TRƯƠNG HỒNG QUANG *rách nhiệm sản phẩm product liability được hiểu là trách nhiệm của người sản xuất hoặc người bán hàng trong việc bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi khuyết tật của
Trang 1TRƯƠNG HỒNG QUANG *
rách nhiệm sản phẩm (product liability)
được hiểu là trách nhiệm của người
sản xuất hoặc người bán hàng trong việc
bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi
khuyết tật của sản phẩm mà họ đã cung cấp
cho người tiêu dùng trong quá trình kinh
doanh.(1) Pháp luật trách nhiệm sản phẩm đã
được hình thành trong những năm 60 của
thế kỉ trước tại Hoa Kỳ và phát triển, lan
toả mạnh mẽ ra các quốc gia, khu vực khác
trên thế giới Có thể nhận thấy trong những
năm qua, chế định trách nhiệm sản phẩm là
vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhiều
trên thế giới nhưng đến nay vẫn còn rất
mới mẻ ở Việt Nam Các nghiên cứu từ
trước đến nay của các học giả, luật gia trên
thế giới tập trung chủ yếu ở các quốc gia và
khu vực như: Hoa Kỳ, Cộng đồng châu Âu,
Australia, Nhật Bản - những nơi pháp luật
về trách nhiệm sản phẩm rất phát triển Bài
viết này đề cập pháp luật trách nhiệm sản
phẩm của Canada - quốc gia có những nét
khác biệt trong việc xây dựng pháp luật
trách nhiệm sản phẩm so với các quốc gia,
khu vực khác
1 Khái quát quá trình ra đời và phát
triển pháp luật trách nhiệm sản phẩm của
Canada
Cũng giống như Hoa Kỳ, Canada là nhà
nước liên bang gồm 10 bang và 3 vùng lãnh
thổ.(2)
Xét về mặt lịch sử, hai quốc gia này
có nhiều tương đồng với nhau trong quá trình hình thành, phát triển Hoạt động lập pháp của Canada chịu ảnh hưởng khá mạnh
mẽ bởi pháp luật Hoa Kỳ Điều này cũng khá dễ hiểu bởi cả hai quốc gia này đều theo
hệ thống common law và pháp luật Hoa Kỳ
đã có ảnh hưởng khá mạnh đến nhiều quốc gia và các khu vực trên thế giới Tuy nhiên, mỗi quốc gia, khu vực cũng có những đặc điểm lịch sử, xã hội, kinh tế cũng như hệ thống pháp luật của riêng mình Điều này đã làm cho hệ thống pháp luật của bất kì quốc gia, khu vực nào luôn có những điểm đặc thù
và Canada cũng không phải là ngoại lệ Ở Canada, việc bảo vệ người tiêu dùng được thực hiện chủ yếu bởi chính quyền các bang mặc dù chính quyền liên bang cũng đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng có liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng như Luật cạnh tranh năm 1985, Luật về đóng gói và ghi nhãn hàng tiêu dùng năm 1985, Luật xử phạt các sản phẩm nông nghiệp kém chất lượng năm 1995(3) Hầu hết các bang ở Canada đều đã ban hành đạo luật riêng về bảo vệ người tiêu dùng
Hiện nay, Canada chưa có đạo luật liên bang chuyên về trách nhiệm sản phẩm như Hoa Kỳ Từng bang xây dựng những quy định riêng liên quan đến trách nhiệm sản
T
* Viện Khoa học pháp lí
Bộ tư pháp
Trang 2phẩm trong đạo luật bảo vệ người tiêu dùng
hoặc bộ luật dân sự của bang Bên cạnh đó,
các bang của Canada đều có đạo luật riêng
về sự bất cẩn Ví dụ bang British Columbia
ban hành Luật về bất cẩn vào năm 1996,
bang Ontario ban hành Luật này năm 1990
Các uỷ ban cải cách tư pháp của Canada như:
Uỷ ban pháp luật Canada; Viện cải cách pháp
luật Alberta; Viện luật British Columbia; Uỷ
