1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH

39 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề (TIỂU LUẬN) BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TNHH CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG MINH THÀNH
Tác giả Đinh Trần Xuân Hiền
Người hướng dẫn Võ Thiện Lĩnh
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Điện - Điện Tử
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,72 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP (7)
    • 1.1 THÔNG TIN CHUNG (7)
      • 1.1.1 Lĩnh vực hoạt động (7)
    • 1.2 ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (7)
      • 1.2.1 Giới thiệu chung về nhà máy (8)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU (9)
    • 2.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN CHO BỒN PHỐI TRỘN (9)
      • 2.1.1 Giới thiệu phần mềm EPLAN Electric P8 (9)
      • 2.1.2 Sơ đồ thiết kế tủ (10)
      • 2.1.3 Các thiết bị trong tủ (10)
    • 2.2 TÌM HIỂU BẢN VẼ P&ID (18)
      • 2.2.1 Giới thiệu bản về P&ID (18)
      • 2.2.2 Kí hiệu trong sơ đồ hệ thống điện trong công nghiệp (21)
    • 2.3 VỊ TRÍ BỒN PHỐI TRỘN TRONG NHÀ MÁY (26)
    • 2.4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TỪ CÁC BỒN TRỘN TRONG NHÀ MÁY (27)
      • 2.4.1 Tủ điện MSB (27)
      • 2.4.2 Tủ điện MDB (28)
      • 2.4.3 Thiết bị trao đổi nhiệt (29)
  • CHƯƠNG 3 AN TOÀN ĐIỆN (30)
    • 3.1 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP (30)
      • 3.1.2 An toàn điện đối với các kỹ thuật viên điện công nghiệp (30)
    • 3.2 CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TAI NẠN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP (31)
      • 3.2.1 Các biện pháp cá nhân giúp đảm bảo an toàn điện công nghiệp (31)
      • 3.2.2. Các biện pháp kỹ thuật giúp đảm bảo an toàn điện công nghiệp (31)
      • 3.2.3. Cách xử lý nếu xảy ra tai nạn điện công nghiệp (32)
    • 3.3 TÌM HIỂU VỀ KHÓA LOTO (33)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (38)
    • 4.1 KẾT LUẬN (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP

THÔNG TIN CHUNG

- Tên: Công Ty TNHH CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG MINH THÀNH

- Tên Viết Tắt: MinhThanh M&AT co.,Ltd

- Địa Chỉ : 43 Đường số 18, Phường Linh Đông, Thành phố Thủ Đức, Thành phố

Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Trạng thái hoạt động: Đang hoạt động

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

(trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở).

- Sửa chữa thiết bị điện

(trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện, luyện cán cao su)

- Sản xuất thiết bị điện khác ……

ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

75 Đường 30 Tháng 4, P 3, Tp Bến Tre,Bến Tre Điện thoại: (0275) 3822287 Số Fax: (0275)

3838867 info@betrimex.com.vn www.betrimex.com.vn

Email: phongkinhdoanh@betrimex.com.vn

Hình 1.1 Biểu tượng logo công ty Betrimex

1.2.1 Giới thiệu chung về nhà máy

Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre tiền thân là Công Ty XNK Bến Tre được thành lập vào năm 1976 và chính thức cổ phần hóa năm 2006 với tên giao dịch là Betrimex Trụ sở văn phòng công ty và hệ thống các nhà máy đặt tại tỉnh Bến Tre nơi có diện tích dừa lớn nhất cả nước với trên 70.000 ha, hàng năm thu hoạch trên 450 triệu trái dừa Ngoài ra, Bến Tre còn được biết đến với nhiều loại trái cây đặc sản và đặc biệt là gần trung tâm xuất khẩu gạo quan trọng của khu vực ĐBSCL.

1 Sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ Dừa hàng nông sản gia công xuất khẩu

3 Sản xuất than từ gáo dừa khô

* Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Châu Á, Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ & Châu Phi.

- Sau 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre

(Betrimex) đã nhanh chóng khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu sản phẩm dừa Đã có những thăng trầm nhưng cũng có những thành tựu nổi bật góp phần nâng cao chuỗi giá trị của cây dừa Việt Nam.

NỘI DUNG TÌM HIỂU

TỔNG QUAN HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN CHO BỒN PHỐI TRỘN

2.1.1 Giới thiệu phần mềm EPLAN Electric P8

EPLAN Electric P8 là một trong những phần mềm quan trọng của EPLAN, giúp giải quyết các vấn đề thiết kế tủ bảng điện, tủ PLC, tủ động lực Được trang bị các tính năng thông minh như tạo Macros tự động, Cross-Reference (liên kết chéo), tự động đánh số…, phần mềm giúp tăng tốc độ thiết kế.

