Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
424,8 KB
Nội dung
Luận văn: Tăng thungânsáchbằng
việc thựchiệnthuhiệuquảvàtriệtđể
các loại thuế
Lời nói đầu
Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngânsách Nhà nước, là công cụ
quan trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội vàthu nhập quốc
dân. Như vậy, có thể thấy rằng Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước.
Song để biện pháp đó đạt hiệuquả sẽ rất cần đến một bộ phận chuyên trách, chất
lượng trong quá trình quản lý và hành thu.
Nhận thức được điều này, đồng thời để bắt nhịp được với bước chuyển
biến về cơ cấu, thành phần kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi cải cách hệ
thống Thuế bước hai. Trong đó, nổi bật nhất là việc thay thế 2 sắc thuế Doanh thu
và thuế Lợi tức bằngthuế Giá trị gia tăngvàthuếThu nhập doanh nghiệp được
thông qua tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999. Đây là bước đi
vô cùng quan trọng, thể hiện sự mạnh dạn của Đảng ta trong công cuộc đổi mới
nền kinh tế. Tuy nhiên sự khởi đầu nào cũng đều có những chắc trở không thể
tránh khỏi, nhất là ở khu vực kinh tế cá thể cả nước nói chung và đặc biệt ở Quận
Ba Đình nói riêng. Để có thể tháo gỡ được những khó khăn này và tìm ra hướng
đi mới là cả một vấnđề nan giải đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuếvàcác cơ
quan hữu quan.
Quận Ba Đình là một trong 7 Quận nội thành của thành phố Hà nội.
Quận Ba Đình không rộng về diện tích nhưng có nhiều trụ sở, cơ quan trung
ương của Đảng, chính phủ, các cơ quan ngoại giao, đại sứ quán. Tuy nhiên hoạt
động sản xuất kinh doanh ở đây cũng rất phong phú. Qua thời gian thực tập ở Chi
cục Thuế quận Ba đình, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo vàcác cán
bộ công tác tại Chi cục, tôi đã đi sâu nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế
quản lí thuthuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba
đình trong những tháng đầu triển khai luật thuế mới này.Từ đó cũng xin được đưa
ra một số phương hướng nhằm tăng cường công tác quản lí thuthuế giá trị gia
tăng ở khu vực kinh tế cá thể, góp phần tăngthu cho Ngânsách nhà nước.
Bắt nguồn từ những lí do trên nên đề tài có tên gọi là: “Bàn về công tác
quản lí thuthuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba
đình" .
Toàn bộ đề tài được trình bày theo kết cấu sau:
Phần I: Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng đối với thành phần kinh
tế cá thể hiện nay.
Phần II: Tình hình quản lý thuthuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể
trên địa bàn quận Ba đình trong quý I năm 2003
Phần III: Một số phương hướng tăng cường quản lý thuthuế giá trị gia tăng ở
khu vực kinh tế cá thể ở quận Ba đình.
Vì thời gian thực tập và trình độ hạn hẹp nên bài viết không thể tránh khỏi
khiếm khuyết, sai sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các cán
bộ thuếvà những người quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn.
Mục lục
Phần I: Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng đối với thành phần kinh tế
cá thể hiện nay.
I. Thuếvà vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
1. Khái niệm, đặc điểm của thuế.
2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.
II. Sự cần thiết phải áp dụng thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay:
1. Sự cần thiết phải áp dụng thuế Giá trị gia tăng thay cho thuế Doanh thu.
2. Thuế Giá trị gia tăngvà những ưu điểm nổi bật.
3. Nội dung cơ bản của luật thuế giá trị gia tăng.
III. ý nghĩa của công tác quản lý thuthuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh
tế cá thể:
1. Vị trí, vai trò của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị
trường.
2. ý nghĩa của việctăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực
kinh tế cá thể.
Phần II: Tình hình quản lý thuthuế giá trị
gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình quý I năm 2003.
I. Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình quản lý thuthuế trên địa bàn quận
Ba Đình:
1. Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội.
2. Công tác tổ chức bộ máy thuthuế trên địa bàn quận Ba Đình.
II. Tình hình quản lý thuthuế giá trị gia tăng với các hộ kinh tế cá thể trên địa
bàn quận Ba Đình trong những tháng đầu thựchiện luật thuế mới:
1. Quản lý đối tượng nộp thuế.
2. Quản lý căn cứ tính thuế.
3. Quản lý khâu thu nộp tiền thuế.
Phần III: Một số phương hướng
tăng cường quản lý thuthuế ở khu vực kinh tế cá thể tại Quận Ba Đình.