ban cải cách pháp luật Manitoba; Uỷ ban
cải cách pháp luật Nova Scotia; Viện luật
chung thống nhất của Canada… đã được
thành lập và có nhiều hoạt động tích cực từ
những năm 70 của thế kỉ XX Các uỷ ban
này đã có nhiều kiến nghị về hoàn thiện
pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong đó
có việc đưa ra Luật mẫu về trách nhiệm sản
phẩm của liên bang(4)
bao gồm cả việc áp dụng trách nhiệm nghiêm ngặt Hiện nay,
các học giả và luật gia Canada đã và đang
nỗ lực vận động việc xây dựng và thông qua
đạo luật chuyên về trách nhiệm sản phẩm
(theo hình mẫu của Hoa Kỳ)
2 Nội dung pháp luật trách nhiệm sản
phẩm của Canada
Tuy chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ pháp
luật Hoa Kỳ nhưng pháp luật trách nhiệm
sản phẩm của Canada lại phát triển chậm
hơn nhiều và được đánh giá là ít nghiêm
khắc hơn so với pháp luật Hoa Kỳ, Cộng
đồng châu Âu Pháp luật trách nhiệm sản
phẩm tại quốc gia này có những điểm khác
biệt, trong đó điểm khác biệt lớn nhất là
pháp luật trách nhiệm sản phẩm không dựa
trên nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt
(strict liability).(5) Theo đó, tại Canada các
loại trách nhiệm sản phẩm không phải được
sử dụng tất cả nhưng hầu hết các trường hợp trách nhiệm sản phẩm liên quan đến các nhà sản xuất thường rơi vào ít nhất một trong những loại sau:(6)
- Sự bất cẩn trong thiết kế sản phẩm;
- Sự bất cẩn trong sản xuất sản phẩm;
- Sự bất cẩn trong việc cảnh báo;
- Vi phạm nghĩa vụ bảo đảm
Như vậy, pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Canada được xây dựng trên nguyên lí về
sự bất cẩn và nguyên lí vi phạm nghĩa vụ bảo đảm
2.1 Sự bất cẩn trong thiết kế, sản xuất sản phẩm và cảnh báo
Nội dung của nguyên lí về sự bất cẩn là nền tảng của pháp luật Canada về trách nhiệm sản phẩm Nguyên lí này được hình thành và phát triển trong lĩnh vực pháp luật
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Pháp luật Canada bắt đầu áp đặt trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với nhà sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm khuyết tật từ vụ án nổi tiếng Donoghue v Stevenson Trong vụ án
này, thẩm phán Lord Atkin đã tuyên: “Một
nhà sản xuất bán sản phẩm theo cách qua đó thể hiện rằng mình muốn sản phẩm đến tay người tiêu dùng dưới hình thức mà người tiêu dùng không thể có khả năng hợp lí để kiểm tra ngay sản phẩm và người sản xuất biết rằng nếu không có sự quan tâm hợp lí trong việc sản xuất, lắp ráp sản phẩm thì sẽ
có nguy cơ thiệt hại cho tài sản, sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng thì có nghĩa
Cũng giống như ở Hoa Kỳ, trong việc áp dụng trách nhiệm sản phẩm thì bất cẩn cũng được coi là cơ sở quan trọng
Trang 3- Sự bất cẩn liên quan đến t hiết k ế
sản phẩm
Sự bất cẩn về thiết kế thường bị cáo buộc
khi sản phẩm, mặc dù đã thiết kế theo bản
chi tiết kĩ thuật nhưng không đáp ứng được
mục đích đề ra ban đầu của sản phẩm, không
dự liệu được những tác động bên ngoài nên
không chịu được các hao mòn hợp lí
Vấn đề đầu tiên trong các vụ kiện liên
quan đến thiết kế bất cẩn là liệu thiết kế
đó có đáp ứng được tiêu chuẩn hợp lí được
