1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm

67 43 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 4,13 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP (10)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp (11)
      • 1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp (11)
      • 1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển (11)
    • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp (11)
      • 1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp (11)
      • 1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại (12)
    • 1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu (12)
      • 1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất (12)
      • 1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ (13)
    • 1.4. Hình thức tổ chức và kết cấu của doanh nghiệp (14)
      • 1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp (14)
      • 1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp (14)
    • 1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (15)
      • 1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (15)
      • 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý (16)
  • PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (10)
    • 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing (19)
      • 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây (19)
      • 2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường (23)
      • 2.1.3. Chính sách giá (25)
      • 2.1.4. Chính sách phân phối (26)
      • 2.1.5. Chính sách xúc tiến bán (27)
      • 2.1.6. Công tác thu tập thông tin Marketing của doanh nghiệp (27)
      • 2.1.7. Một số đối thủ của doanh nghiệp (28)
      • 2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của doanh nghiệp 17 (28)
    • 2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương (29)
      • 2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp (29)
      • 2.2.2. Định mức lao động (31)
      • 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động (32)
      • 2.2.4. Năng suất lao động (33)
      • 2.2.5. Tuyển dụng và đạo tạo lao động (35)
      • 2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương (38)
      • 2.2.7. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân (39)
      • 2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp (41)
    • 2.3. Phân tích công tác vật tư và tài sản cố định (42)
      • 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp (42)
      • 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu (42)
      • 2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu (43)
      • 2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu (44)
      • 2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định (46)
      • 2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định (47)
      • 2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định (47)
    • 2.4. Phân tích chi phí và giá thành (47)
      • 2.4.1. Các loại chi phí của doanh nghiệp (47)
      • 2.4.2. Xây dựng giá thành kế hoạch (48)
      • 2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế (50)
      • 2.4.4. Các loại sổ sách kế toán (51)
      • 2.4.5. Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành (52)
    • 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp (52)
      • 2.5.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (52)
      • 2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty (53)
      • 2.5.3. Phân tích các tỷ số tài chính (60)
      • 2.5.4. Nhận xét về tình hính tài chính của doanh nghiệp (64)
  • PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP (10)
    • 3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp (65)
      • 3.1.1. Ưu điểm (65)
      • 3.1.2. Hạn chế (65)
    • 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp (65)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

1.1.1.Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp.

Tên Công ty: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm Tên thương hiệu: VINACHAO Địa chỉ: Số nhà 20A, ngõ 179, Thôn Triều Khúc, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

Người đại diện: Trần Thị Thanh Minh Điện thoại: 02462920533

Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp vừa Tầm nhìn:

▫ Trở thành Công ty thực phẩm Tươi - Ngon - Lành hàng đầu Việt Nam

▫ Năm 2026 có 500 điểm bán trên toàn quốc

▫ Là thương hiệu Cháo Tươi- Ngon – Lành số 1 tại Việt Nam

Sứ mệnh: Cung cấp các sản phẩm "Tươi-Ngon-Lành" nhằm nâng cao sức khỏe người Việt và giải phóng sức lao động cho người phụ nữ Việt

Giá trị cốt lõi: Tận tâm với khách hàng – Cam kết – Phản hồi – Trung thực – Nhiệt huyết – Kết nối.

1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển

Lấy sứ mệnh là chuyên cung cấp các sản phẩm Tươi-Ngon-Lành nhằm nâng cao sức khỏe của người Việt, VINACHAO là chuỗi cửa hàng cháo dinh dưỡng đầu tiên tại Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về VSATTP, mang đến những sản phẩm chất lượng dành cho người tiêu dùng

Ngày 2/11/2010: Cửa hàng cháo dinh dưỡng VINACHAO đầu tiên được khai trương tại số 14 Chính Kinh- Hà Nội

Ngày 16/8/2013: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm được thành lập với thương hiệu là VINACHAO.

2019: Đạt mốc 23 cửa hàng trên toàn Hà Nội

2019-2022: Kế hoạch đạt 100 cửa hàng trên toàn Hà Nội và dự kiến mở rộng quy mô ra cả nước.

2026: Kế hoạch 500 cửa hàng trên toàn Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

1.2.1 Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

Chế biến và đóng hộp rau quả

Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

Sản xuất vải dệt thoi

Hoàn thiện sản phẩm dệt

Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục) Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Dịch vụ ăn uống khác

Quảng cáo Đại lý du lịch, điều hành tour du lịch

Tổ chức và xúc tiến thương mại

Dịch vụ hỗ trợ giáo dục

1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại

Sản phẩm chính của VINACHAO là cháo dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Với hơn 2 năm nghiên cứu và 12 năm phát triển, nhà sáng lập VINACHAO đã đưa ra hơn 50 công thức cháo dinh dưỡng thơm ngon để có một thực đơn phong phú hơn 50 món để bé thay đổi hàng ngày Các sản phẩm của VINACHAO được sản xuất theo công thức độc quyền, được nghiên cứu và phát triển bởi các kỹ sư thực phẩm trong suốt hơn 10 năm qua

▫ VINACHAO 100% sử dụng nguyên liệu rau củ hướng hữu cơ

▫ Sản phẩm Tươi- Ngon- Lành

▫ Phục vụ khách hàng từ tâm

Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu

Hình 1.1.Sơ đồ quy trình công nghệ của sản phẩm cháo dinh dưỡng

1.3.2 Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ

Sàng lọc nguyên liệu tốt nhất:

Các nguyên liệu đầu vào của VINACHAO được chia làm 2 loại:

▫ Nguyên liệu sản xuất: các loại thịt, cá, cua, tôm, tổ yến, rau, củ quả

▫ Nguyên liệu phụ trợ: cốc nhựa, hộp, túi bóng

Nguyên liệu của VINACHAO là những nguyên liệu tươi ngon đảm bảo từ các nhà cung cấp uy tín, có tâm- có tầm và được trải qua các quá trình đánh giá chất lượng từ bộ phận thu mua và bộ phận quản lý chất lượng Nguồn gốc nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng: Thịt Meat Deli, rau củ hữu cơ từ trang trại HD Green, nước mắm Lê Gia xuất Nhật, gạo Bắc Hương Kiểm tra chất lượng nguyên liệu:

Các nhà cung cấp sau khi được đánh giá đạt các yêu cầu và điều kiện của VINACHAO, hàng ngày sẽ vận chuyển nguyên liệu đến xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng của bộ phận thu mua.

