Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy khía cạnh lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ được nhiều tác giả quan tâm, điển hình như các công trình nghiên cứu sau:
2.1 Nhóm Giáo trình, sách chuyên khảo
- Có thể kể đến sách Luật Dân sư Việt Nam (Bình giảng và áp dụng) – trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng– NXB Công an nhân dân của tác giả
Phùng Trung Tập, tại đây tác giả đã bình luận, lý giải và nhận xét hầu hết các quy định trong trách nhiệm BTTHNHĐ, bình luận một số tình huống BTTHNHĐ, trong đó có yếu tố lỗi của người gây thiệt hại, bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra Tuy nhiên, tác giả chưa đi phân tích hết các vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ theo BLDS năm 2015 mà chỉ nói về bản chất lỗi của các chủ thể
- Tại cuốn sách Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án (Tập 1) - NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam do tác giả Đỗ
Văn Đại làm chủ biên (2016), các tác giả đã phân tích nhiều khía cạnh của yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ, có thể kể đến chuyên đề: tồn tại lỗi của người gây thiệt hại; vai trò lỗi của người bị thiệt hại, ….Với từng chuyên đề, tác giả đã phân tích từ quy định của pháp luật, bình luận bản án đến việc so sánh với pháp luật nước ngoài
Từ đó, cuốn sách đề xuất hướng hoàn thiện với những bất cập
- Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt
Nam - bản án và bình luận bản án (tập 2), NXB Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam, tái bản lần thứ 4: Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu lên quan điểm về nhiều nội dung khác nhau, trong đó có việc người của pháp nhân, người làm công, học nghề hoàn trả lại một khoản tiền cho pháp nhân, người dạy nghề
- Tại tác phẩm Sách tình huống pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Bình luận án) của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh –
NXB Chính trị quốc gia sự thật, có nhiều bài viết khác nhau về chế định BTTHNHĐ của nhiều tác giả, trong đó có: bình luận về khái niệm yếu tố lỗi; cách phân biệt lỗi và hành vi gây thiệt hại; đồng thời cũng đưa ra kiến nghị đối với quy định yếu tố lỗi ảnh hưởng như thế nào tới mức hoàn trả trong trường hợp BTTHNHĐ do người của pháp nhân gây ra; …
- Nguyễn Văn Hợi (2020), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, NXB Công an nhân dân, Hà Nội: trong cuốn sách, tác giả đã phân tích kỹ càng các quy định BTTH do tài sản như nguồn nguy hiểm cao độ, công trình xây dựng, thú dữ,
… gây ra Thông qua các quy định pháp luật, tác giả đã đánh giá và thể hiện quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra Trong đó, nổi bật là kiến nghị của tác giả về việc xác định chủ thể có trách nhiệm BTTHNHĐ khi tài sản gây ra thiệt hại
2.2 Nhóm khóa luận, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học
- Hứa Thu Hằng (2014), Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội: Tại bài nghiên cứu, tác giả đưa ra một cách toàn diện về lỗi với tư cách là một trong bốn yếu tố làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ theo BLDS năm 2005, đồng thời đánh giá được những điểm còn bất cập, hạn chế Đồng thời tác giả cũng đưa ra các vaitrò quan trọng của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường Tuy nhiên, đây là bài viết dựa trên BLDS cũ, đã hết hiệu lực, nên chỉ mang tính tham khảo và so sánh
- Tác giả Võ Nguyên Tùng trong tác phẩm Lỗi của bên bị thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng (Luận văn thạc sĩ) đã làm rõ những vấn đề lý luận cốt lõi về lỗi của bên bị thiệt hại trong trách nhiệm BTTHNHĐ và phân tích những vụ án thực tế nhằm khắc những hạn chế còn vướng phải của BLDS năm 2015
- Ngoài ra còn có tác phẩm Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam của tác giả Hoàng Anh Khoa, tại đây tác giả đã nghiên cứu chuyên sâu các quy định về việc xác định mức BTTH trong trách nhiệm liên đới bồi thường và đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện việc đánh giá mức độ lỗi
- Lê Thúy Hương, Nguyễn Tấn Hoàng Hải (đồng tác giả) (2015), Một số điểm mới cơ bản của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo bộ luật dân sự 2015, công trình nghiên cứu khoa học, trường Đại học Luật TP.HCM:
Trong công trình nghiên cứu, các tác giả đi sâu phân tích cụ thể những điểm mới của BLDS năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng so với BLDS năm 2005 Trên cơ sở đó, nhóm tác giả có cái nhìn rõ ràng hơn trong những trường hợp nào lỗi mới là điều kiện bắt buộc cần có và sự quan trọng của yếu tố này tác động đến việc xác định trách nhiệm thực tế
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận của yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ như: khái niệm, lịch sử hình thành, đặc điểm, vai trò, …
Phân tích kỹ càng những vai trò chính của yếu tố lỗi đối với việc xác định trách nhiệm BTTHNHĐ được BLDS 2015 quy định Bên cạnh đó giải thích những điểm còn gây khó hiểu, gây tranh cãi về vấn đề này Đồng thời, giải quyết những hạn chế khi áp dụng các quy định về yếu tố lỗi trong các vụ án thực tế Đề xuất một số kiến nghị chung trong việc hiểu các quy định pháp luật, sửa đổi và bổ sung các quy định về chế định lỗi trong BTTHNHĐ.
Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật, bài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp này sử dụng tại chương 1 Bằng việc chia tách, liệt kê các khái niệm, thuật ngữ pháp lý, các đặc điểm, vai trò để đi sâu hơn vào các chế định pháp luật đang nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh trong quá trình đưa ra các quan điểm khác nhau về một vấn đề của các tác giả Bằng việc so sánh giữa các quan điểm đó, tác giả rút ra, đúc kết một khái niệm chung nhất, đầy đủ nhất Đây là phương pháp nghiên cứu có tính hệ thống, trong từng vấn đề, tác giả tiến hành so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam về chế định lỗi trong BTTHNHĐ với các quy định của pháp luật nước ngoài Đồng thời, tác giả cũng so sánh BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 với BLDS năm 2015 để xem xét các điểm mới, phân tích ưu và nhược điểm của BLDS ở từng giai đoạn khác nhau Theo đó, tác giả phân tích được nét tương đồng và khác biệt; xem xét những bất cập của pháp luật Việt Nam thông qua sự so sánh Từ đó học hỏi kinh nghiệm và đưa ra hướng hoàn thiện phù hợp với pháp luật hiện hành
5.3 Phương pháp bình luận, phân tích Đây là phương pháp quan trọng và tác giả sử dụng hầu hết trong bài nghiên cứu Phương pháp này được tác giả dùng để nghiên cứu các văn bản, tài liệu khác nhau về một chủ đề bằng việc phân tích chúng thành từng bộ phận để hiểu chúng một cách đầy đủ và toàn diện Bên cạnh đó tác giả cũng dùng phương pháp này để phân tích bản án hoặc vụ việc đã được xét xử trong thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề pháp lý cần nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng nhiều ở mục 2.2, 2.3, 2.4 nhằm bổ sung luận cứ những bất cập của quy định pháp luật đang hiện hữu để tạo sự thuyết phục cho quan điểm của tác giả
Sau khi tiến hành phân tích, bình luận bài nghiên cứu sẽ tiến hành tổng hợp của mỗi tiểu mục để tiện theo dõi và khái quát hóa vấn đề Tác giả tổng hợp những quan điểm, những mặt, những thông tin và những kiến nghị đã thu thập được thành một phần kết luận để tóm tắt, đúc kết những kết quả mà đề tài đạt được Phương pháp này được sử dụng nhiều trong phần đưa ra kết luận từng chương và kết luận chung của khóa luận.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các học giả, những người học luật, những người công tác trong lĩnh vực luật.
