1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ , thực trạng và giải pháp

72 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ : Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Nguyễn Thụy Vũ
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp.Hcm
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2007
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 795,67 KB

Cấu trúc

  • BIA.pdf

  • 46878.pdf

    • MỤC LỤC

    • LỜI MỞ ĐẦU

    • CHƯƠNG 1: RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠTĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

      • I. Rủi ro trong hoạt động của các NHTM:

        • 1. Khái niệm về rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

        • 2. Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

        • 3. Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

      • II. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM:

        • 1. Khái niệm về rủi ro tín dụng:

        • 2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng:

        • 3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng:

        • 4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:

          • 4.1. Nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế và các cơ quanquản lý Nhà Nước:

            • 4.1.2. Xuất phát từ hệ thống văn bản luật:

            • 4.1.3. Xuất phát từ công tác kiểm tra, thanh tra:

            • 4.1.4. Xuất phát từ các cơ quan ban ngành liên quan:

          • 4.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía các NHTM:

            • 4.2.1. Xuất phát từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng:

            • 4.2.2. Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng và sự vậndụng chính sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc:

            • 4.2.3. Xuất phát từ công tác thẩm định:

            • 4.2.4. Xuất phát từ tài sản bảo đảm:

            • 4.2.5. Xuất phát từ thông tin tín dụng:

            • 4.2.6. Xuất phát từ hoạt động kiểm soát nội bộ:

          • 4.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng đi vay:

            • 4.3.1. Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

            • 4.3.2. Đối với khách hàng là cá nhân:

          • 4.4. Nguyên nhân khác:

        • 5. Tác động của rủi ro tín dụng:

          • 5.1. Tác động đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM:

          • 5.2. Đối với nền kinh tế nói chung:

      • III. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại:

        • 1. Khái niệm và mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng:

        • 2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng:

        • 3. Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng:

        • 4. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng:

        • 5. Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan trong việc quản trị rủi rotín dụng:

    • CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ

      • I. Đề xuất bảng câu hỏi khảo sát:

        • 1. Mục tiêu đề xuất bảng câu hỏi khảo sát:

        • 2. Một số hạn chế khi thực hiện việc khảo sát:

      • II. Kết quả khảo sát thực tế:

        • 1. Khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

        • 2. Khảo sát giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng:

    • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNGQUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN CẦN THƠ

      • I. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng củaTP.Cần Thơ trong thời gian qua:

      • II. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ:

      • III. Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh Ngânhàng Ngoại Thương Cần Thơ trong thời gian qua:

        • 1. Công tác nguồn vốn:

        • 2. Công tác sử dụng vốn:

      • IV. Phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại NNTVN–CNCT trong thời gian qua:

        • 1. Nguyên nhân khách quan:

        • 2. Nguyên nhân chủ quan từ phía NHNTVN–CNCT:

        • 3. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng vay vốn:

    • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HẠNCHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

      • I. Nhóm giải pháp đối với Chính Phủ và các cơ quan ngang bộ (Ngân hàngNhà Nước, Bộ Tài Chính, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường,...):

        • 1. Các vấn đề liên quan đến văn bản luật:

        • 2. Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng:

        • 3. Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm:

      • II. Nhóm giải pháp đối với NHNTVN – CN Cần Thơ:

        • 1. Các vấn đề liên quan đến cán bộ tín dụng:

        • 2. Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng:

        • 3. Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm:

        • 4. Các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng, quy trình tín dụng:

        • 5. Các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định:

Nội dung

Sự cần thiết của đề tài

Thực tiễn hoạt động của các NHTMVN trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, điển hình như: việc đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng, NHTMCP của những năm 1989-1990, việc đặt một số NHTMCP vào tình trạng giám sát đặc biệt những năm 1999-2000, hay những vụ án lớn và việc tiến hành xử lý một khối lượng nợ tồn đọng khá lớn của các NHTMNN từ năm 2000 trở về trước đã chứng minh rất rõ điều này Thêm vào đó, nhìn vào kết cấu tài sản của các NHTMVN chúng ta nhận thấy: tài sản sinh lời là các khoản cấp tín dụng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 60%-70% tài sản có, thậm chí có một số NHTM tỷ lệ này lên đến 80%

Chính vì vậy, tín dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao, và vấn đề quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề luôn được các NHTMVN quan tâm hàng đầu, nhất là hiện nay khi Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Với mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình một NHTM đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ nói riêng trong quá trình chuyển đổi của mình luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu đối với vấn đề kiểm soát tốt các loại rủi ro, trong đó đặc biệt là rủi ro tín dụng Đó cũng là lý do Tác giả chọn đề tài “R ủ i ro tín d ụ ng t ạ i Ngân hàng

Ngo ạ i Th ươ ng Vi ệ t Nam Chi nhánh C ầ n Th ơ - Th ự c tr ạ ng và gi ả i pháp”

Mục tiêu của đề tài

Đề tài nghiên cứu muốn hướng đến các mục tiêu:

- Góp phần làm rõ hơn các lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHNTVN-CNCT

- Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề tài nêu ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại NHNTVN-CNCT nói riêng và các NHTMVN nói chung.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Cùng với việc nghiên cứu các lý luận thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, đề tài nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở:

- Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động tín dụng tại NHNTVN-CNCT

- Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng thông qua các mẫu điều tra về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng

- Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng công tác tại NHNTVN- CNCT, và các cán bộ công tác trong ngành tài chính, ngân hàng nói chung

- Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, kết quả các mẫu điều tra, và các ý kiến nhận định của các cán bộ tín dụng, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHNTVN-CNCT, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được tác giả trình bày gồm bốn chương:

- Chương 1: Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM

- Chương 2: Điều tra khảo sát và các kết quả đạt được

- Chương 3: Thực trạng về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NHNTVN- CNCT

- Chương 4: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNTVN-CNCT.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM nói chung và NHNTVN-CNCT nói riêng Tác giả phân tích thực trạng kết hợp với các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng

Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, tác giả mong muốn những suy nghĩ, đề xuất và những gì mình học hỏi được sẽ giúp ích cho công việc thực tế, từ đó góp phần nâng cao mức độ hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng nơi NHTM tác giả đang công tác, và xa hơn nữa, mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ được áp dụng trong hoạt động của các NHTMVN.

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Rủi ro trong hoạt động của các NHTM

1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Định nghĩa truyền thống: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra, gây mất mát, thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động Định nghĩa hiện đại: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể là các NHTM không thể đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất đi những cơ hội thị trường

2 Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

2.1 R ủ i ro có tính ch ấ t đ a d ạ ng và ph ứ c t ạ p: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, cũng như các hậu quả do rủi ro gây ra Nhận thức và vận dụng đặc điểm này, khi thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý hậu quả rủi ro cần xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quả của rủi ro để đưa ra biện pháp phù hợp

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng thực chất là quản lý rủi ro ở mức độ phù hợp để đạt được mức lợi nhuận tương ứng Trong từng nghiệp vụ ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến rủi ro Việc tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với từng hoạt động ngân hàng là điều mang tính tất yếu

3 Phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

Do đặc thù ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng theo Luật các TCTD nên tính chất hoạt động và rủi ro có những khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác Có thể nói, hoạt động ngân hàng liên quan đến việc chấp nhận rủi ro chứ không phải né tránh rủi ro Các NHTM cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, đồng thời nằm trong phạm vi, khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của mình

Hoạt động kinh doanh của các NHTM không chỉ bao gồm nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà còn rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác như bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ

Chính vì vậy nên rủi ro trong hoạt động của các NHTM cũng rất đa dạng:

- Rủi ro tín dụng: là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từ việc khách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bị trì hoãn, thậm chí là không được hoàn trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bị tổn thương trong hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như tài trợ thương mại, thấu chi, bao thanh toán…