Hình 2.1 Bản vẽ mạch nguyên lý được thiết kế bằng EPLAN Electric P8.

EPLAN Electric P8 giao tiếp với nhiều phần mềm thông dụng khác như AutoCad, pdf, MS Offices,… Phần mềm cũng hỗ trợ bóc tách vật tư dự án (cáp, tải, động cơ, thiết bị bảo vệ…) Ngoài ra, với EPLAN Electric P8 người dùng có thể thiết kế sơ bộ layout tủ, bảng điện 2D.

EPLAN Electric P8 hỗ trợ tối đa việc kiểm tra bản vẽ cũng như kiểm soát các thay đổi, cập nhật (Revision) Từ bản vẽ, báo cáo Pdf xuất ra, người dùng có thể comment trực tiếp trên đó và Import ngược lại vào môi trường phần mềm.

2.1.2 Sơ đồ thiết kế tủ

Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế tủ trong phần mềm EPLAN Electric P8

Sau khi tính toán và chọn thiết bị phù hợp thì chúng ta vào phần mềm EPLAN Electric P8 để vẽ sơ đồ tủ

2.1.3 Các thiết bị trong tủ

 Schneider LV525303: Aptomat (MCCB) 3P 250A dòng Easypact CVS250B

Hình 2.3 Aptomat (MCCB) 3P 250A dòng Easypact CVS250B

Cầu dao tự động (MCCB) Schneider-LV525303, MCCB dòng Easypact CVS Thiết bị kiểm soát và bảo vệ quá tải và ngắn mạch, dùng trong mạng lưới dân dụng và công nghiệp.

Thông số kỹ thuật của Aptomat/MCCB dòng Easypact CVS250B Schneider-

Mã sản phẩm: Schneider-LV525303

Tên sản phẩm: Aptomat MCCB Schneider LV525303

Loại: Easypact CVS250B sử dụng trip unit TMD (Từ nhiệt)

Dòng điện định mức: 250A Điện áp cách điện định mức [Ui]: 690V AC 50/60 Hz

Xung điện áp định mức [Uimp]: 8kV Điện áp hoạt động định mức [Ue]: 440 V AC, 50/60 Hz, 250 V DC

Dòng cắt ngắn mạch [Icu]: 25 kA ở 380 415 V AC 50/60 Hz

Nguyên lý bảo vệ: Nhiệt từ

Loại bảo vệ: Bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắn mạch

- MCCB Easypact LV525303 giúp bảo vệ và điều khiển trong các cao ốc vừa và nhỏ, trung tâm thương mại, tòa nhà công nghiệp vừa, nhỏ.

- Thiết kế phù hợp cho phân phối trạm OEMs, viễn thông.

Hình 2.4 :Bộ chia pha đơn cực DBL250

Bộ chia pha đơn cực DBL250 có 1 đầu vào, 12 đầu ra là một phụ kiện nhỏ gọn có chức năng tương tự như thanh cái trong tủ điện Với kích thước nhỏ gọn, chiếm ít không gian trong tủ và rất tiện cho việc chia dây từ CB tổng xuống các CB nhánh. Đặc tính kỹ thuật

■ Kết nối dây dẫn: Vít kẹp dây từ 1×35 … 120 mm²

■ Khả năng chịu dòng ngắn mạch (Icw): cho 1s = 11400A

■ Điện áp chịu xung định mức: 8000V

■ Tiêu chuẩn: IEC 60529, IEC 60947-1, EN 60529

■ Vật liệu cách điện: Polyamide

 CB Từ nhiệt bảo vệ động cơ GV3P32 Schneider

Hình 2.5 CB Từ nhiệt bảo vệ động cơ GV3P32 Schneider

Loại: GV3P - Rotary knob control

Dòng cắt ngắn mạch: 100kA

Năng lượng định mức: 15kW

Ics (% của Icu): 100% Điện áp: 400/415V

 Rơ le RJ2S-C-D24 rơ le loại nhỏ 2 cực

 Rơ le đơn - REL-IR-BL/L-24DC/4x21

Rơ le công nghiệp cắm vào với các tiếp điểm nguồn, 4 tiếp điểm chuyển đổi, nút kiểm tra, đèn LED trạng thái, chỉ báo vị trí công tắc cơ học, điện áp đầu vào: 24 V DC

 BỘ CHUYỂN ĐỔI MẠNG 8 CỔNG - INDUSTRIAL ETHERNET

SWITCH 8 PORTS - FL SWITCH SFNB 8TX - 2891002 PHOENIX CONTACT VIET NAM

Hình 2.6 Bộ chuyển đổi mạng 8 cổng

Bộ chuyển đổi tín hiệu mạng công nghiệp Phoenix Contact ( industrial ethernet switch Phoenix Contact ) 8 ports đầu ra chuẩn kết nối mạng RJ45, dải điện áp hoạt động từ 9 đến 32VDC, vỏ ngoài compact bằng nhôm giúp giải nhiệt và chống nhiễu tốt, gắn nhanh gọn trên DIN rail Bộ chuyển đổi có trang bị tính năng autocrossing

( tính năng truyền và nhận dạng chéo giữa các switch với nhau), tốc độ dẫn truyền 10/100Mbps, có khả năng truyền với khoảng cách maximum là 100m.

 Biến tần VLT AutomationDrive FC 302

Hình 2.7 Biến tần VLT AutomationDrive FC 302 của Danffos

Digital: sử dụng cho tính năng Run/ Stop, Multi speed, Referent,…

Analog: 0-20mA, 4-20mA, 0-10VDC, 0-5VDC có thể setting được.

Xung: Nhận xung Encoder Open Collector 24VDC, có thể khai báo độ phân giải cho Encoder.

Analog: 0-20mA, 4-20mA, 0-10VDC, 0-5VDC có thể setting được.

Xung: Pull train … Ứng dụng: Biến tần Danfoss VLT® AutomationDrive FC 302 được ứng dụng nhiều trong các dây chuyền tự động như chế biến thực phẩm, nước giải khát như: máy trộn, máy khuấy, máy nghiền, băng chuyền, băng tải, quạt, cầu trục,… công suất lên đến 1200 Kw Đặc biệt thích hợp cho ngành xử lý nước.

Tính năng: Biến tần VLT FC302 chuyên thiết kế cho các hệ thống Tự động hóa, nên nó có các tính năng ưu việt sau:

Thiết kế tiên tiến với kiểu dáng hiện đại, nhỏ gọn, tản nhiệt tốt giúp tiết kiệm không gian và chi phí Đặc biệt thiết kế theo kiểu Module linh hoạt, giúp các kỹ sư có thể lựa chọn Phương pháp điều khiển động cơ cực kỳ linh hoạt…

Với thiết kế cho các môi trường khí hậu khắc nghiệt khác nhau Biến tần FC302 có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ -25~50 °C, và có thể chịu được sự rung lắc.

Có các chế độ điều khiển thông minh tích hợp, giúp tích hợp các hệ thống nhỏ mà không cần dùng tới PLC, giảm chi phí giá thành.

Vận hành và nâng cấp dễ dàng nhờ công nghệ “Plug In” (vừa chạy vừa

“cắm” thay thế mà không cần phải tắt ĐIỆN)

Chế độ bảo vệ đặc biệt như quản lý Nhiệt thông minh, dừng an toàn, tắt Momen xoắn an toàn trong hệ thống Truyền động.

Với thiết kế đặc biệt giúp biến tần tản nhiệt nhanh Do đó, nâng cao hiệu suất làm việc và nâng cao tuổi thọ của biến tần.

Tích hợp sẵn bộ điều khiển chuyển động tích hợp (IMC) VLT® MCT 10.

Bộ điều khiển này nhằm thay thế 1 phần các hệ truyền động vị trí bằng Servo đắt tiền.

Trước đây, ở các hệ truyền động vị trí, thông thường cần đến hệ Servo Tuy nhiên, hệ Servo này rất đắt tiền, khó sửa chữa, bảo trì, vận hành và nâng cấp Cộng thêm, bộ Servo chỉ điều khiển vòng kín, không thể điều khiển vòng hở được Do đó, với các hệ thống sử dụng động cơ không đồng bộ AC, thì việc điều khiển vị trí rất khó khăn Do đó, biến tần FC302 ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm này.

Bộ IMC này được cấu hình trong phần mềm của VLT®

Có thể Cài đặt bằng phần mềm trên PC, giúp giảm thời gian cấu hình các chức năng, kiểm soát lỗi tốt hơn.

