Khái niệm bản chất con người trong triết học Mác Lênin: trong quan niệm của triết học Mác Lênin con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và xã hội.. Khi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA LUẬT VÀ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÀI BÁO CÁO
HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Chủ đề báo cáo
QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Thành viên nhóm 09
1 Huỳnh Ngọc Ái – DKT212856 11 Nguyễn Thị Yến Nhi – DKT212976
2 Trần Thị Mỹ Duyên – DKT212873 12 Phạm Thị Thanh Thanh – DKT213016
3 Võ Ngọc Gia Hân – DKT212897 13 Nguyễn Lê Thanh Thảo – DKT213020
4 Nguyễn Thị Ngọc Hiền – DKT212900 14 Đặng Đăng Thư – DKT213030
5 Nguyễn Thị Thanh Hiền – DKT212901 15 Nguyễn Minh Thư – DKT213032
6 Vương Lê Ivy – DKQ211475 16 Võ Thị Thùy Trang – DKT213045
7 Nguyễn Thị Kiều Lan – DKQ211479 17 Võ Ngọc Trân – DKT213054
8 Nguyễn Thị Thúy Nga – DKT212941 18 Diệp Thị Ngọc Thuần – DKQ211541
9 Cao Kim Ngân – DKT212942 19 Nguyễn Thị Tú Uyên – DKT213067
10 Võ Thị Bảo Ngọc – DKT212968 20 Hà Thị Mỹ Vàng – DKT213068
AN GIANG, NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2022
Trang 3CHỦ ĐỀ 09
QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”
Anh/chị vận dụng bản chất con người theo chủ nghĩa duy vật lịch sử để lý giải câu nói trên Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra định hướng gì để xây dựng con
người Việt Nam hiện nay?
Trang 5MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ 9
1 BẢN CHẤT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN: 1
1.1 Sơ lược về C.Mác và khái niệm bản chất con người trong triết học Mác-Lênin: 1
1.2 Con người là thực thể sinh học – xã hội: 1
1.3 Con người là là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người: 3
1.4 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử: 3
1.5 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội: 4
1.6 Sự hình thành và phát triển con người gắn liền với lịch sử sản xuất vật chất: 5
2 VẬN DỤNG BẢN CHẤT CON NGƯỜI THEO CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ ĐỂ LÍ GIẢI CÂU NÓI: “BÁN ANH EM XA, MUA LÁNG GIỀNG GẦN” ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG GÌ ĐỂ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY? 6
2.1 Khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử: 6
2.2 Lí giải câu nói “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”: 6
2.3 Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra định hướng gì để xây dựng con người Việt Nam hiện nay? 7
Trang 71 BẢN CHẤT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN:
1.1 Sơ lược về C.Mác và khái niệm bản chất con người trong triết học Mác-Lênin:
C.Mác sinh ngày 5/5/1818 tại Trier tỉnh Rhine của nước Đức, cha là người Do Thái.Năm
1835, C Mác tốt nghiệp trung học và vào học luật tại đại học tổng hợp Bon Trong thời gian
là sinh viên C Mác say sưa ghiên cứu triết học và gia nhập nhóm “Heghel trẻ” sau đó trờ thành một trong người lãnh đạo của nhóm này
Năm 1841, C Mác học xong đại học Từ 1842, C Mác bắt đầu cuộc đời hoạt động sôi nổi đấu tranh cách mạng đầy sáng tạo và vinh quang của ông Năm 1844, C Mác gặp Ăngghen tại Pari, tình bạn vĩ đại và cuộc đấu tranh chung của hai người cho sự nghiệp của giai cấp công nhân bắt đầu từ C Mác và Ph Ăngghen tích cực tham gia sinh hoạt với các nhóm cách mạng
ở Pa-ri, hai ông đấu tranh quyết liệt chống mọi thứ học thuyết của chủ nghĩa xã hội tư sản và tiểu tư sản, đồng thời sáng lập ra lý luận của chủ nghĩa xã hội vô sản cách mạng, hay là chủ nghĩa cộng sản
Tháng 2-1845, C Mác bị trục xuất khỏi Pa-ri và bị coi là một nhà cách mạng nguy hiểm
C Mác sang Bruy-xen, thủ đô nước Bỉ Tháng 1-1847, C Mác và Ph Ăngghen gia nhập Liên đoàn những người cộng sản Tháng 3-1848, C Mác bị trục xuất khỏi nước Bỉ và về ở Pa-ri, rồi sau đó trở về Đức, xuất bản Báo Rai-nơ mới Bị truy tố trước tòa án, tháng 6-1849, C Mác bị trục xuất khỏi nước Đức và sang ở Pa-ri Tháng 8- 1849, C Mác lại bị trục xuất khỏi Pa-ri và sang Luân Đôn cho đến khi mất Cuộc đời và hoạt động của Mác đã đi vào lịch sử nhân loại với vị trí nổi bật trong hàng ngũ những vĩ nhân, đúng như Ăngghen nói: “Tên tuổi Người, sự nghiệp của Người sống mãi nghìn thu!”
Khái niệm bản chất con người trong triết học Mác Lênin: trong quan niệm của triết học Mác Lênin con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và xã hội Con người sinh ra từ cái tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội Bản chất con người trong triết học Mác Lênin: Con người là một thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh học và yếu tố xã hội nhưng yếu xã hội mới là bản chất đích thực của con người
1.2 Con người là thực thể sinh học – xã hội:
Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh Con người tự nhiên là con người sinh học mang tính sinh học Tính sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người là điều kiện quyết định sự tồn tại của con người Con người là sản phẩm của xã hội, là con người xã hội mang bản tính xã hội Con người chỉ có thể tồn tại được một khi con người tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu sinh học của mình Lao động sản xuất là yếu tố quyết định sự hình thành con người và ý thức Chính lao động đã quy định bản chất xã hội của con người, quy định cái xã hội của con người và xã hội lại quy định sự hình thành cá nhân và nhân cách Vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên con người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biến đổi của chúng
Trang 8Khi dựa trên những thành tựu khoa học, triết học Mác – Lênin coi con người là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, tức là kết quả của quá trình vận động vật chất từ vô sinh đến hữu sinh, từ thực vật đến động vật, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao, rồi đến “động vật có lý tính” - con người Như vậy, quan niệm này trước hết coi con người là một thực thể sinh học Cũng như tất cả những thực thể sinh học khác, con người “với tất cả xương thịt, máu mủ… đều thuộc về giới tự nhiên”, và mãi mãi phải sống dựa vào giới tự nhiên Giới tự nhiên
là “thân thể vô cơ của con người”, con người là một bộ phận của giới tự nhiên Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó với tự nhiên Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm - sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người Song, con người trở thành con người không phải ở chỗ nó chỉ sống dựa vào giới tự nhiên Mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất qui định bản chất con người Đặc trưng qui định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là mặt xã hội Ăngghen đã chỉ ra rằng, bước chuyển biến từ vượn thành người là nhờ quá trình lao động Hoạt động mang tính xã hội này đã nối dài bàn tay và các giác quan của con người, hình thành ngôn ngữ và ý thức, giúp con người làm biến dạng giới tự nhiên để làm ra những vật phẩm mà giới tự nhiên không có sẵn Lao động đã tạo ra con người với tư cách là một sản phẩm của xã hội - một sản phẩm do quá trình tiến hoá của giới tự nhiên nhưng đối lập với giới tự nhiên bởi những hành động của nó là cải biến giới tự nhiên Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” Lao động không chỉ cải biến giới tự nhiên, tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống con người mà lao động còn làm cho ngôn ngữ và tư duy được hình thành và phát triển, giúp xác lập quan hệ xã hội Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời là yếu tố quyết định quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân con người trong cộng đồng xã hội Nếu con người vừa
là sản phẩm của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội thì trong con người cũng có hai mặt không tách rời nhau: mặt tự nhiên và mặt xã hội Sự thống nhất giữa hai mặt này cho phép chúng ta hiểu con người là một thực thể sinh học –xã hội Là một thực thể sinh học – xã hội, con người chịu sự chi phối của các qui luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau Hệ thống các qui luật sinh học (như qui luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, qui luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hoá, tình dục…) qui định phương diện sinh học của con người
Hệ thống các qui luật tâm lý – ý thức, được hình thành trên nền tảng sinh học của con người, chi phối quá trình hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người Trong đời sống hiện thực của mỗi con người cụ thể, hệ thống qui luật trên không tách rời nhau mà hoà quyện vào nhau, thể hiện tác động của chúng trong toàn bộ cuộc sống của con người Điều đó cho thấy trong mỗi con người, quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học (như ăn, mặc, ở) và nhu cầu xã hội (nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu thẩm mỹ
và hưởng thụ các giá trị tinh thần) … đều có sự thống nhất với nhau Trong đó, mặt sinh học là
cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật Nhu cầu sinh học phải được “nhân hoá” để mang giá trị văn minh; và đến
Trang 9lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học Hai mặt trên thống nhất với nhau để tạo thành con người với tính cách là một thực thể sinh học – xã hội
1.3 Con người là là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người:
Phê phán quan niệm sai lầm, kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người
và của chính bản thân con người
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người Bởi vậy, trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử – xã hội
C Mác đã khẳng định: trong tác phẩm hệ tư tưởng Đức rằng tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất
và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho học trở thành những con người như đang tồn tại
Cần lưu ý rằng còn người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người nhưng con người khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử làm mình thấy đổi mà còn người còn là chủ thể của lịch sử
1.4 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử:
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử của xã hội nhưng đồng thời lại
là chủ thể của lịch sử bởi con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo công cụ lao động từ đó không còn lệ thuộc vào tự nhiên tách mình ra khỏi thế giới loài vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử thế giới bất đầu con người còn sáng tạo nên các giá trị vật chất tinh thần của xã hội, để tồn tại và phát triển con người đã lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân mình và xã hội và sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người, tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội
và thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng con người còn sáng tạo nên các giá trị tinh thần của
xã hội, đời sống con người là nguồn đề tài vô tận cho các cuộc phát minh khoa học các cảm hứng sáng tạo văn học, nghệ thuật và chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học nghệ thuật,… không những thế con người còn là động lực của các cuộc cách mạng xã hội nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp là động lực để thúc đẩy con người không ngừng vươn lên đấu tranh để cải thiện xã hội biểu hiện cụ thể cho ta thấy đó chính là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao đó chính là cuộc cách mạng xã hội dẫn đến sự xuất hiện của các phương thức sản xuất mới thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt đời sống xã hội
Trang 10Không có thế giới tự nhiên không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người bởi vậy con người không những là chủ thể của lịch sử mà bên cạnh đó con người còn là sản phẩm của lịch sử của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh C Mác đã khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” Ph Ăngghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một lịch sử, chính
là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không thề biết và không phải
do ý muốn của chúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu” Như vậy với tư cách là một thực thể xã hội con người hoạt động thực tiễn tác động vào
tự nhiên cải biến giới tự nhiên đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội và trong quá trình cải biến tự nhiên con người đã làm ra lịch sử của mình con người là sản phẩm của lịch sử đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người, không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội và do đó không có sự tồn tại của toàn
bộ lịch sử xã hội loại người, không có con người trừu tượng chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triẻn nhất định của xã hội
Như chúng ta thấy trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì nhân dân Việt Nam ta đã đứng lên chống lại đẩy lùi sự xâm lược của kẻ thù bảo vệ đất nước giúp đất nước giành lại độc lập tự do như ngày hôm nay đó là minh chứng cho thấy con người là chủ thể tao nên một trang sử hào hùng cho dân tộc việt Nam Con người cũng là một phần của sản phẩm lịch sử chứng kiến cảnh nước nhà lầm than chứng kiến nhân dân ta bị áp bức bóc lột nằng nề, cuộc sống nghèo khổ khó khăn đó chính là động lực khiến ông cha ta cầm súng đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc tạo nên những người anh hùng của lịch sử
1.5 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội:
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: Quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan
hệ với chính bản thân con người
Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”