Hình:tỉ lệ gây bệnh đối với người của virus HPV Ung thư cổ tử cung được gọi tên theo bộ phận cơ thể mà ung thư xuất hiện.. Theo thống kê, số phụ nữ bị nhiễm HPV phát bệnh thành ung thư c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
MÔN VI SINH ĐẠI CƯƠNG
Bài báo cáo:
HUMAN PAPILOMAVIRUS VÀ
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
GVHD: Vương Thị Việt Hoa SVTH: Lê Anh Huy 08139101
TP HCM Tháng 4 năm 2010
Trang 2
A Tổng quan về UTCTC
1.tình hình UTCTC
Trang 32.khái niệm UTCTC.
B Các đặc điểm virus HPV
1 Cấu tạo
2.Cấu trúc bộ gene của HPV
3.protein cua virus HPV và chức năng của nó
C Cac giai đoạn phát triển của UTCTC
D văcxin cho virus HPV
1.vacxin Gardas
2.vacxin cerverix
3.Các phản ứng có thể xảy ra sau khi chủng ngừa
E.các phương pháp chuẩn đoán phân tử
1 Nghiệm pháp PAP:
2.Xét nghiệm DNA HPV
2.1Phương pháp lai bắt giữ (Hybrid Capture Technology):
2.2Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction )
2.3Phương pháp lai ngược bằng LipA (Reverse Hybridization line Probe Assay)
2.4Phương pháp khuyếch đại tín hiệu DNA nhánh (bDNA)
2.5 Phương pháp Southern blot
2.6 Phương pháp định lượng bằng Real-time PCR:
Trang 4A.TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (UTCTC)
1.Tình hình ung thư cổ tử cung:
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư hàng đầu và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho phụ nữ toàn thế giới Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), năm 2007, số ca mới xấp xỉ 550.000 người và gây tử vong cho khoảng
260.000 bệnh nhân, chủ yếu là các bệnh nhân ở các nước đang phát triển (chiếm 90%) Hiện nay, theo thống kê, có khoảng 269 triệu phụ nữ trên thế giới nhiễm Human Papillomavirus (HPV) Tình trạng viêm nhiễm này dẫn đến 440.000 người bị ung thư
cổ tử cung hàng năm Các vùng khác nhau có có tỉ lệ mắc bệnh khác nhau Tỉ lệ cao nhất là vùng Trung và Nam Mỹ, miền Nam và Đông Châu Phi và vùng Caribe, với tỉ lệ mắc phải ít nhất là 30 ca mới trên 100.000 phụ nữ mỗi năm Đông Nam Á chiếm tỉ lệ trung bình với gần 20 ca mới trên 100.000 phụ nữ mỗi năm
Ở Việt Nam, UTCTC chiếm tỉ lệ 53,5% các loại ung thư ở nữ giới Theo các con số thống kê ở Hà Nội và TP HCM 1996 – 1999 tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi tính trên 100000 dân lần lượt là 5,5 và 26,0 Như vậy tỉ lệ ung thư cổ tử cung ở thành phố Hồ Chí Minh tương đối cao nếu đem so sánh với thống kê ở Mỹ (SEER) là 7.5 Theo thống kê năm
2002, hằng năm, số ca mới ung thư cổ tử cung tại Việt Nam là hơn 6000 ca, số ca tử vong gần 3000 Tỉ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và nhiễm trùng HPV ở thành phố
Hồ Chí Minh cao gấp 4 lần so với Hà Nội
2.Khái niệm về ung thư cổ tử cung
a.Ung thư
Ung thư là thuật ngữ dùng để chỉ sự phát triển không kiểm soát và ác tính của các tế bào Sự phát triển này dẫn đến sự hình thành khối u Các khối u này xâm chiếm các phần xung quanh nó và các phần xa hơn trong cơ thể, phá hoại các mô bình thường và cạnh tranh về dinh dưỡng và oxy với các mô này Sự di căn xảy ra khi một nhóm các tế bào tách ra từ khối u và di chuyển đến các vùng xa hơn thông qua các mạch máu, mạch bạch huyết và bắt đầu hình thành khối u mới tại vị trí ấy
b.Ung thư cổ tử cung
Trang 5
Hình:tỉ lệ gây bệnh đối với người của virus HPV
Ung thư cổ tử cung được gọi tên theo bộ phận cơ thể mà ung thư xuất hiện Ung thư
cổ tử cung còn được phân loại dựa theo loại tế bào mà nó bắt đầu phát triển Hầu hết ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy Chúng là những tế bào dẹt, mỏng, lót bề mặt cổ tử cung
Khi ung thư lan tới một bộ phận khác của cơ thể, khối u mới sẽ có cùng một loại tế bào bất thường và có cùng tên gọi với ung thư nguyên phát (ung thư ban đầu) Ví dụ, nếu ung thư cổ tử cung lan đến xương thì tế bào ung thư ở xương cũng là tế bào ung thư cổ tử cung Bệnh này được gọi là ung thư cổ tử cung di căn
Trang 6c.Những yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh UTCTC:
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm phải một hoặc nhiều
type Human papillomavirus (HPV) có nguy cơ gây ung thư cao (high-risk types) Hai
type khi nhiễm thường gây ung thư cổ tử cung nhất là type 16 và type 18, chiếm lần lượt là 70% và 20% các trường hợp bệnh nhân mắc UTCTC Theo thống kê, số phụ nữ
bị nhiễm HPV phát bệnh thành ung thư cổ tử cung chỉ chiếm khoảng 5-10% người nhiễm HPV Như vậy nhiễm HPV là điều kiện cần nhưng chưa đủ để hình thành bệnh Theo các nghiên cứu, bên cạnh HPV cần có thêm sự tương tác của các điều kiện hay yếu tố khác như: hoạt động tình dục, hút thuốc lá, sinh đẻ nhiều lần, sử dụng các thuốc tránh thai trong một thời gian dài (từ 12 năm trở lên.), hệ miễn dịch yếu hay bị nhiễm HIV…
Theo hệ thống phân lọai Bethesda 2001, UTCTC được phân chia thành 6 cấp độ: NILM, ASCUS, ASC-H, LSIL, HSIL, CA
- NILM (negative for intraepithelial lesion or malignancy): được xếp vào nhóm này
gồm các trường hợp: âm tính đối với các tổn thương bên trong biểu mô và không ác tính hoặc các mẫu cho thấy không có các bất thường ở biểu mô
Trang 7- ASCUS (Atypical Squamous Cells of Undetermined Significance): ở giai đoạn này
người ta bắt đầu quan sát được các bất thường của tế bào biểu mô Đó là những trường hợp xuất hiện các tế bào vảy không điển hình nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận có thể dẫn đến loạn sản hay không Đối với trường hợp này cần phải làm thêm các chẩn đoán khác để kết luận
- ASC-H (Atypical squamous cells, cannot exclude an HSIL): tương tự ASCUS, nhưng
các tế bào vảy trong trường hợp này có khả năng phát triển thành số lượng lớn các tế bào tổn thương nặng ở giai đoạn HSIL
- SIL mức độ thấp (LSIL): là những thay đổi còn sớm về kích thước, hình dạng, số
lượng tế bào trên bề mặt cổ tử cung Một số tổn thương mức độ thấp có thể tự biến mất Tuy nhiên, theo thời gian, một số tổn thường khác có thể phát triển rộng hơn hoặc trở nên bất thường hơn, tạo nên tổn thương mức độ cao Tổn thương tiền ung thư mức độ thấp có thể gọi là hiện tượng loạn sản nhẹ hoặc hiện tượng tân tạo trong biểu mô cổ tử cung (CIN 1) Những thay đổi ban đầu như vậy thường xảy ra ở phụ nữ
từ 25-35 tuổi nhưng cũng có thể xuất hiện ở những nhóm tuổi khác
- SIL mức độ cao (HSIL): là có một số lượng lớn tế bào có dấu hiệu tiền ung thư
Giống như SIL mức độ thấp, những thay đổi tiền ung thư này chỉ liên quan đến những
tế bào trên bề mặt cổ tử cung Những tế bào này sẽ không trở thành ung thư và không xâm lấn vào những lớp tế bào sâu hơn của cổ tử cung trong nhiều tháng, có thể trong nhiều năm Tổn thương mức độ cao còn được gọi là hiện tượng loạn sản mức độ vừa hoặc nặng (CIN 2và CIN 3) hay ung thư biểu mô nông tại chỗ Chúng thường xuất hiện nhiều nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 30-40 nhưng cũng có thể xảy ra ở những độ tuổi khác
- Ung thư cổ tử cung xâm lấn (CA-invasive carcinoma): Khi những tế bào bất
thường lan sâu hơn vào cổ tử cung hoặc tới các mô khác hay những cơ quan khác, bệnh được gọi là ung thư cổ tử cung hay ung thư cổ tử cung thể xâm lấn
B CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HPV:
1.Cấu tạo:
Human Papillomavirus (HPV) có vật liệu di truyền là DNA, thuộc họ Papovaviridae,
