1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

105 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Chế Cảnh Báo Bong Bóng Chứng Khoán Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương
Người hướng dẫn TS. Lê Phương Lan
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (12)
      • 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu cụ thể (13)
    • 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.6. Cấu trúc của luận văn (16)
  • CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN (17)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (17)
      • 2.1.1. Cơ sở lý luận về bong bóng chứng khoán (17)
      • 2.1.2. Cơ sở lí luận về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán (23)
    • 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán một số nước trên thế giới và Việt Nam (24)
      • 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán ở các quốc gia trên thế giới (24)
      • 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán ở Việt Nam (28)
    • 2.3. Khoảng trống nghiên cứu (30)
  • CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI (31)
    • 3.1. Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Mỹ (31)
      • 3.1.1. Giới thiệu các mô hình (32)
      • 3.1.2. Kết quả của các mô hình nghiên cứu (35)
      • 3.1.3. Các cơ quan chịu trách nhiệm cảnh báo bong bóng chứng khoán của Mỹ (43)
      • 3.1.4. Đánh giá hiệu quả của cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Mỹ (44)
    • 3.2. Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Trung Quốc (48)
      • 3.2.1. Giới thiệu các mô hình (49)
      • 3.2.2. Kết quả của các mô hình (53)
      • 3.2.3. Các cơ chịu trách nhiệm cảnh báo bong bóng chứng khoán của (59)
      • 3.2.4. Đánh giá hiệu quả của cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại (61)
    • 3.3. Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại một số quốc gia tại Châu Âu (65)
      • 3.3.1. Giới thiệu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Anh (65)
      • 3.3.2. Giới thiệu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Hy Lạp (67)
      • 3.3.3. Các cơ quan chịu trách nhiệm cảnh báo bong bóng chứng khoán của một số quốc gia tại Châu Âu (73)
      • 4.3.4 Đánh giá tính chính xác của cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại một số quốc gia tại Châu Âu (73)
  • CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƯƠNG ÁN CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN HIỆU QUẢ (76)
    • 4.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam, dấu hiệu bong bóng chứng khoán trong 2019-2022 (76)
      • 4.1.1. Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong 2020-2021 (76)
      • 4.1.2. Động thái giảm đột ngột của chứng khoán (83)
    • 4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán của các quốc gia khác (85)
      • 4.2.1. Bài học kinh nghiệm của Mỹ (85)
      • 4.2.2. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc (90)
      • 4.2.3. Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Âu (92)
    • 4.3. Đề xuất phương án mô hình cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Việt (93)
  • KẾT LUẬN (29)

Nội dung

CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN

Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở lý luận về bong bóng chứng khoán

2.1.1.1 Khái niệm bong bóng chứng khoán

Bong bóng thị trường vốn không phải một khái niệm xa lạ với các nhà đầu tư Mọi lĩnh vực đều có thể xảy ra hiện tượng bong bóng như bong bóng giá bất động sản, hay khi giá của một mặt hàng nào đó tăng cao quá giá trị thật của hàng hóa đó cũng có thể coi là bong bóng giá Tuy nhiên tùy vào từng loại bong bóng thị trường sẽ có ảnh hưởng nhiều hay ít đến nền kinh tế và xã hội Ở đây tôi sẽ đi sâu và đề cập nhiều hơn đến bóng bóng chứng khoán, một trong những thị trường nếu xảy ra biến động sẽ tác động không hề nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế cũng như xã hội trong thời điểm hiện tại của Việt Nam

Bong bóng chứng khoán chính là một loại bong bóng thị trường và có tất cả các yếu tố của bong bóng thị trường

Bong bóng thị trường chứng khoán là một loại bong bóng kinh tế diễn ra trong thị trường chứng khoán khi những chủ thể tham gia thị trường đẩy giá cổ phiếu lên trên giá trị của họ so với một số hệ thống định giá cổ phiếu

2.1.1.2 Dấu hiệu bong bóng chứng khoán

Bong bóng chứng khoán sẽ được nhận định qua một số dấu hiệu đặc trưng, dưới đây là một số dấu hiệu giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận biết nhất

Nguyên nhân đầu tiên của bong bóng chứng khoán là niền tin vào giá cổ phiếu sẽ tăng bất chấp mọi tin tức

Cổ phiếu trong câu chuyện này hứa hẹn sẽ biến đổi thế giới, và những lợi ích hứa hẹn cuối cùng có thể đạt được, chúng sẽ tạo được sự tin tưởng cho mọi người Tin đồn và niềm tin của mọi người sẽ dẫn đến các dòng vốn cá nhân ồ ạt đổ vào chứng khoán chính là dấu hiệu đầu tiên cần đề cập với hiện tượng bong bóng chứng khoán

Bên cạnh đấy việc giá chứng khoán tăng bất kể mọi thông tin, và phản ánh không thực tế giá trị của chứng khoán được coi là một trong các dấu hiệu điển hình của bong bóng chứng khoán

Bất kì công ty hay tổ chức nào cũng không thể phát triển theo chiều thẳng đứng tăng doanh thu, vốn một cách chóng mặt Chính vì vậy giá cổ phiếu cũng không thể nào tăng quá nhanh trong một thời gian dài

Khi giá chứng khoán vẫn tăng bất chấp mọi thông tin bất lợi phi thực tế với mức doanh thu và mức độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất về bong bóng chứng khoán có thể sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi giá chứng khoán không phản ánh giá trị thực

Dấu hiệu bong bóng chứng khoán thứ hai là khi thị trường chứng khoán lên cao thì các thị trường khác cũng sẽ bị kéo theo xu hướng đấy khiến giá tài sản khác cũng tăng vọt

Thông thường, trong một thị trường bong bóng, không chỉ cổ phiếu tăng vọt; nó còn kéo theo các tài sản khác Rủng rỉnh tiền mặt thu được chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tăng cầu, nền kinh tế bùng nổ, dễ dàng kiếm tiền hơn, các nhà đầu cơ đổ xô đi mua các tài sản khác hoặc sử dụng tiêu dùng

Khi giá chứng khoán cao, nhiều người cùng đổ dòng tiền vào chứng khoán thì sẽ có nhiều nhà đầu tư lựa chọn đầu cơ mua bán chứng khoán ngắn hạn để sinh lời Lúc này các nhà đầu tư có thể chọn các kênh hay động vốn thêm để tham gia thị trường như vay vốn từ ngân hàng, ký quỹ giao dịch, chính vì có thể gây cơn sốt ảo về cầu dòng tiền đầu tư

Và đặc biệt trong thời điểm này sẽ có sự tham gia đông đảo các nhà đầu tư mới tham gia thị trường mua, bán theo xu hướng đám đông

Những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường hầu như đều chưa tích lũy đầy đủ các kiến thức kinh tế cũng như kinh nghiệm để hiểu rõ diễn biến thị trường đang thật sự xoay chuyển như thế nào Họ mua nhiều với kỳ vọng giá sẽ tăng và đem lại lợi nhuận không dựa trên phân tích các chỉ số và hoạt động kinh doanh thực sự của doanh nghiệp Chính vì vậy giá của chứng khoán tăng lên chỉ là các con số ảo

Trong thời điểm 2007-2008, Buffett đã nhận định được điều tương tự từ các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm trong vụ phá sản dotcom, và tận dụng lợi thế của các ngân hàng đang gặp suy thoái và kỳ vọng không tưởng của các nhà đầu tư để đem về lợi nhuận

Dấu hiệu thứ ba của bong bóng chứng khoán còn là việc định giá cổ phiếu ở các mức giá cao hơn so với giá trị thực tế của chứng khoán đó Có thể nhìn thấy sự bất thường của mức giá cổ phiếu so với giá trị thật của nó thông qua các chỉ số thị trường P/E, P/E/G, P/B…

Trong giai đoạn cuối của bong bóng chứng khoán, tất cả giá đều không tương xứng với thực tế Bằng cách đo lường các mức giá chứng khoán cao nhất trước đây so với hiện tại cùng với diễn biến của bản thân doanh nghiệp đó, chúng ta có thể thấy những điểm chưa trùng khớp giữa giá cổ phiếu và thực tế doanh nghiệp

Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán một số nước trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình nghiên cứu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán ở các quốc gia trên thế giới Được biết bong bóng chứng khoán luôn gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được sớm phát hiện và có những chính sách phòng ngừa, trên thế

15 giới đã có không ít nghiên cứu về cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán Đối với Mỹ, tập trung vào một số tài liệu nghiên cứu sau đây cùng với mô hình quản lý thị trường chứng khoán tại Mỹ để khái quát lên cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán đang được sử dụng ở quốc gia này Ở đây, giới thiệu các bài viết về Mô hình Điểm kỳ dị của Luật Công suất Định kỳ (LPPLS), phép tính đệ quy Bayes và mô hình tuyến tính động (DLM) để mô tả những thay đổi đột ngột và các nghiên cứu khác Đối với mô hình LPPLS, phép tính đệ quy Bayes và mô hình tuyến tính động DLM và các nghiên cứu khác, tôi sẽ tập trung vào các bài nghiên cứu dưới đây:

The 2020 global stock market crash: Endogenous or exogenous? Ruiqiang Song, Min Shu, Wei Zhu (2022), nghiên cứu hiện tượng vỡ bong bóng chứng khoán do yếu tố ngoại sinh hay do nội sinh gây ra

Shocks, crashes and bubbles in financial markets, Johansen A., Sornette D

(2010) phân tích về thị trường trái phiếu Mỹ và Nhật Bản

Predicting Financial Crashes Using Discrete Scale InvarianceJohansen A., Sornette D., Ledoit O (1999) kiểm định thị trường chứng khoán bằng biến rời rạc

Imprints of log-periodic self-similarity in the stock market, Drozdz S., Ruf F., Speth J., Wójcik M, (1999), dựa trên những thay đổi chỉ số của Đức và phân tích tương tự các chỉ số tài chính của Mỹ

On the predictability of stock market bubbles: evidence from LPPLS confidence multi-scale indicators, Demirer R., Demos G., Gupta R., Sornette D

(2019) chứng minh độ tin cậy của mô hình LPPLS từ thông số các thị trường chứng khoán Mỹ, Anh, Nhật Bản

Bubbles, rational expectations and financial markets, Blanchard O.J., Watson M.W (1982), đưa ra nghiên cứu về nhiều thị trường và chứng minh về bản chất và sự hiện diện của bong bóng trên thị trường tài chính

Chẩn đoán và dự đoán các điểm tới hạn trên thị trường tài chính: Sự cố và sự phục hồi, Yan W., Woodard R., Sornette D (2010)

Real-time prediction of Bitcoin bubble crashe, Shu M., Zhu W (2020) dùng mô hình LPPLS dự báo về khả năng vỡ bong bóng Bitcoin

A statistical model of speculative bubbles, with applications to the stock markets of the United States, Japan, and China, Kazumi Asako, Zhentao Liu (2013) nghiên cứu về mô hình thống kê bong bóng đầu cơ kết hợp ứng dụng vào các quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc Đối với Trung Quốc, tôi cũng lựa chọn các tài liệu nghiên cứu về mạng LPPLS và thêm mô hình kết hợp chế độ biến động cao (SWARCH) và mạng bộ nhớ ngắn hạn dài (LSTM), để có sự so sánh mạng LPPLS so với các nghiên cứu ở Mỹ dễ dàng đánh giá phương pháp này có thực sự hiệu quả khi đổi môi trường nghiên cứu Chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu các tài liệu dưới đây:

Identification and forecasts of financial bubbles, Yan W (2011) nhận dạng và dự báo về các bong bóng tài chính

Predicting financial crashes using discrete scale invariance, Johansen A , Sornette D , Ledoit O (1999) chứng minh các thực nghiệm về sự sụp đổ tài chính có liên quan đến bong bóng ở nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ, Hồng Kong, Nga và ở nhiều thị trường tiền tệ

Bubble diagnosis and prediction of the 2005–2007 and 2008–2009 Chinese stock market bubbles, Jiang Z.Q., Zhou W.-X., Sornette D., Woodard R., Bastiaensen K., Cauwels P (2010) sử dụng mô hình LPPLS để nghiên cứu và chứng minh sự xuất hiện của bong bóng chứng khoán trong các giai đoạn từ 2005-2007 và 2008-2009

Real-time prediction and post-mortem analysis of the Shanghai 2015 stock market bubble and crash, Sornette D., Demos G., Zhang Q., Cauwels P., Filimonov V., Zhang Q (2015) Phân tích dựa trên lý thuyết kinh tế về bong bóng kỳ vọng hợp lý; các cơ chế hành vi bắt chước và chăn dắt các nhà đầu tư và thương nhân; và công thức toán học của định luật lũy thừa log-tuần hoàn (LPPLS), mô tả cách tiếp cận tới hạn đối với điểm tới hạn trong các hệ thống phức tạp, để dự đoán và phân tích về bong bóng chứng khoán năm 2015 tại Trung Quốc

17 Diagnosis and prediction of the 2015 Chinese stock market bubble, Shu M , Zhu W (2019) cũng dùng phương pháp LPPLS để chuẩn đoán về bong bóng thị trường tại Trung Quốc trong năm 2015

Predictability of large future changes in major financial indices, Sornette D., Zhou W.-X (2006), trình bày một thuật toán có hệ thống, kiểm tra hành vi của các tác nhân trong hệ thống xã hội, triển khai thực nghiệm cụ thể trên chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA) trong thế kỷ 20 và trên Hang Seng của Hồng Kông chỉ số tổng hợp (HSI) từ năm 1969

Usefulness of support vector machine to develop an early warning system for financial crisis, JJ Ahn , KJ Oh , TY Kim , DH Kim (2011) xác định tính hiệu quả của vector hỗ trợ khi phát triển hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng tài chính

A lstm-based method for stock returns prediction: A case study of China stock market, K Chen , Y Zhou , F Dai (2015) dự báo bằng phương pháp LTSM trên thị trường chứng khoán Trung Quốc

Do indicators of financial crises work? An evaluation of an early warning system, HJ Edison (2003) đưa ra hệ thống cảnh báo sớm và các chỉ báo về khủng hoảng tài chính Đối với các quốc gia ở Châu Âu, do tôi chưa thu thập được nhiều mẫu nghiên cứu nên tôi sẽ tham khảo một vài bài viết có liên quan đến Anh và Hy Lạp để nghiên cứu:

The 2020 global stock market crash: Endogenous or exogenous? Ruiqiang Song, Min Shu, Wei Zhu (2022), nghiên cứu hiện tượng vỡ bong bóng chứng khoán do yếu tố ngoại sinh hay do nội sinh gây ra

2000–2003 real estate bubble in the UK but not in the USA, Zhou, W.-X., Sornette, D (2015) chứng minh bong bóng bất động sản ở Anh những năm 2000-2003

Mark T.Hon, Jack K.Strauss, Soo-Keong Yong, (2007) Deconstructing the Nasdaq bubble: A look at contagion across international stock markets, giải mã sự lây lan của bong bóng chứng khoán của các thị trường trên thế giới

18 The relations among equity markets: A study of share price comovements in the United States, United Kingdom, Germany and Japan, T Agmon (1972) đưa ra mối liên hệ chênh lệch về giá các cổ phiếu của các quốc gia Mỹ, Anh, Nhật Bản

Konstantinos Papastamatiou, Theodoros Karakasidis, (2022), Bubble detection in Greek Stock Market: A DS-LPPLS model approach, nghiên cứu về bong bóng chứng khoán tại Hy Lạp

Kydros D., Oumbailis V., (2015), A network analysis of the Greek stock market đưa ra những nhận định về chứng khoán tại Hy Lạp

Economou F., Katsikas E., Vickers G., (2016), Testing for herding in the Athens Stock Exchange during the crisis period kiểm nghiệm hiện tượng đầu cơ chứng khoán tại Hy Lạp

Barkoulas J.T., Baum C.F., Travlos N., (2000), Long memory in the Greek stock market, chứng minh bong bóng chứng khoán đã xuất hiện ở thị trường chứng khoán Hy Lạp

Khoảng trống nghiên cứu

Từ những phần nội dung tổng quan nghiên cứu mà tôi đã tổng hợp ở trên đây, chúng ta có thể nhận thấy vẫn còn tồn động những khoảng trống nghiên cứu từ các nghiên cứu của các học giả trước đây

Các tác giả có đưa ra các phương pháp để dự đoán, cảnh báo bong bóng chứng khoán nhưng đang thiếu bài viết tổng hợp các nghiên cứu, tổng hợp các phương pháp, mô hình tổng thể nhất Và cũng chưa có nhiều so sánh đánh giá tổng quát các phương pháp này để đưa ra nhận định đánh giá xem mô hình nào sẽ phù hợp với các quốc gia trong khu vực nào hoặc các quốc gia được chia theo trình độ phát triển

Bên cạnh đấy, cũng chưa có nhiều bài nghiên cứu dành cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển nên sẽ có nhiều yếu tố biến đặc biệt khác các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Anh, Nhật Bản, mặc dù các quốc gia này cũng đã có những thời điểm phát triển qua giai đoạn mà Việt Nam đang trải qua nhưng cũng sẽ có nhiều khác biệt vì mức độ ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới, văn hóa và bối cảnh toàn cầu

Chính vì vậy, luận văn này sẽ tổng hợp lại các nghiên cứu và bước đầu đưa ra những phương án đề xuất mô hình cho Việt Nam để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu này

CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Mỹ

Mỹ nhiều năm qua vẫn được coi là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới cùng với thị trường chứng khoán có lịch sử phát triển lâu đời Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (tiếng Anh: New York Stock Exchange - NYSE), biệt danh là "Big Board" Đây là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới nếu tính về giá trị vốn hóa thị trường bằng đô la Mỹ và là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ nhì thế giới nếu tính theo số lượng công ty niêm yết theo trang wikipedia Sàn Giao dịch Chứng khoán New York

Trần Thị Tuấn Anh (2021) sử dụng số liệu giá đóng cửa hàng ngày của thị trường dầu thô, thị trường vàng, thị trường chứng khoán Thượng Hải, thị trường chứng khoán Mỹ và các chỉ số chứng khoán của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng

2 năm 2012 đên tháng 6 năm 2019 để khảo sát dòng chảy thông tin từ các thị trường của thế giới đến Việt Nam băng kỹ thuật tính toán transfer entropy Kết quả tính toán cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam, đại diện băng chì số VN-index có phàn ứng với thông tin từ thị trường vàng giao ngay với độ trễ 2 ngày Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam tiêp nhận thông tin nhanh và mạnh từ thị trường

Mỹ, một thị trường vốn năng động và lớn nhất thê giới

Nguyễn Thị Mai Huyền, Ngỗ Sỹ Lam (2022) đã chứng minh được giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam đều bị tác động bởi chênh lệch lợi suất trái phiếu và thị trường chứng khoán Mỹ Khi có cú sốc liên quan đến chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kì hạn 10 năm và lãi suất quỹ liên bang sẽ làm cho giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam giảm

Thị trường chứng khoán Mỹ là một thị trường lớn và là mẫu nghiên cứu phù hợp với đề tài luận văn, những biễn cố xảy ra ở thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tác động không nhỏ gây ảnh hưởng đến phần lớn các thị trường chứng khoán trên thế giới trong đó có Việt Nam Và có nhiều nhiên cứu như trên chứng minh mỗi biến cố trên thị trường chứng khoán Mỹ hoàn toàn có thể xảy ra tương tự trên thị trường Việt Nam

3.1.1 Giới thiệu các mô hình:

Bong bóng giá tài sản đã thu hút các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính

Ví dụ, xác định bong bóng đầu cơ trong thị trường chứng khoán và đất đai là chủ đề ngày càng nhiều các bài báo cả lý thuyết và thực nghiệm Trên cơ sở lý thuyết, người ta đã phỏng đoán rằng việc đẩy giá như vậy phản ánh hành vi chưa hợp lý của các tác nhân kinh tế và cần được loại trừ khỏi một thị trường Cả lý thuyết hợp lý và lý thuyết hành vi đều đang cố gắng giải thích tại sao bong bóng xảy Gurkaynak

(2008) đã khảo sát các bài kiểm tra kinh tế lượng đối với bong bóng giá hợp lý và nhận thấy rằng các kết quả thực nghiệm là hỗn hợp Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã chuyển sang mô hình tài chính hành vi (Hommes et al., 2004) Tuy nhiên, khó phân biệt giữa lý thuyết hành vi được xây dựng dựa trên sự phi lý của nhà đầu tư và lý thuyết không chắc chắn về cấu trúc hợp lý được xây dựng dựa trên thông tin không đầy đủ về cấu trúc của môi trường kinh tế

Mặt khác, theo quan điểm thực nghiệm, mục đích chính là kiểm tra xem liệu chuỗi giá được thu thập và đánh giá có đưa ra kết quả chính xác hơn việc giả định bong bóng đầu cơ hay không Do đó, các phương pháp thống kê khác nhau chủ yếu liên quan đến các thử nghiệm về sự tồn tại và dự đoán bong bóng đầu cơ Chúng dựa trên cách này hay cách khác, dựa trên những điểm dị thường cơ bản do sự phân kỳ hoặc không cố định của giá gây ra (ví dụ, Flood và Garber, 1980, Blanchard và Watson, 1982 , West, 1987 ) Sollis (2006) khảo sát những biến động trong sự tồn tại của tỷ lệ cổ tức-giá Tổng hợp S&P bằng cách thử nghiệm từng khoảng thời gian từ tích hợp theo thứ tự I (0) sang tích hợp theo đơn đặt hàng I (1) trong chuỗi thời gian; trong khi Phillips và cộng sự (2011) sử dụng hồi quy đệ quy chuyển tiếp để đánh giá hành vi ban đầu sẽ tác động đến các sự lựa chọn bùng nổ sau đó

Harrison và Stevens (1971) đề xuất một mô hình thống kê được gọi là mô hình tuyến tính động (DLM) để mô tả những thay đổi bất thường về xu hướng, tốc độ tăng, giảm và vượt ngưỡng Họ cũng trình bày mô hình đa trạng thái, kết hợp một số DLM với trọng số xác suất Kazumi Asako, Zhentao Liu (2013) đề xuất mô hình DLM có thể được coi là một phần mở rộng của mô hình của Harrison và Stevens

(1971) hướng tới một mô hình, trong đó xác suất lựa chọn của mỗi mô hình phụ

23 thuộc chặt chẽ vào trạng thái lịch sử của chuỗi giá được quan tâm Trong khi Diggle và Zeger (1989) đã đề xuất một mô hình tương tự, kết hợp sự phụ thuộc của xác suất vào tiền sử trạng thái và áp dụng mô hình vào dữ liệu nội tiết trong y học Tuy nhiên mô hình của chúng ta cần kiểm định trong thị trường chứng khoán có một điểm phức tạp nữa là nó bao gồm các thông số phụ thuộc thời gian, mà quá trình biến đổi thị trường là mối quan tâm hàng đầu Do đó, một cách tiếp cận khá năng đơn giản để ước tính các tham số là không thể thực hiện được và thay vào đó, Kazumi Asako, Zhentao Liu (2013) phải sử dụng đến phép tính đệ quy Bayes

Người ta thường biết rằng giá càng lệch khỏi các nguyên tắc cơ bản, thì giá càng có nhiều khả năng đảo ngược Có tính đến điều này, Kazumi Asako, Zhentao Liu (2013) đề xuất một mô hình thống kê đơn giản để xác định bong bóng đầu cơ trên thị trường tài chính Thông qua các ước tính về các thông số thay đổi theo thời gian, bao gồm cả xác suất chuyển đổi, chúng ta có thể xác định thời điểm và cách thức các bong bóng mới sinh phát triển và vỡ ra theo thời gian Mô hình có thể được ước tính bằng các phép tính đệ quy, đòi hỏi dung lượng lưu trữ lớn đối với các máy tính tiêu chuẩn Vì lý do này, chúng ta sẽ sử dụng một phép tính gần đúng, duy trì tính chất đệ quy của kỹ thuật ước lượng

Các phân tích của Kazumi Asako, Zhentao Liu (2013) cũng sẽ xem xét công thức đệ quy cho xác suất xảy ra sự cố bong bóng Trên thực tế, việc lấy dữ liệu chuẩn đều gặp vấn đề lớn vì thống kê có thể gặp sai sót và có thể bị đứt đoạn Ngay cả khi giả định một cấu trúc xác suất tương đối đơn giản cho khả năng xảy ra sự cố bong bóng, công thức đệ quy kết quả đòi hỏi một lượng lớn các phép tính toán Do đó, tác giả đưa ra quan điểm nên sử dụng một giá trị gần đúng nhất định cho kỹ thuật ước lượng đệ quy chính xác để giảm gánh nặng tính toán

Ruiqiang Song, Min Shu, Wei Zhu (2022) đã sử dụng mô hình Điểm kỳ dị của Luật Công suất Định kỳ (LPPLS) (theo Johansen A., Sornette D., Ledoit O., 1999, Drozdz S., Ruf F., Speth J., Wójcik M., 1999, Demirer R., Demos G., Gupta R., Sornette D, 2019) để tìm ra các cơ chế cơ bản của Sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 2020 Mô hình LPPLS bắt nguồn từ giao diện của kinh tế học tài chính, tài chính hành vi và vật lý thống kê bằng cách kết hợp lý thuyết kinh tế về kỳ vọng

24 hợp lý, tài chính hành vi của bầy đàn thương nhân, và vật lý toán học và thống kê của sự phân đôi và chuyển pha Trong mô hình LPPLS, bong bóng tài chính tích cực (tiêu cực) được biểu thị dưới dạng một quá trình tăng trưởng theo cấp số nhân, không bền vững để đạt được lợi nhuận vô hạn trong thời gian hữu hạn, buộc phải có một sự điều chỉnh ngắn hạn được đúc kết theo tính đối xứng của bất biến tỷ lệ rời rạc theo Sornette D (1998) Việc điều chỉnh giá trong một thời điểm kỳ dị hữu hạn có thể là một sự bùng nổ (hoặc sụp đổ) khi giá tăng (hoặc giảm) đáng kể, hoặc thay đổi chiều khi tốc độ thay đổi giá tăng (hoặc giảm) đáng kể trong một quy mô thời gian ngắn Mô hình LPPLS có thể nắm bắt được hai đặc điểm khác biệt thường được quan sát thấy trong chế độ bong bóng, đó là tốc độ tăng giá nhanh hơn theo cấp số nhân do phản hồi tích cực từ hành vi bắt chước của các nhà giao dịch, và sự gia tăng biến động đột biến theo chu kỳ log của sự tăng trưởng giá từ kỳ vọng về lợi nhuận cao hơn hoặc rủi ro sắp tới Ruiqiang Song, Min Shu, Wei Zhu (2022) nhận thấy rằng hai đặc điểm quan trọng này có thể được quan sát rõ ràng trong 10 chỉ số thị trường chứng khoán, trong đó tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân trong khoảnh khắc có thể được chẩn đoán trực quan dưới dạng độ cong hướng lên trong biểu đồ log tuyến tính, được đánh dấu bằng các điểm gợn sóng log-tuần hoàn đáng kể

Trong những năm gần đây, mô hình LPPLS đã được nhiều học giả nghiên cứu dùng để chẩn đoán bong bóng đầu cơ thông qua phân tích các cộc mốc LPPLS được gắn trong quỹ đạo giá tài sản Filimonov và Sornette (2013) đã chuyển đổi công thức LPPLS để giảm độ phức tạp hiệu chuẩn bằng cách giảm số lượng tham số phi tuyến tính từ bốn xuống ba Sornette, Demos, Zhang, Cauwels, Filimonov và Zhang

Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Trung Quốc

Với thị trường chứng khoán của Anh và Trung Quốc cũng là những thị trường rất lớn hay đang trên đà phát triển mở rộng với tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới Cũng là một trong những đối tượng cần nghiên cứu vì Anh là quốc gia tham gia thị trường chứng khoán lâu đời, Trung Quốc đang trên đà phát triển tác động không nhỏ đến kinh tế cả thế giới

Trung Quốc với vị trí địa lý có đường biên giới kéo dài chung với Việt Nam luôn là một trong các quốc gia có ảnh hưởng lớn trực tiếp từ buôn bán giao thương, mỗi chính sách của Trung Quốc đều tác động không nhỏ đến Việt Nam và các nước

39 trên thế giới Cùng với thời điểm này Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, sẽ có không ít điểm tương đồng với Việt Nam nên có thể dựa vào như một điển hình ví dụ để nghiên cứu

Trần Thị Tuấn Anh (2021) đã chứng minh được thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng có tác động đến thị trường Việt Nam nhưng yếu hơn so với thị trường chứng khoán Mỹ và có độ trề từ 3 ngày

Cùng những chứng minh lí luận và chứng minh định lượng, Trung Quốc đã cho thấy sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến thị trường chứng khoán Việt Nam và mỗi hành động xuất hiện tại thị trường Trung Quốc phần lớn sẽ xảy ra tại Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á Chính những yếu tố này Trung Quốc là một mẫu nghiên cứu phù hợp cho các học giả cũng những là mẫu nghiên cứu chân thực cho luận văn

3.2.1 Giới thiệu các mô hình

Trong xã hội hiện đại, bong bóng tài chính và đổ vỡ không phải là hiện tượng hiếm gặp và có thể gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống và sinh kế của người dân trên toàn thế giới Khoảng 100 cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra trên toàn thế giới trong 30 năm qua Do đó, điều quan trọng là phải xác định trước bong bóng, giới hạn kích thước của chúng và cuối cùng giảm thiểu thiệt hại do bong bóng vỡ Để phát hiện sự hiện diện của bong bóng một cách hiệu quả, mô hình Điểm kỳ dị của Luật Công suất Tuần hoàn Log (LPPLS) (Yan W., 2011, Johansen A., Sornette D., Ledoit O., 1999, Johansen A., Ledoit O., Sornette D., 2000) đã được phát triển ở lĩnh vực kinh tế tài chính, tài chính hành vi và vật lý thống kê

Cũng giống như mô hình LPPLS trong các mô hình nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ, thì mô hình LPPLS trong các nghiên cứu về Trung Quốc dựa trên lý thuyết kỳ vọng hợp lý, các bong bóng được cho là có đặc điểm tăng giá nhanh hơn theo cấp số nhân (hoặc siêu cấp số nhân), dẫn đến tăng trưởng không bền vững và kết thúc với sự sụp đổ bong bóng Trong một quá trình, sự tăng trưởng siêu cấp số nhân của bong bóng bắt nguồn từ cơ chế phản hồi tích cực, xuất hiện trong việc

40 định giá tài sản sai lệch do hành vi bắt chước của những người đổ xô mua hoặc bán trong ngắn hạn Do sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư theo giá trị cốt lõi và các nhà giao dịch theo thị hiếu, giá thị trường của một tài sản bị lệch tăng trưởng nhanh hơn cấp số nhân dưới dạng dao động tuần hoàn theo logarit của thời gian Dựa trên việc phân tích chuỗi giá tạm thời của một tài sản, mô hình LPPLS cung cấp một khuôn khổ linh hoạt để phát hiện bong bóng tài chính

Trong thập kỷ qua, mô hình LPPLS đã được sử dụng rộng rãi để phát hiện bong bóng và đổ vỡ ở thị trường chứng khoán Trung Quốc (J Econ Behav (2010), Sornette D , Demos G , Zhang Q , Cauwels P , Filimonov V , Zhang Q (2015), Shu M , Zhu W., 2019)

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng mô hình LPPLS để phát hiện bong bóng Zhou và Sornette (2003) đã mở rộng mô hình LPPLS dựa trên phân tích nhóm chuẩn hóa lại để mô hình hóa, chính xác hành vi quan trọng của các kháng thể Zhou và Sornette (2004) đã điều tra chất kháng thể trên thị trường chứng khoán Trung Quốc năm 2001 bằng cách sử dụng ba công thức LPPLS và kiểm tra khả năng dự đoán của công thức LPPLS

Yan, Woodard và Sornette (2010) đã điều chỉnh công thức LPPLS để lập mô hình các bong bóng âm, để thị trường phục hồi có thể được phát hiện thông qua các mẫu nhận dạng Fry (2012) đã đề xuất một khuôn khổ thống nhất, để mô hình hóa các sự cố thị trường ngoại sinh và nội sinh trong các hệ thống tài chính phức tạp Sornette và cộng sự (2015) đã thảo luận về tình trạng lý thuyết, các vấn đề hiệu chuẩn phổ biến liên quan đến mô hình LPPLS Sornette và cộng sự (2015) đã đánh giá hiệu suất của dự đoán thời gian thực về sự cố bong bóng trên thị trường chứng khoán Thượng Hải năm 2015 bằng cách xây dựng chỉ số Niềm tin LPPLS và chỉ số Niềm tin, đồng thời tiến hành phân tích sau khi kiểm nghiệm về hiệu quả của phương pháp LPPLS Zhang, Zhang và Sornette (2016) đã thông qua hồi quy lượng tử để hiệu chuẩn LPPLS và sử dụng phân tích đa thang để tích hợp nhiều hồi quy lượng tử

Trong nghiên áp dụng LPPLS, Ruiqiang Song, Min Shu, Wei Zhu (2022) áp

41 dụng phương pháp LPPLS để phát hiện bong bóng tích cực và tiêu cực trên thị trường chứng khoán Trung Quốc bằng cách sử dụng dữ liệu các chỉ số hàng ngày của thị trường chứng khoán CSI 300 từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 4 năm 2018 Với CSI 300 là chỉ số thị trường chứng khoán có trọng số vốn hóa được thiết kế để tái tạo hiệu suất của 300 cổ phiếu hàng đầu được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (Wikipedia) Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên xác định sự tồn tại của bong bóng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc bằng cách sử dụng dữ liệu CSI 300 hàng ngày với phương pháp phát hiện bong bóng tiên tiến của chỉ số tin cậy LPPLS Cải thiện hiệu suất của chỉ báo độ tin cậy LPPLS, Ruiqiang Song, Min Shu, Wei Zhu (2022) giảm sai lệch của mô hình LPPLS trong các mẫu tìm kiếm bằng cách đạt điều kiện chặt chẽ hơn

Còn với Jiang Z.-Q , Zhou W., Sornette D., Woodard R., Bastiaensen K., Cauwels P (2010) khi sử dụng phương pháp LPPLS Các học giả đã thực hiện phân tích chi tiết về hai bong bóng tài chính trên thị trường chứng khoán Trung Quốc bằng cách hiệu chỉnh LPPL công thức cho hai chỉ số chứng khoán quan trọng của Trung Quốc, Thượng Hải (SSEC) và Thâm Quyến (SZSC) từ tháng 5 năm 2005 đến tháng 7 năm 2009

Chúng ta có thể thấy dù là các phương pháp LPPLS cùng nghiên cứu trên thị trường chứng khoán hay các thị trường khác, nhưng ở các nghiên cứu ở Mỹ và Trung Quốc lại tập trung vào các điểm khác nhau, hay kết hợp thêm các mô hình phương pháp khác Và mỗi học giả nghiên cứu lại có một phong cách riêng, tuy công cụ giống nhau nhưng lại sử dụng theo cách khác nhau

3.2.1.2 Hệ thống cảnh báo sớm tích hợp EWS:

Bên cạnh phương pháp LPPLS này, tôi còn tập trung tìm hiểu hệ thống cảnh báo sớm tích hợp (EWS) để xác định và dự đoán sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán

Cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại một số quốc gia tại Châu Âu

Sở giao dịch chứng khoán London (tiếng Anh: London Stock Exchange - LSE) trụ sở đặt tại thành phố London, nước Anh, thuộc Tập đoàn Giao dịch chứng khoán London Sở giao dịch được thành lập từ năm 1801, được coi là đây là một trong những cơ sở giao dịch chứng khoán lâu đời nhất thế giới, với hơn 2.500 tổ chức phát hành và vốn thị trường hơn 5,00 ngàn tỷ USD của nhiều công ty trong liên Hiệp Anh và ở nước ngoài niêm yết Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn được bắt đầu được biết đến sớm nhất từ năm 1571, một trong những sàn giao dịch chứng khoán lâu đời nhất trên thế giới, với bề dày lịch sử và tầm ảnh hưởng đến thị trường tài chính trên toàn thế giới

Bên cạnh đó tôi cũng giới thiệu thêm về thị trường chứng khoán của Hy Lạp, một quốc gia ở Châu Âu và có từng trải qua bong bóng chứng khoán, cùng nhiều tài liệu nghiên cứu nổi bật

Những tác động của các quốc gia Châu Âu chưa có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam như Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên cũng phần nào có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong nước Bên cạnh đấy các quốc gia này đều có thị trường chứng khoán lâu đời, trải qua nhiều chu kì bong bóng chứng khoán rất phù hợp với đề tài nghiên cứu

3.3.1 Giới thiệu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Anh

3.3.1.1 Giới thiệu các mô hình

Trong các nghiên cứu chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế cảnh báo bóng bóng tại Anh, đồng thời cũng đã có khá nhiều nghiên cứu của các quốc gia khác được giới thiệu ở trong luận văn này, nên dưới đây giới thiệu rất cơ bản về các mô hình và các mẫu nghiên cứu bong bóng thị truờng tại Anh

Chúng ta có thể tham khảo mô hình nghiên cứu của Ruiqiang Song, Min Shu, Wei Zhu (2022) được đề cập ở phần 1 chương 3 này như một ví dụ về mô hình cảnh báo bong bóng ở Anh, với các nội dung tôi cũng có giới thiệu ở trên nên

Giới thiệu qua về bong bóng bất động sản của Anh do Adrian R Bell, Chris

56 Brooks, Helen Killick (2022) nghiên cứu Adrian R Bell, Chris Brooks, Helen Killick (2022) kiểm tra bong bóng bất động sản từ foot of fine (là bản sao lưu trữ thỏa thuận giữa hai bên trong vụ kiện đất đai tại Anh, Wikipedia) Học giả tập trung vào các tài sản có số lượng giao dịch lớn mỗi năm, để tạo ra một tập dữ liệu liên tục đáng tin cậy và sử dụng mô hình chuyển đổi chế độ, tìm ra các giai đoạn bùng nổ và sụp đổ, cùng các đặc điểm để kiểm tra tính chính xác của bong bóng Các phát hiện của Adrian R Bell, Chris Brooks, Helen Killick (2022) chứng minh rằng thị trường bất động sản ở Anh thời Trung cổ có bong bóng chứng khoán và dẫn chứng những hiệu quả của phương pháp này vào với thực tế thị trường hiện tại

Ngoài ra chúng ta còn có thể xem xét thêm mô hình của Mark T.Hon, Jack K.Strauss, Soo-Keong Yong, (2007) khi đánh giá tác động của sự kiện bong bóng NASDAQ tác động lên các quốc gia khác, trong đó có Anh Mục đích của Mark T Hon, Jack K Strauss, Soo-Keong Yong (2007) là giải thích những tác động của bong bóng NASDAQ đối với các nền kinh tế quốc tế, bằng cách đo lường mức các chỉ số trên các thị trường chứng khoán quốc tế Và đây cũng xét đến trường hợp nếu có biến động từ các thị trường trên thế giới thì Anh có hay không sẽ mắc vào trường hợp bong bóng chứng khoán?

Với các nghiên cứu ở trên về Anh Quốc, dẫn chứng một số kết quả của các nhà nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của các mô hình

Chúng ta có thể tham khảo mô hình LPPLS của Ruiqiang Song, Min Shu, Wei Zhu (2022) với các mẫu thí nghiệm ở Anh, tuy nhiên ở đây tác giả đã chứng minh được sự suy thoái của thị trường chứng khoán ở Anh, không xuất hiện do bong bóng chứng khoán nội sinh mà do các yếu tố ngoại sinh bên ngoài, và trong thời điểm mẫu nghiên cứu bị ảnh hưởng nhiều từ dịch Covid-19 Tuy nhiên đây cũng là một nghiên cứu thú vị, chứng minh sự sụp đổ của thị trường chưa chắc có nguyên nhân từ bong bóng chứng khoán nội sinh mà còn do nhiều yếu tố khác nữa

Mark T Hon, Jack K Strauss, Soo-Keong Yong (2007) áp dụng mô hình phương sai thay đổi, có điều kiện tự hồi quy tổng quát (GARCH) để lập mô hình

57 phương sai thay đổi trong mẫu Học giả cũng cho thấy rằng các thông số GARCH là hiệu quả, có ý nghĩa và ổn định trong các giai đoạn lấy mẫu khi thử nghiệm Hơn nữa, bằng cách mô hình hóa rõ ràng cả quá trình phương sai thay đổi, trong toàn thể bức tranh mối quan hệ lâu dài giữa giá cổ phiếu Hoa Kỳ và quốc tế, kết quả cho thấy rằng khung GARCH mang lại sai số tiêu chuẩn thấp hơn so với quy trình F&R

Kết quả trong bảng này cho thấy hầu hết các nền kinh tế châu Âu bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh, cùng với Mexico và Canada có dấu hiệu gia tăng tỷ lệ nghèo, và bị ảnh hưởng từ bong bóng NASDAQ,

Kết quả từ các bài kiểm tra của Mark T Hon, Jack K Strauss, Soo-Keong Yong (2007) chứng minh quan hệ nhân quả một chiều từ Mỹ sang các nền kinh tế khác

Còn nghiên cứu của Adrian R Bell, Chris Brooks, Helen Killick (2022) cũng chứng minh được bong bóng nhà đất đã diễn ra trong khoảng từ 1300-1500 Tuy nhiên nghiên cứu này lại về thị trường bất động sản, nên sẽ không đề cập nhiều

3.3.2 Giới thiệu cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán tại Hy Lạp:

3.3.2.1 Giới thiệu các mô hình

Bong bóng tài chính và sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán đang là tâm điểm kiểm tra của nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua Việc phát hiện bong bóng tài chính là rất quan trọng đối với các chiến lược hoạch định chính sách, như đã đề cập trong (Taylor J.B (Ed), 2001), do thực tế là bong bóng thị trường có xu hướng có tác động tổn hại đến cuộc sống của đại đa số dân cư, nếu các biện pháp cần thiết không được thực hiện Lưu ý rằng sự bùng nổ của giá tài sản không phải lúc nào cũng dẫn đến sự sụp đổ, nhưng trong trường hợp giá tài sản sụp đổ, kết quả là rất lớn đối với gần như toàn bộ nền kinh tế

Kydros D., Oumbailis V (2015) cho rằng thị trường chứng khoán Hy Lạp là một thị trường chứng khoán dễ bị ảnh hưởng bởi một lượng nhỏ các nhà đầu tư Trong nghiên cứu, học giả đã kết luận rằng các xu hướng trên thị trường chứng

58 khoán được thúc đẩy bởi một số ít các công ty lớn trong các năm 2007 và 2012, trong các nghiên cứu được sử dụng

Thực tế, bài nghiên cứu của Economou F., Katsikas E., Vickers G., (2016) đã chứng minh hành vi lợi dụng đầu cơ được phát hiện tại Sở giao dịch chứng khoán Athens (sau đây là ASE) trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 Economou F., Katsikas E., Vickers G., (2016) áp dụng phương pháp phân tán theo mặt cắt ngang và cung cấp các kết quả mở rộng và có thể so sánh được với các nghiên cứu trước đây về thị trường chứng khoán Hy Lạp

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG PHƯƠNG ÁN CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN HIỆU QUẢ

Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam, dấu hiệu bong bóng chứng khoán trong 2019-2022

4.1.1 Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong 2020-2021

Trước khi đưa ra những đề xuất phương án cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán cho thị trường chứng khoán Việt Nam, dưới đây là một số đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vài năm gần đây để dễ hình dung những vấn đề chúng ta có thể gặp phải

Những năm gần đây là thời điểm đánh dấu sự tăng trưởng đột phá của thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 20 năm, từ ngày 20/07/2000 đến nay, không ngừng mở rộng quy mô Gần 22 năm đồng hành và phát triển từ thị trường chỉ có 02 mã cỗ phiếu REE và SAM cùng hơn 3000 tài khoản giao dịch chứng khoán và số vốn hóa thị trường chỉ 270 tỷ đồng, tính tới 05/2022 theo số liệu thống kê của Trung tâm lưu kí chứng khoán Việt Nam mỗi tháng có thể lên đến hơn 200.000 tài khoản mới được mở tham gia thị trường, tổng số tài khoản mở đến hơn 5.600.000 tài khoản trong đó đến hơn 99,7% tài khoản đầu tư cá nhân và chỉ 0,3% là các tài khoản của tổ chức đầu tư

Biểu đồ 4.1 Số tài khoản nhà đầu tư cá nhân mở theo năm (2016-2021)

Nguồn: Sở lưu ký chứng khoán (2022)

Số tài khoản nhà đầu tư cá nhân mở theo năm (2016-

Số lượng tài khoản mở mới Số lượng tài khoản mở mới

67 Theo Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), tính đến hết năm 2021, Việt Nam đang đạt kết quả ấn tượng với chỉ số VN Index và các chỉ số chứng khoán trên sàn chinh phục các đỉnh mới liên tục, ngày 25/11/2021 chỉ số

VN Index đạt mức 1.500,81 điểm, mốc cao nhất từ khi chứng khoán Việt Nam bắt đầu giao dịch

Cuối năm 2021, theo thống kê của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam mức vốn hóa thị trường niêm yết đạt hơn 5,8 triệu tỷ đồng, bằng với 92,77% GDP năm 2020, vượt 43,06% so với cuối năm 2020 Số liệu trong 2021 cho thấy mỗi phiên giao dịch, giá trị giao dịch bình quân trên 21.593 tỷ đồng và khối lượng giao dịch bình quân lên đến 737,29 triệu cổ phiếu, mức tăng trưởng 247,27% về giá trị và 120,43% về khối lượng bình quân so với năm trước

Cùng với đó Việt Nam cũng đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Thống kê trong 2021 cho thấy lượng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài lên đến hơn 62 nghìn tỷ đồng và tổng giá trị giao dịch đạt gần 800.000 tỷ đồng, chiếm 7,39% giao dịch cả mua và bán trên toàn thị trường

Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn các quỹ ETF nội địa như FUEVFVND, FUESSVFL, E1VFVN30 đẩy mạnh đầu tư và đưa tỷ trọng giao dịch ETF đầu tư nước ngoài lên hơn 64.08% so với toàn thị trường, khối lượng giao dịch bình quan hằng ngày đạt mức 175,56 tỷ đồng/ngày

Với 4,2 triệu tài khoản giao dịch, tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán tương đương 4,3% dân số cả nước Sự đột phá của 2021 thể hiện thêm ở số lượng nhà đầu tư lần đầu tiên tham gia vào thị trường chứng khoán Có thể kể đến mỗi tháng trung bình có hơn 100.000 tài khoản mới được mở, tính cả năm 2021 vừa qua tổng số tài khoản mới mở là hơn 1.534.000 tài khoản, tăng thêm 56,07% so với năm

2020, và cao hơn so với 4 năm liên tiếp kể từ 2017-2020 cộng lại

Nguyên nhân dẫn đến số lượng nhà đầu tư mới và khối lượng giao dịch khổng lồ ồ ạt vào thị trường chứng khoán một phần từ sự phát triển của bản thân nền kinh tế Việt Nam đã đến giai đoạn bùng nổ thị trường và cũng từ các tác động ngoại cảnh khác Nhưng một phần cũng từ đại dịch Covid-19, hầu hết chính phủ các nước trên

68 thế giới đều bơm tiền ra nền kinh tế để cứu nền kinh tế trước các tác động lớn của đại dịch Các nước trên thế giới đều sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng xuyên suốt từ đầu đại dịch Tuy lượng tiền được bơm ra với hi vọng kích thích tiêu dùng nhưng vẫn tâm lý lo ngại dịch bệnh nên dòng tiền lớn được đưa lại vào thị trường đầu tư tìm kiếm những kênh đầu tư lớn hơn Ở Việt Nam, lãi suất ngân hàng trong năm 2020-2021 liên tục xuống thấp cũng khiến nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư khác với lợi nhuận cao hơn tiết kiệm và rủi ro thấp hơn khi mở rộng sản xuất kinh doanh Chính vì vậy các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán với niềm tin sẽ mang lại lợi nhuận hấp dẫn, tính thanh khoản cao và là một thị trường khá mới mẻ đối với một số nguồn đầu tư của Việt Nam gần đây

Cùng với đó, việc giãn cách xã hội cũng là cơ hội khiến nhiều người có thời gian nghiên cứu tìm hiểu đến thị trường chứng khoán hơn, nhất là khi thị trường thời điểm này đang trên đà tăng trưởng, lợi nhuận cao, không yêu cầu vốn lớn và ít rủi ro hơn so với các kênh đầu tư khác

Những con số bứt phá của thị trường chứng khoán chính là cơ hội để Việt Nam phát triển không ngừng vươn lên vị trí cao hơn trên thị trường quốc tế nhưng đi kèm với đấy là những rủi ro về thị trường và yêu cầu cao hơn về hệ thống giao dịch chứng khoán Đứng trước tình trạng tắc nghẽn gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi và tâm lý nhà đầu tư và gây thiệt hại lớn đến uy tín của thị trường chứng khoán Việt Nam, với sự chung tay giúp sức từ các tập đoàn lớn Sovico và FPT, HOSE đã được giải cứu thành công và sử dụng hệ thống mới hoạt động trơn tru thay cho hệ thống lỗi thời được

Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan cung cấp từ đầu những năm 2000

Vấn đề về cơ sở hạ tầng được giải quyết có thể coi như triệt để với khối lượng giao dịch hiện tại, nhưng thị trường chứng khoán phát triển cũng đi kèm không ít các rủi ro

Một trong những đặc điểm của thị trường chứng khoán là luôn kèm rủi ro cao và có ảnh hưởng theo chuỗi Với các nhà đầu tư chuyên nghiệp lâu năm nhiều bản

69 lĩnh và bình tĩnh để đánh giá, nhìn nhận thị trường trong dài hạn thì các rủi ro trên thị trường chứng khoán thông thường chưa thực sự gây ảnh hưởng đến lợi nhuận Tuy nhiên hàng loạt nhà đầu tư non trẻ lần đầu bước vào thị trường thì các rủi ro luôn thường trực ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, tâm lý gây ra những tổn thất lớn

Trong vòng nhiều năm qua, 2021 là một trong những năm có mức độ tăng trưởng nhanh chóng nhất tuy nhiên lại có nhiều điểm phí lý VN-Index của Việt Nam đặc biệt được đánh giá vô cùng hấp dẫn trong thời gian qua

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ cơ chế cảnh báo bong bóng chứng khoán của các quốc gia khác

4.2.1 Bài học kinh nghiệm của Mỹ

Khi nhìn vào nền kinh tế các quốc gia trên thế giới khi trải qua cuộc đại khủng hoảng Covid, có thể nhận thấy không có nhiều quốc gia có chứng khoán tăng trưởng

76 theo chiều thẳng đứng như ở Việt Nam Một phần các quốc gia không ở thời kỳ đang phát triển về các kênh đầu tư, các kênh đầu tư về chứng khoán, đầu tư quỹ đã phát triển lâu đời, còn ở Việt Nam, chúng ta chỉ đang tập trung vào các kênh đầu tư truyền thống như, vàng, nhà đất hoặc gửi tiền tiết kiệm, thiếu các kênh đầu tư vốn tầm từ nhỏ đến tầm trung với lợi nhuận hấp dẫn khác Chính vì vậy Việt Nam mới bùng nổ phát triển mạnh thị trường chứng khoán trong thời điểm 2 năm vừa qua

Tuy nhiên cũng cần nói đến, Việt Nam đã và đang chịu nhiều rủi ro cũng như các hậu quả tiêu cực khi phát triển chứng khoán theo chiều thẳng đứng một phần nữa do chúng ta chưa tập trung các chính sách để ngăn chặn bong bóng chứng khoán Có thể thấy bối cảnh thế giới những năm vừa qua sẽ có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhưng trong đó Việt Nam lại là quốc gia có bị ảnh nhiều hơn vậy có thể do chúng ta chưa có đề phòng bong bóng chứng khoán ở một mức độ nào đó Đặc biệt các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, hay các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng có những đặc điểm tương tự của Việt Nam nhưng các quốc gia này đều được đánh giá chỉ số đẹp hơn của Việt Nam cũng có phần minh chứng cho thấy thị trường của Việt Nam đang chưa lành mạnh hiệu quả

Và hơn hết qua những biến cố lịch sử bong bóng tài sản, bóng bóng chứng khoán trước đây trong lịch sử như các trường hợp được kể ở trong chương 1, các quốc gia cũng đã đề phòng và có các chính sách ngăn chặn bong bóng chứng khoán Như ở Mỹ trong năm 2021 cũng được cảnh báo có khả năng bong bóng chứng khoán tôi sẽ giới thiệu ngay dưới đây

Năm 2021, Wall Street đang phục hồi theo hình chữ V Chỉ số S&P 500 hiện cao hơn 75% so với đáy tháng 3/2020 Nasdaq đã tăng hơn gấp đôi kể từ đó Cổ phiếu Tesla thì tăng tới 900% trong giai đoạn này

Dù đây là những lý do đáng để lạc quan về nền kinh tế và đại dịch, một số vẫn lo ngại đà tăng đang vượt tầm kiểm soát, không biết khi nào bong bóng sẽ vỡ

Yusko chỉ ra các dấu hiệu của việc thị trường bị đầu cơ quá mức, như mức tăng 1.625% của cổ phiếu GameStop "Thị trường cổ phiếu nói chung đang trong vùng bong bóng Cứ nhìn diễn biến theo hình parabol của nhiều công ty, như Tesla, thì biết"

Biểu đồ 4.5: Diễn biến giá cổ phiếu Tesla từ 3/2020-3/2021

Cổ phiếu Tesla hôm 8/2/2021 tiếp tục tăng 2% sau khi thông báo đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin và sẽ chấp nhận thanh toán bằng tiền số này

Yusko cũng chỉ ra lợi nhuận ròng của Apple gần như đứng yên trong 5 năm qua Nhưng EPS (hệ số giá cổ phiếu trên lợi nhuận) liên tục tăng, do Apple tích cực mua lại cổ phiếu

Một ví dụ khác của ông về bong bóng là Snowflake Công ty điện toán đám mây này làm IPO tháng 9 năm ngoái, vẫn đang thua lỗ nhưng hiện có vốn hóa gấp

327 lần doanh thu, theo hãng dữ liệu Refinitiv Hệ số này còn cao hơn cả Zoom và DocuSign

Vài tuần gần đây, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo bong bóng trên thị trường chứng khoán Mỹ Tháng trước, nhà đầu tư nổi tiếng Jeremy Grantham nói rằng thị trường giá lên bắt đầu năm 2009 "đã biến thành một bong bóng", đặc trưng bởi "sự định giá quá cao, giá tăng phi mã, các đợt phát hành điên cuồng và hành động đầu cơ của nhà đầu tư"

2 năm trước, Yusko từng cảnh báo thị trường chứng khoán đang bị định giá quá cao và cổ phiếu công nghệ sẽ giảm mạnh Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 40% kể từ đó, bất chấp đại dịch tồi tệ nhất thế giới

Và đúng theo như dự đoán, trong nửa đầu năm 2022, chứng khoán của Mỹ và nhiều quốc gia đã giảm mạnh

Từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường đã chứng kiến nhiều phiên giảm trong ngày rất mạnh, chỉ số S&P 500 mất hơn 2% trong 14 phiên, năm 2022 trở thành một trong những năm có nhiều phiên giảm điểm sâu nhất, theo số liệu của Bloomberg với 2 thập kỷ vừa qua

Tuy nhiên, chỉ số CBOE, chỉ số đo nỗi sợ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, hiện đang ở dưới ngưỡng từng thấy của nhiều thị trường sụt giảm khác, như vậy thị trường chứng khoán vẫn chưa có được đợt "thanh sạch" cần thiết để có thể tăng điểm bền vững

Tính theo lịch sử của những đợt thị trường giảm điểm trước đây, chỉ số S&P

500 sẽ hồi phục trước thời điểm cuối năm 2022 Trong những năm suy thoái kinh tế, đây lại là một câu chuyện khác, trước tiên thị trường sẽ có nhiều đáy mới Đứng trước những cảnh báo nguy cơ bong bóng chứng khoán này, các quốc gia cũng có những chính sách riêng để ngăn chặn kịp thời

Trên thực tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ nâng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát chứ không bơm tiền ngập thị trường như giai đoạn năm 2008 và năm 2020, động thái đã khiến cho thị trường tăng điểm rất mạnh trong khoảng thời gian vừa qua Ngân hàng Trung ương Châu Âu và ngân hàng trung ương của nhiều nước châu Âu đã lên kế hoạch tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Ngày đăng: 06/12/2022, 17:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5 DLM Mơ hình tuyến tính động - CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
5 DLM Mơ hình tuyến tính động (Trang 8)
Hình 1.1: Các biểu hiện của bong bĩng chứng khốn - CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
Hình 1.1 Các biểu hiện của bong bĩng chứng khốn (Trang 20)
Bảng 3.1: Thời kỳ bong bĩng ( - CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
Bảng 3.1 Thời kỳ bong bĩng ( (Trang 38)
Ngồi những mơ hình cảnh báo bong bĩng chứng khốn trên, các nhà nghiên cứu cũng như những những chủ thể cùng tham gia thị trường cịn cĩ thể đánh giá thị  trường thơng qua các chỉ số cơ bản mà khơng cần chạy qua các mơ hình - CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
g ồi những mơ hình cảnh báo bong bĩng chứng khốn trên, các nhà nghiên cứu cũng như những những chủ thể cùng tham gia thị trường cịn cĩ thể đánh giá thị trường thơng qua các chỉ số cơ bản mà khơng cần chạy qua các mơ hình (Trang 44)
Bảng 3.2: Độ chính xác ngẫu nhiên và xác thực chéo nhị phân - CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
Bảng 3.2 Độ chính xác ngẫu nhiên và xác thực chéo nhị phân (Trang 58)
Bên cạnh đĩ mơ hình cảnh báo sớm EWS cũng đem lại kết quả chính xác khơng kém phương pháp LPPLS, và cịn cho nhiều gĩc nhìn khác về cơ chế cảnh  báo bong bĩng chứng khốn - CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
n cạnh đĩ mơ hình cảnh báo sớm EWS cũng đem lại kết quả chính xác khơng kém phương pháp LPPLS, và cịn cho nhiều gĩc nhìn khác về cơ chế cảnh báo bong bĩng chứng khốn (Trang 63)
Biểu đồ 3.10: Sự hình thành của bong bĩng dương. - CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
i ểu đồ 3.10: Sự hình thành của bong bĩng dương (Trang 71)
Bảng 3.4: Bong bĩng tài chính tích cực: - CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
Bảng 3.4 Bong bĩng tài chính tích cực: (Trang 72)
Bảng 4.1: Chỉ số định giá VN-Index hiện nay so với thời điểm “bùng nổ” thị trường chứng khốn năm 2007   - CƠ CHẾ CẢNH BÁO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.
Bảng 4.1 Chỉ số định giá VN-Index hiện nay so với thời điểm “bùng nổ” thị trường chứng khốn năm 2007 (Trang 80)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w