Kết luận và Đề nghị

Một phần của tài liệu Phân lập, xác định một số vi khuẩn gây viêm phổi kế phát trong hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản ở lợn (PRRS) và đề xuất giải pháp phòng bệnh (Trang 71 - 73)

5.1 Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu đ−ợc ở trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

5.1.1. Với 202 mẫu bệnh phẩm thu thập đ−ợc từ những lợn nghi mắc PRRS nuôi tại 3 tỉnh Bắc Giang, H−ng Yên và Thái Nguyên, đj phân lập đ−ợc phân lập đ−ợc vi khuẩn S. suis với tỷ lệ cao nhất là 39,11%, sau đó là tỷ lệ phân lập

P. mutocida với 9,41% và tỷ lệ phân lập A. pleuropneumoniae là 5,45%.

5.1.2. Có 103/129 mẫu d−ơng tính với PRRS vi rút phân lập đ−ợc ít nhất 1 trong 3 loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis, chiếm tỷ lệ 79,84%.

5.1.3. Các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập đ−ợc có các đặc tính hình thái, nuôi cấy và đặc tính sinh vật hóa học giống nh− các tài liệu trong và ngoài n−ớc đj mô tả.

5.1.4 Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc cho thấy: - Với 11 chủng A. pleuropneumoniae phân lập: có 7 chủng thuộc serovar 2 (chiếm tỷ lệ 63,64%), có 3 chủng thuộc serovar 5 (chiếm tỷ lệ 27,27%), 1 chủng thuộc serovar 1 (chiếm tỷ lệ 9,09%).

- 15/19 chủng P. multocida phân lập đ−ợc thuộc typ A (chiếm tỷ lệ 78,95%); 4/19 chủng thuộc type D (chiếm tỷ lệ 21,05%).

- Với 79 chủng S. suis phân lập đ−ợc: có 36 chủng thuộc serotyp 2 (chiếm tỷ lệ 45,57%), 18 chủng thuộc serotyp 9 (chiếm tỷ lệ 22,78%), 12 chủng thuộc serotyp 2 (chiếm tỷ lệ 15,19%), 4 chủng thuộc serotyp 1 (chiếm tỷ lệ 5,06) và 9 chủng khác (tỷ lệ 11,39%) ch−a xác định đ−ợc serotyp.

5.1.5. Các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập đ−ợc có độc lực khá cao với chuột bạch.

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ...64

5.1.6. Các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập đ−ợc mẫn cảm cao với các loại kháng sinh: Ceftriaxone, Ofloxacin và Tetracycline.

5.1.7. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh đ−ờng hô hấp ở lợn với các kháng sinh có độ mẫn cảm cao trong nghiên cứu đj cho kết quả tốt.

5.2 Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ vai trò gây bệnh của các vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis trong bệnh PRRS ở lợn. Từ đó, có thể tiến hành chọn chủng vi khuẩn có đủ độc lực và tính kháng nguyên ổn định dùng để chế vacxin phòng bệnh đ−ờng hô hấp cho lợn nuôi tại Việt Nam, đồng thời góp phần ngăn chặn và hạn chế thiệt hại của bệnh PRRS trên đàn lợn tại Việt Nam.

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ...65

Một phần của tài liệu Phân lập, xác định một số vi khuẩn gây viêm phổi kế phát trong hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản ở lợn (PRRS) và đề xuất giải pháp phòng bệnh (Trang 71 - 73)