1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của nguyễn khải

127 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Tác giả Nguyễn Thị Duyến
Người hướng dẫn PGS.TS Lý Hoài Thu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận văn học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

  • A. MỞ ĐẦU

  • B. NỘI DUNG

  • Chương 1 KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI.

  • 1.1. Khái lược chung về hình tượng tác giả

  • 1.1.1 Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học.

  • 1.2. Tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải.

  • 1.2.1 Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn

  • 1.2.2. Những tác phẩm tiêu biểu trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải.

  • Chương 2. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ CHÂN DUNG TÁC GIẢ

  • 2.1. Cái nhìn nghệ thuật

  • 2.1.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo

  • 2.1.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế

  • 2.1.3.Cái nhìn giàu tính phân tích

  • 2.2. Chân dung tác giả

  • 2.2.1 Một người trải qua nhiều biến động hiện thực

  • 2.2.2 Một Con người của những mối quan hệ xã hội rộng rãi.

  • 2.2.3 Một Con người với nhu cầu tự biểu hiện mình.

  • Chương 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ

  • 3.1. Người kể chuyện

  • 3.1.1. Người kể chuyện có ý thức đối thoại và mời gọi đối thoại.

  • 3.1.2. Người kể chuyện giàu ý thức tự vấn.

  • 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.

  • 3.2.1. Ngôn ngữ

  • 3.2.2. Giọng điệu trần thuật

  • C. KẾT LUẬN

  • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Nội dung

NỘI DUNG

KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI

1.1 Khái lƣợc chung về hình tƣợng tác giả

1.1.1 Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học

1.1.1.1.Khái niệm tác giả văn học

Tác giả là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng nhiều trong lịch sử văn học và phê bình văn học Cho đến nay vấn đề tác giả trong văn học cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa có một khái niệm đầy đủ.“Có thể nói lí luận về tác phẩm và tác giả trong giai đoạn xây dựng và cho đến nay chưa có một lí luận có đầy đủ cơ sở về hai khái niệm này” [94, tr.125]

Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã đưa ra định nghĩa về tác giả văn học: “ Nhìn bề ngoài, tác giả làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học Về thực chất tác giả văn học làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới Sự bắt buộc mô phỏng, theo đuôi thời thượng hoặc sáng tác không có bản sắc không làm nên tác giả văn học đích thực” [25, tr 235] Tác giả là người làm ra tác phẩm Về mặt xã hội, tác giả văn học là người có ý kiến riêng về đời sống và thời cuộc Đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới về hiện tượng đời sống Về mặt đặc trưng, tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người đọc Về mặt nghề nghiệp, tác giả văn học là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng

Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thưởng thức đến nghiên cứu, phê bình…chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời

Cho nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vai trò

KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI

Tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải

1 2.1 Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn

Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải Ông sinh ngày 3 tháng

2 năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình quan lại, nhưng ông không được thừa hưởng cái giàu sang, no đủ của gia đình mình do thân phận của con vợ lẽ

Chính vì thế mà tuổi thơ của Nguyễn Khải đã phải trải qua nhiều phen khốn nhục, sống trong sự ghẻ lạnh, khinh bỉ của gia đình, họ hàng thậm chí cả người cha đẻ của mình Từ bé đến 15 tuổi Nguyễn Khải chưa một lần nhìn rõ mặt người cha- một ông quan tri huyện Lúc nào gặp cha Nguyễn Khải cũng khúm núm, len lén sợ hãi như một kẻ có tội Ông sống với mẹ và em trai trong sự tẻ nhạt cả về vật chất lẫn tình cảm Cha Nguyễn Khải làm quan nhưng chỉ là một ông quan tri huyện đã hết thời nên chẳng thể “trợ cấp” được gì cho cuộc sống khốn cùng của ba mẹ con Nguyễn Khải khỏi cảnh đói nghèo Vì thế Nguyễn Khải đã phải sớm lăn lộn với cuộc sống để nuôi mẹ và em, có thể nói chính những trải nghiệm cay đắng, đầy éo le, tủi nhục đã khiến cho cuộc đời cũng như văn chương của ông có đặc điểm riêng Đó là sự hiểu đời, hiểu người, là sự khôn ngoan, tỉnh táo, là tình cảm, yêu ghét, khinh trọng rạch ròi Và cũng từ sớm ông đã có một giọng văn trải đời

Năm 17 tuổi Nguyễn Khải cùng mẹ và em về thị xã Hưng Yên sống cùng với gia đình của họ hàng bên ngoại Ở đây ông gia nhập vào đội dân quân tự vệ Hưng Yên Năm 1949 nhờ viết bài báo dân quân Hưng Yên mà ông được lên làm phóng viên cho tờ báo này Đến năm 1956, ông chuyển hẳn công tác về tờ Sinh hoạt Văn nghệ của Tổng cục chính trị (từ năm 1957 là tạp chí Văn nghệ Quân đội) Cuộc đời viết báo và viết văn của Nguyễn Khải bắt đầu từ đó

Là một nhà văn- chiến sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lược Nguyễn Khải có một quan niệm hết sức đúng đắn về vai trò, sứ mệnh của văn học nghệ thuật Ông là người rất có ý thức dùng ngòi bút của mình để làm vũ khí chiến đấu, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và góp phần xây dựng cuộc sống mới Điều đó thể hiện ở việc ông luôn là người tiên phong, tìm đến những vùng đất nóng bỏng, gian khổ và đầy sôi động của đất nước Bước chân của nhà văn đã đặt đến nhiều miền đất nước: Một vùng nông thôn công giáo toàn tòng, một nông trường Điện Biên ở miền Tây Bắc xa xôi, một hợp tác xã tiên tiến, một hòn đảo anh hùng kiên cường trong chiến tranh phá hoại… Ông miệt mài đi và miệt mài viết

Có thể nói, Nguyễn Khải là người có sức mạnh tinh thần to lớn, có khả năng làm việc bền bỉ với một bút lực phi thường Văn của ông càng viết càng duyên “cái duyên dáng dân dã chứ không phải làm điệu, làm dáng mà có”

Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của ngòi bút hiện thực - Nguyễn Khải là tác phẩm Xung đột, kết quả chuyến thâm nhập thực tế của nhà văn vào vùng đạo gốc của Hải Hậu- Nam Định, khoảng cuối năm 1956, khi Đảng ta tiến hành sửa sai cải cách ruộng đất và bắt đầu cuộc vận động hợp tác xã nông nghiệp Với một nhãn quan chính trị nhạy bén, nhà văn đã ghi lại cuộc đấu tranh quyết liệt của cán bộ, bộ đội và nhân dân ta- cuộc đấu tranh gay gắt, căng thăng, phức tạp- chống lại bọn phản động đội lốt tôn giáo nổi lên chống phá cách mạng Không chỉ phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp, Xung đột còn là bức tranh sinh động về đời sống nông thôn vùng công giáo toàn tòng Với những trang viết nóng hổi hơi thở của cuộc sống đầy phức tạp và sôi động, với những nhận xét sắc sảo, tinh tế Xung đột đã báo hiệu một “phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo đầy hứa hẹn”

Tiếp theo Xung đột là hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Khải viết về những vấn đề thời sự của cuộc đấu tranh giữa hai con đường để tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc như: Mùa Lạc Đứa con nuôi, Người trở về, Tầm nhìn xa, Chuyện người tổ trưởng máy kéo, Anh đội phó và người thợ mộc, Hãy đi xa hơn nữa… Nguyễn Khải hăm hở đến nông trường Điện Biên, mảnh đất tây Bắc xa xôi của Tổ quốc, nơi ngày đêm đang diễn ra công cuộc lao động, xây dựng Chủ Nghĩa xã hội- gieo mầm xanh trên những bãi chiến trường đẫm máu năm xưa Ông viết về cuộc sống mới đang được xây dựng, về tình yêu, sự đổi thay và trách nhiệm của con người trong xã hội mới, nhà văn đến với nhân vật bằng tình yêu thương và thái độ trân trọng, vừa ca ngợi con người nhưng cũng lại khám phá thế giới tinh thần vốn phức tạp để cải hóa con người

Nguyễn Khải đi sâu vào miêu tả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta Thời kì này cả miền Bắc là một công trường lớn, đâu đâu cũng xuất hiện những cá nhân tiên tiến và những tập thể anh hùng Khắc họa thành công những cá nhân tiên tiến, những điển hình cho những con người mới trong xã hội, xã hội Chủ nghĩa là bước đi quan trọng của Nguyễn Khải giai đoạn này

Ngòi bút của Nguyễn Khải không chỉ ca ngợi một chiều mà ông đã sớm nhìn ra cái phức tạp, khó khăn của cuộc sống Bên cạnh những cái tốt đang sinh thành thì còn cả những điều xấu xa, tiêu cực và ông đã phê phán nó một cách quyết liệt Đó là y tá Giao trong Một cặp vợ chồng với lối sống cá nhân vị kỉ; đó là tổ trưởng Khôi trong chuyện Người tổ trưởng máy, tuy tháo vát thông minh, có thành tích nhưng thiếu hắn lòng tin yêu con người, hay cái nhìn hạn hẹp ranh ma, lúc nào cũng chăm chắm lo vun vén tư hữu kiểu nông dân cá thể như lão Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa… Những tác phẩm thời kì này của Nguyễn Khải đều hướng tới một câu hỏi lớn: làm thế nào để con người được giải phóng? Làm thế nào để con người có tự do hạnh phúc?

Khi đế quốc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc, Nguyễn Khải đã có mặt ở những nơi nóng bỏng của cuộc chiến đấu Đến với các chiến sĩ ở đảo Cồn Cỏ, nhà văn cho ra đời thiên kí sự Họ sống và chiến đấu Những chuyến đi đến với các chiến sĩ công binh đang trấn giữ một địa điểm cực kì ác liệt ở trường Sơn, ông viết Đường trong mây Vào đất lửa Vĩnh Linh, đến với những con người xông pha mọi hiểm nguy để đưa hàng tiếp tế ra Cồn Cỏ, nhà văn viết Ra đảo Ông viết Chiến sĩ khi tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam Nguyễn Khải là nhà văn mặc áo lính nên khi viết về những người anh hùng, ngòi bút của ông đầy hào hứng và tâm huyết Cuộc chiến tranh ác liệt của nhân dân và quân đội ta được ông phản ánh rõ nét vào trong những tác phẩm thời kì này Âm hưởng chủ đạo của tác phẩm Nguyễn Khải cả giai đoạn này là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ca ngợi những con người sống có lí tưởng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Khi giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, cả dân tộc hân hoan bước vào một chặng đường lịch sử mới Sự nhạy bén giúp Nguyễn Khải khám phá ra một hiện thực mới mẻ - hiện thực cuộc sống miền Nam sau ngày giải phóng Các tác phẩm: Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người… đề cập đến những thay đổi của cuộc sống sau chiến tranh, nhất là đổi thay trong nhận thức, tư tưởng tình cảm của những con người vốn đã gắn bó với chế độ Sài Gòn cũ

