Lý do lựa chọn đề tài
Chương trình PT-TH dành cho đồng bào DTTS được thực hiện trong nhiều năm ở Đài THVN và Đài Tiếng nói Việt Nam Mục tiêu của các chương trình là kênh phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào DTTS Từ trước đến nay, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm kênh VTV5 – Đài THVN đã phát hơn 20 thứ tiếng trên 63 tỉnh, thành phố Thời lƣợng phát sóng liên tục Tuy nhiên, việc sản xuẩt chương trình này còn nặng về tuyên truyền, phổ biến, chưa có cách thức đổi mới để sản xuất chương trình chuyên biệt dành cho đồng bào DTTS Vì vậy, trong vấn đề nghiên cứu đổi mới nội dung cũng nhƣ hình thức là một yêu cầu cấp bách và cần thiết nhằm mang lại hiệu quả và nâng cao chất lượng chương trình
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H‟mông ở Việt Nam có 1.068.189 người, đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc Việt Nam và thường cư trú tập trung tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An… Đồng bào H‟mông có vị trí, vai trò quan trọng trong thành phần dân số của các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung Từ xưa đến nay, trong thời kỳ dựng nước, cũng như trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đồng bào DT H‟mông g luôn đóng góp công lao to lớn đối với sự nghiệp gìn giữ và phát triển Tổ quốc Ngày nay, một bộ phận không nhỏ trí thức của đồng bào DT H‟mông đang giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng của Đảng và Chính phủ
Người H‟mông cư trú ở nhiều vị trí chiến lược quan trọng trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc nhƣ Hà Giang , Yên Bái, Lai Châu, Sơn
La v.v…Do địa bàn cƣ trú ở vùng núi có độ cao từ 1.000m trở lên, giao thông đi lại khó khăn, khả năng nói và hiểu tiếng phổ thông (tiếng Việt) còn hạn chế, cuộc sống mang tính tự cấp tự túc kéo dài, nên người H‟mông thường sống khép kín, ít giao du với các dân tộc khác Tuy vậy, tinh thần đoàn kết dân tộc của người Mông rất cao, cho dù sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau nhƣng mối quan hệ dân tộc rất gắn bó Kinh tế của đồng bào Mông chủ yếu là làm nương rẫy và chăn nuôi Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo rất cao, có những thôn bản lên tới trên 95% nhƣ thôn Phiêng Lủng (xã Bộc Bố), Phia Bay, Lủng Nghè (xã Cổ Linh), thôn Khuổi Đẩy (xã Bình Trung), Lũng Noong (xã Nam Cường), thôn Tà Han, Cốc Slông (xã Xuân Lạc) thuộc tỉnh Bắc Kạn v.v
Về cơ bản, trình độ dân trí của người H‟mông còn nhiều hạn chế Bà con ở các thôn bản xa xôi, hẻo lánh nên lớp học ở thôn bản chỉ hết cấp 1, muốn học cao hơn các em phải ra trường chính ở trung tâm xã, trong khi đường đi vừa xa, vừa khó khăn Vì vậy, số học sinh người Mông có trình độ hết cấp 3 rất ít, số người tái mù chữ còn cao Đây cũng là yếu tố làm cho người Mông nhiều nơi bị tuyên truyền, lôi kéo đi theo kẻ xấu hòng phục vụ mục đích chính trị của chúng
Với lịch sử phát triển lâu năm, công đồng người H‟mông đã xây dựng đƣợc cho mình một nền văn hóa riêng đặc trƣng, góp phần làm phong phú đa dạng sắc màu văn hóa chung của dân tộc Việt Nam Đặc biệt, người H‟mông còn có tiếng nói và chữ viết riêng, trong những năm gần đây, chữ H‟mông đƣợc công nhận là một trong tám chữ viết DTTS đƣợc phép tổ chức dạy và học ở nước ta Như vậy có thể thấy người H‟mông là cộng đồng DTTS lâu đời có nhiều vai trò quan trọng trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Do là cộng đồng lớn, có nhiều đóng góp trong sự phát triển nói chung, nên việc truyền thông tương tác giữa Đảng và Nhà nước đến người H‟mông đƣợc đặc biệt quan tâm Hoạt động thông tin nhằm giúp đồng bào DT H‟mông ổn định tư tưởng, thấm nhuần đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước để yên tâm chăm lo phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đồng thời, nhờ những thông tin mà các cơ quan báo chí tuyên truyền trên truyền hình, bà con DT H‟mông tiếp cận đƣợc với những tiến bộ KHKT, học hỏi kinh nghiệm làm giàu lẫn nhau, có thêm kiến thức về phát triển kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống
Với vai trò của mình, người H‟mông là đối tượng được Đảng và Nhà nước quan tâm trên mọi phương diện đời sống, tuy nhiên người H‟mông vùng Tây Bắc lại càng cần được quan tâm hơn cả Bởi người H‟mông sinh sống trải dài trên khắp cả nước nhưng tập trung gần 2/3 tổng sống người H‟mông ở Tây Bắc và là dân tộc chiếm tới 1/3 dân số toàn vùng Tây Bắc lại là vùng có vị trí chiến lƣợc quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nhƣng hiện nay vẫn là vùng có đời sống khó khăn, mặt bằng trình độ dân trí còn thấp, việc tiếp nhận thông tin vẫn còn nhiều bất cập Chính vì thế, việc đầu tƣ nâng cao chất lượng đời sống cho người H‟mông là rất cần thiết, đặc biệt trên phương diện truyền thông
Hiện nay, đã có nhiều phương tiện truyền thông được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ phục vụ cho bà con như báo in miễn phí, các chương trình PT - TH tiếng dân tộc Trong đó, truyền hình với ưu thế đặc trưng của mình đang được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhất đối với đồng bào H‟Mông Truyền hình với vai trò là một kênh thông tin quan trọng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT, VH, XH, an ninh, quốc phòng của các tỉnh vùng Tây Bắc Các chương trình truyền hình nói chung và truyền hình tiếng H‟mông nói riêng đã và đang có nhiều đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đông đảo người H‟mông, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào về mọi mặt, chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản cách mạng đang lợi dụng chống phá Đảng, gây ảnh hưởng xấu, cản trở sự phát triển KTXH của vùng
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng phải thừa nhận các chương trình truyền hình tiếng H‟mông vẫn còn hạn chế nhƣ nội dung chƣa phong phú đa dạng, tính thời sự chƣa cao, hình ảnh đôi khi chƣa đẹp mắt làm giảm chất lượng chương trình, chưa phát huy hết hiệu quả của truyền thông đối với DT H‟Mông Chính những hạn chế đó là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu và đƣa ra giải pháp để khắc phục kịp thời nhằm mang đến những chương trình truyền hình chất lượng và hấp dẫn cho khán giả là người H‟mông
Việc đổi mới phương thức sản xuất chương trình truyền hình tiếng H‟mông cho đồng bào dân tộc H‟mông là hoạt động cấp thiết cần quan tâm thực hiện Các đơn vị cần tổ chức sản xuất những chương trình có nội dung thiết thực, cách truyền tải phù hợp, phục vụ tốt hơn bộ phận công chúng người H‟mông Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về chương trình truyền hình tiếng H‟mông dành cho đồng bào H‟mông vùng Tây Bắc Chính vì thế tác giả chọn đề tài “
Chương trình truyền hình tiếng H’mông cho đồng bào dân tộc H’mông vùng Tây Bắc” để nghiên cứu, với mong muốn đƣa ra những đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất đƣợc những giải pháp nhằm phát huy được hiệu quả của chương trình truyền hình tiếng H‟mông dành cho đồng bào dân tộc H‟mông vùng Tây Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc H‟mông ở Việt Nam nói chung.