Tại thời điểm giao nhận, sẽ có nhân viên quản lý chất lượng lấy mẫu để kiểm tra chặt chẽ về chất lượng nguyên liệu được giao vào ngày hôm đó Nếu có vấn đề gì về nguyên liệu sẽ lập tức trả về. Đảm bảo 100% các nguyên liệu vào khâu sơ chế, sản xuất phải đạt tiêu chuẩn

Sản xuất một chiều theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm:

Các nguyên liệu sau nhập về sẽ được chuyển vào giai đoạn sơ chế Nhân viên sơ chế sẽ mặc đồ áo chuyên dụng và làm việc trong phòng sạch, đảm bảo không có các tác nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và nguy cơ lây nhiễm chéo

Gạo nấu cháo sẽ được ninh trong nồi Inox 304 với dung tích lớn từ 600-1200 lít sẽ giữ được mùi hương thơm ngon, cháo nhừ và dẻo.

Sau khi sơ chế, nguyên liệu sẽ được chuyển qua phòng nấu Theo công thức và phương pháp có, sản phẩm được nấu chín và nhạt để phù hợp khẩu vị của các bé Sản phẩm sẽ được Bộ phận quản lý chất lượng kiểm tra lần cuối về độ đặc sánh, độ nhuyễn và dị vật trước khi đóng hộp vận chuyển ra cửa hàng

Check sản phẩm tại điểm bán:

Các sản phẩm được đóng hộp sẵn sẽ được bộ phận giao hàng giao ra cửa hàng vào đầu mỗi ca sáng (6h) và ca chiều (15h) và được bảo quản mát trong tủ lạnh Tại cửa hàng, Nhân viên bán hàng sẽ kiểm tra thực phẩm một lần nữa bằng phương pháp 3M (Kiểm tra Mắt-Mũi-Miệng) đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng đều đạt yêu cầu về trạng thái, mùi thơm và mùi vị. Trong ca làm NVBH sẽ kiểm tra thường xuyên thực phẩm để luôn đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng.

Tư vấn chuyên nghiệp theo công thức chuẩn dinh dưỡng:

NVBH trước khi làm việc tại cửa hàng sẽ được tham gia các buổi đào tạo tại văn phòng Công ty Với nội dung là giúp cho nhân viên am hiểu về sản phẩm, đồng thời hướng dẫn cho nhân viên cách mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi mua hàng.Tại cửa hàng, nhân viên sẽ tư vấn phù hợp với khách hàng theo văn hóa: VINACHAO xin chào!, VINACHAO cảm ơn!

Hình thức tổ chức và kết cấu của doanh nghiệp

1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp

Hình thức tổ chức sản xuất: chuyên môn hóa theo sản phẩm Để có thể duy trì lâu dài cũng như ngày càng phát triển hơn so với các đối thủ cạnh tranh, VINACHAO luôn chú tâm vào phát triển chất lượng sản phẩm Đặc biệt sản phẩm là cháo dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ - Khách hàng là những em bé, vì vậy những ông bố bà mẹ rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh, chất lượng sản phẩm và sự phát triển của con em mình

Ngoài giữ vững chất lượng sản phẩm, VINACHAO còn phải không ngừng đổi mới, sáng tạo để chiếm được ưu thế của thị trường.

1.4.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

Hình 1.2 Kết cấu sản xuất của công ty

Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn Tại VINACHAO, bộ phận sản xuất phụ trợ chính là sản xuất cốc giấy thân thiện với môi trường- một phần không thể thiếu trong suất cháo mang đến cho khách hàng.

Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để chế tạo ra những sản phẩm phụ, ngoài danh mục sản phẩm thiết kế của doanh nghiệp Các nguyên liệu sau khi sơ chế (rau, củ, các loại thịt cá ) hay là những thực phẩm hết date tại cửa hàng trả về xưởng sẽ được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc Vừa có thể tận dụng hết nguồn nguyên liệu làm thức ăn gia súc vừa tránh gây lãng phí

Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, điều chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm và dụng cụ lao động.

Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, mà sản phẩm kinh doanh chủ yếu của VINACHAO là cháo dinh dưỡng Tại đây, nguyên liệu sẽ trải qua các công đoạn kiểm tra, sơ chế và nấu để cho ra sản phẩm chính cuối cùng, cũng là sản phẩm chủ yếu của bộ phận sản xuất Các bộ phận nêu trên có chức năng vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing

2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây

Trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty, tình hình tiêu thụ sản phẩm phản ánh rất lớn sự tin cậy của doanh nghiệp trên thị trường Nó là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp Sản phẩm tiêu thụ được nhiều chứng tỏ niềm tin và chất lượng sản phẩm phải làm hài lòng được khách hàng Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người mang lại dịch vụ trở nên gần gũi nhau hơn, đưa ra những phương hướng để có thể đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của khách hàng, và từ đó doanh nghiệp cũng ngày càng phát triển và có lợi thế cạnh tranh hơn trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

Bảng 2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2020-2021 Đơn vị: Đồng

2020 2021 So sánh năm 2021 với năm 2020

Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính

Qua bảng số liệu và biểu đồ nêu trên cho ta thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm của VINACHAO trong giai đoạn 2020-2021, có thể nói đó là một giai đoạn khó khăn đối với toàn bộ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và

VINACHAO nói riêng bởi những ảnh hưởng của dịch Covid-19 Khi mà trong thời kỳ giãn cách xã hội, gần 2/3 các cửa hàng bị đóng cửa trong thời gian dài, doanh thu từ việc kinh doanh bị giảm sút nghiêm trọng do người dân bị hạn chế ra khỏi nhà Tuy vậy cửa hàng vẫn phải gánh vác chi phí thuê mặt bằng, chi phí công nhân viên So với năm 2019, doanh thu đến năm 2020 đã giảm đi rất nhiều

Tuy nhiên dưới những hỗ trợ của nhà nước đồng thời với sự thích nghi cùng đại dịch, VINACHAO đã dần vực dậy và tăng trưởng về doanh thu Tuy không phải quá nhanh nhưng đó là sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên của công ty Doanh thu của năm 2021 tăng 9.820.101.978 đồng tức 29,2% so với 2020, đánh giá những chuyển biến tích cực trong công tác kinh doanh và sự hồi phục của tăng trưởng sản xuất Tỷ lệ lợi nhuận lợi nhuận trước thuế tăng 40,3%, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế tăng 50,9% chứng tỏ tuy ảnh hưởng của dịch song công tác sản xuất và kinh doanh của công ty vẫn có lãi để đảm bảo sự duy trì của doanh nghiệp và là động lực để mở rộng thị trường

Phân tích theo khu vực địa lý:

Bảng 2.2 Doanh thu sản phẩm theo khu vực Đơn vị: Đồng

Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ % 37,0% 2.721.920.599 20,4% 34,3% 4.326.888.130 40,9% 28,7% 2.771.293.249 28,6%

Trong đó các khu vực bao gồm:

Khu vực 1: Quận Hoàng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa

Khu vực 2: Quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm

Khu vực 3: Quận Hà Đông, Quận Thanh Xuân, Huyện Thanh Trì

Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy rõ công ty có mức tăng trưởng dương trên tất cả các khu vực kinh doanh Hiện tại VINACHAO có 58 cửa hàng kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và được chia thành 3 khu vực Các cửa hàng đều được đặt tại các vị trí trung tâm, khu vực đông dân cư và là các khu vực gần chợ, nhà trẻ Qua bảng trên ta thấy, tình hình kinh doanh của các cửa hàng trên các quận khá đồng đều và gia tăng hàng năm, chứng tỏ được vị thế của VINACHAO trong lĩnh vực cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trên khắp Hà Nội

Nhìn chung, với những ảnh hưởng tiêu cực mà dịch Covid-19 mang lại, doanh thu của VINACHAO bị ảnh hưởng nặng nề bởi những đợt giãn cách kéo dài, các cửa hàng phải đóng cửa để đảm bảo công tác phòng dịch, nhất là những tháng cuối của năm 2020 và đầu năm 2021 Trong đó, Khu vực 1 là khu có doanh thu cao nhất so với các khu vực còn lại và không ngừng tăng theo năm Bởi đó là khu vực trung tâm thành phố, có lượng dân cư đông đúc dẫn đến việc có nhiều chợ dân sinh, có nhiều nhà trẻ nên thị trường là rất lớn Vì vậy doanh thu năm 2021 đã tăng 20,4% so với năm 2020 Đồng thời, cũng đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Khu vực 2 với 40,9%, tăng hơn 4 tỷ 300 triệu so với năm trước Có sự tăng nhanh như vậy là do việc mở rộng thêm 4 điểm bán tại Nhân Mỹ, Yên Hòa, Phú Đô, Mai Dịch đã đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho khu vực trên

Phân tích theo nhóm sản phẩm:

Bảng 2.3 Doanh thu sản phẩm theo nhóm sản phẩm Đơn vị: Đồng

Doanh thu(tỉ đồng) So sánh năm 2021-

3 hùm, cua Alaska, 3.375.022.889 10,0% 5.064.542.090 11,7% 1.689.519.201 50,1% bào ngư, yến)

4 phô mai, dầu óc 20.339.559 0,1% 23.759.905 0,1% 3.420.346 16,8% chó,ô liu…)

Qua bảng trên, ta thấy được sản phẩm chủ yếu của VINACHAO chủ yếu là các sản phẩm cháo thịt và hải sản khi chiếm gần 90% tổng doanh thu Bởi lẽ các món Cháo thịt và Hải sản là các món ăn giàu chất dinh dưỡng và rất phổ biến Cùng với những công thức độc quyền tạo ra những suất cháo Tươi-Ngon-Lành sẽ phù hợp và hợp khẩu vị với hầu hết với trẻ em nhỏ Đồng thời giá bán của các loại sản phẩm này được đánh giá là tốt so với chất lượng, không quá đắt nên rất phù hợp với túi tiền của hầu hết các bố mẹ

Tổng doanh thu của 2 loại sản phẩm này qua hai năm khá tương đồng nhưng lại có sự thay đổi về tỷ trọng Khi năm 2020 tỷ trọng Cháo thịt là 49,7%, chiếm ưu thế thì đến năm

2021 tỷ trọng cháo hải sản lại cao hơn là 44,7% Lý do về sự thay đổi này là vì VINACHAO không ngừng cải tiến để đưa ra những sản phẩm mới ngon hơn, dinh dưỡng hơn và tạo nên một thực đơn hải sản phong phú, cùng với việc tư vấn bán hàng chuyên nghiệp nên tỷ trọng Cháo hải sản tăng hơn so với Cháo thịt Đối với các loại Cháo đặc biệt, tuy với số lượng món không nhiều vì tính quý hiếm nhưng cũng mang lại một phần doanh thu đáng kể cho VINACHAO Với sản phẩm này, chỉ có trong thực đơn 3 hôm/tuần vào thứ 3, thứ 7 và chủ nhật Những món đặc biệt này cung cấp hàm lượng dinh dưỡng vượt trội cho bé giúp bé phát triển toàn diện Với những công dụng đặc biệt và sự quý hiếm nên những món ăn này xếp vào loại cháo có giá thành khá cao Nên số lượng suất cháo bán ra không nhiều nhưng doanh thu mang lại cho VINACHAO cực kỳ tốt Tuy nhiên, xu hướng về Cháo đặc biệt lại có xu hướng tăng thêm 50% chứng tỏ rằng Khách hàng ngày càng quan tâm đến dinh dưỡng và sự

Cùng với các sản phẩm đi kèm như bơ, phô mai, dầu óc chó sẽ giúp tăng hương vị của món cháo, giúp bé ăn ngon miệng hơn cũng như cung cấp các dưỡng chất thiết yêu đến sự phát triển của trẻ nhỏ Vì vậy đây cũng là một phần nhỏ mang đến lợi nhuận kinh doanh cho VINACHAO.

Phân tích theo nhóm khách hàng:

Bảng 2.4 Doanh thu sản phẩm theo nhóm khách hàng Đơn vị: Đồng

So sánh năm 2021 với năm 2020

Theo như bảng số liệu, ta thấy khách hàng của VINACHAO là khách hàng cá nhân, không có khách hàng doanh nghiệp Bởi lẽ các sản phẩm của VINACHAO được trực tiếp từ xưởng sản xuất mang ra cửa hàng để đến tay khách hàng chứ không có qua trung gian, và khách hàng của VINACHAO cũng là các bé nhỏ trong tuổi ăn cháo Vì vậy, khi nhận xét doanh thu theo nhóm khách hàng một lần nữa quay về nhận xét theo tình hình tiêu thụ như đã nói ở trên

2.1.2 Chính sách sản phẩm - thị trường Đặc điểm sản phẩm:

VINACHAO kinh doanh một sản phẩm duy nhất đó là sản phẩm Cháo dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ Với hơn 50 món cháo được nấu theo công thức chuẩn do nhà sáng lập là Kỹ sư thực phẩm của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội mất hơn 2 năm nghiên cứu và 12 năm phát triển sản phẩm để tạo ra các suất cháo Tươi- Ngon- Lành đầy đủ các chất dinh dưỡng và hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ

Các sản phẩm được sản xuất tại xưởng sản xuất và vận chuyển ra cửa hàng trong ngày, vì vậy luôn đảm bảo được sản phẩm tươi mới mỗi ca, để khách hàng có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm của VINACHAO.

