1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

129 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TRONG DÒNG CHẢY TRUYỀN KÌ (18)
    • 1.1. Phần lí luận: Tình hình phát triển của thể loại truyền kì trong Văn học Việt Nam và thế giới (18)
      • 1.1.1. Một số thuật ngữ (18)
        • 1.1.1.1. Yếu tố kì ảo và văn học kì ảo (18)
        • 1.1.1.2. Thuật ngữ “Truyền kì” và thuật ngữ liên quan (19)
      • 1.1.2. Một chặng đường truyền kì (22)
        • 1.1.2.1. Thành tựu truyền kì thế giới (22)
        • 1.1.2.2. Bảy thế kỉ truyền kì Việt Nam (26)
    • 1.2. Truyền kì thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX: Vài nét về hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa, văn học (28)
      • 1.2.1. Bối cảnh chính trị xã hội, văn học (28)
      • 1.2.2. Thời kì nở rộ của thể loại truyền kì (30)
  • CHƯƠNG 2. NHỮNG XU HƯỚNG MỚI TRONG NỘI DUNG PHẢN ÁNH (33)
    • 2.1. Sự chuyển hướng trong tư tưởng (33)
      • 2.1.1. Trung thành với lí tưởng Nho gia (33)
      • 2.1.2. Day dứt vì cõi lòng hoài Lê (39)
      • 2.1.3. Dựa dẫm vào tư tưởng Lão Trang (42)
    • 2.2. Đề tài gắn với đời sống thế sự (47)
      • 2.2.1. Đậm chất kí sự (47)
      • 2.2.2. Nghiêng về khảo cứu (51)
    • 2.3. Xu hướng viết về người thật, việc thật (55)
      • 2.3.1. Những nhân vật lịch sử (55)
      • 2.3.2. Những con người, sự vật xung quanh (59)
      • 2.3.3. Những nhân vật bình phàm (62)
    • 2.4. Con người và số phận con người (65)
      • 2.4.1. Quan niệm rộng mở về con người (66)
        • 2.4.1.1. Con người với những phẩm chất tốt đẹp (66)
        • 2.4.1.2. Quan niệm mới về hạnh phúc (68)
        • 2.4.1.3. Quan niệm về chữ “trinh” (71)
      • 2.4.2. Phản ánh số phận con người (73)
        • 2.4.2.1. Con người bất hạnh (74)
        • 2.4.2.2. Số phận người phụ nữ (78)
  • CHƯƠNG 3. NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN (87)
    • 3.1. Chuyển đổi giữa “kì - thực” (87)
      • 3.2.1. Vị trí của người trần thuật (91)
      • 3.2.2. Góc độ của điểm nhìn trần thuật (91)
        • 3.2.2.1. Cảm giác đến từ Tiêu đề (92)
        • 3.2.2.2. Nổi bật “thực” qua thủ pháp (94)
      • 3.2.3. Tính không thuần nhất về thể loại (96)
    • 3.3. Tinh giản trong văn phong (98)
      • 3.3.1. Câu văn gọn (98)
      • 3.3.2. Lời bình giảm (101)
      • 3.3.3. Dung lượng nhỏ (103)
      • 3.3.4. Kết cấu chuẩn (108)
  • PHỤ LỤC (124)

Nội dung

TRONG DÒNG CHẢY TRUYỀN KÌ

Phần lí luận: Tình hình phát triển của thể loại truyền kì trong Văn học Việt Nam và thế giới

trong Văn học Việt Nam và thế giới

Thuật ngữ là từ hay cụm từ cố định được dùng trong các chuyên ngành để biểu thị chính xác các khái niệm và các đối tượng thuộc chuyên ngành Do yêu cầu chính xác, thuật ngữ thường được chú trọng trước tiên đến mối quan hệ một – nối – một, giữa hình thức (vỏ ngữ âm) và nội dung (ý nghĩa chuyên ngành) (theo Bách khoa toàn thư ) Trong nghiên cứu khoa học, điều đầu tiên phải định danh chính xác tên gọi của đối tượng nghiên cứu

Nói đến truyền kì là nói đến một loại hình văn xuôi nghệ thuật đã có từ thời văn học cổ mà trong đó chứa đựng yếu tố kì Nhưng không phải ngay từ những ngày đầu xuất hiện, bản thân thể loại đã được định danh cụ thể và chính xác như bây giờ Trong phần này chúng tôi chủ yếu nêu lên một số thuật ngữ - gần giống hoặc thường bị nhầm lẫn với truyền kì - nhằm đưa ra những lí giải và phân biệt chúng – theo quan điểm của mình

1.1.1.1 Yếu tố kì ảo và văn học kì ảo

Khi nghiên cứu các loại từ điển về thuật ngữ truyền kì, chúng tôi đồng tình với một số ý kiến nghiên cứu trước đây, rằng: yếu tố không thể thiếu của truyền kì mà hầu hết các nhà làm từ điển đều quan tâm, đó là yếu tố kì (lạ) Trung Hoa văn hóa đại từ hải cho rằng: “Vì tình tiết có nhiều kì lạ, thần dị mà có tên ấy”

Từ điển văn học năm 1984 do Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Từ điển văn học (từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX) của Nhà xuất bản Giáo dục năm 1999, mục Truyền kì đều chú ý trước hết đến những “môtip kì quái, hoang đường” [13,

Nhưng trên thế giới đến nay vẫn chưa dễ gì có một quan niệm thống nhất về yếu tố kì ảo và văn học kì ảo

Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở chỗ, kì ảo (fantastic) nghĩa là phải đề cập đến cái không thể xảy ra (impossible), cái siêu nhiên (supernatural) Tuy nhiên, không phải cứ đề cập đến cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra thì là kì ảo Cần phải phân biệt kì ảo và cái tưởng tượng hư huyễn thuần túy (fantasy), cái huyền diệu (marvellous)… [25, 1]

Kì ảo có mầm mống xa xưa từ trong văn học dân gian với những truyện cổ tích, truyền thuyết (đã thoát ra khỏi tư duy thần thoại) Nhưng phải đến cuối thế kỉ XVIII, cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa duy lí (rationalism), xã hội mới có đủ điều kiện để tạo ra một lớp nhà văn có ý thức rõ ràng trong việc tạo ra một hình thái ý thức thẩm mĩ mới là cái kì ảo, và đi cùng với nó là một loại hình văn học mới: văn học kì ảo

1.1.1.2 Thuật ngữ “Truyền kì” và thuật ngữ liên quan

Với xác định như thế, có thể coi truyền kì (fantasy) khác với kì ảo (fantastic) Riêng thuật ngữ truyền kì cũng đã trải qua một chặng đường dài trong ngót một nghìn năm phát triển của thể loại 3

Trong các hình thức văn xuôi tự sự của Việt Nam thời trung cổ, cái tên truyền kì không phải ngay từ đầu đã có Khoảng cuối thời kì Bắc thuộc và đầu thời đại tự chủ, những tên sách có liên quan xa gần đến truyện kì ảo còn lưu dấu được đến ngày nay như Sử kí (Đỗ Thiện), Báo cực truyện, Giao Châu kí (Triệu

3 Khi chúng tôi viết phần này, đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của PGS.TS Vũ Thanh, bởi đây là phần nhỏ nhưng đòi hỏi phải có sẵn vốn kiến thức sâu và sự khảo sát tương đối rộng

Công), Giao Chỉ kí (Tăng Công)… 4 đều không một tên sách nào xuất hiện thuật ngữ đó

Bước sang giai đoạn Lí – Trần, hai cuốn sách đậm đặc yếu tố kì ảo là Việt điện u linh tập lục (Lí Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái liệt truyện (Trần

Thế Pháp) cũng chưa thấy có truyện nào dùng chữ truyền kì để đặt tên, mà dùng đến hai thuật ngữ khác là u linh và chích quái, có vẻ còn giàu màu sắc huyền ảo hơn

Cuối đời Trần và Hồ, ngoài cuốn Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên

Trừng, còn vài ba cuốn truyện có chứa yếu tố kì khác như Tăng Đạo thần thông, Minh Không thần dị…

Phải đến khoảng cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI lần đầu tiên văn học Việt Nam được nghe tới thuật ngữ truyền kì trong tập thơ Việt giám vịnh sử thi tập , trong khi tổng kết sự nghiệp trước tác của nhà văn hóa Vũ Quỳnh, sử gia kiêm thi gia Đặng Minh Khiêm đã viết:

Việt giám nhất thiên châm khả pháp Hưu ngôn Chích quái hựu Truyền kì

(Một tập Việt giám thật đáng để làm khuôn phép Khỏi cần bàn đến Chích quái với lại Truyền kì )

Theo học giả Nguyễn Huy Khánh thì “chữ Truyền kì có ý mỉa mai, biếm nhã chứ không như nghĩa chúng ta hiểu ngày nay”, và chính Lỗ Tấn cũng khẳng định: “Hai chữ Truyền kì bấy giờ thực ra là ngụ ý chê cười chứ không phải như chúng ta hiểu danh từ Truyền kì ngày nay”

Chữ Truyền kì ngày nay, theo sách Thuyết văn giải tự giải thích: “Truyền là chuyển đi” (Truyền giả đệ dã) chức năng ngữ pháp là động từ, còn “kì nghĩa là

4 Đều được dẫn trong Việt điện u linh tập lục lạ” (kì giả dị), trong quá trình sử dụng, chữ này mang nét nghĩa khác là “ít thấy”,

“biến hóa khó lường” Như vậy hai chữ Truyền và Kì ghép lại thành một tổ hợp từ theo kết cấu động tân Nghĩa của nó là Truyền đi sự lạ

Truyền kì thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX: Vài nét về hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa, văn học

hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa, văn học

1.2.1 Bối cảnh chính trị xã hội, văn học Đây là giai đoạn khủng hoảng sâu sắc và bùng nổ dữ dội của những mâu thuẫn chất chứa từ lâu trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam, chế độ chuyên chế bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng và không có lối thoát Nền kinh tế suy sụp một cách toàn diện, nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp và công nghiệp đều bị đình trệ, đời sống nhân dân đói kém Về chính trị, bộ máy chính quyền phong kiến giai đoạn này vừa chuyên chế lại vừa sâu mọt Hậu quả của việc nội bộ giai cấp phong kiến vốn đã mâu thuẫn gay gắt từ thế kỉ XVI, hết chiến tranh Lê – Mạc rồi lại đến Trịnh – Nguyễn Nhà Mạc tiếm ngôi vua Lê, nhưng nhà Hậu Lê vẫn tồn tại song song với nhà Mạc từ năm 1533 đến 1592

Với danh nghĩa phò Lê, chúa Trịnh đã đánh đổ nhà Mạc, nhưng trên thực tế, vua

Lê chỉ ngồi làm vì, bao nhiêu quyền lực nằm trong tay chúa Đây là thời kì bộ máy nhà nước vô cùng rắc rối, Đàng Ngoài thì chúa Trịnh lộng quyền, Đàng Trong thì triều Tây Sơn bại dưới tay Nguyễn Ánh Nhưng thực tế thì chế độ phong kiến cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ

Không chỉ thế, mâu thuẫn giữa nhân dân và giai cấp thống trị cũng rõ rệt

Trịnh – Nguyễn song song tồn tại từ năm 1558 đến năm 1789 gây ra biết bao nghịch cảnh cho quần chúng, bao loạn li, chết chóc Với tình hình ấy, sự bùng nổ của phong trào khởi nghĩa nông dân là điều không thể tránh khỏi Những cuộc đấu tranh liên tục và quyết liệt góp phần làm tan rã sự thống nhất trong nội bộ chính quyền phong kiến và đẩy những mâu thuẫn xã hội lên cao hơn Đến giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào nông dân khởi nghĩa mạnh như vũ bão, tiêu biểu hơn cả là cuộc nổi dậy của nghĩa quân Tây Sơn trong khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII đã quét sạch thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nước nhưng cuối cùng thất bại Triều đình phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập với một thể chế nặng nề hơn trước Sau đó, đất nước ta trong cơn khủng hoảng đã rơi vào họa xâm lăng của thực dân Pháp

Phát triển trong điều kiện như thế, văn học giai đoạn này mang đặc trưng cơ bản có tính lịch sử là sự khám phá và khẳng định những giá trị chân chính của con người Nền văn học giai đoạn này có rất nhiều thành tựu, văn học viết bác học, Văn học viết bình dân đều phát triển chưa từng có và trở thành giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử văn học nước nhà Văn học viết bằng chữ Hán vẫn tiếp tục phát triển trên nền tảng chắc chắn của những thế kỉ trước; đồng thời các tác giả đã tìm tới thứ chữ dân tộc nhiều hơn, vừa thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, vừa dễ dàng hơn trong việc đi sâu phản ánh những ngóc ngách tâm tư tình cảm sâu kín nhất của con người, do đó văn học chữ Nôm phát triển mạnh Ngoài lịch sử, thiên nhiên cùng những vấn đề vĩ mô của đất nước, thì vấn đề con người, cuộc sống của con người được quan tâm và đặt lên hàng đầu Cùng sự thay đổi trong chủ đề, đề tài đó, ngôn ngữ và các thể loại văn học cũ như truyền kì, ngâm khúc… đều có những bước tiến vượt bậc, nhiều thể loại mới, hấp dẫn người sáng tác văn chương đã ra đời và ngày càng phát triển (trong đó nổi bật phải kể đến truyện Nôm – một trong những thể loại đạt đến đỉnh cao của văn học Việt Nam, hát nói và tuồng – đều có những thành tựu riêng) Các thể loại văn học này đã tạo nên diện mạo đa sắc cho văn học Việt Nam Mỗi thể loại đều có thể chọn ra vài ba tác phẩm tiêu biểu của nó, và vài ba tác phẩm ấy có thể tạo thành một âm sắc, một diện mạo đặc trưng góp phần vào diện mạo chung của văn học dân tộc

Trong đó, thể loại truyền kì chính là một bộ mặt khác lạ nhất

1.2.2 Thời kì nở rộ của thể loại truyền kì

Sau đỉnh cao Thánh Tông di thảo và Truyền kì mạn lục, thể loại truyền kì đã có một bước chững lại, thời gian sau đó – tức là từ giữa thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII – truyền kì vắng bóng trên văn đàn Dường như không có nhà văn nào đi theo con đường mà Nguyễn Dữ đã đi nữa, dường như việc sử dụng yếu tố kì ảo như một công cụ nghệ thuật chính trong tác phẩm đã không được các tác giả cũng như độc giả lúc bấy giờ đón nhận Điều này dễ hiểu và có thể giải thích được! Bởi sự chững lại sau mỗi đỉnh cao dường như là một qui luật tất yếu của văn học, mà Truyền kì mạn lục chính là một đỉnh cao khó vượt, một cái tháp mà mọi nhà văn trung đại chỉ biết nhìn và chiêm ngưỡng, tự lượng sức mình chỉ trèo lên được từng tầng chứ chưa thể leo lên đỉnh tháp, huống hồ phá nó đi và xây ngọn tháp cao hơn? Và có lẽ cũng bởi lòng tự tôn của các tác giả trung đại – phần nhiều là nhà nho – quá lớn, nên cách ứng xử tốt nhất của họ lúc đó là “tạm lánh” địa hạt đã có sự tồn tại của “ngôi vua” Một lí do nữa dẫn đến sự vắng bóng của truyền kì giai đoạn này cũng bởi quan niệm coi truyền kì là thể loại mê tín dị đoan, cần bài trừ của người đứng đầu thể chế lúc bấy giờ (như trong phần

1.1.2.2 chúng tôi đã nêu) Nhưng chủ yếu vẫn là do phong trào thực học, hướng đến thực tiễn Bắt đầu từ thời kì này, các nhà nho bắt đầu lấy cuộc sống thực làm lăng kính soi chiếu vào tác phẩm và là thước đo đánh giá giá trị của tác phẩm

Chính vì thế, các tác giả và độc giả đã phải tránh việc sáng tác, sưu tầm, lưu giữ và tận hưởng những câu chuyện mang màu sắc kì ảo ấy

Như thể sự tạm vắng ấy là một bước chuẩn bị cho cú bùng nổ ở giai đoạn sau Bao dồn nén, bao khát khao, ấp ủ chờ dịp được bung ra và kết thành từng chùm hoa rực rỡ trên bầu trời văn hóa nghệ thuật trung đại đang xám một màu ảm đạm Bước vào thế kỉ XVIII, cùng với những biến chuyển tột bậc của nền kinh tế chính trị, kéo theo những biến chuyển bên trong cá tính mỗi con người, văn học được mùa bộc lộ những tâm tư Thể loại truyền kì cũng đã đạt tới sự thăng hoa nhờ một số lượng lớn tác giả, tác phẩm mà các giai đoạn trước chưa hề có được Các tác phẩm xuất hiện liên tục, phong phú và đa dạng, có tập truyện như Truyền kì tân phả, Lan Trì kiến văn lục, Tân truyền kì lục, Sơn cư tạp thuật…, một số truyện trong Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút… có cả những truyện đơn lẻ như Bích Châu du tiên mạn kí, Việt Nam kì phùng sự lục,

Ngọc thân huyễn hóa và hàng chục tập “tăng bổ”, “tục bổ”, cải biên hai cuốn sách cổ Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh Cùng với đó là sự đăng đàn đĩnh đạc, đầy tự tin của các tác giả - nhà nho trung đại (Vũ Phương Đề, Vũ Trinh, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, Nguyễn Huy Hổ, Gia Cát thị, Phạm Quí Thích…), và một số lượng khá lớn các tác giả khuyết danh nhưng các tác phẩm của họ vẫn còn lưu giữ được nhiều và nguyên giá trị cho đến tận ngày nay

Cùng với số lượng phong phú, truyền kì giai đoạn này cũng không thuần nhất về tính chất và có thêm những đặc điểm mới so với đỉnh cao thế kỉ XV- XVII (những đặc điểm này chúng tôi sẽ nêu và phân tích cụ thể trong chương 2, chương tiếp theo của luận văn)

Trong chương 1, chúng tôi đã đưa ra và kiểm điểm quá trình phát triển cũng như những thuật ngữ có liên quan với truyền kì, đó có thể là những thuật ngữ tương đương hay những thuật ngữ có yếu tố phụ thuộc và bao hàm Theo đó, văn học kì ảo là cách gọi chung nhất khi người ta chưa xác định được cụ thể và chưa dám định cho thể loại một cái tên riêng chuyên biệt Còn cái kì chỉ là một tính chất, một đặc điểm của thể loại truyền kì, đây sẽ là cơ sở cho việc tìm hiểu những đổi mới trong nghệ thuật biểu hiện của truyền kì thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, mà đặc điểm quan trọng nhất chính là sự chuyển đổi trong mối quan hệ kì – thực 5 Chương 1 cũng đã phân tích và đi đến kết luận về cách dùng thuật ngữ truyền kì (chứ không dùng các thuật ngữ tương đồng khác như linh – chí – quái, kì, dị…) để làm tên gọi chung cho các tác phẩm cùng dòng văn học kì ảo trong giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là hoàn toàn thích hợp

Truyền kì Việt Nam và cả truyền kì thế giới (mà tiêu biểu nhất là thành tựu truyền kì ở các nước phương Tây và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền kì Trung Hoa) đã trải qua ngót một ngàn năm tồn tại và phát triển Khoảng thời gian chưa phải là dài trong tiến trình dân tộc, nhưng lại là quá đủ để thử thách giá trị và sức sống của một bản thể Trong khoảng thời gian ấy, chưa bao giờ truyền kì Việt Nam sung mãn và tỏa sáng trí tuệ tập thể như giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, giai đoạn với những khủng hoảng sâu sắc và nghiêm trọng nhất cả về thể chế chính trị lẫn nền kinh tế đất nước, ấy vậy mà văn hóa, văn học nói chung và truyện truyền kì nói riêng lại khởi sắc với một sự phong phú loại thể và những đỉnh cao hiếm có

5 Xin xem cụ thể trong chương 3 của Luận văn

NHỮNG XU HƯỚNG MỚI TRONG NỘI DUNG PHẢN ÁNH

Sự chuyển hướng trong tư tưởng

Tư tưởng là một bộ phận quan trọng của văn học Tư tưởng trong văn học có thể là tư tưởng tôn giáo, tư tưởng triết học, tư tưởng đạo đức, tư tưởng mĩ học, nguồn gốc của nó có thể là từ tôn giáo, từ triết học, từ đạo đức học, từ mĩ học, nhưng cũng có thể là đóng góp của chính bản thân văn học Tư tưởng là quan điểm cơ bản mà nhà văn muốn biểu đạt thông qua hình tượng của tác phẩm Tác phẩm có chất lượng cao hay thấp, giá trị lớn hay nhỏ, tác động mạnh hay yếu, ảnh hưởng tốt hay xấu chủ yếu là do ở chủ đề Các yếu tố khác như ngôn ngữ, biện pháp… tuy đều rất quan trọng nhưng chúng chỉ phục vụ cho chủ đề và tư tưởng chứ không phải là thước đo chủ yếu để xác định tác phẩm hay hay dở

Tư tưởng là một hiện tượng phức tạp, cho nên khi nghiên cứu tư tưởng trong văn học, chúng ta luôn phải chú ý đến tình trạng mâu thuẫn của nó Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra đối với các nhà văn ở những giai đoạn lịch sử xã hội có nhiều biến động như giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX này

Trong quá trình nghiên cứu tư tưởng, các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ hai yếu tố cần đặc biệt quan tâm, đó là “lí thuyết màu xám” và “cây đời xanh tươi” [thầy dân, 170], ở đây có thể hiểu, chính là lí thuyết của đạo Nho và tâm trạng của tác giả (hoài Lê, tư tưởng giải thoát của Lão Trang)

2.1.1 Trung thành với lí tưởng Nho gia

Tư tưởng từ bi bác ái của đạo Phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho rất gắn với truyền thống yêu nước thương nòi của nhân dân Việt Nam Đạo Phật (trong phần tích cực của nó) đã làm giàu thêm tình thương giữa con người với nhau và có lúc còn đưa đến những tư thế nhân sinh khỏe khoắn, lành mạnh Đối với học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho thì người Việt đã vừa tiếp thu, vừa cải biến theo hướng dân tộc hóa, nhân dân hóa, ứng với mỗi thời kì biến thiên khác nhau của lịch sử dân tộc thì Nho giáo lại có một sự thịnh suy riêng

