Luận văn : Phát triển lưới điện và đua điện đến xã nghèo
Đào Duy Long KTPT48ALỜI MỞ ĐẦUTrong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của Việt Nam cũng như của các nước khác trên toàn thế là một sự đối nghịch không thể che giấu, sự bất bình đẳng giữa các vùng miền , giữa người với người ngày càng được nới rộng. Người giàu thì ngày càng giàu hơn mà người nghèo thì ngày càng nghèo đi, nơi được sử dụng những ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, cuộc sống sung túc các nhu cầu được đáp ứng liên tục và kịp thời thì một bộ phận dân cư tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi thì đang phải tiếp tục sống với cảnh thiếu nước thiếu điện, những yêu cầu căn bản của cuộc sống , họ sống lạc hậu với đất nước hơn năm mươi năm thì với thế giới hơn cả trăm năm.Vì vậy cần thiết phải có sự tham gia hỗ trợ tác động từ phía nhà nước để điều tiết, giảm thiểu tối đa sự bất bình đẳng này để có thể đảm bảo an ninh chính trị cũng như phát triển kinh tế của đất nước một cách toàn diện và bền vững.Điện là một trong những yêu cầu căn bản đó của cuộc sống hiện nay, điện là động lực là điều kiện không thể thiếu cho tất cả mọi hoạt động và sự phát triển của một xã, huyện , tỉnh hay một dân tộc. Thế nhưng còn rất nhiều xã vùng sâu vùng xa của đất nước vẫn chưa thể được sử dụng điện, vì vậy em đã quyết định tìm hiểu nghiên cứu thực trạng lưới điện ở các vùng này, nguyên nhân của vấn đề mà cụ thể ở đây là các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng , một tỉnh miền núi phía bắc nước ta có địa hình phức tạp và có đặc điểm chính trị an ninh quốc phòng rất đáng được quan tâm.Là một sinh viên Khoa Kế hoạch và Phát triển em không mong muốn gì hơn là được tìm hiểu về đất nước , con người Việt Nam từng bước đưa đất nước phát triển về mọi mặt từ kinh tế đến xã hội, đảm bảo bước đi vững chắc vươn tầm tới các nước trên thế giới theo như lời Bác Hồ đã dạy.Báo cáo chuyên đề thực tập này là sự vận dụng đầu tiên giữa kiến thức đã học trong nhà trường, tác phong làm việc của một doanh nghiệp và tư duy logic của bản thân vào một vấn đề thực tế. Do kinh nghiệm chưa có nhiều nên trong quá trình phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề còn nhiều sai sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các anh chị trong Tổng công ty điện lực miền bắc để sự hiểu biết của em về vấn đề được hoàn chỉnh và trọn vẹn, từ đó có thể giúp ích được sự phát triển của nước nhà nhiều hơn nữa. Đào Duy Long KTPT48ACHƯƠNG MỘTSỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN VÀ ĐƯA ĐIỆN ĐẾN CÁC XÃ NGHÈO1.Vai trò của năng lượng điện đối với phát triển kinh tế.Trong xã hội hiện đại sự ứng dụng sức điện đã trở thành cơ sở vật chất không thể thiếu trong các ngành kinh tế quốc dân và trong đời sống con người .Nhưng khoảng thời gian loài người nắm được sức điện thì chưa lâu lăm:Thời xưa tất cả các công việc của con người trong sản xuất, cuộc sống đều được làm bằng sức người, sức của súc vật như trâu bò, ngựa… rồi tiến lên là nhờ vào sức gió, guồng nước với quy mô nhỏ. Theo nhịp độ phát triển của xã hội các công việc này dần được thay thế bởi các công cụ bằng máy hơi nước, máy móc thiết bị chạy bằng điện lúc này mới bắt đầu xuất hiện những khu sản xuất có quy mô lớn trong nền kinh tế, phục vụ cho nền công nghiệp cận đại. Ứng dụng của điện trong 100 năm trở lại đây thực sự là động lực không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học, xây dựng quốc phòng, trong đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, điện có tác dụng cực kỳ quan trọng .Nó quan trọng như vậy là vì nó có những đặc điểm mà các động lực khác không thể có được, nó vừa