1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai

126 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Thương Hiệu Sản Phẩm Nước Uống Đóng Chai
Tác giả Khưu Thị Minh Hiền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Dương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,07 MB

Cấu trúc

  • 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu 13 (26)
    • 2.6.1. Nghiên cứu của Anber Abraheem Shlash Mohammad 15 (0)
    • 2.6.2. Nghiên cứu của Ebru Tümer Kabadayi Alev Kocak Alan 16 (29)
    • 2.6.3. Nghiên cứu của Suliyanto 17 (30)
    • 2.6.4. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang 17 (30)
    • 2.6.5. Nghiên cứu của các tác giả Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid Bin Sohail, Salman Naeem Akram 18 (0)
    • 2.6.6. Nghiên cứu của Tống Thị Nghiêm 19 (32)
    • 2.6.7. Nghiên cứu của Trần Thị Thuỳ Trang 20 (33)
    • 2.6.8. Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu 20 (33)
  • 2.7. Mô hình nghiên cứu đề nghị và giả thuyết nghiên cứu 21 (34)
    • 2.7.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị 21 (34)
    • 2.7.2. Uy tín thương hiệu và ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu 21 (0)
    • 2.7.3. Hình ảnh thương hiệu và ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu 22 (0)
    • 2.7.4. Ham muốn thương hiệu và ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu 23 2.7.5. Giá trị được cảm nhận và ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu 23 (0)
    • 2.7.6. Chất lượng cảm nhận và ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu 24 (0)
  • 2.8. Tóm tắt chương 25 (38)
  • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 27 (40)
    • 3.1. Giới thiệu chương 27 (40)
    • 3.2. Thiết kế nghiên cứu 27 (40)
      • 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu 27 (40)
      • 3.2.2. Quy trình nghiên cứu 29 (42)
    • 3.3. Xây dựng thang đo 30 (43)
      • 3.3.1. Đo lường uy tín thương hiệu 31 (44)
      • 3.3.2. Đo lường hình ảnh thương hiệu 32 (44)
      • 3.3.5. Đo lường chất lượng được cảm nhận 35 (47)
      • 3.3.6. Đo lường lòng trung thành thương hiệu 35 (48)
    • 3.4. Đánh giá sơ bộ thang đo 36 (49)
      • 3.4.1. Uy tín thương hiệu 36 (49)
      • 3.4.2. Hình ảnh thương hiệu 36 (49)
      • 3.4.3. Lòng ham muốn thương hiệu 37 (50)
      • 3.4.4. Giá trị được cảm nhận 37 (50)
      • 3.4.5. Chất lượng được cảm nhận 38 (51)
      • 3.4.6. Lòng trung thành thương hiệu 38 (51)
    • 3.5. Nghiên cứu chính thức 39 (52)
      • 3.5.1. Thương hiệu nghiên cứu 39 (52)
      • 3.5.2. Mẫu 39 (52)
    • 3.6. Tóm tắt chương 40 (53)
  • Chương 4: Kết quả nghiên cứu 41 (54)
    • 4.1. Giới thiệu 41 (0)
    • 4.2. Thống kê mô tả mẫu 41 (54)
      • 4.2.1. Thành phần mẫu 41 (54)
      • 4.2.2. Tỷ lệ mẫu theo giới tính 42 (55)
      • 4.2.3. Tỷ lệ mẫu theo độ tuổi 42 (55)
      • 4.2.4. Tỷ lệ mẫu theo cách thức lao động 43 (56)
      • 4.2.5. Tỷ lệ mẫu theo các thương hiệu nước uống đóng chai sử dụng 43 (56)
      • 4.2.6. Đánh giá của người tiêu dùng 44 (57)
    • 4.3. Ước lượng tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng thương hiệu nước uống đóng (0)
    • 4.4. Kiểm định sự khác biệt về sử dụng thương hiệu giữa các loại của các biến định tính 46 (59)
      • 4.4.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai 47 (60)
      • 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt giữa các loại độ tuổi trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai 48 (61)
      • 4.4.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các loại cách thức lao động trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai 49 (62)
    • 4.5. Kiểm nghiệm thang đo 50 (63)
      • 4.5.1. Kết quả phân tích nhân tố EFA 50 (63)
        • 4.5.1.1. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập 50 (63)
        • 4.5.1.2. Phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc 52 (0)
      • 4.5.2. Kết quả phân tích Cronbach Alpha 53 (66)
    • 4.6. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 54 (0)
      • 4.6.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu 55 (68)
      • 4.6.2. Kiểm định các giả thuyết 58 (71)
        • 4.6.2.1. Kiểm định giả thuyết H1 58 (71)
        • 4.6.2.2. Kiểm định giả thuyết H2 59 (72)
        • 4.6.2.3. Kiểm định giả thuyết H3 59 (72)
        • 4.6.2.4. Kiểm định giả thuyết H4 59 (72)
        • 4.6.2.5. Kiểm định giả thuyết H5 59 (72)
        • 4.6.2.6. Tóm tắt và giải thích kết quả kiểm định các giả thuyết 60 (73)
    • 4.7. Xác định ảnh hưởng của các biến định tính đến lòng trung thành thương hiệu nước uống đóng chai. 62 (75)
      • 4.7.1. Kiểm định ảnh hưởng của giới tính đến trung thành thương 62 (75)
  • hiệu 64 (0)
    • 4.7.4. Giải thích kết quả kiểm định ảnh hưởng của các biến định tính đến lòng trung thành thương hiệu 64 (77)
    • 4.8. Tóm tắt chương 65 (78)
  • Chương 5: Ý nghĩa và kết luận 67 (80)
    • 5.1. Giới thiệu chương 67 (80)
    • 5.2. Ý nghĩa của nghiên cứu 67 (80)
      • 5.2.1. Ý nghĩa đối với doanh nghiệp 67 (80)
      • 5.2.2. Ý nghĩa đối với các đối tượng liên quan 69 (82)
    • 5.3. Kết luận về nghiên cứu 69 (82)
      • 5.3.1. Nghiên cứu đã đáp ứng tất các các mục tiêu 69 (0)
      • 5.3.2. Nghiên cứu còn cung cấp thêm những thông tin thực tế hữu ích 73 (86)
    • 5.4. Kiến nghị 76 (89)
    • 5.5. Giới hạn của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 78 (91)
    • 5.6. Tóm tắt chương 79 Danh mục tài liệu tham khảo (92)
  • Mohammad 15 (0)

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu 13

Nghiên cứu của Ebru Tümer Kabadayi Alev Kocak Alan 16

Ebru Tümer Kabadayi Alev Kocak Alan tại Viện công nghệ Gebze, Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu về tầm quan trọng chiến lược của uy tín thương hiệu và lòng ham muốn thương hiệu đối với trung thành thương hiệu Dữ liệu cho nghiên cứu được thu thập từ những sinh viên tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp đại học của một trường đại học tại Kocaeli, những người đã thường đến các quán café Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS Kết quả của nghiên cứu được thể hiện trong mô hình ở Hình 2.3 Hai yếu tố trên giải thích được 31% biến thiên của lòng trung thành thương hiệu

Nghiên cứu của Suliyanto 17

Hình 2.4: Kết quả nghiên cứu của Suliyanto

“Nguồn: nghiên cứu của Suliyanto (2011) 31”

Hình 2.4 là mô hình nghiên cứu của tác giả Suliyanto, trường đại học Jenderal Soedirman tại Indonesia, nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng được cảm nhận và uy tín thương hiệu lên lòng trung thành thương hiệu Nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là thương hiệu mạng xã hội Facebook Dữ liệu được thu thập từ những người thường truy cập trang web Facebook và được xử lý bằng phần mềm SPSS Nghiên cứu đi đến kết quả rằng Giá trị cảm nhận có tác động dương lên uy tín thương hiệu và giải thích được 19,8% biến thiên uy tín thương hiệu Giá trị cảm nhận và uy tín thương hiệu cũng có tác động dương đến lòng trung thành thương hiệu, nhưng tác động này không bị ảnh hưởng bởi yếu tố cá tính Hai biến giá trị cảm nhận và uy tín thương hiệu giải thích được 23,3% biến thiên lòng trung thành thương hiệu.

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang 17

Với đề tài “Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam”, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang cũng đã khái quát mối quan hệ của các thành phần giá trị thương hiệu, trong đó có lòng trung thành thương hiệu như Hình 2.5

Hình 2.5: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang

“Nguồn: Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002) 8”

Tương tự như nghiên cứu của Phó Giáo sư Anber Abraheem Shlash Mohammad, nghiên cứu này cũng thực hiện đối với sản phẩm dầu gội Như mô hình, kết quả khẳng định là yếu tố chất lượng cảm nhận và lòng ham muốn ảnh hưởng trực tiếp lên lòng trung thành thương hiệu Bên cạnh đó, yếu tố nhận biết thương hiệu lại tác động đến chất lượng cảm nhận và lòng ham muốn; lòng ham muốn cũng có tác động dương đến chất lượng cảm nhận Yếu tố Quảng cáo/chiêu thị được chứng minh là có tác động đến nhận thức thương hiệu và chất lượng được cảm nhận

2.6.5 Nghiên cứu của các tác giả Anwar, A và các cộng sự, 2011

Liên quan đến lòng trung thành thương hiệu, các tác giả Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid Bin Sohail, Salman Naeem Akram đã chứng minh hình ảnh thương hiệu, uy tín thương hiệu và ham muốn thương hiệu là những yếu tố có ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là những người tiêu dùng nữ sử dụng các thương hiệu như Body Shop và Revelon sống ở hai Thành phố của Pakistan là Rawalpindi và Islamabad Kết quả của nghiên cứu được mô tả qua Hình 2.6

Hình 2.6: Kết quả nghiên cứu của các tác giả Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid

Bin Sohail, Salman Naeem Akram

“Nguồn: Nghiên cứu của Anwar, A và các cộng sự (2011) 19”

2.6.6 Nghiên cứu của Tống Thị Nghiêm, 2012

Tác giả Tống Thị Nghiêm đã thực hiện luận văn thạc sỹ năm 2012 với đề tài

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu của khách hàng đối với điện thoại di động Nokia” Kết quả của nghiên cứu được mô tả qua Hình 2.7

Hình 2.7: Kết quả nghiên cứu của Tống Thị Nghiêm

“Nguồn: Nghiên cứu của Tống Thị Nghiêm (2012) 15”

Theo kết quả đã phân tích thì tác giả Tống Thị Nghiêm đã xác định các yếu tố ham muốn thương hiệu, chất lượng cảm nhận và thái độ đối với chiêu thị là có tác động dương đến trung thành thương hiệu Các biến này giải thích được 63,6% biến thiên lòng trung thành thương hiệu

Ham muốn thương hiệu Chất lượng cảm nhận

Thái độ đối với chiêu thị

Uy tín thương hiệu Hình ảnh thương hiệu

Thái độ với việc mở rộng thương hiệu (+)

2.6.7 Nghiên cứu của Trần Thị Thuỳ Trang, 2012

Tác giả nghiên cứu đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu tivi nghiên cứu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh Hình 2.8 thể hiện kết quả nghiên cứu của tác giả

Hình 2.8: Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thuỳ Trang

“Nguồn: Nghiên cứu của Trần Thị Thuỳ Trang (2012) 17”

Tác giả Trang sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS Kết quả cho thấy lòng ham muốn thương hiệu và chất lượng cảm nhận thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu, nhận biết thương hiệu không đủ cơ sở để khẳng định có ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu Hai biến chất lượng cảm nhận thương hiệu và lòng ham muốn thương hiệu giải thích được 50,2% biến thiên của biến trung thành thương hiệu

2.6.8 Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu

Bằng cách tổng hợp lại các yếu tố đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu qua phân tích các mô hình nghiên cứu trước đây, tác giả xác định các yếu tố: uy tín thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, lòng ham muốn thương hiệu, giá trị được cảm nhận và chất lượng được cảm nhận có khả năng ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai Tác giả dựa trên kết quả tổng hợp này, đề nghị mô hình nghiên cứu cho luận văn như hình 2.9

Chất lượng cảm nhận thương hiệu tivi

Lòng ham muốn thương hiệu tivi

Trung thành thương hiệu tivi (+)

Nghiên cứu của Tống Thị Nghiêm 19

Tác giả Tống Thị Nghiêm đã thực hiện luận văn thạc sỹ năm 2012 với đề tài

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu của khách hàng đối với điện thoại di động Nokia” Kết quả của nghiên cứu được mô tả qua Hình 2.7

Hình 2.7: Kết quả nghiên cứu của Tống Thị Nghiêm

“Nguồn: Nghiên cứu của Tống Thị Nghiêm (2012) 15”

Theo kết quả đã phân tích thì tác giả Tống Thị Nghiêm đã xác định các yếu tố ham muốn thương hiệu, chất lượng cảm nhận và thái độ đối với chiêu thị là có tác động dương đến trung thành thương hiệu Các biến này giải thích được 63,6% biến thiên lòng trung thành thương hiệu

Ham muốn thương hiệu Chất lượng cảm nhận

Thái độ đối với chiêu thị

Uy tín thương hiệu Hình ảnh thương hiệu

Thái độ với việc mở rộng thương hiệu (+)

Nghiên cứu của Trần Thị Thuỳ Trang 20

Tác giả nghiên cứu đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu tivi nghiên cứu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh Hình 2.8 thể hiện kết quả nghiên cứu của tác giả

Hình 2.8: Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thuỳ Trang

“Nguồn: Nghiên cứu của Trần Thị Thuỳ Trang (2012) 17”

Tác giả Trang sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS Kết quả cho thấy lòng ham muốn thương hiệu và chất lượng cảm nhận thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu, nhận biết thương hiệu không đủ cơ sở để khẳng định có ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu Hai biến chất lượng cảm nhận thương hiệu và lòng ham muốn thương hiệu giải thích được 50,2% biến thiên của biến trung thành thương hiệu.

Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu 20

Bằng cách tổng hợp lại các yếu tố đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu qua phân tích các mô hình nghiên cứu trước đây, tác giả xác định các yếu tố: uy tín thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, lòng ham muốn thương hiệu, giá trị được cảm nhận và chất lượng được cảm nhận có khả năng ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai Tác giả dựa trên kết quả tổng hợp này, đề nghị mô hình nghiên cứu cho luận văn như hình 2.9

Chất lượng cảm nhận thương hiệu tivi

Lòng ham muốn thương hiệu tivi

Trung thành thương hiệu tivi (+)

Mô hình nghiên cứu đề nghị và giả thuyết nghiên cứu 21

Mô hình nghiên cứu đề nghị 21

Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề nghị

2.7.2 Uy tín thương hiệu và sự ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu

Morgan và Hunt (1994) cho rằng uy tín tồn tại khi một bên có lòng tin vào độ tin cậy và sự toàn vẹn của đối tác trong giao dịch Bên có uy tín thường có liên quan đến sự trung thực, công bằng, có trách nhiệm, trích trong Mohammad, A A S

(2012) Uy tín thương hiệu được Chauduri và Holbrook (2001) định nghĩa là sự sẵn lòng của khách hàng trung bình tin tưởng vào khả năng của một thương hiệu trong việc thực hiện những chức năng đã tuyên bố, trích trong Suliyanto (2011) Uy tín thương hiệu gia tăng sau đánh giá của khách hàng về những gì tổ chức cung cấp

Nếu tổ chức cung cấp niềm tin về sự an toàn, chân thật, và sự tin cậy về thương hiệu đến khách hàng, uy tín thương hiệu sẽ được hình thành Khi đó khách hàng sẽ có xu hướng gia tăng lòng trung thành đối với thương hiệu, theo Doney và Cannon

(1997), trích trong Suliyanto (2011) Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, các tác giả Anber Abraheem Shlash Mohammad; Ebru Tỹmer Kabadayi Alev Koỗak; nhúm tác giả Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid Bin Sohail, Salman Naeem Akram;

Uy tín thương hiệu Hình ảnh thương hiệu

Lòng ham muốn thương hiệu Giá trị được cảm nhận

Chất lượng được cảm nhận

Suliyanto ; Waheed Akhtar cũng đã chứng minh uy tín thương hiệu có tác động thuận chiều đến trung thành thương hiệu

 Qua phân tích trên, uy tín thương hiệu có thể được hiểu là mức độ tin tưởng của khách hàng vào khả năng của một thương hiệu trong việc thực hiện những chức năng đã được tuyên bố Đồng thời cho thấy rằng uy tín thương hiệu có tác động thuận chiều mạnh mẽ đến trung thành thương hiệu

Gi ả thuy ế t H1:Uy tín thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu

2.7.3 Hình ảnh thương hiệu và sự ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu

Theo cách hiểu thông thường, hình ảnh thương hiệu là một tập hợp các liên tưởng thương hiệu được sắp xếp trong trí nhớ của người tiêu dùng Keller (1993) định nghĩa hình ảnh thương hiệu là nhận thức về thương hiệu khi được phản ánh bởi các liên tưởng được sắp xếp trong trí nhớ của người tiêu dùng, trích trong Anwar,

A và cộng sự (2011) Keller (1998); Aaker (1991) cho rằng nhận thức của người tiêu dùng về một thương hiệu là một khái niệm đa chiều Các loại liên tưởng khác nhau tập hợp lại tạo thành hình ảnh thương hiệu, bao gồm những thuộc tính của sản phẩm liên quan, chức năng, trải nghiệm, biểu tượng và thái độ tổng thể về thương hiệu, trích trong Anwar, A và cộng sự (2011) Như vậy, hình ảnh thương hiệu là khái niệm rộng hơn liên tưởng thương hiệu Hình ảnh thương hiệu thể hiện nhận định tổng thể của người tiêu dùng về một thương hiệu Do vậy, thương hiệu có hình ảnh tốt sẽ làm gia tăng lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu đó

Hay nói cách khác, hình ảnh thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu Nhóm tác giả Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid Bin Sohail, Salman Naeem Akram cũng đã chứng minh mối quan hệ này trong nghiên cứu của mình Giả thuyết đặt ra như sau:

Gi ả thuy ế t H2: Hình ảnh thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu

2.7.4 Lòng ham muốn thương hiệu và sự ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu

Chaudhri và Holbrook (2002), cho rằng ham muốn thương hiệu là sự phản hồi tích cực của người tiêu dùng sau khi trải nghiệm thương hiệu, trích trong Anwar, A và cộng sự (2011) Nói cách khác là nó diễn tả cảm xúc phản hồi đối với một thương hiệu khi có kinh nghiệm với thương hiệu đó Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002), giải thích khái niệm này là mức độ thích thú và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng nó Kết hợp các khái niệm trên ta có thể hiểu lòng ham muốn về thương hiệu là ham muốn của người tiêu dùng sử dụng lại thương hiệu đó sau khi đã trải nghiệm Khi hiểu như vậy, khái niệm này là một yếu tố thúc đẩy sự tiêu dùng lặp lại một thương hiệu và do đó nó có ảnh hưởng dương đến lòng trung thành thương hiệu Bên cạnh đó, Ebru Tümer Kabadayi Alev Kocak Alan; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang; nhóm tác giả Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid Bin Sohail, Salman Naeem Akram đã chứng minh nhận định này trong nghiên cứu của mình Do vậy, giả thuyết H3 có thể đưa ra

Gi ả thuy ế t H3: Lòng ham muốn thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu

2.7.5 Giá trị được cảm nhận và sự ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu

Philip Kotler định nghĩa giá trị dành cho khách hàng là chênh lệch giữa tổng giá trị của khách hàng và tổng chi phí của khách hàng Tổng giá trị của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng trông đợi ở một sản phẩm hay dịch vụ nhất định Tổng giá trị của khách hàng bao gồm: giá trị sản phẩm, giá trị dịch vụ, giá trị nhân sự, giá trị hình ảnh; tổng chi phí của khách hàng bao gồm: giá tiền, phí tổn thời gian, phí tổn công sức, phí tổn tinh thần (Kotler, 2001)

Zeithaml (1988) định nghĩa giá trị được cảm nhận là sự đánh giá của người tiêu dùng trong việc so sánh giữa lợi thế của hoặc đạt được từ một sản phẩm, dịch vụ hoặc mối quan hệ và sự hi sinh được cảm nhận hoặc chi phí Năm thông số xác định giá trị được cảm nhận là chất lượng, giá tiền tệ, giá phi tiền tệ, danh tiếng, phản hồi tình cảm, trích trong Mohammad, A A S (2012) Anderson và Srinivasan, năm

2003, trình bày rằng khi giá trị được cảm nhận giảm, người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để gia tăng giá trị cảm nhận của họ, có nghĩa là càng ít giá trị được cảm nhận, lòng trung thành càng ít, trích trong Mohammad,

A A S (2012) Từ những phân tích trên, có thể hiểu giá trị được cảm nhận là chênh lệch giữa những thứ người tiêu dùng nhận được và những thứ người tiêu dùng phải bỏ ra Giá trị cảm nhận giảm sẽ làm giảm lòng trung thành thương hiệu

Do đó, giả thuyết H4 được đề xuất, giả thuyết này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Phó Giáo sư Anber Abraheem Shlash Mohammad.

Gi ả thuy ế t H4: Giá trị được cảm nhận có tác động dương đến trung thành thương hiệu

2.7.6 Chất lượng được cảm nhận và sự ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu

Hiệp Hội chất lượng Mỹ định nghĩa chất lượng là toàn bộ những tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ đem lại cho nó khả năng thỏa mãn những nhu cầu được nói ra hay được hiểu ngầm (Sách dịch Philip Kotler) Tuy nhiên, chất lượng thật sự của một thương hiệu mà nhà sản xuất cung cấp và chất lượng khách hàng cảm nhận được thường không trùng nhau Lý do đơn giản nhất là khách hàng thường không phải là chuyên viên trong lĩnh vực này Do vậy, các tính năng kỹ thuật thường không được khách hàng đánh giá một cách đầy đủ và chính xác Vì vậy, chất lượng mà khách hàng cảm nhận được mới là yếu tố mà khách hàng làm căn cứ để ra quyết định tiêu dùng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang,

2002) Ziethaml (1988), định nghĩa chất lượng được cảm nhận là đánh giá của khách hàng về những ưu điểm hoặc điểm xuất sắc của sản phẩm, trích trong Ha Y

H và Park, K H (2012) Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang trong nghiên cứu của mình đã chứng minh chất lượng cảm nhận có ảnh hưởng thuận chiều đến trung thành thương hiệu Vì vậy, giả thuyết cuối cùng được đề xuất.

Chất lượng cảm nhận và ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu 24

Phát biểu Các nghiên cứu liên quan

H1 Uy tín thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu

H2 Hình ảnh thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu

Nghiên cứu của Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid Bin Sohail, Salman Naeem Akram (2011)

H3 Lòng ham muốn thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu

(2012), Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002), của Anwar, A và các cộng sự; Tống Thị Nghiêm (2012); Trần Thị Thuỳ Trang (2012)

H4 Giá trị được cảm nhận có tác động dương đến trung thành thương hiệu

H5 Chất lượng được cảm nhận có tác động dương đến trung thành thương hiệu

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002); Tống Thị Nghiêm (2012); Trần Thị Thuỳ Trang

Phương pháp nghiên cứu 27

Giới thiệu chương 27

Chương 2 đã trình bày các khái niệm và mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm này Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm việc giới thiệu các phương pháp nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, xây dựng và đánh giá thang đo, lựa chọn thương hiệu và chọn mẫu Chương này gồm 6 phần:

- Đánh giá sơ bộ thang đo

- Chọn thương hiệu và mẫu cho nghiên cứu chính thức

Thiết kế nghiên cứu 27

Nghiên cứu thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm và nghiên cứu chính thức nhằm kiểm định mô hình lý thuyết

Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm Thành phần chuyên gia là những Gám đốc, Phó Giám đốc của các công ty chuyên sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nước uống đóng chai như Công ty Cổ phần hàng không miền Nam (Satco), Công ty TNHH Lavie, Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo, và một số công ty khác Danh sách chuyên gia được liệt kê trong phụ lục 1.Thành viên của nhóm thảo luận được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất bao gồm 8 học viên lớp cao học Kinh tế, đây là những người có thể đánh giá thang đo lường ở cả hai khía cạnh, với vai trò là những người có kiến thức về Marketing, và vai trò là người tiêu dùng sản phẩm nước uống đóng chai Nhóm thảo luận thứ hai bao gồm 10 người tiêu dùng thuần tuý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, họ không làm việc trong lĩnh vực Marketing mà chỉ là những người sử dụng sản phẩm nước uống đóng chai phục vụ cho cuộc sống Dàn bài thảo luận nhóm được trình bày trong phụ lục 2

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng, dùng để kiểm định mô hình lý thuyết Trong nghiên cứu này, dữ liệu thu thập bằng cách phát và thu các bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16 để phân tích dữ liệu thu thập được Các phân tích bao gồm: thống kê mô tả dữ liệu mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định mối liên hệ giải thích của các biến, phân tích hồi quy bội nhằm kiểm định tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc, phân tích ảnh hưởng của yếu tố giới tính, độ tuổi, cách thức lao động lên lòng trung thành thương hiệu bằng phương pháp ANOVA, Independent-Samples T-test Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê để ước lượng khoảng tin cậy về tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng các thương hiệu nước uống đóng chai trong tổng thể Kiểm định Chi – Bình phương được dùng để kiểm tra sự khác biệt của việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai giữa các yếu tố giới tính, độ tuổi, cách thức lao động

Mẫu được lựa chọn theo cách lấy mẫu xác suất, phương pháp lấy mẫu nhiều giai đoạn Số lượng mẫu là 390 Đơn vị mẫu bậc 1 là Quận, đơn vị mẫu bậc 2 là Phường, và đơn vị mẫu bậc 3 là các cá nhân Mục 3.5.2 sẽ trình bày cụ thể hơn về việc chọn mẫu

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Thống kê mô tả mẫu Thống kê ước lượng Ước lượng tỷ lệ tổng thể

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết

Thảo luận chuyên gia Thảo luận nhóm Thu thập dữ liệu

Thang đo chính thức Bảng câu hỏi khảo sát

Dữ liệu nghiên cứu chính thức

Mô hình nghiên cứu Thang đo nháp

Phân tích Cronbach alpha Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Phân tích tương quan biến tổng

Kiểm định giá trị của thang đo

Phân tích Hồi quy tuyến tính Phương trình hồi quy

Kiểm định Chi - Bình phương Kiểm định sự khác biệt về lựa chọn thương hiệu giữa các loại của biến định tính

Kiểm định sự khác biệt về lòng trung thành thương hiệu giữa các loại của biến định tính Tổng hợp và đánh giá kết quả

Viết báo cáo nghiên cứu

Xây dựng thang đo 30

Trong phần này, bảng 3.1 sẽ trình bày việc xây dựng thang đo các khái niệm

Mục 3.3.1 đến mục 3.3.6 sẽ trình bày quá trình xây dựng thang đo nháp Việc đánh giá để có thang đo chính thức sẽ được trình bày cụ thể từ mục 3.4.1 đến 3.4.6

Bảng 3.1: Tóm tắt việc xây dựng thang đo các khái niệm

Sử dụng thang đo của Phó Giáo sư Anber Abraheem Shlash Mohammad, đại học Petra, Jordan

Sản phẩm nghiên cứu tương đồng với sản phẩm của đề tài này

Sử dụng thang đo trong nghiên cứu của các tác giả Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid Bin Sohail, Salman Naeem Akram

Nghiên cứu nằm trong phần cơ sở lý thuyết về hình ảnh thương hiệu

Sử dụng thang đo của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, có điều chỉnh

* Sản phẩm và phạm vi nghiên cứu gần gũi với đề tài này

* Có loại một biến trong thang đo của tác giải Thọ và Trang do không phù hợp về ý nghĩa.

Giá trị được cảm nhận

* Sử dụng thang đo của Phó Giáo sư Anber Abraheem Shlash Mohammad, đại học Petra, Jordan

* Tham khảo khái niệm giá trị dành cho khách hàng của Philip Kotler

* Bổ sung biến bị loại bên trên

* Sản phẩm nghiên cứu tương đồng với sản phẩm của đề tài này

* Bổ sung biến bị loại từ thang đo ham muốn thương hiệu do phù hợp về ý nghĩa

Chất lượng được cảm nhận

* Sử dụng thang đo của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, có điều chỉnh căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính

* Sản phẩm và phạm vi nghiên cứu gần gũi với đề tài này

* Điều chỉnh nội dung cho phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính về các yếu tố thuộc chất lượng sản phẩm

Trung thành * Sử dụng thang đo của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai

* Sản phẩm và phạm vi nghiên cứu gần gũi với đề tài này

3.3.1 Đo lường uy tín thương hiệu

Giáo sư Anber Abraheem Shlash Mohammad, đại học Petra, Jordan, trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của uy tín thương hiệu và giá trị được cảm nhận đến việc xây dựng lòng trung thành thương hiệu” đã đưa ra thang đo khái niệm uy tín thương hiệu với các biến quan sát bao gồm: sự tin tưởng vào thương hiệu, sự tin cậy vào thương hiệu, sự an toàn, sự trung thực và sự đáp ứng mong đợi của thương hiệu

Nghiên cứu của Mohammad được thực hiện đối với sản phẩm dầu gội, cũng là sản phẩm hàng tiêu dùng, có nét tương đồng với sản phẩm nước uống đóng chai Do vậy, tác giả sử dụng thang đo Uy tín thương hiệu của Mohammad cho đề tài này

Thang đo gồm 5 biến đo lường được mã hoá từ TR 1 đến TR 5, như bảng 3.2

Bảng 3.2 Thang đo nháp uy tín thương hiệu

3.3.2 Đo lường hình ảnh thương hiệu

Qua phân tích ở mục 2.6.3, hình ảnh thương hiệu thể hiện nhận định tổng thể của người tiêu dùng về một thương hiệu Các loại liên tưởng khác nhau tập hợp lại tạo thành hình ảnh thương hiệu, bao gồm các liên tưởng về thuộc tính của sản phẩm liên quan, chức năng, trải nghiệm, biểu tượng và thái độ tổng thể về thương hiệu

Các tác giả Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid Bin Sohail, Salman Naeem Akram trong nghiên cứu của mình đã xây dựng thang đo Hình ảnh thương hiệu dựa trên cách hiểu như vậy Luận văn sẽ sử dụng thang đo của các tác giả này với 4 biến

Các biến đo lường Mã biến

Tôi tin tưởng thương hiệu X TR 1

Tôi tin cậy thương hiệu X TR 2

Thương hiệu X là thương hiệu an toàn TR 3

X là thương hiệu trung thực TR 4

Thương hiệu X đáp ứng những mong đợi của tôi TR 5

Bảng 3.3: Thang đo nháp hình ảnh thương hiệu

Các biến đo lường Mã biến

Thương hiệu X mang đến cho tôi sự hài lòng IM 1 Thương hiệu X có trách nhiệm cao đối với khách hàng và xã hội IM 2 Các logo, biểu tượng, quảng cáo của thương hiệu X hay và đẹp IM 3

Thương hiệu X tạo được hình ảnh tốt IM 4

3.3.3 Đo lường lòng ham muốn thương hiệu

Theo cách giải thích của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang

(2002), lòng ham muốn thương hiệu là mức độ thích thú và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng nó sau khi đã trải nghiệm Thang đo lường Lòng ham muốn thương hiệu của đề tài này được xây dựng trên cơ sở sử dụng thang đo của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002) có điều chỉnh Nguyên nhân tác giả sử dụng thang đo của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang vì nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, sản phẩm hàng tiêu dùng, có sự tương đồng cao với bối cảnh của đề tài mà tác giả đang thực hiện Sự điều chỉnh, bổ sung được thể hiện qua bảng 3.4

Bảng 3.4: Điều chỉnh thang đo lòng ham muốn thương hiệu

Như vậy, thang đo cuối cùng đo lường khái niệm Lòng ham muốn thương hiệu bao gồm 5 biến được mã hoá như bảng 3.5

Bảng 3.5: Thang đo nháp lòng ham muốn thương hiệu

Các biến đo lường của tác giả

Tôi thích X hơn các thương hiệu khác

Chọn Phù hợp diễn tả sự thích thú

Tôi thích dùng X hơn các thương hiệu khác

Chọn Phù hợp diễn tả sự thích thú

Tôi tin rằng dùng X xứng đáng đồng tiền hơn các thương hiệu khác

Loại Thích hợp để diễn tả giá trị được cảm nhận của khách hàng hơn là diễn tả sự thích thú thương hiệu

Khả năng mua X của tôi rất cao Chọn Phù hợp diễn tả xu hướng tiêu dùng Tôi nghĩ rằng, nếu đi mua nước uống đóng chai, tôi sẽ mua X

Chọn Phù hợp diễn tả xu hướng tiêu dùng

Xác suất tôi mua nước uống đóng chai X rất cao

Loại Vì xác suất là khả năng một biến cố xảy ra nên biến này bị trùng với biến

“Khả năng mua X của tôi rất cao”

Tôi tin rằng, tôi muốn mua X Chọn Phù hợp diễn tả xu hướng tiêu dùng

Các biến đo lường Mã biến

Tôi thích X hơn các thương hiệu khác EF 1 Tôi thích dùng X hơn các thương hiệu khác EF 2

Khả năng mua X của tôi rất cao EF 3

Tôi nghĩ rằng, nếu đi mua nước uống đóng chai, tôi sẽ mua X EF 4

3.3.4 Đo lường giá trị được cảm nhận

Do sự tương đồng về tính chất sản phẩm, tác giả tiếp tục sử dụng thang đo của Giáo sư Mohammad để đo lường khái niệm giá trị được cảm nhận Các biến đo lường của Mohammad cũng phù hợp với định nghĩa của Philip Kotler về giá trị dành cho khách hàng, đó là chênh lệch giữa tổng giá trị của khách hàng và tổng chi phí của khách hàng (Kotler, 2001) nên càng làm tăng độ tin cậy của các biến đo lường Bên cạnh đó, tác giả bổ sung thêm biến quan sát thứ 3 trong thang đo của tác giả Thọ và Trang như phân tích ở mục 3.3.3 Như vậy, thang đo giá trị được cảm nhận bao gồm 5 biến quan sát và được mã hoá từ VA 1 đến VA 5, như trong bảng 3.6

Bảng 3.6: Thang đo nháp giá trị được cảm nhận

Các biến đo lường Mã biến

Bản thân sản phẩm thương hiệu X có giá trị VA 1

X có mức giá hợp lý VA 2

X cung cấp giá trị đáng đồng tiền VA 3

Sản phẩm X có chất lượng phù hợp với giá cả VA 4

Tôi tin rằng, dùng X xứng đáng đồng tiền hơn các thương hiệu khác VA 5

3.3.5 Đo lường chất lượng được cảm nhận

Qua phân tích ở mục 2.6.6, chất lượng sản phẩm mà khách hàng cảm nhận được mới là yếu tố khách hàng làm căn cứ để ra quyết định tiêu dùng chứ không phải các đặc tính kỹ thuật doanh nghiệp công bố Do vậy, các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm sẽ được dùng để xây dựng thang đo cho yếu tố Chất lượng được cảm nhận Qua nghiên cứu định tính, thảo luận với 9 người tiêu dùng, kết quả ghi nhận được là khi nói đến chất lượng của sản phẩm nước uống đóng chai, người tiêu định tính, tham khảo thang đo chất lượng cảm nhận của tác giả Thọ và Trang (2002) tác giả đã đưa ra thang đo khái niệm chất lượng được cảm nhận như bảng 3.7, với 6 biến quan sát được mã hoá từ QU 1 đến QU 6

Bảng 3.7: Thang đo nháp chất lượng được cảm nhận

Các biến đo lường Mã biến

Nước uống X có vị ngon QU 1

X được sản xuất từ nguồn nước tin cậy QU 2

X đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm QU 3

X không có mùi lạ, trong, không lẫn tạp chất QU 4

Sử dụng X rất tiện lợi QU 5

Sản phẩm X có chất lượng cao QU6

3.3.6 Đo lường lòng trung thành thương hiệu

Tổng kết từ mục 2.4.1, trung thành thương hiệu có thể hiểu là sự gắn bó của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm của một thương hiệu và có ý định mua lặp lại thương hiệu đó trước cám dỗ của các thương hiệu cạnh tranh Tác giả sử dụng thang đo lòng trung thành thương hiệu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002) cho nghiên cứu này vì thang đo thể hiện được sự gắn bó và ý định mua lặp lại của người tiêu dùng, sản phẩm và phạm vi nghiên cứu gần gũi với đề tài này Tác giả Thọ và Trang đo lường theo hướng thái độ gồm 4 biến quan sát

Trong đề tài này, các biến được tác giả mã hoá bao gồm LO 1 đến LO 4

Bảng 3.8: Thang đo nháp lòng trung thành thương hiệu

Các biến đo lường Mã biến

Tôi cho rằng tôi là khách hàng trung thành của nước uống X LO 1 Nước uống X là sự lựa chọn đầu tiên của tôi LO 2 Tôi sẽ không mua nước uống đóng chai khác nếu X có bán ở cửa hàng LO 3 Tôi sẽ tìm mua bằng được X chứ không mua các loại khác LO 4

Đánh giá sơ bộ thang đo 36

Trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức, các thang đo khái niệm được kiểm định bằng nghiên cứu định tính thông qua hai phương pháp là xin ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm Thành phần chuyên gia là các Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng tại các công ty sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai Thảo luận nhóm lần lượt được thực hiện qua hai nhóm, một nhóm là các học viên cao học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, một nhóm là những người tiêu dùng thuần tuý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích là nhằm thu thập thông tin một cách toàn diện Kết quả đánh giá thang đo được trình bày từ mục 3.4.1 đến mục 3.4.6

Theo kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia và các nhóm thảo luận, giữ nguyên thang đo nháp để làm thang đo chính thức vì kết quả ghi nhận được từ nghiên cứu định tính cho thấy không cần thay đổi so với thang đo nháp Bảng 3.9 trình bày thang đo chính thức khái niệm uy tín thương hiệu

Bảng 3.9: Thang đo uy tín thương hiệu

Giữ nguyên thang đo nháp để làm thang đo chính thức vì kết quả ghi nhận được từ nghiên cứu định tính cho thấy không cần thay đổi so với thang đo nháp Bảng 3.10 thể hiện thang đo chính thức hình ảnh thương hiệu

Tôi tin tưởng thương hiệu X TR 1

Tôi tin cậy thương hiệu X TR 2

Thương hiệu X là thương hiệu an toàn TR 3

X là thương hiệu trung thực TR 4

Thương hiệu X đáp ứng những mong đợi của tôi TR 5

Bảng 3.10: Thang đo hình ảnh thương hiệu

Các biến đo lường Mã biến

Thương hiệu X mang đến cho tôi sự hài lòng IM 1 Thương hiệu X có trách nhiệm cao đối với khách hàng và xã hội IM 2 Các logo, biểu tượng, quảng cáo của thương hiệu X hay và đẹp IM 3

Thương hiệu X tạo được hình ảnh tốt IM 4

3.4.3 Lòng ham muốn thương hiệu

Giữ nguyên thang đo lòng ham muốn thương hiệu

Bảng 3.11: Thang đo lòng ham muốn thương hiệu

3.4.4 Giá trị được cảm nhận

Giữ nguyên thang đo giá trị được cảm nhận

Bảng 3.12: Thang đo giá trị được cảm nhận

Các biến đo lường Mã biến

Bản thân sản phẩm thương hiệu X có giá trị VA 1

X có mức giá hợp lý VA 2

X cung cấp giá trị đáng đồng tiền VA 3

Sản phẩm X có chất lượng phù hợp với giá cả VA 4

Tôi tin rằng, dùng X xứng đáng đồng tiền hơn các thương hiệu khác VA 5

Các biến đo lường Mã biến

Tôi thích X hơn các thương hiệu khác EF 1 Tôi thích dùng X hơn các thương hiệu khác EF 2

Khả năng mua X của tôi rất cao EF 3

Tôi nghĩ rằng, nếu đi mua nước uống đóng chai, tôi sẽ mua X EF 4

Tôi tin rằng, tôi muốn mua X EF 5

3.4.5 Chất lượng được cảm nhận

Giữ nguyên thang đo chất lượng được cảm nhận

Bảng 3.13: Thang đo chất lượng được cảm nhận

Các biến đo lường Mã biến

Nước uống X có vị ngon QU 1

X được sản xuất từ nguồn nước tin cậy QU 2

X đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm QU 3

X không có mùi lạ, trong, không lẫn tạp chất QU 4

Sử dụng X rất tiện lợi QU 5

Sản phẩm X có chất lượng cao QU6

3.4.6 Lòng trung thành thương hiệu

Dựa theo kết quả nghiên cứu định tính, thang đo lòng trung thành thương hiệu được bổ sung thêm 2 biến là sự sẵn sàng đón nhận các sản phẩm mới mang thương hiệu đó và sự sẵn lòng giới thiệu thương hiệu đó cho người khác Lúc này, thang đo trở thành có 5 biến quan sát và được trình bày trong bảng 3.14

Bảng 3.14: Thang đo lòng trung thành thương hiệu

Các biến đo lường Mã biến

Tôi cho rằng tôi là khách hàng trung thành của nước uống X LO 1 Nước uống X là sự lựa chọn đầu tiên của tôi LO 2

Tôi sẽ không mua nước uống đóng chai khác nếu X có bán ở cửa hàng

Tôi sẵn sàng đón nhận các sản phẩm mới mang thương hiệu X LO 4

Nghiên cứu chính thức 39

Các thang đo sau khi được kiểm định qua nghiên cứu sơ bộ cơ bản đã đảm bảo độ tin cậy để tiến hành nghiên cứu chính thức Việc tiếp theo là cần lựa chọn thương hiệu để thực hiện khảo sát Theo số liệu từ tạp chí Doanh nhân, số ra ngày 04/09/2012, Neilsen Việt Nam đã công bố một báo cáo khảo sát thị trường nước đóng chai gây nhiều chú ý với thương hiệu LaVie chiếm 31% thị phần – dẫn đầu thị trường, Aquafina xếp thứ hai với gần 30%, tiếp theo là các thương hiệu Vĩnh Hảo, Dasani Tạp chí này còn trình bày thêm, từ góc độ của một trong những nhà phân phối nước uống đóng chai hàng đầu ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Ngọc Bình, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân thương mại Hoàng Trần phân tích rằng nếu xếp hạng theo tình hình kinh doanh tại hệ thống cửa hàng của ông thì hiện đứng đầu là Vĩnh Hảo, đứng thứ hai là LaVie và đứng thứ ba là Wami, sau đó mới đến Aquafina vì không có bình lớn loại 19 lít Từ các số liệu trên ta thấy các thương hiệu LaVie, Aquafina, Dasani, Vĩnh Hảo, Wami đang chiếm thị phần lớn trên thị trường Do vậy, nghiên cứu chính thức được thực hiện với 5 thương hiệu chính là Aquafina, Dasani, LaVie, Vĩnh Hảo, Wami, các thương hiệu còn lại được xếp vào nhóm thứ 6 là “Loại khác”

Mẫu được chọn theo phương pháp xác suất Đây là ưu điểm của luận văn so với các nghiên cứu khác thường lấy mẫu theo phương pháp phi xác suất Mẫu được lấy theo phương pháp xác suất sẽ mang tính đại diện cao và có thể dùng để ước lượng cho toàn bộ tổng thể Phương pháp được chọn là lấy mẫu nhiều giai đoạn, trong đó, Quận là đơn vị mẫu bậc 1, Phường là đơn vị mẫu bậc 2, và các Cá nhân là đơn vị mẫu bậc 3

Số lượng mẫu được xác định bằng cách liệt kê số lượng mẫu tối thiểu yêu cầu đối với từng phương pháp phân tích, sau đó chọn số lượng mẫu được yêu cầu cao nhất Trong phân tích EFA, kích thước mẫu tối thiểu yêu cầu được tính ra là 150 mẫu Trong phân tích hồi quy bội, số lượng mẫu tối thiểu tính ra là 90 Trong ước lượng tỷ lệ tổng thể, cỡ mẫu yêu cầu là 385 mẫu Từ phân tích trên, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết để thực hiện các phân tích là 385

Quận là đơn vị mẫu bậc 1, được chọn là 13 quận, bao gồm: Quận 1, 3, 6, 9,

10, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Bình, Thủ Đức, Phú Nhuận, Tân Phú

Phường là đơn vị mẫu bậc 2, mỗi quận chọn 3 phường và các Cá nhân là đơn vị mẫu bậc 3, mỗi phường chọn 10 người.

Tóm tắt chương 40

Phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS Các phân tích bao gồm: thống kê mô tả dữ liệu mẫu, phân tích thống kê ước lượng khoảng tin cậy về tỷ lệ trong tổng thể, kiểm định Chi – Bình phương, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, phân tích ANOVA, T-test

Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 5 thương hiệu chính là Aquafina, Dasani, LaVie, Vĩnh Hảo, Wami, các thương hiệu còn lại được xếp vào nhóm thứ 6 là “Loại khác” Mẫu được chọn theo phương pháp xác suất, lấy mẫu nhiều giai đoạn Số lượng mẫu là 390 Thang đo sử dụng cho nghiên cứu chính cho khái niệm uy tín thương hiệu gồm 5 biến mã hoá từ TR1 đến TR5, thang đo khái niệm hình ảnh thương hiệu gồm 4 biến mã hoá từ IM1 đến IM4, thang đo lòng ham muốn thương hiệu gồm 5 biến mã hoá từ EF1 đến EF5, thang đo giá trị được cảm nhận gồm 5 biến mã hoá từ VA1 đến VA5, thang đo chất lượng được cảm nhận gồm 6 biến quan sát mã hoá từ QU1 đến QU6, thang đo lòng trung thành thương hiệu gồm

5 biến mã hoá từ LO1 đến LO5.

Kết quả nghiên cứu 41

Thống kê mô tả mẫu 41

Thành phần của mẫu là các cá nhân tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng nước uống đóng chai như là một sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, không phải để thương mại Mẫu được lấy theo phương pháp xác suất, phương pháp lấy mẫu nhiều giai đoạn Mẫu được lấy từ 13 quận, mỗi quận gồm 3 phường và mỗi phường khảo sát 10 người Tổng số phiếu khảo sát hợp lệ thu thập được là 390 Không có giá trị khuyết Dữ liệu được mã hoá theo như Phụ lục 3 và mục 3.4 Bảng tổng hợp các giai đoạn lấy mẫu nằm trong phụ lục 4 và thống kê mô tả nằm trong phụ lục 5 Mục 4.2.2 đến 4.2.6 sẽ trình bày tỷ lệ mẫu theo các tiêu chí phân loại

4.2.2 Tỷ lệ mẫu theo giới tính

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mẫu theo giới tính Mẫu khá cân đối về tỷ lệ giới tính Trong tổng số 390 mẫu thì nữ là 213 người, chiếm 55% và nam chiếm 45%, tương ứng với số lượng là 177 người

4.2.3 Tỷ lệ mẫu theo độ tuổi

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện số lượng mẫu theo độ tuổi

Số người tuổi là nhiều nhất với 105 người, chiếm 27% Nhóm 25 – 34 tuổi nhiều thứ hai với

99 người, chiếm 25% Kế tiếp là nhóm 45 – 54 tuổi với 83 người, chiếm 21% Kế tiếp nữa là nhóm 15 – 24 tuổi là nhiều nhất với 66 người, chiếm 17% Cuối cùng là nhóm tuổi 55 - 60 chỉ có 37 người, chiếm 10% trong tổng số mẫu

4.2.4 Tỷ lệ mẫu theo cách thức lao động

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mẫu theo cách thức lao động Mẫu bao gồm 2 cách thức là lao động chân tay và lao động trí óc với tỷ lệ chênh lệch không nhiều Lao động chân tay là 156 người, chiếm khoảng 40% tổng số mẫu, lao động trí óc chiếm khoảng 60% mẫu với 234 người

4.2.5 Tỷ lệ mẫu theo các thương hiệu nước uống đóng chai được sử dụng

Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mẫu theo thương hiệu được sử dụng

Tỷ lệ phần trăm các thương hiệu được sử dụng theo như hình 4.4 Tỷ lệ sử dụng Aquafina là cao nhất, tiếp đến là LaVie, Vĩnh Hảo Dasani và Wami là hai thương hiệu ít được người tiêu dùng sử dụng Nếu xét về số lượng thì số người sử dụng tương ứng theo thứ tự trên là 143, 94, 36, 13 và 8 Còn lại là các loại nước uống khác với số người là 96

4.2.6 Đánh giá của người tiêu dùng

Theo như phụ lục 5 và bảng 4.1, giá trị trung bình tại các biến quan sát và tại các biến tổng đều lớn hơn 3, lớn hơn giá trị trung bình của thang đo likert, giá trị nhỏ nhất là 3,66 và lớn nhất là 4,11 Điều này chứng tỏ người tiêu dùng được khảo sát đánh giá khá tốt về uy tín thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, lòng ham muốn thương hiệu, chất lượng được cảm nhận và giá trị được cảm nhận về các thương hiệu nước uống mà họ đang sử dụng Sự đánh giá tương đối đồng đều Trong đó, người tiêu dùng đánh giá cao nhất hình ảnh thương hiệu họ đang sử dụng Đồng thời người tiêu dùng cũng có xu hướng trung thành với các thương hiệu đó, nhưng mức độ không cao vì giá trị trung bình cũng chỉ khoảng 3,8

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến tổng

Có giá trị Khuyết Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất

4.3 Ước lượng tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng các thương hiệu nước uống đóng chai trong tổng thể khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Theo phân tích ở mục 4.2.5, hai thương hiệu đang được sử dụng nhiều nhất căn cứ vào số liệu mẫu là Aquafina và LaVie, tiếp theo là Vĩnh Hảo, Dasani, Wami Tác

95% Số lượng mẫu 390 là thoả mãn điều kiện mẫu tối thiểu yêu cầu cho ước lượng tỷ lệ trên tổng thể

4.3.1 Ước lượng tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng thương hiệu Aquafina trong tổng thể khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Theo thống kê mẫu, tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng Aquafina là p1 = 37%

Tổng số mẫu là 390 đạt điều kiện cỡ mẫu đủ lớn Tác giả ước lượng tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng Aquafina trong tổng thể theo công thức sau: p1 - z/2 ≤ P1 ≤ p1 + z/2 (4.1), với: p1: tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng Aquafina theo số liệu mẫu, p1 = 0,37 P1: tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng Aquafina trong tổng thể n: số lượng mẫu, n = 390 z/2 : biến số chuẩn hoá Z tương ứng với  = 5%, z/2 = 1,96 Thế số vào công thức số (4.1), ta được:

 Như vậy, trong tổng thể khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng nước uống thương hiệu Aquafina chiếm từ 32,2% đến 41,8% với độ tin cậy 95%

4.3.2 Ước lượng tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng thương hiệu LaVie trong tổng thể khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Theo thống kê mẫu, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng LaVie là p2 = 25% Tác giả ước lượng tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng LaVie trong tổng thể theo công thức sau: p2 - z/2 ≤ P2 ≤ p2 + z/2 (4.2), với: p2: tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng LaVie theo số liệu mẫu, p2 = 0,25 P2: tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng LaVie trong tổng thể z/2 : biến số chuẩn hoá Z tương ứng với  = 5%, z/2 = 1,96 Thế số vào công thức số (4.2), ta được:

 Như vậy, trong tổng thể khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng nước uống thương hiệu LaVie chiếm từ 20,7% đến 29,3% với độ tin cậy 95%

4.3.3 Ước lượng tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng thương hiệu Vĩnh Hảo, Dasani, Wami trong tổng thể khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Tương tự như phương pháp phân tích và tính toán ở mục 4.3.1 và 4.3.2, tác giả ước lượng tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng Vĩnh Hảo trong tổng thể khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là từ 6,2% đến 11,8% với độ tin cậy 95% Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng Dasani trong tổng thể khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ 1,3% đến 4,7% với độ tin cậy 95% Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng Wami trong tổng thể khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ 0,6% đến 3,4% với độ tin cậy 95%

4.4 Kiểm định sự khác biệt về sử dụng thương hiệu giữa các loại của các biến định tính

Kiểm định Chi – Bình phương được dùng để kiểm tra mối liên hệ giữa hai biến định danh hoặc biến định danh và biến thứ bậc Phương pháp này đưa ra 2 giả thuyết là Ho: hai biến độc lập với nhau, và giả thuyết H1: hai biến có liên hệ với nhau Trong SPSS, để kiểm định các mối quan hệ này, tác giả lập bảng chéo của hai biến cần kiểm định, sau đó kiểm tra giá trị sig trong kiểm định Chi – Bình phương để đưa ra kết luận chấp nhận Ho hay H1

4.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc lựa chọn thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng chéo giữa Giới tính và Thương hiệu được sử dụng (số người)

Thương hiệu được lựa chọn

Aquafina Dasani LaVie Vĩnh Hảo Wami Loại khác

Kiểm tra Chi-Bình phương

Giá trị df Asymp Sig (2-sided)