trông đợi trong mỗi ngành công nghiệp cụ
thể, dựa trên thực trạng kĩ thuật tại thời điểm
thiết kế sản phẩm Nói gọn hơn, toà án ít
nhất sẽ buộc nhà sản xuất vào các yêu cầu
của nguyên lí “thực trạng trình độ kĩ thuật”
Có một khó khăn cho những người muốn
sử dụng sự bất cẩn trong thiết kế như là căn
cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại là việc chứng
minh sự bất cẩn về thiết kế không đáp ứng
được tiêu chuẩn tại thời điểm nhất định nào
đó Tuy nhiên, nếu một bộ phận của sản
phẩm không thể chịu đựng được tiếp xúc với
các yếu tố bên ngoài mà lẽ ra cần phải tiên
liệu được khi đưa sản phẩm vào sử dụng, toà
án sẽ coi việc thiết kế là do bất cẩn Tuy
nhiên, sự bất cẩn này có thể bị bác bỏ bằng
việc chứng minh sản phẩm được sử dụng
trong những điều kiện khắc nghiệt mà không
tiên liệu được tại thời điểm sản xuất
- Sự bất cẩn liên quan đến sản xuất
sản phẩm
Nói chung, bất cứ ai tham gia vào việc
sản xuất sản phẩm đều phải có nghĩa vụ
chăm sóc, quan tâm hay bảo dưỡng chất
lượng, độ an toàn của sản phẩm đó Đặc biệt
những ai có trách nhiệm phải dự đoán được
trước sự nguy hại của việc sử dụng sản phẩm đều có thể phải có nghĩa vụ quan tâm đến sự
an toàn của sản phẩm Ví dụ, nhà sản xuất
chai có thể có trách nhiệm đối với khuyết tật của sản phẩm khi bao bì của chai không an toàn Nhà sản xuất có thể chịu trách nhiệm đối với khuyết tật trong thành phần của sản phẩm được sản xuất bởi công ti khác vì nhà sản xuất phải tiên liệu được thành phần này
có thể gây ra tác động tiêu cực nào đó Nhà nhập khẩu có thể chịu trách nhiệm đối với sản phẩm nếu họ có cơ hội kiểm tra hay kiểm định những khuyết tật nhưng đã không
thực hiện việc kiểm tra, kiểm định
Nhà sản xuất có nghĩa vụ quan tâm cần thiết đối với việc sản xuất các sản phẩm của mình, từ bản thân sản phẩm đến các bộ phận cấu thành nên sản phẩm đó Việc không thể hiện sự quan tâm cần thiết có thể dẫn đến trách nhiệm của người sản xuất đối với người tiêu dùng Nghĩa vụ của nhà lắp ráp được mở rộng cho toàn bộ các chi tiết cấu thành được cung cấp bởi nhà sản xuất phụ hoặc người khác tham gia vào lắp ráp sản phẩm Nếu người bị thiệt hại chứng minh được sự tồn tại của khuyết tật và thiệt hại do khuyết tật đó gây ra thì giả định về sự bất cẩn được áp dụng và chỉ có thể bị bác bỏ bởi nhà lắp ráp bằng những chứng cứ vững chắc
Nhìn chung, chứng minh sự bất cẩn của nhà sản xuất nếu căn cứ vào tiêu chuẩn mà sản phẩm phải đáp ứng sẽ dễ dàng hơn vì các tiêu chuẩn này thường biểu hiện dưới các thông số kĩ thuật
Cuối cùng, trách nhiệm có thể mở rộng đối với những người khác trong chuỗi phân phối khi họ có thể bị cho là có sự bất cẩn mặc dù họ không tham gia vào việc sản xuất
Trang 4sản phẩm Các nhà nhập khẩu, các nhà bán
buôn và nhà phân phối có thể phải chịu trách
nhiệm nếu hoàn cảnh cho phép kết luận có
đảm bảo ngầm định từ phía những người này
đối với người sử dụng cuối cùng Tuy nhiên,
trong trường hợp này, những nhà nhập khẩu,
bán buôn, phân phối có thể giảm mức bồi
thường thiệt hại mà họ phải trả bằng việc
khiếu nại người sản xuất
- Sự bất cẩn liên quan đến việc cảnh báo
Đây là một phần quan trọng trong trách
