thì trong những năm đổi mới, các quy định trong các văn bản pháp luật về đầu tư, về cơ bản, đã bảo đảm được quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư, bước đầu bảo đảm cho họ được bình đ
Trang 1
PGS.TS TrÇn Ngäc Dòng *
1 Những ưu điểm và thành công của
pháp luật về đầu tư
Từ khi nước ta tiến hành “mở cửa” và
đổi mới toàn diện đến nay, pháp luật đầu tư
của nước ta đã có bước tiến dài về số lượng
cũng như về chất lượng của các văn bản
pháp luật Có thể kể đến những ưu điểm và
thành công của pháp luật đầu tư như sau:
- Số lượng các văn bản bản pháp luật về
đầu tư ngày càng nhiều, thiết lập nên hệ thống
pháp luật về đầu tư ngày càng hoàn chỉnh
Trước thời kì đổi mới, pháp luật về đầu
tư của nước ta dường như chưa có gì ngoài
Nghị định số 115/CP năm 1977 ban hành
bản Điều lệ đầu tư nước ngoài (với nhiều
nhược điểm) Từ khi có đường lối đổi mới,
Nhà nước ta đã từng bước thể chế hoá được
các đường lối, chính sách của Đảng về xây
dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần theo định hướng XHCN, trong đó có
lĩnh vực pháp luật về đầu tư
Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư có
bước phát triển nhanh chóng, ngày càng đầy
đủ và hoàn chỉnh, tạo ra hành lang pháp lí
cần thiết, môi trường pháp lí ngày càng
thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu
tư Những văn bản pháp luật cần thiết nhất
cho việc điều chỉnh và quản lí hoạt động đầu
tư đã được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều
thời điểm, đó là: Luật đầu tư nước ngoài
(1986, 1990, 1992, 1996, 2000), Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế (1989), Luật công ti và
Luật doanh nghiệp tư nhân (1990, 1994), Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công
ti tài chính (1990, 2004), Hiến pháp (1992, 2001), Luật phá sản doanh nghiệp (1993, 2004), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994, 1998), Luật doanh nghiệp nhà nước (1995, 2003), Bộ luật dân sự (1995, 2005), Luật hợp tác xã (1996, 2003), Luật doanh nghiệp (1999, 2005), Luật cạnh tranh (2004), Luật sở hữu trí tuệ (2005), Luật đấu thầu (2005), Luật kinh doanh bảo hiểm (2006), Luật đầu tư (2005), Luật kinh doanh bất động sản (2006), Luật chứng khoán (2006)… Có thể nói rằng đây là những văn bản pháp luật quan trọng và cần thiết nhất cho việc điều chỉnh và quản lí hoạt động đầu
tư tại Việt Nam
Những văn bản pháp luật nói trên liên quan chặt chẽ với nhau và tạo nên môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng
và hấp dẫn ở Việt Nam Chính vì vậy, trong những năm qua, nước ta đã thu hút được trên 6.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với hơn 58 tỉ USD, vốn đầu tư thực hiện trên 37
tỉ USD; hơn 200 nghìn doanh nghiệp dân doanh mới được thành lập với hàng chục nghìn tỉ đồng từ các nhà đầu tư trong nước; khối lượng hàng hoá xuất khẩu tăng nhanh; năm 2006 xuất khẩu trên 30 tỉ USD; nền kinh tế phát triển liên tục, GDP hàng năm
* Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2tăng từ 7% đến hơn 8%
- Trong những năm gần đây, các quy
định pháp luật về đầu tư đã đầy đủ, cụ thể,
chi tiết, chính xác hơn, ít có sự mâu thuẫn và
chồng chéo Pháp luật về đầu tư đã đưa ra
được ngày càng nhiều mô hình doanh nghiệp
và phương thức tổ chức, quản lí, điều hành
doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn cho
phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và năng
lực mọi mặt của họ
- Pháp luật về đầu tư về cơ bản đã bảo
đảm được quyền tự do kinh doanh của các
nhà đầu tư, bước đầu bảo đảm cho họ được
bình đẳng trước pháp luật, ngày càng bám
sát thực tiễn, tạo điều kiện ngày càng thông
thoáng, thuận lợi cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của các nhà đầu tư
Nếu như trước đây, các văn bản pháp luật
về đầu tư như Hiến pháp năm 1980, Điều lệ
đầu tư nước ngoài năm 1977 bao gồm những
quy định xa rời thực tế, không tưởng, không
khả thi, không bảo đảm quyền tự do kinh
doanh, sự bình đẳng trước pháp luật và lợi ích
chính đáng của các nhà đầu tư thì trong
những năm đổi mới, các quy định trong các
văn bản pháp luật về đầu tư, về cơ bản, đã
bảo đảm được quyền tự do kinh doanh của
các nhà đầu tư, bước đầu bảo đảm cho họ
được bình đẳng trước pháp luật, đã ngày
càng bám sát thực tiễn, thể chế hoá những
kinh nghiệm tốt, nhận thức rõ và thoả mãn
được những mối quan tâm, những công việc
và nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư,
làm cho các nhà đầu tư tin tưởng vào pháp
luật, tuân thủ pháp luật đầu tư của chúng ta
- Những kinh nghiệm xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về đầu tư của các nước khác
ngày càng được các nhà làm luật ở nước ta tham khảo và học tập
Trong những năm đổi mới, chúng ta đã chủ động và tích cực tìm hiểu, học tập các nước trong khu vực, các nước tại châu Á, các nước công nghiệp phát triển, các nước có truyền thống và kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật về đầu tư Nhiều đoàn cán bộ lập pháp và hành pháp đã ra nước ngoài tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về đầu tư Nhiều chuyên gia nước ngoài đã được mời đến nước ta để truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư Hiện nay, hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam đã khá đầy đủ và khá tương thích với hệ thống pháp luật về đầu tư của các nước trong khu vực; trong một số lĩnh vực,
đã có nhiều quy định tương thích với pháp luật của các nước khác trên thế giới, của các định chế thương mại quốc tế
- Từng bước tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế, hệ thống pháp luật của WTO để điều chỉnh, sửa đổi pháp luật về đầu tư trong nước cho phù hợp
Trong những năm qua, chúng ta kiên trì thực hiện chủ trương “mở cửa, hội nhập”,
“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị, chế
độ xã hội”, tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới Do đó, chúng ta đã kí kết và gia nhập nhiều công ước quốc tế, kí kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại, bảo đảm
và khuyến khích đầu tư Năm 2006, nước ta
đã được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Khi là thành viên chính thức của WTO, chúng ta phải tuân theo các điều
Trang 3ước và hiệp định quốc tế cũng như thoả mãn
những yêu cầu của WTO, phải sửa đổi, điều
chỉnh pháp luật trong nước cho tương thích
với các điều ước quốc tế, các hiệp định
thương mại song phương và đa phương cũng
như tương thích với hệ thống pháp luật của
WTO Hiện nay, hàng loạt văn bản pháp luật
về đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung Việc này
sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục
trong thời gian tới
- Trí tuệ tập thể, ý chí của toàn dân, của
các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư ngày
càng được coi trọng trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư
Trong những năm qua, trí tuệ tập thể, ý
chí của toàn dân, của các doanh nghiệp, của
các nhà đầu tư đã được Nhà nước coi trọng
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về đầu tư Từ văn bản quan trọng nhất,
có hiệu lực pháp lí cao và rộng nhất như hiến
pháp, cho tới các văn bản pháp luật đồ sộ,
phức tạp như Bộ luật dân sự, Luật doanh
nghiệp… cũng như các nghị định, quyết định
của Chính phủ đã được các cơ quan làm luật
công bố rộng rãi và tiếp thu những ý kiến xây
dựng, góp ý của nhân dân, của các doanh
nghiệp, của các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu
tư nước ngoài Do vậy, các văn bản pháp luật
về đầu tư đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung
và hoàn thiện ngày càng tốt hơn, đáp ứng
được các nguyện vọng chính đáng của các
doanh nghiệp, của các nhà đầu tư Chính điều
này đã có tác dụng làm cho các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư tự giác thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định trong các văn bản pháp luật
được ban hành, nền kinh tế nói chung, hoạt
động đầu tư nói riêng được điều chỉnh và
quản lí có hiệu quả ngày càng cao
2 Những nhược điểm và bất cập của pháp luật về đầu tư
Bên cạnh những ưu điểm và thành công
là chủ yếu, hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư trong những năm qua vẫn còn có những nhược điểm và bất cập Điều này đã gây ra sự cản trở đối với hoạt động đầu tư ở Việt Nam và làm giảm đi những thành công của sự nghiệp đổi mới quản lí kinh tế của nước ta Một số những nhược điểm và bất cập chủ yếu của hệ thống văn bản pháp luật
về đầu tư trong những năm vừa qua là:
- Việc thể chế hoá đường lối, chính sách
về phát triển kinh tế, về đầu tư có lúc chưa đầy đủ, chưa kịp thời Mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư chưa đáp ứng kịp
yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế, của các
nhà đầu tư
Như trên đã nói, hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư đã bao hàm những văn bản pháp luật quan trọng và cần thiết nhất, từng bước thể chế hoá được các đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, về đầu
tư Tuy nhiên, vẫn còn một số đường lối, chính sách của Đảng chưa được thể chế hoá một cách kịp thời; ngoài ra, một số văn bản pháp luật khá quan trọng và cần thiết cho việc điều chỉnh và quản lí hoạt động đầu tư chưa được xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, gây trở ngại cho hoạt động đầu tư tại nước ta, ví dụ như Luật hợp đồng, Luật chuyển giao công nghệ, các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư (2005), Nghị định về tổ chức, hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã… Cần phải có tư duy và phương thức mới về
Trang 4ban hành pháp luật nói chung, pháp luật đầu
tư nói riêng, đó là luật cần phải quy định cụ
thể, chi tiết để không cần phải ban hành nghị
định hướng dẫn thi hành mà vẫn có thể thực
hiện được hoặc đồng thời với việc ban hành
luật, phải ban hành “cả gói” nghị định hướng
dẫn thi hành, để khi luật có hiệu lực là các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể thực thi
luật ngay mà không phải trông chờ Chính
phủ ban hành nghị định
- Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về đầu tư vẫn còn một số sai lầm
và thiếu sót
Quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật về đầu tư, bên cạnh những
ưu điểm và thành công vẫn còn một số sai
lầm và thiếu sót cần được nhận thức đầy đủ
và có biện pháp khắc phục kịp thời, đó là: a)
Còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các
văn bản pháp luật, thí dụ, cùng một lúc, các
cơ quan nhà nước ban hành nhiều danh mục
ưu đãi đầu tư khác nhau làm cho các nhà đầu
tư lúng túng trong việc lựa chọn đạo luật đầu
tư để thực hiện Ngoài ra, còn có sự chồng
chéo, mâu thuẫn giữa quy định của pháp luật
đầu tư với quy định của pháp luật đất đai,
pháp luật môi trường, pháp luật về kinh
doanh bất động sản, pháp luật về xây
dựng ; b) Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật
đầu tư nhiều khi còn bị động, chắp vá, không
cơ bản, không đi vào thực chất của vấn đề;
c) Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản luật còn
chưa kịp thời, kéo dài, không dứt điểm,
không toàn diện hoặc quá thường xuyên…
tất cả những điều đó đều ảnh hưởng xấu đến
tâm lí của các nhà đầu tư, làm họ không yên
tâm đầu tư lớn, đầu tư lâu dài hoặc chán nản
khi đầu tư ở nước ta
- Đôi khi các quy định pháp luật còn xa rời thực tiễn, chưa điều chỉnh kịp thời, có hiệu quả các mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình đầu tư ở Việt Nam
