1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

95 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Tác giả Cao Nguyễn Bảo Liên
Người hướng dẫn THS. Lê Hà Huy Phát
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Khoá luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 3,44 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG (15)
    • 1.1. Khái quát trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (15)
      • 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại (15)
      • 1.1.2. Khái niệm vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (18)
      • 1.1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (21)
    • 1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (23)
    • 1.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (26)
      • 1.3.1. Có thiệt hại thực tế xảy ra cho người tiêu dùng (27)
      • 1.3.2. Có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng là hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người tiêu dùng (29)
      • 1.3.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra đối với người tiêu dùng (32)
    • 1.4. Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (35)
      • 1.4.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường (35)
      • 1.4.2. Chủ thể được bồi thường (38)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG - NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (41)
    • 2.1. Thực trạng áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (0)
    • 2.2. Những bất cập trong nội dung quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (45)
      • 2.2.1. Về văn bản pháp luật (45)
        • 2.2.1.1. Bất cập khi quy định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 40 2.2.1.2. Quy định yếu tố lỗi chưa có sự đồng bộ (46)
      • 2.2.2. Về thực tiễn áp dụng (50)
        • 2.2.2.1. Khó khăn trong việc phân định nghĩa vụ chứng minh thiệt hại (50)
        • 2.2.2.2. Khó khăn khi xác định hành vi trái pháp luật gây thiệt hại (52)
    • 2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (52)
      • 2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (52)
      • 2.3.2. Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục tố tụng tại Toà án (55)
  • KẾT LUẬN (40)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Khái quát trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trong đời sống dân sự, các quan hệ dân sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt kèm theo những hệ quả pháp lý khác nhau nên thiệt hại của một trong các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự là điều khó tránh khỏi Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi có thiệt hại phát sinh trong quan hệ dân sự, pháp luật thực định đã ghi nhận sự tồn tại của một hệ thống quy phạm pháp luật - trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là một chế định trách nhiệm pháp lý được quy định trong pháp luật dân sự Hiện nay dưới góc độ khoa học pháp lý, trách nhiệm pháp lý được hiểu theo hai nghĩa khác nhau đó là: theo nghĩa tích cực, trách nhiệm pháp lý được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ, thái độ tích cực của cá nhân và vai trò của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật Theo nghĩa tiêu cực, trách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần của chủ thể vi phạm pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền đã áp dụng biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt đối với chủ thể đó, mà biện pháp cưỡng chế ấy được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật 1 Từ đó, có thể hiểu, trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi đối với cá nhân hoặc tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ dân sự, hoặc xâm hại lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của cá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ thể khác 2 Liên quan đến trách nhiệm dân sự, có quan điểm cho rằng trách nhiệm dân sự là một căn cứ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ của chủ thể xác định được, người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại 3 Trách nhiệm

1 Nguyễn Trung Tín (2014), Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 07

2 Trường Đại học Luật TP HCM (2017), Tập bài giảng Lý luận chung về pháp luật (Tái bản lần 1, có sửa đổi bổ sung), Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr 253

3 Phùng Trung Tập (2017), Luật Dân sự Việt Nam (Bình giải và áp dung) – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 05

10 bồi thường thiệt hại dưới góc độ khoa học pháp lý gồm hai loại là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cả hai loại đều được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự năm 2015 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi có sự vi phạm hợp đồng giữa các bên trong giao dịch dân sự 4 và chưa thực sự được quy định cụ thể, nằm rải rác trong Bộ luật Dân sự năm 2015 Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ghi nhận từ Bộ luật Dân sự năm

2005 tại Chương XXI và Bộ luật Dân sự năm 2015 kế thừa và phát triển các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Chương XX Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không xuất phát từ thực hiện hợp đồng 5 Hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại nêu trên có sự khác biệt cơ bản về hệ quả pháp lý, việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo nghĩa vụ ngoài hợp đồng thông thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ nhưng đối với nghĩa vụ hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại, ngược lại, không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế 6 Bởi lẽ mục tiêu của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là buộc người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm với hành vi trái pháp luật đã gây ra, khắc phục hậu quả từ hành vi đó, đồng thời nhằm bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại nên khi nghĩa vụ bồi thường được thực hiện xong thì quan hệ nghĩa vụ giữa các bên cũng chấm dứt Chính sự khác biệt trên là một trong những căn cứ phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong hợp đồng

4 Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.: “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.”

5 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung), Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr

6 Bộ Tư pháp – Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1997), Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 231, dẫn theo Đỗ Văn Đại (2018), Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và Bình luận án (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư), Tập 1, tr.25

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bắt nguồn từ việc gây thiệt hại cho chủ thể trong quan hệ dân sự mà không xuất phát từ nghĩa vụ trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện xong thì đương nhiên quan hệ giữa các bên cũng chấm dứt, người gây thiệt hại được giải phóng nghĩa vụ đối với người bị thiệt hại

Thứ hai, yếu tố lỗi không còn là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”, quy định này không đề cập đến yếu tố lỗi và khi xem xét các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, pháp luật thực định không yêu cầu phải tồn tại lỗi của người có hành vi gây thiệt hại mới đủ yếu tố phát sinh trách nhiệm dân sự này

Về vấn đề này, tác giả sẽ phân tích rõ hơn ở các nội dung liên quan

Thứ ba, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời” 7 , theo tinh thần trên, pháp luật dân sự đặt ra trách nhiệm pháp lý đối với người gây thiệt hại phải bồi thường cả vật chất lẫn tinh thần cho người bị thiệt hại

Cụ thể, trường hợp thiệt hại không chỉ về vật chất (tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín) mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại còn phải bồi thường khoản tiền bồi thường tổn thất về tinh thần

Bộ luật Dân sự Nhật Bản năm 1896 cũng có quy định tương tự như vậy, về thiệt hại được bồi thường “Một người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại theo quy định của Điều 709 phải bồi thường kể cả thiệt hại phi vật chất, bất kể thiệt hại như vậy xảy ra đối với quyền lợi, uy tín hoặc tài sản của người khác.” 8 Thực tiễn xét xử cũng đã ghi nhận khoản chi phí bồi thường tổn thất về tinh thần, “tiền bù đắp tổn thất về tinh thần

7 Khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015

8 Điều 710 Bộ luật Dân sự Nhật Bản (Đạo luật số 89) ngày 27 tháng 4 năm 1896 năm 1896

Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là một loại trách nhiệm pháp lý – trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự là một chế định đặc trưng của pháp luật dân sự, thể hiện quyền lực nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể dân sự Bộ luật Dân sự năm 2015 không có định nghĩa cụ thể về trách nhiệm dân sự nhưng dưới góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu áp dụng trách nhiệm dân sự là việc bên vi phạm, tức chủ thể có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi thể hiện thông qua việc bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắc phục tổn thất cho bên vi phạm và đảm bảo cho việc thực thi trách nhiệm pháp lý bằng quyền lực nhà nước Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi

20 Điều 630 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.”

21 Trần Ngọc Thành (2013), “Một số vấn đề thực hiện nguyên tắc bồi thường trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Toà án nhân dân, số (22), tr 13

18 người tiêu dùng có đầy đủ các yếu tố đặc trưng của trách nhiệm dân sự: là biện pháp mang tính cưỡng chế tài sản; là trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh vi phạm đối với người tiêu dùng; được hình thành do sự thoả thuận giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất, kinh doanh hoặc theo quy định của pháp luật; có nhiều phương thức giải quyết: hoà giải, thương lượng, tố tụng tại Toà án; thực hiện trách nhiệm bồi thường nhằm đền bù và khôi phục lại quyền lợi người tiêu dùng 22

Tuy mang những đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự nhưng bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng có những đặc trưng riêng:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng Khi có sự vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, chúng ta phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trong hay ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hay trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là trách nhiệm pháp lý phát sinh dựa trên hành vi không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ với người tiêu dùng gây ra thiệt hại Loại trách nhiệm dân sự này chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ trên cơ sở hợp đồng giữa cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng Ngược lại, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh không dựa trên cơ sở quan hệ hợp đồng giữa các bên, trách nhiệm pháp lý này xuất phát từ hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thực tế cho người tiêu dùng Pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay quy định trách nhiệm bồi thường của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và gây thiệt hại cho người tiêu dùng 23 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho người tiêu dùng không đòi hỏi giữa các bên phải tồn tại hợp đồng hay thỏa thuận trước đó vì xét từ thực tiễn yếu tố vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng không đương nhiên hiện hữu Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung vào trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hành vi gây thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người tiêu dùng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không chỉ mang tính chế tài đối cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh

22 Trần Minh Quân (2010), tlđd (19), tr 16

23 Trên cơ sở Điều 584 Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015

19 doanh gây thiệt hại mà còn kịp thời bù đắp những tổn thất mà người tiêu dùng phải gánh chịu

Thứ hai, chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại bao gồm chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường và chủ thể được bồi thường Đối với chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, pháp luật thực định xác định tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi 24 đều phải chịu trách nhiệm pháp lý Mỗi chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định đối với thiệt hại của người tiêu dùng Chủ thể được bồi thường là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ có hoặc không có hợp đồng với cá nhân, tổ chức kinh doanh Người tiêu dùng sẽ được hưởng trách nhiệm bồi thường khi tham gia vào giao dịch dân sự với cá nhân, tổ chức kinh doanh và bị xâm phạm đến các quyền và lợi ích pháp định làm phát sinh thiệt hại trên thực tế Trong quan hệ này, một bên tham gia với tư cách là cá nhân, tổ chức kinh doanh và một bên là người tiêu dùng Thêm vào đó, chỉ có người tiêu dùng mới được vận dụng chế định bồi thường thiệt hại để yêu cầu bù đắp thiệt hại thực tế còn đối với các chủ thể khác khó có thể áp dụng quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 để bảo vệ quyền lợi của mình 25

Thứ ba, thiệt hại thực tế của người tiêu dùng do hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ gây ra Thiệt hại này có thể từ việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá kém chất lượng gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín hay thậm chí tổn thương tinh thần cho người tiêu dùng nên cần có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ thể sản xuất, kinh doanh với hậu quả xảy ra Về mặt khoa học pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng phát sinh do hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trái pháp luật và thiệt hại thực tế từ hành vi đó, thiệt hại được bồi thường từ cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng

24 Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số: 59/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010

25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số: 59/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 giới hạn người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá Quy định này không áp dụng đối với pháp nhân, tổ chức

20 Đây là đặc trưng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là yếu tố giúp phân biệt với các loại trách nhiệm pháp lý khác

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là một chế định trách nhiệm pháp lý với đầy đủ các đặc trưng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần phát sinh từ thời điểm có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại mà không dựa trên hợp đồng, bên gây thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường cho bên bị thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất và khôi phục quyền lợi cho người tiêu dùng Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý này chỉ hình thành khi có sự vi phạm quyền lợi tiêu dùng của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cụ thể là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn xét xử, việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng để có căn cứ quy định trách nhiệm bồi thường ở người gây thiệt hại thì đều phải căn cứ vào điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật gây ra 26 Không chỉ tồn tại dưới dạng các quy định pháp lý, ba điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm: thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi trái pháp luật, hành vi trái pháp luật và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại Tương tự khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần phải được chứng minh toàn diện và đầy đủ: thiệt hại xảy ra đối với người tiêu dùng; hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng là hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người tiêu dùng; mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra đối với người tiêu dùng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng là trách nhiệm dân sự không cần điều kiện lỗi Nhà sản xuất, người phân phối hàng hoá, người cung ứng dịch vụ cung cấp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng cho dù có lỗi hay không có lỗi đều phải bồi thường

26 Phùng Trung Tập (2017), tlđd (3), tr 38

21 khi hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, cung cấp gây thiệt hại cho người tiêu dùng 27

Do đó, yếu tố lỗi không là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật thực định và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng không bắt buộc chứng minh yếu tố lỗi từ phía chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và chỉ trong trường hợp miễn trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh

1.3.1 Có thiệt hại thực tế xảy ra cho người tiêu dùng Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng phát sinh thiệt hại thì phải bồi thường tương tự Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 ghi nhận trách nhiệm bồi thường của chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ khi hàng hoá không đảm bảo chất lượng “gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng” và Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khái quát trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi “có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại”

Như vậy, thiệt hại là điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, không có thiệt hại thì dù có hành vi vi phạm cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường 28 Tuy nhiên, thiệt hại phải thoả mãn các điều kiện nhất định để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Thiệt hại do “sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ” theo Bộ luật Dân sự năm 2015 hay cụ thể hơn là việc sản xuất, nhập khẩu, gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại, trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng gây thiệt hại theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 mới làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Khái niệm “thiệt hại” hiện chưa được định nghĩa cụ thể bằng ngôn ngữ pháp lý trong Bộ luật Dân sự hay Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên, có quan điểm pháp lý cho rằng thiệt hại là sự thay đổi biến thiên theo chiều xấu đi của

27 Phùng Trung Tập (2017), tlđd (3), tr 385

28 Hoàng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học BLDS năm 2005, tập II, Nxb Chính trị quốc gia, tr 713

22 tài sản, của các giá trị nhân thân được pháp luật bảo vệ 29 Sự giảm sút về lợi ích vật chất và tinh thần vốn có người bị thiệt hại phải được xác định một cách toàn diện, khách quan bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần 30 Từ đó, thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có thể được hiểu là sự sụt giảm những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất vốn có của người tiêu dùng dù có thể xác định được hay không xác định được

Thiệt hại vật chất bao gồm các loại thiệt hại được liệt kê trong Bộ luật Dân sự về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền, lợi ích hợp pháp khác Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định việc bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự 31 , thiệt hại về vật chất được bồi thường do hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây ra cho người tiêu dùng phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Thiệt hại về vật chất được xác định tương đối dễ dàng hơn so với tổn thất tinh thần nên việc bồi thường khoản lợi ích vật chất bị giảm sút sẽ thoả mãn tốt hơn mục đích của bồi thường thiệt hại: bù đắp tổn thất người tiêu dùng bị thiệt hại phải gánh chịu Việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng phải được xác định trong mối tương quan với hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó, không phải mọi trường hợp thiệt hại đều làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Bên cạnh thiệt hại về vật chất, pháp luật dân sự cũng áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng Tổn thất về tinh thần là những tổn thất tồn tại dưới dạng phi vật chất và không thể “đo, đếm” được bằng giá tri vật chất, không thể áp dụng hình thức vật chất là có thể khôi phục được tổn thất tinh thần Tổn thất về tinh thần đối với người tiêu dùng bị vi phạm theo tinh thần của Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành ngày 08 tháng 7

29 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, tr 471

30 Tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành ngày 08 tháng 7 năm 2006 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm

2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

31 Khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số: 59/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010

23 năm 2006 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm thiệt hại về tinh thần khi tính mạng, sức khoẻ, các quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng bị xâm phạm do sử dụng hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng Tuy nhiên, để xác định mức thiệt hại về tinh thần vốn không dễ dàng do không thể định hình, “cân, đo, đong, đếm” chính xác như tổn thất về vật chất Thêm vào đó, vấn đề đặt ra là tổn thất về tinh thần có thể được bồi thường bằng vật chất hay không khi hành vi xâm phạm không liên quan đến lợi ích kinh tế bởi lẽ thiệt hại về tinh thần không tồn tại dưới dạng vật chất? Thiệt hại được xác định phụ thuộc vào mối tương quan giữa không gian và thời gian, trong tổng thể các mối quan hệ xã hội khi có hành vi xâm phạm Thực tiễn cho thấy, thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay thiệt hại về các quyền nhân thân không dễ dàng định lượng được vì bản chất không mang lợi ích vật chất nhưng theo hướng tiếp cận hiện đại, pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép áp dụng bồi thường tổn thất tinh thần bằng lợi ích vật chất, cụ thể, Bộ luật Dân sự từ năm 1995 đến nay quy định một khoản tiền bồi thường nhằm bù đắp những nỗi đau về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại Pháp luật dân sự Pháp không ghi nhận rõ ràng vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần nhưng trong các án lệ Pháp đã chấp nhận bồi thường cho tổn thất về tinh thần 32 Tương tự, khi người tiêu dùng bị tổn thất trực tiếp về mặt tinh thần do tiêu dùng hàng hoá không đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng có giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, khả năng tài chính, địa vị xã hội … thì mức độ tổn thất sẽ khác nhau, thiệt hại tinh thần phải được xác định dựa trên những yếu tố đã nêu đối với từng trường hợp cụ thể theo từng đối tượng Khoản tiền bồi thường này phụ thuộc vào mức độ thiệt hại được xem xét bởi cơ quan tư pháp dù pháp luật chưa có hướng dẫn chi tiết căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người tiêu dùng

1.3.2 Có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng là hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người tiêu dùng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng chỉ phát sinh khi có “thiệt hại thực tế”, thế nhưng thiệt hại chỉ được chấp nhận khi xuất phát từ hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng Do đó,

32 Đỗ Văn Đại (2018), Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và Bình luận án (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư), Tập 2, tr 93–94

24 hành vi trái pháp luật là một yếu tố cần thiết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nếu không có hành vi trái pháp luật thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phát sinh 33 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng cũng chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người tiêu dùng Tuy nhiên một điểm đáng lưu ý là hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật, tức hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật thì người có hành vi đó phải bồi thường, nhưng khi hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi không trái pháp luật thì người có hành vi đó không phải bồi thường 34

Tuy pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không ghi nhận cụ thể nhưng về bản chất thì hành vi trái pháp luật chính là hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, đó chính là sự vi phạm các quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước Ở khía cạnh khác thì sự vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng nêu trên xuất phát từ chính hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá có khuyết tật hay hàng hoá không đảm bảo chất lượng gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người tiêu dùng như đã đề cập phổ biến là hành vi của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không bảo đảm chất lượng theo Bộ luật Dân sự năm 2015 hay hàng hoá có khuyết tật quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 Hiện nay, giữa các văn bản chưa có sự thống nhất về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, đối với Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hoá có khuyết tật, thuật ngữ “hàng hoá có khuyết tật” được sử dụng có nội hàm hẹp hơn so với

“hàng hoá không đảm bảo chất lượng” của Bộ luật Dân sự năm 2015 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và Bộ luật Dân sự năm 2015 có tính thống nhất ở chỗ khi hàng hóa không đạt chất lượng hay có khuyết tật mà gây thiệt hại thì đều phải bồi thường Tuy nhiên, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn hạn chế về mặt ngữ nghĩa, đồng thời cũng hạn chế nếu có trường hợp cụ thể xảy ra, khi đã xác

33 Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (32), tr 58

34 Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng, Nxb Hà Nội, tr 57

25 định hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì không thể áp dụng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 35

Tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định:

“Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng”, bất kể hành vi nào sản xuất, kinh doanh hàng hoá có khuyết tật từ khâu thiết kế, từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ hay khuyết tật tiềm ẩn đối với người tiêu dùng thì đều bị coi là hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng Khác với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Bộ luật Dân sự năm 2015 sử dụng khái niệm “hàng hoá không bảo đảm chất lượng” nhưng không đưa ra định nghĩa thế nào là hàng hoá không bảo đảm chất lượng Tuy Điều 432 Bộ luật Dân sự năm 2015 36 đề cập việc thoả thuận nhằm xác định chất lượng của tài sản nhưng chưa thực sự rõ ràng và không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng việc thoả thuận chất lượng mà cần dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định Chất lượng của hàng hoá cần được xác định dựa trên các văn bản liên quan Theo đó, chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp

Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Một trong những đặc trưng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc xác định chủ thể trong quan hệ bồi thường, gồm chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường Chỉ khi xác định cụ thể từng chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại mới đảm bảo thực hiện trách nhiệm pháp lý phù hợp đối với từng chủ thể dân sự

1.4.1 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường Để được lưu thông trên thị trường, hàng hoá phải đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và duy trì chất lượng để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng sử dụng, dù có hay không những trường hợp hàng hoá phát sinh những khuyết tật không mong muốn thì về cơ bản, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hàng hoá không bảo đảm chất lượng của mình Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 lại quy định bao quát hơn về mặt chủ thể đó là

44 C.J Miller & R.S.Goldberg (2004), Product Liability (Second Edition), Oxford University Press, pp 334

30 tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa Cụ thể, theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì chủ thể chịu trách nhiệm là những tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ “thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm thương nhân theo quy định của Luật Thương mại, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh” Có thể thấy, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm tất cả tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ từ giai đoạn sản xuất đến tiêu thụ, phân phối hàng hoá trên thị trường Bởi lẽ chất lượng của hàng hoá, sản phẩm phải luôn được bảo đảm từ sản xuất cho đến khi người tiêu dùng sử dụng nên pháp luật đã không loại trừ trách nhiệm của chủ thể nào gồm: người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng 45

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và người bán phải chịu trách nhiệm đối với khuyết tật của hàng hoá gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong cùng điều kiện Với quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm bồi thường với người tiêu dùng không bị giới hạn bởi việc các bên có bị ràng buộc trong quan hệ hợp đồng hay không (thông thường người bán sản phẩm, hàng hoá trực tiếp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng) Chất lượng sản phẩm hàng hoá phụ thuộc phần lớn vào quá trình sản xuất, nhà sản xuất phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện về chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, do đó khi phát hiện hàng hoá có khuyết tật dù ở giai đoạn nào thì nhà sản xuất cũng là chủ thể đầu tiên cần phải xác định trách nhiệm pháp lý trong trường hợp hàng hoá không bảo đảm chất lượng gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng Theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Hàn Quốc thì trường hợp sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài thì nhà sản xuất được xác định là nhập khẩu 46 , do đó người nhập khẩu vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hàng hoá có khuyết tật Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 tuy không theo hướng xác định trường hợp nào người nhập khẩu là người

45 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số: 59/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010

46 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo tổng kết đề tài: Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp - Công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng, Hà Nội, tr 86

31 sản xuất nhưng đều quy trách nhiệm cho cả hai chủ thể này 47 để đảm bảo sự bù đắp thoả đáng cho người tiêu dùng theo nguyên tắc “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời” Đối với người bán, không phải mọi trường hợp người bán đều phải chịu trách nhiệm bồi thường, người tiêu dùng chỉ có thể yêu cầu người bán hàng hoá có khuyết tật bồi thường thiệt hại trong trường hợp không xác định được các chủ thể “sản xuất, nhập khẩu, gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa” hay trong trường hợp hàng hoá không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng do lỗi của người bán hàng 48 Quy định này của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam có sự tương đồng với Bộ luật Dân sự Pháp tại Điều 1386-7

“Trong trường hợp không xác định được nhà sản xuất, thì người bán, người cho thuê,

, hoặc bất kỳ nhà cung cấp chuyên nghiệp nào khác phải chịu trách nhiệm về lỗi an toàn của sản phẩm trong cùng điều kiện với tư cách là nhà sản xuất, trừ khi chủ thể đó xác định được nhà cung cấp sản phẩm hoặc nhà sản xuất trong vòng ba tháng kể từ ngày anh ta nhận được thông báo về yêu cầu từ người bị thiệt hại.” Tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh sản phẩm, hàng hoá (người bán) chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được nhà sản xuất và thực tế việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho người bán không phải dễ dàng do giữa người bán và người tiêu dùng tồn tại quan hệ hợp đồng Pháp luật của quốc gia láng giềng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lại mở rộng cơ hội đối với người tiêu dùng bị thiệt hại được lựa chọn chủ thể để yêu cầu bồi

47 Khoản 1 Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch: “Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa”

48 Khoản 2 Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch

32 thường dù nhà sản xuất luôn là chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý do hàng hoá có khuyết tật gây ra 49

Như vậy, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do hàng hoá không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng là chủ thể tham gia vào quá trình đưa sản phẩm ra thị trường đến tay người tiêu dùng, có thể có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng

1.4.2 Chủ thể được bồi thường

Trên nguyên tắc, chủ thể gánh chịu thiệt hại phải được bồi thường 50 , pháp luật dân sự xác định người tiêu dùng là chủ thể được bồi thường và người tiêu dùng cũng là đối tượng được ưu tiên bảo vệ theo pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng định nghĩa người mua và người sử dụng đều là người tiêu dùng có các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo hộ do đó cả hai đối tượng này đều có thể được bồi thường

Thứ nhất, người mua là chủ thể trực tiếp giao kết hợp đồng với người bán hàng hoá, trực tiếp gánh chịu thiệt hại do chất lượng hàng hoá không bảo đảm gây ra trong trường hợp này người mua có thể vận dụng chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng để yêu cầu người bán hàng bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với nhà sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá Trường hợp người mua đồng thời là người sử dụng sản phẩm, hàng hoá đó thì người mua có thể vận dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để yêu cầu bồi thường Thực tế cho thấy thì việc vận dụng một trong hai chế định trách nhiệm pháp lý này vẫn còn gây lúng túng và người tiêu dùng không chỉ gánh chịu thiệt hại về vật chất mà còn những tổn thất về tinh thần do đó chúng ta nên đứng về phía người tiêu dùng Nên tạo điều kiện cho họ sớm được bồi thường và được bồi thường ở mức lớn nhất có thể bằng cách

49 Điều 1202 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (được thông qua tại Kỳ họp thứ ba của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ XII) vào ngày 28 tháng 5 năm 2020: “Article 1202 Where a defect of a product causes damage to another person, the manufacturer shall bear tort liability.” Điều 1203 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (được thông qua tại Kỳ họp thứ ba của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ XII) vào ngày 28 tháng 5 năm 2020: “Article 1203 Where a defect of a product causes damage to another person, the infringed person may claim compensation against the manufacturer or the seller of the product”

50 Điều 608 Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015

33 cho họ lựa chọn một trong hai chế định, nhất là khi những giá trị tối cao như sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm 51 Theo tác giả, quan điểm trên hoàn toàn phù hợp và đáp ứng nguyên tắc bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời cho người tiêu dùng đã bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp

Thứ hai, người mua là chủ thể trực tiếp và cuối cùng sử dụng hàng hoá, sản phẩm cho mục đích tiêu dùng đồng thời gánh chịu tổn hại trực tiếp từ hàng hoá không đảm bảo chất lượng gây ra Chủ thể này không có mối quan hệ hợp đồng với người cung cấp hàng hoá

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG - NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Những bất cập trong nội dung quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Sau hơn 10 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật liên quan, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng đã đạt những kết quả tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Tuy nhiên, công tác này vẫn tồn đọng nhiều vướng mắc do cơ chế, biện pháp bảo vệ người tiêu dùng chưa thực sự hiệu quả hay các quy định hiện hành không còn phù hợp trước sự phát triển mạnh mẽ của nhiều hình thức kinh doanh mới dẫn đến thực trạng là số vụ việc xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng ngày càng gia tăng, các cơ quan chức năng cũng chưa có phương án giải quyết triệt để Trong đó, bất cập về các quy định pháp luật dẫn đến việc thực thi chưa hiệu quả và thực tiễn áp dụng pháp luật còn gặp nhiều trở ngại

2.2.1 Về văn bản pháp luật

Từ khi Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 ra đời đã đánh dấu mốc phát triển mới trong công cuộc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cùng với các văn bản chuyên ngành có liên quan đã và đang hỗ trợ cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân hay chính người tiêu dùng trên cả nước Đặc biệt, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được ban hành, việc thực thi luật đã để lại nhiều dấu ấn đáng kể, song vẫn tồn tại nhiều bất cập và bất cập về mặt pháp lý là một trong những rào cản lớn khiến cho người tiêu dùng Việt Nam chưa được bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất Các quy định vẫn mang tính khái quát và chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện một cách hiệu quả Hơn nữa, trong hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta hiện nay chưa có chế tài đủ sức răn đe, chưa giải quyết được triệt để những hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới phát sinh hay bồi thường thiệt hại chưa thoả đáng và còn tồn tại nhiều quy định bất cập, mâu thuẫn với các đạo luật khác

2.2.1.1 Bất cập khi quy định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Về nguyên tắc, chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải bảo đảm chất lượng hàng hoá và chịu trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hoá do mình sản xuất, kinh doanh, thế nhưng tình trạng người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hoá không bảo đảm chất lượng vẫn diễn ra ngày càng nhiều Dẫn đến việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng còn nhiều hạn chế Khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng xuất phát từ việc sản phẩm, hàng hoá đến tay người tiêu dùng trải qua rất nhiều giai đoạn, nhiều chủ thể chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hoá của mình theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2018 bao gồm người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng nên việc áp dụng nguyên tắc người có hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường không dễ dàng Ở mỗi giai đoạn của quá trình đưa sản phẩm, hàng hoá đến tay người tiêu dùng đều có sự tham gia của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, trách nhiệm của mỗi chủ thể là khác nhau song đều có trách nhiệm chung đối với thiệt hại của người tiêu dùng do chất lượng hàng hoá của họ không được bảo đảm Một trường hợp điển hình là vụ việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm theo Bản án số: 166/2015/DS-PT ngày: 12/8/2015 của Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre Phía nguyên đơn là ông Hoàng

41 bị ngộ độc thực phẩm sau khi mua và sử dụng bánh mì tại cơ sở Minh Tuyến Toà án cấp sơ thẩm xác định chủ thể có trách nhiệm đối với thiệt hại của nguyên đơn là bà Tuyến tức chủ cơ sở bánh mì, tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm đã không xác định tư cách chủ thể của những người sản xuất nguyên liệu thực phẩm bánh mì vào tham gia tố tụng Và Toà án cấp phúc thẩm cũng bỏ ngõ vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người sản xuất và trong trường hợp này, Toà án chỉ xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là người kinh doanh thực phẩm trực tiếp liên quan đến thiệt hại của người tiêu dùng mà nguyên đơn đã mua sản phẩm từ chính cơ sở kinh doanh này

Bên cạnh đó, một bên thứ ba đóng vai trò gián tiếp đưa sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng đến người tiêu dùng là những người có sức ảnh hưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng Họ không sản xuất, kinh doanh mà thông qua nhà sản xuất, kinh doanh tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng Khi thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, sự xuất hiện thì nghệ sỹ, những người có ảnh hưởng (KOLs) trong lĩnh vực nghệ thuật là chủ yếu, nay lại có vai trò tương đối lớn khi thực hiện các hoạt động truyền thông cho sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp Hiện tượng này diễn ra ngày càng tràn lan, khó kiểm soát được chất lượng Ở đây, chúng ta không xem xét trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thực hiện quảng cáo dưới góc độ là nhà sản xuất hay kinh doanh sản phẩm mà chủ thể này được xác định trách nhiệm pháp lý với vai trò là bên thứ ba thực hiện việc truyền tải thông tin về sản phẩm, hàng hoá đến người tiêu dùng Nhiều nghệ sĩ, người có ảnh hưởng đến công chúng vì mải mê chạy theo các hợp đồng quảng cáo với mức thù lao lớn tham gia quảng cáo, tuyên truyền sản phẩm hay thậm chí thổi phồng công dụng của sản phẩm, hàng hoá đó để trục lợi Chính hành vi này là nguyên nhân gián tiếp gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng Thực tế, nhiều công ty “chọn mặt gửi vàng” những người có sức ảnh hưởng để thực hiện quảng cáo sản phẩm tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng và cũng chính vì sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với người hâm mộ đã lầm tưởng về sử dụng sản phẩm để rồi “chuốc hoạ” về tài sản, sức khoẻ thậm chí nguy cơ thiệt hại về tính mạng Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng hiện nay có quy định về trách nhiệm liên đới của cá nhân, tổ chức quảng cáo hàng hoá và

42 tổ chức, cá nhân kinh doanh gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật về sản phẩm, hàng hoá đó 59

Khác với quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật Quảng cáo năm 2012 buộc bên thực hiện hành vi quảng cáo sản phẩm phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi sản phẩm, hàng hoá đó không bảo đảm đúng các nội dung đã quảng cáo 60 , cách quy định chưa thống nhất như vậy đã phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng vốn đã bị thiệt hại do sử dụng sản phẩm, hàng hoá quảng cáo Theo Thống kê của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công thương, trong năm 2021, tỷ lệ người tiêu dùng gặp trở ngại khi mua sắm trực tuyến vẫn còn nhiều, trong đó, chất lượng sản phẩm, hàng hoá kém hơn so với quảng cáo chiếm tỷ lệ khá cao là 42% trong khi giá thành của các sản phẩm không hề rẻ 61

Như vụ việc của bà N.T.H ở quận Đống Đa (Hà Nội) chỉ vì yêu mến vai Diễm Loan trong Hướng dương ngược nắng mà đã bỏ ra số tiền không nhỏ mua viên sủi Shioka để điều trị căn bệnh u xơ theo quảng cáo của nghệ sĩ V.D Liên quan đến “thần dược” mà nghệ sĩ này quảng cáo, mới đây Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có kết luận: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka mà một số trang mạng và clip đang quảng cáo, có nội dung vi phạm, nói không đúng về công dụng của sản phẩm … Theo Cục An toàn thực phẩm, Shioka do Công ty TNHH Dược liệu xuất nhập khẩu Quốc tế C.A (Lâm Đồng) đăng ký bản công bố sản phẩm; đơn vị sản xuất là Công ty CP dược phẩm T.T (Hà Nội) Quá trình làm việc với cơ quan chức năng, cả hai công ty này đều khẳng định không thực hiện quảng cáo sản phẩm Shioka vi phạm “Để an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật trong thời gian các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ việc, Cục An toàn

59 Điểm c khoản 1 Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số: 59/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm

2010 quy định: “Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ”

60 Điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch: “Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;”

61 Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, tr 40

43 thực phẩm khuyến cáo người dân không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Shioka”, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm 62

Hay trường hợp của anh L.H.C (Cầu Giấy, Hà Nội) từng phản ánh, qua quảng cáo trên mạng do một số nghệ sỹ giới thiệu tin dùng nên anh mua một liệu trình trà thảo mộc tăng cân C.Anh Sau một liệu trình không những không tăng cân mà còn cảm giác mệt mỏi, chán ăn và lúc nào cũng trong tình trạng cơ thể rã rời Từ ngày dùng sản phẩm trên, anh C luôn trong tình trạng mệt mỏi mà cân nặng không thấy, trái lại cảm giác chán ăn, ăn không ngon, quá sợ hãi nên anh đã ngừng sử dụng thuốc sau khi hết gần một liệu trình Sau đó anh C gặp bác sĩ tư vấn và được biết, phản ứng thuốc, buồn ngủ là do bệnh lý chứ không phải sinh lý, và chỉ khi ngưng sử dụng một thời gian cơ thể anh mới cân bằng trở lại 63 Khi thiệt hại phát sinh và được phản ánh đến các cơ quan chức năng thì nhiều người tiêu dùng đều phát hiện họ có cùng cảnh ngộ với người bị thiệt hại, tuy nhiên nhà sản xuất, kinh doanh hay chính nghệ sỹ quảng cáo sản phẩm vẫn bặt vô âm tín mà chưa có động thái bồi thường cho người bị thiệt hại Thiết nghĩ, cá nhân, tổ chức quảng cáo phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng mà không phải là trách nhiệm liên đới với nhà sản xuất, kinh doanh bởi lẽ khi không thể xác định được nhà sản xuất, kinh doanh thì chủ thể là bên thứ ba có thể được coi là bên tham gia vào quá trình kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, hưởng lợi từ việc cung cấp thông tin sản phẩm sai sự thật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và họ phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình Do đó, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cần xác định trách nhiệm pháp lý cụ thể hơn đối với cá nhân, tổ chức quảng cáo và có hướng xử lý nghiêm khắc hơn nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng

2.2.1.2 Quy định yếu tố lỗi chưa có sự đồng bộ

62 Thu Trang – Thuỳ Trang, “Quảng cáo trên mạng xã hội và trách nhiệm của người nổi tiếng (Bài 1): Quảng cáo lên tận mây xanh, nghệ sĩ chối bỏ trách nhiệm”, Báo Văn hoá, [http://baovanhoa.vn/tin-tuc-noi- bat/artmid/2148/articleid/40562/quang-cao-tren-mang-xa-hoi160va-trach-nhiem-cua-nguoi-noi-tieng-bai-1- quang-cao-len-tan-may-xanh-nghe-si-choi-bo-trach-nhiem], (truy cập ngày 08.6.2022)

63 Việt Q, “Người nổi tiếng 'tiếp tay' quảng cáo sản phẩm kém chất lượng?”, Báo Vietnamnet,

[https://vietnamnet.vn/nguoi-noi-tieng-tiep-tay-quang-cao-san-pham-kem-chat-luong-717643.html], (truy cập ngày 08.6.2022)

Các quy định pháp luật liên quan đến yếu tố lỗi vẫn chưa có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá “không biết hoặc không có lỗi” trong việc làm phát sinh khuyết tật của hàng hoá và tại khoản 1 Điều 584, Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định tương đồng khi không quy định yếu tố lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng Trong khi đó, Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2018 vẫn yêu cầu yếu tố lỗi là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm pháp lý, người sản xuất, nhập khẩu, bán hàng phải bồi thường thiệt hại phát sinh do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hoá Tuy Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 không bắt buộc điều kiện lỗi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nhưng yếu tố lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá phải được chứng minh bởi chính tổ chức, cá nhân đó nhằm xác định việc hưởng miễn trừ trách nhiệm bồi thường 64 Đây được xem là quy định tiến bộ, tạo điều kiện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi việc chứng minh đặt ra đối với người tiêu dùng không phải vấn đề đơn giản

Sự thiếu đồng bộ giữa các văn bản pháp luật hiện hành gây ra không ít những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật và phần nào ảnh hưởng đến việc vận dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để bù đắp tổn thất cho người tiêu dùng bị thiệt hại

2.2.2 Về thực tiễn áp dụng

2.2.2.1 Khó khăn trong việc phân định nghĩa vụ chứng minh thiệt hại

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định người tiêu dùng bị thiệt hại có trách nhiệm cung cấp chứng cứ chứng minh cho thiệt hại của mình 65 nhưng không có hướng dẫn cụ thể mà đề cập việc chứng minh theo các quy định của

64 Khoản 2, khoản 3 Điều 42 Luật Bảo vệ vệ quyền lợi người tiêu dùng số: 59/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010

65 Khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số: 59/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 quy định: “Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.”

Ngày đăng: 05/12/2022, 23:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w