1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lí dự án xây dựng nhà máy luyện phôi thếp

34 893 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 395,5 KB

Nội dung

Luận văn : Quản lí dự án xây dựng nhà máy luyện phôi thếp

Trang 1

Danh sách thành viên nhóm 2 Lớp Quản lý dự án 5:

Lê Minh Đức (trưởng nhóm)

Lê Tuấn Anh Nguyễn Huy Dũng Dương Đức Hiếu Đoàn Công Nam Nguyễn Mạnh Tùng

Trang 2

Mục lục

I Quản lý dự án: 4

I.1 Khái niệm, mục tiêu của quản lý dự án: 4

a Khái niệm: 4

b Mục tiêu: 4

I.2 Nội dung của quản lý dự án: 5

a Quản lý vi mô với hoạt động dự án 5

b Lĩnh vực quản lý dự án: 5

I.3 Nội dung các lĩnh vực quản lý dự án: 6

I.3.1 Lập kế hoạch tổng quan: nội dung kế hoạch tổng quan dự án như sau: 6

I.3.2 Quản lý phạm vi: 7

I.3.3 Quản lý thời gian: 8

I.3.4 Quản lý chi phí: 10

I.3.5 Quản lý chất lượng: 11

I.3.6 Nhân lực ban quản lý dự án: 12

I.3.7 Quản lý thông tin: 12

I.3.8 Quản lý rủi ro: 14

I.3.9 Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán (đấu thầu): 14

II Quản lý dự án Xây dựng nhà máy luyện phôi thép công suất 300.000 tấn/năm: 14

II.1 Lập kế hoạch tổng quan: 14

II.2 Quản lý phạm vi: 21

Trang 3

II.3 Quản lý thời gian: 22

II.4 Quản lý chi phí: 25

II.5 Quản lý chất lượng: 28

II.6 Quản lý thông tin: 30

II.7 Nhân sự ban quản lý dự án: 30

II.8 Quản lý về đấu thầu: 32

II.9 Quản lý rủi ro: 32

Trang 4

Quản lý dự án gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lựccần thiết đề thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theotrình tự logic, có thể biểu hiện dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kếhoạch truyền thống

Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, laođộng, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Giai đoạn này chitiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kếtthúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp

Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báocáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Cùngvới hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằmtổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án

b Mục tiêu:

Mục tiêu của quản lý dự án: Mục tiêu cơ bản của dự án nói chung là hoàn thành các côngviệc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt vàtheo tiến độ thời gian cho phép

Tác dụng của quản lý dự án:

Trang 5

- Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự ánvới khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án

- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viêntham gia dự án

- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịpthời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được, Tạo điều kiện cho việc đàm phántrực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng

- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn

I.2 Nội dung của quản lý dự án:

a Quản lý vi mô với hoạt động dự án

Quản lý dự án ở tầm vi mô là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án Nó bao gồm nhiềukhâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát… các hoạt động dự án Quản lý dự án baogồm hàng loạt vấn đề như quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tư, rủi ro, quản lý hoạt độngmua bán… Quá trình quản lý dự án được thực hiện trong sốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư đếngiai đoạn vận hành các kết quả của dự án Trong từng giai đoạn, tùy đối tượng quản lý cụ thể, cókhác nhau nhưng đều phải gắn với 3 mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án là: thời gian,chi phí và kết quả hoàn thành

b Lĩnh vực quản lý dự án:

- Lập kế hoạch tổng quan Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình tổ chức dự án

theo một trình tự logic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dụ án thành những công việc cụ thể

và hoạch định một chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản

lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ

- Quản lý phạm vi Quản lý phạm vi dự án là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục

đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cấn phải thực hiện, công việcnào nằm ngoài phạm vi của dự án

Trang 6

- Quản lý thời gian Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ

thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án Nó chỉ rõ mỗi công việc phải kéo dài baolâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thức và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoành thành

- Quản lý chi phí Quản lý chi phí của dự án là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực

hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích số liệu,báo cáo những thông tin về chi phí

- Quản lý chất lượng Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai giám sát những

tiêu chuẩn chất lượng cho việc thự hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứngmong muốn của chủ đầu tư

- Quản lý nhân lực Quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi

thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án, Nó cho thấy việc sử dụng lựclượng, lao động của dự án hiệu quả đến mức nào

- Quản lý thông tin Quản lý thông tin là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt

một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau.Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời 3 câu hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết vàcác nhà quản lý dự án cần báo cáo cho họ bằng cách nào

- Quản lý rủi ro Quản lý rủi ro là việc nhận diện vác nhân tố rủi ro của dự án, lượng hóa

mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro

- Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán (đấu thầu) Quản lý hợp đồng và hoạt động

mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cng vấp hàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lýcác hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ… cần thiết cho

dự án, Quá trình quản lý này nhằm giải quyết vấn đề bằng cách nào dự án nhận được hàng hóa

và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài

I.3 Nội dung các lĩnh vực quản lý dự án:

I.3.1 Lập kế hoạch tổng quan: nội dung kế hoạch tổng quan dự án như sau:

A Giới thiệu tổng quan về dự án:

Giới thiệu chung:

Trang 7

Mục tiêu đầu tư của dự án:

Lý do ra đời của dự án:

B Mục tiêu của dự án:

C Thời gian:

D.Công nghệ của dự án:

E Kế hoạch phân phối nguồn nhân lực:

F Ngân sách và dự toán kinh phí:

G Đấu thầu:

H Những khó khăn tiềm tàng (rủi ro):

I.3.2 Quản lý phạm vi:

I.3.2.1 Khái niệm về quản lý phạm vi của dự án

Là việc xác định, giám sát thực hien mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án cần phải thự hiện, công việc nào nằm ngoài phạm vi của dự án

I.3.2.2 Nội dung của quản lý phạm vi của dự án

a Xác định phạm vi dự án: là chia nhỏ các sản phẩm trung gian của dự án thành các phầnnhỏ hơn dễ quản lý hơn

Nhà quản lý dự án và những người có vai trò chính phải tìm hiểu chi tiết về phạm vi dự

án Một phương pháp xác định phạm vi dự án là để cho các thành phần liên quan và những ngườitham gia vào dự án thực hiệc nhằm mô tả những gì nên và không nên đưa vào dự án

b Lập kế hoạch phạm vi: là phát triển những tài liệu nhằm cung cấp nền tảng cho các quyết định về dự án trong tương lai Lập kế hoạc cho pham vi bao gồm :

 Kiểm chứng về dự án

 Mô tả ngắn về sản phẩm dự án

 tổng kết về tất cả các sản phẩm trung gian của dư án

 Nêu nên những yếu tố xác đinh thành công của dư án

c Quản lý thay đổi phạm vi: là điều khiển những thay đổi thuộc phạm vi của dự án

Trang 8

 Nếu là cấp quản lý : Dự án các nhóm A B C Nhóm A Thủ tướng chính phủ quyết đinh, nhóm B và C do Bổ trượng có thể quyết định

 Nếu theo vùng lãnh thổ: dự án địa phương, dự án quy hoạch vùng lãnh thổ

 Nếu theo nguồn vốn: vốn trong nước, vốn nước ngoài

 Nếu theo thời gian : có dự án ngắn hạn trung và dài hạn

Tuỳ từng sự thay đổi pham vi của dự án mà nhà quản lý và chủ đầu tư có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với quy mô phát triển của dự án

I.3.3 Quản lý thời gian:

Quản lí thời gian và dự án là quá trình quản lí bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xácđịnh thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lí tiến trình thực hiệncác công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu chất lượng đã định

Mục đích của quản lí thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm

vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng

Quản lí thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho côngviệc dự án Trong môi trường dự án ,chức năng quản lí thời gian và tiến độ quan trọng hơn trongmôi trường hoạt động kinh doanh thông thường vì nhu cầu kết hợp phức tạp và thường xuyênliên tục giữa các công việc, đặc biệt trong trường hợp dự án phải đáp ứng một thời hạn củ thể củakhách hàng

I.3.3.1 Mạng công việc

a Khái niệm và tác dụng.

Mạng công việc là kĩ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng sơ đồ mối quan

hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ tự trước sau Mạng côngviệc là sự nối kết các công việc và các sự kiện

Tác dụng của mạng công việc :

- Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vu, các công việc của dự án

- Xác định ngày bắt đầu ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành dự án Trên cơ sở đó, xácđịnh các công việc găng và đường găng của dự án

- Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các sự kiện, các công việc

Trang 9

- Nó cho phép xác định những công việc nào phải được thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệmthời gian và nguồn lực, công việc nào có thể thực hiện đồng thời để đạt được mục tiêu về thờihạn hoàn thành dự án.

- Là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án

Để xây dựng mạng công việc cần xác định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các côngviệc của dự án Có một số loại quan hệ phụ thuộc chủ yếu giữa các công việc dự án:

- Phụ thuộc bắt buộc là mối quan hệ phụ thuộc, bản chất , tất yếu không thể khác được,giữa các công việc dự án, ở đây có bao hàm cả ý giới hạn về nguồn lực vật chất

- Phụ thuộc tùy ý là mối quan hệ phụ thuộc được xác định bởi nhóm quản lí dự án Mốiquan hệ này được xác định dựa trên cơ sở hiểu biết thực tiễn về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, kĩthuật liên quan đến dự án và trên cơ sở đánh giá đúng những rủi ro và có giải pháp điều chỉnhmối quan hệ cho phù hợp

- Phụ thuộc bên ngoài là mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc dự án với các côngviệc không thuộc dự án, là sự phụ thuộc của các công việc dự án với các yếu tố bên ngoài

b Phương pháp biểu diễn mạng công việc.

Có hai phương pháp chính để biểu diễn mạng công việc Đó là phương pháp “đặt côngviệc trên mũi tên” và phương pháp “đặt công việc trong các nút” Cả 2 phương pháp này đều cónguyên tắc chung là : để có thể bắt đầu một công việc mới thì các công việc sắp xếp trước nóphải được hoàn thành, các mũi tên được vẽ theo chiều từ trái qua phải, phản ánh quan hệ logictrước sau giữa các công việc nhưng độ dài mũi tên lai không có ý nghĩa phản ánh độ dài thờigian

* Phương pháp AOA :

- Công việc là một nhiệm vụ hoặc nhóm nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện của dự án

Nó đòi hỏi thời gian, nguồn lực và chi phí để hoàn thành

- Sự kiện là điểm chuyển tiếp, đánh dấu một hay một nhóm công việc đã hoàn thành vàkhởi đầu của một hay một nhóm công việc kế tiếp

- Đường là sự kết nối liên tục các công việc theo hướng đi của mũi tên, tính từ sự kiệnđầu đến sự kiện cuối

Nguyên tắc xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA :

- Sử dụng một mũi tên có hướng để trình bày một công việc Mỗi công việc được biểuhiện bằng một mũi tên nối hai sự kiện

Trang 10

- Đảm bảo tính logic của AOA trên cơ sở xác định rõ trình tự thực hiện và mối quan hệgiữa các công việc Mạng công việc là sự kết nối liên tục của các sự kiện và công việc Ưu điểm

là xác định rõ ràng các sự kiện và công việc Nhược điểm là thường khó vẽ, dẫn đến một sốtrường hợp mất khá nhiều thời gian để vẽ sơ đồ mạng công việc của dự án

* Phương pháp AON :

Nguyên tắc xây dựng mạng công việc theo phương pháp AON :

- Các công việc được trình bày trong một nút Những thông tin trong hình chữ nhật gồmtên công việc, ngày bắt đầu , ngày kết thúc và độ dài thời gian thực hiện công việc

- Các mũi tên chỉ thuần túy xác định thứ tự trước sau của các công việc

- Tất cả các điểm nút trừ điểm nút cuối cùng đều có ít nhất một điểm nút đứng sau Tất cảcác điểm trừ điểm nút đầu tiên đều có ít nhất một điểm nút đứng trước

- Trong sơ đồ mạng chỉ có một điểm nút đầu tiên và một điểm nút cuối cùng

I.3.3.2 Kĩ thuật tổng quan đánh giá dự án:

Phương pháp thực hiện :

- Xác định các công việc cần thực hiện của dự án

- Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc

- Vẽ sơ đồ mạng công việc

- Tính toán thời gian và chi phí cho từng công việc dự án

- Xác định thời gian dự trữ của các công việc sự kiện

* Kiểm soát chi phí dự án

Kiểm soát chi phí là việc kiểm tra theo dõi tiến độ chi phí, xác định những thay đổi so với

kế hoạch, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả chi phí dự án Kiểm soát chi phí bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Trang 11

+ Kiểm soát việc thực hiện chi phí để xác định mức chênh lệch so với kế hoạch

+ Ngăn cản những thay đổi không được phép, không đúng so với đường chi phí cơ sở+ Thông tin cho cấp thẩm quyền về những thay đổi được phép

I.3.5 Quản lý chất lượng:

a Khái niệm:

Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượngcho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn củachủ đầu tư

b.Nội dung:

* Lập kế hoạch chất lượng dự án:

+ Lập kế hoạch chất lượng dự án là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án vàxác định phương thức để đạt các tiêu chuẩn đó Lập kế hoạch chất lượng dự án là một bộphận quan trọng của quá trình lập kế hoạch, sẽ được thực hiện thường xuyên và song hànhvới nhiều kế hoạch khác Lập kế hoạch chất lượng cho phép định hướng phát triển chấtlượng chung trong doanh nghiệp, khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm chi phíliên quan

Đầu vào cho việc lập kế hoạch chất lượng dự án:

 Chính sách chất lượng của doanh nghiệp( Ban quản lý dự án có tráchnhiệm thực hiện chính sách chất lượng của chủ đầu tư)

 Phạm vi dự án

 Các tiêu chuẩn và quy định trong lĩnh vực chuyên môn có ảnh hưởng đếnchất lượng dự án

+ Nội dung cơ bản của công tác lập kế hoạch chất lượng dự án bao gồm:

 Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách và kế hoạch hoá chấtlượng

 Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới trong từng thời kỳ, từnggiai đoạn của quá trình thực hiện dự án

Trang 12

 Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án, chỉ raphương hướng kế hoạch cụ thể, xây dựng các biện pháp để thực hiện thành công kếhoạch chất lượng.

* Kiểm soát chất lượng dự án:

+ Kiểm soát chất lượng là việc giám sát các kết quả cụ thể của dự án để xác định xemchúng đã tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng hay không và tìm các biện pháp để loại bỏ nhữngnguyên nhân không hoàn thiện Đối với nhà thầu, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sẽgiúp tránh được rủi ro kiện tụng, khiếu nại về sơ suất chuyên môn, trên cơ sở đó khẳng địnhmình làm đúng yêu cầu

+ Kiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án Một trongnhững nét đặc biệt của công tác kiểm soát chất lượng là sử dụng rất nhiều kiến thức hệ thống Dovậy, nhóm kiểm soát chất lượng phải có kiến thức về quản lý chất lượng bằng phương phápthống kê, đặc biệt phương pháp lấy mẫu và xác suất để giúp họ dễ dàng đánh giá kết quả giámsát chất lượng

+ Quản lý chất lượng dự án có thể được xem xét theo quá trình đầu tư, từ giai đoạn chuẩn

bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư Mỗi giai đoạn có yêu cầu quản lý chấtlượng khác nhau

I.3.6 Nhân lực ban quản lý dự án:

Cho biết về cách thức tổ chức quản lý dự án, đối với dự án hình thành ban quản lý dự án thì cho biết thành phần ban quản lý dự án

I.3.7 Quản lý thông tin:

Quản lý thông tin là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau Thông qua quản

Trang 13

lý thông tin có thể trả lời 3 câu hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý

dự án cần báo cáo cho họ bằng cách nào

I.3.7.1 Khái niệm về quản lý thông tin

Là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời ba câu hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dư án cần báo cáocho họ bằng cách nào?

I.3.7.2 Nội dung của quản lý thông tin dự án

a Lập kế hoạch quản lý thông tin

Xác định yêu cầu thông tin cần thu thâp, kế hoạch cập nhật thông tin,tần suất cập nhật thông tin, các thời điểm báo cáo, chia sẻ thông tin, các kế hoạch trao đổi thông tin với các bên liên quan

b Xây dựng kênh và phân phối thông tin

Quyết đinh ai sẽ tham gia vào hoạt động quản lý thông tin dự án Một hoặc một vài nhân viên phụ trách quản lý thông tin dự án còn gọi là cán bộ truyền thông Tuy nhiên các cán bộ truyền thông càn được chọn lựa kỹ lưỡng, một trong ba yếu tố cần thiết phải có là: Hiểu biết về phương pháp thu thập dữ liệu, thông tạo các kỹ năng máy tính, và có kỹ năng truyền thông trao đổi thông tin với các bên liên quan một cách nhanh chóng và chính xác nhất Do đó, cán bộ truyên thông đào tạo về yêu cầu quản lý thông tin, xử lý thông tin, chia xẻ thông tin

c Báo cáo tiến độ

Là báo cáo hoạt động quản lý thông tin dự án và báo cáo thực hiện dự án dựa trên kết quảcủa thông tin quản lý Báo cáo quản lý thông tin dự án bao gồm: Cập nhập thông tin, thu thập thông tin mới, tình hình báo thông tin của các cán bộ dự án, của cán bộ điều phối, chất lượng thông tin, mức độ bao quát của thông tin đối với toàn bộ dư an thiếu thông tin gì lĩnh vực gì, kế hoạch tiếp theo

Trang 14

I.3.8 Quản lý rủi ro:

Quản lý rủi ro là việc nhận diện các nhân tố rủi ro của dự án, lượng hóa mức độ rủi ro và

có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro

I.3.9 Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán (đấu thầu):

Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấphàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vậtliệu, trang thiết bị, dịch vụ… cần thiết cho dự án, Quá trình quản lý này nhằm giải quyết vấn đềbằng cách nào dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài

II Quản lý dự án Xây dựng nhà máy luyện phôi thép công suất 300.000 tấn/năm:

II.1 Lập kế hoạch tổng quan:

