MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN luôn là vấn đề được các nhà quản trị DN và các nhà nghiên cứu lý luận quan tâm nên trong thời gian qua, đã có nhiều tiếp cận nghiên cứu về lý luận và thực tiễn lĩnh vực sử dụng vốn kinh doanh trong DNXD và những tác động của vốn kinh doanh đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: luận án tiến sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp Nhà nước, các bài báo, bài nghiên cứu trong và ngoài nước, cụ thể:
Các nghiên cứu trong nước liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng, bao gồm:
Trần Hồ Lan (2004), "Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN ngành nhựa ở Việt Nam" - Đại học Kinh tế Quốc dân, đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Đề tài hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN ngành nhựa, gồm: Hệ thống tiêu chí đánh giá theo chế độ kế toán; hệ thống tiêu chí đánh giá của một số tác giả; hệ thống tiêu chí đánh giá của Thống kê - kinh tế thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân; hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo tác giả luận án.
+ Bài luận phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN ngành nhựa Việt Nam: Phân tích năng lực sản xuất vốn; hệ số vòng quay doanh thu thuần; hệ số vòng quay của vốn lưu động.
+ Bài luận phân tích hiệu quả sử dụng vốn của DN nhà nước lĩnh vực ngành nhựa từ năm 1996 đến năm 2001.
+ Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục như: Linh hoạt đòn cân nợ; thay đổi cách xác định nhu cầu vốn lưu động gắn chặt với việc tính lượng hàng tồn kho an toàn, lượng hàng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng để giảm vốn lưu động tồn kho trong các DNNN.
Nguyễn Quỳnh Sang (2008), "Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông" - Trường Đại học Giao thông vận tải, đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Bài tiểu luận phân tích các doanh nghiệp xây dựng giao thông khi họ chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đánh giá sự đổi mới cơ cấu vốn và giải thích các lý do cơ bản đằng sau việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông hiện nay bằng cách sử dụng hệ thống dữ liệu.
+ Bài luận nghiên cứu xem xét những khiếm khuyết chính trong quản trị doanh nghiệp, năng lực sản xuất, quy mô doanh nghiệp, vốn điều lệ thấp, sức cạnh tranh thấp của ngành xây dựng công trình giao thông.
+ Bài luận đưa ra các khuyến nghị hành động đổi mới trong các lĩnh vực, nâng cao nhận thức về hội nhập, cập nhật cơ cấu tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp vận tải và xây dựng, nâng cao năng lực nguồn nhân lực và tạo dựng văn hóa doanh nghiệp.
+ Đưa ra giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây lắp.
Hệ thống dữ liệu nghiên cứu bao gồm các năm 1999 đến 2005 và hệ thống giải pháp năm 2009.
Trần Thị Thanh Tú (2006), "Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay" - Đại học kinh tế Quốc dân Luận án đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Luận giải những vấn đề và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, mô hình cơ cấu vốn tối ưu.
+ Đánh giá tình trạng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam.
+ Đề xuất các biện pháp hoàn thiện các điều kiện xây dựng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu cơ cấu vốn của DNNN Việt Nam hiện nay.
Theo Th.S Phan Hồng Mai (2012), "Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam" - Trường Đại học kinh tế quốc dân Bài luận đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Bài luận đã dựa vào thông tin được lấy từ các công ty cổ phần xây dựng niêm yết, tổng doanh thu của DN của các hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng cao Từ đó nhận định được các nội dung quản lý tài sản tại DN ngành xây dựng.
+ Bài luận đã mô tả và đánh giá công tác quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam.
+ Đưa ra các giải phải, phương án huy động vốn, hạ tỷ lệ nợ ngắn hạn, quản lý tài sản đến ROA và ROE, cũng như các cách đánh giá tác động trực tiếp của việc sử dụng mô hình Miller-Orr đối với quản lý ngân sách quản lý công nợ và tồn kho bằng phần mềm kế toán.
Tuy nhiên, các luận văn nói trên vẫn chưa làm rõ được các yếu tố chính xác có vai trò trong việc phân loại vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp xây lắp Bài tiểu luận chủ yếu chỉ tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp, chưa chứng minh được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Các doanh nghiệp xây dựng đặc biệt quy mô lớn bị ảnh hưởng do chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn và chưa sử dụng được các mô hình định lượng mối liên hệ giữa quan điểm quản lý tài chính, đặc biệt là các DNXD có quy mô lớn chịu ảnh hưởng nhiều ở giai đoạn trong và sau khủng hoảng kinh tế.
Từ giai đoạn xảy ra khủng hoảng kinh tế đến nay, chưa có các nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xây dựng và những hạn chế của hiệu quả sử dụng vốn khi doanh nghiệp gặp phải môi trường kinh doanh đầy thách thức.
Các nghiên cứu nước ngoài, bao gồm: Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về đề tài vốn kinh doanh trên thế giới:
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Tổng hợp các lý thuyết về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, thêm vào đó phân thích thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Mục tiêu 1: Hệ thống hóa lý thuyết về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng.
Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng sử dụng vốn kinh doanh, các yếu tố dẫn đến tình trạng sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả tại các doanh nghiệp xây dựng của Tổng công ty xuất khẩu và xây dựng Việt Nam.
Mục tiêu 3: Đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm mục đích giúp Tổng Công ty xuất khẩu và xây dựng Việt Nam sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả hơn.
Phương pháp nghiên cứu
Bằng cách tiến hành thu thập và xử lý số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Sau đó, thực hiện quy trình tổng hợp để đưa ra kết luận tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng Công ty.
Phân tích, so sánh và đối chiếu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty, từ đó đề xuất các giải pháp và đánh giá tình hình hoạt động tài chính vốn kinh doanh của Tổng công ty trong những năm tài chính vừa qua.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty xuất khẩu và xây dựng Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Không gian nghiên cứu: Công ty Xây dựng và Xuất khẩu Việt Nam là địa điểm nghiên cứu của đề tài.
+ Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021.
Kết cấu đề tài
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
Chương 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM.
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNGVIỆT NAM.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KD VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh Để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh, việc sử dụng và quản lý vốn kinh doanh một cách hiệu quả là chìa khóa của sự vận hành tốt và định hướng phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp.
Khái niệm về vốn kinh doanh được hiểu là: " Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể được hiểu như là khối lượng giá trị được tạo lập và đưa vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi Theo đó, vốn kinh doanh là tài sản, phương tiện và các yếu tố vật chất khác (tiền tệ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, ) mà một doanh nghiệp phải có để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình"[1] 1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh.
- Vốn kinh doanh là nguồn lực ban đầu, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất mới và mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Vốn kinh doanh là cái đầu tiên và tất yếu trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Vốn kinh doanh luôn tuần hoàn, điểm cuối của vòng tuần hoàn vốn là giá trị, nếu giá trị thu được lớn hơn giá trị ban đầu bỏ ra thì mới có lãi Vì vậy mục tiêu của doanh nghiệp là làm sao cải thiện được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó tạo giá trị lớn hơn giá trị ban đầu bỏ ra.
- Kết thúc chu kỳ, vốn kinh doanh không được thu hồi đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
2.1.2 Nguyên tắc cơ bản về quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không, vì vậy cần nắm vững những đặc điểm của từng loại vốn kinh doanh khi nó tham gia vào quy trình sản xuất kinh doanh của công ty Khi sử dụng vốn kinh doanh cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
2.1.2.1 Sử dụng vốn đúng mục đích
Tuân thủ nguyên tắc sử dụng vốn kinh doanh đúng mục đích sẽ góp phần bảo toàn vốn kinh doanh.
2.1.2.2 Sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm, hiệu quả
Sử dụng nguồn vốn kinh doanh hiệu quả, không bị lãng phí là mục tiêu hướng tới của bất kỳ tổ chức nào, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, quan trọng nhất là tổ chức sử dụng và quản lý vốn kinh doanh.
2.1.2.3 Sử dụng vốn kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán
Trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh, không được phép sử dụng tùy tiện, không tuân thủ nguyên tắc Sử dụng vốn kinh doanh cần phải có hạch toán đầy đủ, chính xác, càng chi tiết càng tốt Chỉ có như vậy mới đảm bảo việc quản lý vốn kinh doanh một cách chặt chẽ, giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.