Giá trị sig trong kiểm định Chi – Bình phương nhỏ hơn 0,01, ta có cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa về việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai giữa nam và nữ Cụ thể, căn cứ vào bảng chéo ta thấy nam có xu hướng uống Aquafina nhiều hơn nữ và nữ có xu hướng chọn LaVie và Vĩnh Hảo nhiều hơn nam

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các loại độ tuổi trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các loại độ tuổi trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng chéo giữa Độ tuổi và Thương hiệu được sử dụng (số người)

Thương hiệu được lựa chọn

Aquafina Dasani LaVie Vĩnh Hảo Wami Loại khác Độ tuổi 15 - 24 tuổi 42 4 11 5 0 4 66

Kiểm tra Chi-Bình phương

Giá trị Df Asymp Sig (2-sided)

Giá trị sig trong kiểm định Chi – Bình phương nhỏ hơn 0,01 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai giữa các độ tuổi Căn cứ vào bảng chéo, ta thấy những người trẻ, độ tuổi từ 15 đến 44 có xu hướng lựa chọn Aquafina và LaVie nhiều hơn, những người ở độ tuổi cao hơn, từ

45 đến 60 có xu hướng chọn nước uống Loại khác và Vĩnh Hảo nhiều hơn

4.4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các loại cách thức lao động trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các loại cách thức lao động trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng chéo giữa Cách thức lao động và Thương hiệu được sử dụng (số người)

Lao động trí óc Lao động chân tay

Thương hiệu được lựa chọn

Kiểm tra Chi-Bình phương

Giá trị Df Asymp Sig (2-sided)

Kiểm định sự khác biệt về sử dụng thương hiệu giữa các loại của các biến định tính 46

Kiểm định Chi – Bình phương được dùng để kiểm tra mối liên hệ giữa hai biến định danh hoặc biến định danh và biến thứ bậc Phương pháp này đưa ra 2 giả thuyết là Ho: hai biến độc lập với nhau, và giả thuyết H1: hai biến có liên hệ với nhau Trong SPSS, để kiểm định các mối quan hệ này, tác giả lập bảng chéo của hai biến cần kiểm định, sau đó kiểm tra giá trị sig trong kiểm định Chi – Bình phương để đưa ra kết luận chấp nhận Ho hay H1

4.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc lựa chọn thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng chéo giữa Giới tính và Thương hiệu được sử dụng (số người)

Thương hiệu được lựa chọn

Aquafina Dasani LaVie Vĩnh Hảo Wami Loại khác

Kiểm tra Chi-Bình phương

Giá trị df Asymp Sig (2-sided)

Giá trị sig trong kiểm định Chi – Bình phương nhỏ hơn 0,01, ta có cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa về việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai giữa nam và nữ Cụ thể, căn cứ vào bảng chéo ta thấy nam có xu hướng uống Aquafina nhiều hơn nữ và nữ có xu hướng chọn LaVie và Vĩnh Hảo nhiều hơn nam

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa các loại độ tuổi trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các loại độ tuổi trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng chéo giữa Độ tuổi và Thương hiệu được sử dụng (số người)

Thương hiệu được lựa chọn

Aquafina Dasani LaVie Vĩnh Hảo Wami Loại khác Độ tuổi 15 - 24 tuổi 42 4 11 5 0 4 66

Kiểm tra Chi-Bình phương

Giá trị Df Asymp Sig (2-sided)

Giá trị sig trong kiểm định Chi – Bình phương nhỏ hơn 0,01 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai giữa các độ tuổi Căn cứ vào bảng chéo, ta thấy những người trẻ, độ tuổi từ 15 đến 44 có xu hướng lựa chọn Aquafina và LaVie nhiều hơn, những người ở độ tuổi cao hơn, từ

45 đến 60 có xu hướng chọn nước uống Loại khác và Vĩnh Hảo nhiều hơn

4.4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các loại cách thức lao động trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các loại cách thức lao động trong việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai

Bảng chéo giữa Cách thức lao động và Thương hiệu được sử dụng (số người)

Lao động trí óc Lao động chân tay

Thương hiệu được lựa chọn

Kiểm tra Chi-Bình phương

Giá trị Df Asymp Sig (2-sided)

Giá trị sig trong kiểm định Chi – Bình phương nhỏ hơn 0,01 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về việc sử dụng thương hiệu nước uống đóng chai giữa các cách thức lao động Căn cứ vào bảng chéo, ta thấy những người lao động trí óc có xu hướng sử dụng nước uống đóng chai có thương hiệu nổi tiếng như Aquafina, LaVie, Vĩnh Hảo nhiều hơn, những người lao động chân tay có xu hướng sử dụng nước uống thương hiệu ít nổi tiếng hơn.

Kiểm nghiệm thang đo 50

Trước khi kiểm định lý thuyết khoa học, các thang đo cần được đánh giá độ tin cậy và xác định giá trị của chúng Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA để xác định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo, sử dụng phương pháp Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo

4.5.1 Kết quả phân tích nhân tố EFA

Theo phân tích ở mục 3.5.2, số lượng mẫu 390 là thoả mãn yêu cầu mẫu tối thiểu để phân tích EFA Tác giả sử dụng kiểm định Bartlett và KMO để xác định mối quan hệ giữa các biến đo lường, sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal component analysis, sử dụng tiêu chí eigenvalue là 1 để chọn số lượng nhân tố và sử dụng phương pháp quay nhân tố Varimax để xác định các biến giải thích cho từng nhân tố

4.5.1.1 Phân tích nhân tố cho các biến độc lập

Tổng cộng có 30 biến quan sát thuộc 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc 25 biến quan sát thuộc 5 biến độc lập trước hết sẽ được đưa vào phân tích chung để có thể thấy rõ giá trị phân biệt và hội tụ của chúng

Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra KMO và Bartlett cho các biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .931 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Bình phương 3905.268

Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập

1 2 3 4 5 tr1 770 tr2 602 tr3 638 tr4 664 tr5 623 im1 617 im2 708 im3 649 im4 769 ef1 660 ef2 728 ef3 720 ef4 735 ef5 719 va1 539 va2 748 va3 677 va4 721 va5 561 qu1 660 qu2 630 qu3 696 qu4 605 qu5 644 qu6 756

Phương sai trích tích luỹ 34.821 42.187 48.239 53.501 58.002

Kết quả từ bảng 4.5 và bảng 4.6 cho thấy khi phân tích EFA chung cho 5 biến độc lập, kiểm định Bartlett cho giá trị sig nhỏ hơn 0,01, ta có cơ sở bác bỏ giả thuyết Ho và khẳng định các biến có quan hệ nhau Kết quả kiểm định KMO là

0,931, rất tốt Kết quả Bartlett và KMO chứng tỏ việc phân tích EFA là phù hợp

Kết quả trích được 5 nhân tố, với các giá trị eigenvalue lớn hơn 1, đúng như mô hình lý thuyết ban đầu Tổng phương sai trích 58% là cao Các biến quan sát đo lường đúng những khái niệm cần đo lường với các trọng số nhân tố lớn hơn 0,5 Cụ thể là biến TR1 đến TR5 giải thích cho khái niệm uy tín thương hiệu, biến IM1 đến IM4 giải thích khái niệm hình ảnh thương hiệu, biến EF1 đến EF5 giải thích khái niệm lòng ham muốn thương hiệu, biến VA1 đến VA5 giải thích cho khái niệm giá trị được cảm nhận, biến QU1 đến QU6 giải thích cho khái niệm chất lượng được cảm nhận Các kết quả này cho thấy các thang đo đạt được giá trị phân biệt và giá trị hội tụ

4.5.1.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc lòng trung thành thương hiêu được đưa vào phân tích riêng

Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra KMO và Bartlett của biến phụ thuộc

Kiểm tra KMO và Bartlett

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .853 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Bình phương 691.520

Bảng 4.8:Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc

1 lo1 779 lo2 826 lo3 761 lo4 702 lo5 816

Theo bảng 4.7 và bảng 4.8, giá trị sig của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,01 và giá trị KMO tốt, bằng 0,853 chứng tỏ việc phân tích EFA cho biến này là phù hợp Trích được 1 nhân tố với tổng phương sai trích > 60%, các trọng số nhân tố đều lớn hơn 0,7 Căn cứ vào kết quả này, thang đo lòng trung thành thương hiệu đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt

4.5.2 Kết quả phân tích Cronbach Alpha Để đánh giá độ tin cậy của các thang đo, tác giả sử dụng phân tích Cronbach alpha Việc phân tích hệ số này sẽ được thực hiện cho từng thang đo

Bảng 4.9: Kết quả cronbach alpha của các thang đo

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến Thang đo Uy tín thương hiệu: Cronbach alpha = 0,830 tr1 15.10 8.786 702 775 tr2 15.26 9.053 599 806 tr3 15.07 9.391 614 801 tr4 15.32 9.291 628 797 tr5 15.17 9.610 602 804

Thang đo Hình ảnh thương hiệu: Cronbach alpha = 0,675 im1 11.78 5.538 465 605 im2 11.96 5.526 465 604 im3 12.07 5.398 395 655 im4 11.75 5.293 512 573

Thang đo Lòng ham muốn thương hiệu: Cronbach alpha = 0,859 ef1 15.50 8.775 637 840 ef2 15.46 8.758 736 814 ef3 15.46 9.108 657 834 ef4 15.45 8.742 675 829 ef5 15.56 9.039 677 829 ef1 15.50 8.775 637 840

Bảng 4.9: Kết quả cronbach alpha của các thang đo (tiếp theo)

Thang đo Giá trị được cảm nhận: Cronbach alpha = 0,804 va1 15.04 8.338 531 784 va2 15.05 8.018 585 768 va3 15.07 7.805 612 759 va4 15.03 7.822 660 745 va5 15.11 8.079 557 776

Thang đo Giá trị được cảm nhận: Cronbach alpha = 0,820 qu1 19.45 11.502 564 797 qu2 19.42 11.874 566 796 qu3 19.42 11.324 627 783 qu4 19.36 12.042 581 793 qu5 19.36 12.217 557 798 qu6 19.44 11.527 621 784

Thang đo Giá trị được cảm nhận: Cronbach alpha = 0,835 lo1 15.24 8.975 637 801 lo2 15.15 8.807 700 783 lo3 15.20 8.889 615 808 lo4 15.24 9.592 547 825 lo5 15.10 9.178 687 789

Bảng 4.9 cho thấy các thang đo uy tín thương hiệu, lòng ham muốn thương hiệu, giá trị được cảm nhận, chất lượng được cảm nhận, lòng trung thành thương hiệu đạt độ tin cậy cao với các giá trị Cronbach alpha đều lớn hơn 0,8 Các hệ số tương quan biến - tổng của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Riêng thang đo hình ảnh thương hiệu đạt 0,675 là chấp nhận được Hệ số tương quan biến tổng của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Nếu loại bất cứ biến quan sát nào cũng không làm tăng hệ số cronbach alpha Vì vậy, tất cả các biến quan sát của thang đo này đều được giữ lại Như vậy, có thể khẳng định tất cả các thang đo các khái niệm đều đạt độ tin cậy.

Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 54

4.6.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu

Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có thể được mô tả tổng quát qua phương trình tương quan tuyến tính dưới đây:

LO = βo + β1 TR + β2 IM + β3 EF + β4 VA + β5 QU (4.3)

 Kiểm tra điều kiện về số lượng mẫu tối thiểu

Theo phân tích ở mục 3.5.2, số lượng mẫu tối thiểu yêu cầu khi phân tích hồi quy trong trường hợp của luận văn này là 90, tổng số mẫu thu thập được 390 là hoàn toàn thoả mãn yêu cầu về số lượng mẫu tối thiểu

 Tạo biến cho các khái niệm

Mỗi khái niệm được đo lường bằng một tập các biến quan sát, nhưng trong phân tích ANOVA hoặc hồi quy thì một khái niệm phải là một biến Do đó, tác giả tạo một biến cho từng khái niệm bằng cách lấy trung bình cộng của tập biến quan sát đo lường từng khái niệm

 Xem xét ma trận hệ số tương quan

Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến được thể hiện trong phụ lục 6 Theo kết quả này, các hệ số tương quan giữa biến lòng trung thành thương hiệu và các biến còn lại đều lớn hơn 0,3, tức là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa lòng trung thành thương hiệu và các biến độc lập còn lại, ở mức ý nghĩa 1% Do đó, ta có thể đưa các biến độc lập này vào mô hình để giải thích cho biến LO

 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính của các phần dư

Giả định này được kiểm tra bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư đã chuẩn hoá (standardized residual) và giá trị dự đoán đã chuẩn hoá mà mô hình hồi quy tuyến tính cho ra (standardized predicted value) Phụ lục 6 thể hiện biểu đồ phân tán của hai giá trị này Biểu đồ cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0, chứng tỏ giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm

 Kiểm tra giả định phương sai của sai số không đổi Để kiểm tra giả định này, tác giả kiểm định hệ số tương quan hạng của tổng thể ABScuare với từng biến độc lập ABScuare là trị tuyệt đối của giá trị phần dư chưa chuẩn hóa Các bảng kết quả được trình bày trong phụ lục 6 cho thấy giả định phương sai của sai số không đổi là không bị vi phạm vì cả 5 giá trị sig của các kiểm định giữa ABScuare và TR, IM, EF, VA, QU đều lớn hơn mức ý nghĩa 5%, tức là chấp nhận giả thuyết Ho: hệ số tương quan hạng cuả tổng thể bằng 0

 Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Biểu đồ Histogram trong phụ lục 6 cho thấy phân phối của phần dư chuẩn hoá là phân phối chuẩn, giá trị trung bình là 0 và phương sai gần bằng 1

 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy

Mô hình R R 2 R 2 đã điều chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

1 834 a 695 691 41024 1.853 a Những yếu tố dự báo: (Hằng số), qu, im, ef, va, tr b Biến phụ thuộc: lo

Mô hình Tổng biến thiên Df

Trung bình biến thiên F Sig

Theo bảng 4.10, giá trị R 2 đã điều chỉnh = 0.691, tức 5 biến độc lập này giải thích được 69,1% biến thiên của biến LO Giá trị sig trong phân tích ANOVA nhỏ hơn 0,01, ta bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ

 Kiểm tra giả định về tính độc lập của sai số

Hệ số Durbin-Watson trong bảng Tóm tắt mô hình bằng 1.853 Tra bảng Durbin-Watson với 5 biến độc lập và 200 quan sát, ở mức ý nghĩa 1%, ta được dL = 1.623, dU=1.725

Hệ số Durbin-Watson nằm trong vùng chấp nhận giả thuyết không có tự tương quan giữa các phần dư

 Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy

Bảng 4.11: Kết quả phân tích hệ số hồi quy

Hệ số chưa chuẩn hoá

Hệ số đã chuẩn hoá

B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF

Theo bảng 4.10, giá trị sig tại Beta của biến TR, EF, VA, QU đều nhỏ hơn 0,01, chấp nhận giả thuyết H1 là các giá trị Beta này khác 0 Riêng Beta của IM có giá trị sig kiểm định lớn hơn 0,01 nên ta không có cơ sở bác bỏ giả thuyết Ho là Beta của

IM bằng 0 Như vậy, với tập dữ liệu mẫu và mô hình được mô tả ở đây, ở mức ý nghĩa 1%, biến IM và biến LO không có mối liên hệ tuyến tính

 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Trong bảng 4.10, giá trị Tolerance tại các biến độc lập là cao, VIF của từng nhân tố nhỏ hơn 10 Chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra

 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu

Theo bảng 4.11, phương trình hồi quy có dạng như sau:

LO = - 0,261 + 0,288 TR + 0,334 EF + 0,119 VA + 0,273 QU (4.4)

Hay phương trình 4.4 được viết lại theo cách khác

Lòng trung thành thương hiệu = - 0,261 + 0,288 (uy tín thương hiệu) + 0,334 (lòng ham muốn thương hiệu) + 0,119 (giá trị được cảm nhận) + 0,273 (chất lượng được cảm nhận) (4.5)

Phương trình hồi quy không vi phạm tất cả các giả định và các yêu cầu cho việc phân tích hồi quy Với dữ liệu của nghiên cứu này, các biến uy tín thương hiệu, lòng ham muốn thương hiệu, giá trị được cảm nhận và chất lượng được cảm nhận đều có ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu Riêng biến hình ảnh thương hiệu thì không có cơ sở để khẳng định biến này có ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu Mô hình nghiên cứu sau khi kiểm định được khái quát như hình 4.5

Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu sau khi kiểm định

4.6.2 Kiểm định các giả thuyết

Việc kiểm định các giả thuyết được thực hiện căn cứ vào phương trình hồi quy (4.5) và hệ số Beta chuẩn hoá, chưa chuẩn hoá trong bảng 4.11

Giả thuyết H1 cho rằng Uy tín thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu Căn cứ theo hệ số Beta chưa chuẩn hoá, bằng + 0,288, tác giả có thể

Lòng ham muốn thương hiệu Giá trị được cảm nhận

Chất lượng được cảm nhận

Trung thành thương hiệu thương hiệu thay đổi tăng 0,288 đơn vị Căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hoá, biến uy tín thương hiệu có tác động mạnh thứ hai đến lòng trung thành thương hiệu, với hệ số bằng 0,29

Giả thuyết H2 cho rằng hình ảnh thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu Căn cứ theo hệ số Beta chưa chuẩn hoá, bằng + 0,041, giá trị sig lớn hơn 0,01, tác giả khẳng định bác bỏ giả thuyết H2 Có nghĩa là, không có cơ sở để kết luận hình ảnh thương hiệu có tác động đến trung thành thương hiệu

Giả thuyết H3 cho rằng lòng ham muốn thương hiệu có tác động dương đến trung thành thương hiệu Căn cứ theo hệ số Beta chưa chuẩn hoá, bằng + 0,334, chấp nhận giả thuyết H3 Hệ số này có nghĩa là khi biến lòng ham muốn thương hiệu thay đổi 1 đơn vị, các biến khác không thay đổi thì biến lòng trung thành thương hiệu thay đổi tăng 0,344 đơn vị Căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hoá, biến lòng ham muốn thương hiệu có tác động mạnh nhất đến lòng trung thành thương hiệu, với hệ số bằng 0,331

Giả thuyết H4 cho rằng giá trị được cảm nhận có tác động dương đến trung thành thương hiệu Căn cứ theo hệ số Beta chưa chuẩn hoá, bằng + 0,119, chấp nhận giả thuyết H4 Hệ số này có nghĩa là khi biến giá trị được cảm nhận thay đổi 1 đơn vị, các biến khác không thay đổi thì biến lòng trung thành thương hiệu thay đổi tăng 0,119 đơn vị Căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hoá, biến giá trị được cảm nhận có tác động mạnh thứ tư đến lòng trung thành thương hiệu, với hệ số bằng 0,111 Kết quả này là hoàn toàn hợp lý, đặc trưng sản phẩm nước uống đóng chai là một sản phẩm

Xác định ảnh hưởng của các biến định tính đến lòng trung thành thương hiệu nước uống đóng chai 62

Đối với biến độ tuổi và biến cách thức lao động, tác giả sử dụng kiểm định T- test, tức là kiểm tra giá trị trung bình của hai nhóm tổng thể, để kiểm tra ảnh hưởng của chúng đến lòng trung thành thương hiệu Đối với biến độ tuổi, tác giả sử dụng phân tích ANOVA, tức là kiểm tra giá trị trung bình của năm nhóm tổng thể, để kiểm tra ảnh hưởng của biến này đến lòng trung thành thương hiệu

4.7.1 Kiểm định ảnh hưởng của giới tính đến trung thành thương hiệu

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định ảnh hưởng của giới tính đến trung thành thương hiệu

Kiểm tra mẫu độc lập

Giả định phương sai bằng nhau

Giả định phương sai không bằng nhau

Kiểm tra Levene về phương sai bằng nhau

Sig .544 t-test về trung bình bằng nhau

Theo bảng 4.13, Giá trị sig trong kiểm định Levene test lớn hơn 0,05, chấp nhận giả thuyết Ho là phương sai của hai tổng thể bằng nhau, kết quả t – test được xem tại cột phương sai bằng nhau Theo cột này, giá trị sig lớn hơn 0,05, có nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa về lòng trung thành thương hiệu giữa nam và

4.7.2 Kiểm định ảnh hưởng của độ tuổi đến lòng trung thành thương hiệu

Bảng 4.14: Kết quả kiểm tra tính đồng nhất phương sai trong kiểm định ảnh hưởng của độ tuổi đến lòng trung thành thương hiệu

Lo Thống kê Levene df1 df2 Sig

Giá trị sig trong kiểm định Levene test nhỏ hơn 0,01 chứng tỏ phương sai của các tổng thể không bằng nhau Như vậy, kết quả phân tích ANOVA không thể sử dụng tốt Trong trường hợp này, tác giả dùng kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis để kiểm định ảnh hưởng của độ tuổi đến trung thành thương hiệu Vì kiểm định này không yêu cầu giả định về phân phối của tổng thể

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định ảnh hưởng của độ tuổi đối với lòng trung thành thương hiệu

Giá trị sig trong kiểm định Chi – Bình phương lớn hơn 0,01 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về lòng trung thành thương hiệu giữa các độ tuổi.

Giải thích kết quả kiểm định ảnh hưởng của các biến định tính đến lòng trung thành thương hiệu 64

Do đặc trưng sản phẩm nước uống đóng chai là một dạng nước uống, loại sản phẩm với những đặc tính vật lý rất đơn giản Mọi giới tính, độ tuổi cũng như mọi cách thức lao động đều cần nước uống Vì vậy, mức độ trung thành với thương hiệu nước uống không có khác nhau giữa các nhóm người tiêu dùng là hoàn toàn hợp lý.

Tóm tắt chương 65

Kết quả của nghiên cứu được tóm lược lại theo như nội dung dưới đây:

Thống kê mô tả mẫu: Tổng số mẫu là 390 Nhận xét một cách tổng thể, người tiêu dùng trung thành và đánh giá khá tốt các yếu tố về uy tín, hình ảnh, lòng ham muốn, giá trị và chất lượng của thương hiệu nước uống mà họ đang sử dụng Trong mẫu, tỷ lệ nam chiếm 45% và nữ chiếm 55% Số người ở độ tuổi 15 – 24 chiếm 17%, độ tuổi 25 – 34 là khoảng 25%, độ tuổi 35 – 44 là nhiều nhất chiếm 27%, độ tuổi 45 – 54 chiếm 21%, cuối cùng là độ tuổi 55 - 60 chỉ chiếm 10% trong tổng số mẫu Số người lao động chân tay trong mẫu là khoảng 40%, lao động trí óc chiếm 60% Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng các thương hiệu Aquafina, LaVie, Vĩnh Hảo, Dasani, Wami, loại khác tương ứng là 37%, 25%, 9%, 3%, 2%, 24% Ước lượng tỷ lệ trong tổng thể: Với độ tin cậy 95%, trong Thành phố Hồ Chí

Minh, Aquafina đang dẫn đầu về tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng, với khoảng 32,2% đến 41,8% Kế đến là LaVie với khoảng 20,7% đến 29,3% Vĩnh Hảo theo sau với tỷ lệ từ 6,2% đến 11,8% Dasani và Wami với tỷ lệ tương ứng là 1,3% đến 4,7% và 0,6% đến 3,4%

Kiểm định Chi – Bình phương: nam có xu hướng uống Aquafina nhiều hơn nữ và nữ có xu hướng chọn LaVie và Vĩnh Hảo nhiều hơn nam Những người trẻ, độ tuổi từ 15 đến 44 có xu hướng lựa chọn Aquafina và LaVie nhiều hơn, những người ở độ tuổi cao hơn, từ 45 đến 60 có xu hướng chọn nước uống Loại khác và Vĩnh Hảo nhiều hơn Những người lao động trí óc có xu hướng lựa chọn nước uống đóng chai có thương hiệu nổi tiếng như Aquafina, LaVie, Vĩnh Hảo nhiều hơn, những người lao động chân tay có xu hướng chọn nước uống thương hiệu ít nổi tiếng hơn

Kết quả phân tích nhân tố EFA và Cronbach alpha: Phân tích EFA cho thấy các thang đo đạt được giá trị hội tụ và phân biệt, kết quả trích được số nhân tố như giả thuyết với các phương sai trích đều trên 50% Bên cạnh đó, các thang đo cũng đạt độ tin cậy cao với các giá trị Cronbach alpha đều lớn hơn 0,8 Các hệ số tương quan biến - tổng của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,3

Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Dữ liệu phân tích hồi quy thoả mãn tất cả các yêu cầu về số lượng mẫu và các giả định Mô hình hồi quy phù hợp, không bị hiện tượng đa cộng tuyến

Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện qua phương trình:

Lòng trung thành thương hiệu = - 0,261 + 0,288 (uy tín thương hiệu) + 0,334 (lòng ham muốn thương hiệu) + 0,119 (giá trị được cảm nhận) + 0,273 (chất lượng được cảm nhận)

Kết quả kiểm định ANOVA và T – test: cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ trung thành thương hiệu giữa nam và nữ, giữa các loại độ tuổi, giữa các cách thức lao động.

Ý nghĩa và kết luận 67

Giới thiệu chương 67

Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, chương 2 đã trình bày cơ sở lý luận và xây dựng mô hình nghiên cứu, chương 3 đã giới thiệu các phương pháp nghiên cứu, chương 4 đã phân tích các kết quả nghiên cứu Tại chương 5, tác giả sẽ kết luận lại những phần đã đáp ứng được yêu cầu của bài nghiên cứu, nêu ý nghĩa và kiến nghị một số giải pháp có liên quan Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra giới hạn của bài nghiên cứu cùng những đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp

- Kết luận về nghiên cứu

- Kiến nghị đối với các đối tượng liên quan

- Giới hạn của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Ý nghĩa của nghiên cứu 67

 Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước uống đóng chai tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu đã giúp các doanh nghiệp hiểu rõ mức độ trung thành của người tiêu dùng, biết được những yếu tố nào mới thật sự ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu và mức độ ảnh hưởng của chúng Từ đây, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp có hiệu quả hơn trong vấn đề gia tăng lòng trung thành thương hiệu của khách hàng, tiến đến nâng cao thị phần Hiện các doanh nghiệp đang thực hiện rất tốt công tác xây dựng hình ảnh thương hiệu, bằng chứng là đánh giá của người tiêu dùng về yếu tố này là cao Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu của tác giả, các doanh nghiệp có thể nhận ra rằng nỗ lực này là không thật sự cần thiết trong việc nâng cao lòng trung thành thương hiệu Bên cạnh đó, vấn đề vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp nước uống đóng chai tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây đã tăng đến mức báo động, chứng tỏ các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, trong khi yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng

 Ngoài ra, đối với công ty Pepsi, nghiên cứu còn cung cấp thêm cho công ty này dữ liệu về tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng Aquafina phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, mức độ tin cậy 95% và dữ liệu tham khảo cho việc lựa chọn phân khúc thị trường Aquafina đang dẫn đầu số lượng người sử dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng thương hiệu này chưa quan tâm đúng mức đến sự phù hợp giữa chất lượng sản phẩm và giá cả

 Đối với công ty LaVie, nghiên cứu còn cung cấp thêm dữ liệu về tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng LaVie phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, mức độ tin cậy 95% LaVie đã thực hiện tốt các giải pháp marketing hơn so với các thương hiệu khác và đã làm tốt nhất tại yếu tố cần thiết nhất trong việc nâng cao lòng trung thành thương hiệu LaVie có thêm dữ liệu tham khảo cho công tác lựa chọn phân khúc thị trường

 Công ty Vĩnh Hảo, nghiên cứu còn cung cấp thêm dữ liệu về tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng Vĩnh Hảo tại Thành phố Hồ Chí Minh, mức độ tin cậy 95%

Bên cạnh, Vĩnh Hảo còn có thể thấy rằng mình đã làm tốt vấn đề tạo được cảm nhận tốt về chất lượng của sản phẩm Tuy nhiên, các yếu tố khác lại chưa được người tiêu dùng đánh giá cao Vĩnh Hảo cũng có thêm số liệu tham khảo cho việc lựa chọn phân khúc thị trường

 Đối với công ty Coca Cola, công ty này có thể thấy rằng, trong mắt người tiêu dùng, thương hiệu Dasani chưa được đánh giá cao ở các yếu tố và tỷ lệ người đang sử dụng thương hiệu này tại Thành phố Hồ Chí Minh đang rất thấp

 Công ty Satco, công ty có thể ghi nhận thêm thông tin là người tiêu dùng đánh hướng trung thành là cao nhất trong số 5 thương hiệu Tuy nhiên, có quá ít người đang sử dụng thương hiệu này

5.2.2 Ý nghĩa đối với các đối tượng liên quan

 Cung cấp thông tin tham khảo cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước uống đóng chai tại các khu vực địa lý khác và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm khác

 Làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu tại Việt Nam

 Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công ty nghiên cứu thị trường, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên trong lĩnh vực Marketing và Quản trị Có thể được dùng làm tài liệu tham khảo về phương pháp nghiên cứu cho các ngành nghề khác.

Kết luận về nghiên cứu 69

Nghiên cứu đã cho ra kết quả đáp ứng năm mục tiêu đã đề ra So với các nghiên cứu trước đây và các giả thuyết ban đầu thì kết quả có thể hiện một số khác biệt

Tuy nhiên, những khác biệt là hoàn toàn hợp lý do đặc trưng của sản phẩm

Bảng 5.1 đến 5.3 sẽ trình bày các mục tiêu nghiên cứu, tóm tắt kết quả đạt được và so sánh với các nghiên cứu trước

Bảng 5.1: Mục tiêu 1, tóm tắt kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước

SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

- Đã xác định được bốn yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu, đối với sản phẩm nước uống đóng chai, phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh

- Đó là lòng ham muốn thương hiệu, uy tín thương hiệu, chất lượng được cảm nhận và giá trị được cảm nhận Yếu tố hình ảnh thương hiệu ban đầu giả thuyết có tác động đến trung thành thương hiệu Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu mẫu thu thập được, chưa thể khẳng định mối

- Giống: lòng ham muốn thương hiệu, uy tín thương hiệu, chất lượng được cảm nhận và giá trị được cảm nhận có ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu

- Khác: Nghiên cứu của Anwar, A và các cộng sự

(2011) chứng minh hình ảnh thương hiệu có ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu

Trong khi kết quả của nghiên cứu này ngược lại

Do đặc trưng nước uống đóng chai là loại sản phẩm đơn giản, giá không cao nên người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề rộng của một thương hiệu như hình ảnh thương hiệu Vì vậy, yếu tố này không có ảnh hưởng khi người tiêu trung thành với một thương hiệu Trong khi đó, đặc trưng sản phẩm mỹ phẩm trong nghiên cứu của Anwar, A và các cộng sự

Bảng 5.2: Mục tiêu 2 và 3, tóm tắt kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước

SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN

Mục tiêu 2: Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố đã xác định được với lòng trung thành thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai

Phân tích hồi quy tuyến tính bội Đã xác định yếu tố lòng ham muốn thương hiệu, uy tín thương hiệu, chất lượng được cảm nhận và giá trị được cảm nhận đều có tác động dương đến trung thành thương hiệu Trong đó, yếu tố lòng ham muốn thương hiệu tác động mạnh nhất đến trung thành thương hiệu, uy tín thương hiệu tác động mạnh thứ nhì, chất lượng được cảm nhận tác động mạnh thứ ba và giá trị được cảm nhận tác động yếu nhất

Kết quả hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Mohammad A A

A và các cộng sự (2011); Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002); Tống Thị Nghiêm (2012); Trần Thị Thuỳ Trang

Mục tiêu 3: Xác định ảnh hưởng của giới tính, độ tuổi, cách thức lao động đến lòng trung thành thương hiệu nước uống đóng chai

Phân tích ANOVA và T- test Đã khẳng định mức độ trung thành thương hiệu nước uống đóng chai giữa nam và nữ không có khác biệt, giữa các độ tuổi không có khác biệt, giữa lao động chân tay và lao động trí óc cũng không có khác biệt có ý nghĩa

Nghiên cứu của Trần Thị Thuỳ Trang (2012) chứng minh sự khác biệt về mức độ trung thành thương hiệu giữa các loại nghề nghiệp Nghiên cứu này có sự khác biệt là vì đặc tính khác nhau giữa ti vi và nước uống đóng chai Các nghiên cứu khác không thực hiện phân tích này

Bảng 5.3: Mục tiêu 4 và 5, tóm tắt kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước

SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Mục tiêu 4: Ước lượng tỷ lệ người tiêu dùng đang sử dụng các thương hiệu nước uống đóng chai trong tổng thể tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thống kê ước lượng tỷ lệ tổng thể

Cao nhất là tỷ lệ sử dụng nước uống Aquafina với khoảng 32,2% đến 41,8% Tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng LaVie là khoảng 20,7% đến 29,3% Vĩnh Hảo theo sau với tỷ lệ từ 6,2% đến 11,8% Dasani và Wami với tỷ lệ tương ứng là 1,3% đến 4,7% và 0,6% đến 3,4% Kết quả này có độ tin cậy 95%

Các nghiên cứu trước đây chưa áp dụng phương pháp này

Mục tiêu 5: Xác định sự khác biệt của việc sử dụng các thương hiệu nước uống đóng chai theo giới tính, độ tuổi, cách thức lao động

Kiểm định Chi – bình phương

Nam có xu hướng uống Aquafina nhiều hơn nữ, nữ có xu hướng chọn LaVie, Vĩnh Hảo nhiều hơn nam Người trẻ, độ tuổi từ 15 đến 44 có xu hướng lựa chọn Aquafina và LaVie nhiều hơn, những người ở độ tuổi cao hơn có xu hướng chọn nước uống Loại khác và Vĩnh Hảo nhiều hơn Những người lao động trí óc có xu hướng lựa chọn nước uống đóng chai có thương hiệu nổi tiếng như Aquafina, LaVie, Vĩnh Hảo

Các nghiên cứu có liên quan chưa thực hiện phân tích này

5.3.2 Nghiên cứu còn cung cấp thêm những thông tin thực tế hữu ích

Ngoài việc đáp ứng các mục tiêu, nghiên cứu còn phân tích được những số liệu rất có ích cho các doanh nghiệp thông qua thống kê mô tả mẫu

 Đánh giá chung, người tiêu dùng được khảo sát có xu hướng trung thành với các thương hiệu nước uống đóng chai mà họ đang sử dụng, nhưng mức độ không cao Họ cũng đánh giá trên mức trung bình về uy tín thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, lòng ham muốn thương hiệu, chất lượng được cảm nhận và giá trị được cảm nhận của các thương hiệu nước uống mà họ đang sử dụng Trong đó, người tiêu dùng đánh giá cao nhất hình ảnh thương hiệu (Phụ lục 5)

 Khi xem xét đánh giá của người tiêu dùng riêng đối với từng thương hiệu, ta sẽ thấy rõ hơn Bảng 5.4 và 5.5 thể hiện phân tích này

Bảng 5.4: Đánh giá của người tiêu dùng theo từng thương hiệu nước uống đóng chai

Aquafina LaVie Vĩnh Hảo Dasani Wami

Giá trị được cảm nhận 3.69 3.82 3.73 3.66 3.98

Chất lượng được cảm nhận 3.88 3.91 3.90 3.72 4.27 Trung thành thương hiệu 3.70 3.90 3.78 3.71 4.00

Sự trung thực 3.61 3.76 3.36 3.54 4.13 Đáp ứng mong đợi 3.78 3.80 3.81 3.92 3.88

Trách nhiệm với khách hàng và xã hội 3.74 3.88 3.89 3.62 3.63

Bảng 5.4: Đánh giá của người tiêu dùng theo từng thương hiệu nước uống đóng chai (tiếp theo)

Aquafina LaVie Vĩnh Hảo Dasani Wami

Thích hơn thương hiệu khác 3.82 4.05 3.72 3.92 3.88

Thích dùng hơn thương hiệu khác 3.87 4.06 3.75 3.77 4.00

Sẽ mua nếu có nhu cầu 3.85 4.03 3.72 3.77 3.63

Sản phẩm có giá trị 3.70 3.92 3.56 4.00 3.88

Giá trị đáng đồng tiền 3.65 3.74 4.03 3.62 4.00

Chất lượng phù hợp với giá cả 3.73 3.78 3.81 3.54 4.25

Xứng đáng đồng tiền hơn thương hiệu khác 3.60 3.79 3.64 3.62 4.00

Vệ sinh an toàn thực phẩm 3.84 3.90 4.03 3.54 4.50

Cho rằng là khách hàng trung thành 3.55 3.86 3.81 3.92 3.88

Không mua loại khác nếu có

Sẵn sàng đón nhận sản phẩm mới thương hiệu X 3.59 3.83 3.81 3.69 4.25

Bảng 5.5: Tỷ lệ người tiêu dùng trung thành đối với từng thương hiệu

Thương hiệu Số người đang sử dụng (người)

Số người trung thành (người)

Wami 8 8 100 Đối với thương hiệu Aquafina:

Những người đang sử dụng đánh giá cao nhất hình ảnh của thương hiệu này và đánh giá thấp nhất về giá trị được cảm nhận nhưng cũng trên mức trung bình, đặc biệt sự phù hợp giữa chất lượng và giá cả của Aquafina là thấp Mức độ trung thành đối với thương hiệu này cũng không cao Aquafina giữ được 78% số người đang sử dụng trung thành với thương hiệu này Đối với thương hiệu LaVie:

Trong 5 thương hiệu, các yếu tố của thương hiệu LaVie được người tiêu dùng đánh giá cao nhất Trong đó, lòng ham muốn thương hiệu được đánh giá cao nhất

Vì vậy, mức độ trung thành đối với thương hiệu này cũng khá cao Đặc biệt, người tiêu dùng rất sẵn sàng giới thiệu LaVie cho người khác Các yếu tố uy tín thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, chất lượng được cảm nhận và giá trị được cảm nhận cũng được đánh giá cao LaVie đã giữ được 88% số người đang sử dụng trung thành với nó Đối với thương hiệu Vĩnh Hảo: Đánh giá của người tiêu dùng đối với các yếu tố của thương hiệu này tương đối đồng đều nhau và ở mức khá Trong đó, yếu tố chất lượng được đánh giá cao nhất

Nổi trội là nguồn nước của Vĩnh Hảo tin cậy và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cao Vĩnh Hảo chỉ giữ được 72% số người đang sử dụng trung thành với mình Đối với thương hiệu Dasani: Đánh giá của người tiêu dùng đối với thương hiệu này có phần giống với Aquafina Hình ảnh thương hiệu được đánh giá cao nhất và cũng thấp nhất là giá trị được cảm nhận Khoảng 69% người tiêu dùng đang sử dụng trung thành với thương hiệu này và mức độ trung thành của người tiêu dùng không cao Đối với thương hiệu Wami:

Người tiêu dùng cũng đánh giá cao các yếu tố liên quan đến thương hiệu Wami

Kiến nghị 76

 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước uống đóng chai tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai tại Thành phố Hồ Chí Minh không cao, các doanh nghiệp cần phải nâng cao lòng trung thành thương hiệu Để nâng cao lòng trung thành thương hiệu, các doanh nghiệp cần:

- Nâng cao tối đa lòng ham muốn thương hiệu của người tiêu dùng Hiện lòng ham muốn của người tiêu dùng đối với các thương hiệu họ đang sử dụng không cao

Các doanh nghiệp phải nắm bắt cảm xúc, mong đợi của khách hàng, nâng cao sự thích thú và thúc đẩy mong muốn tiêu dùng lại sản phầm sau khi họ đã trải nghiệm

- Nâng cao uy tín thương hiệu trong cảm nhận của khách hàng, cụ thể là làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng vào thương hiệu, nâng cao sự an toàn và trung thực của thương hiệu Hiện đánh giá của người tiêu dùng về uy tín các thương hiệu họ đang sử dụng chỉ gần mức khá

- Nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm trong cảm nhận của khách hàng

Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm làm cho vị của nước uống phù hợp hơn với người tiêu dùng, công bố với khách hàng những tiêu chuẩn về chất lượng đã đạt được như HACCP, ISO,…nhằm gia tăng độ tin cậy của khách hàng về chất lượng của nguồn nước mà thương hiệu đang sử dụng

- Nâng cao giá trị của thương hiệu bằng cách xem xét lại sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm Tạo cho sản phẩm có những giá trị vượt mong đợi của khách hàng

- Không quá chú trọng vào gia tăng hình ảnh thương hiệu Các doanh nghiệp đã làm tốt công tác nâng cao hình ảnh thương hiệu hơn các yếu tố khác Tuy nhiên, điều này lại trở thành không có hiệu quả vì riêng đối với sản phẩm nước uống đóng chai, hình ảnh thương hiệu không có ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu

 Riêng công ty Pepsi cần thực hiện thêm nghiên cứu để kiểm tra xem có sai sót nào trong việc cung cấp giá trị đến cho khách hàng, dẫn đến tình trạng người tiêu dùng chưa đánh giá cao về sự phù hợp giữa chất lượng và giá cả Căn cứ vào kết quả kiểm định Chi – bình phương đã phân tích ở chương 4, PepsiCo có thể thực hiện thêm một số nghiên cứu để lựa chọn phân khúc thị trường PepsiCo có thể định hướng phát triển Aquafina cho giới trẻ, năng động

 Công ty LaVie có thể thực hiện thêm một số nghiên cứu để lựa chọn phân khúc thị trường cho thương hiệu LaVie Công ty này có thể định hướng phát triển thương hiệu cho giới nữ, mang đến sự thuần khiết, dịu dàng

 Kiến nghị thêm, công ty Vĩnh Hảo có thể thực hiện thêm một số nghiên cứu để lựa chọn phân khúc thị trường cho thương hiệu này Vĩnh Hảo có thể định hướng phát triển thương hiệu cho những người lớn tuổi

 Công ty Coca Cola và Satco cần tích cực thực hiện các chương trình

Marketing mix nhằm gia tăng tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng thương hiệu của mình tại Thành phố Hồ Chí Minh vì tỷ lệ hiện tại còn rất thấp so với các thương hiệu khác.

Giới hạn của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 78

Luận văn đã có những đóng góp có giá trị Tuy nhiên, luận văn cũng có những hạn chế nhất định Những hạn chế này cũng chính là hướng nghiên cứu tiếp theo mà tác giả muốn đề xuất

Thứ nhất, vấn đề phạm vi địa lý: nghiên cứu này được thực hiện chỉ trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh Trong khi đó, mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm khác nhau về giới tính, độ tuổi, về sự lựa chọn thương hiệu, và những đặc điểm khác Do vậy, cần thực hiện thêm một số nghiên cứu lặp lại tại các vùng miền khác trên cả nước để có được kết luận mang tính bao quát hơn

Thứ hai, vấn đề đo lường khái niệm: khái niệm lòng trung thành thương hiệu được đo lường theo thái độ Trong khi đó, hành vi mới thực sự phát sinh doanh số cho doanh nghiệp Vì vậy, kết quả sẽ được thuyết phục hơn nếu có thể thu thập dữ liệu lòng trung thành thương hiệu đo lường theo hành vi

Thứ ba, vấn đề sản phẩm: Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, yếu tố hình ảnh thương hiệu trong nghiên cứu của Ayesha Anwar, Amir Gulzar, Fahid Bin Sohail, Salman Naeem Akram cho các sản phẩm mỹ phẩm được chứng minh là có ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu, nhưng đối với sản phẩm nước uống đóng chai thì tác giả đã khẳng định không đủ cơ sở để chứng minh là có ảnh hưởng đến trung thành thương hiệu Do đó, đối với mỗi loại sản phẩm cần thực hiện một nghiên cứu lặp lại với đề tài này, không thể dùng kết quả nghiên cứu của sản phẩm này để áp dụng cho sản phẩm kia

Thứ tư, vấn đề phát triển nghiên cứu: Nghiên cứu này đã chứng minh lòng ham muốn thương hiệu là yếu tố tác động mạnh nhất đến trung thành thương hiệu, các yếu tố uy tín thương hiệu, giá trị được cảm nhận, chất lượng được cảm nhận cũng có tác động Vì vậy, để giúp doanh nghiệp đề xuất các giải pháp nâng cao lòng trung thành thương hiệu có hiệu quả hơn, có thể thực hiện các nghiên cứu phát triển sâu hơn vấn đề như: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng ham muốn thương

Tóm tắt chương 79 Danh mục tài liệu tham khảo

Chương 5 đã trình bày kết luận về nghiên cứu Kết quả phân tích đã đáp ứng đầy đủ năm mục tiêu nghiên cứu Các kết quả có ý nghĩa thực tế cho các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nước uống đóng chai tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các công ty Pepsi, LaVie, Vĩnh Hảo, Coca Cola, Satco Ngoài ra, nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng có liên quan, bổ sung thêm cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu Bên cạnh đó, dựa trên kết quả phân tích được, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành thương hiệu, đề xuất một số định hướng thương hiệu cho các công ty Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có giới hạn nhất định về phạm vi nghiên cứu, cách đo lường khái niệm trung thành thương hiệu, về sản phẩm, về phát triển nghiên cứu Căn cứ vào đây, tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1 Bộ Y tế, 2010 Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai Số: 34/2010/TT-BYT

2 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1 Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức

3 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2 Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức

4 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010 Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội Tái bản lần thứ 2 Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

5 Kiến Quốc, 2012 Nóng từng centimet Tạp chí Doanh nhân, số 113, trang 16

6 Lê Đăng Lăng, 2011 Quản trị thương hiệu Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

7 Nguyễn Đình Thọ, 2011 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh

Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

8 Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002 Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam Nghiên cứu khoa học cấp Bộ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

9 Nguyễn Văn Dũng và cộng sự, 2010 Nghiên cứu định lượng trong kinh doanh và tiếp thị Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải

10 Philip Kotler, 1967 Quản trị Marketing Dịch từ tiếng Anh Người dịch Vũ Trọng Hùng, 2001 Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

11 Philip Kotler, 1999 Kotler bàn về tiếp thị Dịch từ tiếng Anh Người dịch Võ Tiến Phúc, 2011 Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ

12 Philip Kotler và Gary Amstrong Những nguyên lý tiếp thị Dịch từ tiếng Anh

14 Thanh Phong, 2012 Về miền tây Tạp chí Doanh nhân, số 113, trang 17

15 Tống Thị Nghiêm, 2012 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu của khách hàng đối với điện thoại di động Nokia Luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

16 Trần Minh Đạo và cộng sự, 2011.Giáo trình Marketing căn bản Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

17 Trần Thị Thuỳ Trang, 2012 Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu ti vi nghiên cứu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Danh mục tài liệu tiếng Anh

18 Alan, E T K A K., 2012 Brand trust and brand affect: their strategic importance on brand loyalty Journal of Global Strategic Management, 11: 90 – 98

19 Anwar, A et al., 2011 Impact of brand image, trust and affect on consumer brand extension attitude: the mediating role of brand loyalty International Journal of Economics and Management Sciences Vol 1, No 5: 73-79

20 Best, R J et al., 2009 Market – Based Management: Stratagies for growing customer value and profitability 5 th ed London: Pearson Prentice Hall

21 Ha Y H and Park, K H., 2012 Effects of perceived quality and satisfaction on brand loyalty in China: The moderating effect of customer orientation African

22 Anwar, A et al., 2011 Branding, brand equity, and brand extensions

Handbook of Hospitality Marketing Management

23 Korchia, M., 2004 Brand image and brand associations Scientific research

Graduate School of Economics and Management

Electronic Business Management Vol 10, No 4: 308 – 321

25 Mannering, F and Winston, C., 1991 Brand Loyalty and the Decline of

American Automobile Firms University of Washington

26 Mohammad, A A S., 2012 The Effect of Brand Trust and Perceived Value in Building Brand Loyalty International Research Journal of Finance and

27Nawaz, N U A and Usman, A., 2012 What Makes Customers Brand Loyal:

A Study on Telecommunication Sector of Pakistan International Journal of

Business and Social Science Vol 2 No 14: 213 – 221

28 Quester, P G., 2004 Student Marketing Creating and Delivering Value 4 th ed

29 Raeros, R T and Nugrahani, R U., 2012 The Effect of Samsung Android- Based Mobile Phone Marketing Mix toward its Brand Awareness International

Conference on Economics Marketing and Management, 28:183 – 188

30 Sondoh, Jr S L., 2007 The effect of brand image on overall satisfaction and loyalty intention in the context of color cosmetic Asian Academy of Management Journal Vol 12, No 1:83–107

31 Suliyanto, 2011 Effect percieved value on trust and brand loyalty: personality as moderation variables Scientific research Jenderal Soedirman University

32 Wel, C A B C., 2011 Factors Affecting Brand Loyalty: An Empirical Study in Malaysia Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 5(12): 777-783

Stt Chuyên gia Chức vụ Đơn vị

1 Ông Trần Xuân Hiệp Giám đốc Công ty Cổ phần hàng không miền Nam (Satco)

2 Bà Khou Khenh Giám đốc Công ty TNHH SX TM

3 Ông Lê Huy Vũ Giám đốc bộ phận Công ty TNHH Lavie

4 Ông Trần Văn Quốc Giám đốc bộ phận Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo

5 Ông Lê Như Ái Giám đốc Công ty nước uống tinh khiết Sài Gòn

PHỤ LỤC 1b: DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM 1 Đặc điểm chọn lọc: là học viên cao học và đang sử dụng nước uống đóng chai

Stt Họ và tên Giới tính Tuổi Cách thức lao động

1 Đặng Thị Ngọc Dung Nữ 34 Lao động trí óc

2 Hồ Văn Thành Nam 41 Lao động trí óc

3 Lê Thị Thuý Hằng Nữ 27 Lao động trí óc

4 Lê Trung Hiếu Nam 36 Lao động trí óc

5 Lý Tú Hiền Nữ 27 Lao động trí óc

6 Quách Mỹ Anh Nữ 26 Lao động trí óc

7 Trần Vũ Nam 30 Lao động trí óc

8 Trương Ngọc Nhất Sĩ Nam 25 Lao động trí óc

Stt Họ và tên Giới tính Tuổi Cách thức lao động

1 Hà Thị Mỹ Phượng Nữ 27 Lao động chân tay

2 Lâm Ái Linh Nữ 45 Lao động chân tay

3 Lý Tú Ngọc Nữ 35 Lao động chân tay

4 Ngô Hoàng Hơn Nam 28 Lao động chân tay

5 Nguyễn Hoàng Oanh Nữ 30 Lao động chân tay

6 Nguyễn Mạnh Hà Nam 44 Lao động chân tay

7 Nguyễn Thị Hằng Nga Nữ 24 Lao động chân tay

8 Phạm Thanh Hiền Nam 33 Lao động chân tay

9 Phạm Văn Thể Nam 31 Lao động chân tay

10 Tạ Đức Lợi Nam 40 Lao động chân tay

PHỤ LỤC 1d: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHÍNH THỨC Đặc điểm chọn lọc: là những người đang sử dụng nước uống đóng chai

Giới tính Tuổi Cách thức lao động

1 Trần Hữu Sơn Nam 32 Lao động trí óc P Bến Nghé, Q 1

2 Hồ Sỹ Long Nam 23 Lao động chân tay P Bến Nghé, Q 1

3 Đặng Thị Ngọc Dung Nữ 28 Lao động trí óc

4 Đinh Như Thường Nữ 53 Lao động chân tay P Bến Nghé, Q 1

5 Huỳnh Ngọc Vũ Nam 29 Lao động trí óc P Bến Nghé, Q 1

8 Lê Xuân Tĩnh Nam 33 Lao động trí óc P Bến Nghé, Q 1

9 Phạm Quốc Phong Nam 38 Lao động chân tay P Bến Nghé, Q 1

10 Hầu Thuận Trí Nam 35 Lao động chân tay P Bến Nghé, Q 1

Châu Trần Huyền Trang Nữ 45 Lao động trí óc

12 Trần Nhật Tú Anh Nữ 21 Lao động trí óc P Bến Thành, Q 1

13 Bành Mỹ Hoa Nữ 34 Lao động trí óc P Bến Thành, Q 1

Nguyễn Thị Thanh Thuý Nữ 60 Lao động chân tay

15 Nguyễn Xuân Hữu Nam 48 Lao động chân tay P Bến Thành, Q 1

16 Ngô Hoàng Hơn Nam 50 Lao động trí óc P Bến Thành, Q 1

17 Phạm Tuấn Phương Nam 42 Lao động trí óc P Bến Thành, Q 1

Trương Nguyễn Duyên An Nữ 51 Lao động trí óc

19 Phạm Thị Thu Trang Nữ 49 Lao động trí óc P Bến Thành, Q 1

20 Lê Nhật Trang Nữ 24 Lao động chân tay P Bến Thành, Q 1

21 Trần Thị Thạch Nữ 56 Lao động chân tay P.Phạm Ngũ Lão, Q 1

22 Lý Uyển Nhi Nữ 25 Lao động chân tay P.Phạm Ngũ Lão, Q 1

Trần Thái Quỳnh Anh Nữ 27 Lao động trí óc

24 Trịnh Hoàng Oanh Nữ 34 Lao động chân tay P.Phạm Ngũ Lão, Q 1

25 Võ Thị Kim Hiền Nữ 45 Lao động trí óc P.Phạm Ngũ Lão, Q 1

26 Đinh Thị Thuỳ Dung Nữ 35 Lao động trí óc P.Phạm Ngũ Lão, Q 1

27 Bùi Tấn Huy Nam 40 Lao động chân tay P.Phạm Ngũ Lão, Q 1

28 Phạm Thị Hồi Nữ 45 Lao động trí óc P.Phạm Ngũ Lão, Q 1

31 Đinh Thị Hoa Nữ 60 Lao động chân tay Phường 4, Quận 3

32 Trần Tuấn Minh Nam 44 Lao động chân tay Phường 4, Quận 3

33 Trần Minh Nhựt Nam 40 Lao động trí óc Phường 4, Quận 3

34 Phạm Đinh Tuấn Nam 36 Lao động trí óc Phường 4, Quận 3

35 Đặng Băng Tuyền Nữ 30 Lao động trí óc Phường 4, Quận 3

Nguyễn Thị Tú Uyên Nữ 29 Lao động chân tay

37 Trần Phương Trâm Nữ 35 Lao động trí óc Phường 4, Quận 3

38 Quách Hoàng Giang Nam 52 Lao động chân tay Phường 4, Quận 3

39 Nguyễn Văn Thành Nam 55 Lao động chân tay Phường 4, Quận 3

40 Nguyễn Ngọc Dung Nữ 46 Lao động trí óc Phường 4, Quận 3

Nguyễn Thị Ngọc Truyền Nữ 20 Lao động trí óc

42 Hoàng Văn Hải Nam 50 Lao động trí óc Phường 7, Quận 3

43 Phạm Thị Anh Thư Nữ 25 Lao động trí óc Phường 7, Quận 3

44 Lý Minh Khánh Nam 26 Lao động chân tay Phường 7, Quận 3

45 Trần Văn Tèo Nam 24 Lao động chân tay Phường 7, Quận 3

46 Trần Thị Nguyệt Nữ 47 Lao động trí óc Phường 7, Quận 3

47 Đặng Hòa Hiệp Nam 16 Lao động chân tay Phường 7, Quận 3

Nguyễn Trần NgọcThủy Nữ 46 Lao động trí óc

49 Phạm Quốc Phong Nam 40 Lao động chân tay Phường 7, Quận 3

50 Đoàn Thị Khánh Ly Nữ 45 Lao động chân tay Phường 7, Quận 3

55 Cao Hoài Nam Nam 23 Lao động chân tay Phường 24, Quận 3

56 Trịnh Tấn Kiên Nam 20 Lao động chân tay Phường 24, Quận 3

57 Đào Văn Trí Nam 22 Lao động chân tay Phường 24, Quận 3

58 Lý Quốc Trung Nam 34 Lao động chân tay Phường 24, Quận 3

Trương Thị Hoài Sương Nữ 45 Lao động trí óc

60 Trịnh Hoàng Sa Nữ 36 Lao động trí óc Phường 24, Quận 3

61 Đặng Ngọc Vinh Nam 45 Lao động chân tay Phường 5, Quận 6

Nguyễn Đặng Phương Nam 40 Lao động trí óc

63 Thiều Thị Thu Thảo Nữ 54 Lao động trí óc Phường 5, Quận 6

64 Lê Huy Cường Nam 43 Lao động chân tay Phường 5, Quận 6

Trần Thị Phương Trâm Nữ 33 Lao động chân tay

66 Phan Thị Vân Thảo Nữ 34 Lao động trí óc Phường 5, Quận 6

67 Huỳnh Như Hoa Nữ 26 Lao động trí óc Phường 5, Quận 6

68 Vũ Hoàng Mai Nữ 44 Lao động trí óc Phường 5, Quận 6

69 Lê Thị Hải Châu Nam 47 Lao động trí óc Phường 5, Quận 6

70 Tô Tất Đạt Nam 37 Lao động chân tay Phường 5, Quận 6

71 Nguyễn Anh Hùng Nam 21 Lao động chân tay Phường 9, Quận 6

72 Vũ Thị Huệ Nữ 52 Lao động trí óc Phường 9, Quận 6

73 Tống Thị Loan Nữ 27 Lao động chân tay Phường 9, Quận 6

74 Nguyễn Ngọc Khôi Nam 20 Lao động trí óc Phường 9, Quận 6

75 Phạm Ngọc Hoàng Minh Nữ 26 Lao động chân tay Phường 9, Quận 6

76 Đỗ Thị Như Hoa Nam 43 Lao động chân tay Phường 9, Quận 6

79 Tôn Quang Đăng Nam 40 Lao động trí óc Phường 9, Quận 6

80 Châu Thanh Bình Nam 40 Lao động trí óc Phường 9, Quận 6

81 Nguyễn Thọ Tùng Nam 42 Lao động chân tay Phường 13, Quận 6

82 Vũ Xuân Trường Nam 26 Lao động trí óc Phường 13, Quận 6

83 Phạm Thanh Tâm Nam 54 Lao động chân tay Phường 13, Quận 6

84 Trần Tiến Tâm Nam 29 Lao động chân tay Phường 13, Quận 6

Nguyễn Thị Thúy Nga Nữ 59 Lao động trí óc

86 Đặng Thị Thơm Nữ 48 Lao động trí óc Phường 13, Quận 6

87 Trần Thị Xuân Nữ 37 Lao động chân tay Phường 13, Quận 6

88 Bùi Thị Hiền Nữ 37 Lao động trí óc Phường 13, Quận 6

89 Đặng Thanh Hưng Nam 17 Lao động trí óc Phường 13, Quận 6

Nguyễn Thị Thu Hằng Nữ 20 Lao động chân tay

91 Trần Văn Bay Nam 47 Lao động trí óc P.Phước Long A, Q.9

92 Trần Văn Minh Nam 42 Lao động chân tay P.Phước Long A, Q.9

93 Nguyễn Duy Khánh Nam 27 Lao động chân tay P.Phước Long A, Q.9

94 Trần Thị Hoàng Anh Nữ 26 Lao động trí óc P.Phước Long A, Q.9

95 Huỳnh Thị Yến Linh Nữ 31 Lao động trí óc P.Phước Long A, Q.9

96 Võ Thị Xuân Mai Nữ 20 Lao động trí óc P.Phước Long A, Q.9

Nguyễn Thị Phương Nam Nữ 24 Lao động trí óc

98 Phạm Thị Thắm Nữ 18 Lao động trí óc P.Phước Long A, Q.9

102 Anh Nữ 30 Lao động trí óc

103 Nguyễn Ngọc Khôi Nam 20 Lao động trí óc P Hiệp Phú, Q.9

104 Châu Thanh Bình Nam 19 Lao động trí óc P Hiệp Phú, Q.9

Nguyễn Thị Phương Ánh Nữ 23 Lao động trí óc

106 Đặng Thị Đằng Nữ 38 Lao động trí óc P Hiệp Phú, Q.9

107 Lương Minh Hòa Nam 40 Lao động chân tay P Hiệp Phú, Q.9

108 Tôn Quang Đăng Nam 46 Lao động chân tay P Hiệp Phú, Q.9

109 Hoàng Thị Gấm Nữ 43 Lao động trí óc P Hiệp Phú, Q.9

110 Đặng Kim Chi Nữ 58 Lao động chân tay P Hiệp Phú, Q.9

111 Nguyễn Thế Anh Nam 36 Lao động trí óc P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

112 Võ Thanh Bình Nam 38 Lao động trí óc P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

113 Nguyễn Thị Hiệp Nữ 20 Lao động trí óc P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

114 Trần Văn Cường Nam 20 Lao động trí óc P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

115 Nguyễn Văn Dũng Nam 56 Lao động chân tay P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

116 Lê Thị Lam Nữ 22 Lao động trí óc P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

117 Đào Quốc Đạt Nam 49 Lao động trí óc P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

