1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động

100 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thanh Tra Chuyên Ngành Trong Lĩnh Vực Lao Động
Tác giả Trương Gia Thi
Người hướng dẫn ThS. Võ Tấn Đào
Trường học Trường Đại Học Luật TP.HCM
Chuyên ngành Luật Hành Chính – Nhà Nước
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp Cử Nhân Luật
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,02 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG (12)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của hoạt động thanh tra chuyên ngành (12)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành (12)
      • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động (19)
      • 1.1.3. Vai trò của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động (23)
    • 1.2. Quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực (28)
      • 1.2.1. Cơ cấu tổ chức, vị trí của cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh (28)
      • 1.2.2. Đối tượng, nội dung, thời hạn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động (29)
      • 1.2.3. Quy trình thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động (35)
      • 1.2.4. Xử lý sau thanh tra và thanh tra lại trong hoạt động thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực lao động (43)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH (47)
    • 2.1. Thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động (47)
      • 2.1.1. Những kết quả đạt được (47)
      • 2.1.2. Những hạn chế, bất cập (52)
    • 2.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành (74)
      • 2.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật (74)
      • 2.2.2. Các giải pháp khác (89)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của hoạt động thanh tra chuyên ngành

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành

Thanh tra trong tiếng Anh là “Inspect”, tiếng Pháp là “Inspecter” Chúng đều bắt nguồn từ tiếng La tinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” 1 Điều này nói rằng thanh tra là sự quan sát, kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với một hoặc một số đối tượng nhất định nào đó, đối với một nội bộ nào đó Nếu theo cách hiểu này thì hoạt động thanh tra chỉ giới hạn trong hoạt động quan sát, kiểm tra, xem xét chứ chưa bao hàm hoạt động xử lý sau thanh tra của chủ thể thanh tra với đối tượng thanh tra Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học thì “Thanh tra” là “kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” 2 Với cách giải thích này thì “thanh tra” bao gồm cả kiểm soát và xem xét để phát hiện, từ đó ngăn chặn những hành vi trái với quy định Theo Từ điển Luật học Việt Nam, “thanh tra” là hoạt động “xem xét để làm rõ việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ” 3 Qua đó, thanh tra được hiểu là những hoạt động nhằm đánh giá quá trình thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các chủ thể Còn theo Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích “thanh tra” là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định

- sự tác động có tính trực thuộc 4 Nếu hiểu theo nghĩa này thì hoạt động thanh tra bị giới hạn trong phạm vi hoạt động thanh tra hành chính, tức là giữa chủ thể thanh tra và đối tượng thanh tra phải có mối quan hệ trực thuộc, chưa bao hàm cả quan hệ giữa chủ thể thanh tra với đối tượng thanh tra là các cơ quan, tổ chức, cá nhân không trực thuộc như trong hoạt động thanh tra chuyên ngành

Tùy thuộc vào chế độ chính trị, cấu trúc Nhà nước và các đặc điểm riêng của quốc gia, dân tộc mà các quốc gia trên thế giới thiết lập cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo những cách khác nhau 5 Các quốc gia sử dụng các mô hình như: Thanh tra của Quốc hội (Thanh tra Quốc Hội Thụy điển, Đan Mạch, Canada, Australia ); Thanh tra của

1 Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh (2017), Tập bài giảng pháp luật thanh tra, khiếu nại và tố cáo, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, tr.7

2 Viện ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương đông, Tp Hồ Chí Minh, tr.838

3 Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa – Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.697

4 Từ điển Luật học (Tiếng Đức) (1990), Nxb Orbis Bann, nước Đức, tr 528

5 Nguyễn Tuấn Linh (2016), Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế - Từ thực tiễn tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ học, Học viện hành chính quốc gia, tr.9

Chính phủ - Thanh tra hành pháp (Cơ quan Giám sát Hành chính Ai cập, Bộ Giám sát Trung Quốc, ); kiểm toán (Ủy ban Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc BAI thực hiện 02 chức năng thanh tra và kiểm toán)… 6

Quan niệm về thanh tra của Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến nay được thể hiện qua nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau Cụ thể, thời kỳ phong kiến, khái niệm thanh tra chưa được sử dụng Tuy nhiên, đã có tồn tại những chức quan có nhiệm vụ giống như cơ quan thanh tra hiện nay, đó là: Ở thời Lý, vua Lý Thái Tổ đã đặt các chức quan như tả/hữu Gián nghị đại phu Nhiệm vụ của các chức quan này là can gián nhà vua và xem xét hoạt động của các quan đại thần 7 ; Đến thời Trần, vua Trần Thái Tông đã thành lập

