Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, loại hình này đã được bàn đến theo cách tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng còn rất hạn chế Một số tác giả có nhắc đến spin-off thông qua các nghiên cứu khác nhau như:
Tác giả Bạch Tân Sinh và cộng sự (2005) trong nghiên cứu bàn về khái niệm và quá trình hình thành DN KH&CN.Trong đó phân tích rõ bản chất loại hình DN KH&CN, xác định các điều kiện hình thành DN KH&CN, nghiên cứu mô hình chuyển đổi tổ chức NC&TK sang cơ chế DN
Nghiên cứu của Hoàng Văn Tuyên (2005) – Viện chiến lược và chính sách
KH&CN khi nghiên cứu về khái niệm và kinh nghiệm quốc tế về mô hình DN KH&CN, các hình thức đầu tư tài chính cho loại hình DN này
Tác giả Trần Xuân Định (2005) – Bộ KH&CN bàn về mô hình DN KH&CN và khả năng áp dụng ở Việt Nam [9, tr10]
Tác giả Võ Văn Tới (2005) – ĐH Tufft Hoa Kỳ lại bàn về việc phát triển loại hình DN này ở Mỹ và khả năng phát triển ở Việt Nam theo hai cách thức chính để đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường dưới dạng sản phẩm hàng hóa: Cách thứ nhất là do chính phủ tài trợ, theo hai chương trình (1) SBIR – Small Business Innovation Research, người chủ trì dự án phải thuộc một công ty nhỏ, có thời gian làm cho dự án cũng như trong công ty đó ít nhất 51% trong khoảng thời gian được tài trợ (2) STTR – Small Business Technology Transfer, theo chương trình này người chủ trì dự án phải có liên hệ với một công ty nhỏ, người đó có quyền tiếp tục công việc của mình trong trường ĐH hoặc trong cơ quan nghiên cứu khi làm dự án và thời gian làm việc cho dự án phải ít nhất là 30% [9, tr 10]
Tác giả Nguyễn Quân (2006), Bộ KH&CN đề cập đến khái niệm về DN
KH&CN, chính sách đối với DN KH&CN, một số vấn đề cần quan tâm khi chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập thành DN KH&CN Tác giả coi đây là “quả đấm thép„ của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Học - Viện chiến lược và chính sách KH&CN đã đề cập đến kinh nghiệm quốc tế như của Canada, Liên Bang Nga, Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc về tổ chức và hoạt động của DN KH&CN và khả năng áp dụng vào Việt Nam, kinh nghiệm quản lý nhà nước về DN KH&CN trong các bài có liên quan
Tác giả Nguyễn Thị Minh Nga và cộng sự (2006) - Viện chiến lược và chính sách KH&CN bàn về các khía cạnh pháp lý của DN KH&CN như các thủ tục thành lập
DN, hình thức hoạt động, tổ chức và quản lý, liên kết nghiên cứu, các chính sách hỗ trợ
DN KH&CN Đề cập trực tiếp đến spin-off trong luận văn thạc sĩ của Trần Văn Dũng (2008) về Điều kiện hình thành DN spin-off trong các trường ĐH ở Việt Nam (Nghiên cứu trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGH, tác giả đưa ra 3 điều kiện hình thành được
DN spin-off trong các trường ĐH, đó là: CN có bản quyền, đội ngũ nhà khoa học có tinh thần kinh thương và có vốn đầu tư
Bên cạnh đó DN spin-off cũng được đề cập đến trong một số các nghiên cứu có liên quan đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu về ĐH DN (Trần Anh Tài, Trịnh Ngọc Thạch, 2013; Đặng Duy Thịnh, 2003); nghiên cứu đổi mới (Nguyễn Văn Học, 2008), nghiên cứu về quản lý, chính sách (Vũ Cao Đàm, 2007,
Những nghiên cứu trên đây phần lớn mang tính tổng luận về DN spin-off Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy bức tranh tổng thể của loại hình này, hình thức tổ chức và hoạt động cũng như một số bài học gợi suy cho Việt Nam Tuy nhiên, một mô hình cụ thể trong trường ĐH và các cơ chế cần thiết cho mô hình này hoạt động thì chưa được nghiên cứu thấu đáo và là vấn đề còn bỏ ngỏ
Có số lượng lớn các công trình nước ngoài đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về Spin-off Khái niệm DN Spin-off đã xuất hiện đầu tiên tại Hoa Kỳ vào những năm cuối của thập kỷ 1980 xuất phát từ việc nhằm khuyến khích người nghiên cứu biến ý tưởng khoa học thành sản phẩm, sản xuất và thương mại hóa được những kết quả này
Cuối thập kỷ 1980, chính phủ Hoa Kỳ đã có chương trình nghiên cứu đổi mới (SBIR) và hỗ trợ chuyển giao (SBTT) hướng vào các DN nhỏ Thông qua các chương trình này, nhiều mô hình DN KH&CN dưới dạng spin-off đã được hình thành Theo đó DN spin-off là một dạng công ty mẹ, công ty con Công ty con được tách ra từ mẹ để triển khai một kết quả nghiên cứu, nhưng vẫn chịu sự điều hành, chi phối của công ty mẹ
Mô hình này cũng được áp dụng để kết nối mối liên hệ giữa các công ty và tổ chức thuộc khối nghiên cứu hàn lâm [5,tr 22]
Steffensen, Rogers, Speakman (1999) và Roberts, Malone (1996) tập trung làm rõ hơn vai trò của bốn nhóm tác nhân chính tham gia vào quá trình hình thành spin-off bao gồm: (1) người tạo ra CN - technology originator; (2) Tổ chức mẹ - Parent Organization; (3) Nhà nghiên cứu hoặc một nhóm nhà nghiên cứu có tinh thần kinh thương – the entrepreneur or the entrepreneurial team; (4) Nhà đầu tư mạo hiểm – the venture investor
Nghiên cứu của Consiglo và Antonelli (2001) về sự hình thành và phát triển của
DN spin-off trong tổ chức hàn lâm (academic spin-off) thực hiện đã đưa ra khái niệm cơ bản, nhận dạng sự hình thành của các DN spin-off do các nhà khoa học thành lập trong đó đánh giá vai trò của các nhóm tác nhân xã hội đóng góp vào sự hình thành loại
Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra giải pháp hoàn thiện về thiết chế cho spin-off trong các trường Đại học tại Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động cho loại hình tổ chức này
- Thực trạng spin-off trong trường ĐH
- Thực trạng các thiết chế đối với spin-off Có các chính sách nào điều chỉnh đối với spin-off Các chính sách nào tốt đang tạo điều kiện thuận lợi cho Spin-off Các chính sách nào có hạn chế, là rào cản đối với spin-off trong trường ĐH
- Phân tích nguyên nhân của các rào cản
- Đưa ra giải pháp hoàn thiện về mặt thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các spin-off trong trường ĐH.
Mẫu khảo sát
- Nghiên cứu trường hợp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Câu hỏi nghiên cứu
• Hoàn thiện thiết chế cho spin-off trong các trường ĐH như thế nào?
• Thực trạng hoạt động của spin-off trong trường ĐH như thế nào?
• Nhận diện thiết chế đối với Spin-off ? Các thiết chế này đã và đang điều chỉnh spin-off như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết cho câu hỏi chủ đạo:
Việc hoàn thiện thiết chế bao gồm:
Hoàn thiện về mặt cơ cấu tổ chức và chức năng của các loại hình trong việc tham gia và hỗ trợ vào quá trình hình thành và phát triển của spin-off (bao gồm: trường ĐH, các tổ chức trong trường ĐH như văn phòng CGCN, văn phòng SHTT; các cơ quan thuộc chính phủ, các Doanh nghiệp trong mạng lưới liên kết với trường ĐH)
Hoàn thiện các chính sách cả vĩ mô (chính phủ) và vi mô (trường ĐH) cho việc hình thành và phát triển của spin-off trong trường ĐH
- Giả thuyết cho câu hỏi bổ trợ:
• Hình thức công ty, doanh nghiệp trong trường ĐH đã tồn tại từ lâu nhưng chưa thật sự mang dáng dấp của DN spin-off, cũng như chưa tận dụng và phát huy được kết quả của các nghiên cứu và thế mạnh của trường ĐH, chưa thực hiện được vai trò là động lực và cầu nối giữa trường ĐH với DN, nghiên cứu với sản xuất, thị trường
• Các thiết chế được xem xét ở hai tầm: Vĩ mô và vi mô, các thiết chế này bao gồm:
- Vĩ mô: chính sách của chính phủ: bao gồm luật và một số văn bản dưới luật như luật DN, luật KH&CN, luật đất đai
- Vi mô : Các chính sách của trường ĐH đối với DN thành lập trong trường ĐH.
Phương pháp chứng minh giả thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin về trường ĐH, spin-off, thương mại hóa kết quả nghiên cứu của trường ĐH, chính sách của chính phủ đối với doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng công nghiệp và thực trạng mạng lưới tổ chức tham gia hỗ trợ hình thành spin-off
- Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia: phỏng vấn các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu về trường ĐH, các cá nhân thuộc các phòng ban khác nhau trong trường ĐH, chuyên gia phân tích chính sách, chuyên gia về Spin-off, chuyên gia về quản lý KH&CN.
Kết cấu luận văn
Chương 1 Cơ sở lý luận về Spin-off trong trường Đại học Chương 2 Thực trạng các thiết chế đối với Spin-off trong trường Đại học tại Việt Nam hiện nay
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện thiết chế đối với doanh nghiệp spin-off trong trường đại học của Việt Nam
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Spin-off
1.1.1 Định nghĩa về Spin-off 1.1.1.1 Trong nước
Theo tác giả Phạm Huy Tiến , spin-off là những “DN được hình thành do một (hoặc nhóm) nhà khoa học – sáng lập viên có tinh thần kinh thương tách khỏi “ tổ chức mẹ„ (trường ĐH, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm quốc gia hay một DN để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh độc lập mới Tổ chức mẹ hỗ trợ cho DN spin-off bằng cách cho phép chuyển giao tri thức, năng lực hoặc các phương tiện trực tiếp„ 1
Theo tác giả Trần Xuân Hoài , “ DN spin-off là một bộ phận hữu cơ của cơ sở nghiên cứu (viện hay trường ĐH) nhưng hoạt động theo Luật DN “ Hàm lượng chất xám„ chính là điều kiện tiên quyết của DN và khiến nó khác biệt với các DN khác DN là một khối gắn kết cố định phòng thí nghiệm – nhà khoa học – nhà sản xuất, nó vừa tạo quyền chủ động cho nhà khoa học, vừa giúp nhanh chóng đưa sản phẩm CN cao ra thị trường„ 2
Tác giả Nguyễn Quân cho rằng “ hình thức DN spin-off do người sáng tạo hoặc người chủ sở hữu CN đó sáng lập (góp phần và huy động vốn) nhằm đưa kết quả NCKH vào ứng dụng trong sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa mang hàm lượng chất xám cao cho xã hội là phương thức để nhà khoa học tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến cùng với kết quả nghiên cứu của mình DN spin-off gắn bó hữu cơ với cơ sở nghiên cứu, hình thành trên nền kết quả KH&CN của cơ sở nghiên cứu tạo ra và do những người sáng tạo ra cùng với cơ sở nghiên cứu sáng lập và điều hành, hoạt động theo quy định của luật DN và các quy định khác của pháp luật hiện hành„ 3
1 Phạm Huy Tiến (2006), Tổ chức khoa học và CN, Bài giảng cho học viên cao học, ngành quản lý KH&CN
2 Trần Xuân Hoài, doanh nghiệp trong phòng thí nghiệm, tiasang.com.vn, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid0&News44&CategoryID2, cập nhật ngày 25/5/2014
3 Nguyễn Quân (2006), DN KH&CN – Một lực lượng sản xuất mới, Tạp chí hoạt động khoa học, số tháng 10/2006
Trong nghiên cứu về “Kinh nghiệm một số nước về tổ chức và hoạt động của DN KH&CN, khả năng áp dụng vào Việt Nam„tác giả Nguyễn Văn Học đưa ra khái niệm
Xí nghiệp spin-off : “Là loại hình DN trưởng thành trên cơ sở thương mại hóa một hoặc nhiều CN được ươm tạo trực tiếp tại viện/trường, vườn ươm CN Nó là giai đoạn cuối của xí nghiệp khởi nghiệp 4 - giai đoạn trưởng thành„[8, tr2]
Tác giả Trần Văn Dũng (2008) đưa ra khái niệm DN spin-off như sau: “DN spin- off là một hệ thống (hệ con) được hình thành do một số phần tử nòng cốt là những nhà khoa học có tinh thần kinh thương, nắm giữ một hoặc một số bí quyết CN, sau một quá trình hoạt động và tích lũy trong tổ chức mẹ (hệ mẹ: trường ĐH, viện nghiên cứu, hoặc tổ chức KH&CN khác) gặp điều kiện thuận lợi về môi trường, được tổ chức mẹ tạo điều kiện chủ động tự tách ra (hoặc được tách ra) thành lập DN độc lập để thực hiện mục tiêu tạo ra sản phẩm CN và sản xuất, kinh doanh các sản phẩm CN„
Như vậy, một số định nghĩa của các tác giả chia sẻ những điểm chung với DN spin-off đó là là loại hình DN dựa trên tiềm năng về KH&CN, và khả năng áp dụng tri thức khoa học, tri thức CN như là một lợi thế cạnh tranh của loại hình DN này
Khái niệm spin-off về bản chất xuất phát từ lĩnh vực vật lý nguyên tử là một quá trình mà ở đó điện tử chuyển động quay quanh hạt nhân khi tích đủ năng lượng thì điện tử đó văng khỏi quỹ đạo chuyển động [5, tr 27]
Consiglo và Antonelli (2001) đưa ra khái niệm:“spin-off là quá trình ở đó một
DN độc lập được hình thành với những người đã từng làm việc trước đây hoặc làm việc cho một tổ chức khác„ Khái niệm DN spin-off được xem xét thông qua hai khía cạnh:
- Đặc tính của người khởi xướng Đó là:
4 Xí nghiệp khởi nghiệp (Start-up firm): theo nghĩa thông thường đây là DN mới thành lập Trên thực tế, tại các nước công nghiệp mới và các nước phát triển thì xí nghiệp khởi nghiệp là giai đoạn đầu của một DN vừa và nhỏ với tư cách là chìa khóa của đổi mới công nghiệp nói riêng và của hệ thống đổi mới nói chung Nó được “ấp” tại một lọai hình vườn ươm nào đó (của trường ĐH, của khu CNC, của làng khoa học…)
+ Chiếm giữ một bí quyết CN cụ thể và có thể áp dụng được bí quyết đó để tạo ra hoặc đổi mới sản phẩm hay quy trình CN
+ Quan tâm đến việc khai thác một cách tối đa bí quyết CN cụ thể và tạo ra được
+ Có khả năng tạo ra sản phẩm hay dịch vụ cụ thể dựa trên bí quyết CN của mình để có khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Cách thức khai thác kết quả nghiên cứu: sự hình thành DN spin-off thường gắn liền với việc chuyển giao bí quyết CN và di chuyển nhân lực tham gia vào tạo nên bí quyết đó
Rebecca De Coster, Clive Butler (2003) định nghĩa về công ty spin-off trong trường ĐH là một công ty CN cao xuất phát từ nghiên cứu trong trường ĐH, hình thành nên từ thương mại hóa tài sản trí tuệ với sự tham gia của các nhà khoa học then chốt
Theo Thorburn , L (2000), Bernard, Y và cộng sự (2002) , định nghĩa spin-off
(DN vệ tinh hàn lâm) là những DN được tạo ra để thương mại hóa bí quyết kỹ thuật do tổ chức nghiên cứu và phát triển sở hữu Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp giấy phép SHTT cho cán bộ nghiên cứu và trên cơ sở đó hình thành SHTT của DN
Theo Reinhilde Veugelers và Elena Del Rey (2014) trong báo cáo về “Sự đóng góp và vai trò của các trường ĐH trong các hoạt động đổi mới, vấn đề phát triển và nguồn lao động„ đề cập: Trường hợp các nhà khoa học lập ra DN để triển khai ý tưởng khoa học của mình vào sản xuất, kinh doanh gọi là DN spin – off Định nghĩa DN spin-off của ETH Zurich Thụy Sĩ (thường được gọi là Viện CN liên bang Thụy Sĩ) : “Một DN Spin-off của ETH là một DN mới được thành lập dựa trên kết quả nghiên cứu cuả ETH do các cán bộ của ETH hoặc học viên của ETH tham gia„
Theo khái niệm của ĐH Alberta (Canada) : “Một công ty spin-off của ĐH Alberta là một DN mà hoạt động sản xuất kinh doanh của nó chủ yếu khởi nguồn từ sự ứng dụng hoặc sử dụng một CN và/hoặc một Know-how do một chương trình nghiên cứu của ĐH Alberta đã hoặc đang phát triển ra DN mới này được lập ra nhằm (1) chuyển giao một bản quyền phát minh, (2) tài trợ nghiên cứu để phát triển tiếp một CN hoặc phát minh mà công ty sẽ chuyển giao, hoặc (3) để cung cấp một dịch vụ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của ĐH tạo ra„
Thiết chế
1.2.1 Định nghĩa về thiết chế
Từ điển Bách khoa Việt Nam - NXB Từ điển Bách khoa - Hà Nội 2005 có đưa ra định nghĩa về thiết chế xã hội như sau: “Thiết chế xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động xã hội Nhờ các thiết chế xã hội mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng”
“Các nhóm xã hội, hay tổ chức xã hội là một tập hợp người được liên kết với nhau bởi các dạng quan hệ xã hội Các quan hệ xã hội này được hình thành từ những tương tác thường xuyên, ổn định, lâu dài, có định hướng Trong quá trình tương tác này các khuôn mẫu hành vi, vai trò được thiết kế hóa, tức là biến thành các thiết chế
Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận” [4, tr197]
Thiết chế được tổ chức thành cơ cấu Những yếu tố tạo thành thiết chế xã hội có khuynh hướng kết hợp lại với nhau và tăng cường lẫn nhau Khi có sự thay đổi trong thiết chế có thể đưa đến sự thay đổi đáng kể ở các lĩnh vực khác
- Chức năng chủ yếu của thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội có những chức năng chủ yếu sau:
Tổ chức thực hiện một hoạt động xã hội theo những mục tiêu nhất định của thiết chế
Khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa hành vi của con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế
Chế định, kiểm soát, giám sát nhu cầu hoạt động đặc biệt những hành vi sai lệch so với các chuẩn mực và đòi hỏi của thiết chế
- Đặc điểm của thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội được hình thành trên những giá trị, chuẩn mực khá bền vững của xã hội, bởi vậy khi hình thành rồi, thiết chế cũng tỏ ra khá bền vững của xã hội và khó biến đổi, nó phản ứng lại những biến đổi của xã hội rất chậm
Các thiết chế xã hội thường duy trì những giá trị và chuẩn mực chung, phản ánh những mục tiêu và ưu tiên xã hội chung, bởi vậy các thiết chế có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau Một mặt, bất cứ một thiết chế nào cũng được thể hiện một phần trong các thiết chế khác và là một mặt, một bộ phận của toàn xã hội Mặt khác, khi một thiết chế xã hội cơ bản thay đổi thì thường kéo theo sự thay đổi của một loạt các thiết chế khác
Vì các thiết chế được thiết lập trên cơ sở những nhu cầu xã hội cơ bản, do vậy bất kỳ một khía cạnh nào của thiết chế xã hội cũng trở thành những vấn đề nóng bỏng của xã hội [1, tr 28].
Hiệu quả hoạt động của các Spin-off trong trường Đại học
Khái niệm thiết chế quản lý là một phạm trù của khoa học quản lý, những thiết chế đó bao gồm: chiến lược, chính sách và pháp luật
Chính sách là một thiết chế xã hội, đến lượt mình mỗi chính sách lại bao gồm một tập hợp các thiết chế Bao gồm thiết chế thành văn, thiết chế bất thành văn, thiết chế công bố, thiết chế ngầm định 10 Trong đó:
Thiết chế thành văn: là loại thiết chế được viết ra dưới dạng các điều khoản trong những văn bản quy phạm pháp luật
Thiết chế bất thành văn: là loại thiết chế không được viết ra Thiết chế công bố: là loại thiết chế được công bố công khai Thiết chế ngầm định: là loại thiết chế không được viết ra, có thể hoặc không thể hiểu ngầm với nhau, nhưng có tác động một cách ngấm ngầm
Như vậy trong luận văn tác giả sử dụng khái niệm thiết chế bao gồm cơ cấu về mặt tổ chức và hoạt động, các chính sách (cơ chế) có vai trò hỗ trợ cho cơ cấu đó
1.3 Hoạt động của Spin-off trong trường đại học
1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động
Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động là một vấn đề phức tạp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có những quan niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động
-Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của DN
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh
Muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề để DN thực hiện kết quả đặt ra Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:
10 Vũ Cao Đàm (2011), Kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, quỹ Rosa Luxemburg
Kết quả đầu ra Hiệu quả hoạt động = - Các yếu tố đầu vào Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó 11 Trong luận văn này thì hiệu quả hoạt động của tổ chức cũng được tiếp cận dưới góc độ hiệu quả hoạt động của một
DN, bởi vì sản phẩm của spin-off cũng tham gia vào thị trường hàng hóa và cạnh tranh trên thị trường với đầy đủ đặc tính của một DN Tuy nhiên với đặc điểm riêng biệt, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một DN spin-off trong trường ĐH cần được xem xét với một số tiêu chí đánh giá khác cho phù hợp sẽ được làm rõ ở phần sau của luận văn
1.3.2 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của spin-off trong trường đại học 1.3.2.1 Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phục vụ mục tiêu đào tạo
Bản thân trường ĐH có chức năng chính là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ xã hội Việc thành lập các DN spin-off trong trường ĐH nhằm mục tiêu thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, vừa nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nhưng là để phục vụ xã hội Là cây cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, các spin-off này còn là nơi kiểm chứng trong thực tiễn các kết quả nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm và là kênh phản hồi thông tin hữu ích đến các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong khu vực hàn lâm
Hiệu quả đào tạo: các kết quả nghiên cứu được thương mại hóa và thương mại hóa thành công có tác động quay trở lại phục vụ mục tiêu đào tạo Thể hiện qua:
- Cập nhật kiến thức mới trong nội dung bài giảng
- Những phương pháp mới trong công nghệ đào tạo
11 Xin xem thêm tại luanvan.net.vn/luận văn phân tích hiệu quả họat động của DN, cập nhật ngày 25/6/2014
- Những công cụ, phương tiện mới trong giảng dạy 12
1.3.2.2 Tạo ra văn hóa kinh doanh và tăng cường mối liên kết đại học – doanh nghiệp
Cùng với đó, một thực tế không thể phủ nhận là trường ĐH trong mối tương quan của nó với DN vốn được coi là hai nền “văn hóa„ khác nhau Trong khi DN mục tiêu trên hết của tổ chức là lợi nhuận, thị trường thì nghiên cứu trong trường ĐH chú trọng đến tính mới do đó mà rủi ro của các nghiên cứu trong trường hợp này cũng tăng lên
Vì lí do này dù CN được tạo ra trong các phòng thí nghiệm của trường ĐH có là giải pháp CN đột phá, sáng tạo cũng chưa chắc đã được khu vực công nghiệp, các DN hưởng ứng và áp dụng ngay vì đi kèm với đó là nhiều rủi ro Hơn nữa, DN còn cần phải căn cứ vào hạ tầng cơ sở mà mình đang có Cho nên rõ ràng có một khoảng cách trong mối quan hệ này, và vấn đề ở đây là làm sao duy trì được vị thế dẫn dắt của CN, và tính tự đào thải của CN đó là “vòng đời CN„ trong khi mà trông chờ quá nhiều từ phía DN Chúng ta cần một tổ chức để hỗ trợ cho quá trình này và spin-off chính là lý tưởng để giải quyết tình trạng này
Hơn nữa, với vai trò của mình, các spin-off còn tạo ra văn hóa trong nghiên cứu cho trường ĐH đó là tính hướng đích của các NCKH, khuyến khích nghiên cứu mang tính ứng dụng và tạo ra động lực thực sự cho cộng đồng các nhà khoa học, các sinh viên trong nghiên cứu và phát triển tinh thần kinh thương ngay trong trường ĐH
Hiệu quả liên kết ĐH- công nghiệp có thể đánh giá qua:
- Mức tăng từ đầu tư khu vực công nghiệp vào trường ĐH
- Các nhà khoa học có kinh nghiệm tham gia trong khu vực công nghiệp (vai trò tư vấn quản lý, tư vấn công nghệ)
- Mức độ tăng lên về các hợp đồng CGCN
THỰC TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ ĐỐI VỚI SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Khái quát chung về các loại hình tổ chức trong trường Đại học tại Việt Nam hiện nay
2.1.1 Các loại hình tổ chức thường thấy trong trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Cùng với xu thế hiện đại hóa mô hình đại học, xu thế trong phát triển trường đại học trên thế giới và yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với các trường đại học bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, nghiên cứu Hiện nay trong trường đại học đang song song hình thành nhiều loại hình tổ chức nhằm thực hiện những chức năng khác nhau như:
- Các trung tâm trong trường đại học
- Các viện trong trường đại học
- Vườn ươm DN trong trường đại học
- Các công ty trong trường đại học
- Phòng khoa học và chuyển giao công nghệ Những loại hình tổ chức ở quy mô to nhỏ và mức độ khác nhau đang đảm nhận một hoặc nhiều phần chức năng đó là một kênh chuyển giao tri thức khoa học của trường đại học, tạo ra các giá trị thương mại trên thị trường tri thức
2.1.2 Cơ bản về loại hình doanh nghiệp trong trường đại học tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2009 cả nước có 376 trường ĐH, cao đẳng với số lượng sinh viên là khoảng trên 1.7 triệu
Hình thức DN trong trường ĐH đã xuất hiện khá lâu Có thể điểm lại những quyết định chính dẫn đến ra đời của DN trong trường ĐH đó là:
Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020, thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 68/1998/QĐ-TTg về việc cho phép thí điểm thành lập DN nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu Sau đó các bộ liên quan đã ban hành thông tư liên bộ số 11/1999 hướng dẫn về mối quan hệ giữa các tổ chức này với DN.
Các thiết chế đối với Spin-off trong trường Đại học tại Việt Nam
đó có 10 DN thuộc viện nghiên cứu 13 Trước đó, ngày 5 tháng 6 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trường đã ban hành Quyết định số 196/CT về việc chuyển các tổ chức kinh tế đã đăng ký và đang hoạt động theo quyết định số 268/CT ngày 30 tháng 7 năm 1990 sang đăng ký và hoạt động theo loại doanh nghiệp mới phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành Ngày 22/8/1992 chính phủ có thông tư 40 – TC/TCT/CS hướng dẫn thi hành quyết định này
Như vậy xuất phát điểm cho việc thành lập các DN này là DN nhà nước được thành lập trong trường ĐH theo quyết định của chính phủ Thống kê đến năm 2002, cả nước có 21 DN trong các trường ĐH, Cao đẳng ĐH Mỏ địa chất, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông vận tải là 3 đơn vị đầu tiên thành lập DN nhà nước trong trường ĐH Có thể nói sự ra đời của các DN này phần nào đã góp phần thương mại hóa các tri thức khoa học và công nghệ từ trường ĐH đến DN, đóng góp vào mục tiêu phục vụ xã hội
Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định
2.2 Chính sách đối với Spin-off trong trường Đại học tại Việt Nam hiện nay
2.2.1 Nguồn gốc của spin-off
Xét về nguồn gốc hình thành, quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off thường xuất phát từ 3 khu vực: viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp
Do đặc điểm và chức năng khác nhau mà doanh nghiệp spin-off hình thành trong các loại hình tổ chức này có các đặc điểm khác nhau nhất định
Viện nghiên cứu có chức năng chính là nghiên cứu, đào tạo, hoạch định chính sách phục vụ xã hội Quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off dựa trên nền tảng chủ
13 Trần Văn Dũng (2007) Luận văn thạc sĩ, Điều kiện hình thành doanh nghiệp Spin-off trong các trường đại học tại Việt Nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG HN) yếu là các hướng nghiên cứu và triển khai kế thừa từ các đề tài, dự án, chương trình đã và đang được thực hiện ở các viện phục vụ cho quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu và đẩy mạnh các kết quả NCKH vào sản xuất
Trường đại học có chức năng chính là đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội Việc hình thành spin-off trong trường đại học nhằm đẩy mạnh chức năng phục vụ xã hội của trường đại học ngày một thiết thực hơn, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn xã hội thông qua các sản phẩm và nghiên cứu có khả năng ứng dụng, thương mại hóa thành công trên thị trường Đồng thời tạo động lực đối với các nhà khoa học có tinh thần kinh thương và góp phần tạo nên bước đột phá trong NCKH và xây dựng văn hóa của trường đại học
Chức năng của doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Để có được các sản phẩm công nghệ mới và cao doanh nghiệp phải chú trọng vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, phôi thai và tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường Khi một sản phẩm hoặc một nhánh sản phẩm đủ khả năng đứng vững và độc lập, công ty có thể tách bộ phận ra thành lập công ty spin-off chuyên về sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ đó Có thể nói con đường hình thành spin-off trong các doanh nghiệp nhanh hơn trong trường đại học hoặc các viện nghiên cứu Đặc biệt, ưu thế vượt trội của doanh nghiệp là vốn và nhanh nhạy với thị trường, khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp rõ ràng là có ưu thế hơn so với doanh nghiệp trong trường đại học và viện nghiên cứ
2.2.2 Chính sách đối với doanh nghiệp spin-off trong trường đại học
Có thể nói để ra đời một doanh nghiệp spin-off trong trường ĐH cần có rất nhiều nhân tố trong đó các chính sách đóng một vai trò quan trọng, các chính sách này giúp xây dựng nền tảng và năng lực nội sinh cho nghiên cứu và thương mại hóa kết quả NCKH vào sản xuất
Chính sách đối với họat động R&D nói chung và hoạt động R&D trong trường đại học nói riêng đã được chính phủ nhận thức từ rất sớm Bắt nguồn từ nhu cầu về sự gắn kết giữa KH&CN với sản xuất, có nghĩa là các kết quả nghiên cứu cần phải được ứng dụng và thương mại hóa Trong nhiều năm qua, ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới (năm 1981), đặc biệt là từ sau những năm 90, DN được coi là trọng tâm của quá trình đổi mới14, nhà nước đã có mối quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ giữa hoạt động R&D và DN, với sản xuất kinh doanh, đã có nhiều chính sách được ra đời hình thành nên các loại hình tổ chức khác nhau trong trường đại học Những chính sách của nhà nước ngày càng coi trọng vai trò của thị trường trong hoạt động R&D Có thể kể đến các văn bản của chính phủ đã đề cập đến vấn đề này như:
Quyết định 175-CP ngày 29/4/1981 về việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan nghiên cứu và DN Quyết định này đã tạo hành lang pháp lý cho mối liên hệ giữa các tổ chức R&D với DN mà trước đây không được thực hiện
Quyết định 134/HĐBT năm 1987 cho phép các cơ quan nghiên cứu và phát triển, các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất và kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế được quyền chủ động thiết lập và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để ứng dụng có kết quả các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất Cho phép các viện sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ các sản phẩm do kết quả nghiên cứu tạo ra, xã hội có nhu cầu, nhưng chưa có điều kiện bàn giao vào các ngành công nghiệp Có thể nói Quyết định này tạo thêm một bước tiến bộ hơn nữa trong việc tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi tăng cường mối liên kết DN và các tổ chức nghiên cứu và phát triển
Quyết định 324/CT ngày 11/9/1992 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về tổ chức lại mạng lưới cơ quan KH&CN đã đề ra nguyên tắc “…gắn NCKH với đào tạo, coi các trường đại học và các cơ quan KH&CN là một hệ thống nhất, cần có sự sắp xếp phân công hợp lý và kết hợp chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH ”
14 Bộ khoa học và công nghệ, Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ (2004), Cải cách chính sách nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp
Nghị định 35/HĐBT (1992) cho phép trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập các tổ chức nghiên cứu và triển khai, và thay dần chế độ biên chế suốt đời cho cán bộ KH&CN bằng chế độ hợp đồng lao động
Tiếp đó, nghị quyết Trung ương 02-NQ/HNTW khóa VIII ngày 24/12/1996 của ban chấp hành trung ương đảng về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2000 khẳng định:
Chính sách hỗ trợ phát triển spin-off trong trường đại học
Spin-off hoạt động như một tổ chức KH&CN, do vậy mà phải tiến hành các thủ tục đăng ký hoạt động KH&CN như một tổ chức KH&CN theo luật KH&CN quy định
Mặt khác, đây cũng là một tổ chức hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nên cũng phải tuân thủ các quy định của luật DN về thành lập và đăng ký kinh doanh
DN spin-off có thể hoạt động dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh và DN tư nhân và chủ sở hữu của DN sẽ tùy thuộc vào phần vốn góp hoạt động của DN Do đó mà DN spin-off hoạt động dưới hình thức nào sẽ có quy định hoạt động của hình thức đó
2.3.3 Chính sách hỗ trợ spin-off và doanh nghiệp KH&CN 2.3.3.1 Chính sách của nhà nước
Các chính sách được đề cập bao gồm: chính sách đầu tư cho NCKH; thương mại hóa kết quả NCKH; chính sách tài chính; chính sách phát triển công nghệ cao, công viên khoa học, vườn ươm khoa học
Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học
Hiện tại, Nhà nước đang là nhà đầu tư chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu (đầu tư của Nhà nước chiếm tới 70% tổng đầu tư của toàn xã hội cho hoạt động nghiên cứu) do đó các TSTT phần lớn thuộc về chủ đầu tư là nhà nước Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này còn chưa thật sự được các nhà nghiên cứu chú ý đến việc thương mại hóa, đồng thời việc tiến hành các thủ tục xác lập quyền SHTT đối với các kết quả nghiên cứu và triển khai còn nhiều bất cập, làm giảm khả năng quản lý và hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước
Chính sách thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Các nước có nền kinh tế thị trường đều nỗ lực thương mại hóa các hoạt động KH&CN Các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp được nhà nước đặc biệt quan tâm khuyến khích xúc tiến hoạt động thương mại hóa những kết quả NCKH nhanh chóng được chuyển hóa thành công nghệ thích hợp Trong đó chính phủ có một vai trò quan trọng, chính phủ tác động vào mối quan hệ này thông qua công cụ luật pháp, khuyến khích, đầu tư, hỗ trợ, thuế, tín dụng, tức là tạo môi trường cho thương mại hóa hoạt động KH&CN
DN spin-off cũng là một kênh để thương mại hóa hiệu quả nhất các kết quả nghiên cứu khoa học, hay nói cách khác được doanh nghiệp này được hình thành trên cơ sở của việc thương mại hóa một hoặc nhiều kết quả NCKH, do đó mà chính sách thương mại hóa thuận lợi và tạo điều kiện bao nhiêu thì càng thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của doanh nghiệp này Việc đề cập đến chính sách cho thương mại hóa ở đây thuộc về các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động KH&CN theo hướng thương mại hoá như: chính sách sở hữu trí tuệ; chính sách tài chính cho nghiên cứu, chính sách sở hữu trí tuệ; vốn mạo hiểm; tài chính hỗ trợ doanh nghiệp mới, spin outs/off; các biện pháp tổ chức các tổ chức KH&CN; chính sách phát triển thị trường KH&CN; liên kết, liên doanh, hợp đồng; nhận thức của bản thân nhà khoa học hoặc của tổ chức về thương mại hoá
Trong những năm qua, Việt Nam đã tạo ra và hoàn thiện một khung khổ pháp lý với hàng loạt các văn bản quy pham pháp luật như Luật KH&CN, Luật chuyển giao công nghệ, đặc biệt là hệ thống SHTT phát triển công nhận các thành quả sáng tạo – là các bằng sáng chế cho các kết quả nghiên cứu Vấn đề quyền sở hữu được xác lập là một công cụ quan trọng tạo ra sự khích lệ ưu đãi cần thiết để thương mại hóa, chuyển giao kết quả nghiên cứu của trường ĐH cho ngành công nghiệp
Bản thân nhiều trường đại học cũng thành lập riêng cho mình văn phòng CGCN nhằm kết nối các thông tin một cách nhanh nhạy hơn với thị trường, tìm hiểu nhu cầu của DN, thị trường và đảm bảo các vấn đề về quản lý quyền SHTT trong quá trình CGCN
Nhưng bên cạnh đó thì việc đăng ký sáng chế cũng chưa được bản thân các nhà nghiên cứu chú trọng Hay nói cách khác, các vấn đề về SHTT trong các trường Đại học, viện nghiên cứu vẫn còn nhiều bất cập khiến cho TSTT chưa được quản lý và khai thác hợp lý Theo số liệu thống kê của cục SHTT, trong giai đoạn 2003 -6/2012 trong tổng số 600 đơn từ trường đại học, viện nghiên cứu chỉ có 91 văn bằng được cấp, trong đó chỉ còn 38 văn bằng đang còn hiệu lực Đặc biệt, các viện nghiên cứu hầu như không nộp phí duy trì hiệu lực Năm 2009 chỉ có 1 trong tổng số 8 văn bằng được cấp còn hiệu lực; năm 2010 cũng chỉ có 1 trong tổng số 12 văn bằng còn hiệu lực do nộp phí duy trì 17
Hiện nay chính phủ đã có các chính sách ưu đãi đối với các DN đầu tư vào KH&CN, chính sách đối với DN đầu tư vào khu vực công nghệ cao, các hoạt động nghiên cứu và đổi mới sản phẩm đã được điều chỉnh trong một số luật hiện hành như luật thuế thu nhập DN, luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản khác
Chính sách về quỹ đầu tư được quy định trong nghị định 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của chính phủ quy định chi tiết về Quỹ phát triển KH&CN, điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ban hành kèm theo Quyết định số 117/2005/QĐ-TTg ngày 27/5/2005của thủ tướng chính phủ) Đối tượng điều chỉnh của cả hai Quỹ này đều là các DN, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến nghiên cứu và phát triển và các dịch vụ KH&CN, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu và đổi mới, chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất [31; tr46]
Ngoài ra còn có Quỹ đầu tư phát triển với cơ chế cho vay vốn đối với các hoạt động KH&CN
Chính sách phát triển công nghệ cao, công viên khoa học, vườn ươm khoa học
Chính sách phát triển công nghệ cao, chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao đã khuyến khích việc hình thành các khu công nghệ cao với nguồn vốn
17 http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cuc-so-huu-tri-tue/thuong-mai-hoa-tstt-tai-vien-truong-con-nhieu-han-che-2358232/ đầu tư lớn của nhà nước (Khu CNC Hòa Lạc, CNC thành phố Hồ Chí Minh) Ngoài ra một số tỉnh, thành phố đã và đang thành lập các vườn ươm công nghệ, công viên phần mềm và khu nông nghiệp CNC Một số vườn ươm doanh nghiệp CNC ở Hà Nội như doanh nghiệp Bách Khoa –FPT giữa trường đại học Bách Khoa và công ty FPT cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho các dự án ươm tạo Với những nền tảng này cung cấp nguồn lực tốt nhất cho doanh nghiệp ngay từ giai đoạn ý tưởng công nghệ đến khi thành lập và phát triển doanh nghiệp CNC
Hiện nay chính phủ đã có chiến lược phát triển CNC đến năm 2020 với các công cụ khuyến khích thông qua thuế và tài chính, cơ sở hạ tầng Đây sẽ là những ưu đãi rất cần thiết đối với các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao
Trường hợp Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
2.4.1 Khái quát về trường đại học Khoa học Tự nhiên
Trường ĐH KHTN là một trong 7 trường ĐH thành viên thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội Là một trong những cơ sở đào tạo đại học và sau đại học lớn nhất Việt Nam về các ngành khoa học tự nhiên Trường ĐHKHTN gồm 9 phòng ban chức, 4 trung tâm trực thuộc trường, 1 Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ Enzym và Protein, 1 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và 1 Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên
Bảng 2.1: Cơ cấu các tổ chức đào tạo và nghiên cứu Trường ĐHKHTN từ năm 2006 – 2011
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số các đơn vị đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ KHCN
Số đơn vị đào tạo 8 8 8 8 9 9
Số đơn vị nghiên cứu 5 5 5 5 6 6
Số đơn vị dịch vụ KHCN, tư vấn 1 1 1 1 1 1
Số phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành 85 85 85 85 90 90
(Nguồn: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
2.4.2 Một số điều kiện cho sự hình thành và phát triển của spin-off
Với một lịch sử lâu đời, trường xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm Hiện nay, Trường ĐHKHTN có 666 cán bộ viên chức bao gồm 403 cán bộ giảng dạy, 132 cán bộ nghiên cứu Trường ĐHKHTN có 16 giáo sư, 101 phó giáo sư, 228 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 200 thạc sĩ
Tỷ lệ giáo sư và phó giáo sư chiếm 29%, tỷ lệ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học chiếm 57% tổng số cán bộ giảng dạy
Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học Trường ĐHKHTN từ năm 2006 – 2011
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số cán bộ khoa học 472 447 484 516 515 536
Tổng số cán bộ viên chức 622 570 619 651 647 666
(Nguồn: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
Trường ĐHKHTN rất coi trọng việc xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh Đến nay nhiều nhóm nghiên cứu được hình thành và phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu tiên tiến theo cả hai hướng: đa ngành, tích hợp và chuyên sâu, hướng tới những sản phẩm KHCN có giá trị ứng dụng cao
2.4.2.2 Hoạt động khoa học và công nghệ
Từ năm 2006-2011, Trường ĐHKHTN được cấp kinh phí 212,2254 tỷ đồng (hai trăm mười hai tỷ hai trăm hai mươi lăm triệu bốn trăm nghìn đồng) để thực hiện đề tài các cấp Trong đó, kinh phí được cấp năm 2006 là 24,084 tỷ đồng; kinh phí được cấp năm 2007 là 35,73076 tỷ đồng; kinh phí được cấp năm 2008 là 30,33407 tỷ đồng; kinh phí được cấp năm 2009 là 42,290108 tỷ đồng; kinh phí được cấp năm 2010 là 40.204,462 tỷ đồng; kinh phí được cấp năm 2011 là 39.582 tỷ đồng Số lượng đề tài các cấp và kinh phí thực hiện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Số lượng đề tài các cấp và kinh phí thực hiện từ năm 2006-2011
1 Đề tài cấp Nhà nước (KC)
2 Đề tài Độc lập cấp Nhà nước
3 Đề tài Nghị định thư 150 - 1.400 2.550 3.040 4.310
5 Đề tài do NAFOSTED tài trợ
6 Đề tài cấp ĐHQGHN (QGTĐ)
7 Đề tài cấp 1.455 1.297 1.410 1.745 2.570 3.340 ĐHQGHN (QG)
PTNTĐ về công nghệ enzym- protein
12 Nhiệm vụ Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
13 Đề tài từ vốn đối ứng Tiểu
14 Các đề tài dự án hợp tác với các bộ ngành, doanh nghiệp và địa phương
(Nguồn: Phòng KH-TC, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
Có thể thấy là nguồn kinh phí cho các hoạt động NCKH của trường đều từ các nguồn chính đó là từ ngân sách nhà nước, từ ĐH Quốc gia Hà Nội, và nguồn kinh phí tài trợ từ các đối tác trong nghiên cứu chung
Các đề tài NCKH cấp trường cũng do nguồn kinh phí ĐHQG cấp, với kinh phí cho từng đề tài thấp từ 10.000.000 đ đến 20.000.000 đ
Tác giả khảo sát một số đề tài NCKH cấp nhà nước với nguồn kinh phí tương đối lớn nhưng kết quả đầu ra của đề tài mới chỉ dừng lại ở bài báo công bố quốc tế, đào tạo cử nhân và thạc sĩ, tính ứng dụng của thực tiễn của đề tài sau đó chưa được đề cập đến
2.4.2.3 Hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ và dịch vụ khoa học và công nghệ
Số lượng bài báo khoa học công bố từ năm 2006-2011 của cán bộ Trường ĐHKHTN ngày một tăng lên, được thể hiện trên bảng sau:
Bảng 2.4: Số lượng các công trình công bố giai đoạn 2006-2011
Số bài báo quốc tế 38 55 89 119 82 156
Số bài báo quốc gia 108 261 162 140 280 322
Sách chuyên khảo, tham khảo 14 4 1 5 5 3
Số báo cáo hội nghị khoa học quốc tế 36 55 69 52 92 71
Số báo cáo hội nghị khoa học quốc gia
Bằng độc quyền Sáng chế - 2 - - 1 3
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích - - - 1 1 -
(Nguồn: Phòng KH-CN, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
Hoạt động đăng ký SHTT còn rất hạn chế, theo thống kê chỉ có năm 2007 có 2 bằng độc quyền sáng chế được đăng ký, năm 2011có 3 bằng độc quyền sáng chế được đăng ký
Các đăng ký từ kết quả đề tài NCKH trong giai đoạn 2006-2011 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.5: Đăng ký sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2011
Tác giả/ Đại diện tập thể tác giả
Nội dung Loại hình đăng ký
Nghiên cứu quy trình chiết tách ent-kauran ditecpnoit có tác dụng điều trị ung thư từ cây khổ sâm Bắc Bộ
Gửi đơn năm 2007 đăng ký Bằng độc quyền sáng chế Đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ
Sản phẩm khẩu trang sử dụng công nghệ nano
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 782 theo Quyết định số 15372/QĐ-SHTT ngày 20/7/2009
Thiết bị xử lý hơi thủy ngân trong bóng đèn huỳnh quang phế thải
Gửi đơn năm 2010 đăng ký Bằng độc quyền sáng chế Đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ
Phương pháp điều chế dung dịch nano kim loại quý dạng keo bằng điện hóa siêu âm
Gửi đơn năm 2010 đăng ký Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích Đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ
Quy trình sản xuất bộ kit đếm tế bào lympho t cd4+/t cd8+ và quy trình sử dụng bộ kit này
Gửi đơn năm 2011 đăng ký Bằng độc quyền sáng chế
Quy trình dự báo hạn ngắn trường các yếu tố thủy văn biển
Gửi đơn đăng ký Bằng độc quyền sáng chế Đã được Cục
Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ
Phương pháp chiết tách hỗn hợp ent-kauran ditecpnoit có tác dụng chống viêm từ cây khổ sâm Bắc Bộ
Bằng độc quyền sáng chế số
(Nguồn: Phòng KH-CN, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
Những kết quả nổi bật trong NCKH của trường được khen thưởng của Bộ KH&CN như:
Bảng 2.6: Khen thưởng về KH&CN giai đoạn 2006-2011
1 Công nghệ sản xuất vật liệu xốp Aluminum Silicate
Cúp vàng Techmart Việt Nam 2007
2 Công nghệ sản xuất và chế biên Nấm dược liệu
Cúp vàng Techmart Việt Nam 2007
3 Công nghệ sản xuất màng lọc Composite
Cúp vàng Techmart Việt Nam 2007
4 Công nghệ nhân nuôi côn trùng phục vụ bảo tồn sinh học
Cúp vàng Techmart Việt Nam Asean +3 năm 2009
(Nguồn: Phòng KH-CN, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
Hoạt động dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ mới dừng lại ở hoạt động nổi bật nhất là tham gia Chợ Công nghệ - Thiết bị Việt Nam (TechMart Vietnam) với một số sản phẩm đề tài có hướng ứng dụng được đánh giá cao tại các Chợ Công nghệ - Thiết bị (TechMart)
2.4.3 Một số rào cản và nguyên nhân
Nhận xét về những hạn chế và tồn tại của trường, nhiều ý kiến của từ phỏng vấn xung quanh một số vấn đề chính sau:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trọng một số lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế, chưa được đầu tư Không có xưởng cơ khí, xưởng điện tử và xưởng thủy tinh để hỗ trợ nghiên cứu Thiếu cơ sở nuôi động vật, nhà kính, nhà lưới để triển khai các thử nghiệm trên thực vật, thiếu phòng thí nghiệm an toàn cho nghiên cứu các vi sinh vật độc hại (P3, P4), vì vậy hạn chế việc triển khai nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu có ứng dụng thực tiễn cao Phần nhiều nghiên cứu điều tra chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống vì vậy quy mô và chất lượng nghiên cứu còn hạn chế
Diện tích phòng thí nghiệm hạn chế (gần như không có chỗ ngồi làm việc cho nghiên cứu sinh), kinh phí dành cho nghiên cứu sinh gần như trông chờ vào đề tài và rất hạn chế, trong khi số lượng học bổng cao từ các nước trong khu vực và trên thế giới gia tăng nhanh chóng, làm cho việc có được các nghiên cứu sinh và học viên cao học có khả năng tốt càng ngày càng khó khăn
Hiện nay trường có đội ngũ cán bộ trình độ cao nhưng trong độ tuổi cao, quỹ thời gian dành cho việc giảng dạy chiếm khối lượng lớn, nhà khoa học vẫn hạn chế về thời gian dành cho nghiên cứu và tìm kiếm dự án Do đó mà mối quan hệ với khu vực thương mại và công nghiệp còn rất hạn chế
- Chính sách: đối với một số hướng công nghệ cao, công nghệ có khả năng đột phá, nhà trường chưa thật sự có chính sách khuyến khích và đầu tư Phần lớn vẫn là nhà khoa học vẫn phải tự thân vận động tìm kiếm đề tài, nguồn kinh phí khác nhau
2.4.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học Tự nhiên
2.4.2.1 Đôi nét về công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học Tự nhiên
Công ty TNHH KHTN được thành lập theo quyết định 838/QĐ-TCCB ngày 20 tháng 5 năm 2004 của hiệu trưởng trường ĐH KHTN theo tinh thần nghị quyết 68/1998/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc cho phép thí điểm thành lập DN nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu được với các ngành nghề và họat động:
1 Dịch vụ khoa học kỹ thuật và đào tạo theo yêu cầu thuộc lĩnh vực KHTN
2 Tư vấn, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực KHTN
3 Kinh doanh các sản phẩm của các đề tài đã có kết quả ứng dụng
4 Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ NCKH và triển khai CN
Công ty là đơn vị trực thuộc trường với bộ máy lãnh đạo gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, 2 cán bộ kế toán và văn phòng Ban giám đốc công ty hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, do trường trả lương và phụ cấp
Cán bộ văn phòng do trường ký hợp đồng và công ty trả lương Cán bộ của các đơn vị thành viên trong diện biên chế được hưởng theo chế độ kiêm nhiệm do trường trả lương Cán bộ hợp đồng do công ty trả lương
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THIẾT CHẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM
Các thiết chế chung
Trong phần này tác giả đề cập đến chính sách vĩ mô với ý nghĩa sự can thiệp từ phía chính phủ trong việc hoàn thiện các thiết chế cho sự ra đời và phát triển của spin- off trong trường đại học Đây có thể coi là các chính sách mang tính chất ưu tiên trong hệ thống các chính sách cho loại hình tổ chức này
3.1.1 Hoàn thiện cơ chế sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng các kết quả từ các nghiên cứu tạo ra bằng nguồn ngân sách nhà nước Để có thể thành lập spin-off, yếu tố tiên quyết đầu tiên là phải có công nghệ, nhà khoa học phải là chủ sở hữu của TSTT đó và có quyền quyết định đến việc triển khai và phát triển nó
Nhà nước đầu tư kinh phí từ ngân sách, đặt hàng việc thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu nhằm tạo ra các kết quả nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu quốc gia, đồng thời tạo động lực khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân đầu tư công sức, trí tuệ sáng tạo ra thành quả đó, qua đó tiếp tục đẩy mạnh thành quả nghiên cứu, tạo ra giá trị kinh tế tái đầu tư cho hoạt động đổi mới Trong bối cảnh hiện nay thông qua ngân sách cho NCKH nhà nước vẫn là nhà đầu tư chính, do đó sản phẩm của quá trình này do nhà nước là chủ sở hữu và người nghiên cứu là tác giả
Trong cơ chế này, việc xác định TSTT và chủ sở hữu TSTT là quan trọng nhưng do nghiên cứu có hạn, tác giả chưa thể đề cập đến vấn đề này trong nghiên cứu Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong cơ chế này là việc phân chia quyền lợi vật chất đối với sáng chế Theo đó, cơ chế này cần tạo điều kiện tối ưu nhất cho nhà khoa học Các nhà khoa học được chuyển giao quyền sở hữu đối với sáng chế trong một thời gian nhất định, nếu không khai thác được thì sau thời gian đó, trường ĐH trả lại quyền sở hữu cho nhà nước Đồng thời việc phân chia lợi ích vật chất cần theo hướng tạo ưu đãi lớn cho tác giả sáng chế
Thông qua phỏng vấn, một số chuyên gia cho rằng: “ tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài Cụ thể như: Sau khi thông qua đạo luật Bayh-Dole Act năm 1980, các trường ĐH Mỹ được chuyển giao quyền sở hữu đối với các sáng chế tạo ra bằng kinh phí nhà nước trong một thời gian nhất định, nếu không khai thác được thì sau thời gian đó, trường ĐH trả lại quyền sở hữu cho nhà nước„
(Nam, thạc sĩ, giảng viên Đại học)
Các nhà khoa học cho thấy nhu cầu bức xúc cần sử dụng hợp lý nguồn đầu tư cũng như kết quả nghiên cứu có nguồn ngân sách nhà nước “Nhiều nghiên cứu trong trường ĐH , viện nghiên cứu không được sử dụng, không đem lại thành quả trên thực tiễn gây ra tổn thất, lãng phí, phân tán nguồn lực Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy họat động thương mại hóa và coi trọng kết quả ứng dụng của nghiên cứu trên thực tiễn thông qua quá trình này„
(Nam, tiến sĩ, cán bộ Viện Chiến lược và Chính sách, Bộ KH&CN) Để thực hiện tốt được cơ chế này, ngay từ đầu việc đặt hàng nghiên cứu phải được tiến hành tốt thông qua khảo sát nhu cầu thị trường và công nghệ chiến lược trong tương lai Bên cạnh đó các tổ chức KH&CN đề xuất nghiên cứu của chính mình từ khảo sát và nhu cầu của tổ chức, có tính ứng dụng và định hướng thương mại, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao Về bản chất chính là cơ chế phối hợp giữa nhà khoa học và doanh nghiệp như phải có các định chế trung gian trên thị trường công nghệ để kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp để đến đặt hàng các nhà khoa học và đồng thời tìm hiểu năng lực của nhà khoa học để giới thiệu với doanh nghiệp Trong đó nhà nước chỉ là nhà tài trợ cho nghiên cứu thông qua ngân sách công của chính phủ nhằm tạo ra các nghiên cứu có chất lượng cao Kết quả nghiên cứu tốt là nền tảng cho hoạt động thương mại hóa
Trong một nghiên cứu cho thấy ở Cộng hòa Liên bang Đức, hoạt động chuyển giao công nghệ kém hiệu quả, nghiên cứu khoa học thiếu định hướng thương mại thường là nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động nghiên cứu công yếu kém chứ không phải chất lượng của nghiên cứu công Có thể lập luận rằng một mặt nghiên cứu vốn của chính phủ, trong khi mặt khác, các biện pháp khuyến khích các nhà khoa học thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã bị thất bại khi chỉ đánh giá bằng hiệu suất khoa học của họ Thay vào đó chuyển giao công nghệ đòi hỏi các nhà sáng chế phải tham gia tích cực vào quá trình thương mại hóa các đổi mới Jensen và Thursby (1998) đã phân tích tại sao chuyển giao công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu công là không hiệu quả bởi các nhà khoa học thuộc các tổ chức công không có động lực để cống hiến công sức cho “phát kiến mới„ sau khi phát minh đã được cấp phép cho một công ty 18
Với vai trò của mình, chính phủ cùng trường đại học cần lập ra một hội đồng để đánh giá và thông qua dự án, kế hoạch hoạt động của các nhà khoa học Do đó, việc
18 Marian Beise, Harald Stalh (1999), Public research and industrial innovations in Germany”, Research Policy 28, pg 397-422 xây dựng một dự án kinh doanh khả thi là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong quá trình khởi tạo ban đầu của doanh nghiệp spin-off
Gần đây chính phủ có thông tư 15/2014/ TT-BKHCN ngày 13 tháng 6 năm 2014
“Quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước„ Thông tư gồm 14 điều quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh, trình tự thủ tục, quy trình thẩm định hồ sơ, nguyên tắc thẩm định, tổ chức thực hiện với sự tham gia và phối kết hợp của nhiều bộ ban ngành có liên quan với các điều khoản và quy định có lợi cho các bên tiếp nhận kết quả nghiên cứu để Chuyển giao công nghệ; đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; thành lập, góp vốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; Ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh; Cung cấp dịch vụ công phục vụ lợi ích cộng đồng, an sinh xã hội và các hoạt động khác 19 Có thể nói về mặt chủ trương và định hướng thông tư này đã đi đúng hướng, là chính sách đúng đắn của chính phủ Tuy nhiên thông tư này mới giải quyết được một phần nhất định những yêu cầu hiện nay trong cách thức chính phủ làm việc và phối kết hợp với các bên liên quan trong việc thực hiện các thủ tục và quy trình cần thiết để chuyển giao kết quả nghiên cứu cho đơn vị có nhu cầu ứng dụng và sử dụng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học vào sản xuất Những hạn chế vẫn còn nằm ở chất lượng của các nghiên cứu, động lực thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của các doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ trong nước cũng chịu ảnh hưởng bởi mức cạnh tranh cao với công nghệ nhập ngoại và thị trường sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra từ công nghệ đó
3.1.2 Chính sách hỗ trợ của chính phủ cho spin-off
Năng lực tài chính là một trong những trở ngại hàng đầu cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ ở bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào, đặc biệt khi doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao Với các doanh nghiệp spin-off, nguồn huy
19 Điều 1, thông tư 15/2014/ TT-BKHCN ngày 13 tháng 6 năm 2014 động đầu tư càng có nhiều khó khăn hơn Quá trình này đòi hỏi có sự tham gia của cả khu vực công và khu vực tư nhân và đầu tư từ nước ngoài Chính phủ có nhiều kênh để tham gia tích cực vào trong quá trình này thông qua các chính sách khác nhau Một số chính sách mà chính phủ có thể can thiệp hiệu quả và tạo ra hiệu ứng tích cực kích thích vào động cơ thành lập spin-off của các nhà khoa học, chủ doanh nghiệp spin-off như:
Chính phủ: thông qua chính sách ưu đãi về thuế và sử dụng mặt bằng đối với doanh nghiệp spin-off Các điều kiện về miễn, giảm, ưu đãi cần được quy định rõ để làm cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp Có thể nói đây là điều kiện thiết thực với yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp
Doanh nghiệp spin-off cần có nguồn tài chính để hoạt động, trong điều kiện thị trường vốn mạo hiểm còn dè dặt như hiện nay Chính phủ cần có vai trò định hướng và phát triển thị trường vốn mạo hiểm, đầu tư mạo hiểm Vốn mạo hiểm là rất cần thiết bởi vì nguồn vốn mạo hiểm được thực hiện đầu tư vào hoạt động đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp hoặc đầu tư để lập ra một doanh nghiệp mới, mà đặc trưng cơ bản của nó là còn thiếu độ tin cậy về kết quả kinh doanh, chưa tỏ rõ khả năng sinh lợi của mình, những nơi mà các thể chế tài chính truyền thống (tín dụng, ngân hàng ) không để ý đến Thay vì cho vay, họ đầu tư vốn để một công ty có thể phát triển, đồng thời có thể nhận lấy một tỷ lệ cổ phần không có lãi cố định hoặc quyền sở hữu cổ phần trong công ty mà họ đầu tư Xét về bản chất, hệ thống tín dụng thông thường không thể thúc đẩy đổi mới công nghệ khi mà khả năng thành công về kỹ thuật và thương mại còn chưa rõ ràng 20 Trong nhiều nghiên cứu khác nhau, một số tác giả cũng cho rằng hệ thống tín dụng đã không đóng được vai trò gì lớn trong công cuộc đổi mới công nghệ của sản xuất Lý do hoàn toàn đơn giản: Do bản chất kinh doanh của hoạt động ngân hàng, không thể thực hiện chế độ tín dụng dài hạn, lãi suất thấp, có rủi ro về khả năng thương mại, phù hợp với quy luật đổi mới công nghệ, trừ trường hợp Nhà nước có một
Các thiết chế trong trường đại học
Các thiết chế vi mô nhấn mạnh đến các chính sách mà ở tầm hạn của trường đại học tự chủ có thể can thiệp và điều chỉnh được Các thiết chế vi mô của trường đại học phải nhằm khuyến khích tinh thần kinh thương của nhà khoa học, tạo ra kiến tạo xã hội tích cực từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong trường đại học thông qua thành lập spin-off Bằng hoạt động này, trường đại học tạo ra các giá trị văn hóa mới và đóng góp vai trò lớn hơn trong xã hội, xây dựng thương hiệu cho trường đại học Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi các trường đại học phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của mình thì điều này có một ý nghĩa quan trọng Đây là con đường phát triển của các trường đại học trên thế giới
3.2.1 Quản lý sở hữu trí tuệ trong trường đại học
Một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thương mại hóa tài sản trí tuệ trong trường đại học là việc bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ Trong các trường đại học hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học được đặc biệt quan tâm và chú trọng nhằm tạo ra kết quả nghiên cứu chất lượng, có khả năng áp dụng vào thực tiễn Tuy nhiên vấn đề bảo hộ sở hữu trí tụê lại chưa được quan tâm một cách đúng đắn Thực tế trong nhiều năm qua việc đăng ký sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học trong trường đại học còn rất hạn chế Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ thì tính đến hết năm 2006 đã có 18.157 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, trong đó có khoảng 2.106 của Việt Nam (chiếm khoảng 11,5 %), của nước ngoài chiếm 88,5 % Số lượng bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp cho người Việt Nam là 9,9 %, cho người nước ngoài là 90,1% Từ số liệu trên cho thấy, mặc dù ở nước ta hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ngày càng được hoàn thiện, thủ tục đăng ký được đơn giản hoá nhưng sự quan tâm đăng ký bảo hộ tài sản sở hữu Trí tuệ của các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học trong trường đại học nói riêng chưa trở thành thói quen và nhu cầu 22 Do đó ngoài việc giúp các nhà khoa học hiểu tầm quan trọng của đăng ký sở hữu trí tuệ, trường đại học cũng cần có chính sách hỗ trợ cho nhà khoa học trong việc tiến hành các hoạt động này như thông qua văn phòng chuyển giao công nghệ được đề cập đến ở phần tiếp theo
Trường đại học cần có chính sách sở hữu trí tuệ đúng đắn nhằm kích thích vào động cơ nghiên cứu và thương mại hóa chính đáng của nhà khoa học Đặc biệt là chính sách này cần có sự phân chia lợi ích thỏa đáng giữa người tạo ra công nghệ, nhà đầu tư (nhà nghiên cứu , trường và khoa – đơn vị nơi tác công tác)
Tác giả phỏng vấn sâu cán bộ trường đại học về kinh nghiệm trong chính sách sở hữu trí tuệ trong trường như sau: “Việc phân định quyền lợi vật chất đối với sáng chế giữa giảng viên – tác giả sáng chế và trường – chủ sở hữu sáng chế được phân chia theo tỉ lệ: tác giả sáng chế được hưởng 50% lợi nhuận, khoa (hoặc trung tâm) nơi tác giả công tác được hưởng 7%, bộ môn nơi tác giả công tác được hưởng 3%, phần lợi nhuận còn lại thuộc về nhà trường„
(Cán bộ Nữ, thạc sĩ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội)
Rõ ràng với quy định như trên chính sách này để tác giả sáng chế hưởng mức lợi nhuận cao, gấp nhiều lần mức tối thiểu do pháp luật quy định, do vậy mà đã khuyến khích được nhà khoa học, giảng viên nghiên cứu với kết quả cao Ở Nhật Bản chính sách quản lý sở hữu trí tuệ trong các trường đại học (ban hành năm 2003) quy định: Đối với sáng chế mang lại lợi nhuận dưới 1 triệu yên thì tác giả được hưởng 50% lợi nhuận, đối với sáng chế mang lại lợi nhuận trên một triệu yên thì tác giả được hưởng theo công thức (lợi nhuận – 1 triệu yên) x 25% + 500.000 yên 23 Ở Nhật Bản, các đơn vị nghiên cứu được trao quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước Nếu trường ĐH và sinh viên không ký hợp đồng nghiên cứu khoa học thì sinh viên được ghi nhận là chủ sở hữu của kết quả
22 Đoàn Đức Lương (2009), Vai trò của sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 51, trang 97-103
23 Naohiko Teshima, văn phòng sáng chế quốc tế AIWA, Bài tham luận tại hội thảo “Bảo hộ quyền SHTT trong các trường ĐH , kinh nghiệm Nhật Bản” nghiên cứu khoa học của mình Đây là yếu tố kích thích hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên – những nhà nghiên cứu tương lai
3.2.2 Lập bộ phận quản lý và chuyển giao tài sản trí tuệ
Thành lập văn phòng chuyển giao công nghệ với nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm nhằm đảm nhận nhiệm vụ quản lý về sở hữu trí tuệ cho trường ĐH, hỗ trợ, tư vấn cho việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và theo dõi quá trình chuyển giao công nghệ vào sản xuất Có chức năng là kênh đầu mối xây dựng các dự án, kế hoạch thu hút đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ marketing, tư vấn cho nhà khoa học trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp Nhiều ý kiến có chung quan điểm đó là :“ tình trạng mất bản quyền khá phổ biến gây tâm lý e ngại cho nhà nghiên cứu, vấn đề sở hữu trí tuệ còn nhiều khe hở, chưa có một cơ quan chuyên trách nào theo dõi, tư vấn, hướng dẫn đảm bảo quyền lợi cho người nghiên cứu, nhiều bằng sáng chế được cấp nhưng không còn duy trì hiệu lực Trường ĐH cần thiết phải có văn phòng chuyên trách về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ„
(Nam, thạc sĩ, phòng KH&CN, trường ĐH KHTN) Để các tài sản trí tuệ được thương mại hóa một cách rộng rãi, các tài sản trí tuệ cần được đăng ký xác lập quyền và duy trì hiệu lực văn bằng Thế nhưng, thực tế cho thấy, việc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ và duy trì hiệu lực văn bằng tại các viện, trường rất khiêm tốn Theo số liệu thống kê của cục sở hữu trí tuệ, trong giai đoạn
2003 -6/2012 trong tổng số 600 đơn từ trường đại học, viện nghiên cứu chỉ có 91 văn bằng được cấp, trong đó chỉ còn 38 văn bằng đang còn hiệu lực Đặc biệt, các viện nghiên cứu hầu như không nộp phí duy trì hiệu lực Năm 2009 chỉ có 1 trong tổng số 8 văn bằng được cấp còn hiệu lực; năm 2010 cũng chỉ có 1 trong tổng số 12 văn bằng còn hiệu lực do nộp phí duy trì Do đó, văn phòng chuyển giao công nghệ trong trường ĐH tham gia vào quá trình này và là kênh hỗ trợ quản lý cho các nhà khoa học, cũng chính là nguồn lợi của trường nói chung Có thể nói đây không hoàn toàn là vấn đề mới, tuy nhiên sự cần thiết là xác định sứ mệnh và chức năng của văn phòng chuyển giao công nghệ trong trường ĐH, đặc biệt là trình độ và kỹ năng của nhân lực làm việc trong các văn phòng này, họ phải có hiểu biết sâu sắc về hoạt động của khu vực hàn lâm,tài chính, công nghiệp và có khả năng liên kết giữa nghiên cứu, kinh doanh và luật pháp
Như vậy có thể thấy văn phòng chuyển giao công nghệ trong trường đại học sẽ đảm nhận những trách nhiệm lớn trong việc cùng xây dựng chiến lược và chính sách đổi mới: chính sách này liên quan đến sở hữu tài sản trí tuệ và giải quyết các vấn đề chia sẻ lợi ích và thu nhập
- Tạo điều kiện tiếp cận quỹ: phải tạo kênh kết nối chặt chẽ với nhà nghiên cứu và quỹ tài trợ nghiên cứu
- Xác định khám phá có khả năng thương mại: văn phòng thương mại cần đánh giá được các đổi mới có hàm lượng nghiên cứu cao của các nhà nghiên cứu, tối đa hóa khả năng thương mại Văn phòng đảm nhận việc làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng và các hãng để hiểu nhu cầu và giới thiệu với họ về các dự án nghiên cứu ngay từ giai đoạn đầu
- Bảo hộ sở hữu trí tuệ: văn phòng thương mại phải có khả năng triển khai nhanh các hình thức sở hữu trí tuệ thích hợp như: xin cấp patent, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền tác giả, thương thảo các hợp đồng bí mật, các networks, theo dõi về sở hữu trí tuệ có thể tạo ra các đổi mới với các giá trị tăng thêm và đảm bảo lợi ích công nghiệp và tài chính
- Bổ sung giá trị cho sở hữu trí tuệ: nghĩa là cần bổ sung cho kết quả nghiên cứu của nhà khoa học các giá trị để nâng cao khả năng thu hút đối với các đối tác tài chính và công nghiệp
- Thương mại hóa các khám phá hứa hẹn nhất
- Tối ưu hóa các đầu tư công ích vào nghiên cứu: trong giai đoạn sau thương mại hóa các trường vẫn cần tiếp tục quản lý, theo dõi tiến trình họat động của các DN có liên quan Cần hình thành một chiến lược quan hệ với khu vực tài chính và công nghiệp, điều này có ích để nhận được nguồn thông tin khác nhau về nhu cầu, xu hướng điều này đặc biệt có ích cho việc nuôi dưỡng các DN ngay từ đầu
Khuyến nghị đối với các nhà sáng lập của spin-off trong trường đại học
Xét theo khía cạnh thị trường, loại hình DN này có thể là công cụ hữu dụng trong việc khuyến khích ứng dụng CN mới tại các thị trường nhỏ, đưa đến sự sáng tạo mới thông qua việc hội nhập giữa CN mới và năng lực truyền thống [10, tr 12] Đóng góp cho đổi mới: đó là đóng góp của DN này đối với phát triển CN, nắm giữ CN, phổ biến CN, CGCN trong mạng lưới đổi mới, được nhìn nhận như là cầu nối xuất sắc trong phổ biến CN hơn là những động lực tăng trưởng trực tiếp (Fontes, M và Coombs, R, 2001) Cùng chia sẻ quan điểm này, Oakey, R, 1991; Stankiewicz, R 1994 phân tích hai nhân tố có quan hệ mật thiết trong một DN dựa trên nền tảng công nghệ đó là:
- Động lực CN là khả năng của DN để nắm bắt và phát triển các CN mới có tiềm năng to lớn và sự định hướng kinh doanh cần thiết trên thị trường
- Năng lực tăng trưởng nhanh là năng lực dựa trên cơ sở nắm vững những thành tựu CN mới Hai yếu tố trên đây tác động qua lại đan xen nhau và quyết định sự tồn vong của DN KH&CN trước các thách thức tiềm ẩn trong quá trình cạnh tranh trên thị trường [10, tr 10]
Trong chương 1 tác giả đã tổng hợp, phân tích các nội dung thông tin quan trọng có tính chất xác lập cơ sở lý luận về spin-off, thiết chế cho spin-off làm nền tảng cho toàn bộ nội dung phân tích của luận văn Đối với các nội dung thông tin liên quan đến spin-off, thiết chế đối với spin-off trong trường đại học tác giả đã cố gắng khai thác từ các tài liệu trong nước và quốc tế nhằm cung cấp một cách nhìn tương đối toàn diện, cập nhật, đóng góp về mặt lý thuyết cho nghiên cứu về spin-off nói chung
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ ĐỐI VỚI SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái quát chung về các loại hình tổ chức trong trường Đại học tại Việt Nam hiện nay
2.1.1 Các loại hình tổ chức thường thấy trong trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Cùng với xu thế hiện đại hóa mô hình đại học, xu thế trong phát triển trường đại học trên thế giới và yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với các trường đại học bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, nghiên cứu Hiện nay trong trường đại học đang song song hình thành nhiều loại hình tổ chức nhằm thực hiện những chức năng khác nhau như:
- Các trung tâm trong trường đại học
- Các viện trong trường đại học
- Vườn ươm DN trong trường đại học
- Các công ty trong trường đại học
- Phòng khoa học và chuyển giao công nghệ Những loại hình tổ chức ở quy mô to nhỏ và mức độ khác nhau đang đảm nhận một hoặc nhiều phần chức năng đó là một kênh chuyển giao tri thức khoa học của trường đại học, tạo ra các giá trị thương mại trên thị trường tri thức
2.1.2 Cơ bản về loại hình doanh nghiệp trong trường đại học tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2009 cả nước có 376 trường ĐH, cao đẳng với số lượng sinh viên là khoảng trên 1.7 triệu
Hình thức DN trong trường ĐH đã xuất hiện khá lâu Có thể điểm lại những quyết định chính dẫn đến ra đời của DN trong trường ĐH đó là:
Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020, thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 68/1998/QĐ-TTg về việc cho phép thí điểm thành lập DN nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu Sau đó các bộ liên quan đã ban hành thông tư liên bộ số 11/1999 hướng dẫn về mối quan hệ giữa các tổ chức này với DN
Bộ tài chính ban hành thông tư 73 năm 1998 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Sau hai năm thử nghiệm, ngày 25/6/2001, chính phủ ban hành công văn số574/CP-ĐMDN tạm dừng việc thành lập DN nhà nước Tính đến thời điểm đó đã có 17 DN (có nghiên cứu khác là 20 DN) nhà nước thuộc cơ sở đào tạo và nghiên cứu được thành lập, trong đó có 10 DN thuộc viện nghiên cứu 13 Trước đó, ngày 5 tháng 6 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trường đã ban hành Quyết định số 196/CT về việc chuyển các tổ chức kinh tế đã đăng ký và đang hoạt động theo quyết định số 268/CT ngày 30 tháng 7 năm 1990 sang đăng ký và hoạt động theo loại doanh nghiệp mới phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành Ngày 22/8/1992 chính phủ có thông tư 40 – TC/TCT/CS hướng dẫn thi hành quyết định này
Như vậy xuất phát điểm cho việc thành lập các DN này là DN nhà nước được thành lập trong trường ĐH theo quyết định của chính phủ Thống kê đến năm 2002, cả nước có 21 DN trong các trường ĐH, Cao đẳng ĐH Mỏ địa chất, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông vận tải là 3 đơn vị đầu tiên thành lập DN nhà nước trong trường ĐH Có thể nói sự ra đời của các DN này phần nào đã góp phần thương mại hóa các tri thức khoa học và công nghệ từ trường ĐH đến DN, đóng góp vào mục tiêu phục vụ xã hội
Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định
2.2 Chính sách đối với Spin-off trong trường Đại học tại Việt Nam hiện nay
2.2.1 Nguồn gốc của spin-off
Xét về nguồn gốc hình thành, quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off thường xuất phát từ 3 khu vực: viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp
Do đặc điểm và chức năng khác nhau mà doanh nghiệp spin-off hình thành trong các loại hình tổ chức này có các đặc điểm khác nhau nhất định
Viện nghiên cứu có chức năng chính là nghiên cứu, đào tạo, hoạch định chính sách phục vụ xã hội Quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off dựa trên nền tảng chủ
13 Trần Văn Dũng (2007) Luận văn thạc sĩ, Điều kiện hình thành doanh nghiệp Spin-off trong các trường đại học tại Việt Nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG HN) yếu là các hướng nghiên cứu và triển khai kế thừa từ các đề tài, dự án, chương trình đã và đang được thực hiện ở các viện phục vụ cho quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu và đẩy mạnh các kết quả NCKH vào sản xuất
Trường đại học có chức năng chính là đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội Việc hình thành spin-off trong trường đại học nhằm đẩy mạnh chức năng phục vụ xã hội của trường đại học ngày một thiết thực hơn, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn xã hội thông qua các sản phẩm và nghiên cứu có khả năng ứng dụng, thương mại hóa thành công trên thị trường Đồng thời tạo động lực đối với các nhà khoa học có tinh thần kinh thương và góp phần tạo nên bước đột phá trong NCKH và xây dựng văn hóa của trường đại học
Chức năng của doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Để có được các sản phẩm công nghệ mới và cao doanh nghiệp phải chú trọng vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, phôi thai và tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường Khi một sản phẩm hoặc một nhánh sản phẩm đủ khả năng đứng vững và độc lập, công ty có thể tách bộ phận ra thành lập công ty spin-off chuyên về sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ đó Có thể nói con đường hình thành spin-off trong các doanh nghiệp nhanh hơn trong trường đại học hoặc các viện nghiên cứu Đặc biệt, ưu thế vượt trội của doanh nghiệp là vốn và nhanh nhạy với thị trường, khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp rõ ràng là có ưu thế hơn so với doanh nghiệp trong trường đại học và viện nghiên cứ
2.2.2 Chính sách đối với doanh nghiệp spin-off trong trường đại học