có thể tập trung vừa có thể phân tán, do vậy mà có thể cung cấp đủ cho từ những máy vài mã lực cho đến những máy vài nghìn mã lực, có thể cung cấp cho mọi máy móc không kể xa hay gần nơi phát điện từ đó giúp các nhà máy không bị hạn chế bởi điều kiện của địa phương, nơi sản xuất không nhất thiết phải đặt cạnh nơi cung cấp nguyên liệu. Mặt khác điện lực còn có đặc điểm ưu việt đó là dễ dàng thuận tiện chuyển thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng , quang năng thỏa mãn mọi đòi hỏi của nơi dùng, dễ quản lý và điều hành.Ngày nay công nghiệp điện đang ngày càng phát triển nhanh từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, sản xuất điện bắt đầu sử dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời những nguồn năng lượng vô hạn, điều này sẽ càng thúc đẩy sản xuất và tạo phúc lợi cho nhân loại. Đào Duy Long KTPT48A1.1.Điện là cơ sở kỹ thuật của ngành công nghiệp“Để tiến hành công cuộc xây dựng kinh tế mới chúng ta cần có cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở kỹ thuật đó chính là điện, chúng ta nên đứng trên cơ sở đó mà xây dựng tất cả”. Lê Nin đã nói như thế khi người giải thích tác dụng của công nghiệp điện trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Từ lời của Lê Nin ta có thể thấy được tính chất quan trọng của điện trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Để có thể làm sáng tỏ hơn nữa vấn đề này, trước hết chúng ta nói về máy móc.Mọi người đều biết rằng dùng máy móc để sản xuất không những nhanh hơn sản xuất thủ công nghiệp, mà còn sản xuất được các sản phẩm đẹp đẽ và chắc chắn hơn. Lấy việc kéo sợi và dệt vải làm mà xét, nông thôn chúng ta đều dùng các guồng tay và máy dệt đạp chân để làm các việc đó, chị em phụ nữ phải ngồi liền từ sớm đến tối, không rời một bước một ngày một người nhiều lắm chỉ kéo được từ 7-8 lạng sợi hoặc dệt được 2m vải khổ hẹp, hơn nữa khi kéo ra to nhỏ không đều, cuộn sợi chặt lỏng khác nhau dẫn đến mặt vải thô nhiều nốt sần. Nếu làm bằng máy thì khác hẳn một công nhân loại thông thường có thể trông 600-800 con suốt hoặc 24-32 máy dệt tự động sản xuất cùng một lúc. Một ngày 8h trung bình kéo được 226kg bông hoặc 226m vải. Sợi vải vừa mịn vừa bền, giá cả cũng vừa phải, đem so sánh 2 cách làm thủ công và máy móc thì thực là một trời một vực. Còn rất nhiều ví dụ khác có thể nói lên rằng lợi ích to lớn của máy móc trong sản xuất công nghiệp, tuy nhiên nếu không có động lực thì máy móc cũng trở thành vật chết. Một trong những động lực chủ yếu và cơ bản nhất của máy móc là điện lực. Điện lực ngoài việc dùng làm động lực ra còn có thể xúc tiến tiến tự động hóa sản xuất, nâng cao kỹ thuật chế tạo, tăng thêm các loại sản phẩm cải thiện chất lương sản phẩm.Thông thường các nhà máy liên hợp gang thép cỡ lớn từ bước lấy quặng đến thép cần mười mấy vạn kw, nhà máy phân đạm sản lượng hàng năm khoảng 50000 tấn cần 40000kW, dệt 100.000 con suốt cần 6000kW. Tất cả các ngành công nghiệp hiện đại đều sử dụng đến điện rất rộng rãi, vả lại trình độ cơ giới hóa càng cao, tự động hóa càng cao thì nhu cầu về điện lại càng nhiều, cho nên điện được goi là động lực của Công nghiệp, chỉ có cung cấp thật dồi dào điện thì sản xuất công nghiệp mới có thể phát triển nhanh. Đào Duy Long KTPT48ASản xuất Uran dùng sản năng lượng nguyên tử cũng phải dùng điện mới có thể luyện ra được tách rời sức điện không thể luyện nổi. Tương lai cần nhiều he-li dùng làm chất đốt nguyên tử thì nhu cầu điện càng lớn. Có thể nói rằng điện trực tiếp ứng dụng rộng rãi trong quá trình công nghệ, nó có thể hoàn thành những nhiệm vụ mà hai bàn tay con người và các phương pháp lý hóa không thể hoàn thành, đồng thời nâng cao hiệu suất và chất lượng.1.2.Điện lực là điều kiện kỹ thuật quan trọng không thể thiếu được trong phát triển nông nghiệp.Cải tạo kỹ thuật công nghiệp tức là đưa nền sản xuất nông nghiệp tiến dần tới cơ khí hóa, điện khí hóa và hóa học hóa. Điều này tương đương với việc chúng ta cần đưa máy móc thiết bị thay thế sức lao động nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng. Quá trình này sẽ giúp cho tăng năng suất lao động, giảm hao hụt khi làm bằng tay.Theo đó một loạt những thay đổi trong bộ mặt nông nghiệp, nào là máy bơm nước, máy xay sát, hàng rào điện …những ứng dụng của điện trong sản xuất sẽ đáp ứng được yêu cầu của người nông dân, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đặc biệt trong việc nâng cao năng suất cây trồng.Trong chăn nuôi gia súc giúp giảm nhiều sức lao động ,hơn nữa gia súc nuôi béo, lại có thể nâng cao chất lượng lông, da, sữa Không những thế nó giúp người nông dân chuyển đổi ngành nghề khi rỗi băng cách sản xuất phụ ví dụ như mở các xưởng sửa chữa cơ khí, xưởng cưa điện, chế biến thực phẩm….Do đó điện khí hóa, cơ khí hóa càng được đẩy mạnh thì trình độ văn hóa, tri thức khoa học của nông dân cũng theo đó mà tăng không ngừng, khiến cho lao động có tính chất nông nghiệp chuyển dần sang công nghiệp, tiêu diệt sự phân biệt công nhân – nông dân, thành thị - nông thôn. Từ đó thay đổi bộ mặt nông thôn, cổ vũ lòng tin cho nông dân vào Đảng, chính quyền xây dựng nông thôn mới hiện đại , văn minh và phát triển.2.Hệ thống lưới điện.2.1.Định nghĩa và phân loạiĐiện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do Đào Duy Long KTPT48Achúng ta tạo nên. Các điện tích có điện tích âm( như là electron hay còn gọi là điện tử) và dương( như kà proton và các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau và khác dấu thì hút nhau, các lực tương úng là lực đẩy và lực hút.Điện thường được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng electron trong các vật cứng. Dây dẫn từ chất có điện trở nhỏ(độ dẫn điện cao) thường được sử dụng, điển hình là bạc, đồng và nhôm. Hao hụt trong quá trình truyền tải là không thể tránh khỏi, điển hình là hiện tượng nóng lên của dây dẫn. Sự hao hụt này trong truyền tải điện năng khoảng cách xa có thể giảm khi tăng hiệu điện thế của dòng điện.Vì vậy hệ thống lưới điện được hiểu là hệ thống các đường dây dẫn độ dẫn điện cao có nhiệm vụ truyền tải điện từ các máy phát điện ở các nhà máy điện tới những nơi tiêu thụ điện. Người ta phân chia hệ thống lưới điện ra làm 3 hệ thống lưới điện phân theo cấp điện áp, bao gồm:Lưới điện cao áp: cấp điện áp 110kv trở lênLưới điện trung áp : cấp điện áp từ 0.4kv đến 110kvLưới điện hạ áp: cấp điện áp dưới 0.4kvThông thường đường dây điện hạ áp được dùng để truyền tải điện đến các hộ gia đình, dùng để sản xuất và dùng trong sinh hoạt hàng ngày.Lưới điện trung áp dùng để truyền tải điện đến các khu công nghiệp nhằm đảm bảo đủ điện để cung cấp cho máy móc thiết bị có công suất lớn trong các nhà máy, còn đường dây cao áp dùng để truyền tải điện từ nơi cung cấp điện tức là các nhà máy phát điện tới các trạm biến áp của các tỉnh, đường dây này có tác dụng truyền tải điện đi xa là chủ yếu. Đào Duy Long KTPT48A2.2.Nhân tố ảnh hưởng2.2.1.Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hệ thống lưới điện.Ngành điện:Hệ thống lưới điện hoạt động dưới sự quản lý của tập đoàn điện lực Việt Nam EVN(Viet Nam Electricity), dưới sự kiểm soát của Bộ Công thương và định hướng của chính phủ. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội chính phủ sẽ đưa ra chiến lược và tầm nhìn cho cả đất nước, theo đó các ngành các cấp sẽ tiến hành xây dựng và phát triển lĩnh vực mình đảm nhiệm để phấn đấu đạt mục tiêu trên. Ngành điện lực với vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước có nhiệm vụ đi tắt đón đầu tạo nền tảng tương lai cho các ngành sản xuất vật chất khác bước theo thì càng phải có những bước chuẩn bị kỹ càng. Cứ 5 năm một lần các cơ quan ngành điện cùng với chính phủ xây dựng quy hoạch tổng thể ngành điện, dựa trên tầm nhìn chiến lược của cả đất nước trong thời gian tiếp theo. Như vậy ngành điện đóng vai trò quyết định sự sắp xếp phân bố của hệ thống lưới điện trên toàn quốc, việc phát hiện các khu vực phát triển tiềm năng, các vùng dân cư có đặc điểm kinh tế chính trị đặc biệt và xu hướng phát triển của đất nước sẽ quyết định cách sắp xếp này và quyết định sự tăng hay giảm tốc độ phát triển của nước ta trong những giai đoạn tiếp theo.Ngành điện mà cụ thể là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN ) ngoài việc quyết định cách bố trí hệ thống lưới điện còn là chủ thể quản lý trực tiếp hệ thống lưới điện này, việc phân bổ nguồn lực cho đầu tư xây dựng mới lưới điện ở các vùng kinh tế mới, kinh tế trọng điểm của các tỉnh và ở các vùng sâu vùng xa được thực hiện hàng năm, lợi nhuận hàng năm của tập đoàn sẽ được giữ lại một phần để thực hiện đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống lưới điện xuống cấp. Việc đầu tư nâng cấp và sửa chữa này sẽ được thực hiện thông qua các dự án hàng năm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các tổng công ty ở ba miền Bắc - Trung - Nam, các dự án này sẽ góp phần mở rộng hệ thống lưới điện, đưa điện đến từng xã, thôn bản. Chính quyền địa phương: Đào Duy Long KTPT48AVới vai trò là cơ quan quản lý toàn bộ mọi hoạt động trên địa bàn vì vậy mà chính quyền địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng và phát triển hệ thống lưới điện. Nếu như quy hoạch tổng thể ngành điện được chính phủ duyệt chủ yếu bao gồm các đường dây lưới điện cao áp và một phần trung áp thì chính quyền địa phương lại có quyền quyết định hệ thống đường dây trung áp và hạ áp trên địa bàn dựa trên quy hoạch tổng thể đó. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể ủy ban nhân dân tỉnh thành phố sẽ xây dựng sơ đồ hệ thống đường dây trung áp và hạ áp phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo. Từ đó chính quyền địa phương sẽ có kế hoạch kịp thời hỗ trợ ngành điện trong quá trình triển khai các dự án điện trên địa bàn, cụ thể là dành quỹ đất cho ngành điện để xây dựng các trạm biến áp , cột điện…đồng thời triển khai kế hoạch di dân về các vùng kinh tế mới, nơi các dự án sẽ đưa điện tới, mặt khác còn cần phối hợp công tác đầu tư xây dựng đường liên huyện liên xã phù hợp với kế hoạch phát triển tỉnh phù hợp với quy hoạch hệ thống lưới điện. Mặt khác do sự thay đổi liên tục của mọi mặt của cuộc sống mà các cơ quan chính quyền địa phương khó lòng dự báo được chính xác mà hệ thống đường dây trung áp và hạ áp đã được xây dựng không phù hợp với sự phát triển của địa phương, lúc này chính quyền địa phương sẽ yêu cầu sự hỗ trợ của ngành điện, 2 bên sẽ đưa ra nhưng phương án cụ thể để hỗ trợ địa phương và sửa đổi sơ đồ phát triển cho phù hợp sự phát triển của địa phương cũng như sự phát triển chung của toàn đất nước.Rõ ràng là rất nhiều công việc cần phải giải quyết của chính quyền địa phương, nhưng chính nó cũng sẽ là mấu chốt quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống lưới điện, đảm bảo kịp thời gian, nhanh chóng đưa điện đến người dân đến nơi sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu của cả đất nước trên con đường phát triển. Đào Duy Long KTPT48A2.2.2.Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và bảo dưỡng hệ thống lưới điệnKhi người ta nói đến sự phát triển thì không thể không đề cập ba nhân tố quan trọng là nguồn nhân lực, vốn và công nghệ. Hệ thống lưới điện cũng bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố này trong quá trình xây dựng.Nhân lực:Hệ thống lưới điện được xây dựng và phát triển thông qua các dự án, các dự án lại thường được thực hiện ở vùng sâu vùng xa hoặc các vùng kinh tế mới, các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh, do vậy mà yêu cầu nguồn nhân lực cho quá trình xây dựng đòi hỏi cả về chất và lượng. Đối với các dự án triển khai tại các vùng sâu vùng xa đường dây lưới điện cần lắp đặt kéo dài đến vài chục km cần một lượng công nhân điện không hề ít, không những thế dự án thường được diễn ra đồng thời trên nhiều tỉnh thành phố do vậy mà số lượng công nhân hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công thậm chí gây lãng phí thất thoát do các giai đoạn dự án bị chậm trễ, máy móc làm việc không hết công suất.Ngược lại đối với các dự án được tiến hành tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, nơi có mật độ kinh tế cao, phạm vi nhỏ nhưng hệ thống lưới điện rất phức tạp cần đội ngũ công nhân có tay nghề cao, tìm ra đường dây nào là phù hợp với công suất của các máy móc trong khu vực đó, cách kết nối nào là thuận tiện cho quá trình sửa chữa bảo dưỡng. Chính đội ngũ công nhân này là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng và lắp đặt đường dây lưới điện, là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng và sự an toàn của hệ thống lưới điện đối với nơi mà nó được sử dụng.Trong quá trình sử dụng hệ thống đường dây điện này khó lòng tránh khỏi hư hỏng cần thiết phải có đội ngũ sửa chữa và bảo dưỡng tuy nhiên ở các vùng núi hệ thống đường dây rất dài vì thế mà càng cần phải tăng cường đội ngũ sửa chữa điện ở cơ sở để kịp thời sửa chữa phục vụ nhân dân, thiếu những thợ điện cấp cơ sở sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhân dân và sự tồn tại của hệ thống điện nơi đây. Đào Duy Long KTPT48AVốn và khoa học công nghệVốn là một yếu tố quan trọng khi đẩy nhanh tiến độ thi công của các dự án hay sự phát triển của hệ thống lưới điện, hệ thống máy móc kịp thời và phù hợp với địa hình nơi lắp đặt và xây dựng hệ thống điện sẽ là cơ sở để tạo ra hệ thống điện an toàn, bền vững, chất lượng. Chính vì vậy mà hàng năm các công ty điện lực vẫn thường xuyên đầu tư trang thiết bị mới hiện đại phục vụ cho quá trình xây lắp hệ thống điện.Bên cạnh vốn là khoa học công nghệ, khoa học công nghệ luôn luôn chiếm hàng đầu trong việc thúc đẩy quá trình triển khai hệ thống lưới điện, do vậy mà khi công nghệ càng cao thì các công trình ngày càng được xây dựng với kỹ thuật cao hơn trước và thời gian hoàn thành cũng sớm hơn, các công trình xây dựng ngày càng phù hợp với sự phát triển của đất nước. Đi kèm với nó là chất lượng điện được truyền tải tốt, dịch vụ điện được cải thiện, các vùng hạ nguồn được sử dụng điện thường xuyên hơn thời gian điện bị ngắt đội ngột cũng giảm xuống. Khoa học công nghệ tác động đến mọi mặt của quá trình xây dựng hệ thống lưới điện, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ kéo theo sự phát triển hệ thống lưới điện, tạo ra nền tảng tương lai của nền kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo.2.3.