“Ngự sử đài” với chức danh Lục ngự sử (Thị ngự sử, Giám sát ngự sử, Chủ thư thị ngự sử, Ngự sử trung tán, Ngự sử trung tướng, Ngự sử đại phu 8 ) Ngự sử đài có chức năng gần giống với cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay Bên cạnh thực hiện các chức năng của chức quan giám sát thời Lý thì Ngự sử đài còn chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của tất cả quan lại trong cả nước và trực tiếp theo dõi, kiến nghị những khiếu nại, tố cáo của người dân; Khi đến thời Lê, tiếp nối di sản của nhà Trần, Lê Thái Tổ đã cho đặt chức quan Ngự sử đài, với các chức: Thị ngự sử, Trung thừa, Phó trung thừa, Giám sát ngự sử, Chủ bạ 9 Nhiệm vụ của các ngôn quan cũng được quy định rõ ràng, đó là can gián nhà vua và đàn hạc các quan; Các vua của triều Nguyễn tiếp tục kế thừa, phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ quan giám sát của mình

Sau khi cuộc cách mạng tháng tám thành công, chỉ sau ba tháng từ khi Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban thanh tra đặc biệt, Điều 1 Sắc lệnh quy định: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ” Kể từ lúc này, thuật ngữ “thanh tra” chính thức xuất hiện ở Việt Nam ta Và nhiệm vụ thanh tra này được giao cho Chính phủ Đồng thời, thanh tra trở thành một giai đoạn cơ bản, không thể thiếu trong chu trình quản lý nhà nước và mang quyền lực nhà nước khi thực hiện

Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội khóa I thông qua Một điểm đáng chú ý là Hiến pháp 1946 chưa sử dụng thuật ngữ “thanh tra” và hoạt động thanh tra, kiểm tra lúc bấy giờ chưa được giao cho một cơ

6 Trân Đình Nghiêm (Chủ biên) (2001), Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.10, 21, 325

7 Ngô Đức Lập (2012), “Tổ chức giám sát của các triều đại quân chủ Việt Nam”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72A, số 3/2012, tr 147

8 Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tập 1,

9 Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Khoa học xã hội, 1992, tr 449 quan chuyên trách nào Song, theo điểm c Điều thứ 36 Hiến pháp 1946 quy định: “Khi

Nghị viện không họp, Ban thường vụ có quyền kiểm soát và phê bình Chính phủ” Từ đó có thể thấy rằng quyền “kiểm soát” đối với Chính phủ lúc này sẽ được giao cho Ban thường vụ Nghị viện

Hiến pháp 1959 tuy vẫn chưa sử dụng thuật ngữ thanh tra nhưng có đề cập đến nội dung kiểm tra việc thi hành các quyết định quản lý nhà nước Đơn cử một số quy định,

“các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ ra những thông tư, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các thông tư, chỉ thị ấy” 10 và “Uỷ ban hành chính các cấp chiếu theo quyền hạn do luật định mà ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những quyết định, chỉ thị ấy” 11 Như vậy, thanh tra, kiểm tra ở đây bên cạnh việc xem xét vi phạm của các cơ quan, nhân viên hành chính hay Chính phủ còn mở rộng ra giám sát, kiểm sát các hoạt động xây dựng, ban hành, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật Đến Hiến pháp 1980, thuật ngữ “thanh tra” đã được sử dụng với nội dung là một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước Cụ thể, Khoản 15 Điều 107 của Hiến pháp quy định “Hội đồng bộ trưởng có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của nhà nước” Về Hội đồng bộ trưởng, Điều 110 quy định: “Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng bộ trưởng, đôn đốc kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng…” Về Ủy ban nhân dân, Điều 124 quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp chiếu theo quyền hạn của luật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó” Qua đó, có thể thấy rằng quyền thanh tra lúc bấy giờ được giao cho Hội đồng Bộ trưởng và Ủy ban nhân dân các cấp

Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đã kế thừa và phát huy tinh thần của những bản Hiến pháp trước Và đã được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật Đơn cử, pháp lệnh thanh tra 1990, văn bản đầu tiên về công tác thanh tra, Điều 8 của pháp lệnh này có quy định: “Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch

Quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực

1.2.1 Cơ cấu tổ chức, vị trí của cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động

Chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động là cơ quan thuộc thanh tra ngành Lao động, Thương binh và Xã hội Cụ thể, Cơ quan thực hiện thanh tra lao động ở Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ở địa phương có Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bên cạnh đó, còn có một số cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Các chủ thể sẽ được phân tích cụ thể như sau:

Một là, Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ), là cơ quan thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (đây gọi tắt là Bộ) Thanh tra Bộ có tên giao dịch quốc tế là Ministry Inspectorate, viết tắt là MI 45 Có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra Đồng thời, thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật 46 Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ 47 Cùng với đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 916/QĐ-LĐTBXH thì Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra Và Thanh tra Bộ có những phòng chức năng như: Phòng Tổng hợp và giám sát thanh tra; Phòng Tiếp dân, thanh tra hành chính và xử lý sau thanh tra; Phòng Thanh tra Chính sách người có công; Phòng Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động; Phòng Thanh tra Chính sách lao động; Phòng Thanh tra Chính sách về trẻ em và xã hội; Phòng Thanh tra Chính sách bảo hiểm xã hội Mỗi phòng ban sẽ phụ trách một lĩnh vực riêng, từ đó hợp lại thành một Thanh tra Bộ lao động hoàn thiện và thống nhất

Hai là, Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở), là cơ quan thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương Có chức năng giúp Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật 48 Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra

45 Điều 1 Quyết định 916/QĐ-LĐTBXH

46 Khoản 1 Điều 4 Nghị định 110/2017/NĐ-CP

47 Khoản 2 Điều 17 Luật Thanh tra 2010

48 Khoản 1 Điều 7 Nghị định 110/2017/NĐ-CP tỉnh Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở 49 Về số lượng thành viên của Thanh tra Sở cũng như số lượng các phòng chức năng sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào đặc điểm riêng biệt ở mỗi địa phương

Ba là, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm có

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức theo mô hình Vụ Cụ thể, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp gồm có Vụ Đào tạo chính quy, Vụ Đào tạo thường xuyên, Vụ Nhà giáo, Vụ Cơ sở vật chất và thiết bị, Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Vụ Kỹ năng nghề, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch

- Tài chính, Vụ Pháp chế - Thanh tra., Văn phòng, Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp 50 Còn tại Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động tổ chức theo mô hình Phòng Đứng đầu là các Cục trưởng, giúp việc cho các cục trưởng là các Phó cục trưởng Như vậy, ngoài thanh tra Bộ và thanh tra Sở thì vẫn có một chủ thể khác có thẩm quyền tiến hành thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động, đó là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1.2.2 Đối tượng, nội dung, thời hạn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động

- Về đối tượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động

Khi tiến hành thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động thì đối tượng thanh tra được hiểu là những cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định cụ thể trên quyết định thanh tra Và những cơ quan tổ chức cá nhân này được chia thành hai nhóm chính như sau:

Nhóm thứ nhất: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 51 Theo quy định về cơ cấu tổ chức trong bộ máy nhà nước thì mỗi Bộ, mỗi Sở sẽ có trách nhiệm quản lý những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau và thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của mình Cụ thể: đối với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có những nhóm đối tượng quản lý đặc trưng 52 như sau:

49 Khoản 2 Điều 23 Luật Thanh tra 2010

50 Điều 3 Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg

51 Khoản 1 Điều 2 Nghị định 110/2017/NĐ- CP

52 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Sơ đồ cơ cấu tổ chức, http://www.molisa.gov.vn/Pages/gioithieu/cocautochuc.aspx# (Truy cập ngày 20/5/2022)

Một là, các đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và

Xã hội Bao gồm: Trung tâm Thông tin; Viện Khoa học Lao động và Xã hội; Tạp chí Lao động và Xã hội; Báo Lao động và Xã hội; Báo điện tử Dân trí; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Lao động Xã hội

Hai là, các đơn vị sự nghiệp khác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bao gồm:

+ Một số trường đại học như: Trường Đại học Lao động - Xã hội, Trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật Nam Định…

+ Một số trường cao đẳng như: Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh…

+ Một số trung tâm và quỹ như: Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam, Trung tâm Lao động ngoài nước, Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật, Quỹ bảo trợ trẻ em…

