1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: Thực trạng & giải pháp cho vay kinh doanh tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Quy Đông potx

66 718 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

- Cho vay kinh doanh góp phần đa dạng hóa hoạt động cho vay của các TCTD, mở rộng quan hệ với khách hàng, có nhiều cơ hội để bán thêm sản phẩm kháccũng như huy động tiền gửi… - Các khoản

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Tân Quy Đông

Giảng viên hướng dẫn : Võ Thị Thu Hằng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoàng Hải Hưng

Mã số sinh viên : 09273611

Tháng 06/2011

Trang 2

EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

Cô Võ Thị Thu Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt

chuyên đề này

Ban lãnh đạo Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Quy Đông và các anh chị tạo ĐiểmGiao Dịch Tân Phú đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề Tốt Nghiệp củamình

Mong rằng qua những kiến thức nhà trường và xã hội là hành trang cho em khi

em bước vào đời và là nền tảng để em có thể tiếp thu cái hay, cái mới hơn Một lầnnữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả Thầy Cô đã giúp em trong suốt thời gian học vàcầu chúc tất cả được khỏe mạnh, công tác thật tốt

Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Hải Hưng

Trang 3

Tp.Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2011

Trang 4

Tp.HCM, Ngày….tháng…năm

Trang 5

Lời mở đầu.

Lời cảm ơn.

Nhận xét của đơn vị thưc tập.

Nhận xét của giáo viên.

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng biểu.

NỘI DUNG.

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO VAY KINH DOANH BUÔN BÁN 3

1.1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CHO VAY KINH DOANH BUÔN BÁN 3

1.1.1: Khái quát 3

1.1.2: Đặc điểm của cho vay kinh doanh 4

1.1.3: Phân loại nghiệp vụ cho vay kinh doanh buôn bán 5

1.1.4: Tầm quan trọng của vay kinh doanh buôn bán 6

1.2 YÊU CẦU CHO VAY KINH DOANH BUÔN BÁN 6

1.2.1: Nguyên tắc vay vốn 6

1.2.2: Điều kiện vay vốn 6

1.2.3: Tài sản thế chấp 7

1.2.4; Lãi suất vay 8

1.2.5: Thời hạn vay vốn 8

1.2.6: Mức cho vay 8

1.2.7: Các tiêu chí đánh giá người đi vay, 9

1.3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHO VAY KINH DOANH 9

1.3.1: Xét vai trò tác động 9

1.3.1.1: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình vay vốn 9

1.3.1.2: Các yếu tố chủ quan của người vay vốn đối với quá trình vay vốn 9

1.3.2: Xét quy trình vay 9

1.3.2.1: Các yếu tố từ TCTD trong quá trình vay vốn 9

Trang 6

1.3.2.3: Xử lý các khoản vay có vấn đề 10

1.4: QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ CHO VAY KINH DOANH 11

1.4.1: Nội dung quản lý trogn hoạt động vay kinh doanh 11

1.4.2: Các phương thức quản lý trong hoạt động cho vay kinnh doanh buôn bán 11 1.4.2.1: Quản lý danh mục khách hàng 11

1.4.2.2: Quản lý danh mục cho vay 12

1.4.2.3: Quản lý lãi suất cho vay 12

1.4.2.4: Quản lý rủi ro cho vay 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY KINH DOANH BUÔN BÁN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN QUY ĐÔNG 14

2.1: GIỚI THIỆU VỀ QUĨ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN QUY ĐÔNG 14

2.1.1: Sơ lược về quá trình hình thành 14

2.1.2: Tính chất , mục tiêu, nguyên tắc, quyền lợi, nghĩa vụ hoạt động của QTD Nhân Dân Tân Quy Đông 14

2.1.3: Quy mô và hoạt động, sơ đồ tổ chức 16

2.1.3.1: Quy mô hoạt động 16

2.1.3.2: Sơ đồ tổ chức 18

2.1.3.3: Chức năng của từng phòng ban 19

2.1.4 Các hoạt động của QTD 21

2.1.4.1: Lĩnh vực hoạt động 21

2.1.4.2: Sản phẩm 21

2.1.4.3: Các nghiệp vụ kinh doanh của QTD Nhân Dân Tân Quy Đông 21

2.1.5: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của QTD trong năm 2010 21

2.1.5.1: Tình hình chung 21

2.1.5.2 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh năm 2010 22

2.2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH TẠI QTD NHÂN DÂN TÂN QUY ĐÔNG 25

2.2.1: Chính sách cho vay của QTD 25

2.2.2:Quy trình cho vay kinh doanh tại QTD 26

2.2.3 Hoạt động cho vay 27

Trang 7

2.2.3.2: Phương thức cho vay 27

2.2.3.3: Các chứng từ liên quan đến hoạt động cho vay tiểu thương 27

2.2.3.4: Các bước cho vay 28

2.3: THỰC TRẠNG CHO VAY KINH DOANH BUƠN BÁN TẠI QUỸ TÍN DỤNG 32

2.3.1: Tình hình cho vay chung tại QTD từ năm 2005 đến năm 2010 32

2.3.2: tình hình cho vay kinh doanh buơn bán so với các loại hình cho vay khác 34 2.3.3 Tình hình dư nợ cho vay kinh doanh buơn bán từ 2008 đến 2010 34

2.3.4: Tình hình cho vay kinh doanh buơn bán theo thời hạn vay 36

2.3.5: Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay kinh doanh buơn bán tại QTD 37

2.3.6: Đánh giá hoạt động cho vay kinh doanh buơn bán tại QTD Nhân Dân Tân Quy Đơng 38

2.3.6.1: Thế mạnh cho vay kinh doanh buôn bán 38

2.3.6.2: Hạn chế của hoạt động vay kinh doanh buôn bán 39

2.4 THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN TẠI QTD 39

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BUÔN BÁN TẠI QUỸ TÍN DỤNG 41

3.1: ĐỊNH HƯỚNG VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI TRONG NĂM TIẾP THEO 41

3.1.1: Đánh giá chung năm vừa qua 41

3.1.2: Dự báo khái quát về tình hình năm 2010 41

3.1.3: Mục tiêu đưa ra trong năm tiếp theo 43

3.1.4: Định hướng phát triển tín dụng tại QTD Nhân Dân Tân Quy Đông 43

3.2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BUÔN BÁN TẠI QTD 44

3.3: CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHO CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO 49

3.4:KIẾN NGHỊ 52

KẾT LUẬN 53

PHỤ LỤC.

DANH MỤC TÀI LIỆU.

Trang 8

Bảng số liệu

Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2: số dư cho xã viên vay.

Bảng 3: dư nợ cho vay kinh doanh buôn bán từ 2008-2010.

Bảng 4: bảng dư nợ cho vay kinh doanh theo thời hạn.

Bảng 5: tình hình nợ xấu từ 2008 đến 2010.

Biểu đồ.

Biểu đồ: sơ lược về tình hình biến động lãi suất cho vay trong năm 2010 Biểu đồ: số dư nợ cho vay tại QTD từ 2008-2010.

Biểu đồ: dư nợ cho vay kinh doanh của QTD qua các năm.

Biểu đồ: cho vay kinh doanh theo thời hạn vay.

Biểu đồ: thể hiện tỷ lệ nợ xấu từ 2008 đến 2010 tại QTD.

Sơ đồ.

Sơ đồ: sơ đồ thể hiện quan hệ cho vay kinh doanh.

Sơ đồ: quản lý danh mục cho vay.

Sơ đồ: tổ chức QTD Nhân Dân Tân Quy Đông.

Sơ đồ: tóm lược bộ máy tổ chức.

Sơ đồ: quá trình cho vay kinh doanh tại QTD.

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài

Hòa nhập với xu hướng toàn cầu hóa của Thế Giới mở ra nhiều cơ hội mới bêncạnh đó Việt Nam đã và đang nâng cao địa vị và vai trò của mình trên trường Quốc Tế.Phải nói rằng đất nước ta đang ra sức phát huy hết năng lực của mình bắt lấy mọi cơhội để tồn tại và phát triển đánh thức tiềm năng để phấn đấu sánh vai với các nướcphát triển trong khu vực và toàn cầu Thời điểm này, thị trường tài chính đang tronggiai đoạn biến động mạnh cho nền kinh tế Việt Nam đang trên đà thay đổi Theo đó,nhu cầu tiêu dùng mua sắm của người dân cũng cần thay đổi đáng kể, mức sống dầnđược cải thiện, kéo theo đó các cá nhân và hộ kinh doanh buôn bán cần phải thay đổimẫu mã, mặt hàng của họ để có thể đáp ứng xu hướng thị trường cạnh tranh hiện nay,

và phần nào đáp ứng nhu cầu thị hiếu của mọi người

Trong công cuộc đổi mới này, phải kể đến sự đóng góp rất lớn của ngành TàiChính Ngân Hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay kinh doan buôn bán Nhờ có sự pháttriển của ngành TCNH mà cải thiện phần nào nguồn vốn xoay vòng và nhu cầu đadạng hàng hóa của các hộ kinh doanh vừa và nhỏ, nâng cao đời sống nhân dân giúpngười dân dễ dàng sở hữu một nền kinh tế buôn bán chuyên nghiệp Tránh được các tổchức “đen” chuyên cho vay với lãi suất cao Quỹ Tín Dụng Tân Quy Đông cũng đãnắm bắt được tình hình chung của nền kinh tế hiện nay và cũng muốn giúp bà con tiểuthương gần gũi, tiếp cận với hoạt động cho vay kinh doanh buôn bán

Tiếp cận những kiến thức mà Thầy (Cô) đã truyền dạy ở trường cũng như quathực tế, em thấy rằng ngày nay hoạt động cho vay kinh doanh buôn bán có một vai tròquan trọng trong ngành tín dụng Hiện nay, ở Việt Nam các Ngân Hàng, các tổ chứctín dụng lần lượt tiếp cận với hoạt động cho vay này và ngày càng làm nó thêm lớnmạnh

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang 1

Trang 11

 Từ những kiến thức và kinh nghiệm học tập được nhằm đưa ra những vấn đềtheo em là Quỹ Tín Dụng còn gặp khó khăn cần sửa đổi và hoàn thiện hơn đồngthời kêu gọi sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện thuận lợicho Quỹ Tín Dụng trong nước phát triển.

Đối tượng phạm vi nghiên cứu.

Nghiên cứu về hoạt động cho vay của các cá nhân và hộ kinh doanh tại Quỹ TínDụng Nhân Dân Tân Quy Đông

Phương pháp nghiên cứu.

Dùng các phương pháp sau: phân tích, phán đoán, thống kê, tổng hợp

Kết cấu đề tài.

Chương I: cơ sở lí luận cho vay kinh doanh

Chương II: thực trạng cho vay kinh doanh tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân QuyĐông

Chương III: một số biện pháp nâng cao hoạt động cho vay kinh doanh tại Quỹ TínDụng Nhân Dân Tân Quy Đông

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang 2

Trang 12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO VAY KINH

DOANH BUÔN BÁN

1.1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CHO VAY KINH DOANH BUÔN BÁN

1.1.1: Khái quát

a) Khái niệm cho vay kinh doanh buôn bán

Cho vay sản xuất kinh doanh buôn bán là sự chuyển nhượng tạm thời mộtlượng vốn cần thiết trên nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhấtđịnh được thỏa thuận giữa bên cho vay (các nguồn nợ vay vốn) với các khách hàngcần hỗ trợ vốn cho nhu cầu phát triển kinh doanh buôn bán

Khái niệm được thể hiện qua sơ đồ khái quát sau:

Sơ đồ: sơ đồ thể hiện quan hệ cho vay kinh doanh buôn bán

b) Cơ sở hình thành của việc kinh doanh cho vay buôn bán

- Từ khi xã hội có sự phân công lao động và xuất hiện chế độ tư hữu tư liệu sảnxuất, lực lượng sản xuất phát triển và phân hóa giàu nghèo thì nhu cầu vaymượn đã phát sinh Đồng thời có sự trao đổi buôn bán vừa và nhỏ , họ cần vốn

để xoay vòng và cần vốn lưu động để đáp ứng tiến độ buôn bán Nảy sinh việcvay mượn giữa các tiểu thương với các tiểu thương, giữa các khách hàng vớicác nới cung cấp vốn và từ đó nảy sinh ra nhu cầu cho vay kinh doanh buônbán

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang 3

Trang 13

- Lúc đầu việc cho vay kinh doanh khá đơn giản Họ tìm một ai đó quen biết haymột nới có thể cho họ vay một số vốn nhỏ sau thời gian trả lại đúng món tiềnvay cộng them một phần lãi, nhưng do nền kinh tế càng phát triển và đòi hỏiviệc mua bán cần phải phần nào cải thiện việc buôn bán cao hơn Vì thế, họkhông những tìm đến người quen hay một tổ chức nhỏ để có thể cho họ vay mà

họ đã tìm đến những tổ chức lớn có qui mô như Ngân hàng, các quĩ tín dụngnhân dân và thậm chí họ còn tìm đến những tổ chức “đen” chuyên cho vay vớilãi suất cao Từ đó cho vay kinh doanh buôn bán đã khá phổ biến với nhữngngười buôn bán vừa và nhỏ

1.1.2: Đặc điểm của cho vay kinh doanh.

- Cho vay với cá nhân hoặc hộ gia đình buôn bán vừa và nhỏ riêng lẻ có tậptrung ( cho vay với các tiểu thương buôn bán ở chợ)

- Cho vay cá nhân hoặc hộ gia đình buôn bán vừa và nhỏ riêng lẻ không tậptrung

- Góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong quá trình hoạt động kinhdoanh của các cá nhân và hộ kinh doanh Đặc biệt là những người cần vốn gấp

- Thông qua nguồn vốn cảu TCTD, các cá nhân và hộ buôn bán kinh doanh cóthể hưởng được các tiện ích của hàng hó trước khi họ đủ tiền để mua nó đápứng được nhu cầu cạnh tranh kịp thời theo tốc độ kinh doanh chống mặt thayđổi liên tục Từ đó nâng cao được nhu cầu và cải thiện phần nào mức thu nhậpcủa họ dẫn đến sự tích cực trong lao động và hiệu quả công việc

- Cho vay kinh doanh góp phần đa dạng hóa hoạt động cho vay của các TCTD,

mở rộng quan hệ với khách hàng, có nhiều cơ hội để bán thêm sản phẩm kháccũng như huy động tiền gửi…

- Các khoảng cho vay kinh doanh hầu hết là ngắn hạn và trung hạn và phươngthức thanh toán la trả góp, khoản vayu tương đối nhỏ phân tán trên số lượngkhách hàng lớn nên các TCTD tránh được rủi ro, thu hồi vốn thường xuyên,nâng cao khả năng thanh toán lên

- Quy mô từng món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay khá nhiều

- Nhu cầu cho vay khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ hoạt động kinh daonh chấtlượng thông tin tài chính khách hàng không cao

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang 4

Trang 14

- Vòng quay vốn nhanh.

- Hợp đồng vay khá đơn giản

- Căn hộ tín dụng dễ tìm hiểu đối tượng cho vay và nắm bắt được khả năng vaycủa họ

- Nguồn trả nợ vay tương đối ổn định

- Ít co giãn lãi suất người vay thường quan tâm tới tiền vay hơn là lãi suất

1.1.3: Phân loại nghiệp vụ cho vay kinh doanh buôn bán.

Trong bất cứ loại hình cho vay nào thì cũng phải sắp xếp các khoản vay theotừng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay là cơ sở khoahọc là tiền đề để thiết lập các qui trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trịrủi ro tín dụng

Cho vay kinh doanh buôn bán được phân loại dựa trên các yếu tố sau

 Theo mục đích vay: Cho vay để sản xuất kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ

 Theo thời hạn vay:

- Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay dưới 1 năm và được sử dụng để bùđắp thiếu hụy vốn lưu động có khả năng hoàn trả sớm

- Cho vay trung hạn: là loại hình vốn trên 1 năm và dưới 5 năm, nhằm giúpcác tiểu thương có khả năng trả nợ chậm có thể tiếp xúc với các khoản vay

mà không lo sợ phải bị phạt bất cứ khoản phí do trễ hợp đồng vay, ngoài ravay trung hạn giupsn các tiểu thương mạnh dạng vay vốn tương đối lớn để

mở rộng kinh doanh sản xuất của họ

 Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay không bảo đảm ( cho vay tín chấp): Cho vay tín chấp thì chiếmphần nhỏ trong hoạt động cho vay tiểu thương, thường khi cho các tiểuthương vay với một số vốn khá khiêm tốn vì loại hình cho vay này rủi rotương đối cao và chỉ có vài tổ chức như Ngân hàng hay cá quỹ tín dụng

- Cho vay có bảo đảm ( cho vay thế chấp): cho vay thế chấp thì khá phổ biếntrogn hoạt động cho vay kinh doanh buôn bán, hầu như của cá nhân và hộkinh doanh đi vay họ thế chấp giấy tờ sạp, quầy hay chỗ buôn bán kinhdoanh để l;àm cơ sở bảo đảm và dựa trên vật thế chấp định giá vốn vaynhiều hơn so với vay tín chấp

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang 5

Trang 15

1.1.4: Tầm quan trọng của vay kinh doanh buôn bán

Trong nền kinh tế thường xuyên có một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi được tách

ra khỏi quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dung Các khoản tiền trên luôn được đưavào đầu tư kiếm lời, tất cả tạo thành nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế Trong khi

đó, có một số người cần vốn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình Và vì thếtạo nên vòng tuần hoàn giữa một bên cho vay để kiếm lợi và một bên đi vay để giảiquyết nhu cầu tạm thời Các cá nhân và hộ kinh doanh là một trong những đối tượngđiển hình, họ là những người buôn bán với những qui mô khác nhau nên họ là nhữngđối tượng cần vốn xoay vòng liên tục và đôi khi họ cũng là người dư vốn để đầu tư

Tuy vậy, họ đôi khi khó có thể trực tiếp gặp nhau để cho vay, hoặc có thể gặpnhau thì chi phí rất cao và không kịp giải quyết nhu cầu thỏa đáng trong mối quan hệnày Do đó, cần phải có các tổ chức cho vay tập trung như là các ngân hafg hoặc quỹtín dụng để là cầu nối cho người cần vốn và người thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu vềvốn một cách đầy đủ và chuyên nghiệp hơn, thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa giảiquyết vòng xoay vốn và tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội Đồng thời, các tổchức cho vay tập trung với qui mô và hợp phán giải quyết được tình trạng các tiểuthương vay các tổ chức “đen” với lãi suất cao

1.2 YÊU CẦU CHO VAY KINH DOANH BUÔN BÁN.

1.2.1: Nguyên tắc vay vốn.

Nguyên tắc vay là căn cứ để ban quản lý tiến hành việc giám sát và kiểm tra.Đây là nhưng yêu cầu bắt buộc không thể thiếu trong quá trình cho vay Vì vậy,nguyên tắc vay có tính chất định hướng cao trong mối quan hệ vay vốn:

Theo qui định hiện hành tại Việt Nam, các nguyên tắc bao gồm:

- Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã cam kết trong họp đồng vay vốn

- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn ghi rõ trong hợp đồngvay

1.2.2: Điều kiện vay vốn.

- Vì quan hệ vay vốn giữa các tiểu thương và các TCTD là quan hệ hợp pháp luậtbảo vệ và được tạo lập trên cơ sở qui định của pháp luật

- Vốn vay phải sử dụng hợp pháp

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang 6

Trang 16

- Có nghĩa là không vi phạm pháp luật và mục đích vay vốn phục vụ sản xuấtkinh doanh của các tiểu thương.

- Ngoài ra xét trên tài sản thế chấp để hình thành vốn vay thì tài sản đso thuộcquyền sở hữu của khách hàng vay vốn Vì vay khi khách hàng sử dụng vốn vaybất hợp pháp thì các tài sản thế chấp sẽ bị phong tỏa hoặc bị tịch thu từ đóannhr hưởng đến khả năng trả nợ cho TCTD

- Khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh để đảm bảo hoàn trả tiền vayđúng hạn đã cam kết

- Vì đây là cơ sở chứng minh sự phát triển hợp pháp và minh bạch của kháchhàng để TCTD làm nền tảng cho khách hàng vay

- Khách hàng phải có phương án dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả thiPhương án khả thi và hiệu quả thể hiện ở một số điểm

 Phù hợp với qui định của pháp luật

 Ngành nghề kinh doanh phải phù hợp

 Phù hợp với các điều kiện thị truongf theo kịp với nhu cầu hiện giờ

 Mang lại thu nhập thỏa đáng

 Mang lại hiệu quả kinh tế xã hội chung

 Khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo qui định

Về nguyên tăc khách hàng có thể được xem xét cho vay có bảo đảm hay không csobảo đảm Mặc dù vậy, trên phương diện pháp luật và thực tiễn kinh doanh sản xuất,đảm bảo vay vốn là phổ biến và thông dụng

1.2.4; Lãi suất vay

- Lãi suất cho vay thay đổi theo từng thời điểm để phù hợp với thực trạng nền kinh tế

và qui định của NHNN Lãi suất thay đổi sẽ điều tiết lại mức chênh lệnh lãi vay

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang 7

Trang 17

cho TCTD cả người đi vay vốn mức lãi suất được niêm yết công khai tại trụ sởTCTD.

- Mức lãi suất đối với nợ gốc quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong HĐTD đã

ký với khách hàng Mức lãi suất nợ lãi quá hạn là 5%/tháng

- HĐQT quyết định mức vay tối đa đối với khách hàng, nhưng không vượt quá15% vốn tự cso tại thời điểm nếu vượt quá 15% vốn tự có thì cho vay hợp vốntheo qui định của NHNN

- HĐQT giao mức phán quyết cho vay cho giám đốc, ban tín dụng theo từng thờiđiểm

1.2.7: Các tiêu chí đánh giá người đi vay,

- Người đi vay phải có năng lực pháp lý dân sự, phải có tư cách pháp nhân

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang 8

Trang 18

- Người đi vay phải sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để hoàn trả tiền vay đúnghạn đã cam kết

- Khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả

- Khách hàng phải thực hiện tiền vay đúng qui định

1.3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHO VAY KINH DOANH.

1.3.1: Xét vai trò tác động

1.3.1.1: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình vay vốn.

- Thông tin không cân xứng giữa các chủ thể tham gia quá tình cấp tín dụng

- Môi trường kinh tế: có những biến động ngoài dự kiến gây hậu quả không tốtcho khách hàng và TCTD

- Nguyên nhân do những thay đổi, điều chỉnh chính sách Nhà nước

- Môi trường pháp lý có thay đổi, làm thay đổi tính chất hợp pháp và cách thứchoạt động hợp pháp

1.3.1.2: Các yếu tố chủ quan của người vay vốn đối với quá trình vay vốn.

- Người vay gặp những sự cố bất thường trong cuộc sống

- Do người vay hoạch định ngân quĩ không chính xác, không dự tính hết đượccác khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai lầm thu nhập có thể sử dụng để trả nợvay

- Mức biến động theo chiều hướng xấu của kết quả hoạt động kinh doanh, ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của người vay

- Rủi ro đạo đức từ phía người vay

1.3.2: Xét quy trình vay.

1.3.2.1: Các yếu tố từ TCTD trong quá trình vay vốn.

- Chính sách tín dụng không hợp lý Ngoài ra, trong thể lệ cho vay có những sơ

hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn

- Cán bộ không chấp hành qui trình cho vay, quyết định cho vay thiếu thông tinxác thực

- Thiếu sự giám sát tín dụng, thiếu kiến thức về hoạt động của người vay

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang 9

Trang 19

- Sự cạnh tranh: mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn các đối thủ cạnhtranh Điều này có thể dẫn đến sự cho vay quá mức, cho vay quá khả năng cóthể chi trả của người vay.

- Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh, như thông đồng với khách hànglập hồ sơ cho vay vốn rồi vay ké, xâm tiêu khi giải ngân hay đi thu nợ

1.3.2.2: Các yếu tố từ các bảo đảm tín dụng

- Trường hợp đảm bảo bằng tài sản

Do sự biến động giá trị tài sản bảo đảm theo chiều hướng bất lợi phụ thuộc vào đặcđiểm tài sản và thị trường giao dịch các tài sản đó

TCTD gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ tài sản bảo đảm để xử lý phục vụtài sản bảo đảm

- Trường hợp đảm bảo bằng tài sản của bên thứ 3

Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho người vay khi ngườinày không có khả năng trả nợ

1.3.2.3: Xử lý các khoản vay có vấn đề.

Các khoản vay được xếp vào loại khoản vay có vấn đề và đòi hỏi phải cso sựtheo dõi đặc biệt khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính làm ảnh hưởng xấu đến khảnăng trả nợ cho TCTD Trong nhiều trường hợp TCTD phải điều chỉnh các điều khoảnhợp đồng để tăng khả năng thu hồi tiền vay hoặc tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo đểthu hồi nợ vay

Trang 20

 Phải tuân thủ mọi qyu định còn hiệu lực của TCTD liên quan đến việc

xử lý các khoản vay có vấn đề

 Phải tuân thủ quy định của pháp luật trong việc giải quyết tài sản đảmbảo nhằm thu hồi nợ vay

1.4: QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ CHO VAY KINH DOANH.

1.4.1: Nội dung quản lý trogn hoạt động vay kinh doanh.

Bất cứ loại hoạt động cho vay nào điều cần sự quản lý Quản lý giúp cho ta thất

rõ hơn những gì đã đạt được và cần đạt được trong hoạt động vay Vì vậy, cần phảichú trọng những gì đã đạt được và cần đạt được trong hoạt động vay Vì vậy, cầnphải chú trọng việc quản lý và trong quá trình quản lý cho vay cần chú trọng ỏ vàiđiểm sau:

 Quản lý danh mục khách hàng

 Quản lý danh mục cho vay

 Quản lý lãi suất cho vay

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang11

Trang 21

1.4.2.2: Quản lý danh mục cho vay.

Quy trình cơ bản của hoạt động quản lý danh mục cho vay theer hiện qua sơ đồ sau:

Quản lý danh mục cho vay cần chú trọng vào 3 yếu tố sau đây để phần nào nâng caothu nhập của danh mục cho vay:

o Giảm thiểu tác động không tốt giữa cá khoản vay

o Tối ưu hóa tỷ trọng của từng nhóm cá khoản vay

o Mức độ mở rộng và đa dạng các lãnh vực cho vay thiểu thương

1.4.2.3: Quản lý lãi suất cho vay.

Trong quá trình quản lý lãi suất cho vay cần phảo nắm rõ các nguyên tắc xác định lãisuất, cơ chế điều hành lãi suất

Một số nguyên tắc xác định lãi suất:

 Xác định lãi suất cho vay cao đối với các khoản vay có độ rủi ro cao

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang12

Xác định mục tiêu : thu nhập rủi ro

Phân tích thông tin : dữ liệu quá khứ,

dữ liệu dự báo, báo cáo

Xây dựng danh mục cho vay: gồm cơ

cấu và qui mô

Triển khai cho vay và thực hiện kiểm soát theo danh mục

Triển khai cho vay và thực hiện kiểm

soát theo danh mục

Đánh giá kết quả cảu danh mục cho vay, dự kiến quy hoạch tiếp theo

Trang 22

 Đối với các khoản vay có thời hạn tương đối dài, tổ chức cho vay phải chịuthêm rủi ro không dự đoán hết các biến động xảy ra trong tương lai, vì vậy lãisuất cho vay thường được xác định cao hơn.

 Do chi phí quản lý kinh doanh của các tổ chức cho vay không biến động nhiềutheo giá trị món vay, vì vậy lãi suất cho vay đối với các khoản vay có giâ trịnhỏ thường cao hơn so với các khoản vay có giá trị lớn

1.4.2.4: Quản lý rủi ro cho vay.

Cần phải xác định được nguyên nhân, các đặc điểm chính của rủi ro và các biệnpháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Quy định về nguyên tắc, điều kiện vay vốn

Quy định về giới hạn cho vay và lĩnh vực ưu tiên

Thực hiện phân tán rủi ro và cơ cấu tín dụng phù hợp theo từng ngành nghề, thànhphần và vùng kinh tế

 Thực hiện tốt các bảo đảm tín dụng

Xác định các loại hình đảm bảo được áp dụng cho từng loại hình cho vay

Xác định các điều kiện bảo đảm

Thực hiện tốt các công tác quản lý đảm bảo tín dụng

 Thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng

Giám sát cán bộ tín dụng

Kiểm soát qui trình

Kiểm soát nộ bộ và phân công trách nhiệm

 Trích lập các quĩ dự phòng bù đắp rủi ro

Phân loại chính xác thường xuyên các khoản vay

Áp dụng phương pháp phân loại phù hợp: định tính và định lượng

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang13

Trang 23

Duy trì mức dự phòng phù hợp.

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang14

Trang 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY KINH DOANH BUÔN BÁN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN

QUY ĐÔNG

2.1: GIỚI THIỆU VỀ QUĨ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN QUY ĐÔNG

2.1.1: Sơ lược về quá trình hình thành

Quỹ tín dụng nhân dân Tân Quy Đông là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạtđộng theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt độngđược Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngày 2509/1996 cótên chính thức là

QUĨ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TÂN QUY ĐÔNG

Trụ sở tại: Số 2 cư xá ấp 2, chung cư xã Tân Quy Đông Nay là số 2, chung cư TânQuy Đông, đường 15, phường Tân Quy, Q7, Tp.HCM

Tổng số vốn đăng ký là: 180.000.000

Trong đó Cổ Phần xá lập là: 4.000.000

Cổ phần thường xuyên: 104.000.000

Loại hình kinh doanh là kinh doanh tiền tệ

Sau 1 thời gian hoạt động quỹ đã đăng ký thay đổi vào năm 2007

Vẫn lấy tên: Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Quy Đông

Nhưng sau một thời gian hoạt động quỹ đã có vốn điều lệ tương đối: 2.471.000.000Ngày 08/09/2005 thành lập điểm giao dịch mới: Điểm giao dịch Tân Phú tọa lạc tạiđường số 9- phường Tân Phú – Quận 7

2.1.2: Tính chất , mục tiêu, nguyên tắc, quyền lợi, nghĩa vụ hoạt động của QTD Nhân Dân Tân Quy Đông.

QTD thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm pháthuy sức mạnh tập thể và từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạtđộng sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải biến đời sống, đảm bảo bù đắp chi phí và tíchlũy phát triển

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang15

Trang 25

QTD được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:

a Tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân và các đối tượng khác đủ điềukiện trở thành thành viên thì có quyền gia nhập Quỹ TÍn Dụng, thành viên cóquyền ra khỏi quỹ

b Dân chủ, bình đẳng và công khai: Thành viên Quỹ TÍn Dụng (QTD) có quyềntham gia quản lý, kiểm tra, giám sát quỹ Tín Dụng và có quyền ngang nhautrong biểu quyết

c Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ Tín Dụng tự chủ và tự chịutrách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, tự quyết định về phân phối thunhập Sauk hi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trãi các khoản lỗ củaquỹ Tín Dụng, lãi được trích một phần vào các Quỹ của Quỹ Tín Dụng, mộtphần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của thành viên, phần còn lại chiacho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ Tín Dụng

d Hợp tác và phát triển cộng đồng: thành viên phải có ý thức phát huy tinh thầnxây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong quỹ Tín Dụng, trong cộng đồng xãhội, hợp tác giữa các Quỹ Tín Dụng ở trong nước và ngoài nước theo qui địnhcủa pháp luật

Quyền của Quỹ TÍn Dụng

- Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hang khác theogiấy phép hoạt động; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kếtquả hoạt động của mình

- Nhận vốn tài trợ của Nhà Nước, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

- Yêu cầu người vay cung cấp các tư liệu về tài chính, sản xuất kinh doanh liênquan đến khoản vay

- Được tuyển chọn, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương,thường thích hợp và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theoqui định của pháp luật

- Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viền rời khỏi quỹ Tín Dụng, khaitrừ thành viên theo qui định của điều lệ

- Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của pháp luật

và điều lệ

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang16

Trang 26

- Quyết định khen thưởng và xử phạt đối với thành viên

- Từ chối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật

- Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của quỹTín Dụng

- Thực hiện các quyền khác theo qui định của pháp luật

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính

- Tham gia tổ chức liên kết phát triển hệ thống nhằm mục tiêu xây dựng Quỹ TínDụng và hệ thống Quỹ Tín Dụng an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững

- Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cung cấp thông tin đểmọi thành viên tích cực tham gia xây dựng và quản lý Quỹ Tín Dụng

- Bảo đảm các quyền lợi của thành viên và thực hiện các cam lết kinh tế đối vớithành viên

- Thực hiện hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm người lao động

- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cán bộ nhân viên hoặc người lao động làmviệc thường xuyên có hưởng lương tại Quỹ Tín Dụng

- Thực hiện các nghiwx vụ khác theo qui định của pháp luật

2.1.3: Quy mô và hoạt động, sơ đồ tổ chức.

2.1.3.1: Quy mô hoạt động.

Pháp lý và địa bàn hoạt động:

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang17

Trang 27

QTD TQĐ hoạt động theo mô hình tập thể Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của

xã viên, các cổ đông và vốn huy động trong cộng đồng dân cư dưới hình thức gửi tiếtkiệm, đơn vị sử dụng nguồn vốn này để cho chính bà con xã viên vay lại để phát triểnkinh tế gia đình, kinh doanh dịch vụ, sữa chữa nhà cửa và tiêu dung khác, góp phầnphát triển kinh tế địa phương và hạn c chế tệ nạn cho vay nặng lãi trong dân cư và chịutrách nhiệm về hoạt động của mình

Hoạt động của đơn vị chịu sự điều chỉnh bởi 2 luật là luật HTX và luật các tổchức tín dụng

Địa bàn hoạt động của đơn vị giới hạn trong 5 phường thuộc quận 7 là: TânQuy, Tân Kiểng, Tân Hưng, Tân Phong, Tân Phú

- Khi đến rút tiền gửi, tiền lãi, nhậ tiền vay, khách hàng phải kiểm tra lại tiền,cácchi tiết ghi trên phiếu tiền gửi, hồ sơ vay vốn trước kho rời khỏi quấy, QTDkhông chịu trách nhiệm khi khách hàng rời khỏi quầy

- Khách hàng có thể phản ánh trực tiếp với Giám Đốc QTD các thắc mắc hoặckhi cảm thây Nhân Viên QTD làm khó dễ, vòi vĩnh, để hồ sơ quá lâu hoặc cócác biểu hiện tiêu cực khác đối với khách hàng, QTD hoan nghênh mọi góp ýcủa khách hàng

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang18

Trang 29

Hội đồng quản trị: có 5 người, trong đó có 3 thành viên làm việc tại quỹ và 02

là thành viên không thường trực

Ban kiểm soát: 03 thành viên, trong đó có 002 làm việc tại quỹ

Ban điều hành: có 17 người ( chưa kể cả chủ tịch HĐQT, trưởng ban kiểm soát)

2.1.3.3: Chức năng của từng phòng ban

a Chủ tịch hội đồng quản trị:

- Là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản trị; triệu tập và chủ trìcác phiên họp của Hội Đồng Quản trị; phân công và theo dõi các thành viên HộiĐồng Quản Trị thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hộiđồng Quản Trị; đôn đốc và giám sát việc điều hành của giám đốc Quỹ TínDụng

- Chủ tịch Hội Đồng Quản là người ký các văn bản thuộc thẩm quyền của HộiĐồng Quản Trị ( Các văn bản chính trị đại hội thành viên, trình Ngân Hàng NhàNước, thẻ thành viên…)

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị: Đại diện Quỹ TínDụng trước pháp luật

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội Đồng Quản Trị

- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội ĐỒng Quản Trị

- Chịu trách nhiệm trước Đại Hội thành viên và Hội Đồng Quản Trị về công việcđược giao

- Ký các văn bản của Đại Hội thành viên và Hội đồng quản trị

- Khi vắng mặt, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị phải ủy quyền bầng văn bản chomột thành viên Hội Đồng Quản Trị khách thay thế theo qui chế làm việc củaHội Đồng Quản Trị

b Giám đốc:

Là người lãnh đạo bộ máy điều hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh và điề hành cáccông việc hằng ngày của Quỹ Tín Dụng Giám đốc Quỹ Tín Dụng có các quyền hạnsau:

 Kí kết hợp đồng nhân danh Quỹ Tín Dụng theo ủy quyền của Hội Đồng QuảnTrị

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang20

Trang 30

 Tuyển dụng lao động theo ủy quyền của Hội Đồng Quản Trị

 Các quyền khác được qui định tại điều lệ Quỹ Tín Dụng, nghị quyết Đại Hộithành viên

 Chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về công việc được giao

 Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội Đồng Quản Trị

 Trình Báo Cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội Đồng Quản Trị

 Đề nghị với Hội Đồng Quản Trị về phương án bố trí cớ cấu tổ chức Quỹ TínDụng

 Khi vắng mặt Giám Đốc ủy quyền cho một Phó Giám Đốc điều hành

c Phó Giám đốc

Là người giúp cho Giám đốc lãnh đạo bộ máy điều hành Phó Giám Đốc phải làthành viên của Quỹ Tín Dụng và được Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo

đề nghị của Giám Đốc Phó Giám Đốc có quyền và nhiệm vụ do Giám Đốc ủy quyền

d Ban kiểm soát

Là người có chức năng thay mặt thành viên giám sát và kiểm tra mọi hoạt độngcủa Quỹ Tín Dụng theo pháp luật và điều lệ Quỹ Tín Dụng

Kiểm tra, giám sat Quỹ Tín Dụng hoạt động theo pháp luật

Kiểm tra việc chấp hành điều lệ Quỹ Tín Dụng, nghị quyết Hội Đồng Quản Trị.Giám sát hoạt động của Hội Đồng Quản Trị, Giám Đốc và thành viên Quỹ TínDụng

Kiểm tra, giám sát yếu tố pháp lý của hợp đồng tín dụng, yêu cầu bổ sung saisót nếu cso trước khi hợp đồng giải ngân

e Ban tín dụng

Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hànglàm những thủ tục cần thiết, tiến hành thẩm định, hoàn tất thủ tục cho khách hàng

f Bộ phận kế toán

- Gồm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và các kế toán thanh toán

- Có nhiệm vụ tính lãi suất, lập phiếu thu lãi, thu nợ, phiếu gửi tiền khi kháchhàng đến giao dịch

- Giải đáp thắc mắc về cách tính lãi trong hạn và lãi quá hạn khi khách hàng cóyêu cầu

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang21

Trang 31

- Sắp xếp hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tài sản, các chứng từ phát sinhtrong ngày, nhập số liệu lên máy tính và đưa chứng từ vào lưu trữ.

QTD do hoạt động trong lãnh vực tiền tệ nên có những sản phẩm sau

- Nhận tiền gửi tiết kiệm

- Cho vay

- Thanh toán dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong tương lai

2.1.4.3: Các nghiệp vụ kinh doanh của QTD Nhân Dân Tân Quy Đông

Nghiệp vụ huy động vốn

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kì hạn bằng VNĐ của các cá nhân,

hộ gia đình và các hộ kinh doanh vừa và nhỏ

- Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại QTD khi giao dịch ở trụ sở chính hayđiểm giao dịch đều được quỹ đóng bảo hiểm cho khách hàng tại Bảo hiểm tiềngửi Việt Nam

Nghiệp vụ cho vay.

Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng VNĐ để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế sau:

- Sản xuất nông nghiệp

- Các ngành nghề truyền thống thủ công

- Kinh doanh sản xuất

- Sinh hoạt, tiêu dung

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang22

Trang 32

2.1.5: Đánh giá chung về tình hình hoạt động của QTD trong năm 2010

2.1.5.1: Tình hình chung

Từ đầu năm 2008, do lạm phát gia tăng: chính phủ cũng đã thực hiện các chínhsách kiềm chế lạm phát Thông qua NHNN, năm 2010 chính sách tiền tệ được thắtchặt để hạn chế lượng tiền mặt đưa ra lưu thông ngoài xã hội Trên thị trường tài chínhtín dụng lượng tiền mặt trở nên khan hiếm, các ngân hàng thương mại đua nhau tănglãi suất huy động tiền gửi để thu hút khách hàng, tạo ra về biến động lãi suất cho vaycũng như huy động vốn Trước tình hình đó cũng ban hành các khung lãi suất cho vay

và lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhằm ổn định nguồn vốn kinh doanh và thực hiện kếhoạch kinh daonh bảo đảm có lãi đồng thời bảo đảm tiền gửi của khách hàng tại QTD

Đến quý 4, thị trường tài chính tín dụng đang có chiều hướng giảm dần, do tácđộng của Chính Phủ Tại QTD, ban điều hành cũng thực hiện các biện pháp và nghiệp

vụ nhằm ban hành các khung lãi suất phù hợp với tình hình chung Do lãi suất cơ bảntại NHNN điều chỉnh giảm liên tục, vì vậy trên thị trường tín dụng lãi suất cho vaycũng đã hạ dần cũng với lãi suất huy động vốn, trước tình hình đó, QTD cũng gặpkhông ít khó khăn trong việc cho các thành viên vay vốn và huy động vốn

2.1.5.2 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh năm 2010

Tinh đến 31/11/2010

Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh.

STT Diễn biến Năm 2010 Tốc Độ bình

- Vốn huy động tiết kiệm

trong xã viên (số dư)

78000 2500 800 70000

65 50 33 71

3 Cho xã viên vay (số dư) 68000 72

4 Tỷ lệ nợ xấu <1.0

5 Doanh thu 12000 83

SVTH: Nguyễn Hoàng Hải Hưng-CDTN8ALT Trang23

Trang 33

6 Lợi nhuận trước thuế 1 400 77

7 Nộp thuế cho Nhà Nước 350 74

8 Thu nhập bình quân NLĐ

( năm)

9 Tham gia công tác xã hội 25 90

Doanh thu: kết quả đạt được là 12 tỷ đồng

Ngày đăng: 23/03/2014, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3.2: Sơ đồ tổ chức - ĐỀ TÀI: Thực trạng & giải pháp cho vay kinh doanh tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Quy Đông potx
2.1.3.2 Sơ đồ tổ chức (Trang 29)
Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh. - ĐỀ TÀI: Thực trạng & giải pháp cho vay kinh doanh tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Quy Đông potx
Bảng 1 kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 33)
Bảng 3: tình hình dư nợ cho vay kinh doanh buôn bán từ 2008 đến 2010 - ĐỀ TÀI: Thực trạng & giải pháp cho vay kinh doanh tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Quy Đông potx
Bảng 3 tình hình dư nợ cho vay kinh doanh buôn bán từ 2008 đến 2010 (Trang 46)
Bảng 4: bảng dư nợ cho vay kinh doanh buôn bán theo thời hạn vay. - ĐỀ TÀI: Thực trạng & giải pháp cho vay kinh doanh tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Quy Đông potx
Bảng 4 bảng dư nợ cho vay kinh doanh buôn bán theo thời hạn vay (Trang 48)
Bảng 5: tình hình nợ xấu từ 2008 đến 2010 - ĐỀ TÀI: Thực trạng & giải pháp cho vay kinh doanh tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tân Quy Đông potx
Bảng 5 tình hình nợ xấu từ 2008 đến 2010 (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w