Sự kiện Lê trung hưng (chỉ giai đoạn nhà Lê tiếp tục lên ngôi chống nhau với nhà Mạc, bắt đầu từ Lê Trang Tông, ở ngôi 1533 – 1548) cắm một mốc quan trọng trong lịch sử tư tưởng Nho giáo, dẫn đến sự thay đổi to lớn của nội dung quan niệm văn học và từ đây đã dẫn đến sự thay đổi căn bản trong nội dung và hệ thống văn học các thế kỉ tiếp theo

Cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII, triều Lê được khôi phục, kỉ cương Nho giáo được vãn hồi Kể từ đây, tư tưởng Nho giáo lại đè nặng lên đầu óc người cầm bút, tâm lí sùng cổ lại trở thành cái xiềng xích Các tác gia lịch sử một lần nữa lại phải quay về con đường phục cổ, chiêm bái Việt điện u linh tập và Lĩnh

Nam chích quái lục Dấu ấn hưng thịnh của đạo Phật thời nhà Trần chỉ còn le lói trong Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề, với tư tưởng “món nợ oan gia và cái thuyết báo ứng của nhà Phật không phải là hư truyền” ( Nhận ra mẹ đẻ )

Kiếp sau của sư bật sô là vua Minh sứ Bắc quốc, một vị quan Nam triều không làm theo lời dặn của vua Minh mà “huyền cơ báo ứng họa phúc của nhà Phật sẽ thấy ngay ở bản thân khanh và con cháu của khanh nữa”, để lại mối hận cho những đời sau Sư chăn trâu Linh Thông do Phật đầu thai xuống trần giúp dân, khi về trời rồi vẫn giúp nhân dân chống nạn giặc Ngô Ta bắt gặp những thuật ngữ nhà Phật trong hai truyện này: “bật sô” (một loài cỏ thơm ở núi Tuyết Sơn, Kinh Phật dùng hai chữ này để gọi người xuất gia), “Nước tám đức” (theo quan niệm nhà Phật, nước ở trong ao cõi Cực Lạc và ở vùng biển núi Tu Di, Thất Kim Sơn có tám đức: trong sạch, mát mẻ, ngon ngọt, mềm mại, mượt mà, điều hòa, trừ được đói khát, phá bỏ được các căn chướng), “nghiệp chướng”… Dấu tích của đạo Phật hoàn toàn lu mờ và biến mất trong tất cả các tập truyện truyền kì khác Ta chỉ thấy xuất hiện thật đậm nét tư tưởng Nho gia, lí tưởng cửa Khổng sân Trình hoàn toàn phù hợp và được tôn vinh trong thời đại này

Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức Nền thịnh trị của thời

Nghiêu – Thuấn được các nhà nho Việt Nam xem như một mô hình xã hội lí tưởng Để xây dựng xã hội lí tưởng đó, cần có một bộ máy cai trị với những ông vua, vị quan sáng suốt, yêu thương dân, có trách nhiệm đối với dân Đạo Nho được hình dung rất đúng là đạo nội thánh ngoại vương, tu kỉ trị nhân (tu thân theo mẫu thánh nhân để cai trị thiên hạ) Thánh nhân quân tử là mẫu hình nhân vật lí tưởng của Nho gia, bao gồm từ các bậc vua chúa, thánh nhân, anh hùng, đến cả Nho gia, Thiền sư, và những nhân vật nổi danh, tài đức lỗi lạc hoặc có nét phi phàm xuất chúng Cụ thể là các nhân vật lịch sử thuộc các loại “thế gia”,

“danh thần”, “danh nho”, “tiết nghĩa”… (những bậc tôi trung, con hiếu, kẻ sĩ nghĩa hiệp, đàn bà trinh liệt…), kể cả các truyện “thần quái”, “âm phần dương trạch” cũng xa gần gắn với loại truyện thánh nhân quân tử

Qua việc khảo sát cụ thể hai mươi hai truyện trong Công dư tiệp kí của

Vũ Phương Đề, chúng ta có thể thấy tập truyện này phản ánh rất rõ phạm vi nhân vật được nhà nho quan tâm

Bảng phân loại loại nhân vật trong Công dư tiệp kí

Thế gia Danh thần Danh nho Tiết nghĩa Thần quái

- Kiếp sau của sư Bật

- Sư chăn trâu linh thông

- Nguyễn Giám sinh là vua đất Bắc

- Thượng thư Lương Hữu Khánh

- Thám hoa được giáng xuống Phù Khê

- Bố già lặn xuống vực tìm con gái

- Chuột đậy mặt, biết điềm lành dữ

Trần lấy thiên hạ - Thám hoa

Trong 22 truyện của Công dư tiệp kí, chỉ còn Nghề mọn nên quan và Kẻ trộm lừa thần thánh là không có yếu tố chủ đạo về những bậc thánh nhân quân tử, nhưng Nghề mọn nên quan cũng là truyện thuộc kiểu “âm phần dương trạch”, từ đó có thể thấy được mối quan tâm và loại nhân vật hàng đầu trong tác phẩm của các tác giả truyền kì giai đoạn này, nó thể hiện phần nào tư tưởng của người theo đức Khổng

Gắn với những nhân vật thuộc loại thánh nhân quân tử ấy cũng sẽ phải là những không gian rộng lớn, vĩ mô, mang tầm vóc vũ trụ Thông thường, các nhân vật sẽ hoạt động trên phạm vi không gian một vùng, một quốc gia hoặc liên quốc gia Quan Quận công họ Điền trong Thần miếu Kim Tung – Công dư tiệp kí vâng mệnh triều đình đi đắp chỗ đê vỡ, đánh nhau với thủy thần, ấy là ông đã thực hiện nhiệm vụ đánh dẹp cuộc nổi loạn trong vùng Còn rất nhiều những viên quan, những danh thần khác thì đều làm công việc của một quan lại bình thường phải làm, nghĩa là trấn thủ một vùng nào đó, đóng vai trò cha mẹ của dân ở vùng đó, đảm nhận công việc triều chính liên quan đến quốc kế dân sinh, là cầu nối giữa triều đình và người dân cùng đinh, ấy là họ đã đại diện cho quốc gia Một dạng thức không gian đặc biệt nhất, thể hiện được nhiều nhất phẩm chất của một bậc chính nhân, đó chính là không gian liên quốc gia (đi sứ các nước), như ông Tiến sĩ ăn khỏe – Công dư tiệp kí đi sứ đất Bắc Rất hiếm gặp loại không gian vi mô như con đường, mảnh vườn, bến đò, mái nhà vốn gắn liền với cuộc sống riêng tư nhiều hơn là hoạt động chính trị xã hội Như thế, cái nhìn không gian cũng mang đậm nét quan niệm Nho gia về “thiên hạ”, về “tam tài” thiên – địa – nhân, những danh thần, danh nho, tiết phụ… phải là những con người của trời đất, thiên hạ cũng phải được cai quản bởi những đấng bậc kì tài này

Những hoạt động xã hội truyền thống của nhân vật theo lí tưởng Nho gia từ xưa đến nay là thi cử, đỗ đạt, làm quan Theo khảo sát của chúng tôi, ngoài sáu truyện nói về việc thi cử, thì những truyện nói về việc làm quan chiếm số lượng rất nhiều, ví dụ như: Thượng thư Lương Hữu Khánh, Thám hoa được giáng xuống Phù Khê, Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo… (trong Công dư tiệp kí); Quan Thượng họ Đỗ, Chuyện quan Quận ở Liên Hồ… (trong Lan Trì kiến văn lục); Ông Nguyễn Duy Thì, Ông Nguyễn Văn Giai, Tướng quân Đoàn Thượng… (trong Tang thương ngẫu lục)… Số liệu thống kê số khoa thi, số tiến sĩ của từng triều đại Việt Nam từ năm 1075 đến năm 1919 tuy có khác nhau theo từng tài liệu chúng tôi tìm được [35, 15 và 30, 22], nhưng có một điều thống nhất chung, đó là số khoa thi và số tiến sĩ của triều Lê luôn nhiều nhất so với các triều Lí, Trần, Hồ, Mạc, Nguyễn 6 Điều đó không chỉ thể hiện chính sách chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng quan tước của nhà Lê mà còn phần nào thể hiện và lí giải được được sự phát triển của lí tưởng trung quân và khát vọng thi đỗ, làm quan trong triều Lê của giới nho sĩ

Theo quan niệm Nho gia, một trong những dấu hiệu bộc lộ tài năng thiên phú, khiến cho nhân vật ấy khác thường là tài thơ văn, tài năng văn chương dường như đi liền với nhân cách “Văn chương nết đất, thông minh tính trời”

Hơn nữa, qua thơ văn xưa có thể đánh giá được phẩm chất, năng lực hoạt động chính trị - xã hội của nhân vật Do vậy có rất nhiều truyện nhắc đến tài năng này, như sáng tác thơ văn, xuất khẩu thành thơ, ứng đối nhanh nhẹn… của các nhân vật Chàng họ Đào trong Con chó nhà nghèo có nghĩa (Tân truyền kì lục –

Đề tài gắn với đời sống thế sự

Truyền kì đời Đường tuy có thể chia ra các loại miêu tả thần quái, tình yêu, lịch sử, hiệp khách, nhưng nói chung tác phẩm lấy đề tài từ đời sống thực tế vẫn nhiều hơn Tác giả thông qua những tình tiết li kì và các nhân vật đủ loại thể hiện niềm bất mãn và nụ cười châm chọc đối với các hiện tượng xấu xa trong xã hội Đồng thời họ cũng gửi gắm lí tưởng và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp

Bản trường ca một vạn bốn nghìn dòng Thần khúc của Đantơ (1265-

1321) – nhà thơ cuối cùng của trung thế kỉ, đồng thời là nhà thơ đầu tiên của thời đại mới – đã miêu tả một cuộc dạo chơi qua ba giới (địa ngục, luyện ngục và thiên đàng) nhưng những điều mắt thấy tai nghe đều bắt nguồn từ hiện thực, có ý nghĩa hiện thực sâu sắc, đặc biệt là phần địa ngục đã phản ánh sắc nét một giai đoạn lịch sử của đất nước Italia, đề cập hàng loạt vấn đề chính trị xã hội to lớn, tìm tòi con đường giải thoát cho dân tộc Italia Nhà thơ sử dụng hình thức văn học truyền kì thời trung đại, tự kể chuyện mình trên con đường đời bị lạc vào một khu rừng tối đen không tìm thấy lối ra, hiểm nguy rình rập, được cứu và được đi thăm thú Toàn bộ tình tiết của trường ca tỏa ra ánh sáng tư tưởng chống thần quyền phong kiến, thể hiện tiến trình của loài người từ đam mê lầm lạc trải qua khổ đau thử thách đạt đến cõi chân thiện mĩ

Truyền kì Việt Nam cũng có một quá trình phản ánh hiện thực như vậy Điều đó tạo nên một trong những đặc điểm nổi bật và cũng là có giá trị lớn trong thời kì này: giá trị hiện thực của các tác phẩm Đề tài trong giai đoạn này đi sát đời sống thế sự hơn, mang đậm chất kí Dù đề cập đến một hay một vài khía cạnh của đời sống xã hội đương thời thì các tác giả cũng đều dùng thủ pháp trực tiếp mô tả, tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ và thống nhất về một thời kì nhiều biến động của lịch sử Việt Nam Những bức tranh hiện thực có rất nhiều trong sáng tác của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, Vũ Trinh… đã cho thấy sự phá vỡ các nguyên tắc thẩm mĩ truyền thống của văn học nhà nho vốn coi trọng “văn dĩ tải đạo” hơn là mô tả một cảnh thực, đồng thời cũng làm mới cho thể loại truyền kì vốn trước thiên về tưởng tượng hoặc ít ra là chú ý quan sát và mô tả lại những yếu tố kì lạ trong cuộc sống

Các tác giả ghi chép lại những chuyện có yếu tố kì lạ, những điều tưởng chừng vụn vặt song lại có nguồn gốc sâu xa từ những vấn đề nóng hổi trong cuộc sống Dốc Lôi Thủ (Lan Trì kiến văn lục) chính là sự phản ánh tình trạng trộm cướp lan tràn trong xã hội sau năm Canh Thân – Tân Dậu (1740 – 1741) khiến cho bao người dân phải vào sổ chết bất đắc kì tử: “giặc cướp nổi lên như ong, lại thêm mất mùa dịch bệnh, người chết đầy đường… Hải Dương, Kinh Bắc nặng nhất, vùng Tây Nam, Thanh Hóa nhẹ hơn” Tượng Già lam ở ngôi chùa ngoài đồng (Tang thương ngẫu lục) ghi lại một việc lạ xảy ra, cho thấy tình trạng dâm ô bừa bãi trong xã hội lúc bấy giờ Truyện rất ngắn, chỉ khoảng 135 chữ mà mô tả được sự thô bỉ của vị thần hộ pháp “cao hơn một trượng, mặt đỏ như gấc… lôi người đàn bà vào trong chùa” và cái hệ quả của hành động ấy “người đàn bà… mê mệt như say, pho tượng Già lam thì sắc mặt thốt nhiên biến đổi”

Nhiều truyện có sức mạnh phê phán sâu sắc một số vấn đề đã trở thành nhức nhối trong xã hội lúc bấy giờ như chiến tranh, loạn lạc, nạn bắt phu, bắt lính, tình trạng đói khát, chuyện học hành thi cử… Yếu tố kì trong tác phẩm giúp cho không gian tác phẩm được mở rộng và chân tướng của hiện thực được phơi bày rõ ràng Người nông phu ở Như Kinh (Tang thương ngẫu lục) miêu tả nạn binh đao đã gây nên thảm cảnh chết chóc cho bao nhiêu người lính và cảnh đói khát trong xã hội Người nông phu ở An Mô thì lại nói về tình trạng bắt phu, bắt lính liên miên khiến người dân luôn phải sống trong âu lo, đến nỗi “bác cũng lấy sự được thoát khỏi bể khổ làm mừng, bèn nói với người làng cho ăn uống no say để chết”, đến lúc cái chết không phải là điều khiến người ta kinh sợ nhất nữa, thì đủ thấy sự tệ hại trong cuộc sống của người dân Những sự việc được kể như là một sự thực đã phơi bày trần trụi, tác giả chỉ thấy ngẫu nhiên và làm công việc mô tả lại một cách chân thực nhất mà thôi Không gian của những câu chuyện xảy ra giữa cõi người, tác giả đứng trên điểm nhìn thực để quan sát, ghi chép và mô tả, do đó tính thực dường như lớn hơn màu sắc kì ảo

Nhiều tác phẩm đi sâu vào sự đối lập gay gắt giữa đời sống xa hoa của giai cấp thống trị và cảnh đói nghèo cùng khổ của người dân, nhưng qua đó cũng thấy được sức phản kháng của họ đối với những lực lượng phản động: “Một đứa ăn trộm chỉ dùng một chút trí không mà cũng lừa dối được thần linh, thì sự diệu dụng của người xưa, có chỗ cơ xảo đến quỉ thần cũng khó lường, hẳn không phải là vu khoát vậy” ( Kẻ trộm lừa thần thánh – Công dư tiệp kí)

Sự băng hoại đạo đức hiện diện ở mọi tầng lớp, từ kẻ cố cùng trong xã hội như những tên ăn trộm, đến những vị quan của triều đình, và cả thần thánh vốn là những đấng bậc linh thiêng được tôn trọng nhất Qua đó, có thể thấy được sự suy thoái của thể chế chính trị lúc bấy giờ, thể chế dưới sự cầm quyền của triều đại có thể coi là “chuyên chế và phản động nhất” trong lịch sử Việt Nam [26,

182] Nguồn gốc xuất thân của các quan thật đa dạng, không còn cao quí và đơn thuần như là người được “thiên mệnh” nữa Một nhà thơ trào phúng đầu thế kỉ

XX đã viết về những quan lớn như thế này:

Lính hầu thuở nọ tay đeo tráp

Cụ lớn ngày nay ngực gắn sao

Trong Tên ăn trộm – Lan Trì kiến văn lục, có hai người ăn trộm giỏi gặp nhau, thi thố tài ăn trộm, sau đó rủ nhau bỏ nghề, góp sức vào đạo quân của triều đình Về sau, một người trở thành Tham tướng ở Sơn Tây, một người được bổ làm Suất đội trong phủ Đô đốc

Tuy nhiên, bên cạnh những mảng màu tối đen thì thế sự giai đoạn này vẫn có nhiều chỗ sáng, đó là những khung cảnh thiên nhiên quen thuộc và gần gũi xuất hiện rất nhiều trong những bài kí của Phạm Đình Hổ, mảng chuyện về những con vật giàu đạo nghĩa, ngụ ý răn dạy loài người (14 truyện/86 truyện) rất nhiều ở Lan Trì kiến văn lục Đặc biệt là những điểm sáng lung linh hiện diện trong những câu chuyện kể về các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc (chiếm 25/86 truyện) Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo (Công dư tiệp kí) rất mực thông minh, “Lúc trẻ tuổi đã có kì tài, nhưng tính tình phóng đãng, không chịu câu thúc và thích là những điều tai quái”, làm bài Giải chư hầu hoặc (Giải thích sự nhầm lẫn về quan niệm “chư hầu”) khiến cho vua nhà Thanh phải bãi bỏ lệnh bắt dân ta cạo đầu gióc tóc, lại tự tay viết tặng sứ Thanh bộ sách Đại học đẹp như khắc bản, rồi lại đối đáp đâu ra đấy, khiến sứ Thanh rất khen phục Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo ( Ông Trạng họ Nguyễn – Lan Trì kiến văn lục) thông minh đĩnh ngộ từ bé, lớn lên cá tính cũng mạnh mẽ hơn người, khi chưa đi thi đã tự xưng là “Tể tướng giữa trần ai”, chỉ làm một bài thơ mà khiến cho Phạm công khen ngợi: “Nghìn vàng không mua được chàng rể giỏi như người này đâu”, được Ngô hầu tha cho tội làm ô danh tiểu thư, không những thế còn chu cấp tiền ăn học đến ngày thi đỗ Ông Nguyễn Duy Thì (Tang thương ngẫu lục) là “quan

Tể tướng có tiếng đời Trung hưng, giữ mình ngay thẳng và khéo xoay đổi được ý của vua chúa”, gỡ được tội cho nhiều người dân, can ngăn chúa khỏi vòng sắc tình nhục dục… Đó là những phần tốt đẹp, tươi sáng của cuộc sống đã được ghi lại trong tác phẩm một cách chân thực nhất Giữa thời buổi mà nhân phẩm bị xem thường, trộm cắp nổi bật, các giá trị đạo đức bị suy thoái theo thời cuộc, thì những tính cách trung hậu tốt đẹp như thế của những vị quan đầu triều thật đáng quí và đáng được ngợi ca

Cảm hứng hiện thực – lịch sử đã chi phối sâu sắc ngòi bút của các nhà văn, mang lại cho những ghi chép của họ tính hiện thực rất cao, khác với đặc tính tượng trưng, ước lệ, nhiều điển cố, điển tích trong văn học trung đại Ở đây, xuất hiện những cái nhìn cụ thể, trực diện và hiệu quả ngay lập tức

2.2.2 Nghiêng về khảo cứu Ở giai đoạn trước, tiêu biểu là trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, đạo lí Nho giáo về quan hệ vua tôi, thầy trò, vợ chồng, cha con, bè bạn… được đề cập khá nhiều và rõ nét, thậm chí tác giả luôn đi sâu mô tả diễn biến tâm lí của nhân vật trong những mối quan hệ này ( Người con gái Nam Xương ,

Chuyện nghiệp oan của Đào thị …) Bởi ai cũng biết, một đặc trưng cơ bản của

Nho giáo là sự nhìn nhận con người trong các mối quan hệ luân thường Với Nho giáo, không có con người cá nhân tồn tại như một cá thể độc lập mà tồn tại trong những quan hệ luân thường đã được định sẵn: vua – tôi, cha – con, anh – em, chồng – vợ… Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã viết: “Con người theo cách hình dung của Nho giáo, kể cả trong xã hội lí tưởng của họ, sống theo trật tự đẳng cấp Cái định giá con người là tước vị Cuộc sống cộng đồng, xã hội hay nhà nước cũng giống như ở gia đình, mỗi người hoặc là cha, con, là anh em, hoặc là vợ, chồng, hoặc là vua tôi, tức là có một chức năng luân thường”

Nhưng đọc hết các tập truyện truyền kì Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, ta sẽ có cảm tưởng như đang nghiên cứu những cuốn khảo cứu ấn tượng, những cuốn sách văn mang đậm tính học thuật, ghi chép sự thật một cách khách quan, bởi nội dung chủ yếu là chuyện về các kì thi ở Việt Nam trước đây; chuyện tìm đất đặt mộ, làm nhà; hay kiểu chuyện mô tả sơ lược về những danh nhân lịch sử, những vị quan… Cũng ít gặp những truyện thuần túy về ma quái như trong bộ sách truyền kì kinh điển Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh

Xu hướng viết về người thật, việc thật

PGS.TS Vũ Thanh đã tổng kết rằng: Trước Thánh Tông và Nguyễn Dữ, các tác giả truyện kì ảo hầu như chỉ viết về hành trạng của các nhân vật quan trọng: như các anh hùng dân tộc, các nhân vật thần thoại, vua chúa, các bậc tu hành hiển thánh… mà cuộc đời gắn liền với những sự kiện lớn lao của lịch sử Đến Thánh Tông di thảo và Truyền kì mạn lục, hiện thực không chỉ đóng khung trong những bối cảnh trọng đại, chỉ liên quan đến các bậc vua chúa và đại sự quốc gia, mà còn gắn với cả những sự kiện và con người bình thường, thậm chí cả những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội: như gái điếm, một kẻ ăn mày, thuyền chài, rồi những con người và những địa phương vô danh… Những cái bình thường đó không làm giảm giá trị của truyện, ngược lại điều đó đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của tư duy mĩ học và khẳng định một loại hình mới của sự khái quát hóa nghệ thuật

2.3.1 Những nhân vật lịch sử

Lấy cốt truyện từ chính sử, nội dung là các sự kiện đã có trong các sách chép sử, nhân vật là nhân vật có thực của lịch sử… đây là một bút pháp phổ biến trong văn học viết thời trung đại Truyện truyền kì thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX không nằm ngoài tiền lệ đó Có đến 25 truyện/86 truyện chúng tôi khảo sát thì nhân vật chính là những nhân vật có thật trong lịch sử, những nho sinh hay chữ, những vị quan tài năng, những anh hùng dân tộc…

Bảng thống kê nhân vật lịch sử

STT Tên truyện Nhân vật lịch sử Tổng số

1 Tìm đất đền ơn Thượng thư Nguyễn Văn

2 Thủ khoa mặt đẹp Vũ Công Đạo (1629 –

Thượng thư Lương Hữu Khánh

4 Nhận ra mẹ đẻ Trạng nguyên Giáp Hải

5 Dóng ngựa thi thơ Phạm Trấn (1523 - ?), Đỗ

6 Tiến sĩ ăn khỏe Lê Như Hổ

7 Thám hoa được giáng xuống Phù Khê

8 Chôn xương bụng ngựa Đinh Tiên Hoàng (924 –

Lan Trì kiến văn lục

10 Thần cửa Cần Hải Thái hậu Dương Vân Nga

13 Bà phu nhân Lan Quận công

14 Quan Thượng họ Đỗ Đỗ Uông

15 Ông Nguyễn Trật Nguyễn Trật (1573 - ?)

16 Ông Trạng họ Nguyễn Nguyễn Đăng Đạo (1652 -

17 Ông Nguyễn Duy Thì Nguyễn Duy Thì (1572 –

18 Ông Nguyễn Văn Giai Nguyễn Văn Giai (1554 –

19 Ông Nguyễn Trọng Thường Nguyễn Trọng Thường

20 Ông Lê Trãi Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

21 Thánh Tông Hoàng đế Lê Thánh Tông (1442 –

22 Cá voi Nguyễn Tông Trình (1723 -

23 Thần hồ Động Đình Hoàng Bình Chính (1736 –

24 Thách thức với thần Tô Hiến Thành (? – 1179) 2 truyện

25 Ông tiên Đông Thành Phạm Viên

Tổng số 24 nhân vật 25 truyện

Người ta nói rằng lịch sử có thể thổi tung từng số phận như gió khô cuốn những chiếc lá vàng Trước những sự kiện lớn lao và vũ bão của lịch sử, mỗi cá nhân con người quả thật quá nhỏ bé, quá mong manh, thậm chí đến mức người đời sau không thể nhớ ra họ hoặc biết đến sự tồn tại của họ Các tác giả truyền kì đã làm công việc của những nhà chép sử chân chính, nhưng chỉ chép về một lĩnh vực đặc biệt, đó là chân dung danh nhân và những câu chuyện xung quanh cuộc đời họ Có thể đó là những câu chuyện thật trong chính sử, cũng có thể là những câu chuyện chẳng bao giờ kiểm chứng được, nhưng có thể khẳng định chắc chắn một điều: Đó đều là những nhân vật có thật trong lịch sử, sống và phục vụ trong một triều vua cụ thể, với các phẩm hàm cụ thể, đặc biệt phần lớn họ đều mang thân phận là những vị quan đầu triều, có những người mà dân Việt Nam ai cũng biết, như Thái úy Tô Hiến Thành, quan Hành khiển Nguyễn Trãi, Trạng Quỳnh… và cả những nhân vật đứng đầu đất nước như Thái hậu Dương Vân Nga, Hoàng đế Lê Thánh Tông

Có thể thấy rất rõ sự phát triển của xu hướng này qua so sánh các tác giả trong từng giai đoạn Giai đoạn đầu, Đoàn Thị Điểm viết Truyền kì tân phả rất giống sử: thời gian, không gian rõ ràng, sự kiện có thật ( Đền thiêng ở cửa bể diễn ra dưới triều vua Trần Duệ Tông, có sự kiện vua đem mấy chục vạn quân đi đánh Chiêm Thành; Người liệt nữ ở An Ấp thời vua Lê Dụ Tông, ở làng An Ấp, Nghệ An – nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, chồng chết năm Ất Mùi (1715); Nữ thần ở Vân Cát sống thời vua Lê Anh Tông, làng Vân Cát thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay, gắn với Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong truyền thuyết dân gian) Hơn nữa, cốt truyện triển khai được đầy đủ quá trình sinh hạ, sống và thác thiêng của nhân vật, đều có nguyên nhân, diễn biến và kết quả, thậm chí cả ý nghĩa lịch sử, giống như tiến trình của một trận đánh hay một sự kiện của lịch sử, mà tác giả là người mô tả lại đầy đủ, chính xác và tuần tự, diễn tả được rõ cả hào khí anh hùng vĩ đại của nhân vật

Các tác giả giai đoạn sau này đã chú ý đến tính sáng tạo và văn chương hơn, mà sáng tạo đầu tiên chính là sự phá cách ở kết cấu và cốt truyện, sự rút gọn của các chi tiết 9 và sự bình dị hóa nhân vật, kéo nhân vật lịch sử trở lại gần hơn thực tại với những tình tiết quen thuộc của cuộc sống thường ngày Đó chính là khi những con người, sự vật xung quanh tác giả và đặc biệt là những nhân vật bình phàm xuất hiện

2.3.2 Những con người, sự vật xung quanh

Nhà văn chân chính thời kì nào cũng giống nhau, đều mang trong mình dòng máu nghĩa hiệp và nguồn cảm hứng sục sôi về “những điều trông thấy”, vì vậy họ không thể bỏ qua những sự việc diễn ra xung quanh mình

Các nhà văn truyền kì đã bỏ công ghi chép những truyện kì lạ trong dân gian mà họ tận mắt chứng kiến hoặc được nghe kể từ những nguồn đáng tin cậy Đó là những câu chuyện về những nhân vật hiếu hạnh tiết nghĩa, nhân vật có sức khỏe hơn người, về loài vật, thầy tướng số… - những con người, sự vật, sự việc có thực trong cuộc sống, gần gũi xung quanh chúng ta hàng ngày, mà vẫn có nhiều đặc điểm phi thường, kì lạ

Trong Công dư tiệp kí, Vũ Phương Đề ghi chép hai câu chuyện về những nhân vật có thật của lịch sử, nhưng điều kì lạ ở họ chính là sức khỏe và sức ăn hơn người Đó là câu chuyện về ông Tiến sĩ ăn khỏe Lê Như Hổ, người xã Tiên Chân, huyện Tiên Lữ, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu

(1541), làm quan triều Mạc đến chức Thượng thư, hàm Thiếu bảo, tước Tuấn quận công, về trí sĩ Ông được miêu tả với sức khỏe phi thường, trong nháy mắt có thể phát cỏ mấy mẫu ruộng, có thể ăn một bữa cơm dành cho ba mươi người, có thể ăn một mâm cỗ cao mười tám tầng mà người Trung Quốc muốn dùng để thử ông Hay câu chuyện về Thượng thư Lương Hữu Khánh dòng dõi danh gia,

9 ăn rất khỏe, mỗi bữa ăn gấp mấy người thường, có lần ông ứng khẩu ngay một bài thơ Đường rồi ăn ngay một lúc hết cả sáu bảy chục phẩm trên thuyền khiến mọi người kinh ngạc; Rồi lại có lần một mình ông với một con dao lớn phát một chốc năm mẫu ruộng sạch quang, ngủ một giấc ngáy vang như sấm, ăn liền một lúc hết cả gánh cơm mười người ăn

Trong xã hội trung cổ (và vẫn còn tồn tại đến ngày này ở những vùng lạc hậu), những nhân vật bà đồng, bà cốt, thầy mo, thầy cúng, thầy tướng số… rất được chúng dân tín nhiệm Trong Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh ghi lại hai câu chuyện về loại nhân vật này Bà đồng thể hiện rất rõ quan điểm của tác giả:

“Đàn ông đàn bà ít hiểu biết phần nhiều mê hoặc quỉ thần, bà đồng thầy cúng theo đó mà lừa dối thêm Các cách xem đường công danh, thăm hồn người chết… hầu hết đều sai lầm, không hợp lẽ… Người có chút hiểu biết không ai nói đến Riêng có chuyện này là lạ…” Các tác giả trung đại rất coi trọng học thuật, coi trọng phép phong thủy, nhưng có vẻ xem thường việc bói toán, đoán mặt, xem tướng Họ cho rằng: “Đoán số, xem tướng mặt là loại thấp nhất trong phương thuật, phần lớn họ dựa theo ý người xem mà nói nịnh để lấy tiền bạc đồ vật của những kẻ dại ngốc mà thôi, ngày sau sự việc đúng hay không đúng ai còn tìm thấy tướng mà hỏi lại Tuy vậy trong bọn họ cũng có người giỏi” ( Thầy xem tướng ) Nhưng sự việc chung nào cũng có cái riêng khác biệt của nó Chúng ta để ý câu cuối của mỗi đoạn trên sẽ thấy sự lung lay trong quan điểm của các tác giả trước một vấn đề họ chưa thể lí giải được, đó là sự đoán đúng, đoán trúng không thể chối cãi của bà đồng, thầy tướng về việc thi cử, người đỗ đạt, người nên danh, mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến hoặc người đó có quan hệ mật thiết với tác giả Sự xuất hiện của loại nhân vật bà đồng, thầy tướng hay hiện diện của việc xem tướng trên những trang viết vốn đầy giáo lí đạo Nho thể hiện sự phát triển tất yếu và sự in bóng của đời sống xã hội trong tác phẩm văn học

Chung qui, việc xem bói, đoán tướng là sự việc bình thường và khá phổ biến trong xã hội, dù bản thân tác giả có tin hoặc có muốn nó tồn tại hay không thì nó vẫn là một phần không thể thiếu của “thế sự” Với vai trò của người cầm bút, đặc biệt là vai trò của người ghi chép lại lịch sử, viết về những người thật, việc thật thì các tác giả đương nhiên không thể bỏ qua bất kì sự việc gì trong cuộc sống, dù đó là việc họ “đáng nghi” nhất, thì họ càng cần phải ghi chép lại một cách trung thực nhất để con cháu đời sau nghiên cứu và có khả năng lí giải Đề tài về những con vật cũng rất được các tác giả quan tâm, có nhiều chuyện mà loài vật chứ không phải con người xuất hiện với vai trò nhân vật chính, truyền tải tư tưởng, tình cảm của tác giả Hình ảnh loài vật hiện lên cũng rất sinh động và đáng yêu, có những con vật quen thuộc như hổ, khỉ, rắn, cá… đến những con vật chỉ có trong truyền thuyết, thần thoại, trong tưởng tượng của người dân như con giao long, con giải… Tính cách của những con vật cũng phân loại rất rõ ràng: Từ những con vật ác như một bầy giao long chuyên hại người ( Bố già lặn xuống vực tìm con gái – Công dư tiệp kí); đàn khỉ bắt và cưỡng bức cô gái làm vợ, sinh con với khỉ chúa ( Chuyện khỉ ), một bầy giải quấy phá và bắt người qua sông ( Con giải – Lan Trì kiến văn lục); đến câu chuyện về những con vật có lòng nhân như bà giao long báo trước họa lụt và nơi tránh nạn cho con người ( Giao long ngủ nhờ - Công dư tiệp kí), con cá lớn cứu người bị nạn trên biển ( Cá thần – Lan Trì kiến văn lục)… Đặc biệt, mảng đề tài về con hổ - vị chúa tể rừng xanh vốn bị coi là loài dã thú, là “ông ba mươi” ghê gớm hay được dùng để dọa trẻ con, xuất hiện khá nhiều với nội dung mới mẻ và nhân hậu: đều là những con hổ tốt, không làm hại người, biết trả ơn người, thậm chí còn hành hiệp trượng nghĩa và cứu nhân độ thế: Ông Hổ, Chuột đậy mặt, biết điềm lành dữ (Công dư tiệp kí), Hai truyện hổ có nghĩa, Con hổ nghĩa hiệp,

Hổ có lòng nhân (Lan Trì kiến văn lục) Có cả những truyện con vật còn lên tiếng răn dạy cho con người ( Con chó nhà nghèo có nghĩa – Tân truyền kì lục) Rồi trong những chuyện 3 kiếp của con người, cũng có những kiếp con người phải sống trong lốt vật: gà, lợn ( Nhớ được ba kiếp – Lan Trì kiến văn lục), con nghé ( Biết chuyện kiếp trước – Thoái thực kí văn) Cho nên, sự thân quen, gần gũi và mối quan hệ giữa những con người, loài vật xung quanh đã được kiến tạo từ trong văn chương ngày xưa

Con người của cuộc đời thực đã bước được một chân vào thế giới văn chương, vốn trước chỉ thuộc về những cái Ta chung lớn lao cao cả, những điều vĩ mô, những sự kiện quan trọng của đất nước, hay cùng lắm là sự xuất hiện của con người trong cái lốt của những bậc thánh nhân quân tử Giờ đây đã có nhiều tác phẩm viết về những con người và những sự việc diễn ra xung quanh, cùng thời với tác giả

Con người và số phận con người

Nội dung bao trùm văn học giai đoạn này là cảm hứng nhân đạo chống phong kiến Thương yêu con người, khẳng định quyền sống của con người, xác lập giá trị cao đẹp của nhân phẩm, ca ngợi những nỗi niềm hạnh phúc trong cuộc sống, gắn bó với người bằng những mối nhân tình đầm ấm và trong sáng… bấy nhiêu nội dung phong phú của chủ nghĩa nhân đạo đều có thể thấy trong văn học nước ta Macxim Gorki đã từng phát biểu: “Con người, cái tên mới vang dội làm sao!” Niềm tự hào về con người như thế có thể thấy rất rõ ở nhiều tác giả Việt

Nam và được biểu hiện dưới nhiều hình thức phong phú qua vô vàn hình tượng văn học đa diện và đa dạng

Càng về cuối giai đoạn thì vấn đề số phận con người được nêu lên một cách gay gắt Vấn đề số phận cá nhân ít nhiều cũng được đặt ra mà không cực đoan, không sa vào chủ nghĩa vị kỉ Con người là chủ nhân của đời sống xã hội

Trong các hình thái đẹp và sự vật đẹp thì con người là đẹp nhất Vẻ đẹp của con người bao gồm hai bộ phận: cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài, mà quan trọng nhất chính là vẻ đẹp bên trong – vẻ đẹp của các phẩm chất tinh thần, của tâm hồn và tình cảm

2.4.1 Quan niệm rộng mở về con người Đã có một cái nhìn và quan niệm thật rộng mở về con người trong các tác phẩm truyền kì giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX Qua những phần đã phân tích ở trên, chúng ta bắt gặp hình ảnh của cả những con người thánh nhân và những con người trần thế, cả những người tốt và những người cực xấu Đối tượng phản ánh của các nhà văn đã rộng và bao quát hơn, đa chiều hơn, nội dung phản ánh gần hơn với sứ mệnh “Nghệ thuật vị nhân sinh” của văn chương mà sau bao tranh luận cuối cùng đã có thể kết luận được

Trong quan niệm rộng mở và mới mẻ về con người bao gồm từ những nguyên tắc đạo lí làm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, đến những khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống của con người trong đó có quyền sống cá nhân Nó cũng là tấm lòng thiết tha vun đắp những giá trị nhân đạo ngày một tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ, đặc biệt là với trẻ em, phụ nữ, với những người lương thiện mà bị hãm hại, những người hồng nhan mà bạc mệnh, những người tài tử mà lận đận đa cùng…

2.4.1.1 Con người với những phẩm chất tốt đẹp

Không ai phủ nhận rằng trên thực tế, luôn tồn tại một sự đối lập giữa hai loại người mang trong mình những phẩm chất đối lập nhau như tốt và xấu, thiện và ác, thông minh và ngu dốt Nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa là giữa hai loại người ấy tồn tại một ranh giới tuyệt đối Bởi vì một người được coi là tốt đẹp thì cũng đâu chắc tất cả mọi điều thuộc về con người anh ta đều hoàn thiện, và trái lại, một kẻ bị coi là xấu xa thì đâu phải bất cứ cái gì thuộc về hắn cũng xấu xa đáng ghét Như K Marx đã nói thì con người sống là thực hiện mình trong một loạt các mối quan hệ xã hội: “Con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội” Trong các mối quan hệ ấy, những phẩm chất thuộc về bẩm sinh của con người được tập trung, cấu tạo lại và phải biến đổi Vì thế mới tạo ra được những tính cách mới, những tính cách con người luôn vận động, biến đổi theo quy luật của mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh

Nét chủ đạo dễ nhận thấy trong các tác phẩm giai đoạn này là đề cao những phẩm chất của con người: lòng nhân hậu, tình mẫu tử, tình yêu chung thủy, niềm khát khao và ước vọng về hạnh phúc…

Trong Sinh đẻ kì lạ (Lan Trì kiến văn lục), Vũ Trinh làm người đọc vừa kinh sợ vừa cảm động trước tình cha mẹ và cảnh ngộ trớ trêu của một gia đình nghèo Người mẹ đã chết khi mang thai được bảy, tám tháng, ấy vậy mà một đứa bé lại được sinh ra dưới mồ, người mẹ ngày ngày phải lên trần mua bánh khảo về mớm cho con Người bố nghe kể, đến đào mộ vợ ôm con về, nhưng hàng xóm ai cũng sợ đứa bé do người chết sinh ra nên không dám đến gần, nói chi đến việc cho bú nhờ Người cha chịu cảnh gà trống nuôi con và ngày ngày cho đứa bé sơ sinh ăn bằng cách mớm cơm, mớm cháo đến khi nó lớn

Tình yêu chung thủy được các tác giả chú ý đề cập, đặc biệt là Vũ Trinh

Trong bản giao hưởng nhiều sắc màu của Lan Trì kiến văn lục, đã nhiều lần những bài tình ca ngọt ngào vang lên Có bài ca ca ngợi thứ ái tình sau một đêm gặp tưởng dễ phôi phai mà lại sâu nặng nghĩa tình giữa chàng nho sinh và cô gái hủi trong Tháp báo ân , giữa cô gái và chàng trai nghèo trong Sống lại Có bài ca biểu dương tấm lòng đồng cam cộng khổ của vợ chồng cô ba trong Bà phu nhân

Lan Quận công ; hay khúc hát bi thương đầy cảm động về tình yêu của người chồng đối với vợ trong Con giải …

Vũ Phương Đề còn thông qua Chuột đậy mặt, biết điềm lành dữ (Công dư tiệp kí) bộc lộ ý kiến chân thành của mình về thuyết thiện – ác ở đời: “… có thể từ đó mà suy ra điều thiện ác, và người đời nghe chuyện không thể không gắng gỏi làm điều thiện vậy” Dĩ nhiên không phải tất cả những phẩm chất tốt đẹp – những đức tính thuộc thiện của con người đều được thể hiện và ngợi ca trong những truyện truyền kì này, nhưng những gì các tác giả đề cập đã bộc lộ rõ sự quan tâm thực sự của họ đối với con người, bởi đó đều là những tính cách gần gũi nhất, những phẩm chất bình dị nhất mà lại tỏa sáng nhân cách của chữ Người theo đúng nghĩa

2.4.1.2 Quan niệm mới về hạnh phúc

Từ điển Tiếng Việt thông dụng (NXB Trẻ, TpHCM, 1998) định nghĩa:

Hạnh phúc là một danh từ chỉ sự “gặp được nhiều sung sướng, toại nguyện” [16,

182] Điều toại nguyện trong cuộc đời mỗi con người lại mỗi khác, có những niềm hạnh phúc lớn lao nhưng cũng có những điều lại vô cùng giản dị Trong văn chương trung đại quen thuộc, hạnh phúc của nhân vật, của mỗi cá nhân thường hòa trong niềm vui chung của đất nước, hòa với cái Ta rộng lớn, đó là thứ hạnh phúc của những bậc vĩ nhân dành cả cuộc đời cho đất nước, hạnh phúc khi đất nước hòa bình, dân chúng ấm no Trong truyện truyền kì, chúng ta bắt gặp những cung bậc rất phong phú mà rộng mở vô cùng của cung đàn hạnh phúc

Vẫn thấy rất nhiều trong những trang văn kì ảo hình bóng của thứ hạnh phúc cuộc đời quen thuộc, đó là niềm vui khi được vinh danh trên bảng vàng, được thỏa ước nguyện của chí làm trai sau bao năm đèn sách Nốt nhạc hạnh phúc này xuất phát từ quan niệm trung thành với Nho học, tiến thân bằng con đường học vấn và phục vụ triều đình, gắn với đề tài thi cử vốn được đề cập rất nhiều trong văn chương

Nhưng ngược lại, cũng có những niềm hạnh phúc vượt ra ngoài lẽ “xuất, xử, hành” của nhà Nho, vượt ra khỏi những khuôn khổ, lễ nghi, giáo điều của triều đình phong kiến, ấy là niềm hạnh phúc mới mẻ mà Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã được trải nghiệm trong thời gian lui về ở ẩn, “tàng” giữa chốn thiên nhiên Lúc này, hạnh phúc nghĩa là được tự do tự tại làm những điều mình muốn, đi đây đi đó, phiêu bồng thỏa chí Phạm Viên là một nhân vật trở đi trở lại trong nhiều truyện và rất tiêu biểu cho quan niệm này (như truyện Phạm

Viên trong Lan Trì kiến văn lục – Vũ Trinh, Thành Đạo Tử, Ông Nguyễn Hoàn, Ông Nguyễn Trọng Thường - Tang thương ngẫu lục – Phạm Đình Hổ,

Nguyễn Án, Ông tiên Đông Thành trong Thoái thực kí văn của Trương Quốc

Dụng, Ông sư tiên núi Nưa – Sơn cư tạp thuật – Khuyết danh, và sau này trong Chân nhân Phạm Viên – Nam thiên trân dị tập – Khuyết danh…) Cha là Tiến sĩ triều đình, bản thân Phạm Viên cũng có nhiều cơ hội để nối nghiệp cha, nhưng ông đã bỏ ý định tiến thân bằng con đường khoa hoạn, nghiền ngẫm tinh thông các sách phương thuật, sau đắc đạo thành tiên, đi khắp nơi dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cứu người, thoắt ẩn thoắt hiện, đi mây về gió không ai biết tung tích Người có nhã ý muốn tìm gặp ông quả là không gặp được, chỉ có hữu duyên thì gặp mà thôi

Hạnh phúc cũng không còn chỉ là điều đạt được do ta hoạch định và phấn đấu trong một thời gian dài nữa, mà có thứ hạnh phúc bất ngờ, hạnh phúc ngắn ngủi nhưng thực sự để lại ấn tượng sâu sắc Đó là phút giây hạnh phúc của người đàn bà góa và ông khách qua đường, để rồi sau lúc đó người đàn ông chết, họ không bao giờ được gặp nhau nữa, nhưng dư âm để lại chính là người con trai tài năng nổi bật Trạng nguyên Giáp Hải ( Nhận ra mẹ đẻ - Công dư tiệp kí – Vũ

NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN

Chuyển đổi giữa “kì - thực”

Cái kì vốn là một phạm trù của mĩ học Trung Hoa cổ đại, là đặc thù tư duy của một giai đoạn lịch sử Trong phần 1.1.1.1, khi xác định Yếu tố kì ảo và Văn học kì ảo, chúng tôi cũng đã khẳng định rằng: yếu tố không thể thiếu của truyền kì mà hầu hết các nhà làm từ điển đều quan tâm, đó là yếu tố “kì” (lạ) Trung Hoa văn hóa đại từ hải cho rằng tên gọi của thể loại bắt nguồn từ yếu tố ấy Từ điển văn học năm 1984 do Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Từ điển văn học (từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX) của Nhà xuất bản Giáo dục năm 1999, mục

Truyền kì đều chú ý trước hết đến yếu tố “kì”

Tất nhiên, “kì” xuất hiện trong các tác phẩm truyền kì với mực độ đậm nhạt khác nhau: có khi nó chỉ là một vài chi tiết, một vài sự việc kì lạ trong cuộc sống được ghi lại nguyên dạng ( Tiến sĩ ăn khỏe, Chôn xương bụng ngựa –

Công dư tiệp kí – Vũ Phương Đề), ghi chép về những con người có hình dạng kì quặc, xấu xí, không bình thường ( Con lai rắn, Người khổng lồ - Lan Trì kiến văn lục – Vũ Trinh) Ngoài ra còn thể hiện ở những hiện tượng kì lạ trong tự nhiên ( Giao long ngủ nhờ - Công dư tiệp kí – Vũ Phương Đề) Thực ra những chuyện kì lạ như vậy thời kì nào và xã hội nào cũng có, nhưng ở thời ngày xưa người ta chưa thể lí giải bản chất sự việc một cách khoa học, nên chỉ biết ghi chép lại để “truyền nghi” đến mai sau

Tuy nhiên cũng có những cái “kì” nằm trong cốt truyện và có những dụng ý tương đối rõ ràng, giúp câu chuyện phát triển song toàn bộ mạch truyện vẫn ổn định và nhất thống, vẫn gần với hiện thực Đó phần nhiều là những câu chuyện về các danh sĩ, ở đó có sự kết hợp giữa những chi tiết “người thật việc thật” và những huyền thoại được viền nét xung quanh họ Những truyện này thường liên quan nhiều với những huyền thoại, truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian qua nhiều vùng dân cư, do đó cũng xảy ra trường hợp nhân vật lặp đi lặp lại, xuất hiện trong nhiều tác phẩm của cùng hoặc nhiều tác giả khác nhau… Nhóm truyện về cư sĩ Phạm Viên hay các câu chuyện về các vị hoàng đế (trong Tang thương ngẫu lục – Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án) tiêu biểu cho loại truyện này

Trong các tác phẩm ấy, cái “kì” – đặc điểm chủ yếu của truyền kì đã được thể hiện khá sinh động trong hệ thống môtip phong phú (như chúng tôi đã nêu ở phần 2.1.3: môtip giấc mơ, thụ thai kì lạ, sinh đẻ kì lạ, chết kì lạ…), trong cốt truyện một chiều tương đối đơn giản, rành mạch tạo nên tính mĩ cảm đậm nét, khắc sâu ấn tượng và giúp độc giả dễ nhớ, nhớ lâu

Bên cạnh yếu tố “kì”, điều làm truyện truyền kì giai đoạn này trở nên đặc sắc và khác so với truyền kì giai đoạn trước và những truyện kì ảo của nước ngoài chính là bởi yếu tố “thực” Hay đó chính là xu hướng thực hóa trong văn học đã bắt đầu từ cuối thế kỉ XVII, được phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII, XIX, và thực sự chín muồi với tên tuổi nổi bật của Vũ Trinh Đây là một chi tiết quan trọng, tạo nên bộ mặt mới của truyền kì, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai trong những phần tiếp theo Đến giai đoạn này, mối quan hệ giữa yếu tố “kì” và “thực” hoàn toàn thay đổi Cái “thực” trở thành mục đích của sáng tác Cái “kì” ở đây không phải do tác giả tưởng tượng, hư cấu, tự xây dựng nên mà là kết quả của sự ghi chép, nó nghiêng về cái lạ Vũ Phương Đề và Vũ Trinh đã ghi chép về những hiện tượng kì lạ trong cuộc sống: những ông quan ăn khỏe và có sức khỏe hơn người ( Thượng thư Lương Hữu Khánh, Tiến sĩ ăn khỏe – Công dư tiệp kí), những tên kẻ trộm phát sinh ngày càng nhiều trong xã hội, len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội, tạo nên nhiều hiện tượng lạ (kẻ trộm làm quan – Tên ăn trộm – Lan Trì kiến văn lục, kẻ trộm lừa được cả thần thánh – Kẻ trộm lừa thần thánh – Công dư tiệp kí)… Lấy yếu tố “kì” làm phương tiện truyền tải, nhưng mục đích của các tác giả vẫn là phản ánh cái “thực”, những hiện tượng có thật trong cuộc sống thời đó

Tuy nhiên, những tác phẩm thành công vẫn là những truyện kết hợp thành công giữa cái “kì” và cái “thực”, trong đó, cái “kì” và cái “thực” là hai mặt của một vấn đề, không xung khắc mà ngược lại bổ sung cho nhau để cùng hoàn thiện và hấp dẫn hơn Tây du kí (tác giả Ngô Thừa Ân đời Minh) xuất hiện như một bộ tiểu thuyết thần thoại rực rỡ chói mắt, được sáng tác trên cơ sở sự kết hợp của hai yếu tố “kì” và “thực” Dựa vào câu chuyện có thật về nhà sư Huyền Trang đời Đường Thái Tông không sợ gian khó nguy hiểm một mình đi Thiên Trúc (nay là Ấn Độ) lấy kinh, Ngô Thừa Ân đã tham khảo thêm truyền thuyết dân gian và hí khúc, thoại bản rồi gia công sáng tạo thành Thông qua hình thức kì ảo, mượn hình ảnh thế giới trên trời và các loài yêu quái mà khắc họa nên một số đặc điểm của xã hội hiện thực, Tây du kí đã có giọng điệu chế giễu trào lộng, vận dụng bút pháp lãng mạn khiến cho tiểu thuyết tràn đầy không khí kì ảo, thể hiện một sức tưởng tượng nghệ thuật hiếm có Việc sáng tạo ra nhân vật Tôn Ngộ Không lí tưởng hóa như thế là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử văn học Trung Quốc Nhiều nhân vật khác vừa có tính thần kì vừa có tính hiện thực mạnh mẽ, lại có thuộc tính tự nhiên của động vật, là mẫu mực thành công trong việc sáng tạo hình tượng đối với đời sau Các nhà kì ảo hiện đại bị tư duy duy lí phương Tây cùng những thành tựu trước mắt của nền công nghiệp hiện đại chi phối, đã có thời kì tin tưởng rằng có thể quét sạch mọi tàn dư của thứ văn chương tưởng tượng, hư cấu khi xưa, nghĩa là chọn một chỗ đứng trên mảnh đất hiện thực và tự chặt đi đôi cánh thần kì của mình Nhưng dù sao thì họ - những Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Cung Khanh, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Huy Thiệp… cũng đã phải một lần nữa quay lại con đường xưa Và sự thành công của họ, cũng như thành công của người xưa chính là ở chỗ đã kết hợp được một cách nhuần nhuyễn hai yếu tố Thực - Ảo với nhau, đạt đến độ như Phùng Kí Tài từng ca ngợi:

Bảo giả toàn là giả Bảo thật thật cả thôi Đọc đến khi hứng thú Thật giả chẳng đôi hồi

Trong một số truyện của Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh cũng đã thể hiện thành công phương pháp sáng tác đó Lấy xuất phát điểm là những nhân vật có thật trong lịch sử, như Trạng Quỳnh (danh sĩ nổi tiếng hay chữ, đã gắn với nhiều giai thoại dân gian trào phúng, trong đó có tình yêu với Đoàn Thị Điểm), Phạm Viên, Đỗ Uông, Nguyễn Trật, Nguyễn Đăng Đạo… tác giả đã gắn họ với những chuyện lạ thường: đàm đạo thơ văn với thần tiên, được thần tiên giúp thi đỗ, nói chuyện với ma…

Nhưng cho dù có sự kết hợp, cho dù bản chất của truyền kì vốn dĩ gắn liền với chữ “kì”, thì sự phát triển đặc biệt của truyện truyền kì giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX đã kéo yếu tố “thực” lên vị trí trung tâm hơn, với một vai trò quan trọng hơn, trở thành một đặc điểm đặc biệt và khác biệt của truyền kì giai đoạn này so với truyền kì dân tộc các giai đoạn trước và sau này cũng như truyền kì thế giới

3.2 “Thực” trong nghệ thuật tự sự

GS Trần Đình Sử đã lưu ý nhiều đến tinh thần thực lục, nguyên tắc chép sử, lập hồ sơ nhân vật của các tác phẩm thời kì này Trong đó, đặc biệt chú ý đến nghệ thuật trần thuật

3.2.1 Vị trí của người trần thuật

“Lời trần thuật của tác giả được phân làm hai: Lời trần thuật miêu tả câu chuyện và lời bàn (bình) với hai tư cách khác nhau Một người làm người kể chuyện khách quan “biết hết”, “biết trước” và một người bình luận về mặt đạo đức hoặc nghệ thuật có quan điểm xác định” – (Trần Đình Sử) Đây chính là điểm làm cho các truyện truyền kì giống nhau và đều cho thấy ảnh hưởng của bút pháp viết sử và sử bình vào văn học

Mở đầu và kết thúc nhiều truyện thường có một câu hoặc một cụm từ, đại loại “chuyện này do… kể lại” Đây là một thủ pháp nhằm tạo ra tính tin cậy cho sự việc được kể, đồng thời cũng thể hiện phương pháp sáng tác của tác giả chỉ là ghi chép lại, ý định của tác giả là giữ nguyên vẹn những tình huống được truyền đạt Tác giả do vậy mà đã đóng thành công vai trò “người kể chuyện” Đây là một đặc điểm tương đối mới trong truyện truyền kì giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, tạo nên một giọng điệu trần thuật khách quan, bình dị, khác với giọng điệu tự sự, hào hoa, truyền cảm trong Thánh Tông di thảo và Truyền kì mạn lục ngày xưa

Người kể chuyện thường mượn một cái tên có thật để kể: “Lúc bấy giờ, chú dượng ta là Trần Đương làm tướng cai quản ở đồn, xử vụ án này” ( Cá thần

– Lan Trì kiến văn lục); “Bấy giờ ta làm quan huyện Quốc Oai được nghe quan

Huấn đạo huyện Lâm Thao là Nguyễn Quyền kể lại chuyện ấy Ông lại nói: “Đã từng thấy đứa bé con của rắn khi nó được ba bốn tuổi” ( Con lai rắn – Lan Trì kiến văn lục)

Người trần thuật thường là người trực tiếp tham gia – một nhân vật trong câu chuyện, hoặc được chứng kiến tận mắt câu chuyện, hoặc trực tiếp được nghe người trong cuộc kể lại Chính vị trí này dẫn tới đặc điểm thứ hai

3.2.2 Góc độ của điểm nhìn trần thuật

Tinh giản trong văn phong

Tinh giản, mạch lạc là một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật truyện truyền kì giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, nó ngược hẳn với cấu trúc tầng tầng lớp lang của kì ảo hiện đại, cũng ngắn hơn hẳn so với truyền kì thời gian trước đó Các tác giả truyền kì giai đoạn này đã sử dụng một văn phong khúc chiết, mạch lạc trong một kết cấu chặt chẽ

3.3.1 Câu văn gọn Đặc điểm nổi bật của truyền kì giai đoạn này là cách viết giản dị, ít dùng câu văn biền ngẫu, hầu hết không dùng điển cố, không hoa mĩ cầu kì và đậm chất văn xuôi Điều này dường như đi ngược lại với phong cách bác học, cố ý gây

“khổ độc” cho độc giả như ở những thế kỉ trước Trong quá trình nghiên cứu văn bản tác phẩm, chúng tôi đã chú tâm tìm và dự định làm một bảng thống kê về những điển cố, điển tích Nhưng ngoài sự mong muốn của chúng tôi, trong 83 truyện chúng tôi khảo sát thì chỉ có duy nhất bốn lần điển xuất hiện, mà đều là những điển rất quen thuộc: “lời thề của vua nước Nhật Nguyệt” (nguyên chú: điển này lấy từ vị tăng tên là Tượng trong Minh kỉ - Kiếp sau của sư Bật Sô );

“vợ Thôi Thao mất trộm lốt” (Thôi Thao đi đến quán Hiếu Nghĩa, thấy một người đàn bà gối đầu vào bộ da hổ mà ngủ Thôi Thao kéo lấy da hổ vứt xuống giếng Người đàn bà chợt tỉnh dậy, mất da không biến được nữa, bèn cùng Thao kết vợ chồng Sau ba năm dò biết da hổ ở dưới giếng, nàng vớt lên, khoác vào, hóa làm con hổ, gầm thét mà đi mất – Chuột đậy mặt, biết điềm lành dữ ); “Vũ

Môn” (lấy điển từ Tam Tần kí : ở bến Vũ Môn, khi sóng hoa đào nổi lên thì cá chép thi vượt để hóa rồng – Con chó nhà nghèo có nghĩa ); “Lưu, Nguyễn vào

Thiên Thai” (Lưu Thần và Nguyễn Triệu người đời Hán, vào núi Thiên Thai hái thuốc, lạc vào động tiên, cùng tiên nữ kết duyên chồng vợ Được nửa năm hai người nhớ nhà đòi về, tiên nữ mở tiệc tiễn, đưa đến cửa động Lưu, Nguyễn về đến nhà thì người quen thuộc không còn ai, đã qua bảy đời, muốn trở lại nơi cũ nhưng không tìm thấy lối xưa nữa – Ông Nguyễn Hoàn ) Chắc chắn không phải vì các tác gia này không đủ sự tinh thông kim cổ, không đủ sự uyên bác để sử dụng điển theo cách quen thuộc từ xưa, mà đây có thể coi là hiện tượng mới lạ của văn học trung đại, mang dụng ý nghệ thuật của người viết

Thường trong câu văn có câu dài câu ngắn, câu ngắn như chiếc dao găm, câu dài như ngọn giáo Dao găm hay ngọn giáo mỗi loại đều có thế mạnh riêng, nếu biết cách sử dụng thì loại nào cũng hay cả Ưu điểm của câu ngắn là ngắn gọn, mạnh mẽ, rõ ràng, kể chuyện thì dứt khoát, giảng giải thì dễ hiểu Nó đặc biệt thích hợp để biểu đạt những tình cảm căng thẳng hào hứng kích động Nói chung, câu ngắn được dùng vào trong các cuộc đối thoại hàng ngày, trong diễn thuyết thảo luận, trong kịch bản, trong lời thoại của tiểu thuyết

Một đoạn đối thoại trong Tháp báo ân (Lan Trì kiến văn lục – Vũ

“Lễ xong chào xin đi, ông giữ chàng lại hỏi:

- Phu nhân quý danh là gì?

- Thưa, tôi chưa có vợ

- Hay là ông đã góa vợ?

Nghệ thuật làm đẹp ngôn ngữ (nghệ thuật tu từ) ngoài dùng từ chính xác, dùng từ đắt, khéo chọn từ gần nghĩa, thay đổi vị trí của thành phần câu… còn đòi hỏi lời văn ngắn gọn, quý mực như vàng, cố tránh nói khoác, nói suông để đạt đến lời gọn, ý đủ

Nhà văn đời Bắc Tống là Âu Dương Tu một hôm cùng bạn ra ngoài du ngoạn nhìn thấy một con ngựa đang bị kích động lao nhanh giẫm chết một con chó Âu Dương Tu đề nghị kể chuyện ấy lại, người đồng sự nói như thế này: “Có một con chó nằm giữa đường, một con ngựa giật mình giẫm chết nó” Âu Dương

Tu cảm thấy anh ta nói dài dòng, bảo chỉ cần nói: “Ngựa kinh hoàng giẫm chết một con chó giữa đường” thế là đủ

Nhà viết kịch Tào Ngu trong vở kịch Nhật xuất vốn miêu tả mợ Tám Cố như thế này: “Mặc một chiếc áo dài hoa, viền vàng rực rỡ màu sắc tươi mới chói mắt, chiếc áo bó sát lấy thân bà” Về sau ông bỏ đi chữ “rực rỡ”, bởi vì mấy chữ

“tươi mới chói mắt” cũng đã bao hàm ý đó rồi

Trong khi đó, câu văn dài với ưu điểm đầy đủ, chặt chẽ, ôn tồn, trang trọng, tế nhị, uyển chuyển, thích hợp để thuyết minh lí lẽ, trình bày lí do, để tự sự, tả cảnh, thường được sử dụng trong văn chính luận, văn miêu tả hoặc trữ tình của tiểu thuyết thì ít xuất hiện hơn, do đó chất trữ tình trong một số tác phẩm bị giảm sút

Một đoạn văn tả cảnh trong Tiên ngoài hải đảo (Lan Trì kiến văn lục –

Vũ Trinh): “Một hôm, thuyền của họ bị gió thổi dạt đến một hòn đảo, trên núi cây cỏ tốt tươi, dưới núi đất bằng phẳng, rộng đến mấy chục mẫu, cỏ mảnh mượt như đệm Một con hươu từ bụi rậm chạy ra, mọi người cùng nhau cầm sào gậy, vạch dây leo mà đuổi theo” Bình thường với những đoạn tả cảnh thì trong văn xuôi cổ, lối văn biền ngẫu và những câu văn dài rất được ưa chuộng, nhưng câu văn ở đây lại ngắn gọn, dấu chấm, phẩy được sử dụng rất nhiều

Từ kiểu kết cấu vận văn xen biền văn nặng nề trong Truyền kì tân phả đến việc bỏ kết cấu vận văn xen biền văn, câu văn ngắn gọn, súc tích trong Lan trì kiến văn lục

Câu văn không chỉ gọn gàng hơn mà cả những lời mở đầu và lời bình cuối (như trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) cũng được giản bớt

Tác phẩm nghệ thuật nói chung (bao gồm văn xuôi, thơ, truyện, tranh ảnh và cả bài hát) coi trọng lời bình, vì đó là nơi tóm gọn quan điểm của chính tác giả (nếu tác giả viết lời bình), hoặc thể hiện sự đánh giá của dư luận, độc giả và giới nghiên cứu (nếu người khác viết lời bình) Rất nhiều lời bình đã nâng được giá trị thực chất của tác phẩm Trong cuốn sách Chân dung và Đối thoại, Trần Đăng Khoa đã kể câu chuyện thú vị về câu thơ mừng chiến thắng Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu:

Ngày đăng: 06/12/2022, 21:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cụ thể, sẽ khảo sát tác giả và số lượng tác phẩm như trong bảng sau đây: - Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
th ể, sẽ khảo sát tác giả và số lượng tác phẩm như trong bảng sau đây: (Trang 14)
theo mẫu thánh nhân để cai trị thiên hạ). Thánh nhân quân tử là mẫu hình nhân vật lí tưởng của Nho gia, bao gồm từ các bậc vua chúa, thánh nhân, anh hùng,  đến cả Nho gia, Thiền sư, và những nhân vật nổi danh, tài đức lỗi lạc hoặc có nét  phi  phàm  xuất  - Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
theo mẫu thánh nhân để cai trị thiên hạ). Thánh nhân quân tử là mẫu hình nhân vật lí tưởng của Nho gia, bao gồm từ các bậc vua chúa, thánh nhân, anh hùng, đến cả Nho gia, Thiền sư, và những nhân vật nổi danh, tài đức lỗi lạc hoặc có nét phi phàm xuất (Trang 35)
Bảng thống kê nhân vật lịch sử - Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Bảng th ống kê nhân vật lịch sử (Trang 56)
Bảng thống kê lời bình trong mỗi tập truyện - Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Bảng th ống kê lời bình trong mỗi tập truyện (Trang 102)
Bảng thống kê số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại nước ta của từng triều đại nước ta  - Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Bảng th ống kê số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại nước ta của từng triều đại nước ta (Trang 125)
Bảng thống kê số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại nước ta của từng triều đại nước ta  - Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Bảng th ống kê số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại nước ta của từng triều đại nước ta (Trang 125)
Bảng thống kê sự xuất hiện của các môtip     Môtip     Môtip  - Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Bảng th ống kê sự xuất hiện của các môtip Môtip Môtip (Trang 126)
Bảng thống kê sự xuất hiện của các môtip     Môtip     Môtip  - Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Bảng th ống kê sự xuất hiện của các môtip Môtip Môtip (Trang 126)
(Bảng có hệ thống)  - Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm truyện truyền kì Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Bảng c ó hệ thống) (Trang 129)