gây bệnh ở người HPV có đường kính khoảng 55nm chứa DNA dạng vòng, mạch đôi, liên kết với protein giống histone Vỏ capsid được tạo thành từ 72 đơn vị capsomere, mỗi đơn vị là một pentamer của protein cấu trúc L1 và L2
Trang 8Hình 1: Hình dạng Human papillomavirus
2.Cấu trúc bộ gene của HPV:
Bộ gene virus có 7200-8000 cặp base, chứa 8 khung đọc mở (Open reading frame-ORF) Tất cả các type HPV đều có cấu trúc bộ gene tương tự nhau và thường chỉ có một mạch được dùng để phiên mã, do đó sự phiên mã xảy ra theo một chiều duy nhất
Bộ gene papillomavirus có thể chia ra làm ba vùng:
- Vùng điều hòa dài (Long control region-LCR): chiếm khoảng 10% bộ gene, có độ dài
từ 800-1000 cặp base tùy theo từng type HPV Sự điều hòa biểu hiện của các gene cần cho sự tồn tại của virus như sự phiên mã và hoạt động của chu trình tan xảy ra chủ yếu
ở vùng này Vùng LCR có chứa vùng trình tự tín hiệu kết thúc và polyadenyl hóa của các gene phiên mã muộn L1, L2; trình tự enhancer là vị trí gắn của nhiều nhân tố phiên
mã khác nhau như AP-1, NF1, Oct1, TEF1, YY1 và hormone steroid và promoter cần cho
sự phiên mã RNA của virus, gọi là P97 ở HPV 16 và P105 ở HPV 18
- Vùng gene sớm (Early – E) bao gồm các khung đọc mở của các gene E1, E2, E4, E5,
E6 và E7 cần cho sự sao chép và khả năng gây bệnh của virus Gene E6 và E7 được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tính bất tử và mức độ ác tính của các tế bào ung thư
cổ tử cung
- Vùng gene muộn (Late- L) gồm hai gene L1 và L2 mã hóa cho các protein cấu trúc
tạo nên vỏ capsid của virus Hiệu quả lâm sàng của vắc-xin có ý nghĩa gì?
Trang 9Hình 2: Sơ đồ cấu trúc bộ gene của HPV
3.Protein của virus HPV và chức năng của nó
- Protein E1 và E2 :cần thiết cho quá trình sao chép của HPV Chúng được bảo tồn cao trong tất cả các type của HPV
- Protein E4 : có thể thúc đẩy quá trình sao chép DNA của HPV và điều hòa hoạt động của virus ở giai đoạn trễ trong chu trình xâm nhiễm của HPV
- Protein E5 quan trọng trong giai đoạn đầu của sự xâm nhiễm, có vai trò trong việc ngăn chặn sự chết theo chương trình của các tế bào có DNA hư hỏng
- Protein E6: có khả năng gắn với protein ức chế khối u p53 p53 là một protein gắn DNA được biểu hiện để đáp ứng lại với sự sai hỏng của DNA Kết quả của đáp ứng này dẫn tới việc ngừng chu trình phân bào hoặc dẫn tới apotosis Ngòai ra, protein E6 còn hoạt hóa telomerase – một enzyme có vai trò trong việc kéo dài telomere ở đầu mút các nhiễm sắc thể Protein E6 có khả năng tác động đến quá trình kiểm soát sự sao chép của tế bào, sự phân cực của tế bào cũng như tính bám dính của tế bào
Trang 10- Protein E7: cũng là một oncoprotein của HPV, tác động làm tăng bất thường sự sao chép DNA của HPV Protein E7 đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình dẫn tới ung thư cổ tử cung và quá trình sinh bệnh của virus
- Protein L1và L2: protein L1 có khả năng tự hình thành vỏ capsid còn protein L2 liên quan đến sự gắn DNA và ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình đóng gói thành các virion
C Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung
Giai đoạn 1 là bị nhiễm HPV Như nói trên phần lớn ung thư cổ tử cung là do nhiễm
HPV, nhưng không phải bất cứ ai bị nhiễm HPV đều có ung thư! Trong thực tế, ở độ tuổi đôi mươi (hay khi mới có quan hệ tình dục), có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm HPV; nhưng sau 12 tháng, 70% trong số này không còn bị nhiễm nữa, và sau 24 tháng chỉ còn 9% tiếp tục bị nhiễm HPV
Sau khi bị nhiễm HPV, một trong ba tình huống lâm sàng sẽ xảy ra: hoặc là virút chỉ thụ động (tức là chỉ có mặt trong tế bào nhưng không gây tác hại); hoặc là virút sẽ gây nên một vài bệnh liên quan đến cổ tử cung; hoặc virút sẽ tiến triển và làm hại tế bào gây tên tình trạng “tiền ung thư”
Giai đoạn 2 là tiền ung thư Phụ nữ nằm trong tình trạng này vẫn bình thường, và vẫn
chưa thể gọi là mắc bệnh “ung thư” Đây chính là giai đoạn mà y khoa muốn nhận bệnh
và ngăn ngừa bệnh trước khi tế bào phát triển thành ung thư Chỉ có khoảng 10% phụ nữ
bị nhiễm HPV (giai đoạn 1) trở thành tiền ung thư Phần lớn những phụ nữ bị tiền ung thư thường ở độ tuổi 25 đến 29 Nói cách khác, thời gian từ khi bị nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm Khoảng 1 phần 3 trường hợp trong giai đoạn này sẽ không phát triển thành ung thư, nhưng khoảng 12% sẽ phát triển thành ung thư chưa di căn (giai đoạn 3)
Giai đoạn 3 là ung thư chưa/không di căn (thuật ngữ y khoa gọi là carcinoma in-situ) Ở
giai đoạn này, tế bào có dấu hiệu ung thư nhưng chỉ giới hạn trong cổ tử cung, và do đó điều trị có thể đem lại kết quả khả quan Một số trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này cũng không phát triển thêm, và một số trường hợp thì bệnh tự nhiên biến mất!
Giai đoạn sau cùng là ung thư di căn, tức là tế bào ung thư xâm lấn sang các cơ phận
khác, và đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh Nhưng chỉ khoảng 1% trường hợp từ giai đoạn 2 phát triển thành loại ung thư nguy hiểm ở giai đoạn cuối này Phần lớn phụ nữ mắc bệnh trong giai đoạn này là 50 tuổi trở lên, tức sau thời kì mãn kinh Không phải bệnh nhân nào cũng tiến triển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 Trong thực tế,
có nhiều trường hợp ung thư ở giai đoạn 2 và 3 tự nhiên dừng lại và không còn biểu hiện ung thư nữa Ngay cả quá trình hình thành và phát triển ung thư thường biến chuyển với
Trang 11tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch có đủ mạnh hay không Do đó, danh
từ “ung thư” trong thực tế bao gồm một số thực thể được “tiến hóa” bằng nhiều cách khác nhau
D vacxin cho virus HPV
Hinh:vacxin HPV và tiem phòng bệnh
Hiện nay, đã có hai loại vắcxin (Gardasil và Cervarix) được phát triển và có hiệu quả
giảm nguy cơ nhiễm virút HPV týp 16, 18, 11 và 6 Kểt quả các nghiên cứu lâm sàng cho thấy ở những phụ nữ tuổi từ 15 đến 26, cả hai vắcxin đều có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm HPV (hay tiền ung thư) từ 98% đến 100%
Tuy nhiên, một điều quan trọng cần phải nhấn mạnh là hiệu quả 98-100% không có nghĩa
là vắcxin ngăn ngừa 98% đến 100% ca ung thư cổ tử cung Để hiểu được phát biểu đó, cần phải điểm qua 4 giai đoạn phát triển của một tế bào bình thường đến tế bào ung thư như sau:
1.Vắc-xin Gardasil
Bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC) có thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh vẫn có khả năng sinh con, có chất lượng cuộc sống tốt nếu phát hiện, điều trị ở giai đoạn sớm (giai đoạn loạn sản) Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có thể sử dụng cho các bé gái từ 9 tuổi trở lên, với ba liều vắc xin tiêm trong 6 tháng Đây là loại vắc xin rất có hiệu quả trong việc dự phòng ung thư cổ tử cung do vi rút Human Papiloma Vi rút (vi rút HPV) gây ra, đặc biệt tiêm cho trẻ em gái trước tuổi có quan hệ tình dục và với 3 mũi vắc xin khả năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung đạt tới 98% Các nghiên cứu từ nước ngoài cho biết, vắc-xin này có thể ngăn ngừa một số bệnh gây nên bởi HPV: mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo… Vắc xin này có hiệu lực ít nhất trong năm năm và có thể kéo dài lâu hơn.
