1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.

109 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và Đề Xuất Chiến Lược Kinh Doanh Xuất Khẩu Thép Của Tập Đoàn Hòa Phát Đến Năm 2025
Tác giả Đinh Thị Thu Giang
Người hướng dẫn PGS. TS Bùi Thị Lý
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Doanh Thương Mại
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,75 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH (0)
    • 1.1. Cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh (20)
      • 1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh (20)
      • 1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của (20)
      • 1.1.3. Các loại hình chiến lược kinh doanh (22)
        • 1.1.3.1. Theo cấp quản trị chiến lược (22)
        • 1.1.3.2. Theo nội dung cạnh tranh (23)
        • 1.1.3.3. Theo cách tiếp cận thực tiễn (23)
        • 1.1.3.4. Theo phạm vi tác động của chiến lược (23)
    • 1.2. Cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh xuất khẩu (24)
      • 1.2.1. Định nghĩa chiến lược kinh doanh xuất khẩu (24)
      • 1.2.2. Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh xuất khẩu (24)
        • 1.2.2.1. Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu (24)
        • 1.2.2.2. Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh xuất khẩu (25)
      • 1.2.3. Nguyên tắc xây dựng chiến lược (26)
      • 1.2.4. Các hình thức thực hiện chiến lược kinh doanh xuất khẩu (27)
        • 1.2.4.1. Hình thức thực hiện chiến lược kinh doanh dựa trên phạm vi chiến lược (27)
        • 1.2.4.2. Hình thức thực hiện dựa trên hình thức xuất khẩu (28)
    • 1.3. Nội dung và các bước xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu (28)
      • 1.3.1. Giai đoạn 1: Phân tích trước khi hoạch định chiến lược (29)
        • 1.3.1.1 Bước 1 (29)
        • 1.3.1.2. Bước 2 (29)
      • 1.3.2. Giai đoạn 2: :Hoạch định chiến lược (42)
        • 1.3.2.1. Bước 4 (42)
        • 1.3.2.2. Bước 6 (43)
        • 1.3.2.3. Bước 7 (43)
        • 1.3.2.4. Bước 8 (44)
      • 1.3.3. Giai đoạn 3: Thực thi chiến lược (44)
      • 1.3.4. Giai đoạn 4: Thực hiện kiểm tra và đánh giá chiến lược (46)
    • 1.4. Chỉ tiêu đánh giá chiến lược kinh doanh xuất khẩu (47)
      • 1.4.1. Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu (47)
      • 1.4.2. Vị thế và thị phần của doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh xuất khẩu (0)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC (50)
    • 2.1. Giới thiệu về Hòa Phát (0)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành (50)
      • 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh (51)
      • 2.1.3. Mô hình hoạt động của Hòa Phát (52)
    • 2.2. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu và vị thế của của Hòa Phát trên thế giới hiện nay (52)
      • 2.2.1. Thực trạng ngành thép của Việt Nam trên thế giới (52)
      • 2.2.2. Thực trạng kinh Doanh xuất khẩu thép của Việt Nam (55)
      • 2.2.3. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu thép của Hòa Phát (59)
    • 2.3. Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hòa Phát (61)
      • 2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong (61)
        • 2.3.1.1. Môi trường vĩ mô (61)
        • 2.3.1.2. Môi trường vi mô (66)
      • 2.3.2. Nghiên cứu môi trường bên trong (77)
        • 2.3.2.1. Nguồn nhân lực (77)
        • 2.3.2.2. Về công nghệ, máy móc, trang thiết bị (78)
        • 2.3.2.3. Phát triển về sản phẩm (79)
        • 2.3.2.4. Quản lý chất lượng (80)
        • 2.3.2.5. Về tài chính (80)
        • 2.3.2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (81)
    • 2.4. Đánh giá chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiện tại của Hòa Phát (82)
      • 2.4.1. Chiến lược cấp công ty (82)
      • 2.4.2. Chiến lược chức năng (82)
        • 2.4.2.1. Chiến lược về phân phối (82)
        • 2.4.2.2. Chiến lược về sản phẩm (82)
        • 2.4.2.3. Chiến lược về công nghệ sản xuất (83)
        • 2.4.2.4. Chiến lược về nhân sự (83)
  • CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 (0)
    • 3.1. Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh xuất khẩu (86)
    • 3.2. Phân tích và lựa chọn chiến lược (86)
      • 3.2.1. Điểm mạnh (0)
      • 3.2.2. Điểm yếu (0)
      • 3.2.3. Thách thức (0)
      • 3.2.4. Cơ hội (0)
      • 3.2.5. Bảng phân tích SWOT (0)
    • 3.3. Các chiến lược hình thành từ Ma trận S.W.O.T cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030 (93)
      • 3.3.1. Chiến lược cấp công ty (93)
      • 3.3.2. Các chiến lược chức năng (94)
        • 3.3.2.1 Chiến lược về công nghệ (94)
        • 3.3.2.2 Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối (94)
        • 3.3.2.3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và quản lý (94)
        • 3.3.2.4. Chiến lược tối ưu hóa chi phí sản xuất (0)
        • 3.3.2.5. Chiến lược quản lý chất lượng (0)
    • 3.4. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh (95)
      • 3.4.1. Đầu tư cở sở hạ tầng tăng sản lượng, tăng lợi thế chi phí theo quy mô sản xuất (95)
      • 3.4.2. Tăng cường công tác phát triển nguồn nhân lực (96)
      • 3.4.3. Thực hiện tự chủ trong nguyên liệu đầu vào (97)
      • 3.4.4. Quản lý chất lượng (98)
      • 3.4.5. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing (99)
        • 3.4.5.1. Nghiên cứu thị trường (99)
        • 3.4.5.2. Vận dụng chính sách Marketing 4P (100)
    • 3.5. Các kiến nghị (103)
      • 3.5.1. Đối với Hiệp hội thép Việt Nam (103)
      • 3.5.2. Đối với Nhà nước (104)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (108)

Nội dung

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH

Cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh

1.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ chiến lược của doanh nghiệp Các bộ phận khác của chiến lược chung phải căn cứ, tham chiếu chiến lược kinh doanh để xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp Nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng tốt, sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, có chỗ đứng vững chắc an toàn trong kinh doanh, chủ động thích ứng với môi trường kinh doanh

Do đó, các doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ, với mỗi mục tiêu nhất định mà cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Đây là yêu cầu tiên quyết đối với bất cứ một doanh nghiệp nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó thành công và phát triển

Có nhiều cách hiểu về chiến lược kinh doanh, tuy nhiên có thể hiểu chung rằng: Chiến lược kinh doanh là công việc xây dựng ra các mục tiêu trong một thời gian nhất định, từ đó đưa ra kế hoạch hành động nhằm mục đích phối hợp một cách tối ưu các nguồn lực, đồng thời định hướng doanh nghiệp phát triển kinh doanh thích ứng với sự biến động của môi trường, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh để đạt được các mục tiêu đã đặt ra

1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của việc hoạch định chiến lược trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Điều này được kiểm chứng không chỉ dựa trên lý luận mà còn dựa trên thực tế của các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới Sau khi nghiên cứu bản chất của hoạch định chiến lược kinh doanh và dựa trên các công trình của các

6 nhà nghiên cứu, ta có thể tổng kết vai trò quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh như sau:

- Xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu có hiệu quả khả năng lao động, vốn, kỹ thuật, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận nhất Nhờ có chiến lược mà doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh để đạt được hiệu quả kinh doanh một cách chủ động và thực hiện quản trị một cách hiệu suất hơn

- Chiến lược kinh doanh đồng thời cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp phân tích đánh giá được sự biến động của các nhân tố chủ yếu trên thị trường Chiến lược kinh doanh tận dụng cơ hội phát huy lợi thế cạnh tranh và tạo sự chủ động trong phòng ngừa và đối phó rủi ro

- Doanh nghiệp cần phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong để hoạch định chiến lược Từ các phân tích về môi trường bên ngoài và bên trong làm tiền đề để làm rõ các yếu tố tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xác định các điểm mạnh của doanh nghiệp, các điểm yếu tồn tại, các thời cơ và các thách thức Trên cơ sở các yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ chủ động thích nghi khi có sự biến động trong quá trình phát triển và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chiến lược chính là kim chỉ nam cho sự tập hợp và thống nhất tất cả mọi lực lượng và nhân tố khác trong doanh nghiệp Với việc cụ thể hóa chiến lược bằng những sách lược, biện pháp cho từng bộ phận, nhóm các nhân giúp cho hoạt động của doanh nghiệp không bị chồng chéo, mỗi bộ phận đều có vai trò riêng và có sự tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược

- Chiến lược kinh doanh sẽ giúp phát triển niềm tin và ý chí cho các thành viên của doanh nghiệp

- Cải thiện kết quả kinh doanh Thực tế đã chứng minh, một công ty khi hoạt động theo chiến lược đã vạch ra sẽ cải thiện lợi nhuận một cách tích cực hơn một doanh nghiệp hoạt động tự do Hoạch định chiến lược còn là cơ sở để thực hiện xây

7 dựng các kế hoạch, chính sách hành động cụ thể như: doanh thu, tài chính, nhân sự,…(Hoàng Hải 2005, tr.28; Fred R.David 2006, tr.17)

- Cuối cùng, chiến lược kinh doanh còn bảo đảm sự phát triển liên tục và tuần hoàn Doanh nghiệp cần nghiên cứu quá khứ, để thực hiện hiện tại, điều chỉnh hiện tại, và hoạch định cho tương lai

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao thì công việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đồng thời đảm bảo các yếu tố thông tin đầu vào chính xác để việc phân tích và hoạch định được chính xác

1.1.3 Các loại hình chiến lược kinh doanh

Có nhiều loại hình chiến lược kinh doanh khác nhau dựa trên các cách tiếp cận khác nhau

1.1.3.1 Theo cấp quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược được tiến hành ở nhiều cấp khác nhau trong một doanh nghiệp Có thể chia làm ba loại hình gồm chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp chức năng

- Chiến lược cấp doanh nghiệp (Corporate strategy) xác định các hành động mà công ty thực hiện nhằm giành lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, quản trị một nhóm các hoạt động kinh doanh khác nhau cạnh tranh trong một số ngành và thị trường sản phẩm Đây chính là các chiến lược tổng quát nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

