1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC tế TELEGRAPHIC TRANSFER REMITTANCE

54 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Telegraphic Transfer Remittance
Tác giả Bùi Bảo Hân, Hồ Thị Thu Hiền, Trần Thị Thoại Mỷ, Nguyễn Thị Trâm Anh, Lê Thị Ngọc Huyền, Châu Ngọc Kim Ngân
Trường học Trường Đại Học Tài Chính Marketing
Chuyên ngành Ngân Hàng Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 3,51 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. Giới thiệu chung về hình thức thanh toán Telegraphic Transfer Remittance (TT) 8 1.1. Giới thiệu chung (8)
    • 1.2. Khái niệm và quy trình thanh toán (9)
    • 1.3. Ưu và nhược điểm của hình thức thanh toán Telegraphic Transfer Remittance (10)
      • 1.3.1. Ưu điểm (10)
      • 1.3.2. Nhược điểm (11)
    • 1.4. Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán TT (12)
    • 1.5. Phân loại phương thức thanh toán TT (12)
      • 1.5.1. Phân loại phương thức thanh toán TT (12)
      • 1.5.2. Phương thức chuyển tiền trả sau (T/T at X days) (12)
  • Chương 2. Bộ chứng từ thực tế của Telegraphic Transfer Remittance (15)
    • 2.1. Bộ chứng từ thực tế của PTTT Telegraphic Transfer Remittance (16)
      • 2.1.1. Thanh toán TT trả trước (16)
      • 2.1.2. Thanh toán TT trả sau (16)
    • 2.2. Chức năng của các chứng từ trong bộ chứng từ (16)
      • 2.2.1. Lệnh chuyển tiền (16)
      • 2.2.2. Hợp đồng ngoại thương (19)
      • 2.2.3. Hợp đồng mua bán ngoại tệ (30)
      • 2.2.4. Tờ khai hải quan (32)
      • 2.2.5. Vận đơn (35)
      • 2.2.6. Hóa đơn thương mại (35)
    • 2.3. Quy trình xử lý của phương thức thanh toán Telegraphic Transfer Remittance. .36 2.4. Cách thức xét duyệt tính hợp lệ của bộ chứng từ (37)
    • 2.5. Liên hệ thực tế 1 tình huống sử dụng phương thức thanh toán TTR (40)

Nội dung

Giới thiệu chung về hình thức thanh toán Telegraphic Transfer Remittance (TT) 8 1.1 Giới thiệu chung

Khái niệm và quy trình thanh toán

1.2.1 Telegraphic Transfer Remittance là gì?

TT là từ viết tắt của Telegraphic transfer, có nghĩa là chuyển tiền bằng điện Đây là một hình thức thanh toán quốc tế mà theo đó ngân hàng sẽ tiến hành chuyển một số tiến cho người thụ hưởng (hay bên xuất khẩu) bằng phương tiện chuyển tiền điện Swift/telex dựa trên sự chỉ định của người trả tiền (bên nhập khẩu)

Trong thanh toán quốc tế, Telegraphic Transfer Remittace là một trong những phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất Đây là phương thức trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Các bên tham gia và trình tự thực hiện:

Thông thường tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế gồm có 4 bên:

• Người nhập khẩu – người chuyển tiền: Remitter.

• Người xuất khẩu – người thụ hưởng: Beneficiary.

• Ngân hàng của người nhập khẩu – ngân hàng chuyển: Remitting Bank.

• Ngân hàng của người xuất khẩu – ngân hàng đại lý: Corresponding Bank.

Quy trình giao dịch chuyển tiền:

- Trường hợp chuyển tiền trong cùng một ngân hàng

(1) Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua Lệnh chuyển tiền (nếu người chuyển tiền có tại khoản tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chuyển tiền).

(2) Ngân hàng kiểm tra chứng từ (Ủy nhiệm chi) và chứng từ chứng minh mục đích chuyển ngoại tệ, số dư tài khoản hoặc số tiền mặt nộp vào, tiến hành trích tài khoản tiền gửi (trường hợp dùng Ủy nhiệm chi) và báo Nợ hoặc xác nhận cho người chuyển tiền.