- Rủi ro lãi suất: là rủi ro làm giảm lợi nhuận ròng khi lãi suất biến động theo chiều hướng bất lợi Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính

- Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các NHTM là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn, hay nói cách khác là rủi ro khi các NHTM không đáp ứng được cho các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán do tài sản của ngân hàng không có khả năng thanh khoản hay không thể huy động vốn Trường hợp này thường xảy ra nếu như các khoản huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền Đặc biệt, như chúng ta đã thấy trong bất cứ một cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ

- Rủi ro ngoại hối: là rủi ro phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn của các khoản ngoại hối mà các NHTM đang nắm giữ, và vì thế làm cho các NHTM có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động

- Rủi ro hoạt động: là rủi ro liên quan đến công nghệ, cơ sở hạ tầng, quy trình, con người trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, hay nói cách khác rủi ro hoạt động bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một NHTM điều hành các hoạt động của mình

- Rủi ro luật pháp: là rủi ro ngân hàng có thể bị khởi kiện vì để xảy ra những sai sót hoặc sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh gây thiệt hại cho khách hàng và đối tác Rủi ro luật pháp mà các NHTM phải đối mặt có thể tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực kinh doanh Nguyên nhân dẫn đến rủi ro luật pháp có thể là do con người hoặc do công nghệ máy móc Thậm chí, NHTM có thể gặp phải rủi ro luật pháp ngay cả khi ngân hàng không phải là bên gây thiệt hại

- Rủi ro chiến lược: là rủi ro phát sinh từ những thay đổi trong môi trường hoạt động của các NHTM trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân các NHTM

- Rủi ro uy tín: là rủi ro khi các NHTM bị dư luận đánh giá xấu, gây khó khăn nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng

- Rủi ro thị trường: là loại rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi lãi suất, tỷ giá hay giá cả thị trường biến động theo chiều hướng xấu Nói cách khác, rủi ro thị trường xảy ra khi có sự thay đổi của các điều kiện thị trường hay những biến động của thị trường.

Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM

1 Khái niệm về rủi ro tín dụng:

Có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng:

- Rủi ro tín dụng: là rủi ro về sự tổn thất tài chính, phát sinh từ việc khách hàng đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc việc khách hàng mất khả năng thanh toán Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi vay có thể bị trì hoãn, thậm chí là không được hoàn trả, và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tính chất trung gian dễ bị tổn thương trong hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác như tài trợ thương mại, thấu chi, bao thanh toán…

- Rủi ro tín dụng: theo Điều 2 “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng” ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết

HÌNH 1: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CẦN THỐNG NHẤT

2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng:

2.1 R ủ i ro tín d ụ ng có tính ch ấ t đ a d ạ ng và ph ứ c t ạ p:

Tính chất đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng biểu hiện ở sự đa dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, cũng như các hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra Nhận thức và vận dụng đặc điểm này, khi thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý hậu quả rủi ro tín dụng cần xuất phát từ nguyên nhân, bản chất và hậu quả của rủi ro để đưa ra biện pháp phù hợp

2.2 R ủ i ro tín d ụ ng có tính t ấ t y ế u:

Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng hoạt động kinh doanh ngân hàng thực chất là quản lý rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng) ở mức độ phù hợp để đạt được mức lợi nhuận tương ứng Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn

Không có rủi ro không có lợi nhuận

Khả năng vốn và tài chính của ngân hàng có hạn

Rủi ro tín dụng thường là nguyên nhân chính dẫn đến sự đỗ vỡ của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng xảy ra do nguyên nhân khác nhau khó lường trước. Đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của cán bộ tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng phải được xem là vấn đề sống còn

Ngân hàng chỉ có thể chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định

Phải chấp nhận rủi ro ệ ệ ệ ệ đến rủi ro, đặc biệt do không thể có được thông tin cân xứng về việc sử dụng vốn vay cho hoạt động kinh doanh của khách hàng vay, nên bất cứ khoản cho vay nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với hoạt động tín dụng của các NHTM

Vì vậy trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, các NHTM cần chủ động có các biện pháp thích hợp để xác định rủi ro, định lượng rủi ro, quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro

2.3 R ủ i ro tín d ụ ng có th ể d ự báo tr ướ c ho ặ c không th ể d ự báo:

Các rủi ro có thể dự báo trước: danh mục cho vay hay đầu tư của một NHTM luôn luôn có một số khoản thất thoát tiềm tàng chưa được xác định Tuy nhiên, nếu giả định rằng các đặc điểm chung của danh mục cho vay nhìn chung vẫn giống nhau trong một giai đoạn hợp lý thì các NHTM có thể dự báo các khoản thất thoát này với một mức độ tương đối chính xác bằng cách nghiên cứu các đặc điểm diễn biến của danh mục cho vay theo thời gian

Các rủi ro không thể dự báo trước: có nhiều sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của các NHTM, các cú sốc ngoại sinh do các điều kiện chưa phát sinh tại thời điểm ký kết một thỏa thuận kinh doanh, là những nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro mà các NHTM không thể dự báo trước

3 Biểu hiện của rủi ro tín dụng:

Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên:

- Những khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ trong việc trả nợ là biểu hiện rõ nhất

- Bên cạnh đó, các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau

Từ thước đo rủi ro tín dụng cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau Vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm bao nhiêu % tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc cán bộ tín dụng các cấp có thực sự nghiêm túc trong việc nhìn nhận rủi ro tín dụng và chính sách quản lý rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong việc xác định rủi ro hay không

Có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của các NHTM như:

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, trên vốn chủ sở hữu, trên quỹ dự phòng tổn thất

- Nợ đáng nghi ngờ (có vấn đề): khả năng chuyển thành nợ xấu cao

- Nợ không có tài sản bảo đảm

Hiện tại, nếu áp dụng phân loại nợ theo các chuẩn mực kế toán quốc tế được thừa nhận (IAS) thì tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTMVN nghiêm trọng hơn nhiều lần so với báo cáo của từng ngân hàng, vì:

- Nhiều khoản nợ các NHTM đang hạch toán ở tài khoản nợ trong hạn nhưng thực tế đã là nợ xấu vì khách hàng kinh doanh thua lỗ hoặc đã khó khăn trong việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn

- Không ít khoản vay trong danh mục tín dụng của các NHTM là nợ trong hạn song đã được ngân hàng gia hạn hoặc đảo nợ do người vay không đủ khả năng thanh toán

Do phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu chưa nhất quán với thông lệ quốc tế nên hiện nay, việc đánh giá chất lượng tín dụng thực chất như thế nào là hết sức khó khăn, thậm chí không thể làm được Đây là trở ngại rất lớn đối với các NHTMVN khi bước vào cạnh tranh và hội nhập với các ngân hàng có yếu tố nước ngoài Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng, áp dụng dần các chuẩn mực IAS trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu là vấn đề hết sức cấp thiết đối với hệ thống các NHTMVN

4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:

4.1 Nguyên nhân khách quan t ừ phía n ề n kinh t ế và các c ơ quan qu ả n lý Nhà N ướ c:

4.1.1 Xuất phát từ hệ thống thông tin:

Thông tin tín dụng bao gồm thông tin lịch sử, thông tin hiện tại và xu hướng phát triển của khách hàng trong tương lai (gồm cả thông tin về tài chính và phi tài chính) và đặc biệt là các thông tin thống kê về các chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ cho việc xếp loại khách hàng vay

Hiện nay, các NHTM không chỉ quan tâm đến việc hỏi tin về xếp hạng doanh nghiệp nhằm đánh giá khách hàng có quan hệ tín dụng mà còn sử dụng thông tin vào những mục đích khác như mở rộng đối tượng cho vay, thực hiện công tác marketing đến khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, và mở rộng thị phần trên thị trường Tuy nhiên:

Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Các nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đều cho rằng đối với các NHTM, quản trị kinh doanh chính là quản trị rủi ro, và quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành của mỗi NHTM

Quản trị rủi ro: hiểu một cách đơn giản chính là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của mình để xác định, định lượng, quản lý và kiểm soát rủi ro trong hoạt động để:

- Bảo vệ ngân hàng trong việc tránh khỏi những thất bại, mất mát không dự tính trước

- Bảo đảm mức độ rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu không vượt quá khả năng về vốn và tài chính

- Bảo đảm không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và khả năng tồn tại của ngân hàng

HÌNH 2: QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO

Các cơ chế quản lý rủi ro tín dụng cho hệ thống NHTMVN hiện đang tiến dần đến với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, theo đánh giá chung, có so sánh với các ngân hàng hoạt động ở một số nước điển hình trong khu vực thì các NHTMVN mới chỉ ở giai đoạn đầu của công tác quản lý rủi ro

1 Khái niệm và mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý, kinh doanh tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng, và phát triển bền vững đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng

Quản trị rủi ro tín dụng gắn liền với quản lý và kinh doanh tín dụng, một trong những hoạt động chủ đạo của các NHTM Quản trị rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chiến lược hoạt động tín dụng ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng Nói một cách cụ thể hơn thì quản trị rủi ro tín dụng phải nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn cho kinh doanh của mỗi NHTM bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả

2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng:

2.1 Kinh doanh trong l ĩ nh v ự c ngân hàng là lo ạ i hình kinh doanh đặ c bi ệ t, ti ề m ẩ n nhi ề u r ủ i ro, trong đ ó có r ủ i ro tín d ụ ng:

Hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm rất nhiều loại rủi ro Nhiều ý kiến cho rằng các NHTM cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ

Rủi ro trong hoạt động tín dụng

Kiểm soát rủi ro Định lượng rủi ro rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro

Nói một cách khác, hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín của chính ngân hàng để có thể thu hút nguồn vốn huy động và dùng năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng để sử dụng nguồn vốn huy động được và phát triển các dịch vụ khác với tư cách là người “đứng giữa” các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng

2.2 Hi ệ u qu ả ho ạ t độ ng kinh doanh c ủ a các NHTM ph ụ thu ộ c vào m ứ c độ r ủ i ro, đặ c bi ệ t là r ủ i ro tín d ụ ng:

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang đến rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng, và ngược lại Như vậy, hiệu quả kinh doanh của các NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro

Khi rủi ro quá lớn đến mức các NHTM mất khả năng thanh toán, khi đó sẽ dẫn đến tình trạng phá sản

2.3 Qu ả n tr ị r ủ i ro tín d ụ ng t ố t là đ i ề u ki ệ n quan tr ọ ng để nâng cao ch ấ t l ượ ng ho ạ t độ ng tín d ụ ng c ủ a các NHTM:

Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm Vì vậy, những nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh Theo đó, nhiều ý kiến khẳng định: “quản trị rủi ro là nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực “sống còn” của một NHTM”

3 Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng:

Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng bao gồm những công tác chủ yếu mà NHTM phải tiến hành nhằm bảo đảm chất lượng của quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng được tốt nhất

Khung quản trị rủi ro được thiết lập dựa trên các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng Các thành phần của khung luôn tương tác hỗ trợ lẫn nhau

HÌNH 2: KHUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

3.1 Ho ạ ch đị nh chi ế n l ượ c ho ạ t độ ng tín d ụ ng:

Hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng là bản tuyên ngôn của Ban lãnh đạo về các mục tiêu trong hoạt động tín dụng nhằm xác định thái độ của ngân hàng đối với rủi ro và thái độ sẵn sàng chấp nhận các rủi ro

Chiến lược hoạt động tín dụng cần được hoạch định định kỳ, phù hợp với mức độ rủi ro từng thời kỳ và phải được phổ biến đến từng nhân viên ngân hàng

Thông thường việc hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng được xây dựng bởi Ủy ban rủi ro tín dụng

3.2 Xác đị nh r ủ i ro hi ệ n có và r ủ i ro ti ề m tàng:

Xác định rủi ro được hiểu bao gồm: nhận biết rủi ro và đo lường rủi ro

Giám sát và kiểm tra tín dụng

Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng

Hệ thống tính điểm tín dụng

Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín dụng

Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng

Xác định rủi ro được thực hiện theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, theo mặt hàng và lĩnh vực đầu tư, theo khu vực địa lý, theo dạng hợp đồng tín dụng, theo dạng TSBĐ, theo trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng,

ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ

Đề xuất bảng câu hỏi khảo sát

1 Mục tiêu đề xuất bảng câu hỏi khảo sát:

Với mong muốn tìm hiểu nhận định của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng về sự đồng tình đối với các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như các giải pháp để có thể khắc phục, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp” nên tác giả đã đề xuất bảng câu hỏi khảo sát gởi đến 60 cán bộ tín dụng hiện đang cùng công tác với tác giả tại bộ phận tín dụng của NHNTVN-CNCT để ghi nhận các ý kiến

2 Một số hạn chế khi thực hiện việc khảo sát:

Bảng câu hỏi điều tra được thiết kế với mong muốn ban đầu của tác giả là có thể sử dụng phần mềm nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố như tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các cán bộ tín dụng cũng như mức dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản tác động như thế nào đến nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng, đề từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc khục, hạn chế rủi ro tín dụng một cách tốt hơn

Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi và với tình hình thực tế tại NHNTVN-CNCT, tác giả nhận thấy:

- Về trình độ chuyên môn: do yêu cầu xét tuyển khi vào làm việc ở bộ phận tín dụng nên tất cả 60 cán bộ hiện đang công tác tại bộ phận tín dụng (gồm

03 phòng nghiệp vụ: Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Quản lý nợ) đều có trình độ đại học với hai chuyên ngành Tài chính – Tín dụng và Ngoại Thương

- Về nhân tổ tuổi của cán bộ tín dụng: 80% số cán bộ tín dụng có độ tuổi từ 22 tuổi đến 32 tuổi Số cán bộ có độ tuổi trên 32 tuổi hiện đang giữ các chức vụ quản lý (trưởng phòng, phó phòng, kiểm soát các phòng nghiệp vụ và Phó Giám đốc phụ trách tín dụng) Do phần lớn cán bộ tín dụng có độ tuổi không chênh lệch nhiều nên mức độ ảnh hưởng không lớn Độ tuổi của cán bộ tín dụng đều trẻ vừa có tác dụng tích cực, vừa có tác dụng tiêu cực Cán bộ trẻ thông thường sẽ năng nổ, hoạt bát, sáng tạo, được đào tạo bài bản (chính sách giáo dục đào tạo ngày một tiến bộ hơn để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế), tuy nhiên các cán bộ trẻ sẽ không có nhiều kinh nghiệm, đôi khi thiếu sự chính chắn trong việc ra quyết định, bên cạnh đó chưa có cái nhìn tổng quát về con người, sự việc cũng như chưa có các mối quan hệ rộng rãi

- Về dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản và số thâm niên công tác: do Ngân hàng Ngoại Thương không có chính sách quy định mức dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng phải chuyên quản mà thông thường sẽ dựa vào số năm công tác, và năng lực của từng cán bộ để phân công quản một số đơn vị

Sau một thời gian sẽ có sự phân công luân chuyển các đơn vị giữa các cán bộ

Thêm vào đó, Ngân hàng Ngoại Thương đang áp dụng theo quy trình tín dụng mới, có sự phân chia rõ ràng giữa ba bộ phận (quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý nợ) Chính vì những nguyên nhân trên nên việc xác định dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản rất khó thực hiện

Do tình hình thực tế như đã phân tích nên tác giả rất khó có thể tổng hợp số liệu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các cán bộ tín dụng cũng như mức dư nợ bình quân mỗi cán bộ tín dụng chuyên quản tác động như thế nào đến nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng

Thêm vào đó, các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế, các cơ quan ban ngành có liên quan, từ phía khách hàng dẫn đến rủi ro tín dụng rất khó thống kê và xác định

Trên đây là những khó khăn, hạn chế của quá trình đề xuất, thiết kế bảng câu hỏi, thu thập thông tin, xử lý kết quả khảo sát điều tra, và cũng là một phần hạn chế của đề tài nghiên cứu.

Kết quả khảo sát thực tế

Như đã phân tích về các khó khăn, hạn chế của quá trình điều tra khảo sát, nên kết quả của việc điều tra chỉ mang tính thống kê để thấy được sự đồng tình của các ý kiến nhận được đối với các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục rủi ro tín dụng do tác giả đề ra

Số mẫu điều tra được phát ra là 60 mẫu và tất cả các mẫu đều hợp lệ do tác giả có điều kiện thuận lợi là các cán bộ tín dụng được lấy ý kiến cùng công tác với tác giả tại NHNTVN-CNCT, được tác giả hướng dẫn cách thức cụ thể khi đánh giá

1 Khảo sát nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:

Bảng khảo sát đưa ra 32 nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng xuất phát từ phía ngân hàng, trong đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ phổ biến theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không phổ biến và mức độ 10 là rất phổ biến

Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, tác giả phân chia làm ba tổ: nguyên nhân không phổ biến (thang điểm từ 1-4), nguyên nhân phổ biến (thang điểm từ 5-7), nguyên nhân rất phổ biến (thang điểm từ 8-10)

Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục)

Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có 10 nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến dựa trên mức điểm trung bình từ 8,00 trở lên Theo nhận định của tác giả, 10 nguyên nhân được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của NHNTVN-CNCT, tác giả cũng đồng tình với những nguyên nhân chủ yếu này

2 Khảo sát giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng:

Bảng khảo sát đưa ra 29 giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng, trong đó, mỗi giải pháp sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ quan trọng theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không quan trọng và mức độ 10 là rất quan trọng

Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng, tác giả phân chia làm ba tổ: giải pháp không quan trọng (thang điểm từ 1-4), giải pháp quan trọng (thang điểm từ 5-7), giải pháp rất quan trọng (thang điểm từ 8-10)

Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục)

Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có 10 giải pháp được đánh giá là rất quan trọng dựa trên mức điểm trung bình từ 8,00 trở lên Theo nhận định của tác giả, 10 giải pháp được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của NHNTVN–CNCT và tác giả cũng đồng tình với những giải pháp chủ yếu này

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN CẦN THƠ

Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng của TP.Cần Thơ trong thời gian qua

Thành phố Cần Thơ nằm ở phía nam tả ngạn hạ lưu Sông Hậu, trên quốc lộ 1A, quốc lộ 91, với hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện cho việc giao lưu từ TP.Hồ Chí Minh tới các tỉnh Nam Sông Hậu và ngược lại Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, TP.Cần Thơ còn được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và của cả nước Mặc dù nằm trong vùng ngập lũ hàng năm vào mùa mưa, song vì là vùng đất nông nghiệp hạ lưu, điều kiện về đất đai, lao động, thời tiết, khí hậu, độ ẩm của Cần Thơ rất thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng ngành nghề, và các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của thành phố Đầu năm 2004, thực hiện Nghị Quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính Trị về

“Xây dựng và phát triển TP.Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, Tỉnh Cần Thơ đã được chia tách thành Tỉnh Hậu Giang và TP.Cần Thơ trực thuộc Trung Ương Đây là một Nghị quyết quan trọng mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của TP.Cần Thơ

Một số thành tựu nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội, và riêng về hoạt động ngân hàng TP.Cần Thơ đạt được sau thời gian triển khai Nghị quyết:

Sau hai năm chuyển đổi lên thành phố trực thuộc Trung Ương, kinh tế TP

Cần Thơ có bước phát triển khá toàn diện, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,7%, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp-xây dựng (tỷ trọng 43,14%), dịch vụ- thương mại (tỷ trọng 39,59%), nông nghiệp (tỷ trọng 17,37%) Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,6 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu đề ra 8,4 triệu) tăng gấp 1,84 lần so với năm 2000

Giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao đạt 8.013 tỷ đồng, tăng 21,57% so với thực hiện năm 2004 Trong đó, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh có mức tăng trưởng cao nhất (52,8%), công nghiệp quốc doanh địa phương giảm 10% Tổng mức hàng hóa bán ra, doanh thu dịch vụ đạt được 25.500 tỷ đồng, tăng 31,88% so với cùng kỳ Kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thành phố đạt 624 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ (xuất khẩu đạt 372 triệu USD, nhập khẩu đạt 252 triệu USD).Tình hình thu ngân sách cũng có bước tăng trưởng, đạt 1.998 tỷ đồng, tăng 21,83%, chi ngân sách đạt 1.741 tỷ đồng, tăng 40% so với thực hiện năm 2004

Tổng vốn huy động từ nền kinh tế trên địa bàn đạt 4.811 tỷ đồng, trong đó, huy động bằng VND đạt 4.140 tỷ đồng, chiếm 86% và ngoại tệ quy VND đạt

671 tỷ đồng chiếm 14% So với tổng vốn huy động, huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 1.690 tỷ đồng (chiếm 35%), huy động tiết kiệm đạt 3.121 tỷ đồng (chiếm 65%) Tuy vốn huy động tăng khá nhưng chỉ chiếm 46,7% trên tổng dư nợ, phần còn lại vẫn là vốn điều chuyển từ Trung Ương và vay các TCTD khác

Tổng dư nợ nền kinh tế tại các TCTD trên địa bàn đạt 10.300 tỷ đồng, trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 7.562 tỷ đồng, chiếm 73,42% tổng dư nợ; dư nợ trung dài hạn đạt 2.738 tỷ đồng, chiếm 26,58% tổng dư nợ Nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ chờ xử lý là 340 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,3% tổng dư nợ

Trong năm 2006, mặc dù sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn như biến động giá vật tư, nguyên nhiên vật liệu, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn là trên lúa, tuy nhiên, với quyết tâm, TP.Cần Thơ đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại các DNNN nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 16,18% so với năm 2005 So với cùng kỳ, các chỉ tiêu kinh tế thành phố đạt được lần lượt là: tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.983 tỷ đồng, tăng 21%; tổng mức hàng hóa bán ra đạt 26.554 tỷ đồng (tăng 25%), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 748 triệu USD, tăng 16% (trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 466 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 282 triệu USD) Tổng thu ngân sách toàn thành phố đạt 2.462 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2005 và đạt 117% so với kế hoạch Trung Ương giao; chi ngân sách đạt 2.090 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2005 và đạt 129% dự toán kế hoạch năm 2006

Tổng vốn huy động từ nền kinh tế năm 2006 là 5.880 tỷ đồng, trong đó, huy động bằng VND đạt 5.070 tỷ đồng, chiếm 86%; huy động bằng ngoại tệ quy VND đạt 810 tỷ đồng, chiếm 14% Trong 5.880 tỷ đồng vốn huy động, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 1.880 tỷ đồng, chiếm 32%; vốn huy động tiết kiệm đạt 3.500 tỷ đồng chiếm 59%, vốn huy động bằng hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi đạt 500 tỷ đồng, chiếm 9%