+ Một số bệnh viện như: Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Cần Thơ, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn…

+ Một số trung tâm và ban quản lý khác như Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Khu vực I, Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Khu vực II, Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Khu vực III, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ba là, các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Bao gồm:

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đồng bằng Sông Hồng có 10 Sở

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đông Bắc có 10 Sở

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Tây Bắc có 5 Sở

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bắc Trung Bộ có 6 Sở

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Duyên hải Nam Trung Bộ có 6 Sở

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Tây Nguyên có 5 Sở

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đông Nam Bộ có 8 Sở

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đồng bằng Sông Cửu Long 13 Sở Đối với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có những đối tượng quản lý đặc trưng ở từng địa phương

Nhóm thứ hai: Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 53 Hay nói cách khác là các cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chấp hành pháp luật lao động Mà theo Điều 2 Bộ Luật lao động 2019 thì đối tượng áp dụng này cũng được xem là đối tượng thanh tra, gồm có người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động, người sử dụng lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động

- Về nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động

Một trong những nội dung quan trọng nhất của thanh tra lao động đó là thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động 54 Nội dung này đã được làm rõ qua khoản 1 Điều 15 Nghị định 110/2017/NĐ-CP Theo đó, nội dung thanh tra chuyên ngành lao động gồm có những điểm đáng chú ý như sau:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

Thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động

2.1.1 Những kết quả đạt được

Nhìn chung, kể từ khi Luật thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành, công tác thanh tra ngày càng trở nên hiệu quả và gặt hái được những thành tựu nhất định

2.1.1.1 Về tổ chức bộ máy, điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra a) Tổ chức, bộ máy cơ quan thanh tra chuyên ngành lao động, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Luật thanh tra năm 2010 có nhiều đổi mới về tổ chức các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động so với Luật thanh tra năm 2004, đặc biệt là Nghị định 110/2017/NĐ-CP đã quy định cụ thể và chi tiết về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động Theo đó, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động bao gồm cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thanh tra

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động) Tổ chức, bộ máy cơ quan thanh tra lao động cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ quan này có cơ cấu tổ chức bao gồm: 01 Chánh Thanh tra, 03 Phó chánh Thanh tra và 07 phòng chức năng như Phòng Tổng hợp và giám sát thanh tra; Phòng tiếp công dân, thanh tra hành chính và xử lý sau thanh tra; Phòng thanh tra và chính sách người có công; Phòng thanh tra chính sách về trẻ em và xã hội; Phòng thanh tra an toàn vệ sinh lao động; Phòng thanh tra chính sách lao động và Phòng thanh tra chính sách bảo hiểm xã hội 77 Cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với pháp luật thanh tra hiện hành

Thứ hai, đối với Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, ở mỗi địa phương sẽ ban hành những quyết định cụ thể về cơ cấu tổ chức của thanh tra Sở Đơn cử, Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có 01 Chánh Thanh tra và 01 Phó chánh Thanh tra; Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Long An có 01 Chánh Thanh tra và 02 Phó chánh Thanh tra; Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi có 01 Chánh Thanh tra và 01 Phó chánh Thanh tra; Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh có 01 Chánh Thanh tra và 03 Phó chánh Thanh

77 Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Cơ cấu tổ chức thanh tra Bộ, link: http://thanhtralaodong.gov.vn/qlxd-page/7-co-cau-to-chuc (truy cập ngày 17/6/2022) tra Bên cạnh Chánh thanh tra và các Phó chánh Thanh tra thì tùy vào đặc điểm, đặc trưng riêng biệt ở từng địa phương mà mỗi Sở sẽ có số lượng thanh tra viên và công chức thanh tra khác nhau Nhưng chung quy lại, cơ cấu, tổ chức của thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh đều tuân thủ đúng quy định của pháp luật thanh tra

Thứ ba, đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động thì về cơ cấu tổ chức, các cơ quan này thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thanh tra

Như vậy, trong thời gian qua, việc kiện toàn tổ chức các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính được thực hiện tương đối thuận lợi Việc sắp xếp tổ chức Thanh tra ngành lao động được triển khai tích cực 78 Qua đó, các cơ quan thanh tra lao động đã hoạt động ngày càng hiệu quả Tuy rằng, việc tồn tại những bất cập, khó khăn, vướng mắc từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan là điều khó tránh khỏi Nhưng nhìn chung, đội ngũ thanh tra lao động đã gặt hái được nhiều thanh công rực rỡ b) Về biên chế, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra trong lĩnh vực lao động

Về biên chế thì biên chế của ngành thanh tra lao động được giao trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, tổng số công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan Thanh tra Nhà nước (tính đến ngày 30/6/2017) là 23.002 người, trong đó thanh tra viên cao cấp là 432 người, thanh tra viên chính là 2.110 người, thanh tra viên là 10.792 người và 8.717 công chức, viên chức và lao động hợp đồng khác Tổng số công chức, viên chức, người lao động làm công tác Thanh tra chuyên ngành tại các cơ quan được giao thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành là 8.350 người, trong đó có: 5.710 công chức Thanh tra chuyên ngành, 1.945 viên chức, người lao động, 339 là thanh tra viên 79 Còn đối với số lượng thanh tra lao động ở từng địa phương là bao nhiêu, ngạch thanh tra như thế nào thì tùy vào địa phương cũng như từng thời điểm cụ thể sẽ khác nhau Đơn cử, đối với Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang có 01 Thanh tra viên chính, 03 thanh tra viên và 01 công chức thanh tra

Về đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra trong lĩnh vực lao động cũng đã có những thuận lợi đáng kể như 80 :

Thứ nhất, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành thanh tra đã

78 Thanh tra Chính phủ (2019), Báo cáo tổng kết 9 năm thực hiện Luật Thanh tra, tr.5

79 Thanh tra Chính phủ (2019), Báo cáo tổng kết 9 năm thực hiện Luật Thanh tra, tr.5

80 Thanh tra Chính phủ (2019), Báo cáo tổng kết 9 năm thực hiện Luật Thanh tra, tr.6 được Thanh tra Chính phủ, Bộ Lao động cũng như các Sở Lao động ở địa phương quan tâm nhiều hơn qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm Việc chuyển ngạch, nâng ngạch thanh tra được thực hiện theo đúng quy định; chủ động, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức, viên chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự các kỳ thi nâng ngạch, chuyển ngạch

Thứ hai, kinh phí tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra chuyên ngành lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm Việc cấp, quản lý và sử dụng ngân sách của Bộ Lao động cũng như các Sở Lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước Chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp, trang phục và chế độ đặc thù đối với thanh tra viên đã được địa phương thực hiện theo đúng quy định Ngoài ra, các cơ quan chuyên ngành lao động được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra để hỗ trợ hoạt động, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra

2.1.1.2 Về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động

Với sự ra đời của Luật thanh tra năm 2010, những quy định mới này đã bổ sung cho những khiếm khuyết của Luật Thanh tra 2004, cụ thể về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động, pháp luật đã quy định những trình tự thủ tục chặt chẽ, nhằm bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả Các cơ quan thanh tra bám sát tình hình thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước của các địa phương, bộ ngành để tiến hành các cuộc thanh tra

Trong giai đoạn từ 01/7/2011 đến 30/6/2019, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 1.668.899 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 312.829 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 279.998 tỷ đồng; đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 12.651 tập thể, 33.315 cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 32.340 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 669 vụ, 886 đối tượng 81 Qua quá trình thanh tra đã phát hiện nhiều sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và kiến nghị khắc phục, hoàn thiện Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra lao động đã tích cực, chủ động trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật Đồng thời, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực Từ đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Riêng trong lĩnh vực lao động, trong 05 năm (2010-2014), thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã hoàn thành 1875 cuộc thanh tra, ban hành 16.049

Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành

2.2.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật

Trước những bất cập, vướng mắc của pháp luật thanh tra hiện hành, cùng với những nguyên nhân cơ bản tạo ra những “khuyết điểm” đó, đòi hỏi cần có những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật thanh tra không những nhanh chóng, hiệu quả mà còn phải lâu dài Qua đó, hoạt động thanh tra trong lĩnh vực lao động sẽ ngày càng hiệu quả và thành công Và cụ thể trong giai đoạn hiện nay, Dự thảo luật thanh tra sửa đổi đã ra đời gồm 10 chương, 131 điều với nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung Với kỳ vọng của các nhà làm luật là thể hiện được quan điểm chế hóa quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về công tác thanh tra, khắc phục tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Sự khắc phục những bất cập và những hướng đi mới của pháp luật thanh tra sẽ được phân tích, làm rõ như sau:

2.2.1.1 Về tổ chức, bộ máy của của cơ quan thanh tra Nhà nước nói chung và cơ quan thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động nói riêng

Như đã được đề cập, về tổ chức, bộ máy, các cơ quan thanh tra Nhà nước hiện nay hết sức dàn trải, phân tán và thiếu tính hệ thống Các cơ quan thanh tra ở bộ, ngành, địa phương gần như hoàn toàn lệ thuộc vào cơ quan quản lý cùng cấp Điều này gây ra không ít thách thức cho các chủ thể có thẩm quyền tiến hành thanh tra Chính vì vậy, cần bỏ việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho các cơ quan quản lý Tuy nhiên, trên thực tế, dù có giao hay không thì cũng hầu như không ảnh hưởng đến hoạt động này, bởi vì các cơ quan quản lý sẽ có tư cách là hoạt động kiểm tra thường xuyên và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động Chức năng thanh tra chuyên ngành chủ yếu do thanh tra bộ, thanh tra sở và thanh tra tổng cục đảm nhiệm Các cơ quan này cũng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hoạt động kiểm tra thường xuyên và hoạt động thanh tra 156

Bên cạnh đó, trên tinh thần của Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã có định hướng cơ bản về tổ chức như sau: cơ quan thanh tra nhà nước sẽ được tổ chức theo hướng tập trung ở hai cấp hành chính, tại Trung ương và cấp tỉnh Trong đó, Thanh tra chính phủ là cơ quan quản lý thanh tra các tỉnh về tổ chức, nhân sự, bổ nhiệm cán bộ, kinh phí hoạt động, chỉ đạo việc thực hiện và xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra cho toàn

156 Đinh Văn Minh (2020), “Hạn chế, bất cập của Luật Thanh tra hiện nay và định hướng sửa đổi”, Tạp chí thanh tra, số 12/2020, tr 12 ngành 157 Còn cấp tỉnh sẽ dựa trên những chính sách của Thanh tra Chính phủ và thực hiện linh hoạt tại địa phương mình Song, đối với Dự thảo luật thì có những quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, về tổ chức nhân sự, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, thanh tra viên Theo quy định của Dự thảo luật, đối với thanh tra Bộ thì Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ 158 Còn đối với thanh tra Sở, Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở 159 Đồng thời, đối với Thanh tra viên thì phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao 160 Qua những quy định trên, có thể thấy rằng Dự thảo luật đã kế thừa toàn bộ những nội dung này từ Luật Thanh tra 2010 Hay nói cách khác, theo Dự thảo Luật thì cơ quan thanh tra vẫn còn phụ thuộc vào các cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ hai, về xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra Đối với Thanh tra Bộ thì việc xây dựng kế hoạch thanh tra phải xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ để trình Bộ trưởng ban hành Còn đối với thanh tra Sở thì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt 161 Như vậy, về việc xây dựng kế hoạch thanh tra, Dự thảo luật vẫn chọn giữ nguyên tinh thần của Luật thanh tra 2010 Từ đó có thể thấy rằng mối liên hệ giữa Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn chưa thể rõ ràng hơn, mặc dù đây đều là những cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động

Thứ ba, về kinh phí hoạt động Theo quy định tại điều 111 Dự thảo luật thì kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra do ngân sách nhà nước bảo đảm Việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước Rõ ràng, thẩm quyền quyết định về kinh phí hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động vẫn thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước

Như vậy, dường như Dự thảo luật vẫn chưa thể có biện pháp khắc phục bất cập đáng chú ý này Sự lệ thuộc vào các cơ quan quản lý cùng cấp đã và đang gây ra không ít những tác hại nghiêm trọng Nếu không sớm khắc phục thì hậu quả sẽ khôn lường Do

157 Đinh Văn Minh (2019), “Khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động và định hướng sửa đổi Luật Thanh tra

2010”, Tạp chí thanh tra, số 9/2019, tr 9

160 Khoản 4 Điều 37 Dự thảo luật

161 Điểm b khoản 1 Điều 16 và khoản 1 Điều 18 Dự thảo luật đó, tác giả kiến nghị sửa đổi bổ sung luật theo tinh thần của Nghị quyết 18/NQ-TW đã được nêu ở trên Khi đó, cơ quan thanh tra nhà nước sẽ được tổ chức theo hướng tập trung ở hai cấp hành chính, tại Trung ương và cấp tỉnh Trong đó, Thanh tra chính phủ là cơ quan quản lý thanh tra các tỉnh về tổ chức, nhân sự, bổ nhiệm cán bộ, kinh phí hoạt động, chỉ đạo việc thực hiện và xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra cho toàn ngành Có như vậy thì sẽ đảm bảo được đặc điểm về tính khách quan và tính đặc biệt tương đối của hoạt động thanh tra Hơn nữa, hiệu quả và hiệu lực của hoạt động thanh tra sẽ ngày càng được cải thiện, đội ngũ thanh tra sẽ ổn định hơn, việc xây dựng và phát triển toàn ngành sẽ trở nên chủ động bởi vì có thể kế hoạch hóa việc đào tạo, quy hoạch đội ngũ thanh tra giỏi và tâm huyết, gắn bó với ngành thanh tra lao động hơn Từ đó, sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra Nhà nước cấp trên sẽ có “trọng lượng”, không còn chỉ là hình thức và sẽ hiệu quả hơn rất nhiều

Về vấn đề này, tác giả có kiến nghị sửa đổi luật thanh tra theo hướng tập trung các cơ quan thanh tra về cùng một đầu mối Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về cơ cấu, tổ chức, đứng đầu là Thanh tra chính phủ (một trong những cơ quan ngang bộ của Chính phủ) Thanh tra Chính phủ sẽ được chia thanh thành ba mảng cụ thể là thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thanh tra lại, ba cơ quan này sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thanh tra chính phủ Trong đó, Thanh tra hành chính sẽ bao gồm các cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính bao gồm: Thanh tra Tỉnh và Thanh tra Huyện Còn Thanh tra chuyên ngành là cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực Theo đó các cơ quan thanh tra sẽ có tên tưng ứng với tên của các bộ như hiện nay như Thanh tra Lao động, Thương binh và

Xã hội, Thanh tra Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, thanh tra Tư Pháp Mỗi cơ quan thanh tra sẽ được phân thành các đơn vị thanh tra như Thanh tra “trung ương” (như Thanh tra

Bộ trước đây), Thanh tra “địa phương” (như Thanh tra Sở trước đây) và Thanh tra Tổng Cục, Cục, Chi cục (thành lập tương ứng với các Tổng cục, Cục, Chi cục tại các Bộ, ngành) Đơn cử, đối với lĩnh vực lao động sẽ bao gồm: Thanh tra Lao Động, Thương Binh và Xã hội trung ương (gọi tắt là Thanh tra Lao động trung ương), Thanh tra Lao Động, Thương Binh và Xã hội địa phương địa phương (gọi tắt là thanh tra Lao động địa phương), cùng với Các thanh tra tổng cục và cục tương ứng với Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội hiện nay bao gồm: Thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Thanh tra Cục quản lý lao động ngoài nước và Thanh tra Cục an toàn lao động (gọi tắt là thanh tra tổng cục, cục)

Thứ hai, về mối liên hệ giữa cơ quan thanh tra lao động với Thanh tra Chính phủ Chánh thanh tra Lao động trung ương sẽ do Tổng thanh tra Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Chánh Thanh tra Tổng Cục, Cục sẽ do Chánh thanh tra Lao động trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng cục và Cục tương ứng Chánh

Thanh tra Lao động địa phương do Chánh thanh tra Lao động Trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và

Ngày đăng: 05/12/2022, 23:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

6 Bộ luật Hình sự 2015 Bộ luật Hình sự (Số 100/2015/QH13) ngày - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động
6 Bộ luật Hình sự 2015 Bộ luật Hình sự (Số 100/2015/QH13) ngày (Trang 4)
Bảng 1: Bảng thống kê tổng số cuộc thanhtra chuyên ngành lao động của tỉnh Tiền Giang từ năm 2014 đến 202183 - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động
Bảng 1 Bảng thống kê tổng số cuộc thanhtra chuyên ngành lao động của tỉnh Tiền Giang từ năm 2014 đến 202183 (Trang 50)
Bảng 2: Bảng thống kê tổng số cuộc thanhtra chuyên ngành lao động của tỉnh Long An từ năm 2014 đến 201884 - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động
Bảng 2 Bảng thống kê tổng số cuộc thanhtra chuyên ngành lao động của tỉnh Long An từ năm 2014 đến 201884 (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w