VINACHAO luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu với tiêu chí Tươi-Ngon-Lành và VINACHAO lấy đó làm kim chỉ nam để hướng đến Với nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng, được cung cấp từ các nhà cung cấp có tâm và có tầm Chất lượng sản phẩm được kiểm soát cẩn thận từ khâu đầu tiên cho đến lúc tới tay của khách hàng

12 Thái Thị Xuân 20182217 Đồng thời cũng thường xuyên phát triển thêm sản phẩm mới để tạo ra sự phong phú trong thực đơn sản phẩm.

Kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu:

Hình 2.1 Kiểu dáng, bao bì cửa sản phẩm

Kiểu dáng: cốc giấy có hình trụ tròn được làm từ chất liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe người sử dụng

Bao bì màu xanh nổi bật của Logo, hình ảnh vui nhộn bắt mắt phù hợp với trẻ nhỏ.

Slogan được in lên hộp giấy cam kết về chất lượng với Khách hàng. Dịch vụ:

VINACHAO có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, niềm nở và am hiểu về sản phẩm, cam kết mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Việc đánh giá nhân viên định kỳ để sàng lọc cũng như đào tạo liên tục nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ tại cửa hàng

Phân tích công tác lao động, tiền lương

2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

Với tình hình và quy mô phát triển hiện nay, VINACHAO xác định yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu liên quan đến việc phát triển của doanh nghiệp Vì nhân viên chính là người tạo ra sản phẩm - cung cấp sản phẩm đến khách hàng và mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp Do vậy việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên cũng là một vấn đề mà VINACHAO rất quan tâm

Bảng 2.5 Cơ cấu lao động tại Công ty ĐVT: người

Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch giữa 2021-2020

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự

Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy được nhân sự công ty năm 2021 đã tăng 58 người tức 30,2% so với năm 2020 Đây là giai đoạn công ty đang trên đà phục hồi sau Đại dịch Covid-19 Cùng với việc mở rộng thêm các cửa hàng yêu cầu tuyển dụng thêm nhân sự là vô cùng cần thiết, không chỉ cả cấp bậc nhân viên mà còn tuyển thêm nhiều nhân sự cấp quản lý để đảm bảo vận hành kinh doanh và định hướng phát triển cho công

18 Thái Thị Xuân 20182217 ty Cụ thể năm 2021 cấp quản lý tăng 13 người tức 33,3% và cấp nhân viên tăng 45 người tức 29,4% so với năm 2020.

Cơ cấu lao động theo giới tính:

Bảng 2.6 Cơ cấu lao động theo giới tính ĐVT: người

Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch giữa 2021-2020

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự

Cơ cấu lao động theo giới tính của VINACHAO nhìn chung khá đồng đều giữa tỷ lệ nam và nữ vào năm 2020 Tuy nhiên việc phân chia giới tính tại các khối không đồng đều: khi mà nhân viên bán hàng tại khối vận hành chủ yếu là nữ - những người mà có khả năng bán hàng tốt hơn, đồng thời kỹ năng nấu nướng chuyên nghiệp hơn và yêu thích trẻ nhỏ hơn các bạn nam; còn lại nhân viên nam lại tập trung nhiều ở khối sản xuất - nơi mà yêu cầu nhiều sức khỏe và tính kiên trì hơn

Vào năm 2021, việc mở rộng các cửa hàng dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàng rất lớn, vì vậy lượng nhân viên nữ đã tăng thêm 42,7% so với năm 2020, chiếm ưu thế so với giới tính nam Tuy nhiên đây là việc cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh tại cửa hàng diễn ra thuận lợi.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi:

Bảng 2.7 Cơ cấu lao động theo độ tuổi ĐVT: người

Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch giữa 2021-2020 Độ tuổi

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự

Phân theo độ tuổi lao động, ta thấy độ tuổi từ 18-25 tuổi luôn là độ tuổi chiếm ưu thế tại VINACHAO Số lượng này hầu hết nằm ở khối vận hàng, các bạn NVBH hầu hết là các bạn sinh viên tại các trường Cao Đẳng, Đại học trên địa bàn Hà Nội Còn lại sẽ nằm ở bộ phận sản xuất và khối hỗ trợ, nơi mà đòi hỏi tuổi đời nhiều hơn để có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn.

Từ năm 2020 đến 2021, cùng với việc mở rộng quy mô và phục hồi sau đại dịch đã mang đến những cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên để kiếm thêm thu nhập, đồng thời là để đảm bảo sản xuất, vì vậy tỷ lệ ở các nhóm tuổi tăng

30,2% Đặc biệt với nhóm tuổi trên 36, năm 2021 tăng 71,4%, đây là độ tuổi nhiều kinh nghiệm và thường là các quản lý cấp cao và có nhiều kinh nghiệm chuyên môn Việc tuyển dụng thêm nhiều nhân viên đòi hỏi cấp quản lý cũng được chú trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra trôi chảy.

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn:

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn ĐVT: người

Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch giữa 2021-2020

Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % lượng

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Đối với trình độ học vấn, trình độ phổ thông thường là những NVBH đang ngồi trên ghế các trường đại học, cao đẳng và chiếm tỷ lệ ưu thế so với các nhóm khác Trình độ phổ thông năm 2021 tăng 37,5% tức 42 người so với năm

2020 do mở rộng quy mô cửa hàng nên cần tuyển thêm nhân viên bán hàng Với trình độ trung cấp thường là nhân viên bộ phận xưởng, và trình độ cao đẳng đại học thường gắn với cấp quản lý và có tỷ lệ tăng nhanh 23,1%, họ có những kinh nghiệm chuyên môn cần thiết để đảm bảo thực hiện vận hành của doanh nghiệp

Dựa vào từng tính chất công việc của từng phòng ban sẽ có những định mức lao động khác nhau Công ty đã đề ra KPIs để nhân viên có thể quản lý tốt công việc của mình và nỗ lực cao hơn trong định mức thời gian cho phép, giúp cho công ty có cơ sở về đánh giá, phân loại nhân viên Cũng như là để có những hành động khen thưởng đối

20 Thái Thị Xuân 20182217 với những cá nhân thực hiện tốt và lên kế hoạch đào tạo đối với những trường hợp chưa thật sự cố gắng trong công việc.

