Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn 20 năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đãđạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể cả về quy mô phát triển và chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, đã có những đóng góp tích cực cho quá trìnhđổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam Bên cạnh sự tăng trưởng và thuận lợi, ngành ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém nhất định, đó là phát triển vượt bậc song thiếu vững chắc.
Theo Tô Ánh Dương, 2013, hoạt động ngân hàng tự nó chứa đựng rất nhiều RR và khi nhữngRR đó tích tụ, trở nên quá lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài (bất ổn kinh tế vĩ mô, khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản lao dốc) hay các yếu tố bên trong như (quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng không hoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm, năng lực và đạo đức của nguồn nhân lực ngân hàng không đáp ứng yêu cầu…) thì hệ thống ngân hàng sẽ không tránh khỏi đổ vỡ Bởi vậy, hoạt động ngân hàng cần phải luôn thông suốt, hiệu quả và an toàn để duy trì sự vận hành trôi chảy các hoạt động trong nền kinh tế.
Theo các chuyên gia, trong 36 loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản được coi là nguy hiểm nhất (trích từ Nguyễn Hoài, 2009) Thanh khoản cũng ví như sức khỏe của ngân hàng, một ngân hàng muốn hoạt động được thì phải luôn bảo đảm khả năng thanh khoản Hiện nay, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dù đang dần được cải thiện, nhưng chỉ mang tính tạm thời và chưa thật sự ổn định, vấn đề thanh khoản tại nước ta chưa bao giờ được giải quyết ổn thoả, luôn tìm ẩn những nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống, nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ đổ vỡ và vấn đề ngân hàng lớn thừa thanh khoản, ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản vẫn diễn ra và một trong những nguyên nhân có thể khiến rủi ro thanh khoản tăng là vấn đề nợ xấu.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam (Ngân hàng Xây dựng Việt Nam), công tác quản lý thanh khoản vẫn còn một số tồn tại nhất định, việc quản lý thanh khoản đang trở nên lạc hậu trước xu thế phát triển chung và yêu cầu của hội nhập Thêm vào đó, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đang trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu, nên việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp đang là nhu cầu cấp bách hiện nay. khoản tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam” Nghiên cứu được thực hiện đ ể đánh giá thực trạng QTTK của Ngân hàng, thông qua việc khảo sát và thu thập số liệu, phân tích dữ liệu thống kê để tìm ra các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro thanh khoản, qua đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện QTRRTK tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Mong rằng kết quả nghiên cứu sẽ giúp Ngân hàng đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo thanh khoản, duy trì,ổn định hoạt động.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này được tập trung vào 03 vấn đề sau:
Thứ 1: Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Thứ 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Thứ 3: Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Đối tượng v à phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và có liên hệ so sánh với Khối Ngân hàng TMCP Tính đến thời điểm 31/12/2012, toàn hệ thống có 5 NHTM quốc doanh (bao gồm cả 2 ngân hàng mới cổ phần hóa là Vietcombank và Vietinbank), 1 ngân hàng chính sách, 34 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài Giữa các nhóm ngân hàng này có sự phân hóa rõ nét về quy mô, thị phần, đối tượng khách hàng cũng như chiến lược phát triển.
Lãnh đạo các Phòng/Trung tâm Hội sở, Giám đốc Sở giao dịch/chi nhánh/Phòng giao dịch đang làm việc tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Dữ liệu dùng để thực hiện luận văn được thu thập trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2009 –2012 gồm dữ liệu có sẵn từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và khối ngân hàng TMCP và dữ liệu thông qua điều tra khảo sát từ 210 lãnhđạo các Phòng/Trung tâm Hội sở, lãnh đạo Sở giao dịch/chi nhánh/Phòng giao dịch/Quỹ Tiết kiệm.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: mô tả - giải thích, so sánh - đối chiếu, phân tích tổng hợp, kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng hồi quy thông qua phần mềm SPSS.
(i) Phương pháp định tính Trên cơ sở các lý thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và các nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thiết lập mô hình nghiên cứu đề nghị và thiết kế các thang đo sơ bộ về nhân tố ảnh hưởng QTRRTK.
Sau đó, tiến hành thảo luận trực tiếp cùng với 20 Trưởng/Phó Phòn g Trung tâm hội sở đang làm việc tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và phỏng vấn chuyên gia để hoàn thiện Bảng câu hỏi điều tra trực tiếp về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
(ii)Phương pháp định lượng Tiến hành đi ều tra dữ liệu nghiên cứu 210 lãnhđạo các Phòng/Trung tâm Hội sở, lãnhđạo Sở giao dịch/chi nhánh/Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm đang làm việc tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, sau đó tiến hành xử lý số liệu, kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu đề nghị.
Dựa vào kết quả kiểm định, tác giả tiến hành đo lường và đánh giá nhân tố ảnh hưởng quản trị rủi ro thanh khoản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Ý nghĩa của đề tài
Góp phần bổ sung và hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu những đề tài tương tự đối với tất cả cácNHTM.
Chỉ ra nguyên nhân gặp khó khăn về thanh khoản của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá thanh khoản phù hợp với thực trạng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Xác định được các nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến QTRRTK tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Nêu lên được những giải pháp và kiến nghị cụ thể phù hợp với tình hình thực tế Các giải pháp này sẽ được áp dụng trong quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Cấu trúc đề tài
(i) Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.
(ii) Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
(iii) Chương 3: Các biện pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về rủi ro thanh khoản
1.1.1 Thanh khoản và rủi ro thanh khoản
Theo Trần Huy Hoàng (2007), Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh.
Một nguồn vốn được coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh Một tài sản được coi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh.
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện khi ngân hàng sụt giảm hoặc mất khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
1.1.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010), tình trạng khó khăn về thanh khoản của ngân hàng xuất phát từ những nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn Cho nên, đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn gi ữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu hồi từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả tiền gửi đến hạn.
Thứ hai, sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Thứ ba, do ngân hàng thiếu quan tâm và chưa làm tốt công tác quản trị thanh khoản: duy trì dự trữ ở mức độ quá thấp và không hợp lý, thiếu biện pháp để ngăn chặn nguồn tiền gửi sụt giảm, chưa có phương án dự phòng hữu hiệu khi có hiện tượng mức tiền gửi suy giảm đột biến, chưa linh hoạt trong kinh doanh nguồn vốn.
