1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện

49 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ TỐI THIỂU ỨC CHẾ CỦA THUỐC ISONIAZID TRấN BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI BA BỆNH VIỆN
Tác giả Đặng Thị Tường Vi
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Thơm, ThS. Lờ Anh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Dược học
Thể loại LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN (11)
    • 1.1. Bệnh lao (11)
      • 1.1.1. Dịch tễ học (11)
      • 1.1.2. Đặc điểm bệnh lao (11)
      • 1.1.3. Điều trị, dự phòng (12)
      • 1.1.4. Vấn đề kháng thuốc (14)
      • 1.1.5. Bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị (15)
    • 1.2. Isoniazid (16)
      • 1.2.1. Đặc điểm (16)
      • 1.2.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng của isoniazid (16)
      • 1.2.3. Dược động học (17)
      • 1.2.4. Sử dụng INH trong điều trị lao phổi (18)
    • 1.3. MIC của isoniazid (19)
      • 1.3.1. MIC của isoniazid (19)
      • 1.3.2. Các phương pháp xác định MIC (20)
      • 1.3.3. Tình hình nghiên cứu MIC của isoniazid (22)
  • CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu (24)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (24)
      • 2.2.1. Chọn mẫu cho nghiên cứu (24)
      • 2.2.2. Thu thập thông tin (24)
      • 2.2.3. Quy trình xác định MIC (24)
      • 2.2.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu (25)
    • 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu (25)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ (26)
    • 3.1. Nhân chủng học (26)
      • 3.1.1. Thông tin chung (26)
      • 3.1.2. Liều điều trị (29)
      • 3.1.3. Các chỉ số hóa sinh (30)
    • 3.2. Khảo sát đáp ứng thuốc INH (31)
    • 3.3. Khảo sát MIC của INH (32)
  • CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN (35)
    • 4.1. Nhân chủng học (35)
      • 4.1.1. Thông tin chung (35)
      • 4.1.2. Liều điều trị (37)
      • 4.1.3. Các chỉ số hóa sinh (37)
    • 4.2. Khảo sát đáp ứng thuốc INH (38)
    • 4.3. Khảo sát MIC của INH (38)
  • PHỤ LỤC (45)

Nội dung

TỔNG QUAN

Bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao gây ra, trong đó lao phổi là thể bệnh thường gặp nhất chiếm tới trên 80% tổng số bệnh lao [6] Đây là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới với 1,6 triệu người tử vong trong năm 2017 Năm 2017 Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) cũng ghi nhận thêm khoảng 10 triệu trường hợp mắc lao mới gồm 5,8 triệu nam giới, 3,2 triệu phụ nữ và 1,0 triệu trẻ em Theo thống kê của TCYTTG thì năm

2017 tỉ lệ tử vong do bệnh lao đã giảm 16% so với mức 23% năm 2000 Trong giai đoạn 2013 – 2017 gánh nặng bệnh lao cao ở các quốc gia đã giảm trung bình hơn 6%/1 năm nhưng tỉ lệ điều trị thành công vẫn còn thấp với mức trung bình là 55% [40]

Theo báo cáo năm 2017 của TCYTTG Việt Nam hiện đứng thứ 16/30 nước có gánh nặng về bệnh nhân Lao cao nhất trên thế giới và xếp thứ 15/30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc Ước tính năm 2017 Việt Nam có 124.000 người mắc lao mới tương đương với 129 người/100000 dân và 12000 người tử vong do lao Từ năm 1997 đến năm 2017 số trường hợp mắc lao đa kháng thuốc trong số bệnh nhân lao mới tăng trung bình 4%/năm/100.000 dân

Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn kháng toan cồn (acid fast bacilli - AFB), trong đó chủ yếu là do vi khuẩn lao người (Mycobacterium Tuberculosis Hominis), rồi đến vi khuẩn lao bò (Mycobacterium bovis), vi khuẩn lao chim (Mycobacterium avium) Dù ít gây bệnh ở phổi nhưng nhóm vi khuẩn lao không điển hình (Mycobacterium atypique) có thể gây tổn thương ở da và hạch với những triệu chứng không điển hình, thường kháng lại các thuốc chống lao Dưới tác động của nhiều yếu tố nên ở các khu vực địa lý khác nhau thì tính chất nuôi cấy, thành phần sinh học cùng khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao cũng khác nhau [6, 7]

