Mục đích của đề tài Thông qua khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Viết ở Trung Quốc giai đo ạn 2000-2010, luâ ̣n văn góp vào nghiên cứu tình hình
Mục đích của đề tài
Thông qua khảo sát tình hình trình bày ngƣ̃ âm trong giáo trình dạy tiếng Viết ở Trung Quốc giai đo ạn 2000-2010, luâ ̣n văn góp vào nghiên cƣ́u tình hình ngữ âm trong các cuốn giáo trình, tìm hiểu về ngƣ̃ âm tiếng Viê ̣t trong các giáo trình ở Trung Quốc; phân tích và so sánh phần ngữ âm trong các giáo trình khác nhau; Nêu ra những nội dung không đúng và chƣa đƣợc thống nhất so với hai cách quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ Nhận xét phương pháp giảng dạy của các giáo trình Thông qua nghiên cứu của tôi, góp phần vào việc biện soạn, giảng dạy và học tập cho người Trung Quốc.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu tập các giáo trình có phần ngữ âm đã đƣợc xuất bản ở Trung Quốc trong giai đọan 2000-2010
- Nhận diện phương pháp giảng dạy của phần ngữ âm trong các giáo trình
- Nhận xét chung về tình hình trình bày ngữ âm trong các giáo trình
- Nêu ra ý kiến của tôi về việc biên soạn giáo trình tiếng Việt.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng thao tác của những phương pháp nghiên cứu: miêu tả, so sánh
Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng để thể hiện đặc tính của các hiện tƣợng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó của nó Đây là phương pháp phương tích đồng đại, phương pháp miêu tả có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện học tập và giảng dạy ngôn ngữ Trong luận văn, sử dụng phương pháp miêu tả để trình bày tình hình ngữ âm một cách rõ ràng.
Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu của luận văn là:
- 8 cuốn giáo trình tiếng Việt ở Trung Quốc đã đƣợc xuất bản giao đoạn 2000-2010.
Bố cục của luân văn
Trong luận văn của tôi, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, gồm có 3 chương sau đây:
Chương I: Cơ sở lý luận của luận văn
Chương II: Mô tả trình bày tình hình ngữ âm trong các giáo trình đã xuất bản ở Trung Quốc giai đọan 2000-2010
Chương III: Nhận xét chung về nội dung ngữ âm trình bày trong các giáo trình.
Tóm tắt về ngữ âm tiếng Việt
Để chuyển đạt một thông tin nào đó, nhiết thiết phải dựa vào một vật chất
Qua đó, ký hiệu mới có thể phát ra, chuyển đạt và nhận đƣợc Tác dụng giao lưu của ngôn ngữ là thể hiện qua âm thanh Âm thanh này do bộ máy phát âm của con người phát ra, người ta gọi là hình thức âm thanh của ngôn ngữ Vì vậy, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ
Ngữ âm được con người phát ra, có thể chia thành những mạch khác nhau, những khúc đoạn, từ lớn đến nhỏ khác nhau Khi phân tích ngữ âm, chúng ta cần phải phân tích từng yếu tố một cách tỉ mỉ Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất Dù lời nói chậm đến đâu cũng chỉ tách đƣợc đến âm tiết là hết Ví dụ nhƣ “Cà phê Trung Nguyên” có cả thảy 4 âm tiết
Trong tiếng Việt, phát âm có bao nhiêu tiếng thì là có bấy nhiêu âm tiết Về phương diện phát âm, âm tiết tiếng Việt có tính toàn vẹn, không thể phân chia đƣợc Bởi vì nó đƣợc phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm Cứ mỗi lần cơ thịt của bộ máy phát âm căng lên rồi chùng xuống là ta có một âm tiết Có bao nhiêu lần căng - chùng thì có bấy nhiêu âm tiết Khi phát âm mỗi một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm cũng phải trải qua ba giai đọan: tăng cường độ căng, đỉnh đỉểm căng thẳng và giảm độ căng
Về cấu trúc, mỗi âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất có hai bậc, bậc thứ nhất bao gồm những thành tố trực tiếp: thanh điệu, âm đầu và phần vần Bậc thứ hai bao gồm ba thành tố: âm đệm, âm chính và âm cuối
Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính, có chức năng khu biệt âm tiết này với âm tiết khác về mặt âm vực hay đường nét; nó có giá trị phân biệt cách phát âm và ý nghĩa của từ Mỗi âm tiết đều mang một trong 6 thanh điệu Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết Âm tiết này khu biệt âm tiết khác bằng những cách mở đầu khác nhau Trong tiếng Việt, âm đầu là do phụ âm đảm nhiệm Âm đệm có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu Trong tiếng Việt, âm đệm là do bán nguyên âm đảm nhiệm Âm chính có chức năng quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết, nó là hạt nhân của âm tiết Trong tiếng Việt, âm chính là do các âm vị nguyên âm đảm nhiệm Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết Trong tiếng Việt, làm vai trò âm cuối là các âm vị phụ âm và bán nguyên âm Âm tiết
Thanh điệu Âm đầu phần vần Âm đệm Âm chính Âm cuối
Khi phân tích âm tiết tiếng Việt, phải tách ra nó thành các yếu tố nhỏ một cách tỉ mỉ Thanh điệu, âm đầu và phần vần là 3 đối tƣợng nghiêu cứu trong khi phân tích âm tiết tiếng Việt Khi phân tích một âm tiết nào đó, trước hết phải tách ra nó thành các yếu tố nhỏ nhƣ vậy mới có thể triển khai công việc
Sau khi tách ra từng yếu tố, thì phải phân tích nội dung yếu tố đó đảm nhiệm
Cho nên các yếu tố nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm lại trở thành đối tƣợng nghiên cứu trong khi phân tích 3 thành tố của hệ thống ngữ âm tiếng Việt