- Chiến lược cấp kinh doanh (Strategic Business Unit – SBU).: xác định những căn cứ để chúng có thể hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ của mình, đóng góp cho việc hoàn thành chiến lược chung của doanh nghiệp trong phạm vi mà nó đảm nhiệm (Ngô Kim Thanh, tr.30)

- Chiến lược cấp chức năng (Functional strategy).: Là chiến lược hỗ trợ cho chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cấp kinh doanh để cải thiện hiệu lực của các hoạt động cơ bản trong phạm vi công ty như sản xuất, marketing, quản trị vật liệu, nghiên cứu và phát triển và quản trị nguồn nhân lực

Cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh xuất khẩu

1.2.1 Định nghĩa chiến lược kinh doanh xuất khẩu

Dựa trên định nghĩa về chiến lược kinh doanh và xuất khẩu, có thể hiểu chiến lược kinh doanh xuất khẩu là đưa ra mục tiêu và kế hoạch tổng thể nhằm huy động các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động xuất khẩu, bán và tiêu thụ hàng tại thị trường nước ngoài, từ đó đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra

1.2.2 Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh xuất khẩu

1.2.2.1 Ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu

- Xuất khẩu giúp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp: Việc xuất khẩu chính là việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài, tăng doanh thu, mở rộng thị trường, thị phần kinh doanh của doanh nghiệp Đây là lợi ích chủ yếu mà các doanh nghiệp kỳ vọng khi tham gia vào thị trường xuất khẩu

- Xuất khẩu giúp quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế

- Hoạt động xuất khẩu sẽ đem lại nguồn ngoại tế cho đất nước, đảm bảo cán cân thanh toán và tăng tích lũy, dự trữ ngoại tệ Từ đó góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế của đất nước

- Ý nghĩa vĩ mô hơn nữa là Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của các nước

Do các ý nghĩa đó, để mở rộng phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cố gắng vươn ra thế giới bằng việc thực hiện hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, mặc dù tỷ suất lợi nhuận của kinh doanh xuất khẩu về cơ bản cao hơn tỷ suất lợi nhuận trong nước do các nước trên thế giới thường thị trường giá bán ra sẽ cao hơn giá bán trong nước do các áp lực cạnh tranh trong nước, nhưng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí có thể thất bại, dẫn đến việc gánh lỗ Do đó, khi thực hiện kinh doanh xuất khẩu, việc lập và thực hiện sát sao theo chiến lược kinh doanh xuất khẩu vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn với chiến lược kinh doanh xuất khẩu dài hơi của doanh nghiệp

1.2.2.2 Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh xuất khẩu

- Chiến lược kinh doanh xuất khẩu giúp doanh nghiệp định hướng quá trình hoạt động và phát triển hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài

- Chiến lược mà doanh nghiệp có thể thấy rõ các cơ hội và thách thức, từ đó tận dụng, tối ưu hóa được các tiềm lực thế mạnh, sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp và khắc phục được các điểm yếu của mình trong quá trình cạnh tranh tại thị trường nước ngoài

- Chiến lược kinh doanh quốc tế là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp cải thiện các chỉ số kinh doanh hiệu như doanh thu, thị phần, tối ưu hóa chi phí, từ đó đạt được thị phần và lãi ròng như kỳ vọng

- Chiến lược kinh doanh quốc tế giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

1.2.3 Nguyên tắc xây dựng chiến lược

Nguyên tắc chung trong việc xây dựng chiến lược nói chung và chiến lược kinh doanh xuất khẩu nói riêng đều phải tuân thủ theo một nguyên tắc:

- Phải phù hợp với thực tế và không xa rời thực tế

- Có thể định lượng và kiểm chứng hiệu quả

- Nguyên tắc xây dựng chiến lược xuất khẩu phải dựa vào những nhân tố đã thành công hiện có, duy trì, và từ đó phát triển những nhân tố đó đồng thời tạo ra các nhân tố tích cực mới để gặt hái nhưng thành công mới Ngoài ra chiến lược cũng cần tìm hiểu được những hạn chế đã và đang tồn đọng trong doanh nghiệp, những thách thức đã, đang và sẽ phải đối mặt trong thị trường xuất khẩu ra thị trường thế giới

- Khi xây dựng chiến lược xuất khẩu phải tổng hòa cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan

+) Những yếu tố khách quan: Bao gồm những yếu tố đã, đang và sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp như chính sách, chủ trương và pháp luật, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chủ trương chính sách của các nước Ví dụ: hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật, các

+) Những yếu tố chủ quan đó là những yếu tố mà doanh nghiệp hoàn toàn có) khả năng chi phối và kiểm soát được Ví dụ: chiến lược con người, chiến lược tối ưu hóa sản xuất theo quy mô để giảm giá thành sản phẩm, chiến lược tạo tối ưu về giá, chiến lược tiếp cận sản phẩm đặc thù để hướng tới thị trường ngách, cải cách lề lối làm việc, ứng dụng khoa hoc công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc

Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sẽ bị chi phối cả bởi những yếu tố tác động khách quan và chủ quan do các yếu tố này mối quan hệ chặt chẽ với nhau Do đó, doanh nghiệp không thể chỉ tập trung vào những yếu tố chủ quan để khắc phục những hạn chế củ doanh nghiệp, tăng cường những sức mạnh, lợi thế của doanh

12 nghiệp mà không cần để ý tới các yếu tố khách quan Nguyên tắc xây dựng chiến lược là phải thực tế, phải có thể lường được và phải căn cứ trên những yếu tố tác động khách quan và chủ quan để đưa ra chiến lược Doanh nghiệp không thể xem nhẹ bất cứ yếu tố tác động nào

1.2.4 Các hình thức thực hiện chiến lược kinh doanh xuất khẩu

1.2.4.1 Hình thức thực hiện chiến lược kinh doanh dựa trên phạm vi chiến lược

Có thể thấy, bất cứ các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường toàn cầu đều phải đối mặt với hai sức ép cạnh tranh Đó là sức ép tối thiểu hóa chi phí và sức ép đáp ứng nhu cầu theo địa phương Sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương ở đây ta có thể hiểu đó là vượt qua các rào cản yêu cầu về mặt kỹ thuật, về mặt tquy định thuế, về nhu cầu thực tế của người sử dụng ở mỗi nước mà doanh nghiệp muốn thâm nhập

Theo phạm vi chiến lược, có bốn loại chiến lược cơ bản để thâm nhập và cạnh tranh trong các môi trường quốc tế: Chiến lược quốc tế, chiến lược đa nội địa, chiến lược toàn cầu và chiến lược đa quốc gia như Biểu đồ 1.1 dưới đây Đó là sự tương ứng của mỗi biến số theo hai hướng sức ép giảm chi phí và đáp ứng địa phương

Biểu đồ 1.1 Sức ép đáp ứng địa phương

Nguồn: Lê Thế Giới 2009, tr.395

Chiến lược xuyên quốc gia

Chiến lược đa quốc gia

Sức ép giảm chi phí

1.2.4.2 Hình thức thực hiện dựa trên hình thức xuất khẩu:

Dựa trên hình thức xuất khẩu, đồng thời, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn lực, độ nhận diện thương hiệu, mục tiêu thị phần, vị thế doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc nhiều phương thức kinh doanh xuất khẩu để thâm nhập, giữ vững và phát triển thị phần Các phương thức kinh doanh xuất khẩu này sẽ tương ứng với các chiến lược kinh doanh xuất khẩu tương ứng như sau:

(*) Chiễn lược kinh doanh xuất khẩu trực tiếp thuần túy

(*) Chiến lược kinh doanh xuất khẩu gián tiếp thông qua trung gian thương mại

Nội dung và các bước xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu: Quá trình xây dựng chiến lược nói chung chiến lược kinh doanh xuất khẩu nói riêng thường được nghiên cứu và sử dụng thông qua các mô hình khác nhau Tuy nhiên dù theo mô hình nào thì về bản chất nội dung của các quy trình quản trị chiến lược điều bao gồm bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Phân tích trước khi hoạch định chiến lược

Giai đoạn 2: Hoạch định chiến lược

Giai đoạn 3: Thực thi chiến lược

Giai đoạn 4: Kiểm tra đánh giá chiến lược

4 giai đoạn này sẽ tương ứng với 10 bước thực thi chiến lược, cụ thể như sau:

1.3.1 Giai đoạn 1: Phân tích trước khi hoạch định chiến lược

Xác định vị trí, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thế giới nói chung, và thị trường nước mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu nói riêng Bước định vị doanh nghiệp này vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tiềm lực của doanh nghiệp

Nghiên cứu môi trường trong và ngoài doanh nghiệp để tìm ra những thời cơ, thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt Ở bước này, đối với doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ chỉ quan tâm đến các yếu tố của môi trường trong nước nơi doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh nội địa, mà còn phải quan tâm đến môi trường nước ngoài, đặc biệt là các nước nơi mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu Hiện nay, có 2 lý thuyết khác nhau để phân tích

I) Phân tích theo lý thuyết Marketing

Theo lý thuyết Marketing, môi trường marketing của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài công ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu Do vậy để phân tích yếu tố môi trường kinh doanh cần phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp i.1) Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Mục đích của việc phân tích bên ngoài là nhằm nhận diện được những cơ hội và đe dọa có tính chất chiến lược trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp, đó là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến cách thức mà doanh nghiệp theo đuổi

Biểu đồ 1.2 Mô hình phân tích môi trường bên ngoài cấu trúc tổ chức

Phân tích bên ngoài đòi hỏi phải đánh giá:

 Môi trường vi mô: Môi trường ngành kinh doanh trong đó doanh nghiệp đang hoạt động, trên các khía cạnh cấu trúc cạnh trah ngành và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành

 Môi trường vĩ mô có khả năng tác động đến doanh nghiệp và ngành kinh doanh i.1.1) Phân tích ngành và cạnh tranh: Mô hình 5 áp lực của Porter (1979)

Biểu đồ 1.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M Porter

Phân tích môi trường bên ngoài

Nguy cơ những đối thủ tiềm năng sẽ gia nhập vào ngành Áp lực mặc cả của khách hàng

Mức độ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp hiện có trong ngành Áp lực mặc cả của nhà cung ứng Đe dọa của sản phẩm, dịch vụ thay thế

