1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn " ASEM VÀ VAI TRÒ CỦA TIẾN TRÌNH ASEM TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ Á - ÂU " potx

110 511 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 677,75 KB

Nội dung

Và không cần chờ đến đầu thập niên 80 hay 90 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về vấn đề khu vực hoá ngày càng trở nên rõ nét khi các liên kết kinh tế khu vực được hình thành ngày

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ASEM VÀ VAI TRÒ CỦA

TIẾN TRÌNH ASEM TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MỐI QUAN

HỆ Á - ÂU

Trang 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ KHU VỰC HOÁ VÀ LIÊN KẾT KINH

TẾ KHU VỰC TẠI CHÂU Á-CHÂU ÂU

3 Mặt tích cực và tiêu cực của khu vực hoá 10 3.1 Mặt tích cực của khu vực hoá 10

3.1.2 Thiết lập các khối kinh tế chuẩn bị liên kết đa phương 11 3.1.3 Tăng cường hợp tác và an ninh 12 3.2 Mặt tiêu cực của khu vực hoá 14

3.2.2 Sự liên kết đang phái gia tăng 15 3.2.3 Hậu quả liên quan đến toàn cầu hoá 16

4 Mối quan hệ giữa khu vực hoá và toàn cầu hoá 17

II Một số các liên kết kinh tế khu vực chủ yếu ở khu vực Á-Âu 19

1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN 19

3 Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương-APEC 28

Trang 3

CHƯƠNG II: ASEM VÀ VAI TRÒ CỦA TIẾN TRÌNH ASEM TRONG VIỆC

2.3 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của ASEM 36

3 Những cơ hội và thách thức của ASEM trong thời gian tới 45

II Tiến trình ASEM trong việc thúc đẩy mối quan hệ Á-Âu 46

1 Vai trò của ASEM trong việc thúc đẩy mối quan hệ Á-Âu 46

2.2.2 Chương trình hành động xúc tiến đầu tư 54 2.2.3 Xúc tiến hợp tác tương hỗ giữa các doanh nghiệp 56

2.2.5 Các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác 58

I Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 60

1 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 60

1.1 Tính tất yếu của việc hội nhập 60 1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hội nhập kinh tế

quốc tế

62

2 Vài nét về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 66

Trang 4

3 Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập

II Việt Nam trong tiến trình ASEM 76

1 Hoàn cảnh tham gia và vị thế của Việt Nam trong tiến trình ASEM 76

2 Những hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong ASEM 77

3 Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong tiến trình ASEM 80

III Các giải pháp thúc đẩy Việt Nam trong tiến trình ASEM 82

2 Về xây dựng nội dung tiến trình ASEM 84

3 Xây dựng và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước 85

4 Về phương hướng và giải pháp điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong tiến trình

ASEM

87

5 Về công tác xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia

trong tiến trình ASEM

Phụ lục 1: Các rào cản thương mại trong ASEM

Phụ lục 2: Danh mục các dự án hợp tác trong lĩnh vực khoa học-công nghệ Phụ lục 3: Các biện pháp đầu tư hiệu quả nhằm thu hút đầu tư nước ngoài Phụ lục 4: Viễn cảnh ASEM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ KHU VỰC HOÁ VÀ

LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC TẠI CHÂU Á-CHÂU ÂU

I Những vấn đề cơ bản về khu vực hoá

1 Khu vực hoá là gì ?

Ngay những năm đầu của thập niên 70, các học giả đã bắt đầu trăn trở về những

sự kiện kinh tế diễn ra trên thế giới Và không cần chờ đến đầu thập niên 80 hay

90 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về vấn đề khu vực hoá ngày càng trở nên rõ nét khi các liên kết kinh tế khu vực được hình thành ngày một nhiều như Khu vực tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Liên minh EU… Theo kinh tế học cổ điển về lợi thể so sánh, hầu hết các quốc gia đều có thể có lợi khi trao đổi buôn bán với các nước khác1 Thực tế cũng chứng minh rằng tự

do hoá thương mại giúp cho các quốc gia phát triển và từ đó giúp cho nền kinh

tế của quốc gia đó tăng trưởng Chính vì vậy, các quốc gia theo dòng chảy này

tự nguyện tham gia vào cơ chế tự do hoá thương mại quốc tế dưới sự bảo trợ của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Mục đích cuối cùng của cơ chế này là giảm rào cản thương mại trên cơ sở các bên cùng có lợi

Khu vực hoá cũng được hình thành trên nguyên lý tương tự Sự khác biệt đầu tiên của khu vực hoá so với toàn cầu hoá chính là nhằm giảm rào cản thương mại giữa các nước trong cùng một khu vực Hình thức khu vực hoá có thể dề thấy nhất là các Khu vực mậu dịch (Regional Trade Area-RTA) Trong khu vực mậu dịch tự do các nước có thể được hưởng những ưu đãi thương mại do các

Trang 6

nước trong cùng khu vực tự thoả thuận Điều này thường xảy ra là do các nước trong cùng một khu vực thường có sự gần gũi về mặt địa lý và do đó thường buôn bán với nhau một khối lượng lớn hàng hoá Vì vậy các nước nằm ngoài khu vực sẽ không được hưởng những ưu đãi như các nước trong một khu vực

Vì vậy khu vực mậu dịch là một trong những ngoại lệ trong các nguyên lý cơ bản dễ thấy nhất của WTO, cho phép các quốc gia thành viên được hưởng đãi ngộ quốc gia (Most Favored Nations - MFN) Theo MFN, tất cả các quốc gia thành viên trong WTO được đối xử như nhau hay không có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia Tuy nhiên, trong khu vực mậu dịch nguyên tắc này có sự thay đổi Chẳng hạn, giả sử Mexico đánh thuế hoa hồng ở mức 10% Theo MFN, Mexico phải đánh mức thuế hoa hồng như nhau đối với tất cả các thành viên của WTO Tuy nhiên, do Mexico ký Hiệp định Tự do hoá thương mại Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement-NAFTA) với Canada và Hoa Kỳ, Mexico có thể đánh một mức thuế hoa hồng thấp hơn 10% cho Canada và Hoa

Kỳ

Tuy nhiên, cần phải lưu ý một điều rằng một khi khu vực mậu dịch được thiết lập thì tổng luồng thương mại được hưởng ưu đãi bên trong khu vực mậu dịch không phải lúc nào cũng lớn như trong ví dụ trên Thứ nhất, nhiều mức thuế đã được ấn định trong khung của MFN tại mức zero Thứ hai, bởi vì người ta thường có khuynh hướng loại bỏ các phần tử nhạy cảm trong khu vực mậu dịch chẳng hạn như nông nghiệp, điều này có thể làm giảm tới mức tối thiểu mức ưu đãi có thể đạt được Một vài nước thậm chí đã chọn hướng loại bỏ thoả thuận tự

do thương mại vì mức thuế trong MFN còn thấp hơn so với chi phí để có thể trang trải các gánh nặng về thủ tục và luật lệ hành chính của nước sở tại Hơn nữa, hầu hết các khu vực mậu dịch đều có thời kỳ chuyển đổi khoảng 10 năm để cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm mang tính nhạy cảm hơn và trì hoãn

Trang 7

Nhìn chung, khu vực hoá còn được ưa chuộng hơn toàn cầu hoá nếu xét về chính trị

2 Các hình thức biểu hiện của khu vực hoá từ trước đến nay

Tháng 3 năm 2002, có tới 168 khu vực mậu dịch đã được hình thành và đi vào hoạt động trên toàn thế giới Xét về mặt lịch sử, khu vực hoá lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1950 và được khuấy động bởi sự hình thành của Cộng đồng chung châu Âu (EU) vào năm 1957 Tuy nhiên vào lúc đó, liên kết kinh tế khu vực không vượt khỏi lãnh địa châu Âu Trên thực tế, khu vực hoá “thực sự” mới được hình thành cách đây trong vòng 10 năm trở lại đây Chẳng hạn, WTO được thành lập vào tháng 1 năm 1995, 125 khu vực được công bố có trong danh sách của WTO với mức công bố trung bình hàng năm là 15 Cũng chính tại thời điểm WTO được thành lập, khu vực hoá càng ngày càng phát triển Đây cũng là điểm đối lập cơ bản khi so sánh khu vực hoá khi WTO ra đời với tiền thân GATT2 vào giai đoạn trước năm 1955 Các hình thức khu vực hoá ngày càng đa dạng, thậm chí có những nước là thành viên của một vài liên kết kinh tế khu vực Vì thế, có thể nói khu vực hoá đã và đang trở thành một nhân tố kết nối toàn cẩu

Vể mặt địa lý và lịch sử, khu vực hoá bắt nguồn từ châu Âu, gần 60% liên kết khu vực do WTO công bố vào cuối năm 2000 là các nước châu Âu

Những liên kết khu vực ngày nay được biết đến nhiều nhất là: EU, Hiệp hội Tự

do thương mại châu Âu (the European Free Trade Association-EFTA), Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (the North American Free Trade Agreement-NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations - ASEAN), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area-AFTA) và nhiều tổ chức khác

Trang 8

Một điểm quan trọng nữa cần lưu ý là các liên kết kinh tế khu vực không chỉ là một hiện tượng giới hạn đối với các nước phát triển mà còn lan rộng tới các nước đang phát triển Trên thực tế, các nước đang phát triển chiếm tới 30-40% tổng số các liên kết kinh tế khu vực hiện đang hoạt động Trong các vòng đàm phán, các nước đang phát triển tìm cách nới rộng hợp tác với nhau Tuy nhiên,trong các cuộc thương lượng gần đây, các khu vực mậu dịch tự do được hình thành giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Đây thực sự là một khuynh hướng mới Chẳng hạn như sự liên kết giữa Jordan với Hoa Kỳ, Mexico

và EU… là những ví dụ điển hình

Thậm chí giữa các nước đang phát triển, khu vực hoá cũng có sự khác biệt đáng

kể Khu vực hoá ở các nước Tây Á, Đông Nam Á, Mỹ Latin cũng có sự khác biệt lớn nếu đem so sánh với khu vực hoá ở Châu Phi Các nước châu Phi khi tạo nên liên kết khu vực thường chú trọng vào các hiệp định chung về thuế quan

và các thị trường chung, và thời gian để diễn ra liên kết khu vực thường từ 20-30 năm Thường thì châu Phi không có các liên kết kinh tế khu vực dựa trên các mối quan hệ song phương Ngược lại, các nước Tây Á và Đông Nam Á ngày nay quan tâm hơn tới mục tiêu thành lập các khu vực mậu dịch tự do

Khoảng cách địa lý cũng đóng một vai trò quan trọng đối với khối lượng thương mại giao dịch cũng như việc hình thành nên các liên kết khu vực Chẳng hạn như trường hợp của châu Phi và Nam á, 95% xuất khẩu của các khu vực này là

từ khu vực bên ngoài ở bán cầu phía Tây, thương mại của hầu hết các nước Mỹ Latinh cũng khá đa dạng Nếu không tính đến Mêhicô, khoảng 55% xuất khẩu của Mỹ Latinh được xuất khẩu sang nửa còn lại của bán cầu Điều này chứng tỏ những ưu tiên do thương mại đem lại có thể vượt ra khỏi giới hạn địa lý Một vài

ví dụ có thể là: Mêhicô-Israel, Canađa-Chilê, Hàn Quốc-Chilê

2.1 Thoả thuận Tự do Thương mại (Free Trade Agreement-FTA)

Trang 9

Thoả thuận tự do thương mại theo WTO/GATT đặc biệt được hiểu là một khu vực trong đó bao gồm ít nhất 2 lãnh thổ hải quan trở lên được hình thành khi thuế và các quy định ngặt nghèo về thương mại được loại bỏ một cách đáng kể3 Tháng 3/2002, hình thức phổ biến nhất của khu vực mậu dịch là các Thoả thuận

tự do thương mại- chiếm tới 70% Trong số này, khoảng hơn nửa số Thoả thuận

tự do thương mại này là các thoả thuận song phương giữa 2 nước Chính vì vậy, Thoả thuận tự do thương mại đại diện cho giai đoạn đầu của khu vực hoá so với Hiệp định chung về thuế quan

Hình thức khu vực mậu dịch tự do với mục đích đạt được các thoả thuận về tự

do hoá thương mại không có những đòi hỏi mang tính rườm rà trong quá trình hội nhập nên được hình thành một cách dễ dàng hơn và ngày càng trở nên phổ biến Khu vực mậu dịch tự do vì thế tạo động lực cho khu vực hoá phát triển như một khối thống nhất kể từ khi WTO được thành lập vào năm 1995 Nhìm chung, các chuyên gia cho rằng khu vực mậu dịch tự do vẫn phổ biến nhất ở châu Âu trong khoàng 5 năm tới Hiện nay, cũng cần lưu ý một điều rằng khu vực mậu dịch tự do chủ yếu được hình thành giữa các nước phát triển và đang phát triển dựa trên theo hướng Bắc-Nam hơn là theo hướng cổ điển Bắc-Bắc, Nam-Nam

Có thể thấy một trong những khu vực mậu dịch tự do Bắc-Nam thành công nhất điển hình là NAFTA

Khu vực mậu dịch tự do cũng thường có các quá trình hoà giải Vì vậy, quy trình hoà giải tiến tới hình thành khu vực hoá thường hoặc là bản sao của quy trình hoà giải của WTO hay nếu đã được hoà giải sớm thì nó có thể làm dịu bớt những gánh nặng hành chính do WTO đem lại Một vấn đề khác cần chú trọng

là các cơ quan hoà giải được thành lập dưới khu vực mậu dịch thường bị chia theo số thành viên của các quốc gia, do đó, cơ hội hoà giải bị hạn chế

2.2 Đồng minh thuế quan (Custom Union)

Trang 10

Trong khu vực mậu dịch, Đồng minh thuế quan tiến một buớc xa hơn so với Khu vực mậu dịch tự do Đồng minh thuế quan không chỉ đòi hỏi việc cắt giảm một cách đáng kể mức thuế bên trong các quốc gia thành viên mà còn tạo ra một mức thuế riêng làm hài hoà chính sách thương mại đối với các quốc gia không phải là thành viên4 Một trong những ví dụ điển hình về Đồng minh thuế quan ngày nay vẫn còn tồn tại là Liên minh châu Âu EU Trong điều kiện các mức thuế đều do GATT quy định, đồng minh thuế quan đòi hỏi một mức thuế chung bên ngoài để đảm bảo rằng mức thuế này giảm xuống mức thấp nhất và là mức thuế ưu đãi nhất khi có đồng minh thuế quan Từ đó, các quốc gia thành viên sẽ

có thể tự do hoá cơ chế thương mại một cách đáng kể để có thể đạt đến một mức thuế chung Có thể lấy một ví dụ cụ thể trong khu vực đồng minh thuế quan như

EU để minh hoạ Nước hoa được nhập khẩu vào khu vực EU từ các quốc gia không phải là thành viên của EU cũng sẽ chịu một mức thuế như đối với các quốc gia thành viên

Chính vì lí do này, thời gian cần thiết để thương lượng mức thuế chung cho tất

cả các quốc gia sẽ làm cho việc quá trình hình thành các đồng minh thuế quan thường mất nhiều thời gian hơn để thương lượng Thông thường đồng minh thuế quan thường chiếm khoảng 9% trong khu vực mậu dịch Vì thế, quy trình này thường được xem như một giai đoạn phát triển hơn của hội nhập kinh tế tiến tới

tự do hoá thương mại dựa trên các quan hệ đa phương Từ cơ sở nghiên cứu này nhiều người cho rằng để toàn cầu hoá cần hạn chế các khu vực mậu dịch tự do một cách tối đa đồng thời khuyến khích hơn nữa các Đồng minh thuế quan

2.3 Thoả ước đầu tư

Một hình thức khác của khu vực hoá là các Thoả ước đầu tư Dưói hình thức này, đầu tư của các quốc gia và các công ty từ một quốc gia thành viên sẽ được hưởng một mức đãi ngộ chung theo nguyên tắc NT và MFN Mức đãi ngộ này

Trang 11

không chỉ được hưởng ở giai đoạn phải thực hiện các nghĩa vụ như nghĩa vụ sử dụng sản phẩm nội địa hay nghĩa vụ phải xuất khẩu các sản phẩm trong nước Vì vậy, thoả ước đầu tư không chỉ được đàm phán dựa trên cơ sở song phương và

đa phương giữa một vài bên tham gia mà còn chủ yếu nhấn mạnh vào đầu tư Theo Thoả ước đầu tư hầu hết các bên tham gia còn đưa ra ưu đãi đối với một

số ngành đối với các quốc gia được hưởng đãi ngộ quốc gia-MFN Những ưu đãi đối với một số ngành thường được tạo ra nhằm phục vụ lợi ích chính trị và làm giảm sự ảnh hưởng của NT và MFN do luật của quốc gia đó mang lại Những ưu đãi này thường được dành cho các ngành như hàng không, vận tải biển, ngân hàng, bảo hiểm, điện

