Trọng dụngnhân tài: Quyếtlàmvà
biết làm
Và có lẽ chỉ báo giới mới biếttrong lãnh đạo thành phố không phải ai cũng
đồng tình việc một VIP như ông “thân chinh” làm việc ấy. Điều đó “tế nhị”
đến mức khi báo chí và tivi đưa tin thì nhà báo phải “chơi chữ” rằng Đặng
Thái Sơn “đến chào” đồng chí Bí thư Thành uỷ, chứ không phải ngược lại!
Tôi còn nhớ khi đó một lãnh đạo sở văn hoá và thông tin, trong một cuộc
gặp thân mật ở toà soạn báo Tuổi Trẻ, đã bộc bạch: “Sơn nó còn nhỏ, là con
cháu thì đúng ra phải đến thăm hỏi bậc cha chú trước, đằng này…”.
Thôi thì, báo chí đưa tin như vậy cho “đúng phép”, còn qua tivi thì người
dân Sài Gòn thấy rõ chú Sáu tươi cười bước vào nhà khách ôm hôn và tặng
hoa cho Sơn. Cách ứng xử “hoà mình” của ông cũng như những biện pháp
thiết thực trong quyền hạn mà ông có được (cấp gạo, cấp nhà, bảo lãnh trí
thức cũ đi vượt biên khỏi trại giam…) đã níu giữ được không ít những kỹ sư,
bác sĩ, nhà kinh tế ở lại làm việc cho chính quyền trong những năm tháng
khó khăn trước Đổi mới.
Singapore làm “Quốc tử giám”
Năm rồi, Weng Yew - một người bạn của tôi ở Singapore có niềm vui lớn:
Andrew, con trai anh trúng tuyển học bổng của chính phủ để đi học tại
London! Đang học làm lính ở quân trường, giống như tất cả công dân nam
Singapore ở tuổi 18, Andrew, nguyên là học sinh xuất sắc trung học Raffles
danh tiếng, nhận được thư mời của bộ Giáo dục về dự lễ nhận học bổng do
đích thân Tổng thống trao tặng. Ba má của Andrew cũng được mời đến dinh
Tổng thống dự lễ.
Sau ngày “đăng khoa” ấy, Andrew được hoãn nghĩa vụ quân sự để thu xếp
hành trang đi học ngành sinh học tại Imperial College, một trong bốn đại học
hàng đầu của Anh (cùng với Oxford, Cambridge, LSE). Mỗi năm, học bổng
Chính phủ Singapore dành cho học sinh xuất sắc đi học cử nhân ở nước
ngoài chỉ khoảng 20 suất. Ngoài học phí (vài chục ngàn đô Mỹ/năm tuỳ
trường), các bạn được nhà nước cấp sinh hoạt phí đầy đủ cho ăn ở, đi lại,
sách vở, kể cả những nơi có mức sống cao hơn Singapore gấp bội. Đặc biệt,
vào dịp hè hàng năm, nhà nước còn “hào hiệp” trả tiền vé máy bay cho
người được học bổng về thăm gia đình.
Đồng thời, “một công đôi chuyện”, các bạn trẻ này có nghĩa vụ báo cáo với
bộ Giáo dục kết quả học hành của mình, thông qua việc nhận thực tập tại
một cơ quan nhà nước. Đối với Andrew, năm đầu tiên nghĩa vụ “đèn sách”
của anh là đi dạy sinh học cho một trường trung học. Người nhận học bổng
của Chính phủ Singapore không những được hưởng nhiều ưu đãi mà còn
được “dạy” cách “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” một cách thiết thực.
Với những tài năng quốc tế, Chính phủ Singapore cũng có cách cư xử trân
trọng và khôn ngoan như vậy. Hàng năm, ba viện đại học công lập của
Singapore (NUS, NTU và SMU) đều toả ra nhiều nước, trong đó có Việt
Nam để chọn người giỏi vào học. Với các bạn có thành tích học tập xuất sắc,
nhất là các bạn đoạt giải thưởng Olympic quốc tế, nhà trường sẵn sàng mời
tham dự phỏng vấn học bổng và xét trúng tuyển ngay. Không chỉ học bổng,
tại từng trường đại học nêu trên đều có chương trình đào tạo ưu đãi riêng
cho những người xuất sắc, không phân biệt quốc tịch.
Chẳng hạn, với sinh viên giỏi năm cuối, NUS đưa đi học và thực hành một
năm ở những trường đại học và công ty nổi tiếng tại các trung tâm hi-tech và
kinh doanh hàng đầu hải ngoại. Ngoài ra, ngay từ năm thứ hai, tất cả sinh
viên đều được quyền và được khuyến khích đi học trao đổi tại hơn 200
trường danh tiếng của Âu Mỹ và châu Á từ một đến hai học kỳ.
. Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và
biết làm
Và có lẽ chỉ báo giới mới biết trong lãnh đạo thành phố không phải. Singapore cũng có cách cư xử trân
trọng và khôn ngoan như vậy. Hàng năm, ba viện đại học công lập của
Singapore (NUS, NTU và SMU) đều toả ra nhiều nước,