2.1.2.4 Sử dụng vốn kinh doanh một cách hợp pháp, hợp lý
Sử dụng vốn kinh doanh hợp pháp ở đây là chấp hành nghiêm chỉnh quy định, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế từ việc huy động vốn, quản lý sử dụng vốn, đến việc giải ngân vốn, thanh toán kịp thời sòng phẳng các khoản phải trả cho các đối tác, cho ngân sách và người lao động vv.
Tính hợp lý thể hiện qua việc sử dụng linh động vốn kinh doanh hiện có, đảm bảo điều hòa vốn cân đối vốn giữa các khâu, các công đoạn vv làm sao cho toàn bộ guồng máy hoạt động của doanh nghiệp không có khâu nào thừa hoặc thiếu vốn kinh doanh, giảm tình trạng tồn đọng vốn ở một số khâu trong khi đó một số khâu khác lại không có vốn để sản xuất Vốn kinh doanh cũng cần phải được đầu tư tập trung, tránh tình trạng dàn trải vốn kinh doanh.
2.1.3 Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh được phân loại khác nhau theo từng mục đích kinh doanh.
Dựa vào vai trò và đặc điểm luân chuyển của vốn khi tham gia vào chu trình sản xuất kinh doanh thì vốn kinh doanh được chia thành hai loại là vốn cố định và vốn lưu động.
“Vốn cố định là vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên Tài sản cố định (TSCĐ) tại một thời điểm nhất định, nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển vốn khi tái sản xuất được Tài sản cố định về mặt giá trị” [3] Vốn cố định được phân loại như sau:
* Khấu hao tài sản cố định. a Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. b Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
+ khấu hao theo phương pháp đường thẳng (khấu hao tuyến tính):
Dựa vào phương pháp này, giá trị khấu hao được chia đều cho thời gian sử dụng (năm) Như vậy giá trị khấu hao hàng năm là giá trị bình quân.
Mức khấu hao hàng năm =
+ Phương pháp khấu hao theo sản lượng: hàng năm số khấu hao được tính bằng cách là lấy số lượng sản phẩm sản xuất trong một năm nhân với mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm (mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm = tổng giá trị khấu hao tài sản cố định chia cho sản phẩm dự kiến sản xuất theo công xuất thiết kế).
+ Khấu hao nhanh: có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm thu hồi vốn cố định nhanh chóng Có hai phương pháp thường được sử dụng là:
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: khấu hao hàng năm của TSCĐ được tính theo cách là lấy giá trị còn lại của TSCĐ thời điểm đầu năm của năm tính khấu hao, sau đó nhân với tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm (tỷ lệ khấu hao cố định này thường lấy cao hơn tỷ lệ khấu hao bình quân một hệ số nhất định nào đó). Phương pháp này thường được các doanh nghiệp công nghệ cao áp dụng nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi nhanh của sự phát triển khoa học công nghệ.
Mức KH hàng năm = Giá trị còn lại x Tỷ lệ KH bình quân x hệ số KH nhanh
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù đo lường hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn kinh doanh vào giải quyết một nhu cầu nhất định trong đầu tư, phát triển sản xuất, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ khai thác sử dụng và quản lý vốn kinh doanh, làm cho vốn sinh lời cao nhất với chi phí thấp nhất.
Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không thể chỉ dừng lại ở việc đánh giá các lợi ích kinh tế thuần túy mang lại khi sử dụng vốn kinh doanh, mà còn cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cả về mặt xã hội, đôi khi hiệu quả về mặt xã hội có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều về mặt kinh tế Điều này đặt ra cho những nhà quản lý phải có cái nhìn tổng quát, đa chiều khi sử dụng vốn kinh doanh vào những mục đích kinh doanh nhất định.
* Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh xét về mặt kinh tế:
Phản ánh chất lượng sử dụng vốn kinh doanh vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh khả năng sinh lời của các yếu tố sản xuất thể hiện thông qua hàng loạt các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn, khả năng sinh lời Phản ánh mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận thu được Nếu xét riêng về mặt kinh tế thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: việc sử dụng vốn kinh doanh chỉ có hiệu quả khi doanh thu lớn hơn chi phí và tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn chi phí sử dụng vốn Chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
* Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh xét về mặt xã hội:
Về mặt xã hội, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phản ánh thông qua sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, như: việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho tiêu dùng vv. Xét ở tầm vĩ mô, hiệu quả sử dụng vốn là sự đầu tư để góp phần thúc đẩy phát triển cân đối giữa các vùng, miền; phát triển các vùng kinh tế khó khăn; xóa đói giảm nghèo vv.
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh xét về mặt xã hội chỉ mang tính chất tương đối, khó có thể đánh giá hết đươc, nó ảnh hưởng một cách lâu dài tới đời sống xã hội Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội luôn có sự đan xen bổ trợ cho nhau, quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Để có thể sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo những điều kiện cơ bản sau:
- Bảo toàn vốn kinh doanh, khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, không để vốn tồn đọng, nhàn rỗi, hạn chế việc bị các đối tác chiếm dụng vốn kinh doanh.
- Sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, tiết kiệm, nâng cao vòng quay vốn kinh doanh.
- Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tuân thủ qui định của Luật pháp, không sử dụng sai mục đích, làm thất thoát vốn, có biện pháp chống tham ô lãng phí vốn kinh doanh.
- Cần có biện pháp hiệu quả trong việc tích tụ và tập trung vốn kinh doanh đủ lớn để có thể nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, không đầu tư manh mún, dàn trải mà phải tập trung đầu tư vào ngành nghề mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao.
- Thường xuyên xem xét, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó kịp thời điều chỉnh và có biện pháp khắc phục những hạn chế trong công tác sử dụng vốn kinh doanh, phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm nhằm ngày một hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta, các doanh nghiệp không được bao cấp về vốn kinh doanh như mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, các doanh nghiệp độc lập về kinh tế, tự chủ hoàn toàn về vốn kinh doanh và quản lý vốn kinh doanh, chịu áp lực lớn từ các quy luật của nền kinh tế thị trường, vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan, hơn bao giờ hết trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thực hiện, để tồn tại và phát triển.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh doanh nghiệp sẽ có những lợi ích cơ bản như sau:
- Giúp doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận từ những điều kiện cụ thể hiện có của doanh nghiệp, làm cho lợi nhuận tăng cao, tạo lòng tin của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, giúp cho việc huy động vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được dễ dàng và thuận lợi.
- Đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng thanh toán, giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.
- Sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín và vị thế của DN trên thương trường, đây là một yếu tố hết sức thuận lợi để doanh nghiệp có thể xây dựng, củng cố và nâng cao lòng tin đối với khách hàng: một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc liên doanh liên kết, hợp tác làm ăn với các đối tác trong và ngoài nước.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp có điều kiện để đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao, chi phí giá thành hạ, giảm được ô nhiễm môi trường, tạo lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian sử dụng hiệu quả và hữu ích cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm chi phí cho việc sửa chữa, giảm thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra, từ đó tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển thuận lợi.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận, từ đó có điều kiện chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước tham gia đóng góp tốt hơn vào các hoạt động xã hội và cộng đồng, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
2.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Tổng quát ngành xây dựng Việt Nam
DNXD thành lập mới có tốc độ tăng nhanh qua các năm Năm 2016, có 33.134 DN; đến năm 2018 có tới 55.542 DN (tăng gấp 1,67 lần); đến năm 2021 số lượng DNXD đã là 74.543 DN, so với năm 2016 tăng 2,25 lần Quy mô vốn và số lượng DNXD trong nền kinh tế từ năm 2016 đến năm 2021 được phản ánh qua số liệu ở Bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3.1: Vốn kinh doanh của DNXD giai đoạn 2016-2021
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tỷ trọng trong tổng số
Tỷ trọng trong tổng số
Tỷ trọng trong tổng số
Tỷ trọng trong tổng số
Tỷ trọng trong tổng số
Tỷ trọng trong tổng số
3 Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ 5.231 15 7.542 15 10.896 22 15.214 20 13.654 22 17.105 23
4 Từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ 351 1 742 2 1.019 3 2.874 2 2.211 3 3.521 4
5 Từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ 81 1 112 1 178 1 687 1 253 1 976 1
Nguồn: Cục thống kê công nghiệp và xây dựng - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Có thể thấy tỷ trọng DN có vốn dưới 10 tỷ đồng rất lớn, sau đó đến 50 tỷ đồng,
DN có mức vốn trên 500 tỷ đồng ở thời điểm 31/12/2016 và 31/12/2021 không nhiều.