Bên cạnh những văn bản pháp luật về đầu tư có các quy định sát thực tiễn, vẫn còn
có những văn bản pháp luật xa rời thực tiễn, chưa điều chỉnh kịp thời, có hiệu quả các mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình đầu tư ở Việt Nam
Nhiều mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình đầu tư cũng chưa được pháp luật về đầu tư điều chỉnh, thí dụ, chưa có hướng dẫn
về việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp (2005); chưa có hướng dẫn việc chuyển doanh nghiệp tư nhân thành công ti TNHH một thành viên; việc chuyển công ti hợp danh sang loại hình doanh nghiệp khác khi không còn đủ số thành viên hợp danh cần thiết…
- Pháp luật quy định thủ tục đăng kí kinh doanh (ĐKKD) của các doanh nghiệp vẫn còn rườm rà, nặng nề, gây chi phí cao và tốn kém thời gian cho các nhà đầu tư
Theo một công trình khảo sát gần đây của Ngân hàng thế giới, ở Canada, nhà đầu tư chỉ mất 3 ngày với 2 thủ tục (với cơ quan ĐKKD
và cơ quan thuế) và chi phí bằng 0,9% thu nhập của 1 người/năm để thành lập 1 doanh nghiệp Với mục đích tương tự, ở Australia, nhà đầu tư chỉ mất 2 ngày với 2 thủ tục với chi phí bằng 1,9% thu nhập của 1 người/năm Còn ở Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư cần 50 ngày và phải trải qua 11 thủ tục, với chi phí bằng 50% thu nhập bình quân của 1
Trang 5người/năm để thành lập 1 doanh nghiệp
- Nhiều kinh nghiệm xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về đầu tư của các nước khác
chưa được tham khảo, học tập kịp thời
Trên thế giới, các mô hình công ti khác
nhau về cơ cấu thành viên, quy mô doanh
nghiệp, các hình thức chuyển đổi doanh
nghiệp đã tồn tại từ hàng trăm năm nay
nhưng khi nước ta xây dựng hệ thống pháp
luật của nền kinh tế thị trường, các nhà làm
luật chưa tham khảo, học tập kinh nghiệm và
kĩ thuật lập pháp của các nước khác một
cách đầy đủ, thí dụ: Khi xây dựng Luật công
ti (1990) các nhà làm luật chỉ cho phép các
nhà đầu tư thành lập công ti TNHH và công
ti cổ phần Trong loại hình công ti cổ phần
cũng không có các loại cổ phần ưu đãi Khi
xây dựng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam (1987, 1996, 2000) các nhà làm luật
quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài chỉ được tổ chức và hoạt động
theo mô hình duy nhất là công ti TNHH,
không có mô hình công ti cổ phần, công ti
hợp danh; một thời gian dài đã có sự phân
biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với
nhà đầu tư nước ngoài với hai hệ thống pháp
luật về đầu tư, hai hệ thống giá
- Việc tìm hiểu, nắm vững những quy
định của pháp luật quốc tế, của WTO đôi khi
chưa kịp thời, chưa khẩn trương và dứt điểm
Trong những năm vừa qua, việc tìm
hiểu, nắm vững những quy định của pháp
luật quốc tế, của WTO đôi khi chưa kịp thời,
chưa khẩn trương và dứt điểm trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật đầu
tư ở Việt Nam, thí dụ, kéo dài khá lâu việc
đánh thuế xuất nhập khẩu ở mức cao (ôtô, xe
máy đến 250%), bảo hộ các doanh nghiệp
lắp ráp ôtô xe máy trong nước làm cho giá ô
tô, xe máy ở Việt Nam cao nhất thế giới; trợ cấp giá cho các sản phẩm nông nghiệp; áp dụng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp có tỉ
lệ nội địa hoá phụ tùng ôtô, xe máy cao; thưởng khuyến khích xuất khẩu; để cho việc
vi phạm bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ kéo dài và lan rộng…
- Đôi khi trí tuệ tập thể, ý chí của toàn dân, nhất là của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư chưa được coi trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư Bên cạnh việc tham khảo ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, của xã hội đối với một số dự thảo luật về đầu
tư (như Hiến pháp, Bộ luật dân sự) việc khơi dậy và phát huy trí tuệ tập thể, ý chí của toàn dân, của các doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với nhiều văn bản pháp luật quan trọng đã