Đặc điểm của hệ thống lưới điện2.3.1.Thống nhất trên phạm vi quốc gia.Hệ thống lưới điện quốc gia hiện nay nằm dưới sự quản lý của Tập đoàn điện lực EVN, toàn bộ các nhà máy phát điện trước đây đều thuộc sở hữu nhà nước do vậy mà tất cả điện đều được hòa vào lưới điện quốc gia. Hệ thống lưới điện không những đưa điện từ các nhà máy điện đến nhân dân trong vùng và các khu công nghiệp gần đó mà còn đưa điện tới các tỉnh khác, tới các vùng sâu vùng xa, tới các khu kinh tế lớn tiêu tốn nhiều năng lượng do vậy mà hệ thống lưới điện quốc gia được kết nối liền mạch với nhau từ tất cả cả các tỉnh thành phố trong cả nước thành một thể thống nhất dưới sự quản lý của EVN, trong giai đoạn gần đây thực hiện chủ trương phát triển ngành điện đa dạng hóa trong công tác cung cấp điện nên nhiều nhà máy sản xuất điện tư nhân cũng đã xuất hiện, các nhà máy này xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền núi nơi có nhiều Đào Duy Long KTPT48Asông để xây dựng nhà máy thủy điện mini phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện trực tiếp của người dân những vùng này, tuy nhiên lượng điện sản xuất ra lớn hơn nhiều so với lượng điện tiêu thụ tại địa bàn nhà máy mà chi phí xây dựng vốn đã lớn do vậy mà tất cả các nhà máy này điện này cũng đã chủ động bán điện cho tập đoàn EVN, vì vậy mà hệ thống đường dây truyền tải điện của các nhà máy này cũng đã hòa vào lưới điện quốc gia. Chính vì vậy một lần nữa ta chắc chắn rằng hệ thống lưới điện là một thể thống nhất, một mặt thực hiện phục vụ nhu cầu tại địa bàn, một mặt sẵn sàng cung cấp cho các địa phương khác trên toàn quốc đảm bảo sản xuất ổn định, góp phần phát triển nền kinh tế.2.3.2.Hệ thống lưới điện được sắp xếp bố trí trên cơ sở khoa học.Hệ thống điện lưới hiện nay của nước ta được xây dựng trên cơ sở tổng sơ đồ quy hoạch ngành điện, dựa trên định hướng của chính phủ trong những năm tiếp theo về phát triển kinh tế xã hội mà tập đoàn điện lực sẽ xây dựng tổng sơ đồ này nhằm mục tiêu là một trong những cơ sở vật chất quan trọng đi trước một bước để phục vụ nền kinh tế. Trong tổng sơ đồ này sẽ ghi rõ cụ thể đường dây cao áp trên toàn quốc và định hướng sơ bộ hệ thống lưới điện trung áp. Sau đó các tỉnh sẽ dựa vào sơ đồ này để xây dựng hệ thống lưới điện trung áp và hạ áp của tỉnh dựa trên quy hoạch phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo.Quy hoạch sơ đồ bố trí hệ thống lưới điện là tập hợp tư duy của những tập thể các nhà lãnh đạo được xây dựng kỹ càng từ trên xuống dưới với sự hỗ trợ và phối hợp của nhiều cơ quan chức năng cũng như cơ quan có liên quan để tạo ra bộ khung hoàn chỉnh cho sự phát triển của nền kinh tế, quy hoạch này được xác định dưới nhiều tác động của nội tại đất nước cùng với xu hướng vận động của thế giới do vậy mà nó được nghiên cứu và xem xét rất kỹ trước khi được thủ tướng phê duyệt.Chính vì vậy mà hệ thống lưới điện không bị phát triển theo tự do thiếu sự quản lý, tất cả các hệ thống đường dây điện được xây dựng đã được lên kế hoạch từ trước đến từng xã thôn, bản trên cả nước, đảm bảo đất nước phát triển nhanh, mạnh, đúng trọng tâm phù hợp với xu hướng của thế giới. [...]... các xã nghèo có mức thu nhập thấp trên 90% xã chưa có lưới điện về đến trung tâm xã, là các xã thuộc các xã nghèo nhất trong danh sách của chính phủ và là các xã mà người dân sẵn sàng phối hợp với chính quyền địa phương cũng như ngành điện để nối lưới và đưa điện về xã, thôn Hệ thống đường dây điện Mạng lưới điện hiện tại của các xã đã bị xuống cấp nghiêm trọng, sau một khoảng thời gian dài sử dụng và. .. CÁC XÃ NGHÈO TỈNH CAO BẰNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2020 1.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và định hướng phát triển mạng lưới điện trên địa bàn của Tổng công ty điện lực miền bắc trong giai đoạn 2010-2020 1.1.Mục tiêu và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2020 Việc phát triển hệ thống lưới điện nhằm mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo. .. tải điện, ảnh hưởng tới việc cung cấp điện cho bà con nơi đây đặc biệt vào mùa mưa Một số đường dây được xây dựng từ lâu ở một số xã đã cũ và lạc hậu sử dụng đường dây lưới điện không còn phù hợp, hay nhiều công tơ điện cũ thiếu chính xác cũng là những nguyên do ảnh hưởng tới việc phát triển lưới điện tại các xã nghèo tại tỉnh Đào Duy Long KTPT48A CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN... mô và tốc độ phát triển hệ thống lưới điện phụ thuộc vào lượng vốn huy động Như trên đã phân tích toàn bộ đường dây cao áp và trung áp, hạ áp đã được quy hoạch cụ thể đến từng xã, tuy nhiên để đưa được điện tới từng xã lại là vấn đề khác Không phải tự nhiên mà ngành điện lại là một ngành độc quyền, nó có thể độc quyền trong truyền tải điện là do chi phí xây dựng, lắp đặt và triển khai đường dây điện. .. lên tới 39.949kva Đến năm 2007 mạng lưới điện đã đến 13 huyện thị xã, tổng số hộ có điện đạt 75%, tuy nhiên lượng điện vẫn chỉ tập trung xung quanh thị xã Cao Bằng và một số huyện lân cận, các xã vùng sâu vùng xa hầu như không có điện Hệ thống cấp nước :toàn tỉnh xây dựng và đưa vào sử dụng 7 công trình cấp nước sinh hoạt tại 7/13 huyện thị xã với tổng công suất hơn 14000m3/ngày đêm Đến năm 2006, 80%... phát triển Tuy nhiên ở nước ta hiện nay tập trung chủ yếu phát triển hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc Trong chương trình quốc gia về xóa đói Đào Duy Long KTPT48A giảm nghèo của nước ta cũng đã chỉ rõ rằng cần phải đầu tư xây dựng đồng bộ và chú trọng đến đầu tư kết cấu hạ tầng tạo nền tảng phát triển kinh tế xã hội giúp các xã nghèo. .. nước, nhờ đó sản lượng điện của các nhà máy sản xuất điện không ngừng tăng Năm 2000 sản xuất được 12,6 triệu kwh thì đến năm 2006 đạt 14tr kwh, góp phần cải thiện chất lượng điện lưới cho nhiều xã trong toàn tỉnh Đến năm 2006 13/13 huyện, thị xã trong tỉnh có lưới điện quốc gia, nếu năm 2000 Cao bằng chỉ có 78 xã, phường, thị trấn có điện lưới thì đến đầu năm 2006 đã tăng lên 168 xã Với sự hỗ trợ tích... các xã vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đang dần được tiếp cận với dịch vụ điện, số hộ được sử dụng điện ngày càng tăng trong toàn tỉnh cũng như các xã nghèo, số xã nghèo và số xã được sử dụng điện đang diễn biến với chiều hướng tích cực tuy rằng để 5% số hộ cuối cùng trong toàn tỉnh cụ thể là ở các xã nghèo trong tỉnh được tiếp cận dịch vụ điện là vô cùng khó khăn Đa số các xã nghèo. .. tế xã hội giúp các xã nghèo phát triển, nâng cao mức sống và thay đổi nhận thức Do vậy mà điện với tư cách mà nền tảng của sự phát triển cần phải được đầu tư ở các xã nghèo các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn những nơi mà người dân vẫn chưa được sử dụng điện hay nói cách khác là họ đã thiếu hụt cơ hội phát triển so với những người khác Tuy nhiên các xã nghèo thường là các xã có thu nhập trung bình của... nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do vậy mà các xã nghèo tỉnh Cao Bằng là các xã cần được quan tâm và hỗ trợ của chính phủ ngành điện và chính quyền địa phương Đào Duy Long KTPT48A CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐN LƯỚI ĐIỆN Ở CÁC XÃ NGHÈO TỈNH CAO BẰNG 1.Thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng 1.1.Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng 1.1.1.Kinh tế Cao Bằng là tỉnh . PHẢI PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN VÀ ĐƯA ĐIỆN ĐẾN CÁC XÃ NGHÈO1.Vai trò của năng lượng điện đối với phát triển kinh tế.Trong xã hội hiện đại sự ứng dụng sức điện. vậy mà tất cả điện đều được hòa vào lưới điện quốc gia. Hệ thống lưới điện không những đưa điện từ các nhà máy điện đến nhân dân trong vùng và các khu công