A Giới thiệu tổng quan về dự án:

 Giới thiệu chung:

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Vạn Lợi

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 044919 ngày 8/7/1993 do Sở kế hoạch vàđầu tư thành phố Hà Nội cấp

- Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất thép các loại và vật kiệu xây dựng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

 Buôn bán TLSX và TLTD

 Đại lý ký gửi hàng hóa

- Vốn điều lệ đã đăng ký : 65.000.000.000 ( Sáu mươi lăm tỷ đồng chẵn )

- Đại chỉ trụ sở Công ty TNHH Vạn Lợi: 177A – Lê Duẩn – Hai Bà Trưng – Hà Nội

- Điện thoại: 048.221.088 / 048.221.089 fax: 049.221.077

Trang 15

- Địa chỉ Công ty TNHH Vạn Lợi – Hải Phòng: Xã An Hồng – Huyện An Dương –Thành phố Hải Phòng.

- Công ty TNHH Vạn Lợi là một trong những công ty ngoài quốc doanh lớn ở ViệtNamđang hoạt động rất có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép, phôi thép nhậpkhẩu và thép thứ liệu, phế liệu; đồng thời tích lũy được một số vốn lớn ( Doanh thu năm

2003 của công ty là trên 300 tỷ đồng)

Nhằm mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, từ năm 1998, các nhà sáng lập viên củacông ty TNHH Vạn Lợi đã tham gia góp vốn đầu tư xây dựng nhà máy thép Nam Đô đểsản xuất các loại thép xây dựng cán nóng dạng thanh tròn có gai, với công suất thiết kế180.000 tấn/năm

 Mục tiêu đầu tư của dự án:

 Đầu tư một dây chuyền sản xuất phôi thép công suất 300 nghìn tấn/năm cung cấpcho sản xuất thép xây dựng cán nóng, bằng công nghệ lò điện hồ quang dung lượng 50tấn/mẻ - máy đúc liên tục, nguyên liệu chủ yếu là thép phế và một phần gang thỏi, trình

độ công nghệ trung bình tiên tiến

 Dự kiến cơ cấu, chủng loại sản phẩm:

2 Phôi thép đúc liên tục vuông 120-150 CT5 (SD295 40%

3 Phôi thép đúc liên tục vuông 120-150 (20-25) MnSi 30%

 Địa điểm và thị phần tiêu thụ:

- Khách hàng chính của nhà máy sản xuất phôi thép là Nhà máy thép Nam Đô ( chiếmkhoảng 70% tổng số lượng sản phẩm )

- Số lượng còn lại sẽ bán cho Nhà máy sản xuất thép cán nóng ở Miền Bắc (khoảng 30%tổng số lượng sản phẩm )

Trang 16

Nhu cầu 2.300 2.600 3.000 3.450 3.950 4.500 5.150 6.000Thép xây dựng 1.500 1.800 2.000 2.350 2.750 3.150 3.600 4.200

- Mặc dù sản lượng thép cán nóng tăng với tốc độ khá nhanh nhưng nguồn phôi thép lạichủ yếu dựa vào nhập khẩu do vậy sản xuất một mặt bị động về nguyên liệu, mặtkhác lại thiếu tính ổn định về chi phí sản xuất

B Mục tiêu của dự án:

- Mức lợi nhuận do dự án tạo ra:

 Giá trị lãi quy về thời điểm hiện tại (NPV) :

Tỷ lệ chiết khấu 13.056%/năm

214.933.181.000 đồng

 Tổng thuế thu được trong 20 năm: 318.798.939.000 đồng

 Lãi ròng trung bình hàng năm : 46.927.677.100 đồng

Trang 17

- Dự án tạo ra gần 300 chỗ làm việc, đồng thời hàng năm nộp các khoản thuế lớn cho nhànước.

C Thời gian:

- Kế hoạch triển khai dự án:

 Chuẩn bị các thủ tục pháp lý về đầu tư, đất đai, vay vốn, ký hợp đồng mua thiết bị: từ

tháng 4/2003 đến tháng 7/2003

 Khởi công xây dựng hạ tầng: tháng 7 năm 2003

 Thiết kế xây dựng: Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2003

 Năm thứ nhất (2005): Huy động khoảng 50% công suất thiết kế, sản lượng 150.000 tấn

 Năm thứ hai (2006): huy động 70% công suất thiết kế, sản lượng 210.000 tấn – 230.000tấn

Ngày đăng: 11/12/2012, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân phối nguồn lực các công việc của dự án: - Quản lí dự án xây dựng nhà máy luyện phôi thếp
Bảng ph ân phối nguồn lực các công việc của dự án: (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w