Bảo vệ môi trường hiện nay đan là vấn đề nóng bỏng của thế giới Vậy làm sao để bảo vệ môi trường? Hiện nay việc tuyên truyền, vận động công dân đang rất phổ biến ở nhiều nước Đi đến đâu ta cũng thấy có từng nhóm người đi tuyên truyền, cổ động mọi người tích cực tham gia bảo vệ môi trường Họ còn đưa từng tờ giấy cho mọi người Để mong rằng những việc làm nho nhỏ của mình cũng góp phần vào bảo vệ môi trường Vì sao vấn đề ô nhiễm môi trường đang dần trở lên trầm trọng như vậy? Câu trả lời là vì do mọi người chưa có những ý thức về bảo vệ môi trường Vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi Các nhà máy, xí nghiệp chưa sử lý nước thải đã cho thải ra môi trường Các xe trở rác thường đổ rác

ra chân đê Ngay

cả học sinh ra quán mua kẹo cũng vứt rác bừa bãi Các nguyên nhân dẫn đến cây cối không phát triển được, các động vật ở ao hồ, sông suối bị nhiễm nước thải và chết dần chết mòn Mà rác đổ ở các chân

đê khiến cho cỏ không phát triển được, sẽ gây ra ngập úng trên các đồng ruộng vào mùa mưa Năm

2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất với chủ đề:" Một ngày không dùng bao bì nilông" Bao bì nilông có thể gây nguy hại với môi trường bởi đặc tính không phân hủy, của pla-xtic Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì nilông gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng Vì thế chúng ta cần phải thay đổi ngay thói quen sử dụng bao bì nilông Theo các nhà khoa học, bao bì nilông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh Nếu bao bì nilông cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn và sạt nở đất ở các vùng núi Bao bì nilông nếu bị vứt xuống rãnh làm tắc cống, làm cho muỗi phát sinh, lây truyền bệnh Bao bì nilông trôi ra biển, sông sẽ làm chết các động vật nếu chúng nuốt phải Đặc biệt là bao bì nilông màu, tái chế sẽ làm ô nhiễm thực phẩm vì có chứa các kim loại chì gây tác hại cho não va là nguyên nhân gây ung thư phổi Ô nhiễm môi trường còn là một trong những nguyên nhân gây lên sự biến đổi khí hâụ toàn cầu, sự nóng lên của trái đất Sẽ dẫn đến hiện tượng các tảng băng ở Bắc Cực tan ra làm tăng mực nước biển Các tảng băng trôi gây nguy hiểm đến các con tàu nếu chẳng may tàu va vào thì sẽ bị đắm Mà băng tan sẽ dẫn đến mực nước biển dâng nhanh, thủy triều sẽ lên cao và tràn vào những ngôi nhà ở ven bờ biển Lịch sử của trái đất sẽ được lặp lại Vì vậy chúng ta hãy cùng góp sức bảo vệ hành tinh của chúng ta Chúng ta phải giảm thiểu tối đa khí độc đi ra ngoài môi trường Bằng cách trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đồi trọc Hãy tưởng tượng xem xe bus trở được bốn mươi người, trong khi xe máy chỉ trở được tối đa là ba người mà thôi Hãy tưởng rằng nếu không có xe bus mọi người đều đi xe máy, ôtô xẽ thải ra rất nhiều khói độc Chúng là một trong những nguyên nhân, gây gạt mũi, tắc nghẽn mặch máu não Nếu tất cả đều đi xe bus thì sẽ giảm được lượng khói độc đi rất nhiều Vì vậy nếu cần thiết lắm thì chúng ta mới đi xe máy, ôtô Còn không chúng tá có thể đi làm bằng xe bus, xe đạp hoặc cũng có thể là đi bộ Mà đi xe đạp, đi bộ cũng rất có ích vừa có thể làm giảm ô nhiễm môi trường, vừa có thể tập thể dục Vậy có thể coi là một mũi tên trúng hai đích

Vì vậy, chúng ta cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường Hãy cùng giữ cho trái đất, mãi một màu xanh Cùng nhau làm giảm sự biến đổi khí hậu toàn cầu, và sự nóng lên của trái đất Hãy cùng nhau hành động, làm giảm ô nhiễm môi trường

Giáo dục môi trường là gì?

"Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái"

Trang 2

Mục đích của Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh

Sự gia tăng dân số thế giới tác động đến môi trường như thế nào?

Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát: I= C.P.E

Trong đó:

C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người

P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới

E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài người khai thác I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số

Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:

 Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v

 Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

 Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí

dư thừa ở các nước công nghiệp hoá Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức

 Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn

Trang 3

Hiệu ứng nhà kính là gì?

 Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v

 "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính"

 Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC Các

số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ

1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%

Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050

 Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2 Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất

 Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp

sẽ bị chìm dưới nước biển

 Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt

 Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng

 Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm

Trang 4

Ô nhiễm môi trường là gì?

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:

"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường"

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học

và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường

độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu

Cơ sở triết học của quản lý môi trường là gì?

Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn "Tự nhiên - Con người - Xã hội", trong đó yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hoá của 5 thành phần cơ bản:

 Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô

cơ dưới tác động của quá trình quang hợp

 Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra các chất thải

 Sinh vật phân huỷ (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân huỷ các chất thải, chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản

 Con người và xã hội loài người

 Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người với số lượng ngày một tăng

Tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội" đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ thống Con người nắm bắt cội nguồn sự thống nhất đó, phải đưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống đó Vì chính con người đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất yếu khách quan là sự thống nhất giữa tự nhiên - con người - xã hội Sự hình thành những

Trang 5

chuyên ngành khoa học như quản lý môi trường, sinh thái nhân văn là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội"

MỤC TIÊU

Kiến thức:

Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu về:

- Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật;

- Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường

- Ô nhiễm môi trường

- Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (môi trường nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm,

bản làng, phố phường…)

Thái độ - Tình cảm:

- Có tình cảm yêu quí, tôn trọng thiên nhiên, yêu quí gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước

- Có thái độ thân thiện với môi trường

- Có ý thức:

+ Quan tâm đến các vấn đề môi trường xung quanh

+ Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh

Kĩ năng - Hành vi:

- Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên

- Sống ngăn nắp, vệ sinh

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với độ tuổi

- Sống tết kiệm, chia sẻ và hợp tác

II NỘI DUNG

Lớp Môn/phân

môn

Địa chỉ tích hợp Nội dung GDBVMT

Trang 6

Tự nhiên

và xã hội

Chủ đề: Tự nhiên

Bài 12 : Nhà ở Bài 13: Công việc ở nhà

- Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người

- Sự cần thiết phải giữ sạch MT nhà ở

- Ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp gọn gàng

- Các công việc cần làm để nhà ở luôn được sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp

Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch đẹp

- Sự cần thiết phải giữ sạch MT lớp học

- Ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt rác, vẽ bậy

- Các công việc cần làm để lớp học sạch, đẹp

Bài 29 : Nhận biết cây cối và các con vật

- Cây cối và các con vật xung quanh là thành phần của MT tự nhiên

- Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc

- Yêu quý cây cối và các vật Bài 30 : Thời tết - Thời tết là một yếu tố của MT

- Mối quan hệ giữa thời tết và sức khỏe của con người

Tiếng Việt Chủ điểm: Thiên nhiên

- đất nước

Tập đọc:

Bài: Hoa ngọc lan Bài: Ai dậy sớm Bài: Đầm sen Bài: Sau cơn mưa Bài: Mùa thu ở vùng cao

Bài: Luỹ tre Bài: Hồ gươm Bài: Mời vào

Quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên:

- Giới thiệu vẻ đẹp của thiên nhiên: Hương thơm đặc biệt của hoa,

vẻ đẹp của đầm sen, của luỹ tre làng, của Hồ Gươm, cảnh đẹp của thiên nhiên vào buổi bình minh hoặc sau cơn mưa, vẻ đẹp của mùa thu ở vùng cao…

- Sự giao cảm của con người với thiên nhiên,

- Trân trọng, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thế giới tự nhiên

- Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu thế giới tự nhiên xung quanh

Bài: Chú công, Bài: Anh hùng biển cả, Bài: ò

ó o, Bài: Không nên phá

tổ chim

- Vẻ đẹp, nét đãng yêu của thế giới độngvật

- Yêu quý, bảo vệ loài vật

Trang 7

Đạo đức Bài 14: Bảo vệ cây

và hoa nơi công cộng

- Ích lợi của cây và hoa đối với cuộc sống của con người

- Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hại cây và hoa nơi công cộng

- Biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng

Nghệ thuật

Âm nhạc

Bài: Quê hương tươi đẹp

Bài: Lí cây xanh Bài:

Đàn gà con Bài: Thật

là hay

Thông qua việc dạy hát một số bài hát nhi đồng có nội dung về môi trường giúp cho các em:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước

- Cảm nhận được vẻ đẹp của bầu trời trong xanh

- Cảm nhận được vẻ đẹp, nét đáng yêu những con vật bé nhỏ quanh em;

Từ đó bồi dưỡng lòng nhân ái, bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi, ý thức bảo vệ cây xanh và các loài chim

Mĩ thuật

- Bài 4, 5, 6, 7, 8, 10, 15,

16, 20: Vẽ, nặn, xé dán một số quả cây, hoa quen thuộc

- Bài 13, 19, 22, 23:

Vẽ, nặn, xé dán các con vật

- Bài 17, 21, 24, 26, 29,

31, 33; Vẽ tranh phong cảnh

- Xem tranh hoặc quan sát phong cảnh thiên nhiên

- Vẽ cảnh thiên nhiên

- Vẽ, nặn, xé dán một số hình quả, cây, hoa, con vật, làm đẹp cho cuộc sống

- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát môi trường xung quanh, thưởng thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh,

- Giáo dục ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường

- Rèn luyện đức tính ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, ý thức tết kiệm vật liệu khi làm thủ công

2 Tự nhiên và

xã hội

Chủ đề : Con người và sức khỏe

Bài 9 Đề phòng bệnh giun

- Các con đường lây nhiễm giun

- Một số biện pháp phòng lây nhiễm giun

- Giữ vệ sinh trong ăn, uống

Chủ đề : Xã hội - Nhận biết MT xung quanh nhà ở

Trang 8

Bài 13 Giữ sạch MT xung quanh nhà ở

- Ích lợi của việc giữ vệ sinh MT xung quanh nhà ở

- Có ý thức giữ sạch khu vệ sinh của gia đình,

- Thực hiện giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh

- Bỏ rác đúng nơi quy định

Bài 14 Phòng tránh

ngộ độc khi ở nhà

- Một số thứ sử dụng trong nhà có thể gây ngộ độc

- Cách tạo ra một MT nhà ở an toàn, phòng tránh ngộ độc

- Rèn luyện thói quen cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp

- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc Bài 18 Thực hành “Giữ

trường học sạch đẹp”

- Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch, đẹp đối với sức khỏe và học tập

- Có ý thức giữ trường, lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch đẹp

Chủ đề : Tự nhiên

Bài 24, 25, 26: Cây sống

ở đâu ? Bài 27, 28, 29, 30: Loài vật sống ở đâu?, Nhận biết cây cối và các con vật

- Sự phong phú, đa dạng của các loài thực vật, động vật

- Thực vật có thể sống trên mặt đất, dưới nước

- Động vật có thể sống ở các môi trường khác nhau: trên mặt đất, dưới nước và trên không

- Bảo vệ các điều kiện sống của động, thực vật

Bài 31 Mặt trời Khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với

sự sống trên Trái Đất

Tiếng Việt

Tập đọc:

Bài Mẩu giấy vụn

- Con người phải biết giữ sạch môi trường sống

- Không vứt rác ra lớp học

Tập đọc:

Bài: Con chó nhà hàng xóm, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Chim - Tìm hiểu về một số loài động vật: chim, khỉ, voi