16 i.1.1.1) Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Đây là các đối thủ chưa phải là đối thủ hiện tại nhưng sẽ là đối thủ tiểm năng nếu họ vượt qua các rào cản và quyêt định gia nhập ngành Nếu chi phí gia nhập càng cao, thì rào cản càng cao

Theo Charles W L Hill and Gareth R Jones (2008) có 5 loại rào cản gia nhập ngành: o Hiệu quả kinh tế theo qui mô o Lòng trung thành với thương hiệu o Lợi thế tuyệt đối về chi phí – trong mối tương quan với những đối thủ mới gia nhập ngành o Chi phí thay đổi sản phẩm của người mua – những chi phí đáng kể o Luật lệ của chính phủ i.1.1.2) Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm dịch vụ thay thế từ những ngành kinh doanh khác có thể thỏa mãn cho nhu cầu tương tự của khách hàng

Sự tồn tại của những sản phẩm có khả năng thay thế cao là một đe dọa cạnh tranh lớn, làm giới hạn mức giá mà doanh nghiệp có thể áp đặt cho sản phẩm của nó Thông thường, Tuy nhiên sản phẩm, dịch vụ thay thế chỉ là áp lực cạnh tranh yếu nếu sản phẩm, hoặc dịch vụ của ngành kinh doanh đó chỉ có ít sản phẩm dịch vụ có khả năng thay thế cho nó i.1.1.3) Áp lực mặc cả của khách hàng

Khách hàng của doanh nghiệp có thể là những khách hàng sử dụng sản phẩm (end-user), hoặc là các doanh nghiệp phân phối sản phẩm của nó đến khách hàng sử dụng Theo Porter, có 6 điều kiện tạo nên quyền lực của người mua: o Người mua thống trị: Người mua là lớn và số lượng người mua trong ngành ít hoặc ngành cung ứng sản phẩm cấu thành bởi nhiều doanh nghiệp nhỏ

17 o Người mua mua với lượng lớn o Ngành nghề kinh doanh phụ thuộc vào người mua: Tổng số đơn đặt hàng của doanh nghiệp chủ yếu đến từ Người mua o Chi phí chuyển đổi sản phẩm đối với người mua thấp o Người mua có thể mua từ vài doanh nghiệp cung ứng cùng một lúc o Người mua có thể đe dọa gia nhập vào ngành i.1.1.4) Sức mạnh đàm phán của các nhà cung ứng

Các nhà cung ứng: là những tổ chức hoặc các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu và lao động cho ngành kinh doanh để làm nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất

5 điều kiện làm tăng thêm hoặc ít đi quyền lực của nhà cung ứng

 Sản phẩm cung ứng có ít sản phẩm thay thế và quan trọng đối với ngành

 Các nhà cung ứng không coi các doanh nghiệp sản xuất là khách hàng quan trọng

 Các công ty trong ngành phải chịu chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng

 Các nhà cung ứng đe dọa bước vào kinh doanh trong ngành của người mua

 Các doanh nghiệp trong ngành không thể gây sức ép với nhà cung ứng i.1.1.5) Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là cuộc đua tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm chiếm thị phần chi phối

Có 4 điều kiện cạnh tranh trong ngành: o Cấu trúc cạnh tranh ngành:

• Sự phân bổ quy mô, số lượng đối với các công ty trong ngành

• Ngành có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (ngành phân tán -fragmented industry) nhưng chỉ có một vài doanh nghiệp lớn (ngành độc quyền nhóm - Consolidated industry) o Các điều kiện về nhu cầu:

• Tăng trưởng về nhu cầu – làm dịu đi sự cạnh tranh

• Giảm nhu cầu – kích thích cạnh tranh giành thị phần và doanh số o Các điều kiện về chi phí:

• Chi phí cố định cao – khả năng sinh lời được tạo ra (leveraged) bởi sản lượng bán hàng

• Nhu cầu & mức độ tăng trưởng ở mức thấp – dẫn đến khả năng cạnh tranh cao và sinh lợi nhuận thấp hơn o Rào cản rời khỏi ngành cao – lý do ngăn cản các doanh nghiệp mong muốn rời bỏ ngành:

• Thất thoát/lãng phí các tài sản đã đầu tư

• Phụ thuộc vào kinh tế ngành

• Bảo dưỡng/duy tu tài sản để tham gia ngành hiệu quả i.1.2) Nhóm chiến lược trong ngành

Chỉ tiêu đánh giá chiến lược kinh doanh xuất khẩu

Để đánh giá chiến lược kinh doanh xuất khẩu có thành công hay không phải dựa trên các chỉ tiêu cụ thể dưới đây:

1.4.1 Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu Để dánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thường dựa vào những nhóm chỉ tiêu sau:

Sứ mệnh và mục đích

(các cơ hội và đe dọa) Lựa chọn và xây dựng các chiến lược

Làm phù hợp chiến lược và kiểm soát Êt

Làm phù hợp chiến lược, cấu trúc và kiểm soát

Phân tích bên trong (Tìm các nguồn lực khả năng và năng lực cốt lõi)

1.4.2 Vị thế và thị phần của doanh nghiệp trong thị trương kinh doanh xuất khẩu:

Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự thành công của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh doanh xuất khẩu đó chính là thị phần của doanh nghiệp đạt được so với các đối thủ cạnh tranh, và vị thế của doanh nghiệp ở trong ngành

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC

Thực trạng kinh doanh xuất khẩu và vị thế của của Hòa Phát trên thế giới hiện nay

2.2.1 Thực trạng ngành thép của Việt Nam trên thế giới

Dựa theo số liệu thống kê của tổ chức thép thế giới, top 10 nước sản xuất thép thô trên thế giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ý Trong năm 2021, Việt Nam vươn lên đứng thứ 13 về sán

38 lượng sản xuất thép Đây có sự đóng góp không nhỏ của Hòa Phát sau khi dự án nhà máy Dung Quất I đi vào hoạt động hết công suất Về tổng lượng thép xuất khẩu, Việt Nam năm 2021, Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới, đạt 11.2 triệu tấn thép

Về nhu cầu thép theo sản phẩm trên thế giới cũng có sự chênh lệch đăng kể do ứng dụng của các sản phẩm Cụ thể có thể thấy một số sản phẩm có nhu cầu lớn như: Cuộn cán nóng (chiếm khoảng 20% nhu cầu), phôi thép (chiếm khoảng 15% nhu cầu), cuộn mạ (chiếm khoảng 10% nhu cầu), ống và phụ kiện ống (chiếm khoảng 8.5% nhu cầu), tấm cán nóng (chiếm khoảng 7.8% nhu cầu), wirerod (chiếm khoảng 6% nhu cầu)……

Bảng 2.1: Bảng biểu lượng và xếp hạng sản xuất thép trên thế giới năm 2021

Nguồn: Website: https://worldsteel.org/)

2021, tổng sản lượng thép thô tổng sản lượng thép thô là 1.951 triệu tấn, Trong đó, Trung Quốc là nước chiếm tỷ trọng chủ yếu 52.9% Theo biểu đồ sử

39 dụng dụng thép thành phẩm cũng thấy sự thống lĩnh của thị trường Trung Quốc; Tỷ trọng sản lượng thép của các nước trên thế giới thể hiện như đồ thị ở dưới đây:

Biều đồ 2.1: Sản lượng thép sản xuất và sử dụng thép trên thế giới năm 2021

Nguồn: Website: https://worldsteel.org/

Trong thị trường thép quốc tế, Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn ngành thép, do đó mọi biến động về kinh tế, chính trị, xã hội….của Trung Quốc không chỉ tác động tại quốc gia này, mà luôn tạo ra biến động mạnh trên thị trường thế giới Thực tế chứng minh năm 2020, 2021 do ảnh hưởng covid trên toàn thế giới, chính sách cắt giảm thuế suất xuất khẩu, chính sách cắt giảm sản lượng theo lộ trình đáp ứng chính sách về môi trường, thị trường thép chịu tác động rất lớn về giá Hoặc khi các chính sách thuế suất của Mỹ áp với các sản phẩm của Trung Quốc dẫn đến nguồn cung tại thị trường Mỹ, Châu Âu khan hiếm, từ đó giá bán của thép cũng leo thang

Ngoài ra, năm 2020, 2021 cũng có chứng kiến đứt gãy chuỗi cung ứng của nhiều ngành nghề sản xuất, do đó dự đoán về ngành thép cũng vô cùng biến động Ngoài ra, logistic cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng thiếu container, cảng bãi tắc nghẽn dồn dập đến nay, dự đoán sẽ vẫn còn vô cùng khó lường trong thời gian tới Tất cả những biến động này, tác động không nhỏ đến ngành thép trên thế

40 giới Ngành thép là một trong những ngành có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhộn nhịp, tỷ trọng trong cán cân xuất nhập khẩu lớn Các nhà máy thép cũng áp dụng nhiều hỉnh thức kinh doanh quốc tế để tạo lợi thế cho mình, ví dụ như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu thông qua các đơn vị thương mại của hãng, hoặc ngoài hãng hợp tác với hình thức liên doanh, liên danh để trao đổi công nghệ, vốn…

2.2.2 Thực trạng kinh Doanh xuất khẩu thép của Việt Nam

Theo số liệu xuất nhập khẩu thép của các nước trên thế giới, năm 2021 Việt Nam xuất khẩu 11.2 triệu tấn thép, đứng thứ 14 trên thế giới, trong khi đó Việt Nam nhập khẩu 13 tấn thép, đứng thứ 13 trên thế giới, do đó có thể thấy Việt Nam vẫn đang được coi là nước xuất siêu thép trên thế giới từ năm 2020 trở về trước Tuy nhiên đến năm 2021, với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt sự vươn mình mạnh mẽ của Hòa Phát năm 2021, thứ hạng xuất khẩu thép của Việt Nam đã được cải thiện trên bảng thứ hạng

Bảng 2.2: Bảng biểu xếp hạng các nước vể sản lượng xuất khẩu, nhập khẩu thép

Nguồn: Website: https://worldsteel.org/

Trong năm 2021 là năm bùng nổ của ngành thép Việt Nam khi lập được kỷ lục lần đầu tiên ghi danh vào danh mục sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ

USD Sau nhiều năm là nước nhập siêu thép, ngành thép Việt Nam năm 2021 trở thành nước xuất siêu thép Trong năm 2021, tổng sản lượng của ngành thép đạt 30.8 triệu tấn, tăng trưởng 32.5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng xuất khẩu toàn ngành đạt 10.6 triệu tấn (tăng trưởng 35.9%) Kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử đạt 12 tỷ USD

Trong năm 2021, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê: kim ngạch xuất khẩu đạt 11,795 tỷ USD, tăng 123,4% so với cùng kỳ năm 2020 với sản lượng xuất khẩu sắt thép đạt 13,096 triệu tấn; kim ngạch xuất siêu đạt 272 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 11,795 tỷ USD, tăng 123,4% Trong năm 2021, thép xây dựng xuất khẩu đạt 2,2 triệu tấn, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020 Thép Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 30 thị trường nước ngoài trên khắp thế giới

Trong năm 2021, theo công bố của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất thép thô đạt khoảng 23 triệu tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020; đối với sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020 Sự tăng trưởng do kế thừa kết quả kinh doanh tốt trong đầu năm 2021 và sự sôi động của thị trường xuất khẩu cuối năm mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trên toàn cầu khiến cho thị trường bất động sản, xây dựng giảm sút, giãn cách xã hội làm đứt chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong năm 2021, do sự thiếu hụt trong nguồn cung thép tại thị trường Châu Âu và tận dụng tăng giá nhanh chóng của HRC, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép đều tăng biên độ lợi nhuận từ 3 – 6% Mặt khác vào tháng 08 năm 2021, tại thị trường Bắc Mỹ, Giá HRC đã tăng 100% và tạo đỉnh 1,920 USD/tấn

Theo biểu đồ, sản lượng xuất khẩu thép năm 2021 tại thị trường Châu Âu và Châu Mỹ tăng vọt Tại thị trường Mỹ từ 0,3 triệu tấn năm 2020 tăng lên 2,1 triệu tấn Tại thị trường Châu Âu từ 0,2 triệu tấn năm 2020 lên 1,1 triệu tấn

Các thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao: ASEAN chiếm 26,2% tổng kim ngạch với 3.093 tỷ USD, EU chiếm 15,98% tổng kim ngạch với 1.866 tỷ USD, Trung Quốc chiếm 14,12% tổng kim ngạch với 1.666 tỷ USD, Mỹ chiếm 11,57% tổng kim ngạch với 1.365 tỷ USD

Biều đồ 2.2 : Biểu đồ sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam

Nguồn: Báo cáo ngành thép Q1.2022 - VCBS

Biều đồ 2.3 : Biều đồ thị phần xuất khẩu thép trên thế giới

Nguồn: Báo cáo ngành thép Q1.2022 - VCBS

Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hòa Phát

2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong:

2.3.1.1 Môi trường vĩ mô a) Môi trường trong nước a.1) Yếu tố kinh tế

Việt Nam hiện nay được coi là một thị trường tiềm năng và là một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân liên tục tăng từ giai đoạn 2010-2020 Năm 2021, mặc dù diễn biến phức tạp bởi đại dịch Covid-19 với những biến chủng mới nhưng Việt Nam đã nỗ lực phục hồi kinh tế và được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao Năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 2,58% so với năm 2020 Thu ngân sách tăng cao, kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt kỷ lục mới với 668,5 tỷ USD và trở thành một trong 20 nước đứng đầu thế giới về thương mại

Việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã tạo tiền đề thuận lợi cho Việt Nam khi trong năm 2020 việc xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; Sau 5 tháng được thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019

Hiệp định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ra đời có hiệu lực trong năm 2022 sẽ thúc đẩy là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) RCEP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, là ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất của Châu Á Hiệp định này khẳng định rằng nó sẽ giúp điều tiết lại nền kinh tế giữa đại dịch COVID-19, cũng như là việc "kéo trọng lực kinh tế trung tâm về phía châu Á," trước sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ Cụ thể tác động trực tiếp của hiệp định này giúp giảm giá nguyên vật liệu chịu lửa để vận hành lò thép xuống từ thuế suất thông thường 6%-10% xuống 0% (thuế suất của vật liệu chịu lửa đối với việc áp dụng hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (Form E) là 5%)

Hiện nay xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có thể áp dụng các hiệp định thương mại như sau:

Bảng 2.3: Các hiệp định FTA của Việt Nam tính đến tháng 01/2022

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập

Ngoài ra, Chính phủ đã thông qua gói kích thích kinh tế năm 2022-2023 và gói bổ sung 150 nghìn tỷ đồng dành cho đầu tư xây dựng thêm cho nguồn vốn

530 nghìn tỷ đồng đang thực hiện, sẽ làm tăng trưởng khoảng 38% mức chi tiêu công Luật Xây dựng, đầu tư và bất động sản đang được điều chỉnh bổ sung sẽ góp phần phát triển ngành xây dựng trong những năm tới MBKE dự báo những yếu tố này sẽ giúp thị trường thép trong nước sẽ có được sự phục hồi, tăng trưởng từ 15% đến 20% a.2) Yếu tố chính trị

Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Việt Nam cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn tầm quốc tế như hội nghị thượng đỉnh APEC, và đã từng là chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Vị thể của Việt Nam trên chính trường quốc tế ngày càng được xem trọng Đặc biệt Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép 100% vốn trong nước sẽ càng được ưu tiên để thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu thép Tập đoàn Hòa Phát đang được hỗ trợ về mặt chính sách từ Chính phủ và các UBND Tỉnh, thành phố để nhanh chóng triển khai sáu dự án: khu liên hợp 1; khu liên hợp; bến cảng tổng hợp – container Hòa Phát Dung Quất ; cấp nước thô cho khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất a.3) Yếu tố văn hoá – xã hội

Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê, Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.898.278 người vào ngày 05/06/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện chiếm 1,24% dân số thế giới Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ 38,05% dân số sống ở thành thị (37.198.539 người vào năm 2019) Với tỷ lệ dân số sống ở thành thị cao, do đó nhu cấu xây dựng ở thành thị ngày càng tăng Tương ứng, nhu cầu về thép xây dựng, sản phẩm chủ đạo của thép sẽ tiếp tục gia tăng a.4) Yếu tố tự nhiên

Việt Nam là một nền kinh tế năng động luôn thu hút đầu tư ngày càng nhiều từ nước ngoài Ngoài ra, Việt Nam có vị trí địa lý nằm phía đông bán đảo Đông

Dương, có vùng biển rộng lớn với đường bờ biển dài 3,260 km rất thuận tiện cho việc tàu bè neo đậu để thực hiện hoạt động xuất khẩu b) Môi trường quốc tế: b.1) Dự báo về nhu cầu thép trên thế giới

Theo dự đoán của Hiệp hội thép thế giới dự đoán nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo, do nền kinh tế phát triển, nhu cầu gia tăng, cộng với dồn nén nhu cầu trong thời kỳ Covid Năm 2022, dự báo nhu cầu của các nước Nga, Ukraina và các nước thuộc vùng biến đen sẽ giảm mạnh, do tình hình chiến tranh và chiến sự ở các nước này Nhu cầu về cơ bản vẫn tập trung nhiều nhất ở khu vực Châu Á Cụ thể như dưới đây:

Biểu đồ 2.7 Biều đồ lượng xuất nhập khẩu của top 20 trên thế giới

Nguồn: Website https://worldsteel.org/)

Steel Statistical Yearbook 2020 concise version b.2) Yếu tố xã hội:

Dịch bệnh về cơ bản được kiểm soát ở các nước do độ phủ song về vác xin Hiện nay chỉ còn Trung Quốc đang đóng cửa, và thực hiện chính sách zero Covid

Tuy nhiên về cơ bản tình hình dịch bệnh không còn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh đến năm 2025

Tuy nhiên do chiến tranh giữa Nga và Ukraina khiến tình hình tiếp tục biến động, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế hàng hóa trên thế giới về nhiều mặt

Các nước áp dụng các chính sách hạn chế khí thải CO2, cũng là yếu tố xã hội ảnh hưởng đến ngành sản xuất và kinh doanh của ngành thép b.3) Yếu tố kinh tế

Do dịch bệnh và chiến tranh nền kinh tế từ thời kỳ 2020 đến nay rất biến động khó lường Tuy nhiên, nhiều hiệp định thương mại được ký kết mở ra rất nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu

2.3.1.2 Môi trường vi mô a) Đặc điểm nổi trội của ngành:

Sự phát triển của nghành Thép phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành xây dựng Nghành Thép là ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân lực, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và góp phần phát triển kinh tế Các doanh nghiệp thép Việt Nam cần có lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và các doanh nghiệp ngành Thép trên thế giới (đặc biệt là doanh nghiệp Trung Quốc với lợi thế về giá) b) Áp lực cạnh tranh ngành thép theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Đánh giá chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiện tại của Hòa Phát

2.4.1 Chiến lược cấp công ty:

Hòa Phát bắt đầu vận hành dự án nhà máy thép Hòa Phát giai đoạn 1 tại Khu công nghiệp Dung Quất Nguyên nhân, khi tăng công suất, Hòa Phát mới thực hiện được chiến lược về giá thành do tận dụng được lợi thế chi phí do quy mô sản xuất lớn Hiện nay chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hòa Phát đang thực hiện là chiến lược thâm nhập thị trường với hướng chiến lược dẫn đầu về chi phí Theo đó là các chiến lược chức năng mà Hòa Phát đã thực hiện như sau

2.4.2.1 Chiến lược về phân phối:

Hiện nay như phân tích ở trên về những điểm yếu và thách thức, do đó hiện nay Hòa Phát đã và đang sự dụng chủ yếu là chiến lược phân phối gián tiếp, thông qua các đại lý có chi nhánh khắp nơi trên thế giới Do các đại lý/ đại diện thương mại này có thể gom hàng số lượng lớn để gọi tàu biển rời, tạo lợi thế về mặt giá thành Khi xuất khẩu, có thể Hòa Phát đứng tên là người xuất khẩu, hoặc các đại lý, đại diện thương mại đứng ra làm đại diện xuất khẩu

2.4.2.2 Chiến lược về sản phẩm:

Trong giai đoạn đầu, Hòa Phát xác định lợi thế về sản phẩm của mình nằm ở sản phẩm ống thép (Hòa phát đứng đầu), và tôn mạ màu Tuy nhiên, đối với sản phẩm tôn mạ màu, Hòa Phát chịu sự cạnh tranh lớn của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là sản phẩm tôn mạ màu, Hòa Phát chỉ đứng thứ 4, sau các ông lớn như Hoa Sen, Tôn Đông Á, Nam Kim Do công nghệ sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm của Hòa Phát chưa được đánh giá cao bằng các đối thủ khác Về mặt sản phẩm, tác giả đã phân tích

68 chi tiết ở mục các đối thủ cạnh tranh Trong quá trình chiến lược chức năng của mình, Hòa Phát luôn coi chiến lược về sản phẩm là quan trọng và cốt lõi

Với chiến lược tới 2025, tầm nhìn 2030 Hòa Phát sẽ cần phát triển các sản phẩm khác nữa để tạo lợi thế cạnh tranh của mình Như thép cuộn cán nóng, thép dự ứng lực…

2.4.2.3 Chiến lược về công nghệ sản xuất:

Do nhà máy sử dụng công nghệ lò cao cũng mới đi vào hoạt động, Hòa Phát có sự đầu tư mạnh vào công nghệ sản xuất, tuy nhiên thời gian hoạt động của nhà máy thép Hòa Phát tại khu công nghiệp Dung Quất còn chưa lâu, do đó việc vận hành còn chưa thật sự ổn định và tạo lợi thế Hòa Phát được coi là có lợi thế về mặt dây chuyền và công nghệ sản xuất, do đó Hòa Phát đang đầu tư tài chính mạnh về dây chuyền và công nghệ sản xuất Với sự đầu tư này, Hòa Phát triển vọng sẽ trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thép số 1 Việt Nam tầm nhìn 2030

2.4.2.4 Chiến lược về nhân sự:

Hòa Phát chủ yếu lấy nhân sự đã có kinh nghiệm vận hành từ nhà máy thép Hòa Phát Kinh Môn Hải Dương Tuy nhiên công nghệ khác nhau, do đó nhân sự Hòa Phát thời điểm này vẫn được đánh giá là chưa được tinh nghệ trong công nghệ lò cao mới sử dụng để sản xuất thép Đây cũng được coi là điểm yếu của Hòa Phát, khi đánh giá được sự quan trọng của chiến lược về mặt nhân sự, nhưng bộ máy nhân sự cả về kỹ thuật, sản xuất, bán hàng đều chưa được đánh giá cao, và chưa tận dụng được tối đa lợi thế về công nghệ

Về cơ bản, Hòa Phát mới chỉ đang bước đầu thâm nhập thị trường quốc tế, Hòa Phát đang được xếp và nằm trong 15 doanh nghiệp ngành thép hàng đầy có vốn hóa lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên, về sản lượng xuất khẩu, về đánh giá của thị trường về mặt chất lượng sản phẩm cũng chưa được đánh giá cao Trong quá trình thực hiện việc kinh doanh xuất khẩu của Hòa Phát, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp nước ngoài còn khá ngần ngại trong việc bước đầu sử dụng thép cuộn cán nóng của Hòa Phát Các sản phẩm khác như tôn mạ, chất lượng vẫn đang được đánh giá ở mức độ trung bình

Chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hòa Phát tính đến thời điểm này mới đang bước đầu được triển khai, do Hòa Phát vẫn đang trong quá trình tạo và hình thành các lợi thế nội tại cho riêng mình Với nhân thức sản phẩm là cốt lõi khi thời điểm bắt đầu thâm nhập thị trường, nên Hòa Phát đang từng bước thay đổi để hoàn thiện sức cạnh tranh của mình

Mô hình được mô tả dưới đây là mô hình Delta Project hiện tại với lựa chọn định vị chiến lược là sản phẩm tối ưu Từ mô hình Delta Project này, kết hợp với phân tích SWOT, tác giả sẽ đưa ra các đề xuất về chiến lược phát triển kinh doanh xuất khẩu cho Tập đoàn Hòa Phát trong giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn 2030

2.5 Mô hình Delta Project hiện tại của Hoà Phát :

Hòa Phát sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu lấy sản phẩm làm cốt lõi, với tầm nhìn trở thành nhà máy thép trong top đầu thế giới, định vị vị thế của thép Hòa Phát Với tầm nhìn đó, Hòa Phát phải xác định rõ vị trí cạnh tranh dựa trên cơ cấu ngành Tiếp đó, Hòa Phát cần tiến hành xác định công việc kinh doanh chi tiết, xác định khách hàng mục tiêu Theo đó phải đổi mới cải tiến công việc và tăng hiệu quả hoạt động Dựa trên các điểm mạnh điểm yếu của mình về tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, học hỏi và phát triển, cần phải đã đưa ra ma trận phân tích Từ đó tiến hành áp dụng và phản hồi, đánh giá chiến lược

Lấy sản phẩm làm cốt lõi

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

- Định vị thương hiệu thép Hòa Phát trên thị trường quốc tế

- Tiến hành nghiên cứu và phát triển

Xác định vị trí cạnh tranh

Trên thế giới, mãi đến 2020, Hòa Phát mới bắt đầu được biết đến khi vốn hóa tăng Sản phẩm thép của Hòa Phát vẫn chưa được đánh giá cao về chất lượng

Doanh thu chính của doanh nghiệp đến từ ngành sản xuất và kinh doanh thép Đổi mới cải tiến

- Đang dần cải thiện về chất lượng

- Mác thép còn hạn chế, độ dày mỏng còn hạn chế

- Tạo được chuỗi giá trí từ quy mô và quy trình khép kín tạo được sức cạnh tranh

Xác định khách hàng mục tiêu

Các đại lý của các ngành hàng được coi khách hàng mục tiêu, hiện tại mới chỉ đánh vào phân khúc ngành xây dựng, và chất lượng trung bình

Các công việc kinh doanh

Sản xuất và kinh doanh trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thép thô , bán thành phẩm hoặc thành phẩm

4 Quan điểm khác nhau Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi và phát triển

Ma trận kết hợp và ma trận hình cột Thử nghiệm và phản hồi

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh xuất khẩu

Một trong những mục tiêu chiến lược là nâng cao năng lực sản xuất thép Hòa Phát đặt ra mục tiêu sản xuất HRC đạt công suất là 8.6 triệu tấn/năm, tổng năng lực sản xuất thép của Hòa Phát là 14 triệu tấn/năm khi dự án KLH sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 dự kiến khi hoàn thành vào năm 2024, từ đó với tầm nhìn năm 2030 sẽ lọt Top 30 Doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới

Hòa Phát sẽ không ngừng nâng cấp trang thiết bị hiện đại để tăng cường chất lượng sản phẩm, đặt mục tiêu không ngừng đa dạng hóa mác thép nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để sánh tầm với các nước tiên tiến trong khu vực

Hòa Phát đồng thời sẽ thông qua mạng lưới phân phối của mình để xây dựng thương hiệu thép Hòa Phát ở thị trường các nước trên thế giới.

Phân tích và lựa chọn chiến lược

3.2.1 Phân tích Ma trận SWOT

3.2.1.1 Điểm mạnh: Điểm mạnh lớn nhất của Hòa Phát là có Khu liên hợp gang thép Hòa Phát là chu trình sản xuất khép kín từ khâu chế biến quặng sắt, than cốc, luyện gang cho đến khi tạo ra thành phẩm là phôi thép thành phẩm Sản phẩm thép xây dựng là lợi thế cạnh tranh đặc biệt của Hòa Phát, do có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sắt phế dồi dào trong nước, đồng thời có thể giảm các khâu trung gian, từ đó giảm chi phí vận chuyển và các rủi ro tỷ giá khi thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu và đồng thời Hòa Phát có thể chủ động để thực hiện việc kiểm soát được chi phí của khâu sản xuất

Hòa Phát luôn được coi là doanh nghiệp dám nghĩ dám làm, ngoài ra có sự tính toán bài bản và kỹ lưỡng, do đó thương hiệu thép Hòa Phát ngày càng lớn mạnh và có tính cạnh tranh cao

Ngoài ra, ưu thế của Hòa Phát là có hệ thống dây chuyền luyện than coke của nhà máy Công ty Năng lượng Hòa Phát Sản phẩm than coke của Công ty không

72 những đáp ứng nhu cầu sản xuất mà còn được dùng để xuất khẩu nữa, do đó vừa có thể giảm chi phí sản xuất vủa có thể tăng nguồn thu ngoại tệ cho Tập Đoàn Than coke vô cùng quan trọng trong tổng chi phí giá thành sản xuất thép, than coke chiếm tỷ trọng 30% cấu thành giá Ngoài ra, điện do nhà máy nhiệt điện cung cấp hiện nay đang vận hành được khoảng 25%-30% (kỳ vọng đạt 35-40% sau khi hoàn thành giai đoạn 2) của tổng lượng điện tiêu thụ của Khu liên hiệp, từ đó giúp Hòa Phát có thể chiếm thế chủ động được phần nguồn điện cho việc sản xuất, từ đó giảm chi phí sản xuất, đặc biệt khi áp lực giá điện ngày càng tăng như hiện nay

Một trong những thế mạnh của Hòa Phát khác có thể thấy là Hòa Phát đầu tư vô cùng bài bản, và hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh có hướng bổ trợ lẫn nhau Ví dụ: năng lượng khoáng sản hỗ trợ sản xuất thép, hoặc thép và xi măng, sản phẩm máy xây dựng, các sản phẩm nội thất, sản phẩm điện lạnh, vân vân là lại chính là những sản phẩm giúp hỗ trợ hoạt động xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản Chính dự hỗ trợ, và tạo ra lợi thế chủ động trong các khâu sản xuất giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó tạo ra dòng luân chuyển doanh thu khép kín, nhưng tối ưu hóa chi phí chính là yếu tố tạo ra lợi nhuận cho Hòa Phát

Với các lợi thế đó, Thương hiệu thép Hòa Phát ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình trong thị trường trong nước và xuất khẩu Với tất cả lợi thế đó, việc Hòa Phát kỳ vọng phát triển mạnh mẽ là điều hết sức có cơ sở