không được thực hiện, thí dụ, Luật doanh
nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư, Luật thương mại Vì vậy, một số văn bản luật đã được thông qua với
nhiều sai sót, nhược điểm, bất cập; ví dụ: Hai
mô hình bộ máy quản lí HTX là quá phức tạp đối với các xã viên còn có hạn chế về hiểu biết pháp luật và về cơ chế quản lí, điều hành HTX Việc quy định hai mô hình như vậy cũng không giống với luật HTX hoặc điều lệ HTX của các nước khác trên thế giới Mô hình liên hiệp HTX cũng xa lạ, chung chung, khó thực hiện và thực tế đã cho thấy là rất ít liên hiệp HTX đã được thành lập và hoạt động Đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại (1997) là quá hẹp so với khái niệm và đối tượng điều chỉnh của các luật thương mại hiện hành của các nước trên thế giới, mặc dù
đã được một số chuyên gia về pháp luật
Trang 6thương mại cảnh báo Do đó, Luật thương
mại (1997) đã không đi vào cuộc sống và
phải sửa đổi, bổ sung vào năm 2005…
4 Phương hướng phát triển của pháp
luật đầu tư trong thời gian tới
Hiện nay, Việt Nam nằm trong số 112
nước hàng đầu cải thiện môi trường đầu tư và
có vị trí 77/125 nước có năng lực cạnh tranh
toàn cầu Nhìn nhận đúng và đầy đủ những
ưu điểm, nhược điểm và bất cập của hệ thống
pháp luật về đầu tư là căn cứ và tiền đề để xác
định phương hướng phát triển của pháp luật
đầu tư ở nước ta trong những năm sắp tới, để
nâng cao thứ bậc về môi trường đầu tư và
năng lực cạnh tranh toàn cầu của nước ta
Căn cứ vào những nghiên cứu về lí luận và
thực tiễn, có thể nêu ra một số phương hướng
phát triển của pháp luật về đầu tư ở nước ta
trong những năm tới như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới
phương thức nhà nước quản lí, điều hành
kinh tế, nhất là cải cách thủ tục hành chính
đối với hoạt động đầu tư
Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện các
quy định pháp luật tạo điều kiện thuận lợi và
môi trường thông thoáng cho hoạt động
ĐKKD của nhà đầu tư, cải tiến và thực hiện
có hiệu quả hơn công tác kiểm tra, kiểm soát
hoạt động của doanh nghiệp sau ĐKKD
Nhà nước cần quy định rõ trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước trong việc tạo thuận
lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình họ gia
nhập thị trường, hoạt động trong thị trường
cũng như rút khỏi thị trường
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần
đổi mới và cải tiến mạnh mẽ thủ tục hành
chính để tạo ra những bước đột phá trong việc
ĐKKD cho các nhà đầu tư; thí dụ, quy định
một cơ quan đầu mối “một cửa, một dấu”, quy định một bộ hồ sơ chuẩn để nhà đầu tư có thể cung cấp mọi thông tin cần thiết cho các
cơ quan chức năng, cấp một mã số chung cho mỗi doanh nghiệp đăng kí thành lập (mã số ĐKKD đồng thời là mã số thuế); ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc tìm hiểu thông tin liên quan đến quy trình, thủ tục ĐKKD
và thực hiện việc ĐKKD một cách nhanh gọn, ít tốn kém về tài chính và thời gian
- Khẩn trương xây dựng thêm một số đạo luật, nghị định, quyết định cần thiết cho việc quản lí, điều chỉnh hoạt động đầu tư
Một số văn bản pháp luật cần thiết cho việc quản lí, điều chỉnh hoạt động đầu tư có hiệu quả cần được Quốc hội, Chính phủ, các
bộ và các cơ quan có thẩm quyền khác khẩn trương xây dựng và ban hành, đó là: Luật kế hoạch hoá, Luật đầu tư xây dựng cơ bản, Luật quản lí và sử dụng tài sản nhà nước, Luật chuyển giao công nghệ, Luật hợp đồng, Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự năm
2005, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp (2005) và Luật đầu tư (2005)…
- Sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật về đầu tư hiện đang có những nhược điểm và bất cập
Những văn bản pháp luật về đầu tư cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời, bảo đảm cho các nhà đầu tư thật sự có quyền tự do kinh doanh, bảo đảm cho các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư thực sự bình đẳng trước pháp luật Một số văn bản pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung là: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật sửa đổi, bổ sung những điều của Bộ luật lao động liên quan đến đình công; Luật hợp tác xã (phần nói về liên hiệp
Trang 7HTX); Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Kinh doanh bất động sản…
15 năm vừa qua, chúng ta đã cổ phần
hoá được 2.935 DNNN và bộ phận DNNN
Các quy định của pháp luật về cổ phần hoá
DNNN trong thời gian tới, nhất là Nghị định
số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về
chuyển công ti nhà nước thành công ti cổ
phần cần được sửa đổi, bổ sung để khắc
phục được những sơ hở, bất hợp lí (trong
việc xác định danh mục tài sản của DNNN,
bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, cho
cổ đông chiến lược ) để bảo đảm cho tài sản
của Nhà nước không bị thất thoát, tránh việc
làm lợi cho một số tập thể và cá nhân; bảo
đảm quyền lợi của đa số người lao động
Cần xây dựng hành lang pháp lí cần thiết
để các ngân hàng, sau khi cổ phần hoá, sẽ có
điều kiện phát triển thành các tập đoàn đa
năng, tham gia đầu tư, kinh doanh trong
nhiều lĩnh vực chứ không chỉ trở thành các
tập đoàn tài chính như định hướng trước đây
- Nắm đầy đủ, chính xác những quy định
của pháp luật quốc tế, của WTO để nội luật
hoá hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp
luật hiện hành một cách kịp thời, có hiệu quả
Nhà nước cần khẳng định các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên được coi
như một nguồn luật và được áp dụng trực
tiếp như pháp luật quốc gia Nhà nước cũng
cần khẩn trương bãi bỏ những ưu đãi đối
với các địa bàn và lĩnh vực đầu tư mà các
thoả thuận song phương, đa phương, các
quy định của WTO hạn chế hoặc cấm như:
Trợ giá hàng nông sản, ưu đãi nội địa hoá
phụ tùng ôtô, xe máy, thưởng xuất khẩu,
cấm nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng…
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần
tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, công khai hơn; cải cách hành chính cần được đẩy mạnh, đơn giản hoá thủ tục và giảm chi phí ĐKKD cho các nhà đầu tư; cần đơn giản hoá thủ tục hành chính trong khâu cấp giấy chứng nhận đầu tư, giảm thiểu quá trình “tiền kiểm”, tăng cường hoạt động “hậu kiểm” để đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án; cần xây dựng và ban hành danh mục các điều kiện cho hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là hoạt động phân phối Cần xây dựng và ban hành nghị định về các hình thức đầu tư đang phổ biến hiện nay như BOT, BTO, BT trong đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng
- Mở rộng việc tham khảo, học tập các kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư của một số nước khác
Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật về đầu tư, cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tham khảo, học hỏi việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đầu tư, về thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước của các nước trong khu vực, của Trung Quốc
và các nước phát triển khác Cần thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài trong việc xây dựng, sửa đổi pháp luật về đầu tư của chúng ta Cần coi đó
là công việc và hoạt động cần thiết, đương nhiên phải thực hiện, bởi trong thời đại ngày nay, các nền kinh tế hoà quyện lẫn nhau, các nước đều vận động trong một “sân chơi” chung về kinh tế nên không thể có những hệ thống pháp luật kinh tế, đặc biệt là pháp luật đầu tư, mang màu sắc hoặc theo thói quen của riêng một nước./