Khối vận hành: mỗi cửa hàng có 2 nhân viên/ca làm việc Cùng với các quản lý chuỗi và trưởng khối vận hành Tổng định mức khoảng:

122 nhân viên/ca làm việc.

Khối sản xuất: mỗi ca làm yêu cầu gồm nhân viên sơ chế, nhân viên sản xuất, nhân viên cơ điện, trưởng ca, trưởng bộ phận Tổng định mức khoảng : 40 nhân viên/ ca làm việc.

Khối bổ trợ: bao gồm các quản lý cấp cao, các phòng ban bổ trợ cho khối vận hành Làm việc theo giờ hành chính và định mức khoảng 25 người/ngày làm việc

Tổng định mức của toàn Công ty trong 1 ca khoảng: 187 người

2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động

Chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên bán hàng

▫ Ca sáng: 5h45-12h áp dụng từ thứ 2 - thứ 6; 5h45-13h áp dụng thứ 7 và CN

Fulltime: Ngày làm 8 tiếng/ ngày theo ca do quản lý sắp xếp Nhân viên fulltime được nghỉ 04 ngày/ tháng.

Parttime cố định: Từ 6 ca/ tuần Chuyên ca sáng (6h-12h,6h-13h) hoặc chuyên ca chiều(15h-20h).

Parttime linh động: Từ 6 ca/ tuần Có thể linh động ca làm từ 4-

6 tiếng/ca Quy định về chấp hành thời gian làm việc:

▫ Nhân viên phải có mặt đúng giờ (khuyến khích có mặt trước giờ làm việc 5 phút) và tuân theo những quy định khác của Công ty về giờ làm việc

▫ Trong thời giờ làm việc, nhân viên không được vắng mặt tại nơi làm việc nếu như không được sự cho phép của người quản lý hoặc giám sát trực tiếp

Chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên khối hỗ trợ và trung tâm chế biến:

Thời gian làm việc: Từ 8h-12h và 13h-17h thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và 2 ngày thứ 7 luân phiên.

Hiện tại Công ty đang có đề xuất nghỉ các thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, dự kiến áp dụng từ ngày 01/05/2022

Ngoài ra, Công ty còn được nghỉ phép 12 ngày/năm

Các ngày nghỉ theo quy định của Luật Lao động gồm 9 ngày:

Tết Nguyên Đán: 04 ngày (30/12, 01/01, 02/01 03/01 âm lịch).

Ngày giỗ Tổ: 01 ngày (10/03 âm lịch).

Ngày Giải phóng Miền Nam 30/04: 01 ngày.

Ngày Quốc tế lao động 01/05: 01 ngày.

Với thời gian lao động trên đáp ứng được các yêu cầu và quy định của

Luật Lao động hiện hành, đồng thời phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đồng thời cũng giúp cho các nhân viên luôn có trạng thái làm việc tốt nhất, mang lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Phân tích công tác vật tư và tài sản cố định

2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp

Nguyên vật liệu dùng trong công tác sản xuất:

Các loại máy móc: máy tiện, máy bào, máy thái cắt, nồi ủ cháo, nồi hầm thực phẩm, tủ lạnh, tủ đông, tủ tiệt trùng, máy đong

Các loại công cụ: dao, kéo, nồi, cốc đựng, tô, bát, muỗng, đũa,…

Các loại nguyên liệu: gạo, rau củ( rau cải, rau ngót, rau mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, hạt sen, hạt kê, củ cải ), thịt cá( thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thịt hươu, cá song, cá chép, tôm, cua, ghẹ ), gia vị( muối, hạt nêm, mắm ) Các nguyên vật liệu khác: Tivi, quạt, điều hòa, máy lọc nước, máy lọc không khí

Nguyên vật liệu dùng trong công tác quản lý:

Các loại máy móc: Máy tính bàn, máy tính xách tay, máy in, máy fax, điện thoại Các loại công cụ: Kéo, bút, thước, tai nghe, giấy, dao cắt giấy, bút màu Các nguyên vật kiệu khác: Tivi, quạt, điều hòa, máy lọc nước, máy lọc không khí

Nguyên vật liệu dùng trong công tác bán hàng:

Các loại sản phẩm chính: Cháo đã chế biến, các loại thức ăn(thịt, cá, rau củ) đã chế biến, các loại sản phẩm đi kèm( bơ, phô mai, óc chó ) Các loại máy móc: máy bán hàng, máy in tem, máy in bill, tủ lạnh, Tivi, điều hòa

Các loại công cụ: nồi, xoong, bát, thìa, tô, kéo, dao, giá đỡ tủ kệ, giá để cốc giấy, cốc uống nước, phích nước, chổi quét nhà, cây lau nhà, khăn lau…

Các nguyên vật liệu khác: cốc giấy, cốc nhựa, giấy lau, túi bóng

2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu

Việc dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu được dựa vào bản kế hoạch sản xuất Cụ thể:

Khối sản xuất: Bản kế hoạch sản xuất được lập kế hoạch theo ngày Vào 8h hàng ngày, Xưởng sản xuất sẽ gửi bản kế hoạch sản xuất bao gồm dự kiến khối lượng sản xuất, khối lượng tiêu thụ các nguyên vật liệu và các thay đổi trong định mức sản xuất gửi cho bộ phận thu mua để có kế hoạch mua hàng cho ngày tiếp theo Đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu sản xuất và không gây gián đoạn cho công việc Khối phụ trợ: Các văn phòng phẩm sẽ được mua theo tháng Các phòng ban lên kế hoạch và số lượng cần sử dụng cho Bộ phận nhân sự Đối với các công cụ máy móc cần sửa chữa hoặc thay thế, đề xuất sửa chữa và mua mới với bộ phận cơ điện vào mỗi thứ 6 hàng tuần để được hỗ trợ

Khối vận hành: Bản kế hoạch tiêu thụ sẽ được lập kế hoạch hàng ca Vào 9h ca sáng sẽ lập kế hoạch tiêu thụ cho ca bán hàng buổi chiều, 18h ca chiều sẽ lập kế hoạch tiêu thụ cho ca bán hàng sáng ngày hôm sau Khi lập kế hoạch tiêu thụ, nhân viên sẽ tính toán lượng sản phẩm dự kiến còn tồn đến hết ca và gửi cho Cửa hàng trưởng Với số liệu hàng tồn dự kiến đó, Cửa hàng trưởng sẽ tính toán lượng tiêu thụ cho ca tiếp theo và gửi số lượng đặt hàng cho Khối sản xuất và họ sẽ chuyển thực phẩm ra cửa hàng cho ca bán hàng kế tiếp Đối với các công cụ hỏng hoặc cần thay thế, sẽ đề xuất sửa chữa và mua mới với bộ phận cơ điện vào mỗi thứ 7 hàng tuần Đảm bảo cửa hàng luôn đầy đủ thực phẩm để phục vụ khách hàng và các công cụ máy móc để phục vụ công việc

2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Bảng 2.11 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu Ngày 10/4/2021 của Khối Sản xuất

Tên vật tư Đơn vị

Thịt Heo Meat Deli Kg

Thịt Chim bồ câu Kg

Số lượng Kg So sánh

Kế hoạch Thực tế Chênh lệch

31 Thái Thị Xuân 20182217 Đơn giá

Số lượng Kg So sánh

STT Tên vật tư Đơn vị

Kế hoạch Thực tế Chênh lệch

Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính

Sản phẩm chính của VINACHAO là cháo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, vì vậy nguồn nguyên liệu luôn được chú tâm hàng đầu để mang lại chất lượng tốt nhất cho Khách hàng Theo như bản kế hoạch sản xuất, các nguyên vật liệu sẽ được nhập và chế biến hàng ngày để đảm bảo sự tươi ngon và giữ lại giá trị dinh dưỡng tối đa của sản phẩm Vì vậy, qua Bảng 2.13 ta thấy được, nguyên liệu là các loại thịt, cá, hải sản, rau củ quả được nhập, chế biến và chuyển ra cửa hàng hết trong ngày, không để lại tồn kho và được sử dụng đúng theo kế hoạch đặt ra Còn các nguyên liệu có thể bảo quản được lâu như gạo, túi bóng hay cốc giấy sẽ được nhập về theo tuần để chia đều và sử dụng dần vào các ngày trong tuần, hạn chế việc nhập quá nhiều thứ cùng một ngày sẽ gây quá tải cho Bộ phận thu mua và Bộ phận kế toán Và cuối mỗi tuần, các nguyên vật liệu tồn kho sẽ được thống kê lại, và điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất để tránh gây tồn vật tư quá nhiều

2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu

Hình 2.6 Tình hình bảo quản thành phẩm sau khi chế biến

Các nguyên vật liệu được dự trữ tại kho thường là các nguyên vật liệu có tính dễ bảo quản, bảo quản ở nhiệt độ phòng: Gạo, các loại cốc giấy, cốc nhựa, túi bóng, giấy lau, các loại xoong nồi, máy móc thiết bị

Các thành phẩm sau khi chế biến được bảo quản ở nhiệt độ mát xuyên suốt quá trình từ xưởng sản xuất đến ngoài cửa hàng:

Dựa vào bảng kế hoạch tiêu thụ Cửa hàng trưởng gửi cho Khối sản xuất hằng ca, Khối sản xuất sẽ dựa vào đó để xuất kho theo lượng đặt hàng tại cửa hàng và đảm bảo quá trình vận hành tại cửa hàng được thông suốt

Việc xuất kho cần sát với kế hoạch để việc bán hàng không bị chậm tiến độ Ngoài ra, Khối sản xuất và Cửa hàng trưởng cũng cần kiểm soát chặt chẽ lượng hàng trả về do hết date tại cửa hàng để có những biện pháp giảm lượng hàng đặt để tránh gây lãng phí nguyên vật liệu

2.3.5 Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định

TSCĐ của công ty bao gồm:

Máy móc thiết bị: máy phát điện, máy tiện, máy bào, máy thái cắt, máy tính, tủ lạnh, nồi ủ cháo, nồi hầm thực phẩm

Các phương tiện di chuyển: xe máy, xe ô tô

Bảng 2.12 Cơ cấu TSCĐ năm 2020-2021 Đơn vị: Đồng

Giá trị hao mòn lũy kế 2.821.177.769 3.701.000.981 879.823.212 31,2%

Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính

Năm 2021, để phục hồi sau Đại dịch Covid-19, Công ty TNHH Sản xuất,

Dịch vụ và Thương mại An Tâm đã quyết định mở rộng thêm quy mô kinh doanh bằng việc đầu tư thêm các máy móc sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn ISO vào quy trình sản xuất và mở rộng phân xưởng Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định tăng thêm 27,7% tức 7.618.865.771 đồng vào năm 2021 là một con số khá lớn và công ty đã lên kế hoạch tỉ mỉ cho lần phục hồi này.

TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản theo thời gian sử dụng ước tính

Thanh lý TSCĐ: Lãi và lỗ do thanh lý nhượng bán TSCĐ được xác định bằng số chênh lệch giữa số tiền thu thuần do thanh lý với giá trị còn lại của tài sản và được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.3.6 Tình hình sử dụng tài sản cố định

Các TSCĐ của Công ty vẫn đang trong thời gian sử dụng và vẫn sử dụng tốt vào công việc sản xuất Thời gian khấu hao thực tế như sau:

Nhà cửa, kho bãi, xưởng sản xuất: 30 năm

Máy móc sản xuất, phương tiện sản xuất: 10 năm

Phương tiện di chuyển: 7 năm

Các thiết bị quản lý: 5 năm

Việc xác định thời gian khấu hao như trên phù hợp với quy định của pháp luật về thời gian khấu hao TSCĐ, đồng thời cũng giúp cho Công ty nhanh chóng khấu hao hết, thu hồi lại vốn để tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất.

2.3.7 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định

Công tác quản lý vật tư và tài sản cố định được công ty chú trọng và quan tâm đúng mực, đúng cách Bằng việc kiểm kê hàng ngày tại Khối Vận hành, kiểm kê hàng tuần đối với Khối sản xuất và hàng tháng với Khối phụ trợ, như vậy công ty luôn xác định được đầy đủ hàng tồn kho Từ đó hàng tồn kho được kiểm soát chặt chẽ, và dựa vào số lượng tồn kho hiện tại để có những thay đổi về kế hoạch mua hàng hoặc sản xuất phù hợp sao cho đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất và tránh gây ảnh hưởng tiến độ đối với công việc Đối với tài sản cố định, công tác quản lý cũng được chú trọng bằng việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để có thể mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời cũng để thuận tiện trong việc kiểm kê và đánh giá tài sản hàng năm.

Phân tích chi phí và giá thành

2.4.1 Các loại chi phí của doanh nghiệp

Tổng chi phí của công ty bao gồm các nội dung sau:

Chi phí giá vốn hàng bán.

Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí nhân công

Bảng 2.13 Bảng tổng hợp chi phí năm 2020-2021 Đơn vị: Đồng

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chênh lệch

Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính

Vào năm 2021, tổng các chi phí nói chung đã tăng 23,3% tức 5.653.984.762 đồng so với năm 2020, phù hợp với hoàn cảnh mở rộng quy mô sản xuất sau dịch của công ty Bằng việc đầu tư thêm các máy móc, mở rộng xưởng sản xuất cũng như đẩy mạnh phát triển sản phẩm thì việc chi phí tăng lên trở thành một yếu tố thiết yếu

Làm cho chi phí giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng thêm 19,8% và 9,4% Đồng thời, việc mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc nhu cầu tuyển thêm nhân sự vào làm việc và thực hiện công tác quản lý đã dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 28,2% tức 443.011.430 đồng, đồng thời công ty cũng tập trung nâng cao đời sống nhân viên trong giai đoạn dịch bệnh nên chi phí nhân công cũng tăng thêm

36,7% tức 2.069.000.570 đồng với hy vọng mang đến những nguồn lao động đầy nhiệt huyết và các quản lý có kinh nghiệm, chuyên môn cao

2.4.2 Xây dựng giá thành kế hoạch

Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm có đặc điểm là Công ty sản xuất và cung cấp dịnh vụ nên việc xây dựng giá thành kế hoạch dựa trên giá nhập các nguyên vật liệu sản xuất Bên cạnh đó là thêm vào các chi phí:

Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng

Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí vận chuyển

Việc cân bằng và tối thiểu các chi phí là yêu cầu cần thiết để doanh nghiệp có lãi và ngày càng phát triển, đồng thời cũng dựa vào đó để đưa ra mức giá phù hợp với sản phẩm và phù hợp với người tiêu dùng để tạo dựng niềm tin và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Hình 2.7 Phương pháp định giá

Tại Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm, giá sản phẩm được định giá dựa vào chi phí sản xuất Trong đó, công ty phải thiết kế sản phẩm theo các tiêu chí: nguồn nguyên liệu luôn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, quá trình sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ trong môi trường khép kín và sản phẩm đến tay khách hàng phải là sản phẩm tươi ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng Với các chi phí như vậy, công ty sẽ định ra giá bán sản phẩm bằng cách cộng thêm một mức lãi mục tiêu vào giá thành Sau khi có giá bán, công ty cần phải thông tin và thuyết phục khách hàng về sự tương thích với giá bán và chất lượng của sản phẩm

Công thức định giá cộng lãi vào giá thành:

Giá dự kiến = giá thành sản phẩm + lãi dự kiến Để dễ hình dung được ta có ví dụ như sau: Để sản xuất ra một suất cháo thịt heo ta có các chi phí sau:

Chi phí nguyên vật liệu: 11000 VND

Chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phí khác: 3000 VND

Tổng chi phí là : 14000 VND

Vậy giá dự kiến = 14000 VND * (1+30%)= 18200 VND(làm tròn 18.000vnđ)

2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế

Công ty tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế theo các bước sau đây:

Bước 1: Kế toán tập hợp các chi phí phát sinh theo nội dung kinh tế của từng chi phí.

Bước 2: Kết chuyển hoặc tính toán phân bổ các chi phí đã tập hợp được ở bước

1 cho các đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có liên quan Bước 3: Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí này vào tài khoản

154 tương ứng theo từng loại sản phẩm để xác định giá thành sản phẩm

2.4.4 Các loại sổ sách kế toán Để công tác kế toán trở nên đơn giản, phù hợp với các điều kiện và mang lại hiệu quả cao, công ty đã sử dụng các loại sổ sách kế toán sau:

Nhật ký thu, chi: sổ thu, chi, tiền mặt; số tiền gửi ngân hàng: theo dõi tình hình thu, chi phát sinh trong kỳ, quản lý lượng tiền mặt tồn quỹ. Nhật ký bán hàng: theo dõi doanh thu, để làm báo cáo doanh thu tiêu thụ theo ngày, theo tuần, theo tháng và số lũy kế nhằm kịp thời có biện pháp điều chỉnh, có chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường

Nhật ký mua hàng: theo dõi việc mua nguyên vật liệu cho sản xuất, công cụ dụng cụ … số liệu nhập vào sổ này căn cứ từ các chứng từ gốc do phòng vật tư chuyển đến.

Nhật ký chung: dùng để tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong tháng theo thứ tự thời gian và ghi chép số liệu từ các sổ nhật ký trên trừ nhật ký thu chi

Hình 2.8 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung

Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính

Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảng ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cài hoặc nhật ký – sổ cái) và các số, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng

37 Thái Thị Xuân 20182217 hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác trung thực và theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số dữ liệu kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp

Các sản phẩm được đầu tư nhiều hơn về cả chất lượng, hình ảnh; các hoạt động xúc tiến bán ngày càng được coi trọng.

Chế độ lương, thưởng rõ ràng, gắn liền với trách nhiệm của từng người lao động góp phần kích thích kết quả lao động, tạo sự gắn bó giữa người lao động với Công ty.

Năng suất lao động tăng dần do liên tục có sự sắp xếp lao động hợp lý Công ty cũng thường xuyên đầu tư thêm máy móc thiết bị để chuyên môn hóa sản xuất, tiết kiệm được sức lao động.

Hoạt động marketing trên các trang mạng xã hội vẫn đang còn hạn chế.Quy trình tính lương cho nhân viên còn quá phức tạp, nhiều bước và thủ tục còn nhập nhằng và chưa được thống nhất giữa các phòng ban.

Định hướng đề tài tốt nghiệp

Để hoạt động kinh doanh được diễn ra trôi chảy, liên tục, thì đó là cả sự nỗ lực của cả doanh nghiệp Vì vậy, công ty rất cần những người có am hiểu về sản phẩm, am hiểu về dịch vụ của công ty để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi mua hàng Để làm được như vậy, công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên của công ty phải được chú trọng và ngày càng phát triển để mang lại nguồn lao động chất lượng cho doanh nghiệp, từ đó đi theo hướng kinh doanh mà công ty đã lựa chọn

Trong đề tài tốt nghiệp sắp tới, em định hướng sẽ nghiên cứu đề tài tốt nghiệp:“ Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên tại công ty Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm” Vì em nhận thấy rằng một doanh nghiệp tốt sẽ cần những nhân viên tốt, và để tuyển dụng được những nhân viên tốt và đáp ứng được yêu cầu công việc thì người tuyển dụng phải có mắt đánh giá ứng viên và công tác tuyển dụng cũng phải được diễn ra đúng quy trình, đồng thời còn đào tạo nhân viên xuyên suốt quá trình cộng tác tại doanh nghiệp Để sau quá trình nghiên cứu, bản thân em sẽ đưa những nhận xét khách quan về công tác tuyển dụng và đào tạo của công ty Từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực, góp phần mang đến nguồn lao động có kinh nghiệm, có tài, có tâm, có cùng chung sứ mệnh để cùng mục tiêu phát triển của công ty và đưa công ty đạt được kế họach ngắn hạn và dài hạn đã đề ra

Phụ lục : Một số sản phẩm của Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và

Ngày đăng: 06/12/2022, 06:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.4. Hình thức tổ chức và kết cấu của doanh nghiệp - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
1.4. Hình thức tổ chức và kết cấu của doanh nghiệp (Trang 14)
Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 16)
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và cơng tác Marketing - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và cơng tác Marketing (Trang 19)
Bảng 2.2. Doanh thu sản phẩm theo khu vực - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.2. Doanh thu sản phẩm theo khu vực (Trang 20)
Bảng 2.3. Doanh thu sản phẩm theo nhóm sản phẩm - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.3. Doanh thu sản phẩm theo nhóm sản phẩm (Trang 21)
Bảng 2.4. Doanh thu sản phẩm theo nhóm khách hàng - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.4. Doanh thu sản phẩm theo nhóm khách hàng (Trang 23)
Hình 2.1. Kiểu dáng, bao bì cửa sản phẩm - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Hình 2.1. Kiểu dáng, bao bì cửa sản phẩm (Trang 24)
VINACHAO khơng lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu, bởi vì trong suy nghĩ của VINACHAO - các sản phẩm VINACHAO đang cung cấp không chỉ bán cháo mà nó cịn là sứ mệnh “Cung cấp các sản phẩm Tưới-Ngon-Lành nhằm nâng cao sức khỏe của người Việt và giả - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
kh ơng lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu, bởi vì trong suy nghĩ của VINACHAO - các sản phẩm VINACHAO đang cung cấp không chỉ bán cháo mà nó cịn là sứ mệnh “Cung cấp các sản phẩm Tưới-Ngon-Lành nhằm nâng cao sức khỏe của người Việt và giả (Trang 26)
Hình 2.2: Thực đơn và giá một số sản phẩm của VINACHAO - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Hình 2.2 Thực đơn và giá một số sản phẩm của VINACHAO (Trang 26)
Với tình hình và quy mơ phát triển hiện nay, VINACHAO xác định yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu liên quan đến việc phát triển của doanh nghiệp - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
i tình hình và quy mơ phát triển hiện nay, VINACHAO xác định yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu liên quan đến việc phát triển của doanh nghiệp (Trang 29)
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động theo giới tính - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động theo giới tính (Trang 30)
Bảng 2.7. Cơ cấu lao động theo độ tuổi - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.7. Cơ cấu lao động theo độ tuổi (Trang 30)
Bảng 2.8. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.8. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (Trang 31)
Bảng 2.9: Sức sinh lợi - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.9 Sức sinh lợi (Trang 33)
Hình 2.5. Quy trình tuyển dụng khối vận hành - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Hình 2.5. Quy trình tuyển dụng khối vận hành (Trang 37)
Bảng 2.10. Bảng lương của Bộ phận QA - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.10. Bảng lương của Bộ phận QA (Trang 40)
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu (Trang 44)
Dựa vào bảng kế hoạch tiêu thụ Cửa hàng trưởng gửi cho Khối sản xuất hằng ca, Khối sản xuất sẽ dựa vào đó để xuất kho theo lượng đặt hàng tại  cửa hàng và đảm bảo quá trình vận hành tại cửa hàng được thông suốt - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
a vào bảng kế hoạch tiêu thụ Cửa hàng trưởng gửi cho Khối sản xuất hằng ca, Khối sản xuất sẽ dựa vào đó để xuất kho theo lượng đặt hàng tại cửa hàng và đảm bảo quá trình vận hành tại cửa hàng được thông suốt (Trang 46)
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp chi phí năm 2020-2021 - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp chi phí năm 2020-2021 (Trang 48)
Hình 2.7. Phương pháp định giá - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Hình 2.7. Phương pháp định giá (Trang 50)
Hình 2.8. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức nhật kí chung - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Hình 2.8. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức nhật kí chung (Trang 51)
Bảng 2.14: Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.14 Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh (Trang 52)
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế tốn của cơng ty. - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế tốn của cơng ty (Trang 53)
Bảng 2.16. Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2020-2021 - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.16. Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2020-2021 (Trang 57)
Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn năm 2020-2021 - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn năm 2020-2021 (Trang 57)
Bảng 2.17. Bảng cơ cấu tài sản năm 2020-2021 - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.17. Bảng cơ cấu tài sản năm 2020-2021 (Trang 59)
Hình 2.10. Biểu đồ cơ cấu tài sản năm 2020-2021 - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Hình 2.10. Biểu đồ cơ cấu tài sản năm 2020-2021 (Trang 59)
Bảng 2.20. Tỷ số cơ cấu tài chính - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.20. Tỷ số cơ cấu tài chính (Trang 61)
Bảng 2.21. Các tỷ số về khả năng hoạt động năm 2020-2021 - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.21. Các tỷ số về khả năng hoạt động năm 2020-2021 (Trang 62)
Bảng 2.22. Các tỷ số về khả năng sinh lời năm 2020-2021 - BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP địa điểm thực tập công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại an tâm
Bảng 2.22. Các tỷ số về khả năng sinh lời năm 2020-2021 (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w