Bố cục của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, khóa luận đề tài “Vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015” có kết cấu gồm hai chương:
Chương 1: Lý luận chung về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Chương 2: Vai trò, bất cập và kiến nghị hoàn thiện yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự
LÝ LUẬN CHUNG VỀ YẾU TỐ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Khái niệm yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của loài người, trong xã hội đã phát sinh nhiều quan hệ dân sự mới Nếu như trước đây quan hệ hợp đồng là quan hệ chiếm ưu thế và rất phát triển, thì nay quan hệ BTTHNHĐ cũng được đánh giá là quan trọng Để tìm hiểu sâu hơn khái niệm lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ, trước tiên cần tìm hiểu thế nào là trách nhiệm BTTHNHĐ?
Trách nhiệm BTTHNHĐ là một loại trách nhiệm dân sự Hay chúng ta hiểu trách nhiệm dân sự BTTHNHĐ là một loại trách nhiệm pháp lý, là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế, áp dụng với người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại 1
Theo quan điểm của một tác giả khác thì: “trách nhiệm BTTHNHĐ là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết” 2
1 Hứa Thu Hằng (2014), Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, tr.11-12
2 Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 435
Như vậy, có thể thấy trách nhiệm BTTHNHĐ sẽ đặt ra khi quyền, lợi ích hợp pháp của một chủ thể bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại mà không dựa trên bất kì sự thỏa thuận nào trước đó của các bên Bên cạnh đó, trách nhiệm BTTHNHĐ không chỉ bắt nguồn từ hành vi trái pháp luật của con người, mà còn bắt nguồn từ tài sản gây ra Hiện nay, theo BLDS năm 2015, có ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ: (1) thiệt hại thực tế; (2) hành vi trái pháp luật; (3) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế Tinh thần này được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”
Bàn về yếu tố lỗi, hiện nay trong quan hệ dân sự nói chung, quan hệ BTTHNHĐ nói riêng, các tác giả thừa nhận rằng yếu tố lỗi có vai trò quan trọng trong việc xác định trách nhiệm dân sự Bởi lẽ, để áp dụng trách nhiệm dân sự thì cần có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự của con người, mà gắn với hành vi vi phạm này là trạng thái tâm lý bên trong của họ, biểu hiện rõ nhất trạng thái này là yếu tố lỗi
Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam chỉ dừng lại việc đề cập và phân loại lỗi dựa trên ý chí và lý trí mà chưa đưa ra rõ khái niệm “lỗi” trong trách nhiệm dân sự
Cụ thể tại Điều 364 BLDS năm 2015, yếu tố lỗi được quy định rõ ở hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý:
“Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được” Đây cũng là quan điểm chung của các nhà làm luật trên thế giới, hiện nay pháp luật của các quốc gia đều không trực tiếp định nghĩa lỗi làm nguyên tắc chung mà tìm cách gián tiếp định nghĩa lỗi trong các điều luật, hoặc thông qua việc nêu một danh sách liệt kê các trường hợp vi phạm riêng biệt hoặc bằng các nêu tiêu chí chung cho lỗi Điển hình là pháp luật nước Anh, tại đây không định nghĩa khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự, cũng không quy định yếu tố lỗi là một trong các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ Thay vào đó, pháp luật nước Anh có lồng ghép các nghĩa vụ chứng minh không có lỗi của bên gây thiệt hại vào các trường hợp yêu cầu BTTHNHĐ cụ thể 3
Trong khi đó, yếu tố “lỗi” đã được định nghĩa, phân tích, đánh giá cụ thể trong pháp luật hình sự, là một trong những yếu tố tiên quyết để truy cứu trách nhiệm hình sự Có thể thấy, không chỉ trong pháp luật hình sự, yếu tố lỗi trong pháp luật dân sự cũng còn nhiều bất cập vướng mắc trong việc xác định và đánh giá trong các vụ việc trên thực tế Trong các vụ án, các thẩm phán thường xác định căn cứ pháp lý khác nhau trong việc xác định có yếu tố lỗi của con người hay không, từ đó mà có kết quả xét xử không thống nhất Sự không thống nhất này xuất phát từ chưa có khái niệm rõ ràng về yếu tố “lỗi” trong pháp luật dân sự Vì vậy, xét thấy cần phải định nghĩa đúng đắn về yếu tố “lỗi” trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTHNHĐ nói riêng
Dưới góc độ xã hội thì lỗi là biểu hiện quan hệ của một người với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan những quy tắc xử xự chung của xã hội Dưới góc độ tâm lý học thì lỗi là phản ánh yếu tố tâm lý của con người, là yếu tố nội tâm của con người, diễn biến phức tạp và chi phối trực tiếp hành vi của con người 4 Dưới góc độ pháp lý, hiện nay, các tác giả cũng chưa có sự thống nhất quan điểm về khái niệm yếu tố lỗi Theo quan điểm của một nhà nghiên cứu thì: “Mặc dù BLDS và Nghị quyết số 03 không quy định “lỗi” là gì nhưng thông qua định nghĩa “lỗi cố ý” và “lỗi vô ý” chúng ta có thể thấy một điểm chung là cả hai loại lỗi này đều có “nhận thức” về thiệt hại của người có hành vi gây thiệt hại” 5 Như vậy, trong khoa học pháp lý, đa số các tác giả đều nhận định lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của con người Nếu dựa
3 Hoàng Thị Hải Yến (2012), “Bàn về khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tòa án nhân, Số 7/2012, tr 31 – 40.
4 Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, NXB Hà Nội, Hà Nội, tr.77
5 Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án (Tập 1), NXB Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam Hà Nội, tr.114 vào quan điểm này thì yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự cũng được xác định giống với yếu tố lỗi trong trách nhiệm hình sự
Trái ngược với quan điểm trên, tác giả Phạm Kim Anh lại cho rằng: “Luật dân sự không thể coi lỗi là trạng thái tâm lý, là nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra” 6 Cụ thể, tác giả cho rằng trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự là hai chế định khác nhau, vì vậy không thể xây dựng định nghĩa lỗi trong trách nhiệm dân sự dựa trên có sở định nghĩa lỗi trong trách nhiệm hình sự mà cần phải tách bạch hai khái niệm này Theo quan điểm này thì “lỗi” được hiểu là “sự quan tâm, chu đáo của chủ thể đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình Một cá nhân hay pháp nhân, được coi là không có lỗi nếu khi áp dụng tất cả mọi biện pháp để thực hiện đúng nghĩa vụ đã biểu hiện sự quan tâm chu đáo mà tính chất của nghĩa vụ và điều kiện lưu thông dân sự yêu cầu đối với họ.” 7 Để dẫn chứng cho quan điểm trên tác giả Phạm Kim Anh đã đưa ví dụ tại khoản
2 Điều 621 BLDS năm 2005 8 quy định: “Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý bệnh viện, các tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra” Và theo đó việc xác định lỗi của bệnh viện hay tổ chức khác trên không thể dựa trên cơ sở trạng thái tâm lý hay sự nhận thức của các tổ chức đối với hành vi gây thiệt hại của người này mà lỗi phải được thể hiện qua sự quan tâm của bệnh viện, tổ chức đối với nghĩa vụ quản lý của họ đối với người mất năng lực hành vi dân sự
Lịch sử yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Ngay từ khi xây dựng những BLDS nổi tiếng đầu tiên trên thế giới, các nhà làm luật đã nhận thấy rằng hành vi trái pháp luật của con người không chỉ do yếu tố bộc phát bên ngoài mà còn xuất phát từ yếu tố nội tâm bên trong của họ Từ đó, mà yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ đã được đưa vào các quy định pháp luật từ lâu
Vào thời La Mã cổ đại, việc gây thiệt hại về tài sản của cá nhân cũng được pháp luật quy định trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật gây ra Trong đó, yếu tố lỗi cũng đã được nhắc đến và làm căn cứ để miễn trách nhiệm bồi thường đối với người đã có hành vi gây thiệt hại Theo Luật La Mã, lỗi được gọi với cái tên là
(Culpa), được phân chia thành lỗi cố ý (dolus) và lỗi vô ý (culpa) 9 Bên cạnh đó, yếu tố lỗi vô ý được nhắc nhiều hơn và chủ yếu “lỗi” được coi là một trong những yếu tố để người gây thiệt hại chứng minh mình không có trách nhiệm bồi thường
Có thể thấy yếu tố lỗi đã được chú trọng từ rất sớm không chỉ trong pháp luật thế giới mà còn trong pháp luật Việt Nam Khi những quy định về trách nhiệm dân sự được hình thành sơ khai tại các thời đại nhà vua, “lỗi” đã được đưa vào như một yếu tố quan trọng xem xét sự “trừng phạt” đối với chủ thể đã gây thiệt hại cho người khác Một trong những bộ luật điển hình đầu tiên cho pháp luật dân sự Việt Nam là
9 Phạm Kim Anh, tlđd (6), tr.32-36
Bộ luật Hồng Đức (hay còn gọi là Quốc triều hình luật) Bộ luật Hồng Đức có nhiều điểm tiến bộ mà ngày nay vẫn để lại nhiều giá trị cho pháp luật dân sự, trong đó có quy định về lỗi trong BTTHNHĐ Theo tinh thần của Bộ luật này, người vi phạm sẽ có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ hoặc thậm chí là gấp hai lần nếu họ có lỗi Ngược lại, nếu người nào gây ra thiệt hại do sự “lầm lỡ”, thiệt hại xảy ra trong trường hợp rủi ro hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại, thì người đó có thể được giảm hoặc miễn trách nhiệm bồi thường 10
Tiếp nối tinh thần trên, khi đất nước chúng ta bước sang giai đoạn thống nhất nền độc lập chủ quyền trên cả hai miền Bắc - Nam, cũng là lúc có sự chuyển biến lớn trong khoa học pháp lý, trong đó có chế định dân sự Ở thời kỳ này, cũng đã có những văn bản hướng dẫn biện pháp giải quyết tranh chấp về BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra Một trong những văn bản đó là Thông tư số 173-UBTP ngày 23 tháng 03 năm 1972 của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn xét xử BTTHNHĐ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 173-UBTP) Một điểm đánh dấu bước ngoặc tại Thông tư này là xác định yếu tố lỗi như một trong những điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ BTTHNHĐ: “Phải có lỗi của người gây thiệt hại Người gây thiệt hại phải nhận thức hoặc có thể nhận thức được rằng hành vi của mình là trái pháp luật và có thể gây ra thiệt hại cho người khác: cố ý hay vô ý đều là có lỗi” 11 Ở văn bản này, yếu tố “lỗi” được đề cập đến là lỗi cố ý và vô ý và dù ở mức độ lỗi nào thì người có hành vi gây thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường Việc quy định như vậy đã gây ra sự chồng chéo, đối lập ngay trong các điều, khoản của Thông tư
Có thể thấy rõ nhất, có những trường hợp không có sự tác động về mặt nhận thức hay hành động của con người để có thể đánh giá tâm lý của họ như: “Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra” 12 , thì việc đánh giá có trách nhiệm bồi thường phát sinh không thể xét đến điều kiện thứ tư về “lỗi”
Không chỉ được đề cập tại Thông tư số 173-UBTP, quan niệm coi yếu tố “lỗi” là một trong những điều kiện để phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ vẫn được giữ qua hai BLDS thời kì đầu của nước ta – BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 Tiếp thu
10 Phùng Trung Tập (2017), Luật Dân sự Việt Nam (Bình giải và áp dụng) – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, NXB Công an nhân dân, tr.21-23
11 Khoản 4 Mục A Thông tư số 173-UBTP ngày 23 tháng 03 năm 1972 của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
12 Khoản 4 Mục B Thông tư số 173-UBTP ngày 23 tháng 03 năm 1972 của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tinh thần đã có từ trước, hai bộ luật này đã có quy định giống nhau về nguyên tắc phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ Đặc biệt, tại quy định này, yếu tố “lỗi” đã được chú trọng khi đưa lên ý đầu tiên của câu, như một điều kiện tiên quyết để phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường” 13
Ngoài ra, mức độ và hình thức “lỗi” của người gây thiệt hại cũng được làm rõ tại hai Bộ luật này Đặc biệt là quy định hình thức lỗi vô ý được sử dụng để giảm mức BTTH: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của minh” 14
Có thể thấy các quy định về chế định dân sự thời kỳ đầu, các nhà làm luật đã nhận thức được vai trò quan trọng của trạng thái tâm lý của con người khi thực hiện nghĩa vụ pháp luật Tuy nhiên, sự đánh giá quá cao này đã gây ra nhiều bất cập trên thực tế, trong thực tiễn pháp lý dường như các thẩm phán không có sự phân biệt rõ ràng giữa “hành vi trái pháp luật” và “lỗi” Theo quan điểm một tác giả, họ cho rằng trên thực tế chưa thấy một bản án nào từ chối yêu cầu BTTH sau khi xác định có
“hành vi trái pháp luật”, “thiệt hại”, “quan hệ nhân quả” và thiếu đi điều kiện về “lỗi” Thường thì Tòa án chỉ quan tâm tới ba yếu tố đầu chứ không phân tích yếu tố thứ tư Trong một số trường hợp, Tòa án có nhân xét là chủ thể “có lỗi” hay “không có lỗi” nhưng lỗi ở đây đã được hiểu theo hướng của hành vi trái pháp luật, chứ không phải là trạng thái tâm lý, nhận thức của người gây thiệt hại 15
Tại thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu lực đã xuất hiện nhiều vụ việc trách nhiệm BTTH vẫn phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có đủ nhận thức về hành vi gây thiệt hại của mình, điển hình như vụ việc sau: Ông Thịnh là công nhân nghỉ mất sức Từ cuối tháng 8 năm 2006, ông Thịnh có biểu hiện thần kinh không ổn
15 Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Lý luận, thực tiễn và hướng sửa đổi Bộ luật dân sự”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về “Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: so sánh pháp luật Việt Nam, Hoa Kỳ và Singapore = Business torts: A comparison of the law of Vietnam, the United States and Singapore, do Khoa Luật Quốc tế Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Đặc điểm của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Như đã phân tích, xét về khái niệm, yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ có điểm tương đồng với yếu tố lỗi trong các trách nhiệm pháp lý khác Kể cả trong trách nhiệm hình sự, khi so sánh khái niệm lỗi ở trên với định nghĩa lỗi trong luật hình sự chúng ta thấy về nội dung cơ bản không có gì khác nhau 19 Tuy nhiên, mỗi trách nhiệm pháp lý sẽ phản ánh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm khác nhau nên yếu tố lỗi cũng có những đặc điểm và vai trò cũng khác nhau Dựa trên những bản chất đặc trưng của trách nhiệm BTTHNHĐ, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm sau của yếu tố “lỗi” sau:
Thứ nhất, lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ là yếu tố chủ quan, là trạng thái tâm lý của con người đối với các nghĩa vụ pháp lý dân sự
Trong khoa học pháp lý, đặc điểm này được xem là đặc trưng chung của yếu tố lỗi Kể cả trong trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm dân sự, lỗi đều được nhắc đến
17 Lê Thị Thúy Hương và Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Một số điểm mới cơ bản của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS 2015”, Kỷ yếu Hội thảo Những điểm mới của BLDS 2015, Khoa luật Dân sự - trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.46
18 Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, NXB Tư pháp,
19 Lê Quang Trung (2015), Trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu, Luận văn thạc sĩ, Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.37 như một yếu tố xuất phát từ nội tâm của con người Người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị coi là có “lỗi” nếu như người đó nhận thức được hoặc không nhận thức được nhưng có đủ điều kiện thực tế để nhận thức được tính chất gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều khiển một hành vi khác không gây thiệt hại 20
Dựa trên đặc điểm này, để xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm pháp lý, chúng ta cần phân định được hai yếu tố: khách quan và chủ quan của sự việc gây thiệt hại Trong đó, yếu tố chủ quan là sự tác động của ý chí của con người đối với việc thiệt hại xảy ra Còn yếu tố khách quan theo quan điểm của một học giả đó là hoàn cảnh, sự kiện pháp lý nằm ngoài sự kiểm soát của nhận thức con người, có thể kể đến như: sự kiện bất khả kháng, sự tác động của bên bị thiệt hại, … 21
Mặt khác có quan điểm cho rằng yếu tố khách quan của sự việc sẽ được tách bạch nếu chúng ta hiểu rằng hành vi xử sự gây thiệt hại phải là hành đi đã vi phạm một quy phạm điều chỉnh đã có từ trước Các thẩm phán Pháp vào những năm đầu của thế kỷ XX, việc đánh giá con người có lỗi trong khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cần có biện pháp so sánh dựa trên những “tiêu chuẩn trừu tượng”, cần đặt giả thuyết rằng, trong cùng một hoàn cảnh tương tự, một con người “lý tưởng” với năng lực nhận thức đầy đủ, với một ý thức pháp luật tốt, một tâm lý ổn định thì người đó có thực hiện hành vi gây thiệt hại đó hay không Nếu ngoài hành vi gây thiệt hại đó, họ hoàn toàn có khả năng thực hiện một hành vi khác sẽ không gây thiệt hại thì người đó được xác định có lỗi trong việc gây ra thiệt hại Nếu bắt buộc họ phải thực hiện hành vi đó thì được các Thẩm phán xác định là không có lỗi 22
Thứ hai, yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ là yếu tố được pháp luật quy định
Về đặc điểm này, đã có nhiều quan điểm khác nhau, có học giả cho rằng lỗi trong BTTHNHĐ là lỗi suy đoán 23 Điều này càng được khẳng định, bởi hiện nay, theo khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015 không đề cập đến yếu tố lỗi trong căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường Vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ
20 Vi Ngọc Diệp (2018), Yếu tố lỗi của các vụ tranh chấp trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, tr 7,8
21 Lê Văn Sua (2017), “Bàn về sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc suy đoán lỗi tại Bộ luật Dân sự năm 2015”,
Tạp chí Luật sư Việt Nam, (09), tr.7-11
22 Hoàng Thị Hải Yến, tlđd (3), tr.31
23 Trịnh Tuấn Anh (2016), “Bàn về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015”, Tạp chí Kiểm sát, (19), tr.38 không còn được pháp luật nhấn mạnh trong căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH, mà chỉ được nhấn mạnh tại khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015 về việc người gây thiệt hại không phải chịu bồi thường nếu việc gây thiệt hại hoàn toàn do lỗi bên bị thiệt hại Như vậy, lỗi ở đây là lỗi suy đoán, tức là người gây thiệt hại luôn được suy đoán là có lỗi và chính người này phải gạt bỏ sự suy đoán đó bằng cách chứng minh điều ngược lại 24
Nhưng có quan điểm cho rằng, lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là lỗi do pháp luật quy định trước về hình thức và mức độ Điều này được lý giải như sau: Trong trách nhiệm dân sự, điều kiện lỗi không thể thiếu trong việc xác định Bên cạnh đó, điều luật đã quy định rõ về hình thức lỗi (Điều 364 BLDS năm 2015 về lỗi cố ý và lỗi vô ý Ngoài ra, khi xác định trách nhiệm BTTHNHĐ, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật – người có hành vi có lỗi phải BTTH Bên cạnh đó, cần phải phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể nhất định trong quan hệ dân sự và trách nhiệm dân sự của chủ thể Việc suy đoán lỗi là không cần thiết 25
Theo quan điểm của tôi, thì yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ là yếu tố đã được dự trù và quy định rõ ràng trong pháp luật chứ không phải do suy đoán Việc loại bỏ yếu tố lỗi trong khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 26 , không đồng nghĩa rằng pháp luật dân sự loại bỏ ý nghĩa của yếu tố này trong việc xác định trách nhiệm bồi thường, mà xuất phát từ nguyên tắc người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi Có thể thấy rõ, khi xác định trách nhiệm BTTH có phát sinh, ngoài ba căn cứ tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015, chúng ta cũng cần phải xác định lỗi, bởi lẽ trách nhiệm này sẽ không xảy ra nếu bên gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại như trường hợp sự kiện bất khả kháng 27 Điều này cho thấy, lỗi của người gây thiệt hại không phải được định sẵn là luôn tồn tại trong việc gây thiệt hại, mà cần được phải xác định rõ có lỗi hay không dựa trên các quy định pháp luật
24 Vi Ngọc Diệp, tlđd (20), tr 7,8
25 Phùng Trung Tập, tlđd (10), tr.79
26 Khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”
27 Khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015 có quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”
Thứ ba, trách nhiệm BTTHNHĐ phát sinh ngay cả khi không có lỗi
Trong trách nhiệm BTTHNHĐ thì dù người gây thiệt hại có lỗi hay không cũng phải bồi thường vì người gây thiệt hại trước khi tiến hành một công việc nào đấy phải thấy trước những tác hại có thể xảy ra và phải áp dụng những biện pháp đề phòng Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt được yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ với các trách nhiệm pháp lý khác Trong trách nhiệm hình sự, yếu tố lỗi là thành phần bắt buộc trong cấu thành tội phạm, để buộc người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự, người phạm tội cần có lỗi Tương tự, trách nhiệm dân sự trong hợp đồng cũng phát sinh khi có lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên là do mỗi quan hệ pháp luật sẽ phản ánh mức độ quan tâm và điều chỉnh của Nhà nước đối với các hành vi của người dân Pháp luật dân sự yêu cầu bên gây thiệt hại phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi với mục đích nâng cao trách nhiệm của người dân khi thực hiện nghĩa vụ phòng chừa và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của cá nhân, pháp nhân khác
Thứ tư, chủ thể phải có nghĩa vụ chứng minh yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ là người gây thiệt hại
Nếu như theo quy định tại BLDS năm 2005, người bị thiệt hại muốn yêu cầu bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mình, họ phải chứng minh đủ bốn căn cứ: có hành vi gây thiệt hại; có thiệt hại xảy ra trên thực tế; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế; và cuối cùng là lỗi của người gây thiệt hại Những quy định này trên thực tế đã gây nhiều khó khăn cho người bị thiệt hại, vì như đã phân tích, yếu tố lỗi là trạng thái bên trong của người gây thiệt hại, mà trạng thái này chỉ có người gây thiệt hại mới có thể biết rõ và hiểu nhất Người bị thiệt hại không thể đánh giá, càng không thể chứng minh một cách triệt để rằng người gây thiệt hại đang suy nghĩ gì, ý chí của họ như thế nào? Từ đó mà quy định này đã gây tâm lý “ái ngại” cho người bị thiệt hại khi khởi kiện yêu cầu bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm, dần dần các vụ việc gây thiệt hại vẫn xảy ra hàng ngày trên thực tế nhưng lại không được giải quyết, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân
Phân loại yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự
Hiện nay theo quy định tại Điều 364 BLDS năm 2015, có hai hình thức lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTHNHĐ nói riêng: lỗi cố ý và lỗi vô ý 29
Về lỗi cố ý, theo khoản 1 Điều 364 BLDS năm 2015, để đánh giá một người có lỗi cố ý, sẽ dựa trên hai tiêu chí là nhận thức và ý chí Thứ nhất, chúng ta xem xét nhận thức của người có hành vi, lỗi cố ý là khi họ có đầy đủ khả năng để nhìn nhận hành vi của mình sẽ xâm phạm đến tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác Trên thực tế, có những trường hợp vì một sự kiện khách quan mà người gây thiệt hại sẽ không thể biết được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại dù họ bắt buộc phải biết, như trong trường hợp người gây thiệt hại không đầy đủ năng lực hành vi dân sự Khi một người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, họ đã không thể có khả năng điều khiển hành vi của mình, do đó mà hiện nay theo BLDS năm 2015, họ sẽ không phải có trách nhiệm BTTH Thứ hai, về ý chí, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây thiệt hại luôn nhằm mục đích thiệt hại có xảy ra cho người khác và thể hiện dưới hai mức độ:
- Mong muốn có thiệt hại xảy ra
28 Khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015 có quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”
29 Điều 364 BLDS năm 2015: “Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.”
- Không mong muốn có thiệt hại xảy ra nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra 30
Mức độ ý chí của người gây thiệt hại trên thực tế là điều khó có thể xác định vì như đã biết, đây được xem là diễn biến nội tâm của con người Bên cạnh đó, có những trường hợp BTTH nằm ngoài ý muốn của người gây thiệt hại dù họ có đủ khả năng để nhận thức về hậu quả của hành vi, đó là trường hợp gây thiệt hại khi phòng vệ chính đáng Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, người rơi vào trường hợp phòng vệ chính đáng là khi họ chống trả trong phạm vi cần thiết để bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức Khi chống trả hành vi xâm phạm của người khác, người phòng vệ chính đáng có thể sẽ gây thiệt hại mà nằm ngoài ý muốn của họ, do đó theo quy định tại Điều 594 BLDS năm 2015 về việc gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng sẽ không phải bồi thường
Nếu như trách nhiệm hình sự, yếu tố lỗi được phân định thành bốn hình thức: lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý trực tiếp, lỗi vô ý gián tiếp; thì trong trách nhiệm dân sự, bên cạnh lỗi cố ý chỉ có hình thức lỗi vô ý Để xác định và phân tích người có hành vi gây thiệt hại có lỗi vô ý hay không, theo quan điểm các tác giả cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau 31 , đặc biệt là sự biến pháp lý tương đối Sự biến pháp lý tương đối là một trong sự kiện pháp lý làm phát sinh trách nhiệm dân sự, cụ thể sự biến này phát sinh là do hành vi của con người tác động dưới hình thức lỗi vô ý – có thể do con người cẩu thả hoặc suy nghĩ chủ quan Tuy nhiên, sự biến pháp lý này sau khi phát sinh sẽ diễn biến nằm ngoài sự kiểm soát của con người, sự thay đổi và chấm dứt của nó nằm ngoài ý muốn của họ, từ đó mà hậu quả xấu đã xảy ra Như vậy, hành vi tạo ra sự biến pháp lý tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật Theo khoản 2 Điều 364 BLDS 2015, người gây thiệt hại dù xét về ý chí họ không muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra, nhưng thiệt hại ấy khởi nguồn từ hành vi vô ý của họ, vì vật mà họ có trách nhiệm phải bồi thường
30 Vi Ngọc Diệp, tlđd (20), tr.13
31 Theo Lê Văn Sua (2018), “Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, (10), tr.3-7 : “Lỗi không tự nó có vị trí độc lập với các yếu tố khác trong việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.”.
Ý nghĩa của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong khoa học pháp lý, khi xem xét trách nhiệm BTTHNHĐ, đa số học giả đều đánh giá cao yếu tố lỗi của các chủ thể Nếu như yếu tố thiệt hại, hành vi gây thiệt hại, mối quan hệ nhân quả trong BTTHNHĐ là những yếu tố biểu hiện ra bên ngoài, thì yếu tố lỗi lại là nhận thức bên trong của con người Mà từ nhận thức và ý chí của con người sẽ thúc đẩy họ thực hiện hành vi ra thế giới bên ngoài, trong đó có hành vi gây thiệt hại cho người khác Vì vậy, yếu tố lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm BTTHNHĐ
Thứ nhất, lỗi là căn cứ miễn trừ trách nhiệm BTTHNHĐ
Theo quy định trước đây tại Điều 604 BLDS năm 2005 và Mục I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngoài ba điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường là: (1) có thiệt hại xảy ra; (2) có hành vi trái pháp luật; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; còn có yếu tố lỗi của người gây thiệt hại Nhưng hiện nay, theo quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015, yếu tố lỗi không còn có ý nghĩa bắt buộc trong việc làm căn cứ để yêu cầu BTTHNHĐ, mà thay vào đó là căn cứ để bên gây thiệt hại có thể được miễn trừ trách nhiệm bồi thường Theo quy định mới trên, thì người gây thiệt hại nếu họ chứng minh được sự việc gây thiệt hại hoàn toàn không xuất phát từ lỗi của họ, sự việc đó có thể do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì họ sẽ không có nghĩa vụ bồi thường
Dựa trên nguyên tắc chung tại Điều 584 BLDS năm 2015, trong các quy định trường hợp BTTH cụ thể cũng có nói về yếu tố lỗi là căn cứ miễn trách nhiệm Đó là trường hợp gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng (Điều 594 BLDS năm 2015), lúc này người gây thiệt hại buộc phải xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc của người khác Trong trường hợp này, khi xét đến lỗi của các chủ thể thì nguyên nhân khởi đầu gây ra thiệt hại thuộc về người thứ ba hoặc bên bị hại, do đó, bên gây thiệt hại sẽ được miễn trách nhiệm BTTH Nhưng lưu ý rằng việc phòng vệ này chỉ được coi căn cứ miễn trách nhiệm nếu nó nằm trong hạn mức cho phép, vừa đủ để chống trả trước hành vi xâm phạm của chủ thể nào đó
Thứ hai, lỗi là căn cứ xác định chủ thể có trách nhiệm BTTHNHĐ
Về nguyên tắc, khi có sự xâm phạm đến tính mạng, tài sản, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác thì trách nhiệm BTTHNHĐ sẽ đặt ra đối với chủ thể có lỗi Đây cũng là nguyên tắc được BLDS 2015 sử dụng xuyên suốt trong chế định BTTHNHĐ Cụ thể, nếu người gây thiệt hại có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ, điều khiển hành vi của mình nhưng đã lựa chọn các xử sự không phù hợp gây thiệt hại cho người khác; thì họ buộc phải tự mình bồi thường dù họ có lỗi hay không Nhưng nếu bên bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt thì họ cũng phải bồi thường tương ứng với mức lỗi của mình – theo quy định khoản 4 Điều 585 BLDS năm 2015
Dựa vào lỗi, chúng ta cũng có thể xác định chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra Lúc này, yếu tố lỗi đặt ra cho các chủ thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, vì đây là những chủ thể được hưởng quyền lợi từ những tài sản trên nên nếu họ có lỗi trong việc quản lý tài sản thì họ phải bồi thường Bên cạnh đó, đã số các trường hợp tài sản gây thiệt hại đều thừa nhận tinh thần sau: khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản có lỗi trong việc để tài sản bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới BTTH Có thấy quy định trên tại khoản 4 Điều 601 năm BLDS 2015 về trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; hay tại khoản 3 Điều 603 BLDS năm 2015 về trường hợp BTTH do súc vật gây ra; và trường hợp BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (Điều 605 BLDS năm 2015)
Thứ ba, lỗi là căn cứ xác định mức BTTHNHĐ
Cách xác định mức BTTH dựa trên mức độ lỗi của các chủ thể đã được giữ nguyên từ BLDS năm 2005 đến BLDS năm 2015 và điều này hết sức hợp lý Chẳng hạn, trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau 32 Hoặc khi bên bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải BTTH phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên bị hại Không những vậy, theo khoản 2 Điều 585 BLDS 2015, thì người gây thiệt hại sẽ được Tòa án cân nhắc giảm mức BTTH nếu họ có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế
32 Điều 587 BLDS năm 2015 của họ Như vậy, chúng ta có thể thấy chủ thể gây thiệt hại với mức độ lỗi như thế nào chính là căn cứ để xác định mức bồi thường mà người đó phải gánh chịu
Thứ tư, lỗi là căn cứ quan trọng trong việc yêu cầu các chủ thể thực hiện nghĩa vụ hoàn trả
Như chúng ta đã biết, bên cạnh quan hệ BTTH giữa bên có nghĩa vụ bồi thường và bên được nhận bồi thường thì trong các quy định về chế định BTTHNHĐ đồng còn có phát sinh quan hệ hoàn trả giữa chủ thể có lỗi trong việc gây thiệt hại và tổ chức đã thực hiện nghĩa vụ bồi thường Và căn cứ duy nhất và quan trọng để xác định người gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản tiền bồi thường mà tổ chức đã thay họ thực hiện hay không là yếu tố “lỗi” của người gây thiệt hại Theo đó, khi người của pháp nhân, người làm công, người học nghề gây thiệt hại khi họ đang thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì người sử lao động sẽ có nghĩa vụ bồi thường thay cho họ đối với người bị thiệt hại Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động chứng minh được người làm công, người học nghề đã có lỗi trong việc gây thiệt hại thì có thể yêu cầu họ hoàn trả số tiền đã bồi thường này
Yếu tố lỗi của trách nhiệm BTTHNHĐ là một chế định quan trọng trong quan hệ dân sự, do đó, việc hiểu những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật về yếu tố lỗi của các chủ thể trong trách nhiệm BTTHNHĐ là thực sự cần thiết Qua chương 1 này, tác giả đã phân tích và nêu quan điểm của mình đối với những vấn đề về khái niệm, lịch sử hình thành trong pháp luật Việt Nam, đặc điểm, hình thức và ý nghĩa của yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHNHĐ
Mặc dù, còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm của yếu tố lỗi, nhưng hiện nay khái niệm được đa số học giải thừa nhận là: “lỗi là trạng thái tâm lý và nhận thức của một người đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra” Dựa trên khả năng nhận thức và ý chí của con người khi tham gia quan hệ BTTHNHĐ, ta có thể phân loại “lỗi” của chủ thể thành hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý Cả hai hình thức đều có những đặc điểm chung sau: một là yếu tố chủ quan và nội tâm của con người; hai là yếu tố được pháp luật thừa nhận và quy định rõ ràng không phải là sự suy đoán; ba là không còn là căn cứ tiên quyết để phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ và cuối cùng chủ thể có nghĩa vụ chứng minh yếu tố lỗi là người gây thiệt hại
Có thể thấy, yếu tố lỗi đã được quy định trong BLDS từ rất sớm, ngay từ những quy định trong Bộ luật Hồng Đức, lỗi đã là căn cứ để định mức bồi thường khi một người có hành vi phạm tội Kế thừa giá trị trên, yếu tố lỗi một lần nữa được nhấn mạnh với vai trò làm căn cứ phát sinh trách nhiệm trong các BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, đặc biệt hiện nay, yếu tố lỗi vẫn không hề bị lược bỏ trong BLDS năm 2015 Tuy nhiên, mỗi một thời kỳ của BLDS, yếu tố lỗi lại có vị trí quan trọng khác nhau Theo quan điểm của tác giả, hiện nay yếu tố lỗi có bốn vai trò chủ yếu sau: là căn cứ miễn trừ trách nhiệm BTTHNHĐ; là căn cứ xác định chủ thể có trách nhiệm BTTHNHĐ; là căn cứ xác định định mức BTTHNHĐ và là căn cứ yêu cầu các chủ thể thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.
VAI TRÒ, BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN YẾU TỐ LỖI TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Yếu tố lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trước đó, chế định trách nhiệm BTTHNHĐ bao gồm 26 điều khoản được quy định từ Điều 604 đến Điều 630 BLDS năm 2005 đã có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức khi bị xâm phạm trái pháp luật gây thiệt hại về danh dự, uy tín, tài sản, sức khỏe, tính mạng Đây là những cơ sở quan trọng để Nhà nước dựa vào đó giải quyết các tranh chấp trong vấn đề BTTHNHĐ Đồng thời, kể từ khi BLDS năm 2005 có hiệu lực, nhìn chung các quy định trong trách nhiệm BTTHNHĐ không chỉ đáp ứng kịp thời quá trình giải quyết BTTH do hành vi trái pháp luật trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp mà còn mang lại hiệu quả tương đối toàn diện trong việc áp dụng chế tài hay nâng cao ý thức pháp luật trong tầng lớp nhân dân 33
Tuy nhiên, theo Tờ trình số 39/TTr-Cp về dự án BLDS (sửa đổi) của Chính phủ cho biết rằng, trước sự chuyển biến sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, và nhu cầu bảo vệ ngày càng cao quyền con người, quyền công dân thì BLDS năm
2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Khắc phục được những điểm chưa phù hợp, BLDS năm 2015 đã thành công trong việc bảo vệ người bị gây thiệt hại khi chuyển
33 Lê Thúy Hương, Nguyễn Tấn Hoàng Hải (đồng tác giả), Một số điểm mới cơ bản của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015, Hội thảo khoa học Những điểm mới
BLDS năm 2015 do Khoa Luật Dân sự tổ chức, tr.1 nghĩa vụ chứng minh lỗi sang cho người gây thiệt hại bằng việc không còn đặt ra yêu cầu của yếu tố lỗi bao gồm lỗi cố ý hay vô ý là điều kiện bắt buộc cần có khi xác định một hành vi xâm phạm để làm căn cứ BTTHNHĐ nữa Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường Việc xác định trách nhiệm bồi thường thực tế có xảy ra hay không sẽ dựa vào ba yêu cầu (1) hành vi trái pháp luật, (2) thiệt hại thực tế xảy ra, (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra
Trong việc xác định trách nhiệm BTTHNHĐ theo quy định pháp luật dân sự, yếu tố lỗi vẫn được coi trọng Mặc dù về nguyên tắc chung, BLDS năm 2015 buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, pháp luật vẫn đặt ra yêu cầu của yếu tố lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ Việc quy định yếu tố lỗi như trên là hợp lý vì yếu tố lỗi có vai trò quan trọng giúp cho các giao dịch dân sự được tiến hành một cách minh bạch và công bằng giữa các chủ thể Nếu loại bỏ hoàn toàn yếu tố lỗi, sẽ khiến cho các chủ thể trong quan hệ dân sự dè chừng, không yên tâm khi giao lưu vì nếu họ gây bất kỳ một thiệt hại nào cho người khác thì họ phải bồi thường mặc dù họ không có bất kỳ lỗi nào Vì vậy, có quan điểm cho rằng: “Không thể phủ nhận rằng trách nhiệm không dựa trên lỗi ngày càng chứng minh được tầm quan trọng và tín hiệu quả của nó trước sự vận động không ngừng của quan hệ xã hội dân sự Tuy vậy, không có nghĩa rằng trách nhiệm dựa trên lỗi đã lỗi thời và bị phủ nhận hoàn toàn Hai loại trách nhiệm này nên tồn tại song song thì mới có những cách giải quyết phù hợp cho từng tình huống cụ thể” 34
Theo tinh thần của BLDS năm 2015, về nguyên tắc chung để yêu cầu một chủ thể có trách nhiệm BTTHNHĐ, yếu tố lỗi của người gây thiệt hại không cần phải chứng minh Tuy nhiên, như đã trình bày, vì trách nhiệm BTTHNHĐ do lỗi vẫn có vai trò quan trọng nên tại đoạn cuối khoản 1 Điều 584 năm BLDS 2015 đã quy định hai trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc chung này, đó là: “trường hợp BLDS năm 2015” quy định khác và “luật khác có liên quan” quy định khác Tức là nếu các quy định tại các trường hợp BTTHNHĐ cụ thể hoặc các quy định tại Luật chuyên ngành
34 Nguyễn Thị Phương Châm , Ngô Thu Trang (đồng tác giải), Tiến trình phát triển pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ, Những vấn đề lý luận hiện đại về Nhà nước và pháp luật, tr 112, 113 khác yêu cầu phải có yếu tố lỗi để buộc người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thì chúng ta sẽ ưu tiên áp dụng có quy định riêng này
Thứ nhất, trường hợp BLDS năm 2015 quy định khác Đâu đó, trong các điều khoản nhỏ về các trường hợp BTTHNHĐ cụ thể đã quy định rằng người có trách nhiệm BTTH phải là người cố ý hoặc vô ý gây ra thiệt hại - tức là trách nhiệm BTTHNHĐ chỉ phát sinh khi xác định được có lỗi của chủ thể Chẳng hạn khoản 2 Điều 596 BLDS năm 2015: “Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại” Ở quy định trên, người có trách nhiệm BTTH là người đã “cố ý” tạo ra những điều kiện thuận lợi, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi gây thiệt hại Việc yêu cầu chủ thể này phải BTTH là hợp lý, bởi lẽ họ nhận thức được việc làm cho người gây thiệt hại say dẫn đến khả năng gây nguy hiểm cho xã hội và người khác cao, nhưng họ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này Lưu ý rằng chủ thể này phải là người có lỗi cố ý, tức là ý chí của họ mong muốn có thiệt hại xảy ra thông qua việc chuốc say người khác, làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi Vì vậy, mà yếu tố lỗi của chủ thể này cần được chứng minh để yêu cầu họ có nghĩa vụ BTTH
Khi xét đến căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ dựa trên yếu tố lỗi, hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt đối với trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra Nhiều nhà luật học cho rằng, “trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra của chủ sở hữu là xuất phát từ tư cách chủ thể, chủ sở hữu là người có nghĩa vụ trông giữ và quản lý, vì vậy khi súc vật gây thiệt hại cho người khác thì suy đoán rằng chủ sở hữu đã có lỗi trong việc trông giữ và quản lý đó” 35 Tuy nhiên quan điểm trên chưa hợp lý, có thể thấy tại khoản 3 Điều 584, không có đưa yếu tố lỗi làm nguyên tắc chung để xác định trách nhiệm BTTHNHĐ Theo đó, khi tài sản gây thiệt hại, người bị thiệt hại không cần chứng minh lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản mà chỉ cần chứng minh có sự kiện tài sản gây thiệt hại cho mình Nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy đây là một quy định hợp lý vì xét về bản chất, những thiệt hại trong trường hợp tại khoản 3 Điều 584 BLDS năm 2015 là do bản thân tài sản gây ra, mà lỗi là yếu tố gắn liền với hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của con người, vì vậy mà không thể xác định được lỗi Hơn nữa, trong rất nhiều trường hợp,
35 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyền Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự Việt Nam, NXB Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.497 tài sản có thể gây thiệt hại mà ngay cả bản thân chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không thể kiểm soát được Nếu như coi lỗi là một điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ thì trong các trường hợp này, không thể yêu cầu họ có nghĩa vụ bồi thường, từ đó quyền lợi của người bị hại không được đảm bảo 36 Tuy nhiên, như đã khẳng định từ đầu sẽ có những trường hợp ngoại lệ, mà phải do BLDS hoặc các luật khác quy định rõ, thì yếu tố lỗi của các chủ thể vẫn được đặt ra để xem xét để yêu cầu con người phải chịu trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra Có thể thấy tại khoản 2 Điều 603 BLDS năm 2015, khi đề cập đến thiệt hại do súc vật gây ra, pháp luật đã ràng buộc bên thứ ba (không phải chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật và cũng không phải người bị hại) có trách nhiệm BTTH Và vì đây là một chủ thể đặc biệt, họ sẽ không có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp quản lý súc vật, do đó để yêu cầu BTTH thì phải có thêm điều kiện “lỗi” Khi xem xét có sự tác động của chủ thể thứ ba này, tòa án hoặc người bị thiệt hại phải chứng minh họ có cố ý hoặc vô ý trong việc thúc đẩy súc vật gây thiệt hại thì mới yêu cầu họ chịu trách nhiệm
Từ những phân tích trên khẳng định rằng trong trường hợp BLDS có quy định bồi thường dựa trên yếu tố lỗi, thì lỗi là điều kiện phát sinh trách nhiệm, và nếu luật pháp không quy định thì căn cứ phát sinh lúc này chỉ cần dựa trên ba yêu cầu chung tại Điều 584
Nguyên tắc trên cũng là thừa nhận rộng rãi trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới Các quốc gia điển hình cho các hệ thống pháp luật nổi tiếng như Mỹ, Anh hay Pháp, Đức, Nhật Bản đều tồn tại cả hai loại trách nhiệm BTTHNHĐ: trách nhiệm dựa trên lỗi và trách nhiệm không dựa trên lỗi Mặc dù trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt ngày càng phát triển phong phú nhưng các quốc gia này đều không từ bỏ nguyên tắc cấu thành dựa trên lỗi Điển hình như Bộ nguyên tắc Châu Âu về BTTHNHĐ, tại điểm a khoản 1 Điều 1:101: “một người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi họ có ứng xử có lỗi là nguyên nhân của thiệt hại” Nếu hiểu theo quy định này thì yếu tố lỗi ở đây được định nghĩa trên cơ sở của các tiêu chuẩn khách quan là các hành vi thực tế mà mọi người đều phải tuân theo, độc lập với nhận thức cá nhân Tuy nhiên, tại Điều 4:101 của Chương 4 Bộ nguyên tắc này, trách nhiệm pháp lý dựa trên lỗi vẫn được quy định làm căn cứ để buộc người gây thiệt hại phải
36 Phùng Trung Tập, tlđd (10), tr.268 bồi thường: “Một người phải chịu trách nhiệm trên cơ sở lỗi do cố ý hoặc sơ suất vi phạm tiêu chuẩn ứng xử cần thiết”
Tuy nhiên, cần phải lưu ý một lần nữa là yếu tố lỗi không phải điều kiện bắt buộc trong mọi trường hợp BTTHNHĐ, mà chỉ được đặt ra khi pháp luật quy định rõ Điển hình như pháp luật của Pháp Trong thế kỷ gầy đây, Pháp đã bắt đầu dần sửa đổi BLDS và trong phần chung liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại, họ đã thể hiện rõ việc bỏ yếu tố nhận thức này (không có khả năng nhận thức không cản trở việc bồi thường thiệt hại và việc BTTH cần được xem xét độc lập với khả năng nhận thức của chủ thể) Theo Điều 1304-1 một tiền Dự thảo sửa đổi BLDS Pháp (được công bố 2006): “Người gây thiệt hại cho người khác vẫn có trách nhiệm bồi thường cho dù lúc gây thiệt hại người này không có khả năng nhận thức” Trong một tiền Dự thảo được công bố năm 2011 (dưới sự chủ trì của GS Terré), chúng ta thấy nếu “chủ thể của một hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác vẫn phải bồi thường ngay cả khi họ không có khả năng nhận thức 37
Yếu tố lỗi trong việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm BTTHNHĐ là một loại trách nhiệm dân sự đặc thù bởi lẽ trách nhiệm này phát sinh không dựa trên bất kỳ sự thỏa thuận nào trước đó giữa các bên Chính vì sự đặc biệt này nên việc yêu cầu một chủ thể có nghĩa vụ BTTHNHĐ thường gặp khó khăn và phức tạp, đòi hỏi chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố lỗi của các chủ thể Mặc dù yếu tố lỗi không còn là điều kiện cần có làm phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ nhưng lại là yếu tố quan trọng để các Tòa án xác định ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường trong các vụ án thực tế Điều này là hợp lý, vì lỗi là yếu tố nội tâm của một con người, cũng chính là động cơ khiến con người thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật Khi dựa vào trạng thái tâm lý
40 Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín (2014), Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr 152 của các chủ thể, chúng ta sẽ nhận diện rõ hơn ai thực sự cần phải chịu trách nhiệm đối với người bị thiệt hại, từ đó sẽ đảm bảo tính công bằng, minh bạch khi giải quyết các vụ việc BTTHNHĐ
Trước hết, chúng ta cần hiểu, khái niệm chủ thể gây thiệt hại và chủ thể chịu trách nhiệm BTTHNHĐ là không đồng nhất với nhau Người gây thiệt hại cho người khác có thể là bất kỳ ai, nhưng không phải người nào cũng có đủ khả năng BTTH Bên cạnh đó, thiệt hại của BTTHNHĐ không chỉ phát sinh do hành vi của con người gây ra mà con do tài sản gây ra Nên không phải mọi trường hợp người chịu trách nhiệm BTTHNHĐ phải là người đã có thành vi gây thiệt hại Chính vì những lý do trên, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại, pháp luật dân sự đã dự liệu các trường hợp cụ thể buộc một chủ thể không trực tiếp gây thiệt hại phải BTTH do hành vi của người khác hoặc do tài sản gây ra, như trường hợp cha mẹ bồi thường thay cho con chưa thành niên; chủ sở hữu, người sử dụng, chiếm hữu bồi thường khi tài sản gây thiệt hại Vì vậy, chủ thể có trách nhiệm BTTH trong một số trường hợp không phải là người gây thiệt hại
Tinh thần trên được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 Theo đó, về nguyên tắc “người nào” có hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì họ có trách nhiệm BTTHNHĐ Thay vì quy định chủ thể có trách nhiệm BTTHNHĐ là “cá nhân, pháp nhân” như BLDS năm 2005, BLDS đã sử dụng cụm từ “người nào” Đây là sự thay đổi hoàn toàn hợp lý, vì “người nào” mang hàm ý bất kỳ ai cũng có thể gây thiệt hại, kể cả những chủ thể không có đủ năng lực hành vi dân sự, hay cả những tổ chức không đủ điều kiện là pháp nhân theo BLDS 2015 Tại khoản 1 này cũng đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại không phải là người chịu trách nhiệm BTTHNHĐ thông qua cụm từ: “trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” Đây được coi là một ngoại lệ của nguyên tắc, khi có các quy định của BLDS năm 2015 hoặc của các luật riêng chuyên ngành yêu cầu chủ thể thứ ba (ngoài người gây thiệt hại và người bị thiệt hại) phải bồi thường thì sẽ ưu tiên áp dụng những quy định này
Từ những quy định trên, nhận thấy việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTHNHĐ là quan trọng và không chỉ đơn giản là chỉ cần tìm ra người gây thiệt hại thì sẽ buộc họ phải bồi thường, nên trong các trường hợp cụ thể chúng ta cần phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ; nghĩa vụ của các chủ thể và cả thái độ tâm lý của họ đối với sự việc thiệt hại Hiện nay, một số quy định về BTTHNHĐ của BLDS năm 2015 đã được xây dựng theo hướng dựa trên lỗi của con người để xác định chủ thể nào có trách nhiệm BTTHNHĐ Để chứng minh yếu tố lỗi thực sự có vai trò quan trọng, tác giả sẽ phân tích hai trường hợp điển hình sau:
Trường hợp thứ nhất, BTTH cho người khác gây thiệt hại
Theo các quy định về BTTHNHĐ trong BLDS năm 2015, điều kiện để buộc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi là họ phải có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường Chính vì vậy, có những trường hợp, một chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH do hành vi gây thiệt hại của người khác Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân là khả năng một chủ thể thực hiện việc BTTH do hành vi trái pháp luật của mình hoặc của người khác gây ra, dẫn đến thiệt hại về tài sản, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín Khả năng đấy có thể kể đến như khả năng kinh tế, độ tuổi, …và trong đó, đặc biệt là khả năng nhận thức và trạng thái tâm lý của các chủ thể đối với hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Điển hình như trường hợp BTTH do con chưa thành niên gây ra
“Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình” 41
Như vậy, khi trẻ em chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì cha mẹ sẽ có nghĩa vụ phải bồi thường Năng lực chịu trách nhiệm BTTHNHĐ của trẻ em được pháp luật quy định dựa trên độ tuổi và khối lượng tài sản riêng của họ, chứ không phải dựa trên năng lực hành vi dân sự của cá nhân Trẻ em dưới 15 tuổi là những người đang cần được sự bảo bọc, nuôi dưỡng của cha, mẹ; đa số những đứa trẻ này chưa hoàn thiện về mặt nhận thức, cũng chưa có tài sản riêng của mình Còn trẻ em từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc dù đã có đủ khả năng để nhận thức được hành vi gây thiệt hại của mình, thậm chí cũng có thể đã có tài sản riêng của
41 khoản 2 Điều 586 BLDS năm 2015. mình, nhưng đây là những người chưa đủ tuổi có đầy đủ năng lực hành vi, nên tài sản của họ liệu có đủ để “bù đắp” những tổn thất mà họ đã gây ra Do đó, việc yêu cầu những chủ thể này bồi thường sẽ không đảm bảo thật tốt quyền lợi cho bên bị thiệt hại Chính vì điều này cần phải đưa cha, mẹ - người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng các chủ thể này vào diện người chịu trách nhiệm BTTHNHĐ thay cho họ Không chỉ pháp luật Việt Nam mà pháp luật thế giới cũng quy định không buộc các chủ thể này phải bồi thường Có thể lấy ví dụ tại Điều 828 của BLDS Đức (BGB) quy định tại khoản 1: “Người dưới 7 tuổi không phải chịu trách nhiệm về tổn thất gây ra cho người khác; tại khoản 2: Người trên 7 tuổi đến dưới 10 tuổi không phải chịu trách nhiệm về tổn thất gây ra cho người khác đối với các sự cố liên quan đến ô tô, đường sắt, đường điện hoặc tàu trên cao, trừ trường hợp người này gây ra việc xâm hại do cố ý; tại khoản 3: Người dưới 18 tuổi, giới hạn trong trường hợp không được loại bỏ trách nhiệm tại khoản 1, 2 không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho người khác khi những người này không có năng lực biện giải cần thiết để nhận thức về trách nhiệm khi thực hiện hành vi gây hại”
Nếu trẻ em dưới 15 tuổi thì trách nhiệm BTTHNHĐ của cha, mẹ sẽ đương nhiên phải BTTH toàn bộ Trách nhiệm dân sự của cha, mẹ trong trường hợp này là trách nhiệm pháp lý đương nhiên, không dựa trên yếu tố lỗi của cha, mẹ Có ý kiến cho rằng cha, mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi phải BTTH do người con gây ra ở độ tuổi này là căn cứ vào yếu tố lỗi của cha, mẹ do đã không quản lý, giám sát con mình mà để họ gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường 42 Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Phùng Trung Tập thì quan điểm trên là không đúng với bản chất pháp luật, việc yêu cầu cha mẹ bồi thường cho con cái phải dựa trên mối quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc chứ không phải dựa trên sự giám sát, quản lý
Về mặt lý luận, có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện nay chưa chỉ ra trách nhiệm pháp lý của cha mẹ là trách nhiệm với bản chất pháp lý thế nào? Điều kiện cấu thành ra sao? Nên trên thực tế, đã có nhiều hiểu nhầm của các học giả về vấn đề này như đã đề cập ở trên Theo tác giả, thì cần được hiểu “sợi dây kết nối” giữa cha, mẹ với con cái trong trường hợp này là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng Quan hệ này đã được pháp luật dân sự điều chỉnh và bảo vệ Cụ thể, tại khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rằng: “cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi
42 Phùng Trung Tập, tldd (10),tr 101 dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” Hay theo khoản 1 Điều 98 Luật trẻ em năm 2016 quy định “Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em; thường xuyên liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân, có trách nhiệm để được hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em” Từ những quy định trên có thể thấy, cha mẹ phải có nghĩa vụ BTTH thay cho con cái bởi vì họ được các nhà làm luật mặc định rằng họ đã có lỗi trong việc không thực hiện tốt hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo dục, quản lý con chưa đủ 15 tuổi dẫn đến việc con của họ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho chủ thể khác 43
Về mặt thực tiễn, có thể nhận thấy việc yêu cầu cha mẹ bồi thường cho con cái dựa trên sự suy đoán lỗi của họ khi thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng là hợp lý, giúp cho các thẩm phán dễ dàng hơn khi giải quyết các vụ án, kể cả những vụ án có yếu tố phức tạp Ví dụ những vụ việc cha mẹ có trách nhiệm BTTHNHĐ cho con sau khi đã ly hôn Sau khi ly hôn, cha mẹ sẽ không cùng sống với nhau, con sẽ được một người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và người còn lại sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Nếu chúng ta dựa trên lập luận rằng cha mẹ có trách nhiệm BTTHNHĐ cho con là do có lỗi khi không giám sát, quản lý chặt chẽ còn mình, thì khi cha mẹ ly hôn, các Thẩm phán chỉ có thể buộc người trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ bồi thường
Và khi đó sẽ không hợp lý vì cả cha và mẹ sau khi ly hôn đều phải có nghĩa vụ ngang nhau đối với con của mình Điều này đã được các Thẩm phán cùng thống nhất, điển hình như vụ án “Tranh chấp bồi thường thiệt hại về sức khỏe” của Tòa án nhân dân huyện Cưm’Gar tỉnh Đăklăk: