TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Tổng quan về phát triển du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Du lịch từ lâu đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu và là nhu cầu cần thiết, phổ biến của mọi người Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch được xác định không chỉ là ngành kinh tế mà còn mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế; góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển đất nước nói chung, của từng địa phương nói riêng.
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch
Hoạt động du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và trở thành phổ biến trên thế giới Có nhiều quan điểm không giống nhau về khái niệm du lịch.
Trước thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, du lịch hầu như được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như là một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội Trong thời kỳ này, người ta coi du lịch như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức con người.Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) - một tổ chức thuộc Liên hợp quốc: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1995), du lịch có hai nghĩa: Một là, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Hai là, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước Đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Hầu như nước nào cũng coi trọng phát triển hoạt động du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác (Quốc hội, 2017,
Như vậy, có nhiều quan điểm, khái niệm về du lịch, tuy vậy có thể tóm gọn lại khái niệm chung về du lịch như sau: "Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho Nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp".
1.1.1.2 Khái niệm về phát triển du lịch
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: Phát triển là phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của tự nhiên, xã hội và tư duy (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2015,
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật).
Theo quan điểm này, phát triển là quá trình diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Trong quá trình phát triển, trong sự vật sẽ dần dần hình thành những quy định mới cao hơn về chất, làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại, vận động, chức năng theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngày nay, trong ngôn ngữ thông thường khái niệm “tăng trưởng” thường được xem tương đồng với “phát triển”, bởi tăng trưởng đóng vai trò thiết yếu định hình mức độ phát triển Để phản ánh sự tiến bộ của một quốc gia hay nền kinh tế trong một giai đoạn, người ta thường sử dụng thuật ngữ tăng trưởng và phát triển với nội dung như sau:
Tăng trưởng chỉ sự biến đổi về lượng theo chiều hướng tăng, đi lên Nói một cách tổng quát, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng thường được sử dụng với ý nghĩa so sánh trong tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
Phát triển: là nói về sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn, với trình độ, chất lượng cao hơn Trong kinh tế học, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến, toàn diện về mọi mặt kinh tế - xã hội của một quốc gia Nếu xét theo khía cạnh các bộ phận cấu thành, phát triển kinh tế nghĩa là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình phát triển cả hai lĩnh vực của nền kinh tế là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội Phát triển lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế bao gồm hai quá trình: sự lớn lên của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế) và quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế).
Như vậy, khái niệm phát triển trong kinh tế là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định, khái quát thông qua sự gia tăng của tổng mức thu nhập bình quân trên một đầu người, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, do vậy phát triển du lịch chính là phát triển kinh tế, mà cụ thể hơn là ở lĩnh vực du lịch Dưới góc độc kinh tế, kết quả của sự phát triển du lịch được biểu hiện bằng sự tăng trưởng về khách du lịch, thu nhập du lịch và sự đóng góp vào ngành dịch vụ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Trên thực tế, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên và môi trường, sự phát triển du lịch và sự phát triển bền vững chung của xã hội có sự tác động biện chứng lẫn nhau Muốn phát triển du lịch một cách bền vững thì cần phải bảo đảm sự hài hòa giữa ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường.
Từ quan điểm về phát triển nói chung, các quan điểm về phát triển du lịch nói riêng đã đề cập ở trên, đứng trên góc độ kinh tế phát triển phát triển du lịch được hiểu là:
Tổng quan về dịch Covid-19
1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến dịch Covid-19
1.2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến dịch bệnh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, dịch bệnh được định nghĩa là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cồng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn Dịch bệnh truyền nhiễm thường được gây ra bởi một số yếu tố nhất định có thể kể đến như: một sự thay đổi trong sinh thái của số lượng vật chủ; một sự thay đổi di truyền trong các ổ mầm bệnh; một sự bắt đầu của một tác nhân gây bệnh mới nổi (do sự biến đổi các tác nhân gây bệnh hoặc vật chủ) Một dịch bệnh có thể được giới hạn trong một phạm vi không gian nhất định Tuy nhiên, nếu nó lây lan sang các quốc gia hoặc châu lục khác và khiến một số lượng lớn người dân người dân mắc bệnh, nó có thể được gọi là một đại dịch Đại dịch, tiếng Anh là pandemic là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong đó Pan ("tất cả") và demos ("người"), là thuật ngữ được sử dụng bởi các chuyên gia về bệnh khi dịch bệnh lây lan tới nhiều quốc gia và lục địa cùng một lúc.
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa thuật ngữ này là "sự bùng phát của mầm bệnh mới lây lan dễ dàng từ truyền từ người này sang người khác trên toàn cầu" Điều này có nghĩa là dịch bệnh sẽ chỉ được gọi là đại dịch khi nó lan rộng, ở một số quốc gia hoặc lục địa và thường ảnh hưởng đến một số lượng lớn người Trên thực tế,
"đại dịch" được sử dụng để đề cập đến sự lây lan của một căn bệnh, không phải chỉ bởi mức độ lây lan của nó mà còn là sự nguy hiểm của nó đối với toàn cầu.
1.2.1.2 Một số khái niệm liên quan đến dịch Covid-19
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, dịch Covid-19, có tên tiếng Anh đầy đủ là Coronavirus disease 2019 là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-2.
Tên corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, có nghĩa là vương miện hoặc hào quang, đề cập đến sự xuất hiện đặc trưng của virus dưới kính hiển vi điện tử với một rìa lớn, tạo thành một hình ảnh như vương miện hoàng gia hoặc vành nhật hoa.
Hình 0.1 Vi ảnh điện tử của virus corona.
Nguồn: National Geographic, 2020, June Almeida discovered coronaviruses decades ago—but got little recognition Virus corona lần đầu được phát hiện vào những năm 1960 Trải qua hơn 40 năm nhận biết, virus corona được ghi nhận là một loại virus gây ra cảm mạo cùng với các triệu chứng khá nghiêm trọng giống như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) SARS- CoV-2 là phân dạng của virus corona mà từ trước đến nay chưa bao giờ phát hiện ở trong cơ thể người.
Chủng virus corona SARS-CoV-2 chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến một loạt các triệu chứng được mô tả giống như cúm, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ và mệt mỏi Khi phát triển cao hơn nữa, nó sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong Virus gây bệnh Covid-19 này chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn văng ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc thở ra Những giọt bắn này quá nặng nên không thể bay lơ lửng trong không khí và nhanh chóng rơi xuống sàn nhà hoặc các bề mặt.Mọi người có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải virus nếu đang ở gần người nhiễm
COVID-19 hoặc chạm vào bề mặt có virus, rồi lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.
Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận, căn bệnh này lần đầu tiên được xác định bởi các cơ quan y tế tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và đã gây ra một dịch bệnh nghiêm trọng tại đây Sau đó, nó tiếp tục lan sang các nơi khác trên giới Hãng tin Reuters của Anh đưa tin, đến ngày 31 tháng 1 năm 2020, có 213 trường hợp tử vong đã được báo cáo và 2.877 trường hợp được xác nhận.
Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố dịch viêm phổi do virus corona mới này là một tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu kể từ ngày 30 tháng 1 năm 2020 và là một đại dịch kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2020 Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 01/02/2020 đã có 104.447.241 ca mắc Covid-19 được ghi nhận trên toàn Thế giới, trong đó có 2.264.087 ca tử vong, tương đương với tỷ lệ tử vong đạt 2,1%.
1.2.2 Diễn biến của dịch Covid-19 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định 173/QĐ-TTg công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra Trước chiều hướng gia tăng của dịch bệnh, ngày 01/04/2020, Thủ tướng đã ban hành tiếp Quyết định 447/QĐ-TTg, chính thức công bố dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, ngày 06/02/2021, bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1070/QĐ-BYT, kèm theo Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021 Theo đó, về cơ bản diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam tính đến ngày 03/02/2021 có thể chia làm 4 giai đoạn với 06 đợt dịch, cụ thể:
Giai đoạn 1: từ 22/01/2020 đến ngày 22/7/2020: ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 22/01/2020 là trường hợp quốc tịch người Trung Quốc, sống và làm việc tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc - nơi ta m dịch COVID- 19; người nhập cảnh vào Việt Nam, trở về từ các khu vu c, quốc gia đang có dịch như tại Châu u và Mỹ…(sau 99 ngày không ghi nhận trường hợp la y nhiễm mới trong cộng đồng)
Giai đoạn 2: được ghi nhận từ 23/7/2020 đến 30/11/2020 với các trường hợp mắc mới tại TP Đà Nẵng và 14 tỉnh, thành phố (sau 88 ngày không ghi nhận trường hợp la□y nhiễm mới trong cộng đồng).
Giai đoạn 3: được ghi nhận từ 01/12/2020 đến ngày 24/01/2021 với các trường hợp mắc mới tại TP Hồ Chí Minh (sau 55 ngày không ghi nhận trường hợp la□y nhiễm mới trong cộng đồng).
Giai đoạn 4: được ghi nhận từ 25/01/2021 đến nay với các trường hợp mắc mới tại 10 tỉnh, thành phố, liên quan đến ổ dịch khu công nghiệp thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và sa□n bay Va□n Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 1.1 Diễn biến 6 đợt dịch Covid-19 tại Việt Nam năm 2020 Đợt dịch Thời gian Mốc thời gian Diễn biến của dịch Covid-19 Đợt 1 22/01/2020 đến 05/3/2020
16 ca mắc, là những người nhập cảnh vào Việt Nam, trở về từ các khu vu□ c, quốc gia đang có dịch như tại Châu u và Mỹ Đợt 2
Từ BN17 đến ngày cuối thu□ c hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg
154 ca nhập cảnh, 98 ca trong cộng đồng. Đợt 3
Sau giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT- TTg đến ngày ghi nhận ca cộng đồng tại Đà Nẵng
147 ca mắc, là các ca nhập cảnh, cách ly ngay (sau 99 ngày không ghi nhận ca cộng đồng Đợt 4 23/7/2020 đến 31/11/2020
Ảnh hưởng thực tiễn của dịch Covid-19 đến ngành du lịch
1.3.1 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành du lịch thế giới
Cuối tháng 3/2020, Tổ chức Du lịch Thế giới trực thuộc Liên hợp quốc cho biết, việc bùng phát đại dịch Covid-19 sẽ khiến ngành du lịch toàn cầu bị thiệt hại nặng nề Sự ảnh hưởng nặng nề dịch bệnh buộc chính phủ các nước phải áp dụng các biện pháp chưa từng có để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bao gồm đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động vận tải đường không quốc tế và nội địa Lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu sẽ giảm 20-30% Tổ chức này ước tính tổn thất có thể lên tới 300-450 tỷ USD đối với hoạt động du lịch quốc tế trong năm 2020, tương đương mức thâm hụt gần 30% so với doanh thu 1.500 tỷ USD mà ngành này thu được vào năm 2019.
Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng kết du lịch toàn cầu năm 2020 được tổ chức này công bố vào tháng 1/2021, tổn thất của ngành du lịch Thế giới đã lên tới 935 tỷUSD Tổng lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu năm 2020 được ghi nhận đạt 381 triệu lượt khách, tương đương mức thâm hụt lên tới 74% so với con số 1,5 tỷ lượt khách du lịch quốc tế toàn cầu năm 2019 Hơn 120 triệu lao động ngành du lịch trên thế giới mất việc trong năm 2020.