Thoả ước đầu tư hiển nhiên nhấn mạnh tới các quy tắc đối với nước đầu tư Những quy tắc đầu tư của các nước chủ đầu tư tất nhiên phải phù hợp với thông

lệ quốc tế Nói một cách khác các quy tắc này phải phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử Nếu vi phạm quy tắc này, các nước chủ đầu tư sẽ phải bồi thường một khoản tiền tuỳ theo quy định một cách tức khắc, kịp thời và hiệu quả Đối với các khoản hồi hương, đầu tư phải đảm bảo được phép chuyển một cách không hạn chế theo đồng tiền tự do chuyển đổi Đối với tranh chấp, các quốc gia và các công ty liên quan tới việc tranh chấp đầu tư phải được đưa ra trọng tài quốc tế mà không cần xem xét tới việc xét xử tại các toà án trong nước

Mặc dù những sụ khác biệt so với Đồng minh thuế quan và Khu vực mậu dịch tự

do nhưng do có sự tương đồng về mục đích Hiệp ước đầu tư thực sự vẫn là hình thức giúp khu vực hoá phát triển Các Thoả ước đầu tư mang tính chất song phương vẫn được xem như chất xúc tác của sự hợp tác chung và nhiều khu vực mậu dịch tự do song phương

3 Mặt tích cực và tiêu cực của khu vực hoá

Trang 12

3.1 Mặt tích cực của khu vực hoá

3.1.1 Thúc đẩy thương mại

Một trong những mặt tích cực của khu vực hoá có thể thấy một cách rõ nét là hiệu quả của nó trong việc thúc đẩy thương mại Thương mại của một nước được thúc đẩy đặc biệt nước đó có lợi thế so sánh về một sản phẩm đặc trưng nào đó đối với các quốc gia khác trong khu vực Ví dụ Braxin có lợi thế so sánh

về các sản phẩm làm bằng da so với các nước khác cùng khu vực như Chilê và Argentina thì Chilê và Achentina sẽ phải giảm mức thuế về các sản phẩm làm bằng da cùng mức với mức thuế đã có sản trong khu vực đó, tức là ngang bằng với mức thuế của Braxin Từ đây, có thể nói rằng thương mại đã được thúc đẩy nhờ khu vực hoá vì Braxin từ đó sẽ có lợi từ việc từ việc xuất khẩu những sản phẩm làm bằng da mang tính cạnh tranh hơn sang Chilê và Achentina Với cách hiểu này, lợi thế so sánh của một nước trong khu vực cũng sẽ thúc đẩy tự do hoá thương mại Như vậy, thúc đẩy tự do thương mại có thể được xem là một trong những mặt tích cực nhất của khu vực hoá, và đặc biệt nó đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia có lợi thế so sánh

3.1.2 Thiết lập các khối kinh tế chuẩn bị liên kết đa phương

Theo dòng chảy lịch sử có thể thấy việc đàm phán thương mại đa phương bản thân nó đã bao gồm những khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian để có thể thực hiện Điều này càng khó khi các thành viên của WTO ngày càng nhiều Kể từ vòng đàm phán Kennedy năm 1967, gần 100 quốc gia đã trở thành thành viên của GATT/WTO Theo cấp số nhân của con số này, số lượng sản phẩm, dịch vụ

và các vấn đề liên quan đến việc đàm phán và những khó khăn thực tế sẽ gặp phải là không thể đo được Chính vì lí do này, việc thiết lập các khối kinh tế như Liên minh châu Âu, châu Mỹ và châu á là rất cần thiết và hiệu quả để có thể đạt tới mục đích cuối cùng là tự do hoá thương mại toàn cầu Bằng cách này, việc

Trang 13

thương lượng để đạt được tự do hoá thương mại sẽ được tiến hành dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.Chẳng hạn như việc đàm phán ba bên thì hiển nhiên sẽ đơn giản hơn so với 150 quốc gia cùng nhau ngồi vào bàn đàm phán và mỗi nước thuộc 150 quốc gia này lại đưa ra những lợi ích và chương trình nghị sự khác nhau của mình

Sự nhất trí trong cùng một khu vực được tiến hành trên cơ sở song phương và đa phương sẽ tạo đà cho cho tự do hoá thương mại Nhiều người cho rằng những vấn đề phức tạp mang tính chính sách chẳng hạn như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chiến lược cạnh tranh, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn thu của chính phủ…nên được giải quyết trên cơ sở nhất trí và theo cùng một hướng hơn là theo sở thích

và nguyện vọng khác nhau của nhiều quốc gia Tại đây, khu vực hoá đóng vai trò là một nhân tố thức đẩy sự tăng trưởng cũng như cầu cho việc xuất khẩu đối với các quốc gia thuộc cùng một khối

Theo một cách hiểu khác, những ưu đãi do khu vực hoá đem lại cũng có thể giúp cho việc thiết lập một cơ chế bên trong cho hệ thống thương mại đa phương Nhiều quốc gia vướng phải những rào cản chính trị trong việc thiết lập tự do hoá thương mại Những quốc gia này sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đàm phán với các nước trong cùng khu vực so với các nước xa cách về mặt địa lý Điều này cũng dễ hiểu vì việc đàm phán đối với một quốc gia khác trong cùng một khu vực thường đạt được sự tương đồng về nhiều mặt trong đó có cả những vấn

đề về chính trị Một khi những quốc gia này vượt qua những trở ngại về chính trị thì họ có thể dễ hoà mình mở cửa thúc đẩy quá trình đàm phán đa phương

Ngoài việc cắt giảm thuế quan, việc tăng cường các hàng rào phi thuế trên toàn cầu cũng khẳng định cho việc hội nhập khu vực là một trong những con đường nhiều quốc gia theo đuổi và lựa chọn Các hàng rào phi thuế khó có thể thương lượng và vì vậy thông qua hiểu một cách thấu đáo những vấn đề thuế các quốc gia có thể hội nhập một cách dễ dàng hơn Những nước trước đây đã từng không

Trang 14

tán thánh khu vực hoá như Mỹ giờ đây bắt đầu thay đổi quan điểm của mình và khẳng định rằng những lợi ích tổng thể do khu vực hoá đem lại thông qua việc thiết lập các khối kinh tế sẽ thúc đẩy tự do hoá thương mại đa phương

3.1.3 Tăng cường hợp tác và an ninh

Hội nhập kinh tế khu vực thông qua khu vực hoá được coi là một công cụ giúp cho việc thúc đẩy hợp tác quốc tế Ví dụ như Liên Xô cũ trước đây, sự sụp đổ về mặt chính trị dần dần được phục hồi nhờ sự liên kết kinh tế khu vực và liên kết kinh tế khu vực đóng vai trò như một sợi dây liên kết giúp cho việc duy trì thương mại và quan hệ của các nền cộng hoà khác nhau Hiện nay, Nga, Kazakhanstan, Belarus, Kyrgyzstan và Tạiikistan là các thành viên của Hiệp định chung về thuế quan có tên là Cộng đồng Kinh tế á-Âu (Eurasian Economic Community-EURASEC) được ký kết vào năm 2000 Khi các quốc gia càng liên kết chặt chẽ với nhau bao nhiêu, sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn, nhờ đó, các quốc gia này sẽ phải cùng nhau giữ gìn hoà bình và tăng cường an ninh Như vậy, xét về quan hệ quốc tế, sự bất ổn về chính trị thường bắt nguồn từ những xung đột khu vực giữa các nước láng giềng với nhau do có sự bất đồng về tôn giáo, lịch sử và văn hoá Bằng cách thúc đẩy sự ổn định về chính trị trong khu vực trước, các quốc gia có cơ sở vững chắc cùng nhau hợp tác để đạt được những lợi ích về kinh tế Đây cũng là một trong những bước quan trọng nhất trong việc hoạch định các chính sách tự do hoá thương mại đa phương

Một trong những mặt tớch cực của khu vực hoỏ cú thể thấy một cỏch rừ nột là hiệu quả của nú trong việc thỳc đẩy thương mại Thương mại của một nước được thúc đẩy đặc biệt nước đó có lợi thế so sánh về một sản phẩm đặc trưng nào đó đối với các quốc gia khác trong khu vực Ví dụ Braxin có lợi thế so sánh

về các sản phẩm làm bằng da so với các nước khác cùng khu vực như Chilê và Argentina thỡ Chilờ và Achentina sẽ phải giảm mức thuế về cỏc sản phẩm làm