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Vi khuẩn lao sau khi xâm nhập đầu tiên của vào cơ thể thường sẽ gây tổn thương sơ nhiễm ở phổi rồi lan theo đường bạch huyết đến đường máu và có thể gây tổn thương ở một số cơ quan khác [6] Giai đoạn đầu này gọi là giai đoạn lao nhiễm với các biểu hiện lâm sàng không xuất hiện ở đa số các trường hợp mà chỉ có thử dương tính phản ứng Mantoux giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn lao Đây là một loại test nội bì đánh giá miễn dịch lao có bản chất là một phản ứng quá mẫn muộn, nhưng test này chỉ có giá trị chẩn đoán lao ở trẻ em và chỉ là 1 test tham khảo với chẩn đoán lao ở người lớn [30]

Sau giai đoạn lao nhiễm có khoảng 10% số trường hợp lao nhiễm ở mọi lứa tuổi sẽ chuyển sang lao bệnh với 80% trường hợp bệnh lao được biểu hiện trong 2 năm đầu sau nhiễm Cơ chế chuyển giao giữa hai giai đoạn này hiện vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng có một số yếu tố nguy cơ được đưa ra:

Khi AFB đạt số lượng và độc tính ở mức nhất định với hoàn cảnh lây bệnh thuận lợi; Khi giảm sút khả năng bảo vệ của cơ thể ở những người mắc bệnh làm miễn dịch suy giảm như HIV/AIDS, đái tháo đường, phụ nữ có thai,…[6]

Giai đoạn này bệnh lao đã có những biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng rõ rệt hơn nhưng để chẩn đoán chính xác hơn thì cần làm các kỹ thuật xác định vi khuẩn lao trong mẫu bệnh phẩm như đờm, dịch dạ dày, dịch phế quản Các xét nghiệm phân tử nhanh đang gia tăng và loại bỏ dần việc sử dụng kính hiển vi soi cho mục đích chẩn đoán ở nhiều quốc gia [6, 7, 40] Đây cũng là giai đoạn hết sức quan trọng trong công tác dự phòng lao khi có đến 50% số trường hợp lao bệnh sẽ là nguồn lây mới cho xã hội [6]

Trừ các trường hợp dùng thuốc đơn lẻ trong lao tiềm ẩn và dự phòng thì hơn hai mươi năm này các phác đồ đưa ra không dùng duy nhất một loại thuốc vì dẫn đến tăng kháng thuốc và thất bại điều trị [16, 40] Chiến lược DOTS - điều trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp, được TCYTTG khuyến cáo vẫn là cơ sở hàng đầu để CTCLQG đưa ra phác đồ điều trị Chiến lược này dựa trên nguyên tắc điều trị phối hợp các thuốc chống lao thiết yếu hàng 1 đang được sử dụng là Isoniazid (INH hay H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

(S), Ethambutol (E) Dù TCYTTG đã khuyến cáo bổ sung thêm 2 loại thuốc là Rifabutin (Rfb) và Rifapentine (Rpt) vào danh mục này nhưng hiện nay chưa áp dụng trong phác đồ điều trị Việc tăng hiệu quả điều trị được giải thích là do các thuốc chống lao được sử dụng sẽ tác dụng lên vi khuẩn lao theo các cơ chế khác nhau Trên vi khuẩn lao thì các thuốc này có tác dụng khác nhau như: diệt khuẩn, kìm khuẩn, môi trường vi khuẩn nên tùy vào giai đoạn điều trị và chẩn đoán bệnh mà lựa chọn phù hợp Như trong giai đoạn tấn công cần phối hợp ít nhất ba loại thuốc chống lao, ở giai đoạn duy trì thì cần ít nhất hai loại và với bệnh lao kháng đa thuốc thì ở cả giai đoạn tấn công và duy trì phải phối hợp ít nhất bốn loại [3]

Công tác dự phòng bệnh lao là áp dụng tất cả các biện pháp khác nhau nhằm mục đích giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao và giảm nguy cơ chuyển từ giai đoạn lao nhiễm sang giai đoạn lao bệnh [3] Việc giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao là cơ sở để hạn chế bệnh lao lan truyền trong cộng đồng khi có đến 50% số trường hợp lao bệnh là nguồn lây mới cho xã hội [40] Cần thực hiện các biện pháp bảo hộ cho nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân và mọi người xung quanh như kiểm soát vệ sinh môi trường, sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với nguồn lây, cách ly hoặc thay đổi hành vi khạc nhổ, hắt hơi của bệnh nhân và đảm bảo bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn điều trị Vấn đề quan trọng hơn là bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị sớm vì khả năng lây lan vi khuẩn lao sang cộng đồng của bệnh nhân sẽ giảm rất nhanh sau 2 - 4 tuần điều trị Đối với những đối tượng có nguy cơ nhiễm lao cao như người nhà bệnh nhân, trẻ em nhiễm HIV cần áp dụng các biện pháp để giảm nguy cơ chuyển từ lao nhiễm sang lao bệnh Hai biện pháp phổ biến hiện nay là tiêm vắc-xin BCG (Bacille Calmette-Guérin) và sử dụng INH điều trị lao tiềm ẩn, tùy vào đối tượng sẽ có phương pháp dự phòng phù hợp Trong đó vắc-xin BCG được chỉ định có trẻ em dưới 1 tuổi không nhiễm HIV hoặc trẻ nhiễm HIV nhưng không có triệu chứng HIV, còn với các trẻ dưới 5 tuổi hoặc trẻ nhiễm HIV từ 1 -14 tuổi đã xác định không mắc lao nhưng lại sống cùng nhà người bệnh lao phổi và tất cả người lớn nhiễm HIV đã sàng lọc không mắc lao thì có thể sử dụng INH theo

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU đường uống hàng này trong 6 tháng (ở trẻ em) hoặc trong 9 tháng (ở người lớn) để dự phòng [3]

Nguyên nhân cơ bản nhất của việc kháng thuốc chống lao của vi khuẩn

Mycobacterium tuberculosis là do con người tạo ra Phơi nhiễm với một loại thuốc duy nhất do tuân thủ điều trị kém, kê đơn không phù hợp, cung cấp thuốc không thường xuyên, chất lượng thuốc kém dẫn tới ngăn chặn sự phát triển của trực khuẩn mẫn cảm với thuốc nhưng cho phép nhân lên các sinh vật kháng thuốc trước đó, hiện tượng này được gọi là kháng thuốc mắc phải Sau đó trực khuẩn kháng thuốc được truyền cho người khác có thể dẫn đến bệnh kháng thuốc ngay từ đầu, đây là hiện tượng kháng nguyên phát Như vậy sự xuất hiện của vi khuẩn lao kháng thuốc liên quan đến một loạt các nhà quản lý, nhà cung cấp y tế và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân Ở một số quốc gia bất ổn về chính trị có thể có một số yếu tố liên quan khác như thiếu chế độ điều trị chuẩn cùng với kết hợp thuốc kém do tình trạng thiếu thuốc Bên cạnh đó việc bệnh nhân không hợp tác, dùng thuốc không đều, tự ý ngưng thuốc hay tiếp xúc với nguồn lao kháng thuốc cũng góp phần phát triển lao kháng thuốc [7, 25] Ngoài ra vi khuẩn lao còn có hiện tượng kháng thuốc tự nhiên và với từng loại thuốc thì tỉ lệ này cũng khác nhau: Rifampicin là 1/10 8 , Isoniazid là 1/10 6 , Streptomycin và Ethambutol là 1/10 5 Khi thuốc có mặt các chủng đột biến sẽ trở nên ưu thế hơn chủng mẫn cảm và lây lan gây kháng thuốc ngay từ đầu cho người nhiễm nó [36]

Cấu trúc gen của vi khuẩn lao ảnh hưởng đến kháng thuốc do chỉ có 2 operon mã hóa 16S và 23S ARN ribosome trong khi ở các vi khuẩn khác số lượng operon nhiều hơn Vậy nên vi khuẩn lao đột biến dễ biểu hiện thành tính trạng hơn các vi khuẩn khác, nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy plasmid và hiện tượng lan truyền kháng thuốc bằng plasmid của vi khuẩn lao Ở những bệnh nhân lao phổi, có khoảng 10 8 vi khuẩn lao trong một hang lao có đường kính 2cm vậy nên các vi khuẩn kháng thuốc (có đột biến) phát triển ở môi trường

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU không có thuốc kháng sinh nhưng lại bị lấn át bởi các vi khuẩn khác Kháng sinh có mặt tạo nên một áp lực chọn lọc thích hợp cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở những bệnh nhân có lượng vi khuẩn lao lớn như có các hang lao rộng [9] Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn lao tương như cơ chế các vi khuẩn khác kháng kháng sinh Ở các đột biến này xảy ra ở các gen mã hóa enzyme hoặc protein đích tác dụng của thuốc chống lao Từ đó tính thấm qua màng của thuốc sẽ giảm; sự kết dính vào vi khuẩn của thuốc sẽ giảm hoặc mất; mất hoạt tính của thuốc hoặc thuốc không được hoạt hóa do mất enzyme Cuối cùng là thuốc sẽ giảm hoặc mất tác dụng [10]

1.1.5 Bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị

Dựa trên tiền sử điều trị TCYTTG đưa ra cách phân loại mới cho bệnh nhân lao gồm hai nhóm chính là nhóm bệnh nhân lao phổi mới (lao mới, LPM) và bệnh nhân lao điều trị lại (lao tái trị, LPTT) Bệnh nhân lao mới là nhóm người bệnh chưa hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng, còn nhóm bệnh nhân lao tái trị thì đã dùng thuốc trên 1 tháng nhưng vì nhiều lý do mà phải điều trị lại như: Trước đây đã điều trị khỏi hoàn toàn lao nhưng gần đây mắc lao trở lại (tái phát); hoặc đã từng điều trị nhưng lần gần nhất điều trị thất bại (thất bại) hoặc bỏ trị (điều trị lại sau bỏ trị) hoặc không xác định được kết quả (điều trị lại khác) [2]

Isoniazid

Isoniazid là một hydrazid của axit isonicotinic (INH) được tổng hợp lần đầu tiên bởi Meyer và Mally vào năm 1912 nhưng phải tới 40 năm sau giá trị của nó mới được phát hiện Grunberg và Schnitzer (1952); Grunberg và cộng sự (1952) cho thấy hợp chất này có tác dụng kìm khuẩn đối với chủng

Mycobacterium tuberculosis H37Rv trên in vitro và bảo vệ chuột khỏi bệnh lao khi chúng được tiêm trực khuẩn tubercle Robitzek và cộng sự (1952); Selikoff và Robitzek (1952) cho thấy hợp chất này có hiệu quả trong điều trị bệnh lao ở người [21]

Cấu trúc hóa học: Isoniazid gồm vòng pyridine và nhóm hydrazine

Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của isoniazid [2]

1.2.2 Tác dụng và cơ chế tác dụng của isoniazid

Isoniazid vừa có tác dụng kìm vừa có tác dụng diệt khuẩn Đối với trực khuẩn lao thỡ nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 0,02 - 0,2 àg/mL [1] Thuốc cú thể ức chế cỏc vi khuẩn khỏc phỏt triển khi nồng độ cao trờn 500 àg/mL Kể cả ở môi trường nuôi cấy thì thuốc đều có khả năng ức chế sự nhân lên của vi khuẩn ở cả trong và ngoài tế bào [11] Một số nghiên cứu chỉ ra INH với nồng độ rất thấp ức chế enzyme desaturase - enzyme giúp khởi đầu kéo dài mạch trong quá trình tổng hợp acid mycolic Đây là thành phần chủ yếu tạo nên lớp vỏ phospholipid của vi khuẩn lao nhờ vậy thành tế bào của vi khuẩn sẽ bị phá

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU vỡ Bên cạnh đó do chỉ ở vi khuẩn lao mới có acid mycolic nên thuốc không có tác dụng ở các vi khuẩn khác Một số nghiên cứu khác cho rằng INH làm rối loạn chuyển hóa của trực khuẩn lao nhờ tạo chelat với Cu 2+ ức chế cạnh tranh với nicotinamid và pyridoxine [11,13]

Isoniazid được hấp thu nhanh, hoàn toàn khi tiêm bắp và trên đường tiêu hóa khi uống Sau 1 - 2 giờ sau khi uống với liều 5 mg/kg nồng độ tối đa trong mỏu của INH sẽ đạt 3 - 5 àg/mL và duy trỡ tỏc dụng từ 10 - 24 giờ [1] Sự hấp thu và sinh khả dụng của INH sẽ bị giảm do thức ăn vì vậy nên uống INH khi đói [35] Sau khi hấp thu vào cơ thể INH sẽ tồn tại ở hai dạng chính là dạng tự do và dạng hydrazol được phân bố ở tất cả các dịch cơ thể và các mô, cơ quan với thể tích phân bố là 0,6 L/kg [1, 13, 23] Bình thường trong dịch não tủy nồng độ thuốc chỉ bằng 20% so với nồng độ thuốc trong huyết tương nhưng có thể tăng lên tới 65 - 90% trong viêm màng não INH thấm được qua hang lao và dễ dàng qua nhau thai để vào thai nhi [1] INH được chuyển hóa chủ yếu tại gan và ruột (50 - 90%) nhờ phản ứng acetyl hóa bởi enzyme N-acetyltransferase

2 (NAT2) hoặc phản ứng thủy phân bởi amidase sau đó được thải trừ chủ yếu qua thận và một lượng nhỏ qua phân [1,23] Khoảng 75 - 95% thuốc dạng chuyển hóa, không có hoạt tính được thải trừ sau khi dùng thuốc 24 giờ [1]

Gần đây một số tác giả cho rằng dạng acetyl hóa của INH được khử acetyl trong cơ thể tạo thành dạng còn hoạt tính [11] Ở người có chức năng gan thận bình thường thì thời gian bán thải của INH là từ 1 đến 4 giờ Thời gian bán thải dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào sự chuyển hóa thuốc chậm hay nhanh ở người bệnh và dài hơn với bệnh nhân chức năng gan suy giảm hoặc suy thận nặng Không có sự khác nhau giữa hai nhóm chuyển hóa nhanh hay chậm về hiệu quả điều trị của INH dùng hàng ngày hoặc dùng 2 - 3 lần 1 tuần Nhưng nếu bệnh nhân chỉ dùng thuốc 1 lần 1 tuần thì bệnh nhân có chuyển hóa chậm hiệu quả điều trị sẽ cao hơn Dù thải trừ INH chỉ hơi chậm lại ở bệnh nhân giảm chức năng thận nhưng lại rất nguy hiểm với nhóm bệnh nhân có chuyển hóa chậm Vậy nên cần cân nhắc giảm liều với nhóm bệnh nhân chuyển hóa INH chậm kèm suy giảm chức năng thận khi độ thanh thải Creatinin thấp hơn 25 mL/phút [1]

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

1.2.4 Sử dụng INH trong điều trị lao phổi

INH được sử dụng hàng ngày trong tất cả các phác đồ điều trị được khuyến cáo của TCYTTG ở cả hai giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì của cả 2 nhóm bệnh nhân lao mới và lao tái trị Dựa trên khuyến cáo này CTCLQG đã đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho 2 nhóm bệnh nhân này là phác đồ I (IA và IB) và phác đồ II [3]

1.2.4.1 Trên bệnh nhân lao mới

Trên bệnh lao mới là những bệnh nhân chưa bao giờ điều trị lao hoặc đã từng nhưng thời gian dưới 1 tháng thì phác đồ IA điều trị cho người lớn và IB điều trị cho trẻ em là phù hợp nhất Phác đồ IA: 2RHZE(S)/4RHE tức là sử dụng hàng ngày 4 thuốc chống lao hàng 1 trong giai đoạn tấn công 2 tháng và sử dụng 3 loại thuốc R, H, E hàng ngày ở 4 tháng giai đoạn duy trì Còn phác đồ IB: 2RHZE/4RH dùng cho trẻ em với 2 tháng tấn công với 4 thuốc dùng hàng ngày R, H, Z, E và 4 tháng duy trì hàng ngày với 2 thuốc R và H [3]

1.2.4.2 Trên bệnh nhân lao tái trị

Phác đồ II sẽ áp dụng cho các trường hợp LPTT, các trường hợp tiền sử điều trị không rõ kèm không làm xét nghiệm chẩn đoán lao đa kháng nhanh hoặc các trường hợp có làm xét nghiệm và kết quả không kháng đa thuốc Trong phác đồ II bệnh nhân sẽ được điều trị: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3 cụ thể là đợt tấn công với 3 tháng và duy trì 5 tháng 2 tháng đầu tiên của giai đoạn tấn công bệnh nhân sẽ được dùng hàng ngày cả 5 thuốc chống lao hàng 1 là S, R, H, Z, E và 1 tháng sau với 4 thuốc R,

H, Z, E Đến giai đoạn duy trì 5 tháng 3 thuốc R, H, E sẽ được dùng hàng ngày hoặc cách quãng 3 lần/ tuần [3]

Liều lượng hàng ngày: người lớn 5 (4 - 6) mg/kg tối đa 300mg; trẻ em

10 (10 - 15) mg/kg tối đa 300mg (trẻ em trên 25kg tính như liều người lớn) [3]

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Bảng 1.1 Số viên hỗn hợp liều cố định dùng hàng ngày cho người lớn theo cân nặng [3]

Thuốc hỗn hợp liều cố định Cân (kg)

25 - 39 40 - 54 55 - 70 >70 Giai đoạn tấn công hàng ngày Số viên

Giai đoạn duy trì hàng ngày

Giai đoạn duy trì tuần 3 lần

MIC của isoniazid

MIC là nồng độ thấp chất của từng loại thước có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Giá trị MIC cho biết nồng độ kháng sinh cần đạt được tại ổ nhiễm trùng để có thể ức chế được căn nguyên gây bệnh [4] MIC đối với trực khuẩn lao 0,02 - 0,2 àg/mL [1] Khi nồng độ cao trờn 500 àg/mL, thuốc cú tỏc

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác Thuốc có tác dụng trên vi khuẩn đang nhân lên cả trong và ngoài tế bào, kể cả trong môi trường nuôi cấy

Việc xác định MIC trong lâm sàng là hết sức quan trọng đặc biệt khi xảy ra không đáp ứng ở những trường hợp dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ định tính hay để loại trừ yếu tố gây kháng thuốc giả [11]

1.3.2 Các phương pháp xác định MIC

Mục đích: Kỹ thuật này giúp xác định MIC của kháng sinh có tác dụng ức chế một chủng vi khuẩn phát triển trong môi trường nuôi cấy [4]

Nguyên lý chung: Tạo môi trường nuôi cấy có nồng độ kháng sinh tăng dần Khi đạt nồng độ nhất định sẽ gây ức chế vi khuẩn phát triển và có thể xác định bằng mắt thường Và nồng độ nhỏ nhất gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn là nồng độ MIC [4]

Phương pháp pha loãng là phương pháp chuẩn để xác định giá trị MIC

Có hai phương pháp pha loãng chính là phương pháp pha loãng kháng sinh trong thạch và pha loãng kháng sinh trong canh thang (trong tube, plate) Kháng sinh sẽ được hòa trong môi trường lỏng hoặc đặc và đảm bảo nồng độ kháng sinh là như nhau tại bất kì điểm nào trong môi trường Từ đó kháng sinh sẽ được pha loãng ra theo nhiều nồng độ khác nhau, thường pha loãng theo cấp số nhân Rồi ở các môi trường có nồng độ khác nhau đó, các vi khuẩn với số lượng nhất định sẽ được cấy vào như nhau Dựa theo sự phát triển của vi khuẩn ở tất cả các môi trường đó sẽ xác định được MIC của kháng sinh với vi khuẩn đó Ở môi trường nào mà vi khuẩn vẫn có khả năng phát triển tức là tại nồng độ kháng sinh đó vi khuẩn có khả năng đề kháng được Nồng độ kháng sinh nhỏ nhất trong các môi trường vi khuẩn bị ức chế sự phát triển chính là nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh đó với chủng vi khuẩn này [4]

Tuy nhiên, giá trị MIC không phải là một giá trị tuyệt đối Thực tế giá trị MIC chính xác có thể nằm trong khoảng nồng độ giữa MIC thực nghiệm và nồng độ kháng sinh pha loãng thấp hơn ngay sát MIC thực nghiệm Ví dụ, giá trị MIC thực nghiệm là 4 àg/mL khi pha loóng theo cấp nhõn 2 thỡ nồng độ MIC chớnh xỏc sẽ ở khoảng 2 - 4 àg/mL Vỡ vậy để sai số giữa nồng độ MIC

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU chính xác và MIC thực nghiệm là nhỏ nhất thì nên pha loãng kháng sinh với cấp số nhỏ hơn sau khi đã xác định khoảng nồng độ chính xác [4]

1.3.2.2 Phương pháp khoanh giấy kháng sinh khuếch tán

Trên bề mặt thạch đặt một khoanh giấy kháng sinh, kháng sinh từ khoanh giấy sẽ khuếch tán vào trong thạch Ở càng xa khoanh giấy thì nồng độ kháng sinh sẽ càng thấp Sau đó khi nuôi cấy, quan sát sự phát triển của vi khuẩn quanh khoanh giấy Sẽ có một vùng ức chế tròn xung quanh khoanh giấy và xác định được MIC tại ranh giới vùng ức chế và vùng không ức chế [4]

E-test là dải plastic có kích thước 5 x 57 mm, kháng sinh được phân bố theo dải nồng độ Ở mặt sau dải plastic có 15 nồng độ kháng sinh giảm dần theo bậc 2 được gắn cố định Đặt dải E-test lên mặt thạch có vi khuẩn đã được dàn đều Kháng sinh trên dải sẽ khuếch tán theo bậc nồng độ và sau khi nuôi cấy một đêm vùng ức chế elip sẽ xuất hiện MIC được xác định tại điểm cắt của dài E-test với hình elip Dù pha loãng mới là phương pháp chuẩn xác định MIC nhưng phương pháp dải giấy khuếch tán theo nồng độ mới là phương pháp khả thi tại phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng [4]

1.3.2.4 Phương pháp sử dụng hệ thống tự động

Phương pháp này có nguyên lý tương tự phương pháp pha loãng kháng sinh trong canh thang nhưng thay vì đọc kết quả bằng mắt thường để xác định sự phát triển, ức chế của vi khuẩn hệ thống sẽ xác định MIC tự động bằng cách đo độ đục của canh hoặc đo để xác định sự biến đổi của tín hiệu huỳnh quang trong môi trường nuôi cấy Ngoài ra phòng xét nghiệm sẽ có phần mềm quản lý kết nối với hệ thống này để trả kết quả Nhưng trong hệ thống tự động này thì số loại kháng sinh, số lượng kháng sinh và nồng độ pha loãng là cố định nên không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng của tất cả các phòng xét nghiệm Hơn nữa, hệ thống tự động có thể kết nối với phần mềm quản lý của phòng xét nghiệm để chuyển trực tiếp kết quả từ hệ thống tự động sang hệ thống phần mềm quản lý Tuy nhiên, số lượng kháng sinh, số loại kháng sinh, dải nồng độ kháng sinh pha loãng là cố định trong các sản phẩm của hệ thống tự động nên

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU không phải luôn đáp ứng được với yêu cầu sử dụng của mỗi phòng xét nghiệm

1.3.3 Tình hình nghiên cứu MIC của isoniazid

Dù INH đã được tìm ra tác dụng chống lao từ năm 1952 nhưng các nghiên cứu về MIC của isoniazid ở trong nước còn hạn chế Trong khi đó trên thế giới các nghiên cứu dựa trên nồng độ MIC của isoniazid để phân loại mức độ kháng của thuốc đã có từ rất lâu Năm 1988, khảo sát MIC của INH trên nhóm bệnh nhân lao mới với 39 chủng lao hoang dại gồm 22 chủng tại Đài Loan và 17 chủng từ Hoa Kỡ là 0,025 - 0,05 àg/mL trong mụi trường BACTEC 7H12 và 0,1 - 0,2 àg/mL trong đĩa thạch 7H11 Nghiờn cứu cũng đề xuất điểm dừng phân loại chủng nhạy cảm đối với INH khi xác định bằng phương pháp đo phúng xạ là MIC < 0,1 àg/mL [34]

Một nghiên cứu xác định nồng độ MIC của isoniazid vào năm trên 90 mẫu phân lập từ bệnh viện đại học Karolinska, Thụy Điển trong đó 87% số bệnh nhân là người nước ngoài, đã cho thấy điểm dừng nhạy cảm ở cả hai phương pháp Middlebrook 7H10 (M7H10) và BACTEC 460 dù kết quả khá tương đồng với nhau và với khuyến cỏo của WHO là 0,2 àg/mL nhưng vẫn cho thấy một sự bất đồng giữa hai phương pháp Một chủng được nghiên cứu có MIC 0,25 àg/mL phõn loại là khỏng 7H10 nhưng là mẫn cảm trong BACTEC

Nghiên cứu tại Đức năm 2012 với 44 chủng được nuôi cấy ở hai môi trường Lửwenstein-Jensen (LJ) và M7H10 Đối với 26 chủng được nuụi cấy trên môi trường LJ, 24 chủng (92,3%) cho thấy mức độ kháng thuốc thấp: Hai chủng có MIC ở mức 1,0 μg/mL 11 chủng đã bị ức chế ở mức trên 1,0 đến 2,0 μg/mL, trong khi 10 chủng cho thấy MIC lên tới 4,0 g/mL và 1 chủng MIC là 8g/mL Chỉ có 2 chủng phân lập ở nồng độ trên 8,0 μg/L và do đó, được phân loại là kháng cao Trên môi trường 7H10, 15 chủng (83,3%) biểu hiện tính kháng ở mức độ thấp: 4 chủng cho thấy MIC ở mức lên tới 4,0 μg / ml, trong khi 12 chủng được phát hiện bị ức chế ở nồng độ 8,0 g/mL INH Chỉ có 3 phân lập cho thấy mức kháng cao với MIC trên 8,0 μg/mL Nhìn chung, 39 chủng MDR (88,6%) cho thấy mức độ kháng thuốc thấp [33]

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Kháng thuốc trên MYCOTB đã được xác định tăng trưởng rõ rệt ở hoặc trờn nồng độ INH 0,25 àg/mL từ kết quả mẫu phõn lập của nhúm 126 bệnh nhân Trung Quốc năm 2016 [37] Đến năm 2017 một nghiên cứu đã đưa ra giá trị MIC của INH còn là một cơ sở để phân loại mức độ kháng thuốc Kháng INH mức độ cao khi MIC >1àg/mL hoặc mức độ thấp khi MIC từ 0,1 đến 1 àg/mL và phụ thuộc vào mức độ cụ thể của đột biến vi khuẩn với INH [29]

Một nghiên cứu của Lukas Fenner từ 2000 đến 2008 đã cho thấy đột biến gen katG và inhA liên quan đến mức độ kháng thuốc của INH Trong đó đột biến gen của katG là chủ yếu và liên quan đến mức độ kháng cao MIC>1 àg/mL Đột biến của inhA liờn quan đến mức độ khỏng thấp MIC

Ngày đăng: 05/12/2022, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
DANH MỤC BẢNG (Trang 6)
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ (Trang 7)
Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của isoniazid [2] 1.2.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng của isoniazid   - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Hình 1.1 Cấu trúc hóa học của isoniazid [2] 1.2.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng của isoniazid (Trang 16)
Bảng 1.1. Số viên hỗn hợp liều cố định dùng hàng ngày cho người lớn theo cân nặng [3]  - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Bảng 1.1. Số viên hỗn hợp liều cố định dùng hàng ngày cho người lớn theo cân nặng [3] (Trang 19)
Bảng 3.1. Giới tính nhóm bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Bảng 3.1. Giới tính nhóm bệnh nhân (Trang 26)
Bảng 3.2. Độ tuổi nhóm bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Bảng 3.2. Độ tuổi nhóm bệnh nhân (Trang 27)
Hình 3.1: Biểu đồ BMI của hai nhóm bệnh nhân LPM và LPTT - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Hình 3.1 Biểu đồ BMI của hai nhóm bệnh nhân LPM và LPTT (Trang 28)
Hình 3.2: Biểu đồ liều dùng của hai nhóm bệnh nhân LPM và LPTT - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Hình 3.2 Biểu đồ liều dùng của hai nhóm bệnh nhân LPM và LPTT (Trang 29)
Bảng 3.4. Liều điều trị theo cân nặng của nhóm bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Bảng 3.4. Liều điều trị theo cân nặng của nhóm bệnh nhân (Trang 30)
Bảng 3.5: Các chỉ số men gan của nhóm bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Bảng 3.5 Các chỉ số men gan của nhóm bệnh nhân (Trang 31)
Bảng 3.6. Đáp ứng IN Hở nhóm bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Bảng 3.6. Đáp ứng IN Hở nhóm bệnh nhân (Trang 32)
Bảng 3.7: Phân bố giá trị MIC ở hai nhóm bệnh nhân Thể lao  - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Bảng 3.7 Phân bố giá trị MIC ở hai nhóm bệnh nhân Thể lao (Trang 33)
Bảng 3.8: MIC của IN Hở hai nhóm bệnh nhân - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
Bảng 3.8 MIC của IN Hở hai nhóm bệnh nhân (Trang 34)
Giá trị MIC khảo sát được ở hai nhóm được so sán hở bảng trên với nhóm LPM có MIC trung bình là 3,1±5,19 (µg/mL) lớn hơn 2,96±4,52 (µg/mL) là  giá trị MIC trung bình của nhóm LPTT, P&gt;0,05 khơng có ý nghĩa thống kê - LUẬN văn THẠC sĩ khảo sát nồng độ tối thiểu ức chế của thuốc isoniazid trên bệnh nhân lao phổi tại ba bệnh viện
i á trị MIC khảo sát được ở hai nhóm được so sán hở bảng trên với nhóm LPM có MIC trung bình là 3,1±5,19 (µg/mL) lớn hơn 2,96±4,52 (µg/mL) là giá trị MIC trung bình của nhóm LPTT, P&gt;0,05 khơng có ý nghĩa thống kê (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w