Trang 9

rừng Tây nguyên, Nội quy đảo khỉ, Gấu trắng

là chúa tò mò, Voi nhà…

- Con người sống hoà hợp, thân thiện với các loài

- Yêu quý loài vật

- Bảo vệ loài vật

Tập đọc:

Bài: Sông Hương, Cây đa quê hương, Cậu

bé và cây si già…

- Cảnh đẹp của thế giới tự nhiên quanh em: Con sông, cây đa, bến nước…

- Ý nghĩa của môi trường xanh, sạch, đẹp đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sông của con người

- Bảo vệ môi trường: Giữ gìn cảnh đẹp quê hương, trống và chăm sóc, bảo vệ cây

Tập đọc:

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

- Hiểu biết về nạn lũ lụt

- Bảo vệ rừng để tránh lũ

Tập làm văn:

Kể ngắn về loài vật , Tả ngắn về chim

Thông qua mô tả hoặc kể chuyện, giúp các em hiểu biết thêm về các loài động vật, cuộc sống của chúng và việc bảo vệ chúng

Tập làm văn:

Tả ngắn về biển

- Tìm hiểu về biển

- Giữ gìn môi trường biển

Đạo đức

Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp ,

Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp, Bài 8: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng

- Nếp sống gọn gàng, ngăn nắp

- Giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp,

- Tôn trọng trật tự, vệ sinh nơi công cộng

Bài 14: Bảo vệ loài vật

có ích Yêu quý và bảo vệ các loài vật có ích

Nghệ thuật Âm nhạc

Bài: Hoa lá mùa xuân, Chim chích bông, Chú chim nhỏ dễ thương

- Bồi dưỡng xúc cảm của học sinh về thế giới tự nhiên: Cây cối, hoa lá, các con vật,

- Bảo vệ các loài cây, các loài hoa, các loài chim

Mĩ thuật

Trang 10

Làm đồ chơi bằng vật liệu dễ kiếm: Bài 14,15,

16, 17, 18.

- Tận dụng một số vật liệu phế thải để làm đồ chơi

- Cách làm đồ chơi bằng vật liệu phế thải

Vẽ, nặn, xé, dán con vật: Bài 5, 24, 29

- Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hàng ngày

- Yêu mến, bảo vệ các con vật, chăm sóc vật nuôi

Vẽ tranh: Bài 3, 4, 9,

10, 13, 20, 23, 26, 30, 34

Vẽ tranh vườn hoa, phong cảnh thiên nhiên; vẽ tranh vệ sinh lớp học, vẽ tranh chăm sóc cây…

3 Tự nhiên và

xã hội

Chủ đề : Con người và sức khỏe

Bài 2 Tại sao ta nên thở bằng mũi và thở không khí trong lành

- Phân biệt không khí trong lành và không khí bị ô nhiễm

- Không khí trong lành có lợi cho sức khỏe con người

- Một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí

Chủ đề : Xã hội Bài 32 Làng quê và đô

thị Bài 35- 36- 37: Giữ vệ sinh MT

Bài 38-39: Thực hành : Tìm hiểu về điều kiện sống của địa phương

- Nhận ra sự khác biệt giữa MT sống ở làng quê và MT sống ở đô thị

- Rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại đến sức khỏe con người và động vật

- Một vài biện pháp xử lí rác, phân, nước thải hợp vệ sinh

- Tình hình môi trường ở địa phương và việc bảo vệ môi trường địa phương

Chủ đề: Tự nhiên

Bài 40, 41, 43, 45, 47, 48: Cây cối ở xung quanh…

Bài 49, 53, 54: Các con vật ở xung quanh, Một

số động vật có vú nuôi trong nhà, Một số động vật có vú sống trong rừng

- Sự phong phú đa dạng của thực, động vật trong thế giới tự nhiên

- Điều kiện sống của động, thực vật

- Bảo vệ sự đa dạng của thế giới tự nhiên, bảo vệ các điều kiện sống của động, thực vật, bảo vệ rừng

Bài 55-56 Thực hành :

Đi thăm thiên nhiên

- Hình thành biểu tượng về MT tự nhiên

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả

Ngày đăng: 23/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w