Trang 15

với mức thuế của Braxin Từ đây, có thể nói rằng thương mại đó được thúc đẩy nhờ khu vực hoá vỡ Braxin từ đó sẽ có lợi từ việc từ việc xuất khẩu những sản phẩm làm bằng da mang tính cạnh tranh hơn sang Chilê và Achentina Với cách hiểu này, lợi thế so sánh của một nước trong khu vực cũng sẽ thúc đẩy tự do hoá thương mại Như vậy, thúc đẩy tự do thương mại có thể được xem là một trong những mặt tích cực nhất của khu vực hoá, và đặc biệt nó đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia có lợi thế so sỏnh

3.2 Mặt tiêu cực của khu vực hoá

3.2.1 Chệch hướng thương mại

Đối lập với thúc đẩy thương mại, chệch hướng thương mại lại là một khuynh hướng được xảy ra đồng thời với quá trình khu vực hoá Chệch hướng thương mại sẽ xảy ra khi một quốc gia có lợi thế so sánh nhưng không thể sử dụng được lợi thế so sánh của mình Cùng một ví dụ, có thế thấy nếu Braxin có lợi thế so sánh về các sản phẩm làm bằng da nhưng Chilê và Achentina lại cùng nhau liên kết và buôn bán thì chệch hướng thương mại sẽ xảy ra với Braxin khi Chilê mua các sản phẩm làm bằng da của Achentina thay vì Braxin Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi các sản phẩm da của Achentina được xuất khẩu sang Chilê không

bị đánh thuế trong khi đó các sản phẩm da của Braxin vẫn đánh một mức thuế nhất định Hiển nhiên Braxin cho dù có lợi thế so sánh về sản phẩm da đến đâu thì trong trường hợp này rất có thể không thể cạnh tranh được với các sản phẩm

da của Achentina

Hình thức chệch hướng thương mại hoàn toàn đối lập với những nguyên tắc về

tự do hoá thương mại tổng thể Chệch hướng thương mại bóp méo sự phân bổ nguồn lực Các nhà sản xuất kém hiệu quả trong cùng một khu vực lại có thể được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất kém hiệu quả nằm ngoài sự liên kết đơn

lẻ Như thế, có thể thấy việc so sánh để thấy được lợi ích của khu vực hoá đem

Trang 16

lại do thúc đẩy thương mại hay chệch hướng thương mại là một công việc khó

có thể lượng hoá được Hiển nhiên, lợi ích mà khu vực hoá đem lại cho các quốc gia chỉ có thể nằm ở việc thúc đẩy thương mại

Tuy nhiên, lợi ích có được từ liên kết kinh tế khu vực thường thông qua thúc đẩy thương mại thực sự được cuờng điệu do xét về tổng thể, mức thuế chung đã được giảm một cách đáng kể Chẳng hạn như sau Chiến tranh thế giới II, mức thuế trung bình đã giảm từ 40% xuống còn dưới 4% sau vòng đàm phán Uruguay năm 1994 Tương tự, triển vọng tăng cường thương mại dường như cũng không được như mong muốn vì sự tương đồng về tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia mang những nét chung về địa lý trong cùng một khu vực

3.2.2 Sự liên kết đảng phái gia tăng

Khu vực hoá cũng được coi là một mối đe doạ lớn đối với toàn cầu hoá Tự do hoá thương mại thường xảy ra dần dần ở khu vực hoá, tuy nhiên nếu không có

sự nỗ lực của tất cả các quốc gia thành viên thì cũng khó có thể đạt tới đích cuối cùng Khó có những liên kết kinh tế khu vực nào mà các quốc gia thành viên tự

nó chịu nhân nhượng để đạt tới thoả hiệp chung mong muốn Khi một liên kết khu vực càng lớn bao nhiêu, quyền lợi nó mang lại cho các quốc gia càng nhiều bấy nhiêu và điều này khó để đạt tới sự nhất trí của các thành viên Các nước nằm trong cùng một khu vực sẽ đạt được lợi ích ít hơn khi hội nhập sâu hơn trong khối Liên minh châu Âu được coi là một ví dụ điển hình Tuy nhiên, đây cũng là một khối ngoại lệ vì các quốc gia thành viên trong khu vực này cùng chia xẻ một hệ thống duy nhất về quy mô, tài nguyên, lịch sử và chính trị

Hơn nữa, mặc dù được coi là một sự lựa chọn tốt cho công chúng, tự do thương mại không tránh khỏi những vấn đề khó giải quyết mang tính bản chất do khu vực hoá đem lại Những quốc gia buộc phải tham gia vào khu vực mậu dịch tất

Trang 17

nhiên sẽ có ít động lực thúc đẩy khu vực đó phát triển Khi khu vực đó càng được mở rộng, nó sẽ tìm kiếm sự nhân nhượng từ những thành viên mới

Một vài nước ở châu Phi và Trung Á cùng một lúc tham gia vào nhiều khu vực mậu dịch đa phương Ngoài sự khó khăn để có thể duy trì tư cách hội viên ở các khối này, các nước này khó có thể giúp góp phần củng cố khu vực vì những quốc gia này nhiều khi tham gia vào khối đó không đảm bảo được mục tiêu chủ đạo mà khối đó vươn tới mà chỉ chạy theo mục đích riêng của mình Tương tự như vậy, các quốc gia với cùng mục tiêu và chính sách ngoại giao sẽ tìm thấy những cơ hội từ đối tác của mình Và như vậy, sẽ có những quốc gia còn lại nằm ngoài lề, bị gạt ra khỏi cuộc chơi Từ thực tế này, nhiều bè phái, đảng phái sẽ xuất hiện nằm ngoài sự mong đợi

Thậm chí khi các nước phát triển và đang phát triển cùg nhau ký kết cùng tham gia vào một khối, khối này cũng sẽ bị thống trị bởi các quốc gia có thế lực kinh

tế Như vậy, nhìn chung có thể nói rằng khu vực hoá chia nhỏ thế giới ra làm nhiều mảnh và nó làm cho việc thiết lập môi trường hợp tác thương mại đa phương trở nên khó khăn

3.2.3 Hậu quả mang lại liên quan tới toàn cầu hoá

Dù có ẩn chứa nhiều điều hứa hẹn, toàn cầu hoá vẫn có những mặt trái và gây ra không ít khó khăn Nhiều người tin rằng toàn cầu hoá làm tăng khoảng cách giữa những nước giàu và nghèo và thậm chí làm tăng khoảng cách trong cùng một quốc gia Toàn cầu hoá cho phép cá công ty xuyên quốc gia có thể sử dụng tính kinh tế theo quy mô của mình để lợi dụng những quốc gia khác yếu hơn Nó cũng đem đến nguy cơ về sự phụ thuộc của các quốc gia khác Chính vì thế, trong thế giới tổng là hằng số người ta thường nói rằng lợi ích của quốc gia này chính là sự mất mát của quốc gia khác Từ sự nghiên cứu này có thể thấy khu

Trang 18

vực hoá là một nhân tố giúp cho quá trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng hơn

và khuyếch đại những điểm yếu của toàn cầu hoá

3.2.4 Đe doạ của các ngoại lệ

Các thoả hiệp ưu đãi thương mại là một sự lựa chọn thứ hai cần xem xét đến Mục đích cuối cùng của các quốc gia vẫn là tự do hoá thương mại cho các quốc gia trên cơ sở toàn cầu hoá Tuy nhiên, các khu vực mậu dịch có thể thấy vẫn là ngoại lệ quan trọng duy nhất của quy tắc MFN của WTO Nếu như tự do hoá thương mại đa phương là mục đích cuối cùng thì những bước tiến mang tính chất khu vực không còn nghi ngờ là cách thức làm chậm tiến độ toàn cầu hoá Theo cách này khu vực hoá sẽ dẫn tới những chi phí không cần thiết do những

nỗ lực về nguồn lực cho đàm phán và duy trì việc thực hiện những thương lượng

đã được thoả hiệp ở mức khu vực hoá sẽ là không cần thiết vì nó hiển nhiên sẽ được đề cập trong các vòng đàm phán mang tính quốc tế toàn cầu

Tương tự, nếu xem xét một cách kĩ lưỡng và tỉ mỉ thì có thể thấy WTO đã đề cập tới các vấn đề đáng được tranh cãi như an ninh, môi trường, y tế, bảo tổn, nông nghiệp Khu vực mậu dịch đưa ra ngoại lệ sâu hơn từ MFN đối với các sản phẩm và dịch vụ cho các nước thành viên tham gia Như thế, khu vực hoá chỉ đưa thêm vào ngoại lệ mang tính chất mang tính rộng hơn đối với các nguyên tắc chung của WTO, do đó làm giảm mức tiến triển và quyến lực của WTO cũng như những hứa hẹn về việc giải quyết các vấn đề đa phương

3.2.5 Chi phí giao dịch

Thoả hiệp ưu đãi thương mại thương mại thường gây ra những chi phí giao dịch không cần thiết Trước hết, do các công ty thường tìm cách để đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra cho các quốc gia thuộc chung một khu vực để được hưởng những ưu đãi khá phức tạp này Những đảm bảo để có thể được hưởng những

Trang 19

điều kiện này thường đòi hỏi một thời gian dài, phức tạp và thông thường dẫn tới các lãng phí các chi phí thương mại

4 Mối quan hệ giữa khu vực hoá và toàn cầu hoá

Trong quan hệ với toàn cầu hoá, khu vực hoá được xem là bước chuẩn bị để tiến tới toàn cầu hoá Mặt khác, xu thế toàn cầu hoá hiện nay nó phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài nước trước những nguy cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hoá đặt ra Như vậy, xét về ngắn hạn dường như khu vực hoá đối nghịch với toàn cầu hoá, nhưng xét về dài hạn thì chính khu vực hoá là bước chuẩn bị để thực hiện toàn cầu hoá

Động lực gia tăng xu thế khu vực hoá trong giai đoạn hiện nay xuất phát từ mục đích phát huy những lợi thế so sánh, những nét tương đồng của các quốc gia trong mỗi nhóm khu vực Đồng thời, xu thế khu vực hoá còn được đẩy mạnh bởi chính xu thế toàn cầu hoá gia tăng mạnh mẽ vượt trước cả việc hoàn thiện những định chế toàn cầu để quản lý quá trình này Toàn cầu hoá kinh tế về bản chất là

đi đến tự do hoá các yếu tố sản xuất trên phạm vi toàn cầu nhằm phục vụ lợi ích của các dân tộc Tuy vậy do những khác biệt về trình độ phát triển, về nguồn lực sản xuất đã đưa đến những lợi ích khác nhau khi tham gia vào quá trình này Để khắc phục điều đó các quốc gia có những điểm tương đồng tìm đến nhau để tạo lập các tổ chức kinh tế, tạo cho nhau những điều kiện thuận lợi hơn các quy định quốc tế hiện hành Như vậy về trình độ hợp tác hoá khu vực hiện nay cao hơn so với toàn cầu hoá kinh tế

Việc nâng cao trình độ hợp tác khu vực xét về tương lai chính là cơ sở cho việc thực hiện toàn cầu hoá kinh tế và cũng vì vậy chừng nào còn tồn tại các tổ chức kinh tế khu vực thì chưa có thể toàn cầu hoá, tự do hoá hoàn toàn Sửa đổi hàng loạt của các tổ chức khu vực và sự phát triển quy mô địa lý của các tổ chức khu vực trên cơ sở bổ sung các thành viên hay hợp nhất các tổ chức khu vực chính là

Trang 20

bước tiến ngày càng gần hơn đến tự do hoá trên phạm vi toàn cầu Như vậy, có thể nói khu vực hoá chỉ là tạm thời, nó ra đời trên cơ sở một trình độ phát triển nhất định của toàn cầu hoá, là bước tất yếu trên đường đi tới toàn cầu hoá Hợp tác kinh tế khu vực càng phát triển sẽ là điều kiện và động lực cho toàn cầu hoá kinh tế

Toàn cầu hoá và khu vực hoá đều những xu hướng tất yếu, nó xuất hiện và gia tăng gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là khoa học công nghệ Điều này cũng có nghĩa là tự do hoá thương mại quốc tế và khu vực cũng

là yêu cầu của phát triển Vấn đề đặt ra là tự do hoá thương mại ra sao? Tiến trình và cách thức tiến hành như thế nào để tận dụng được những mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của những xu thế trên

II Một số các liên kết kinh tế khu vực chủ yếu ở khu vực Á-Âu

1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước (Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam- Đông Dương diễn ra ác liệt, lôi kéo một số nước Đông Nam Á vào trận chiến Anh rút khỏi phía Đông Kênh Xuy-ê Tổng thống Pháp De Gaulle sang Phnôm Pênh đưa khẩu hiệu

“trung lập hoá Đông Nam Á”, ở Trung Quốc “cách mạng văn hoá” phát triển tới đỉnh cao và ảnh hưởng cả đến các nước Đông Nam Á có cộng đồng người Hoa đông đảo Liên Xô đang vận động hình thành một hệ thống “an ninh tập thể

Trang 21

Châu Á” Nội bộ các nước ASEAN còn phức tạp, mâu thuẫn, tranh chấp nhau, nhất là giữa Phi-lip-pin-Malaysia, Singapore-Malaysia, Malaysia -TháiLan )

Để đối phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong các nước thành viên tương lai của ASEAN

ASEAN được thành lập bởi Tuyên bố Bangkok-Thái Lan Khi mới thành lập ASEAN bao gồm 5 nước là Inđônêxia, Malaysia, Philipine, Singapore và Thái Lan Năm 1984, Brunêi gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội này Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mianmar Ngày 30/4/1999 kết nạp thêm Campuchia, hoàn thiện ASEAN 10

 Bản tuyên bố Bangkok thể hiện ba mục tiêu lớn của Hiệp hội là:

 Hợp tác kinh tế và xã hội giữa các quốc gia thành viên với niềm tin tưởng rằng sự tăng cường về kinh tế là nguồn gốc của tiến bộ xã hội và văn hoá

 Hợp tác vì hoà bình và ổn định khu vực bằng việc triệt để tôn trọng công bằng và ưu tiên luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và nghiêm chỉnh tuân theo các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc

 Hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực khác

Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các nước phương Tây và giành được độc lập dân tộc vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa

lý, song các nước ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo nên một sự đa dạng cho Hiệp hội

Khu vực ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, nếu tính trước khủng hoảng năm 1997 thì ASEAN được

Trang 22

coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển Tuy nhiên, mức phát triển kinh tế giữa các quốc gia Đông Nam á vẫn chưa đồng đều và vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn do cuộc khủng hoảng năm 1997 cũng như sự kiện 11/9 mang lại

 Kể từ khi thành lập, ASEAN đã có những dấu mốc quan trọng đánh dấu những sự kiện lớn:

 Tuyên bố Kuala Lumpur (11/1997): là tuyên bố đầu tiên về thiết lập Khu vực hoà bình, Tự do và Trung lập ở Đông Nam á

 Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất (2/1976)

Tại Hội nghị này, các vị đứng đầu chính phủ ASEAN đã ký hai văn kiện quan trọng:

 Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) khẳng định 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình

 Tuyên bố về sự hoà nhập ASEAN: cam kết cùng phối hợp để đảm bảo

sự ổn định của khu vực cũng như tăng cường sự hợp tác kinh tế, văn hoá, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN

 Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ hai (8/1977)

Hội nghị đạt được hai kết quả quan trọng là chính thức thành lập cơ chế đối thoại giữa ASEAN với các nước công nghiệp phát triển Lần đầu tiên những người đứng đầu chính phủ của ba nước Nhật Bản, Austraylia, New Zealand đã tham gia đối thoại với ASEAN sau Hội nghị chính thức

 Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ ba (12/1987)

Hội nghị đã thông qua và ký kết nhiều văn bản quan trọng như:

Trang 23

 Nghị định thư Manila sửa đổi

 Hiệp ước khuyến khích và đảm bảo đầu tư ASEAN

 Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN

 Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư (1/1992)

Hội nghị nhấn mạnh trọng tâm vào tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế ASEAN Hội nghị đã thông qua những văn kiện và quyết định quan trọng sau:

 Thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 2006

 Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN

 Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)

 Hội nghị cấp cao lần thứ năm (12/1995)

Hội nghị đã có những quyết định và văn bản quan trọng sau:

 Nâng cao hợp tác chuyên ngành lên tầm cao mới, ngang với hợp tác chính trị-an ninh và kinh tế thông qua phát triển con người, đoàn kết xã hội để đạt được sự thịnh vượng chung cho toàn khu vực

 Rút ngắn thời gian hiệu lực AFTA từ 15 năm xuống còn 10 năm, thậm chí có thể hoàn thành trước thời hạn 2003 và mở rộng hợp tác ASEAN sang lĩnh vực mới như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, lập khu vực đầu tư ASEAN…

 Ký kết Hiệp ước về một khu vực Đông Nam á phi vũ khí hạt nhân, là một văn kiện quan trọng tiến tới xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình ổn định

Trang 24

 Thoả thuận họp Hội nghị Cấp cao chính thức 3 năm một lần và 2 Hội nghị Cấp cao không chính thức giữa 2 ký Hội nghị Cấp cao chính thức Tiếp đến là Hội nghị cấp cao không chính thức được họp hàng năm tại các quốc gia ASEAN

 Về cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay là kết quả của một quá trình hoàn thiện từng bước song song với việc phát triển của tổ chức ASEAN trong gần 30 năm qua Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau:

 Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ ASEAN (ASEAN Summit)

 Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM)

 Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM)

 Hội nghị Bộ trưởng các ngành

 Các Hội nghị cấp Bộ trưởng hoặc tương đương

 Hội nghị liên tịch các Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM)

 Tổng thư ký ASEAN

 Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC)

 Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM)

 Cuộc họp các quan chức cao cấp khác

 Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consulative Meeting-JCM)

 Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại

Trang 25

 Uỷ ban ASEAN ở nước thứ ba

 Ban thư ký ASEAN

 Về nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN

 Các nguyên tắc nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên với bên ngoài:

 Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn viẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;

 Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;

 Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

 Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;

 Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;

 Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.Các nguyên tắc điều phối hoạt động của hiệp hội

 Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội

 Nguyên tắc nhất trí (consensus): một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài nhưng đảm bảo được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên

 Nguyên tắc bình đẳng (equality): thể hiện ở việc không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, tất cả đều bình đẳng với nhau trong

Trang 26

nghĩa vụ đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi Ngoài ra, hoạt động của

tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên

 Nguyên tắc 6-X: hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu một số nước còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không phải đợi tất cả mới cùng thực hiện

 Các nguyên tắc khác

Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức nhưng mọi người đều hiểu, tôn trọng và tự giác áp dụng như:

 Nguyên tắc giữ gìn đoàn kết ASEAN

2 Liên minh châu Âu-EU

Kể từ ngày 1/1/1995, EU có 15 nước thành viên bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ,

Hà Lan, Lucxambua, Anh, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, áo, Thuỵ Điển, Phần Lan Đến tháng 5/2004, EU sẽ chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Séc, Hungaria, Ba Lan, Sloviakia, Litva, Latvia, Ostonia, Malta, Sip Như vậy, số thành viên của tổ chức này trong tương lai không xa sẽ tăng lên thành 25 nước

Quá trình hình thành và phát triển EU theo dòng lịch sử gắn liền với các Hiệp

Trang 27

 Hiệp ước Paris (1951): dẫn đến việc thành lập Cộng đồng than thép châu Âu

 Hiệp ước Roma (1957): đưa đến việc thành lập Cộng đồng nguyên tử lượng (euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) Năm 1967 cơ quan điều hành của các Cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Cộng đồng châu Âu

 Hiệp ước Liên hiệp châu Âu (Hiệp ước Maastricht -7/2/1992) với mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập kỷ 90 với một đồng tiền chung và một Ngân hàng trung ương độc lập, thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình nhất thể hoá châu Âu Cụ thể:

 Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu

 Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường,

xã hội, nghiên cứu…

Trang 28

 Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập

cư, quyền cư trú và thị thực

 Liên minh kinh tế-tiền tệ: được chia làm 3 giai đoạn

 Giai đoạn 1: từ 1/7/1990: xoá bỏ mọi hình thức kiểm soát và hạn chế việc lưu chuyển vốn trong 12 nước thành viên

 Giai đoạn 2: từ 1/1/1994 giải tán Uỷ ban thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước thành viên, thành lập Viện tiền tệ châu Âu để chuẩn

bị việc thành lập hệ thống Ngân hàng Trung ương

 Giai đoạn 3: từ 1/1/1999: giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB

Kể từ này 1/1/2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm có: Đức, Pháp, áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Italia, Luxemburg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 3 nước đứng ngoài là: Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển

 Hiệp ước Amsterdam (Hiệp ước Maastricht sửa đổi-2/10/1997) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực sau:

 Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử

 Tư pháp và đối nội

 Chính sách xã hội và việc làm

 Chính sách đối ngoại và an ninh chung

 Hiệp ước Schengen (19/6/1990): Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên Hiện nay 14/15 nước thành viên tham gia khu vực Schengen (trừ Anh)

Trang 29

 Hiệp ước Nice (1-11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới

Về cơ cấu tổ chức: EU có 4 cơ quan chính là: Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban châu

Âu, Nghị viện châu Âu và Toà án châu Âu

 Hội đồng châu Âu: chị trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban đại diện thường trực và Ban Tổng thư ký

 Uỷ ban châu Âu: là cơ quan điều hành gồm 20 uỷ viên nhiệm kỳ 5 năm do các Chính phủ nhất trí cử và chỉ thị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện châu Âu Dưới các Uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực

 Nghị viện châu Âu: gồm 626 nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch Chức năng của Nghị viện Châu Âu là thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu

 Toà án Châu Âu: do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban châu  văn phòng chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật châu Âu

3 Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương-APEC

Từ cuối những năm 1970, đặc biệt là trong những năm 1980, sự tăng trưởng kinh tế liên tục và với nhịp độ cao của châu Á mà nòng cốt là các nền kinh tế

Trang 30

Đông Á đã thu hút sự chú ý của cả thế giới Tiếp theo “sự thần kỳ” của Nhật Bản, các nền kinh tế công nghiệp hoá mới (NIEs), ASEAN và đặc biệt là sự nổi lên của Trung Quốc đã biến châu Á thành khu vực phát triển kinh tế năng động bậc nhất giới

Từ những năm 1980, các nước châu Á luôn dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển kinh tế trong khi kinh tế thế giới luôn bị suy thoái vào những năm đầu 1990 Xuất khẩu thực sự là động lực tăng trưởng kinh tế ở châu Á Tiềm lực lớn về xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và vốn đầu tư đòi hỏi phải có thị trường ổn định, rộng mở và hạn chế tới mức tối đa những rào cản ngăn trở sự lưu chuyển của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư trong khu vực Do đó, hợp tác và liên kết kinh tế khu vực trở thành nhu cầu cấp thiết để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cao và ổn định Nhờ sự tăng trưởng cao liên tục và phát triển của nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, xu thế toàn cầu hoá khu vực nhằm phối hợp chính sách về các lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy tự do hoá và khuyến khích thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học-công nghệ giữa các nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương, qua đó duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bảo đảm sự phát triển bền vững của khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi bước vào thế kỷ XXI

 Mục tiêu

Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba tại Seoul, Hàn Quốc năm 1991, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố Seoul, đặt nền móng cho sự phát triển của APEC như một khuôn khổ hợp tác khu vực với 4 mục tiêu là:

Trang 31

 Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới

 Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do

sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ

 Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của các nước châu Á-Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác

 Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác

Tuy nhiên, không giống như các tổ chức khu vực khác (đặc biệt là EU), ngay từ đầu APEC không nhấn mạnh đến mục tiêu tạo lập hệ thống ưu đãi thuế quan, liên minh thuế quan hay thị trường chung mà nhấn mạnh tới việc tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở Điều này có thể lý giải bởi hai lý do: Thứ nhất, APEC là một tập hợp của các nền kinh tế rất đa dạng về trình độ phát triển, chế độ chính trị-xã hội cũng như điều kiện lịch sử-văn hoá Vì thế, các nước đang phát triển như ASEAN, NIEs không muốn thành lập một khu vực tự do hoá và bị lệ thuộc một cách bất bình đẳng vào các nền kinh tế lớn hơn như Mỹ, Nhật Bản…Thứ hai, các nền kinh tế APEC, đặc biệt là các nước Đông á phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế thế giới Sự tăng trưởng của các nền kinh tế Nhật Bản, NIEs, ASEAN trong các thập kỷ 70, 80 chủ yếu nhờ vào sự thành công của chiến lược hướng vào xuất khẩu, do vậy họ rất muốn duy trì một hệ thống thương mại toàn cầu mở và ổn định Việc thế giới bị chia cắt thành cac khu vực cat cứ sẽ là điều bất lợi trước hết đối với những thành viên APẽ có nền kinh tế, thương mại phát triển cao

Trang 32

 Nguyên tắc hoạt động của APEC

 Nguyên tắc cùng có lợi

Việc duy trì nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của APEC vì diễn đàn này là tập hợp lực lượng của các nền kinh tế rất đa dạng về điều kiện địa lý, lịch sử văn hoá, về chế độ chính trị-xã hội và đặc biệt là có sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển Trong điều kiện APEC bao gồm cả những nền kinh tế lớn và phát triển nhất, cũng như những nền kinh tế nhỏ và kém phát triển hơn, APEC đã nhấn mạnh tới mối quan tâm chung, lợi ích chung của các thành viên và tập trung vào các vấn đề hợp tác kinh tế và phát triển

Trong khi thừa nhận mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực phải dựa trên cơ sở cùng có lợi, để phù hợp với tính đa dạng của khu vực, nguyên tắc này cũng nhấn mạnh tới sự chú ý tới sự khác biệt về trình độ phát triển, chế độ chính trị-xã hội và yêu cầu của các nền kinh tế đang phát triển Đây là điểm quan trọng trong nguyên tắc hoạt động của APEC nhằm giải toả mối lo ngại của một số thành viên là nước đang phát triển trong APEC rằng sự khác biệt lớn về trình độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ có thể dẫn đến

sự lệ thuộc bất bình đẳng của họ vào các nền kinh tế tiên tiến hơn, làm tăng mâu thuẫn và phân cực Bắc-Nam ngay trong APEC

 Nguyên tắc đồng thuận (consensus)

Nguyên tắc đồng thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hợp tác APEC Khác với hoạt động trong GATT/WTO, trong đó các nước phải qua một quá trình thương lượng, đàm phán lâu dài và thường gay gắt để đạt được những thoả thuận và hiệp định có tính pháp lý quốc tế cao, APEC đi tới các quyết định thông qua quá trình xây dựng sự đồng thuận Tất cả các

Trang 33

vào những cuộc thương lượng, mặc cả thực sự để đạt tới những quyết định có tính ràng buộc Toàn bộ quyết định của các nhà Lãnh đạo cấp cao, các Bộ trưởng đều được đưa ra trong Tuyên bố chung phản ánh ý chí của tất cả các thành viên

Nguyên tắc đồng thuận thể hiện một mô hình hợp tác tương đối thành công trong khu vực do ASEAN khởi xướng Do tính chất đa dạng của các nền kinh

tế trong khu vực, nguyên tắc đồng thuận tỏ ra khá hiệu quả Thông qua nguyên tắc này, APEC đã xây dựng được những nền tảng mang ý nghĩa quan trọng và thực tế đẩy mạnh hợp tác, một chương trình làm việc toàn diện và một thoả thuận lịch sử về tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực tới năm 2020

 Nguyên tắc tự nguyện

Xuất phát từ đặc điểm của các nền kinh tế thành viên và các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sự hợp tác giữa các thành viên trong APEC mang tính chất tự nguyện Nguyên tắc tự nguyện thể hiện trên hai điểm:

 APEC chỉ là một Diễn đàn tư vấn kinh tế, một cơ chế liên chính phủ nhằm xúc tiến sự hợp tác, tăng trưởng và phát triển của khu vực Ngay từ Hội nghị đầu tiên, các Bộ trưởng APEC đã nhất trí coi APEC như một Diễn đàn tham khảo ý kiến về các vấn đề kinh tế nhằm tăng cường trao đổi quan điểm giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương

 Thứ hai, do APEC chỉ là một Diễn đàn tư vấn kinh tế nên nó không đưa ra những quyết định, nguyên tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên Mọi hoạt động hợp tác đề dựa trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích của các bên Điều này phản ánh tính đặc thù của quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực

Trang 34

Con đường phát triển của APEC như vậy phù hợp với đặc điểm đa dạng về chế độ chính trị-xã hội của khu vực vì nó cho phép trong khi khai thác được những lợi ích từ sự hợp tác kinh tế, các thành viên vẫn giữ được chủ quyền kinh tế, bảo đảm không có sự can thiệp từ bên ngoài vào chế độ chính trị-xã hội của các thành viên

 APEC là diễn đàn mở, hoạt động phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO

APEC là một diễn đàn “mở” theo nghĩa APEC ủng hộ chế độ thương mại đa phương, không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa APEC với các nước và nhóm nước khác trên thế giới, đồng thời APEC mở cửa cho các nền kinh tế không phải là thành viên APEC trong khu vực tham gia

Ủng hộ chế độ thương mại đa phương mở không chỉ là một nguyên tắc mà còn là một trong những mục tiêu của APEC Ngay từ giai đoạn đầu của APEC, khi vòng đàm phán Uruguay của GATT bị mất động lực rơi vào bế tắc, APEC đã đặt việc phấn đấu để kết thúc thành công vòng đàm phán này thành một trong những mục tiêu chủ yếu của mình Các thành viên châu Á của APEC cùng chung mối ngại về xu hướng xuất khẩu của họ Vì thế, sự cam kết về một chế độ thương mại đa phương mở-thể hiện trong thuật ngữ

“chủ nghĩa khu vực mở” là một trong những nhân tố quan trọng gắn kết các thành viên APEC với nhau APEC đi đầu trong những nỗ lực nhằm tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở

CHƯƠNG II

Trang 35

ASEM VÀ VAI TRÒ CỦA TIẾN TRÌNH ASEM TRONG

VIỆC THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ Á-ÂU

I ASEM

1 Hoàn cảnh ra đời

Tại Hội nghị kinh tế cấp cao châu Âu-Đông Á lần thứ ba tại Singapore tháng 10

năm 1994, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã đưa ra sáng kiến tổ chức

một Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu nhằm tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy hợp

tác giữa hai châu lục Sáng kiến này cũng chinh thức được đặt ra với Thủ tướng

Pháp trong chuyến thăm Pháp cuối năm 1994 của Thủ tướng Gok Chok Tong và

ngay lập tức được nhiều nước Á-Âu hưởng ứng Tháng 3 năm 1996, Hội nghị

các nguyên thủ quốc gia về Hợp tác Á-Âu lần đầu tiên được tổ chức tại

Bangkok, Thái Lan với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia 15 nước thuộc

Liên minh châu Âu, 10 nước châu á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,

Inđônêxia, Thái Lan, Malaysia, Brunêi, Singapore, Philippines và Việt Nam)

Sau Hội nghị thượng đỉnh này, Hợp tác Á-Âu chính thức ra đời và lấy tên của

Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên (ASEM) làm tên cho chương trình hợp tác này

Thực chất, hiện nay ASEM là một diễn đàn hợp tác, cơ chế phối hợp thông qua

các nước điều phối viên và chưa có Ban thư ký điều hành Các nước vẫn tiếp tục

nghiên cứu thảo luận hướng phát triển của ASEM trong thời gian tới và có nhiều

khả năng ASEM sẽ được nâng lên thành một tổ chức kinh tế thương mại để giải

quyết các vấn đề về về tự do hoá thương mại, đầu tư giữa châu Á và châu Âu

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, Hợp

tác Á-Âu có ý nghĩa hết sức to lớn Các nước châu Âu thành viên ASEM đã trở

thành một trung tâm kinh tế quan trọng với việc hình thành Liên minh tiền tệ

châu Âu (EMU) và việc sử dụng đồng tiền chung EURO vào tháng 1 năm 1999

Liên minh châu Âu cũng đang đẩy nhanh quá trình nhât thể hoá cả về chiều rộng

Trang 36

và chiều sâu Song song với EU, vai trò của châu Á ngày càng được củng cố trong hệ thống kinh tế và chính trị thế giới với tiềm năng to lớn về cơ hội thương mại và đầu tư Sự liên kết giữa hai khối kinh tế này thông qua ASEM sẽ tạo nên một động lực mới thức đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai châu lục phát triển, tạo nên một sức mạnh tổng hợp của ba khối kinh tế lín là EU-Nhật Bản-Các nước châu Á đang phát triển Ngoài ra trong bối cảnh Mỹ và các nước Bắc

Mỹ đang xây dựng và phát triển mạnh mẽ mối quan hệ kinh tế với các nước châu Á trong khuôn khổ APEC, châu Âu đã có liên hệ chặt chẽ với Bắc Mỹ qua quá trình lịch sử và mạng lưới dày đặc của những thể chế xuyên Đại Tây Dương, ASEM còn có một ý nghĩa mang tính chất chiến lược, đó là cầu nối thắt chặt hơn châu Âu với châu Á, tạo đối trọng quan hệ giữa các trung tâm kinh tế lớn là EU-Mỹ-Nhật Bản và các nước châu á đang phát triển

2 Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, cấu trúc và tiến trỡnh ASEM

2.1 Mục tiêu

Mục tiêu chủ đạo của Hợp tác Á-Âu hiện nay (được thông qua tại Hội nghị ASEM I) là Hợp tác để đạt sự tăng trưởng hơn nữa ở cả châu á và châu Âu Mục tiêu này đã được cụ thể hoá ở Khuôn khổ hợp tác Á-Âu (AECF) thành các mục tiêu cơ bản sau:

 Thúc đẩy đối thoại chính trị để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và thống nhất quan điểm cuả hai châu lục đối với các vấn đề chính trị và xã hội của thế giới

 Xây dựng quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa hai châu lục

Á, Âu để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên

Trang 37

 Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, môi trường, phát triển nguồn nhân lực… để tạo sự tăng trưởng bền vững ở cả châu Á và châu

Âu

Các mục tiêu trên đã và đang được thực hiện thông qua một loạt các chương trình hành động của ASEM như Chương trình thuận lợi hoá thương mại (TFAP), Chương trình xúc tiến đầu tư (IPAP), Trung tâm công nghệ môi trường Á-Âu, Quỹ Hợp tác Á-Âu (ASEF), Quỹ tín thác…

Về mặt kinh tế, ASEM đặt ra mục tiêu cụ thể là:

 Thúc đẩy giao lưu giữa các doanh nghiệp

 Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy môi trường thương mại đầu

 Tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững

Như vậy, trong lĩnh vực kinh tế, tuy ASEM chưa đề ra các mục tiêu về giảm thuế và các nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc như các tổ chức ASEAN, WTO song ba mục tiêu cụ thể nêu trên đã tạo nền tảng cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinhtế chặt chẽ giữa hai châu lục, góp phần thuận lợi cho giao lưu thương mại đầu tư và đóng vai trò như một chất xúc tác thúc đẩy thương mại kinh tế khu vực

2.2 Nguyên tắc hoạt động

Cũng như tất cả các diễn đàn hoặc tổ chức khu vực, ASEM hoạt dộng vơi những nguyên tắc riêng của mình Nguyên tắc cơ bản nhất của ASEM là tính chất tự nguyện, không ràng buộc và quan hệ bình đẳng giữa các thành viên Nguyên tắc này tương đối phổ biến ở các diễn đàn đối thoại khu vực Đi sâu vào các lĩnh vực hợp tác, nguyên tắc này được cụ thể hoá hơn nhằm điều chỉnh một cách sát sao quá trình Hợp tác Á-Âu

Trang 38

Căn cứ vào văn kiện khung của ASEM là AECF, nguyên tắc hoạt động của ASEM được quy định như sau:

 Quan hệ giữa các thành viên trên cơ sở đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

và đôi bên cùng có lợi

 ASEM sẽ là một tiến trình mở và liên tục phát triển, việc mở rộng số thành viên phải được sự đồng thuận của các nguyên thủ quốc gia

 Tăng cường thông tin và hiểu biết lẫn nhau thông qua đối thoại, định ra các lĩnh vực ưu tiên phối hợp hành động

 Triển khai hoạt động hợp tác đồng đều ở cả ba lĩnh vực: tăng cường đối thoại chính trị, củng cố hợp tác kinh tế và xúc tiến hợp tác trong các lĩnh vực khác

 ASEM sẽ được duy trì như một tiến trình tự nguyện, không thể chế hoá, hoạt động của ASEM sẽ nhằm hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các hoạt động ở các diễn đàn quốc tế khác

 Xúc tiến đối thoại và hợp tác giữa các doanh nghiệp và cư dân giữa hai khu vực; khuyến khích hợp tác giữa các học giả, các nhà nghiên cứu giữa hai khu vực

2.3 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của ASEM

Bản chất của ASEM là một diễn đàn đối thoại, hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức hoặc diễn đàn đa phương khác (như xúc tiến đối thoại giữa các thành viên ASEM về các vấn đề của Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới, các vấn

đề nổi cộm của kinh tế thương mại toàn cầu và khu vực…nhằm đạt được sự đồng thuận và quan điểm chung của các thành viên ASEM trong các diễn đàn đa phương nêu trên) Ngoài ra, hoạt động của ASEM cũng có đặc trưng là hoạt

Trang 39

luận và thông qua tại Hội nghị cấp cao (Hội nghị thượng đỉnh) Các hội nghị cấp thấp hơn sẽ thực hiện hoặc điều phối thực hiện các quyết định mà các nguyên thủ quốc gia đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh

Với đặc điểm nêu trên, hoạt động của ASEM hiện nay chưa được thể chế hoá Các hoạt động hợp tác được tổ chức thông qua hai nước điều phối viên châu Á

và hai nước điều phôi viên châu Âu với nhiệm kỳ 2 năm Các nước điều phối viên nhóm họp khi cần thiết thông qua các nhóm công tác chuyên về từng lĩnh vực chính trị hoặc kinh tế Cơ quan điều phối ASEM tại mỗi nước là Bộ Ngoại Giao Có thể khi hoạt động đi vào chiều sâu, ASEM sẽ được cơ cấu lại với các ban và nhóm công tác hoàn chỉnh

Về cấu trúc và tiến trình, Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu được họp 2 năm một lần ASEM 1 lần đầu tiên được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan tháng 3 năm 1996 Các Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo là: ASEM 2 (London, 1998), ASEM 3 (Seoul, 2000) và gần đây nhất là ASEM 4 (Copenhagen, 2002) Có thể thấy 3 vấn đề cơ bản tạo nên cấu trúc của ASEM chính là kinh tế, chính trị và văn hoá-

xã hội Trong đó, kinh tế vẫn là mảng lớn nhất và rất được chú trọng

Các Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề Ngoại giao, Kinh tế, Tài chính và Môi trường cũng được diễn ra trong thời gian 12-18 tháng Bên cạnh đó là các hoạt động và chương trình đi kèm cũng đồng thời được diễn ra Những chương trình

đó bao gồm: Diễn đàn Kinh doanh Á-Âu (Asia-Europe Busines Forum-AEBF),

Kế hoạch Hành động thúc đẩy Thương mại (Trade Facilitation Action TFAP), Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư (Investment Promotion Action Plan-IPAP), Quỹ tín thác ASEM (ASEM Trust Fund), Quỹ tín thác ASEM cho các nhà lãnh đạo trẻ Á-Âu (Asia-Europe Young Leaders ASEM Trust Fund), Hội nghị chuyên đề của các nhà lãnh đạo trẻ Á-Âu (Asia-Europe Young Leaders Symposium), Sức khoẻ trẻ em ASEM (ASEM Children Welfare), Liên kết ASEM (ASEM Connect)…

Trang 40

Plan-Như thế, cụ thể hoá, hiện tại các kênh Hội nghị chính của ASEM bao gồm:

 Hội nghị Thượng đỉnh ASEM (ASEM)

 Hội nghị cấp Bộ trưởng

 Hội nghị quan chức cấp cao ngoại giao (GOM)

 Hội nghị quan chức cấp cao thương mại và đầu tư (SOMTI)

 Hội nghị Thứ trưởng Tài chính

 Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ

 Diễn đàn doanh nghiệp Á-Âu

Ngoài các kênh hội nghị chính nêu trên, ASEM còn có các nhóm công tác ở cấp chuyên viên để giải quyết những vấn đề kỹ thuật cụ thể của các chương trình của ASEM Hiện nay, ASEM có các nhóm công tác sau:

 Các nhóm công tác hoạt động theo khuôn khổ của TFAP như Nhóm về tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights-IPR), SPS, mua sắm của chính phủ…

 Nhóm chuyên gia về đầu tư (Investment Expert Group-IEG) hoạt động trong khuôn khổ IPAP

 Một số các cuộc họp trong lĩnh vực văn hoá, xã hội như các diễn đàn về các nhà lãnh đạo trẻ, bảo tồn di sản văn hoá, phúc lợi trẻ em…

 Các hoạt động giao lưu văn hoá và tri thức trong khuôn khổ hợp tác Á-Âu Dưới đây là một số nét chính về các hội nghị trên:

 Hội nghị Thượng đỉnh ASEM

Ngày đăng: 22/03/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w