Hình 2.8: Tủ sau khi được lắp ráp

TÌM HIỂU BẢN VẼ P&ID

2.2.1 Giới thiệu bản về P&ID

P&ID – Piping and Instrument Diagram: Là bản vẽ các quy trình công nghệ, sơ đồ bố trí thiết bị, hệ thống ống, thiết bị điều khiển giống với PFD nhưng mức độ chi tiết hơn PFD và UFD

Trong đó, P&ID là bản vẽ mà các nhà thầu sử dụng nhiều nhất Trên bản vẽ này chúng ta sẽ biết được các thông số kỹ thuật, tên các thiết bị, tên các đường ống, kích thước, các fitting, đường đi của các loại tín hiệu điều khiển tới các thiết bị v.v Các thông tin bạn sẽ nhận được khi đọc bản vẽ P&ID

Tên và hệ thống kết nối của các thiết bị: Pig launcher, Pumps, Test separater…

Tên, số hiệu của tất cả các loại Valves: Manual valves, Control valves, On/Off valves, Pressure Safety Valves, Instrument Valves…

Thiết bị đo và điều khiển cho lưu lượng, vận tốc, áp suất, nhiệt độ, độ ăn mòn…

Hệ thống ống: tên ống, kích thước, chiều dòng chảy, kiểu kết nối, các thông số kỹ thuật của ống…

 Quy tắt đặt tên Line

 Ký hiệu các thiết bị điều khiển

Hình 2.9 Bản vẽ P&ID cho 2 bồn trộn

2.2.2 Kí hiệu trong sơ đồ hệ thống điện trong công nghiệp

Sơ đồ hệ thống điện trong công nghiệp là bảng vẽ sơ lược về hệ thống điện đặc trưng của nhà máy Hệ thống điện là một phần của Cơ điện, giúp quá trình vận hành tòa nhà được diễn ra trơn tru và dễ dàng hơn Hệ thống điện hỗ trợ toàn bộ hệ thống cơ điện khác của tòa nhà.

Có thể nói sơ đồ hệ thống điện nhà máy giúp kĩ sư kỹ thuật hiểu rõ tính năng, hệ thống mạng lưới điện trong nhà máy, lập bảng thống kê thiết bị để quá trình thi công và lắp đặt an toàn và hiệu quả hơn Cấu tạo của hệ thống điện nhà máy gồm các hạng mục liên quan đến điện.

6 Các pha của mạng điện A,B,C

7 Dòng điện xoay chiều 3 pha, 4 dây 3+N 50Hz, 380V 50Hz,380V

8 Dòng điện 1 chiều 2 đường dây 2 110V

Hình 2.10 Ký hiệu nguồn điện trong bản vẽ điện

 Các loại đèn và thiết bị dùng điện

Hình 2.11 :Kí hiệu các loại đèn và thiết bị dùng điện trong bảng vẽ điện

 Các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ

6 Công tắc đơn, đôi, ba, bốn

Hình 2.12 Ký hiệu các thiết bị đóng cắt trong bảng vẽ điện

 Thuật ngữ thường dùng trong bản vẽ điện

Trong bản vẽ, ký hiệu của các thiết bị là chữ cái đầu của tiếng anh Vì vậy để hiểu và nhớ được các kỹ sư điện cần phải biết được tên tiếng anh của nó.

Các thuật ngữ thường sử dụng:

– OC - Over Current: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ quá dòng. – UC - Under Current: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ thiếu dòng điện.

– EF - Earth Fault: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ chạm đất.

– EL - Earth Leakage: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ dòng rò (dùng ZCT).

– PL, PF - Phase Loss, Phase Failure: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ mất pha.

– PR, PS - Phase Reversal, Phase Sequence: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ thứ tự pha (đảo pha).

– OV - Over Voltage: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ quá điện áp. – UV - Under Voltage: Chỉ các loại relay có chức năng bảo vệ thiếu điện áp (thấp áp).

– UBV - UnBalance Voltage: Chỉ các relay có chức năng bảo vệ mất cân bằng áp.

– UBC - UnBalance Current: Chỉ các relay có chức năng bảo vệ mất cân bằng dòng điện.

– FG - Function Generator: Máy phát sóng.

– PWS - Power Supply: Bộ nguồn, nguồn cung cấp.

– DC - Direct Current: Dòng điện một chiều.

– AC - Alternating Current: Dòng điện xoay chiều.

– ACB - Air circuit breakers: Máy cắt không khí.

– ATS - Automatic transfer switch: Bộ chuyển đổi nguồn tự động.

– Bus bar: Thanh dẫn, thanh góp, thanh cái.

– Circuit breaker: Ngắt điện tự động hay Aptomat.

– CT: (Current transformer: Máy biến dòng.

– Cable ladder: Thang cáp (Yêu cầu phân biệt giữa máng cáp và thang cáp) – Earth fault: Chạm đất.

– Earth leakage circuit breaker: Máy cắt chống dòng rò.

– Ceilling mounted: Gắn nổi trên trần.

– Wall mounted: Gắn nổi trên tường.

– Distribution Board: Tủ/bảng phân phối điện.

– Earthing leads - Grounding wire: Dây tiếp địa.

– Earthing system: Hệ thống nối đất

VỊ TRÍ BỒN PHỐI TRỘN TRONG NHÀ MÁY

Hình 2.13 Sơ đồ vị trí bồn trộn trong nhà máy

Nguyên lí hoạt động của bồn phối trộn:

Thiết bị cấu tạo từ thép không gỉ, có dạng hình trụ, đáy cầu Xung quanh phần thân dưới và đáy thiết bị có lớp vỏ áo dùng để gia nhiệt bằng hơi Bên trong thiết bị có cánh khuấy để đảo trộn nguyên liệu Cánh khuấy được truyền động bởi motor đặt trên nắp thiết bị.

Hình 2.14 Bồn trộn thực tế sau khi được lắp đặt

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TỪ CÁC BỒN TRỘN TRONG NHÀ MÁY

Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, là nơi đầu nối phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Tủ điện phân phối MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ MSB là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải Dòng điện định mức có thể đến 6300A Tủ được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các

MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS ( Automactic Transfer Switch), giám sát từ xa thông qua GPRS….Tủ MSB được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1.

Tủ điện MDB có tên gọi tiếng Anh là “Main Distribution Board” Thiết bị này thường được lắp sau tủ tổng MSB và lắp đặt phía trước các tủ DB Tủ phân phối chính đóng vai trò trung gian trong hệ thống điện hạ thế Nó có nhiệm vụ lấy nguồn điện từ tủ điện phân phối tổng (MSB) để cung cấp cho các phụ tải.

Ngoài ra, Tủ điện MDB giúp bảo vệ và tạo điều kiện để các thiết bị máy móc hoạt động tốt nhất Đặc biệt, thiết bị này điều khiển tốt cho các động cơ để tránh tình trạng quá tải điện Thế nên, loại tủ điện này ứng dụng nhiều ở các xưởng sản xuất, đáng kể nhất phải nói đến lĩnh vực cơ khí.

Tủ MDB là thành phần không thể thiếu trong mạng điện hạ thế Nó thường được lắp đặt trong phòng kỹ thuật của công ty, nhà máy, xí nghiệp, chung cư, văn phòng ốc, trung tâm thương mại, bệnh viện, sân bay…để phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và dịch vụ.

2.4.3 Thiết bị trao đổi nhiệt

Quá trình truyền nhiệt giữa các lưu chất với nhau thông qua các thiết bị đã được con người sử dụng từ rất lâu để ứng dụng vào các quá trình sản xuất Do thông thường, nhiệt có thể tồn tại ở các trạng thái không mong muốn nên cần phải được chuyển đổi thành các trạng thái phù hợp với mục đích sử dụng Từ đây, các thiết bị trao đổi nhiệt ra đời với nhiều chủng loại khác nhau, phù hợp với từng quá trình sản xuất.

Hình 2.17 Thiết bị trao đổi nhiệt

AN TOÀN ĐIỆN

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Các doanh nghiệp, công nhân, nhân viên cần tuân thủ những quy tắc sau.

3.1.2 An toàn điện đối với các kỹ thuật viên điện công nghiệp

Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa chữa.

Khi đóng/cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/quy trình làm việc” và phải có 2 người tham gia để tránh nhầm lẫn.

Khi bảo dưỡng, sửa chữa điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu giao nguồn trong suốt quá trình làm việc.

Các kỹ thuật viên phải có quy trình làm việc và tuyệt đối tuân theo giấy phép làm việc Sau khi kết thúc công việc, kỹ thuật viên phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động. Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm tay 36V.

Phải sử dụng dây an toàn khi làm việc trên cao.

Khi ngắt 1 cầu chì, cầu dao, công tắc, mối nối điện, tại vị trí cô lập phải treo biển thông báo hoặc khóa cách ly.

Khi đi vào vùng nguy hiểm về điện, kỹ thuật viên phải mang quần áo khô, đi giày cách điện và đội mũ.

Tháo đồ kim loại trên người, đeo găng, mang ủng cách điện, dụng cụ cách điện phù hợp khi làm việc với thiết bị đang mang điện.

Không được dùng các loại thang có khả năng dẫn điện, đặc biệt làm thang kim loại khi làm việc trên hoặc gần các thiết bị điện.

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TAI NẠN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc trong quá trình lắp đặt và sử dụng điện công nghiệp, bản thân người lao động và doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp như sau:

3.2.1Các biện pháp cá nhân giúp đảm bảo an toàn điện công nghiệp

Mỗi cá nhân trong quá trình làm việc hay sửa chữa, bảo trì, lắp đặt hệ thống điện cũng cần có ý thức tự đảm bảo an toàn cho chính mình Hãy áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, các dụng cụ an toàn, đồ bảo hộ như kính mắt, găng tay cách điện, mặt nạ, ủng cách điện, dây đai an toàn,…

Sử dụng những dụng cụ sửa chữa có khả năng cách điện Ví dụ: sào cách điện, kìm cách điện, bút thử điện có cán cách điện,… Đảm bảo chất lượng các dụng cụ sử dụng, đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật và không được sử dụng quá cấp điện áp cho phép của dụng cụ.

Bảo quản dụng cụ đúng cách sau khi sử dụng ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh chỗ có xăng dầu, tránh bị cọ xát bề mặt để giảm nguy cơ cháy nổ, hỏng hóc.

3.2.2 Các biện pháp kỹ thuật giúp đảm bảo an toàn điện công nghiệp

Ngoài các biện pháp bảo vệ cá nhân, kỹ thuật viên cũng cần nắm rõ các biện pháp về kỹ thuật sau đây.

Bọc kín bằng vật liệu cách điện những chỗ hay va chạm, những chỗ bị hở để ngăn chặn điện tiếp xúc với cơ thể, tránh các sự cố nguy hiểm

Phải nối dây tiếp đất, vỏ thiết bị khi lắp đặt hoặc sửa chữa để nếu có rò rỉ điện xảy ra, điện được truyền xuống đất sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro cho kỹ sư điện.

Ngắt điện ngay khi phát hiện có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị hoặc dây điện bị hở, hư hỏng đấu nối.

Treo biển báo hoặc dựng rào chắn ở những nơi nguy hiểm về điện, cảnh báo cho người lao động tránh xa các khu vực này.

Giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị điện: từ 2 – 15kV: 0.7m; từ

Sử dụng thiết bị điện áp thấp: đèn xách tay, đèn chiếu sáng 36V nếu cần chiếu sáng khi sửa chữa, bảo trì.

Phải kiểm tra lớp cách điện hàng năm bằng đồng hồ MW để nhanh chóng phát hiện sự cố, sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn cho nhà xưởng, công nhân cũng như giảm sự tổn thất điện áp.

3.2.3 Cách xử lý nếu xảy ra tai nạn điện công nghiệp

Dù đã tuân thủ tất cả các biện pháp về an toàn điện công nghiệp nhưng chúng ta cũng không thể đảm bảo 100% sẽ không xảy ra các sự cố, tai nạn đáng tiếc. Khi xảy ra điện giật, người có mặt cần hết sức bình tĩnh thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Ngắt nguồn điện tại khu vực xảy ra tai nạn Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để cứu nạn nhân đang bị điện giật Nhất là đối với những thiết bị có điện áp cao, người có mặt nhất định phải ngắt cầu dao trước rồi mới tiến hành các bước sau.

Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Nạn nhân bị điện giật bởi các dòng điện lớn sẽ không có khả năng tự tách khỏi nguồn điện Vì vậy, những người có mặt ở khu vực xảy ra tai nạn cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi chỗ tiếp xúc với điện bằng các biện pháp an toàn (găng tay cách điện, sào cách điện, ủng cách điện,…).

Tiến hành sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện Sơ cứu ngay lập tức để hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống Việc sơ cứu càng nhanh chóng, chính xác thì cơ hội sống của nạn nhân càng cao Người tiến hành sơ cứu cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng trang phục và kê cao đầu nạn nhân Chú ý giữ ấm cơ thể cho nạn nhân, nếu nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo, nhấn tim. Đưa tới các cơ sở y tế sau khi sơ cứu (nếu cần) Sau khi tiến hành sơ cứu, nếu dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân vẫn chưa rõ ràng hoặc không có, người xung quanh cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất

TÌM HIỂU VỀ KHÓA LOTO

Lock out, Tag out (hay còn gọi ngắn gọn là LoTo) là 1 tiêu chuẩn về an toàn nhằm làm giảm tỷ lệ thương vong gây ra bởi những nguồn lực tiềm tàng, khi khởi động máy móc hoặc khi giải phóng các nguồn năng lượng dự trữ.

Lock-Out được hiểu là “Khóa hãm” là dùng khóa (Padlock) móc vào bộ phận Disconnect (ngắt mạch) để đảm bảo thiết bị đó luôn được duy trì ở vị trí ngắt mạch Nhằm mục đích cô lập nguồn năng lượng cung cấp cho thiết bị và ngăn chặn người khác mở nguồn cung cấp năng lượng trở lại trong lúc chúng ta đang thao tác Những nguồn năng lượng cần cô lập như: Điện, khí nén, hơi nước nóng, nước nóng, trọng lực, năng lượng tích trữ (lò xo nén).

Hình 3.1 Khóa Loto thực tế

Tag-out là nhãn thông tin dùng để gắn ngay lên bộ phận Disconnect hoặc trên thiết bị mà chúng ta đang khoá lại với mục đích thông báo lý do vì sao thiết bị này được khoá lại và ai đã khoá hãm Điều quan trọng nhất là tag-out dùng để cảnh báo nguy hiểm cho những người khác biết rằng thiết bị này đang được làm bảo trì, sửa chữa…

Khi nào cần thực hiện LoTo?

Khi chúng ta cần tiến hành các công việc trên máy móc thiết bị như: Vệ sinh máy móc, bảo trì, sửa chữa, thay thế part, nâng cấp thiết bị/ hệ thống, Change over, tháo sản phẩm, nguyên vật liệu bị kẹt trong máy móc.

Ai sẽ là người thực hiện?

Bắt buộc tất cả mọi người thao tác trên thiết bị phải thực hiện khóa hãm bằng padlock của mình.

Quy định của việc Lock out (khóa hãm)

Mỗi nhân viên cần có 2 ổ khóa và chìa riêng Không được mượn khóa/ chìa của người khác hoặc cho người khác mượn khóa/ chìa khóa của mình.

Mỗi ổ khóa phải ghi Tên của người sở hữu ổ khóa đó.

Nút dừng khẩn cấp (E-Stop) & Cửa bảo vệ (interlock) không đựơc phép sử dụng như một thiết bị Lock out

Sử dụng tag out khi cần duy trì lock out trong thời gian dài, ví dụ khi kéo dài từ ca sản xuất này sang ca khác.

Có thể dùng 1 Tag out kèm với multi padlock.

Trong trường hợp không thể đặt Lock Out (ví dụ không có chỗ để móc khóa), có thể treo phiếu Tag out ở chỗ ngắt mạch (Disconnect) để thay thế vai trò của Lock Out và bắt buộc bố trí người giám sát ở chỗ treo tag out để đảm bảo không có ai tự tiện nối mạch khi chưa được phép.

Quy trình Lock out (khóa hãm)

Bước 2: Xả các nguồn năng lượng tích trữ (khí nén, hơi nước nóng)

Bước 3: Kéo cần gạt Disconnect để ngắt mạch

Bước 5: Kiểm tra lại xem đã ngắt mạch thật chưa bằng cách nhấn nút khởi động.

Bước 6: Treo nhãn Tag Out lên trên ngay disconnect hay thiết bị cho người khác dễ nhìn thấy nhất ( nếu cần thiết )

Bước 7: Bắt đầu tiến hành công việc

Bước 5 rất quan trọng khi thiết bị nằm cách xa vị trí khóa máy (tủ CB cua thiết bị)

Nếu có nhiều người cùng làm việc trên thiết bị thì phải sử dụng multipadlock Quy trình mở khóa

Chỉ người khóa hãm mới được quyền mở khóa sau khi đã xong công việc. Không nhờ người khác mở thay mình.

Nếu đã hết ca làm việc mà vẫn cần duy trì khóa hãm trên máy, thì người đặt khóa hãm ở ca trước chỉ được phép mở khóa của mình SAU KHI người làm ca sau đã đặt khóa hãm.

Nếu không có ca sau đến tiếp quản, mà vẫn cần duy trì khóa hãm, thì người phụ trách ca sẽ để nguyên khóa hãm của mình và treo thêm phiếu cảnh báo (Tag) vào chỗ móc khóa

Mở khóa trường hợp đặc biệt

Trước tiên, cần phải làm mọi cách để liên lạc với người đặt Lock Out và hỏi xem nếu tháo khóa thì có an toàn không.

Nếu không liên lạc được, một người có thẩm quyền (trưởng bộ phận) và Phụ trách an toàn nhà máy sẽ phải đánh giá tình hình để quyết định xem có tháo khóa được không.

Nếu người có thẩm quyền xác định là có thể tháo khóa, người đó sẽ ký Biên bản mở khóa cho phép tháo khóa

Sau đó phải thông báo ngay cho người đã đặt Lock Out biết trước khi người đó quay lại làm việc trên máy.

Hình 3.3 Mẫu Thông tin khóa hãm

Ngày đăng: 06/12/2022, 06:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Biểu tượng logo cơng ty Betrimex - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 1.1. Biểu tượng logo cơng ty Betrimex (Trang 8)
Hình 2.1. Bản vẽ mạch nguyên lý được thiết kế bằng EPLAN Electric P8. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.1. Bản vẽ mạch nguyên lý được thiết kế bằng EPLAN Electric P8 (Trang 9)
Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế tủ trong phần mềm EPLAN Electric P8 - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.2 Sơ đồ thiết kế tủ trong phần mềm EPLAN Electric P8 (Trang 10)
Hình 2.3 Aptomat (MCCB) 3P 250A dịng Easypact CVS250B - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.3 Aptomat (MCCB) 3P 250A dịng Easypact CVS250B (Trang 11)
Hình 2.4 :Bộ chia pha đơn cực DBL250 - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.4 Bộ chia pha đơn cực DBL250 (Trang 12)
Hình 2.5 CB Từ nhiệt bảo vệ động cơ GV3P32 Schneider - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.5 CB Từ nhiệt bảo vệ động cơ GV3P32 Schneider (Trang 13)
Hình 2.6 Bộ chuyển đổi mạng 8 cổng - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.6 Bộ chuyển đổi mạng 8 cổng (Trang 15)
Hình 2.7 Biến tần VLT AutomationDrive FC302 của Danffos - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.7 Biến tần VLT AutomationDrive FC302 của Danffos (Trang 16)
Bộ IMC này được cấu hình trong phần mềm của VLT® AutomaticDrive FC302. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
n ày được cấu hình trong phần mềm của VLT® AutomaticDrive FC302 (Trang 18)
Hình 2.9 Bản vẽ P&ID cho 2 bồn trộn - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.9 Bản vẽ P&ID cho 2 bồn trộn (Trang 20)
Sơ đồ hệ thống điện trong công nghiệp là bảng vẽ sơ lược về hệ thống điện đặc trưng của nhà máy  - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Sơ đồ h ệ thống điện trong công nghiệp là bảng vẽ sơ lược về hệ thống điện đặc trưng của nhà máy (Trang 21)
Hình 2.11 :Kí hiệu các loại đèn và thiết bị dùng điện trong bảng vẽ điện - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.11 Kí hiệu các loại đèn và thiết bị dùng điện trong bảng vẽ điện (Trang 23)
Hình 2.1 2. Ký hiệu các thiết bị đóng cắt trong bảng vẽ điện. - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.1 2. Ký hiệu các thiết bị đóng cắt trong bảng vẽ điện (Trang 24)
Thiết bị cấu tạo từ thép khơng gỉ, có dạng hình trụ, đáy cầu. Xung quanh phần thân dưới và đáy thiết bị có lớp vỏ áo dùng để gia nhiệt bằng hơi - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
hi ết bị cấu tạo từ thép khơng gỉ, có dạng hình trụ, đáy cầu. Xung quanh phần thân dưới và đáy thiết bị có lớp vỏ áo dùng để gia nhiệt bằng hơi (Trang 26)
Hình 2.13 Sơ đồ vị trí bồn trộn trong nhà máy - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.13 Sơ đồ vị trí bồn trộn trong nhà máy (Trang 26)
2.4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TỪ CÁC BỒN TRỘN TRONG NHÀ MÁY 2.4.1 Tủ điện MSB - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
2.4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TỪ CÁC BỒN TRỘN TRONG NHÀ MÁY 2.4.1 Tủ điện MSB (Trang 27)
Hình 2.16 Tủ điện MDB - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.16 Tủ điện MDB (Trang 28)
Hình 2.17 Thiết bị trao đổi nhiệt - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 2.17 Thiết bị trao đổi nhiệt (Trang 29)
Hình 3.1 Khóa Loto thực tế - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 3.1 Khóa Loto thực tế (Trang 34)
Hình 3.2 Mẫu Multipadlock - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 3.2 Mẫu Multipadlock (Trang 35)
Hình 3.3 Mẫu Thơng tin khóa hãm - (TIỂU LUẬN) BÁOCÁOTHỰC tập TỐTNGHIỆP TNHH cơ KHÍ và CÔNG NGHỆ tự ĐỘNG MINHTHÀNH
Hình 3.3 Mẫu Thơng tin khóa hãm (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w