nhiệm pháp lí đối với các nhà sản xuất phát
sinh từ nghĩa vụ theo hệ thống thông luật (the
common law duty) cảnh báo những vấn đề
tiềm tàng của các sản phẩm Việc cảnh báo
này có thể thực hiện vào thời điểm sản phẩm
được cung cấp cho người sử dụng cuối cùng
hoặc vào những thời điểm sau đó Nhà sản
xuất bất kì sản phẩm nào đều có nghĩa vụ cung
cấp và cập nhật cho người sử dụng các thông
tin cần thiết cho việc sử dụng an toàn sản phẩm
2.2 Sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm
Tại Canada, nghĩa vụ bảo đảm có thể
được quy định rõ ràng trong hợp đồng hoặc
phát sinh từ các quy định pháp luật của mỗi
bang về mua bán hàng hoá Canada không có
bộ luật thương mại thống nhất và các toà án
của Canada cũng không biết hết được các
bảo đảm ngầm định Vì thế việc bồi thường
thiệt hại do sản phẩm khuyết tật gây ra được
thực hiện có hiệu quả nhất dựa trên cơ sở các
bảo đảm công khai Tuy nhiên, bảo đảm
ngầm định cũng có vai trò lớn trong các vụ
kiện liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
Khác với sự vi phạm nghĩa vụ bất cẩn ở trên
thường chỉ áp dụng đối với nhà sản xuất
hoặc nhà nhập khẩu, bên có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ bảo đảm chính là bên bán hàng hoá trong hợp đồng mua bán hàng hoá (có thể chính là nhà sản xuất nếu
họ trực tiếp bán hoặc nhà cung ứng)
- Bảo đảm công khai
Thông thường, hợp đồng bán sản phẩm thường chứa đựng những điều khoản theo đó các nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm Nói chung những điều khoản như vậy
sẽ tạo cơ sở cho việc sửa chữa hoặc thay thế những chi tiết khuyết tật; xác định giới hạn của các bảo đảm công khai, loại trừ bảo đảm ngầm định hoặc những trách nhiệm pháp lí khác
Có bốn loại bảo đảm thường xuất hiện trong các hợp đồng giữa người bán và người tiêu dùng, chẳng hạn như dịch vụ bảo đảm suốt đời (service life warranties); bảo đảm sửa chữa (turn-around warranties for maintenance), đảm bảo chi phí bảo đảm (maintenance cost warranties) và bảo đảm độ tin cậy của sản phẩm (product reliability warranties) Những loại bảo đảm này cũng có thể đóng vai trò trong việc xác định những trách nhiệm của nhà sản xuất hàng hoá Nếu nghĩa vụ bảo đảm
bị vi phạm, trách nhiệm pháp lí sẽ áp dụng cho nhà cung ứng (bên bán) mà không cần bằng chứng chứng minh rằng nhà cung ứng
đó đã bất cẩn
- Những điều kiện ngầm định trong pháp luật mua bán hàng hoá
Ngoại trừ bang Quebec, tất cả các bang còn lại ở Canada đều có những đạo luật được pháp điển hoá một số khía cạnh của án lệ theo mô hình Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ song theo cách thức hạn chế
Trang 5hơn Bộ luật dân sự bang Quebec chứa đựng
tất cả các quy định trong các luật mà bang
Quebec có thẩm quyền ban hành trong lĩnh
vực mua bán hàng hoá
Trong hệ thống án lệ của Canada, có thể
nhận thấy rõ sự phân biệt giữa bảo đảm và
điều kiện Điều kiện là điều khoản quan
trọng trong hợp đồng trong khi bảo đảm là
điều khoản phụ Việc vi phạm điều kiện dẫn
tới hậu quả là bên bị vi phạm có thể huỷ hợp
đồng trong khi đó việc vi phạm nghĩa vụ bảo
đảm chỉ cho phép bên kia có quyền kiện bồi
thường thiệt hại Tuy nhiên, sau khi hợp
đồng được thực hiện, tất cả các điều kiện đều
được chuyển thành nghĩa vụ bảo đảm
Trong hầu hết trường hợp, trách nhiệm
sản phẩm của người bán được dựa trên bảo
đảm ngầm định Như vậy, nghĩa vụ bảo đảm
có thể được ngầm định là đã nằm trong các
hợp đồng trên cơ sở sự cần thiết hợp lí đối
với hiệu lực của hợp đồng Bảo đảm ngầm
định thường dựa trên đạo luật về mua bán
hàng hoá hoặc luật bảo vệ người tiêu dùng
được áp dụng tại các bang Trong việc mua
bán hàng hoá tiêu dùng, pháp luật không cho
phép đưa vào hợp đồng các bảo lưu để loại
trừ các đảm bảo ngầm định
Các điều khoản ngầm định trong các
giao dịch tiêu dùng được xác định rõ trong
pháp luật, chẳng hạn như những điều khoản
về mô tả sản phẩm, về sự phù hợp và về chất
lượng Việc vi phạm những điều khoản này
có thể cho phép người tiêu dùng từ chối hàng
hoá hoặc khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do
vi phạm nghĩa vụ đảm bảo ngầm định này
Các nghĩa vụ bảo đảm áp dụng cho cả
hàng hoá mới và hàng hoá đã được sử dụng
Nói chung, nghĩa vụ bảo đảm chỉ được áp dụng cho những hợp đồng bán hàng hoá Các quà tặng miễn phí trong các giao dịch thương mại và các sản phẩm kèm theo sản phẩm được bán (thực tế là chỉ có các sản phẩm chính được bán còn sản phẩm kèm theo được tặng kèm) cũng có thể bị áp dụng nghĩa vụ bảo đảm Những hàng hoá được cung cấp theo hợp đồng dịch vụ sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật mua bán hàng hoá nhưng hệ thống thông luật ở Canada
có thể ngầm định nghĩa vụ bảo đảm tương tự như đối với mua bán hàng hoá
- Những điều khoản giới hạn của hợp đồng
Thoả thuận mua bán thường có những điều khoản mà dường như có ý loại trừ các nghĩa vụ bảo đảm Ngoại trừ các điều kiện ngầm định, hợp đồng bán hàng hoá, hoặc bất
cứ hợp đồng thương mại khác có thể nói rõ ràng rằng một bên hoặc bên khác được miễn trách nhiệm hoặc giới hạn trách nhiệm trong một số trường hợp Theo nguyên tắc cơ bản, các toà án sẽ giữ nguyên các điều khoản giới hạn của hợp đồng
Tại một số bang, pháp luật cấm loại trừ trách nhiệm trong một số giao dịch nhất định
của người tiêu dùng Ví dụ, Luật bảo vệ
người tiêu dùng của bang Ontario không cho phép loại trừ những điều khoản bán hàng mà người tiêu dùng ngầm định theo Đạo luật bán hàng hoá
Các toà án Canada cũng áp dụng một số quy tắc pháp luật thông thường mà rất nhiều các trường hợp hạn chế, trong đó một bên sẽ
có thể dựa vào một điều khoản giới hạn trách
nhiệm Ví dụ, một bên vi phạm điều khoản cơ
bản trong hợp đồng sẽ không nhất thiết phải
Trang 6được miễn giảm trách nhiệm theo những điều
khoản về miễn giảm trách nhiệm trong hợp
đồng, cho dù những điều khoản đó rất rõ
ràng, dễ hiểu Đây cũng là nguyên tắc áp
dụng luật quen thuộc trong pháp luật Canada
Trong khi lịch sử các toà án của Canada
đã áp dụng học thuyết về sự tự do của hợp
đồng để thực thi các điều khoản giới hạn
trách nhiệm trong hợp đồng thì xu hướng tư
pháp gần đây ở Canada đã hạn chế những
trường hợp mà trong đó, một bên có thể thực
thi một điều khoản có mục đích để loại trừ
sự bảo đảm hoặc một điều khoản giới hạn
trách nhiệm Bên cạnh các quy định theo luật
định, những trường hợp thông thường đã có
kết quả trong việc áp đặt trách nhiệm cho
một bên đối với một hợp đồng đã tồn tại
những điều khoản loại trừ trách nhiệm
3 Một số đánh giá
Qua nghiên cứu, có thể đánh giá pháp luật
trách nhiệm sản phẩm của Canada như sau:
- Canada đã xây dựng được những nội
dung cơ bản của chế định trách nhiệm sản
phẩm Hai nguyên lí được áp dụng là sự bất
cẩn (thiết kế, sản xuất, cảnh báo sản phẩm)
và vi phạm nghĩa vụ bảo đảm Nguyên lí về
sự bất cẩn xuất phát từ pháp luật bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng Tuy nhiên, việc bồi
thường thiệt hại vì vi phạm nghĩa vụ bảo
đảm có thể xuất phát từ mối quan hệ hợp
đồng hoặc ngoài hợp đồng (thể hiện qua bảo
đảm công khai và bảo đảm định ngầm) Các
nghĩa vụ bảo đảm thường được áp dụng trong
các hợp đồng bán hàng hoá theo quy định của
luật bán hàng hoặc luật bảo vệ người tiêu dùng
của từng bang
- Hiện nay, trên thế giới pháp luật trách
nhiệm sản phẩm được xây dựng dựa trên ba nguyên lí cơ bản: Nguyên lí về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm, nguyên lí về sự bất cẩn và nguyên lí về trách nhiệm nghiêm ngặt Có thể nhận thấy đây cũng chính là ba cơ sở khởi kiện của người bị thiệt hại trong các vụ
án liên quan đến trách nhiệm Tuy nhiên, nguyên lí trách nhiệm nghiêm ngặt(8) không được luật hoá và áp dụng ở Canada Thay vào đó, các toà án áp dụng những tiêu chuẩn rất cao về chăm sóc, bảo dưỡng áp dụng đối với các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm nguy hiểm Điều này đã cho thấy pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Canada chưa phát triển so với pháp luật Hoa Kỳ Việc nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt không được áp dụng đã làm cho pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Canada thiếu đi tính nghiêm khắc bởi về bản chất, nguyên lí về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm và nguyên lí về sự bất cẩn
có những hạn chế nhất định nên ít được sử dụng làm căn cứ khởi kiện trong vụ án về trách nhiệm sản phẩm Cụ thể những hạn chế của hai nguyên lí đã nêu trên đây là: 1) Trong thực tiễn toà án của các quốc gia liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, người tiêu dùng ít sử dụng nghĩa vụ đảm bảo để làm cơ
sở khởi kiện với lí do là để áp đặt trách nhiệm trên cơ sở nghĩa vụ đảm bảo, cần phải chứng minh bản chất mối quan hệ giữa người bán, người cung ứng và người mua Việc chứng minh mối liên hệ này không đơn giản Hơn nữa, mức bồi thường được chấp nhận trong các vụ kiện bảo vệ người tiêu dùng thường thấp hơn mức bồi thường có được nếu khởi kiện trách nhiệm sản phẩm
Trang 7dựa trên những cơ sở khác; 2) Nguyên lí về
sự bất cẩn đặt gánh nặng chứng minh lên
người tiêu dùng Nếu sản phẩm có lỗi thiết kế
và gây ra thương tích cho người tiêu dùng,
người tiêu dùng phải chứng minh rằng hành
vi của nhà sản xuất khi thiết kế ra sản phẩm là
không hợp lí Đương nhiên, thông tin về việc
nhà sản xuất thiết kế sản phẩm như thế nào lại
nằm trong tay của nhà sản xuất, vì vậy rất khó
cho người tiêu dùng để có thể có các thông tin
này Hiện nay ở Canada, Uỷ ban cải cách
pháp luật đã xây dựng đạo luật mẫu về trách
nhiệm sản phẩm trong đó có kiến nghị áp
dụng nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt
Tuy nhiên, đến nay dự thảo luật này vẫn chưa
được thông qua
- Tại Việt Nam, Luật số 59/2010/QH12
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (ban
hành ngày 17/11/2010, có hiệu lực từ ngày
1/07/2011) đã có những quy định liên quan
đến trách nhiệm sản phẩm (khoản 3 Điều 3,
các điều 22, 23, 24) Có thể nhận thấy tuy
các quy định này còn rải rác, chưa hình
thành nên chế định trách nhiệm sản phẩm
một cách riêng biệt nhưng việc ghi nhận
nguyên lí trách nhiệm nghiêm ngặt tại
khoản 1 Điều 23 (“Tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hoá có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại… kể cả khi tổ chức, cá nhân đó
không biết hoặc không có lỗi trong việc
phát sinh khuyết tật…”) là một điểm tiến bộ
trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
của Việt Nam./
(1) Nguồn: http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/
Product+Liability
(2) 10 bang bao gồm: British Columbia, Alberta,
Saskatchewan, Manitoba, Ontario, Québec, New
Brunswick, Nova Scotia, Prince Edward Island và Newfoundland và Labrador; 3 vùng lãnh thổ bao gồm: Yukon Territory, Northwest Territories and Nunavut
(3) Viện khoa học pháp lí – Bộ tư pháp (2008),
Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lí bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Đề
tài NCKH cấp bộ, Chủ nhiệm: ThS Đinh Thị Mai Phương, tr 125
(4) Xem: Nguồn: http://www.ulcc.ca/en/us/in dex.cfm? sec=1&sub=1p9
(5) Allen M Linden, Lewis N Klar, Bruce Feldthusen,
Canadian Tort Law: Cases, Notes and Materials, 12th
edition (Ontario: LexisNexis Butterworths, 2004), p
542 - 546
(6) Timothy B Trembley Product Liability Law In Canada, 2000, pp 1
(7) Nguồn: http://netk.net.au/Tort/Case1.asp (8) Nguyên lí về trách nhiệm nghiêm ngặt không quan tâm đến hành vi của các bên mà chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm gây ra thiệt hại Người tiêu dùng không còn bị buộc phải chứng minh hành vi của nhà sản xuất khi thiết kế sản phẩm là không hợp lí
mà chỉ cần chỉ ra rằng bản thân sản phẩm có khuyết tật Để yêu cầu trách nhiệm nghiêm ngặt, người tiêu dùng phải chứng minh ba yếu tố cơ bản: 1) Nguyên nhân, 2) Thiệt hại và 3) Khuyết tật Nguyên nhân và thiệt hại được chứng minh giống như trường hợp áp dụng học thuyết về sự bất cẩn và vì vậy, sự khác biệt
sẽ thể hiện ở chứng minh về khuyết tật Để xác định khuyết tật, có bảy yếu tố có thể được phân tích: 1) Tính hữu ích của sản phẩm; 2) Sự tồn tại của các sản phẩm đáp ứng cùng một nhu cầu nhưng an toàn hơn; 3) Khả năng xảy ra thiệt hại và mức độ nghiêm trọng của thiệt hại; 4) Mức độ rõ ràng của mối nguy hiểm; 5) Khả năng nhìn thấy nguy hiểm của công chúng; 6) Khả năng người sử dụng tránh được nguy hiểm bằng sự cẩn trọng, có tính đến cả tác dụng của các hướng dẫn và cảnh báo; 7) Khả năng loại trừ các mối nguy hiểm của sản phẩm bởi người sản xuất hoặc người bán mà không làm cho sản phẩm mất đi tác dụng hoặc làm tăng giá thành của sản phẩm một cách quá mức Đối với các sản phẩm có thiết kế lí tưởng thì các khuyết tật được loại trừ