DNXD qua các lần sắp xếp, chuyển đổi vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm vị trí quan trọng trong toàn ngành Số lượng DNXD giảm xuống nhưng quy mô một DN lại tăng thêm; lực lượng lao động do các DNXD nắm giữ vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với ngành khác; quy mô vốn, số lượng DN, số lượng lao động, doanh thu, lợi nhuận,nộp NSNN của mỗi DN ở mức cao.
Khái quát chung về Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam
- Tên Công ty: Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam.
- Tên giao dịch tiếng Anh của Tổng Công ty: Viet Nam Construction and Import -
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014768 đăng ký lần đầu ngày
01/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
- Số Cổ phiếu đang niêm yết: 441,710,673 Cổ phiếu.
- Số Cổ phiếu đang lưu hành: 441,710,673 Cổ phiếu.
- Trụ sở giao dịch của Tổng Công ty: Tòa nhà Vinaconex, số 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.
- Website: http://www.vinaconex.com.vn
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/1988 theo Quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ Xây dựng Công ty được chuyển đổi thành Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xuất - nhập khẩu và xuất khẩu lao động Theo quyết định số 432 BXD/TCLĐ ngày10/08/1991 của Bộ Xây dựng.
- Quyết định số 992/BXD - TCLĐ ngày 20/11/1995 do Bộ Xây dựng ban hành về việc thành lập Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty 90 Theo đó, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam được Bộ Xây dựng cho phép tiếp nhận một số công ty xây dựng trực thuộc Bộ về Tổng Công ty.
- Theo Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ, VINACONEX được lựa chọn là một trong những Tổng Công ty Nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hóa toàn Tổng Công ty.
- Đại hội cổ đông thành lập Tổng Công ty cổ phần đã được tiến hành vào ngày 27 tháng 11 năm 2006, VINACONEX đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014768 đăng ký lần đầu ngày 01/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
- Cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 5/9/2008
- Trong năm 2009, Vinaconex đưa thêm 4 đơn vị thành viên niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội, nâng tổng số công ty thành viên đã niêm yết lên 15 đơn vị.
- Tháng 11/2010: Tăng vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng.
- Tháng 03/2012: Tăng vốn điều lệ lên 4,417 tỷ đồng.
- Ngày 22/12/2020: ngày hủy niêm yết trên HNX.
- Ngày 29/12/2020: ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE với giá 41,800 VNĐ/CP
3.2.2 Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
- Tiến hành xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, điện nguyên tử, đường dây và trạm biến thế điện đến 500 KV, các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội, khu đô thị, khu công nghiệp, các khu công nghệ cao, công trình ngầm, các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, công trình du lịch, khách sạn và các loại công trình công cộng khác mang mang tầm cỡ quốc gia;
- Lĩnh vực Bất động sản: Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất);
- Lĩnh vực Điện: Sản xuất kinh doanh điện thương phẩm;
- Lĩnh vực Môi trường: Khai thác, sản xuất kinh doanh nước sạch, các sản phẩm phục vụ cho xử lý nước thải, chất thải, bảo vệ môi trường;
- Lĩnh vực Vật liệu xây dựng: Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng bao gồm đá, cát, gạch, sỏi, ngói, xi măng, kính, tấm lợp, nhựa đường, bê tông các loại, đá nhân tạo và các vật liệu xây dựng khác;
- Lĩnh vực khai khoáng: Khai thác và chế biến các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản bị cấm;
- Lĩnh vực dịch vụ: Đầu tư kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, siêu thị và các loại hình du lịch khác (không bao gồm kinh doanh Karaoke, quán Bar, vũ trường);
-Lĩnh vực quản lý và vận hành các trung tâm thương mại, siêu thị, các khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;
- Lĩnh vực kinh doanh đại lý bán lẻ xăng dầu;
- Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu lao động;
- Lĩnh vực tư vấn, thiết kế tổng thể công trình, kiến trúc nội và ngoại thất cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; Thiết kế hạ tầng giao thông, thoát nước công trình, san lấp mặt bằng; Thiết kế điện công trình công nghiệp và dân dụng;Dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng (chỉ thiết kế trong phạm vi đã đăng ký kinh doanh); Lập và thẩm tra dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu và quản lý dự án; Tư vấn liên quan đến thiết bị tự động hoá và công nghệ mới;
- Lĩnh vực đầu tư góp vốn vào các công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn mới thành lập cũng như các công ty đã và đang hoạt động;
- Lĩnh vực đầu tư kinh doanh cổ phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ có giá;
- Lĩnh vực thầu xây lắp các loại hình công trình tại nước ngoài;
- Lĩnh vực đầu tư thành lập các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp có 100% vốn của Tổng Công ty cổ phần hoạt động tại nước ngoài;
- Triển khai các dịch vụ cung cấp, lắp đặt sửa chữa, bảo hành điều hòa không khí, điện lạnh, thiết bị phòng chống cháy nổ, thang máy;
- Lĩnh vực đại lý mua, bán và ký gửi hàng hóa;
- Lĩnh vực đại lý bán vé máy bay cho các hãng trong và ngoài nước;
- Lĩnh vực dệt, may công nghiệp;
- Lĩnh vực dịch vụ mua, bán và chế biến hàng nông, lâm sản: gỗ tròn, gỗ sơ chế, gỗ tinh chế, cà phê nhân và nông sản các loại (trừ các loại gỗ Nhà nước cấm);
- Lĩnh vực trồng trọt, chăm sóc, bảo quản rừng, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm, Khai thác và sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết;
- Lĩnh vực kinh doanh khai thác cầu cảng, bốc xếp hàng hóa thủy, bộ và cho thuê kho bãi;
- Lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sông và đường biển;
- Lĩnh vực tổ chức các hoạt động giáo dục - đào tạo cho học sinh từ mầm non đến bậc trung học phổ thông; giáo dục - đào tạo hướng nghiệp; đào tạo ngoại ngữ và tư vấn du học.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Tổng Công ty Vinaconex Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng Công ty, thông thường mỗi năm tổ chức Đại hội một lần, hoặc cũng có thể tổ chức họp bất thường khi cần thiết Đại hội đồng Cổ đông bàn và quyết định những vấn đề đã được ghi trong Điều lệ Có thể kể đến một số nội dung cụ thể sau:
• Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh qua một năm tài chính;
Ban Kiểm soát Hội đồng Quản trị Đại hội đồng cổ đông
Các đơn vị có vốn góp không chi phối của Tổng Các đơn vị có vốn góp chi phối của Tổng Công ty
Các ĐV hạch toán phụ thuộc Các trường đào tạo nghiệp vụ
Các văn phòng đại diện
Các ban quản lý điều hành Các ban nghiệp vụ
• Biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển Tổng Công ty trong những năm tới; hoặc giải quyết những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối phát triển Tổng Công ty.
• Bầu Hội đồng Quản trị mới khi Hội đồng quản trị cũ đã hết nhiệm kì.
Hội đồng quản trị của Tổng Công ty VINACONEX hiện tại gồm 9 thành viên.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty VINACONEX
Trong những năm gần đây, Tổng công ty Vinaconex chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải đương đầu với những vấn đề hết sức nan giải, trong đó vốn là một trong những yếu tố có tác động chủ yếu, những qui định chặt chẽ của hệ thống ngân hàng trong nước đã làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn tốt, đẩy chi phí giá vốn lên cao làm cho doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất kinh doanh, thị trường hàng hóa, đặc biệt là thị trường bất động sản đang trầm lắng, bất lợi.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN theo đà suy giảm liên tục qua các năm từ 2019 đến nay Năm 2019 so với 2020 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm -3,956,619 triệu đồng tương ứng 41,6%; Năm 2021 lại tăng giảm so với năm 2020 là 199,102 triệu đồng tương ứng với 3,59% Doanh thu trong những năm gần đây có sự thay đổi thế chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản sụt giảm do covid nhưng sau đó lại được đầu tư trở lại nhằm tăng đà phát triển phục hồi hậu covid Nếu như năm 2019 giảm doanh thu chủ yếu là do sản xuất công nghiệp giảm gần 1000 tỷ đồng vì không tiêu thụ được sản phẩm xi măng, thì năm 2020 nguyên nhân tăng chủ yếu là vì hoạt động kinh doanh bất động sản được sự tháo gỡ khó khăn từ chính.
Bên cạnh việc doanh thu sụt giảm, các khoản giảm trừ doanh thu có chiều hướng biến động thất thường, điều này cho thấy chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cần phải được quan tâm duy trì ổn định Nếu như năm 2019 các khoản giảm trừ doanh thu là xấp xỉ 5,8 tỷ đồng, thì năm 2020 tín hiệu tốt hơn, mức giảm trừ doanh thu còn xấp xỉ 150 triệu đồng, Doanh nghiệp đã cố gắng áp dụng biện pháp tăng chiết khấu thương mại nhằm thúc đẩy bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
VINACONEX Đơn vị: triệu đồng
TT Chỉ tiêu Mã số Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 9.032.795 8.557.385 9.508.205 5.551.586 5.750.688
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 (5.597) (5.303) (5.892) (150) (1.687)
DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ.
4 Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ 11 7.781.874 7.372.301 8.191.446 4.715.112 4.919.563
LN gộp về bán hàng và cung cấp DV
6 DT hoạt động tài chính 21 237 225 250 3,045,771 527
7 Chi phí hoạt động tài chính 22 (297) (282) (313) (277) (499)
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 (245) (232) (257) (255) (506)
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 (423) (400) (445) -1,506,270 (138)
LN thuần từ hoạt động KD
14 Lỗ (lãi) từ công ty liên doanh, liên kết 45 - - - - -
Tổng LN kế toán trước thuế
16 Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 51 (169.457) (160.538) (178.376) (44.689) (189.439)
Chi phí (Thu nhập) thuế thu nhập DN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN
* LN sau thuế của cổ đông công ty mẹ 62 64.940 61.522 68.358 1.604.670 394.289
19 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 1.389 1.316 1.462 3.523 950
Hình 3.2 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần của công ty giảm qua các năm, đặc biệt kể đến là sự đột ngột giảm gần 42% vào năm 2020, từ 9.502 tỷ xuống 5.551 tỷ đồng Năm 2020 là năm đỉnh điểm của dịch Covid 19, trong đó các biện pháp giãn cách của chính phủ đã ảnh hưởng rất nhiều đến các đợt chào bán nhà của doanh nghiệp, việc giảm thu nhập của các bộ phận nhân dân lao động cũng ảnh hưởng đến kế hoạch mua nhà của họ Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nghiêm túc nhìn nhận một cách thấu đáo về nguyên nhân và cần có biện pháp thích hợp chấn chỉnh và khắc phục nhanh chóng.
Về giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán cũng tương tự như doanh thu công ty giảm ~42% (3476 tỷ đồng) vào năm 2020, trước khi có cú hích tăng nhẹ vào năm 2021, đạt 4.920 tỷ đồng, cho thấy năm 2021, doanh nghiệp đã có sự gia tăng trong lượng hàng bán ra, khi các chính sách của chính phủ về phòng chống dịch được nới giãn.
Về hoạt động tài chính: Công ty có sự gia tăng mạnh từ doanh thu hoạt động tài chính vào năm 2020, tăng 12,2 lần đạt 3,046 tỷ, và bất ngờ giảm xuống 527 tỷ đồng (~83%) vào năm 2021 Chi phí tài chính mặt khác lại khá ổn định và chỉ đến năm
2021, mới có sự tăng mạnh 222 tỷ (từ chỉ chiếm 5% lên 9% doanh thu thuần của công ty) Điều này cũng bắt nguồn từ việc gia tăng các khoản vay của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu vốn trong thời kỳ hậu Covid, cho thấy Doanh nghiệp đã có kế hoạch chuẩn bị cho sự đầu tư và phát triển trên đà tái xây dựng đất nước.
Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí bán hàng từ năm 2018-2019 tăng và bắt đầu đà giảm từ đó, giảm dần xuống 62 tỷ đồng (giảm 23%) vào năm 2020 và 36 tỷ đồng vào năm 2021 (tiếp tục giảm 42%) Việc đa dạng hóa các kênh bán hàng cũng là 1 trong những kế hoạch của doanh nghiệp, lợi dụng sự bùng nổ của các trang mạng xã hội thông tin điện tử, và sự sụt giảm các buổi, kênh bán hàng trực tiếp do chính sách của chính phủ trong đại dịch, tuy nhiên, năm 2021, vẫn chứng kiến sự gia tăng từ lượng hàng bán ra, cho thấy kế hoạch bán hàng đa kênh, đa nền tảng của doanh nghiệp đã có hiệu quả Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng mạnh năm 2020 và cũng sụt giảm mạnh năm 2021 Năm 2020, tăng 3.38 lần (mức tăng 1061 tỷ đồng) và giảm ~91% vào năm 2021, xuống còn 138 tỷ đồng.
Về lợi nhuận: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng 137% năm 2020 trước khi giảm 1337 tỷ (~65%) năm 2021 Lợi nhuận khác của công ty tăng mạnh năm 2019 tuy nhiên 2 năm sau đó giảm rõ rệt, giảm tới 86% vào năm 2021, mức giảm tương đương 71 tỷ đồng Tổng lợi nhuân kế toán trước thuế của công ty có sự gia tăng mạnh năm 2020 tuy nhiên lại sụt giảm rõ rệt vào năm 2021 Tăng 1.162 tỷ (1.15 lần) năm 2020 và giảm 1.170 tỷ năm 2021 (mức giảm 66% so với 2020) Lợi nhuận sau thế thu nhập doanh nghiệp tương tư tăng 903 tỷ (1.15 lần) năm 2020 và giảm 1170 tỷ đồng (~69%) năm 2021, điều này cho thấy sự sụt giảm mạnh của lợi nhuận năm 2021, nguyên nhân đến từ việc doanh thu tài chính giảm mạnh do Vinaconex đã bán một loạt dự án năm
2020, đáng chú ý là việc chuyển nhượng 50% cổ phần tại liên doanh An KhánhJSC Chi phí tài chính năm 2021 tăng gấp đôi so với năm 2020, vay ngắn hạn và dài hạn tại các ngân hàng đều tăng đáng kể, phải kể đến là lượng trái phiếu DN phát hành khổng lồ ~4.000 tỷ đồng trong năm 2021 để phục vụ cho các dự án đang được triển khai.
Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng Công ty Vinaconex
3.4.1 Phân tích tình hình biến động và Cơ cấu nguồn vốn
Phân tích tình hình biến động nguồn vốn nhằm
- Đánh giá tổng quát năng lực tài trợ vốn của doanh nghiệp.
- Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu vốn
Bảng 2.3 phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tình hình biến động nguồn vốn.
Chúng ta thấy nợ phải trả chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2019 và 2020 đều ở mức trên 82% tổng nguồn vốn, tuy nhiên đến năm 2021 tỷ trọng này giảm xuống còn 75.8% mặc dù vậy đây vẫn là một tỷ lệ cao.
Trong cơ cấu nợ phải trả, thì nợ ngắn hạn chiếm trên 69% gây áp lực rất lớn lên doanh nghiệp mỗi khi các khoản nợ đáo hạn Tuy nợ phải trả sẽ làm đòn bảy tài chính tăng lên, nhưng nó cũng như con dao hai lưỡi khi sản xuất kinh doanh kém hiệu quả Doanh nghiệp cần phải cân đối giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu ở mức độ hợp lý để đảm bảo có thể thanh toán nợ một cách tốt nhất khi đáo hạn.
Về nguồn vốn, tuy năm 2021 vốn chủ sở hữu có tăng lên do tăng vốn điều lệ, nhưng hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn là tương đối thấp năm 2021 chỉ bằng 0.17 lần (tương đương 17%), điều này buộc doanh nghiệp phải phụ thuộc rất lớn vào vốn vay từ bên ngoài, trong trường hợp chi phí sử dụng vốn cao, hoặc các tổ chức tín dụng thắt chặt điều kiện cho vay, thì doanh nghiệp rất dễ lâm vào tình trạng thiếu vốn sản xuất.
Bảng 2.3: Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn Đơn vị: Tỷ đồng
A Nợ phải trả 13.771,00 12.086,00 1.158,00 12,45 23.342,00 A1 Nợ ngắn hạn 10.435,00 9.055,00 7.723,00 8.992,00 15.470,00 A2 Nợ dài hạn 3.336,00 3.030,00 3.857,00 3.454,00 7.872,00
B Nguồn vốn chủ sở hữu 7.858,00 7.999,00 763,00 7.053,00 7.527,00
Hệ số vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu=(A)/(B) (lần) 1,752 1,511 0,401 0,365 0,246
Hình 3.3 Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Nợ phải trả, trong đó nợ ngắn hạn của công ty sụt giảm 15% vào năm
2019 và ngay sau đó cả 2 năm tiếp theo tăng trở lại, đỉnh điểm cuối năm 2021 đạt 15.470 tỷ đồng, tăng tới 6478 tỷ (tăng ~72%) so với năm 2020, tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng nguồn vốn năm 2021 là 50%, trong khi tỷ lệ TSNH/Tổng tài sản là 68%, tuy nhiên cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm 66% trong tổng nợ phải trả khiến cho doanh nghiệp chịu áp lực khá lớn mỗi khi các khoản vay đáo hạn Các khoản vay này phần lớn đều có TSĐB bảo đảm cho nghĩa vụ ( ngoại trừ khoản vay của MB Bank 446 tỷ là vay tín chấp), nên đều được hưởng mức lãi suất vô cùng ưu đãi từ các ngân hàng (4,05%-8,5%) Tuy nhiên việc nợ ngắn hạn cao gấp đôi vốn chủ sở hữu vẫn cho thấy 1 rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp lạm dụng “đòn bẩy tài chính” để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính của mình.
Năm 2019, Nợ dài hạn tăng 827 tỷ đồng, chiếm 20% tổng nguồn vốn sau đó giảm nhẹ rồi tiếp tục đạt tốc độ tăng kinh ngạc 128% vào năm 2021, tương đương sức tăng 4.418 tỷ, ~2,28 lần so với năm trước Việc doanh nghiệp vay các khoản vay dài hạn nhiều hơn, lợi dụng chính sách ưu đãi lãi suất của chính phú trong đại dịch COVID 19, việc gia tăng các món nợ dài hạn để đảm bảo, củng cố các nghĩa vụ ngắn hạn, từ đó gia tăng sự vững chắc cho các khoản đầu tư của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu không có nhiều thay đổi qua các năm, thậm chí còn có 1 sự sụt giảm nhẹ , chủ yếu là do sự sụt giảm từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại Việc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm mạnh đã dẫn đến sự sụt giảm của vốn chủ sở hữu trong năm 2021, điều này có thể thấy rõ ràng trong giai đoạn dịch COVID 19 đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng của Doanh nghiệp cộng với việc chính phủ có những chính sách siết, kiểm soát với thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản Bản thân là Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn trái phiếu BĐS, vốn chiếm dụng từ bên thứ 3,Vinaconex chịu ảnh hưởng khá lớn.
3.4.2 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn
3.4.2.1 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một việc làm hết sức quan trọng, thông qua việc đánh giá giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về việc sử dụng vốn, từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Để có thể đánh giá doanh nghiệp sử dụng và quản lý vốn thế nào, chúng ta cần phân tích thông qua một số chỉ tiêu cơ bản (trong mục B và C của Bảng 2.4) Đánh giá chung, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong các năm từ 2019 đến năm 2021 có xu hướng giảm, đến 31/12/2021 giảm trên 2.000 tỷ điều này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đang có xu hướng thu hẹp lại, phản ánh đúng tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay.
- Vòng quay vốn lưu động: trong 3 năm trở lại đây, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm xuống, năm 2019 vòng quay vốn lưu động đạt xấp xỉ 1.02 vòng thì năm 2020 chỉ đạt được 0.6 vòng và năm 2021 tăng lên 1,9 vòng, điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động đang có vấn đề cần phải được quan tâm, việc quay vòng VLĐ chậm đã ảnh hưởng tới các chỉ tiêu khác như tổng doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng hiệu quả vốn lưu động Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Mã số
A Các chỉ tiêu cơ bản
TT Chỉ tiêu Mã số
5 Phải thu của khách hàng 131 4.281,20 4.086,60 3.892,00 3.205,00 20.793,00
6 Tổng tài sản ngắn hạn 100 13.260,50 12.657,75 12.055,00 13.397,00 21.296,00
8 Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.477,30 1.410,15 1.343,00 1.995,00 2.812,00
B Các chỉ tiêu hiệu quả
9 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,54 0,52 0,492 0,283 0,186
10 Vòng quay hàng tồn kho 3,88 3,71 3,53 2,08 3,61
11 Số ngày dự trữ hàng tồn kho 112,20 107,10 102 173,4 99,7
12 Vòng quay các khoản phải thu 1,43 1,37 1,3 0,75 3,94
13 Số ngày các khoản phải thu 304,37 290,54 276,7 479 91,3
14 Vòng quay các khoản phải trả 3,59 3,42 3,26 2,09 3,86
15 Số ngày các khoản phải trả 121,44 115,92 110,4 172 93,2
C Các chỉ tiêu trong thanh toán
15 Hệ số thanh toán hiện thời: (14) 1,72 1,64 1,56 1,49 1,38
16 Hệ số thanh toán nhanh: (15) 1,39 1,32 1,26 1,24 1,15
17 Hệ số thanh tức thời: (16) 0,19 0,18 0,17 0,22 0,18
- Vòng quay vốn lưu động của DN: Vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp giảm dần qua các năm với tốc độ giảm khá cao, chỉ số này chứng tỏ khả năng sản xuất, luân chuyển hàng hóa và thu hồi vốn của doanh nghiệp diễn ra khá chậm, trong khi đó, vòng quay HTK của doanh nghiệp cũng giảm mạnh qua các năm, cho thấy việc doanh nghiệp hoạt động, sử dụng vốn chưa hiệu quả dẫn đến việc doanh thu không tăng trưởng Lý do lớn có thể kể đến là do doanh nghiệp có nhiều dự án bị ngừng trệ, trong đó có các dự án lớn như Cát Bà Amatina, khu đô thị Bắc An Khánh,…Vòng quay TTS của DN cũng giảm, cho thấy 1 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra ngày càng ít doanh thu hơn Điều này là tín hiệu đáng báo động với doanh nghiệp, tuy nhiên việc doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn, có nhiều dự án đang được triển khai, và việc tập trung thực hiện các dự án vẫn còn bị đình trệ, có thể thấy được 1 bức tranh khá khả quan và còn nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính của việc vốn lưu động chậm luân chuyển là vì lượng hàng tồn kho đang ở mức rất cao và liên tục tăng trong các năm, năm 2020 tăng so với
2019 là 1,095.35 tỷ tương ứng 17.71%; năm 2021 tiếp tục tăng: (tồn kho bình quân năm 2021 là 2,843 tỷ đồng), do sự cố gắng của doanh nghiệp nên cả lượng và mức tăng hàng tồn kho của năm 2021 đã được khống chế chậm dần lại (mức tăng 270 tỷ đồng tương ứng 3.71%).
Các chỉ tiêu khác như kỳ luân chuyển vốn lưu động; vòng quay hàng tồn kho cũng đang cho thấy những điều bất lợi đang diễn ra trong doanh nghiệp. Đánh giá về các chỉ tiêu trong khâu thanh toán:
- Hệ số thanh toán hiện hành, nhanh: hiện tại chỉ số này của doanh nghiệp, đạt trên
1 và được coi là mức tốt Doanh nghiệp có thể đảm bảo các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với đối tác và ngân hàng Tỷ số cặp chỉ tiêu này không quá cao cũng cho thấy việc doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, không bị ứ đọng trong các khâu hoạt động Đồng thời TSNH cũng có thể chuyển đổi thành tiền để tài trợ cho nợ ngắn hạn.
- Hệ số thanh toán nhanh được duy trì trên dưới mức ~0,2, điều này cho thấy phần lớn tài sản ngắn hạn đang là các khoản phải thu khách hàng trong ngắn hạn Có thể thấy việc các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng gia tăng báo hiệu việc doanh nghiệp mở rộng các chính sách bán hàng và “dễ dãi” hơn với khách hàng, tuy nhiên vẫn cho thấy 1 sự nguy hiểm đối với cơ cấu tài sản được tài trợ ngày càng gia tăng của các khoản phải thu trong ngắn hạn. Để có thể hiểu một cách chi tiết thực trạng, chúng ta phân tích một số yếu tố chủ yếu của tài sản ngắn hạn sau.
Hàng tồn kho chứng kiến sự sụt giảm mạnh vào năm 2019 (giảm 32% ~
1114 tỷ đồng) Đây là 1 tín hiệu khả quan khi chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang giảm 1090 tỷ đồng (~98% tổng giá trị sụt giảm hàng tồn kho) Chủ yếu là công ty đã tái cơ cấu nguồn vốn và tiếp tục triển khai hoàn thành nhiều dự án trong năm, có thể kể đến là các dự án lớn như Công trình tòa nhà B36 Kim Văn - Kim Lũ, dự án Kim Văn - Kim Lũ,… và hàng loạt các dự án được đẩy nhanh trong năm 2019 Năm 2021, hàng tồn kho tăng mạnh trở lại, với mức tăng 1243 tỷ đồng, chủ yếu do khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh với mức tăng gần tương đương, trong năm 2021, 1 loạt các dự án xây lắp và các dự án đầu tư bất động sản được hoản thiện có thể kể đến trong đó là dự án khu đô thị Phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, dự án 93 Láng
Hạ, dự án khu đô thị đại lộ Hòa Bình,…
Bảng 2.5: Cơ cấu và biến động vốn là hàng tồn kho Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng VN - Bảng cân đối kế toán
Đánh giá thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
3.5.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Trong ba năm trở lại đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ tại Châu âu, đã ảnh hưởng đến hệ thống tài chính ngân hàng của một loạt các nước, trong đó cóViệt Nam, làm cho kinh tế Việt Nam chịu những ảnh hưởng không nhỏ, dẫn đến việc tăng trưởng chậm lại hoặc giảm sút của trong một số lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm như xây dựng và bất động sản Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam cũng là một trong những doanh nghiệp chịu tác động khá nặng nề, doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp đã không thể duy trì ở mức như những năm trước đây Tuy nhiên trong tình hình hết sức khó khăn như vậy, doanh nghiệp đang tìm mọi cách để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bước đầu đã lập lại sự ổn định kiềm chế tốc độ suy giảm và lấy lại được nhịp độ kinh doanh Khách quan mà đánh giá, trong bối cảnh như hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh xây lắp và bất động sản duy trì và ổn định được kinh doanh đã là một thành công.
Một số kết quả đáng ghi nhận:
Năm 2021 mặc dù điều kiện kinh doanh rất khó khăn, tuy nhiên doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ, việc tăng vốn điều lệ thành công đã góp phần tăng sự chủ động về tài chính trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra thế và lực mới cho doanh nghiệp, khảng định một bước phát triển mới, khẳng định uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
- Doanh nghiệp đã hoàn thành việc thanh toán trái phiếu đúng hạn (2,348 tỷ đổng gốc và lãi) Đây là một cố gắng rất lớn của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, thể hiện quyết tâm giữ chữ tín của doanh nghiệp, chính điều này tạo cơ sở củng cố lòng tin của khách hàng và các đối tác với Tổng Công ty.
- Trong nỗ lực tái cơ cấu lại sản xuất, doanh nghiệp đã thành công trong việc thương lượng thoái vốn thành công tại một số doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực mà doanh nghiệp không có thế mạnh, điều này tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tập trung vốn cho những lĩnh vực kinh doanh có thế mạnh, đây là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả vốn của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đã rất nỗ lực trong việc giảm lượng hàng tồn kho, tuy mức giảm của năm 2021 so với 2020 xấp xỉ 603 tỷ đồng tương ứng 7.7% là chưa thực sự đáp ứng như kỳ vọng, tuy nhiên có thể xem đó là một thành công vì đã chặn được xu thế tăng lên của hàng tồn kho năm 2020, cho thấy tín hiệu lạc quan hơn trong những năm tiếp theo.
- Năm 2021 doanh nghiệp đã giảm được số lượng các khoản phải thu dài hạn từ 95.6 tỷ đồng xuống còn 25.8 tỷ đồng, thể hiện sự cố gắng lớn của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu, điều đó cũng góp phần giúp cho doanh nghiệp giảm bớt áp lực của việc thiếu vốn kinh doanh, vốn bị chiếm dụng giảm đi,
DN có thêm vốn sử dụng vào kinh doanh sẽ làm tăng thêm khả năng sinh lời của vốn.
3.5.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Từ kết quả phân tích đánh giá hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu cụ thể, chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề hiện còn tồn tại, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty Sau đây là một số hạn chế cơ bản cần được xem xét, sớm khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Một là: Cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự phù hợp Sở dĩ hiện tại Tổng Công ty đang tồn tại vấn đề này nguyên nhân là vì trong những năm gần đây, Tổng Công ty đã tiến hành đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện, sản xuất vật liệu xây dựng mà cụ thể là sản xuất xi măng Chính việc đầu tư này đã làm cho cơ cấu tài sản cố định và tài sản lưu động trở nên mất cân đối tạm thời, khi mà nguồn vốn ngắn hạn huy động không dễ dàng như giai đoạn hiện nay Cũng chính vì nguồn vốn lưu động phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh mất cân đối là cho doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu vốn để suy trì sản xuất liên tục dẫn tới việc sử dụng máy móc thiết bị không hết công suất, thêm vào đó là khâu tiêu thụ sản phẩm chưa tốt là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có kế hoạch điều chỉnh hợp lý làm sao cân đối hài hòa vốn lưu động và vốn cố định nhằm mục đích phát huy tối đa công xuất thiết bị máy móc, chỉ có trên cơ sở đó hiệu quả sản xuất kinh doanh mới cao, cũng chính là góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Hai là: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, mặc dù trong năm 2021 doanh nghiệp đã thành công trong việc tăng vốn điều lệ làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên và đạt trên 4,800 tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào các tổ chức tín dụng, vốn chưa kịp thu hồi doanh nghiệp phải lo trả nợ ngân hàng gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Ba là: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ phải trả là khá cao, hiện tỷ lệ này đang chiếm xấp xỉ 70%, điều này gây nên áp lực trả nợ rất lớn, với một tỷ lệ nợ ngắn hạn cao như vậy thì doanh nghiệp cũng luôn phải đối mặt với mức độ rủi ro khá lớn, nhất là đối với ngành xây lắp và kinh doanh bất động sản là những ngành mà kỳ luân chuyển vốn thường khá dài, buộc doanh nghiệp phải vay đảo nợ trong một chu kỳ kinh doanh, làm cho sự ổn định của việc bố trí vốn giảm đi rất nhiều trong điều kiện lãi suất vay vốn có xu hướng tăng lên cộng thêm với việc các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, chính điều này đã làm trầm trọng thêm hiện tượng thiếu vốn cục bộ trong từng giai đoạn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Bốn là: Tỷ lệ hàng tồn kho quá cao Trong những năm gần đây lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp luôn được duy trì ở mức rất cao, nguyên nhân chính là việc chi phí sản xuất kinh doanh dở dang quá lớn do thiếu vốn thi công hoàn thiện dứt điểm để có thể bàn giao công trình thu hồi vốn, bên cạnh đó là công tác tiêu thụ sản phẩm xi măng còn hạn chế do cầu xi măng trên thị trường hiện đang ở mức cung vượt cầu rất lớn, do hàng loạt công trình xây dựng thiếu vốn nên dừng thi công Doanh nghiệp đã tính toán rằng hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là Xây dựng và vật liệu xây dựng có thể bổ trợ cho nhau phát triển thì hiện nay vô hình chung tác dụng của việc kinh doanh các ngành nghề có tính chất bổ trợ cho nhau như doanh nghiệp đang làm, lại có tác dụng ngược trở lại, gây khó khăn kép cho việc tháo gỡ của doanh nghiệp Vấn đề mấu chốt của doanh nghiệp hiện nay là phải nỗ lực trong việc giải quyết lượng hàng tồn kho tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu đó là hoạt động xây lắp, kinh doanh bất động sản và sản xuất xi măng Chỉ khi nào khai thông được vốn nằm ở hàng tồn kho thì doanh nghiệp mới có thể căn bản giải quyết được bài toán sử dụng vốn hiệu quả trong thời điểm hiện nay.
- Năm là: Công tác thu hồi công nợ Nói tới lĩnh vực xây lắp, muốn kinh doanh có hiệu quả thì một trong những nhiệm vụ đặc thù là phải thu hồi được công nợ, hiện tại nợ phải thu của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không hề nhỏ, do bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn nên DN đã thiếu vốn lại càng thiếu vốn trầm trọng hơn Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, muốn hay không, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nó, vấn đề là phải tìm cách giảm thiểu vốn bị chiếm dụng Nếu làm được việc này thì đó là biện pháp tốt giúp cho doanh nghiệp chủ động được vốn kinh doanh, giảm được chi phí vay vốn từ các tổ chức tín dụng và như vậy hiệu quả vốn kinh doanh sẽ được nâng lên Trong công tác thu hồi công nợ cần đặc biệt quan tâm tới những khoản nợ quá hạn, những khoản nợ khó đòi, hoặc có nguy cơ không đòi được, đối với những khoảng nợ này cần có những biện pháp linh hoạt như tìm cách để có thể bù trừ nợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội trả nợ sớm nhất.
- Sáu là: Việc sử dụng vốn cố định hiện đang còn chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân là do vốn cố định đầu tư vào một số nhà máy xi măng đang bị lãng phí vì khai thác chưa hết công suất thiết kế, chính vì vậy mà hiệu suất sử dụng vốn cố định của Tổng công ty liên tục có xu hướng giảm trong những năm gần đây (bảng 2.8) Bên cạnh đó là việc đầu tư sang một số lĩnh vực mà DN không có kinh nghiệm, dẫn tới việc tài sản cố định không được quản lý một cách hợp lý, không phát huy được hiệu quả.
- Bảy là: Công tác quản lý chi phí, giá thành: trong một số năm gần đây, chi phí của
Tổng công ty tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực đó là xây lắp - kinh doanh Bất động sản và sản xuất công nghiệp Trong lĩnh vực xây lắp - kinh doanh bất động sản chi phí được kiểm soát ở mức độ hợp lý vì đây là ngành hàng Tổng công ty có nhiều kinh nghiệm và có thế mạnh, ngược lại trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, do chưa có nhiều kinh nghiệm cho nên chi phí trong lĩnh vực này quản lý chưa thực sự hiệu quả, liên tục trong mấy năm gần đây chi phí luôn ở mức cao hơn doanh thu thuần, chính vì vậy trong lĩnh vực này tổng công ty luôn bị lỗ: năm 2021 Tổng công ty lỗ tới trên 323 tỷ đồng trong lĩnh vực này, điều này cho thấy cần phải khắc phục ngay công tác quản lý chi phí ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Tổng công ty.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Định hướng hoạt động của Tổng Công ty
Thành lập 3 Công ty nòng cốt ở các lĩnh vực Xây dựng; Bất động sản; Dịch vụ tư vấn và chuyển giao vốn đầu tư của Công ty Mẹ ở từng lĩnh vực tương ứng cho 3 Công ty này trong năm 2022 - 2023.
- Mục tiêu đến 2025 các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu sẽ đạt được như sau:
+ Doanh thu KD bất động sản:
+ Doanh thu các hoạt động khác:
10,500 tỷ đồng 10,500 tỷ đồng 10,500 tỷ đồng
- Tổng lợi nhuận trước thuế:
+ Lợi nhuận KD bất động sản:
+ Lợi nhuận các hoạt động khác :
- Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu : 21%
- Vốn điều lệ của Công ty Mẹ : 5,000 tỷ
- Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu : 2
- Tốc độ tăng trưởng : 10 -15 % / năm
- Tỷ lệ cổ tức : 10 -12 % / năm
4.1.2 Định hướng phát triển của Tổng Công ty
4.1.2.1 Các định hướng tổng quát
- Tiếp tục thực hiện nhất quán và có hiệu quả chương trình tái cơ cấu hoạt động, phân bổ lại vốn của Tổng công ty theo định hướng phát triển, tập trung vào hai lĩnh vực trọng tâm là đầu tư xây dựng và bất động sản.
Về lĩnh vực xây dựng: Tiếp tục nỗ lực nâng cao năng lực quản lý hoạt động xây dựng, khẳng định vị thế chủ đạo của Ngành Xây dựng trong các lĩnh vực dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, giao thông, công trình ngầm hướng tới trở thành nhà thầu lựa chọn chủ đầu tư.
- Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản: Để củng cố uy tín của công ty trong ngành bất động sản, tiếp tục rà soát các dự án đầu tư và đổi mới chiến lược thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả, cắt giảm chi phí và gia tăng giá trị cho khách hàng Tiên phong trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị.
- Tăng tỷ trọng hoạt động xây lắp và kinh doanh bất động sản trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty bằng cách tiếp tục thực hiện đồng bộ giải pháp, giảm dần tỷ trọng kinh doanh khác thông qua việc tái cấu trúc vốn đầu tư của Tổng công ty tại các đơn vị và các dự án lĩnh vực kinh doanh khác Mục tiêu đến năm 2016 tỷ trọng doanh thu hoạt động xây lắp 35%; bất động sản 50%; Hoạt động khác 15%.
- Từng bước củng cố vị thế của Vinaconex trong ngành xây dựng và bất động sản miền Trung và miền Nam.
- Thường xuyên nâng cao đời sống và tinh thần của nhân viên và duy trì các cam kết xã hội của họ.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giữ vững uy tín và hình ảnh, mở rộng thương hiệuVinaconex.
4.1.2.2 Các định hướng cụ thể:
Tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh:
Tái cấu trúc lại hoạt động sản xuất kinh doanh, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Công ty trong thời gian tới, dự kiến tới năm 2025 Tổng Công ty sẽ hoàn thành việc sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng:
- Thoái vốn tại các đơn vị mà Tổng Công ty không có thế mạnh hoặc không sở hữu cổ phần chi phối.
- Tiếp tục duy trì tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối tại các đơn vị mạnh về xây lắp và kinh doanh bất động sản hoạt động có hiệu quả, thực hiện cấu trúc lại các doanh nghiệp này theo hướng tạo thêm sức mạnh về nguồn lực tài chính, bảo toàn và phát huy các hoạt động có thế mạnh mũi nhọn.
- Tại Công ty xi măng Cẩm phả; Công ty tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel từng bước và tiến tới thoái vốn hoàn toàn.
- Năm 2023 Tổng Công ty sẽ thành lập 3 Công ty TNHH một thành viên ở 3 lĩnh vực: Xây lắp; Bất động sản; Dịch vụ và Tư vấn Mỗi doanh nghiệp 100% vốn của Công ty mẹ Trực thuộc 3 công ty này là các công ty còn lại sau tái cấu trúc được sắp xếp theo 3 lĩnh vực hoạt động Công ty Mẹ sẽ chuyển giao vốn đang sở hữu tại các công ty thành viên cho Công ty TNHH mới thành lập nói trên.
- Đến năm 2025 số lượng đầu mối đơn vị có cổ phần vốn góp của Tổng Công ty từ 40 đơn vị như hiện nay còn lại là 22 đơn vị (sắp xếp theo 3 nhóm ngành hoạt động chính là : Xây dựng - Bất động sản - Dịch vụ, tư vấn) Đảm bảo các Công ty sau khi tái cấu trúc phải đạt một số tiêu chí cụ thể sau: qui mô vốn điều lệ từ 200 - 500 tỷ đồng; doanh thu hàng năm đạt từ 1500 - 2000 tỷ đồng; qui mô biên chế lao động từ
1500 - 2000 người có trình độ quản lý tốt và tay nghề vững vàng; có đủ năng lực về máy móc thiết bị đáp ứng được yêu cầu công nghệ thi công tiên tiến và hiện đại; có năng lực thực hiện các dự án có mức đầu tư từ trên 2000 tỷ đến 5000 tỷ.
Công ty Mẹ sẽ tập trung quản lý và hỗ trợ các công ty thành viên những vấn đề chủ yếu:
- Quản trị chiến lược, định hướng phát triển: trên cở sở kiểm soát chặt chẽ Công ty.
Tổng Công ty nắm Cổ phần chi phối để đảm bảo định hướng chiến lược kinh doanh của toàn hệ thống được tuân thủ, không có đơn vị nào hoạt động ngoài lĩnh vực được phân chia theo đúng chiến lược đề ra từ đầu.
- Tài chính: Quản lý vốn tại các đơn vị thành viên, hỗ trợ tài chính cho các
Công ty thành viên thông qua việc đầu tư tài chính và cho vay theo các hình thức phù hợp với qui định của luật pháp, đảm bảo cho các Công ty con có đủ năng lực tham gia các dự án lớn, kiểm soát được tình hình hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị có vốn góp chi phối, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả theo đúng định hướng chiến lược hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh chung của Tổng Công ty.
- Thị trường: Công ty Mẹ thành lập Ban thị trường với vai trò định hướng chiến lược, phát triển thị trường, cung cấp thông tin cho các công ty con về cơ hội kinh doanh, bảo lãnh để các Công ty tham gia các dự án Với kinh nghiệm, uy tín, thương hiệu, tiềm lực kinh tế, Tổng Công ty có khả năng tìm kiếm các dự án lớn, mang tính chất trọng điểm về xây dựng và bất động sản, để có thể giao lại cho các đơn vị thành viên thực hiện Mở rộng thị trường và quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước.
- Thương hiệu: Tập trung thống nhất phát triển và quản lý thương hiệu.
- Quản trị nhân sự: sắp xếp và điều phối hợp lý nguồn nhân lực quản lý và nhân lực kỹ thuật cao trong toàn Tổng Công ty.
- Khoa học Công nghệ: Đầu tư tài chính, nguồn lực con người tự nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, mua công nghệ từ bên ngoài; đầu tư các trang thiết bị thi công tiên tiến nhằm nâng cao năng lực sản xuất, thi công, đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tạo được các lĩnh vực mũi nhọn, cạnh tranh vượt trội có tính đột phá trong công nghệ Đối với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực ở trong nước Tiến tới trình độ ngang bằng và chiếm ưu thế với các doanh nghiệp nước ngoài trong cùng lĩnh vực. a Lĩnh vực xây lắp
- Hướng tới việc trở thành nhà thầu lựa chọn Chủ đầu tư, Tổng Công ty sẽ hình thành một Công ty nòng cốt trong lĩnh vực xây dựng, quản lý toàn bộ vốn góp của Tổng Công ty tại các công ty chuyên ngành xây lắp, là những đơn vị hoạt động theo hướng chuyên sâu trong lĩnh vực như xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng, công trình giao thông, công trình ngầm…vv.
- Giảm dần và tiến tới tách hoạt động đầu tư BĐS ra khỏi các công ty xây lắp.
Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước
4.3.1 Cần tăng cường công tác quản lý đầu tư tại các doanh nghiệp vốn Nhà nước
Thực tế công tác sử dụng vốn tại Tổng Công ty Vinaconex cũng như tình trạng chung trong việc sử dụng vốn tại một số tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thời gian qua cho thấy lãng phí rất lớn cần phải sớm khắc phục Sau một thời gian thực hiện việc giao quyền chủ động sử dụng vốn cho các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tự chủ trong sản xuất kinh doanh đã bộc lộ một số vấn đề về công tác quản lý Trước hết là việc sử dụng vốn dàn trải, đầu tư tràn lan vào nhiều lĩnh vực cùng một lúc của nhiều doanh nghiệp trong khi năng lực về vốn và năng lực quản lý thì chưa đáp ứng được, bên cạnh đó là việc lợi dụng sự thông thoáng trong quản lý của Nhà nước nên một số doanh nghiệp đã chạy theo những lợi ích cục bộ trước mắt sử dụng vốn vào những mục đích thiếu tính toán nên tình trạng lãng phí vốn, sử dụng vốn chưa hiệu quả tại nhiều doanh nghiệp là khá phổ biến Đã đến lúc cần phải có những điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện phát huy được sự chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải tăng cường được sự giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích và sử dụng một cách hiệu quả vào những dự án được kiểm định, tính toán cân nhắc một cách khoa học và phê duyệt một cách kỹ càng nhằm giảm bớt những rủi ro trong đầu tư.
4.3.2 Tạo lập và duy trì một thị trường tài chính ổn định
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các kênh huy động vốn, trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn vay từ các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, vì vậy việc ổn định thị trường tiền tệ sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo lập chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Một thị trường tiền tệ ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, từ đó vốn được sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả trong những thời điểm cụ thể Thực tế mấy năm gần đây cho thấy thị trường tiền tệ là một yếu tố hết sức nhạy cảm và có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Lãi suất vốn vay thay đổi theo xu hướng tăng liên tục đã làm cho doanh nghiệp không thể thích ứng, cản trở doanh nghiệp tiếp cận vốn, gây nên tình trạng doanh nghiệp thiếu vốn còn ngân hàng thì thừa vốn, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- NHNN tiếp tục thường xuyên nghiên cứu, dự báo, đánh giá các tác động ảnh hưởng tới nền kinh tế; bám sát diễn biến thị trường để cập nhật, điều chỉnh các kịch bản điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng; chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn, khối lượng, lãi suất hợp lý và chuẩn bị các phương án hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt, cung ứng vốn kịp thời, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát.
- Các NHTM tiếp tục chủ động cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; căn cứ tình hình thực tiễn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí đối khi doanh nghiệp khó khăn.
- Cơ quan chức năng cần tiếp tục hỗ trợ thị trường chứng khoán, củng cố niềm tin cho các bên tham gia thị trường Theo đó, cần có hướng dẫn, quy định để cụ thể hóa nhiệm vụ theo cơ chế tác động san sẻ rủi ro giữa các thành phần kinh tế Ðiều đó sẽ tạo cơ sở cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ cũng như sức bền của thị trường.
4.3.3 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và các thủ tục đầu tư
Trong sản xuất kinh doanh yếu tố thời gian có tính chất quyết định đến sự thành bại và hiệu quả sản xuất kinh doanh Thực trạng môi trường kinh doanh hiện nay còn khá nhiều việc phải tiến hành cải cách để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần giúp cho Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp và kinh doanh bất động sản như Tổng Công ty Vinaconex, các thủ tục hành chính, thủ tục trong việc triển khai thực hiện các dự án luôn là một vấn đề chiếm khá nhiều thời gian, tiền bạc của Doanh nghiệp, đôi khi làm mất thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp Thực tế cho thấy càng rút ngắn được thời gian chuẩn bị triển khai dự án bao nhiêu thì doanh nghiệp càng có lợi bấy nhiêu, nhất là trong bối cảnh vốn kinh doanh của Tổng Công ty phần lớn là vốn huy động từ các tổ chức tín dụng phải chịu lãi suất cao.
- Cắt giảm quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, ưu tiên áp dụng hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ được phê duyệt đối với các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.