1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam

95 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề BÁOCÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tác giả NGUYỄN THANH HUY
Người hướng dẫn Th.S Võ Thiện Lĩnh
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Điện – Điện Tử
Thể loại graduation project
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 9,64 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP (9)
    • 1.1 Thông tin chung (0)
    • 1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển (9)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức (9)
    • 1.4. Quy mô hoạt động (10)
    • 1.5. Lĩnh vực kinh doanh (10)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU (11)
    • 2.1. Tổng quan về hệ thống điện toà nhà (11)
      • 2.1.1. Sơ đồ khối hệ thống điện toà nhà Diamond Island (11)
      • 2.1.2. Giới thiệu một số thành phần cơ bản của hệ thống điện toàn nhà.4 2.2. Kí hiệu trong sơ đồ hệ thống điện tòa nhà (12)
      • 2.2.1. Nguồn điện (15)
      • 2.2.2. Các loại đèn và thiết bị dùng điện (15)
      • 2.2.3. Các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ (17)
    • 2.3. Thuật ngữ thường dùng trong bản vẽ điện (18)
    • 2.4. Một số hình ảnh thực tế từ các phòng trong tòa nhà (20)
      • 2.4.1. Tầng hầm B2 (20)
        • 2.4.1.1. Phòng máy biến áp (22kV) (20)
        • 2.4.1.2. Phòng MSB (21)
        • 2.4.1.3. Phòng giám sát chữa cháy (FCC) và âm thanh (PA) (22)
        • 2.4.1.4. Phòng bơm nước sinh hoạt (24)
      • 2.4.2. Tầng thượng (25)
        • 2.4.2.1. Phòng bơm tăng áp + bơm chữa cháy (25)
        • 2.4.2.2. Phòng thang máy (26)
    • 2.5. Quy trình vận hành và bảo trì một số hệ thống (27)
      • 2.5.1. Hệ thống BMS (27)
        • 2.5.1.1. Kiểm tra hệ thống tủ điều khiển (27)
      • 2.5.3. Hệ thống báo cháy & anh thanh công cộng (40)
        • 2.5.3.1. Quy trình kiểm tra, vận hành hệ thống báo cháy và âm (40)
        • 2.5.4.1. Quy trình kiểm tra, vận hành hệ thống chữa cháy 35 2.5.4.2. Bảo trì tuần hệ thống bơm chữa cháy 40 2.5.4.3. Bảo trì tuần hệ thống chữa cháy màn ngăn 41 2.5.5. Hệ thống bơm lọc & nước sinh hoạt (43)
        • 2.5.4.1. Quy trình kiểm tra, vận hành hệ thống bơm lọc & nước sinh hoạt 42 2.5.4.2. Bảo trì tuần hệ thống bơm nước sinh hoạt tháp 44 2.5.4.3. Bảo trì tuần hệ thống bơm tăng áp 45 2.5.6. Hệ thống HVAC (50)
        • 2.5.6.1. Quy trình kiểm tra vận hành hệ thống HVAC 46 2.5.6.2. Bảo trì tháng hệ thống quạt tạo áp 49 2.5.6.3. Bảo trì tháng hệ thống máy lạnh 50 2.5.6.4. Bảo trì tháng hệ thống máy lạnh FCC 51 2.5.7. Hệ thống xử lý nước thải (54)
        • 2.5.7.1. Quy trình kiểm tra, vận hành hệ thống xử lý nước thải 51 2.5.7.2. Bảo trì tuần hệ thống xử lý nước thải 55 2.5.8. Hệ thống thang máy (59)
        • 2.5.8.1 Kiểm tra thang máy định kỳ hàng ngày 56 2.5.8.2. Bảo trì thang máy định kỳ hàng tháng 56 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG THỰC TẬP (67)

Nội dung

TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập vào năm 1995, Công ty TNHH Savills Việt Nam có tiền thân là Chesterton Petty Việt Nam, công ty khi ấy chỉ có 5 nhân sự làm việc tại một văn phòng nhỏ trên phố Phạm Sư Mạnh, Hà Nội Trở thành đại diện thương mại độc quyền cho hai dự án Diamond Plaza và Indochine Park (TP Hồ ChíMinh) vào năm 2002 là những dấu ấn quan trọng đầu tiên của công ty trong suốt quá trình vận hành lâu dài của mình Năm 2007, Tập đoàn Savills, nhà cung cấp dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới, đã quyết định đầu tư, mua lạiChesteron Petty Vietnam và đổi tên công ty thành Savills Việt Nam Kể từ đó tới nay, Savills đã không ngừng phát triển tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bất động sản bao gồm: Nghiên cứu và Tư vấn, Căn hộ để bán, Cho thuê thương mại, Quản lý tài sản, và Đầu tư Savills hiện nay có hơn 1.000 nhân sự tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, và TP Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chức

Savills sử dụng cấu trúc quản trị phẳng nhằm đảm bảo quá trình ra quyết định một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích đội ngũ nhân viên duy trì cách tiếp cận linh hoạt nhằm đáp ứng dịch vụ cho những khách hàng.