Trang 12Thuốc chủng ngừa HPV Gardasil bảo vệ chống lại 2 loại Siêu Vi Khuẩn Human
Papillomaviruses gây ra phần lớn các bệnh ung thư cổ tử cung Thuốc chủng này cũng bảo vệ chống lại 2 loại HPV gây ra phần lớn mụn cóc ở bộ phận sinh dục Thuốc này được chủng thành một loạt 3 mũi trong 6 tháng
Gardasil giúp ngừa 2 tuýp virus HPV gây ung thư là HPV16, HPV18 và 2 tuýp gây mụn cóc.Ung thư cổ tử cung hiện đã được triển khai trên hơn 100 nước Một số nước phát triển như Anh, Pháp, Australia đã đưa nó vào chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm miễn phí cho các em gái độ tuổi 9 den 26, tiêm văcxin ung thư cổ tử cung sẽ giúp phụ nữ phòng ngừa được những lần nhiễm HPV sau này, bao gồm cả các type gây ung thư
2.vacxin cervarix
Loại vắc xin Cervarix có tác dụng phòng ngừa vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung tuýp
16 và 18 Đây là hai tuýp gây ra hơn 70% các ca ung thư cổ tử cung Vì thế, ở lứa tuổi
đã có quan hệ tình dục, đặc biệt lứa tuổi trung niên (đối tượng có nguy cơ mắc ung thư
cổ tử cung cao nhất) cần được tiêm phòng để bảo phong benh Việt nam đã chính thức cấp phép lưu hành vắc xin Cervarix Đâ là loại vắc xin có thể tiêm phòng ngừa ung thư
cổ tử cung cho phụ nữ tuổi từ 10 đến 55 tuổi
3.Các phản ứng có thể xảy ra sau khi chủng ngừa
Các phản ứng thông thường có thể là đau, tấy đỏ và sưng ở cánh tay chỗ chích ngừa, nhức đầu và sốt Đối với bất cứ loại thuốc chủng nào, có thể xảy ra phản ứng vì dị ứng tuy rất hiếm khi xảy ra Phản ứng này có thể gồm phát ban, khó thở, hoặc sưng cổ họng, lưỡi, môi hoặc mắt
E CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐÓAN PHÂN TỬ:
1 Nghiệm pháp PAP:
Hay còn gọi là phết tế bào âm đạo - cổ tử cung Đây là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, không gây tác động trên người được làm, dễ áp dụng đại trà do đó, xét nghiệm này được dùng như công cụ trong tầm soát bệnh Nghiệm pháp PAP là một phương pháp tế bào học Trong nghiệm pháp PAP, bác
sĩ thường dùng một que quấn bông chuyên dụng phết ở cổ tử cung và các vùng quanh để thu lấy một lớp tế bào, sau đó tế bào trên que phết sẽ được quét lên một tấm kính mỏng
và soi dưới kính hiển vi Nghiệm pháp PAP có thể cho thấy những bất thường trong tế