Những tác phẩm của Nguyễn Khải trong giai đoạn này chuyển từ tính ham tranh luận sang chiêm nghiệm, triết lí Có lẽ tuổi đời và sự từng trải đã làm cho suy nghĩ của nhà văn “già” đi, văn của ông theo đó cũng có những chuyển biến trong tư tưởng và phong cách viết Sự chuyển biến ấy thể hiện sự vận động của ngòi bút Nguyễn Khải và cũng nằm trong sự vận động của cả một nền văn học trước và sau đổi mới Tuy nhiên sự chuyển biến của phong cách Nguyễn Khải là thống nhất, không đứt đoạn Đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới, sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều biến chuyển lớn lao cho xã hội Nguyễn Khải vẫn tiếp tục đi và viết Dù đến với nhiều miền đất lạ hay trở về với mảnh đất mà ông đã trải qua, Nguyễn Khải đều khắc khoải với những con người, những số phận đau khổ, éo le trong cuộc sống xô bồ hiện tại, ông ghi lại những đổi thay nhanh chóng của cuộc sống, nói lên những trải nghiệm của cá nhân, những suy nghĩ về thời gian, về giới hạn của cuộc sống, khả năng vượt qua những giới hạn đó ở mỗi con người, mỗi thế hệ, Nguyễn Khải bắt nhịp nhanh với hơi thở của cuộc sống hiện tại, nhiều tiểu thuyết thời kì này đã phát triển nhiều vấn đề nhân sinh ẩn giấu sau những cuộc đời, những quan niệm về đạo đức truyền thống lợi ích kinh tế, giá trị đồng tiền Với những tác phẩm: Cái thời lãng mạn, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Người kể chuyện thuê So với thời trẻ văn chương của ông thời kì này đằm thắm hơn, bao dung hơn trong cách nhìn đời, nhìn người

Men theo dòng thời gian chúng ta đã phác họa chặng đường nghệ thuật nửa thế kỉ cầm bút của đời văn Nguyễn Khải Ông là nhà văn của lí tưởng, của những triết lí nhân sinh, của những khát khao vô tận được sống để sáng tạo nên nhiều tác phẩm văn chương đích thực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như nhiệm vụ xây dựng con người mới cho xã hội

1.2.2 Những tác phẩm tiêu biểu trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải

Nguyễn Khải không chỉ là nhà văn chuyên viết truyện ngắn với: Chút phấn của đời, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Đời khổ, Cái thời lãng mạn, Người kể chuyện, Một người Hà Nội…, Nguyễn Khải còn là nhà tiểu thuyết tài năng Đặc biệt là tiểu thuyết thời kì đổi mới của ông có một sức hấp dẫn kì lạ

Nhà văn tự phân chia sáng tác của mình thành hai thời kì: “Từ năm 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách Từ 1978 đến nay sáng tác theo một cách khác” Thực ra sự chuyển biến về tư tưởng nghệ thuật trong giai đoạn này là chung của các nhà văn từ sau năm 1975, không chỉ riêng Nguyễn Khải Tuy nhiên mức độ nhạy bén ở mỗi cây bút khác nhau, tuỳ theo bản lĩnh và sự nhạy cảm với thời thế của mỗi người Đại hội lần thứ VI của Đảng với tinh thần dân chủ và khẩu hiệu: “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”dường như đã đáp ứng nhu cầu tự thân của Nguyễn Khải Sáng tác của Nguyễn Khải thời kì này đã phát triển lên đến đỉnh cao, với những thể loại như: truyện ngắn, kí và đặc biệt là tiểu thuyết Đất nước tiến hành đổi mới, đặc biệt sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường đem lại nhiều biến đổi tốt đẹp cho xã hội Đó là những quan niệm về tình cảm, đẹp đẽ trước đây của con người Thì con người đã suy nghĩ rất khác về cuộc sống, về đạo đức cá nhân và cách ứng xử của họ về đồng tiền cũng khác trước…Đây là thời gian Nguyễn Khải đi thăm lại những nơi, những con người mà ông đã có dịp qua, có dịp viết về họ Ông cũng gặp lại những người quen cũ, người thân họ hàng Và cùng với sự từng trải của một người đi nhiều, viết nhiều, cảm xúc hiện thực đã giúp Nguyễn Khải tái hiện trong các tiểu thuyết của mình chất liệu đời sống (ngổn ngang, bề bộn) ấy Nguyễn Khải có khả năng sống và chớp lấy sự thật, sự thật tiềm ẩn trong cái bình thường, trong những sự việc hàng ngày của đời sống thực Những sự việc ấy tưởng chừng như chẳng có gì, nhưng dưới con mắt của Nguyễn Khải đều trở thành những sự việc

CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ CHÂN DUNG TÁC GIẢ

Cái nhìn nghệ thuật

Khảo sát toàn bộ văn xuôi Nguyễn Khải, chúng tôi thấy có hơn 80% tác phẩm của nhà văn được viết dưới hình thức những câu chuyện kể Trong 6 cuốn tiểu thuyết viết sau năm 1975 có tới 3 cuốn thể hiện dưới hình thức chuyện kể của nhân vật tôi Trong 31 tác phẩm được tuyển vào tập Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, có tới 22 truyện xuất hiện nhân vật người kể chuyện Đó là chưa kể đến trên 60 bút kí, tạp văn Người kể chuyện luôn là một nhân vật quan trọng của câu chuyện Anh ta chứng kiến, chia sẻ, bình luận về mọi diễn biến và dẫn dắt cốt truyện Những cuộc hội ngộ lớn Thời gian của người, Gặp gỡ cuối năm; những số phận đặc biệt trong Một cõi nhân gian bé tí, Vòng sóng đến vô cùng hay những mảnh đời nhỏ nhoi trong Mẹ và các con, Phía khuất mặt người, Một chiều mùa đông, Người của nghề… Người của làng pháo, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười… đều được nhà văn đem kể với độc giả thành những câu chuyện dài và mỗi chuyện đều ít nhiều mang một tầm vóc, một sự huyền bí riêng của mình Bởi Nguyễn Khải coi “ văn học là khoa học của lòng người”, vì vậy ông quan tâm miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật hơn là miêu tả ngoại hình Nhưng dù là một vẻ đẹp nội tâm hay vẻ đẹp hình thể thì mục đích sáng tác của ông cũng là để phục vụ con người và nhu cầu tự giải thoát của chính mình Quan điểm này của Nguyễn Khải gắn liền với quan điểm của nhà văn vô sản Nga M Gorki : “văn học là nhân học” Nguyễn Khải đã quan niệm:

“Nghệ thuật là cuộc tìm kiếm mãi mãi” [36, tr 35] Vì thế, trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn không ngừng tìm tòi và khám phá cái mới, cái bí ẩn của đời sống của con người Ông luôn cho rằng văn học bắt nguồn từ đời sống, không chỉ ngồi ở nhà mà viết được một tác phẩm có giá trị được Do vậy, Nguyễn Khải luôn đi tìm hiểu thực tế Ông tâm sự : “Đi, để hiểu đời hơn, để viết đúng hơn Mỗi chuyến đi đều gợi cho tôi rất nhiều tò mò, rất thích thú, háo hức như kẻ mới vào nghề Vì tôi đã có những quan niệm đúng hơn về con người Việt Nam hiện đại, về những nhân vật văn học có khả năng làm bạn với bạn đọc lâu dài [36, tr 42] Đối với Nguyễn Khải đi thực tế là để kiếm tìm “tư liệu” đưa vào tác phẩm Cũng có khi là để trải nghiệm một triết lí, để những trang viết của ông trở nên đa dạng và gần gũi với cuộc sống Điều đó lí giải vì sao tác phẩm của Nguyễn Khải chứa đựng nhiều kiến thức về mối quan hệ xã hội, về những lẽ ứng xử, về đạo đức, nhân cách của con người Có người coi văn học của ông là cái “túi khôn” đọc để mở mang vốn hiểu biết của mình

Người đọc có thể soi vào đó để liên tưởng tới cuộc sống của bản thân mình Có được thành tựu như vậy là do Nguyễn Khải rất nghiêm túc trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật Nghiêm khắc với bản thân, nhìn nhận cuộc sống, con người trong cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều để thấy những vấn đề đặt ra Từ đó nâng lên thành triết lí Đó là con đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khải

Khảo sát cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, chúng tôi cần tập trung vào những đặc điểm sau:

2.1.1 Cái nhìn hiện thực tỉnh táo

Cuộc đời cầm bút Nguyễn Khải đã sớm định hình một nhân cách riêng và ngày càng tỏ ra có bản lĩnh trong sáng tạo nghệ thuật Ở Nguyễn Khải, người ta thấy nổi bật lên cái nhìn hiện thực tỉnh táo ngay từ những năm rất trẻ của nghề cầm bút, Nguyễn Khải đã có một quan niệm rất rõ ràng về thiên chức của văn học Ông cho rằng “Tác phẩm văn học là một mảnh của đời sống chung, phải tham gia tích cực cuộc sống đấu tranh cho sự nghiệp chung” Cũng từ đó mà

Nguyễn Khải có niềm tin mãnh liệt, lấy văn học làm vũ khí chiến đấu và đem hết sức mình góp phần vào việc xây dựng cuộc sống

Lấy mảnh đất hiện thực để làm đối tượng phản ánh, ngòi bút của Nguyễn Khải luôn cố gắng đi vào mọi ngõ ngách của đời sống để tìm ra chân lí, cái sự thật ở bề sâu cuộc sống Với con mắt sắc sảo của mình, nhà văn phát hiện rất nhanh các vấn đề hiện thực cuộc sống ở những nơi tưởng như êm đềm, phẳng lặng thậm chí có vẻ tốt đẹp nữa Chính vì thế trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải luôn là một hiện thực “Có vấn đề” Vì thế, mà không có cái nhìn tỉnh táo và một thái độ nghiên cứu, phân tích thì khó có thể phát hiện được Nguyễn Khải viết liên tục, mà hầu như trong tác phẩm nào nhà văn cũng đặt ra được vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với con người và cuộc sống đương thời

Là nhà văn ưa khai thác cái “hiện tại”, cái “hôm nay”, cái “chưa hoàn chỉnh”, “với cảm hứng nghiên cứu và phân tích tâm lí” (Trần Đình Sử) ngòi bút của Nguyễn Khải đặc biệt có cảm hứng nghiên cứu về cái hiện tại “cái hôm nay ngổn ngang bề bộn” trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm Say sưa với cái hiện thực đa dạng với “ánh sáng và bóng tối, màu đỏ với màu đen” cùng với những bước đi thăng trầm của đất nước Nguyễn Khải khẳng định “chuyện của ngày hôm nay dẫu buồn đến đâu dẫu bực đến đâu, vẫn cứ vui vì nó là máu thịt của ngày hôm nay, của giờ này, nó tươi rói nó đỏ hồng” Việc lựa chọn đối tượng khám phá nghệ thuật là con người và đời sống, đã đưa nguyễn Khải đến với nhiều mảng hiện thực của đời sống

Trong văn học thời kì đổi mới, có rất nhiều nhà văn viết về cuộc sống từ thời điểm hiện tại, từ “ngày hôm nay”, nhưng cách nhìn thì lại khác nhau Nếu như Bảo Ninh trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã lấy ngày hôm qua để làm điểm tựa để nhìn lại quá khứ, thì Nguyễn Khải lại tắm mình trong ngày hôm nay để nhìn lại chính nó Sự khác biệt giữa họ là ta có thể nhìn thấy: “Tiểu thuyết của Bảo Ninh là “tiếng gọi” (Kunđêra) của kí ức, của quá khứ còn đa phần sáng tác của Nguyễn Khải là “tiếng gọi” của thời hiện tại hay nói một cách khác đi của ngày hôm nay đang cất lời ” [27, tr 45] Và ngay cả khi tắm mình trong không khí của ngày hôm nay thì cái nhìn của Nguyễn Khải cũng không giống với cái nhìn của Ma Văn Kháng Ở Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú… Ma Văn Kháng đối diện với cuộc sống hiện tại từ một “ô cửa” như gia đình, ngôi trường, khu chung cư … trong mối quan tâm về giá trị chân chính của cuộc sống con người.“Ông tái hiện thế giới ngày hôm nay trong sự khủng hoảng sâu sắc của những giá trị đạo đức nhân cách truyền thống” [71, tr 46] Còn Nguyễn Khải lại quan tâm đến những vấn đề tư tưởng của con người thời đại: “ Ông tập trung tái hiện sự va đập của các luồng tư duy, tư tưởng của người trên một lát cắt hiện đại… chính thông qua cái mô măng ấy, Nguyễn Khải đã cho người đọc nhìn thấy sự chuyển động của cái ngày hôm nay” [71, tr 46] Sang giai đoạn sáng tác thời kì đổi mới, Nguyễn

Khải với cái nhìn hiện thực đầy tỉnh táo và khách quan, trong truyện ngắn Một người Hà Nội Nguyễn Khải muốn mỗi chúng ta đều có cái nhìn bình tĩnh và tỉnh táo khi đánh giá, nhìn nhận một vấn đề nào đó trong cuộc sống Giá trị bền vững của cuộc sống không phải nhất thời nhận ra ngay được mà cần phải có thời gian và sự trải nghiệm của con người Như trong tác phẩm Gặp gỡ cuối năm, ông đã khẳng định cách mạng đã là một thực tại hiển nhiên mà những người gắn bó sâu sắc với chế độ Sài Gòn không thể chối bỏ được Họ như ôm lấy quá khứ, bất hợp tác với cách mạng, u uất thu mình trong nỗi buồn chiến bại thì bánh xe lịch sử vẫn tiến về phía trước Chọn thái độ nào để mình được sống cho thanh thản là do mỗi người tự lựa chọn Vì thế trong tác phẩm của Nguyễn Khải thường xuất hiện những người trí thức cũ, những con người thuộc thế hệ đi trước, thế hệ già Ông thường viết về những bạn bè, người thân quen của mình, của thế hệ mình nên ông tỏ ra rất thấu hiểu và tinh tường trong việc thể hiện những bi kịch tinh thần của họ Những trí thức như Chương, Đại trong

Gặp gỡ cuối năm hay mọ Vũ, ông Mọn trong Một cõi nhân gian bé tí chính là bi kịch lạc thời do họ vốn có nhiều tham vọng, nhiều ảo tưởng và có những lựa chọn sai lầm

Trong Gặp gỡ cuối năm, bà Hoàng là một tri thức của xã hội miền Nam cũ, một người nhiều ảo tưởng và tham vọng về quyền lực và danh vọng Với lối sống vị kỉ cá nhân chủ nghĩa, nhân vật thích đề cao cá nhân mình, thích tham gia vào chính trị với những tham vọng quyền lực thật khôi hài Bà tất yếu sẽ rơi vào một bi kịch lạc thời trước sự thay đổi của thời thế: chủ nghĩa xã hội thắng thế và đang từng bước khẳng định vai trò của mình Với thái độ đứng nguyên một chỗ, bất hợp tác với xã hội mới, nhân vật này trở thành vật cản cho sự tiến bộ của xã hội, sống trong tâm lí bất mãn, thất thế Chương cũng là một nhân vật có nhiều ảo tưởng về mình, muốn trở thành vĩ nhân trở thành anh hùng, muốn quyền lực lớn vượt xa khả năng của mình Những người tri thức có nhiều ảo tưởng và lầm lạc trong nhận thức này sẽ trở thành những nhân vật tụt hậu trong sự phát triển của xã hội Họ có chung một tâm lí cay cú thất vọng, “bị dồn đuổi thua mãi” Đó cũng là trạng thái tâm lí điển hình của nhiều nhân vật tri thức cũ ở miền Nam sau ngày giải phóng Cũng như trong Một cõi nhân gian bé tí nhà văn đã nhấn mạnh bi kịch lựa chọn sai lầm của nhân vật mõ Vũ, ông Mọn Hai nhân vật này đều phải chịu “tuổi già thất bại” do những việc làm của thời trẻ

Với Thời gian của người, tiếp nối và bổ sung những vấn đề tôn giáo đã viết trong Xung đột Nguyễn Khải đưa người đọc về một cái nhìn về tôn giáo ở chiều sâu tư tưởng mới: Giáo hữu cũng là một tế bào trong cơ thể dân tộc,

“Giáo hữu là nền tảng, là cội nguồn, cách mạng cũng từ đấy mà có, bổn phận của linh mục cũng từ đấy mà có” [49] Nhà văn muốn xuyên qua cả sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước để tìm kiếm, khám phá những ảnh hưởng lớn lao của những sự kiện này đối với đời sống trí thức, tinh thần của các tầng lớp trong xã hội

Trong các tác phẩm của Nguyễn Khải, hiện thực hiện lên thường mang khuynh hướng rõ rệt Hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Khải là “Hiện thực vấn đề” hay “hiện thực có tính vấn đề” Đó là cây bút luôn luôn trăn trở và suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp, thuyết phục theo cách riêng của mình Trong tác phẩm của ông, thông qua những sự kiện xã hội, chính trị có tính chất thời sự nóng hổi, bao giờ cũng nổi lên những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết học và ý nghĩa nhân sinh Điển hình trong đó là hình tượng nhân vật người tri thức mà nhà văn quan tâm thể hiện, là những nhà quản lí – người giữ một vai trò quan trọng nào đó trong guồng máy xã hội nghĩa là có một chức vụ nhất định Hầu hết họ là những người năng động, giàu tài năng và tâm huyết với nghề nghiệp của mình, những người làm chủ tình thế, những chủ nhân trẻ của đất nước Tiêu biểu trong số đó là Bình trong Gặp gỡ cuối năm, Giang trong Vòng sóng đến vô cùng

Với cái nhìn hiện thực của mình nhà văn đã xây dựng nhân vật thầy tu- cha đạo xuất hiện trong tác phẩm sau năm 1975 rất khác với giai đoạn trước trong Xung đột, Nguyễn Khải đã xây dựng nhân vật này như một nhân vật lí tưởng: Cha vĩnh trong tiểu thuyết Thời gian của Người, là người sống tốt đạo đẹp đời, đã gắn liền với nhận thức mới của nhà văn về tính chất phong phú của con người

Trong Thượng đế thì cười, Nguyễn Khải đã nhìn lại những năm tháng đã qua của nhân vật bằng cái nhìn mang sắc thái hài hước

Như vậy, trong thời kì đổi mới cái nhìn nghệ thuật, Nguyễn Khải đã có nhiều chuyển biến theo xu hướng đến gần với cuộc đời “Ngòi bút của Nguyễn

Chân dung tác giả

Khi tìm hiểu về chân dung các nhà văn chúng ta có thể thấy rằng: hoàn cảnh gia đình và môi trường sống thời thơ ấu bao giờ cũng có tác dụng rất quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng nghệ thuật cũng như bộc lộ chân dung tác giả, cá tính, phong cách của mỗi cây bút Điều này có lẽ là một quy luật

2.2.1 Một người trải qua nhiều biến động hiện thực

Với Nguyễn Khải, “hiện thực của ngày hôm nay” luôn là mối quan tâm trăn trở của ông khi cầm bút Vì thế, trong tự truyện của Nguyễn Khải, ta thấy tuổi trẻ của ông thật khổ cực, oan ức, và đầy tủi nhục Khổ có thể chịu được, chứ oan ức thì nhớ suốt đời, hận suốt đời Mà số phận éo le Giá cứ thuộc hẳn lớp cùng dân thì đi một nhẽ Đằng này là một giọt máu nhà quan, nhưng lại là một giọt máu rơi Chính vì thế, khi viết tiểu thuyết: Thượng đế thì cười năm

2005 lúc đó Nguyễn Khải đã bước vào tuổi 75 trước khi tác giả qua đời 3 năm, ông viết về tuổi thơ của mình thẫm đẫm niềm thương cảm chua xót đầy mà mỗi lần nghĩ đến trái tim tác giả như thắt lại, mà không biết giãi bày thanh minh cùng ai cho thấu hiểu Nỗi buồn tủi đó nó như chìm sâu trong lòng tác giả, để rồi dòng thời gian có lúc dừng lại để ngắm nhìn chặng đường đã qua mà như cảm thấy mới xảy ra với mình vậy Một nỗi đau mang tiếng là thằng ăn cắp, trong khi đó lấy cắp của người khác chưa từng là một ám ảnh trong hắn tại sao nó lại biến hóa vào giấc mơ của hắn Phải chăng đó là ám ảnh phạm tội thời thơ ấu của hắn Những người gây nên nỗi ám ảnh dai dẳng này là bố mẹ và anh em trong gia đình hắn đồng thời cả ông anh rể hắn Một đời người sắp khép lại nhưng chưa lúc nào hắn quên được tòa án gia đình ngồi quay quanh cái bàn ăn trong ngồi nhà cổ của phố Hàng Nâu, Nam Định, và cái giọng lên án lạnh lùng của bố hắn: “Tại sao mày lại lấy tiền của các chị mày…” và bà mẹ già nói nhỏ nhẹ trong cái nhếch mép hơi cười: “con thiếu tiền sao không nói với mợ? Hay là đẻ con cần tiền?”- người mẹ nói vậy trong cái mỉm cười vì người mẹ này đã hiểu và biết con mình không có lỗi trong đó mà lỗi ở đây chính hắn cũng hiểu rõ: “Hắn đã nhận ra cái tội của hắn không phải là ăn cắp mà là cái tội khó nói hơn, cái tội là con thêm con thừa, đứa con không mong đợi của ông bố vì chót mê say thêm một người đàn bà mà có đứa con thêm này” [50] Phải chăng đó là tội của người lớn chứ hắn không có tội gì trong cái lỗi của họ cả, nhưng nỗi ám ảnh đó đã hằn sâu trong tâm trí hắn Những trải nghiệm cay đắng thời niên thiếu đã có vai trò quan trọng đối với đời văn và cái nhìn đời của Nguyễn Khải

Những trải nghiệm cay đắng thời niên thiếu đầy éo le tủi nhục kia có vai trò quan trọng, nếu không nói là quyết định, đối với đời văn của Nguyễn Khải: hiểu đời hiểu người cũng đi từ đó mà ra, khôn ngoan, lọc lõi cũng ở đấy, yêu ghét khinh trọng cũng ở đấy, hèn nhát nhẫn nhục cũng ở đấy mà khẳng khái tự trọng, thậm chí kiêu ngạo tự phụ nữa cũng ở đấy… và cả giọng văn nữa- một giọng văn từ rất sớm đã tỏ ra già dặn lọc lõi, trải đời Tuy nhiên với cương vị là một người trải qua nhiều những biến động trong cuộc sống, Nguyễn Khải muốn khai thác triệt để vào cái kho tàng kinh nghiệm và cái vốn trải nghiệm riêng của mình Vì thế hàng loạt các tác phẩm tiểu thuyết ra đời, được ông viết một cách đầy hào hứng Phải chăng đó là do trải qua nhiều biến động hiện thực cuộc sống nên nhà văn đã hiểu đời, hiểu người hơn thì cũng giúp hiểu mình nhiều hơn?

Hay là thế giới bao la, cuộc đời bề bộn, con người thì trăm đấng muôn loài, thôi thì cứ khai thác luôn vào cái tôi của mình là ăn chắc hơn cả Vì vậy, trong lời

“Tự bạch” Nguyễn Khải có viết: “ Nếu một truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết chỉ có chuyện của người không có chuyện của mình thì mạng sống của nó không thể dài hơn một bài báo”[38] Là một nhà văn được sống, được chứng kiến cái khoảnh khắc sáng chói nhất của lịch sử dân tộc trong gần hai thế kỉ quả là một ân huệ vô song Huống chi trong cái chuyển đổi mênh mông của lịch sử lại có cái đại gia đình nhà mình trong đó, như cái lăng kính hội tụ những yếu tố khó nắm bắt thành những tình huống, những con người, những câu chuyện có tầm vóc nhỏ hơn nhưng cô đọng hơn Nhà văn đã chứng kiến những cuộc đời với những vui buồn riêng, cái tâm sự riêng với bao nhiêu nỗi niềm chất chứa, dồn nén từ nhiều chục năm mới có cơ hội hóa thân thành nghệ thuật

Qua những câu chuyện của ông có lẽ ai cũng ý thức rằng không thâm nhập cuộc sống thì lấy chất liệu ở đâu mà sáng tác Hiện tượng “sớm nở tối tàn”, vừa “lóe sáng” đã bắt đầu lập lại mình ở một số cây bút trẻ chứng tỏ họ đang thiếu vốn sống và một bề dày từng trải Riêng đối với Nguyễn Khải hình như ông cứ phải đi thực tế mới viết được Ngô Thảo cho biết Nguyễn Khải giống như một người quen ăn đong: “Anh đi tới đâu viết tới đó Mọi thứ là ở phí trước: đề tài, chủ đề, nhân vật, vốn sống…Thật hiếm có nhà văn nào mà tác phẩm lại gắn bó chặt chẽ với những chuyến đi vậy” Còn Trần Đăng Khoa nhận thấy: “Nguyễn Khải có tài phù phép rất đặc biệt Hình như những chuyện gì ở dọc đường, qua con mắt ông cũng thành văn được” Trước khi đi thực tế, trong đầu Nguyễn Khải không có gì cả Mọi tác phẩm đều có sẵn trong đời sống Ông có tài phát hiện vấn đề từ những câu chuyện có thật Nếu không có thời gian đi nghe ngóng, nhặt nhạnh ở thiên hạ, thì lôi mình ra viết…Đi nhiều viết khỏe, còn sống còn đi thực tế để lao vào “cuộc tìm hiểu mãi mãi”, nhờ thế mà sự nghiệp văn học của Nguyễn Khải rất phong phú về đề tài: Riêng về tôn giáo, ông có những tác phẩm xuất sắc về đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Phật Ông viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và chiến tranh chống Pôn pốt, về Nông trương Điện Biên, về nông thôn miền Bắc trên con đường tiến lên hợp tác hóa nông nghiệp cấp thấp, cấp cao, rồi về hiện thực phức tạp của xã hội miền Nam sau giải phóng Đến tuổi 60 cứ ngỡ ông đã an phận ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc với kinh nghiệm bao nhiêu năm làm báo ông vẫn có thể “hái ra tiền” ở cái đất báo chí ấy, nhưng người đọc vẫn thấy ông có mặt ở khắp mọi nơi: vừa thấy ông viết về đồn điền cao su Bình Dương, về Thánh địa Tây Ninh, về nơi kênh rạch chằng chịt ở vùng đồng Tháp Mười… đã lại thấy ông xuất bản

Hà Nội trong mắt tôi và những tác phẩm viết về chuyện xảy ra ở mãi đâu Phú

Thọ, ở vùng Thiên Chúa Giáo Nam Định, ở Hà Tây Thanh Hóa, ở Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh… Trên toàn cõi Việt Nam hầu hết các địa phương đều có thể tôn vinh Nguyễn Khải là nhà văn của họ- ông là nhà văn của cả nước

Vấn đề là cần có một “cái dạ dày khỏe để tiêu hóa hết mọi tài liệu đời sống” và

“trong cái dữ liệu đời sống, mới mẻ, bao giờ Nguyễn Khải cũng đọc được những tín hiệu phù hợp với cái kênh mạnh nhất của anh” Có lẽ “kênh mạnh nhất” của Nguyễn Khải là luôn luôn nghiền ngẫm, chiêm nghiệm sự đời để tìm một lối sống phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử và môi trường sống cái mà ông vẫn hay gọi là “hợp thời” là “sự thích ứng với hoàn cảnh” Đối với bản thân Nguyễn Khải, việc xác định đó luôn luôn là một ý nghĩa “tức thời” rất quan trọng Là một nhà văn không phải không có mong muốn chiếm đoạt quyền tạo hóa để sáng tạo ra một thế giới rất riêng của mình Nhưng ông cũng biết tự trọng sức của mình để giới hạn vào trong những cái có thể làm được Ông cho biết: “khi chưa vươn tới cõi ảo thì tôi đặt hết mình vào cõi thực…chả hơn cao thì chưa với tới, thấp thì không thèm quan tâm, về già rút lại tay trắng, là một kẻ vô danh với những mơ mộng hão huyền, có hối tiếc cũng đã muộn” Đấy chính là cách để ông soi mình trong bóng dáng nhân vật một cách chân thật và thẳng thắn nhất; nói cách khác không có cách nào trò chuyện với mình tốt hơn thế, phù hợp hơn thế

Trong Gặp gỡ cuối năm, đại biểu cho ý thức xã hội cả hai phía, trong không khí gia đình gặp mặt chờ đón giao thừa “thật tự do thật trí thức”, họ nói với nhau đủ thứ chuyện, bộc bạch cả những nỗi niềm thầm kín, bàn bạc tranh luận để đi tới chỗ bày tỏ một thái độ chính trị dứt khoát trước cuộc sống Đối với những người “thua cuộc” con đường sống của họ là lựa chọn để hòa nhập, thích nghi với trật tự mới, vì họ không thể sống mãi trong tâm trạng mặc cảm

“bị dồn đuổi bị thua cuộc”, sống như vậy dằn vặt nhục nhã lắm Đối với người

“thắng cuộc” cũng phải chọn một nhân cách sống cao cả, sống trong đam mê, trong cống hiến, trước hết là đấu tranh để loại bỏ đồng tiền và quyền lực ra khỏi tính toán cá nhân, vì “ một người hám tiền và hám quyền lực sẽ dẫn đến mất cả cách mạng lẫn Tổ quốc” Nhân cách sống ấy, xét cho cùng cũng là một thái độ chính trị, cao hơn là lẽ sống của người trí thức chân chính Tóm lại, trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải chân dung tác giả hiện lên là một con người trải qua nhiều biến động hiện thực Chính điều này đã để lại những hồi ức khó quên trong lòng nhà văn, để mỗi khi tác giả nghĩ lại lòng tác giả lại một lần quặn đau

2.2.2 Một Con người của những mối quan hệ xã hội rộng rãi

Nguyễn Khải từng tâm sự:“Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn” [49] Vì vậy mỗi tác phẩm của Nguyễn Khải đều đầy ắp chân dung cuộc đời của những con người mà tác giả đã gặp và trò chuyện đồng thời đã viết về họ Như vậy qua bốn cuốn tiểu thuyết, chân dung tác giả hiện lên là một con người có nhiều mối quan hệ xã hội, đặc biệt là những người thân trong gia đình

Trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, người kể chuyện xưng “tôi” vừa là nhân chứng, vừa là nhân vật, vừa là tác giả Nhân vật tôi có lúc là người kể chuyện khách quan, đứng bên ngoài quan sát, miêu tả, kể lại câu chuyện Gặp gỡ cuối năm giữa những người thân trong gia đình Bối cảnh câu chuyện diễn ra ở miền Nam vào thời điểm cuối năm 1975 Cách mạng như một tất yếu lịch sử đã diễn ra không gì thay thế được Trật tự cũ, cơ chế cũ đã hoàn toàn sụp đổ thay thế vào đó là một cơ chế mới đang được sắp xếp lại Sự thay đổi có tính lịch sử quy định số phận của mỗi con người Tình huống mang tính lựa chọn đạo đức đó chính là điều mà nhà văn đang trăn trở Nhân vật Tôi có tên Việt đã giới thiệu cuộc gặp gỡ tưởng như chỉ là trò chuyện bông đùa vui vẻ trước thềm năm mới nhưng thực tế là cuộc đối đáp tự do về một đề tài chính trị- xã hội

Trước hết tác giả - người giới thiệu tự kể về mình qua một thông báo: “Tôi là người đến đầu tiên trong đám khách được bà chủ mời tới ăn bữa cơm cuối năm” Lời giới thiệu có tác dụng tạo tính chân thực cho câu chuyện Người kể chuyện lúc này tỏ ra là người kể khách quan, anh ta như đang đứng ở một vị trí miêu tả, kể lại cho chúng ta mọi diễn biến của câu chuyện Người kể chuyện tiếp tục giới thiệu sự có mặt trong buổi Gặp gỡ cuối năm ở nhà chị Hoàng đa số là trí thức, lại có đủ cả người chiến thắng và chiến bại Người kể chuyện không mổ xẻ, tra vấn tâm trạng của cá nhân nhân vật khác nhưng lại cảm nhận được tâm trạng ấy qua những gì họ trao đổi với nhau rồi kể lại cho chúng ta nghe Có thể nói, nhân vật người kể chuyện bày tỏ thái độ đối với cách sống và mọi người xung quanh chính là thái độ của tác giả Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “Tôi” không chỉ xuất hiện trong Gặp gỡ cuối năm mà còn xuất hiện trong hầu hết sáng tác thời kì đổi mới của Nguyễn Khải

Trong mối quan hệ, gặp gỡ và trò chuyện với những người nghệ sĩ như Hữu Loan, Hoàng Cầm, Thanh Tịnh, và Hữu Thỉnh, Phùng Quán, Nguyên

Ngọc, Nguyễn Thi Với nhà thơ Thanh Tịnh- người làm chủ hôn lễ cho Nguyễn Khải, một đám cưới thật đơn giản, “giống như một cuộc liên hoan của cơ quan” Vì chỉ có “một nồi nước chè khô, thuốc lá Điện Biên, Tam Đảo và bánh kẹo của mậu dịch, cô dâu mặc áo dài còn chú rể vẫn mặc quần áo bộ đội và đi dép râu” Mối thân tình của Nguyễn Khải với Phùng Quán rất thân thiết nên khi có dịp gặp người yêu thời trẻ ông đã giới thiệu bạn gái của mình với Phùng Quán “Đây là bạn gái mình” Chính cái nhìn và đánh giá của Phùng Quán khiến cho hắn mát lòng, vì người bạn này nghĩ không ngờ hắn lại có cô bạn gái xinh đến vậy Lúc đó Phùng Quán đã là người rất nổi tiếng trong nghề viết văn của mình, Phùng Quán nói “Mình đi từ Hà Nội vào Vĩnh Linh không cần phải giấy giới thiệu chỉ cần nói Phùng Quán đây, là các barie đều nhấc lên để mình dắt xe vào”, nên ông rất chịu khó đi và chịu khó viết Còn Nguyễn Khải lúc này mới “bấm được ngón chân và đã đi được vài bước trên lối đi cheo leo dễ trượt ngã của văn chương”

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ

Người kể chuyện

“Hình tượng tác giả là một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và văn học của chính mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi” [25, tr.100] Có nghĩa là trong tác phẩm văn chương bao giờ cũng có sự thể hiện hình tượng tác giả như là một sự ý thức của nhà văn về vai trò chủ thể tư tưởng khi quan sát, miêu tả sự vật hiện tượng, đánh giá cuộc sống Hình thức tự thể hiện của hình tượng tác giả thường là thông qua nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm

Nhân vật người kể chuyện, đó là một “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [25, tr 221] Là nhân vật do tác giả sáng tạo ra, có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm, dẫn dắt người đọc tiếp cận văn bản Tồn tại với tư cách một công cụ do nhà văn hư cấu nhằm chuyển tải một thông điệp nào đó, việc lựa chọn kiểu người kể chuyện không phải ngẫu nhiên mà hoàn toàn mang tính quan niệm của nhà văn Nhân vật người kể chuyện là những nhân vật hư cấu, các chủ thể xưng tôi và người trần thuật trong tác phẩm không thể đồng nhất với nhà văn Người kể chuyện không phải tác giả, song luôn bị cái bóng của tác giả chi phối Mỗi người kể chuyện dù xuất hiện hữu hình hay vô hình đều mang bóng dáng và tư tưởng của hình tượng tác giả

Chính vì vậy:“Sự lựa chọn người kể chuyện, vị trí quan sát và cách thức kể sẽ mang đậm dấu ấn của người nghệ sĩ Người kể chuyện ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba thực chất chỉ là phần nổi của tảng băng Vấn đề là chúng ta có thể nhận ra những nỗ lực của tác giả đã làm biến chuyển lịch sử như thế nào khi thay đổi quyền năng và vai trò của người kể chuyện Có thể nói ý thức của người nghệ sĩ tác động trực tiếp đến sự lựa chọn một phương thức kể phù hợp mà ở đó người kể chuyện có trách nhiệm thực thi những ý tưởng của tác giả” [54, tr.70] Trong tác phẩm mọi sự thể hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra, song để tạo ra hình ảnh và góp phần không nhỏ và tạo nên tính sinh động và sức hấp dẫn cho tác phẩm văn học thì nhà văn phải biết lựa chọn một chỗ đứng thích hợp để kể chuyện: hoặc là tham gia trực tiếp vào sự kiện và cốt truyện, hoặc là người đứng ngoài sự kiện Vấn đề chọn ngôi kể là vấn đề quan trọng giữa người sáng tạo và cái được sáng tạo.“Người ta không thể miêu tả nếu không có người miêu tả và không bắt đầu từ một điểm nhìn nào đó” [94] Tác giả phải chọn ngôi kể phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của mình bởi ngôi kể là điểm nhìn, là vị trí dùng để quan sát, cảm thụ đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện tâm lí, văn hóa…và cũng qua ngôi kể tác giả tự thể hiện mình một cách rõ nét Chính bởi lẽ đó, nghiên cứu hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải không thể không nghiên cứu nhân vật người kể chuyện Nhân vật người kể chuyện trong sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải như một người bạn đi bên cạnh ta, thủ thỉ tâm tình trò chuyện, giãi bày, và cả tranh luận, đối thoại nữa để cùng người đọc chia sẻ và đồng cảm với những chiêm nghiệm của cá nhân mình

3.1.1 Người kể chuyện có ý thức đối thoại và mời gọi đối thoại

Sau năm 1975, dòng chảy của cuộc sống mới sau chiến tranh đòi hỏi văn học phải có những hình thức thể hiện mới Quan điểm sử thi hình như không phù hợp, không còn đủ sức để chuyển tải những vấn đề mới, những bức thiết đang xuất hiện trong cuộc sống thời bình Xuất phát từ quan niệm lấy con người làm đối tượng phản ánh, văn học nhằm mục đích phân tích, nghiên cứu sâu sắc

“con người trong con người” Những sáng tác của Nguyễn Khải từng bước chuyển sang quan điểm trần thuật từ góc độ đời tư, thế sự, lấy tinh thần nhân bản làm cốt lõi Đổi mới này làm cho những sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới mang một phong cách trần thuật mới mẻ, người kể chuyện thường trần thuật từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Hình tượng tác giả xuất hiện tương đối bình đẳng trong tác phẩm, luôn xuất hiện ở tư thế đối thoại: đối thoại với hiện thực, với nhân vật, với người đọc và với chính mình Nhân vật được soi sáng từ nhiều điểm nhìn trong các mối quan hệ khác nhau, các hoàn cảnh khác nhau để tìm ra cốt lõi bên trong Ở những truyện được trần thuật từ ngôi thứ ba, giữa tác giả và nhân vật luôn có khoảng cách để câu chuyện mang tính khách quan:“Bằng sự điềm nhiên của lời kể chuyện thường xuyên tách mình ra khỏi sự đồng cảm rất lớn với nhân vật và chỉ hướng tới sự chú ý của người nghe vào những kết quả thuần túy”[24, tr 24] Từ điểm nhìn khách quan ấy nhà văn có thể quan sát một cách tỉnh táo những cảnh đời, những quan hệ qua đó rút ra những bài học về cuộc đời Ở cách trần thuật ở ngôi thứ ba có khoảng cách này, chủ thể trần thuật luôn giấu mình đằng sau nhân vật để nhân vật tự bộc lộ cách sống, suy nghĩ, tâm trạng của mình Chỉ đôi khi người kể chuyện mới đưa ra một vài nhận xét kín đáo hay là lời bình luận

Dù xuất hiện ở cương vị nào thì nhân vật người kể chuyện chính là phương tiện nghệ thuật quan trọng, là đối tượng văn học để chuyển tải tư tưởng của tác giả, để chính tác giả bộc lộ những chiêm ngiệm nhằm phát hiện lại con người mình qua mọi biến cố của đời sống xã hội hôm qua, định hình lại con người mình qua mọi biến cố của con người hôm nay và mai sau Nhà văn đã

“trao cho nhân vật quyền bình đẳng về tư tưởng, khi nhà văn muốn coi hiện thực cái cần phải nghiên cứu từ nhiều phía” Nhân vật người kể chuyện ở đây, thực ra chỉ là cái bóng của nhà văn, là phương tiện nghệ thuật để nhà văn có thể được trò chuyện, được đối thoại công khai với người đọc nhằm tạo ra một hiệu quả bất ngờ và mới mẻ trong sáng tác Đọc Nguyễn Khải, có người “cảm thấy đang được nghe những cuộc tranh cãi, những luồng tư tưởng đang có thực ngoài đời và nhiều tác phẩm có kết thúc giả định, như không có kết thúc Nhà văn không đóng vai trò người truyền phán chân lí mà chủ yếu kích thích bạn đọc cùng bàn bạc, tìm kiếm” [8, tr 35]

Trong xu hướng dân chủ hóa của nền văn học, đa phần mẫu người kể chuyện ưa thích xuất hiện trong những sáng tác của các tác giả cùng thời như:

Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà… thường xuất hiện với cái nhìn hoang mang, dao động, hoài nghi và khá bi quan trước cuộc sống

Người kể chuyện xuất hiện rất đa dạng và linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật Đa phần đó là người kể chuyện dân chủ, giàu ý thức tự vấn, cố ý phơi bày một cái tôi cá nhân, kích thích đối thoại từ bạn đọc Còn với Nguyễn Khải, với cái nhìn của người kể chuyện không biết hết, nhà văn đã khiêu khích bạn đọc bằng những cái kết còn bỏ ngỏ, kích thích đối thoại ở người đọc cảm giác tin cậy Điều đó góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Khải vì “cái để người đọc tin là khó lắm, càng khó khi được người đọc tin cái gì viết ra cũng thật cả tin đến mức luôn chờ đón điều anh viết ra” [88, tr 375-378] Hầu hết các cuộc đối thoại của nhân vật người kể chuyện của Nguyễn Khải tạo ra trong tác phẩm đều chưa tìm đến lời đáp cuối cùng Tất cả mới chỉ là sự gợi mở, đặt vấn đề với rất nhiều khả năng giải quyết khác nhau Truyện không khép lại ở lời kết của nhân vật người kể chuyện mà còn gợi cho người đọc tiếp tục suy nghĩ về những điều còn để ngỏ Ở Gặp gỡ cuối năm, trong bữa tiệc gặp mặt cuối năm của nhà chị Hoàng có đầy đủ các thành phần, các chính kiến giai cấp: “bảo hoàng”có, cấp tiến có, cộng sản có, chống cộng sản, thiền có, khoa học có, người chiến thắng có kẻ chiến bại có, rồi là “một luật sư, một chiến sĩ cách mạng hoạt động tình báo nhiều năm trong hàng ngũ địch, một nhà văn cách mạng, một kĩ sư hóa học trẻ”

Với việc trần thuật từ điểm nhìn, di chuyển điểm nhìn qua các nhân vật, người kể chuyện đã tạo ra một cuộc đối thoại đa thanh với nhiều quan điểm, nhiều sắc thái tình cảm, nhiều tâm trạng, thái độ khác nhau: Khi thành kính, trang trọng, khi thân mật đến suồng sã Mỗi câu chuyện dù lớn hay nhỏ đều là một mảng hiện thực được nhìn nhận đánh giá bằng rất nhiều cách khác nhau Với việc di chuyển điểm nhìn, đặt điểm nhìn vào mỗi nhân vật, người kể chuyện ở đây cũng chỉ là thành viên tham gia vào câu chuyện Anh ta không biết những gì mà độc giả biết: “Chuyện gì thế nhỉ? Chuyện gì có thể nghiệm trọng đến thế nhỉ?

Nhưng phải đợi một lát nữa những ai có mặt ở nhà này lát nữa?” Người kể chuyện ở đây không đứng cao hơn nhân vật, mà như cũng bị cuốn hút vào câu chuyện Trong tranh luận người kể chuyện ở đây không có thái độ phê phán gay gắt và kết án những con người ở “phía bên kia” Đặt mỗi nhân vật trước sự lựa chọn, mỗi nhân vật đều phải lựa chọn, nhà văn muốn đưa đến một chiêm nghiệm đầy triết lí:“Một cách sống không lựa chọn, không từng trải sẽ không biết khẳng định những giá trị của nó” Có những lựa chọn đúng, có những lựa chọn sai, có người không dám lựa chọn, không khẳng định được giá trị của bản thân Tất cả mọi sự lựa chọn, không khẳng định được giá trị của bản thân Tất cả mọi sự lựa chọn hay, dở, đúng , sai, tự thân nó ngoài bề nổi đã phơi ra còn mọi bề chìm cho người trong và ngoài cuộc tranh luận ấy, người kể chuyện muốn bày tỏ thái độ của mình để khơi gợi ở bạn đọc một sự rộng lượng cho những kẻ từng hợp tác với địch, không nên sỉ nhục họ, hạ thấp họ mà nên bày tỏ thái độ cảm thông như Lê Ngọc Trà đã viết: “Rộng lượng với những lầm lạc về nhận thức, với sự vấp ngã của con người trên con người đi tìm chân lí” Người đọc ở đây như thấy mình đang được nhìn ngắm, trò chuyện, đối thoại, tranh luận cùng các nhân vật trong tác phẩm mà không hề bị áp đặt bởi một cách nghĩ, cách hiểu của tác giả Vấn đề chiến thắng hay chiến bại không phải là vấn đề mà người kể chuyện muốn xoáy sâu vào người đọc, quan trọng hơn là cần có thái độ khoan hòa, nhân hậu đầy tình người khi nhìn về những con người ở

“phía bên kia” Đối với họ chúng ta không nên đứng từ xa để nhìn ngắm và suy xét mà cần có những cuộc gặp gỡ với một thái độ nhân hậu mới có thể đi đến hòa giải thật sự

Người kể chuyện- hình tượng tác giả muốn chia sẻ cùng người đọc về việc lựa chọn cho mình một cách ứng xử trong cuộc sống Đứng trước những kẻ phạm tội, chúng ta có định kiến, nhưng lại thiếu đi sự khoan dung Chúng ta có thể dễ dàng ghét bỏ, tống giam những người phạm pháp, nhưng ngăn cản sự phạm tội từ cội nguồn căn nguyên của nó thì phải cần đến sự nỗ lực của những tấm lòng và tinh thần trách nhiệm Câu hỏi còn bỏ ngỏ ấy của người kể chuyện cũng là nỗi niềm băn khoăn nơi người đọc, mong tìm được câu trả lời thỏa đáng Trong lời của nhân vật Tiến- bạn Chính, người kể chuyện khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, xót xa trước một thế hệ đã cống hiến bao công sức để có được nền độc lập: “chỉ có mỗi nghề đi chiến trường Nay mai không còn chiến trường thì đi đâu nhỉ?”, “lần đầu tiên mình mới thấy cô đơn” câu hỏi đầy bi kịch của một người đầy bi kịch của một người đã “sống hết mình cho một niềm tin, một lí tưởng” và hoàn toàn hòa tan trong cái chung của cộng đồng như xoáy sâu vào lòng mỗi người Việc trần thuật từ điểm nhìn di chuyển điểm nhìn qua các nhân vật, người kể chuyện- hình tượng tác giả như muốn chất vấn, đối thoại với người đọc, buộc họ phải suy tư, trăn trở, phải có một phản ứng và cao hơn là một tấm lòng khi đối diện với những con người có bi kịch lạc thời như Tiến

Nhân vật người kể chuyện trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải là người đã từng chứng kiến trải qua những đổi thay, những thất bại, những buồn vui của một đời người Một người cầm bút từng trải hay suy ngẫm sự đời, việc người luôn hiện diện trên trang viết của ông Đó là con người có nhu cầu hứng thú, tâm tình, trò chuyện, giãi bày và cả tranh luận, đối thoại để cùng người đọc sẻ chia đồng cảm với cá nhân mình Chính vì lẽ đó qua nhân vật người kể chuyện giai đoạn sáng tác sau này, một cái tôi nhà văn hiện lên trong những sáng tác của Nguyễn Khải với nhu cầu nhìn nhận, đánh giá, chiêm nghiệm về các vấn đề của đời sống hiện thực Trong tư cách một nhân vật- nhân vật người kể chuyện- nhà văn có khả năng phân tích để tự khám phá chính mình, tự đối thoại với mình

Tóm lại, tinh thần đối thoại, nhu cầu đối thoại là biểu hiện của văn học thời kì đổi mới, nó gắn liền với tư tưởng về một hiện thực đa chiều, không thể biết trước, không thể biết hết Cảm nhận về tính đối thoại trong mỗi tác phẩm cụ thể là điều không dễ và cũng khó thống nhất vì phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghệ thuật của từng người, không loại trừ cả những “liên tưởng”qúa xa so với những điều tác giả định nói Tuy nhiên, người đọc có thể nhận ra trong bất cứ tác phẩm văn học nào của Nguyễn Khải cũng có những câu hỏi, những vấn đề mà tác giả đặt ra khơi gợi, mời gọi người đọc đối thoại

Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là hình thức biểu hiện của văn học Ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ giúp nhà văn xây dựng những hình tượng văn học, tái hiện lời nói và thế giới tinh thần của con người Với tư cách là công cụ biểu hiện quan điểm của tác giả, ngôn từ nghệ thuật, là chất liệu để xây dựng nên văn bản tác giả, ngôn từ nghệ thuật, là chất liệu để xây dựng tác phẩm Là công cụ của tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng, tình cảm nên khi tư duy nghệ thuật của nhà văn thay đổi thì ngôn từ nghệ thuật cũng đổi mới Ngôn từ nghệ thuật “chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả” [25, tr 213] Việc lao động chữ nghĩa bao giờ cũng vất vả cực nhọc, khi mỗi con chữ trong tác phẩm thấm đẫm tinh thần của tác giả thì tự bản thân nó đã thể hiện rất rõ con người tác giả trong tác phẩm Bởi sự lựa chọn, sử dụng từ ngữ luôn hàm chứa một quan niệm, một thái độ của nhà văn đối với cuộc sống

Trong đời viết văn của mình, Nguyễn Khải rất chú ý đến việc sử dụng câu chữ, bởi lẽ: “Dùng chữ cũng như dùng tiền, chỉ bỏ rất ít mà mua được vật có giá trị”[35] Từ nhu cầu được “nói thật” và được sự khuyến khích của Đảng với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, ngôn từ trong các sáng tác của Nguyễn Khải nói riêng và văn học thời kì đổi mới nói chung không còn cái vẻ trang trọng, du dương, thi vị mà rất gần với đời thường, nó là ngôn ngữ trần trụi của sự thật, là lời ăn tiếng nói hàng ngày, chân thật trong giọng điệu, thô nhám xù xì trong từ ngữ Hơn ai hết, Nguyễn Khải là nhà văn đã ý thức được việc thay đổi thứ ngôn ngữ hào hùng, thi vị và lãng mạn, lối văn xuôi mực thước, trang trọng để khẳng định tư thế dân chủ và bình đẳng giữa con người với con người, để phù hợp với đối tượng miêu tả- cái hiện thực đời thường ngày hôm nay, “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen đầy rẫy những biến động, những bất ngờ…”[48] Trong Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn

Khải đã mượn lời nhân vật Chương để trình bày quan niệm của mình về vấn đề này: “Một tờ giấy cầm lỏng lẻo, ngón tay không thể đâm thủng được, nhưng mũi kim có thể đâm thủng, vì nó nhỏ hơn nên bén hơn Tập trung sự suy nghĩ của mình cho thật nhỏ lại, cho cực kì nhỏ thì không có bí mật nào của tạo hóa không bị khám phá Vĩ nhân hơn người thường chẳng qua họ biết cách tập trung sức suy nghĩ của họ ở mức cao nhất Xuyên suốt những tác phẩm thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ kể chuyện trong những sáng tác của ông trở nên sinh động và biến hóa linh hoạt Trước hết, nó là ngôn ngữ mang nhiều yếu tố của phong cách sinh hoạt đời thường Nó đã được gia tăng tốc độ, có tính thông tin cao, thể hiện ở việc giảm đáng kể ngôn ngữ miêu tả Phải là một người có trái tim yêu tha thiết cuộc sống mới viết được những trang văn thấm đẫm hiện thực một cách chân thực và sinh động như vậy

3.2.1.1.Ngôn ngữ đẫm chất hiện thực- đời thường

Sau 1975, với một hiện thực, một đất nước được mở rộng trong sự toàn vẹn đa chiều của đời sống nhân sinh thế sự, với điểm nhìn của người kể chuyện không biết hết, ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Khải trở nên phong phú, linh hoạt Nó tỏa rộng đến mọi mặt của cuộc sống, lại vừa len lỏi tới những miền sâu kín, khuất lấp trong tâm hồn con người Trong những sáng tác của mình nhất là sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới, lời văn của Nguyễn Khải rất chân thực, rất gần gũi với đời thường chứ không còn “tô màu”như trước nữa

Trước cái hiện thực ngổn ngang, bề bộn và phức tạp của cuộc sống mới, nhà văn Nguyễn Khải khi thì ở bên cạnh cuộc đời để quan sát cái “cõi nhân gian bé tí”mà đầy phức tạp để mô tả, khi lại di chuyển cái nhìn vào bên trong con người mình, một nhân tố của chính cái cuộc đời phức tạp ấy để nói lên những suy nghĩ bên trong bằng ý thức ngôn ngữ của mình Ngôn ngữ trong các sáng tác của ông là thứ ngôn ngữ đời thường, thân mật đến suồng sã Nó dung nạp nhiều khẩu ngữ và cường độ thông tin lớn

* Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ: Theo quan niệm của M Gorki “Khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”, nghĩa là nó không chỉ đóng vai trò “dung môi”mà còn là thần thái, khí sắc, là đặc tính mĩ học của ngôn ngữ nghệ thuật

Việc gia tăng khẩu ngữ, xuất hiện phổ biến cả đại từ nhân xưng “suồng sã” đã làm “thân mật hóa”, “dân chủ hóa” các mối quan hệ của văn học, đồng thời cũng biểu hiện quan niệm đời thường hóa con người: “Tác giả đã tỏ ra ưu thế trong việc sử dụng khẩu ngữ, những ngôn từ được chắt lọc từ lời ăn tiếng nói hàng ngày này khi trang nghiêm trân trọng, khi đôn hậu, trầm tư, khi thân mật suồng sã”(Bích Thu) Cùng với việc kết hợp với giọng điệu thản nhiên, “suồng sã”, không quan trọng hóa bất cứ điều gì, hệ thống đại từ nhân xưng này tăng thêm tính chất hài hước cho văn chương

Nguyễn Khải tỏ ra rất có ưu thế khi sử dụng thứ ngôn ngữ tươi rói đời thường, không cần gọt giũa, ít cách điệu mà vẫn đầy hấp dẫn, thú vị Ông thích dùng ngôn ngữ mộc mạc như cái thô nhám của đời thường Ngôn ngữ trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải thường đẫm chất hiện thực đời thường, đôi khi suồng sã, thân mật, các nhân vật nói năng với nhau ít nghi thức hơn, dường như “để cho nhân vật của mình hết sức thoái mái trong tính cách, ngôn ngữ hết sức tự nhiên của đời sống riêng của họ trước khung cảnh thực sự bình dị hàng ngày”( Ngô Văn Phú) Nguyễn Khải đã phát huy tối đa hiệu quả của yếu tố khẩu ngữ trong tác phẩm của mình Người đọc thật ấn tượng với ngôn ngữ của bà Hoàng trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm: “Vứt mẹ nó chuyện chính trị đi” Từ năm năm nay nhà này không bàn chuyện chính trị…Ăn nói rất sỗ, rất thô mà nghe được, ấy là tài riêng cái duyên rất lạ của chị từ ngày còn trẻ… Vứt mẹ nó chuyện thằng Tàu đi Nó là cái gì ở nhà này mà nói nhiều về nó thế” Đặt những lời nói bỗ bã có tính chất khẩu ngữ vào miệng các nhân vật của mình, Nguyễn Khải đã để cho nhân vật của ông được là chính mình, đúng với bản chất con người mình Đọc những sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, ta có thể nhận thấy đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ nhà văn là tiếng nói tự nhiên, dân giã, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người Đó là thứ ngôn ngữ

“Giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực”(Phan Cự Đệ) Với chất liệu ngôn ngữ còn phập phồng hơi thở của cuộc sống, nhà văn đã miêu tả cuộc đời của nhân vật như nó vốn có trong cái hiện thực của ngày hôm nay, cái hiện thực đang còn ngổn ngang bề bộn Qua đó chúng ta có thể thấy hình tượng tác giả hiện diện là một con người rất đỗi đời thường trong xã hội, một người rất có duyên trong ăn nói, luôn trăn trở và đầy tình yêu thương trước những cảnh đời số phận của mỗi con người

* Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ thông tin: Trong bối cảnh chung của thời đại thông tin, việc gia tăng yếu tố thông tin cho ngôn ngữ, mở rộng khả năng diễn đạt các vấn đề của cuộc sống hiện đại là nhu cầu sớm xuất hiện trong các sáng tác của các nhà văn thời kì đổi mới chứ không chỉ Nguyễn Khải Những sáng tác của Nguyễn Khải ở giai đoạn này, đặc biệt là tiểu thuyết “thường là những cuốn sách ngắn” nhưng lại chứa đựng một lượng thông tin rất là lớn

Tiêu biểu cho hiện tượng gia tăng yếu tố thông tin và tính tốc độ của ngôn ngữ là Gặp gỡ cuối năm Một cuốn tiểu thuyết rất ngắn gọn mà hàm chứa một nội dung rất sâu sắc Độ mỏng của cuốn sách chỉ có 150 trang mà lời lẽ, tư liệu, sự kiện chật chội đến đông đặc Bằng ngôn ngữ đậm đặc yếu tố thông tin sự kiện, trong bữa tiệc cuối năm chỉ vẻn vẹn có 5 tiếng đồng hồ trước giao thừa mà chứa đựng bao nhiêu tình ý, bao nhiêu số phận Người đọc bị va xiết giữa các luồng tư tưởng trong lối hành văn linh hoạt giàu chất phóng sự Sự gia tăng yếu tố thông tin cũng là điểm nổi bật trong các tiểu thuyết Thời gian của người, Cha và Con và…, Vòng sóng đến vô cùng, Thượng đế thì cười và nhiều truyện ngắn sau thời kì đổi mới Với đặc điểm ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ thông tin, ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Khải sẽ bớt đi phần

“tả”, gia tăng phần bình luận Vì thế có người gọi nhà văn Nguyễn Khải là nhà văn thông tấn Đưa ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ thông tin vào tác phẩm của mình, nhà văn đã chuyển tải đến người đọc một hiện thực tươi rói, cái “hiện thực của ngày hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, màu đỏ và màu đen đầy rẫy những bất ngờ”của cuộc sống như nó vốn có

3.2.1.2.Ngôn ngữ đẫm chất tự sự, miêu tả

Bên cạnh thứ ngôn ngữ thân mật, suồng sã của đời sống thường nhật thì ngôn ngữ giàu chất tự sự miêu tả đã và ngày càng gia tăng Trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Khải, lớp từ vựng mang sắc thái tự sự chiếm tỉ lệ cao

Hầu hết các nhân vật đều là trí thức nên họ đều hướng vào sự tự bộc lộ, giàu trải nghiệm nên nhìn chung, ngôn ngữ của họ sắc sảo và đầy trí tuệ Đọc Nguyễn Khải, hứng thú trí tuệ luôn được nảy sinh Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh từng nói, đọc Nguyễn Khải trí khôn của mình luôn được mở mang thêm một điều gì đó Hứng thú triết luận thường được tạo ra bởi sức ép buộc người đọc phải động não, tranh cãi, phải bàn luận, tán thành hoặc phản đối những lí lẽ mà tác giả đề ra Những lí lẽ đó chưa hẳn hoàn toàn đã đúng nhưng người đọc đã thấy hứng thú bởi nhận thức thêm được một khả năng có thể xảy ra trong hiện thực Vẻ đẹp trong văn Nguyễn Khải thường nằm ở những lời tự sự, để bộc lộ triết lí ngắn gọn, giản dị, bất ngờ bật lên sau mỗi sự việc bằng ngôn ngữ miêu tả rất tinh tế và tỉ mỉ Theo nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị, trong Gặp gỡ cuối năm, mỗi nhân vật là một đơn vị nghệ thuật để chuyên trở một triết lí nào đó Chăng hạn: Chương là hình ảnh của một người thất bại, một kẻ “lầm lẫn khi lựa khi lựa chọn ý nguyện buổi đầu và ý thức rất rõ về cái được, mất của cuộc đời” Bà Hoàng là nơi để chứng minh cái quy luật của tất yếu và sự lựa chọn của cá nhân trước cái tất yếu… Ý nghĩa triết lí không chỉ toát ra hình tượng mà còn từ những lời nói vô tình nhưng mang tầm khái quát cao Chẳng hạn nói về nghệ thuật và cuộc sống: “Cách kết thúc của đời sống luôn luôn là hợp lí, nhưng thông thường là ảm đạm, nghệ sĩ vốn nhân hậu và lạc quan hơn tạo hóa ” [48] Hoặc nói về cái vô hạn của thời gian và cái hữu hạn của kiếp người để khẳng định cái hữu ích trong cái hữu hạn đó Con người

“Giống như một đơn vị nhỏ nhất của thời gian là một tích tắc- tích tắc, những ước mơ nguyện vọng, những đấu tranh thành bại, những vui sướng đau khổ, tất cả gói gọn trong cái hữu hạn khoảnh khắc, tích tắc-tích tắc… hãy nhớ tới cái ngắn ngủi, cái chóng qua của một kiếp người… ta vẫn có thể là cái gì đó trong khoảnh khắc ta đang sống, là một sức đẩy dù là yếu rớt vào cái dòng lưu chuyển chung” [48]

KẾT LUẬN

Với hơn nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Khải đã thể hiện một tài năng, một cá tính sáng tạo của một nhà văn có phong cách Ông vẫn khiêm tốn tự cho cuộc đời mình chỉ là Một giọt nắng nhạt, chỉ là cuộc đời viết văn của một công chức, nhưng thực ra đó là cuộc đời của một con người không ngừng hướng tới sáng tạo và tự hoàn thiện mình Những công trình nghệ thuật của Nguyễn Khải đã khẳng định vị trí và đóng góp lớn lao của ông trong sự phát triển của nền văn chương Việt Nam hiện đại

1 Hình tượng tác giả là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại và ngày càng trở nên có ý nghĩa trong việc tìm hiểu phong cách nhà văn

Hình tượng tác giả mở ra con đường giải mã tác phẩm văn học từ những yếu tố bên trong Trong tác phẩm, hình tượng tác giả biểu hiện ở nhiều phương diện và sự tự thể hiện chân dung của tác giả Hình tượng tác giả chủ yếu biểu hiện ở phạm vi và những vấn đề cuộc sống được trình bày trong tác phẩm; cách cảm nhận, đánh giá, thái độ của tác giả đối với hiện tượng cuộc sống ấy; ở giọng điệu, cách lựa chọn và kết hợp từ ngữ; cách tự hình dung mình trong tác phẩm

Sự hiện diện của hình tượng tác giả trong tác phẩm còn gắn với những đặc trưng thể loại Trong các sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, sự biểu hiện chân dung của hình tượng tác giả có dấu ấn và đặc điểm riêng

Từ việc kế thừa thành quả của những người đi trước, chúng tôi nhận thấy hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải trước hết hiện diện qua cái nhìn nghệ thuật về hiện thực và cái nhìn về con người Từ cái nhìn nghệ thuật về hiện thực cuộc sống đa dạng nhiều chiều, Nguyễn Khải luôn tỉnh táo, khách quan, ông hướng ngòi bút của mình phản ánh cái hiện thực của ngày hôm nay, “cái hôm nay ngổn ngang bề bộn” ở cả bề rộng và chiều sâu triết học của nó Một bức tranh hiện thực nhiều màu sắc, đa chiều của con người đương thời Đi sâu khám phá con người bằng sự tinh nhạy, Nguyễn Khải đã nhìn con người “đa đoan đa sự” không chỉ ở phía những bản năng tự nhiên mà nhìn họ ở chiều sâu trong đời sống tâm hồn với tất cả sự phức tạp và đầy bí ẩn của nó Dưới cái nhìn của một trái tim yêu thương da diết con người, tận đáy sâu tấm lòng của nhà văn luôn cháy lên một niềm tin mãnh liệt vào con người cùng với hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở con người phải biết trăn trở, tự vấn để tự nhìn nhận cuộc sống và nhân cách của mình

Tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới đã thực sự được bạn đọc mến mộ Tiểu thuyết của ông đã nắm bắt và thể hiện bao đổi thay của con người, của cuộc sống trong thời kỳ đổi mới của đất nước Ngòi bút sắc sảo, đầy chất “chất văn xuôi” của nhà văn luôn hấp dẫn đối với độc giả vì họ tìm thấy

“cái mình cần” trong chiêm nghiệm của một tác giả luôn bám sát từng bước đi của đời sống xã hội và quan tâm đặc biệt tới số phận con người trước những thay đổi của lịch sử Trong những tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, hình tựơng tác giả được thể hiện trong cách khai thác, khám phá sự vật, con người ở rất nhiều chiều thông qua một nhãn quan sắc sảo, cái nhìn về con người, về cuộc đời không còn giản đơn, một chiều, “chỉ nhìn thấy cái nửa mà ai cũng thấy” như trước nữa mà bây giờ là một cái nhìn đầy trăn trở, suy ngẫm, đa chiều, vận động theo hướng đi gần hơn với cuộc sống Chính vì vậy, cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc đời trở nên đa dạng, phong phú và sâu sắc hơn: vừa hiện thực tỉnh táo, vừa sắc sảo tinh tế lại giàu tính phân tích Để từ đó chân dung tác giả hiện lên rất rõ nét trong tác phẩm

2 Từ cách hiểu về hình tượng tác giả trong văn học, từ góc nhìn thể loại cũng như căn cứ vào những phương diện biểu hiện nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy hình tượng tác giả còn là sự tự thể hiện qua nhân vật người kể chuyện trong sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải rất đa dạng và sự linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật Người đọc có thể nhận ra đằng sau sự xuất hiện của nhân vật người kể chuyện mang tính chất tự sự miêu tả là hình tượng tác giả Đó là một người luôn có ý thức đối thoại và độc thoại nội tâm Một người luôn có nhu cầu nhận thức lại, giàu ý thức tự vấn, cố ý phơi bày cái tôi cá nhân chân thực trong khả năng thức nhận và sám hối Đó là một người luôn có ý thức cao trong cuộc sống cũng như trong lao động sáng tạo nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật

3 Đến thời kỳ đổi mới, lối trần thuật của nhà văn có nhiều thay đổi, từ cái nhìn khách quan gần như tuyệt đối nay chuyển sang cái nhìn chủ quan Nhà văn không đứng ngoài quan sát miêu tả nhân vật một cách lạnh lùng mà thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm nhân vật, thăm dò khám phá chiều sâu bí ẩn trong đời sống tinh thần con người

Nhân vật kể chuyện - người sáng tạo độc đáo nhất là Nguyễn Khải Hình tượng người kể chuyện ngôi thứ nhất có tham dự là nhà văn, nhà báo có khi mang tên là Khải với rất nhiều yếu tố tiểu sử cũng là một nét mới trong tiểu thuyết Nguyễn Khải Ở đây, ta thấy hiện lên một người kể thông minh, chịu đi, chịu tìm tòi hay nhận xét, la cà khắp nơi, chia sẻ với mọi người về suy nghĩ, vui buồn khi quan sát sự đời Sự xuất hiện của một người kể từng trải, hiểu người, hiểu đời, với những triết lý thông minh, sắc sảo trong tiểu thuyết Nguyễn Khải luôn cuốn hút bạn đọc Bởi người kể hôm nay không phải là người truyền phán chân lý mà chủ yếu kích thích bạn đọc cùng bàn bạc tìm kiếm chân lý đời sống

Mong muốn đối thoại chính là biểu hiện của mối quan hệ bình đẳng giữa nhà văn và bạn đọc

4 Trong các sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, hình tượng tác giả còn hiện diện sinh động qua giọng điệu nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật

Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải vô cùng phong phú và đa dạng Nổi bật trong các sáng tác của ông là giọng điệu triết lí suy tư với âm hưởng trầm lắng Ngoài ra còn có giọng điệu trải nghiệm cá nhân, tâm tình chia sẻ; giọng điệu hóm hỉnh hài hước dân dã; giọng điệu mang tính đa thanh Hình tượng tác giả hiện diện qua giọng điệu nghệ thuật phong phú ấy là một con người mà vầng trán chẳng có lúc nào thanh thản, luôn trĩu nặng những suy tư, trăn trở Con người ấy có lúc cũng hóm hỉnh, hài hước nhưng trong sâu thẳm tâm hồn ông luôn trăn trở trên con đường kiếm tìm, đổi mới nghệ thuật cùng với một trái tim nhân hậu, đầy bao dung trước mỗi số phận con người trong cuộc sống

Hiện diện qua ngôn từ nghệ thuật cũng thật phong phú và đa dạng là một con người luôn trăn trở trên con đường kiếm tìm một cách biểu hiện mới Với hệ thống ngôn ngữ phong phú, độc đáo và mới mẻ, Nguyễn Khải đã đem lại cho văn xuôi hiện đại những đổi mới, cách tân về nghệ thuật với lối tư duy tiểu thuyết Nó chứng tỏ tài năng cũng như sự nghiêm túc trên con đường lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Những cống hiến của Nguyễn Khải đã được bạn đọc đón nhận, yêu mến và trân trọng Bóng dáng và tư tưởng của hình tượng tác giả- nhà văn Nguyễn Khải hiện lên rõ nét trong truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới Người đọc thấy: “Ông đang mải miết đi giữa dòng đời xuôi ngược, chăm chú nhìn ngắm con người và cuộc sống xung quanh, thỉnh thoảng dừng lại khen người này một câu, bình luận về sự việc kia một chút, rồi tự giễu mình, nhạo đời cú tưng tửng đùa mà thật ra ông đã phát hiện ra bao nhiêu điều nghiêm túc về nhân sinh và thế sự Ông nhìn đi rồi nhìn lại, ông chiêm nghiệm rồi ông triết lý” [74, tr 92] Đó là một con người với cái nhìn nhiều chiều, trong nhiều mối quan hệ, một cái nhìn mang tính toàn vẹn của Nguyễn Khải

5 Trải qua hơn nửa thế kỉ cầm bút, Nguyễn Khải đã để lại một dấu ấn riêng qua những tiểu thuyết viết cuối thế kĩ XX Mỗi trang văn của ông là một trang đời của người cầm bút suốt đời không thôi trăn trở, nghĩ suy, mải mê kiếm tìm sự thật ở bề sâu của cuộc sống Những trang đời không một chút hổ thẹn với danh dự và danh phận của người cầm bút, bởi lẽ đi qua những năm tháng cuộc đời, ông đã sống và viết như một người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng của dân tộc, của nhân dân Cuối cùng chúng tôi lấy lời nhận xét của Vương Trí Nhàn làm lời kết cho luận án của mình: “ Muốn hiểu con người thời đại với tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải” [76] Đó là lời khẳng định vị trí quan trọng của Nguyễn Khải trong nền văn học Việt Nam hiện đại

6 Hình tượng tác giả là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại Song với phạm vi của một luận văn thạc sĩ và dưới cái nhìn của một người trong bước đầu công việc nghiên cứu, người viết mới chỉ dừng lại ở việc giới thuyết những nét chung nhất về hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học Từ đó làm rõ hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải qua các phương diện: cái nhìn nghệ thuật để làm nổi bật chân dung tác giả với nghệ thuật biểu hiện của hình tượng tá giả qua: nhân vật người kể chuyện; ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật Trên thực tế hình tượng tác giả còn hiện diện trong toàn bộ văn nghiệp đồ sộ của Nguyễn Khải Người viết hi vọng rằng, một ngày không xa việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong toàn bộ văn nghiệp của Nguyễn Khải sẽ được tiếp tục ở những công trình sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lại Nguyên Ân – Trần Đình Sử (1984) Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội

2 Lại nguyên Ân (2004), “Triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự sự”, Nguyễn Khải về Tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.320-329

3 Lại Nguyên Ân (1990), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội

4.Lại Nguyên Ân-Trần Đình Sử (2004), Văn xuôi nghiên cứu đời sống hôm nay, (Đối thoại về sáng tác gần đây của Nguyễn Khải), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.75-85

5 Nguyễn Duy Bắc (2001), Về lãnh đạo, quản lí văn học nghệ thuật trong công cuộc đổi mới, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội

6 Nguyễn Thị Bình (1998), Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết,Tạp chí văn học ( số 7), tr 69 – 75

7 Nguyễn Thị Bình (1999), Một vài đặc điểm của tiểu thuyết mới, Tạp chí văn học ( số 6 ), tr 67-73

8 Nguyễn Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội

9 M BAKHTIN (1993), Những vấn đề thi pháp của Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục Hà Nội

10 M BAKHTIN (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch từ nguyên bản tiếng Nga, in lần thứ 2), Nxb Hội Nhà Văn,

11 Milankundela (Nguyên Ngọc dịch) (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng

12 G.N Pôspêlôv (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, (tập1,2) Nxb Giáo dục

13 Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb

14 Đặng Anh Đào (1991), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay, Tạp chí Văn học, ( số 6), tr 21-27

15 Phan Cự Đệ (1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ( hai tập) Nxb ĐH và Trung Học Chuyên Nghiệp HN

16 Phan Cự Đệ (1981), Những đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ tiểu thuyết, một số tiểu thuyết về sự vận dụng tiếng Việt, Nxb giáo dục HN

17 Phan Cự Đệ (1983), Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975 tập hai, Nxb ĐH và Trung Học Chuyên Nghiệp HN

18 Phan Cự Đệ chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX Nxb Giáo dục

19 Phan Cự Đệ (2004), “Tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XX”

20 Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007), Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử- Thi Pháp-

Chân dung, Nxb Giáo dục, Hà Nội

21 Nhiều tác giả (1995), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học HN

22 Nhiều tác giả (2008), Nam Cao về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục Hà Nội

24 Cao thị Hồng Hạnh (2006), Ý thức tự vấn trong văn xuôi Việt Nam sau

1975, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội

25 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên ( 2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục

26 Đỗ Thị Hiên (2006), Hai cách tự sự “kể lại nội dung” và “Viết nội dung”, trong một số truyện ngắn của Nguyễn Khải trước và sau 1975, Tạp chí Ngôn ngữ (số 3), tr 67-72

27 Đào Duy Hiệp (2008), Phê Bình văn học từ lí thuyết hiện đại Nxb Giáo dục

28 Đoàn Trọng Huy (2006), Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải, Nghiên cứu văn học, ( số 5), tr 87- 96

29 Đông Hoài (1983), Nhận thức và thẩm định, Nxb Văn học Hà Nội

30 Nhật Khanh (1991) Đầu Năm gặp tác giả “Gặp gỡ cuối năm” Báo Văn nghệ, (số 6-7), tr 26-28

32 Nguyễn Khải (1967), Hòa vang (bút kí), Nxb Văn học Hà Nội

33 Nguyễn Khải (1986), Văn Xuôi trước yêu cầu đổi mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội ( số 1)

34 Nguyễn Khải (1989), Một cõi nhân gian bé tí, Nxb Văn nghệ Thành phố

35 Nguyễn Khải (1996), Tuyển Tập Nguyễn Khải (3 tập), Nxb Văn học Hà Nội

36 Nguyễn Khải (1999), chuyện nghề, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

37.Nguyễn Khải (1999), Tuyển tập tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

38 Nguyễn Khải (2003), Truyện vừa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội

39 Nguyễn Khải (2000), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội

40 Nguyễn Khải (2001), Hà Nội trong mắt tôi, Nxb Trẻ

41 Nguyễn Khải (2002), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb nhà văn Hà Nội

42 Nguyễn Khải, (2003), Truyện ngắn 2, Nxb Nhà Văn, Hà Nội

43 Nguyễn Khải (2003), Sống ở đời,Tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn Hà

44 Nguyễn Khải (2004), “Nhìn lại những trang viết của mình”, Nguyễn Khải tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội

45 Nguyễn Khải (2004), “Cuộc tìm kiếm mãi mãi”, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 430 - 432

46 Nguyễn Khải (2004), “Nếu như trái tim tôi chưa nguội lạnh”, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 426 - 429

47 Nguyễn Khải (2004), Thượng Đế Thì Cười Nxb Hội nhà văn

48 Nguyễn Khải (2004), Tiểu thuyết 1: Xung đột, Chủ Tịch huyện, cha và con và… Nxb hội nhà văn HN

49 Nguyễn Khải (2004), Tiểu thuyết 2: Gặp sỡ cuối năm, Thời gian của người, Điều tra về một cái chết, Vòng sóng đến vô cùng, Nxb hội nhà văn HN

50 Nguyễn Khải (2004), Tiểu thuyết 3: Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười, Chiến sĩ, Nxb hội nhà văn HN

51 Nguyễn Khải (2004) Nhà văn nói về tác phẩm Nxb giáo dục HN

52 Nguyễn Khải (2005), Tiểu thuyết 4: Một chặng đường, Ra đảo, Nxb Hội nhà văn

53 Nguyễn Khải (2003), Truyện ngắn 1, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội

54 Cao Kim Lan (2009), Mối quan hệ giữ người kể chuyện với tác giả,

55 Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt Nam Vấn đề - Tác giả, Nxb Giáo Dục

56 Phong Lê (1983), Văn học những năm 80, Tạp chí văn học, (số 3), tr 66-

57 Phong Lê (1994), Văn học trên hành trình đi tinh thần của con người, Nxb Lao động, Hà Nội

58 Nguyễn Văn Long (1977), Nhìn lại một chặng đường tiểu thuyết, Tạp chí văn nghệ quân đội,(số 2) tr 78

59 Nguyễn văn Long (1984), Nguyễn Khải- Từ điển văn học Tập 2, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

60 Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lí Luận Văn học, Nxb

61 Nguyễn Đăng Mạnh (2000), “Nguyễn Khải đời người đời văn”, Nguyễn

Khải về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, tr 416- 421

62 Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử, Nguyễn Thảo

(1987), Một thời văn học mới, Nxb Văn học Hà Nội

63 Nguyễn Đăng Mạnh (1992),Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển,

64 Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Dại Ngôn Nguyễn Khải, Báo văn nghệ, (số

65 Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Chân dung văn học, Nxb Thuận Hóa

66 Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại- Chân dung và phong cách, Nxb Văn học Hà Nội

67 Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà Văn, Nxb Giáo dục Hà Nội

68 Đặng Thị Mây (2008), Sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, Tạp chí Giáo Dục ( số 185), tr 38-

69 Chu Nga (1974), Đặc điểm ngòi bút hiện thực của Nguyễn Khải, Tạp chí văn học ( số 2), tr 44-52

70 Chu Nga (1977), “Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Khải” Tác giả văn xuôi hiện đại sau năm 1945, Nxb khoa học HN

71 Tuyết Nga (2004), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, Nxb Hội nhà Văn

72 Nguyễn Thị Nga, (2010): Hình tượng tác giả nữ trong thơ thời chống Mĩ

Luận án tiến sĩ, ĐH Sư phạm Hà Nội

73 Đào Thủy Nguyên (2002), Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Hà Nội

74 Đào Thuỷ Nguyên (2004), “Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng và phân tích” Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, tr 149-

75 Đào Thủy Nguyên (2008), Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục

76 Vương Trí Nhàn (1996), Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải tập 1, Nxb văn học

77 Vương Trí Nhàn, (2006) Chân dung văn học- có những nhà văn như thế, Nxb hội nhà văn

78 Vương Trí Nhàn (1996), Vài nét về sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần đây, Tạp chí văn học, (số 2), tr 8-14

79.Vương Trí Nhàn (1996), Tuyển tập Nguyễn Khải, Nxb văn học Hà Nội

80.Vương Trí Nhàn (1996), Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945 (Tuyển tập Nguyễn Khải), (tập 1), Nxb văn học Hà Nội

81 Bảo Ninh (2011), Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ

82 Nhiều tác giả (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

83 Vũ Quần Phương (2004),”Nguyễn Khải và thời gian của Người”, Nguyễn

Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, tr 343-345

84 Trần Văn Phương (1999), Về những hình tượng nhân vật đẹp trong “Thời gian của người” của Nguyễn Khải, Thông báo khoa học ( số 5), tr 52-55

85.Trần Văn Phương (2001), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội

86 Hà Công Tài, Phan Diễm Phương (2004), Nguyễn Khải tác gia và tác phẩm, Nxb giáo dục

87 Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb bộ văn hóa thông tin HN

88 Đinh Quang Tốn (2004), “Nguyễn Khải với Hà Nội”, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, tr 375-378

89 Bích Thu (2004), “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải trong những năm 80 đến nay”, Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, tr 122-132

90 Bích Thu (1998), Theo dòng văn học, Nxb Khoa học Xã hội, H

91 Phan Ngọc Thu ( Tuyển chọn và biên soạn) (2006), Để hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại (tái bản lần 2), Nxb Giáo dục,

Ngày đăng: 07/12/2022, 11:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w