Hình 1 1: Cơ cấu tổ chức của Savills.

Quy mô hoạt động

Savills tự tin là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, quản lý tòa nhà Hiện nay, tập đoàn quản lý khoảng 65 triệu m2 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và hơn 2,5 triệu m2 tại Việt Nam nói riêng. Savills tiếp tục mở rộng các dự án kinh doanh, nâng con số tổng dự án quản lý tại Việt Nam lên đến hàng trăm tòa nhà Một vài tòa nhà, căn hộ tiêu biểu:

- Dự án Savills HCM: chung cư cao cấp Saigon Pearl, The Vista, Avalon, Riviera Point, Masteri Thảo Điền.

- Dự án Savills Hà Nội: Savills quản lý các dự án tầm cỡ như Goldmark City và Starlake, Richland Southern, PVI Tower, Artemis Tower, BIDV Tower…

- Dự án Savills Đà Nẵng: Blooming Tower; Bach Dang Complex và

Central Coast – Premier Sky Residence; Alphanam Luxury Apartment.

Lĩnh vực kinh doanh

Tập đoàn Savills kinh doanh đa dạng các dịch vụ về bất động sản Như: dịch vụ về mua bán bất động sản thương mại và bất động sản nhà ở, dịch vụ tư vấn cho khách hàng về việc định giá bất động sản Đưa ra các thông tin về đầu tư bất động sản, lời khuyên về thuê và cho thuê bất động sản, cách thức quản lý bất động sản hiệu quả,… Và các nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về thương mại, nhà ở.

NỘI DUNG TÌM HIỂU

Tổng quan về hệ thống điện toà nhà

2.1.1 Sơ đồ khối hệ thống điện toà nhà Diamond Island

Hệ thống điện toà nhà DIAMOND ISLAND

Hạ tầng phòng máy chủ Điều hoà thông gió Điều hoà dân dụng

Phòng cháy chữa cháy Hệ thống các đầu báo khói và lửa Hệ thống bơm chữa cháy vách tường

Cấp thoát nước Hệ thống bơm lọc Hệ thống bơm trung chuyển Hệ thống thoát nước Hệ thống xử lý nước thải

Trạm biến áp/ Tủ trung, hạ thế Hệ thống chiếu sáng Chiếu sáng khẩn cấp Hệ thống chống sét Cáp điện chiếu sáng Điện

Máy phát điện, Bộ chuyển Thanh dẫn, Tủ phân phối Ổ cắm Tiếp địa

Hệ thống quản lý toà nhà tích hợp Tổng đài điện thoại Âm thanh công cộng Truyền hình vệ tinh, cable Điện nhẹ

Mạng LAN và Internet Hệ thống Camera Hệ thống kiểm soát vào ra

2.1.2 Giới thiệu một số thành phần cơ bản của hệ thống điện toàn nhà

Trong công trình xây dựng, dù có quy mô lớn hay nhỏ đều được chia ra thành hai phần là phần xây dựng và phần cơ điện (M&E) Phần cơ điện (M&E) có rất nhiều các hệ thống liên quan đến nhau để tạo thành một khối hoạt động hoàn chỉnh cho công trình Một trong các hệ thống quan trọng đó, chính là hệ thống Điện nhẹ (ELV).

Hệ thống điện nhẹ, còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage System), tuy có tỉ trọng không quá lớn (10-20% giá trị dự án), nhưng lại quyết định đẳng cấp chất lượng của công trình Đó là do bản chất điện nhẹ là các hệ thống công nghệ cao, luôn được phát triển và nâng cấp vì mục đích và tiện nghi cho người sử dụng Một số thông tin cơ bản về hệ thống điện nhẹ:

- Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS/BAS-Building Management System/ Building Automation System): Dùng trong tích hợp các hệ thống trong công trình để quản lý và giám sát trạng thái các hệ thống kỹ thuật và tự động hóa quản lý hoạt động của công trình.

- Hệ thống tổng đài (PABX): Duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa nhà với bên ngoài Gồm hệ thống tổng đài (PBX) và các điện thoại (Telephone).

- Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN) và đường trục (Backbone).

- Hệ thống camera giám sát (CCTV): Dùng trong ứng dụng quan sát hay giám sát an ninh cho công trình.

- Hệ thống âm thanh công cộng (PA): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng, nhằm truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn cấp trong công trình Ngoài ra, hệ thống này con có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.

- Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control): Hệ thống quản lý ra vào trong công trình, quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy.

- Hệ thống báo cháy (Fire Alarm): Hệ thống phát hiện và cảnh cáo cháy trong công trình Đôi khi hệ thống này được tích hợp thêm hệ thống Firemen Intercom.

- Hệ thống cảnh báo xâm nhập (Intrusion): Hệ thống chống trộm, chống đột nhập trong các công trình, tòa nhà.

- Hệ thống quản lý bãi đỗ xe (Car Parking): Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh và tự động giám sát, xếp xe.

- Hệ thống Intercom: Hệ thống liên lạc nội bộ, ứng dụng trong các chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe, cho phép người được vào ra các khu vực Trong các bệnh viện thường sử dụng một loại hệ thống Intercom đặc biệt gọi là Nurse call.

- Hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và Internet (MATV, CATV, IPTV): Hệ thống truyền hình có thể sử dụng tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.

- Hệ thống quản lý chiếu sáng (Lighting Control): Tự động hóa giám sát và điều khiển hệ thống chiếu sáng các khu vực của toàn nhà Điều chỉnh độ sáng, tắt bật đèn theo lập trình.

- Hệ thống tích hợp âm thanh, hình ảnh (Audio video Visual): Hệ thống tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buối thuyết minh, trình chiếu Hệ thống tích hợp tất cả những thiết bị từ nhiều hãng sản xuất khác nhau về một hoặc nhiều bộ điều khiển trung tâm theo một trong những phương pháp kết nối/giao tiếp chung như Relay, I/O, Infared (IR), truyền thông nối tiếp (RS232), enthernet để dễ dàng quản lý và sử dụng.

- Hệ thống đăng ký xếp hàng (Queue system):Thường được ứng dụng trong bệnh viện, ngân hàng

- Hệ thống hội nghị truyền hình (Teleconferencing): là hệ thống thiết bị (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) truyền tải hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều địa điểm từ xa kết nối qua đường truyền để đưa tín hiệu âm thanh và hình ảnh của các phòng họp đến với nhau như đang ngồi họp cùng một phòng họp.

- Hệ thống âm thanh hội nghị và hội thảo: Bao gồm các thiết bị âm thanh dùng cho mục đích hội thảo để trao đổi thông tin giữa người thuyết trình và những thành viên tham dự, có thể kết hợp phiên dịch trong các phòng hội nghị, các trung tâm hội nghị quốc tế.

- Hệ thống đồng hồ trung tâm (Master Clock): là hệ thống dùng để đồng bộ thời gian tất cả các đồng hồ con cũng như tất cả các hệ thống trong công trình theo một nguồn thời gian chính xác Thường ứng dụng trong trung tâm thể thao, sân vận động, sân bay, bến cảng, bệnh viện, trụ sở cơ quan, trường học …

- Hệ thống MPDP: Hệ thống hiển thị màn hình ghép.

- Hệ thống Camera giám sát giao thông: Ứng dụng cho giám sát tình trạng tại các nút giao thông, tình trạng hệ thống đèn điều khiển giao thông các ứng dụng kiểm soát tốc độ, hay các trường hợp vi phạm giao thông.

- Hệ thống FIDS (Flight Information Display System): Hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay, tàu điện Được ứng dụng tại các sân bay hay nhà ga xe điện ngầm

Thuật ngữ thường dùng trong bản vẽ điện

Trong bản vẽ, ký hiệu của các thiết bị là chữ cái đầu của tiếng anh Vì vậy để hiểu và nhớ được các kỹ sư điện cần phải biết được tên tiếng anh của nó.

Các thuật ngữ thường sử dụng:

− OC - Over Current: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ quá dòng.

− UC - Under Current: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ thiếu dòng điện.

− EF - Earth Fault: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ chạm đất.

− EL - Earth Leakage: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ dòng rò (dùng ZCT).

− PL, PF - Phase Loss, Phase Failure: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ mất pha.

− PR, PS - Phase Reversal, Phase Sequence: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ thứ tự pha (đảo pha).

− OV - Over Voltage: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ quá điện áp.

− UV - Under Voltage: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ thiếu điện áp (thấp áp).

− UBV - UnBalance Voltage: Chỉ các relay có chức năng bảo vệ mất cân bằng áp.

− UBC - UnBalance Current: Chỉ các relay có chức năng bảo vệ mất cân bằng dòng điện.

− FG - Function Generator: Máy phát sóng.

− PWS - Power Supply: Bộ nguồn, nguồn cung cấp.

− DC - Direct Current: Dòng điện một chiều.

− AC - Alternating Current: Dòng điện xoay chiều.

− ACB - Air circuit breakers: Máy cắt không khí.

− ATS - Automatic transfer switch: Bộ chuyển đổi nguồn tự động.

− Bus bar: Thanh dẫn, thanh góp, thanh cái.

− Circuit breaker: Ngắt điện tự động hay Aptomat.

− CT: (Current transformer: Máy biến dòng.

− Cable ladder: Thang cáp (Yêu cầu phân biệt giữa máng cáp và thang cáp)

− Earth leakage circuit breaker: Máy cắt chống dòng rò.

− Ceilling mounted: Gắn nổi trên trần.

− Wall mounted: Gắn nổi trên tường.

− Distribution Board: Tủ/bảng phân phối điện.

− Earthing leads - Grounding wire: Dây tiếp địa.

− Earthing system: Hệ thống nối đất.

Một số hình ảnh thực tế từ các phòng trong tòa nhà

2.4.1.1 Phòng máy biến áp (22kV)

Hình 2 1: Phòng máy biến áp 22kV.

Máy biến áp 22kV: Biến đổi điện trung áp xuống điện hạ áp để sử dụng cho các thiết bị dân dụng.

Cấu tạo của máy biến áp gồm có 2 bộ phận chính là lõi thép và dây cuốn:

- Lõi thép: Lõi thép của máy biến áp có tác dụng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ những loại vật liệu dẫn từ tốt như thép kỹ thuật điện Để giảm dòng điện xoay trong lõi thép, người ta thường dùng lá thép kỹ thuật điện, ở hai mặt được sơn cách điện và ghép lại với nhau tạo thành lõi thép.

- Dây cuốn: Dây cuốn của máy biến áp được chế tạo bằng các loại dây đồng hoặc nhôm, có tiết diện tròn hoặc hình chữ nhật được bọc cách điện ở bên ngoài.

Bộ phận làm mát của máy biến áp thì tùy thuộc vào loại máy mà bộ phận này lại có sự khác nhau Với những máy biến áp có công suất nhỏ thì được làm mát bằng không khí, còn đối với máy biến áp lớn thì được làm mát bằng dầu, và vỏ thùng có cánh tản nhiệt.

Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp: Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ Khi đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp, sẽ gây ra sự biến thiên từ thông ở bên trong 2 cuộn dây.

Từ thông này đi qua cuộn sơ cấp và thứ cấp, trong cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng và làm biến đổi điện áp ban đầu.

Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, là nơi đầu nối phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Tủ điện phân phối MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ MSB là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải Dòng điện định mức có thể đến 6300A Tủ được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS ( Automactic Transfer Switch), giám sát từ xa thông qua GPRS….

Tủ MSB được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1.

2.4.1.3 Phòng giám sát chữa cháy (FCC) và âm thanh (PA)

Hình 2 3: Phòng giám sát chữa cháy.

Hầu hết các hệ thống báo động cháy là hệ thống đa chức năng Chúng được sử dụng để giám sát hệ thống phun nước chữa cháy tự động, đóng cửa bộ phận điều khiển không khí, cửa hút khói, máng thu hồi cho các hệ thống kiểm soát khói Trong các phòng máy tính, máy chủ hay trung tâm dữ liệu, hệ thống báo cháy còn được thiết kế với các kênh độc lập có khả năng kiểm tra chéo để điều khiển hệ thống chữa cháy bằng khí tự động tích hợp báo cháy và chữa cháy NFPA 72, “Hệ thống báo cháy sẽ được phép là các hệ thống tích hợp kết hợp tất cả các chức năng phát hiện, thông báo, và phụ trợ trong một hệ thống, hoặc kết hợp các hệ thống con thành phần Các thành phần hệ thống báo cháy sẽ được chia sẻ thiết bị kiểm soát hoặc có thể hoạt động như các hệ thống con độc lập, nhưng trong mọi trường hợp, chúng sẽ được sắp xếp để hoạt động như một hệ thống đơn lẻ ” Lần đầu tiên, trong NFPA 72 năm 2007, Bộ Cảnh báo Cháy Quốc gia, có thông tin mới về việc sử dụng các hệ thống báo cháy với các hệ thống thông báo Các hệ thống này được sử dụng để thông báo cho mọi người về các trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn khác, chẳng hạn như các cuộc tấn công khủng bố hoặc lốc xoáy.

- Hệ thống PA (Puplic Address) đáp ứng được các yêu cầu về thông báo giữa các bộ phận trong các khu vực của toà nhà với nhau với các đặc điểm sau:

- Các khu vực được chia thành các nhóm khác nhau với các địa chỉ riêng biệt Từ bất cứ vị trí nào của toà nhà chúng ta sử dụng bàn gọi cũng có thể gọi đến từng vùng (zone) đã được thiết lập trước đó hoặc thông báo cho toàn vùng (All zone) khi cần thiết Trong điều kiện bình thường hệ thống sẽ phát nhạc nền dùng cho việc giải trí tại các khu vực yêu cầu hoặc dùng để thông báo cho các vị trí cần thiết của tòa nhà Khi có tín hiệu báo cháy đưa vào hệ thống (đã được kết nối và thiết lập trước) thì hệ thống loa phát nhạc nền phát ra những tin báo động khẩn cấp đã được lưu trước đó đến tất cả các khu vực của tòa nhà hoặc một khu vực mặc định được cài đặt trước đó. Khi có nhân viên bảo vệ hoặc nhân viên PCCC thông báo một tin nhắn khẩn cấp (thông báo bằng Emergency micro kèm theo hệ thống ở mặt trước Controller) thì lập tức quyền ưu tiên thông báo đó sẽ được ưu tiên cao nhất Trong trường hợp máy quét Fujitsu Scanner SP1120 có hỏa hoạn xảy ra, hệ thống sẽ được dùng ưu tiên cho việc thông báo hướng dẫn thoát hiểm, tuân theo tiêu chuẩn IEC 60849, bao gồm:

1 Trung tâm điều khiển (Controller).

3 Bộ tăng công suất (Booster Amplifier).

4 Bộ sạc bình và lưu trữ nguồn (Backup Power).

6 Bàn gọi vùng (Call Station).

7 Micro thông báo khẩn (Emergency micro) Dùng điểu thông báo khẩn khi có hoả hoạn hoặc những tin khẩn đến các khu vực của hệ thống.

2.4.1.4 Phòng bơm nước sinh hoạt

Hình 2 4: Phòng bơm nước sinh hoạt.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống:

- Khi hệ thống cấp nước tự động hoạt động sẽ có một cảm biến áp suất với độ nhạy cao gắn trên đường ống để phát hiện sự thay đổi của áp suất trên đường ống so với nhu cầu tiêu thụ nước thay đổi gây ra, sau đó sẽ tuyền tín hiệu thay đổi này về biến tần Biến tấn sẽ gửi lệnh thay đổi tần số mới xuống bộ điều khiển tốc độ quay của động cơ cánh quạt của bơm và có thể bổ sung thêm hoặc giảm bớt số lượng bơm trong hệ thống Do đó sẽ ổn định được áp suất nước trên đường ống theo yêu cầu của chủ thầu.

- Hệ thống cấp nước sạch: Trên đường ống cấp nước chính đặt cảm biến đo áp suất Khi có sự thay đổi về áp suất trong đường ống thì cảm biến sẽ truyền tín hiệu về biến tần Khi đó biến tần tín hiệu này được so sánh với giá trị áp suất được đặt sẵn Biến tần dựa vào kết quả so sánh đó và điều khiển tần số nguồn cấp cho động cơ bơm Ở bể chứa nước nên đặt cảm biến báo mức nước. Nếu mức nước xuống quá thấp không đủ để bơm hoạt động thì cảm biến báo mức sẽ truyền tín hiệu về biến tần để dừng bơm.

- Hệ thống thoát nước thải: Tương tự như hệ thống cấp nước, bể chứa nước thải cũng có đặt cảm biến báo mức bùn trong bể.

2.4.2.1 Phòng bơm tăng áp + bơm chữa cháy

Máy bơm tăng áp nước sinh hoạt được sử dụng với mục đích tăng áp lực để nước chảy ra đầu van, ở các vòi sen giúp nước chảy khỏe và phun mạnh hơn, hoặc để tăng áp lực nước cho máy giặt, cho bình nước nóng dùng điện hoặc năng lượng mặt trời,… khi mà không có bể nước ở trên cao hoặc bể nước để quá thấp.

- Trong trường hợp nếu bình năng lượng mặt trời đặt thấp, tầng dưới dòng nước sẽ yếu và cần phải lắp thêm bơm để tăng áp lực giúp cho nước mạnh lên.

- Máy bơm tăng áp được dùng để lấy nước từ bể ngầm hoặc trực tiếp từ đường ống: ở một số gia đình nếu không lắp bể trên nóc thì sẽ hút nước trực tiếp từ bể ngầm hoặc đường ống Bơm tăng áp đáp ứng nhu cầu của người sử dụng nên nó hoàn toàn có hiệu quả Nhưng ở hiệu quả như thế nào thì phụ thuộc vào việc lựa chọn máy bơm tăng áp có phù hợp với mục đích sử dụng.

Quy trình vận hành và bảo trì một số hệ thống

2.5.1.1 Kiểm tra hệ thống tủ điều khiển

- Kiểm tra trạng thái hoạt động của chương trình BMS trên máy tính bàn đặt tại phòng FCC tháp 5.

- Ghi nhận các mã lỗi (nếu có).

- Kiểm tra trạng thái của các hệ thống có thể theo dõi trên hệ thống BMS:

+ Hệ thống quạt tạo áp.

+ Hệ thống đèn chiếu sáng.

+ Hệ thống xử lý nước thải.

- Kiểm tra tình trạng các tủ nguồn DDC tại các tháp.

- Vệ sinh các tủ thiết bị và các thiết bị bên trong

- Kiểm tra các thiết bị bên trong tủ: nguồn cấp, đèn hiển thị …

- Vệ sinh các thiết bị, cảm biến bên ngoài tủ

- Kiểm tra các thiết bị, cảm biến, đầu đọc …

- Kiểm tra các đầu cốt, phải luôn đảm bảo an toàn tránh trường hợp, các đầu cốt bị lỏng, và làm chập cháy ở trong tủ

- Kiểm tra tiếp địa tủ bằng các thiết bị đo để trách dò điện

- Đối với các tủ mà có bảng điện tử điều khiển thì phải kiểm tra các tham số đặt xem có sự thay đổi gì không để chúng sẽ hiệu chỉnh lại.

- Kiểm tra xem có chỗ nào bị trầy xước hoặc bị đứt sẽ gây rò điện.

- Kiểm tra các điểm đấu của cáp với các thiết bị khác, để đảm rằng các mối đấu này luôn an toàn.

- Trong trường hợp bị chuột bọ cắn thì phải khắc phục ngay bằng việc đấu nối lại hoặc thay lại sợi cáp khác để đảm bảo an toàn.

2.5.1.2 Quy trình vận hành hệ thống A Khởi động hệ thống

- Mặc định, khi được cấp nguồn các thiết bị trong tủ DDC sẽ tự động hoạt động theo lệnh điều khiển trước đó, người vận hành không cần tác động gì vào hệ thống Để truy cập và theo dõi hệ thống, người vận hành cần khởi động phần mêm Webctrl trên máy chủ BMS, các bước bao gồm:

+ Bước 1: Chạy phần mềm WebCTRL

Click đúp hoặc click chuột phải sau đó chọn Open vào biểu tượng

WebCTRL trên màn hình destop để chạy sever WebCTRL.

Hình 2 7: Khởi động WebCTRL Server.

Sau khi phần mềm đã khởi động lên, người vận hành cần kiểm tra để chắc chắn rằng các thông số của phần mềm đã hoạt động đúng như hình dưới (Hình 13)

Hình 2 8 Kiểm tra các thông số kết nối của phần mềm.

+ Bước 2: Chạy trình duyệt web để truy cập vào hệ thống

Tiến hành chạy phần mềm trình duyệt Web để truy cập Người vậ hành có thể chạy bất cứ trình duyệt web nào đã được cài sẵn trên máy bao gồm ( IE, Firefox, Oprea, google Chrome, CocCoc )

Trên thanh địa chỉ của trình duyệt web gõ vào địa chỉ sau Đối với truy cập trực tiếp từ máy chủ: http//localhost hoặc http://192.168.168.xx (với xx là địa chỉ IP của máy chủ hiện tại). Đối với truy cập từ máy trạm trên tầng 1: http://192.168.168.xx

+ Bước 3: Đăng nhập vào hệ thống.

Người vận hành tiến hành đăng nhập vào hệ thống với tên đăng nhập và mật khẩu đã được cung cấp.

Hình 2 9: Giao diện đăng nhập của phần mềm.

Sau khi điền đúng tên và mật khẩu đăng nhập, click chuột vào nút “log in”, hệ thống sẽ đưa người vận hành vào giao diện ngoài của hệ thống B Tắt server

- Để tắt server người vận hành thực hiện các bước sau: + Thoát khỏi hệ thống.

+ Tắt chương trình WebCTRL Server: chọn Server> Shut Down

Có thể chọn lựa thời gian trễ để tắt hệ thống Chọn thời gian trễ 1 phút,

5 phút hoặc 15 phút rồi nhấp chuột vào Shutdown để thoát khỏi hệ thống Nếu không chọn thời gian delay thì nhấp chuột vào Shut Down để thoát khỏi hệ thống.

Hình 2 11: Tắt server theo thời gian trễ.

- Sau khi đã tắt chương trình WebCTRL Server thì tắt trình duyệt web C Giới thiệu giao diện vận hành.

- Sau khi đăng nhập vào hệ thống, phần mềm sẽ đưa người vận hành vào giao diện vận hànhgiám sát Các thiết bị đang hoạt động/ đang tắt hay đang gặp sự cố đều thể hiện một cách trực quan trên giao diện.

Hình 2 12: Giao diện giám sát bơm.

- Các hệ thống có hoạt động ở chế độ điều khiển bởi BMS gồm có hai chế độ là Hand và Auto Chế độ “Hand” cho phép điều khiển từng thiết bị từ

BMS, chế độ “Auto” sẽ tự động điều khiển các thiết bị Các quy trình vận hành được mô tả cho người sử dụng vận hành khi ở chế độ Hand Ở chế độ Auto, chương trình tự động thực hiện các bước theo quy trình này.

Hình 2 13: Giao diện điều khiển hệ thống quạt B2.

D Bảng lựa chọn chế độ hoạt động

Hình 2 14: Nút chọn hand-off-auto.

- Người vận hành có thể lựa chọn một trong ba chế độ hoạt động của hệ thống HAND-OFF-AUTO.

- Chế độ HAND: Người vận hành có thể bật tắt tùy ý các thiết bị bằng cách nhấn nút trên giao diện điều khiển.

- Chế độ OFF: Hệ thống sẽ tắt điều khiển từ.

- Chế độ AUTO: Hệ thống sẽ tự động điều khiển bật, tắt theo thuật toán đã cài đặt.

Lưu ý: Khi chuyển từ chế độ AUTO sang chế độ HAND và ngược lại, phải lưu ý trạng thái nút điều khiển thiết bị Khi bật qua chế độ HAND, thiết bị sẽ chạy hoàn toàn theo trạng thái nút điều khiển Vì vậy khi chuyển từ AUTO,người vận hành nên chuyển sang chế độ OFF, tắt các nút điều khiển sang OFF rồi mới được bật chế độ HAND Ngược lại, khi chuyển từ HAND sang AUTO, người vận hành nên chuyển sang chế độ OFF để tắt toàn bộ thiết bị rồi mới được chuyển sang chế độ AUTO.

Hình 2 15: Bảng điều khiển quạt.

- Để bật/tắt thiết bị ở chế độ HAND.

- Chuyển chế độ của thiết bị sang chế độ HAND.

- Để bật thiết bị Click vào công tắt trên cột On/Off của thiết bị tương ứng. Sau khi thiết bị đã bật đèn báo trạng thái trên cột Status sẽ sáng màu xanh. Để tắt thiết bị Click công tắt một lần nữa, Van sẽ đóng và đèn báo sẽ tắt

- Đèn báo trạng thái thiết bị còn thể hiện trạng thái thiết bị bị Trip Lúc này trên cột Status, đèn sẽ sáng màu đỏ, đồng thời hệ thống sẽ phát cảnh báo ngay cho người vận hành.

- Lưu ý: Sau mỗi lần xoay công tắt cần xác nhận Accept để thực hiện lệnh trên màn hình.

Hình 2 16: Yêu cầu xác nhận gửi lệnh điều khiển.

- Lưu ý: chỉ có thể thao tác điều khiển được các thiết bị bằng tay trên giao diện khi hệ thống đang ở chế độ “Hand”

- Ở chế độ AUTO: Để các quạt chạy ở chế độ AUTO, người vận hành chuyển chế độ các quạt mong muốn sang AUTO Các quạt ở chế độ hoạt động dựa theo tín hiệu cảm biến nhiệt độ trả về Nguyên lý hoạt động dựa theo bảng sau:

Bảng 2 4 Nguyên lý hoạt động theo cảm biến nhiệt độ của quạt B2.

Device Temperature on Temperature off Delay On Delay Off

Hình 2 17: Bảng điều khiển Lighting

- Ở chế độ HAND: Chọn chế độ hoạt động HAND cho cụm line đèn tương ứng, mỗi cụm có 2 line nhỏ Ở dòng On/Off, người vận hành chuyển công tắt sang On để bật đèn, Off để tắt Trong trường hợp có lỗi cần sửa chữa, người vận hành đổi công tắt ở dòng Maintain sang On để hệ thống không bật đèn.

- Ở chế độ AUTO: Ở chế độ AUTO, mỗi cụm đèn được chia làm 2 line chiếu sáng 12h mỗi ngày Line 1 chiếu sáng từ 5h-17h, line 2 chiếu sáng 17h-5h.

G Bảng điều khiển quạt tầng mái

Hình 2 18: Bảng điều khiển quạt tầng mái - Để bật/tắt thiết bị ở chế độ HAND

Ngày đăng: 06/12/2022, 06:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1: Cơ cấu tổ chức của Savills. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 1. 1: Cơ cấu tổ chức của Savills (Trang 10)
Bảng 2.3. Ký hiệu các thiết bị đóng cắt trong bảng vẽ điện. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Bảng 2.3. Ký hiệu các thiết bị đóng cắt trong bảng vẽ điện (Trang 17)
2.4. Một số hình ảnh thực tế từ các phòng trong tòa nhà 2.4.1. Tầng hầm B2: - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
2.4. Một số hình ảnh thực tế từ các phòng trong tòa nhà 2.4.1. Tầng hầm B2: (Trang 20)
Hình 2. 2: Phòng MSB. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 2: Phòng MSB (Trang 21)
Hình 2. 3: Phòng giám sát chữa cháy. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 3: Phòng giám sát chữa cháy (Trang 22)
Hình 2. 4: Phịng bơm nước sinh hoạt. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 4: Phịng bơm nước sinh hoạt (Trang 24)
2.4.2. Tầng thượng - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
2.4.2. Tầng thượng (Trang 25)
Hình 2. 5: Phịng bơm. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 5: Phịng bơm (Trang 25)
Hình 2. 6: Phịng thang máy. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 6: Phịng thang máy (Trang 26)
- Đối với các tủ mà có bảng điện tử điều khiển thì phải kiểm tra các tham số đặt xem có sự thay đổi gì khơng để chúng sẽ hiệu chỉnh lại. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
i với các tủ mà có bảng điện tử điều khiển thì phải kiểm tra các tham số đặt xem có sự thay đổi gì khơng để chúng sẽ hiệu chỉnh lại (Trang 28)
Hình 2. 7: Khởi động WebCTRL Server. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 7: Khởi động WebCTRL Server (Trang 29)
Hình 2 .8 Kiểm tra các thông số kết nối của phần mềm. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2 8 Kiểm tra các thông số kết nối của phần mềm (Trang 29)
Hình 2. 10: Tắt server. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 10: Tắt server (Trang 30)
Hình 2. 12: Giao diện giám sát bơm. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 12: Giao diện giám sát bơm (Trang 31)
Hình 2. 11: Tắt server theo thời gian trễ. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 11: Tắt server theo thời gian trễ (Trang 31)
Hình 2. 13: Giao diện điều khiển hệ thống quạt B2. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 2. 13: Giao diện điều khiển hệ thống quạt B2 (Trang 32)
E. Bảng điều khiển quạt B2. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
ng điều khiển quạt B2 (Trang 33)
G. Bảng điều khiển quạt tầng mái - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
ng điều khiển quạt tầng mái (Trang 35)
Bảng 2.5. Yêu cầu kiểm tra các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Bảng 2.5. Yêu cầu kiểm tra các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải (Trang 60)
Hình 3. 1:Thiết bị phịng MBA. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 1:Thiết bị phịng MBA (Trang 71)
Hình 3. 2: Thiết bị phòng MSB. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 2: Thiết bị phòng MSB (Trang 73)
Hình 3. 3: Tủ chiếu sán g- MCCB 22/32A. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 3: Tủ chiếu sán g- MCCB 22/32A (Trang 76)
Hình 3. 4: Tủ đồng hồ cư dâ n- MCCB 140/220A. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 4: Tủ đồng hồ cư dâ n- MCCB 140/220A (Trang 76)
Hình 3. 6: Khu cho thuê tầng G- MCCB 70/100A. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 6: Khu cho thuê tầng G- MCCB 70/100A (Trang 77)
Hình 3. 7: Khu cho thuê hầm B1- MCCB 44/63A. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 7: Khu cho thuê hầm B1- MCCB 44/63A (Trang 77)
Hình 3. 10: Chiếu sáng hầm B2- MCCB 44/63A. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 10: Chiếu sáng hầm B2- MCCB 44/63A (Trang 78)
Hình 3. 12: Thiết bị tầng G- MCCB 175/250A. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 12: Thiết bị tầng G- MCCB 175/250A (Trang 79)
Hình 3. 13: Thiết bị tầng G- MCCB 200A. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 13: Thiết bị tầng G- MCCB 200A (Trang 79)
Hình 3. 15: Tủ chiếu sáng hành lan g- MCCB 40A. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 15: Tủ chiếu sáng hành lan g- MCCB 40A (Trang 80)
Hình 3. 22: Thiết bị hầm B2- MCCB 63A. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰCTẬPTỐTNGHIỆP công ty TNHH savills việt nam
Hình 3. 22: Thiết bị hầm B2- MCCB 63A (Trang 82)
w