(3) Nếu người thụ hưởng có tài khoản tại cùng ngân hàng phục vụ người chuyển tiền, ngân hàng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho người thụ hưởng. Nếu người thụ hưởng chưa có tài khoản tại ngân hàng phục vụ người chuyển tiền (và

1 0 người chuyển tiền không yêu cầu chuyển tiền đến bất cứ tài khoản nào khác (nếu có) của người thụ hưởng), thì ngân hàng ghi Có vào tài khoản phải trả khách hàng và báo cho người thụ hưởng đến nhận tiền.

- Trường hợp chuyển tiền thông qua hai ngân hàng

(1) Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng (phục vụ người chuyển tiền) chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua Lệnh chuyển tiền (nếu người chuyển tiền có tài khoản tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chuyển tiền).

(2) Ngân hàng kiểm tra chứng từ (Lệnh chuyển tiền) và chứng từ chứng minh mục đích chuyển ngoại tệ, số dư tài khoản, tiến hành trích tài khoản tiền gửi và báo Nợ hoặc xác nhận cho người chuyển tiền.

(3) Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền chuyển tiền sang ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

(4) Sau khi nhận được chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ người chuyển tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản tiền gửi và báo Có cho người thụ hưởng.

Ưu và nhược điểm của hình thức thanh toán Telegraphic Transfer Remittance

Trong thanh toán quốc tế, hình thức thanh toán TT được nhiều người, nhiều công ty áp dụng Bởi hình thức này mang đến rất nhiều ưu điểm vượt trội. a/ Đối với khách hàng

- TT là hình thức thanh toán có thủ tục tương đối đơn giản, dễ dàng, thời gian chuyển tiền nhanh nên thuận tiện cho cả người gửi và người nhận.

- Mặt khác, chi phí thanh toán TT cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với thanh toán L/C, không làm đọng vốn ký quỹ LC cho bên nhập khẩu

- Trong trường hợp bên nhập khẩu lựa chọn chuyển tiền trả trước cho bên xuất khẩu thì bên xuất khẩu sẽ không gặp phải rủi ro hay thiệt hại khi bên nhập khẩu chậm thanh toán.

- Ngược lại, khi thanh toán trả sau, bên nhập khẩu lại được hưởng lợi do có thể nhận hàng, kiểm tra hàng trước khi thanh toán. b/ Đối với Ngân hàng:

Ngân hàng là bên đảm nhận trách nhiệm thanh toán TT nên họ có thể hưởng phí từ hình thức này và không bị ràng buộc bởi thời gian thanh toán cũng như lượng tiền chuyển.

Ngoài những lợi ích mà hình thức thanh toán TT mang lại thì nó cũng tiềm ẩn tất nhiều rủi ro cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu Cụ thể như sau:

Việc thanh toán tiền phụ thuộc vào thiện chí của bên nhập khẩu

Trong trường hợp này, bên chịu thiệt sẽ là bên xuất khẩu Chính vì lý do đó mà hình thức thanh toán t/t chỉ được sử dụng đối với những đối tác có sự tin tưởng và hợp tác với nhau lâu dài.

Bên xuất khẩu không chuyển hàng

Trong trường hợp bên nhập khẩu lựa chọn phương thức thanh toán trả trước, tức là trả một phần hoặc toàn bộ tiền cho dù chưa nhận được hàng Như vậy, nếu như bạn chuyển tiền nhưng bên xuất khẩu lại không chuyển hàng hoặc hàng chưa được giao, rủi ro sẽ do bên nhập khẩu gánh chịu.

Bên nhập khẩu không nhận được tiền hoặc nhận chậm Đối với bên nhập khẩu, họ cũng phải chịu những rủi ro nhất định bởi hình thức thanh toán này Trong trường hợp, người bán đã chuyển hàng nhưng người mua gặp những khó khăn về mặt tài chính nên họ chưa chuyển tiền Hoặc trong trường hợp, người mua không hài lòng về món hàng nhận được thì người bán sẽ phải chịu chi phí vận chuyển, chi phí đóng hàng… Điều này làm cho quá trình thu hồi vốn chậm lại, ảnh hưởng đến toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán TT

Ngân hàng là nơi thực hiện lệnh chuyển tiền của bên mua cho bên bán Trong phương thức thanh toán điện chuyển tiền TT, ngân hàng đóng vai trò như sau:

NH chỉ làm nhiệm vụ trung gian chuyển tiền và thu phí mà không bị ràng buộc trách nhiệm trong thanh toán.

- Là bên nhận tiền của bên mua và thực hiện lệnh chuyển tiền cho bên bán.

- Không cầm bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

- Không có trách nhiệm theo dõi, giám sát hay đốc thúc quá trình thanh toán.

- Phí giao dịch thu được là mức tối thiểu so với các phương thức khác.

- Quy trình chuyển tiền đơn giản, phí thấp.

Phân loại phương thức thanh toán TT

1.5.1 Phân loại phương thức thanh toán TT

Phương thức chuyển tiền trả trước (T/T advance)

Hình thức chuyển tiền bằng điện của nhà NK cho nhà XK trước khi hàng hóa được thông quan tại cửa khẩu của quốc gia bên mua/ trước khi dịch vụ được thực hiện hoặc hàng được tạm giải phóng chờ kết quả kiểm định (Tờ khai hải quan chưa hoàn tất thủ tục thông quan) trên cơ sở DN cam kết bổ sung các chứng từ chứng minh hàng hóa được hoàn tất thủ tục hải quan/dịch vụ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng.

1.5.2 Phương thức chuyển tiền trả sau (T/T at X days)

Hình thức chuyển tiền bằng điện của nhà NK cho nhà XK với mục đích thanh toán sau khi hàng hóa được chính thức thông quan tại cửa khẩu của quốc gia bên mua/sau khi dịch vụ được thực hiện trên cơ sở DN xuất trình đầy đủ chứng từ theo quy định của Ngân hàng. Ưu, nhược điểm của các phương thức thanh toán T/T

 Đối với phương thức chuyển tiền trả trước

1 0 Đối với nhà nhập khẩu Đối với nhà xuất khẩu Ưu điểm

- Thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển tiền (nhà NK)

- Chi phí thanh toán TT cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với thanh toán L/C, không làm đọng vốn ký quỹ L/C cho bên nhập khẩu.

- Có thể thương lượng với nhà xuất khẩu để được giảm giá

- Thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng (nhà XK) có thể nhanh chóng nhận được tiền.

- Tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà NK.

- Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.

- Trạng thái tiền tệ của nhà

Rủi ro và trách nhiệm đối với các bên

- Rủi ro sẽ đẩy về phía người mua hàng vì phải ứng tiền trước trong khi không biết tình trạng hàng hóa thế nào, người bán có thể nhận tiền không giao hàng, giao hàng chậm hoặc làm hàng kém chất lượng.

- Uy tín và khả năng của người bán Hàng hóa có được bảo hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển hay không?

- Nếu TT trả trước toàn bộ đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền của người bán

- Sau khi đặt hàng, nhà NK không thực hiện chuyển tiền trước, trong khi đó hàng hóa đã được nhà XK thu mua.

- Người bán phải giao hàng khi nhận được xác nhận của NH phục vụ mình là tiền thanh toán chuyển đến đã được ghi có vào

- Có nghĩa vụ bảo đảm hàng giao theo đúng đơn đặt, vận chuyển và mua

BH cho hàng (theo thỏa thuận).

1 0 bị ném 1 chỗ, khả năng xoay vòng vốn bằng 0.

- TT trả trước người bán có thể chịu những rủi ro về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm trả tiền với thời điểm nhận hàng nếu

2 bên không quy định rõ tỷ giá là bao nhiêu trong hợp đồng.

 Đối với phương thức chuyển tiền trả sau Đối với nhà nhập khẩu Đối với nhà xuất khẩu Ưu điểm

- Khả năng chắc chắn nhận được hàng hoá ngay cả khi nhà XK vì một lý do nào đó không còn muốn giao hàng.

- Được cấp 1 khoản tín dụng mà không cần bỏ ra chi phí để có.

- Do được thanh toán sau khi giao hàng, nên có thể yêu cầu mức được thanh toán cao hơn 1 tỷ lệ nhất định để bù đắp cho rủi ro phải gánh chịu.

Rủi ro và trách nhiệm đối với các bên

- Sau khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu phải thực hiện chuyển tiền theo đúng tiến độ quy định trong hợp đồng.

- Sau khi nhận hàng, nhà nhập khẩu có thể cố tình không thanh toán, thanh toán thiếu, không có khả năng thanh toán đúng tiến độ như thỏa thuận, hoặc thậm chí bị phá sản, bị chiếm dụng vốn, chưa chắc đã được thanh toán Không có quy tắc thực hành thống nhất quốc tế 14

1 0 điều chỉnh dễ dẫn đến rủi ro về xung đột pháp luật.

- Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập khẩu đã thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi.

- Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất mất chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất.

- Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.

Bộ chứng từ thực tế của Telegraphic Transfer Remittance

Bộ chứng từ thực tế của PTTT Telegraphic Transfer Remittance

2.1.1 Thanh toán TT trả trước

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

2.1.2 Thanh toán TT trả sau

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)

Chức năng của các chứng từ trong bộ chứng từ

Phương thức chuyển tiền (Remitttance) là phương thức mà trong đó một khách hàng của ngân hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định, với hình thức chuyển tiền trả sau, người xuất khẩu sẽ đứng vào vị trí bất lợi trong trường hợp hàng hóa đã chuyển đi mà vì lý do nào đó người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng dẫn đến người xuất khẩu chậm nhận được tiền thanh toán Và ngược lại, với phương thức chuyển tiền trả trước, rủi ro sẽ chuyển sang cho nhà nhập khẩu ở chỗ người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu rồi nhưng chưa nhận được hàng vì nhà xuất khẩu chậm trể giao hàng.

Chức năng của lệnh chuyển tiền:

- Giúp cho nhà nhập khẩu chuyển tiền cho nhà xuất khẩu nhanh chóng, thanh toán đơn giản quy trình nghiệp vụ dễ dàng

- Không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền

- Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả

- Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao tiền nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng

- Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả.

Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.

 Để làm cơ sở cho các bên thực hiện nghĩa vụ

 Để giải quyết các tranh chấp, kiện tụng (nếu có)

 Để thực hiện công việc mang tính thủ tục.

2.2.3 Hợp đồng mua bán ngoại tệ

 Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn

Mua bán ngoại tệ kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với VNĐ hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá kỳ hạn xác định tại ngày giao dịch.

 Hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay

Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay (gọi tắt là giao dịch giao ngay) là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá giao ngay xác định tại ngày giao dịch Hiểu một cách đơn giản thì mua bán ngoại tệ giao ngay là việc bạn tiến hành giao dịch đồng tiền mà mình đang có sang một đồng tiền ngoại tệ khác, phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân Lúc này, tỷ giá mua bán ngoại tệ sẽ được xác định đúng ngay tại thời điểm diễn ra loại giao dịch này và việc thanh toán sẽ được tiến hành trong ngày, hoặc chậm nhất cũng chỉ kéo dài trong 2 ngày.

Hợp đồng mua bán ngoại tệ bao gồm:

 Tên khách hàng mua, bán

 Số lượng ngoại tệ mua, bán

 Ngày thực hiện hợp đồng

Hợp đồng mua bán ngoại tệ được sử dụng trong phương thức thanh toán TTR khi nhà nhập khẩu không có sẵn số dư ngoại tệ tại ngân hàng thực hiện chuyển tiền.

Mẫu giấy đề nghị mua bán ngoại tệ của khách hàng ngân hàng Tiên Phong:

Tờ khai hải quan tiếng anh là Customs Declaration, là văn bản mà ở đó, chủ hàng (người xuất khẩu & người nhập khẩu) hoă £c chủ phương tiê £n phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhâ £p khẩu ra vào lãnh thổ Viê £t Nam.

Tờ khai hải quan gồm có:

 Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai.

 Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu.

 Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…

 Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…

 Thuế và sắt thuế phần này sau khi ta nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống tự động xuất ra cho mình luôn.

 Phần dành cho hệ thống hải quan trả về

 Phần ghi chú về tờ khai hải quan

 Góc trái của tờ khai: Người khai hải quan ghi rõ tên Chi cụ Hải quan đang ký tờ khai, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất khẩu

 Ở phần giữa của tờ khai:

 Số tham chiếu và ngày giờ gửi: đây là số do hệ thống cấp tự động cho mỗi tờ khai khi người khai hải quan gửi dữ liệu khai báo hải quan điện tử tới hệ thống để đăng ký kê khai hàng hóa xuất khẩu.

 Số tờ khai, ngày giờ đăng ký: phần này là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình xuất khẩu tại từng Chi cục Hải quan do hệ thống đã tự động ghi lại Với trường hợp cần ghi thủ công thì công chức Hải quan sẽ ghi đầy đủ cả số tờ khai, kỹ thiệu loại hình xuất khẩu hàng hóa, ký hiệu Chi cục hải quan đăng ký theo trật tự: Số tờ khai/XK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai, số lượng phụ lục tờ khai và ký tên đóng dấu công chức

 Phần bên phải tờ khai:

 Phương thức thủ công: công chức hải quan sẽ tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu ký tên và đóng dấu công chức

 Phương thức điện tử: tự động sẽ ghi tên hoặc số ký hiệu của công chức đã tiếp nhận tờ khai.

Chức năng của tờ khai hải quan:

 Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giúp đảm bảo việc hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta không thuộc các danh mục hàng cấm Bên cạnh đó dựa vào tờ khai hải quan sẽ giúp nhà nước tính và thu thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác.

 Để quản lý hàng hóa, đảm bảo bảo hàng hóa vào hoặc ra lãnh thổ Việt Nam không thuộc trong các danh mục hàng hóa cấm như ma túy, súng, …Xuất khẩu chính ngạch không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam.

 Để Nhà nước có thể dễ dàng tính và thu thuế Đây là mục đích quan trọng để Nhà nước có thể xây dựng đất nước ngày càng phát triển phồn vinh

Mẫu khai thuế điện tử:

Vận đơn là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Chức năng của vận đơn trong bộ chứng từ:

Quy trình xử lý của phương thức thanh toán Telegraphic Transfer Remittance .36 2.4 Cách thức xét duyệt tính hợp lệ của bộ chứng từ

 Bước 1: Chuyển hàng và chứng từ Đây là bước đầu tiên trong quy trình thanh toán T/T Bên xuất khẩu sẽ đóng hàng, giao hàng cùng với bộ chứng từ cần thiết cho bên nhập khẩu Bạn lưu ý rằng trước khi gửi hàng cần phải kiểm tra các thông tin về đơn hàng và chứng từ xem đã chính xác chưa để tránh việc sai sót không đáng có.

 Bước 2: Yêu cầu ngân hàng chuyển tiền

Sau khi đã gửi hàng và chứng từ đi, bên nhập khẩu nhận được sẽ tiến hành làm lệnh chuyển iền đồng thời gửi hồ sơ kèm bộ chứng từ đến ngân hàng yêu cầu chuyển tiền cho người xuất khẩu Lúc này sẽ có 2 phương được đưa ra để bạn lựa chọn là chuyển trả trước và chuyển trả sau.

- Nếu bạn chọn chuyển tiền trả trước thì hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm: lệnh chuyển tiền, hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ (Nếu tài khoản ngoại tệ của bạn không đủ) Sau khi nhận được hàng thì bạn cũng phải bổ sung thêm tờ khai hải quan, vận đơn cùng với hóa đơn thương mại.

- Nếu bạn chọn hình thức chuyển tiền trả sau thì bạn cần chuẩn bị: lệnh chuyển tiền, hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu cần), tờ khai hải quan, vận đơn cùng với hóa đơn thương mại.

 Bước 3: Ngân hàng thông báo cho bên nhập khẩu

Sau khi đã nhận được đủ các giấy tờ cần thiết từ người nhập khẩu thì ngân hàng sẽ thực hiện trích tiền cho bên xuất khẩu và đồng thời gửi giấy báo nợ cho bên này.

 Bước 4: Chuyển tiền Đây là bước cuối cùng, ngân hàng đại lý sẽ thực hiện chuyển tiền trả và báo lại cho bên xuất khẩu Lúc này quy trình thanh toán T/T được hoàn thành.

2.4 Cách thức xét duyệt tính hợp lệ của bộ chứng từ

Chứng từ hợp lệ là văn bản ghi lại nội dung giao dịch phát sinh phải đảm bảo:

- Tính pháp lý: trong trường hợp các bên tham gia vào giao dịch phải ký xác nhận để nếu có xảy ra tranh chấp giữa các bên thì đây sẽ là bằng chứng, là cơ sở để phân xử đúng sai mà các bên không thể chối cãi được.

- Đảm bảo tính pháp luật: tuân thủ theo đúng các quy định của nhà nước, kể cả về mặt hình thức

- Đảm bảo tính trung thực: sự kiện ghi lại phải có thực, không được bịa đặt.

- Tính rõ ràng: đầy đủ nội dung, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa.

Tùy theo từng nghiệp vụ phát sinh khác nhau mà có các chứng từ khác nhau Có thể chỉ một văn bản chứng từ đi cùng với nhau tạo thành một bộ chứng từ đầy đủ.

Bộ chứng từ hợp lệ phải đảm bảo một số nội dung chính sau:

- Hợp đồng ngoại thương cần quy định chi tiết và rõ ràng những nội dung như: đối tượng hợp đồng, số tiền phải thanh toán, thời hạn thanh toán, cách thức thanh toán…

Hợp đồng ngoại thương gồm:

 Số lượng, trọng lượng hàng

 Đơn giá hàng (kèm theo điều kiện thương mại)

 Thời hạn, địa điểm giao hàng

 Phương thức, thời hạn thanh toán

- Hóa đơn thương mại cần có các mục:

 Tên & logo của hãng vận tải

 Số lượng bản gốc (No of Originals)

 Tên tàu & Số chuyến (Vessel & Voyage No.)

 Cảng xếp (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge)

 Mô tả bao kiện, hàng hóa (Description of Packages and Goods)

 Trọng lượng toàn bộ (Gross Weight), Dung tích (Measurement)

 Cước và phí (Freight and Charges)

 Ngày và địa điểm phát hành B/L (Place and Date of Issue)

- Lệnh chuyển tiền có các khoản mục:

 Đơn vị chuyển (Có tài khoản tại ngân hàng)

 Số tiền chuyển (Kiểm tra số dư trong tài khoản đủ thanh toán cho người nhận)

 Chữ ký của đơn vị chuyển

- Tờ khai hải quan: Là tờ khai đã thông quan

(Lưu ý: tờ khai hải quan được hiểu tối thiểu gồm 3 trang A4 và tối đa 52 trang A4, 2 trang đầu mỗi tờ khai luôn là nội dung cơ bản liên quan đến người xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các thông tin khác như số invoice, contract, trị giá……và bắt đầu từ trang thứ 3 sẽ là dòng tên hàng đầu tiên Trong khi đó, mỗi tờ khai chỉ được phép tối đa 50 dòng hàng Như vậy đó là lý do tại sao một tờ khai tối thiểu và tối đa chỉ là 3 và

52 trang Trong thực tế, một lô hàng khi nhập hay xuất khẩu thì có thể có nhiều tờ khai.)

 Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu

 Tên và địa chỉ người gửi hàng

 Tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng)

 Đại lý, bên thông báo chỉ định

 Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích

 Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán

 Thời gian và địa điểm cấp vận đơn

 Số bản gốc vận đơn

 Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý)

Liên hệ thực tế 1 tình huống sử dụng phương thức thanh toán TTR

Trong kinh doanh hiện nay thanh toán quốc tế trở nên ngày càng phổ biến, không chỉ có những giao dịch trong nước mà để thúc đẩy nền kinh tế cần phải hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài Nếu như chỉ kinh doanh trong nước thôi thì không thể phát triển một cách toàn diện được, vì vậy để có thể phát triển kinh tế trong thời đại hội nhập như ngày nay đòi hỏi cần có các hoạt động liên kết và giao thương với nhau giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TTR được hiểu là hình thức thanh toán quốc tế mà bên mua đề nghị ngân hàng phải thực hiện chuyển khoản một số tiền cho bên bán bằng điện chuyển tiền. a Chuyển tiền thanh toán hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai giao dịch thanh toán và chuyển tiền riêng biệt: giao dịch chuyển tiền thanh toán cho hợp đồng mua hàng hóa và giao dịch nhận tiền từ hợp đồng bán hàng hóa. Giao dịch chuyển tiền thanh toán có thể được thực hiện trước hoặc sau giao dịch nhận tiền

Giao dịch thanh toán tiền của công ty Việt Nam cho công ty nước ngoài để trả tiền thanh toán hàng hóa nhập khẩu cần thực hiện theo phương thức thanh toán TTR. b Thanh toán tiền mua hàng hóa theo hình thức tạm nhập tái xuất

Căn cứ theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, khái niệm tạm nhập tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu Đồng thời, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan. c Chuyển tiền trả nợ vay nước ngoài

Căn cứ Khoản 1, Điểu 24, Văn bản hợp nhất 03/VBHN-NHNN quy định khái niệm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài như sau:

“Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của Bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài và

1 0 các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến vận hành vay, trả nợ nước ngoài, bảo lãnh các khoản vay nước ngoài”. Đối với Bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của Bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này. d Chuyển tiền du học

Theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh ngoại hối thì “Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp” Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối thì công dân Việt Nam được phép mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để phục vụ cho mục đích học tập. e Chuyển tiền trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài

Theo quy định tại điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP, việc chuyển tiền ra nước ngoài dược áp dụng cho tổ chức, cá nhân được phép thực hiện hành vi chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài để nhằm một số mục đích để phục vụ cho việc tài trợ hoặc viện trợ cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài hoặc được phép sử dụng vào các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc trợ cấp cho thân nhân như: cha, mẹ, con, vợ đang cư trú tại nước ngoài; đang cư trú ở nước ngoài hoặc người nước ngoài được hưởng khoản tiền từ việc nhận thừa kế

Chuyển tiền qua thanh toán TTR , người gửi sẽ tới các tổ chức tín dụng yêu cầu chuyển tiền cho người nhận mà thuộc là các đối tượng nêu trên đang cư trú tại nước ngoài. f Chuyển tiền định cư

Chuyển tiền định cư được hiểu là việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thực hiện chuyển tiền hoặc tài sản hợp pháp ra nước ngoài Bên cạnh đó, có thể là người Việt Nam chuyển tiền cho người thân đang định cư tại nước ngoài Do chuyển tiền định cư ra nước ngoài nên người chuyển tiền cần phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số tiền chuyển Điều này giúp làm giảm thiểu rủ ro pháp lý khi chuyển tiền ra nước ngoài. Chuyển tiền định cư thường có giá trị lớn, do vậy cần phải thực hiện qua kênh chuyển tiền chính thống là ngân hàng sẽ giúp đảm bảo an toàn, tính bảo mật tối đa cho giao dịch

1 0 chuyển tiền của khách hàng Đối tượng áp dụng cho hình thức chuyển tiền định cư là công dân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài Hệ thống chuyển tiền nhanh chóng và chính xác được thực hiện qua SWIFT giúp bạn an tâm khi thực hiện giao dịch. g Chuyển thu nhập hợp pháp

Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định.

2.6.Trường hợp thực tế sử dụng bộ chứng từ của Ngân Hàng Tiên Phong (TPB)

Thực hiện thanh toán TT REMITTANCE trả trước

Nhà nhập khẩu: Công Ty TNHH Thép Quốc Tế Kim Sơn

Tên quốc tế Kim Son International Steel Company Limited

Mã số thuế 0313787561 Địa chỉ 778/1 Nguyễn Kiệm, Phường 04, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Người đại diện Nguyễn Thành Vinh

Ngoài ra Nguyễn Thành Vinh còn đại diện các doanh nghiệp:

Công Ty Tnhh An Phát

Công Ty Tnhh Tín Khang Điện thoại 0903667966

NGÂN HÀNG THỰC HIỆN THANH TOÁN ĐIỆN CHUYỂN TIỀN

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank)

Chi nhánh: Hồ Chí Minh Địa chỉ: 456A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. XUẤT KHẨU

FUJIFILM Business Innovation Malaysia Sdn Bhd

Address: 22, Jalan Jurunilai U1/20, Hicom-glenmarie Industrial Park, 40150 Shah Alam, Selangor, Malaysia

NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI THỤ HƯỞNG

 Bước 1: Chuyển hàng và chứng từ

Nhà xuất khẩu: Đóng gói hàng hoá và giao hàng cùng với bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu.

Nhà nhập khẩu: Giao bộ chứng từ hợp đồng thương mại cho bên nhà xuất khẩu.

 Bước 2: Yêu cầu ngân hàng chuyển tiền

Sau khi đã gửi hàng và chứng từ đi, bên nhập khẩu nhận được sẽ tiến hành làm lệnh chuyển tiền đồng thời gửi hồ sơ kèm bộ chứng từ đến ngân hàng yêu cầu chuyển tiền cho người xuất khẩu.

 Bước 3: Ngân hàng thông báo cho bên nhập khẩu

Sau khi đã nhận được đủ các giấy tờ cần thiết từ người nhập khẩu thì ngân hàng sẽ thực hiện trích tiền cho bên xuất khẩu và đồng thời gửi giấy báo nợ cho bên này.

Ngày đăng: 07/12/2022, 00:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TH - TIỂU LUẬN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC tế TELEGRAPHIC TRANSFER REMITTANCE
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TH (Trang 4)
1.3. Ưu và nhược điểm của hình thức thanh tốn Telegraphic Transfer Remittance - TIỂU LUẬN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC tế TELEGRAPHIC TRANSFER REMITTANCE
1.3. Ưu và nhược điểm của hình thức thanh tốn Telegraphic Transfer Remittance (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w