Tình hình vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát tài liệu, tác giả nhận thấy từ trước đến nay đã có nhiều công trình khoa học chứa nội dung liên quan đến vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu và thực hiện ở luận văn này
Trong sách và giáo trình nghiên cứu về chương trình truyền hình có một số tài liệu như: Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo
Khánh, Nxb Văn hóa – Thông tin - 2003; Giáo trình báo chí truyền thông của PGS.TS Dương Xuân Sơn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2009; sách
Truyền thông đại chúng của tác giả Tạ Ngọc Tấn, NXB Chính trị Quốc gia –
2001… Đây đều là những cuốn sách, giáo trình hết sức quen thuộc với những người được học, tiếp xúc và nghiên cứu về báo chí Trong những tác phẩm này đều chứa kiến thức nền tảng, cơ bản về truyền hình, cách thức tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, việc vận dụng các thể loại vào trong sáng tạo các tác phẩm truyền hình nhằm mang lại chất lượng tốt cho người xem
Nhóm tài liệu liên quan đến DTTS ở miền núi phía Bắc có thể kể đến nhƣ: Các dân tộc thiểu số Việt Nam (Nhiều tác giả, NXB Văn Hóa, 1959);
Tìm hiểu tính cách dân tộc, tác giả Nguyễn Hồng Phong (NXB học và kỹ thuật 1963); của nhóm tác giả Nguyễn Chí Huyên – Hoàng Hoa Toàn – Lương Văn Bảo ( NXB Văn hóa dân tộc, 2000); bài viết Các DTTS Việt Nam thế kỷ XX ( NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001)… Trong các tài liệu trên, các tác giả đã chỉ ra nguồn gốc, vai trò quan trọng của đồng bào DTTS ở nước ta, trong đó có người H‟mông
Bên cạnh các công trình kể trên, còn có nhiều đề tài nghiên cứu về vai trò, chức năng của báo chí, việc tổ chức sản xuất tác phẩm báo chí cho đồng bào DTTS, trong đó có cả người H‟mông đã được bảo vệ thành công trước hội đồng khoa học
Trong lĩnh vực truyền hình có thể kể tới một số tài liệu tiêu biểu sau:
Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng H’mông của Đài PT - TH Yên Bái của tác giả Hoàng Mạnh Hà năm 2013 Đề tài đã làm sáng tỏ các luận điểm về công chúng truyền hình tiếng v, vai trò của truyền hình đối với đồng bào H‟mông, quy trình sản xuất chương trình và một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng H‟mông Tuy nhiên, trong đề tài tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên khảo sát ở đài PT – TH Yên Bái;
Luận văn Chương tình dân tộc và miền núi trên sóng VTV1 ở Đài THVN của tác giả Cao Thị Thanh Hà đề cập tới nhiều khía cạnh thông tin quan trọng về các chương trình truyền hình dành cho đồng bào DTTS Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập tới đối tƣợng là đồng bào DTTS chung chung chứ không đi sâu vào cụ thể dân tộc nào
Trong lĩnh vực phát thanh có luận văn Chất lượng chương trình phát thanh DTTS trên sóng đài PT - TH Yên Bái của tác giả Đỗ Thị Giang năm
2013; Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc tại các tỉnh miền núi phía Bắc của tác giả Nguyên Thị Lệ Thủy (năm 2013)
Trong lĩnh vực Báo in có thể đề cập đến công trình nghiên cứu khoa học sau: luận văn Nâng cao chất lƣợng báo in phục vụ đồng bào DTTS của tác giả Lữ Thị Ngọc năm 2010; luận văn Một số vấn đề về các ấn phẩm báo chí cấp phát cho đồng bào DTTS và miền núi hiện nay của tác giả Trần Thị
Các đề tài nghiên cứu về hoạt động của báo chí phạm vi địa lý thuộc khu vực Tây Bắc gồm: luận văn Báo chí vùng Tây Bắc với vấn đề chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho đồng bào DTTS ở địa phương của tác giả
Trần Thị Anh năm 2014; luận văn Đổi mới tổ chức sản xuất chương trình truyền hình cho đồng bào DTTS trên kênh VTV5 – Đài THVN của tác giả Lê
Thị Hồng Thu (2015) đã giới thiệu chi tiết về kênh VTV5 mang đến một bức tranh toàn cảnh về cách tổ chức sản xuất chương trình cho đồng bào DTTS
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu là chung cho tất cả các chương trình dành cho đồng bào DTTS cứ không đi sâu vào dân tộc nào trong phạm vi địa lý cụ thể…
Các đề tài trên cho thấy các tác giả đã góp phần làm sáng tỏ các luận điểm, tầm quan trọng của báo chí truyền hình trong giai đoạn hiện nay đối với công tác thông tin, tuyên truyền cho đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào
H‟mông Tuy nhiên, chưa có công trình dành riêng nghiên cứu các chương trình truyền hình tiếng H‟mông cho đồng bào dân tộc Hmông vùng Tây Bắc – nơi tập trung phần lớn dân tộc H‟Mông ở nước ta
Vì vậy, đề tài “ Chương trình truyền hình tiếng H’mông cho đồng bào dân tộc H’mông vùng Tây Bắc” sẽ kế thừa những vấn đề mang tính lý luận trước đó, đồng thời có những khảo sát, nghiên cứu mới về các chương trình truyền hình tiếng H‟Mông từ Trung ƣơng (cụ thể là trên kênh VTV5) đến địa phương (cụ thể 2 Đài PT - TH Hà Giang, Đài PT -TH Nghệ An) để từ đó đánh giá được hoạt động thực tiễn của các chương trình truyền hình tiếng H‟Mông cho đồng bào dân tộc H‟Mông vùng Tây Bắc, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình trong tương lai
Vì vậy, có thể nói, cho đến nay đề tài “Chương trình truyền hình tiếng H‟mông cho đồng bào dân tộc H‟mông vùng Tây Bắc” (khảo sát chương trình truyền hình tiếng H‟mông trên VTV5, Đài PT - TH Hà Giang, Đài PT-
TH Nghệ An trong thời gian 1 năm từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018) là đề tài mới và không trùng lặp với đề tài nào đã được công bố trước đó.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về truyền hình, luận văn khảo sát thực trạng chương trình truyền hình tiếng H‟mông của kênh VTV5, Đài PT- TH
Hà Giang, Đài PT – TH Nghệ An trong thời gian 1 năm từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018, nhằm chỉ ra thành công và hạn chế của chương trình trong việc đáp ứng nhƣ cầu thông tin của đồng bào H‟mông, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng chương trình
- Phân tích những điểm mạnh, những hạn chế về chương trình truyền hình tiếng H‟mông ở Đài PT&TH Hà Giang, Đài PT – TH Nghệ An
- Khảo sát và phân tích nội dung thông điệp trong chương trình TH tiếng H‟mông trên các nội dung : phát triển kinh tế, VH-XH, an ninh quốc phòng, bảo vệ mội trường
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình, nâng cao hiệu quả truyền thông cho đồng bào H‟mông
- Đề xuất với trung ương và địa phương ban hành các chính sách phù hợp nhằm nâng cao dân trí, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của thế lực ổn định tình hình an ninh trật tự trong vùng, giúp đồng bào an tâm, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo
+ Xây dựng hệ thống lý luận về dân tộc thiểu số và vai trò báo chí truyền thông
+ Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu báo chí có liên quan để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài
+ Tìm hiểu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc đầu tƣ cho việc phát triển báo chí truyền thống nói chung và truyền hình nói riêng cho đồng bào dân tộc H‟mông
+ Khảo sát và phân tích nội dung, hình thức thông điệp trong chương trình truyền hình tiếng H‟mông trên kênh VTV5, Đài PT – TH Hà Giang, Đài
PT – TH Nghệ An trong thời gian 1 năm từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018
+ Từ việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng trên đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng H‟mông cho đồng bào dân tộc H‟mông vùng Tây Bắc.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu đổi mới nội dung và hình thức các chương trình truyền hình tiếng H‟mông cho đồng bào dân tộc H‟mông vùng Tây Bắc
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung khảo sát chương trình truyền hình tiếng H‟Mông trên kênh VTV5 - Đài THVN, Đài PT – TH Hà Giang, Đài PT – TH Nghệ An
Thời gian khảo sát: từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018.
Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống lý luận và quan điểm học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động của báo chí với các phương pháp nghiên cứu
5.2 Các phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Hệ thống hóa các giáo trình, tài liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu đồng thời kế thừa và phát huy các tài liệu trước nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, nghiên cứu văn bản, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
+ Phương pháp phân tích nội dung thông điệp: khảo sát nội dung và hình thức các chương trình truyền hình tiếng H‟Mông trên kênh VTV5- Đài
THVN, Đài PT – TH Hà Giang, Đài PT – TH Nghệ An từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện phỏng vấn Phó Trưởng ban Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5, nhà báo thực hiện chương trình truyền hình tiếng H‟Mông tại Đài PT – TH Hà Giang, nhà báo thực hiên chương trình truyền hình tiếng H‟Mông tại Đài PT – TH Nghệ An, người dân tại các tỉnh Hà Giang, Nghệ An để tìm hiểu sâu về đề tài nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: được dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đƣa ra những luận cứ, luận điểm và khái quát về những nội dung trong đề tài.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu đề cập một cách cụ thể đến chương trình truyền hình tiếng H‟mông g dành cho đồng bào H‟mông vùng Tây Bắc
Hy vọng những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm phong phú thêm hệ thống lý luận báo chí nước ta về chương trình truyền hình dành cho đồng bào DTTS nói chung và đồng bào H‟mông nói riêng
Luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích, tin cậy cho những ai quan tâm, nghiên cứu những vấn đề có liên quan Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu là góp phần làm rõ thực trạng hoạt động, hiệu quả của chương trình truyền hình tiếng H‟mông cho công tác thông tin, tuyên truyền đến đồng bào dân tộc H‟mông Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện chương trình truyền hình tiếng H‟mông; qua đó, đề xuất những giải pháp cần thiết nâng cao sự hấp dẫn, hiệu quả của các chương trình.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn sẽ đƣợc kết cấu bởi các phần chính nhƣ sau :
Chương 1: Lý luận chung về truyền hình và chương trình truyền hình Chương 2 : Thực trạng chương trình truyền hình tiếng H‟mông cho đồng bào H‟mông trên kênh sóng Truyền hình
Chương 3 : Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng H‟mông cho đồng bào H‟mông vùng Tây Bắc.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC
Các khái niệm về truyền hình và chương trình truyền hình chuyên biệt
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng lớn Do nhu cầu thông tin, giao tiếp của đời sống xã hội con người nên có sự ra đời của báo chí Ngày nay, nói đến báo chí người ta thường nhắc tới bốn loại hình báo chí cơ bản là: báo in, báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình) và báo điện tử
Xuất hiện từ đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độ nhƣ vũ bão nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền hình tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận thông tin bằng con đường thị giác, khác với phát thanh, công chúng tiếp cận thông tin bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự việc bằng cả thị giác và thính giác Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện Hiện nay, với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, công chúng xem truyền hình không phải cứ ngồi trước tivi mới xem đƣợc mà có thể xem trên máy tính hoặc qua các thiết bị di động v.v
Chương trình truyền hình cũng không còn đơn giản chỉ là những hình ảnh, âm thanh, chữ viết mà trong mỗi sản phẩm truyền hình đã tích hợp rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau với vô vàn những hiệu ứng, kĩ xảo sinh động của kỉ nguyên truyền hình kĩ thuật số
Trong thực tế hiện nay có rất nhiều cách thể hiện thông tin trên truyền hình khiến người ta có rất nhiều cách để hình dung về diện mạo một chương trình truyền hình Đưa ra định nghĩa đầy đủ về chương trình truyền hình cũng trở nên khó khăn hơn Toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu xuất hiện hình hiệu mở đầu chương trình của phát thanh viên hay bảng chữ ghi tên người thực hiện, đơn vị thực hiện thì có thể coi là bắt đầu một chương trình truyền hình
Tuy nhiên, quá trình thông tin này có thể lại nằm trong một chuỗi các thông tin khác và khi đó nó lại trở thành thông tin thành phần của một chương trình truyền hình lớn hơn
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2012, PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động”[8,Tr 35] Đồng thời, theo Giáo trình truyền hình của tác giả Dương Xuân Sơn thì : “Chương tình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu tƣ liệu hình ảnh và âm thanh, đƣợc mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả”.[3,Tr8]
1.1.3 Báo chí chuyên biệt và chương trình truyền hình chuyên biệt
Sự phát triển để trở thành đa dạng hóa thông tin đồng thời với chuyên biệt hóa đối tƣợng tiếp nhận thông tin vừa là kết quả có tính lô-gíc của việc tăng nhanh số lƣợng, chủng loại sản phẩm báo chí truyền thông, vừa là hệ quả tất yếu của những tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và kỹ thuật
- công nghệ trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới ở Việt Nam.
Sự ra đời của Luật Báo chí năm 1990 và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam "phát triển đi đôi với quản lý báo chí" đã tạo ra hành lang pháp lý cùng một không gian tự do rộng lớn cho sự phát triển mở rộng phạm vi và năng lực thông tin của hệ thống báo chí truyền thông quốc gia Đến lƣợt nó, chính sự phát triển báo chí lại đặt ra yêu cầu, khuyến khích và thúc đẩy việc mở rộng nguồn thông tin - một điều kiện vô cùng quan trọng trong tác nghiệp của người làm báo.
Trên phạm vi quốc tế, sự mở rộng các quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao nhà nước cũng như nhân dân kéo theo việc mở rộng khai thác, trao đổi thông tin báo chí dưới nhiều hình thức khác nhau như: thông qua trao đổi tin tức thông tấn, mở thêm mạng lưới phóng viên thường trú nước ngoài, trao đổi các đoàn nhà báo đi thăm quan, nghiên cứu, trao đổi các sản phẩm báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình v.v
Sự mở rộng nguồn tin tất yếu dẫn đến sự đa dạng hóa thông tin chuyển tải trên hệ thống báo chí Trên các trang báo, tạp chí, trong các chương trình phát thanh, truyền hình, các trang thông tin điện tử, lƣợng thông tin bao quát toàn diện kể từ không gian địa lý, các lĩnh vực đời sống xã hội, đến các chiều hướng, tính chất, các tầng nấc ý nghĩa chính trị - xã hội Đối với từng sản phẩm cụ thể, chiều hướng phát triển chung là ngày càng chuyên biệt hóa, thích ứng với nhu cầu, thị hiếu của từng loại đối tƣợng cụ thể Việc phân biệt các loại đối tƣợng vẫn theo những tiêu chí chung nhƣ: lứa tuổi, nghề nghiệp, địa lý, trình độ văn hóa, đặc điểm thị hiếu, tuy nhiên đƣợc tính tới những yếu tố, điều kiện, yêu cầu, mục đích tác động thông tin
Theo chiều hướng đó, ở mức độ nhất định đã xuất hiện hiện tượng cạnh tranh và trên thực tế đã có nhiều sản phẩm báo chí đã tự điều chỉnh mô hình thông tin để tìm kiếm khai thác công chúng, tạo cơ sở cho sự tồn tại, phát triển
Ngày nay, nhu cầu thông tin của công chúng truyền hình đã và đang tách thành các cụm, nhóm công chúng khác nhau Theo đó, mỗi nhóm công chúng có nhu cầu, sở thích xem các chương trình truyền hình theo hướng chuyên biệt phù hợp với nhu cầu thông tin của mình Vì thế các Đài truyền hình hiện nay, ngoài sản xuất các chương tình có tính quảng bá chung đã theo kịp sự thay đổi nhu cầu trên của công chúng bằng cách sản xuất các chương trình truyền hình có nội dung chuyên biệt
Hiện nay ở Việt Nam, từ đài trung ương đến địa phương đã có nhiều chương trình truyền hình, kênh truyền hình chuyên biệt theo nhóm nội dung về văn hóa, giao dục, kinh tế hay những chương trình theo nhóm đối tượng khác nhau như thiếu nhi, thanh thiếu niên, người cao tuổi, DTTS, dành cho đồng bào ở nước ngoài
Cụ thể, VTV - Đài THVN hiện nay có kênh VTV2 chuyên về Khoa học giáo dục, kênh VTV6 là kênh truyền hình cho giới trẻ, Kênh VTV5 là kênh truyền hình dành cho đồng bào DTTS, kênh VTV4 dành cho đồng bào xa tổ quốc Đối với các Đài PT –TH địa phương, các tỉnh cũng có những chương trình truyền hình dành riêng cho các đối tƣợng khác nhau ví dụ nhƣ Đài PT –
TH Nghệ An có chương trình truyền hình tiếng Thái, Tiếng H‟mông, Đài PT – TH Tuyên Quang có chương trình truyền hình tiếng Dao, Tiếng Thái, tiếng H‟mông
Như vậy, chương tình truyền hình chuyên biệt là chương trình truyền hình có nội dung đi theo một chủ thể nhất định và phục vụ cho nhóm đối tƣợng cụ thể
1.1.4 Chương trình truyền hình tiếng H’mông
Theo nhƣ các thông tin, định nghĩa từ luận điểm trên, có thể thấy:
Vài nét về dân tộc thiểu số và cộng đồng người H’mông vùng Tây Bắc 15
1.2.1 Vài nét chung về dân tộc, dân tộc thiểu số
Cũng nhƣ nhiều hình thức công đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc Cho đến nay, khái niệm dân tộc đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa đƣợc dùng phổ biến nhất
Một là: Dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia Một quốc gia có thể có nhiều dân tộc
Hai là: Dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, có chung ngôn ngữ và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó – Quốc gia dân tộc
* Dân tộc thiểu số Đây là một khái niệm khoa học đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay Các học giả phương Tây quan niệm rằng đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít Trong một số trường hợp, người ta đồng ý ý nghĩa “DTTS” với “dân tộc lạc hậu”; “dân tộc chậm tiến” Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của gia cấp thống trị trong mỗi quốc gia
Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia dân tộc Theo quan điểm của chủ nghĩa
Mac – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, khái niệm “DTTS” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc Bởi địa vị, trình độ phát triển của dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó đƣợc chi phối bởi những điều kiện KT – CT – XH và lịch sử của mỗi dân tộc
1.2.2 Vài nét về dân tộc H’mông
Dân tộc H‟mông cƣ trú tập trung ở miền núi vùng cao thuộc các tỉnh
Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Nghệ An [
Nguồn trang web của Ủy ban dân tộc http://cema.gov.vn]
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H‟mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cƣ trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố
Người H‟mông cư trú tập trung đông nhất tại một số tỉnh: Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số người H‟mông tại Việt Nam), Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh và 16,0% tổng số người H‟mông tại Việt Nam), Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người H‟mông tại Việt Nam), Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh và 13,7% tổng số người H‟mông tại Việt Nam), …
Nguồn sống chính của đồng bào H‟mông là làm nương rẫy, trồng ngô, trồng lúa, ở một vài nơi có ruộng bậc thang Cây lương thực chính là ngô và lúa nương Trang phục của người H‟mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt
Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm có: váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân Đồng bào H‟mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy cơ hoạn nạn Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung Hôn nhân của người H‟mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời Những người cùng dòng họ không được lấy nhau Tết cổ truyền của người H‟mông tổ chức vào tháng 12 dương lịch
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H'mông đƣợc coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Cùng với 53 dân tộc anh em, người H‟mông luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam
Dân tộc H‟mông thuộc nhóm ngôn ngữ: H‟mông - Dao Người H‟mông (từ Quí Châu - Vân Nam - Quảng Tây - Trung Quốc) di cƣ vào Việt Nam cách nay khoảng 300 năm, bằng nhiều đợt, rải rác suốt thời gian dài cho tới cuối thế kỷ XIX Người H‟mông vào Việt Nam là do nguyên nhân: trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh tàn bạo và đẫm máu, đàn áp nhiều tộc người (trong đó có dân tộc H‟mông), để giành quyền cai trị đất nước, làm người H‟mông phải di cư đi khắp nơi
Dân tộc H'mông cƣ trú gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam nhƣ: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La Do tập quán du mục nên một số người H'mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum
Các vùng người H'mông sinh sống thường có chợ phiên Chợ phiên qui định họp 6 ngày một lần (có nơi 5 ngày một phiên) Quan hệ trao đổi hàng hoá trên cơ sở vật đổi lấy vật, dùng tiền tệ trao đổi rất ít Chợ phiên vừa là nơi trao đổi hàng hoá, vừa là nơi gặp gỡ các tầng lớp trong xã hội Trong đó, có một phiên chợ mang nét đặc sắc văn hóa của người H‟mông, đó là “Chợ tình” Chợ tình đƣợc tổ chức mỗi năm một lần Chợ tình Sapa, là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc này
Người H‟mông phân chia thành 4 nhóm: H'mông Hoa (H'mông Lềnh), H‟mông Đen (H‟mông Dú), H‟mông Xanh (H‟mông Chúa), H‟mông Trắng (H‟mông Đu) Tuy có 4 nhóm H‟mông khác nhau, nhƣng về ngôn ngữ và văn hoá cơ bản giống nhau, sự khác nhau giữa các nhóm chủ yếu là dựa trên trang phục phụ nữ
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước danh cho đồng bào
Ở nước ta, địa bàn cư trú của các DTTS trong đó có đồng bào H‟mông g có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại Trong tình hình hiện nay, miền núi Tây Bắc là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lƣợc, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tuy có vị trí quan trọng nhƣng kinh tế ở miền núi, các DTTS còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cƣ, di dân tự do vẫn còn diễn biễn phức tạp, rất khó kiểm soát Kết cấu hạ tầng (điện, đường trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa dù đã được Nhà nước đầu tư nhưng vẫn còn nhiều khó khăn
Tỷ lệ đói nghèo ở vùng DTTS và miền núi cao hơn so với các khu vực khác, khoảng cách chênh lệnh về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng theo đó ngày càng gia tăng
Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào DTTS và miền núi còn yếu, tỷ lệ có trình độ đại học, cao đẳng chƣa cao
Với nhiều hạn chế nhƣ vậy, các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất cộng đồng
Vì thế, đồng bào DTTS luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng và bám sát Chính phủ cũng như các bộ ngành Trung ương đến địa phương liên tục đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án đầu tư chăm lo cho đời sống của đồng bào DTTS Cụ thể, Nghị quyết 22- NQ/TW về một số chủ trương chính sách lớn của chính phủ đối với phát triển miền núi trong đó có lĩnh vực truyền thông đại chúng: “Tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các phương tiện hiện đại như máy thu thanh, máy thu hình, băng ghi hình để cải tiến và nâng cao các chương trình PT, TH ở địa phương, phổ biến các VH phẩm và tài liệu thiết thực phù hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng bào các dân tộc Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc (và chữ viết nếu có) trong công tác thông tin truyền thông”
Vai trò của chương trình truyền hình tiếng H’mông đối với đồng bào dân tộc H’mông
Báo chí nói chung, truyền hình nói riêng có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội Để nâng cao dân trí thì một trong những biện pháp được Đảng, Nhà nước ta đã và đang tích cực triển khai thực hiện đó là tăng cường chuyển tải thông tin đến với người dân bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó các loại hình truyền thông đóng vai trò tích cực
Việc tiếp cận với các chương trình truyền hình đã góp phần làm cho nhiều mặt trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của đồng bào H‟mông thay đổi Tuy nhiên, tỷ lệ người H‟mông không biết chữ và không biết tiếng phổ thông còn cao nên hiệu quả tiếp thu vẫn còn rất thấp Trong thời kỳ bùng nổ các loại hình truyền thông như hiện nay, người H‟mông vẫn chưa được xem chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc mình có nội dung phản ánh về chính cuộc sống hàng ngày của bà con và các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh là một thiệt thời rất lớn
Chính vì thế, khi chương trình truyền hình tiếng H‟mông đến được với bà con bằng chính con người, tiếng nói của đồng bào đã thực sự tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống hàng ngày của cộng đồng dân cƣ những nơi có người H‟mông sinh sống
Không chỉ đối với khán giả xem truyền hình, đặc biệt là đồng bào DTTS, đồng bào dân tộc H‟mông việc truyền tải thông tin chính xác và hấp dẫn là rất quan trọng Chương trình TH tiếng H‟mông ra đời đã góp phần làm cho đời sống, sản xuất và sinh hoạt của đồng bào có nhiều thay đổi: Từ việc nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tới việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, phát huy bản sắc văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Tiểu kết chương 1 Để thông tin truyền hình có hiệu quả đối với đời sống con người, các đài phát thanh, truyền hình nói chung, đài PT-TH Hà Giang, đài PT- TH Nghệ
An, các đài có chương trình tiếng H‟mông nói chung cần bám sát các nhiệm vụ, kế hoạch triển khai nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng
Trên thực tế, công chúng người H‟mông tại các bản làng vùng cao của tỉnh Hà Giang, Nghệ An vẫn đang thuộc diện “đói thông tin”, “nghèo các loại hình giải trí” Trong khi đó, sự quan tâm của người H‟mông trên những địa bàn này đối với chương trình truyền hình tiếng H‟mông là rất lớn – 1 lần nữa khẳng định sự ra đời của chương trình truyền hình tiếng H‟mông cho đồng bào dân tộc H‟Mông là một quyết định hoàn toàn sáng suốt và nhận đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ
Chính nhờ có những chương trình của các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương đã góp phần củng cố niềm tin của đồng bào H‟mông vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Đồng thời, chính những chương trình này giúp cho những cán bộ người H‟mông nắm được các chủ trương, chính sách pháp luật, các biện pháp phát triển kinh tế xã hội của Đảng để truyền tải tới cộng đồng một cách nhanh chóng và chính xác nhất
Không những thế, các chương trình truyền hình tiếng H‟mông của Đài PT-TH Hà Giang, Đài PT-TH Nghệ An còn góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, kế hoạch hóa gia đình, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan Tuyên truyền đến với bà con những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và việc ứng dụng chúng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao để bà con học tập Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói, đồng bào người H‟mông Hà Giang, Nghệ An nói riêng và trên cả nước nói chung, hiện nay đang có nhu cầu rất lớn về truyền thông với mong muốn đƣợc giải trí, theo dõi thông tin, phát triển và làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần Đây cũng chính là bài toán đặt ra cho các chính quyền các cấp nói chung và các đài PT-TH khu vực Tây Bắc nói riêng trong thời gian tới.
THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG H’MÔNG DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TÔC H’MÔNG
Vài nét về kênh VTV5 – Đài THVN
Từ tháng 02/2002, Đài Truyền hình Việt Nam đã đề nghị và đƣợc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép phát sóng thử nghiệm truyền hình tiếng dân tộc qua vệ tinh (chương trình VTV5) nhằm phục vụ đồng bào trên địa bàn cả nước, gồm 10 thứ tiếng dân tộc thiểu số: H‟mông, Khmer, Ê đê, Chăm, J Rai, K‟Ho, Ba Na, Xê Đăng, S‟Tiêng, Răc Lây
Chương trình truyền hình tiếng H‟Mông đầu tiên của VTV5 ra đời năm
2002 Cho đến nay, qua nhiều năm phát triển, nhìn từ thực tế, chương trình chƣa có sự thay đổi nhiều về cách thức truyền tải thông tin đến đồng bào Nội dung thông tin trong các số đã phát sóng đa dạng nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị trong, ngoài nước, nhưng thường không có chủ đề nhất định
Trong thời lượng khung giờ (15 phút, 30 phút) của chương trình, tùy vào tác phẩm là phóng sự, tin tổng hợp, phim tài liệu có nội dung dài - ngắn khác nhau, biên tập sắp xếp phát sóng sao cho đủ khung của chương tình chứ chưa có kết cấu về thể loại nhất định Những nội dung phản ánh tuy có tính chất cập nhật, thời sự nhƣng lại có rất ít vấn đề riêng cho đồng bào dân tộc H‟mông Đúng nhƣ tên gọi, kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 từ khi ra đời chủ yếu phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa Sau 16 năm thành lập và phát triển, VTV5 đã trở thành kênh sóng chuyên biệt, giữ vai trò đặc biệt quan trọng, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số cả nước, từ chỗ chỉ phát sóng 4 giờ/ngày, nay đã phát sóng 24 giờ/ngày với 28 thứ tiếng
Ngoài ra, VTV5 còn đảm nhiệm sản xuất và phát sóng các chương trình
“Dân tộc và Phát triển” (kênh VTV1), “Sắc màu văn hóa các dân tộc” (kênh VTV2) Trung bình mỗi tháng, VTV5 tổ chức sản xuất hơn 30 bản tin và 60 chương trình khai thác, tạp chí dân tộc với thời lượng 30 phút/chương trình
Chính những người trực tiếp thực hiện chương trình, bao gồm: Các phóng viên, biên tập viên kịp thời nắm bắt tâm tƣ, tình cảm của đồng bào, nguyện vọng chính đáng của người dân để phản ánh tới các cơ quan chức năng Từ đó, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối đổi mới, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững sự thống nhất tƣ tưởng và hành động trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội
Từ ngày thành lập đến nay, Ban Truyền hình tiếng dân tộc đã trở thành một kênh sóng đặc thù và giữ vị trí quan trọng trong công tác phục vụ cho đồng bào DTTS trên cả nước Từ chỗ chỉ phát sóng 4 giờ một ngày, đến nay kênh VTV5 đã phát mới 24 giờ/ngày với hơn 20 thứ tiếng khác nhau, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của đồng bào trên khắp cả nước Đặc biệt, toàn bộ quy trình từ sản xuất đến phát sóng trên kênh VTV5 đều do đội ngũ phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật của Ban thực hiện
Không chỉ dừng lại ở đó, VTV5 càng ngày càng chứng tỏ vai trò và vị thế của mình trong việc tiếp cận và là kênh sóng không thể thiếu với đồng bào dân tộc
Cụ thể: Thực hiện Thông báo số 148/TB-THVN ngày 10/11/2015 về việc kết luận của Tổng Giám đốc tại Hội nghị triển khai xây dựng kênh truyền hình Quốc gia VTV9 và VTV5; Quyết định số 2058/QĐ-THVN ngày 10/12/2015 về việc thành lập Phòng Chương trình tiếng Khmer trực thuộc Ban Truyền hình tiếng dân tộc, từ ngày 01/01/2016 Ban Truyền hình tiếng dân tộc đã tiếp nhận nhiệm vụ quản lý, sản xuất, phát sóng kênh Cần Thơ 2 theo khung mới
Thực hiện Thông báo số 46/TB-THVN ngày 17/5/2016 về việc kết luận của Tổng Giám đốc tại cuộc họp về cơ chế hoạt động của kênh VTV8, từ ngày 01/06/2016 Ban Truyền hình tiếng dân tộc đã tiếp nhận nhiệm vụ quản lý 02 Văn phòng thường trú tại Gia Lai và Đắk Lắk để phục vụ sản xuất, phát sóng chương trình tiếng dân tộc khu vực Tây Nguyên Ban Truyền hình tiếng dân tộc đã khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo đưa chương trình VTV5 Tây Nguyên chính thức phát sóng từ ngày 17/10/2016
Những vấn đề đặt ra cho kênh truyền hình VTV5
Với sứ mệnh đặt trên mình, Ban Truyền hình tiếng dân tộc VTV5 cần phải giải quyết thật tốt một số vấn đề còn tồn tại trong sản xuất và phát sóng chương trình phục vụ đồng bào DTTS:
Thứ nhất, nội dung các chương trình còn chung chung, thiếu thông tin cụ thể sát với thực tế đồng bào, kết cấu còn đơn giản, chƣa hấp dẫn, chất lƣợng hình ảnh và lời bình chƣa đƣợc nhƣ mong đợi Đa phần các bài viết được thực hiện trên cơ sở khai thác các chương trình đã phát sóng trên VTV có nội dung phù hợp với tiêu chí của kênh, rồi đƣợc biên dịch sang tiếng H‟mông
Thứ hai, các bài viết chủ yếu giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương như: “Đắk Lắk: Hiệu quả từ mô hình trồng bông vải tưới nhỏ giọt”, “Mô hình trồng tiêu phát triển du lịch của người Hoa ở đảo Phú Quốc”, “Những nữ nghệ nhân trên xứ dừa Bến Tre” , chƣa có nhiều thông tin gần gũi với bà con người H‟mông Còn ít phóng sự, chương trình có tính chỉ dẫn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật nông nghiệp để bà con có thể vận dụng và ứng dụng trong thực tiễn
Các bài viết, phóng sự về lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chƣa nhiều, thƣa vắng những tác phẩm đề cập đến những bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương miền núi
Thứ ba, nhiều chương trình truyền hình tiếng H‟mông trên kênh VTV5 chƣa „ăn khớp‟ trong các khâu từ biên tập, biên dịch, phụ đề đến kỹ thuật Ở VTV5, kỹ thuật viên dựng hình, ghép phụ đề là người Kinh, không biết tiếng dân tộc Trong khi đó, kịch bản chương trình là tiếng Việt, lời đọc trong phóng sự là tiếng dân tộc, đôi khi ghép phụ đề, lời bình và hình ảnh không ăn khớp nhau, hoặc hình ảnh phải lặp lại 2 lần trong các tin biên dịch từ chương trình tiếng phổ thông Điều này, có phần do yếu tố khách quan, bởi tiếng Việt có ít từ cùng âm tiết với các tiếng dân tộc
Ví dụ, thông thường từ tiếng Việt 2 âm tiết sang tiếng H‟mông lại có tới 3 âm tiết nhƣ từ “đi chơi” tiếng Mông là “mus - ua - sib” Chính vì vậy, lúc nào ngôn ngữ H‟mông cũng có thời lƣợng dài hơn tiếng Việt
Vài nét về Đài PT – TH Nghệ An
Ngày 7/9/1976, Đài Truyền hình Vinh đƣợc thành lập Và chƣa đầy 5 tháng sau, ngày 03/2/1977, buổi phát sóng truyền hình đầu tiên đƣợc thực hiện thành công trong niềm hân hoan, phấn khởi của người dân thành phố Vinh và các vùng phụ cận
Từ buổi đầu còn thực hiện nhiệm vụ truyền thanh và phát sóng truyền hình đen trắng, đến nay Đài PT-TH Nghệ An đã có bước phát triển mạnh mẽ với hạ tầng kỹ thuật hiện đại Đài PT-TH Nghệ An đã phát sóng vệ tinh với gần chục mạng cáp số, internet phủ sóng toàn cầu Đài PTTH Nghệ An là đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Nghệ An, đảm nhiệm 2 tờ báo lớn của tỉnh là "báo hình và báo nói", có chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quản lý thống nhất kỹ thuật phát thanh & truyền hình trên địa bàn tỉnh Đài PTTH Nghệ An có vai trò tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch và các kế hoạch sự nghiệp phát thanh - truyền hình
Phối hợp với các ngành, các cấp, Đài TNVN, Đài THVN và các Đài PT-TH tỉnh bạn để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân Cung cấp phản ánh các thông tin kịp thời, trung thực, chính xác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng theo quy định của Pháp luật Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tƣợng tiêu cực xã hội khác Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ phát thanh - truyền hình Quản lý và phát huy vai trò của hệ thống truyền thanh, truyền hình cơ sở Phối hợp với
2 Đài TNVN và Đài THVN sản xuất các chương trình gắn với các sự kiện lớn Thực hiện các chương trình PT - TH phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh
Trong thời gian qua, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT- TH) tỉnh đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới chất lƣợng chương trình, mở rộng phạm vi phủ sóng, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin, giải trí ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh Đài đã tập trung đổi mới phương thức hoạt động và quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; mở rộng hợp tác và tranh thủ đƣợc nhiều nguồn lực phát triển
Tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất và phát sóng chương trình theo hướng hiện đại; mở rộng diện phủ sóng PT-TH để quảng bá hình ảnh của Nghệ An ra cả nước và quốc tế Thực hiện tốt các chương trình xã hội hóa, an sinh xã hội
Không chỉ các chương trình PT-TH phát sóng hàng ngày tạo được dấn ấn, thương hiệu NTV mà trong các cuộc thi chuyên môn lớn của lĩnh vực PT-
TH cả nước, NTV luôn dành những giải thưởng cao Chỉ tính trong 5 năm từ
2012 đến nay, Đài PT-TH Nghệ An đã giành đƣợc 01 giải A, 02 giải B, 03 giải C Giải Báo chí Quốc gia; đạt 12 giải Vàng, 11 giải Bạc Liên hoan PTTH toàn quốc; đƣợc Đài THVN, Đài TNVN đánh giá là Đài tốp đầu trong hệ thống các Đài cấp tỉnh
Với những đóng góp tích cực trong suốt những năm qua, Đài PTTH Nghệ An đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương và phần thưởng cao quý.
Khảo sát, đánh gia những nội dung chính trong chương trình truyền hình tiếng Hmông
Những ngày đầu sản xuất, chương trình truyền hình tiếng H‟mông của Đài PTTH có thời lượng từ 45-60 phút Kết cấu chương trình theo dạng chương trình truyền hình tổng hợp, thường bao gồm phần tin khoảng 7-10 phút, tiếp đó là 2-3 phóng sự ngắn và cuối cùng là phần văn nghệ có thời lƣợng từ 15 đến 20 phút
Ví dụ: Thời sự tiếng H‟mông tỉnh Hà Giang, bản tin thời sự gồm các tin sau:
Tin chính trị: Chuyến thăm của đồng chí Nguyễn Văn Nên làm việc với tỉnh Hà Giang
Tin Kinh Tế: Nông nghiệp hà Giang hướng tới sản phẩm, an toàn, chất lƣợng
Mèo Vạc: MTTQ huyện với công tác vận động nhân dân phát triển kinh tế, đời sống xã hội…
Dân hỏi – Lãnh đạo trả lời: Những câu hỏi liên quan đến vấn đề trồng, khai thác, bảo vệ rừng của huyện Vị Xuyên đã đƣợc Chủ tịch UBND huyện Lương Văn Đoàn đã trả lời một cách thỏa đáng ( Thời sự tổng hợp ngày 24/2/2017……http://hagiangtv.vn/video-v10916/thoi-su-tong-hop-tieng- mong-2422017.html)
Với các chương trình truyền hình tiếng H‟mông, kênh VTV5 có phát sóng đều đặn hàng ngày, trong khi đó với đài PT&TH Nghệ An và Hà Giang là đều đặn hàng tuần
Bảng biểu 2.2 Số lƣợng tin bài trong các ĩnh vực thông tin đƣợc các Đài khai thác, sử dụng:
Lĩnh vực thông tin VTV5 Nghệ An Hà Giang Tổng số lượng chương trinh
Văn hóa 51 14 21 Đời sống – xã hội 84 12 36
Tỷ lệ % theo lĩnh vực thông tin trong các chương trình truyền hình tiếng H‟mông đƣợc các đài khai thác sử dụng
Lĩnh vực thông tin VTV5 Nghệ An Hà Giang
Văn hóa 14% 30% 20% Đời sống – xã hội 23% 25% 35%
Từ bảng thống kê trên có thể thấy với tần suất phát sóng hàng ngày các chương trình truyền hình tiếng H‟mông, kênh VTV5 đã cung cấp một lượng lớn các thông tin về các mặt của đời sống tới đồng bào H‟mông trên cả nước, trong đó tập trung vào lĩnh vực kinh tế với các chương trình về phổ biến kiến thức kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt; kinh nghiệm từ các gương điển hình tiên tiến trong các việc phát triển các mô hình vườn ao chuồng Ngoài ra kênh VTV5 cũng có nhiều chương trình tuyên truyền sâu rộng đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, đặc biệt là những thông tư, chính sách liên quan tới đồng bào dân tộc Bên cạnh đó việc phản ánh các mặt của đời sống xã hội cũng đƣợc kênh VTV5 tập trung rõ nét
Với đài phát thanh truyền hình Hà Giang, tần suất 02 số phát sóng một tuần các chương trình tiếng H‟mông cũng góp phần rất lớn phổ biến tới đồng bào dân tộc vùng địa đầu của Tổ quốc Trong đó cũng tập trung nhất các chương trình về đời sống xã hội của bà con
Tại đài phát thanh truyền hình Nghệ An, với đặc thù một đài truyền hình quy mô trung bình, việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tiếng H‟mông hàng tuần cũng cho thấy sự quan tâm rất lớn tới các đồng bào H‟mông khu vực miền Trung Các chương trình tập trung vào lĩnh vực kinh tế, văn hóa với mong muốn hỗ trợ bà con có đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc
2.2.1 Nhóm nội dung thông tin về đời sống xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật
Vấn đề được đề cập thuộc lĩnh vực đời sống xã hội thường rất rộng gồm nhiều vấn đề như: Giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân; giữ gìn vệ sinh môi trường; công tác xóa đói giảm nghèo; phòng chống tệ nạn xã hội
Trong nội dung chương trình truyền hình tiếng H‟mông của Đài PT&TH những đề tài liên quan đến lĩnh vực đời sống, kinh tế, khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả.v.v… có số lƣợng tác phẩm nhiều nhất Có thể nói đây chính là một trong những nhóm nội dung thế mạnh và cũng là những vấn đề mà người H‟mông trên địa bàn tỉnh đang rất cần nắm bắt
Qua nghiên cứu tất cả các chương trình truyền hình tiếng H‟mông của Đài PTTH trong 2 năm 2017 -2018 cho thấy, mỗi chương trình đều có ít nhất là 2 tác phẩm có đề tài về kinh tế, khoa học kỹ thuật trong tổng số từ 5 đến 7 tác phẩm trong chương trình Chương trình nhiều nhất có 4 tác phẩm có chủ đề về kinh tế, khoa học kỹ thuật
Qua những tác phẩm này đã giúp người dân tiếp nhận thêm nhiều thông tin, nắm bắt thêm kiến thức, cổ vũ bà con thay đổi tập quán sản xuất cũ, đƣa các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất để phục vụ phát triển kinh tế gia đình mình
Vi dụ: Phóng sự tiếng H‟mông tỉnh Hà Giang ngày 01/11/2017 phóng viên đã cho khán giả thấy những cố gắng của chính quyền địa phương tỉnh
Hà Giang tích cực triển khai chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao cho người dân nhiều nơi trong tỉnh
Hay nhƣ phóng sự “ Hoàng Su Phì phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ngân hàng chính sách xã hội” ngày 28.4.2017 của tác giả Tiến Thành - Hồng
Hạnh Nội dung phóng sự cho thấy Huyện Hoàng Su Phì đã xác định nguồn vốn ƣu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo, những năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hoàng Su Phì thông qua việc ủy thác vốn vay với các hội, đoàn thể đã tích cực đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ đầu tƣ mở rộng sản xuất, chăn nuôi Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo đã có vốn phát triển sản xuất, từ đó nâng cao đời sống, là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện
Hay nhƣ tác phẩm “ Hà Giang nỗ lực triển khai chương trinh CPRP ” của nhóm tác giả Văn Thao – Ngọc Hải
Nội dung phóng sự là sự vào cuộc của Ban điều phối chương trình, và của cấp ủy chính quyền các huyện được thụ hưởng chương trình là Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì và nhất là sự tham gia tích cực của người dân Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa gọi tắt là chương trình( CPRP) đã, đang được triển khai có hiệu quả Từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình đã có hàng chục nghìn hộ dân nằm trong vùng dự án có thêm điều kiện để vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lƣợng cuộc sống
Bản dịch(Lub sij hawm tas los nrog kev koom tes ntawm Ban điều phối chương trình, và của cấp ủy chính quyền các huyện được thụ hưởng chương trình là Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì thiab tshwj xeeb tshaj yog cov neeg koom nrog ntau yam Cov kev pab txo kev txom nyem yog los ntawm kev tsim cov khoom hu ua cov kev pab cuam ( CPRP)tau raug coj los siv zoo Los ntawm cov nyiaj pab cuam hauv qhov kev pab cuam, muaj kaum tawm txhiab tus neeg nyob hauv thaj tsam ntawm qhov txheej txheem tsim muaj ntau yam ntxiv los txhawb kev tsim kho, nce nyiaj, txhim kho lub neej zoo
Tác phẩm đã đƣa ra các thông tin về các cấp lãnh đạo thực hiện công tác triển khai nhƣ: ông: Đỗ Đình Huy, Phó giám đốc Ban điều phối chương trình CPRP tỉnh Hà Giang
“Ban điều phối đã chỉ đạo các huyện và xã, sau khi kế hoạch đƣợc duyệt đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động đã đề ra Năm 2017 ngoài việc chỉ đạo thì Ban điều phối tỉnh đã cử cán bộ xuống từng huyện, xã để hướng dẫn triển khai thực hiện, đảm bảo đúng mục tiêu và nội dụng chương trình Thứ 2 là những hoạt động liện quan trực tiếp đến người dân, đó là hỗ trợ cho các nhóm cùng sở thích, nâng cao năng lực cho người dân sản xuất hàng hóa, tín dụng tiết kiệm Trong 6 tháng đầu năm cũng gặp nhiều khó khăn những sau đoàn I phát đến làm việc, thì thực hiện tốt hơn
Về hình thức thể hiện các chương tình truyền hình tiếng H’mông
Các thể loại phổ biến thường được sử dụng trong các chương tình truyền hình tiếng H‟mông là tin, phóng sự, phỏng vấn Tuy nhiên, mỗi đài lại có sự vận dụng linh hoạt phù hợp với định hướng riêng
Qua khảo sát các chương trình truyền hình tiếng H‟mông của Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An cho thấy thể loại phóng sự chiếm số lƣợng lớn nhất, tiếp đến là chuyên mục, chuyên đề, mục, dân hỏi lãnh đạo trả lời Phóng sự, bài phản ánh chiếm gần 70% số tác phẩm của chương trình Trong đó nhiều phóng sự, bài phản ánh đƣợc bố trí phát sóng trong Chuyên mục, chuyên đề, mục có thời lượng ngắn khoảng trên dưới 5 phút
Tại Đài PTTH tỉnh Hà Giang và Nghệ An chương trình truyền hình tiếng H‟mông được kết cấu theo dạng chương trình thời sự tổng hợp
+ Chương trình của Đài PTTH Hà Giang có thời lượng cố định
Trong mỗi chương trình của Đài PTPT Hà Giang có phần tin (khoảng 5 tin), sau đó là các mục Dân hỏi lãnh đạo trả lời người tốt việc tốt Trong mỗi mục là một phóng sự ngắn có chủ đề phù hợp
+ Chương trình truyền hình tiếng H‟Mông của Đài PTTH Nghệ An: với kết cấu chương trình gồm 04 phóng sự và 01 chuyên đề
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG MÔNG (Phát sóng NTV ngày 15/12/2017)
Chỉ đạo nội dung: Hoàng Quyền Chịu trách nhiệm sản xuất: Nguyễn Ngọc Hải Biên tập: Nguyễn Thạch Sơn Biên dịch + PTV: Lỳ Bá Rê – Lỳ Y Sềnh
Kỹ thuật viên: Trần Ngọc Sơn - Đinh Hải Ninh
LỜI DẪN PHÁT THANH VIÊN: Kính chào bà con và các bạn! Mời bà con và các bạn theo dõi chương trình Truyền hình tiếng Mông của Đài PT-TH Nghệ An Phát trên sóng NTV và VTV5 Trong chương trình hôm nay chúng tôi chuyển tới bà con những nội dung sau:
1, PS: Xây dựng thương hiệu làng nghề: Cần một chiến lược bài bản
2, PS: Khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở địa bàn miền núi
3, PS: Giải pháp cho những bất cập trong y tế tuyến xã
4, PS: Giúp người nghèo biên giới an cư
5, CĐ: “Sống trên đất rừng làm thuê trên đất rừng”
Theo tác giả, thì mặc dù chương trình truyền hình tiếng H‟Mông chỉ có thời lượng 30 phút nhưng các thể loại sử dụng trong chương trình vẫn cần có sự đa dạng Ngoài phần thông tin tổng hợp thời sự có thêm phóng sự và các mục, chuyên mục nhỏ để tạo nên sự thay đổi về cảm giác tiếp nhận thông tin của công chúng, tránh sự nhàm chán
Còn với kênh VTV5, chương trình truyền hình tiếng H‟mông có sự đa dạng hơn bên cạnh chương trình thời sự tổng hợp, VTV5 còn sản xuất thêm các chuyên mục, chuyên đề, phim tài liệu ….đồng thời khai thác các Game
Show phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng cao của khán giả, đặc biệt là khán giả nhí với những bộ phim hoạt hình, chương trình “vầng trăng của em” Từ đó đã thu hút sự theo dõi ngày càng lớn của khán giả
Ví dụ đối với kênh VTV5, kế hoạch tổ chức sản xuất một chương trình tiếng H‟mông thường được sử dụng 02 tin ngắn, 03 phóng sự phản ánh và 01 phóng sự dài
Bên cạnh đó là những chương trình với nội dung phân tích chuyên sâu như:
Thể loại sử dụng trong 01 chương trình
VTV5 Nghệ An Hà Giang
Có thể thấy với đặc thù phát sóng toàn quốc và có các chương trình khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như các kênh sóng trên VTV, các chương trình của đài địa phương gửi về nên phần tin tức trong một chương trình chiếm tỉ lệ lớn ( trên 50%) Trong khi đó các đài địa phương được khảo sát là Đài PT-TH hình Nghệ An, Hà Giang phần phóng sự chiếm tỉ lệ lớn ( 50%-70%)
+ Ngôn ngữ, chữ viết có vai trò rất to lớn trong việc phản ánh cũng nhƣ bảo lưu bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Ngôn ngữ và chữ viết sẽ là di sản văn hóa phi vật thể sẽ bị mai một theo thời gian nếu chúng không gắn với đời sống văn hóa của cộng đồng, không đƣợc sử dụng đúng chức năng
+ Lời bình: công chúng tiếp nhận thông tin ở cả lời bình, tiếng động nhân vật, tiếng động hiện trường, âm nhạc và hình ảnh Tuy nhiên lời bình vẫn có giá trị thông tin rất lớn đến công chúng Với trình độ nhận thức còn hạn chế của nhiều người H‟mông ở Hà Giang, Nghệ An thì lời bình chính là nguồn thông tin chính trong một chương trình truyền hình tiếng H‟mông Để có nội dung lời bình tốt, khâu biên tập nội dung bằng tiếng Việt đã được chú ý khi lựa chọn tác phẩm để đưa vào chương trình tiếng H‟Mông
Sau khi đã biên tập phần văn bản tiếng Việt, tác phẩm đƣợc giao cho các biên tập viên, biên dịch viên để biên dịch sang tiếng H‟mông Chất lƣợng lời bình cao hay thấp hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào khâu biên dịch
Trong thực tế các biên dịch viên đã cố gắng rất lớn để hiểu nội dung tác phẩm bằng tiếng Việt, sau đó lựa chọn cách thể hiện lại sao cho phù hợp với cách nói, cách diễn đạt của người H‟mông để bà con dễ hiểu
Qua khảo sát có thể nhận thất ngôn ngữ của chương trình truyền hình tiếng H‟mông đƣợc thể hiện bằng nhiều cách khác nhau Có thể là ngôn ngữ báo chí khi thể hiện lời bình của phóng viên, nhƣng cũng có thể là ngôn ngữ trực tiếp của người dân, các nhân vật được mời tham gia phỏng vấn Ngôn ngữ trong chương trình truyền hình tiếng H‟mông có tính chất pha trộn giữa ngôn ngữ đại chúng và ngôn ngữ pha trộn
Do là chương trình dành riêng cho đồng bào dân tộc H‟mông nên một số từ chuyên môn khoa học, hoặc các từ mới chƣa có trong ngôn ngữ của người H‟mông đã được các biên tập viên – biên dịch viên lý giải kèm theo hoặc dân dã hóa để công chúng dễ hiểu Ví dụ nhƣ cụm từ “ Elnino” hay “ Biến đổi khí hậu” trong tiếng H‟mông không có từ tương ứng nên phải giải thích : “ bây giờ do chặt phá cây rừng nhiều làm cho môi trường thay đổi, các mùa trong năm không rõ ràng – mùa đông không rét nữa , bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra thiên tai, lũ lụt” và dịch thật tóm nghĩa cho hành văn không bị dài
THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG H’MÔNG DÀNH
Đánh giá những thành công và hạn chế của chương trình truyền hình tiếng H’mông
Có thể nói ưu điểm lớn nhất của chương trình truyền hình tiếng H‟mông ở Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An là sự gần gũi với cuộc sống người H‟mông địa phương Kết quả này có được là do sự kết hợp hài hòa của cả nội dung, đối tƣợng phản ánh cũng nhƣ hình thức thể hiện
- Người H‟mông 2 tỉnh quan tâm đến chương trình truyền hình tiếng H‟mông bởi trước hết nó sử dụng ngôn ngữ của đồng bào Ngoài ra nội dung chương trình cũng khá phong phú, nó nói lên những điều mà đồng bào cần biết để phục vụ cuộc sống của mình Đó là những chương trình giới thiệu về kỹ thuật, tấm gương chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò giỏi mang lại hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp bà con bớt đói giảm nghèo
- Đối tượng phản ánh trong những chương trình truyền hình tiếng H‟mông của Đài PTTH Tây Bắc có đồng bào H‟mông ở một thôn bản cụ thể nào đó trên địa bàn tỉnh nên rất đƣợc bà con chú ý quan tâm Nếu là những mặt tốt đáng biểu dương thì sau khi xem chương trình bà con có thể áp dụng vào thực tế của mình hoặc tìm đến tận nơi để học hỏi Nếu là những mặt hạn chế cần khắc phục thì bà con cũng phần nào hiểu đƣợc để rút kinh nghiệm không phải mắc nữa
- Hình thức của chương trình truyền hình tiếng H‟mông đang sử dụng cũng phần nào thu hút đƣợc bà con xem, bởi ngoài những thông tin về chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, bà con còn được thưởng thức một số tiết mục văn nghệ của chính dân tộc mình Điều đặc thu hút người xem hơn còn bởi những người biểu diễn chính là những người dân bình thường đang sống, làm việc gần gũi hàng ngày với đồng bào
- Tiếp đó là việc sử dụng phong cách ngôn ngữ rất phù hợp với lối nói của người H‟mông Để có được yếu tố này thì người viết ngoài khả năng về chuyên môn cơ bản cũng đã có kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn khá phong phú trong quá trình tiếp xúc, gắn bó với đồng bào H‟mông Người biên dịch là người H‟mông địa phương do vậy phong cách dịch cũng gần gũi với lối nói của đồng bào
Qua đó cho thấy, so với những năm trước, chương trình TH tại Hà Giang, Nghệ An, và kênh VTV5 đã có những bước cải tiến, đổi mới, chương trình truyền hình tiếng H‟mông đã ngày càng nâng cao cả về chất lƣợng và hiệu quả tuyên truyền của mình Tuy nhiên qua thực tế tổ chức sản xuất chương trình, những người làm truyền hình tiếng H‟mông của Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An cũng đã nhận thấy nhiều hạn chế cẩn phải khắc phục để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả tuyên truyền của chương trình
Sau hơn 15 năm phát sóng, Chương trình truyền hình tiếng H‟mông của Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An và VTV5 cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định Những hạn chế đó có ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất chương trình, từ bố trí con người thực hiện đến việc quay ngoại cảnh , hoàn chỉnh phần hậu kỳ và phát sóng
- Do thiếu biên chế nên phóng viên phải làm việc kiêm nghiệm Những tin bài do phóng viên thực hiện trực tiếp tại vùng đồng bào H‟mông còn ít
Nguyên nhân chính là do phóng viên phải thực hiện định mức khoán hàng tháng, nếu vượt mới được hưởng nhuận bút nên phóng viên thường chọn địa bàn gần, dễ thực hiện để có số lƣợng tin bài nhiều Trong khi đó vùng đồng bào H‟mông sinh sống chủ yếu là vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn, để thực hiện đƣợc một tin bài mất rất nhiều thời gian và sức lực Chính vì vậy nội dung nhiều chương trình chưa phong phú, chưa thực sự gắn với thực tiễn đời sống của đồng bào H‟mông
Những hạn chế nêu trên đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như khả năng tác động chương trình truyền hình tiếng H‟mông đến với đông đảo người H‟mông trên địa bàn tỉnh
Trong giai đoạn bùng nổ thông tin, với ngày càng nhiều hơn các loại hình truyền thông đại chúng thì điều này càng yêu cầu chất lƣợng truyền hình tiếng H‟mông của Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An một lần nữa phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lƣợng thông tin, tuyên truyền đến với đối tƣợng xem của mình
Thứ nhất, thông tin được khai thác trong các chương trình truyền hình tiếng H‟Mông có tình thời sự chƣa cao Tại các đài PT - TH Nghệ An cũng như kênh VTV5 do đặc thù chương trình là khai thác lại nên thông tin cung cấp tới khán giả hầu hết là thông tin nguội không mang tính thời sự dẫn đến hạn chế sự hấp dẫn của người xem Vấn đề này được BTV – BDV Thào Máy – Đài PT – TH Hà Giang cho biết: “Tất cả các thông tin đƣợc phát sóng trong chương trình đều được dịch từ các chương trình tiếng phổ thông đã được phát sóng Có những thông tin đã được phát sóng trước đó rất lâu nhưng vẫn được lựa chọn để dịch và phát sóng trong chương trình tiếng H’mông Do đó, thông tin trong chương trình tiếng H’Mông không có tính thời sự, nóng hổi”
Thứ hai, chương trình được thể hiện một cách đơn điệu mô tuýp giống nhau tháng này qua tháng khác dễ gây nhàm chán cho người xem ví dụ: chương trình truyền hình tiếng H‟mông của đài PT- TH Hà Giang kéo dài 30 phút các thông tin đƣợc trình bày một cách tràn lan cho đủ thời lƣợng mà không có chủ đề lĩnh vực cụ thể nên khó khai thác đƣợc sự quan tâm của nhóm công chúng nhất định Đồng thời, với cách thể hiện nhƣ vậy sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho khán giả người H‟mông Trong chương trình truyền hình tiếng H‟mông việc tuyên truyền về chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vẫn còn nặng văn phong nghị quyết ,văn phòng hành chính chƣa đƣợc phóng viên biên tập viên chuyển đổi thành những câu từ đơn giản dễ hiểu để chuyển tải đến đồng bào H‟mông tính gần gũi thiết thực.Tính phù hợp của thông tin đối với đồng bào H‟mông trong nhiều trường hợp chưa thể hiện rõ trong tuyên truyền về công tác xóa đói giảm nghèo đa phần các chương trình vẫn còn nặng về tuyên truyền thành tựu, thành tích mà chưa chú trọng đến việc phân tích lý giải chỉ ra những nguyên nhân sâu xa của tình trạng liên quan đến đói nghèo của đồng bào H‟mông Từ đó chƣa nêu lên những giải pháp để suất kiến nghị có tính căn cơ khả thi từ cơ sở nhằm giúp các cấp ủy đảng chính quyền và người dân chủ động tận dụng thời cơ vượt qua thách thức xóa bỏ tâm lý trông chờ ý lại vào Nhà nước và cấp trên để tự vươn lên thoát nghèo bền vững
Thứ ba, đối với các chương trình được dịch từ tiếng phổ thông sang các đề tài hầu hết là các vấn đề chung chung ở địa phương chứ không phải là những vấn đề phát sinh từ thực tiễn của riêng đồng bào H‟mông nhƣ vậy chắc chắn chương trình sẽ không tạo được sự hấp dẫn người xem bởi những thông tin đó họ đã xem trên kênh truyền hình phổ thông giờ chỉ khác là xem lại thông tin đƣợc truyền đạt bằng ngôn ngữ của dân tộc mình
Thứ tư, thông tin giải trí đã được lồng ghép trong chương trình bằng cách phóng sự về điệu múa dân gian các chương trình ca nhạc tuy nhiên số lượng thông tin giải trí cho bà con còn hạn chế.Thiết nghĩ nếu các chương trình giải trí được xây dựng thành một chương trình độc lập với nhiều chủ trương về văn hóa nghệ thuật ,trò chơi đa dạng, phong phú thì chắc chắn sẽ hấp dẫn người xem đặc biệt đối với các đối tượng công chúng người H‟mông trẻ ngày nay - lớp thanh niên thiếu nhi những người ít hứng thú với các chương trình khô cứng sẽ quan tâm và thông qua chương trình như vậy để hiểu thêm về ngôn ngữ phong tục tập quán của dân tộc mình
Thứ năm, mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên hiện nay việc sử dụng tiếng kinh trong chương trình tiếng H‟mông vẫn còn xuất hiện nhiều Có thể lý giải rằng hiện nay có nhiều từ mới xuất hiện mà vốn ngôn ngữ H‟mông cổ không có từ mang ý nghĩa tương tự nhưng việc biên dịch viên sử dụng trực tiếp từ tiếng kinh thay vì dịch bằng cách diễn giải nghĩa tương đương bằng ngôn ngữ H‟mông cho đồng bào hiểu,đó cũng là một nhƣợc điểm
Mục tiêu, giải pháp đối với chương trình truyền tiếng H’mông dành
Báo chí truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng, là lực lƣợng xung kích trên mặt trận nâng cao dân trí và văn hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội Nâng cao chất lƣợng chương trình truyền hình tiếng H‟mông là vấn đề cần được quan tâm hơn bao giờ hết Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, những nơi nghèo nàn, lạc hậu, ít có điều kiện tiếp cận thông tin, nhưng lại là nơi “phên dậu” của tổ quốc Người H‟mông là một dân tộc có dân số tương đối đông (trên 9 triệu người), cư trú ở các nước khác nhau trên thế giới, nhiều nhất là ở Trung Quốc Dân tộc H‟mông sinh sống ở Việt Nam có khoảng 1 triệu người, là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở Việt Nam, sống chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc nhƣ Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai
Do địa bàn cƣ trú ở vùng núi có độ cao từ 1.000m trở lên, giao thông đi lại khó khăn, khả năng nói và hiểu tiếng phổ thông (tiếng Việt) còn hạn chế, cuộc sống mang tính tự cấp tự túc kéo dài, nên người H‟mông thường sống khép kín, ít giao du với các dân tộc khác Tuy vậy, tinh thần đoàn kết dân tộc của người Mông rất cao, cho dù sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau nhƣng mối quan hệ dân tộc rất gắn bó
Thông tin, tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là bộ phận không thể thiếu của công tác dân tộc Trong xu thế hội nhập, đổi mới thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là yêu cầu tất yếu của các cơ quan truyền thông đại chúng
Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc Diễn biến hòa bình nhằm tuyên truyền, kích động, truyền đạo trái phép, gây mất ổn định an ninh chính trị trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc Các chương trình truyền hình tiếng Mông của VTV5, chính vì vậy đã đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền công tác xây dựng chính trị cơ sở, gắn phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng
Qua các chương trình truyền hình tiếng dân tộc, công chúng người H‟Mông được tiếp thu chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình Có thể kể đến các bài như: Hiệu quả Nghị Quyết 07 của BCH đảng ủy Huyện Mèo Vạc, Chính sách hỗ trợ đối với người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số ( phát sóng 1/3/208); Chỉ thị về phòng chống dịch bệnh; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết định nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo( phát sóng 2018) vv
3.4.3 Các nhóm giải pháp Để kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang, Nghệ An cần phải triển khai nhiều giải pháp tích cực mà luận văn đã đề cập tới Các giải pháp này có ý nghĩa phương pháp luận nhằm nâng cao chất lƣợng công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang, Nghệ An hiện nay
Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra hiện nay là cần đẩy mạnh phát triển KT- XH, cơ sở và nền tảng của văn hóa nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Mông
3.4.3.1 Tăng thời lượng chương trình
Sau gần 10 năm sản xuất, phát sóng chương trình truyền hình tiếng H‟mông, Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An đã từng bước tăng số lượng chương trình và thời lượng phát sóng Từ chỗ chỉ phát sóng 1 tháng 1 chương trình, đến nay đã phát sóng 1 tuần 2 chương trình Chương trình này được phát lại 1 lần nên có thể nói trong 1 tuần công chúng người H‟mông nếu thực sự theo dõi sát sao thì thấy được chương trình 2 lần Đa số những người H‟mông được hỏi đều cho rằng nên tăng số chương trình và tăng thời lƣợng phát sóng Trong điều kiện nhiều kênh truyền hình như hiện nay, nhiều bà con cho rằng có thể tăng tối thiểu lên 3- 4 chương trình 1 tuần Thời gian phát sóng có thể kéo dài từ 45 phút đến 60 phút
3.4.3.2 Đổi mới quy trình sản xuất chương trình
Hiện nay chương trình truyền hình tiếng H‟mông của Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An chủ yếu khai thác tin bài từ chương trình truyền hình tiếng Việt theo một quy trình khá bị động Chương trình tiếng Việt có nội dung gì thì chương trình tiếng H‟Mông dựa vào đó mà chọn lựa, sử dụng
Việc chủ động đặt hàng hay phối hợp với đội ngũ cộng tác viên chƣa được thực hiện tốt Đây đang là khâu yếu của quá trình sản xuất chương trình truyền hình tiếng H‟mông tại Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An hiện nay
Nếu như xây dựng được kế hoạch sản xuất chương trình trong tháng hoặc quý thì hoàn toàn có thể đặt hàng phóng viên hoặc cộng tác viên để thực hiện những tác phẩm theo chủ đề Nhất là những tác phẩm thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc H‟mông Nếu có sự chủ động trong sản xuất, giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn tin bài của chương trình truyền hình tiếng Việt thì chương trình truyền hình tiếng H‟mông hoàn toàn có thể tạo nên bản sắc riêng cho mình Đồng thời chương trình sẽ gần gũi, thân thuộc với người H‟mông hơn nữa Hiện nay kỹ thuật ngày càng phát triển, việc kết nối qua mạng internet có thể giúp chuyển tải hình ảnh từ những huyện xa về trung tâm tỉnh một cách khá đơn giản mà không tốn nhiều công sức và chi phí Đây chính là yếu tố thuận lợi để có thể thiết lập một đội ngũ nhữngcộng tác viên làm chương trình truyền hình tiếng H‟mông ở Đài truyền thanh truyền hình các huyện trong tỉnh Họ vừa là người địa phương, vừa hằng ngày công tác tại những nơi vùng cao, vùng sâu, vùng xa đó nên sẽ nắm bắt thông tin và thực hiện nhiều tác phẩm tốt hơn là phóng viên từ trung tâm tỉnh lên trong thời gian ngắn
Sau khi thực hiện tác phẩm họ có thể truyền hình ảnh về qua mạng internet Đây là cách làm vừa tiết kiệm chi phí, vừa khai thác đƣợc tiềm năng tin bài gần gũi với đồng bào H‟mông, vừa giúp cho những người làm truyền hình ở các Đài huyện nâng cao nghiệp vụ, cải thiện thêm thu nhập khi cộng tác với Đài tỉnh Quan điểm này đang nhận đƣợc sự ủng hộ của tất cả các cán bộ người H‟mông cũng như lãnh đạo phòng tiếng dân tộc của Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An
3.4.3.3 Hỗ trợ thiết bị nghe, nhìn đối với đồng bào dân tộc H’mông
Có một thực tế là hiện nay nhiều hộ người H‟mông chưa có máy thu hình nên số đồng bào H‟mông thường xuyên xem chương trình truyền hình tiếng H‟Mông của Đài PTTH Hà Giang, Nghệ An chƣa nhiều Để khắc phục yếu tố này Đài PT&TH Hà Giang, Nghệ An nên phối hợp chặt chẽ, cung cấp chương trình truyền hình tiếng H‟Mông cho Trung tâm điện ảnh, Trung tâm VHTT tỉnh để các đơn vị này lồng ghép vào các buổi chiếu phim, các buổi tuyên truyền ở vùng đồng bào H‟mông Đối với những nơi đã xây dựng đƣợc trạm phát lại truyền hình công suất nhỏ, Đài nên tham mưu cho tỉnh có một khoản phụ cấp cho người được giao công tác quản lí để họ nâng cao trách nhiệm trước công việc
Nếu công tác quản lí thực hiện tốt, tỉnh có thể đầu tƣ máy thu hình, đầu thu tín hiệu vệ tinh, máy phát điện nhỏ chạy bằng đầu cho những thôn, bản ở quá xa để bà con xem, tập trung tại thôn, bản Người dân tự góp tiền mua dầu chạy máy Nếu bà con muốn xem nhiều thì góp nhiều, xem ít thì góp ít, đồng thời tăng tính chủ động của người dân khi xem chương trình Ngoài ra, còn góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc quản lý các thiết bị và từng bước tiếp cận với khái niệm xã hội hóa công tác truyền hình hiện nay
3.4.3.4 Liên kết sản xuất và phát sóng chương trình giữa các tỉnh
Hiện nay các Đài PTTH một số tỉnh có đồng bào H‟mông sinh sống đều đã và đang sản xuất chương trình truyền hình tiếng H‟mông Tuy nhiên mạnh đài nào đài đó sản xuất nhiều hay ít Đài có điều kiện đến đâu thì sản xuất đến đó Việc nghiên cứu để đưa ra một chương trình phù hợp với từng địa phương hầu như chưa được thực hiện Chính vì vậy hiệu quả của chương trình trên bình diện khu vực và cả nước là chưa cao Do người H‟mông ở Việt Nam có những mối quan hệ khá gắn bó về mặt dân tộc nên các địa phương hoàn toàn có thể liên kết trong sản xuất các chương trình truyền hình tiếng H‟mông phù hợp để phát sóng Cách làm này không chỉ giúp phong phú thêm chương trình phát sóng mà còn tiết kiệm chi phí, đồng thời cũng mở rộng thông tin cho người dân Người H‟mông không chỉ nắm bắt thông tin trong tỉnh mà còn biết đƣợc thông tin về chính dân tộc mình ở nhiều nơi khác ngoài tỉnh Qua đó góp phần rất lớn để giúp bà con thay đổi suy nghĩ, học tập những cái hay, cái mới, xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu để từng bước cải thiện đời sống
3.4.3.5 Củng cố nguồn nhân lực làm chương trình truyền hình tiếng