Thứ tư,do hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả hoặc bị thua lỗ kéo dài Đây là nguyên nhân rất nghiêm trọng, vì bắt nguồn từ hiệu quả kinh doanh khiến người dân mất lòng tin, hoài nghi và lo sợ mất vốn.
1.1.3 Cung và cầu thanh khoản
Theo Đặng Hữu Hạnh (2013), khả năng và yêu cầu về thanh khoản của một
NH được thể hiện trong nguồn cung và cầu thanh khoản.
Mức cung về thanh khoản hay các dòng tiền thu vào bao gồm các nguồn sau:
- Tiền gửi mới vào NH của khách hàng bao gồm các loại tiền gửi mới - tiền gửi bổ sung hay kéo dài thời hạn tiền gửi mới Tiền gửi loại này được xem là nguồn cung thanh khoản quan trọng nhất của NH để duy trì được các nhu cầu thanh khoản thường xuyên.
- Khách hàng hoàn trả số tiền cho vay của NH: đây là nguồn cung thanh khoản quan trọng thứ hai cung cấp các số vốn mới cho NH để NH đáp ứng được các nhu cầu thanh khoản mới Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của NH vìđem lại nguồn thu lớn nhất cho NH tuy nhiên cũng mang lại nhiều rủi ro cho NH nếu người vay không trả vốn gốc và lãiđúng hạn, hoặc ngay cả khi họ phá sản mất khả năng chi trả cho NH.
- Các thu nhập từ việc bán các dịch vụ không phải tiền gửi: thu nhập loại này đến chủ yếu từ các dịch vụ như phát hành và thông báo thư tín dụng L/C trong ngoại thương, thực hiện bảo lãnh cho khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động cố vấn tài chính, đầu tư cho khách hàng…
- Bán các tài sản của NH: để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản, NH có thể bán ra các tài sản có tính thanh khoản để có được lượng tiền mặt ngay Các tài sản có tính thanh khoản của NH chủ yếu bao gồm các loại như trái phiếu, tín phiếu kho bạc, hoặc các trái phiếu, cổ phiếu của các NH và các công ty lớn có uy tín.
- Vay mượn từ các thị trường tiền tệ: NH lúc thiếu hụt thanh khoản có thể đi vay trên thị trường tiền tệ, bao gồm các khoản vay mới, gia hạn thời hạn vay và tuần hoàn khoản nợ vay hay ký kết hạn mức tín dụng Tuy nhiên cần lưu ý đối với các NH lớn, có uy tín, việc vay mượn tương đối dễ dàng nhưng đối với các NH nhỏ, như tại
VN vào các tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, việc vay mượn của NH loại này gặp nhiều khó khăn, như phải có tài sản thế chấp, chịu lãi suất rất cao, vay mượn với số lượng nhỏ Trong các tháng cuối năm và đầu năm 2012 các NH nhỏ Việt Nam thiếu hụt thanh khoản rất lớn, một phần vì NHNN khống chế trần lãi suất huy động tối đa chỉ 14% so với những tháng trước đó của năm 2011 lên tới 18%.
Mức cầu về thanh khoản hay các dòng tiền chi ra diễn tiến qua các khoản mục như sau:
- Khách hàng rút tiền đã gửi: đây là các nhu cầu thanh khoản xảy ra hàng ngày, ngay lập tức và vô điều kiện Tiền gửi ngân hàng thuộc các loại:
+ Tiền gửi không kỳ hạn + Tiền gửi phát hành séc + Tiền gửi kỳ hạn có thể rút trước hạn (chịu lãi suất gửi rất thấp) + Tiền gửi kỳ hạn được thanh toán khi đáo hạn
Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản
Quản trị thanh khoản là hoạt động quản trị tài sản và nguồn vốn của ngân hàng nhằm quản lý có hiệu quả của tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và danh mục cấu trúc của nguồn vốn Đáp ứng được các nhu cầu thanh toán, rút tiền của khách hàng một cách nhanh chóng, cũng nhưnhu cầu vay mới của khách hàng Là khả năng mà ngân hàng dễ dàng huy động được vốn từ thị trường với một mức lãi suất hợp lý không quá cao.
Bản chất của công tác QTTK trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau:
Thứ nhất: hiếm khi nào tại một thời điểm tổng cung bằng với tổng cầu thanh khoản Do đó, ngân hàng phải thường xuyên đối phó với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanhkhoản.
Thứ hai: thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau Một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của nó sẽ càng thấp và ngược lại;một ngân hàng có nguồn vốn có tính thanh khoản cao thường có chi phí huyđộng lớn (nên làm giảmkhảnăng sinh lời khi sửdụng đểcho vay).
Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, theo nghĩa, một số yêu cầu thanh khoản là tức thời hoặc gần như tức thời Chẳng hạn, một khoản tiền gửi lớn đến hạn và khách hàng không có ý định tiếp tục duy trì số vốn này tại ngân hàng; khi đó, ngân hàng buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn có thể sử dụng ngay như vay từ TCTD khác Ngoài ra, yếu tố thời vụ,chu kỳcũng rất đáng quan trọng trong việc dự kiến cầu thanh khoản dài hạn Ví dụ, cầu về thanh khoản thường rất lớn vào mùa hè, cuối hè gắn với ngày tựu trường, ngày nghỉ và các kế hoạch du lịch của khách hàng Việc kế hoạch được những yêu cầu thanh khoản này, sẽ giúp ngân hàng hoạch định được nhiều nguồn đáp ứng cầu thanh khoản dài hạn hơn là trong trường hợp đối với cầuthanh khoảnngắnhạn.
Quản trị thanh khoản là một nghệ thuật điều khiển cung cầu thanh khoản trong phạm vi hẹp của các giới hạn an toàn và hạn mức cho phép Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải có năng lực và trìnhđộ vềchuyên môn hay nghệthuật của QTTK là cân đối phù hợpđược cung cầu vốn trong một giới hạn ràng buộc chặt chẽ.
1.2.2 Chiến lược quản trị thanh khoản 1.2.2.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản
Một số nguyên tắc mang tính chỉ đạo sau cần được tôn trọng để quản trị thanh khoảnmộtcách hiệu quả:
Thứ nhất, nhà quản trị thanh khoản phảithường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau Chẳng hạn, khi một khoản tiền gửi lớnđến hạn trong vài ngày tới, thông tin này cần được chuyển ngay đến nhà QTTK, để có quyết sách thích hợp chuẩn bị nguồn vốn đápứng nhu cầunày.
Thứ hai, nhà quản trị thanh khoản cần phải biết ở đâu, khi nào khách hàng gửi tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung tiền gửi hay trảnợ vay, nhấtlà các khách hàng lớn Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp nhà QTTK dự kiến trước được phần thặng dư hay thâm hụtthanh khoản và xử lý có hiệuquả từng trường hợp.
Thứ ba, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục, tránh để kéo dài quá lâu một trong hai tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản Thặng dư thanh khoản nên được đầu tư đúng lúc khi nó xảy ra nhằm tránh một sự giảm sút trong thu nhập của ngân hàng; thâm hụt thanh khoản nên được xử lý kịp thời để giảm bớt sự căng thẳngtrong việc vay mượn hay bán tài sản.
1.2.2.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản Để xử lý vấn đề thanhkhoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo ba hướng sau đây:
- Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (dựa vào tài sản “Có”)
- Vay mượn từ bên ngoài (dựa vào tài sản “Nợ”) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
- Phối hợp cân bằng ở cả hai hướng nêu trên.
(i) Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có”
- Chiến lược tiếp cận thanh toán thực sự còn gọi là học thuyết cho vay thương mại: Khi thực hiện chiến lược này, ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn Trong trường hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Hạnchế của chiến lược này là ngân hàng sẽ mấtdầnthị phầncho vay trung, dài hạn.
- Chiến lược tiếp cận thị trường tiền tệ còn gọi là chiến lược tiếp cận thị trường vốn ngắn hạn: Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh khoản đủ lớn dưới hình thức nắm giữ những tài sản có tính thanh khoảncao, chủ yếulà tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ bán lần lượt các tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng.
Chiến lược QTTK theo hướng này thường được gọi là sự chuyển hoá tài sản, bởi vì nguồn cung thanh khoản được tài trợ bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt.
Tài sảnthanh khoản phảicó cácđặc điểm sau:
- Phổ biến trên thị trường nên có thể chuyển hoá ra tiền một cách nhanh chóng.
- Giá cả ổn định đểkhôngảnhhưởngđếntốc độvà doanh thu bán tài sản.
- Người bán có thể mua lại dễ dàng với giá không cao hơn nhiều so với giá cả đã bán rađể khôi phục khoản đầu tư ban đầu.
Những tài sản có tính thanh khoản phổ biến bao gồm: trái phiếu kho bạc, các khoản vay NHTƯ, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác, chứng khoán của các cơ quan chính phủ, chấp phiếu của ngân hàng khác Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản “Có”, một ngân hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu ngân hàng này có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời.
Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” có ưu điểm là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình mà không bị lệ thuộc vào các chủ thể khác Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những nhược điểm sau:
- Một khi bán tài sản tức là ngân hàng mất đi thu nhập mà các tài sản này tạo ra Như vậy, ngân hàng đã chịu chi phí cơ hội khi bán đi các tài sản đãđầu tư.
- Phần lớn các trường hợp khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch như hoa hồng trả cho người môi giới chứng khoán.
- Tổn thất càng lớn cho ngân hàng nếu các tài sản đem bán bị giảm giá trên thị trường, hoặc bị người mua ép giá do phải gấp rút bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Mô hình nghiên cứu
Kế thừa kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của các nghiên cứu trước, mục đích nghiên cứu trong luận văn này là áp dụng các nhân tố đó, bổ sung, chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với hoạt động tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Hình 1.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến Quản trị rủi ro thanh khoản trường hợp Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung đi vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản, bao gồm: Sức mạnh và uy tín của ngân hàng, Chính sách phát triển của ngân hàng, Chính sách huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, Chính sách tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ,Diễn biến môi trường ngành, Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô, với giả thuyết:
H1: Sức mạnh và uy tín của bản thân ngân hàng tăng hay giảm thì quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng sẽ thay đổi cùng chiều.
H2: Chính sách phát triển của ngân hàng tăng hay giảm thì quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng sẽ thay đổi cùng chiều.
H3: Chính sách huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng tăng hay giảm thì quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng sẽ thay đổi cùng chiều.
H4: Chính sách tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của ngân hàng tăng hay giảm thì quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng sẽ thay đổi cùng chiều.
H5: Diễn biến môi trường ngành của ngân hàng tăng hay giảm thì quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng sẽ thay đổi cùng chiều.
H6: Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô tăng hay giảm thì quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ thay đổi cùng chiều.
1.3.2 Tiêu chí đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến Quản trị rủi ro thanh khoản
Các tiêu chí đo lường này là cơ sở để tác giả xây dựng bảng câu hỏi điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Bảng câu hỏi được thực hiện dưới dạng câu hỏi đóng, với mỗi phát biểu đều có phương án trả lời cụ thể.
Bảng 1.1: Các tiêu chí đo lường
Nhân tố Các tiêu chí đánh giá Ký hiệu
1 Trìnhđộ đội ngũ cánbộ ngân hàng SMUT1
2 Trìnhđộ công nghệ của ngân hàng SMUT2
3 Số lượng thị phần của ngân hàng SMUT3
4 Quy mô của ngân hàng SMUT4
5 Uy tín của ngân hàng trên thị trường SMUT5
6 Khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ (vay thị trường liên ngân hàng…) của ngân hàng SMUT6
7 Khảnăng quản trị, điềuhành của cán bộ ngân hàng SMUT7
8 Công tác dự báo và phân tích thị trường của cán bộ ngân hàng SMUT8
9 Mức độ quan tâm đối với vấn đề quản trị thanh khoản của ban lãnhđạo SMUT9
10.Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng xấu tại ngân hàng SMUT10
Sức mạnh và uy tín của ngân hàng (SMUT)
11 Mức độ mạo hiểm chạy theo lợi nhuận ngắn hạn trong kinh doanh của NH SMUT11
1 Ngân hàngưu tiên nâng cao khảnăng sinh lời CSPT1
Chính sách phát triển của
2 Ngân hàng ưu tiên cho mức độ an toàn trong thanh CSPT2
Nhân tố Các tiêu chí đánh giá Ký hiệu khoản
3 Ngân hàngưu tiên việc mở rộng thịtrường CSPT3
4 Hiệu quả định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng CSPT4 ngân hàng (CSPT)
5 Khả năng quản trị, điều hành của Ngân hàng CSPT5
1 Khả năng đápứng nhu cầu tíndụng đối với khách hàng có hệ số tín nhiệm cao của ngân hàng HDSD1
2 Khả năng đáp ứng các kế hoạch đầu tư của ngân hàng HDSD2
3 Tỷ lệvốn huy động dài hạn/ngắn hạncủa ngân hàng HDSD3
4 Khảnăng duy trì lượng ngân quỹ tại ngân hàng HDSD4
Chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng (HDSD)
5 Khả năng bổ sung các tài sản có tính thanh khoản cao (trái phiếu chính phủ…) HDSD5
1 Khả năng vận dụng một cách có hiệu quả các mô hìnhlượng hóa rủi ro tại ngân hàng KSRR1
2 Việc bổ sungđiều chỉnh chính sách, xây dựng, hoàn thiện các quy trình quản trị r ủi ro tại ngân hàng KSRR2
3 Mức độ đầy đủ của các quy trình, quy chế về quản lý rủi ro tại Ngân hàng KSRR3
4 Nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích của Ngân hàng KSRR4
5 Hiệu quảhệ thống kiểm soát nội bộcủa ngân hàng KSRR5
Chính sách tăng cường, kiểm soát rủi ro nội bộ (KSRR)
6 Nghiêm túc thực hiện các quy định của NHNN về quản trị thanh khoản tại ngân hàng KSRR6
1 Mức độ gia tăng thu nhập và nhu cầu chi tiêu của người dân trong thời gian qua MTNG1
2 Sự tin tưởng của người dân đối với sự biến động của thị giá cổ phiếu do ngân hàng MTNG2
3 Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM trong các nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh MTNG3
4 Mức độ cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của ngân hàng MTNG4
5 Mức độ cam kết ủng hộ của nhà nước đối với lĩnh vực ngân hàng MTNG5
Diễnbiến môi trường ngành (MTNG)
6 Mức độ tác động của các nhà đầu tư lớn tới vấn đề thanh khoản của ngân hàng MTNG6
1 Lạm phát tại Việt Nam trong thời gian vừa qua MTVM1
2 Sự trì trệ trong sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế trong thời gian vừa qua MTVM2
3 Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN trong thời gian qua MTVM3
4 Sự hạn chế trong chính sách tài khóa (đầu tư, chi tiêu, hỗ trợ…) của chính phủ MTVM4
Diễnbiến môi trường kinh tế vĩ mô (MTVM)
5 Sự đóng băng cuả thị trường chứng khoán, bất động sản, công cụ tài chính MTVM5
Nhân tố Các tiêu chí đánh giá Ký hiệu
1 Công tác quản lý cầu thanh khoản Y_TK1
2 Công tác quản lý cung thanh khoản Y_TK2
3 Công tác quản lý kết hợp Y_TK3
Quản trị rủi ro thanh khoản nói chung (Y_TK) 4 Mức độ tích cực của các tiêu chí phản ánh khả năng thanh khoản Y_TK4
Theo Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2008), một trong những hình thức đo lường các khái niệm trừu tượng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội là thang đo do Rennis Likert (1932) giới thiệu Thang đo phổ biến nhất là thang đo 5 mức độ, và có thể là 3 hoặc 7 mức độ Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để lượng hóa các khía cạnh ảnh hưởng lên khả năng thanh khoản. Đối với các biến quan sát về thông tin cá nhân, tùy vào từng loại biến cụ thể mà tác giả sử dụng các thang đo định danh, thứ bậc và tỷ lệ để có thể so sánh, đánh giá mức độ theo các nhân tố.
Bảng 1.2: Thang đo trong mô hình nghiên cứu
Tiêu chí đo lường Thang đo
Thông tin về sự ảnh hưởng theo từng nhân tố
Các tiêu chí đánh giá về sức mạnh và uy tín của ngân hàng
Các tiêu chí đánh giá về chính sách phát triển của ngân hàng
Các tiêu chí đánh giá về chính sách huy động và sử dụng vốn Các tiêu chí đánh giá về chính sách tăng cường kiểm soát rủi ro nội bộ
Các tiêu chí đánh giá về diễn biến môi trường ngành Đánh giá chi tiết về mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập
Các tiêu chí đánh giá về diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô
Quản trị rủi ro thanh khoản nói chung Likert 05 mức độ
Giới tính Định danh Độ tuổi Tỷ lệ
Trìnhđộ học vấn Thứ bậc
Phân loại người được phỏng vấn theo các yếu tố Vị trí công tác Thứ bậc
1.3.4.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp
Tác giả sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình; các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua các nguồn sau:
- Báo cáo tài chính của 34 ngân hàng thuộc khối Ngân hàng TMCP nghiên cứu trong giai đoạn từ 2009 – 2012.
- Tác giả sử dụng phương pháp tính toán các chỉ số và phương pháp so sánh nhằm đánh giá diễn biến quản trị thanh khoản của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Khối Ngân hàng TMCP.
1.3.4.2 Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Quản trị rủi ro thanh khoản
Sẽ được thực hiện theo quy trình gồm 11 bước chủ yếu, nhằm giúp cho đề tài nghiên cứu được thực hiện đúng theo các yêu cầu và đạt được mục tiêu đãđề ra.
Bước 1: Tác giả tiến hành hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu này, kết hợp với nhu cầu thực tiễn tại NH.
Bước 2: Trên cơ sở đó, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản của NH Xây dựng Việt Nam.
Bước 3: Để có cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản, tác giả xây dựng các tiêu chí đánh giá các nhân tố.
Bước 4: Tiếp theo, tác giả xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ để làm cơ sở cho việc hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức.
Bước 5: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 chuyên gia, gồm có Giảng viên hướng dẫn, các Trưởng, phó phòng Hội sở làm việc tại NH Xây dựng Việt Nam.
Bước 6: Trên cơ sở phỏng vấn sơ bộ ở bước 5, tác giả xác định được những nhân tố, những phát biểu cần sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của NH và hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức.
Bước 7: Tác giả tiến hành thực hiện phỏng vấn chính thức đối với 210 trưởng phó phòng hội sở, lãnh đạo sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG XÂY D ỰNG VIỆT NAM
Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam
Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Rạch Kiến, là NHCP đầu tiên của tỉnh Long An Ngày 17/08/2007 Ngân hàng đã được Thống đốc NHNN Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành NHTMCP đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Tín, chính thức mở rộng địa bàn hoạt động ra khỏi phạm vi tỉnh Long An.
Ngày 23/5/2013, Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số 1161/QĐ- NHNN cho phép thay đổi tên gọi Ngân hàng TMCP Đại Tín thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.
Trụ sở chính: 145-147-149 Hùng Vương, Phường 2, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NH Xây dựng Việt Nam
2.1.2 Quy mô và năng lực tài chính 2.1.2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của NH Xây dựng Việt Nam Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của NH Xây dựng Việt Nam
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng bình quân
5 Các khoản đầu tư, KD chứng khoán 644 3.123 4.600 2.072 126%
Nguồn:Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
Hoạt động Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã có những thay đổi rất lớn và đạt được những thành tích đáng khích lệ Đặc biệt, trong vòng những n ăm gần đây sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam luôn đạt ở mức cao nhưng thiếu vững chắc điều đó đãđược bộc lộ trong kết quả kinh doanh của năm 2012.
Nghiên cứu tổng tài sản giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân hàng năm là 43%; Trong đó, năm 2012 có mức tăng trưởng âm, đến 31/12/2012 tổng tài sản đạt 15.932 tỷ đồng, giảm 11.198 tỷ đồng (-41%) so với đầu năm, chiếm 0,85% Tổng tài sản Khối Ngân hàng TMCP.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản đến 31/12/2012 của Khối Ngân hàngTMCP là 53% Trong đó, tỷ lệ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 84% Như vậy,Ngân hàng Xây dựng Việt Nam vẫn còn mức độ phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng.
Nghiên cứu vốn chủ sở hữu giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu bình quân hàng năm là -56%; Trong đó, năm 2012 có mức tăng trưởng âm, đến 31/12/2012 vốn chủ sở hữu là -5.616 tỷ đồng.
Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản đến 31/12/2012 của Khối Ngân hàng TMCP là 10% Trong đó, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là -35% Như vậy, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam không duy trì tốt yêu cầu về đảm bảo an toàn hoạt động
2.1.3 Thị phần hoạt động 2.1.3.1.Huy động vốn
Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, hệ thống ngân hàng đã huyđộng vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng từ các nguồn vốn trong xã hội, đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Trong đó, lạm phát và lãi suất đã tác động đến tình hình huyđộng vốn chung của toàn ngành và của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam Với những chiến lược thích hợp, huy động vốn của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trong những năm qua có bước tăng trưởng tốt so với mức tăng chung của toàn ngành Nghiên cứu huy động vốn TCKT&dân cư giai đoạn 2009 – 2012, tốc độ tăng trưởng huy động bình quân hàng năm Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 57%, chiếm 1,01% vốn huy động Khối Ngân hàng TMCP, cao hơn mức tăng bình quân của khối NH TMCP (27%).
Vốn huy động từ các TCKT&dân cư năm 2009 đạt 4.634 tỷ, tăng 130% so với năm 2008; năm 2010 đạt 10.254 tỷ, tăng 121% so với năm 2009; năm 2011 đạt 13.853 tỷ, tăng 35% so với năm 2010; Năm 2012 đạt 15.823 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2011 .
Bảng 2.2: Huy động TT1 của NH Xây dựng Việt Nam giai đoạn 2009-2012
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Tỷ trọng so với Khối
Hình 2.2: Vốn huy động TCKT&dân cư khối Ngân hàng TMCP đến 31/12/2012 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ tín dụng Ngân hàng Xây dựng Việt Nam cũng tăng lên tương ứng Nghiên cứu dư nợ cho vay giai đoạn 2009 –
2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 41%, chiếm1,28%dư nợ cho vay Khối Ngân hàng TMCP, cao hơn mức tăng bình quân của khối NH TMCP (24%).
Tổng dư nợ cho vay n ăm 2009 đạt 5.214 tỷ, tăng 221% so với năm 2008; năm
2010 đạt 10.052 tỷ, tăng 93% so với năm 2009; năm 2011 đạt 11.931 tỷ, tăng 19% so với năm 2010; Năm 2012 đạt 13.316 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011.
Trong năm 2012, Ngân hàng đã tập trung rà soát, cơ cấu lại danh mục cho vay và các khoản đầu tư; Đánh giá, cân đối lại về kỳ hạn các khoản nợ, thực hiện miễn giảm lãi và cơ cấu lại thời gian trả nợ cho phù hợp, đồng thời triển khai các biện pháp và lộ trình thực hiện xử lý thu hồi nợ quá hạn.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động TCKT & dân cư bình quân của Khối NHTMCP là 72% Trong đó, tỷ lệ của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 91%.
Bảng 2.3: Dư nợ của NH Xây dựng Việt Nam giai đoạn 2009-2012
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Khối Ngân hàng TMCP Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
Tỷ trọng so với Khối
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả
Hình 2.3: Dư nợ cho vay khối Ngân hàng TMCP đến 31/12/2012 2.1.3.3 Hoạt động đầu tư
Phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
2.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha 2.3.1.1 Các nhân tố tác động đến Quản trị rủi ro thanh khoản (i) Biến Sức mạnh và uy tín của ngân hàng
Bảng 2.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến Sức mạnh và uy tín của ngân hàng
Hệ số Cronbach's Alpha nếu bỏ biến
Ký hiệu và Tên các biến đo lường Lần 1 Lần 2
SMUT1– Trìnhđộ đội ngũ cán bộ 0,864 0,869
SMUT3– Số lượng thị phần của ngân hàng 0,863 0,869
SMUT4– Quy mô của ngân hàng 0,877 0,882
SMUT5– Uy tín của ngân hàng 0,884
SMUT6– Khả năng tiếp cận thị trường 0,867 0,872
SMUT7– Khả năng quản trị điều hành của cán bộ 0,864 0,871
SMUT8– Dự báo và phân tích thị trường 0,866 0,871
SMUT9– Mức độ quan tâm của lãnhđạo 0,860 0,866
SMUT10– Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng 0,864 0,871
SMUT11– Mức độ mạo hiểm theo lợi nhuận 0,861 0,867
Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả
Qua kết quả kiểm định trên cho thấy biế n đo lường Uy tín của ngân hàng (SMUT5) được loại bỏ vì có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng (0,884 > 0,879) Như vậy, nhân tố Sức mạnh và uy tín của ngân hàng còn lại 10 biến đo lường, ngoại trừ biến đo lường SMUT5.
(ii) Biến chính sách phát triển của ngân hàng
Bảng 2.8: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến Chính sách phát triển của ngân hàng
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0,914
Ký hiệu và Tên các biến đo lường Hệ số Cronbach's
CSPT1– Ưu tiên nâng cao khả năng sinh lời 0,889
CSPT2– Ưu tiên an toàn trong khả năng thanh khoản 0,911
CSPT3– Ưu tiên mở rộng thị trường 0,894
CSPT4– Hiệu quả định hướng chiến lược 0,883
CSPT5– Khả năng quản trị điều hành của ngân hàng 0,895
Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả
Với hệ số Cronbach’s Alpha tổng bằng 0,914 lớn hơn tất cả hệ số Cronbach’s Alpha của các biến đo lường, nên cả 05 biến trong nhân tố Chính sách phát triển của ngân hàng đều được chấp nhận và đưa và phân tích nhân tố khám phá.
(iii) Biến chính sách huy động và sử dụng vốn
Bảng 2.9: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến Chính sách huy động và sử dụng vốn
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0,944
Ký hiệu và Tên các biến đo lường Hệ số Cronbach's
HDSD1– Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng 0,941
HDSD2– Khả năng đáp ứng kế hoạch đầu tư 0,932
HDSD3– Tỷ lệ huy động vốn dài hạn trên ngắn hạn 0,922
HDSD4– Khả năng duy trì lượng ngân quỹ 0,932
HDSD5– Bổ sung tài sản có tính thanh khoản cao 0,929
Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả
Tại hệ số Cronbach’s Alpha tổng bằng 0,944, nên tác giả chấp nhận cả 5 biến đo lường được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
(iv) Biến chính sách tăng cường kiểm soát rủi ro nội bộ
Bảng 2.10: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến Chính sách tăng cường kiểm soát rủi ro nội bộ
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0,818
Ký hiệu và Tên các biến đo lường Hệ số Cronbach's
KSRR1– Sử dụng hiệu quả mô hình lượng hóa rủi ro 0,781 KSRR2– Hoàn thiện các quy trình quản trị rủi ro 0,803 KSRR3– Hoàn thiện các quy trình quy chế quản lý rủi ro 0,804
KSRR4– Các cơ sở phục vụ cho phân tích 0,766
KSRR5– Hiệu quả hệ thống kiểm soát rủi ro nội bộ 0,777
KSRR6– Nghiêm túc thực hiện các quy định của NH nhà nước 0,803
Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả
Qua kết quả kiểm định trên, cho thấy cả 06 biến đo lường đều phù hợp với điều kiện nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng và lớn hơn 0,70, do đó, cả 06 biến đo lường này đều được chấp nhận.
(v) Biến diễn biến môi trường ngành
Bảng 2.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến Diễn biến môi trường ngành
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0,948
Ký hiệu và Tên các biến đo lường Hệ số Cronbach's
MTNG1– Thu nhập và chi tiêu của người dân 0,946
MTNG2– Sự tin tưởng của người dân đối với các biến động 0,934 MTNG3– Tính liên kết hệ thống giữa các Ngân hàng thương mại 0,936
MTNG4– Mức độ cạnh tranh trên địa bàn 0,935
MTNG5– Mức độ cam kết ủng hộ của Nhà nước 0,936
MTNG6– Mức độ tác động của các Nhà đầu tư lớn 0,940
Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả
Với tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến đo lường đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng, nên cả 06 biến đo lường của nhân tố Diễn biến môi trường ngành đều được chấp nhận và đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
(vi) Biến diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô
Bảng 2.12: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0,915
Ký hiệu và Tên các biến đo lường Hệ số Cronbach's
MTVM1– Lạm phát tại Việt Nam 0,892 MTVM2– Sự trì trệ trong sản xuất và ki nh doanh 0,905 MTVM3– Chính sách thắt chặt tiền tệ củaNHNN 0,892
MTVM4– Sự hạn chế trong chính sách tài khóa 0,892
MTVM5– Sự đóng bang của thị trường 0,901
Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả
Cả 5 biến đo lường của nhân tố Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô đều được chấp nhận để đưa vào phân tích nhân tố khám phá, vì hệ số Cronbach’s Alpha của các biến đo lường này đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng (0,915).
Như vậy, qua kiểm tra Cronbach’s Alpha, tác giả lựa chọn được 37 biến đo lường để đưa vào phân tích nhân tố khám phá, loại bỏ biến đo lường Uy tín của ngân hàng (SMUT5).
2.3.1.2 Biến phụ thuộc – Quản trị rủi ro thanh khoản nói chung
Bảng 2.13: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0,922
Ký hiệu và Tên các biến đo lường Hệ số Cronbach's
Y_RR1– Công tác quản lý Cầu thanh khoản 0,907
Y_RR2– Công tác quản lý Cung thanh khoản 0,910
Y_RR3– Công tác quản lý kết hợp thanh khoản 0,888
Y_RR4– Mức độ tích cực của các tiêu chí thanh khoản 0,885
Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả
Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến đo lường đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng, nên cả 4 biến đo lường này đều được chấp nhận để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá 2.3.2.1.Đánh giá mức độ phù hợp của các nhân tố
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO của các nhân tố độc lập có giá trị bằng 0,938 và hệ số KMO của biến phụ thuộc có giá trị bằng 0,841, cả hai giá trị này đều thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1,0 Điều này cho biết kết quả phân tích nhân tố khám phá là thích hợp.
Kiểm định Bartlett cho biết các nhân tố độc lập và biến phụ thuộc đều có giá trịSig = 0,000 < 0,05, như vậy, ta có thể kết luận được rằng các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Bảng 2.14: Tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp của các nhân tố STT Tiêu chí đánh giá Nhân tố độc lập Biến phụ thuộc
1 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,938 0,841
4 Phương sai trích (Hệ số biến thiên) 74,585 81,080
Nguồn: kết quả điều tra và tính toán của tác giả
Kết quả kiểm định còn cho thấy có tất cả 07 nhân tố được hình thành từ 06 nhân tố ban đầu của mô hình, và phương sai trích của các biến độc lập bằng 74,585, cho biết 07 nhân tố này giải thích được 74,585% biến thiên của các biến đo lường. Đối với biến phụ thuộc thì chỉ có duy nhất một nhân tố được hình thành, với phương sai trích bằng 81,080.
2.3.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Từ bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy tất cả các hệ số nhân tố tải của các biến đo lường đều có giá trị lớn hơn 0,5, ngoại trừ biến đo lường Trìnhđộ công nghệ của ngân hàng (SMUT2) có giá trị nhỏ hơn 0,5 nên được loại bỏ Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ 2 cũng cho thấy kết quả phân tích không thay đổi, khi loại bỏ biến SMUT2 ra khỏi mô hình Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá là phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.
Bảng 2.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Nhân tố độc lập Biến phụ thuộc
Hệ số nhân tố tải Hệ số
Nhân tố độc lập Biến phụ thuộc
Hệ số nhân tố tải Hệ số
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế và phân tích của tác giả
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này xác định lại các nhân tố (các biến độc lập) và biến phụ thuộc, cụ thể như sau: i Biến Chính sách phát triển và kiểm soát rủi ro (CSPT_KSR R) được hình thành từ 08 biến đo lường là KSRR6, KSRR5, CSPT2, CSPT1, KSRR4, CSPT4, CSPT5, và CSPT3. ii Biến Diễn biến môi trường ngành (DB_MTNG) được hình thành từ 06 biến đo lường là MTNG5, MTNG2, MTNG4, MTNG6, MTNG3, và MTNG1. iii Biến Chính sách huy động và sử dụng vốn (CS_HDSD) được hình thành từ
05 biến đo lường là HDSD5, HDSD3, HDSD4, HDSD2, và HDSD1. iv Biến Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô (DB_MTVM) được hình thành từ
05 biến đo lường là MTVM3, MTVM1, MTVM4, MTVM5, và MTVM2. v Biến Sức mạnh và uy tín của ngân hàng (SMUT_NH) được hình thành từ
05 biến đo lường là SMUT7, SMUT9, SMUT11, SMUT8, và SMUT10. vi Biến Năng lực thị trường của ngân hàng (NLTT_NH) được hình thành từ
04 biến đo lường là SMUT3, SMUT1, SMUT4, và SMUT6. vii Biến Quy trình quy chế quản lý rủi ro của ngân hàng (QTKS_NG) được hình thành từ 03 biến đo lường là KSRR3, KSRR2, và KSRR1. viii Biến phụ thuộc là Quản trị rủi ro thanh khoản nói chung của ngân hàng (Y_KSRR) được hình thành từ 04 biến đo lường là Y_RR4, Y_RR3, Y_RR1, và Y_RR2.
2.3.3 Kết quả mô hình hồi quy
Từ kết quả phân tích ở mục 2.4.2.2, tác giả tiến hành điều chỉnh mô hình của nghiên cứu như sau:
Nguồn: kết quả phân tích của tác giả
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Nhằm xác định các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro thanh khoản nói chung của ngân hàng, nghiên cứu này thực hiện hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinary least square – OLS), với biến phụ thuộc là Quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng, và 07 biến độc lập nêu trên.
Theo Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2008), ta có phương trình hồi quy tuyến tính bội như sau:
Y i là giá trị dự đoán
CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN H ÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM
Về phía Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam
3.1.1 Xác định mục tiêu, chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp
Mặc dù Ngân hàng đang thực hiện chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản cân bằng cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có nhưng nhìn chung vẫn nghiên g về việc vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hơn, Khối lượng tài sản có tính thanh khoản cao mà ngân hàng nắm giữ chiếm tỷ trọng rất thấp Vì vậy, ngân hàng cần có cái nhìn dài hạn hơn trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc xây dựng các kịch bản liên quan đến thanh khoản trong tình huống thị trư ờng tốt, xấu và bình thường; đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản của danh mục tài sản đầu tư để có thể vận dụng được chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp một cách hài hoà và linh hoạt.
Ngoài ra ngân hàng cũng cần tận dụng và xem xét một số phương pháp, công cụ quản trị thanh khoản dù nhỏ nhưng sẽ giúp ích cho ngân hàng tương đối nhiều như tiếp tục đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn để được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc cân nhắc giữa chi phí – lợi ích giữa việc chịu phạt vi phạm Quy chế dự trữ bắt buộc và đầu tư khoản tiền đó ở các hoạt động khác như tín dụng, cho vay trên thị trường liên ngân hàng Đồng thời tăng cường huy động vốn triển khai các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm rút gốc linh hoạt với kỳ hạn gửi ban đầu từ 12 tháng trở lên, các sản phẩm khuyến mãi, tặng quà ưu đãi cho các kỳ hạn trên 1 năm Cơ cấu lại kỳ hạn dư nợ cho vay và các khoản đầu tư phù hợp với kỳ hạn của vốn huy động Có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng loại khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và tránh tình trạng rút tiết kiệm trước hạn gây khó khăn cho việc cân đối kỳ hạn huy động và cho vay.
Tăng cường sự hợp tác với các NHTM: Tăng cường tính liên kết và hợp tác giữa các Ngân hàng với nhau để: thứ nhất, có thể khai thác lợi thế cạnh tranh của nhau, cùng phát triển sản phẩm, dịch vụ, thu hút Khách hàng, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động; thứ hai, có thể hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề thanh khoản khi thị trường có biến động bất lợi.
3.1.2 Tăng cường năng lực tiếp cận thị trường tài chính, xây dựng hệ thống chính sách quản trị một cách hiệu quả và thíchứng với diễn biến của môi trường kinh doanh
Nâng cao năng lực về tài chính và khả năng quản trị của Ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế là giải pháp cơ bản để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững Khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản Tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện cải thiện hoạt động ngân hàng, góp phần nâng cao thương hiệu và năng lực hoạt động.
Cơ cấu lại mô hình tổ chức của ngân hàng , mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế trong việc tổ chức và bố trí các phòng nghiệp vụ cả ở cấp Hội sở và chi nhánh Ngân hàng cần đảm bảo có sự phân chia rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày; có đủ nguồn nhân lực được trang bị các kỹ năng và trìnhđộ chuyên môn phù hợp với chất lượng và tính phức tạp của công việc; đồng thời có các công cụ và quy trình công nghệthông tin để xử lý chính xác, kịp thời thông tin nhằm hỗ trợtoàn bộ quá trình và kiểm soát rủiro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng.
Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tintoàn hệ thống: đáp ứng yêu cầu quản lý số liệu, hệ thống báo cáo tự động thông tin khách hàng, vận hành và quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quản trị rủi ro, thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòngđể xử lý rủi ro.
Khắc phục tình trạng mất cân đối về kỳ hạn : Cân đối cơ cấu và tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp đây là việc làm cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững thanh khoản cho Ngân hàng Thực hiện cơ cấu huy động và cho vay, đặt ra một tỷ lệ phù hợp về huy động ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, điều chỉnh tỷ lệ huy động từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế (thị trường 1) và tỷ lệ tham gia thị trường liên Ngân hàng (thị trường 2) Hạn chế cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, hạn chế tín dụng vào một số ngành nghề hay địa phương cụ thể, đa dạng khách hàng và ngành nghề để tối ưu hóa và hạn chế rủi ro danh mục cho vay Hạn chế cho vay vào những lĩnh vực có mức độ rủi ro và có tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản.
Thực hiện việc quản lý tốt chất lượng tín dụng, rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất: Tích cực, quyết liệt và khẩn trương trong việc rà soát chất lượng tín dụng Giảm tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù cho những tình huống xấu nhất Xử lý tài chính và thu hồi nợ xấu từ 2 nhóm Phú Mỹ và tập đoàn Phương Trang.
3.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị thanh khoản
Cấp quản trị của Ngân hàng cần có chính sách đào tạo thường xuyên, nhắm tới mục tiêu cung cấp cho Ngân hàng những nhân sự có chất lượng về kỹ năng và trình độ chuyên môn, nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tùy theo nhu cầu của từng bộ phận, mục tiêu của Ngân hàng mà có chính sách đào tạo phù hợp, có thể là đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, đào tạo nội bộ hay đào tạo bên ngoài Các cấp quản trị của Ngân hàng nên phân chia nhân viên ra thành hai nhóm khác nhau theo thời gian công tác, để có chính sách đào tạo phù hợp Đối với những nhân viên có thời gian công tác ngắn thì nên huấn luyện ngắn hạn trong nội bộ, nhằm phục vụ cho yêu cầu công việc theo từng bộ phận, những nhân viên có thâm niên công tác và gắn bó lâu dài với Ngân hàng sẽ được tham gia các khóa đào tạo dài hạn, đào tạo bên ngoài Ngân hàng Để các chính sách về quản trị rủi ro của Ngân hàng được phát huy tích cực, các cấp quản lý nên triển khai cụ thể đến tất cả nhân viên theo từng bộ phận công tác, theo vị trí công tác, đảm bảo các chính sách được các cấp nhân viên hiểu rõ và thực thi một cách hiệu quả nhất.
3.1.4 Tái cơ cấu ngân hàng nhằm minh bạch hóa hoạt động và giảm thiểu sự chi phối của các nhóm cổ đông lớn
Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các NHTM với NHNN, mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ ngân hàng Xây dựng Việt Nam Chuẩn hoá các quy trình và thủ tục quản lý theo hướng đồng bộ, hiện đại, tự động hóa và phù hợp thông lệ quốc tế.
Nợ xấu của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hiện đã chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ, trong đó nợ mất vốn theo ước tính có thể tới 50% Đây là một tỷ lệ đãđến mức mất kiểm soát Ngân hàng đã bắt đầu công cuộc thực hiện tái cơ cấu từ năm 2012 Tái cơ cấu ngân hàng là công việc khó khăn, tốn không ít thời gian, bao gồm nhiều việc trong đó phát hiện, loại bỏ những người làm trái các quy định của pháp luật, thoái hóa biến chất chỉ là một việc Mục đích cao nhất của tái cơ cấu là hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống NH, xử lý nghiêm các sai phạm pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Để triển khai mạnh mẽ giải pháp tái cơ cấu, minh bạch hoá hoạt động ngân hàng, cần phải kiên quyết xử lý các sai phạm trong hoạt động NH, loại khỏi hệ thống này những ngườ i không đủ năng lực, phẩm chất Trong quá trình thực hiện, tình trạng một số người có vị trí quan trọng ở một số NH đã tìm cách thâu tóm trái phép các NH, có ý làm trái các quyđịnh của pháp luật, luân chuyển đồng vốn chồng chéo giữa các NH để hưởng lợi sẽ bị xử lý nghiêm minh (Chẳng hạn như: huy động vốn của người dân rồi gửi số vốn đó ở NH, có lãi suất tiền gửi cao hơn để hưởng lãi chênh lệch).
3.1.5 Xây dựng và hoàn thiện lại Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản
Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động cũng như trải qua nhiều biến động thăng trầm của thị trường mà ngân hàng vẫn chưa thể hoàn thiện và ban hành Quy định về quản trị rủi ro thanh khoản là một thiếu sót vô cùng lớn Việc Quy định về quản trị rủi ro thanh khoản chưa được ban hành khiến cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản hiện đang bị bỏ ngỏ Ngân hàng chưa có một quy trình chuẩn làm căn cứ để các đơn vị có liên quan theo đó thực hiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản một cách trình tự, chính xác Đồng thời trách nhiệm của các đơn vị và bộ phận có liên quan theo đó không được phân định rõ ràng, có sự chồng chéo, ỷ lại giữa các bên liên quan trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng Vì vậy, Ngân hàng cần thành lập
Uỷ ban quản lý tài sản nợ tài sản có ALCO tổ chức chỉ đạo thực hiện việc tập trung, xây dựng và hoàn thiện lại hệ thống quản trị rủi ro theo định hướng: “Kiểm soát chặt chẽ rủi ro Ưu tiên tăng trưởng và phát triển có chọn lọc” Theo đó, hệ thống quản trị rủi ro đảm bảo có sự giám sát, quản lý tích cực của HĐQT và Ban điều hành, ban hành triển khai đầy đủ các chính sách, quy trình quản lý rủi ro và các giới hạn rủi ro; thiết lập hệ thống thông tin quản lý phù hợp; thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ hoạt độngphù hợp.
Mục tiêu phải quản lý và kiểm soát hiệu quả rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ của mình tại mọi thời điểm; có khả năng nhận dạng, đo lường, đánh giá, theo dõi, báo cáo và kiểm soát hiệu quả các rủi ro trong tất cả các hoạt động của ngân hàng; đảm bảo công tác quản lý rủi ro được thực hiện độc lập, khách quan, trung thực, thống nhất và được thể hiện rõ ràng bằng văn bản.