I. Quản lí đối tượng nộp thuế:
1. Quản lý những hộ đã quản lý được .
2. Quản lý những hộ chưa quản lý được.
II. Quản lý về căn cứ tính thuế:
III. Một số biện pháp quản lý thu nộp trên thuế:
1. Công tác xây dựng kế hoạch.
2. Công tác đôn đốc thu nộp thuế.
3. Công tác kiểm tra và thanh tra thuế.
IV. Các biện pháp về tổ chức cán bộ:
1. Chấn chỉnh bộ máy hoạt động của Chi cục thuế Quận Ba Đình.
2. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống.
3. Có chính sách về lương thoả đáng đối với cán bộ thuế.
4. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan thuếvàcác cấp, các ngành có
liên quan.
V. Một số biện pháp khác:
1. Từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào quản lý thuthuế như ứng dụng công
cụ tin học.
2. Làm thay đổi thói quen của người dân về việc sử dụng hoá đơn, chứng từ.
3. Kiến nghị về văn bản luật, chính sách của Nhà nước.
Phần I: Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng đối với thành phần kinh tế
cá thể.
I. Thuếvà vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
1. Khái niệm, đặc điểm của Thuế:
Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển tồn tại
của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để
phục vụ cho việcthựchiệncác chức năng và nhiệm vụ của mình. Lịch sử càng
phát triển, các hệ thống thuế khoá, các hình thứcthuế khoá và pháp luật thuế
ngày càng đa dạng và hoàn thiện cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường,
các khoản đóng góp của người dân cho Nhà nước được xác định và được quy
định công khai bằng luật pháp của Nhà nước.
Các khoản thuế đóng góp của dân tạo thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Cùng
với sự hoàn thiện chức năng của Nhà nước, phạm vi sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà
nước ngày càng mở rộng. Nó không chỉ đảm bảo chi tiêu để duy trì quyền lực của
bộ máy Nhà nước, mà còn để chi tiêu cho các nhu cầu phúc lợi chung và kinh tế.
Như vậy gắn liền với Nhà nước, thuế luôn là một vấnđề thời sự nóng bỏng đối
với các hoạt động kinh tế xã hội và với mọi tầng lớp dân cư.
Có rất nhiều các quan điểm nhìn nhận thuế dưới nhiều hình thức khác nhau,
nhưng đứng trên góc độ tài chính, có thể xem xét thuế dưới khái niệm như sau:
Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc nhưng phi hình sự của
Nhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập từ lao động, từ của cải, từ
vốn, từ các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, từ tài sản của các thể nhân và pháp nhân
nhằm tập trung vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cho bộ máy nhà
nước vàcác nhu cầu chung của xã hội. Các khoản động viên quathuế được thể
chế hoá bằng luật.
Với nhận thức như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau giữa thuế với các hình
thức phân phối khác dựa trên những đặc điểm chủ yếu sau đây:
• Đặc điểm thứ nhất : Thuế là một biện pháp tài chính của
Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng
sự bắt buộc này là phi hình sự.
Quá trình động viên nguồn thu từ thuế của Nhà nước là quá trình chuyển
đổi quyền sở hữu một bộ phận thu nhập của các pháp nhân và thể nhân thành
quyền sở hữu của Nhà nước. Do đó Nhà nước phải dùng quyền lực đểthựchiện
quyền chuyển đổi. Tính quyền lực tạo nên sự bắt buộc là một tất yếu khách quan,
nhưng vì các hoạt động thu nhập của thể nhân và pháp nhân không gây cản trở
cho xã hội nên tính bắt buộc này là phi hình sự. Vì vậy có thể nói việc đánh thuế
không mang tính hình phạt.
Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mọi quốc gia,
việc đóng góp thuế cho nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc
đối với công dân. Mọi công dân làm nghiã vụ đóng thuế theo những luật thuế
được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế
theo những hình thức nhất định.
* Đặc điểm thứ hai: Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính
bắt buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng kinh tế-xã hội
của người làm nhiệm vụ đóng thuế, do đó thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu
tố kinh tế xã hội.
+ Yếu tố kinh tế thể hiện : Hệ thống thuế trước hết phải kể đến thu nhập
bình quân đầu người của một Quốc gia, cơ cấu kinh tế, thực tiễn vận động của cơ
cấu kinh tế đó, cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước. Cùng với yếu
tố đó còn phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhà nước nhằm thựchiệncác
chức năng kinh tế của mình.
+ Yếu tố xã hội thể hiện : Hệ thống thuế phải dựa trên phong tục, tập quán
của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của các thành viên trong
từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác thuế còn thựchiện phân phối lại thu nhập xã hội
đảm bảo công bằng xã hội.
Như vậy mức động viên quathuế trong GDP của một quốc gia phụ thuộc
vào nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vàcácvấnđề kinh tế, xã hội của quốc gia đó.
* Đặc điểm thứ ba: Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất
hoàn trả trực tiếp. Nghiã là khoản đóng góp của công dân bằng hình thứcthuế
không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ
công dân đó như là một khoản vay mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp
thuế thông qua cơ chế đầu tư của Ngânsách nhà nước cho việc sản xuất và cung
cấp hàng hoá công cộng.
Đặc điểm này làm nổi rõ sự khác nhau giữa thuếvà lệ phí. Lệ phí được coi
là một khoản đối giá giữa Nhà nước với công dân, khi công dân thừa hưởng
những dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp phải trả một phần thu nhập của
mình cho nhà nước. Tuy nhiên việc trao đổi này thường không tuân thủ theo hình
thức trao đổi ngang giá dựa trên quy luật của thị trường.
Tóm lại, Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước, nó được thực thi
khi hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập hoặc sử dụng nguồn thu nhập tạo ra. Đặc
biệt, trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước ngày càng trở nên quan
trọng thì vai trò của thuế cũng chiếm vị trí không thể thiếu được trong công tác
quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
2. Vai trò của Thuế trong nền kinh tế thị trường:
Sử dụng cơ chế thị trường để giải quyết 3 vấnđể cơ bản của nền kinh tế (sản
xuất cái gì, như thế nào, cho ai) là phát kiến vĩ đại của nhân loại, cơ chế thị
trường thông qua những yếu tố của nó đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển, kích thích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hiệu quả, thúc đẩy
quá trình xã hội hoá sản xuất, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung hoá sản
xuất.
Bên cạnh những ưu điểm đó, cơ chế thị trường có nhược điểm là gây cho xã
hội những lãng phí về lao động, tài nguyên, vốn dẫn đến độc quyền thủ tiêu cạnh
tranh. Với cơ chế phân phối qua thị trường thường khoét sâu hố ngăn cách giữa
người giầu và người nghèo, tạo sự bất ổn định về kinh tế xã hội.
Từ những ưu, nhược điểm đó cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước
vào quá trình kinh tế -xã hội để phát huy những mặt tích cực của cơ chế thị
trường và hạn chế tối đa những nhược điểm của chúng. Để quản lý, điều hành vĩ
mô nền kinh tế xã hội, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ như: Kế hoặch hoá, pháp
luật, các chính sách tài chính tiền tệ vv Trong các công cụ trên thì chính sách
tài chính tiền tệ đóng vai trò quan trọng nhất vàThuế là một công cụ quan trọng
trong chính sách tài chính tiền tệ, thuế được nhà nước sử dụng đểthựchiện vai
trò quản lý vĩ mô kinh tế xã hội.
Có thể thấy rõ vai trò của Thuế nổi bật ở các mặt sau:
* Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngânsách Nhà nước:
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ
nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được
đáp ứng quacác nguồn thu từ thuế, phí vàcác hình thứcthu khác như: vay mượn,
viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác vv Song thực tế các hình
thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do
đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất
ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. ở nước ta,
Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngânsách Nhà nước từ năm 1990.
Điều này được thể hiệnqua tỷ trọng số thuế trong tổng thungânsách .
Biều 1: Tình hình tỉ lệ thuếvà phí trong tổng thungânsách nhà nước ta
trong thời gian qua ( Tài liệu của Tổng cục thuế ).
[...]... hoàn thu d Hoàn thu : Việc hoàn thu Giá trị gia tăng chỉ áp dụng cho các đối tượng nộp thu theo phương pháp khấu trừ thu trong các trường hợp sau: + Được xét hoàn thu khi cơ sở kinh doanh có số thu Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thu Giá trị gia tăng đầu ra phát sinh 3 tháng liên tục .Việc hoàn thu Giá trị gia tăng đầu vào được thựchiện trong đầu quý tiếp theo + Được hoàn thu ... thu GTGT đầu ra b Đối tượng nộp thu : Các tổ chức cá nhân, sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thu Giá trị gia tăng (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thu Giá trị gia tăng ( gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thu Giá trị gia tăng • Căn cứ tính thuvà phương pháp tính thu : a Căn cứ tính thu Giá trị gia tăng : là giá tính thuvàthu ... số thu đã thu ở các khâu trước + Thu Giá trị gia tăng được thu tập trung ngay ở khâu đầu tiên là khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu hàng hoá vàthu ở mỗi khâu đều có thể kiểm tra được việcthu nộp thu ở khâu trước, cho nên hạn chế được thất thu hơn so với thu doanh thu + Thu Giá trị gia tăng được thựchiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thu ... phạt, lệnh thu, các quyết định phạt hành chính thu , biên bản kiểm tra về thu Như vậy việc quản lý đối tượng nộp thu trên mã số đã đem lại hiệuquả rõ rệt cho các cấp quản lý thuvà cho Chi cục thu Quận Ba Đình nói riêng Kể từ đây cán bộ thu có thể ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý đối tượng nộp thu , giúp việc quản lý được chặt chẽ hơn, đỡ vất vả vì phải theo dõi ghi chép bằng tay trên... doanh chịu thu đều phải kê khai đăng ký thuđể được cấp mã số thuvà hệ thống mã số này được ứng dụng kể từ ngày 1/1/1999 Theo quyết định trên, cơ quan thu có trách nhiệm sử dụng mã số đối tượng nộp thuđể quản lý đối tượng nộp thu , theo dõi số liệu nộp thu của đối tượng nộp thuvà ghi mã số đối tượng nộp thu trên mọi giấy tờ giao dịch với đối tượng nộp thu như: thông báo nộp thu , thông... Thông quathuthu nhập, Nhà nước thựchiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương vàthu nhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội Một khía cạnh khác của chính sáchthu nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thu đánh vào tiêu dùng: Thu tiêu thụ đặc biệt, thu Giá trị gia tăng Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thu sẽ có lợi cho người nghèo hơn và sự... chính sáchthu khoá Kỳ họp thứ XI Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua hai luật thu quan trọng là Luật thu Giá trị gia tăngvà Luật thuthu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 thay thế cho Luật thu doanh thu, lợi tức Vấnđề đặt ra là ngành thu cũng như các đối tượng sản xuất kinh doanh phải nắm vững vàthựchiện nghiêm chỉnh 2 luật thu này giúp cho Thu ... thu Giá trị gia tăng + Đối với hàng hoá, dịch vụ đặc thù được xác định như sau: Giá tính thu Giá thanh toán = - giá trị gia tăng - 1+ Thu suất(%) thu GTGT Thu suất: Luật thu Giá trị gia tăng quy định 4 mức thu suất: 0%,5%,10%,20% Mục đích của việc quy định 4 mức thu suất này là nhằm khắc phục nhược điểm của thu Doanh thu, là một bước giảm bớt đáng kể sự phức tạp và kém hiệu quả. .. tự giác của các hộ nộp thu nên các cán bộ thu quản lý địa bàn đã liên hệ phối hợp với UBND các phường, công an, quản lý thị trường và nhiều ngành liên quan khác để nắm vững các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các phường, các chợ Các bộ thuthu c các đội lập danh sáchcác cơ sở kinh doanh mà mình phụ trách quản lý, thông qua điều tra doanh thu, phân loại nghành nghề, quy mô để quản lý cho... qui mô và số lượng, khả năng thu nhập tăng nhanh thì việctăng cường quản lý thu thuế khu vực kinh tế này là rất cần thiết Mặt khác, đảm bảo sự công bằng xã hội là một yêu cầu đặt ra với chính sáchthuvà bản thân với chính sáchthu cũng phải đảm bảo sự công bằng x• hội, vì có công bằng xã hội thì mới có thể động viên số thu lớn nhất trong thời gian ngắn nhất .Tăng cường quản lý thu Giá trị gia tăng .
Luận văn: Tăng thu ngân sách bằng
việc thực hiện thu hiệu quả và triệt để
các loại thu
Lời nói đầu
Thu là khoản thu chủ yếu của Ngân sách. là việc thay thế 2 sắc thu Doanh thu
và thu Lợi tức bằng thu Giá trị gia tăng và thu Thu nhập doanh nghiệp được
thông qua tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu