KHÁI NIỆM CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ
Khái niệm
Chuyển đổi số – Digital Transformation – là sự thay đổi về tư duy, văn hóa của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự đổi mới liên tục cùng với sự tích hợp các công nghệ vào mọi lĩnh vực trong một doanh nghiệp Việc tận dụng các công nghệ đó sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi cách thức vận hành, tạo ra các mô hình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng sự hiệu quả Chuyển đổi số phải là một quá trình liên tục trong vòng đời của doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần là việc mua hay ứng dụng một phần mềm chỉ một lần duy nhất.
Thường có sự nhầm lẫn giữa số hóa và chuyển đổi số, điều này đã dẫn đến rất nhiều sự thất bại trong chuyển đổi số Số hóa và chuyển đổi số là hai khái niệm khác nhau Số hóa là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi những thứ không phải là kỹ thuật số thành định dạng hoặc thao tác kỹ thuật số Còn chuyển đổi số là bước tiếp theo của số hóa, tức là khi doanh nghiệp đã số hóa dữ liệu sau đó sử dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu và biến đổi nó tạo ra một giá trị khác Số hóa có thể thu được lợi ích hiệu quả khi dữ liệu số hóa được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn, nhưng số hóa không tìm cách tối ưu hóa các quy trình hoặc dữ liệu Ví dụ: Trước đây thay vì lưu trữ dữ liệu khách hàng thủ công qua Excel hay các phần mềm tương tự bảng tính thì chuyển đổi số nhập liệu dữ liệu khách hàng vào phần mềm và sau đó phần mềm sẽ có các công cụ phân tích đặc điểm khách hàng như sở thích, giới tính, độ tuổi… từ đó giúp đưa ra các chiến lược bán hàng hiệu quả Việc đưa dữ liệu khách hàng vào lưu trữ trên các phần mềm là số hóa và phân tích đặc điểm giới tính, sở thích… chính là chuyển đổi số.
Trong thời đại số, việc tận dụng công nghệ đòi hỏi những cách thức mới lạ, đột phá và mang lại lợi ích to lớn cho mọi tổ chức nào ở bất cứ lĩnh vực nào Điều đó cũng đòi hỏi sự thử nghiệm và tinh thần chấp nhận thất bại của các doanh nghiệp.
Nếu các doanh nghiệp không bắt kịp xu hướng thị trường và thực hiện chuyển đổi số cùng những kế hoạch, mục tiêu chiến lược dài hạn thì việc bị đào thải là sớm muộn, như cách mà Toys R Us đã ra đi Trong một môi trường đầy biến động và thay đổi từng giây, các mô hình truyền thống dần rơi vào khó khăn khi việc chuyển đổi số diễn ra và đem lại những mô hình mới lạ Điển hình như những cái tên phổ biến xung quanh chúng ta dù chỉ mới ra đời trong vài năm gần đây: Grab, Gojek hay Bee là mối đe dọa với các hãng taxi hay xe ôm truyền thống; Airbnb mở ra xu hướng mới về khách sạn và lưu trú; Netflix gây khó khăn cho các kênh giải trí truyền thống cũng như khiến các cửa hàng băng đĩa dần đóng cửa; Spotify, Apple Music sáng tạo cách thưởng thức âm nhạc mới cho người nghe…
Một báo cáo của Cisco & Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) năm 2020 về mức độ trưởng thành về số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại 14 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thấy khoảng 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số mang lại những đổi mới về sản phẩm, dịch vụ, tăng 24% so với năm 2019 Về sự cạnh tranh đang thay đổi và việc giữ nhịp độ, 56% doanh nghiệp đồng ý với quan điểm này 3% các doanh nghiệp nhận định chuyển đổi số chưa quan trọng đối với họ, thấp hơn so với năm 2019 (22%)… Qua đó, báo cáo thể hiện rõ các doanh nghiệp đã, đang và sẽ nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Hình 1 Động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số (Nguồn: Cisco & IDC 2020)
Cisco & IDC cũng chỉ ra rằng có 31% doanh nghiệp bắt đầu thực hiện chuyển đổi số, tỷ trọng thấp hơn so với năm 2019 (39%); các doanh nghiệp bước vào giai đoạn tiếp theo (“Observer” –
“Quan sát”) chiếm 53%, tăng 3% so với năm 2019; giai đoạn “Thách thức” – “Challenger” – chiếm 13%, cao hơn so với năm trước (9%) và 3% các doanh nghiệp đã hoàn thành chuyển đổi số – “Trưởng thành” (“Native”) – tăng 1% so với 2019.
Hình 2 Trạng thái của các doanh nghiệp trong tiến trình tới “trưởng thành số” (Nguồn: Cisco
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua rất sôi động Phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như khối kinh tế tư nhân Chuyển đổi số vốn là một vấn đề thiết yếu và mới mẻ giúp các doanh nghiệp phát triển và vạch ra chiến lược lâu dài trên thị trường kinh doanh vốn rất cạnh tranh, điển hình nhất là việc nâng cao, cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Theo báo cáo của Cisco năm 2019, tại Việt Nam, những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt trong quá trình chuyển đổi số là thiếu kỹ năng và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin chất lượng (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%), …
Dù vậy, trong cùng báo cáo, Cisco chỉ ra rằng đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%) … là những bước đầu tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ, giải pháp hay nói cách khác là chuyển đổi số vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối chiếm một tỷ trọng đáng kể (ví dụ: Juno, Yody, Shoptretho, GalleWatch, Pavietnam, Bentoni, Kitchen Art, v.v.), cụ thể:
• Khoảng 100.000 cửa hàng tại Việt Nam đang sử dụng phần mềm Kiot Việt cho hoạt động quản lý bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ và bán hàng đa kênh; con số tương tự đối với Sapo và cũng hàng nghìn doanh nghiệp khác đang sử dụng Haravan, Nhanh, v.v.
•Những cái tên phổ biến trên các phương tiện truyền thông hiện nay như Sendo, Tiki, Lazada, Shopee, v.v đang là nơi kinh doanh trực tuyến đắt địa của các doanh nghiệp Đặc biệt trong thời buổi dịch Covid, các sàn thương mại điện tử càng trở nên thông dụng và được nhiều người biết đến.
•Tiếp thị số – Digital Marketing – đang là một xu hướng tiếp thị dẫn đầu tại các doanh nghiệp Việt Nam (chiếm khoảng hơn 20% trong tổng chi tiêu quảng cáo tại Việt Nam) Các hoạt động tiếp thị, bán hàng trên các nền tảng số như Facebook, Google, Youtube, Tiktok, Instagram, 24h, Admicro, eClick, Adtima, v.v dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Điều đó dễ dàng phản ánh tiếp thị số chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong lĩnh vực marketing và chuyển đổi số, dù chưa thống kê.
Quản trị doanh nghiệp cũng có những bước tiến lớn trong chuyển đổi số, tuy còn chậm Các giải pháp ERP, HRM, E-Office, phần mềm chấm công, tính lương, v.v đang dần trở thành trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp và đẩy nhanh tỷ lệ chuyển đổi số trong hoạt động quản trị tăng.
Dù đa số các doanh nghiệp chỉ vận hành nội bộ bằng các hệ thống này ở mức cơ bản nhưng những thống kê sơ bộ thể hiện tình hình rất khả quan:
•Hơn 60% doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm kế toán, trong đó có gần 200.000 doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Misa.
•Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử của nhiều nhà cung cấp khác nhau.
•Hầu như các doanh nghiệp đều đã trang bị và sử dụng chữ ký số.
•Các phần mềm khai báo thuế trực tuyến, khai báo bảo hiểm xã hội trực tuyến được ứng dụng tại đại đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chuyển đổi số là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bứt phá, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hoàn thiện tổ chức hay tái cấu trúc lại doanh nghiệp Điều này kéo theo những kết quả tốt trong tương lai, các doanh nghiệp y tế số, giáo dục số, nông nghiệp số, các doanh nghiệp logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch và sản xuất, v.v sẽ hoạt động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động Việt Nam chỉ mới bắt đầu thực hiện chuyển đổi số nhưng đã giành được sự quan tâm lớn từ chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và cả người tiêu dùng Những mô hình kinh doanh sáng tạo, những cách thức hoạt động tối ưu và những công nghệ tiên tiến hiện đại được kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế hay hơn thế nữa là tiến xa trên con đường nền kinh tế số.
Một chiến dịch chuyển đổi số có thể dẫn đến thất bại nếu không nắm vững 5 trụ cột quan trọng cấu thành nên quá trình chuyển đổi số, gồm:
Hình 3 Hình ảnh minh họa (Nguồn: Vietnam Business Productivity Optimization)
Nếu thiếu đi một trong các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn không lường trước được Vì vậy, có thể nói sự thành công của một quy trình chuyển đổi số cần phát triển dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa 5 yếu tố.
Hình 4 Hình ảnh minh họa (Nguồn: Vietnam Business Productivity Optimization)
1.3.1 Văn hóa và chiến lược số
Cho dù có chuyển đổi số hay không thì văn hóa và chiến lược vẫn là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp theo định nghĩa ảnh hưởng đến hoạt động của một công ty từ cấp quản lý đến nhân viên và cuối cùng là ra bên ngoài thị trường Trong nhiều tập đoàn,
“văn hoá” được đặt ra rất sớm bởi hoạt động có uy tín và sự lãnh đạo của người sáng lập Tuy nhiên,việc đổi mới hoàn toàn hay “tái cấu trúc” lại không hề dễ dàng Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức, sự lãnh đạo mạnh mẽ và sự phối hợp của các nhân viên trong toàn doanh nghiệp Nếu nhà quản trị hay nhân viên không sẵn sàng học hỏi, không chịu thay đổi hoặc đã thấm nhuần văn hóa cũ thì việc chuyển đổi số sẽ thất bại trước khi nó bắt đầu. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sáng tạo và phát minh ra những điều mới mẻ trong doanh nghiệp Đây được cho là yếu tố quyết định đến khả năng thành công trong chuyển đổi số.
Capgemini thực hiện một khảo sát với 1.700 các lãnh đạo cao cấp, nhà quản lý và nhân viên tại
340 doanh nghiệp vào năm 2017 Phần lớn nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng văn hóa là rào cản số một để chuyển đổi kỹ thuật số thành công Và điều đó vẫn đúng khi nói đến đổi mới, Deborah Ancona, Giám đốc Trung tâm Lãnh đạo MIT tại Trường Quản lý MIT Sloan, cho biết: “Văn hóa là một trong những thứ chậm thay đổi nhất Nó đã ăn sâu và thường xuyên diễn ra ngầm” Nhiều tổ chức không có văn hóa – nhân viên không được được trao quyền để thử nghiệm, kiểm tra và học hỏi, đồng thời triển khai ý tưởng của họ theo tốc độ trưởng thành của doanh nghiệp Sự trưởng thành về văn hóa là khó đạt được nhất vì nó đòi hỏi phải thay đổi tư duy.
Tập đoàn tư vấn Boston – BCG cũng đưa ra một báo cáo thể hiện việc tập trung phát triển văn hóa trong chuyển đổi số đã giúp gần 80% doanh nghiệp duy trì hoạt động hiệu quả và tối ưu.
Hình 5 Tỷ lệ tập trung vào văn hóa trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số (Nguồn: BCG)
NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Quan điểm của chính phủ
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Chương trình nhằm đưa ra những định hướng để tận dụng, khai thác tối đa các lợi thế, cơ hội để đi nhanh và đi đầu, tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nhân lực cho các tổ chức doanh nghiệp, khuyến khích tất cả mọi người trong việc thực hiện chuyển đổi số Tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ 6 quan điểm:
•Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số Bởi chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức Nhận thức, tư duy thay đổi thì mới có thể thay đổi hành động Chuyển đổi số có tuyệt vời bao nhiêu, công nghệ số có sẵn sàng bấy nhiêu nhưng nếu chúng ta không chịu thay đổi và dừng lại ở đây thì tự chúng ta sẽ đóng cửa với tương lai Kế hoạch nhằm đưa ra các định hướng sử dụng, phát huy tối đa lợi thế và cơ hội, nhanh chóng đi đầu, tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp và khuyến khích mọi người thực hiện chuyển đổi số Mọi tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp, cần tận dụng tối đa các cơ hội để chuyển đổi và phát triển kỹ thuật số Trong đó, đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể, việc xác định kế hoạch và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số càng sớm càng tốt để phát triển các ngành, lĩnh vực này và nâng cao thứ hạng của tổ chức là rất quan trọng Đi nhanh, đi vào và dễ dàng thu hút nhân lực. Nếu đi chậm và đi quá muộn, khi chuyển đổi số trở thành xu hướng phổ biến, nhân tài sẽ trở nên khan hiếm và bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển.
•Người dân là trung tâm của chuyển đổi số Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững Ngày nay, smartphone được xem là phương tiện chính của người dân trong thời đại kỷ nguyên số Chính vì thế, cần ưu tiên chuyển đổi số những ngành có tác động đến xã hội, liên quan đến đời sống con người, mang lại hiệu quả nhanh nhất cũng như tiết kiệm chi tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp Ví dụ, thời gian qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá ứng dụng công nghệ thông tin trong các bệnh viện, như 100% các bệnh viện trên cả nước đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; nhiều cơ sở đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy; triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh thay cho in phim Trong trồng trọt, IoT và Big Data bắt đầu được ứng dụng thông qua các sản phẩm công nghệ số như phần mềm phân tích dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây, người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực… Ngành chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ số nhiều nhất, với mô hình nổi bật là các trang trại hiện đại của Tập đoàn TH True Milk và Công ty Vinamilk.
• Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số Nhà nước tạo ra các thể chế, chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 27/9/2019 đã nêu rõ “quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế” Theo đó, kết quả khảo sát của Vietnam Report thực hiện tháng 6/2020 cho thấy rằng 47,4% doanh nghiệp công nghệ cho rằng Chính phủ cần nâng cấp hạ tầng công nghệ số quốc gia Vì vậy, để xây dựng chuyển đổi số thành công, Nhà nước cần xây dựng hạ tầng số với cơ sở dữ liệu quốc gia, bao gồm hạ tầng thiết bị, truyền thông, hạ tầng dữ liệu, ứng dụng và không thể thiếu hạ tầng nghiên cứu phát triển.
•Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả Hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt là thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội Thực tế cho thấy, thị trường khoa học và công nghệ có vai trò then chốt thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, tiên phong áp dụng công nghệ mới, mô hình mới vào Việt Nam Từ đó, tạo lực kéo tiến trình chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, thị trường khoa học và công nghệ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng khi
Việt Nam đã tham gia vào thị trường toàn cầu và trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Vì thế, những cơ chế, chính sách là công cụ quan trọng để thiết kế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch cho đối tượng tham gia vào hoạt động giao dịch của thị trường trong nước, cũng như hội nhập với quốc tế.
•Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công, bền vững Bảo đảm an toàn, an ninh mạng được xác định là phần quan trọng, không thể tách rời của chuyển đổi số Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, đều phải bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế Gần đây, Bộ Công an đã phát hiện ra một phần mềm gián điệp được dùng để lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng điện thoại hệ điều hành Android, bằng tạo một ứng dụng mạo danh Bộ Công an Sự cả tin vào ứng dụng mới khiến hàng chục người ở Đà Nẵng, Huế, An Giang… bị lừa đảo và chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng Câu chuyện này cho thấy, bối cảnh con người càng sử dụng nhiều các thiết bị nối mạng thì ai cũng có thể một phút sơ xuất mà trở thành nạn nhân trong môi trường số Chính vì thế việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng rất quan trọng và là nền móng vững chắc để có thể chuyển đổi số thành công và bền vững Và để làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng một đội ngũ lực lượng chuyên gia về an ninh mạng Ngoài doanh nghiệp, ngoài công cụ thì cần phải có các cá nhân xuất sắc Vì công cụ chỉ xử lý được các lỗ hổng đã biết, đã được lập trình sẵn Còn những lỗ hổng chưa biết thì chỉ có các chuyên gia mới có thể xử lý được Ví dụ như khi kẻ địch tung ra một loại virus hoàn toàn mới thì công cụ với những lập trình đã sẵn có thì không thể xử lý được Chỉ có chuyên gia giỏi mới ra được “vaccine” mới để xử lý Nước nào ít người giỏi, ít “vaccine” thì sẽ gặp nguy hiểm.
•Yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số Sự tham gia của tất cả mọi người, hành động đồng bộ ở từng bộ phận, sự thống nhất trong cả tổ chức là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số và mọi thứ đều nên có một bộ phận quản lý chung Các tổ chức, doanh nghiệp phải coi chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, điều hành và căn cứ tình hình cụ thể của doanh nghiệp để quyết định xây dựng, chương trình, chiến lược, kế hoạch lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong hoạt động của mình.
Nhìn chung, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có tính mở, chủ động, bao trùm, tạo nền móng và là cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển cho toàn xã hội nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng.
Quan điểm của doanh nghiệp
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, đại dịch COVID-19 đã gây ra cú sốc lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, nhưng ở một khía cạnh tích cực, sự khốc liệt này lại thay đổi cách thức vận hành của nền kinh tế, dịch chuyển đầu tư, các quốc gia tập trung đẩy nhanh khai thác thế mạnh về chuyển đổi số để khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn bởi đại dịch. Chuyển đổi số không còn là mục tiêu mà là mệnh lệnh hành động của doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất Do đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược chuyển đổi rõ ràng, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn và lượng hóa mọi tiêu chí để có một thước đo rõ ràng nhất. Ông còn cho rằng, chuyển đổi số trong ngành sản xuất không chỉ đơn thuần là việc tự động hóa dây chuyền sản xuất hay phân tích dữ liệu tốt, mà này còn liên quan đến sự thay đổi trong suy nghĩ, cách tiếp cận và cách thức vận hành, giải quyết vấn đề mới Việc sẵn sàng thay đổi tư duy và ứng dụng những công nghệ mới sẽ giúp các nhà quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp của mình Theo đó, có quan điểm cho rằng trong quá trình chuyển đổi số “cá lớn sẽ nuốt cá bé” nhưng thực tế thì “cá nhanh sẽ thắng cá chậm”, doanh nghiệp nào có chiến lược chuyển đổi số bài bản, nhanh chóng, phù hợp sẽ giành ưu thế trên đường đua Do đó, người lãnh đạo có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, phải nhạy bén, quyết liệt trong việc ứng dụng công nghệ và có tầm nhìn công nghệ số để có chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể Ví dụ, Best Buy là một nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Richfield, Minnesota Công ty này đã chứng kiến thị phần của mình trong ngành điện tử tiêu dùng sụt giảm và tụt lại cho đến khi CEO mới của họ – Hubert Joly đưa ra quan điểm kỹ thuật số sáng tạo, dẫn đến việc chuyển đổi số của công ty Việc phát triển kỹ thuật số đã giúp Best Buy trở thành một trong số những công ty sử dụng công nghệ để làm phong phú thêm sản phẩm và thị phần của họ chứ không chỉ bán những đĩa CD mới và TV mới nhất.
Còn theo ông Nguyễn Trung Kiên, Quản lý cấp cao kênh đối tác, Microsoft Việt Nam, để có thể chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp sản xuất cần tập trung vào các định hướng quan trọng:
•Phải chuyển đổi lực lượng lao động bằng cách triển khai những giải pháp và ứng dụng công nghệ giúp tăng năng suất lao động Một trang trại ứng dụng công nghệ tiên tiến 4.0 hiệu suất sẽ vượt trội hơn so với những trang trại quản lý và vận hành truyền thống Ở Tennessee, chủ sở hữu của một trang trại đang đổi cách họ trồng rau theo những cách ấn tượng Máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh và canh tác đúng chuẩn là một phần của công nghệ tiên tiến đang được sử dụng để cải tổ ngân sách, hiệu suất.
•Xây dựng các nhà máy linh hoạt bằng việc áp dụng công nghệ vào vận hành để đảm bảo chuỗi sản xuất, từ đó thúc đẩy chất lượng và năng suất lao động Các doanh nghiệp logistics lớn đều có các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại Fixmart Franchise là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận xuất – nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng với quy mô lớn Trước đây nhân viên quản lý hàng hóa thủ công Hiện nay, công ty sử dụng các ứng dụng logistics với một thiết bị cầm tay giúp giảm rất nhiều công sức và thời gian, thay vì 7 người làm như trước, nay chỉ cần 3 người vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc.
•Kết nối với khách hàng theo những cách thức mới, đem lại những trải nghiệm khách hàng trên toàn bộ các kênh dịch vụ, bán hàng và marketing Theo một cuộc khảo sát của American Express Survey, “78% người tiêu dùng từ chối mua hàng vì trải nghiệm dịch vụ kém” Dịch vụ khách hàng là một điều vô cùng quan trọng Đó là việc đáp ứng kịp thời các khách hàng trên các kênh xã hội,diễn đàn, trang đánh giá hoặc email bất cứ khi nào họ có câu hỏi, thắc mắc hoặc quan tâm Ví dụ,một khách hàng muốn mua máy giặt bằng ứng dụng di động Trước khi mua, khách hàng tận dụng tính năng thử trước khi mua thực tế trong ứng dụng thương mại điện tử để khám phá các tính năng của thiết bị Sau khi mua máy, khách hàng sẽ nhận được thông tin cập nhật về đơn đặt hàng trên thiết bị thông minh của họ Cảm biến/bộ điều khiển tích hợp trong máy giặt cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về tình trạng hoạt động, khách hàng có thể điều khiển máy giặt bằng thiết bị di động hoặc loa thông minh Mức độ chất tẩy rửa được máy theo dõi liên tục Nếu khách hàng có một câu hỏi cụ thể, trợ lý ảo luôn sẵn sàng để hỗ trợ 24/7 Kịch bản này là tương lai của hành trình khách hàng đa trải nghiệm Một loạt các công nghệ mới có thể cung cấp trải nghiệm hoàn chỉnh, đáng nhớ, liền mạch để tạo ra sự tương tác phong phú hơn trên các kênh nhằm thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu Các ứng dụng và phần mềm trong tương lai sẽ được áp dụng nhiều công nghệ mới này hơn để cải thiện hành trình của khách hàng Đồng thời điều quan trọng là doanh nghiệp cần biết cách kết hợp các công nghệ một cách thông minh, không quá thừa thãi dẫn đến khó sử dụng.
Quan điểm về người dân
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng: Người dân là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chuyển đổi số, chính vì vậy sự chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi số của mỗi người dân là rất quan trọng và cần thiết Mỗi người dân với một chiếc điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang, là có thể tiếp cận cả thế giới Các hệ thống bưu chính, chuyển phát sẽ giao hàng tới tận tay người mua Nhờ có chuyển đổi số có thể xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống Những gì mà người dân cần biết về chuyển đổi số đó là:
•Người dân phải hiểu rõ chuyển đổi số là gì Người dân cần biết chuyển đổi số liên quan đến cuộc sống và công việc của mình ra sao, tham gia hay không tham gia chuyển đổi số thì sẽ được gì, mất gì Ví dụ là việc đưa vào sử dụng ví điện tử Được công chứng bởi ngân hàng Vietcombank, ví điện tử Momo nhanh chóng được nhiều người biết đến và chọn sử dụng Luôn cập nhật tính năng,bảo trì hệ thống, Momo được đánh giá mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng ví điện tử Bản thân những người trẻ như chúng tôi cũng cảm thấy rằng từ khi sử dụng ví điện tử thì việc thanh toán trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết Người dân giờ đây không cần phải đem theo một chiếc ví đầy tiền thiếu tính an toàn và bất tiện mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh thì đã có thể thanh toán mọi giao dịch từ giao đồ ăn, di chuyển, đến chuyển–nhận tiền
•Cần định ra những điều mình cần thay đổi trong môi trường số Giao tiếp xã hội của mình đã và sẽ thay đổi như thế nào; lối sống của mình đã và sẽ có thể thay đổi ra sao; những thay đổi về y tế và chăm sóc sức khỏe, về giáo dục, học tập, về việc làm… Từ khi có sự xuất hiện của chuyển đổi số thì việc giao tiếp xã hội của người dân đã trở nên thuận tiện hơn rất nhiều Cụ thể là Zalo,
Messenger, kết nối mọi người mọi lúc mọi nơi, từ đó cũng dẫn đến việc học tập, làm việc từ xa, tạo điều kiện cho tất cả mọi người mà không phân biệt khoảng cách địa lí.