118 Lê Quý Đôn Nam 39 Lao động trí óc P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

119 Phạm Văn Hải Nam 27 Lao động chân tay P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

120 Nguyễn Văn Hân Nam 40 Lao động chân tay P.Tăng Nhơn PhúB,Q.9

121 Huỳnh Thị Yến Linh Nữ 41 Lao động trí óc Phường 8, Quận 10

122 Nguyễn Hải Long Nam 54 Lao động chân tay Phường 8, Quận 10

Nguyễn Thị Bích Loan Nữ 53 Lao động chân tay

124 Nguyễn Chí Hiếu Nam 40 Lao động trí óc Phường 8, Quận 10

127 Đặng Xuân Hoà Nam 38 Lao động chân tay Phường 8, Quận 10

128 Trần Thị Ngân Nữ 40 Lao động trí óc Phường 8, Quận 10

129 Bạch Thị Thu Nhi Nữ 37 Lao động trí óc Phường 8, Quận 10

130 Hồ Văn Hoá Nam 41 Lao động trí óc Phường 8, Quận 10

131 Lê Mạnh Hùng Nam 39 Lao động chân tay Phường 11, Quận 10

132 Nguyễn Đạo Huy Nam 39 Lao động trí óc Phường 11, Quận 10

133 Phan Đình Huy Nam 32 Lao động trí óc Phường 11, Quận 10

134 Nguyễn Xuân Hưng Nam 41 Lao động trí óc Phường 11, Quận 10

135 Đỗ Xuân Thành Nam 46 Lao động trí óc Phường 11, Quận 10

136 Phạm Thị Hòa Nghĩa Nữ 57 Lao động trí óc Phường 11, Quận 10

137 Phạm Thị Thắm Nữ 53 Lao động trí óc Phường 11, Quận 10

Huỳnh Ngọc Minh Thi Nữ 26 Lao động chân tay

139 Hồ Văn Thủy Nam 25 Lao động trí óc Phường 11, Quận 10

140 Trần Thị Thu Nữ 49 Lao động trí óc Phường 11, Quận 10

141 Lê Thị Toán Nữ 59 Lao động chân tay Phường 13, Quận 10

142 Nguyễn Đăng Khoa Nam 46 Lao động trí óc Phường 13, Quận 10

143 Nguyễn Thị Trà Nữ 21 Lao động trí óc Phường 13, Quận 10

144 Trần Văn Khoa Nam 36 Lao động trí óc Phường 13, Quận 10

145 Trần Xuân Lực Nam 37 Lao động chân tay Phường 13, Quận 10

146 Trần Thị Vân Nữ 50 Lao động chân tay Phường 13, Quận 10

147 Vũ Tiến Mạnh Nam 43 Lao động chân tay Phường 13, Quận 10

148 Lê Thị Hoàn Vũ Nữ 55 Lao động trí óc Phường 13, Quận 10

Nguyễn Thị Thanh Giang Nữ 52 Lao động trí óc

Nữ 32 Lao động trí óc

Nữ 31 Lao động trí óc

Nam 60 Lao động chân tay

Nam 21 Lao động chân tay

Nữ 40 Lao động trí óc

Nguyễn Thị Hồng Hường Nữ 59 Lao động chân tay

Nữ 48 Lao động chân tay

Nam 42 Lao động trí óc

161 Mai Thị Kim Liên Nữ 35 Lao động trí óc P Hiệp Thành, Q.12

162 Huỳnh Kim Màu Nữ 51 Lao động trí óc P Hiệp Thành, Q.12

163 Trương Chính Nam 15 Lao động chân tay P Hiệp Thành, Q.12

164 Đặng Lê Trường Thịnh Nam 20 Lao động chân tay

165 Nguyễn Thị Mỹ Nữ 16 Lao động trí óc P Hiệp Thành, Q.12

166 Nguyễn Thị Nhung Nữ 46 Lao động trí óc P Hiệp Thành, Q.12

167 Lê Thị Như Tâm Nữ 39 Lao động chân tay P Hiệp Thành, Q.12

Nguyễn Thị Tuyết Hồng Nữ 40 Lao động trí óc

171 Vũ Khắc Nghĩa Nam 45 Lao động chân tay P Thới An, Q.12

172 Ngô Hữu Phước Nam 52 Lao động chân tay P Thới An, Q.12

173 Ngô Bá Đạt Nam 51 Lao động chân tay P Thới An, Q.12

174 Trần Văn Minh Nam 57 Lao động chân tay P Thới An, Q.12

175 Trần Thị Huê Nữ 44 Lao động trí óc P Thới An, Q.12

176 Nguyễn Thị Khuyên Nữ 33 Lao động chân tay P Thới An, Q.12

177 Võ Thị Xuân Mai Nữ 40 Lao động trí óc P Thới An, Q.12

178 Nguyễn Trọng Tuần Nam 50 Lao động trí óc P Thới An, Q.12

Hoàng Thị Thúy Nga Nữ 36 Lao động chân tay

180 Trần Thị Thu Nga Nữ 41 Lao động trí óc P Thới An, Q.12

181 Nguyễn Ngọc Trác Nam 39 Lao động chân tay P An Lạc, Q.Bình Tân

182 Nguyễn Thị Nghệ Nữ 58 Lao động chân tay P An Lạc, Q.Bình Tân

Trần Thị Bích Phượng Nữ 49 Lao động chân tay

184 Đặng Hữu Tài Nam 43 Lao động trí óc P An Lạc, Q.Bình Tân

185 Đặng Thanh Quyên Nữ 20 Lao động trí óc P An Lạc, Q.Bình Tân

186 Giang Anh Thơ Nữ 27 Lao động trí óc P An Lạc, Q.Bình Tân

187 Phạm Thị Thu Nữ 22 Lao động trí óc P An Lạc, Q.Bình Tân

188 Trần Thị Thúy Nữ 31 Lao động trí óc P An Lạc, Q.Bình Tân

189 Nguyễn Thị Thu Trà Nữ 52 Lao động trí óc P An Lạc, Q.Bình Tân

194 Nguyễn Thị Vinh Nữ 27 Lao động trí óc P Tân Tạo, Q.Bình Tân

195 Lê Thị Hoàn Vũ Nữ 42 Lao động trí óc P Tân Tạo, Q.Bình Tân

196 Nguyễn Văn Hùng Nam 41 Lao động chân tay P Tân Tạo, Q.Bình Tân

197 Nguyễn An Hà Nữ 28 Lao động trí óc P Tân Tạo, Q.Bình Tân

198 Hà Thị Huệ Nữ 49 Lao động trí óc P Tân Tạo, Q.Bình Tân

199 Lã Thị Thanh Nga Nữ 29 Lao động trí óc P Tân Tạo, Q.Bình Tân

200 Nguyễn Văn Ngọc Nam 30 Lao động chân tay P Tân Tạo, Q.Bình Tân

Nữ 54 Lao động trí óc

P Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Nữ 30 Lao động trí óc

P Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Nữ 40 Lao động chân tay

P Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Nữ 15 Lao động trí óc

P Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Nam 30 Lao động chân tay

P Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Nam 19 Lao động chân tay

P Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Nữ 53 Lao động trí óc

P Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Nam 42 Lao động chân tay

P Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Nam 51 Lao động chân tay

P Bình Trị Đông, Q.Bình Tân

Mạc Thị Thu Thế P Bình Trị Đông,

213 Cao Thị Thuý Nữ 44 Lao động trí óc P 13, Q.Bình Thạnh

214 Đỗ Thị Ban Nữ 50 Lao động trí óc P 13, Q.Bình Thạnh

215 Nguyễn Thị Cảnh Nữ 25 Lao động trí óc P 13, Q.Bình Thạnh

216 Nguyễn Thuỳ Dung Nữ 29 Lao động trí óc P 13, Q.Bình Thạnh

217 Nguyễn Văn Thuần Nam 32 Lao động chân tay P 13, Q.Bình Thạnh

218 Vũ Thị Ngọc Hà Nữ 31 Lao động trí óc P 13, Q.Bình Thạnh

219 Trần Thị Hiền Nữ 53 Lao động chân tay P 13, Q.Bình Thạnh

220 Hoàng Thị Hải Huế Nữ 40 Lao động trí óc P 13, Q.Bình Thạnh

221 Phạm Văn Tứ Nam 25 Lao động trí óc P 17, Q.Bình Thạnh

Lương Thị Thu Hương Nữ 17 Lao động trí óc

223 Mai Văn Cảnh Nam 37 Lao động trí óc P 17, Q.Bình Thạnh

224 Lê Quang Chính Nam 40 Lao động chân tay P 17, Q.Bình Thạnh

Nguyễn Thị Vân Hương Nữ 43 Lao động trí óc

Nguyễn Thị Thu Khuyên Nữ 48 Lao động trí óc

227 Nguyễn Thị Lơ Nữ 31 Lao động trí óc P 17, Q.Bình Thạnh

228 Trần Thị Quỳnh Nga Nữ 31 Lao động trí óc P 17, Q.Bình Thạnh

229 Hoàng Thị Ngân Nữ 42 Lao động chân tay P 17, Q.Bình Thạnh

Nguyễn Thị Thuý Ngân Nữ 36 Lao động trí óc

231 Nguyễn Đức Cườn Nam 49 Lao động chân tay P 26, Q.Bình Thạnh

236 Nguyễn Thị Nhung Nữ 40 Lao động trí óc P 26, Q.Bình Thạnh

237 Nguyễn Thị Dịu Nữ 35 Lao động trí óc P 26, Q.Bình Thạnh

238 Bùi Ngọc Đức Nam 45 Lao động trí óc P 26, Q.Bình Thạnh

239 Hoàng Tiến Đức Nam 53 Lao động chân tay P 26, Q.Bình Thạnh

240 Phạm Thị Duyên Nữ 39 Lao động trí óc P 26, Q.Bình Thạnh

241 Đặng Thị Hiếu Nữ 60 Lao động trí óc P 3, Q Gò Vấp

242 Trịnh Minh Đức Nam 30 Lao động chân tay P 3, Q Gò Vấp

243 Trần Thị Minh Huệ Nữ 28 Lao động trí óc P 3, Q Gò Vấp

244 Vũ Việt Hà Nam 54 Lao động chân tay P 3, Q Gò Vấp

Phạm Thị Thu Hường Nữ 30 Lao động chân tay

246 Kim Thị Oanh Nữ 20 Lao động trí óc P 3, Q Gò Vấp

247 Ngô Thị Soan Nữ 32 Lao động trí óc P 3, Q Gò Vấp

248 Đỗ Minh Hải Nam 16 Lao động trí óc P 3, Q Gò Vấp

Hoàng Thị Ngọc Sơn Nữ 43 Lao động trí óc

250 Nguyễn Thu Thuỷ Nữ 50 Lao động chân tay P 3, Q Gò Vấp

251 Nguyễn Đình Hải Nam 34 Lao động chân tay P 12, Q Gò Vấp

252 Nguyễn Thị Trang Nữ 44 Lao động trí óc P 12, Q Gò Vấp

253 Lê Duy Hiến Nam 18 Lao động chân tay P 12, Q Gò Vấp

254 Mai Văn Hiệu Nam 35 Lao động chân tay P 12, Q Gò Vấp

255 Lương Thị Ái Vân Nữ 32 Lao động trí óc P 12, Q Gò Vấp

Lương Thị Ngọc Anh Nữ 47 Lao động trí óc

257 Phan Hải Anh Nữ 38 Lao động chân tay P 12, Q Gò Vấp

260 Lã Thị Linh Hằng Nữ 32 Lao động trí óc P 12, Q Gò Vấp

261 Lương Thị Hằng Nữ 23 Lao động trí óc P 16, Q Gò Vấp

Nguyễn Thị Minh Huế Nữ 32 Lao động trí óc

Nguyễn Thị Thanh Hường Nữ 29 Lao động trí óc

264 Nguyễn Doãn Hoạ Nam 34 Lao động chân tay P 16, Q Gò Vấp

Nguyễn Thị Thanh Minh Nữ 57 Lao động trí óc

Phạm Thị Hồng Kiên Nữ 28 Lao động trí óc

267 Hồ Phi Hoàng Nam 44 Lao động chân tay P 16, Q Gò Vấp

268 Nguyễn Tuấn Hưng Nam 52 Lao động chân tay P 16, Q Gò Vấp

269 Nguyễn Thị Lan Nữ 52 Lao động chân tay P 16, Q Gò Vấp

270 Đặng Thị Luyện Nữ 54 Lao động trí óc P 16, Q Gò Vấp

271 Đỗ Thị Hồng Nhung Nữ 33 Lao động trí óc P 4, Q Phú Nhuận

272 Đỗ Đức Khương Nam 27 Lao động trí óc P 4, Q Phú Nhuận

Nguyễn Thị Lê Phương Nữ 40 Lao động chân tay

274 Vũ Ngọc Ba Nam 19 Lao động trí óc P 4, Q Phú Nhuận

275 Ngô Thị Thanh Nữ 51 Lao động chân tay P 4, Q Phú Nhuận

276 Vũ Văn Biển Nam 34 Lao động trí óc P 4, Q Phú Nhuận

277 Lê Thị Thuý Nữ 27 Lao động trí óc P 4, Q Phú Nhuận

278 Phạm Văn Chiều Nam 43 Lao động chân tay P 4, Q Phú Nhuận

282 Nguyễn Mạnh Hà Nam 20 Lao động trí óc P 10, Q Phú Nhuận

283 Nguyễn Ngọc Hải Nam 32 Lao động trí óc P 10, Q Phú Nhuận

284 Phạm Văn Hải Nam 20 Lao động trí óc P 10, Q Phú Nhuận

285 Lê Đức Hạnh Nam 21 Lao động trí óc P 10, Q Phú Nhuận

Nguyễn Thị Thảo Trang Nữ 31 Lao động trí óc

287 Lưu Thị Mai Chi Nữ 26 Lao động chân tay P 10, Q Phú Nhuận

288 Vũ Thị Kim Cúc Nữ 29 Lao động trí óc P 10, Q Phú Nhuận

Hoàng Thị Bích Diệp Nữ 38 Lao động chân tay

290 Đồng Thị Hải Nữ 45 Lao động trí óc P 10, Q Phú Nhuận

291 Vương Thuý Hằng Nữ 24 Lao động trí óc P 13, Q Phú Nhuận

292 Nguyễn Văn Vọng Nam 22 Lao động trí óc P 13, Q Phú Nhuận

293 Phạm Thị Hiến Nữ 17 Lao động trí óc P 13, Q Phú Nhuận

294 Đỗ Thị Thanh Huyền Nữ 20 Lao động trí óc

295 Nguyễn Thị Hương Nữ 20 Lao động trí óc P 13, Q Phú Nhuận

296 Vũ Văn Việt Nam 17 Lao động trí óc P 13, Q Phú Nhuận

297 Lê Thị Nụ Nữ 30 Lao động trí óc P 13, Q Phú Nhuận

Nguyễn Thị Thanh Thảo Nữ 23 Lao động trí óc

299 Nguyễn Minh Tuấn Nam 40 Lao động chân tay P 13, Q Phú Nhuận

300 Vũ Văn Tuân Nam 55 Lao động chân tay P 13, Q Phú Nhuận

301 Cao Minh Thu Nữ 42 Lao động trí óc P 2, Q Tân Bình

302 Lê Quang Sự Nam 56 Lao động chân tay P 2, Q Tân Bình

305 Trần Đăng Mạnh Nam 59 Lao động chân tay P 2, Q Tân Bình

306 Đỗ Thị Thái Vĩnh Nữ 28 Lao động trí óc P 2, Q Tân Bình

307 Phạm Thị Hương Nữ 28 Lao động trí óc P 2, Q Tân Bình

308 Huỳnh Thị Yến Nữ 35 Lao động trí óc P 2, Q Tân Bình

309 Lại Văn Minh Nam 29 Lao động chân tay P 2, Q Tân Bình

310 Trịnh Đình Thảo Nam 40 Lao động trí óc P 2, Q Tân Bình

311 Trần Thế Trường Nam 55 Lao động trí óc P 11, Q Tân Bình

312 Nguyễn Thị Bích Hà Nữ 40 Lao động chân tay P 11, Q Tân Bình

313 Đinh Xuân Thông Nam 30 Lao động chân tay P 11, Q Tân Bình

314 Nguyễn Ngọc Hải Nam 24 Lao động trí óc P 11, Q Tân Bình

315 Ngô Mạnh Hùng Nam 20 Lao động trí óc P 11, Q Tân Bình

316 Lê Thu Hường Nữ 46 Lao động trí óc P 11, Q Tân Bình

317 Phan Lê Na Nữ 57 Lao động trí óc P 11, Q Tân Bình

318 Nguyễn Duy Hưng Nam 27 Lao động chân tay P 11, Q Tân Bình

319 Đỗ Thị Nga Nữ 31 Lao động trí óc P 11, Q Tân Bình

320 Trình Văn Bằng Nam 24 Lao động trí óc P 11, Q Tân Bình

321 Vũ Thị Lan Phương Nữ 45 Lao động trí óc P 12, Q Tân Bình

322 Hứa Văn Chinh Nam 20 Lao động chân tay P 12, Q Tân Bình

323 Ph ạm Minh Dân Nam 27 Lao động trí óc P 12, Q Tân Bình

324 Phạm Ngọc Đô Nam 44 Lao động trí óc P 12, Q Tân Bình

325 Đinh Thị Thắm Nữ 26 Lao động trí óc P 12, Q Tân Bình

326 Hoàng Lan Anh Nữ 52 Lao động trí óc P 12, Q Tân Bình

327 Nguyễn Hoài Đức Nam 56 Lao động trí óc P 12, Q Tân Bình

332 Trần Văn Hiền Nam 27 Lao động trí óc P Sơn Kỳ, Q Tân Phú

333 Vũ Thị Linh Nữ 34 Lao động trí óc P Sơn Kỳ, Q Tân Phú

334 Đào Thị Nhị Nữ 15 Lao động trí óc P Sơn Kỳ, Q Tân Phú

335 Vũ Đức Huy Nam 51 Lao động chân tay P Sơn Kỳ, Q Tân Phú

336 Lê Thị Kim Oanh Nữ 39 Lao động trí óc P Sơn Kỳ, Q Tân Phú

337 Nguyễn Khắc Năng Nam 55 Lao động chân tay P Sơn Kỳ, Q Tân Phú

338 Đào Mai Nhất Nam 53 Lao động chân tay P Sơn Kỳ, Q Tân Phú

339 Nguyễn Hải Phúc Nam 32 Lao động chân tay P Sơn Kỳ, Q Tân Phú

340 Nguyễn Thị Tâm Nữ 40 Lao động trí óc P Sơn Kỳ, Q Tân Phú

341 Vũ Văn Hữu Nam 49 Lao động chân tay P.Tây Thạnh,Q.TânPhú

342 Tạ Thị Lương Nữ 33 Lao động chân tay P.Tây Thạnh,Q.TânPhú

343 Nguyễn Sơn Hùng Nam 47 Lao động trí óc P.Tây Thạnh,Q.TânPhú

344 Lê Xuân Nguyệt Nữ 28 Lao động trí óc P.Tây Thạnh,Q.TânPhú

345 Vũ Việt Khoa Nam 36 Lao động chân tay P.Tây Thạnh,Q.TânPhú

346 Đỗ Thùy Dương Nữ 60 Lao động trí óc P.Tây Thạnh,Q.TânPhú

347 Trịnh Vũ Quyết Nam 50 Lao động chân tay P.Tây Thạnh,Q.TânPhú

348 Lại Thế Tam Nam 36 Lao động trí óc P.Tây Thạnh,Q.TânPhú

349 Nguyễn Đức Tạo Nam 25 Lao động chân tay P.Tây Thạnh,Q.TânPhú

350 Đường Văn Thái Nam 52 Lao động chân tay P.Tân Thành,Q.TânPhú

Nguyễn Bích Phượng Nữ 30 Lao động trí óc

352 Nguyễn Thị Hà Thái Nữ 31 Lao động trí óc P.Tân Thành,Q.TânPhú

353 Phạm Văn Thanh Nam 16 Lao động chân tay P.Tân Thành,Q.TânPhú

354 Huỳnh Văn Cảnh Nam 60 Lao động chân tay P.Tân Thành,Q.TânPhú

355 Nguyễn Đình Hiền Nam 38 Lao động chân tay P.Tân Thành,Q.TânPhú

358 Nữ 55 Lao động chân tay P.Tân Thành,Q.TânPhú

359 Nguyễn Tiến Lưu Nam 46 Lao động trí óc P.Tân Thành,Q.TânPhú

360 Dương Đức Thắng Nam 30 Lao động chân tay P.Tân Thành,Q.TânPhú

Nữ 58 Lao động trí óc

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Nữ 35 Lao động chân tay

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Nữ 48 Lao động trí óc

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Nam 25 Lao động trí óc

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Nữ 29 Lao động trí óc

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Nam 40 Lao động chân tay

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Nam 28 Lao động trí óc

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Nam 26 Lao động chân tay

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Nữ 37 Lao động chân tay

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Vy Thị Thanh Huyền Nữ 40 Lao động chân tay

P Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức

Hoàng Thị Thu P.LinhChiểu,Q.ThủĐức

375 Vũ Văn Văn Nam 59 Lao động chân tay P.LinhChiểu,Q.ThủĐức

Nguyễn Thị Nguyệt Quế Nữ 47 Lao động trí óc

377 Lê Thị Thắm Nữ 28 Lao động trí óc P.LinhChiểu,Q.ThủĐức

378 Nguyễn Thị Thinh Nữ 30 Lao động chân tay P.LinhChiểu,Q.ThủĐức

379 Phạm Thị Thơm Nữ 59 Lao động chân tay P.LinhChiểu,Q.ThủĐức

380 Đinh Ngọc Kiên Nam 28 Lao động trí óc P.LinhChiểu,Q.ThủĐức

381 Nguyễn Văn Đức Nam 40 Lao động trí óc P.LinhXuân, Q.ThủĐức

382 Nguyễn Bá Hoài Nam 55 Lao động chân tay P.LinhXuân, Q.ThủĐức

383 Hà Thị Thu Thuỷ Nữ 34 Lao động trí óc P.LinhXuân, Q.ThủĐức

Hoàng Thị Huyền Trang Nữ 51 Lao động chân tay

Nguyễn Thị Cẩm Vân Nữ 40 Lao động trí óc

386 Đặng Tuấn Linh Nam 31 Lao động chân tay P.LinhXuân, Q.ThủĐức

387 Đặng Phi Nhung Nữ 48 Lao động trí óc P.LinhXuân, Q.ThủĐức

388 Quách Hoàng Phụng Nữ 15 Lao động trí óc P.LinhXuân, Q.ThủĐức

389 Lý Tố Như Nữ 55 Lao động trí óc P.LinhXuân, Q.ThủĐức

390 Nguyễn Thị Trà My Nữ 49 Lao động trí óc P.LinhXuân, Q.ThủĐức

Chào các bạn, tên tôi là Khưu Thị Minh Hiền, học viên lớp cao học khoá 20, trường Đại học Kinh Tế Tp HCM Hôm nay, tôi rất hân hạnh được đón tiếp các bạn để chúng ta cùng thảo luận về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu sản phẩm nước uống đóng chai” tại Thành phố Hồ Chí Minh Rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của các bạn Các bạn hãy yên tâm rằng không có ý kiến nào đúng hay sai Tất cả các ý kiến trung thực của các bạn đều rất đáng trân trọng và sẽ đóng góp cho sự thành công của nghiên cứu này

1 Làm rõ khái niệm nước uống đóng chai

Khái niệm “nước uống đóng chai” được hiểu là các loại nước khoáng thiên nhiên đóng chai hoặc các loại nước uống thông thường được khử trùng và đóng chai, không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác Nước uống đóng chai thường có dung tích 330ml, 500ml, 1.5 lít, 5 lít, 20 lít

Bạn có thường mua nước uống đóng chai không?

Thương hiệu nước uống đóng chai nào mà bạn thường mua nhất?

Bạn có làm tại công ty sản xuất, kinh doanh loại nước uống đóng chai nào không?

Thương hiệu mà bạn thường mua sau đây sẽ được quy ước gọi là thương hiệu X a Nếu muốn đánh giá mức độ uy tín của một thương hiệu đối với bạn thì có cần thêm, bớt hay điều chỉnh gì trong các câu dưới đây không? Tại sao? b Nếu muốn đánh giá mức độ tốt, xấu về hình ảnh của một thương hiệu thì có cần thêm, bớt hay điều chỉnh gì trong các câu dưới đây không? Tại sao?

Thương hiệu X mang đến cho tôi sự hài lòng

Tôi tin tưởng thương hiệu X Tôi tin cậy thương hiệu X Thương hiệu X là thương hiệu an toàn

X là thương hiệu trung thực Thương hiệu X đáp ứng những mong đợi của tôi d Nếu muốn đánh giá giá trị của một thương hiệu thì có cần thêm, bớt hay điều chỉnh gì trong các câu dưới đây không? Tại sao?

Bản thân sản phẩm thương hiệu X có giá trị

X có mức giá hợp lý

X cung cấp giá trị đáng đồng tiền Sản phẩm X có chất lượng phù hợp với giá cả Tôi tin rằng, dùng X xứng đáng đồng tiền hơn các thương hiệu khác e Nếu muốn đánh giá chất lượng của một thương hiệu thì có cần thêm, bớt hay điều chỉnh gì trong các câu dưới đây không? Tại sao?

Nước uống X có vị ngon

X được sản xuất từ nguồn nước tin cậy

X đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

X không có mùi lạ, trong, không lẫn tạp chất

Sử dụng X rất tiện lợi Sản phẩm X có chất lượng cao f Nếu muốn đánh giá lòng trung thành của bạn đối với một thương hiệu thì có cần thêm, bớt hay điều chỉnh gì trong các câu dưới đây không? Tại sao?

Tôi cho rằng tôi là khách hàng trung thành của nước uống X Nước uống X là sự lựa chọn đầu tiên của tôi

Tôi sẽ không mua nước uống đóng chai khác nếu X có bán ở cửa hàng Tôi sẽ tìm mua bằng được X chứ không mua các loại khác

Chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham gia và cung cấp những ý kiến quý báu trong buổi thảo luận hôm nay

Tôi thích X hơn các thương hiệu khác Tôi thích dùng X hơn các thương hiệu khác Khả năng mua X của tôi rất cao

Tôi nghĩ rằng, nếu đi mua nước uống đóng chai, tôi sẽ mua X Tôi tin rằng, tôi muốn mua X trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM Hiện tôi đang làm Luận văn tốt nghiệp Đề tài về thương hiệu nước uống đóng chai

Tôi rất biết ơn khi nhận được sự hỗ trợ của các anh/chị trong việc hoàn thành bảng khảo sát này Không có ý kiến nào đúng hay sai mà tất cả các ý kiến trung thực của các anh/chị đều sẽ đóng góp cho sự thành công của bài nghiên cứu Tôi cam đoan các thông tin anh/chị cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu

1 Trước hết, tôi xin làm rõ khái niệm nước uống đóng chai

“Nước uống đóng chai” được hiểu là các loại nước khoáng thiên nhiên đóng chai hoặc các loại nước uống thông thường được khử trùng và đóng chai, không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác Nước uống đóng chai thường có dung tích 330ml, 500ml, 1.5 lít, 5 lít, 10 lít, 20 lít

2 Tiếp theo, mong anh/chị vui lòng hỗ trợ các thông tin như sau: a Địa chỉ nhà: a1 Số………đường………, a2 phường……, a3 quận…………, Tp HCM b Giới tính: c Độ tuổi d Cách thức lao động e Mức thu nhập hàng tháng

Lao động trí óc (1) Lao động chân tay (2)

Ngày đăng: 05/12/2022, 11:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN