1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC HIỆN NAY potx

20 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 9,84 MB

Nội dung

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHPHẦN 1: GIÁ TRỊ VỀ MẶT LÍ LUẬN HCM tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể c

Trang 1

THUYẾT TRÌNH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI

VIỆC XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC

HIỆN NAY

NHÓM III_QH07A2

1 DƯƠNG TUẤN TƯỞNG

2 PHẠM VĂN TRỌNG

3 PHẠM XUÂN VIỄN

4 HOÀNG BÁ DŨNG

5 CAO MINH HOÀNG

6 LÊ ĐÌNH TRUNG

7 NGUYỄN TRẦN PHÚ

8 VŨ TIẾN TRÌNH

9 LÂM TRƯƠNG QUỐC

10 PHẠM XUÂN NHI VŨ T.CANG

Trang 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trang 4

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

PHẦN 1: GIÁ TRỊ VỀ MẶT LÍ LUẬN

HCM tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc để xây dựng nền đạo đức hiện nay đó là

ĐAỌ ĐỨC NGƯỜI CÁCH MẠNG

Nguồn gốc của TTHCM về việc xây dựng nền đạo đức

Kế thừa và phát huy

Kế thừa truyền thống

đạo đức của dân tộc VN

Đóng vai trò nền tảng

Văn hóa nhân loại

Văn hóa P.Đông

Nho giáo

Học không biết

chán, dạy

không biết mỏi

Phật giáo

Tư tưởng vị tha

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn

Dân tộc - Độc lập; Dân quyền - tự do; Dân sinh - Hạnh phúc

Các nhà tư tưởng P.Đông

Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…

Văn hóa P.Tây

CN Mac – Lenin (ảnh hưởng nhất đối với Bác)

Tiếp thu những tinh hoa

• Lòng yêu nước, chuộng hoà bình

• Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái

• Truyền thống cần cù, sáng tạo

• Truyền thống thông minh, hiếu học

• ……

Quá trình

30 năm hoạt động

CM ở nước ngoài

Thiên Chúa Giáo

Trang 5

Trung với nước, hiếu với dân Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí Công Vô Tư

Thương yêu con người Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

Đưa ra những

phẩm chất đạo

đức cơ bản của

con người VN

trong thời đại

mới: Đạo đức

cách mạng!

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trang 6

NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH

PHẦN 2: GIÁ TRỊ VỀ MẶT THỰC TIỄN

Trang 7

1- NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI LÀM

Muốn có đạo đức cách mạng: Trước hết nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về đạo đức Điều này đã được Người đề cập trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người đã giáo dục mọi người và ngay chính bản thân mình đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất Những người nói nhiều

mà làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một

đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng

PHẦN 2: GIÁ TRỊ VỀ MẶT THỰC TIỄN

Trang 8

Trong gia đình: Đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em; trong nhà trường thì đó là tấm gương của thầy, cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những người đứng đầu, phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong

xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người

khác; những gương “Người tốt việc tốt” mà HCM đã dầy

công phát hiện thu thập, chỉ đạo việc in thành sách để mọi người học tập và làm theo là một việc làm rất cụ thể Một bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống - điều mà

HCM nói về Lê-nin đã đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạo đức Tấm gương đạo đức HCM là tấm gương chung cho cả dân tộc và cho các thế hệ người VN mãi mãi về sau học tập. 

1- NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI LÀM

PHẦN 2: GIÁ TRỊ VỀ MẶT THỰC TIỄN

Trang 9

2- XÂY ĐI ĐÔI VỚI CHỐNG

PHẦN 2: GIÁ TRỊ VỀ MẶT THỰC TIỄN

Trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng -

sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn còn đan xen nhau, đối

chọi nhau, thông qua hành vi của mỗi một con người khác nhau

Thậm chí còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi một con người

Do đó việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn là

điều không đơn giản Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải

chống, chống nhằm mục đích xây Trong khi xây dựng, bồi

dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại

cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức Ở đây điều quan trọng là phải

phát hiện sớm, hướng cho mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự

trong sạch và lành mạnh về đạo đức Để xây và chống có hiệu

quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Chủ tịch

HCM đã phát động rất nhiều phong trào như vậy Đó là phong

trào “thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan

liêu” (1952); “ 3 xây, 3 chống” (1963) Có phong trào, có cuộc

vận động cho toàn Đảng, toàn dân; nhưng lại có phong trào, có

cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới Thông qua đó

mà lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống

gì rất cụ thể, rõ ràng

Trang 10

Mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo

đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó là công việc

kiên trì, bền bỉ suốt đời Chủ tịch HCM thường nêu

lại tấm gương của người xưa: Mỗi buổi tối đều tự

kiểm điểm để bỏ đỗ đen, đỗ trắng vào hai cái lọ, để

cứ nhìn vào đó có thể biết mình tốt xấu ra sao?

Trong thực tiễn, có người trong lúc đấu tranh thì

hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không

sợ gian khổ, hy sinh, nhưng đến khi có ít quyền hạn

thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng

phí, quan liêu, biến thành người có tội với cách

mạng Từ đó, Chủ tịch HCM mới đưa ra một kết

luận khái quát: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi một

con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn

lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn

được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ

không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá

nhân Cho nên trong khi ta kiên trì và đẩy mạnh

cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn

minh chiến thắng bạo tàn thì đồng thời phải loại trừ

những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong xã hội và

trong mỗi con người”

3- PHẢI TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC SUỐT ĐỜI

PHẦN 2: GIÁ TRỊ VỀ MẶT THỰC TIỄN

Trang 11

Đối với mỗi con người việc rèn luyện đạo đức cách mạng phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn, trong đời

tư cũng như trong đời công, sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu; trong mọi mối quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng,

từ nhỏ đến lớn, từ gia đình đến nhà trường, đoàn thể, xã hội; từ quan hệ bạn bè đến đồng chí, anh em, cấp trên,

cấp dưới, với Đảng, với nước, với dân và cả trong quan

hệ quốc tế Có rèn luyện công phu theo các nguyên tắc trên đây thì con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những phẩm chất ấy sẽ ngày càng được bồi đắp

và nâng cao. 

3- PHẢI TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC SUỐT ĐỜI

PHẦN 2: GIÁ TRỊ VỀ MẶT THỰC TIỄN

Trang 12

Theo Người: "Đạo đức cách mạng

không phải trên trời xa xuống Nó do

đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày

mà phát triển củng cố Cũng như

ngọc càng mài càng sáng, vàng càng

luyện càng trong"

3- PHẢI TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC SUỐT ĐỜI

PHẦN 2: GIÁ TRỊ VỀ MẶT THỰC TIỄN

Trang 13

Kết luận

Đây là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người Việt Nam trong thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

TTHCM về đạo đức luôn luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc, là động lực, là sức mạnh thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt những năm qua và đang

tiếp tục toả sáng trên con đường xây dựng đất nước Việt

nam trong giai đoạn mới Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, tác phong HCM là hết sức cần thiết, là công việc quan trọng để mỗi chúng ta góp sức mình vào việc xây dựng đất nước

PHẦN 2: GIÁ TRỊ VỀ MẶT THỰC TIỄN

Trang 14

PHẦN 3: ÁP DỤNG CHO THẾ HỆ THANH NIÊN (SINH VIÊN)

NGÀY NAY

THỰC

TRẠNG

Trang 15

PHẦN 3: ÁP DỤNG CHO THẾ HỆ THANH NIÊN (SINH VIÊN)

NGÀY NAY

Trang 17

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ

Trang 18

NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM

GƯƠNG MẪU TÔN TRỌNG LUẬT LỆ

•Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn

- Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam)Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”

•Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử Hôm ấy là

ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ

•Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật

lên Đường phố đang lúc đông người Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả Chúng tôi lo lắng nhìn nhau Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác Nhưng Bác đã hiểu ý Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:

•Các chú không được làm như thế Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao

thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình

•Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông

bật đèn xanh để

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ

Trang 19

PHÊ PHÁN CĂN BỆNH HÌNH THỨC CHỦ NGHĨA

Năm 1961 Bác Hồ có dịp về thăm quê ở Nghệ An Trước lúc Bác về tôi (Thiếu tướng

Nguyễn Văn Xoàn) được cử đi tiền trạm Tôi dặn các đồng chí trong Tỉnh ủy Nghệ An: Lần này Bác về thăm quê, các anh đừng làm những việc gì không cần thiết để Bác phật lòng, phương châm là tôn trọng, chu đáo nhưng phải tiết kiệm Các đồng chí ở Tỉnh ủy Nghệ An không đồng ý, muốn làm lớn vì đã lâu Bác mới có dịp về thăm quê Tỉnh ủy chuẩn bị sẵn một chiếc ô tô con, mui trần để đi đón Bác Tôi bảo như vậy cũng được

nhưng hình thức chiếc xe bình thường thôi Các anh Tỉnh ủy “chơi nổi” lấy vải trắng kết xung quanh xe, rồi còn lót vải trắng trong xe…

Bác xuống sân bay Nghệ An, các đồng chí Tỉnh ủy niềm nở mời Bác lên xe đó Bác nhìn chiếc xe rồi cười: “Mấy chú cứ ngồi chiếc xe này chứ Bác không ngồi đâu Bác về là để cốt thăm quê hương, đồng bào chứ có là quan khách đâu mà các chú làm hình thức, tốn kém” Nói đoạn, Bác đi đến chiếc xe đi đầu, mui trần của bảo vệ, bước lên ngồi cạnh anh tài xế Sau phen ngơ ngác, anh em bảo vệ buộc phải ngồi trên chiếc xe bọc vải trắng Dọc đường nhân dân đi đón Bác đều hướng mắt vào chiếc xe vải trắng nhưng chỉ thấy toàn cảnh vệ, chẳng thấy Bác đâu Ít ai ngờ được rằng chính Bác lại ngồi ở chiếc xe bình

thường của cảnh vệ đi đầu.

Về đến nhà khách Tỉnh ủy, vừa trò chuyện Bác vừa nhìn ra con đường đi vào thấy có nhiều bông hoa rực rỡ nở đều trồng hai hàng ngay ngắn Bất chợt Bác đi ra đường, dùng tay nhổ nhẹ một cánh hoa lay ơn Tuyệt nhiên cánh hoa nhẹ bỗng, phía gốc không có một chiếc rễ nào Gọi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đến, Bác bảo: “Đây là một việc làm thiếu chân thực và lãng phí Tưởng các chú trồng hoa thì hay, có lợi cho môi trường Nào ngờ vì Bác vào thăm nên các chú phải mua bông này về trồng “Trồng” hình thức nó sẽ chết Đây là một căn bệnh phô trương hình thức Đón Bác như thế này Bác không vừa lòng” Các đồng chí trong Tỉnh ủy Nghệ An liền đồng thanh xin lỗi Bác

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ

Trang 20

NHÓM III_QH07A2

1.DƯƠNG TUẤN TƯỞNG

2.PHẠM VĂN TRỌNG

3.PHẠM XUÂN VIỄN

4.HOÀNG BÁ DŨNG

5.CAO MINH HOÀNG

6.LÊ ĐÌNH TRUNG

7.NGUYỄN TRẦN PHÚ

8.VŨ TIẾN TRÌNH

9.LÂM TRƯƠNG QUỐC

10.PHẠM XUÂN NHI VŨ T.CANG

Ngày đăng: 22/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w