•Cần xác định và học một số kỹ năng mình còn thiếu hoặc chưa biết Sử dụng máy tính, dùngInternet, học cách thanh toán trực tuyến là những kỹ năng cơ bản mà người dân cần biết trong thời đại số Sống trong một thời đại số, nếu không học những kỹ năng cần thiết thì tự khắc chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau, trở nên tụt hậu và đánh mất nhiều cơ hội.
Quan điểm về tư duy lãnh đạo
Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Việt Nam hiện nay chưa thực sự áp dụng chuyển đổi số một cách bày bản mà đa số chỉ làm theo phong trào, bởi doanh nghiệp vẫn coi cách mạng công nghiệp 4.0 là việc của công nghệ và chưa đi vào tư duy phát triển kinh doanh của từng giám đốc hay ban lãnh đạo Cụ thể là nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang áp dụng những phương pháp thủ công vào quá trình làm việc và quản lí của mình: làm việc bằng Excel, rải rác dữ liệu trên các nền tảng như Zalo, Facebook, Viber, Ông cho rằng cơ sở dữ liệu còn loạn và chưa thật sự đồng nhất và điều đó dẫn đến chất lượng quản lý không hiệu quả Ông Hòa cũng chỉ ra rằng, để xây dựng một quá trình chuyển đổi số bài bản thì các doanh nghiệp cần thực hiện từng bước thật kỹ càng: số hóa – kết nối dữ liệu – thiết bị và cuối cùng là phần mềm thông minh Một doanh nghiệp thủ công ở Đồng Kỵ – một làng nghề họ bắt đầu số hoá, bán từng cái bàn, từng cái ghế phải đưa vào hệ thống data và bắt đầu xây dựng được hệ thống số, từng nghệ nhân thay vì mỗi lần đục theo một mô hình vẽ bằng tay thì bây giờ bắt đầu có bản vẽ số và scan một lần thì lần sau chỉ cần nhấn nút sẽ “chạy” ra một bản mới, tức là họ không lặp đi lặp lại thao tác Điều đó giúp cho họ giảm rất nhiều thời gian trong việc quản lý sắp xếp và công sức cho nhân công cũng như tăng năng suất lao động và đem lại lợi nhuận cao hơn.
Ngoài ra, do ngày nay có quá nhiều nguồn thông tin về chuyển đổi số khiến doanh nghiệp dễ trở nên mất phương hướng, bối rối và không biết nên áp dụng phương pháp nào cho doanh nghiệp của mình nên dễ dẫn đến tình trạng “ngáo số”, đó cũng được xem là một trong những nỗi sợ của các doanh nghiệp Về vấn đề này, các doanh nghiệp nên tạo chiến lược chuyển đổi số bằng cách sắp xếp theo tính ưu tiên, có kế hoạch và lộ trình rõ ràng để có thể dễ dàng lựa chọn cách thức phù hợp nhất bởi vì chỉ có doanh nghiệp là biết và hiểu rõ nhất mình cần gì Ví dụ, doanh nghiệp đang cần tạo một chiến lược chăm sóc khách hàng thì điều cần ưu tiên là tìm ra một công cụ tích hợp các kênh xã hội vào quy trình chăm sóc và bắt đầu đo lường độ tiếp cận và hoạt động của thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội Cụ thể là việc sử dụng Odoo, một phần mềm ERP giúp doanh nghiệp quản lý và kết nối các phòng ban nhau, tạo sự trải nghiệm liền mạch đối với khách hàng trên mạng xã hội Từ quảng cáo, đến tư vấn bán hàng và sau bán hàng đều được đồng nhất.
Chuyển đổi số cũng cần sự quyết tâm và dũng cảm của người đứng đầu Có một câu rất hay rằng
“Đây là thế kỷ số của những người dám đặt niềm tin vào thuật toán” Các lãnh đạo hiện nay vô cùng sợ hãi với chuyển đổi số vì không chỉ đi bằng công nghệ mà cần “3 chân”: Công nghệ, Văn hóa doanh nghiệp và Mô hình kinh doanh Không gian ảo (Cyber) sẽ gặp vô vàn khó khăn do không nhìn thấy được, không sờ được… nên cần những người dũng cảm, tin tưởng vào thuật toán trong kỷ nguyên số này Một trong những công ty sản xuất giày và quần áo thể thao hàng đầu thế giới – Nike cảm thấy họ bắt đầu trở nên ì ạch và lỗi thời Ban lãnh đạo của Nike đã không ngần ngại thực hiện chuyển đổi số trong kinh doanh nhằm thay đổi tư duy, chuỗi cung ứng và thương hiệu của công ty để có thể kết nối tốt hơn với khách hàng của mình Công ty tập trung vào phân tích dữ liệu, cập nhật chiến lược thương mại điện tử, tạo các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số mạnh mẽ hơn và tăng cường bán hàng trực tuyến cho khách hàng Việc sử dụng hiệu quả dữ liệu người tiêu dùng đã khiến Nike mở các cửa hàng lý tưởng, tạo ra nhiều cơ hội và cải thiện trải nghiệm khách hàng trực tuyến và thông qua ứng dụng Đầu năm 2017, khi giá cổ phiếu của hãng chỉ vào khoảng 52 USD thì đến tháng 7/2019, con số này đã là 88 USD Doanh thu của hãng cũng tăng từ 33,5 tỷ USD lên 39,1 tỷ USD trong cùng kỳ Đó là thành công của việc tin tưởng vào thuật toán, ứng dụng chuyển đổi số trong kỷ nguyên số này.
Chuyển đổi số đang được kỳ vọng vào những quyết định gọi là “Top Down” – vì khi người đứng đầu thay đổi tư duy và nhấn nút thì toàn hệ thống thay đổi Những người đứng đầu sẽ không bao giờ dám nhấn nút chuyển đổi số nếu không có những đề xuất chi tiết từ “Bottom Up” về công nghệ và quản trị rủi ro Như vậy kỳ vọng vào “cây đũa thần” người đứng đầu là quá lớn và khó khả thi. Ông Hoàng cũng cho rằng mô hình chuyển đổi số phải từ người đề xuất “Maker” – những người từ bên dưới các tác nghiệm số vì họ biết rõ chỗ nào đang tắc, chỗ nào đang cần “đả thông”, chỗ nào quá chậm cần phải “phá băng” thì họ sẽ đưa lên đề xuất Sau đó tổ chuyên gia cùng với người phụ trách về công nghệ mới cùng người đề xuất đi tìm ra giải pháp để giải quyết bài toán đó, rà soát rủi ro của phương án mới Lúc đó, người đứng đầu mới ngồi lại để xem xét toàn bộ quản trị rủi ro và giá trị đầu tư cả về tài chính và khấu hao rồi mới ra quyết định “nhấn nút” chuyển đổi số Hiện nay hệ thống bên dưới nếu cứ ngồi đợi sếp quyết định về chuyển đổi số thì dù có đào tạo ban lãnh đạo và sếp thông minh cỡ nào đi nữa thì cũng không dám quyết một mình Sếp không phải là người hiểu hết công nghệ, cũng không làm trực tiếp hàng trăm việc bên dưới nên không thể biết đang vướng chỗ nào trong hệ thống của mình Vì vậy, không có nghĩa chuyển đổi số là chỉ giao một “cây đũa thần” cho một người lãnh đạo doanh nghiệp mà cần cả hệ thống cùng hiểu, cùng khao khát thay đổi, cùng đề xuất các giải pháp số thì sẽ thành công. Vậy để nhà lãnh đạo có thể truyền tư duy chuyển đổi số tới toàn bộ tổ chức doanh nghiệp thì:
•Phải chuẩn bị tư duy số Như chúng tôi đã đề cập trên phần quan điểm của chính phủ, chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức và tư duy Nhận thức có thay đổi thì hành động mới có thể thay đổi Sống trong thời đại kỉ nguyên số nhưng nếu cứ giữ những quan điểm lạc hậu, lỗi thời, ưa chuộng phương pháp thủ công, không áp dụng công nghệ thì sẽ dễ dàng bị tụt hậu ÔngHoàng Việt Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho biết trong 3-5 năm gần đây, doanh nghiệpViệt đang dần thay đổi nhận thức khi nói về chuyển đổi số Đặc biệt trong đại dịch, nó đã trở thành nhu cầu cấp thiết “Trong những cuộc trao đổi, đối thoại của chúng tôi với các doanh nghiệp, có đến70% lãnh đạo tin chuyển đổi số là chìa khoá cho việc sống sót, phục hồi, tăng trưởng”.
•Chuyển đổi số bắt buộc phải đi với chiến lược số Một khi những nhà lãnh đạo nhận ra được giá trị của chiến lược số hóa đối với sự sống còn và thành công tương lai của doanh nghiệp họ, thì việc lập ra một bản kế hoạch chi tiết là điều thiết yếu để doanh nghiệp có thể sẵn sàng quay trở lại với guồng quay kinh doanh khi thế giới chuyển sang giai đoạn hậu COVID-19 trong vài tháng tới.
•Khâu chuẩn bị cần nhất là cơ sở dữ liệu số hóa Một trong những giải pháp số chuyên nghiệp là số hóa tài liệu Đây là một hình thức chuyển đổi các dữ liệu truyền thống bên ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được Thông thường, các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh… sử dụng trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là dữ liệu số.
Hình 7 Quy trình số hóa dữ liệu theo 7 bước giúp tạo lập CSDL lớn nhanh chóng, chính xác, bảo mật (Nguồn: Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông)
• Đào tạo kỹ năng số cho con người lao động Nếu không hiểu và không có kỹ năng về công nghệ thì cực kỳ khó làm việc Khi ý thức được việc chuyển đổi số và có chiến lược, chúng ta sẽ cần có những tổ chuyên gia sẽ cùng triển khai thực thi, xử lý như dự án chứ ban lãnh đạo không thể quá giỏi, tự làm được hết Người lãnh đạo thì chỉ cần đặt niềm tin vào dự án.
Sự thay đổi tư duy từ tư duy quản trị thủ công và cảm tính kiểu cũ là điều quan trọng nhất giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công Tất cả doanh nghiệp từ xưa đến nay đầu tư cho công nghệ thông tin, cho chuyển đổi số đều coi chuyển đổi số là chi phí “cost” – tức là bắt buộc phải đầu tư, nhưng phải giảm “cost” Ví dụ như một đơn vị lớn của Viettel có Phòng Công nghệ thông tin một năm đầu tư khoản 40-50 tỷ đồng để hoạt động hỗ trợ các giải pháp số nhưng ông Hoàng cho rằng đây là tư duy cũ, khá sai lầm Họ luôn không hài lòng với kết quả của phòng này và luôn muốn giảm bớt chi phí Sau chiến lược chuyển đổi số cùng chuyên gia thì họ đã thay đổi tư duy và chuyển phòng này thành trung tâm kinh doanh giải pháp số phục vụ cả trong và ngoài tập đoàn. Đội công nghệ thông tin được chuyển từ “Back-Ofice” sang “Front-Office” đi kinh doanh chuyển đổi số, từ chỗ một năm phòng đang được chi phí (Cost) 40 tỷ đồng và lúc nào cũng bị khiển trách vì không đủ tiền để làm, thì hiện nay họ đang phải nhận cam kết doanh số (Revenue) 200 tỷ đồng giống như một đơn vị kinh doanh, một bộ phận có kế hoạch đầu tư và kinh doanh đi bán giải pháp. Hoạt động hoàn toàn chủ động và tự quyết định mô hình kinh doanh của chuyển đổi số.
Như vậy có thể thấy rõ, việc họ được đặt niềm tin và đẩy công nghệ thông tin ra mặt trận, đi tiên phong làm những việc thật mạnh mẽ để chuyển đổi số thay vì để họ ở phía sau là gánh nặng chi phí, đã chứng minh niềm tin của Ban lãnh đạo vào thành công của chiến lược chuyển đổi số.
Những vấn đề cần lưu ý trong việc chuyển đổi số
Thứ nhất, có “thực mới vực được đạo” Muốn chuyển đổi số nhưng không có ngân sách thì không làm gì được.
Thứ hai, chuyên môn của ngành viễn thông nằm chủ yếu trong tay một số tập đoàn nhà nước về công nghệ thông tin và viễn thông Ông nhận xét rằng các tập đoàn này thực tế đang đi với một tốc độ rất chậm Cắm đất, cắm cờ, thành phố thông minh khắp nơi nhưng giải pháp cụ thể thì chủ yếu vẫn là giải pháp của viễn thông chứ không phải giải pháp của kinh tế.
Thứ ba chính là mối liên kết giữa các Bộ để câu chuyện chuyển đổi số vào chuẩn Chúng ta phải học tập các quốc gia lớn về chuyển đổi số như Ấn Độ Họ đã làm cực kì thành công và rực rỡ vềIoT, họ mới bắt đầu vào 2012 – 2013, khi mới bắt đầu chuyển đổi vào cuộc cách mạng lần thứ 4 nhưng họ đã dùng cá thể hóa của thiết bị đầu cuối và sự thông minh của người Ấn Độ đã đặt kì vọng tăng trưởng 50 lần GDP nhờ IoT Từ ngân sách năm 2014 chỉ là 28 tỷ USD và tăng lên
NHỮNG XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ SỐ
Internet vạn vật (Internet of things) và 5G
Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) có thể được định nghĩa theo khái niệm là một cơ sở hạ tầng mạng động toàn cầu với các khả năng tự định hình dựa trên các giao thức liên lạc tiêu chuẩn và tương tác, nơi “vạn vật” hữu hình và ảo có các đặc tính, thuộc tính vật lý, và tính cá nhân ảo, sử dụng các giao diện thông minh và được tích hợp vào mạng thông tin một cách thông suốt.
Internet vạn vật sử dụng các thiết bị cảm biến, bộ truyền động và công nghệ truyền dữ liệu gắn kết với các thực thể vật lý – từ các thiết bị đường bộ đến máy tạo nhịp tim – cho phép những vật thể này được theo dõi, phối hợp hoặc được kiểm soát thông qua một mạng dữ liệu hay Internet.
Với công nghệ IoT ngày một tân tiến và thông minh, các tổ chức không chỉ có thể theo dõi và kiểm tra, kiểm soát luồng sản phẩm cũng như những tài sản hữu hình, mà còn có thể theo sát được hiệu suất làm việc của từng hệ thống, ví dụ như là theo dõi và quản lý một dây chuyền lắp rắp toàn bộ các bộ phận của robot hoặc máy móc nào đó.
Ngày nay, việc sử dụng các thiết bị IoT ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các quốc gia, cũng như các doanh nghiệp, các tổ chức trên thế giới Số lượng thiết bị IoT ngày càng gia tăng và theo dự đoán của tổ chức IoT Analytics, số lượng thiết bị IoT sẽ vượt mốc 12 tỉ thiết bị trong năm 2021. Ở thời điểm hiện tại, theo số liệu trong cuộc khảo sát với những doanh nghiệp quy mô vừa,khoảng 30% các thiết bị kết nối trong hệ thống là thiết bị IoT và dự đoán là trong những năm tiếp theo, con số sẽ ngày một tăng.
Hình 8 Số lượng thiết bị kết nối hoạt động toàn cầu (Nguồn IoT Analytics)
IoT có thể sẽ đi theo con đường của hầu hết các xu hướng trong việc trải qua một số vỡ mộng sau sự phấn khích ban đầu, đặc biệt là vì sự phức tạp của IoT khiến kết quả tức thì khó đạt được. Trong khi một số trường hợp kinh doanh đã xuất hiện, nhiều ví dụ IoT liên quan đến các ứng dụng tiêu dùng hoặc không phác thảo rõ ràng các cơ hội kinh doanh.
5G là viết tắt của 5 th Generation hay còn gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động Nó bắt đầu vào năm 2020 – thời điểm được xem là bước chuyển giao giữa sử dụng mạng 4G và 5G.
Mạng 5G theo lý thuyết sẽ có tốc độ truyền tải là 10 Gbps nhanh hơn gấp 10 lần so với mạng 4G hiện tại, giúp tăng tốc độ sử dụng internet, giảm bớt tiêu hao điện năng, tăng số lượng thiết bị được kết nối… Đây được xem là bước tiến xa đối với sự phát triển của internet nói riêng và nhân loại nói chung.
Có lẽ, lợi ích của 5G đã không là những gì còn quá xa lạ đối với chúng ta, nhưng phải đến những năm gần đây, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu nổ ra và qua những tháng gần đây nó đang trở nên mạnh mẽ và kéo dài làm việc và học trực tuyến trở thành một hoạt động thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta Và để làm được điều đó, những gì chúng ta cần là một sự kết nối an toàn, nhanh chóng và ổn định, và 5G là một yếu tố mà mang đến cho chúng ta những gì cụ thể mà chúng ta cần.
Hình 9 Xu hướng kết nối di động (Nguồn: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
IoT cần khả năng truyền tải nhanh hơn, kết nối ổn định hơn và điều này đều có thể đạt được với sự tích hợp của 5G.
Trí tuệ nhân tạo – AI và Học Máy
Khái niệm về trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng để nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì nó là một ngành khoa học máy tính Nó xây dựng trên một nền tảng lý thuyết vững chắc và có thể ứng dụng trong việc tự động hóa các hành vi thông minh của máy tính, giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn dề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, giọng nói, biết học và tự thích nghi Nói một cách dễ hiểu thì AI là việc sử dụng, phân tích các dữ liệu đầu vào nhằm đưa ra sự dự đoán rồi đi đến quyết định cuối cùng.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, cùng với những bộ dữ liệu phong phú, các công cụ phát triển phần mềm miễn phí hoặc giá rẻ đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà nghiên cứu.
Từ đó thúc đẩy sự phát triển các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, khiến cho mảnh đất AI thu hút đông đảo các ông lớn như: Facebook, Google, Microsoft tham gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm, mở ra kỷ nguyên mới cho trí tuệ nhân tạo.
Trong thời kì mà mọi lĩnh vực đều cân nhắc và có xu hướng quan tâm đến chuyển đổi số, AI trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp AI giúp các doanh nghiệp trở nên thích ứng, sáng tạo, linh hoạt và đổi mới hơn bao giờ hết Nó không chỉ có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng mới và giảm thiểu rủi ro mà còn nâng cao lợi nhuận của họ.
Bên cạnh đó, AI có ảnh hưởng rất lớn trong chuyển đổi số bằng cách giảm đáng kể thời gian trung bình dành cho các hoạt động hàng ngày, giảm thiểu khả năng sai sót và cải thiện khả năng ra quyết định của lãnh đạo.
Ví dụ: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đối với thị trường dầu khí
Vào đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 xuất hiện và sự suy giảm của giá dầu thô đã khiến cho việc thay đổi và tái cấu trúc trong ngành dầu khí rơi vào trạng thái báo động Trong số tất cả những công nghệ đang nở rộ mỗi ngày, các cỗ máy tư duy được hỗ trợ bởi AI được coi là một trong những công cụ hàng đầu để hỗ trợ người sử dụng đưa ra những quyết định chính xác và táo bạo.
Hình 10 Lợi ích trí tuệ nhân tạo mang lại cho toàn thế giới vào năm 2030 là 15.700 tỷ USD
AI có thể hỗ trợ dầu khí trong việc thay thế hoặc tăng cường một số năng lực nhất định của con người theo 3 phương diện như sau:
•Cảm biến: AI có thể mô phỏng khả năng nhận thức của con người, từ đó hỗ trợ hoặc thay thế con người ở một số trường hợp với điều kiện thích hợp Trong một số trường hợp, AI có thể phát hiện các xu hướng trong dữ liệu cảm biến nằm ngoài ranh giới nhận thức thông thường của con người hoặc trong các vùng mà con người thường không truy cập được Các doanh nghiệp có thể sử dụng cảm biến để xác định nơi đặt mũi khoan Ví dụ, geophones là thiết bị siêu nhạy gửi sóng âm vào đất để ghi lại các sóng phản xạ Dữ liệu này sau đó được đưa vào phân tích để xác định vị trí giếng khoan phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí khoan.
•Tư duy: AI không chỉ phân tích và xử lý các tập dữ liệu lớn nhanh hơn các phương pháp thống kê truyền thống mà còn có thể xác định xu hướng trong các mẫu dữ liệu mà con người không thể nhận thấy, từ đó đưa ra các nhận thức tốt hơn về dữ liệu Ví dụ, một hệ thống thông minh tích hợp với tầm nhìn vi tính có thể tự động hóa quá trình xác định và theo dõi chuyển động của nhân viên tại nơi làm việc, từ đó tối ưu hóa hiệu quả lao động.
•Học máy: là một nhánh nhỏ trong AI.
Machine Learning là một phương pháp phân tích dữ liệu tự động hóa việc xây dựng mô hình phân tích Đây là một lĩnh vực sử dụng các thuật toán để học hỏi từ dữ liệu và đưa ra dự đoán.
Nó cũng là một ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo cung cấp cho các hệ thống khả năng tự động học hỏi và cải thiện từ kinh nghiệm mà không cần lập trình rõ ràng Machine Learning tập trung vào phát triển các chương trình máy tính có thể truy cập dữ liệu và sử dụng nó để tự học.
Amazon đang dẫn đầu trong việc sử dụng những hiểu biết về Machine Learning Amazon đang sử dụng để tăng cường tương tác của khách hàng với dịch vụ khách hàng không thể sai lầm Tại dịch vụ khách hàng, họ sử dụng Machine Learning để dự đoán các vấn đề của khách hàng, xác định đúng quy trình công việc để giải quyết và trong một số trường hợp cũng phát hiện lạm dụng dịch vụ.
AI chắc chắn sẽ là xu hướng chuyển đối số cần thiết cho tương lai gần Vì được sử dụng các thuật toán có thể học tự động từ nhiều bộ dữ liệu để thực hiện các công việc nên sự tác động của
AI đối với cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng gia tăng, ở tất cả mọi lĩnh vực, từ mua sắm, giải trí, học tập, làm việc,… Và quan trọng nhất là những phần mềm của nó ngày càng nhiều, chi phí và quy mô càng trở nên hợp lý hơn cho các doanh nghiệp và tổ chức.
Điện toán đám mây
Khi thế giới vừa trải qua cơn khủng hoảng vì đại dịch toàn cầu, cloud chính là điểm tựa của hệ sinh thái công nghệ dựa trên ứng dụng và dữ liệu, rất quan trọng trong việc giúp chúng ta thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng này Lưu trữ đám mây được hiểu đại khái là thay vì dữ liệu được lưu độc lập tại máy chủ của mỗi chi nhánh hay công ty con thì bây giờ dữ liệu được cập nhật nhanh chóng và thuận tiện ở máy chủ tại vị trí công ty tổng Mọi thứ dường như đều được đổi mới bởi các dịch vụ mà điện toán đám mây mang lại, từ theo dõi sức khỏe y tế tại nhà, tới dịch vụ chuyển phát thuận lợi, học tập và làm việc từ xa.
Hình 11 Mô hình hóa công nghệ thông tin truyền thống và sử dụng điện toán đám mây (Nguồn:
Tạp chí điện tử Tài chính)
Mặc dù chỉ mới được phát triển trong khoảng thời gian không lâu Tuy nhiên, điện toán đám mây ngày nay đã được ứng dụng rất phổ biến Có thể bạn không để ý hoặc quá quan tâm đến nguồn gốc hay công nghệ mà những ứng dụng và thiết bị điện tử mà bạn đang sử dụng như smartphone, laptop, máy tính bảng,… Và những ứng dụng điện toán đám mây mà thường xuyên hiện hữu nhất xung quanh chúng ta đó là:
• Icloud của Apple: Iphone hay Ipad là hai loại thiết bị công nghệ cao mà chúng ta thường sử dụng nhất hiện nay Trong các loại thiết bị này, Apple sẽ cung cấp cho bạn một tài khoản được gọi là tới bạn trên chính thiết bị của mình Icloud chính là một trong những sản phẩm ra đời từ nền tảng điện toán đám mây mà chúng ta sử dụng thường xuyên nhất.
• Google Drive: Google Drive là không gian lưu trữ mà Google cung cấp cho các tài khoản người dùng của mình Không gian lưu trữ mà chúng ta sử dụng trên Google Drive để lưu trữ dữ liệu hằng ngày này cũng chính là một trong các ứng dụng của nền tảng điện toán đám mây đấy.
• Các công nghệ điện toán đám mây dễ hình dung nhất đó là các dịch vụ email như: gmail, yahoo, hotmail,… công cụ mà chắc chắn không thể không sử dụng trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Với việc tận dụng điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ, tích hợp bảo mật tân tiến và tập trung nghiên cứu những phương pháp mới, sáng tạo để phục vụ khách hàng Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí, tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh, nhanh chóng thúc đẩy giá trị kinh doanh.
Robotic Process Automation (RPA) hay Robot tự động hóa quy trình là khái niệm dùng để chỉ Robot phần mềm trong máy tính thay thế lao động trí óc thực hiện các công việc bàn giấy (chủ yếu là các công việc có logic cố định) RPA là một phần mềm hay hệ thống mà có thể sử dụng để tự động hóa quy trình làm việc, cơ sở hạ tầng, quy trình hỗ trợ văn phòng đòi hỏi nhiều lao động RPA được phát triển với mục tiêu chính là để thay thế các nhiệm vụ văn thư mà con người thường phải lặp đi lặp lại nhiều lần bằng một lực lượng lao động ảo Phần mềm RPA không yêu cầu về việc phát triển code cũng như việc truy cập trực tuyến vào mã hoặc cơ sở dữ liệu của ứng dụng mà các bot phần mềm này có thể tương tác với một bộ ứng dụng nội bộ, site, cổng thông tin người dùng,…v.v Hiểu đơn giản hơn thì RPA mà một phần mềm chạy trên máy tính, máy tính xách tay hay hoặc thiết bị di động của người dùng cuối, đó là một chuỗi các lệnh được Bots theo một số quy tắc nghiệp vụ được xác định.
Theo các chuyên gia thì mỗi hệ thống RPA phải bao gồm được 3 khả năng như sau:
•Giao tiếp với các hệ thống khác theo bất kỳ cách nào để loại bỏ màn hình hoặc tích hợp API.
•Giao diện lập trình các bot.
Bên cạnh đó, người ta cũng phân RPA ra các loại bao gồm:
•Tự động hóa có giám sát: Những công cụ này sẽ cần sự can thiệp của con người trong khi thực hiện các quy trình tự động hóa.
•Tự động hóa không giám sát: Những công cụ này thông minh và có khả năng tự ra quyết định.
•Hybrid RPA: Những công cụ này sẽ có khả năng kết hợp của cả công cụ tự động tham dự và không giám sát.
Giống như AI hay điện toán đám mây thì RPA đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ và thậm chí được nhiều chuyên gia công nghệ đánh giá là át chủ bài mới giúp cho doanh nghiệp giải quyết được bài toán vận hành cũng như tạo ra bước đột phá trong hoạt động sản xuất Hiện nay RPA hay Robot tự động hóa quy trình đang được sử dụng chủ yếu trong các ngành như Ngân hàng, Bảo hiểm, Bán lẻ,
Y tế và Viễn thông RPA được sử dụng để tự động hóa các quy trình mang một hoặc một vài đặc tính như: lặp đi lặp lại, dễ bị lỗi, dựa trên quy tắc, có liên đến dữ liệu số, khắt khe về thời gian và theo mùa vụ Bên cạnh đó, RPA có có một số chức năng chung gồm: mở các ứng dụng khác nhau như email cũng như di chuyển tệp, tích hợp với các công cụ hiện có, thu thập dữ liệu từ các cổng web khác nhau, xử lý dữ liệu bao gồm tính toán và trích xuất dữ liệu Chính vì những đặc tính đó mà rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng RPA để làm các công việc như:
•Tự động hóa quá trình bán hàng.
•Tự động thanh toán tiền.
•Bot di chuyển và nhập dữ liệu.
•Trích xuất dữ liệu từ các tệp PDF, tài liệu được quét và các định dạng khác.
•Chuẩn bị và phát hành báo cáo định kỳ.
Việc ứng dụng RPA sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích bởi vì một Robot phần mềm RPA không bao giờ ngủ, rất ít khi mắc lỗi và chi phí sẽ thấp hơn nhiều so với nhân viên Những lợi ích cụ thể của RPA được nêu trong bảng dưới đây: tiết kiệm thời gian, chi phí hoạt động,giảm thiểu nhân sự; lưu trữ và xử lý dữ liệu tốt; linh hoạt và có khả năng đổi mới; độ chính xác cao, ít bị lỗi; cho phép nhân viên tập trung vào những công việc gia tăng giá trị.
Blockchain
Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian Mỗi khối chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó , cùng với một mã thời gian và dữ liệu giao dịch Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Về cơ bản, Blockchain chính là một công nghệ lưu trữ dữ liệu tuy nhiên điều làm cho blockchain khác với những công nghệ lưu trữ khác là nó mang trong mình những đặc tính mà không có bất kỳ công nghệ nào có được như:
•Loại bỏ bên thứ 3: Blockchain giúp mọi người dù không hề quen biết nhưng vẫn có thể tin tưởng nhau tuyệt đối khi thực hiện các giao dịch quan trọng mà không cần bất kỳ một công ty hay tổ chức uy tín nào đứng ra làm trung gian Nói tóm lại Blockchain giúp giải quyết vấn đề về niềm tin giữa 2 bên và loại bỏ bên thứ 3 từ đó giúp công việc được tiến hành nhanh chóng, giảm thiểu chi phí và rất đáng tin cậy.
•Minh bạch và bảo mật: Blockchain là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính minh bạch và bảo mật, nó cho phép tất cả mọi người đều có quyền biết tất cả các thông tin giao dịch của nhau tuy nhiên dữ liệu riêng tư của mỗi cá nhân vẫn được đảm bảo bí mật tuyệt đối.
•Không thể sửa đổi hay phá hủy: Một khi các thông tin đã được lưu trữ trong Blockchain thì chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm là không có bất kỳ ai hay tổ chức nào có thể sửa đổi được nó hay phá hủy nó và nó sẽ luôn tồn tại mãi mãi Đây chính là yếu tố khiến cho rất nhiều người đặt trọn niềm tin vào Blockchain.
• Là công nghệ tạo nên Bitcoin: Ngày nay có rất nhiều người lầm tưởng rằng Blockchain vàBitcoin là một nhưng điều đó không đúng chút nào Thực chất, Bitcoin hay hàng trăm đồng tiền điện tử khác đều được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain do đó ta có thể hình dung Blockchain như một nền móng hạ tầng kiên cố và Bitcoin là một tòa nhà chọc trời được xây dựng trên nền móng đó. Đơn vị lưu trữ cơ bản của blockchain là một khối dữ liệu (Block), dữ liệu sẽ được đóng gói trong một khối và khối đó sẽ được khóa lại bằng thuật toán mã hóa mà một khi đã khóa xong thì dữ liệu đó sẽ không bao giờ thay đổi được nữa, nó là một bằng chứng bất di bất dịch cũng như sẽ tồn tại mãi mãi Các khối (Block) sau khi tạo ra sẽ được liên kết lại với nhau thành một chuỗi khối (Blockchain).
Hình 12 Hình ảnh minh họa (Nguồn: Chainbits)
Có thể nói công nghệ Blockchain là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ gồm: Mật mã học, mạng hàng ngang và lý thuyết trò chơi để đảo bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.
Ngày nay Blockchain đã được ứng dụng mạnh mẽ, rộng rãi trên toàn thế giới:
3.5.1 Hợp đồng thông minh Đây là những bản hợp đồng sổ được viết bằng code trên nền tảng Blockchain có thể vận hành tự động và cho các bên tham gia trao đổi tài sản ảo, dịch vụ, cổ phiếu một cách minh bạch mà không cần đến người hay dịch vụ trung gian làm chứng Vì là chương trình cài sẵn nên hợp đồng thông minh có thể thực thi mọi thứ khi điều kiện trong đó đã đạt đủ.
Ví dụ như khi bạn mua một món hàng và trả bằng tiền ảo thì ngay sau đó bạn sẽ nhận được một hóa đơn được đưa vào hệ thống Blockchain Như vậy, nếu bạn lỡ gửi hàng hay tiền trước ngày giao kèo thì hợp đồng sẽ tự động giữ lại mã hóa đơn hoặc tiền và chuyển cho hai bên vào đúng ngày hẹn Sau khi mọi thứ được tiến hành xong xuôi thì hợp đồng sẽ tự hủy và code trong đó sẽ không thể bị bất cứ bên nào sửa đổi.
Hợp đồng thông minh có thể được sử dụng trong tất cả các dịch vụ như bảo hiểm, thanh toán, vay nợ, pháp lý Những thương vụ lớn với hàng mớ hóa đơn, giấy tờ các bên trọng tài cùng thời gian xử lí kéo dài có thể hoàn toàn biến mất trong tương lai.
Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe được tin rằng mọi thứ sẽ được cải thiện, từ lưu trữ hồ sơ bệnh nhân đến theo dõi chuỗi cung ứng Mọi quá trình khám bệnh và xét nghiệm của bệnh nhân đều được lưu trữ trong công nghệ Blockchain, đảm bảo bảo mật và chính xác tối đa Dù người bệnh có chuyển viện đến đâu thì mọi thông tin đều được đồng bộ trên bất kỳ ngôn ngữ hay phần mềm nào khác Không chỉ giảm thiểu tối đa chi phí cho người bệnh mà điều này còn đảm quá trình theo dõi bệnh án được chính xác nhất.
Big data và phân tích dữ liệu chuyên sâu
Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng rất lớn và phức tạp, thậm chí còn được cập nhật thời gian thực Độ lớn của nó lớn đến mức các phần mềm xử lí dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lí và xử lí dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lí.
Big Data có thể được xác định dựa trên những đặc điểm nổi bật như:
•Khối lượng dữ liệu cực lớn: Điều này đã được chúng tôi nhắc đến ở phần định nghĩa Để có thể được gọi là Big Data nghĩa là khối lượng của dữ liệu phải cực kỳ lớn Nếu để kiểm soát, phân tích thủ công không thể đáp ứng trong 1 khoảng thời gian nhất định Thì đây mới được coi là Big Data.
•Nhiều loại dữ liệu đa dạng: Big Data không chỉ bao gồm một loại dữ liệu duy nhất Nó có thể bao gồm nhiều loại dữ liệu khác nhau Được tích hợp chung tạo lên một Big Data Khi phân tích dữ liệu, các nhà lập trình có thể phải tách riêng các dữ liệu không cùng chủ đề Sau đó mới có thể xử lý phân tích. Độ lớn của Big Data đang được tăng lên rất nhiều qua từng ngày khi mà theo thống kê tính đến năm
2020 thì độ lớn của nó đã đạt đến con số là 45ZB Tuy nhiên, tầm quan trọng của dữ liệu lớn không nằm ở lượng dữ liệu mà chúng ta có, nó nằm ở việc chúng ta làm gì với những dữ liệu đó Big Data chứa rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí có thể đưa ra những khuyến nghị chính xác về điều kiện giao thông, thời tiết theo thời gian thực …
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức sẽ sử dụng nguồn dữ liệu lớn phân tích để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: giảm chi phí, giảm thời gian, phát triển sản phẩm mới và dịch vụ tối ưu, ra quyết định thông minh Do đó mà Big Data đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế để có thể tạo ra những sự chuyển biến ấn tượng, tăng hiệu quả, hiệu suất doanh nghiệp Sau đây ta sẽ điểm qua những ứng dụng của Big Data trong một số ngành nổi bật.
Như chúng ta đã biết, số lượng khách hàng của ngân hàng luôn có rất nhiều Thông tin về mỗi khách hàng, tài khoản, số dư,… Tất cả những thông tin này đều được lưu trữ lại và tạo nên Big Data Và Big Data được sử dụng trong ngành ngân hàng cụ thể như:
•Sử dụng kỹ thuật phân cụm để đưa ra những quyết định quan trọng Hệ thống Big Data có thể phân tích xác định địa điểm chi nhánh có số lượng khách hàng lớn Từ đó đánh giá nhu cầu của khách hàng để mở thêm thêm chi nhánh mới.
•Nhân hàng sử dụng nền tảng Big Data để kết hợp nhiều quy tắc được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng Điều này có thể dự đoán được lượng tiền cần thiết của một chi nhánh trong một thời điểm nhất định trong năm.
• Khoa học dữ liệu hiện đại chính là nền tảng không thể thiếu của ngân hàng số Ngoài ra Machine learning và AI cũng đang được nhiều ngân hàng sử dụng để phát hiện các hoạt động sai trái Từ
•Khoa học dữ liệu hỗ trợ xử lý, lưu trữ và phân tích lương dữ liệu khổng lồ Ngay từ những hoạt động hàng ngày cũng đem lại dữ liệu Việc sát sao này sẽ đem đến sự đảm bảo an ninh mạng cho ngân hàng.
Big Data cho phép người quản lý ca, sắp xếp dự đoán số bác sĩ cần thiết cho một ca làm việc vào những thời điểm cụ thể Ngoài ra, bệnh viện có thể theo dõi tình trạng bệnh nhân bằng hồ sơ sức khỏe điện tử.
Ngành Y học có thể sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, hệ thống Big Data để theo dõi bệnh nhân.
Từ đó gửi các báo cáo liên quan đến các bác sĩ có chuyên môn Big Data có thể đánh giá các triệu chứng và xác định nhiều bệnh ở giai đoạn đầu Dựa vào những thông tin đã lưu trữ có thể chẩn đoán được điều này.
Các ứng dụng của Big Data còn có thể được sử dụng để báo trước các khu vực bùng dịch Ví dụ như dịch sốt xuất huyết, hoặc sốt rét. Đây chính là những tính năng cực đỉnh khi hỏi về ứng dụng thực tế của Big Data là gì Không chỉ duy nhất hai ngành này có thể sử dụng được ứng dụng của Big Data mà hơn cả, các ngành khác như Thương mại điện tử hay bán lẻ cũng có thể dùng ứng dụng này.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Cơ hội để chuyển đổi số
4.1.1 Phục hồi và phát triển kinh tế dài hạn
Ngày nay, sự phát triển với tốc độ chóng mặt của các công nghệ số mới đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của xã hội loài người Sử dụng công nghệ mới, từng cá nhân có thể xây dựng lịch làm việc, giải trí, sinh hoạt, hàng ngày dễ dàng hơn, tiếp cận các sản phẩm có mức giá hợp lý hơn, tham gia các mạng xã hội mới, có các cơ hội giáo dục tốt hơn và giảm bớt các công việc lao động chân tay bởi vì xu thế các công việc đã và đang thay đổi Cùng với đó, dịch COVID-19 là một sự cố đặc biệt làm thay đổi cục diện thị trường, góp phần xóa bỏ nhiều thói quen cũ, giúp tiếp nhận những thói quen mới dễ dàng hơn như thương mại điện tử, học trực tuyến, làm việc từ xa Trước đây, các công nghệ kiểu cũ thì chỉ có các công ty lớn, có rất nhiều tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể tiếp cận được công nghệ đó Do đó họ luôn dẫn đầu thị trường, ít nhất là một vài bước Nhưng bây giờ, thì dù công ty nhỏ hay những startup mới đều có thể tiếp cận được công nghệ không thua kém gì các những công ty lớn.
4.1.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Có thể thấy với bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số không chỉ là điều tích cực nên thực hiện nữa mà là một “Yêu cầu của thời đại” Sự phát triển và thay đổi chóng mặt của các công nghệ và dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến cách thức hoạt động trong mọi mặt của đời sống con người. Những doanh nghiệp sớm triển khai chuyển đổi số có sức chống chịu tốt hơn Đồng thời, việc chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sẵn sàng thích nghi “sống chung với dịch”, tận dụng cơ hội để bứt phá Từ đó, đặt ra những yêu cầu không chỉ riêng với cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh mà còn là đối với chính phủ của các quốc gia, phải nhanh chóng nắm bắt xu hướng và thực hiện chuyển đổi số nhằm tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên toàn cầu Và không chỉ các doanh nghiệp và chính phủ đạt được lợi ích từ chuyển đổi số, các cá nhân và xã hội còn sẽ giành được nhiều lợi ích như về điều kiện sống và làm việc, tài chính, sức khỏe…
Những điều này thể hiện rất rõ trong các ngân hàng với hình thức thanh toán mới Fintech, là hình thức thanh toán thông qua nền tảng ứng dụng, đang được ngày càng ưu tiên sử dụng hơn vì sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian Người dùng có thể thoải mái thanh toán, giao dịch tiền với nhau mà không cần phải mất thời gian đến ngân hàng thực hiện các thủ tục hay tốn chi phí và thời gian đi lại Bên cạnh đó trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn, tiêu biểu là Airbnb, Agoda, Booking.com, các công ty dựa trên công nghệ số mới và các nền tảng không sở hữu bất cứ tài sản hữu hình nào như khách sạn nhưng lại giành được thị phần lớn từ các nhà hoạt động kinh doanh truyền thống trong ngành Điều này là hoàn toàn khả thi do họ đã biết cách tạo điều kiện cho các khách hàng ở khía cạnh: nhận được giá thấp hơn, có nhiều phương án lựa chọn và chất lượng tốt hơn với mức phí phải trả Do đó, người tiêu dùng cảm nhận được trong một số sản phẩm và dịch vụ, người tiêu dùng nhận được nhiều giá trí hơn với mức giá phù hợp hơn.
4.1.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển kinh tế số
Việt Nam có lợi thế hơn so với các quốc gia khác trong khu vực khi thực hiện chuyển đổi số. Dân số gần 100 triệu người là một thị trường lớn khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các mô hình kinh doanh mới, những cách thức kinh doanh đa nền tảng và sớm đạt được mục tiêu về quy mô kinh tế Hạ tầng viễn thông Việt Nam bảo đảm cho phát triển Kinh tế Số với mạng lưới tốc độ cao, băng thông rộng, vùng phủ lớn (mạng viễn thông Việt Nam được xây dựng gần 1 triệu km cáp quang đến tận thôn, bản, xã, phường của 63/63 tỉnh/thành phố trên cả nước) So với các nước trong khu vực, Việt Nam có chỉ số hạ tầng liên quan đến kết nối tương đối tốt Với tỷ lệ thuê bao băng rộng trên tổng dân số hiện ở mức 82%, đối với băng rộng cố định thì chúng ta có tỷ lệ 12%, trong khi đó thì Thái Lan là một nước láng giềng trong khu vực chỉ có 11% Có thể nói chúng ta đang có một con đường siêu tốc chạy rất nhanh trên hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin quá tốt Ở các nước nếu sử dụng wifi và dịch vụ mạng di động phải trả tiền rất cao, ở Việt Nam wifi free và dịch vụ 3G, 4G rẻ hơn rất nhiều.
4.1.4 Phát triển con người và nâng cao đời sống con người
Người Việt Nam cũng được đánh giá yêu toán, có năng khiếu về toán, sáng tạo và học hỏi nhanh.Đây là nền tảng cơ bản tạo ra những nhà nghiên cứu phát triển, những nhà lập trình công nghệ thông tin có khả năng bắt kịp rất nhanh với các xu hướng công nghệ mới Ngoài ra, do số hóa muộn, nền kinh tế Việt Nam chưa bị trói buộc vào các công nghệ cũ và có đầy đủ tiềm năng để áp dụng và phát triển các công nghệ mới Ví dụ: Thay vì thực hiện giao dịch không tiền mặt qua các thẻ thanh toán, Việt Nam có thể thúc đẩy mobile money để nhanh chóng tăng quy mô và độ phủ dịch vụ này, thúc đẩy thương mại điện tử và kinh tế số.
Trước bối cảnh của thời đại về chuyển đổi số, Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để đáp ứng và thích nghi với bối cảnh của thời đại Dân số đông và đặc điểm của người dân Việt Nam là thích ứng nhanh nhạy với công nghệ mới, có năng khiếu về toán học và có khả năng học hỏi nhanh. Bên cạnh đó sự đầu tư của chính phủ và các doanh nghiệp viễn thông đã tạo ra một nền tảng vô cùng tốt để làm chuyển đổi số, đưa dịch vụ vào đời sống kinh doanh và mang đến lợi nhuận Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân Tốc độ internet cao với độ phủ và băng rộng lớn sẽ là một con đường “vận chuyển” dữ liệu rất hiệu quả khi sử dụng các công nghệ như nghiệp vụ cập nhật dữ liệu theo thời gian thực để tối ưu hóa quy trình tự động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, sản xuất hàng hóa Mặc dù chưa đạt được mức độ tất cả người dân đều có thể kết nối internet, nhưng với tỉ lệ người dân đang sử dụng internet trên dân số ở mức 70,3% thì khả năng tiếp nhận thông tin và tiếp thu các công nghệ mới để thích nghi chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số toàn diện là vô cùng lớn.
4.1.5 Khám phá các công nghệ mới và tối ưu hóa quy trình kinh doanh
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được định vị là để khám phá và tận dụng các công nghệ kỹ thuật số trong thời gian ngắn Với lợi thế về quy mô nhỏ, nhân viên ít, vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp lớn với bộ máy cồng kềnh trong việc áp dụng chuyển đổi số để thay đổi hệ thống quản trị trong doanh nghiệp Ví dụ: Lấy các công cụ đám mây – cácCEO hoặc chủ sở hữu của các công ty nhỏ bị hạn chế thời gian có thể nhanh chóng chọn tham gia vào các môi trường đám mây hoặc SaaS, Phần mềm dưới dạng dịch vụ là mô hình phân phối phần mềm trong đó nhà cung cấp bên thứ ba cung cấp các ứng dụng cho khách hàng qua Internet, giúp nâng cao hiệu quả, tự động hóa các quy trình và loại bỏ sự đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải quản lý mọi phần nhỏ trong công việc điều hành doanh nghiệp của họ. Đồng thời, việc tự động hóa các quy trình nhờ chuyển đổi số cũng mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp Bằng việc áp dụng các công nghệ như AI và Machine Learning có thể giúp xử lý dữ liệu nhanh chóng từ đó tạo khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn cho khách hàng Việc sử dụng các giải pháp công nghệ thông minh và áp dụng vào quy trình vận hành doanh nghiệp cũng dẫn đến năng suất làm việc tốt hơn Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình hiệu quả hơn, giảm thiểu các công việc thủ công, cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho công việc của nhân viên và tăng cường cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng.
Việc giảm chi phí vận hành và duy trì các hoạt động bằng cách tự động hóa các quy trình và cải thiện tối ưu trải nghiệm khách hàng sẽ vô hình trung hoặc một cách gián tiếp nâng cao nguồn thu của doanh nghiệp Từ đó, dịch vụ của doanh nghiệp thuận tiện hơn, linh hoạt hơn và sẽ thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của khách hàng và mang về lợi nhuận cao hơn.
4.1.6 Cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Trong thời đại kỹ thuật số được đặc trưng bởi các thiết bị di động luôn bật, luôn kết nối, người tiêu dùng có quyền kiểm soát Khách hàng mong đợi các sản phẩm phù hợp với thị hiếu Sản phẩm này họ phải nhìn thấy được ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện mà họ có Quá trình này mở ra chiến lược chuyển đổi số ở tất cả các doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải theo kịp khách hàng và phải nắm bắt công nghệ mới để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mà họ chưa từng có trước đây Khi thực hiện được điều trên các điều kiện của khách hàng được đáp ứng như có thêm kênh để phản ánh chất lượng dịch vụ, sản phẩm, tiếng nói của khách hàng được lắng nghe, khách hàng có cảm giác được tôn trọng Với ít nhất một lần đã từng sử dụng các dịch mua sắm trực tuyến tất cả mọi người đều thấy tầm quan trọng của các tiêu chí trên, sẽ không ai muốn mua lại một sản phẩm không vừa ý nhưng lại không thể để lại phản hồi của mình hay có thể phản hồi nhưng lần sau lại gặp phải những vấn đề cũ Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là cơ hội tuyệt vời cho các công ty đã tận dụng lợi thế cá nhân để xây dựng thương hiệu của họ rộng rãi hơn nữa, bắt đầu bằng việc tương tác với khách hàng nhanh nhạy hơn trên những nơi như nền tảng mạng xã hội.
4.1.7 Phát triển từ sự thay đổi nhanh chóng
Các doanh nghiệp ở Việt Nam vô cùng năng động và thế giới kỹ thuật số cũng vậy Việc kiểm tra các phương pháp tiếp cận tiềm năng hoặc các công cụ công nghệ trước khi triển khai là vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì họ rất thuận tiện trong việc điều động các nguồn lực để ứng dụng thử các giải pháp công nghệ thông qua sự thay đổi nhanh chóng như vậy Chính vì quy mô vừa và nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam nên họ cũng có thể chấp nhận rủi ro đã tính toán trước và vẫn thay đổi hướng đi nếu cần, thay đổi chiến lược chuyển đổi số một cách nhanh chóng và thường xuyên mà không mất quá nhiều nguồn lực.
4.1.8 Khả năng cạnh tranh tốt hơn
Chuyển đổi số là yếu tố thay đổi cuộc chơi và việc tiếp cận nó một cách đúng đắn không chỉ làm cho các doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn mà còn là điều khiến họ trở nên phù hợp với các nền tảng công nghệ có nhịp độ nhanh hiện nay Ví dụ: Việc sử dụng thông tin chi tiết thu thập được từ phân tích dữ liệu có thể giúp có nhiều sáng kiến tiếp thị được nhắm mục tiêu hơn, giúp các công ty chủ động này có vị thế vượt trội so với các đối thủ trong ngành của họ.
Ngoài ra với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu về vốn đầu tư để hoạt động là rất lớn Việc thực hiện chuyển đổi số cũng chính là một cơ hội để các doanh nghiệp SME thuận tiện hơn trong nhu cầu về vốn của mình Nhưng để làm được vậy buộc họ cần phải sử dụng công nghệ số, có thể truy cập dữ liệu hoạt động của doanh nghiệp để các nhà đầu tư có thể nhanh chóng đánh giá năng lực hoạt động của họ thay vì phải mất nhiều thời gian để thẩm định doanh nghiệp như trước đây Cũng chính vì lý do này, dữ liệu của doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số được coi như tài sản của doanh nghiệp cần được bảo mật khẩn thiết.
Thách thức
4.2.1 Vấn đề về pháp lý
Thể chế và quy định pháp luật cho chuyển đổi số và các hoạt động kinh tế số của Việt Nam cho đến nay được đánh giá là chậm hoàn thiện Hành lang pháp lý và môi trường thể chế chính sách vẫn chưa chặt chẽ, đồng bộ và chưa theo kịp sự phát triển của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số hiện nay Hệ thống văn bản pháp luật ban hành thiếu đồng bộ, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, chưa đáp ứng đủ yêu cầu Còn thiếu các quy định về giao dịch dữ liệu, bảo vệ cơ sở dữ liệu, dữ liệu cá nhân, thông tin riêng tư cũng như tạo lập niềm tin trên không gian số; thiếu quy định về quyền cá nhân, đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo; các quy định về danh tính số, định danh và xác thực điện tử cho người dân còn chậm được ban hành Ngoài ra, các chính sách và khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở trong việc giải quyết các tranh chấp, đặc biệt là các quy định về giao dịch điện tử, chữ ký số, hợp đồng điện tử, quy định trách nhiệm của các bên khi xảy ra tranh chấp khiến doanh nghiệp ngại đẩy mạnh chuyển đổi số.
4.2.2 Khả năng sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp còn thấp
Năm 2019, mức độ sẵn sàng cho số hóa của Việt Nam chỉ đứng thứ 70/141 quốc gia, với tổng điểm là 12,06/25, chỉ cao hơn không đáng hơn so với mức trung bình thế giới là 11,09, kém hơn một số nước trong khu vực như Singapore (20,26), Malaysia (14,31) và Thái Lan (13,21). Đồng thời, theo nghiên cứu mức độ trưởng thành về số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2020, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có mức độ sẵn sàng chuyển đổi số nằm ở mức thấp nhất trong các quốc gia được khảo sát Đánh giá chung cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức Digital Indifferent – tập trung hiệu quả chi phí, chưa đầu tư vào chuyển đổi số, hầu hết các quy trình thực hiện bởi con người và thiếu kỹ năng số.
Hình 13 Mức độ trưởng thành về số hóa của SMEs khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
4.2.3 Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số
Việt Nam còn đi sau thế giới về công nghệ, năng lực công nghệ trong nước còn chưa cao, chưa làm chủ được những công nghệ cốt lõi của chuyển đổi số Việt Nam hiện chủ yếu vẫn ứng dụng những công nghệ về chuyển đổi số đã được phát triển sẵn trên thế giới Tại Việt Nam, SMEs chiếm 96% số lượng doanh nghiệp đồng thời cũng là nhóm khó khăn nhất trong việc chuyển đổi số Dù có đã có những nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số, nhưng việc áp dụng chuyển đổi số còn rất khó do khả năng sản xuất còn hạn chế, mức độ tự động hóa thấp.
Dữ liệu là một trong những nguyên liệu quan trọng cho các mô hình kinh doanh số, việc phân tích dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp định hình chiến lược giá, tiếp thị, phương án kinh doanh, v.v Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu hạ tầng để đồng bộ hóa và cập nhật liên tục dữ liệu của chính mình, sự rời rạc từ khâu lưu trữ đến phân tích vẫn còn tồn đọng.
Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 27/9/2019 đã nêu rõ “quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế” Kết quả khảo sát của Vietnam Report thực hiện tháng 6/2020 cho thấy 47,4% doanh nghiệp công nghệ cho rằng Chính phủ cần nâng cấp hạ tầng công nghệ số quốc gia.
4.2.4 Hạn chế về kỹ năng và nguồn nhân lực kỹ thuật số
Việt Nam có nguồn dân số trẻ, năng động, dễ dàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới, trong đó có kiến thức và kỹ năng số Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động tương đối cao Tuy nhiên, thách thức không nhỏ là chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thực sự còn yếu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, liên quan đến an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning) và Internet vạn vật (IoT) Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, lao động phi chính thức và lao động phổ thông vẫn chiếm đa số ở nước ta Chỉ 24,5% lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp; cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế.
Vai trò nhân lực công nghệ chất lượng cao trong chuyển đổi số rất quan trọng Chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới, phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số Đây cũng là rào cản chủ yếu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong chuyển đổi số, cũng là điểm nghẽn đối với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin Việt Nam Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương 500 triệu đồng/năm hay thậm chí cao hơn cho kỹ sư công nghệ thông tin nhưng không thể tuyển dụng được nhân lực như mong muốn Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021, lĩnh vực thương mại điện tử năm 2020 đã cho thấy chỉ có 23% doanh nghiệp đáp ứng đủ nguồn nhân lực này.
Hình 14 Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thương mại điện tử qua các năm
Và trong gần 3 năm gần đây, các doanh nghiệp luôn gặp phải khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin, có đến 32% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi cần tuyển dụng lao động.
Hình 15 Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Nguồn: VECOM)
Việt Nam có hơn 500 trường đào tạo về công nghệ thông tin các bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, nhưng trong số các sinh viên ra trường, chỉ 30% tạm thời đạt chất lượng, 70% còn lại buộc các doanh nghiệp phải đào tạo lại Để thành công, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng ở khía cạnh hạ tầng kỹ thuật mà phải quan tâm đến nguồn nhân lực hiện hữu và tương lai, phải tạo một hệ sinh thái thống nhất và chặt chẽ.
4.2.5 Nhận thức của doanh nghiệp
Chuyển đổi số tại mỗi doanh nghiệp sẽ tác động lớn đến chiến lược kinh doanh, hình thức hoạt động của doanh nghiệp,sự thay đổi lớn tới toàn bộ doanh nghiệp này gây áp lực cho các nhà quản trị tại các doanh nghiệp Các nhà quản trị sẽ gặp nhiều trở ngại trong vấn đề nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển doanh nghiệp Quá trình này đòi hỏi nguồn tài chính lớn cũng như sự tham gia của toàn bộ doanh nghiệp nhưng đồng thời sẽ đối mặt với vấn đề về tính hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hiện có 4 quan niệm chưa được hiểu chính xác về chuyển đổi số: chỉ dành cho doanh nghiệp lớn; tốn nhiều tiền; triển khai càng nhiều, càng nhanh càng tốt và là chiếc đũa thần giúp doanh nghiệp cất cánh Điều này trái ngược với bản chất của chuyển đổi số, quá trình này tuy tạo điều kiện, mở rộng cơ hội phát triển nhưng không thể là giải pháp toàn năng giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp Ngoài ra, tùy theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp, cần có cách tiếp cận khác nhau dựa trên sự nghiên cứu và điều tra cụ thể, không thể sao chép một mô hình chung nào về chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu tầm nhìn về chuyển đổi số. Việc thiếu tầm nhìn và tư duy về chuyển đổi số làm cho doanh nghiệp không xác định rõ mục tiêu của chuyển đổi số Đây cũng chính là lý do mà việc chuyển đổi số vẫn chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp lớn, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phản ứng thụ động với những thay đổi của thị trường và không thật sự cho thấy nỗ lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Như vậy có thể nhận thấy, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp là nhận thức của họ Chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy của người lãnh đạo, đòi hỏi người lãnh đạo phải thay đổi quan niệm, thay đổi góc nhìn về doanh nghiệp và quy trình của doanh nghiệp Với các công nghệ ngày nay thậm chí người dẫn đầu một tổ chức sẽ phải học, trải nghiệm những công nghệ này từ đó dẫn dắt tổ chức của mình từng bước chuyển đổi số Lỗi sai thường thấy của các nhà lãnh đạo là họ thường giao trách nhiệm chuyển đổi số cho người đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ của tổ chức, điều này khiến họ sẽ phải đối mặt với nhiều bất cập như thiếu sự nhất quán, tính đồng tình của doanh nghiệp Một khi tư duy đúng, một lộ trình sẽ được vạch ra chính xác, nhanh gọn và tiết kiệm Một khi tư duy và cái nhìn sai, người lãnh đạo sẽ tốn rất nhiều nguồn lực mà kết quả nhận đôi khi là con số 0 Vì vậy, chuyển đổi số thành hay bại sẽ được quyết định bởi tư duy của tổ chức và rõ ràng hơn đó là người đứng đầu.
4.2.6 Hạn chế về ngân sách, vốn đầu tư
Quá trình chuyển đổi số phải toàn diện từ thay đổi nhận thức, xây dựng chiến lược phù hợp, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng nền nền tảng công nghệ số Để thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn trên, cần có nguồn lực và kinh phí đầu tư đáng kể, đây cũng là một trở ngại lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam lựa công nghệ “đám mây” để giúp họ không phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng Theo khảo sát của VCCI có đến 55,6% doanh nghiệp gặp trở ngại về tài chính trong quá trình chuyển đổi số Trong nhiều năm liền, phần lớn các doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư vào việc xây dựng, vận hành website hoặc ứng dụng di động ở mức rất thấp. Ở mức đầu tư dưới 20% cho các hoạt động này trên tổng ngân sách cho thương mại điện tử, có tới 63% doanh nghiệp.
Hình 16 Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động qua các năm (Nguồn:
Case study
Ngày 23/9/2019, hãng du lịch lữ hành lâu đời của nước Anh, Thomas Cook, đã phải tuyên bố phá sản với món nợ 2,1 tỷ USD Hãng này được coi là “ông trùm ngành du lịch” của nước Anh khi sở hữu nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các hãng hàng không, cho tận đến khi tuyên bố phá sản họ vẫn còn sở hữu đến 600 văn phòng, trụ sở trên khắp nước Anh Nguyên nhân chính dẫn đến “cái chết” của “ông trùm” này được cho rằng lượng khách của họ giảm dần theo thời điểm trong khi đó chi phí vận hành cho các hoạt động của các cơ sở offline của họ quá lớn dẫn đến nợ nần ngày càng nhiều Trước mô hình kinh doanh dịch vụ offline cồng kềnh và tốn kém của mình, Thomas Cook đã bị hụt hơi so với các mô hình kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến như Airbnb, Booking.com, Expedia và bị họ “giết dần” Sự thiếu linh hoạt và bỏ qua mô hình kinh doanh trực tuyến chính là nguyên nhân chính đẩy họ đến bờ vực phá sản, vì chi phí khổng lồ với nguồn thu quá thấp Giới trẻ hiện nay đã dần quen với các nền tảng du lịch trực tuyến OTA (Online Travel Agency – đại lý du lịch trực tuyến), họ có thể tự dễ dàng tìm kiếm các tour du lịch từng phần hay trọn gói, vé máy bay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng mà không cần tốn nhiều chi phí và thời gian. Đi sâu hơn về sự sụp đổ của Thomas Cook, một điều rất rõ được chứng minh đó là “Chuyển đổi số”.Mặc cho họ là một đế chế gần 200 tuổi, sở hữu nhiều bất động sản và nền tảng rất đồ sộ của một ông lớn trong ngành du lịch nhưng với thời đại kinh tế số, xã hội số sự chậm chạp thiếu linh hoạt của họ trong chuyển đổi số đã dẫn đến “cái chết” vô cùng đau đớn Họ đã đánh mất cơ hội giữ vững vị thế đầu ngành của mình vào tay của những doanh nghiệp kinh tế số nhỏ hơn Từ đó cũng dễ dàng thấy rằng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các startup trong ngành du lịch lữ hành nói riêng, khi họ thực hiện chuyển đổi số ngay từ những bước đầu tiên của vòng đời doanh nghiệp, họ đã nắm trong tay một vị thế chủ động với lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn về công nghệ, họ không cần thiết phải sở hữu hoặc quản lý trực tiếp các mô hình kinh doanh du lịch mà bằng việc ứng dụng công nghệ về cập nhật hợp đồng, hình ảnh, giá cả theo thời gian thực họ vẫn sẽ có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn Chính sự thiếu linh hoạt, không nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của công nghệ và thị trường của Thomas Cook đã khiến họ đánh mất cơ hội của chuyển đổi số và để nó rơi vào tay của người khác.
Quay trở lại với thị trường Việt Nam, quen thuộc nhất chính là cuộc chiến của ngành dịch vụ vận chuyển công nghệ và taxi truyền thống Có thể nói các hãng taxi và những lái xe ôm truyền thống đối mặt với sự lựa chọn: thay đổi hoặc bị đào thải Mô hình kinh doanh mới theo kiểu Grab và sau đó là Go-Viet (nay là Go-Jek) đã và đang dần dần lấn lướt dịch vụ taxi truyền thống nhờ tiện ích công nghệ linh hoạt hơn, giá cước mềm mại hơn, đặt chuyến xe thuận tiện hơn Năm 2018, câu chuyện cạnh tranh giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ, Vinasun kiện Grab, đã thu hút sự chú ý không chỉ của dư luận, giới truyền thông mà còn các cơ quan quản lý Phải nhận thấy rằng các doanh nghiệp taxi truyền thống có “vùng vẫy” như thế nào thì họ vẫn phải đối mặt với sự tụt dốc không phanh nếu không có phương án thực hiện chuyển đổi số kịp thời Thời gian gần đây với sự xuất hiện của dịch bệnh, việc đặt nhận qua ứng dụng của các hãng công nghệ thậm chí còn không đủ đáp ứng được nhu cầu của thị trường Xuất hiện trên đường hầu hết là Grab, Uber… trong khi các hãng taxi “vang bóng một thời” chỉ xuất hiện ít ỏi trong thành phố hay các khu vực du lịch nhỏ lẻ. Đây là một minh chứng rất rõ cho thấy sự đổi mới, công nghệ mới hay cụ thể chính là chuyển đổi số đã trở thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi cạnh tranh trên thị trường, Grab mặc dù năm 2014 bước vào thị trường Việt Nam vô cùng nhỏ, nhưng với mô hình kinh doanh mới, thuận tiện linh hoạt hơn cho người dùng đặt cuốc xe, chuyển hàng bằng ứng dụng với lộ trình giá tiền được biết trước họ đã hoàn toàn làm Vinasun và các hãng dịch vụ vận tải khác phải chao đảo Không cần sở hữu đội ngũ xe lớn, không cần quản lý lượng nhân viên lái xe hay chi phí bãi đỗ, các hãng công nghệ chỉ cần cốt lõi quan tâm đến khách hàng của họ, những ai muốn lái xe hay có xe nhàn rỗi, những điều đơn giản như vậy đã giúp họ gạt bỏ được hoàn toàn chi phí quản lý nhân sự, tài sản hữu hình Phí dịch vụ rẻ hơn, đoạn đường cụ thể, sự tiện lợi ngay trên ứng dụng chính là những gì người dùng có được từ mô hình kinh doanh số của các hãng công nghệ Hiện nay thậm chí người đặt cuốc xe còn biết được vị trí tài xế ở đâu và được cập nhật theo thời gian thực, mặc dù vẫn còn có độ trễ nhưng người dùng biết được bao lâu nữa xe sẽ đến, cảm giác nắm rõ thời gian, hoàn cảnh dịch vụ họ sử dụng cũng là một khía cạnh vô cùng quan trọng với người dùng Dù các hãng truyền thống cũng đã biết và bắt đầu chuyển đổi số, nhưng vẫn đang vô cùng chật vật vì chuyển đổi nửa vời không đến nơi đến chốn, khó nắm bắt cơ hội chuyển mình vượt ra khỏi sự tụt hậu.
Qua hai bức tranh về sự đối lập giữa một bên là mô hình kinh doanh cũ và một bên là sự đổi mới của kinh doanh, vận hành Không thể phủ nhận rằng những cơ hội mà chuyển đổi số mang lại là vô cùng to lớn và có tính quyết định rất nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh nói riêng và cho đời sống con người nói chung Cần lưu ý rằng chuyển đổi số không chỉ riêng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại hay các hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin theo bề nổi của hai trường hợp nêu trên, chuyển đổi số là thay đổi cách thức vận hành, đi sâu vào cách thức hoạt động và kinh doanh của tổ chức và phải xuất phát từ tư duy, sự khởi xướng của người lãnh đạo trong tổ chức, chính vì sự nhầm lẫn này mà mặc dù đã có ý thức về chuyển đổi số nhưng các doanh nghiệp vẫn không thể nắm bắt được cơ hội Có vô vàn các cơ hội mà chuyển đổi số mang lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp họ sinh tồn trên thị trường, hay giúp các doanh nghiệp lớn giữ vững vị thế của mình Quan trọng nhất với doanh nghiệp đó là việc giúp họ giữ chân khách hàng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và dịch vụ tốt hơn, qua hai trường hợp trên cũng thể hiện rất rõ điều này, mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là giúp khách hàng cải thiện trải nghiệm và lấy khách hàng làm trung tâm Từ những giá trị mà doanh nghiệp chuyển đổi số mang đến cho khách hàng cũng dẫn đến một cơ hội khác có tính quyết định sống còn cho doanh nghiệp về khả năng cạnh tranh và thích ứng với thị trường, bằng chứng là sự sụp đổ của một đế chế và sự tụt hậu của những ông lớn với sự chậm chạp Điều tối quan trọng của kinh doanh chính là đầu ra của quá trình hoạt động, đầu ra không ai khác chính là khách hàng của các doanh nghiệp, việc khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn và cảm thấy xứng đáng với chi phí họ trả cho doanh nghiệp là một điều hiển nhiên mang đến lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn.
Chuyển đổi số thực sự đã tạo ra sự thay đổi tích cực cho toàn bộ chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng trải nghiệm cho người tiêu dùng, hỗ trợ vận hành sản xuất và canh tác bền vững, đem đến một môi trường làm việc an toàn, hiệu suất và có tính kết nối nhiều hơn cho nhân viên Hệ quả của quá trình đó là tăng năng suất lao động, lưu vết theo dõi khách hàng, quản trị hiệu quả hơn Từ đó nâng cao khả năng hành động, phản ứng kịp thời và nhanh gọn của doanh nghiệp để tồn tại và phát triển.
Với 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên và Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng thì chuyển đổi số trở thành yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp trên toàn thế giới như hiện nay, việc đầu tư vào công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp vẫn đảm bảo được việc hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như là tiết kiệm chi phí và tối ưu nguồn lực để có thể vượt qua được khó khăn Không chỉ thế, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, gia tăng năng suất lao động Từ đó, tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Trong khi đối với con người bình thường, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau thì đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước Trong giai đoạn này, Việt Nam đã thực hiện mạnh mẽ chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan nhà nước đến cộng đồng doanh nghiệp.
Như đã phân tích ở bài nghiên cứu, chuyển đổi số ở Việt Nam chỉ mới vừa bắt đầu nhưng diễn ra một cách mạnh mẽ, đón đầu mọi xu hướng mới và đang trên đà phát triển rất khả quan Tuy còn những bất cập, khó khăn trong quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp vẫn không ngừng thử nghiệm, cải thiện quy trình, thậm chí tái cấu trúc lại toàn bộ tổ chức Bên cạnh những lợi ích cụ thể mà doanh nghiệp nhận được, chuyển đổi số còn là bước đệm cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam Nhờ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và đưa Việt Nam “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” trên thị trường quốc tế.
Dù còn nhiều thách thức như: Nền tảng công nghệ, Kỹ năng và nguồn nhân lực kỹ thuật số, Nhận thức của doanh nghiệp, Không hiểu nhu cầu của khách hàng, Giới hạn bảo mật và quy định, nhưng chung quy lại Chuyển đổi số sẽ là cơ hội lớn để doanh nghiệp và chính phủ có thể bứt tốc trong cuộc đua phát triển.
Công nghệ số không hoàn toàn là mối đe dọa với những doanh nghiệp truyền thống mà còn đem lại cơ hội chưa từng có cho những doanh nghiệp dám tư duy lại hướng kinh doanh của mình!