Tổng dư nợ nền kinh tế tại các TCTD trên địa bàn đạt 11.430 tỷ đồng, trong đó, dư nợ VND đạt 9.480 tỷ đồng chiếm 82,95% tổng dư nợ; dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 1.950 tỷ đồng, chiếm 17,06% tổng dư nợ Trong tổng dư nợ 11.040 tỷ đồng, thị phần của các NHTMNN chiếm 60%, tương đương 6.858 tỷ đồng, các NHTMCP và liên doanh chiếm 40%, tương đương 4.572 tỷ đồng Nợ xấu trên địa bàn tính đến cuối năm là 316 tỷ đồng, chiếm 2,76% trên tổng dư nợ, trong đó, nợ khoanh và nợ chờ xử lý là 13 tỷ đồng, chiếm 0,11% tổng dư nợ

Trong 06 tháng đầu năm 2007, tình hình kinh tế, xã hội của TP.Cần Thơ tiếp tục phát triển ổn định so với cùng kỳ năm 2006 Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 5.379 tỷ đồng, tăng 18%, trong đó, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh địa phương và Trung ương giảm 19% Tổng mức doanh thu bán lẻ ước đạt 6.750 tỷ đồng, tăng 36% Kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 333 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ (kim ngạch xuất khẩu đạt 198 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 135 triệu USD) So với cùng kỳ, tình hình thu ngân sách đạt 1.198 tỷ đồng, giảm 6%, chi ngân sách đạt 1.025 tỷ đồng, tăng 28%

Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố trong sáu tháng đầu năm đạt 7.350 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ, trong đó, huy động bằng VND đạt 6.321 tỷ đồng, chiếm 86%; huy động bằng ngoại tệ quy VND đạt 1.029 tỷ đồng, chiếm 14% Huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 2.058 tỷ đồng, chiếm 28%, huy động tiết kiệm đạt 4.776 tỷ đồng, chiếm 65%, huy động bằng hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi đạt 516 tỷ đồng, chiếm 7% trên tổng vốn huy động

Tổng dư nợ nền kinh tế tại các TCTD ước đạt 12.450 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, trong đó dư nợ VND đạt 10.333 tỷ đồng, chiếm 83% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 2.117 tỷ đồng, chiếm 17% tổng dư nợ Trong tổng dư nợ 12.450 tỷ đồng, thị phần của các NHTMNN chiếm 57%, tương đương 7.096 tỷ đồng, các NHTMCP và liên doanh chiếm 43%, tương đương 5.354 tỷ đồng Nợ xấu trên địa bàn ước tính đến cuối tháng 06/2007 là 210 tỷ đồng, chiếm 1,68% tổng dư nợ, trong đó, nợ khoanh và nợ chờ xử lý là 12 tỷ đồng, chiếm 0,09% trên tổng dư nợ.

Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ

NHNTVN–CNCT được thành lập theo quyết định số 16/NH-QĐ ngày 25/01/1989 trên cơ sở Phòng Ngoại Hối trực thuộc Chi nhánh NHNN Tỉnh Cần Thơ Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/10/1989, và là chi nhánh thứ 11 trực thuộc NHNTVN

Từ khi mới thành lập, bộ máy hoạt động của Chi nhánh chỉ gồm có 04 phòng ban (Kế Toán, Kế hoạch – Tín dụng, Phi mậu dịch, Ngân quỹ - hành chính nhân sự) với 18 cán bộ Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, chi nhánh đã thành lập được 13 phòng nghiệp vụ và phòng giao dịch (Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Quản lý nợ, Phòng Kế toán, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Ngân quỹ, Phòng Vốn, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Kiểm tra nội bộ, Phòng Vi tính, và hai phòng giao dịch) với số lượng cán bộ, nhân viên gần 200 người

Với đội ngũ cán bộ khá khiêm tốn buổi ban đầu và từng bước được bổ sung, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên chi nhánh hiện nay đã có bước trưởng thành, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ có được như ngày nay, trước hết là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của NHNTVN, NHNN CN Cần Thơ và sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đặc biệt là tinh thần quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân viên chi nhánh đã đưa Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ vượt qua khó khăn, thử thách và trưởng thành về nhiều mặt, thực hiện tốt chức năng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm thanh toán quốc tế ở các tỉnh phía Nam, phục vụ nhiệm vụ mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, chi phối các hoạt động tín dụng, thương mại và dịch vụ ngoại hối trong khu vực

Hoạt động của NHNTVN-CNCT trong thời gian qua có tác dụng và ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế sản xuất hàng hóa, quan hệ thị trường trong và ngoài nước của TP.Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực, tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển với tốc độ ngày càng cao Đặc biệt trong gần 20 năm, NHNTVN-CNCT luôn hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao và lập được nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào thành tích và thắng lợi của hệ thống NHNTVN nói chung và NHNTVN-CNCT nói riêng.

Thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong thời gian qua

BẢNG 1: NGUỒN VỐN QUA 03 NĂM Đ VT: T ỷ VND, %

Tỷ trọng (%) TỔNG NGUỒN VỐN 2,891,654 29.57 100.00 2,948,712 1.97 100.00 2,408,675 -18.31 100.00

- Phân theo đơn vị tiền tệ:

+ Nguồn vốn VND 1,238,351 6.77 42.83 1,431,094 15.56 48.53 1,436,730 0.39 59.65 + Nguồn vốn USD 1,653,303 54.24 57.17 1,517,618 -8.21 51.47 971,945 -35.96 40.35

- Phân theo nguồn hình thành:

+ Nguồn vốn huy động 774,543 23.82 26.79 950,152 22.67 32.22 789,813 -16.88 32.79 + Vốn vay NHNT TW 1,991,314 32.77 68.86 1,822,942 -8.46 61.82 1,486,175 -18.47 61.70 + Vốn khác 125,797 1.61 4.35 175,618 39.60 5.96 132,686 -24.45 5.51

Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNTVN - CN Cần Thơ

Qua bảng số liệu thống kê về tình hình nguồn vốn của Chi nhánh trong ba năm 2004-2006, tác giả nhận thấy, tổng nguồn vốn năm 2005 so với năm 2004 tăng không đáng kể Tuy nhiên, qua năm 2006, tổng nguồn vốn giảm đến 18% so với cùng kỳ, giảm cả nguồn vốn huy động và vốn vay từ NHNTVN

Nguyên nhân nguồn vốn trong năm 2006 giảm (cụ thể là nguồn vốn huy động giảm 17%) do:

- Thực hiện Nghị Quyết số 54/NQ.NHNT.HĐQT ngày 26/04/2006 của Hội đồng quản trị NHNTVN về phương án điều chỉnh, sắp xếp lại hoạt động của chi nhánh cấp 2 theo tinh thần Quyết định 888/2005/QĐ.NHNN ngày 16/06/2005 của Thống đốc NHNNVN, ngày 10/12/2006, NHNTVN-CNCT đã thực hiện thành công việc chuyển tách dữ liệu, một phần số dư huy động vốn của Chi nhánh Cần Thơ đã được chuyển sang Chi nhánh Sóc Trăng khi Chi nhánh Sóc Trăng từ chi nhánh cấp II được chuyển lên thành chi nhánh cấp I

- Thu nhập bình quân của người dân TP.Cần Thơ đạt mức 15 triệu đồng /năm hiện nay là rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước, vốn ít người dân thường đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh nên không gởi tiền vào ngân hàng, chính vì vậy nên khả năng huy động vốn tại NHNTVN-CNCT bị hạn chế, không thể so sánh với các trung tâm lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh

- Cuối năm 2006, trên địa bàn TP.Cần Thơ có đến 27 TCTD đang hoạt động, mức độ cạnh tranh có thể nói khá gay gắt, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của NHNTVN-CNCT

Xét về tỷ trong từng loại nguồn vốn trên tổng nguồn vốn, tác giả nhận thấy, tỷ trong nguồn vốn VND qua từng năm có tăng lên, trong khi đó tỷ trọng ngoại tệ giảm xuống Cụ thể, cơ cấu ngoại tệ VND/USD qua ba năm 2004-2005-

2006 lần lượt là 43/57 - 49/51 – 60/40 Nếu phân loại theo nguồn hình thành, tỷ trọng nguồn vốn huy động có xu hướng ngày càng tăng trong khi tỷ trọng vốn vay NHNTVN lại có chiều hướng giảm xuống Điều này cho thấy NHNTVN- CNCT đã có một sự cố gắng lớn trong công tác tự chủ nguồn vốn

2 Công tác sử dụng vốn:

BẢNG 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY QUA 03 NĂM Đ VT: T ỷ VND, %

CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 DOANH SỐ CHO VAY 14,768.19 14,776.38 15,314.96 0.06 3.64

Nguồn: NHNTVN - CN Cần Thơ

Hoạt động tín dụng của NHNTVN-CNCT trong 03 năm qua, ở cả ba chỉ tiêu đều không có sự tăng trưởng đáng kể Doanh số cho vay và dư nợ VND đến thời điểm cuối mỗi năm tuy có tăng nhưng do doanh số cho vay và dư nợ ngoại tệ giảm mạnh nên đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện cuối năm của mỗi chỉ tiêu Tuy nhiên, tình hình này lại phù hợp với tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua (tăng huy động VND, giảm huy động ngoại tệ) Về chỉ tiêu doanh số thu nợ, tuy mức tăng trưởng qua từng năm thấp, nhưng nhìn chung NHNTVN-CNCT đã thực hiện khá tốt công tác cho vay và thu nợ

Một số nguyên nhân dẫn đến dư nợ của NHNTVN-CNCT giảm mạnh trong năm 2006:

- Thực hiện Nghị Quyết số 54/NQ.NHNT.HĐQT ngày 26/04/2006 của Hội đồng quản trị NHNTVN về phương án điều chỉnh, sắp xếp lại hoạt động của chi nhánh cấp 2 theo tinh thần Quyết định 888/2005/QĐ.NHNN ngày 16/06/2005 của Thống đốc NHNNVN, ngày 10/12/2006, NHNTVN-CNCT đã thực hiện thành công việc chuyển tách dữ liệu, một phần dư nợ của Chi nhánh Cần Thơ đã được chuyển sang Chi nhánh Sóc Trăng khi Chi nhánh Sóc Trăng từ chi nhánh cấp II được chuyển lên thành chi nhánh cấp I (Trong những khách hàng của Chi nhánh Sóc Trăng có những doanh nghiệp chế biến thủy hải sản có dư nợ khá lớn như CT TNHH Kim Anh, Stapimex, Sao Ta, Út Xi, nên ảnh hưởng giảm nhiều dư nợ của Chi nhánh Cần Thơ)

- Do đặc thù của vùng ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên khu vực có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, phân bón, vật tư kỹ thuật nông nghiệp và thủy sản Các doanh nghiệp lớn kinh doanh những mặt hàng này có thể kể ra như: CT CP TNTH & CBLT Thốt Nốt (Gentraco), CT Mekong Cần Thơ, CT TNHH Trung An, CT TNHH ADC, CT Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ, CT CP Thủy Sản Cafatex, CT TNHH Thủy Sản Việt Hải, Chính vì vậy, dư nợ chủ yếu của NHNTVN-CNCT phụ thuộc rất lớn vào những ngành hàng này Bên cạnh yếu tố thời vụ, yếu tố môi trường (thiên tai, hạn hán, bão lũ), dịch bệnh, các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu (xuất khẩu gạo, xuất khẩu thủy sản, nhập khẩu phân bón, ), sự biến động về tình hình giá cả thế giới ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng không chỉ đến dư nợ của NHNTVN-CNCT, mà còn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ Diễn biến giá cả thị trường xuất khẩu liên quan đến những mặt hàng trên trong thời gian qua như sau:

* Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua phải đối mặt với những khó khăn về thị trường xuất khẩu, về thu mua nguyên liệu, về ràng buộc chất lượng của nhà nhập khẩu, làm cho sản lượng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống bị giảm, tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới nhưng bước đầu sản lượng xuất chưa nhiều nên dư nợ của nhóm khách hàng này giảm mạnh qua các năm về lượng giá trị và cả tỷ trọng (so với cùng kỳ, dư nợ nhóm ngành thủy sản năm 2005 giảm 11,46%, năm 2006 giảm 36,88%; tỷ trọng so với tổng dư nợ từ 33,33% năm 2005 giảm xuống còn 25% năm 2006)

* Ngược lại với ngành thủy sản, thời gian qua xuất khẩu gạo Việt Nam đạt được những kết quả rất khả quan Trong năm 2005, mặc dù thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng cả nước vẫn được vụ mùa lớn, đặc biệt là vụ lúa Đông Xuân và Hè thu cả nước đều cho năng suất cao Nguồn hàng trong nước dồi dào, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc xuất khẩu và lựa chọn bạn hàng, giá xuất khẩu gạo tăng mạnh Cũng vì thế, dư nợ nhóm ngành hàng lương thực thực phẩm năm 2005 tăng trên 14% so với cùng kỳ Qua năm 2006, do tình hình xuất khẩu gạo gặp một số khó khăn như chịu ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn là, thêm vào đó, Chính Phủ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia nên dư nợ cho vay đối với nhóm ngành hàng lương thực thực phẩm của NHNTVN-CNCT có giảm sút về tốc độ tăng trưởng

* Đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư kỹ thuật nông nghiệp: đây cũng là những mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn (bình quân khoảng 20%) trong tổng dư nợ mỗi năm của NHNTVN-CNCT Tuy nhiên, giá cả nhập khẩu các mặt hàng này trong thời gian qua cũng luôn có sự biến động

BẢNG 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ PHÂN THEO CÁC CHỈ TIÊU Đ VT: T ỷ VND, %

+ Phân bón, vật tư nông nghiệp 376.04 449.82 501.97 19.62 11.59

+ Các mặt hàng khác 993.82 1,020.03 867.03 2.64 -15.00 PHÂN THEO THỜI HẠN CHO VAY 2,686.00 2,711.40 2,281.66 0.95 -15.85

PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 2,524.84 2,597.25 2,190.39 2.87 -15.66

+ CT có vốn đầu tư nước ngoài 53.72 61.82 45.63 15.08 -26.18 + DNTN, KT tập thể, KT cá thể 161.16 114.15 91.27 -29.17 -20.05

Nguồn: NHNTVN - CN Cần Thơ

2.2 Tình hình phân lo ạ i n ợ và trích l ậ p d ự phòng để x ử lý r ủ i ro trong 03 n ă m, t ổ ng h ợ p và x ử lý n ợ x ấ u:

BẢNG 4: BÁO CÁO PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

THEO CÔNG VĂN SỐ 493/CV-NHNT-QLTD NGÀY 22/04/2005 ĐẾN 31/12/2006-2005-2004 ĐVT: triệu VND GIÁ TRỊ CỦA CÁC KHOẢN NỢ GIÁ TRỊ TÀI SẢN ĐẢM BẢO SỐ TIỀN TRÍCH LẬP DỰ

DỰ PHÒNG CHUNG + DỰ PHÒNG CỤ THỂ: 5,226,982 6,242,860 6,715,371 345,084 841,978 544,640 33,656 41,168 61,538

- Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; 2,061,664 2,563,460 2,052,311 289,258 392,915 213,675 0 0 0

- Các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán theo quy định tại K4 Đ3 QĐ493; 328,391 413,165 677,722 0 0 0 0 0 0

- Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào nhóm 1 theo K2 Đ6 QĐ493; 0 0 0 0 0 0 0 0 0

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; 713 82 0 241 31 0 24 3 0

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại phân loại nợ vào nhóm 2; 50,528 23,491 182,813 6,612 10,536 46,811 2,196 648 6,800

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại K3 Đ6 quy định này; 166,833 107,970 439,717 44,711 12,028 10,785 6,106 4,797 21,447

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại K4 Đ6 quy định này; 0 0 0 0 0 0 0 0 0

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; 167 11 0 120 0 0 9 2 0

- Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và đã bị quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; 3 0 0 0 0 0 1 0 0

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại K3 Đ6 quy định này; 0 0 0 0 0 0 0 0 0

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại K4 Đ6 quy định này; 0 0 0 0 0 0 0 0 0

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; 25 0 0 0 0 0 13 0 0

- Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và đã bị quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; 300 0 0 87 0 0 106 0 0

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại K3 Đ6 quy định này; 28 0 0 0 0 0 14 0 0

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại K4 Đ6 quy định này; 0 2,102 0 0 0 0 0 1,051 0

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; 69 0 769 45 0 613 24 0 156

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý; 0 0 0 0 0 0 0 0 0

- Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và đã bị quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; 9,609 9,644 9,450 4,010 5,556 1,485 5,599 4,089 7,965

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại K3 Đ6 quy định này; 0 12,655 0 0 5,403 0 0 7,252 0

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại K4 Đ6 quy định này; 0 0 26 0 0 0 0 0 26

LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com

BẢNG 5: TỔNG HỢP NỢ XẤU Báo cáo theo công văn số 416/CV-NHNT.CN ngày 09/04/2007 Đ VT: tri ệ u đồ ng

1 Ngân hàng chưa khởi kiện khách hàng 55.56 2,265.00 1,582.00

2 Ngân hàng đang khởi kiện khách hàng, chưa có bản án 769.00 0.00 0.00

3 Ngân hàng đã khởi kiện khách hàng, bản án đã có hiệu lực 0.00 0.00 0.00

4 Ngân hàng đã khởi kiện khách hàng, bản án đã có hiệu lực và việc thi hành án đã kết thúc 0.00 0.00 0.00

5 Ngân hàng đang thực hiện tái cơ cấu cho khách hàng 0.00 0.00 0.00

6 Nợ xấu không có khả năng thu hồi 9,369.00 22,147.00 10,575.00

Nguồn: NHNTVN - CN Cần Thơ

BẢNG 6: TÌNH HÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU Báo cáo theo công văn số 416/CV-NHNT.CN ngày 09/04/2007 Đ VT: tri ệ u đồ ng

2 Nợ xấu phát sinh trong năm 16,486.10 23,038.34 1,353.04

3 Nợ xấu được xử lý bằng DP trong năm 0.00 8,730.47 13,136.52

4 Thu hồi nợ xấu và tái cơ cấu nợ 17,301.30 170.65 492.28

7 T ỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ 3.79 9.00 5.33

Nguồn: NHNTVN - CN Cần Thơ

Qua các bảng số liệu tổng hợp về tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu, tác giả nhận thấy, nợ xấu phát sinh trong năm của NHNTVN-CNCT năm 2005 tăng rất cao, tăng gần 40% so với số nợ xấu phát sinh trong năm 2004 Số nợ xấu phát sinh trong năm 2005 trên 23 tỷ đồng kết hợp với số nợ xấu cuối năm

2004 chuyển qua trên 10 tỷ đồng dẫn đến tổng số nợ xấu trên 33 tỷ đồng Sau khi được xử lý bằng nguồn dự phòng gần 9 tỷ đồng, nợ xấu cuối năm 2005 là 24,4 tỷ đồng Đây là mức nợ xấu cao nhất trong 03 năm 2004-2006, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khá cao 9% (năm 2004 chỉ 3.79%)

Tuy nhiên qua năm 2006, tình hình nợ xấu phát sinh trong năm giảm rõ rệt, chỉ phát sinh 1,35 tỷ đồng Số nợ xấu cuối năm 2006 là 12,16 tỷ đồng chủ yếu do nợ xấu cuối năm 2005 chuyển qua 24,4 tỷ đồng, sau đó được xử lý dự phòng 13,14 tỷ đồng Với số nợ xấu phát sinh trong năm thấp nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NHNTVN-CNCT đã giảm xuống chỉ còn 5.33% Ngoài ra, nhìn vào bảng tổng hợp nợ xấu, tác giả nhận thấy chủ yếu là nợ xấu không có khả năng thu hồi, với tỷ lệ gần 90% ở cả 03 năm

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Nhóm giải pháp đối với Chính Phủ và các cơ quan ngang bộ (Ngân hàng Nhà Nước, Bộ Tài Chính, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường,

1 Các vấn đề liên quan đến văn bản luật:

Chính Phủ cùng với các cơ quan ngang bộ (như NHNN, Bộ Tài Chính,

Bộ Tài Nguyên Môi Trường, ) cần xem xét, rà soát lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng và không có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản Luật thông qua việc ban hành các văn bản mới để bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản có những điều khoản chưa hợp lý Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để các NHTM có cơ sở cho việc dẫn chiếu các căn cứ pháp lý

Bên cạnh đó, Chính Phủ và các cơ quan ngang Bộ cần nghiên cứu ban hành các văn bản Luật, các quy định về những vấn đề mới, mang tính cấp thiết đối với hoạt động tín dụng như:

- Ban hành các văn bản quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các công ty cổ phần để các NHTM dựa vào đó quy định báo cáo tài chính của các công ty khi vay vốn phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, là điều kiện không thể thiếu khi vay vốn

- Xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án

2 Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng:

Chính Phủ và NHNN cần quan tâm đến việc nâng cấp và phát triển Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia:

- Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nên xây dựng phần mềm đa năng ứng dụng thống nhất cho các ngân hàng, chuyên môn hóa kỹ thuật ứng dụng công nghệ tin học trong công tác phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, cập nhật lưu trữ thông tin khách hàng, đảm bảo tính chính xác, rút ngắn thời gian thẩm định Phải có chế độ kiểm tra, biện pháp chế tài đối với những ngân hàng không chuyển số liệu về Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) theo quy định

- Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin, đẩy mạnh việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của các ngân hàng và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

- Để tạo tiền đề cho những bước phát triển mới trong hoạt động nghiệp vụ, phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cần thực hiện nghiên cứu đề án: thay đổi mở rộng việc phân ngành kinh tế, mở rộng hơn các đối tượng được sử dụng thông tin phân tích, kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, bổ sung và lượng hóa một số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, các chỉ tiêu về dư nợ

Bên cạnh đó, Chính Phủ cần nghiên cứu cho phép thành lập các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính ở Việt Nam Đây là một lĩnh vực khá mới, cần có sự hỗ trợ của Chính Phủ trong giai đoạn đầu thực hiện Để có được một trung tâm thông tin tín dụng tư nhân hoạt động hiệu quả, cần:

- Xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp

- Có sự cam kết tham gia của các đối tác liên quan, đặc biệt là các tổ chức tài chính lớn

- Có sự hợp tác giữa khu vực công–tư và sự hiểu biết của toàn xã hội

- Tham khảo chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế

Ngoài ra, NHNN cũng cần ban hành các quy định cụ thể và chế tài đối với các NHTM trong việc bắt buộc các NHTM phải khai thác, sử dụng thông tin như là điều kiện cần phải có trong quy trình cấp tín dụng và cung cấp thông tin về cho Trung tâm thông tín dụng (CIC)chính xác và kịp thời Thanh tra NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm thông tin tín dụng phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NHTM, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng

Chính Phủ cần khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề để tạo ra sự gắn kết trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trường bên ngoài – trong đó có bên cung ứng vốn là ngân hàng Các hiệp hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư, dự báo phát triển ngành, tiếp cận thị trường mới, đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp trong ngành,… Để hoạt động có hiệu quả, các hiệp hội nên hoạt động độc lập về mặt chính trị với mục tiêu là phục vụ cho sự phát triển đi lên của ngành

NHNN và Hiệp hội ngân hàng cần có những định hướng cụ thể trong việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chung cho cả hệ thống ngân hàng

Vì nếu hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ không tạo được tiếng nói chung trong toàn hệ thống sẽ dẫn đến những khó khăn trong tương lai tương tự như việc độc lập thiết lập các hệ thống thanh toán thẻ ATM của từng ngân hàng

Các NHTM, ngành ngân hàng cần sớm nhận thấy khó khăn tiềm ẩn khi độc lập phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình Hay nói cách khác, mặc dù là “nội bộ”, thông tin xếp hạng tín dụng nội bộ của một NHTM phải có thể “so sánh được” (tương thích) với thông tin xếp hạng của các NHTM khác

Muốn vậy, các NHTM cần phải sử dụng những phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí đánh giá được thừa nhận rộng rãi trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ Công bố công khai các phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí sử dụng để đánh giá, xếp hạng, trong đó phải nêu rõ các hạng mức đánh giá tự thiết lập tương đương mức độ nào với những hạn mức đánh giá đã được thừa nhận rộng rãi (của các NHTM khác hoặc của những tổ chức đánh giá độc lập, kể cả trong và ngoài nước) Do đó, có thể nói vai trò “nhạc trưởng” của NHNN, Hiệp hội ngân hàng là rất quan trọng trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề, giới thiệu phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí đánh giá, xếp hạng tín dụng của các NHTM hay tổ chức đánh giá độc lập có uy tín trên thế giới để các NHTM áp dụng

3 Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm:

Nhóm giải pháp đối với NHNTVN – CN Cần Thơ

1 Các vấn đề liên quan đến cán bộ tín dụng:

1.1 Đố i v ớ i b ả n thân cán b ộ tín d ụ ng:

Mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm trong công việc Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải thể hiện sự gương mẫu

Ngoài ra, bên cạnh việc thường xuyên phải nghiên cứu, học tập, nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành, mỗi cán bộ tín dụng còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác thông qua học hỏi kinh nghiệm nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng Cán bộ tín dụng phải nắm bắt thật kỹ các nghiệp vụ chuyên môn: quy trình cấp tín dụng, kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, đánh giá khách hàng, các biện pháp quản lý rủi ro, cách thức phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro Thường xuyên cập nhật các kiến thức về kinh tế, luật pháp, thông tin thị trường, trao dồi khả năng ngoại ngữ và tin học vì nghiệp vụ ngân hàng phát triển với tốc độ rất cao mà nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu từ nguồn tài nguyên tri thức của thế giới

Nâng cao nhận thức của từng cán bộ tín dụng: giúp các cán bộ hiểu rõ về bản chất các loại rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng mà ngân hàng luôn phải đối mặt; những nguyên nhân gây ra rủi ro; những hậu quả mà rủi ro có thể đưa đến cho ngân hàng; những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro Đưa ra các quy tắc đạo đức trong quá trình thực hiện nghiệp vụ:

- Trung thực, minh bạch và công khai khi thực hiện nhiệm vụ được giao

- Hết lòng phục vụ khách hàng, song bảo đảm không đặt ngân hàng hoặc các cán bộ khác vào những mối quan hệ có mâu thuẫn về lợi ích

- Không tham gia vào các hoạt động bị cấm

- Không cung cấp thông tin nội bộ cho hoạt động bên ngoài ngân hàng

- Không sử dụng tài sản, thông tin của ngân hàng phục vụ cho các mục đích cá nhân

- Có tinh thần trách nhiệm cao và tự chịu trách nhiệm trong tất cả các quyết định

Vì chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc quản lý rủi ro tín dụng nên ngân hàng cần phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ tín dụng

Thường xuyên kiểm tra, quản lý cán bộ tín dụng khi thấy có những biểu hiện bất thường đáng quan tâm trong sinh hoạt hàng ngày…Vì với kinh nghiệm và hiểu biết, một số cán bộ tín dụng dễ tìm cách thông đồng với khách hàng, chia phần trăm trên số vốn được vay, hay các hành vi lừa đảo khác

Có chính sách thưởng, phạt công bằng để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”, tạo kỷ cương trong hoạt động tín dụng Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể xử lý kỷ luật hoặc thuyên chuyển sang những công việc khác

Có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, đề bạt, phân công, bố trí công việc phù hợp với năng lực và trình độ của từng cán bộ tín dụng:

- Đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm; phân phối thu nhập phải căn cứ vào chất lượng công việc

- Bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người

- Có chính sách ưu đãi cho cán bộ tín dụng để khuyến khích tinh thần, trách nhiệm, ý thức vươn lên, tự hoàn thiện của mỗi cán bộ

2 Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng: Để phối hợp với Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng, NHNTVN-CNCT cần tăng cường việc chỉ đạo, theo dõi đôn đốc và kiểm soát việc báo cáo kịp thời đầy đủ, chính xác số lượng và chất lượng thông tin tín dụng về Trung tâm thông tin tín dụng NHNTVN và Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN

NHNTVN-CNCT cần ứng dụng thông tin, thiết lập phần mềm để quản lý khách hàng, thống kê, lưu trữ thông tin làm cơ sở phân tích đánh giá khách hàng cho những lần cấp tín dụng sau Quy định cụ thể, chặt chẽ về lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng như một tài sản quan trọng của ngân hàng

Ngoài ra, do nguồn thông tin khách hàng cung cấp có thể chưa đảm bảo tính chính xác và đầy đủ nên NHNTVN-CNCT cần phải thu thập thêm nhiều thông tin hơn nữa từ các nguồn thông tin bên ngoài về quá trình phát triển của khách hàng, và ngành nghề kinh doanh của khách hàng để dự đoán được khuynh hướng phát triển, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ của khách hàng, qua đó đánh giá khả năng kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng

Nguồn thông tin từ bên ngoài có vai trò quan trọng trong việc đánh giá khách hàng vay một cách toàn diện Đây chính là thông tin tín dụng được cung cấp từ các cơ quan thông tin tín dụng trong và ngoài nước, các cơ quan ban ngành có liên quan như cơ quan thuế, các tạp chí chuyên ngành, các cơ quan thông tin đại chúng, internet

Bên cạnh đó, NHNTVN-CNCT cần tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin với các NHTM trên cùng địa bàn và thực hiện khai thác thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNTVN và NHNN (CIC) Đặc biệt, NHNTVN-CNCT cần thiết lập một bộ phận độc lập chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo tình hình thị trường dựa trên tất cả các kênh thông tin, đặc biệt là các thông tin về thị trường xuất nhập khẩu: giá cả, kim ngạch, các mặt hàng ngân hàng đang và sẽ đầu tư như lúa gạo, thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu, dệt may, thép

3 Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm: Để có thể hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra, đối với vấn đề TSBĐ, các cán bộ tín dụng NHNTVN-CNCT cần thiết phải thực hiện:

- Hoàn thiện hồ sơ thế chấp, hồ sơ pháp lý (chứng thư sở hữu của tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng chứng thực, các thoả thuận trong hợp đồng…) vì đây là vấn đề quyết định đến quyền tài sản và quyền truy đòi nợ của ngân hàng

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w