Trong tiếng Việt hiện đại, về “ hệ thống ngữ âm tiếng Việt ” đang đƣợc lưu hành phổ biến ở Việt Nam, có hai quan niệm khác nhau Quan niệm thứ nhất là căn cứ vào âm vị học (GS.TS Đoàn Thiện Thuật) Khác với quan niệm âm vị học, quan niệm thứ hai là căn cứ vào hình thứ chữ viết, tức là chữ quốc ngữ
1.2 Mô tả ngữ âm theo quan niệm âm vị học
Quan niệm này đƣợc trình bày chi tiết trong cuốn “Ngữ âm tiếng Việt” của GS.TS Đòan Thiện Thuật xuất bản lần đầu 1977 Quan niệm này sau đó đƣợc trình bảy lại trong nhiều cuốn sách khác nhau viết về ngữ âm tiếng Việt xuất bản ở Việt Nam
1.2.1 Thanh điệu Thanh điệu là một âm vị siêu đọan tính, Nó đƣợc biểu hiện trong toàn âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết (bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối)
Về mặt chữ viết, thanh điệu đƣợc ghi bằng các dấu: không dấu “a”, dấu huyền “à”, dấu sắc “á”, dấu nặng “ạ”, dấu hỏi “ả” dấu ngã “ã” Những âm tiết không có dấu hiệu thanh điệu nhƣ “a” không phải là không có thanh điệu, mà là thanh điệu không ghi ra bằng một ký hiệu nào đó nhƣ 5 thanh điệu khác
Nhƣ vậy, theo truyền thống, trừ thanh không dấu, mỗi thanh điệu mang tên của dấu ghi thanh ấy
Theo quan niệm của âm vị học, tiếng Việt có danh sách 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/ Trong đó, có
1 phụ âm có kiểu chữ viết zêrô /ʔ/, 3 phụ âm /ŋ/, /z/, /ɣ/ có hai kiểu chữ viết: ng/ngh, d/gi, g/gh, 1 phụ âm /k/ có ba kiểu chữ viết: c/k/q Còn lại 17 phụ âm chỉ có một kiểu chữ viết: b, m, ph, t, th, đ, n, r, ch, tr, l, h, s, x, kh, nh, v Âm đầu do phụ âm đảm niệm, âm vị [p] không thể coi là âm vị phụ âm đầu Nó đảm niệm phụ âm đầu trong những âm tiết “từ ngoài lai”, nhƣ “piano”,
“pizza”…Trong âm tiết thuần việt, không có một âm tiết nào là do âm vị [p] đảm niệm âm đầu, nhƣ vậy, âm vị [p] không nằm trong danh sách phụ âm đầu
Sau đây là sơ đồ của phụ âm đầu theo quan niệm âm vị học:
Phụ âm Chữ Âm vị Ví dụ
1 âm không có chữ viết zêrô / ʔ / anh, em, eo, y
1 âm có 3 chữ viết c, k, q / k / các, kể, qua, quy
3 âm có 2 kiểu chữ viết ng, ngh / ŋ / ngủ, ngô, nghi, nghê g, gh
/ ɣ / gà, góc, ghi, ghết d/gi / z / gian, gió, giữ, da, dắt
17 âm 1 chữ viết t / t / ta, tích, tê, tổ b / b / bá, bảng, băn, bỉa đ / d / đã, đích, đan, đó m / m / mỏi, mặc, mệt, mất n / n / nào, nách, nặng, nổ x / s / xuôi, xét, xu, xếp s / ʂ / sản, sơ, sổ, súp h / h / hôn, hảo, hƣ, hơi v / v / vô, với, vƣợt, vét r / ʐ / rất, rõ, rạp, rời l / l / lũ, lãng, lạc, lợi th / t' / thƣ, thợ, thoái, thà tr / ʈ / trao, trôi, trẻ, trúc ch / c / cháo, chẳn, chứ, chơi nh / ɲ / nhờ, nhanh, nhán ph / f / phẳng, phớt, phụ, kh / x / khoảng,khó,khơi
1.2.3 Vần Theo cấu trúc âm tiết tiếng Việt, vần bao gồm 3 thành tố: âm đệm, âm chính và âm cuối
+ âm đệm Âm đệm của tiếng Việt do bán nguyên âm /-w-/ đảm niệm, đƣợc thể hiện bằng hai chữ viết là “u” và “o”, chẳng hạn trong “ quả”, “toán”, “loại”
Chữ viết Âm vị Vídụ u và o / w / quả, tuấn, toán, hoàn
+ âm chính Trong tiếng Việt, âm chính của âm tiết bao giờ cũng do nguyên âm đảm nhiệm Trong tiếng Việt, cả 16 nguyên âm đều có thể đảm nhiệm âm chính
Tức là có bao nhiêu nguyên âm thì có bấy nhiêu âm chính
Tình hình xuất bản sách dạy tiếng Việt ở TQ từ năm 2000-2010
là tài liệu tham khảo đối với người học tiếng Việt Vì đề tài của tôi là “ Khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc giai đọan 2000-2010”, cho nên những cuốn không có phần ngữ âm và thời gian xuất bản ngoài 10 năm này đều không nằm trong phạm vi nghiên cứu của tôi
Theo thống kê, từ năm 2000 đến 2010, đã có 8 cuốn sách có phần ngữ âm tiếng Việt được xuất bản và đang được lưu hành ở các trường đại học Trung Quốc Cụ thể là:
“Thực dụng tiếng Việt”, do Sái Kiệt biên Soạn, Nhà xuất bản Đại học Trùng Khánh xuất bản vào năm 2008 Đối tƣợng của bộ giáo trình này là sinh viên cao đẳng Đây là cuốn thứ nhất, đồng thời cũng là cuốn duy nhất dành cho sinh viên cao đẳng trong nước từ năm 2000-2010 Cuốn sách này có giảng dạy tới các mặt nhƣ đời sống hàng ngày, phong tục tập quán, giao tế xã hội, kinh tế thương mại, tham quan du lịch…
Giáo trình này có khoảng 4000 từ vựng Tổng cộng có bốn tập, “ Tập 1” là tập ngữ âm, có 15 bài, trong đó 11 bài ( bài 1-bài 11) giảng dạy về phần ngữ âm, một bài (bài 12) giảng dạy về cách đọc của từ ngoại lai, còn lại ba bài (bài 13-bài 15) là bài ôn lại ngữ âm tiếng Việt “ Tập 2” là tập cơ sở của tiếng Việt, tổng cộng có 18 bài, chủ yếu giảng dạy về ngữ pháp cơ bản, luyện tập khẩu ngữ, ngoài ra còn có một số bàn văn ngắn để dần dần đào tạo khả năng đọc bài của sinh viên “ Tập 3” và “ Tập 4” đều là tập bài văn, tổng cộng có 18 bài, mỗi bài chia thành hai phần: phần hội thoại và phần bài văn
“Giáo trình tiếng Việt”, do Phó Thành Cật biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh xuất bản vào năm 2005 (lần thứ hai) Đối tƣợng của bộ giáo trình này là sinh viên chuyên ngành tiếng Việt năm thứ nhất và năm thứ hai trong các trường đại học Giáo trình có bốn tập chia thành bốn học kỳ Tập 1 tổng cộng có 18 bài, chia thành hai phần, có khoảng 1000 từ mới Phần I là phần ngữ âm, có 10 bài giảng dạy về ngữ âm tiếng Việt, bao gồm nguyên âm, phụ âm, thanh điệu và kết câu của vần Phần
II là phần ngữ pháp, trong bài là những bài văn ngắn và hội thoại thường ngày
Còn tập 2, 3, 4 là tập bài văn, mỗi tập có 15 bài và khoảng 1300 từ mới, mỗi bài có bài văn, ngữ pháp, bài tập và bài đọc thêm 4 bộ phận cấu thành