2003: SARS 2009: Khủng hoảng kinh tế TG 2020: Covid-19
Sự sụt giảm về lượng khách quốc tế đã làm tổng giá trị của ngành du lịch quốc tế thiệt hại khoảng 1,3 nghìn tỷ USD, cao hơn 11 lần so với mức thiệt hại trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 Xét về giá trị đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP toàn cầu, đại dịch cũng đã làm thiệt hại khoảng 2.000 tỷ USD, chiếm hơn 2% tổng GDP kinh tế toàn cầu. ĐVT: nghìn tỷ USD
Biểu đồ 1.1 Mức độ sụt giảm của du lịch Thế giới qua các thời kỳ
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới, 2021, 2020: A year in review
Châu Á và Thái Bình Dương, khu vực đầu tiên chịu tác động của đại dịch và là khu vực có mức độ hạn chế đi lại cao nhất cho đến nay, đã giảm 84% lượng khách đến trong năm 2020 Châu u ghi nhận giảm 70%, trong khi châu Mỹ giảm69% Lượng khách quốc tế ở cả châu Phi và Trung Đông đều giảm 75%.
Thế giới Châu Âu Châu Á – TBD Châu Mỹ Châu PhiTrung Đông ĐVT: nghìn tỷ USD
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ thay đổi của tổng lượt khách du lịch quốc tế 2020 so với cùng kỳ
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới, 2021, 2020: A year in review 6 Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới như: Pháp, Italia, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… đang phải trải qua cơn khủng hoảng chưa từng thấy Du lịch Italia vốn mang lại gần 100 tỷ USD mỗi năm và giải quyết việc làm cho khoảng 6% số lao động của nước này. Tuy nhiên, trước sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Hiệp hội Du lịch Italia đánh giá dịch Covid-19 đang gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với ngành du lịch Italia Trên phạm vi toàn quốc, số phòng khách sạn được đặt trước ở Italia đã liên tục bị hủy Không chỉ các khu vực có dịch mà cả những khu vực được cho là không có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cũng bị tác động. Các bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát ở những khu vực dịch bệnh bùng phát buộc phải đóng cửa Hiệp hội Du lịch Italia buộc phải kêu gọi Chính phủ cần có các giải pháp cấp bách nhằm đưa hoạt động du lịch trở lại bình thường sau khi dịch bệnh chấm dứt.
6 Tổ chức Du lịch Thế giới, 2021, 2020: A year in review, [Trực tuyến] Tại [Truy cập ngày 20/3/2021].
Trong khi đó, Tổng cục Du lịch Thái Lan hạ dự báo lượng du khách nước ngoài tới "xứ sở Chùa vàng" trong năm nay giảm xuống còn 33 triệu lượt, giảm khoảng 6 đến 7 triệu lượt so với mức kỷ lục 39,8 triệu lượt được ghi nhận năm
2019 Tuy nhiên, theo Quỹ Xúc tiến việc làm và lao động Thái Lan, thực tế trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng du khách nước ngoài đến nước này đã giảm tới 80%, từ
40 triệu xuống chỉ còn 8 triệu, phần lớn trong số này tới Thái Lan từ trước khi nước này ban hành lệnh cấm du lịch được áp dụng từ tháng 4/2020 Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và nhận được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ Thái Lan Tuy nhiên, trước rất nhiều biện pháp cũng như các gói kích cầu nhằm phục hồi và thúc đẩy du lịch đất nước, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Arkhom Termpittayapaisit dự báo lượng khách du lịch tới nước này trong năm 2021 chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn là 8 triệu lượt và phải sau 4 năm nữa mới đạt đến mức 40 triệu du khách như trước khi bùng phát đại dịch viêm đường hô hấp Covid-19.
Cùng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19, Hàn Quốc cũng là quốc gia ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục của ngành du lịch Theo báo cáo của Bộ Văn hóa Hàn Quốc đệ trình lên Quốc hội, trong 3 quý đầu năm
2020, doanh thu từ các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của nước này bị thiệt hại đáng kể do lượng khách du lịch giảm mạnh, các sự kiện bị hủy bỏ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp Theo đó, ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất, lượng khách du lịch nước ngoài chỉ đạt 2,3 triệu lượt, giảm 81,9% so với cùng kỳ năm 2019 Tính từ tháng 2-9, doanh số bán hàng trong ngành du lịch ước tính giảm gần 5 nghìn tỷ won (hơn 4,3 tỷ USD) so với năm 2019, trong đó, các khách sạn báo cáo khoản lỗ 1,8 nghìn tỷ Won (1,55 tỷ USD).
1.3.2 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam
Dù là một quốc gia được đánh giá thành công trong việc xử lý dịch bệnh, Việt Nam cũng không thể tránh được những ảnh hưởng của “cơn bão” mang tên Covid-
19 Bước vào năm 2020, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang phát triển tốt trên đà tăng trưởng cao của giai đoạn 2016-2019 Trong tháng 01/2020, khách quốc tế đếnViệt Nam đạt 2 triệu lượt, mức cao nhất trong lịch sử.
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát ngay sau đó đã tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch.Từ cuối tháng 3, hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam chính thức bị ngừng trệ Bốn hãng hàng không lớn nhất Việt Nam là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Jetstar Pacific chính thức tạm dừng bay quốc tế. Ngày 1/4/2020, khi lệnh cách ly xã hội được áp dụng trên phạm vi cả nước, các đường bay nội địa cũng đóng lại, chỉ duy trì 3 đường bay tối thiểu Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng Tháng 6/2020, Việt Nam đón lượng khách quốc tế thấp nhất 4 năm qua sau thời gian dài phòng, chống Covid-19 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6/2020 chỉ đạt 8.800 lượt người, mức thấp nhất trong nhiều năm qua, giảm 61,3% so với tháng 5/2020 và giảm 99,3% so với cùng kỳ năm 2019 (Tổng cục Du lịch, 2020, CSDL Thống kê du lịch). ĐVT: Ngàn lượt người
Biểu đồ 1.3 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam những tháng đầu năm 2020
Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2020, CSDL Thống kê du lịch
Theo Tổng cục thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,7 triệu lượt, giảm 57%, còn khách nội địa chỉ đạt 23 triệu lượt, giảm gần 50% Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 176.800 tỷ đồng, giảm gần48% so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ lấp phòng ở các cơ sở lưu trú còn khoảng20% Sự sụt giảm khách quốc tế đến Việt Nam tác động trực tiếp tới doanh thu của ngành du lịch, khiến kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm sâu 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đạt 2,438 tỷ USD, giảm 56,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Bảng 1.2 Tình hình doanh thu của du lịch Việt Nam những tháng đầu năm 2020
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ĐVT: Nghìn tỷ đồng
Doanh thu dịch vụ lữ hành ĐVT: Nghìn tỷ đồng
Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2020, CSDL Thống kê du lịch
Khép lại năm 2020, các chỉ tiêu của ngành du lịch đều giảm mạnh Tính đến hết tháng 12, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 78,7% so với cùng kỳ 2019, trong đó, hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020 Khách du lịch nội địa ước đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%;tổng thu du lịch giảm 58,7%;
PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH
Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Yếu tố thiên nhiên - môi trường a) Địa hình:
Quảng Ninh là tỉnh có đầy đủ các dạng địa hình như đồi núi, đồng bằng, ven biển và cả hệ thống đảo và thềm lục địa Phía Bắc có dãy núi Thập Vạn Đại Sơn ngăn cách với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bao gồm các đỉnh Cao Xiêm 1.330m, QuảngNam Châu 1.057m, Nam Châu Lĩnh 1506m, Ngàn Chi 1.166m ở các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên Phía Tây Bắc có dãy núi hình cánh cung chạy từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ Bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên Trong tỉnh, đồi núi và vịnh đảo chạy song song, đối xứng nhau qua đường bờ biển.
Quảng Ninh cũng là địa phương sở hữu cho mình rất nhiều di sản quốc gia Ở Việt Nam, di sản được phân loạithành di sản văn hóa (di sản văn hóa vậtthể, di sản văn hóa phi vật thể) và di sảnthiên nhiên Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác;
Di sản thiên nhiên là những giá trị về tự nhiên do thiên nhiên ban tặng Di sản được phân thành các cấp: Di sản được UNESCO công nhận; di sản cấp quốc gia và di sản cấp địa phương Sự đa dạng về địa hình, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Ninh đồng nghĩa với sự đa dạng về các di sản thiên nhiên. Trong đó nổi bật nhất là các di sản:
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất đồng thời là cái nôi cư trú của người Việt cổ.
Vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 90% là đảo đá vôi, địa hình đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển Vùng Di sản thiên nhiên thế giới được Unesco công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam), đảo Cống Tây (phía Đông) Hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Phuket (Thái Lan) đã công nhận lần thứ nhất vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí về vẻ đẹp cảnh quan (ngày 17 tháng 12 năm 1994), và tại Hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia đã công nhận lần thứ hai với tiêu chí về giá trị địa chất, địa mạo (ngày 02 tháng 12 năm 2000).
Hệ thống đảo với nhiều dạng địa hình phong phú, đa dạng tạo nên một nét độc đáo riêng biệt của vùng vịnh đã thu hút sự chú ý của hàng triệu khách du lịch không những ở trong nước mà còn cả quốc tế Các hang động: hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung, động Mê Cung, động Thiên Cung, hồ Ba Hầm… đều có những vẻ đẹp độc đáo, hoang sơ, dân dã, thu hút khách du lịch.
Sự ưu ái của điều kiện tự nhiên đã mang đến cho vịnh Hạ Long nhiều cảnh quan độc đáo và hấp dẫn, có ý nghĩa về mặt sinh thái, môi trường và phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch.
(ii) Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Theo Quyết định số 85/2001/QĐ- TTg ngày 01/6/2001, Thủ tướng Chính phủ đã chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn (Quảng Ninh) thành VQG Bái Tử Long với diện tích 15.783 ha, trong đó diện tích các đảo là 6.125 ha, diện tích mặt nước biển là 9.658 ha VQG có các đảo chính là Ba Mùn, Trà Ngọ lớn, Trà Ngọ nhỏ, Sậu Nam, … và hơn 20 đảo nhỏ, cù lao, hòn nổi khác Ba Mùn là đảo đất lớn nhất của VQG: dài 20 km, rộng 1,5 km (thuộc huyện Vân Đồn) Nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long và sát cạnh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, VQG Bái
Tử Long được ví như một “kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi ở vùng biển ÐôngBắc của Việt Nam.
VQG Bái Tử Long là một công viên biển nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Bao phủ trên các đảo là rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh quanh năm, là sinh cảnh thích hợp với nhiều loài động vật hoang dã, là kho tàng tài nguyên sinh vật phong phú phân bố trên các đảo núi đất và núi đá vôi, trong các thung áng tạo ra cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của vịnh Bái Tử Long.
VQG Bái Tử Long có sự đang dạng sinh học cao, với hai hệ sinh thái chính đó là HST trên đất nổi và HST biển và bãi triều, cùng với đó là những cánh rừng nguyên sinh tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn với nhiều hang động, bãi tắm biển hoang sơ, cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa và phong tục bản địa có sức hấp dẫn du khách.
(iii) Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kì Thượng
Dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đồng Sơn – Kì Thượng chính thức được thành lập vào ngày 12 tháng 02 năm 2003.Theo Quyết định số 440/ QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh khu BTTN Đồng Sơn – Kì Thượng trải rộng trên 5 xã Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Vũ Oai và Hòa Bình, cách trung tâm thị trấn Trới huyện Hoành Bồ 25 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hạ Long 35 km Đây là khu vực điển hình của hệ sinh thái rừng kín lá rộng thường xanh núi thấp có diện tích rừng tự nhiên tập trung lớn nhất vùng Đông Bắc Việt Nam và phong phú các loài động, thực vật rừng.
Từ khi thành lập, khu bảo tồn đã phối hợp với nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện Sinh thái và Tài nguyên và Sinh vật Hà Nội cùng các tổ chức quốc tế Xanh – Pê-téc-bua (Nga) đã điều tra và phát hiện ra nhiều loài động vật quý hiếm trong Khu bảo tồn, tiêu biểu như 485 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 280 chi, 101 họ trong đó có các loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: Giổi bà, Giổi nhung, Giổi thơm, Dẻ đen, Lát hoa, Sao hòn gai, Sến mật, Trầm hương, Ba kích ; động vật hiện có 249 loài thuộc 79 họ và 28 bộ của 04 lớp động vật là: thú (58 loài), chim (154) loài, Bò sát và ếch nhái (có 43 loài) Trong 249 loài có 30 loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam.Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, có nhiều lợi ích không chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà còn đem lại giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý là nơi lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới. b) Khí hậu:
Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, vừa là đặc trưng cho các tỉnh miền bắc, vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển, đặc biệt thích hợp cho phát triển du lịch Khí hậu Quảng Ninh nói chung có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các tỉnh phía bắc Vì nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm Quảng Ninh có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh.
Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn có đặc trưng của khí hậu đại dương Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Độ ẩm trung bình 82 – 85% Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10 Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10) Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, đặc biệt thuận lợi đối với phát triển du lịch.
Nhiệt độ: Tỉnh có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 –
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến du lịch của tỉnh Quảng Ninh
Theo Tổng cục Du lịch ghi nhận, du lịch Việt Nam trong năm 2019 đã đạt được kỳ tích khi thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế - cao nhất từ trước đến nay.Năm 2020 với đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng xấu tới nhiều ngành kinh tế, trong đó có ngành du lịch Không nằm ngoài xu thế chung của ngành du lịch nói chung, du lịch tỉnh Quảnh Ninh cũng có những khác biệt rõ rệt trước và sau khi xảy ra dịch Covid-19 Dịch Covid-19 chính thức được ghi nhận tại Việt Nam vào những ngày đầu của năm 2020 Bởi vậy, mốc thời gian này đánh dấu nhiều sự thay đổi lớn đối với du lịch tỉnh Quảng Ninh ở nhiều khía cạnh.
2.2.1 Tình hình du khách đến Quảng Ninh a) Thời điểm trước khi xuất hiện dịch Covid-19
Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor International, năm 2019, Quảng Ninh là thành phố có lượng khách quốc tế lớn thứ 2 tại Việt Nam với 5,7 triệu lượt và là một trong 4 thành phố của Việt Nam nằm trong top 100 thành phố đông khách nhất thế giới năm 2019 với vị trísố 48, tăng 6 bậc so với năm 2018.
Từ năm 2015 đến năm 2019, du lịch Quảng Ninh đã có sự thay đổi ngoạn mục, điều này được minh chứng rõ nét bằng những con số tăng trưởng ấn tượng. Trong giai đoạn từ 2015- 2019, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt trên 52,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 21,521 triệu lượt, tổng thu từ lĩnh vực du lịch đạt 95.203 tỷ đồng; tổng số nộp ngân sách từ hoạt động du lịch đạt trên 10.200 tỷ đồng; số lượng lao động trong ngành du lịch khoảng 130.000 người Như vậy, so với giai đoạn trước, 5 năm trở lại đây, tổng lượng khách du lịch tăng 1,67 lần, khách quốc tế tăng 1,64 lần, tổng thu từ du lịch tăng 2,21 lần, thu ngân sách từ du lịch tăng 2,28 lần, tỷ trọng trong thu ngân sách nội địa của du lịch tăng 4,2% 10
10 Hoàng Quỳnh, 2020, Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập ngành Du lịch 9/7(1960-2020): Khẳng định vị thế trung tâm du lịch quốc tế
KDL nội địa (triệu lượt) KDL quốc tế (triệu lượt) Doanh thu (nghìn tỷ đồng)
20152016201720182019 Quảng Ninh Đà Nẵng Khánh Hòa
Biểu đồ 2.1: Thống kê du lịch tỉnh Quảng Ninh (giai đoạn 2015 – 2019)
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Sở du lịch Quảng Ninh
Bước sang năm 2019, Quảng Ninh tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng Theo
Sở Du lịch Quảng Ninh, năm 2019, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đã đạt trên
14 triệu lượt, tăng 14% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt. Thời gian lưu trú của du khách đã có những chuyển biến rõ rệt từ 2,16 ngày trong năm 2017 lên 2,74 ngày trong năm 2019 Theo số liệu từ Sở du lịch các tỉnh, Quảng Ninh được ghi nhận là địa phương biển được du khách ghé thăm nhiều nhất Việt Nam. ĐVT: Triệu lượt người
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng du khách của 3 địa phương biển đông khách nhất Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Sở du lịch các tỉnh
Mức chi tiêu bình quân cho một du khách đã có thay đổi tích cực, tăng 9% so với năm 2018, đạt 2,1 triệu đồng/lượt khách Những thay đổi trên đã góp phần đưa tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 29.487 tỷ đồng, bằng 125% so với năm 2018, đóng góp vào thu ngân sách nội địa của ngành du lịch đạt 3.568 tăng 30% so với năm 2018 (chiếm 10,7% tổng thu ngân sách nội địa của toàn tỉnh) Đặc biệt thống kê du lịch Quảng Ninh 2019, số lượng khách quốc tế tới tỉnh tăng mạnh với những luồng khách mới từ rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc)… cho tới Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
Nhắc tới du lịch Quảng Ninh, một điểm đến quan trọng khôn thể bỏ qua chính là vịnh Hạ Long Là một trong bảy kỳ quan của thế giới do Unesco công nhận, vịnh
Hạ Long là điểm đến nổi bật, bắt buộc phải ghé thăm của khách du lịch quốc tế khi tới Việt Nam Thông tin từ Ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết, năm 2019, ước tính lượng khách đến vịnh Hạ Long đạt 4,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế gần 2,9 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ 2018 Thu phí 10 tháng đạt hơn 1.030 tỷ đồng; ước cả năm 2019, thu phí đạt hơn 1.294 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ Còn theo Cục di sản Việt Nam, vịnh Hạ Long là điểm đến được ưa thích hàng đầu trong số 8 di sản Thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam 11 b) Thời điểm sau khi xuất hiện dịch Covid-19
Bộ mặt ngành Du lịch Quảng Ninh đã có nhiều khởi sắc và đạt được những con số cao kỷ lục Đặc biệt, đứng trước cơ hội vàng khi Quảng Ninh đã triển khai thực hiện nhiều dự án giao thông – hạ tầng quan trọng giúp gia tăng kết nối vùng miền như: cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, đường bao biển Hạ Long – Vân Đồn, sân bay Vân Đồn, ngành du lịch Quảng Ninh năm
2020 được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả cao hơn nữa.
Theo Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, trong tháng 01/2020, Quảng Ninh đã đón 1,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó khách quốc tế đạt trên 471,8 nghìn lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ; tổng thu từ
11 Minh Huyền, 2020, Số lượng khách du lịch tham quan 8 di sản thế giới tại Việt Nam tăng mạnh, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, [Trực tuyến] Tại
[Truy cập ngày 19/02/2021] du lịch ước đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2019 12 Con số 1,8 triệu khách du lịch chỉ ngay trong tháng đầu tiên của năm này đã tương đương với 12% tổng lượng khách du lịch Quảng Ninh của cả năm 2019 Đây là dấu hiệu rất tích cực cho một năm tiếp tục khởi sắc của du lịch tỉnh.
Tuy nhiên, vào những ngày cuối cùng của tháng 1/2020, dịch Covid-19 đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam Ca bệnh đầu tiên là trường hợp quốc tịch người Trung Quốc, sống và làm việc tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, nhập cảnh vào Việt Nam và mang theo virus corona Ngay lập tức, các ngành nghề lĩnh vực có sự giao thoa, nhập cảnh của người nước ngoài bị ảnh hưởng, trong đó có ngành du lịch. Các biện pháp xét nghiệm, kiểm tra y tế nghiêm ngặt được thiết lập, gây nhiều trở ngại cho những khách du lịch quốc tế đang có ý định ghé thăm Việt Nam Theo Báo Công thương, đến hết tháng 2/2020, lượng khách đến Quảng Ninh ước đạt 555.000 lượt, chỉ bằng 26% của tháng 2/2019 Tổng thu từ khách du lịch đạt 993 tỷ đồng, bằng 28% so với cùng kỳ năm 2019 13 Đây là con số sụt giảm nghiêm trọng của ngành du lịch tỉnh so với xu hướng tăng dần đều của các năm trước Trong đó, khách Hàn Quốc được ghi nhận giảm 50%, Nhật Bản giảm 40-50%, khách châu Âu, Bắc Mỹ bắt đầu hủy tour Sở Du lịch Quảng Ninh dự báo quý 1/2020, sản lượng khách sẽ sụt giảm lớn, thị trường Đông Bắc Á sẽ giảm 80-85%, thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc giảm 25-30% Về khách du lịch nội địa, dự báo giảm khoảng 65-70% so với cùng kỳ năm 2019.
Du lịch văn hóa tâm linh của Quảng Ninh đã bắt đầu có những ảnh hưởng nặng nề từ tác động của dịch bệnh Covid-19 Đến hết ngày 27/2/2020, trong tổng số gần 1.000 lượt khách đến Yên Tử không có du khách nào đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc; đa phần là khách trong nước và số ít khách phương Tây Theo thống kê của Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, lượng khách thông qua Cảng giảm sâu, chỉ còn khoảng 2.000 lượt hành khách thăm Vịnh Hạ Long/ngày so với 10.000 lượt/ngày thường nhật.
12 Báo Du lịch, 2020, Tháng 01/2020: Quảng Ninh đón 1,8 triệu lượt khách du lịch, [Trực tuyến] Tại
[Truy cập ngày 22/2/2021].
13 Báo Công thương, Tiến Dũng, 2020, Khách du lịch đến Quảng Ninh giảm hơn 70% so với cùng kỳ 2019, [Trực tuyến] Tại [Truy cập ngày 22/2/2021].
Quý I/2019 Quý II/2019 Quý III/2019 Quý IV/2019 Quý I/2020
Lượng khách du lịch (triệu lượt)
Chưa dừng lại ở đó, dịch Covid-19 tiếp tục có diễn biến xấu, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới ngành du lịch Tháng 3/2020, sau khoảng 100 ngày không có dịch, Việt Nam ghi nhận ca bệnh số 17, là một trường hợp dương tính với SARS- CoV-2 từ nước ngoài và nhập cảnh vào Việt Nam Để đề phòng sự lây lan chéo trong cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về cách ly, giãn cách xã hội Theo đó, mọi hoạt động kinh tế bị ngưng trệ, người dân được yêu cầu ở nhà và tạm dừng nhập cảnh với khách du lịch quốc tế Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Quảng Ninh chính thức bị đóng băng.
Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, kết thúc quý I/2020, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt hơn 1,5 triệu lượt, giảm 72%; doanh thu từ du lịch, giảm 69% so với cùng kỳ năm 2019 Tình hình tiếp tục diễn biến xấu khi cả tháng 4/2020 chỉ có 400.000 khách du lịch tới Quảng Ninh, giảm 77% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch đạt 2.766 tỉ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ. ĐVT: Nghìn tỉ đồng
Biểu đồ 2.3: Thống kê du lịch tỉnh Quảng Ninh qua các quý
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Sở du lịch Quảng
Đánh giá chung ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến du lịch của tỉnh Quảng Ninh
Ngay sau khi dịch Covid-19 chính thức bùng phát ở Việt Nam, ngành du lịch nói chung và du lịch tỉnh Quảng Ninh nói riêng ngay lập tức gặp nhiều ảnh hưởng nặng nề Là điểm du lịch có lượng khách quốc tế ghé thăm hàng đầu Việt Nam, việc cách lý xã hội nói chung và cấm nhập cảnh với du khách quốc tế nói riêng đã khiến lượng khách du lịch tới Quảng Ninh sụt giảm nghiêm trọng Ngay sau khi thời điểm cả nước cách ly xã hội, nhiều hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng, trong đó ngành du lịch đóng băng hoàn toàn Tháng 3 và tháng 4 năm 2020, Quảng Ninh gần như vắng bóng khách du lịch Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch đều hoạt động trong tình trạng cầm chừng, thậm chí một số cơ sở còn buộc phải đóng cửa vì không có khách du lịch Trong 6 tháng đầu năm 2020, khách du lịch Quảng Ninh ước đạt 4,19 triệu lượt, bằng 64% so với cùng kỳ Phần lớn trong mức tổng lượng kháchnày đến từ tháng 1 – thời điểm trước khi Việt Nam xảy ra đại dịch Covid-19 Doanh thu du lịch kèm theo đó được ghi nhận đạt 8.280 tỷ đồng, chỉ bằng 52% cùng kỳ. Đứng trước tình hình cấm nhập cảnh với khách du lịch quốc tê, gây nguy cơ thất thu lớn về du lịch, Nhà nước cũng như UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách đảm bảo an toàn cho du khách trong mùa dịch nhằm kích cầu du lịch nội địa Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh khép lại năm 2020 với rất nhiều nỗ lực.Tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2020 ước đạt 8,8 triệu lượt, giảm37% so với năm trước Trong đó, khách quốc tế đạt 536 nghìn lượt, giảm 90,7%;khách nội địa ước đạt hơn 8,3 triệu lượt, tăng 0,6% so với năm 2019 Hưởng ứng theo chính sách ưu đãi kích cầu du lịch của tỉnh, nhiều cơ sở lưu trú cũng đồng loạt giảm giá, tạo điều kiện cho du khách có cơ hội trải nghiệm du lịch với mức giá hấp
201820192020 Khách du lịch (triệu lượt) Doanh thu du lịch (tỷ đồng) dẫn Tổng thu từ du lịch năm 2020 ước đạt trên 17 nghìn tỷ đồng, giảm 30,5% cùng kỳ; thu ngân sách từ dịch vụ, du lịch ước đạt 2.200 tỷ đồng, chiếm 6% tổng thu ngân sách nội địa.
Biểu đồ 2.6: Tổng lượng khách du lịch tới Quảng Ninh và Doanh thu ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh qua các năm
Nguồn: Sở du lịch Quảng Ninh, Thống kê Du lịch tỉnh Quảng Ninh, 2020
Kết quả khả quan này đến phần lớn từ khách du lịch nội địa Bằng việc triển khai nhiều hoạt động giải trí, ưu đãi, xúc tiến du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã tận dụng tốt nguồn khách du lịch nội địa, góp phần khẳng định vị thế hàng đầu trong mắt du khách Việt Nam Trải qua một năm 2020 với một khoảng thời gian dài bị cách ly xã hội, tình hình phát triển kinh tế chung của cả nước bị ảnh hưởng nhưng tổng lượng khách du lịch nội địa tới Quảng Ninh năm 2020vẫn ngang bằng với mức năm 2019– thời điểm trước khi có dịch Covid-19 Khách du lịch nội địa cũng trở thành điểm sáng trong công tác khắc phục những ảnh hưởng do dịch bệnh của du lịch tỉnh.
Khách du lịch nội địa (ngàn lượt) ĐVT: Ngàn lượt người
Biểu đồ 2.7: Tổng lượt khách du lịch nội địa tới Quảng Ninh qua các năm
Nguồn: Sở du lịch Quảng Ninh, Thống kê Du lịch tỉnh Quảng Ninh,
2020 Trái lại với xu thế giảm xuống của khách du lịch, Quảng Ninh đã nhìn nhận Covid-19 như một khoảng giãn nhịp du lịch để tận dụng dồn sức đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng chung cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói riêng Trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn chưa được kiểm soát triệt để, tỉnh Quảng Ninh đã khánh thành một số dự án mới, có khả năng đón đầu nhu cầu du lịch như: đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, Khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Quang Hanh Onsen, Đường bao biển Hạ Long, Xác định cơ sở hạ tầng là đường băng cho du lịch cất cánh, Quảng Ninh vẫn tiếp tục công tác đầu tư, triển khai nghiên cứu những dự án cơ sở hạ tầng khác, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng phục vụ khách du lịch ngay khi dịch bệnh có thể được kiểm soát Trong năm 2021, tỉnh phấn đấu hoàn thành hàng loạt dự án lớn như đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven biển
Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1 và 3; các nút giao, đường nối cao tốc lớn; khởi công khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh, khu du lịch, dịch vụ phức hợp cao cấp Vân Đồn; hoàn thành thủ tục đầu tư dự án Cảng Con Ong - Hòn Nét, Vạn Ninh 21
21 Trường Giang, Báo Điện tử VOV, 2021, Quảng Ninh tăng tốc các dự án hạ tầng trọng điểm, [Trực tuyến].Tại https://vov.vn/kinh-te/quang-ninh-tang-toc-cac-du-an-ha-tang-trong-diem-841362.vov> [Truy cập ngày26/4/2021].
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ NHẰM PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH SAU THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN DỊCH COVID-19
Kinh nghiệm phát triển du lịch thực tiễn của thế giới và Việt Nam
3.1.1 Kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnhnhằm phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới
3.1.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước có diện tích rộng lớn vào hàng bậc nhất thể giới, nằm ở vị trí trung tâm của châu Á Là quốc gia đông dân nhất Thế giới với bề dày lịch sử trải qua hàng ngàn năm, Trung Quốc có rất nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo, cũng như nhiều nét văn hóa vùng miền rất phong phú đa dạng, thậm chí một số nét nơi còn khá tương đồng với Việt Nam Là một đất nước lớn về cả về dân số cũng như diện tích, lại có lợi thế về vị trí địa lý đặc biệt, Trung Quốc có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú Nhờ tận dụng tốt những thế mạnh này, trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một điểm đến du lịch đặc sắc hàng đầu không chỉ của riêng khu vực mà còn là trên toàn Thế giới.
Là đểm đến nổi bật với bề dầy văn hóa hàng ngàn năm đặc sắc, Trung Quốc là điểm đến thu hút hàng đầu châu Á Theo báo cáo Điểm nhấn du lịch quốc tế (International Tourisim Highlights) năm 2020 của UNWTO, Trung Quốc đứng thứ
4 trong danh sách 10 điểm đến được du khách quốc tế ghé thăm nhiều nhất trên Thế giới với 66 triệu lượt khách.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên Thế giới, nghiễm nhiên du lịch nội địa của Trung Quốc cũng phát triển nhất Thế giới Hàng năm, các chuyến du lịch nội địa trong phạm vi đất nước Trung Quốc lên tới con số hàng tỷ lượt và đều có xu hướng tăng trưởng tốt qua các năm.
Bước vào năm 2020, từ trước khi Covid-19 chính thức trở thành một đại dịch toàn cầu, thông tin về một loại virus gây viêm phổi lạ có nguồn gốc từ Vũ Hán – một tỉnh của Trung Quốc đã gây nhiều lo ngại cho du khách quốc tế về đất nướcTrung Quốc Lượng khách quốc tế tới Trung Quốc theo đó dần sụt giảm, tỷ lệ nghịch với mức độ lây lan của dịch Covid-19 Mặt khác, việc là nguồn gốc của virus corona cũng buộc Trung Quốc phải có những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt trong nước, hạn chế nhiều hoạt động xã hội, gây ảnh hưởng tới nhiều ngành kinh tế, trong đó có du lịch Theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, do những tác động nghiêm trọng của đại dịch toàn cầu Covid-19, tổng lượt khách du lịch nội địa tại quốc gia này trong năm 2020 đã giảm 52,1% so với năm trước đó, xuống còn khoảng 2,88 tỷ lượt 22
Tuy nhiên, ngành Du lịch Trung Quốc đã ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực qua từng quý Ngày 19/10/2020, Trung Quốc công bố tăng trưởng kinh tế trong quý thứ hai liên tiếp Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 8 ngày, bắt đầu từ đầu tháng 10, Trung Quốc đã ghi nhận con số 637 triệu lượt khách nội địa 23 Tuy con số này chỉ bằng 79% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng khi đặt trong diễn biến dịch Covid-19 còn chưa thể kiểm soát triệt để thì đây là dấu hiệu rõ nhất cho việc hoạt động du lịch nội địa đã sôi nổi trở lại.Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, số lượng khách du lịch đến và đi từ các điểm du lịch lớn như Quảng Đông, Hà Nam, Giang Tô, Thượng Hải, Trùng Khánh và Bắc Kinh đã vượt hoặc gần đạt so với mức trong năm 2019.
Ngay khi Covid-19 được nhìn nhận như mối đe dọa cấp quốc gia, Trung Quốc đã có những phản ứng vô cùng nhanh chóng và dứt khoát.Biên giới giữa các tỉnh được thắt chặt, phương tiện giao thông bị hạn chế hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn khi dịch bệnh bùng phát Đến khi tình hình đã ổn định, người dân vẫn duy trì đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định vệ sinh nơi công cộng Các hoạt động tự bảo vệ sức khỏe bản thân và nâng cao ý thức cộng đồng được chính quyền Trung Quốc tuyên truyền rộng rãi và giám sát chặt chẽ.
Là nơi khởi nguồn của dịch Covid-19, cũng đồng thời là nước có dân số lớn nhất Thế giới nên bảo đảm sức khỏe cộng đồng là nhiệm vụ được Trung Quốc ưu tiên hàng đầu Trung Quốc luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ ngay cả khi đã tình hình trở lại bình thường Các cơ sở y tế theo đó cũng được yêu cầu luôn chuẩn
22 Thương Nguyệt, Báo Hà Nội mới, 2021, Du lịch nội địa Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2021, [trực tuyến] Tại https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/991833/du-lich-noi-dia-trung-quoc-tang-manh-trong- nam-2021> [Truy cập ngày 26/4/2021].
23 Laura He, CNN, 2020, China is winning the global economic recovery, [trực tuyến] Tại https://edition.cnn.com/2020/10/10/economy/china-global-economy-intl-hnk/index.html> [Truy cập ngày26/4/2021]. bị đủ trang thiết bị để có thể sẵn sàng phản ứng nhanh ngay khi có các cụm dịch mới.
3.1.2 Kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh phát triển du lịch ở Việt Nam
3.1.2.1 Kinh nghiệm của Đà Nẵng Đà Nẵng là điểm đến du lịch hấp dẫn, sở hữu nhiều tài nguyên đẹp và vô cùng giá trị Tận dụng được lợi thế này, Đà Nẵng thời gian qua đã không ngừng tập trung nguồn lực đầu tư phát triển khai thác du lịch và đã thu được một số kết quả vượt trội Giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân khách tham quan du lịch Đà Nẵng ước đạt 17,88% Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2019, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt 8,69 triệu lượt, tăng 85,7% so với năm 2015; trong đó: khách quốc tế đạt 3,2 triệu lượt, tăng 22,5%, khách nội địa đạt 5,17 triệu lượt, tăng 8% Tổng thu du lịch ước đạt 30.973 tỷ đồng, tăng 141,6% so với năm 2015.
Bước vào năm 2020 với đại dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng cũng không đứng ngoài xu thế chung của toàn bộ ngành du lịch.Theo báo cáo của Sở Du lịch thành phố, du lịch Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2020 ghi nhận hơn 1,49 triệu lượt khách, giảm 64,8% so với cùng kỳ 2019.Trong đó khách quốc tế ước đạt hơn 598 nghìn lượt, giảm 66,1% so với cùng kỳ 2019, khách nội địa ước đạt hơn 893 nhìn lượt, giảm 64% so với cùng kỳ 2019 Chưa dừng lại ở đó, vào tháng 7/2020, Đà Nẵng chính thức được ghi nhận là tâm dịch Ngày 23-7-2020, CDC Đà Nẵng làm xét nghiệm SARS-COV-2 với một bệnh nhân nam, 58 tuổi, trú quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cho ra kết quả dương tính Đó là ca bệnh đầu tiên trong cộng đồng tại ĐàNẵng được công bố, và là bệnh nhân 416, sau 99 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mới trong cộng đồng Dịch bệnh nhanh chóng lây lan, đỉnh điểm nhất vào là ngày31-7-2020 với 45 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng Con số ca bệnh được ghi nhận tăng cao sau mỗi ngày, một mặt thể hiện tính chất lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, nhưng mặt khác cũng thể hiện năng lực truy vết và khoanh vùng dập dịch một cách quyết liệt của thành phố Đà Nẵng Ngay sau nhận thấy nguy cơ bùng phát làn sóng dịch thứ 2, UBND thành phố Đà Nẵng đã thần tốc lập ra kế hoạch dập dịch theo 3 hướng: Ngăn chặn, Cách ly và Truy vết. Ở công tác Ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp cùng SDL thành phố thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch y tế bắt buộc tại sân bay quốc nội và các cửa ngõ ra vào thành phố Đối với các chuyến bay quốc tế, Tham mưu UBND thành phố đã đề xuất, kiến nghị Chính phủ ngừng đưa các chuyến bay nhập cảnh đến thành phố Đà Nẵng. Ở công tác Cách ly và Khoanh vùng các ca bệnh, UBND thành phố xác định 2 nhiệm vụ chính là dập dịch tại Ổ dịch tại Bệnh viện Đà Nẵng và dập dịch tại các Ổ dịch cộng đồng trên địa bàn thành phố Đối với ổ dịch tại bệnh viện Đà Nẵng, đây là bệnh viện tuyến đầu, là nơi được trang bị những thiết bị y tế hiện đại nhất của thành phố, mặt khác đây cũng là nơi tập hợp của cả những bệnh nhân nặng nhất cũng như những bác sĩ giỏi nhất của Đà Nẵng Để tập trung dập ổ dịch tại BVĐN, nhiều cơ sở cách ly y tế đã được thiết lập đểthực hiện cách ly tổng cộng khoảng 4000 người hiện diện tại Bệnh viện Đà Nẵng, kèm theo đó là gần 1000 y, bác sĩ từ khắp các tỉnh thành phố của Việt Nam xung phong về Đà Nẵng để thực hiện công tác dập dịch. Đặc biệt, các bệnh nhân nặng, bệnh nhân thận nhân tạo, được chuyển tới cách ly y tế tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly trên địa bàn. Đứng trước tình hình cơ sở y tế hiện tại nhất thành phố là bệnh viện Đà Nẵng đang trong tình trạng cách ly, lần đầu tiên trong công tác phòng chống dịch Covid-
19 tại Việt Nam, một bệnh viện dã chiến đã được thành lập Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn được xây dựng theo mô hình lắp modul theo tiêu chuẩn của
Bộ Xây dựng và Bộ Y tế đối với Bệnh viện dã chiến và được thi công hoàn thành chỉ trong 3,5 ngày, sớm trước 2,5 ngày so với kế hoạch đặt ra Bệnh viện dã chiến được lắp đặt 284 giường bệnh tại sàn thi đấu tầng 1, 220 giường tại tầng 2 và 3. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh, bệnh viện sẽ được tăng cường số buồng, giường với quy mô tối đa có thể đáp ứng 700 - 1.000 giường bệnh. Ở công tác Truy vết dịch bệnh, trong vòng 07 ngày, chính quyền địa phương7/7 quận huyện đã trình Ban chỉ đạo thành phố thiết lập 41 cơ sở cách ly tập trung hơn 11.000 trường hợp F1, đồng thời điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có liên quan, đến bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 15/7 đến 26/7/2020 Kết quảphát hiện 23 trường hợp dương tính trên tổng số 19.606/19.606 trường hợp rà soát được.
Những phản ứng thần tốc của Đà Nẵng là bài học hình mẫu cho công tác ứng phó và truy vết dập dịch hiệu quả ngay từ khi dịch vừa mới bùng phát.
3.1.3 Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch tại Quảng Ninh
Từ thực tiễn phân tích kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh, phát triển du lịch trong nước và quốc tế, có thể rút ra những bài học sau cho việc phát triển du lịch tại Quảng Ninh:
Những dự báo về tình hình dịch Covid-19
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, sự kiện tái bùng phát của Covid-19 vào tháng 1/2021 là điều có thể lý giải khi tình hình dịch trên thế giới vẫn chưa thực sự được kiểm soát triệt để Sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát trên toàn thế giới Bởi vậy việc đưa ra những dự báo, kịch bản diễn biến dịch bệnh sẽ là công cụ hữu hiệu, giúp chúng ta chuẩn bị tốt, luôn sẵn sàng chủ động ứng phó trước bất kỳ tình huống nào của dịch bệnh.
3.2.1 Những dự báo về tình hình dịch Covid-19 trên Thế giới
2020 là một năm vô cùng khó khăn của toàn ngành du lịch nói chung Với sự sụt giảm nghiêm trọng trên tất cả các phương diện từ lượng hành khách đến doanh thu du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá 2020 là năm “tồi tệ nhất trong lịch sử của ngành du lịch” 24
Trong một phân tích gần đây từ Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota được dẫn lại bởi tờ The New York Times 25 cho biết: thực tế, tương lai của dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn sẽ xảy ra như thế nào Diễn biến đại dịch có thể kéo dài thêm vài tháng hoặc lâu hơn nữa Tuy nhiên, về cơ bản, quỹ đạo chuyển biến của dịch được dự báo có thể sẽ diễn ra như những làn sóng.
Theo các chuyên gia, có 3 kịch bản làn sóng lây nhiễm có thể xảy ra trong khoảng thời gian dự kiến từ năm 2020 - 2022 cho đến lúc tìm được giải pháp triệt để cho dịch Covid-19.
24 UNTWO, 2021, 2020: Worst year in tourism history with 1 billion fewer international arrivals, [Trực tuyến] Tại https://www.unwto.org/news/2020-worst-year-in-tourism-history-with-1-billion-fewer- international-arrivals [Truy cập ngày 25/2/2021].
25 The New York Times, 2021, Coronavirus Briefing: What Happened Today, [Trực tuyến] Tại https://www.nytimes.com/2020/05/08/us/coronavirus-today.html [Truy cập ngày 25/2/2021].
Bảng 3.1 - Các kịch bản diễn biến của dịch Covid 19
Kịch bản 1 Hình thái của làn sóng dịch Theo kiểu “Đỉnh và thung lũng”
Theo kịch bản này, dịch Covid-19 sẽ liên tục trải qua các thời kỳ bùng phát với số lượng ca nhiễm tăng cao đột biến, sau đó giảm dần và duy trì ở vùng trũng khi dịch được kiểm soát một cách ổn định Ngoài ra, dịch sẽ bùng phát khoảng 2-3 lần trong một năm và cứ sau 4-6 tháng dịch được kiểm soát thì sẽ trở lại giai đoạn
Trong khoảng thời gian từ 2020 - 2022, các đỉnh sóng của những năm sau sẽ giảm nhẹ hơn năm trước tuy không quá rõ nét.
Kịch bản 2 Hình thái của làn sóng dịch Theo kiểu “Đỉnh điểm”
Diễn biến Ở kịch bản thứ hai, dịch bệnh Covid-19 sẽ bùng phát quyết liệt nửa cuối năm, vào cuối hè đầu thu và lập đỉnh cao nhất vào khoảng tháng 10 năm 2021 Sau đó, đại dịch sẽ dần được kiểm soát nhưng vẫn tạo ra những đợt bùng phát nhỏ.
Theo kịch bản này, dù có thể chưa tìm ra giải pháp ngăn chặn Coronavirus thì tình hình dịch vẫn có thể tự suy giảm theo chiều hướng tự nhiên khi miễn dịch cộng đồng được thiết lập và lan tỏa.
Kịch bản 3 Hình thái của làn sóng dịch Theo kiểu “Giảm dần”
Khả năng thứ ba đưa ra dự đoán giống như những gì thực tế đã trải qua khi thời điểm mùa xuân và mùa hè năm 2020 là đỉnh dịch Kéo theo là những đợt dịch bùng phát nhỏ liên tục kéo dài đến 2022 Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, đến hiện tại tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp nên khá khó để xảy ra kịch bản này.
Nguồn: The New York Times, Coronavirus Briefing: What Happened Today, 2020
Qua ba kịch bản trên, có thể nhận ra rằng những đợt giãn cách xã hội ngắn hạn không đủ để dập tắt hoàn toàn đại dịch Covid-19 Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng mọi người phải luôn trong tâm trạng đề phòng và lên sẵn các phương án chống dịch trong những năm sắp tới cho tới khi có vaccine hoặc miễn dịch cộng đồng được thiết lập thành công. Đối với riêng ngành du lịch, sau những kết quả của năm 2020, Tổ chức du lịch Thế giới dự báo, lượng khách quốc tế dự kiến sẽ tăng trở lại vào năm 2021 26 Dự báo này của Tổ chức được dựa trên những suy đoán về sự đảo chiều dần dần của đại dịch, cũng như việc rất nhiều quốc gia và tổ chức y tế đang nỗ lực để tung ra các loại vắc-xin phòng, chống Covid-19 Những tín hiệu tích này góp phần cải thiện đáng kể niềm tin của khách du lịch, từ đó thúc đẩy gỡ bỏ nhiều hạn chế đi lại đã được các nước ban hành từ giữa năm 2020 Mặc khác, sự phục hồi được dự kiến sẽ như một hệ quả tất yếu của việc nhu cầu du lịch lớn bị dồn nén sau nhiều tháng đóng cửa biên giới cùng những hạn chế đi lại.
Tổ chức này đưa ra dự báo về tổng lượng khách du lịch quốc tế hàng năm với sự phục hồi được dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2022, khi việc đi lại trở lại điều kiện bình thường và đại dịch Covid-19 được kiểm soát trên quy mô toàn cầu Tuy nhiên, ngành du lịch Thế giới vẫn cần từ 2 đến 4 năm để trở lại mức của năm 2019, thời điểm trước khi có dịch Thời gian khôi phục cho mỗi tình huống được tóm tắt như sau:
Kịch bản 1: Phục hồi trong 2 năm rưỡi (giữa năm 2023)
Kịch bản 2: Phục hồi trong 3 năm (cuối năm 2023)
Kịch bản 3: phục hồi trong 4 năm (cuối năm 2024)
26 UNTWO, 2021, Impact assessment of the Covid-19 outbreak on international tourism, [Trực tuyến] Tại
[Truy cập ngày 25/2/2021].
Diễn biến thực tế Kịch bản 1 Kịch bản 2
Hình 3.1 Các kịch bản phục hồi của du lịch Thế giới
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới, Impact assessment of the Covid-19 outbreak on international tourism, 2021
3.2.2 Những dự báo về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Tới thời điểm đầu tháng 2 năm 2021, diễn biến của dịch bệnh tại Việt Nam và trên thế giới còn phức tạp Tác động của dịch bệnh vẫn đang có xu hướng gia tăng cả về số ca mắc và số ca tử vong Du lịch mà một ngành kinh tế có độ mở rất lớn. Khách hàng của ngành du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa chịu tác động bởi diễn biến của dịch Covid-19 trong nước còn đối với khách du lịch quốc tế thìlà diễn biến dịch tại nước sở tại Bởi vậy, xem theo góc độ diễn biến của dịch Covid-19, có 4 trường hợp diễn biến của dịch bệnh Covid-19, tương ứng với 4 tư thế phản ứng cần xem xét đối với ngành du lịch Việt Nam là:
- Dịch chưa được kiểm soát tại Việt Nam và trên thế giới Trong trường hợp ngành du lịch tiếp tục bị tê liệt Các doanh nghiệp du lịch thậm chí phải đóng cửa theo yêu cầu của chính quyền nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.
- Dịch được kiểm soát (hết dịch) tại Việt Namnhưng vẫn chậm được kiểm soát tại các nước trên thế giới Ngành du lịch Việt Nam có thể vận hành kinh doanh Đ V T :t ri ệu lư ợt nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chống dịch Nguồn khách quốc tế có thể nối lại ở một số thị trường nhất định mặc dù khuyến cáo đi lại có thể vẫn còn và ảnh hưởng lớn tới nguồn khách Đối với thị trường trong nước, tâm lý e ngại bệnh dịch từng bước được gỡ bỏ cùng với hiệu quả chống dịch của Việt Nam.
- Dịch bệnh được kiểm soát (hết dịch) ở một số nước, nhất là những nước lân cận, nhưng chậm được kiểm soát được tại Việt Nam Hoạt động du lịch tại Việt Nam chỉ được khởi động lại cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát trong nước Tổn thất của dịch bệnh đối với du lịch Việt Nam không chỉ bởi chậm khởi động lại mà còn bởi khả năng cạnh tranh, hình ảnh, thương hiệu bị giảm sút so với các nước cạnh tranh khác.
Định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Du lịch là một ngành kinh tế mở khi mà mỗi sự thay đổi nhỏ thị trường cũng có khả năng gây ra những tác động lớn Do vậy, cần phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững; phát triển kinh tế nhưng vẫn đi đôi với giữ gìn tình hình ổn định trật tự xã hội; gắn phát triển với bảo tồn nguồn lợi tài nguyên, phát huy tối đa lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc, các giá trị văn hoá vùng biển.
3.3.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước đối với ngành Du lịch
Ngành Du lịch Việt Nam phấn đấu chính thức trở thành ngành kinh tế mũi nhọn năm 2030 Tuy nhiên, sự phát triển mang tính bền vững trong mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu đặt nó trong định hướng hoạt động quản lý nhà nước, nhất là trong bối cảnh ngành du lịch đang có những biến động rất lớn như hiện nay Theo đó, năm 2021, Tổng cục Du lịch Việt Nam xác định các hướng trọng tâm: Triển khai việc phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả và không để dịch bệnh xảy ra và lây lan trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, hoạt động du lịch; Triển khai chuyển đổi số và phát triển du lịch thông minh; Triển khai kích cầu du lịch và xây dựng kế hoạch phục hồi du lịch trong tình hình mới; Tăng cường công tác hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn có nguy cơ ảnh hưởng, nhiệm vụ phòng và chống dịch được ưu tiên hàng đầu Một mặt, ngày 15/9/2020, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc đã đưa ra chủ trương về việc phát triển kinh tế trong tình hình mới, cụ thể hơn là chủ trương mục tiêu kép: vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện triển khai một số nội dung nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch như sau:Nghiêm túc triển khai quy trình phòng chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch; các cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; bảo tàng, ban quản lý di tích danh lam thắng cảnh; các Ban/Trung tâm quản lý Di sản Thế giới, Ban tổ chức lễ hội áp dụng quy trình phòng chống dịch Covid-19 theo nội dung các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tổ chức các phương án về đảm bảo an ninh, an toàn cho người lao động, khách du lịch, người tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, khách tham quan bảo tàng và các di sản văn hóa, người tham gia lễ hội Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trên các panô, bảng hướng dẫn, tờ rơi, loa phát thanh… cho nhân dân tại các điểm du lịch; bảo tàng, di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh; các cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; địa điểm tổ chức lễ hội.
Yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc đối với người dân phải khi tham gia các hoạt động du lịch; hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao tại nơi công cộng; tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; tham gia lễ hội theo hướng dẫn của ngành y tế Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước tại các địa phương. Đi đôi với việc phòng, chống dịch, phát triển kinh tế bền vững cũng là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra Tháng 9/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối năm 2020 theo chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” Dưới chủ đề chung này, các địa phương, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn thông điệp riêng phù hợp với tính hấp dẫn và sản phẩm đặc thù của điểm đến Cuộc phát động này tập trung kích cầu nhằm vào đối tượng khách du lịch là người Việt Nam và người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam Theo đó, BVHTTDL chủ trương cho các Sở du lịch thực hiện các nội dung:
Xây dựng những gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn về giá, đa dạng về chương trình, bảo đảm chất lượng, uy tín và thương hiệu; đồng thời có những chính sách hoàn hủy, hoán đổi linh hoạt, bảo đảm quyền lợi của khách du lịch. Đẩy mạnh truyền thông về du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn trên các kênh truyền thông Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, góp phần xóa bỏ tâm lý e ngại đi du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19. Để thực hiện đúng tinh thần “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”, công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch cũng được đặc biệt chú trọng Các Sở quản lý du lịch báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc nhằm chỉ đạo triển khai các hoạt động kích cầu du lịch trên địa bàn: Tổ chức phát động kích cầu du lịch tại địa phương và xúc tiến điểm đến tại những trung tâm gửi khách lớn Ban hành các chính sách miễn, giảm phí, vé vào cửa các điểm tham quan; hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai chương trình kích cầu Đồng thời, kiểm tra, xử lý nghiêm để bảo đảm việc tuân thủ các quy định an toàn phòng chống dịch bệnh tại các điểm đến, các doanh nghiệp trên địa bàn Thực hiện kiểm tra, giám sát bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đúng cam kết về giá và chất lượng của chương trình kích cầu du lịch; kịp thời phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh liên quan.
Xác định khách du lịch quốc tế cần tác động nhiều yếu tố để quay lại trở số lượng cũ, Tổng Cục du lịch xác định lấy khách du lịch nội địa làm trọng tâm và du lịch nội địa thành hạt nhân phát triển Đất nước Việt Nam có hình thái dài, đa dạng các loại địa hình như núi, biển, cồn cát, đầm lầy, Nhằm phát huy tiềm năng du lịch và khai thác tối đa lợi thế của từng vùng miền, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL về “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, theo đó, du lịch Việt Nam được phát triển với chiến lược hình thành 7 vùng du lịch trong cả nước gắn với sản phẩm đặc trưng, mang tính nền tảng trong kế hoạch phát triển ngành Du lịch nước ta giai đoạn tới, bao gồm:
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ gắn với sản phẩm du lịch sinh thái núi đồi và tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số;
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gắn với di sản thiên nhiên thế giới và nền văn minh sông Hồng;
Vùng Bắc Trung Bộ gắn với di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử cách mạng Việt Nam;
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo;
Vùng Tây Nguyên gắn với du lịch sinh thái cao nguyên đất đỏ và văn hóa dân tộc thiểu số;
Vùng Đông Nam Bộ gắn với du lịch đô thị và lịch sử cách mạng Việt Nam;
Vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn.
Nhờ có chiến lược tập trung vào du lịch nội địa mà nội lực ngành du lịch được huy động tối đa, giúp tăng khả năng chống chọi và phục hồi của ngành trước các yếu tố khách quan như dịch bệnh, thiên tai.
Song song với việc chuyển hướng lấy thị trường nội địa làm mũi nhọn để vực dậy ngành du lịch, du lịch Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt việc chuyển đổi số. Năm 2020 đã chứng kiến nỗ lực vượt bậc của cả ngành du lịch Việt Nam nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức hoạt động và phát triển sản phẩm mới 28
Hầu hết công ty du lịch lớn như Saigontourist, Vietravel, Hanoitourist, Vietrantour, Goldentour… đều áp dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, xây dựng sản phẩm mới, quảng bá tour, giao dịch với khách hàng thông qua các ứng dụng.
Không chỉ có các công ty lữ hành áp dụng công nghệ, các điểm đến du lịch trên khắp đất nước cũng ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thông minh, quảng bá du lịch Có thể kể đến Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Làng gốm sứ Bát Tràng, Dinh Độc Lập, Bưu điện TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Hang Múa, vườn chim Thung Nham (Ninh Bình), đã ứng dụng thành công hệ thống thuyết minh tự động, ra mắt trang web tra cứu thông tin điểm đến, triển khai tour thực tế ảo.
Cùng với các doanh nghiệp, Tổng Cục du lịch đã đưa vào sử dụng ứng dụng
“Du lịch Việt Nam an toàn” để góp phần triển khai hiệu quả chương trình kích cầu
28 Trang Linh, 2020, Báo Nhân dân, Du lịch Việt Nam 2020: phát huy nội lực trong “bão Covid-19”, [Trực tuyến] Tại [Truy cập ngày 26/2/2021].
2018201920202021 Lượt khách du lịch (ngàn lượt) Tổng thu du lịch (tỷ đồng) du lịch giai đoạn 2 Cùng với đó, TCDL và các sở DL địa phương cũng triển khai các hoạt động trực tuyến, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, kết nối liên thông với các Bộ, ngành liên quan và từ Trung ương đến địa phương.
Kết quả bước đầu, ngành du lịch Việt Nam năm 2020 đã có sự thích ứng đáng kể, các điểm du lịch trên đất nước tấp nập du khách mà hầu hết trong số đó đều là du khách nội địa.
3.3.2 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh
Tại cuộc họp Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ tư diễn ra từ 25-26/11/2020, Quảng Ninh xác định, với việc đặt nền kinh tế năm 2021 trong bối cảnh có dịch Covid-19, tỉnh đề ra mục tiêu thu hút 10 triệu lượt khách nội địa trong năm Tổng thu từ du lịch năm 2021 kỳ vọng đạt 20.000 tỷ đồng 29
Biểu đồ 3.7 Mục tiêu về Lượt khách du lịch và Tổng thu du lịch của tỉnh Quảng Ninh qua các năm
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh
Một số giải pháp ứng phó nhằm phục hồi du lịch Quảng Ninh trước tình hình dịch Covid-19
3.4.1 Nâng cao hiệu quả của cơ quan quản lí nhà nước về du lịch
3.4.1.1 Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, thực thi pháp luật Ở thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh vẫn có nhiều diễn biến khôn lường.Bởi vậy, việc ban hành những chính sách, quy định về du lịch bám sát với tình hình thực tế cần được thực hiện đồng thời với việc giáo dục, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch Việc tuyên truyền này có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức như xây dựng chuyên mục trên đài phát thanh - truyền hình; trên báoQuảng Ninh, Ban Tuyên giáo.
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra và chưa thể dự báo trước được thời điểm chấm dứt Để đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra an toàn, đòi hỏi ngành du lịch phải tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các khu, điểm du lịch và có những cam kết bảo đảm quyền lợi cho du khách cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về mục tiêu kép, ngành Du lịch Quảng Ninh cần xác định việc phòng, chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế. Bên cạnh việc thúc đẩy thu hút khách, Sở Du lịch cần có những chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Trong đó tập trung vào một số công tác: Kiểm soát người đi/đến qua vùng có dịch để kịp thời trao đổi với các cơ quan chức năng có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện việc khai báo y tế bắt buộc theo quy định đối với tất cả du khách đến Quảng Ninh; yêu cầu khách du lịch và nhân viên trong ngành thực hiện việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, đo thân nhiệt… theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời yêu cầu các cơ sở dịch vụ trang bị những thiết bị cần thiết cho việc phòng, chống dịch; tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ thực hiện các quy định về phòng, chống dịch
Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, cơ sở lưu trú có vai trò đặc biệt quan trọng Bởi đây là những nơi tập trung đông người, có sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ, nhân viên của ngành với du khách. Để đảm bảo an toàn cao nhất cho du khách và người lao động trong ngành, chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn kinh doanh trong mùa dịch, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch, chỉ tổ chức các dịch vụ du lịch khi đảm bảo đúng quy định Thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế khách lưu trú tại đơn vị và báo cáo hằng ngày với cơ quan chức năng để theo dõi Niêm yết bảng thông tin hướng dẫn an toàn, phòng, chống dịch tại nơi đón tiếp, các khu vực công cộng, khu vực dịch vụ và trong phòng ngủ của khách đối với cơ sở lưu trú du lịch Tổ chức đo thân nhiệt đối với tất cả khách đến sử dụng dịch vụ và người đến liên hệ, làm việc, người cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ; cung cấp khẩu trang cho khách khi có nhu cầu…
3.4.1.2 Luôn chủ động sẵn sàng ngay khi không có dịch Covid-19
Dịch Covid-19 diễn biến ở nước ta theo từng đợt, mỗi đợt dịch có thể kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng Trong tình hình dịch bệnh vẫn chưa dự báo trước được ngày chấm dứt, cần tranh thủ tận dụng mọi thời điểm dịch bệnh ổn định để phát triển kinh tế Xen giữa các khoảng thời gian khi không có dịch, cần tranh thủ triệt để phát triển kinh tế, vừa để tận dụng nguồn lực đang thiếu việc, vừa là cách để bù đắp khoản kinh doanh thâm hụt những khi du lịch đóng cửa. Để làm được điều này, ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh cần chủ động chuẩn bị các phương án an toàn, luôn ở trong tư thế sẵn sàng phát triển kinh tế ngay khi có thể Khoảng thời gian du lịch đóng cửa, không có du khách, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ, đây cũng là cơ hội thích hợp để tái đầu tư, nâng cao nội lực cơ sở vật chất – nhân lực, điều vốn bình thường bị quá tải vì hoạt động du lịch mà không có điều kiện triển khai Ngành Du lịch có thể tập trung vào một số giải pháp, đó là thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, để đảm bảo các điểm đến trên địa bàn tỉnh đều an toàn; trong thời điểm không có khách, các doanh nghiệp tập trung vào việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhân viên; đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất Cùng với đó là tập trung rà soát, đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các cấp, ngành có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Du lịch là một ngành kinh tế mở, có độ giao thoa rất lớn với thế giới Đặc biệt hơn khi Quảng Ninh là một điểm đến nổi bật của Việt Nam trong mắt bạn bè và du khách quốc tế Nhằm sẵn sàng mở cửa đón du khách quốc tế ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, cần đưa ra các tiêu chí an toàn đón khách phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như quy định của Việt Nam, ví dụ như: xếp hạng ưu tiên các quốc gia xuất phát; ban hành điều kiện chuẩn áp dụng đối với du khách quốc tế; nghiên cứu và triển khi “hộ chiếu Covid”, Đặc biệt, với phương án “hộ chiếu Covid”, một dạng thẻ chứng nhận tiêm chủng với thời gian đủ 28 ngày và xét nghiệm nhanh PCR cho kết quả âm tính hoặc chứng nhận đã miễn dịch với COVID-19 Phương án này cho phép những người đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được tự do đi lại để kích cầu ngành du lịch sau đại dịch và đã được một số nước châu Âu chấp nhận.
Nhiệm vụ trước mắt tỉnh Quảng Ninh cần tập trung thực hiện, đó là cơ cấu lại phân khúc khách du lịch, đặc biệt làlượng khách quốc tế hiện tại vẫn đang lưu trú ở Việt Nam.Đồng thời để kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách, tỉnh cần tập trung mọi nguồn lực thu hút đầu tư hạ tầng dịch vụ chất lượng cao với quan điểm nhà nước quản lý về cơ chế chính sách, khuyến khích doanh nghiệp vào cuộc đầu tư quản lý, khai thác đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất Song song với đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch; từng bước cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, xây dựng văn hóa du lịch địa phương.
Còn trong tương lai dài hạn hơn, Quảng Ninh cần nhanh chóng cập nhật các dự báo, các kịch bản của các chuyên gia về diễn biến dịch bệnh để có thể kịp thời cập nhật các phương án phát triển hợp lý:
3.4.1.3 Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm Đứng trước thực trạng ngành du lịch còn nhiều tổn thương, lượng khách du lịch quốc tế sụt giảm mạnh cùng tâm lý e ngại chung của du khách thì cần phát huy tối đa tiềm năng du lịch nội địa, đồng thời bảo vệ và ưu tiên đầu tư các lĩnh vực sau: Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, khu điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các tuyến du lịch ven biển như: Khu du lịch Hạ Long, Khu du lịch
Cô Tô – Vân Đồn, các làng chài, Ưu tiên đầu tư xây dựng các dịch vụ phụ phục vụ hoạt động du lịch cho các khu điểm tham quan: Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy, Bãi biển Trà Cổ, Núi Yên Tử, Chùa Ba Vàng, Chùa Cái Bầu - Trúc Lâm Giác Tâm, Đền Cửa Ông, Đảo Tuần Châu, Đảo Cô Tô, Đảo Quan Lạn, Làng chài Ba Hang, Làng chài Cửa Vạn, Đây đều là các điểm du lịch tiềm năng có tài nguyên tốt, có khả năng thu hút và tận dụng được nguồn khách du lịch nội địa.
Ngoài ra, để tận dụng mọi cơ hội trong du lịch, Quảng Ninh cũng tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế đêm, trong đó lấy trung tâm Yên Tử làm trọng với mô hình thiền đêm Yên Tử nhằm tiến tới nghiên cứu xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Hạ Long, Yên Tử, Vân Đồn trở thành thương hiệu quốc gia, quốc tế; xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu du lịch Quảng Ninh.
Quảng Ninh đã quy hoạch việt phát triển du lịch tỉnh một cách bài bản, có hệ thống thông qua việc xây dựng Đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh.
Theo đó, trong tình hình dịch bệnh phức tạp không phù hợp để đầu tư dàn trải thì các sản phẩm du lịch cần được tập trung phát triển theo 04 không gian du lịch trọng điểm là Hạ Long, Uông Bí – Đông Triều – Quảng Yên, Vân Đồn – Cô Tô và Móng Cái Tỉnh cần tăng cường đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, du lịch; gắn kết đẩy mạnh thực hiện công nghiệp văn hóa với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa“, Đề án “Nụ cười Hạ Long“ , xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, con người Quảng Ninh văn minh, thân thiện, năng động đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và đất nước, để Quảng Ninh trở thành nơi cần đến và đáng sống. Đại dịch Covid-19 đã cản trở bước chân du lịch của rất nhiều người Chính trong bối cảnh đó, việc số hóa du lịch chính là chìa khóa giúp giải đáp bài toán
“khát du lịch" của du khách trên toàn cầu Số hóa du lịch chính là việc áp dụng những ứng dụng củainternet cũng như các công nghệ số tiên tiến vào trong hoạt động kinh doanh du lịch Tiêu biểu có thể kể đến như vịnh Hạ Long Đây vốn là một vùng biển đảo rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo trải rộng trên hàng tram hécta mặt nước Nếu vịnh Hạ Long có thể được quét và xây dựng một bản đồ ảo bằng công nghệ bản đồ ảo – 3D mapping thì việc ghé thăm vịnh Hạ Long của du khách sẽ không còn bị gián đoạn bởi dịch bệnh Các công nghệ này giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận trong khi lại có thể tương tác, chăm sóc khách hàng trực tiếp và từ xa, quy trình làm việc khoa học, nhanh gọn, hiệu suất cao Tỉnh Quảng Ninh cần áp dụng khoa học – công nghệ vào hoạt động du lịch một cách bài bản và tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu như: Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu số du lịch của tỉnh; ứng dụng công nghệ CMCN lần thứ 4 nâng cao trải nghiệm của khách du lịch; nâng cấp các kênh truyền thông trên nền tảng số của Tổng cục Du lịch; xây dựng phần mềm (app) sử dụng phục vụ tổ chức hội nghị trực tuyến; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số cho tiếp thị du lịch; quản lý điểm đến du lịch thông minh; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu lớn để đưa vào sử dụng chung.
3.4.1.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch
Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch là yếu tố rất quan trọng giúp du lịch phát triển bền vững trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Để hoạt động thanh, kiểm tra được diễn ra chính xác và kịp thời, cần phải xác định chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, cá nhân làm du lịch Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được xây dựng khoa học để đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đào tạo, lựa chọn nhân sự thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong thời đại công nghệ số, có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.
3.4.1.5 Đào tạo nguồn nhân lực quản lý du lịch
Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ, không đánh giá một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định Năng lực cán bộ được bằng chất lượng và hiệu quả công việc được giao.
Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Quảng Ninh vượt qua ảnh hưởng dịch COVID-19
3.5.1 Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch của tỉnh
Cùng với các gói kích cầu của tỉnh, các hoạt động xúc tiến, truyền thông quảng bá cần được ngành Du lịch Quảng Ninh đẩy mạnh nhằm mở rộng thị trường, thu hút du khách đến với tỉnh: Đẩy mạnh khai thác các phương tiện và công nghệ truyền thông trong và ngoài nước, tăng cường tham gia các sự kiện du lịch mang tính tuyên truyền cao như hội chợ, lễ hội, các sự kiện thể thao lớn để tuyên truyền quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư, liên kết, hợp tác phát triển du lịch Quảng Ninh.Đặc biệt, ngoài các cách làm thông thường, Sở Du lịch cần chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan để xây dựng và triển khai đề án du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ 4.0 Do tính chất của dịch bệnh, việc tiếp xúc trực tiếp giữa mọi người đều được yêu cầu hạn chế Yêu cầu này vừa là thách thức, vừa là động lực cho những người làm du lịch nói chung và du lịch tỉnh Quảng Ninh nói riêng, áp dụng những ứng dụng của công nghệ - thông tin vào hoạt động du lịch như: công nghệ thực tế ảo, dịch vụ trải nghiệm du lịch online,
Chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố du lịch lớn nhằm xây dựng các phương án, kế hoạch hợp tác phát triển du lịch và nâng cao hiệu quả quảng bá, xúc tiến du lịch Tỉnh cần thúc đẩy liên kết chặt chẽ, thường xuyên và có hiệu quả hơn nữa với các địa phương lân cận cũng như các trung tâm du lịch như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh Triển khai nhanh các gói hợp tác phát triển du lịch với các thị trường tiềm năng trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Đi đôi với việc tận dụng thời điểm giãn cách của du lịch nhằm tăng cường nội lực du lịch, Quảng Ninh cũng tham gia tích cực các hội chợ và chương trình xúc tiến du lịch lớn như: Hội chợ du lịch vùng Tây bắc; Hội chợ du lịch quốc tế VITM 2021; Hội chợ du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh ITE 2021
Song song với những nỗ lực kích cầu thị trường trong nước, Quảng Ninh cũng tận dụng thời gian để nâng cấp các sản phẩm dịch vụ và du lịch, thực hiện công tác xúc tiến và quảng bá về một Quảng Ninh an toàn, thân thiện và hấp dẫn, sẵn sàng đón chào khách quốc tế khi thị trường này hồi phục Trong ngắn hạn, các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa,thị trường Đông Bắc Á và khách du lịch đến từ các quốc gia, vùng đã kiểm soát được dịch bệnh đến Quảng Ninh; khôi phục lại các chuyến bay thương mại đến Vân Đồn Quảng Ninh huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, hoàn thiện, khai thác tốt hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, dịch vụ gắn với hạ tầng giao thông đồng bộ; khai thác hiệu quả hệ thống cửa khẩu, cảng hàng không và cảng biển; hình thành chuỗi sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng đặc sắc, cao cấp.
3.5.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch
Tỉnh Quảng Ninh cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan trên cơ sở Luật Du lịch, chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, các văn bản chỉ đạo, định hướng phát triển du lịch của Chính phủ Cần tập trung rà soát, chỉnh sửa, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về phát triển du lịch bền vững phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng địa phương trong tỉnh Hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển du lịch, kiện toàn bộ máy quản lý từ tỉnh tới các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch. Tỉnh Quảng Ninh cần thống nhất trong quản lý điều hành hoạt động du lịch thông qua sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành Du lịch cũng như với các ban, ngành khác về các hoạt động, như: lữ hành, lưu trú, xây dựng các tour du lịch,… Sửa đổi, bổ sung và ban hành thống nhất quy chế quản lý các khu du lịch đã được quy hoạch để giúp cho việc triển khai được đồng bộ, phát huy năng lực quản lý điều hành, khai thác hiệu quả phát triển du lịch. Đặc biệt, Trung Quốc là một thị trường quan trọng của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng Tuy Quảng Ninh rất được du khách Trung Quốc yêu thích, nhưng Trung Quốc lại là nơi khởi nguồn của dịch Covid-19 nên tỉnh Quảng Ninh cần có những chính sách đặc biệt với du khách Trung Quốc Cụ thể, Việt Nam có thể nghiên cứu và tận dụng hệ thống mã màu kiểm dịch của Trung Quốc để phân loại du khách Đối với du khách có tiếp xúc hoặc có nguy cơ bị nhiễm Covid-19, cần tăng cường kiểm dịch, cách ly y tế Trái lại, với những khách đã có chứng nhận an toàn, tỉnh Quảng Ninh có thể có những chính sách ưu đãi dành riêng cho những du khách này.
3.5.3 Tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động du lịch
Dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch Muốn kiểm soát được dịch bệnh thì cần có sự phối hợp liên ngành kịp thời và đúng đắn, đặc biệt là trong khâu kiểm soát du khách quốc tế xuất nhập cảnh vào Việt Nam Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, trên cả đất liền và vùng biển đều giáp với với Trung Quốc, Sở du lịch tỉnh và Cục Cửa khẩu cần tăng cường phối hợp liên ngành, phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa hai bên, đảm bảo an ninh, trật tự trong hoạt động du lịch tại khu vực cửa khẩu, biên giới, hải đảo; trao đổi thông tin về số liệu khách du lịch xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua các cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu cảng, phục vụ công tác thống kê du lịch và quản lý khách du lịch; tham mưu đề xuất các chính sách, giải pháp quản lý Nhà nước về du lịch và bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự biên giới quốc gia đối với hoạt động du lịch Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu cảng, góp phần thu hút, thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch, phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Để có sự phối hợp hiệu quả giữa Sở Du lịch và Cục cửa khẩu, cần có sự trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ công tác quản lý Nhà nước về du lịch; số liệu khách du lịch xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu cảng; phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch tại khu vực biên giới, hải đảo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên Số liệu này sẽ là cơ sở phục vụ công tác quản lý, bảo vệ an ninh quốc gia và hoạch định chính sách phát triển ngành du lịch Phối hợp tiếp nhận, giải quyết và chuyển giao hồ sơ về các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch và các vi phạm về an ninh biên giới quốc gia trong hoạt động du lịch.
Ngoài ra, đối với các vùng biên giới, cửa khẩu, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ về du lịch và phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia tới các đối tượng liên quan thuộc phạm vi quản lý.
3.5.4 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Trong thời điểm cường độ hoạt động du lịch được giảm xuống do dịch bệnh, tỉnh cần tận dụng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào các dự án du lịch của tỉnh Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần được uu tiên đầu tư cho các điểm du lịch có tiềm năng du lịch nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển; đồng thời, cần xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp pháp luật Việt Nam để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch của huyện Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, tạo cơ chế chính sách thuận lợi để thu hút vốn trong dân để đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên, môi trường cho phát triển du lịch tỉnh.
Là tỉnh có địa hình núi non trùng điệp, hệ thống giao thông đường bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc kết nối và thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển. Quảng Ninh cần đẩy nhanh đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ: Trong đó chú trọng những tuyến giao thông có ý nghĩa kinh tế với quốc phòng, an ninh và toàn vùng như cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, Quốc lộ 18.
Mở rộng các luồng vận chuyển và nâng cấp các cảng hàng không, cảng biển và càu tàu để phục vụ cho quá trình giao thương cũng như phục vụ cho các khách du lịch quốc tế, đặc biệt là càng hàng không quốc tế Vân Đồn và đường giao thông từ cảng vào trung tâm tỉnh.
Là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc, Quảng Ninh cũng cần nâng cao chất lượng hệ thống bưu chính viễn thông: Phát triển các dịch vụ mới, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo Xây dựng quy hoạch hạ tầng giao thông đồng bộ, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin, internet để quảng bá du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng tham gia phát triển du lịch Chú trọng phát triển các dịch vụ bưu chính công ích có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân cư của tỉnh nói chung và phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh nói riêng.
Ngoài ra, để đón đầu những xu hướng du lịch mới, Quảng Ninh cần đầu tư vào hệ thống hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục: Đầu tư nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn các tỉnh, tăng cường sử dụng những thiết bị y tế hiện đại cũng như đào tạo đội ngũ các y bác sĩ giỏi nhằm đảm bảo chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân địa phương và khách du lịch Đầu tư nâng cấp các cơ sở giáo dục, đào tạo đủ điều kiện, phục vụ cho du khách, đầu tư vào các hệ thống bảo tàng, nhà hát để đáp ứng cho việc phát triển du lịch trong thời hội nhập quốc tế.
3.5.5 Đào tạo nguồn nhân lực
Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành Du lịch, trong đó có nguồn nhân lực Sự hao hụt nhân sự do lao động phải nghỉ việc hoặc chuyển nghề, buộc các đơn vị sử dụng lao động và cơ sở đào tạo phải thay đổi mạnh mẽ về tư duy, phương pháp quản lý; trong đó có việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo. Để luôn sẵn sàng cho việc quay trở lại trạng thái bình thường sau khi tình hình dịch bệnh lắng xuống, ngành du lịch tỉnh cần phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng dự báo, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, bảo đảm về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; xây dựng cơ sở đào tạo ngoại ngữ tại Quảng Ninh đạt chất lượng; tài trợ cho các khóa thực tập của học viên ngành du lịch.
Tình hình dịch bệnh thực tế yêu cầu ngành du lịch nói chung và mỗi nhân sự trong ngành du lịch nói riêng phải là một tấm gương điển hình trong việc phòng và chống dịch bệnh Để hình ảnh điểm đến du lịch an toàn của Quảng Ninh được phát triển mạnh mẽ, đội ngũ nhân sự làm du lịch cần rèn luyện được cho mình tinh thần kỷ luật, cương quyết tuân theo các chỉ thị, yêu cầu của Đảng và Nhà nước; Phải là tấm gương đi đầu trong việc thực hiện các quy định phòng chống dịch như Nguyên tắc 5K Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là cơ sở để mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động hoạt động trong ngành Du lịch là sứ giả trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của Quảng Ninh Tỉnh cũng cần cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch. Cán bộ quản lý du lịch cần được cập nhật, đào tạo thường xuyên các kỹ năng mới trong quản lý và phục vụ du lịch, bao gồm cả ngoại ngữ, văn hóa ứng xử quốc tế và tư duy phát triển du lịch bền vững