Hòa Phát hiện chỉ mạnh nhất về ống thép, tuy nhiên tỷ trọng còn không cao trong nhu cầu sản phẩm thép thành phẩm Đối với các sản phẩm khác, còn chưa được đánh giá cao như tôn mạ màu, cuộn cán nóng ….: sản phẩm thép Hòa Phát còn chưa đa dạng về mác thép, chủng loại, các mẻ thép đầu chất lượng còn chưa ổn định Ví dụ các sản phẩm thép cuộn cán nóng, độ dày mỏng chưa đồng đều tại các vị trí của cuộn Ngoài ra, chất lượng thép độ chảy, độ bền kéo của nguyên vật liệu chưa đồng đều giữa các mẻ thép Các sản phẩm thép của Hòa Phát phần độ dày vẫn chưa phong phú, và còn hạn chế Đây được coi là điểm yếu lớn nhất của Hòa Phát cần nghiên cứu và phát triển về mặt sản phẩm và chất lượng, từ đó tăng thị phần xuất khẩu

Hình 3.1: Chứng chỉ chất lượng của Hòa Phát

(Nguồn: Website: hoaphat.com.vn)

Tuy nhiên, các chứng chỉ này của Hòa Phát chỉ là các chứng chỉ tương đương, không phải chứng chỉ chính thức của tổ chức quốc tế Đây là một trong những bất lợi của Hòa Phát khi tiến hành xuất khẩu, do yêu cầu về chất lượng ở các nước khi muốn phát triển thị trường, đặc biệt bán trực tiếp cho các khách hàng là các dự án xây dựng sẽ yêu cầu chứng chỉ chính thức của tổ chức quốc tế Cụ thể hình ảnh dưới đây có thể so sánh sự khác biệt về chứng chỉ chất lượng như sau:

Hình 3.2: Chứng chỉ tương đương chất lượng JIS

Hình 3.3: Chứng chỉ quốc tế cấp cho

3.2.1.3 Thách thức: a) Thách thức về dịch bệnh, khủng hoảng xã hội:

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến hết năm 2021, dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và kinh tế tại tất cả các quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, do tính chất dịch bệnh dễ lây lan và bùng phát nhanh chóng nên Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp thực hiện giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh Việc giãn cách xã hội và dịch bệnh tại Việt Nam và trên thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới nói chung và logistic chuỗi cung ứng nói riêng Sự thiếu nguyên liệu và chuỗi cung ứng làm n6guyên vật liệu đầu vào khan hiếm dẫn đến giá thành tăng có Ngoài ra, các doanh nghiệp đều phát sinh thêm các chi phí phụ vụ phòng chống dịch Dịch bệnh còn gây thiếu hụt nhân sự cục bộ do thực hiện cách ly dẫn đến gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp b) Thách thức về tài chính và nguồn cung:

Tại Tập đoàn Hòa Phát, do tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chiếm 73% tổng giá thành trong năm 2021 do các nguyên vật liệu như than, quặng,… chủ yếu nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài Việc biến động gây tăng tỷ giá tăng làm các chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng, tạo gánh nặng cho chi phí của doanh nghiệp Các khoản vay, đòn bẩy tài chính khác có lãi suất là các thách thức cho Hòa Phát về quản trị rủi ro để đảm bảo quản lý hiệu quả lãi vay và tỷ giá Giá nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phối rất lớn trong cấu thành về giá thép Nhìn vào đồ thị dưới đây chúng ta có thể thấy, sự biến động của giá nguyên vật liệu biến động với biên độ mạnh

75 Đồ thị 2.8: Biểu đồ giá nguyên vật liệu năm 2021 và nửa đầu năm 2022

Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam c) Thách thức về nhân sự:

Do ngành thép là ngành đặc thù sản xuất với công nghệ cao đòi hỏi sử dụng nhiều lao động có chuyên môn và tay nghề cao Trong khi đó hệ thống đao tạo của Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí chưa đáp ứng được như cầu lao động tăng cao của ngành thép Hòa Phát sử dụng 27.600 lao động trên khắp cả nước và đều là các lao động trẻ, do đó việc đào tạo và sử dụng lao động hợp lý là thách thức lớn của doanh nghiệp Ngoài ra, nhân sự của Hòa Phát về mặt kỹ thuật chủ yếu là các kỹ sư đã làm tại Hòa Phát kinh môn, chưa thật sự được tiếp cận các công nghệ cao d) Thách thức về chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế

Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ kiện phòng vệ thương mại khi thâm nhập các thị trường quốc tế do trên thị trường quốc tế ngành thép các nước đều được bảo hộ Mặc khác, thép nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc có giá thành rẻ gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng thép tiêu thụ tại Việt Nam Cụ thể, từ năm 2004 đến 12/2021, các nước trên thế giới đã điều tra 66 vụ việc giá cho các sản phẩm nhập từ Việt Nam:

+ Chống phá giá (37 vụ việc)

+ Chống trợ cấp (3 vụ việc)

+ Chống phá giá và chống trợ cấp (6 vụ việc)

+ Thuế tự vệ (13 vụ việc)

+ Thuế chống lẩn tránh (6 vụ việc)

Con số 66 vụ việc bao gồm cả vụ việc bao gồm cả 1 vụ việc tại EU, khởi kiện vào tháng 8/2004 và rút đơn kết thúc vào tháng 7/2005 e) Thách thức về chính sách nhà nước:

Hòa Phát là doanh nghiệp lớn nên luôn đối mặt với rủi ro về thay đổi chính sách và thủ tục hành chính Và Hòa Phát luôn mong muốn các chính sách tầm vĩ mô ổn định, nhất quán để thực hiện sản xuất kinh doanh trong các giai đoạn tới f) Thách thức về rào cản kỹ thuật:

Ngành thép là ngành đặc thù, yêu cầu chất lượng sản phẩm cảo, do đó ở mỗi nước sẽ có những rào cản kỹ thuật cụ thể mà Hòa Phát phải trang bị đủ chứng chỉ đảm bảo khi muốn gia nhập vào thị trường thế giới Hiện tại đây là rào cản lớn nhất của Hòa Phát khi thực hiện chính sách kinh doanh xuất khẩu g) Thách thức về logistic: Đây được coi là một trong những thách thức của Hòa Phát nói riêng và các doanh nghiệp thép của Việt Nam Thép là một trong những ngành cần sử dụng tảu rời để tạo ra lợi thế về mặt giá thành, do giá vận chuyển cũng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên giá sản phẩm Tuy nhiên với lượng thép xuất khẩu, nhiều khi doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc gom số lượng để gọi tàu rời Trong khi Trung Quốc rất có lợi thế trong mặt logistic này do sản lượng xuất khẩu lớn h) Thách thức về công nghệ sản xuất xanh trong ngành thép:

Các chiến lược hình thành từ Ma trận S.W.O.T cho giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030

3.3.1 Chiến lược cấp công ty:

Chiến lược tăng trưởng tập trung kết hợp tiếp cận phát triển thị trường theo hướng chiến lược dẫn đầu chi phí thấp

Trong chiến lược đến 2025 tầm nhìn 2030, Hòa Phát cần áp dụng chiến lược tăng trưởng tập trung khi đã và đang thực hiện đầu tư và chuẩn bị các điều kiện đầy đủ để phát triển Đó là áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển thị trường Cụ thể Hòa Phát cần thực hiện chiến lược thâm nhập đối với các thị trường mới hoặc sản phẩm mới Đồng thời đối với các thị trường và sản phẩm mà Hòa Phát đã bước chân vào như tôn mạ, ống thép, Hòa Phát cần có chiến lược phát triển thị trường Đây được coi là chiến lược kim chỉ nam, từ đó xây dựng các chiến lược chức năng khác bám sát theo chiến lược kim chỉ nam nam này

Cụ thể, với chiến lược tới năm 2025, Công ty cần tận dụng được ưu thế về giá thành để tăng thị phần hiện nay và tăng doanh thu trong thị trường thép quốc tế đang phát triển và chính sách bảo hộ của Nhà nước, và sự phát triển của các hiệp định thương mại Hòa Phát cần sử dụng chiến lược giá thành thấp đối với giai đoạn từ nay đến 2025 Nguyên nhân là vì: Hòa Phát cần tận dụng lợi thế chi phí theo quy mô sản xuất Với việc phát triển dự án nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất, giai đoạn

2, đồng thời từng bước tự chủ về nguồn cung như điện, quặng, tận dụng các ưu đãi về thuế suất và đất đai mà nhà nước và chính phủ tạo điều kiện Giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030, Hòa Phát kỳ vọng sẽ lọt top 50 nhà máy thép lớn nhất trên thế giới về sản lượng sản xuất Với chiến lược tới năm 2025, Hòa Phát cần thâm nhập thị trường và phát triển thị trường về mặt sản phẩm là thị trường thép xây dựng, sản phẩm mới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu về sử dụng thép thành phẩm là cuộn cán nóng; hoặc sản phẩm đặc thù như vỏ container hoặc thép dự ứng lực; đồng thời và phát triển thị trường đối với thị trường thép thô, tôn mạ, ống thép Dự kiến tới năm 2025, thị trường chính của Hòa Phát vẫn là thị trường châu Á là chủ yếu

Với tầm nhìn năm 2030, trong quá trình hoạt động, Hòa Phát cần hoàn thiện tất cả các yếu tố cấu thành về công nghệ, quản lý, con người, tài chính, đặc biệt là công nghệ để chuẩn bị thâm nhập thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao và yêu cầu cao như châu Âu, Mỹ Đối với thị trường này mặc dù đã có hoạt động xuất khẩu nhưng sản lượng vẫn chưa nhiều, hướng tới các thị trường chế tạo, như cơ khí, ô tô …

3.3.2 Các chiến lược chức năng:

3.3.2.1 Chiến lược về công nghệ

Sản phẩm thép yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao, để đảm bảo chất lượng ổn định cho một mẻ thép, tối ưu hóa sản lượng, đồng thời đảm bảo an toàn lao động cũng là một chiến lượng mà Hòa Phát cần thực hiện dù trong bất cứ giai đoạn nào

3.3.2.2 Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối

Nhằm mục đích nâng cao khả năng tiêu thụ của sản phẩm với cơ hội về thị trường quốc tế, chiến lược này vô cùng quan trọng vì thép là sản phẩm cồng kềnh và nặng, do đó để tối ưu hóa về mặc chi phí vần lưu ý đến chi phí về tàu bè Để tối ưu hóa điều này, sản lượng tiêu thụ ở thị trường quốc tế qua mạng lưới phân phối là vô cùng quan trọng Hòa Phát cần thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối thông qua các đại lý/ đại diện thương mại lớn trên thế giới Thông qua quá trình hợp tác, với tầm nhìn 2030, Hòa Phát cần phát triển đại diện thương mại tại các nước có thị phần xuất khẩu chủ đạo Đối với các thị trường mới, Hòa Phát cần thực hiện bố trí nhân sự để nghiên cứu yêu cầu của thị trường và tệp khách hàng tiềm năng của các thị trường mới

3.3.2.3 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và quản lý Đòi hỏi về trình độ quản lý, kỹ thuật của ngành rất cao do đó, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ nhân viên là rất quan trọng

3.2.2.4 Chiến lược tối ưu hóa chi phí sản xuất Đầu vào là một trong những trở ngại lớn nhất về chi phí sản xuất của ngành thép nói chung Đặc biệt khi mở rộng sản lượng, cần phải tập trung chiến lược này

3.2.2.5 Chiến lược quản lý chất lượng

Chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu cho việc cạnh tranh trên thị trường Việc nâng cấp hệ thống, áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng là nhiệm vụ tiên quyết của doanh nghiệp trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập như hiện nay

Nói tóm lại, từ các phân tích cho thấy việc sử dụng chiến lược tăng trưởng tập trung là cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của Công ty trong chiến lược tới

2025, tầm nhìn 2030 Để thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường, Hòa Phát cần thực hiện các chiến lược chức năng khác để đảm bảo việc thâm nhập và phát triển thị trường được thành công Vì vậy các chiến lược kinh doanh được đề cập sau đây đều nhằm mục đích cho các hoạt động thâm nhập thị trường.

Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh

3.4.1 Đầu tư cở sở hạ tầng tăng sản lượng, tăng lợi thế chi phí theo quy mô sản xuất:

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Công ty CP Thép Hòa Phát đã thực hiện giai đoạn 2 góp phần tăng công suất KLH với sản lượng sản xuất trong một năm đạt 850 nghìn tấn thép Về cơ bản đã hoàn thành trên 70% Dự án Dự án sử dụng lò cao 450m3, gang, lò thổi luyện thép, lò gió nóng Hiện đã hoàn thành phân đoạn xây dựng nhà xưởng của Nhà máy cán thép Hòa Phát số 3 để lắp đặt thiết bị Bồn chứa khí than với dung tích 50.000 m3 đang được chạy thử thiết bị

Hòa Phát đã đầu tư xây dựng Khu liên hợp (KLH) hệ thống các nhà máy: nhà mát luyện gang thép, nhà máy thêu kết và sản xuất quặng, nhà máy chế biến quặng sắt và sản xuất vôi; nhà máy cơ điện sửa chữa; nhà máy cán thép

Khu liên hợp hệ thống các nhà máy là dây chuyền sản xuất đồng bộ và khép kín khi đưa đầu ra của nhà máy này là nguyên liệu đầu vào của nhà máy khác Điều này đem lại cho KLH lợi thế chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo kiểm soát chất lượng được đồng bộ, đưa sản phẩm ra thị trường với giá bán cạnh tranh để phù hợp với xu hướng yêu cầu nâng cao chất lượng và giảm giá thành của thị trường

Hình 3.4: Toàn cảnh dự án khu liên hiệp sản xuất gang thép (giai đoạn 1+2)

Mục tiêu quan trọng nhất của Hòa Phát là đi vào sản xuất chính thức sau khi chạy thử giai đoạn hai để đưa Khu Liên hợp của Hòa Phát trở thành khu liên hợp sản xuất gang thép quy mô đồng bộ hoàn chỉnh lớn nhất và đầu tiên tại Việt Nam, hướng tới tầm nhìn lọt top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất trên thế giời về sản lượng Sau khi hai giai đoạn của Khu liên hợp hoạt động ổn định sẽ đưa tổng sản lượng thép xây dựng của Hòa Phát đạt hơn một triệu tấn trong 01 năm

3.4.2 Tăng cường công tác phát triển nguồn nhân lực

Trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, ngoài yếu tố nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng lưới thì yếu tố nguồn nhân lực cũng không kém phần quan trọng

Hòa Phát cần có tiến hành đào tạo đội ngũ có kinh nghiệm, có thể cử đào tạo trong thời gian ngắn hạn để học hỏi công nghệ của các dối tác, nhà thầu phụ khác trên thể giới Với thời gian xây dựng ban đầu, đặc biệt với ngành yêu cầu công nghệ sản xuất cao, việc đầu tư đào tạo là chi phí cần thiết Ngoài ra, hiện tại nhân lực của Hòa Phát cần được trau dồi thêm ngoại ngữ bằng các khóa học và đào tạo về ngoại

82 ngữ, do bộ máy nhân lực còn phải sử dụng phiên dịch là chủ yếu trong quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài

Do đó ngoài việc đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật về các trình độ công nghệ, nghiệp vụ để có thể làm chủ được các thiết bị công nghệ hiện đại thì Công ty cũng cần phải đào tạo các nhân viên tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ và bán hàng Về nhân sự, Hòa Phát cũng cần cải tổ lại bộ máy, vì hiện tại bộ máy của Hòa Phát còn cồng kênh và còn có tính “người nhà cao” Con người là cốt lõi của doanh nghiệp khi thực hiện việc xuất khẩu Do đó, về bộ máy nhân lực, Hòa Phát cần tạo văn hóa làm việc chuyên nghiệp.

3.4.3 Thực hiện tự chủ trong nguyên liệu đầu vào:

Tập đoàn Hòa Phát hiện đang mở rộng thị trường bằng cách đã thực hiện đầu tư thành công một mỏ tại Úc Để đảm bảo nguồn cung ứng lâu dài ít nhất 50% nhu cầu quặng sắt của Tập đoàn Hòa Phát thì doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để đầu tư mua tiếp một số mỏ sắt mới tại Úc Ngoài ra nước Úc là nước cung cấp than luyện cốc lớn nhất trên thị trường thế giới, đây là nguyên liệu cấu thành đến 30% giá thép Tập đoàn đang nghiên cứu để trong tương lai có thể sẽ mua một vài mỏ than luyện cốc của Úc nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất quan trọng này

Hòa Phát cũng đang dần tự chủ về nguồn điện được lấy từ nhà máy sản xuất than coke và nhiệt điện Hòa Phát tại Dung Quất Hiện tại chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất gửi lên Bộ Công thương đề xuất bổ sung nhà máy Nhiệt điện Dung Quất 2 vào đề án “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-

2030, tầm nhìn đến 2045” Nhà máy có nhu cầu công suất sử dụng điện là 360MW

Dự kiến dự án được cấp điện từ 2 nguồn gồm lưới 110kV quốc gia cấp và nhà máy phát điền nhiệt dư Hòa Phát Dung Quất 2

Với sự đồng bộ này, Hòa Phat sẽ tạo được lợi thế về mặt đầu vào than coke và điện sử dụng trong quá trình sản xuất Chúng ta có thể thấy ngành thép năm 2020,

2021 biến động mạnh vì sự biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào, do đó

83 việc tự chủ trong nguyên liệu đầu vào thật sự là một trong những chiến lược mà Hòa Phát cần phát triển song song đồng thời

Hòa Phát cũng cần tăng chất lượng cuộn cán nóng để tự chủ đầu vào cho các ngành sản xuất thép thành phẩm như cuộn cán nguội, thép ống, thép tôn mạ

Hòa Phát cần hợp tác với các doanh nghiệp lớn trên thế giới để lắp đặt dây chuyền, chuyển giao công nghệ mới trên thế giới, ví dụ tập đoàn Danieli Wean United Có thể cân nhắc hợp tác với các doanh nghiệp thép khác để học hỏi công nghệ Ví dụ điển hình như Fomosa hợp tác với JFE để hỗ trợ về mặt công nghệ Đồng thời, trong quá trình này việc sử dụng các nhà thầu phụ đễ hỗ trợ vận hành trong quá trình kiện toàn tổ chức là chiến lược hợp lý Cụ thể, trong quá trình vận hành lò cao, Hòa Phát có sử dụng các nhà thầu phụ như RHI, Vesuvius, Beijing… Tùy thuộc vào yêu cầu cao về mặt chất lượng, Hòa Phát sẽ sử dụng nhà thầu phụ phù hợp Trong quá trình sử dụng nhà thầu phụ, Hòa Phát vừa có thể đảm bảo về mặt chất lượng vừa có thể học hỏi về mặt công nghệ trên thế giới

Hiện nay, Hoạt động sản xuất ổn định, công tác quản lý sản xuất dần đi vào nề nếp, các hệ thống văn bản quản lý đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008, phòng kiểm nghiệm cơ lý sản phẩm thép cán được công nhận đáp ứng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; Tuy nhiên như đã kể ở trên, bên cạnh việc quản lý chất lượng ra, Hòa Phát cần đăng ký các chứng chỉ thép trên thế giới như:

+ JIS: Tiêu chuẩn của Nhật (Japanese Internaltional Standard) Quy định các tiêu chuẩn được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp tại Nhật Bản Quá trình tiêu chuẩn hóa được điều phối bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản và được công bố thông qua Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản

+ ASTM: Tiêu chuẩn của Mỹ Hiệp hội kỹ sư cơ khí Mỹ ( ASME )

+ ANSI: Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ Americian National Standard Insitute ( ANSI)

+ DIN: Tiêu chuẩn của ĐứcDeutsches Institut für Normung eV ( DIN ; tiếng Anh, Viện Tiêu chuẩn hóa Đức)

+ BS: British Standard – Tiêu chuẩn Anh

Ngoài ra, ở mỗi nước đều có những chứng chỉ chất lượng đặc thù, để chính thức nhập khẩu và sử dụng rộng rãi tại nước, một số sản phẩm thép đó sẽ cần đạt các chứng chỉ này, cụ thể: i) Chứng chỉ SNI – thị trường Indonesia j) Chứng chỉ MS – thị trường Malaysia k) Chứng chỉ TISI – thị trường Thái Lan Để có những chửng chỉ quốc tế, yêu cầu Hòa Phát phải vượt qua những đánh giá khắt khe của các tổ chức quốc tế về hệ thống tiêu chuẩn mà mỗi chứng chỉ dã đặt ra Mỗi chứng chỉ đều cần có thời gian để triển khai đánh giá, do đó, Hòa Phát cần thấy sự quan trọng của các chứng chỉ này trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, và triển khai sớm thủ tục để đạt các chứng chỉ quốc tế Đây là một trong những công tác quan trọng để cải thiện chất lượng, vượt qua rào cản kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, trong lộ trình và chiến lược phát triển kinh doanh xuất khẩu đến năm 2025, tầm nhìn 2030

3.4.5 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing:

Các kiến nghị

3.5.1 Đối với Hiệp hội thép Việt Nam:

Dưới đây là một số kiến nghị đối với Hiệp hội thép Việt Nam (VSA):

Hiệp hội thép Việt Nam cần là cơ quan kiến nghị các chính sách thuế phù hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam

Hiệp hội thép Việt Nam cũng cần là cầu nối với hiệp hội thép Quốc tế để kết nối các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam với các các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất các sản phẩm từ thép trên thế giới;

Hiệp hội thép Việt Nam cũng tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ các kinh nghiệm, công nghệ sản xuất thép, hoặc các hội thảo về hoạt động xuất khẩu thép khi triển khai các hiệp định thương mại;

Hiệp hội thép Việt Nam hỗ trợ cung cấp các công ty về thị trường thép trên thế giới, xu hướng sản xuất và tiêu dùng thép trên thế giới để các doanh nghiệp sản xuất théo của Việt Nam có thể cập nhật thường xuyên Đối với ngành thép, thông tin là một trong những yếu tố tối quan trọng khi kinh doanh

Hiệp hội thép Việt Nam cần có sự kết nối các doanh nghiệp thép Việt Nam với các doanh nghiệp sản xuất thép trên thế giới để học hỏi về công nghệ sản xuất, tìm kiếm cơ hội xát nhập thị trường, hoặc mở rộng thị trường với hình thức liên danh hoặc liên doanh

Hiệp hội thép Việt Nam cần có sự kết nối với các doanh nghiệp thương mại, những doanh nghiệp chế tạo, các cầu nối về đấu thầu trên thế giới cho các dự án xây dựng chế tạo, từ đó tạo cơ hội xuất khẩu sang các nước cho các doanh nghiệp thép Việt Nam

- Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thép nói riêng là điều không thể thiếu Nhưng hỗ trợ như thế nào để mang lại cho các doanh nghiệp lợi ích thực sự thì không phải dễ thực hiện Nhiều người nghĩ rằng hỗ trợ doanh nghiệp là cấp tiền vốn, cơ sở vật chất cho họ Điều đó đúng nhưng chưa đủ bởi cái mà các doanh nghiệp cần thực sự đó là Chính phủ hỗ trợ bằng đưa ra chính sách cụ thể, hiệu quả để giúp cho các doanh nghiệp ngành théo hoạt động hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài

- Một trong những sự hỗ trợ từ nhà nước đó là nhà nước sẽ hỗ trợ dành thời gian tìm hiểu và hỗ trợ trong các vụ việc điều tra từ nước ngoài nhưu chống phá giá, chống lẩn trốn … Cho dù không có thể hoàn toàn xóa bỏ các thuế suất, tuy nhiên việc nước ngoài áp thuế xuất hợp lý cũng là một trong những thành công Hiện nay,

71 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang coi Việt Nam là nền kinh tế thị trường Việc coi Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra sự bất lợi cho các

90 doanh nghiệp thép Việt nam trong việc điều tra các vụ việc chống bán phá giá Khi bị coi là nước có nền kinh tế thị trường, cơ quan điều tra chống bán phá giá ở các nước có quyền sử dụng thông tin, số liệu do doanh nghiệp khởi kiện cung cấp để tính biên độ áp thuế Các nước cũng sẽ tính giá trị thay thế của một nước thứ 3 (thường sẽ bị bất lợi) để tính toán biên độ thuế xuất áp cho doanh nghiệp xuất khẩu

Do đó, Bộ Công thương cần hỗ trợ để triển khai đàm phán với các nước, và đưa ra các phương án cụ thể cho từng vụ việc điều tra để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam

- Bộ Công Thương vừa có báo cáo đề xuất xây dựng “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” Cơ quan này cho rằng, cần có chính sách đặc thù để giúp phát triển hơn nữa ngành thép Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy các dự án thép phát triển nhằm hình thành phát triển mạnh ngành luyện kim, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong báo cáo, cũng đưa ra đề suất Nhà nước có chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, khoa học kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ kết hợp để đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, thúc đẩy phát triển ngành sản xuất thép Khi đề xuất được áp dụng, các doanh nghiệp thép sẽ được hỗ trợ, tạo cơ sở cạnh tranh cho các doanh nghiệp thép Việt Nam nói chung và Hòa Phát nói riêng

- Nhà nước miễn thu phí cảng biển cho nguyên liệu đầu vào của ngành thép, từ đó giảm áp lực chi phí cho doanh nghiệp Cụ thể hàng hóa nguyên liệu đầu vào đều được nhập khẩu tại càng Đà Nẵng

- Ngoài ra, nhà nước tạo điều kiện để đầu tư, phát triển cảng biển Dung Quất từ cảng nước sâu thành cảng lớn để tạo điều kiện cho việc xuất nhập hàng của Hòa Phát

- Nhanh chóng triển khai trên phần mềm VNACCS hệ thống thuế suất áp dụng cho hiệp định mới RCEP, tạo điều kiện cho một số mặt hàng đầu vào của ngành thép mà nhập từ Trung Quốc được giảm thuế suất về 0% Hiện tại hiệp định RCEP đã có hiệu lực từ tháng 4.2022 tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn chưa thể áp dụng do chưa có đồng bộ trên phần mềm kê khai hải quan

Hoạch định chiến lược kinh doanh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là phương pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi của mình trong quá trình phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế

Ngày đăng: 06/12/2022, 17:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.4. Các hình thức thực hiện chiến lược kinh doanh xuất khẩu - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
1.2.4. Các hình thức thực hiện chiến lược kinh doanh xuất khẩu (Trang 27)
i.1.1) Phân tích ngành và cạnh tranh: Mơ hình 5 áp lực của Porter (1979) - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
i.1.1 Phân tích ngành và cạnh tranh: Mơ hình 5 áp lực của Porter (1979) (Trang 30)
Biểu đồ 1.2. Mơ hình phân tích mơi trường bên ngồi cấu trúc tổ chức - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
i ểu đồ 1.2. Mơ hình phân tích mơi trường bên ngồi cấu trúc tổ chức (Trang 30)
Biểu đồ 1.4. Mơ hình 06 yếu tô môi trường vĩ mô - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
i ểu đồ 1.4. Mơ hình 06 yếu tô môi trường vĩ mô (Trang 34)
Biểu đồ 1.5. Mơ hình phân tích mơi trường bên trong - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
i ểu đồ 1.5. Mơ hình phân tích mơi trường bên trong (Trang 36)
còn của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hữu hình. Trong quá trình sản xuất cần lưu ý nâng cao hiệu suất sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đẩu ra - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
c òn của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hữu hình. Trong quá trình sản xuất cần lưu ý nâng cao hiệu suất sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đẩu ra (Trang 37)
2.1.3. Mơ hình hoạt động của Hịa Phát - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
2.1.3. Mơ hình hoạt động của Hịa Phát (Trang 52)
Bảng 2.1: Bảng biểu lượng và xếp hạng sản xuất thép trên thế giới năm 2021 - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Bảng 2.1 Bảng biểu lượng và xếp hạng sản xuất thép trên thế giới năm 2021 (Trang 53)
Bảng 2.2: Bảng biểu xếp hạng các nước vể sản lượng xuất khẩu, nhập khẩu thép  - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Bảng 2.2 Bảng biểu xếp hạng các nước vể sản lượng xuất khẩu, nhập khẩu thép (Trang 55)
Bảng 2.3: Các hiệp định FTA của Việt Nam tính đến tháng 01/2022 - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Bảng 2.3 Các hiệp định FTA của Việt Nam tính đến tháng 01/2022 (Trang 63)
Bảng 2.4: Bảng xếp hạng nhà máy sản xuất thép thô - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Bảng 2.4 Bảng xếp hạng nhà máy sản xuất thép thô (Trang 70)
Hình 2.2. Đồ thị ứng dụng ngành thép - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Hình 2.2. Đồ thị ứng dụng ngành thép (Trang 72)
c) Mơ hình đánh giá tác động mơi trường bên ngoài - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
c Mơ hình đánh giá tác động mơi trường bên ngoài (Trang 75)
d) Ma trận hình ảnh cạnh tranh - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
d Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Trang 76)
Hình 2.3: Tổ chức nhân sự Hòa Phát - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Hình 2.3 Tổ chức nhân sự Hòa Phát (Trang 78)
Hình 2.4: Hệ thống sản xuất thép Hịa Phát - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Hình 2.4 Hệ thống sản xuất thép Hịa Phát (Trang 79)
Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Hòa Phát - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Bảng 2.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Hòa Phát (Trang 81)
Hình 3.1: Chứng chỉ chất lượng của Hòa Phát - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Hình 3.1 Chứng chỉ chất lượng của Hòa Phát (Trang 88)
Hình 3.2: Chứng chỉ tương đương chất lượng JIS  - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Hình 3.2 Chứng chỉ tương đương chất lượng JIS (Trang 88)
Hình 3.3: Chứng chỉ quốc tế cấp cho Formosa  - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Hình 3.3 Chứng chỉ quốc tế cấp cho Formosa (Trang 88)
3.2.1.5. Bảng phân tích SWOT - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
3.2.1.5. Bảng phân tích SWOT (Trang 92)
Hình 3.4: Tồn cảnh dự án khu liên hiệp sản xuất gang thép (giai đoạn 1+2) - PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ĐẾN NĂM 2025.
Hình 3.4 Tồn cảnh dự án khu liên hiệp sản xuất gang thép (giai đoạn 1+2) (Trang 96)
w