“Giáo trình Tổng hợp tiếng Việt Đại học”, do Tăng Thụy Liên biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Trùng Khánh xuất bản vào năm 2009 Đối tƣợng của bộ giáo trình này là sinh viên chuyên ngành tiếng Việt năm thứ nhất và năm thứ hai trong trường đại học Giáo trình có 4 tập, sử dụng trong 4 học kỳ (năm thứ nhất và năm thứ hai) Tập 1 có khoảng 400 từ mới, đƣợc chia thành 4 bộ phận, phần I là phần ngữ âm, tổng cộng có 14 bài Nội dung trong bài bao gồm ngữ âm, chữ cái, từ mới, bài văn, bài tập….Phần II là phần luyện khẩu ngữ, có 7 bài, sau khi sinh viên học hết ngữ âm thì có thể học thêm một số hội thoại hàng ngày, nội dung trong bài bao gồm hỏi thăm, giới thiệu, hẹn nhau, nhà trường , nhà ăn, đi phố Phần III là phần thành ngữ, tục ngữ, trong phần này là những thành ngữ tục ngữ dễ hiểu Còn lại tập 2, 3, 4 mỗi tập gồm có 14 bài Tập 2 là phần ngữ pháp, có khoảng 1300 từ mới, mỗi bài bao gồm câu, ngữ pháp, bài văn, khẩu ngữ thường ngày, bài tập Tập 3 có khoảng hơn 1000 từ mới, mỗi bài bao gồm bài văn, ngữ pháp và bài, nội dung của bài văn liên quan tới các mặt nhƣ văn hóa, giáo dục, ẩm thực, phong tục tập quán…Tập 4 có khoảng 1200 từ mới, nội dung bao gồm kinh tế, chính trị, công việc, du lịch, văn học…
“Giáo trình Hội thoại và Ngữ âm tiếng Việt” do Thạch Bảo Khiết, Tô Thái Quỳnh biên sọan, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản vào năm 2008 Là Giáo trình của Đại học Ngoại thương và Ngoại ngữ Quảng Đông Đối tƣợng của bộ giáo trình này là sinh viên học ngôn ngữ thứ hai, và học viên của trung tâm đào tạo Giáo trình có bốn tập, ngoài tập này, còn ba tập khác là do Hoàng Dĩ Đình, Lâm Minh Hoa biên sọan Tập này có ba phần, phần 1 là phần ngữ âm, tổng cộng có 10 bài, bài 1- bài 9 là giảng dạy về ngữ âm và bài 10 là ôn tập Phần II và phần III đều là hội thoại về các mặt trong đời sống hàng ngày, nhƣ chào hỏi, giới thiệu, thăm hỏi, du lịch, ngày lễ… Còn
3 tập khác mỗi tập có 17 bài, mỗi bài bao gồm bài văn, từ mới, chú thích, ngữ pháp, bài tập…
“Giáo trình Cơ sở tiếng Việt”do Lữ Sĩ Thanh biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Vân Nam xuất bản vào năm 2003 Là một trong những giáo trình của Đại học Dân tộc Vân Nam Đối tƣợng của bộ giáo trình này là sinh viên đại học mới bắt đầu tiếp xúc tiếng Việt Giáo trình này có 4 tập Tập 1 là phần cơ sở ngữ âm của tiếng Việt, tổng cộng có 10 bài Cả quyền đều giảng dạy về ngữ âm, mỗi bài đều có ngữ âm, khẩu ngữ, từ mới, bài tập bốn bộ phận Còn lại 3 tập là tập bài văn bao gồm ngữ pháp, từ mới, bài đọc thêm, bài tập…
“Tiếng Việt” do Tần Sái Nam biên soạn, nhà xuất bản Nghiên cứu và Giáo học Ngọai ngữ vào năm 2003 Đối tƣợng của bộ giáo trình này là sinh viên học chuyên ngành tiếng Việt, chƣa có trình độ tiếng Việt Giáo trình này có 2 tập Tập 1 có 17 bài, có khoảng 550 từ mới Trong đó 12 bài (bài 1-bài 12) là phần ngữ âm, nội dung trong bài bao gồm ngữ âm, quy tắc ngữ âm, thanh điệu, bài tập Phần II là phần ngữ pháp (bài 13-bài 17), mỗi bài bao gồm 5 bộ phận: ngữ pháp, câu, bài văn, từ mới, bài tập Tập 2 có 15 bài, trên cơ sở học xong ngữ âm trong tập một, bổ sung thêm phần luyện tập khẩu ngữ và văn hóa Việt Nam Làm cho người học càng có hướng thú về học tiếng Việt hơn nữa
“Từ ABC đến Hội thoại tiếng Việt ” do Hoàng Dĩ Đình, Lâm Minh Hoa biên soạn, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản vào năm 2009 Đối tƣợng của giáo trình này là sinh viên mới bắt đầu học tiếng Việt, học viên của trung tâm đào tạo tiếng Việt , những người sang Việt Nam du lịch, công tác, lưu học và kinh doanh…Giáo trình này chỉ có một tập này, là giáo trình “vào cửa” Giáo trình có 12 bài, chia thành hai phần Phần I là phần ngữ âm, có 7 bài (từ bài 1-bài7), mỗi bài bao gồm ngữ âm, chữ cái, từ vựng, ngoài ra, còn có những hội thoại thường ngày và ngữ pháp sơ cấp Phần II là hội thoại, có 5 bài (bài 8-bài 13), nội dung bao gồm những hội thoại thực dụng nhƣ chào hỏi, giới thiệu…
“Giáo trình Cơ sở tiếng Việt mới” do Tăng Thụy Liên biên soạn, Nhà xuất bản Dân tộc xuất bản vào năm 2005 Đối tƣợng của giáo trình này chủ yếu là sinh viên đại học và cao đẳng
Cuốn này chỉ xuất bản một tập này Sách này tổng cộng có 21 bài, chia thành ba phần, phần I là phần ngữ âm, có 14 bài, bao gồm nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, vần mẫu, chữ cái… Phần II là phần hội thoại, bao gồm các hoàn cảnh thường ngày như chào hỏi, mua sắm, ăn cơm…Phần III là phần từ mới, có khoảng 700 từ mới trong cuốn sách này.
Tiểu kết
Nhƣ trên là tình hình khái quát của 8 cuốn sách dạy tiếng Việt hiện nay đang được lưu hành và sử dụng ở Trung Quốc trong giai đọan 2000-2010
Trong luận văn của tôi, tôi sẽ lấy 8 cuốn sách này làm đối tƣợng nghiên cứu, căn cứ vào hai cách quan niệm ngữ âm tiếng Việt để trình bày, phân tích, so sánh và nhận xét phần ngữ âm trong 8 cuốn giáo trình này
Trong giáo trình phần đầu đều là phần ngữ âm, và phần ngữ âm chiếm hơn một nửa của tổng số bài Trong các sách dạy tiếng Việt, phần ngữ âm đƣợc trình bày trong phần đầu Về thời gian giảng dạy cũng là phần lâu nhất Điều này đã chứng tỏ rằng ngữ âm là cơ sở, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình học tập tiếng Việt Trong chương II, tôi sẽ mô tả trình bày tình hình ngữ âm trong 8 cuốn giáo trình này.
Mô tả tình hình trình bày ngữ âm trong các giáo trình
Đều là ngữ âm tiếng Việt, đều là 29 chữ Latin, nhƣng quan niệm về ngữ âm tiếng Việt còn chƣa đƣợc thống nhất trong các giáo trình dạy tiếng Việt ở
Trung Quốc hiện nay Tùy theo người biên soạn, hầu như mỗi một cuốn đều có quan niệm riêng của mình Và cách giảng dạy cũng không giống nhau trong các giáo trình khác nhau Dựa vào 8 cuốn giáo trình đã trình bày trong chương I, sau đây tôi sẽ trình bày và mô tả tình hình ngữ âm từng cuốn một
Trong nội dung trình bày ngữ âm của các cuốn giáo trình, vì thanh điệu không có gì khác nhau giữa các cuốn giáo trình, thống nhất là theo hình thức chữ quốc ngữ và âm vị học, có sáu thanh điệu: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, cho nên, tôi không trình bày phần thanh điệu trong nội dung mô tả tình hình ngữ âm của các cuốn giáo trình
Trong giáo trình, phần ngữ âm đƣợc chia thành 6 bộ phận nhƣ sau: phần thanh điệu, nguyên âm đơn, phụ âm, nguyên âm đôi, nguyên âm ba và các lọai vần trong tiếng Việt
+ nguyên âm đơn Tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn:a ă e ê i(y) o ô ơ â ư u
Trong giáo trình này, tiếng Việt có 28 nguyên âm đôi Theo đó, khi trình bày ngữ âm tiếng Việt, những tổ hợp có hai chữ viết nguyên âm tổ hợp nhau gọi là nguyên âm đôi Có hai lọai nguyên âm đôi: tiền hưởng(前响)và hậu hưởng(后响) Tiền hưởng là tổ hợp hai chữ nguyên âm, khi phát âm, nguyên âm đứng trước mạnh và dài, nguyên âm đứng sau yếu và ngắn Trong ngữ âm tiếng Việt có 13 tiền hưởng nguyên âm đôi: ai, ao eo, êu,ia(ya iê), iu, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ưa(ươ), ua(uô); Ngược lại là hậu hưởng nguyên âm đôi, có 12 hậu hưởng nguyên âm đôi: ay, au, ây, âu, oa, oe, uê, uy, ươ ,ưu, oo, ôô Sau đây là bảng nguyên âm đôi trình bày trong giáo trình: nguyên âm a e ê i o ô ơ u y a ai ao au ay e eo ê oo êu i(y) ia(ya) iê ôô iu o oa oe oi ô ôi ơ ơi â âu ây u ua uê ui uô uơ uy ƣ ƣa ƣi ƣơ ƣu
+ nguyên âm ba Trong giáo trình này, tác giả cho rằng ba chữ nguyên âm tổ hợp nhau gọi là nguyên âm ba Tiếng Việt có 12 nguyên âm ba Cũng nhƣ nguyên âm đôi, dựa theo phương pháp phát âm phân loại nguyên âm ba: tiền hưởng (前响) và trung hưởng(中响), không có hậu hưởng nguyên âm ba(后响三元音) 1 tiền hưởng: iêu( yêu); 11 trung hưởng: oai, oay, oao, oeo, uây, uôi, uya, uyê, uyu, ươi, ươu
+ Phụ âm Trong giáo trình này, có 23 phụ âm: b p m n h ng l đ t th ch tr k(c q) kh x s d gi r h g v ph
+ kết cấu vần Trong giáo trình, phần sau có trình bày tới kết cấu vần của âm tiết tiếng Việt Theo quan niệm trong giáo trình, tiếng Việt có 8 phụ âm cuối: m n nh ng c ch p t Sau đây là sơ đồ của vần trong âm tiết tiếng Viêt nguyên âm đơn nguyên âm đôi/ba nguyên âm đơn + phụ âm cuối nguyên âm đôi + phụ âm cuối nguyên âm ba + phụ âm cuối Theo tổng kết và mô tả ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách này, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 28 nguyên âm đôi, 12 nguyên âm ba và 23 phụ âm Một chữ cái nguyên âm là nguyên âm đơn, hai chữ nguyên âm là nguyên âm đôi, ba chữ nguyên âm là nguyên âm ba, và 23 phụ âm theo hình dánh của chữ Nhƣ vậy, chúng tôi có thể kết luận rằng: cuốn này là căn cứ vào chữ viết nhận diện âm Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo chữ, không phải dạy theo âm
1.2 Cuốn 2 Tập này chia thành hai phần, phần ngữ âm và phần ngữ pháp Phần ngữ âm bao gồm 6 thanh điệu, 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm ba, 2 bán nguyên âm và 19 phụ âm
3 nguyên âm đôi: iê (yê ia ya), ươ(ưa), uô(ua) + Bán nguyên âm
2 bán nguyên âm: /w/ /j/ Mỗi bán nguyên âm có 2 cách chữ viết:
19 phụ âm: p b m ph v t đ th n l s(x) d(gi r) ch (tr) nh k(c q) ng(ngh) kh h g(gh ) (em dã sửa))
+ kết cấu vần Trong phần giảng dạy về kết cấu vần của âm tiết tiếng Việt, âm đệm do bán nguyên âm /-w-/ đảm niệm, 8 âm cuối bao gồm 6 phụ âm /p/ /t/ /k/ /m/ /n/
/ ŋ / và hai bán nguyên âm /-j/ /-w/ Sau đây là kết cấu của vần trong âm tiết tiếng Việt: nguyên âm đơn nguyên âm đơn + phụ âm cuối nguyên âm đơn + bán nguyên âm âm cuối âm đệm [-w- ] + nguyên âm đơn âm đệm [-w- ] +nguyên âm đôi âm đệm [-w- ]+ nguyên âm đôi/ đơn + phụ âm cuối âm đệm [-w- ] + nguyên âm đơn + bán nguyên âm âm cuối Theo mô tả và tổng kết ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách nhƣ trên, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm ba, 2 bán nguyên âm và 19 phụ âm Chúng tôi có thể kết luận rằng: cuốn này là vừa theo quan niệm âm vị học, vừa căn cứ vào âm nhận diện chữ viết Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo âm và biểu hiện bằng chữ viết
1.3 Cuốn 3 Giáo trình này bao gồm hai phần, phần ngữ âm và phần hội thoại Trong phần ngữ âm, bao gồm 6 thanh điệu, 11 nguyên âm đơn, 24 phụ âm, 23 hai nguyên âm ghép, 12 ba nguyên âm ghép và kết cấu vần
+ nguyên âm ghép đôi (二合元音)
Có 23 nguyên âm ghép đôi Quan niệm trong giáo trình này cho rằng tiếng Việt có những nguyên âm là hai chữ cái nguyên âm tổ hợp nhau, gọi là nguyên âm ghép đôi Dựa theo đặc điểm phát âm chia thành hai loại: tiền hưởng (前响三合元音) và hậu hưởng nguyên âm ghép đôi (后响三合元音)
Khi phát âm, nguyên âm đứng đầu dài và mạnh gọi là tiền hưởng, ngược lại là hậu hưởng Trong âm tiết tiếng Việt có 12 tiền hưởng nguyên âm ghép đôi: ai, ao, eo, êu, ia, iu, ơi, oi, ôi, ui, ưi, ưa.11 hậu hưởng nguyên âm ghép đôi: ay, au, ây, âu, oa, oe, ua, uê, uy, ươ, ưu
+ nguyên âm ghép ba (三合元音)
Có 12 nguyên âm ghép ba Trên cơ sở hai nguyên âm ghép, giáo trình cho rằng ngoài nguyên âm ghép đôi, tiếng Việt còn có nguyên âm ghép ba, tức là những nguyên âm do ba chữ cái nguyên âm cấu thành Căn cứ vào đặc điểm phát âm, nó được chia thành ba lọai: tiền hưởng (前响), trung hưởng (中响), hậu hưởng (后响) Trong đó có 2 tiền hưởng: yêu, iêu; 8 trung hưởng: oai, oao, oeo, uôi, uya, uyu, ươi,ươu; 2 hậu hưởng: oay, uây
24 phụ âm: p b m ph v t th đ l n c(k) kh qu g(gh) ng(ngh) nh h tr ch d gi r s r
+ kết cấu vần Theo quan niệm trong giáo trình, tiếng Việt có 8 phụ âm cuối: m n nh ng c ch p t Sau đây là sơ đồ của vần trong âm tiết tiếng Viêt Kết cấu vần trong âm tiết tiếng Việt có 5 loại: nguyên âm đơn nguyên âm ghép đôi/ba nguyên âm đơn + phụ âm cuối nguyên âm ghép đôi + phụ âm cuối nguyên am ghép ba + phụ âm cuối Theo tổng kết và mô tả ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách nhƣ trên, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 24 phụ âm, 23 nguyên âm ghép đôi và 12 nguyên âm ghép ba Theo khái niệm của nguyên âm ghép đôi và nguyên âm ghép ba, rõ rằng cuốn này là căn cứ vào chữ viết để nhận diện âm Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo chữ
Nhận xét chung về tình hình ngữ âm trong các giáo trình
Nhƣ trên, tôi đã mô tả và trình bày tình hình ngữ âm trong các giáo trình đã dƣợc xuất bản giai đọan 2000- 2010 Chúng tôi có thể kết luận rằng: trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc hiện nay, có hai cách giảng dạy: một là dạy theo chữ, hai là dạy theo âm Trong những 8 cuốn đã đƣợc mô tả nhƣ trên, 4 cuốn dạy theo chữ, 4 cuốn dạy theo âm Tuy cách giảng dạy giống nhau, nhƣng nội dung giảng dạy vừa có sự giống nhau, vừa có sự khác nhau 2.1 Thanh điệu
Trong 8 cuốn giáo trình, đều trình bày tới 6 thanh điệu: ngang, huyền, hỏi, sắc, ngã, nặng
Về số lƣợng nguyên âm đơn, trong những 8 cuốn giáo trình, đều đƣợc nhất trí là tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn, trong đó bao gồm 2 nguyên âm có đối lập dài-ngắn: ơ-â, a- ă
2.3 Nguyên âm đôi 2.3.1 Quan niệm nguyên âm đôi Trong 8 cuốn giáo trình, đều trình bày đến nguyên âm đôi Nhƣng “cuốn 1”, “cuốn 2”, “cuốn 4”, “cuốn 5”, “cuốn 6”, “cuốn 7” gọi là nguyên âm đôi
Còn lại hai cuốn, “cuốn 3” và “cuốn 8”, đặt tên cho nguyên âm đôi là “nguyên âm ghép đôi”
Về nguyên âm đôi, trong 8 cuốn giáo trình có hai quan niệm khác nhau
+ Quan niệm thứ nhất, 4 giáo trình cho rằng tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi: /ie/ /uo/ /ɯə / (“cuốn 2”, “cuốn 6”, “cuốn 4”, “cuốn 7”)
Ba nguyên âm đôi phân biệt có những hình thức chữ viết nhƣ sau: ia uô /ie/ iê /uo/ ua ya yê /ɯə / ƣơ ƣa
Theo quan niệm này, nguyên âm đôi là những nguyên âm mà âm sắc của nó do sự thay đổi dần dần vị trí của cơ quan cấu âm, có sự thay đổi trong quá trình phát âm đến mức người ta nghe như ban đầu là một nguyên âm, kết thúc là một nguyên âm khác Khi phát âm, từ nguyên âm thứ nhất đi đến nguyên âm thứ hai, độ yếu mạnh của hai nguyên âm cân bằng nhau
Quan niệm trong 4 cuốn giáo trình này là theo âm vị học “/ie/ /uo/ /ɯə /” ba âm vị này đều là do hai nguyên âm cấu thành, cho nên, tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi
+ Quan niệm thứ hai, 2 giáo trình cho rằng tiếng Việt có hơn 20 nguyên âm đôi ( “cuốn 1”, “cuốn 5”)
Trong “cuốn 5” có 23 nguyên âm đôi, căn cứ vào đặc điểm phát âm, tiếng Việt tất cả có 3 toàn hưởng nguyên âm đôi (全响三元音): ia(iê), ua (uô), ưa(ươ); 15 tiền hưởng (前响): ai, ơi, oi, ôi, ui, ưi, ay, ây, ao, eo, êu, iu, ưu, au, âu; 5 hậu hưởng (后响): oa(ua), uơ, oe(ue), uê, uy
Trong cuốn “cuốn 1” có 25 nguyên âm đôi, cũng căn cứ vào đặc điểm phát âm, tiếng Việt có 13 tiền hưởng nguyên âm đôi: ai, ao, eo, êu, ia(ya iê), iu, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ưa(ươ), ua(uô); 12 hậu hưởng nguyên âm đôi: ay, au, ây, âu, oa, oe, uê, uy, ƣơ, ƣu, oo, ôô
So sánh hai cuốn sách, về số lƣợng, cuốn 5 chỉ có 23, nhƣng cuốn sau có
25 Ngoài những nguyên âm đôi mà cuốn 5 đã trình bày, cuốn 1 còn trình bày thêm 2 nguyên âm đôi khác: oo và ôô
Trong hai cuốn giáo trình, nguyên âm đôi là những tổ hợp có hai chữ viết nguyên âm, khi phát âm, đặc điểm của nó là từ chữ viết trước đi đến chữ viết sau
2.3.2 Quan niệm nguyên âm ghép đôi
Trong 8 cuốn giáo trình, còn lại 2 cuốn không gọi là nguyên âm ghép đôi,
“cuốn 8” và “cuốn 3” So với các cuốn khác, hai cuốn này nêu ra một khái niệm mới “nguyên âm ghép đôi” Trong giáo trình, định nghĩa của nguyên âm ghép đôi là “Những nguyên âm có hai nguyên âm cấu thành một tổ hộp cố định trong âm tiết tiếng Việt gọi là nguyên âm ghép đôi.” (越语音节中由两个 元音构成的固定组合,叫做二合元音)。[tr88,21]
Theo hai giáo trình, tiếng Việt có 23 nguyên âm ghép đôi Trong đó căn cứ vào đặc điểm phát âm, có 12 tiền hưởng nguyên âm ghép đôi: ai, ao, eo, êu, ia, iu, ơi, oi, ôi, ui, ưi, ưa và 11 hậu hưởng nguyên âm ghép đôi: ay, au, ây, âu, oa, oe, ua, uê, uy, ươ, ưu
Theo đinh nghĩa và phân lọai của nguyên âm ghép đôi, nó giống khái niệm nguyên âm đôi trong cuốn 1 và cuốn 5
Theo 4 cuốn giáo trình sau, tiếng Việt có hơn 20 nguyên âm đôi (hoặc gọi là nguyên âm ghép đôi) nguyên âm đôi là những tổ hợp có hai chữ viết nguyên âm, khi phát âm, đặc điểm của nó là từ chữ viết trước đi đến chữ viết sau
Về nguyên âm ba, cũng giống nguyên âm đôi, trong những giáo trình này có hai cách gọi: nguyên âm ba và nguyên âm ghép ba
+ Quan niệm nguyên âm ba
Trong 8 cuốn giáo trình, có hai cuốn có trình bày đến nguyên âm ba:
Theo định nghĩa về nguyên âm ba: những nguyên âm có ba chữ cái cấu thành một tổ hợp cố định trong âm tiết tiếng Việt gọi là nguyên âm ba
Trong “cuốn 1”có 12 nguyên âm ba Cũng nhƣ nguyên âm đôi, dựa theo phát âm phân lọai nguyên âm ba: tiền hưởng (前响), trung hưởng(中响), không có hậu hưởng nguyên âm ba (后响三元音) 1 tiến hưởng: iêu( yêu); 11 trung hưởng: oai, oay, oao, oeo, uây, uôi, uya, uyê, uyu, ươi,ươu
Trong “cuốn 5” có 13 nguyên âm ba Cũng căn cứ vào đặc điểm phát âm, nguyên âm ba được chia thành tiền hưởng (前响), trung hưởng (中响) và hậu hưởng (后响) Trong đó, có 4 tiền hường: iêu, uôi, ươi, ươu; 8 trung hưởng: oai(uai), oao(uao), oay(uay), oau(uau), uây, oeo(ueo), uêu, uiu(uyu); 1 hậu hưởng: uya + Quan niệm nguyên âm ghép ba “cuốn 8” và “cuốn 3” trình bày tới quan niệm nguyên âm ghép ba Khái niệm nguyên âm ghép ba giống khái niệm nguyên âm ghép đôi: những nguyên âm có ba chữ cái nguyên âm tổ hợp nhau trong tiếng Việt gọi là nguyên âm ghép ba
Trong hai cuốn sách này có trình bày 12 nguyên âm ghép ba Căn cứ vào đặc điểm phát âm, nó được chia thành ba lọai: tiền hưởng(前响), trung hưởng (中响), hậu hưởng (后响) Trong đó có 2 tiền hưởng: yêu, iêu; 8 trung hưởng: oai, oao, oeo, uôi, uya, uyu, ươi,ươu và 2 hậu hưởng: oay, uây
Nguyên âm
1.1 Nguyên âm đơn Trong cả 8 cuốn sách đều thống nhất có 11 nguyên âm đơn: a ă e ê i(y) o ô ơ â ư u Đây là quan niệm theo chữ quốc ngữ: 9 nguyên âm đơn, trong đó, chỉ có 2 nguyên âm đơn có đối lập dài - ngắn, đó là “ă-a” và “ơ-â” Điều này là theo quan niệm chữ quốc ngữ
1.2 Nguyên âm đôi hay nguyên âm ghép đôi + nguyên âm đôi theo quan niệm âm vị học
Về nguyên âm đôi, trong 8 cuốn giáo trình có ba quan niệm khác nhau 4 cuốn theo quan niệm âm vị học cho rằng tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi (cuốn 2, cuốn 4, cuốn 6 và cuốn 7)
Theo hai cách quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ, tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi phân biệt có những hình thức chữ viết nhƣ sau: ia uô /ie/ iê /uo/ ua ya yê /ɯə / ƣơ ƣa Theo 4 cuốn giáo trình này, nguyên âm đôi là một nguyên âm mà âm sắc của nó do sự thay đổi dần dần vị trí của cơ quan cấu âm, có sự thay đổi trong quá trình phát âm đến mức người ta nghe như ban đầu là một nguyên âm, kết thúc là một nguyên âm khác
+ Quan niệm nguyên âm đôi không theo cả hai quan niệm về ngữ âm tiếng Việt
Hai cuốn (cuốn 1,cuốn 5) cho rằng tiếng Việt có hơn 20 nguyên âm đôi
Còn lại 2 cuốn (cuốn 3 và cuốn 8) cho rằng tiếng Việt không có nguyên âm đôi, thay thế bằng khái niệm này là khái niệm nguyên âm ghép đôi (二合元
音) Cũng giống nhƣ hai cuốn trên, hai giáo trình này cho rằng tiếng Việt có hơn 20 nguyên âm ghép đôi
Trong các giáo trình còn lại các tác giả cho rằng có 23 hoặc 24 nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ghép đôi Họ định nghĩa cho nguyên âm đôi nhƣ sau:
“lại đƣợc gọi là nguyên âm ghép đôi, khi phát âm là từ một nguyên âm đi đến một nguyên âm khác” (又称二合元音,发音时从一个向另一个元音滑动)
Trong các giáo trình này, nhƣ vậy, những tổ hợp hai chữ viết nguyên âm nhƣ ai, ao, eo, êu, ia, iu, ơi, oi, ôi, ui, ưi, ưaay, au, ây, âu, oa, oe, ua, uê, uy, ươ, ưu là thuộc khái niệm nguyên âm đôi hay gọi là nguyên âm ghép đôi
Trong những cuốn giáo trình khác, lại có hơn 20 nguyên âm đôi hay gọi là nguyên âm ghép đôi Đây là một cách quan niệm lẫn lộn hai khái niệm
“nguyên âm” và “chữ viết nguyên âm”
Chúng tôi phân tích theo ngữ âm cho những tổ hợp chữ viết nguyên âm này (nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ghép đôi trong giáo trình) nhƣ sau:
Chữ viết Phát âm Chữ viết Phát âm ai /aj/ ao /aw/ eo /ɛ w/ êu /ew/ ia /ie/ iu /iw/ ơi / əj/ oi /ɔj/ ôi /oj/ ui /uj/ ƣi /ɯj/ ƣa /ɯə / ay /ăj/ au /ăw/ ây / ɤ̆j/ âu / ɤ̆w/ oa /wa/ oe /wɛ/ ua /uo/ uê /we/ uy /wi/ ƣơ /ɯə / ƣu /ɯw/
Theo những phân tích nhƣ trên, chúng ta rõ ràng thấy, tổ hợp hai chữ viết nguyên âm không nhất định là nguyên âm đôi, ví dụ nhƣ “ai” đƣợc phân tích theo ngữ âm thành [aj], nó chỉ có một nguyên âm đơn dài [a] và bán nguyên âm làm âm cuối [j]; lại nhƣ tổ hợp “ay” đƣợc phân tích theo ngữ âm thành [ăj], chỉ có một nguyên âm đơn ngắn là [ă] và bán nguyên âm làm âm cuối [j]
Trong những tổ hợp trên, chỉ có 4 tổ hợp chữ viết: ia, ƣa, ƣơ, ua là nguyên âm đôi Còn lại những tổ hợp chỉ có thể gọi là “hai chữ viết nguyên âm”, không thể gọi là nguyên âm đôi hoặc “nguyên âm ghép đôi ” đƣợc Hai khái niệm trong những giáo trình ấy là một khái niệm sai lầm, không phân biệt âm và chữ
Trong cuốn 1 còn có hai nguyên âm đôi “oo” và “ôô” Theo quan niệm âm vị học, tiếng Việt có 9 nguyên âm đơn, trong đó có 4 nguyên âm đơn có đối lập dài - ngắn: /ɔ/ và /ɔ/, /ə/ và /â// hay /ɤ̆/, /a/ và /ă/, /ε/ và /ε/ Nhƣ vậy, tổ hợp “oo” là chữ viết của nguyên âm đơn dài [ɔ] Và tổ hợp “ôô” thì không phải chữ viết của nguyên âm dài [o], nguyên âm [ o] không có nguyên âm đối lập dài ngắn, cho nên, không thể coi “ôô” là nguyên âm đôi Sở dĩ giáo trình coi hai tổ hợp này là nguyên âm đôi, cũng là quan niệm lẫn lộn âm và chữ
Cho nên, tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi: /ie//uo/ /ɯə / Những khái niệm có hơn 3 nguyên âm đôi là khái niệm sai lầm, không phân biệt âm và chữ Những tổ hợp này chỉ chó thể gọi là tổ hợp hai chữ nguyên âm.
1.3.1 Quan niệm nguyên âm ba Trong 8 cuốn giáo trình, có 2 cuốn (cuốn 1 và cuốn 5) trình bày tới quan niệm nguyên âm ba; ngòai ra, còn có 2 cuốn (cuốn 3, cuốn 8) có khái niệm
“ nguyên âm ghép ba” giống quan niệm nguyên âm ba trong cuốn 1 và cuốn 5
Theo hai quan niệm âm vị học và hình thức chữ quốc ngữ đã trình bày ở chương I đều không có khái niệm nguyên âm ba hoặc nguyên âm ghép ba
Phụ âm đầu
Theo thống kế, trong tất cả giáo trình tiếng Việt ở Trung Quốc, về số lƣợng phụ âm đầu, có 4 quan điểm khác nhau là: 22, 19, 23, 24
3 cuốn cho rằng có 22 phụ âm là cuốn 4, cuốn 6 và cuốn 7 Đó là : b/b/, p/p/, v/v/, ph/f/, m/m/, n/n/, đ/d/, t/t/, th/t’/, s/ʂ/, d(gi)/z/, l/l/, ch/c/, tr/ts/, x/s/, r/ʐ/, nh/ ɲ/, ng(ngh)/ ŋ/, c(k q)/k/, kh/ x/, g(gh)/ɣ /, h/h/
Quan niệm này giống hai quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ, gồm có
1 âm có ba kiểu chữ viết, 3 âm có 2 kiểu chữ viết, 19 âm có môt kiểu chữ viết, trong đó, 12 âm đƣợc ghi bằng 1 con chữ và còn lại 7 âm đƣợc ghi bằng 2 con chữ So với hai quan niệm đã trình bày trong luận văn, quan niệm này không có âm tắc thanh hậu [ʔ], cho nên, trong giáo trình nó chỉ có 22 âm vị phụ âm
Giáo trình này là giảng dạy theo chữ, chỉ giảng dạy những âm vị đã đƣợc ghi bằng chữ viết, còn thiếu một âm vị không có chữ viết
1 cuốn cho rằng có 19 phụ âm là cuốn 2: p b m v t đ n h l ph th kh nh s(x) d(gi r) ch(tr) k(c q) ng(ngh) g(gh)
Quan niệm này khác với hai quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ, nó có 2 âm có 3 kiểu chữ viết, 4 âm có 2 kiểu chữ viết, 13 âm có một kiểu chữ viết, trong đó 9 âm có một con chữ và 4 âm có hai con chữ Quan niệm này cũng không tính đến âm vị tắc họng [ʔ], chỉ có những âm vị đƣợc ghi bằng chữ viết So với hai cách quan niệm, quan niệm 19 phụ âm cho rằng c(k q), d(gi r) là hai nhóm chỉ có một âm nhƣng có ba chữ cái khác nhau; ch (tr) và x (s ) là một âm hai chữ cái khác nhau Quan niệm này chủ yếu là theo tiếng Hà
Nội hiện đại, không phần biệt ch và tr, d, gi vầ r, x và s
2 cuốn cho rằng có 23 phụ âm là cuốn 5 và cuốn 1 Cho rằng có 23 phụ âm là cuốn 5: p b m n ph v h th t đ l c(k q) kh g(gh) x s ch tr d(gi) ng(ngh ) nh r (không rung) r(rung) 23 phụ âm trong giáo trình cuốn 1 là: b p m n h ng(ngh) l đ t th ch tr k(c q) kh x s d gi r h g(gh) v ph
Quan niệm 23 phụ âm có hai cách trình bày Cách thứ nhất cho c(k q) là một âm vi có ba cách chữ cái, x s và ch tr phân biệt là hai âm vị; nhƣng d(gi) lƣỡi” Cách thứ hai cho ch và tr, x và s phân biệt là hai âm vị khác nhau, còn d, gi và r phân biệt là 3 âm vị khác nhau
Về số lượng thì nó đúng với hai cách quan niệm hiện đang lưu hành ở Việt Nam, nhƣng về nội dung thì lại khác nhau Cũng nhƣ quan niệm 22 phụ âm, 1 âm có ba kiểu chữ viết, 3 âm có 2 kiểu chữ viết, 19 âm có môt kiểu chữ viết, gồm có 14 âm đƣợc ghi bằng 1 con chữ, và còn lại 5 âm đƣợc ghi bằng 2 con chữ Trong đó, cùng một chữ viết “r” có hai cách phát âm, “r rung lƣỡi” và “r không rung lƣỡi” Còn cách quan niệm khác trong giáo trình “cuốn 1” có
1 âm có ba kiểu chữ viết, 2 âm có hai kiểu chữ viết, còn lại 20 âm chỉ có một kiểu chữ viết, trong đó, 6 âm có hai con chữ và 14 âm có một con chữ Ngòai ra, nó cũng không tính đến âm vị tắc họng [ʔ]
2 cuốn cho rằng có 24 phụ âm là cuốn 3 và cuốn 8 : p b m ph v t th đ l n c(k) kh qu g(gh) ng(ngh) nh h tr ch d gi r s x
Cũng nhƣ các quan niệm đã trình bày trên trong các cuốn giáo trình, quan niệm 24 phụ âm này cũng không tính đến âm vị tắc họng [ʔ] Quan niệm này có ba âm có 2 kiểu chữ viết, còn lại 21 âm chỉ có một kiểu chữ viết, trong đó, 8 âm có hai con chữ và 13 âm chỉ có một con chữ Đây là một quan niệm xa cách với hai cách quan niệm âm vị học và hình thức chữ quốc ngữ hiện đang lưu hành ở Việt Nam
Nhƣ vậy, có nhiều quan niệm về số lƣợng phụ âm, có nhiều điều khác nhau về phân loại trong các cuốn sách giáo trình Tóm tắt lại, là vì những nhóm âm “c k q”, “ch tr”, “d gi r” và “x s” chƣa đƣợc thống nhất trong quan niệm nhận diện âm tiết tiếng Việt Mỗi người biên sọan có quan niệm riêng của mình
Sau đây là sơ đồ của số lƣợng phụ âm trong các cuốn giáo trình:
1 kiểu 19 âm 13 âm 21 âm 18 âm 19 âm 18 âm 18 âm 21 âm
2 kiểu 3 âm 4 âm 3 âm 3 âm 3 âm 3 âm 3 âm 3 âm
3 kiểu 1 âm 2 âm 0 1 âm 1 âm 1 âm 1 âm 0 tổng số 23 19 24 22 23 22 22 24
Theo hai quan niệm âm vị học và hình thức chữ quốc ngữ hiện đang lưu hành ở Việt Nam, tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/ Trong đó, có 1 phụ âm có kiểu zêrô /ʔ/, 3 phụ âm /ŋ/ , /z/, /ɣ/ có hai kiểu chữ viết: ng/ngh, d/gi, g/gh, 1 phụ âm /k/ có ba kiểu chữ viết: c/k/q Còn lại 17 phụ âm chỉ có một kiểu chữ viết:/m, f, v, t, t’, d, b, n, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, χ, h/ Nhƣ vậy, trong 8 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, bộ phận phụ âm không theo cả hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt
Về phụ âm cuối trong các giáo trình, có thể chia thành hai quan niệm, 4 cuốn là theo quan niệm âm vị học, còn lại bốn cuốn là giống quan niệm chữ quốc ngữ
+ 4 cuốn theo quan niệm âm vị học cho rằng tiếng Việt có 8 âm cuối, bao gồm 6 phụ âm và 2 bán nguyên âm (cuốn 2, cuốn 4, cuốn 6, cuốn 7);
6 phụ âm đảm niệm âm cuối: / p / p, / t / t, / k / c, / m / m, / n / n, / ŋ / ng
2 bán nguyên âm đảm niệm âm cuối: / w / u o, / j / i, y + Trong cuốn 1, cuốn 3,cuốn 5 và cuốn 8 không theo cả hai quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ Âm cuối là do 8 phụ âm đảm niệm: /m/ m , /n/ n, / ɲ / nh, / ŋ / ng, / k / c, / c / ch, / p / p, / t/ t So với quan niệm âm vị học, nó còn trình bày thêm hai phụ âm âm cuối: / ɲ / nh và /c / 4 giáo trình này không có khái niệm bán nguyên âm, cho nên, cũng không có khái niệm “ bán nguyên âm đảm nhiệm âm cuối”
Trong 4 cuốn giáo trình này, về phần vần của âm tiết tiếng Việt có 5 kết cấu nhƣ sau: vần nguyên âm đơn kèm theo phụ âm (8 phụ âm cuối) vần nguyên âm ghép đôi / vần nguyên âm đôi vần nguyên âm ghép đôi kèm theo phụ âm/ vần nguyên âm đôi kèm theo phụ âm vần nguyên âm ghép ba/ vần nguyên âm ba vần nguyên âm ghép ba kèm theo phụ âm/ vần nguyên âm ba kèm theo phụ âm Theo quan niệm nguyên âm đôi (ba) hoặc nguyên âm ghép đôi(ba) trong
4 cuốn giáo trình, những tổ hợp hai(ba) chữ nguyên âm có chữ cuối cùng là i(y) hoặc o(u) là một tổ hợp cố định, không tách ra nó thành các yếu tố âm đệm, âm chính và âm cuối Trong phần vần của âm tiết tiếng Việt, vai trò của nó là âm chính Ví dụ nhƣ những tổ hợp có i(y) đứng cuối nhƣ ai, oi, ôi, ƣi, ây, ay,uôi ƣơi, uai, oay, uay… và o(u) đứng cuối nhƣ iu, êu, eo, ƣu, âu,ao, iêu, yêu, ƣơu, uyu, uêu, oeo, ueo,oao, uao, uau…đều gọi là vần nguyên âm ghép đôi(ba) hoặc nguyên âm đôi(ba) Nhƣ “ây”, “iêu” trong âm tiết “bấy” và
“biểu”, hai âm tiết là do âm đầu “b” và âm chính “ây” “iêu” cấu thành Nhƣng nếu theo quan niệm âm vị học lưu hành ở Việt Nam, “bấy” là do âm đầu “b”, âm chính “â” và âm cuối “y”(bán nguyên âm) cấu thành; “biếu” là do âm đầu
“b”, âm chính “iê”(nguyên âm đôi) và âm cuối “u”(bán nguyên âm) cấu thành
Quan niệm này giống quan niệm chữ quốc ngữ, 8 phụ âm đảm niệm âm cuối, nhƣng lại không phải hòan tòan phù hợp với nó, vì nó không có bán nguyên âm đảm nhiệm âm cuối Quan niệm này là một quan niệm sai lầm, không đúng với khái niệm âm tiết tiếng Việt Vì trong giáo trình, quan niệm nguyên âm ghép đôi(ba) đã là một khái niệm nhầm lẫn “chữ” và “âm”
Phụ âm cuối
Luận văn của tôi căn cứ vào hai cách quan niệm đang được lưu hành tại Việt Nam để trình bày và nhận xét tình hình ngữ âm trong 8 cuốn giáo trình dạy ngữ âm tiếng Việt đã đƣợc xuất bản ở Trung Quốc giai đoạn 2000-2010
Theo phân tích, trong những 8 cuốn giáo trình, không có cuốn nào là hoàn toàn theo một trong hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt hiện đang lưu hành tại Việt Nam Có cuốn là giống quan niệm âm vị học, nhƣng còn một bộ phận khác lại giống quan niệm chữ quốc ngữ Có cuốn là giống quan niệm chữ quốc ngữ, nhƣng còn có bộ phận khác lại không giống cả hai cách quan niệm
Trong 4 cuốn giáo trình “cuốn 2”, “cuốn 4”, “cuốn 6” và “cuốn 7”, bộ phận nguyên âm đơn là theo hình thức chữ quốc ngữ ( 9 nguyên âm đơn, trong đó gồm 2 nguyên âm đối lập dài ngắn); Nhƣng phần vần lại theo quan niệm âm vị học ( âm chính, âm đệm, âm cuối) Bộ phận phụ âm không theo cả hai quan niệm, số lƣợng phụ âm không thống nhất, cũng không nhƣ hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt
Trong 4 cuốn giáo trình “cuốn 1”, “cuốn 3”, “cuốn 5” và “cuốn 8”, bộ phận nguyên âm đơn là theo hình thức chữ quốc ngữ ( 9 nguyên âm đơn, gồm có 2 nguyên âm đối lập đơn dài), còn lại các bộ phận khác không theo cả hai quan niệm ( không có khái niệm bán nguyên âm, có hơn 20 nguyên âm đôi, có khái niệm nguyên âm ba, không có khái niệm bán nguyên âm và âm đệm), số lƣợng phụ âm cũng không theo hai cách quan niệm
Sau đây là sơ đồ so sánh các yếu tố ngữ âm trong các cuốn giáo trình: